1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh nghiệm của một số nước asean về xklđ và gợi ý vận dụng đối với việt nam

146 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Asean Về Xklđ Và Gợi Ý Vận Dụng Đối Với Việt Nam
Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 201,34 KB

Nội dung

Những lợi ớch này buộc cỏc nước xuất khẩu phải chiếm lĩnh ở mức caonhất thị trường ở nước ngoài, mà việc chiếm lĩnh này lại dựa trờn cơ sở cung cầu sứclao động và nú cũng chịu sự tỏc độn

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng và mạnh mẽtrong nhiều lĩnh vực trong vài thập niên gần đây, thị trường lao động quốc tế ngàycàng trở nên sôi động Việc mở cửa cho lao động nước ngoài làm việc đã trở thànhmột xu thế quốc tế phù hợp với quy luật phân công lại lao động trên thế giới Xuấtkhẩu lao động (XKLĐ) không phải là một hiện tượng mới mẻ mà là một tất yếukhách quan bắt nguồn từ sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các quốcgia, sự khác nhau về nhu cầu và khả năng của nguồn lao động Đây là một trongnhững vấn đề lớn của thời đại hiện nay và đang thu hút sự quan tâm ngày càng tăngcủa giới nghiên cứu cũng như của các nhà làm chính sách Người ta ngày càng nhận

ra rằng XKLĐ là một bộ phận tất yếu về tiềm tàng lợi ích của đời sống kinh tế, xãhội của mọi quốc gia, mọi khu vực trên thế giới

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào ngày08/8/1967 Hiện nay ASEAN có 10 quốc gia thành viên gồm Indonesia, Malaysia,Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanmar, Campuchia.ASEAN hiện nay là một trong những khu vực năng động nhất thế giới trong lĩnh vựcXKLĐ với số lượng lớn người lao động đang làm việc ở nước ngoài với mọi trình

độ nghề nghiệp Nhận thức được những ích kinh tế và xã hội to lớn mà XKLĐ đemlại và tranh thủ lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào, từ đầu những năm 1970, một sốnước đang phát triển Đông Nam Á đã nâng XKLĐ lên thành một chiến lược kinh tếquan trọng và gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực này Trong đó nổi lên 3quốc gia XKLĐ với quy mô lớn như Philippines, Thái Lan và Indonesia Các nướcnày đều xây dựng cho mình một hệ thống các chính sách nhằm khuyến khích vàquản lý XKLĐ XKLĐ được đưa vào Bộ luật lao động, và được đặt dưới sự quản lýchặt chẽ của Nhà nước Chính phủ các nước này đều coi chương trình làm việc ởnước ngoài là chương trình quốc gia nên đã tập trung chỉ đạo và hỗ trợ cho chươngtrình này được thực hiện có hiệu quả, đặc biệt trong công tác tìm kiếm, mở rộng thịtrường; ký kết các thỏa thuận hoặc hiệp định song phương cấp Chính phủ nhằm chủ

Trang 2

động trong việc cung ứng và bảo vệ quyền lợi cho người lao động làm việc ở nướcngoài.

Là thành viên chính thức của ASEAN từ năm 1995, Việt Nam về cơ bản vẫn

là nước nông nghiệp, đất chật người đông, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao (tỷ

lệ thất nghiệp khu vực đô thị bình quân khoảng 5-6%, hệ số sử dụng thời gian trongkhu vực nông thôn còn quá thấp, khoảng 70%), hàng năm lại có hơn 1 triệu ngườibước vào tuổi lao động; quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phảisắp xếp lại sản xuất dẫn đến nhiều lao động dôi dư có nhu cầu việc làm mới, vì vậy,sức ép về việc làm rất gay gắt Để giải quyết được vấn đề này, bên cạnh giải pháp làgiải quyết việc làm trong nước là chính, thì XKLĐ và chuyên gia là một chiến lượcquan trọng trước mắt và lâu dài

Tuy nhiên, khác với các nước XKLĐ với quy mô lớn như Philippines, TháiLan, Indonesia, do những hoàn cảnh khách quan và chủ quan riêng, Việt Nam thamgia vào thị trường lao động quốc tế khá muộn Mặc dù trong những năm gần đâycông tác XKLĐ được đẩy mạnh và đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng sovới các nước XKLĐ khác trong khu vực thì cơ cấu và quy mô XKLĐ của Việt Namcòn rất khiêm tốn Công tác quản lý, đào tạo nguồn lao động còn yếu kém và hệthống chính sách vẫn đang ở giai đoạn phải liên tục bổ sung để hoàn chỉnh Số laođộng Việt Nam được đưa ra nước ngoài làm việc thường xảy ra nhiều vấn đề phátsinh như vi phạm hợp đồng, bỏ trốn, vi phạm pháp luật, không tôn trọng phong tụctập quán của nước được đưa sang làm việc… làm ảnh hưởng đến uy tín của lao độngViệt Nam ở các thị trường xuất khẩu Bên cạnh đó, số lao động đã hoàn thành hợpđồng về nước cũng chưa phát huy được những kỹ năng đã học tập được sau khi làmviệc ở nước ngoài Chính vì vậy, Việt Nam cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt độngXKLĐ của mình Ngoài việc tăng số lượng lao động xuất khẩu, tìm kiếm mở rộngthị trường xuất khẩu, Việt Nam cũng cần nâng cao chất lượng lao động và đạt đượcnhững mục tiêu kinh tế xã hội khác

Thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu về XKLĐ nhưng chủ yếunghiên cứu XKLĐ của Việt Nam trong một số ngành cụ thể, hoặc nghiên cứu vềchất lượng lao động Việt Nam Việc nghiên cứu về thực trạng XKLĐ của một số

Trang 3

nước ASEAN để rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm vận dụng để đưa ra nhữnggiải pháp thúc đẩy XKLĐ của Việt Nam trong điều kiện hội nhập vẫn chưa đượcnghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống Do đó, việc đánh giá đúng thực trạngXKLĐ của Việt Nam và vận dụng kinh nghiệm quốc tế để đưa ra những giải phápthúc đẩy XKLĐ của Việt Nam trong điều kiện hội là rất cần thiết

Xuất phát từ những cơ sở lý thuyết và thực tiễn trên tác giả chọn đề tài nghiên

cứu:" Kinh nghiệm của một số nước ASEAN về XKLĐ và gợi ý vận dụng đối với Việt Nam"

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động XKLĐ của một số nước ASEAN để rút

ra những bài học kinh nghiệm bổ ích cho Việt Nam trong việc thúc đẩy hoạt độngXKLĐ, từ việc xây dựng chính sách, tổ chức và quản lý XKLĐ, nâng cao chất lượnglao động nhằm phục vụ cho việc tham gia một cách có hiệu quả vào thị trường laođộng quốc tế

Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những lý thuyết chung về XKLĐ, phân tích thựctrạng hoạt động XKLĐ của một số nước ASEAN và rút ra bài học kinh nghiệmtrong việc thúc đẩy XKLĐ Đồng thời nghiên cứu thực trạng XKLĐ của Việt Nam

và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động XKLĐ của Việt Nam trong thời

kỳ hội nhập trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm quốc tế của một số quốc gia ASEAN

đã nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động XKLĐ của các quốc gia ASEAN để từ

đó rút ra kinh nghiệm hữu ích cho việc đưa ra các giải pháp cho Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu:

-Về mặt không gian: đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động XKLĐ của 3 nướcthành viên ASEAN là: Phillipins, Indonesia, Thái Lan Trong đó tập trung nghiên

Trang 4

cứu chính sách XKLĐ, công tác quản lý hoạt động XKLĐ và cách giải quyếtnhững vấn đề phát sinh trong quá trình tiến hành XKLĐ.

- Về mặt thời gian:

+ Số liệu của các nước ASEAN: đề tài nghiên cứu từ năm 2000 đến nay

+ Số liệu Việt Nam: đề tài nghiên cứu từ 1980 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê - tập hợp và phân tích mô tả số liệu:dùng công cụ thống kê tập hợp tài liệu, vận dụng lý luận vào thực tiễn, sử dụngphương pháp phân tích, so sánh, khái quát hóa, tổng hợp… Các phương pháp nàyđược sử dụng kết hợp và bổ sung cho nhau

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được kết cấu làm 3chương như sau:

Chương 1: Lý luận chung về XKLĐ và sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu lao dộng của các quốc gia

Chương 2: Phân tích đánh giá thực trạng XKLĐ của một số nước ASEAN Chương 3: Giải pháp thúc đẩy XKLĐ của Việt Nam (trên cơ sở kinh nghiệm của một số nước ASEAN)

Trang 5

CHƯƠNG 1

Lí LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI

THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÁC QUỐC GIA

1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, CÁC HèNH THỨC CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

1.1.1 Khỏi niệm

XKLĐ đó cú từ rất lõu trong lịch sử bắt nguồn từ sự chờnh lệch về trỡnh độ phỏttriển kinh tế giữa cỏc quốc gia, sự khỏc nhau về nhu cầu và khả năng của nguồn lao

động Theo tổ chức lao động quốc tế thỡ: “XKLĐ là hoạt động kinh tế của một quốc

gia thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khỏc trờn cơ sở những hiệp định hoặc hợp đồng cú tớnh chất hợp phỏp quy định được sự thống nhất giữa cỏc quốc gia đưa và nhận người lao động”.

Ở Việt Nam, từ những năm 80 đó bắt đầu xuất hiện thuật ngữ "Hợp tỏc quốc tế

về lao động" Lỳc đú thuật ngữ này được hiểu đơn giản là sự trao đổi lao động giữacỏc quốc gia thụng qua cỏc hiệp định được thoả thuận và kớ kết giữa cỏc quốc gia

đú, là sự di chuyển lao động cú thời hạn giữa cỏc quốc gia một cỏch hợp phỏp và cú

tổ chức

1.1.2 Đặc điểm của xuất khẩu lao động

Thứ nhất, XKLĐ là một lĩnh vực xuất khẩu đặc biệt

Trước hết ta thấy thị trường lao động là một thị trường đặc biệt, đặc trưng cơbản của hoạt động XKLĐ khỏc so với xuất khẩu cỏc loại hàng hoỏ khỏc xuất phỏt từtớnh đặc thự của loại hàng hoỏ này Sức lao động là một loại hàng hoỏ đặc biệt vỡ conngười là chủ thể lao động, cú tư duy và khả năng làm chủ bản thõn Cho nờn, trongHiệp định hay hợp đồng ký kết, ngoài cỏc điều khoản qui định như đối với cỏc loạihàng hoỏ bỡnh thường cũn phải cú những điều khoản đề cập đến đời sống chớnh trị,văn hoỏ, tinh thần, sinh hoạt của người lao động Những điều này bị chi phối bởiphong tục, tập quỏn, tụn giỏo, văn hoỏ của cỏc quốc gia tham gia vào lĩnh vực này

Trang 6

XKLĐ ở Việt Nam là một hoạt động được sự chỉ đạo thống nhất của Nhànước Nhà nước đã ban hành một hệ thống luật và các văn bản dưới luật để điềuchỉnh các mối quan hệ phát sinh xung quanh vấn đề XKLĐ, cho phép các tổ chứckinh tế của Nhà nước và tư nhân được tổ chức và thực hiện XKLĐ trên cơ sở tuânthủ hệ thống luật và các văn bản pháp quy đó

Thứ hai, XKLĐ là một hoạt động kinh tế đối ngoại

XKLĐ là một lĩnh vực hoạt động kinh tế đối ngoại đặc thù, XKLĐ là một hoạtđộng tất yếu khách quan của quá trình chuyên môn hóa và hợp tác quốc tế giữa cácnước trong sản xuất, phù hợp với quy luật phân công lao động quốc tế, góp phần đưaViệt Nam hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới XKLĐ phù hợp với điềukiện kinh tế của mỗi nước, là hướng sử dụng lao động có hiệu quả, tận dụng được lợithế so sánh của cả nước xuất khẩu và nhập khẩu lao động

Đối với nhiều nước trên thế giới, hoạt động XKLĐ là một trong những giảipháp quan trọng thu hút lực lượng lao động đang tăng hoặc dư thừa ra nước ngoàilàm việc và thu ngoại tệ bằng cách chuyển tiền về nước của người lao động và cáclợi ích khác Những lợi ích này buộc các nước xuất khẩu phải chiếm lĩnh ở mức caonhất thị trường ở nước ngoài, mà việc chiếm lĩnh này lại dựa trên cơ sở cung cầu sứclao động và nó cũng chịu sự tác động của các quy luật của kinh tế thị trường

Thứ ba, XKLĐ là sự kết hợp hài hoà giữa sự quản lý vĩ mô của Nhà nước và

sự chủ động và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động XKLĐ:

Ngày nay trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế thì hầu hết toàn bộ cáchoạt động XKLĐ đều do các tổ chức kinh tế thực hiện trên cơ sở ký kết các hợpđồng Đồng thời, các tổ chức kinh tế hoàn toàn chịu trách nhiệm về hoạt độngXKLĐ từ khâu tổ chức đưa người đi đến khâu quản lý người lao động và tự chịutrách nhiệm về hiệu quả kinh tế trong toàn bộ hoạt động của mình trên cơ sở tuân thủcác quy định của pháp luật Do vậy các hiệp định, các thoả thuận song phương giữacác quốc gia chỉ có tính chất nguyên tắc, thể hiện vai trò và trách nhiệm của Nhànước ở tầm vĩ mô…

Trang 7

Lợi ích kinh tế của Nhà nước từ hoạt động từ hoạt động XKLĐ là khoản ngoại

tệ mà người lao động gửi về và các khoản thuế do các doanh nghiệp XKLĐ phảinộp Lợi ích của các doanh nghiệp chủ yếu là các khoản phí thu được từ các hoạtđộng XKLĐ Lợi ích của người lao động là khoản thu nhập từ lương mà họ nhậnđược từ phía chủ sử dụng lao động ở nước ngoài, khoản thu nhập này thường caohơn rất nhiều lần so lao động của họ ở trong nước

Thứ tư, XKLĐ là lĩnh vực hoạt động ngày càng có nhiều sự cạnh tranh gay gắt:

Sự cạnh tranh ở đây không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp tham gia hoạtđộng XKLĐ ở trong nước mà còn là cả sự cạnh tranh giữa các quốc gia cùng cungứng lao động xuất khẩu trên một thị trường, các thị trường khác nhau và giữa cácdoanh nghiệp của chính các quốc gia đó Một số quốc gia có kinh nghiệm trong lĩnhvức XKLĐ thường là những quốc gia có đội ngũ doanh nghiệp XKLĐ mạnh, có hệthống dịch vụ công ưu viêt như Trung Quốc, Thái Lan, Philippine

Hiện nay, hầu như các doanh nghiệp hoạt động XKLĐ ở các nước XKLĐthuờng bị phụ thuộc vào các doanh nghiệp làm dịch vụ môi giới XKLĐ ở các nướcnhập khẩu lao động về mọi điều kiện Trên thị trường lao động quốc tế, thường thìcác nước XKLĐ phải chấp nhận các điều kiện do các nước nhập khẩu lao động đưa

ra như số lượng lao động, mức tiền công, tiền lương, ngành nghề tuyển dụng, điềukiện làm việc nước ta mới gia nhập thị trường lao động quốc tế, do vậy cũngkhông tránh khỏi tình trạng phải chấp nhận giá, và các doanh nghiệp hoạt độngXKLĐ của Việt Nam cũng phải hoạt động trong môi trường chịu sự tác động của cơchế đó

Thứ năm, XLLĐ mang tính tính chất nhân văn:

Đây là một đặc điểm có ý nghĩa lớn nhất của hoạt động XKLĐ Vì XKLĐ thựcchất là xuất khẩu sức lao động, trong khi sức lao động lại gắn bó chặt chẽ với ngườilao động, không tách rời người lao động Do vậy, mọi hoạt động của các doanh

Trang 8

nghiệp tham gia XKLĐ không phải chỉ nhằm mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp

mà còn phải xuất phát từ con người, quan tâm tới lợi ích của người đi lao động xuấtkhẩu

1.1.3 Các hình thức xuất khẩu lao động

1.1.3.1 Căn cứ vào cách thức thực hiện

Một là, thông qua doanh nghiệp được phép cung ứng lao động theo hợp đồng

ký kết với bên nước ngoài

Trong hình thức này người lao động phải ký hợp đồng đưa người lao động đilàm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đilàm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động

đi làm việc ở nước ngoài

Việc cung ứng lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài chủ yếu đượcgiao cho các tổ chức kinh tế có chức năng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.Đây là các doanh nghiệp chuyên doanh về XKLĐ, được Nhà nước cấp giấy phéphành nghề, thực hiên việc kí kết, đưa lao động đi nước ngoài làm việc và quản lý sốlao động đó theo qui định của Nhà nước Hình thức này đòi hỏi đối tượng lao độngtương đối đa dạng, tuỳ theo yêu cầu và mức độ phức tạp của công việc mà bên phíanước ngoài yêu cầu lao động có nghề nghiệp hay lao động không có nghề nghiệp

Hai là, thông qua doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình ở nước ngoài hoặc đầu tư ở nước ngoài

Trong hình thức này người lao động sẽ phải ký hợp đồng đưa người lao động

đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cánhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Hình thức này được áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng Đây là hìnhthức người lao động thuộc quyền quản lý của các doanh nghiệp được đi nước ngoàilàm việc đồng bộ tại các công trình phía nước ngoài giao thầu hay giao phần nhâncông của công trình cho doanh nghiệp Thông thường bên nước ngoài khoán phầnlớn công trình xây dựng cho doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu do vậy phải đưa điđồng bộ các đối tượng lao động gồm có kỹ thuật, quản lý, chỉ đạo thi công và lao

Trang 9

động trực tiếp sang nước ngoài làm việc Sau khi công trình kết thúc thì cũng chấmdứt hợp đồng với người lao động

Ba là, thông qua doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề

Trong hình thức này người lao động sẽ phải ký hợp đồng đưa người lao động

đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanhnghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề

Công nhân có thể nâng cao tay nghề qua quá trình thực tập được bồi dưỡng,học nghề Thông qua việc kí hiệp định hợp tác, sử dụng lao động với các nước nhậpkhẩu lao động, lao động của nước ta ở tại các nước này được sống, sinh hoạt theođoàn, đội, có sự quản lý thống nhất từ trên xuống dưới và làm việc xen ghép với laođộng của các nước Đây là hình thức được áp dụng cho cả hai đối tượng là lao động

có nghề và lao động không có nghề

Bốn là, thông qua hợp đồng cá nhân

Hợp đồng cá nhân là hợp đồng lao động do cá nhân người lao động trực tiếp

ký kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài Trong hình thức này, người laođộng có thể ký hợp đồng lao động trực tiếp với người sử dụng lao động ở nướcngoài và sang làm việc cho họ mà không phải thông qua các công ty làm dịch vụcung ứng lao động nhưng phải đăng ký hợp đồng lao động tại Sở Lao động -Thương binh và Xã hội địa phương nơi thường trú

1.1.3.2 Căn cứ vào cơ cấu hàng hóa sức lao động bao gồm:

+ Chuyên gia, kỹ thuật viên trình độ cao ra nước ngoài làm việc với vai trò tưvấn, giám sát, giảng dậy, hướng dẫn kỹ thuật hay đào tạo nghề

+ Thợ lành nghề: là loại lao động đã được đào tạo một nghề nào đó và khi ranước ngoài làm việc họ có thể bắt tay ngay vào công việc mà không phải tiến hànhđào tạo nữa

+ Lao động giản đơn: Là loại lao động chưa được đào tạo một loại nghề nào cảnên không có nghề hoặc có nghề ở mức thấp

1.1.3.3 Căn cứ vào việc di chuyển sức lao động (di chuyển lao động), gồm có:

Trang 10

0+ XKLĐ trực tiếp ra nước ngoài làm việc: Có nghĩa là lao động được di chuyển

ra khỏi biên giới quốc gia và trực tiếp làm việc tại nước ngoài

+ Xuất khẩu lao động tại chỗ: Là hình thức cung ứng sức lao động cho các tổchức kinh tế nước ngoài hoạt động ở Việt Nam (bao gồm: Các xí nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài; các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; các tổ chức

cơ quan ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam) (Trong phạm vi nghiên cứu của

đề tài này không đề cập đến hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ).

1.2 NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

1.2.1.Khai thác thị trường tiếp nhận

Thông qua con đường ngoại giao, các nước cần thiết lập quan hệ với nhữngnước có nhu cầu sử dụng lao động để tạo tiền đề và hành lang cho các doanh nghiệptrong nước tiếp cận những thị trường này Bên cạnh đó, ngoài chức năng xác địnhchủ trương, định hướng chiến lược để hỗ trợ cho XKLĐ phát triển, Chính phủ còn

có vai trò hết sức to lớn trong phát triển thị trường lao động ngoài nước Thiết lậpquan hệ Nhà nước, hình thành hệ thống tuỳ viên lao động để tham mưu, tư vấn chonhà nước các Hiệp định khung hoặc các thoả thuận nguyên tắc để mở đường cho cácdoanh nghiệp ký kết và thực hiện các hợp đồng cụ thể Đối với các nước XKLĐtruyền thống, vai trò của tuỳ viên lao động rất lớn, có tính quyết định cho việc thâmnhập, cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể chủđộng trong việc tìm kiếm và khai thác thị trường mới bằng các quan hệ riêng có củamình

Trên thế giới hiện nay, hầu như bất kỳ một quốc gia nào cũng có nhu cầu tiếpnhận lao động với các điều kiện khác nhau Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lựa chọn

kỹ lưỡng những quốc gia, đối tác có khả năng thực hiện đơn hàng và phù hợp vớiquy định trong nước, chẳng hạn như: Thu nhập phải cao hơn trong nước đối vớicông việc tương tự; yêu cầu tuyển chọn phải đảm bao lao động trong nước có thểđáp ứng; các yêu cầu về qui trình hồ sơ có thể thực hiện

Trang 11

1Hiện nay các thị trường truyền thống đã tiếp nhận lao động Việt Nam gồm: HànQuốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia và Trung Đông vẫn được duy trì Tuy nhiên,

có một số thị trường số lao động đi giảm mạnh như Malaysia, Trung Đông Tuynhiên, một số thị trường Đông Âu cũ lại mở ra như Ba Lan, Hungary, Bungary vàbước đầu tiếp cận thị trường lao động Châu Phi, Châu Âu, Châu Mỹ Các thị trườnglao động này biến động không ngừng đòi hỏi chính phủ ta, các Bộ, Ngành cũng nhưcác doanh nghiệp cần có các biện pháp hợp lý để duy trì phát huy thị trường hiện có

và khai thác thêm các thị trường với nhiều tiềm năng hứa hẹn

Sau khi xác định được thị trường tiếp nhận, các doanh nghiệp triển khai tìmkiếm chủ sử dụng lao động Có nhiều cách để tiếp cận, có thể thông qua biện pháptrực tiếp gặp gỡ đàm phán, gián tiếp thông qua các Công ty môi giới nhân lực, thôngqua sự giới thiệu của bên thứ 3: Đại sứ quán, lãnh sứ quán, tham tán hoặc tổnghợp các biện pháp

1.2.2 Tìm kiếm, lựa chọn đơn hàng cụ thể

Sau khi đã lựa chọn được quốc gia, chủ sử dụng lao động, bước tiếp theo làphải tìm kiếm và lựa chọn các đơn hàng cụ thể Tuy nhiên, trong quá trình triểnkhai, doanh nghiệp cần chú ý đến đến các khu vực các nghề mà người lao động làmviệc Cần nắm vững các khu vực nghề, công việc mà Chính phủ cho phép và khôngcho phép đưa người lao động trong nước sang làm việc Chẳng hạn như Việt Namkhông cho phép đưa người lao động sang làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, nhà hàng,

vũ nữ, những công việc tiếp xúc với chất nổ, độc hại v v Các lĩnh vực tuyển laođộng nước ngoài thường bao gồm: Lĩnh vực công nghiệp, chế tạo, lĩnh vực nôngnghiệp, lĩnh vực dịch vụ, lĩnh vực giúp việc gia đình, khu công nghệ cao, nhân sựcao cấp

1.2.3 Đàm phán và thực hiện các hợp đồng cung ứng lao động

Khi đàm phán và thực hiện các hợp đồng cung ứng lao động cho nước ngoàicần chú ý những vấn đề sau:

Thứ nhất: Tìm hiểu sơ bộ về đối tác, thị trường tiếp nhận.

Trang 12

2+ Tìm hiểu luật pháp nước tiếp nhận lao động cho phép nhập khẩu lao động củaquốc gia mình hay không? có hạn chế gì không? luật lao động nước đó có qui địnhnhư thế nào đối với người lao động như giờ làm việc, nghỉ ngơi, lương tối thiểu, tiềncông làm thêm giờ, bảo hiểm y tế,

+ Tìm hiểu tư cách pháp nhân, năng lực tài chính của đối tác Nếu nhập khẩulao động cho dự án, công trình thì tìm hiểu dự án, công trình có khả thi hay không?khả năng thực hiện đến đâu?

+ Mức sống dân cư, giá sinh hoạt như giá thực phẩm, ăn ở đi lại, giá thuê laođộng nước ngoài tại thời điểm đó

Thứ hai: Các vấn đề cụ thể trong hợp đồng (hợp đồng này có thể là hợp đồng

khung hoặc hợp đồng chi tiết)

+ Điều kiện chung về: tuổi, sức khỏe của người lao động khi tham gia chươngtrình

+ Yêu cầu nghề nghiệp (lao động phổ thông, lao động có nghề, yêu cầu chi tiết

về nghề và kinh nghiệm làm việc)

+ Thời hạn hợp đồng mà người lao động được sang nước ngoài làm việc

+ Số lượng chi tiết đối với từng loại ngành nghề cần tuyển

+ Thời gian tuyển chọn, hình thức tuyển chọn

+ Các mức phí của người lao động khi tham gia chương trình

+ Tiền lương, tiền thưởng và các loại phục cấp của từng đối tượng tuyển dụng+ Thời điểm và hình thức thanh toán phí môi giới

+ Trách nhiệm của hai bên khi có vấn đề phát sinh

+ Chi phí vé máy bay đi, về; thuế của nước sở tại; bảo hiểm y tế, bảo hiểm laođộng do ai chịu? (thường thì người sử dụng lao động chịu phần lớn hoặc toàn bộkhoản phí này)

+ Thời gian làm việc, nghỉ ngơi, nghỉ phép năm, vấn đề kỷ luật lao động

Trang 13

3+ Việc bố trí, sắp sếp điều kiện ăn, ở, sinh hoạt của người lao động.

+ Vấn đề thanh toán tiền lương, chuyển tiền về nước

Để hoàn thành tốt trách nhiệm qui định trong hợp đồng, đảm bảo lợi ích của nhànước, doanh nghiệp và người lao động, đồng thời giữ và tăng cường uy tín của laođộng trong nước nhằm duy trì và phát triển thị trường thì trong quá trình thực hiệnhợp đồng các doanh nghiệp XKLĐ cần phải chú ý và coi trọng công tác tuyển chọn,đào tạo, giáo dục người lao động trước khi đi, công tác quản lý lao động ở nướcngoài

1.2.4 Đăng ký hợp đồng với Cơ quan quản lý

Đối với Việt Nam, Các Công ty XKLĐ sau khi tìm kiếm được đơn hàng cụ thểphải đăng ký hợp đồng này tại Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ LĐTB&XH.Các đơn vị XKLĐ phải nộp lên Cục quản lý một bộ giấy tờ xin đăng ký hợp đồngbao gồm: Thỏa thuận, hợp đồng hợp tác ký với đối tác, hợp đồng ký với người laođộng và đơn xin đăng ký hợp đồng theo mẫu quy định Sau khi nộp lên Cục theo quyđịnh hiện nay là 5 ngày làm việc, Cục quản lý sẽ cấp phiếu tiếp nhận các hợp đồng

đã đăng ký, khi đó doanh nghiệp mới được tiến hành tuyển lao động theo đơn hàng Việc đăng ký hợp đồng dựa trên:

1- Các qui đinh pháp luật XKLĐ

2- Các điều kiện của hợp đồng ký với đối tác

3- Hợp đồng lao động ký giữa chủ sử dụng lao động và lao động

4- Tiền lệ của chương trình

1.2.5 Chuẩn bị nguồn lao động

Sau khi được phép tuyển chọn lao động theo đơn hàng đã ký, doanh nghiệptiến hành chuẩn bị nguồn lao động:

Một là, làm thông báo tuyển chọn lao động

Trong thông báo tuyển chọn cần cụ thể hóa các nội dung trong hợp đồng đã ký racác nội dung đơn giản và dễ hiểu

- Đối tượng và tiêu chuẩn tuyển chọn: Giới tính, độ tuổi, cân nặng, chiều cao,sức khỏe, trình độ văn hóa

- Ngành nghề tuyển chọn

Trang 14

- Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động: thời hạn hợp đồng, thời gian làmviệc, tiền lương cơ bản, các loại phụ cấp nếu có

- Các loại chi phí trước khi xuất cảnh

- Thời gian dự kiến xuất cảnh

- Chính sách hỗ trợ ưu đãi của Công ty, của địa phương (nếu có) tùy theo từngchương trình cụ thể

- Thời gian và địa điểm đăng ký

Hai là, lựa chọn địa bàn, phương thức tiến hành tuyển nguồn lao động

Dựa trên năng lực và điều kiện hiện có của mình, doanh nghiệp tiến hành lựachọn địa bàn để tuyển lao động Khi lựa chọn cần lưu ý kỹ những đặc điểmchung cũng như những điểm đặc thù của địa bàn: Quy mô dân số, số dân trong độtuổi lao động, thu nhập bình quân đầu người, ngành nghề phụ của địa phương,phong trào đi XKLĐ tại địa phương, các công ty XKLĐ đã hoạt động trên địabàn, tính hiệu quả và những phát sinh đã có v v

Sau khi nghiên cứu và lựa chọn được địa bàn phù hợp, doanh nghiệp tiến hànhlựa chọn hình thức triển khai:

Thứ nhất, có thể triển khai trực tiếp bằng cách cử cán xuống hoạt động tại địa

bàn, thành lập văn phòng đại diện, tổ chức các hội nghị về XKLĐ tại địa phương

từ cấp tỉnh, huyện, xã để tuyên truyền và tuyển lao động theo thông báo tuyểnchọn đã soạn

Thứ hai, có thể tuyển gián tiếp thông qua hợp đồng hợp tác với chính quyền

địa phương hoặc các hội đoàn thể tại địa phương đó để tuyển lao động theo thôngbáo tuyển chọn

Thứ ba, có thể triển khai kết hợp cả hai hình thức trên

Sau khi thông qua các hình thức trên, doanh nghiệp có được danh sách lao độngđăng ký tham gia chương trình Doanh nghiệp cần hẹn ngày và tiến hành sơ tuyển đểphân loại nguồn lao động đã tuyển được Tiêu chuẩn tuyển chọn lao động thườngphải đảm bảo như sau:

- Người lao động phải có sức khoẻ tốt, không bệnh tật, trong độ tuổi quiđịnh

Trang 15

- Người lao động phải có tay nghề phù hợp với yêu cầu tuyển chọn

- Người lao động phải có tư cách đạo đức tốt, am hiểu pháp luật, không

1.2.6 Tổ chức đào tạo và chuẩn bị cho thi tuyển

Các doanh nghiệp XKLĐ đã rất chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nângcao tay nghề, dạy ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đilàm việc ở nước ngoài Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp XKLĐ đều kết hợp vớicác trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm để tổ chức đào tạo nghề cho người laođộng Nhiều doanh nghiệp đã mở trường đào tạo, dạy nghề Chương trình và thờigian đào tạo tối thiểu cho người lao động từ 2-3 tháng Người lao động được tậptrung về trường hoặc trung tâm đào tạo để học tập theo các nội dung chủ yếu sau:+ Đào tạo nâng cao tay nghề

+ Đào tạo ngoại ngữ

+ Giáo dục định hướng: Gồm giới thiệu đất nước, con người, phong tục tậpquán của nước sử dụng lao động, các qui định về quyền lợi, nghĩa vụ, quy chế tàichính, hợp đồng lao động, qui chế của nhà nước, điều lệ của doanh nghiệp Hiệnnay tại Việt Nam, mọi chi phí cho việc đào tạo như tiền thuê giáo viên giảng dạy,thuê trường lớp học tập và thuê chỗ ở người lao động phải chịu

+ Các doanh nghiệp còn tổ chức soạn thảo tài liệu, in ấn cẩm nang cho ngườilao động đi làm việc từng nước

Về mặt quy trình tiếp cận đào tạo XKLĐ, cũng giống như những loại hình đàotạo khác, phải tuân theo quy trình tiếp cận sau:

Trang 16

61- Xác đinh nội dung đào tạo, mục tiêu đào tạo

2- Xác đinh nơi tổ chức đào tạo, thời gian đào tạo, giáo viên phụ trách

3- Xác định các ưu tiên trong đào tạo: Ngoại ngữ, tay nghề hay tác phong kỷ luật phục vụ cho thi tuyển

4- Kiểm tra đánh giá, xác đinh mức độ tiến bộ của lao động trước khi thi tuyển5- Thường xuyên liên hệ với phía nước ngài để biết rõ yêu cầu thi tuyển, hình thức thi tuyển để xác đinh đúng và điều chỉnh mục tiêu đào tạo

6- Phân công cán bộ phụ trách chung theo dõi toàn bộ chương trình

7- Kế hoạch đón tiếp đối tác, tổ chức thi tuyển

8- Phướng án dự phòng để xử lý các tình huống đặc biệt xảy ra trong thời gian thực hiện thi tuyển

1.2.7 Xin visa và làm các thủ tục cần thiết cho lao động xuất cảnh

Người lao động sau khi đã được chấp thuận, tuyển chọn phù hợp với các yêucầu về công việc cũng như các yêu cầu khác của phía chủ sử dụng lao động, có kếtquả khám sức khoẻ đảm bảo đủ tiêu chuẩn đi lao động ở nước ngoài sẽ được thoảthuận với doanh nghiệp để ký hợp đồng

Song song với việc ký hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệphay tổ chức XKLĐ, người lao động còn phải ký với chủ sử dụng lao động nướcngoài và các bản cam kết với phía đối tác, đồng thời người lao động được doanhnghiệp phát một bộ hồ sơ nội để điền vào các mục liên quan và về địa phương xinxác nhận Sau khi đã hoàn thành bộ hồ sơ này, người lao động phải nộp cho doanhnghiệp để doanh nghiệp làm thủ tục xuất cảnh

Trong khi đó doanh nghiệp cần tiến hành các loại thủ tục sau để chuẩn bị đưa người lao động ra nước ngoài làm việc, bao gồm:

1- Lập hồ sơ xin visa cho lao động

2- Hoàn thiện văn bản hồ sơ, hợp đồng ký kết với lao động trước khi xuất cảnh (bao gồm hợp đồng ký với doanh nghiệp XKLĐ, doanh nghiệp ký với chủ sử dụng lao động và các giấy tờ cam kết khác có liên quan)

3- Hoàn thành thủ tục quyết toán tài chính lao động

Trang 17

74- Giải quyết các phát sinh trước khi lao động xuất cảnh( nếu có)

5- Đặt vé, lập lịch trình xuất cảnh cho lao động, thông báo cho đối tác chuẩn bị đón lao động

1.2.8 Tổ chức cho lao động xuất cảnh

Sau khi đã xác nhận và lên được lịch xuất cảnh chính xác, doanh nghiệp tổ chức xuấtcảnh cho người lao động

- Việc đầu tiên là thông báo cho người lao động thời gian, địa điểm tập trung đểxuất cảnh

- Hướng dẫn lao động chuẩn bị hành lý (hành lý gửi và hành lý xách tay theo quy định của chuyến bay), các loại hồ sơ và tài liệu cần phải mang theo

- Xác nhận lại lịch bay và nhân sự với phía đối tác khi đón lao động tại sân bay nước ngoài

- Phân công cán bộ, đại diện phụ trách đoàn

- Chuẩn bị phương tiện đón lao động và đưa lao động ra sân bay

- Kiểm tra hành trình và lịch trình của đoàn

- Sẵn sàng chuẩn bị phương án giải quyết phát sinh trong việc tổ chức đoàn xuất nhập cảnh

1.2.9 Tổ chức quản lý lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài

Tổ chức XKLĐ chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp người lao động ở nướcngoài, cử người làm đại diện ở nước nhận lao động để quản lý lực lượng lao độngcủa mình, theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng đã ký, xử lý tranh chấp laođộng và những vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động Đại diện của tổ chứcXKLĐ ở nước ngoài chịu sự chỉ đạo về mặt quản lý Nhà nước của cơ quan đại diệncủa Việt Nam ở nước sở tại và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Ở những nước có số lượng lớn lao động đến làm việc doanh nghiệp XKLĐ cầnlập văn phòng đại diện vừa để tìm kiếm hợp đồng vừa để phối hợp với phía bạn quản

lý, giải quyết kịp thời các vụ việc nảy sinh Các doanh nghiệp XKLĐ tuỳ theo qui

mô, cơ cấu lao động của mình ở từng nước mà có mô hình quản lý thích hợp Trongquá trình quản lý lao động tại nước ngoài cần lưu ý những vấn đề sau:

Trang 18

81- Hình thức trao đổi , tiếp nhận trả lời thông tin

2- Địa chỉ, điện thoại, email, trang web, của các cán bộ có trách nhiệm đượcphân công quản lý lao động; của đối tác có hợp đồng trách nhiệm với việcquản lý lao động; địa chỉ các cơ quan ngoại giao tại nước lao động đến làmviệc

3- Trình tự, thủ tục giải quyết các yêu cầu đề đạt của lao động

4- Các vấn đề cần lưu ý khác trong mối quan hệ giữa Công ty, người lao động,Người bảo lãnh, Chủ sử dụng lao động trong quá trình giải quyết phát sinh

1.2.10 Đón lao động về nước và thanh lý hợp đồng

Khi người lao động về nước đến Công ty thanh lý hợp đồng cần xác định rõ cácthông tin sau: thời điểm về nước, nguyên nhân về nước, các văn bản có giá trị pháp

lý đi kèm để làm căn cứ thanh lý hợp đồng cho người lao động Bộ phận thanh lýhợp đồng của doanh nghiệp khi tiến hành thanh lý hợp đồng cần lưu ý:

1- Xác định thời điểm hợp lý để mời người lao động lên Công ty thanh lý hợp đồng

2- Lập phương án thanh lý hợp đồng với lao động

3- Tiến hành thanh lý hợp đồng cho lao động

4- Các biện pháp dự phòng để thanh lý hợp đồng cho người lao động

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

1.3.1 Các nhân tố thuộc về nước nhập khẩu lao động

Một là, phong tục tập quán của nước nhập khẩu lao động

Mỗi một quốc gia, lãnh thổ, khu vực hay các vùng trong một quốc gia đều cónhững phong tục tập quán khác nhau Yếu tố này của nước nhập khẩu lao động cóảnh hưởng mạnh tới cuộc sống hàng ngày của người lao động trong quá trình sinhsống và làm việc ở nước ngoài Vì vậy khi đến làm việc tại nước ngoài người laođộng phải thích nghi và làm quen với những phong tục tập quán ở đó Nếu có sựkhác biệt quá lớn về phong tục, tập quán sẽ khó khăn cho người lao động và đôi khi

có thể gây ra mâu thuẫn giữa người lao động và chủ sử dụng lao động cũng như vớicác lao động bản địa Chẳng hạn như đưa lao động sang làm việc tại các quốc gia

Trang 19

9theo đạo Hồi thì các doanh nghiệp cần phải đào tạo giáo dục định hướng cho ngườilao động về các quy định và tập quán của người dân tại quốc gia này, những điềucấm kỵ và những điều được phép làm Điều này giúp cho người lao động biết trước

và sẵn sàng về mặt tinh thần để sao cho hạn chế nhiều nhất các vấn đề phát sinh cóthể xẩy ra

Hai là, luật pháp của nước nhập khẩu lao động

Mỗi quốc gia có một hệ thống luật pháp khác nhau, thậm chí nhiều nước cóthể là trái ngược nhau: chẳng hạn ở Mỹ mỗi Bang đều có luật riêng Luật pháp củacác quốc gia tiếp nhận lao động đôi khi cũng có thể là quá khắt khe hoặc có thể làphi lý khi so sánh với luật pháp của nước người lao động Tuy nhiên khi đến làmviệc tại nước họ người lao động vẫn phải chấp nhận tuân theo luật pháp của họ trongkhuôn khổ liên quan đến XKLĐ Các doanh nghiệp trước khi đàm phán ký kết hợpđồng cần thìm hiểu kỹ luật pháp của nước nhập khẩu lao động, cũng như cung cấpcho người lao động những thông tin về các vấn đề liên quan đến họ trong thời gianlàm việc ở nước ngoài và giáo dục họ ý thức tuân thủ luật pháp đề tránh những viphạm đáng tiếc có thể xẩy ra

Ba là, chủ sử dụng lao động

Khi tìm kiếm đối tác, doanh nghiệp đã phải nghiên cứu kỹ chủ sử dụng tươnglai của các lao động của mình Thậm chí doanh nghiệp phải cử trực tiếp cán bộxuống tận nơi để thẩm định nhà máy Khi đó cán bộ này cần tiềm hiểu kỹ chủ nhàmáy là chủ hãng hay chủ Xí nghiệp, chủ gia đình , những người này có những điềukiện, hoàn cảnh khác nhau Nếu không tìm hiểu kỹ, có những đối tác khó khăn vềvốn, không đảm bảo việc làm cho người lao động, chậm trả lương cho người laođộng, thiếu am hiểu hoặc không tuân thủ pháp luật, ỷ thế ông chủ để gây sức éptrong việc thực hiện hợp đồng, làm khó dễ cho người lao động Mỗi lần có phát sinhxảy ra liên quan đến việc đình công, tranh chấp giữa người lao động và chủ nhà máydoanh nghiệp sẽ phải liên lạc với nhà máy hoặc thậm chí sang tận nơi để giải quyết.Như vậy sẽ phát sinh chi phí và làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của doanhnghiệp Đó là chưa kể đến việc giải quyết không ổn, doanh nghiệp chỉ còn cách đưa

Trang 20

0người lao động về nước thì thiệt hại về kinh tế , uy tín và các mặt khác sẽ lớn hơnnhiều.

1.3.2 Các nhân tố thuộc về nước XKLĐ

Một là, chủ trương chính sách của quốc gia XKLĐ

Chủ chương chính sách của quốc gia đó về XKLĐ có ảnh hưởng rất lớn đếnhoạt động này Nếu nó được coi là một hoạt động kinh tế quan trọng thì sẽ được đẩymạnh mở rộng thông qua hoạt động ngoại giao cấp Nhà nước, cấp Chính phủ để mởrộng và khai phá thị trường Bên cạnh đó, hệ thống luật pháp sẽ được ban hành đikèm nhằm tạo ra các cơ chế chính sách thuận lợi cho hoạt động của các doanhnghiệp và bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi tham gia hoạt động này

Hai là, bản thân người lao động

Xét về mặt pháp lý thì khi người lao động ký kết hợp đồng với doanh nghiệp

để đi làm việc ở nước ngoài thì bản thân họ là một chủ thể tham gia tự nguyện, họ cóquyền và nghĩa vụ bình đẳng trước pháp luật nên phải có trách nhiệm thực hiệnnghiêm túc các thoả thuận đã ký và cam kết với doanh nghiệp Nhưng thực tế đã chothấy nhiều doanh nghiệp bị thất thu nặng nề do một bộ phận không nhỏ người laođộng khi ra làm việc ở nước ngoài đã không thực hiện đúng thoả thuận và cam kếtkhi tự ý bỏ hợp đồng trước thời hạn đi làm việc cho các chủ lao động khác Hiệntượng này dẫn tới các doanh nghiệp vừa bị đối tác phạt tiền, vừa mất đi khoản phídịch vụ thu của người lao động Hoặc một số người lao động vi phạm kỷ luật laođộng phải về nước gây tốn kém và phiền toái cho doanh nghiệp

Ba là, chất lượng của các doanh nghiệp XKLĐ

Hiệu quả của hoạt động XKLĐ phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực tổchức và thực hiện của doanh nghiệp mà nhân tố chính là đội ngũ cán bộ trực tiếp làmnhiệm vụ XKLĐ của mình Bản thân các doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực nàyphải hội tụ đủ các điều kiện: Có thực lực về vốn để đầu tư khai thác, mở rộng thịtrường; cơ sở vật chất, trụ sở làm việc khang trang, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làmcông tác XKLĐ phải tinh nhuệ, giỏi nghiệp vụ, am hiểu thị trường, nắm chác pháp

Trang 21

1luật nước ta cũng như nước tiếp nhận lao động và pháp luật quốc tế cũng như thông

lệ quốc tế, biết thu thập, xử lý thông tin, sử dụng thành thạo ngoại ngữ, nắm chắc vàbiết tổ chức thực hiện quy trình XKLĐ trên cơ sở tuân thủ các quy định của Nhànước Đây là nhân tố chủ quan hoàn toàn thuộc về doanh nghiệp, có vai trò rất lớnquyết định đến việc thắng hay thua trong hoạt động XKLĐ của doanh nghiệp

1.3.3 Các nhân tố khác

Một là, thị trường lao động quốc tế

Trong điều kiện hiện nay không có nước nào có thể khống chế được thị trườngXKLĐ của mình mà không tuân theo quy luật cung cầu trên trên thị trường lao độngquốc tế Đây là nhân tố quan trọng quyết định giá cả, số lượng cũng như các hìnhthức cung ứng lao động của các doanh nghiệp XKLĐ Hiện nay, trên thị trường sửdụng lao động trong khu vực và trên thế giới đã có sự thay đổi căn bản về nhu cầu sửdụng, chất lượng và cơ cấu tiếp nhận lao động Các nước nhập khẩu lao động ngàycàng đòi hỏi sử dụng lao động có chất lượng cao, dẫn đến việc giảm đáng kể sốlượng lao động nước ngoài trong hoạt động sản xuất, giá thuê nhân công hạ Mặtkhác, vì mục tiêu lợi nhuận, siêu lợi nhuận và giá nhân công nội địa cao, do vậy cácnước đã và đang chuyển dịch đầu tư tư bản và công nghệ sản xuất sang các nươớcnghèo có giá nhân công thấp và các dịch vụ rẻ Hơn nữa, các nước đang phát triển

dư thừa lao động tiếp tục đẩy mạnh XKLĐ khiến sự cạnh tranh giữa các doanhnghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng gay gắt

Hai là, quan hệ chính trị, kinh tế giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu

Quan hệ kinh tế cũng như các quan hệ khác giữa các quốc gia không thể táchrời thể chế chính trị và quan hệ chính trị giữa các quốc gia đó Đặc biệt trong lĩnhvực XKLĐ, lĩnh vực liên quan đến con người, có nhiều yếu tố nhậy cảm thì quan hệchính trị càng có yếu tố nhậy cảm thì quan hệ chính trị càng có ý nghĩa quan trọng.Nếu không có sự tôn trọng lẫn nhau giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu laođộng về mặt chính trị, tôn giáo thì không thể có sự di chuyển sức lao động giữa cácquốc gia này vì sức lao động gắn liền với con người cụ thể, có ý chí, suy nghĩ vàhoạt động vì lợi ích của quốc gia mình một cách chủ động hoặc bị động

Trang 22

Ba là, các yếu tố không thường xuyên và bất khả kháng khác

Chiến tranh xung đột giữa các nước, khu vực hoặc lãnh thổ trên thế giới; cuộckhủng hoảng tài chính châu Á; dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (SARS) trong khuvực và thế giới Các yếu tố trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động XKLĐ củacác doanh nghiệp của nước ta cũng như các nước

Để khai thác được những lợi thế và hạn chế những khó khăn khi tham gia vàothị trường lao động quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam phải vượt qua không ít ràocản Đó là việc trình độ tay nghề, ngoại ngữ của người lao động còn hạn chế, ý thứcchấp hành pháp luật, kỷ luật lao động - sinh hoạt và khả năng thích nghi của ngườilao động còn chưa tốt trong khi lợi thế về giá nhân công rẻ của Việt Nam đang mấtdần

1.4 SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

1.4.1 Tính tất yếu khách quan phải tiến hành xuất khẩu lao động

Di cư lao động quốc tế là một hiện tượng đã có từ xa xưa trong lịch sử loàingười Ngay từ buổi bình minh của loài người đã xuất hiện sự di chuyển nguồn laođộng đến những miền đất tốt đẹp hơn Như vậy sự di cư lao động quốc tế thể hiệntính tất yếu và tác dụng tiến bộ của lịch sử Trong thế giới hiện đại, cùng với xuhướng toàn cầu hoá nền kinh tế, di cư lao động, bao gồm cả di cư theo tổ chức kinh

tế và di cư cá nhân (tức người lao động ra nước ngoài tự tìm việc làm) đã trở thànhphổ biến Theo các nghiên cứu mới nhất của các tổ chức lao động quốc tế (ILO),hiện nay trên thế giới có khoảng 60 đến 65 triệu người làm việc ở nước ngoài Cácnước phát triển thì XKLĐ có kỹ thuật cao và chuyên gia, các nước đang phát triển

dư thừa lao động thì XKLĐ kỹ thuật thấp nhằm giải quyết việc làm, thu ngoại tệ.Cuối thế kỷ 19 do các mỏ khoáng sản ở Nam Phi thiếu nhiều lao động nên đãxuất hiện các luồng di dân chuyển tới đó Ngày nay, cũng chính sự phân bố khôngđều về dân cư, về điều kiện tự nhiên (tài nguyên, khí hậu) với sự bùng nổ dân số trênthế giới đã hình thành luồng di cư lao động ở những nước kinh tế chậm phát triển di

cư đến những nước có đời sống kinh tế khá hơn, lao động ở nước nghèo tài nguyên

Trang 23

di chuyển đến những nước có điều kiện thiên nhiên thuận lợi, dân cư ở nước có mật

độ dân số cao di chuyển đến những nước có mật độ dân cư thấp Các hướng dichuyển rõ nét nhất hiện nay là từ Đông sang Tây, từ Đông và Phi châu di chuyểnsang vùng Trung cận đông Như vậy việc di chuyển lao động trước hết là một hiệntượng khách quan trong quá trình hoạt động kinh tế của bản thân người lao động.Xuất khẩu lao động - sự di chuyển lao động có thời hạn và có kế hoạch cónguyên nhân hình thành và phát triển không ngoài những yếu tố khách quan trên Vìđây là hoạt động hợp pháp, có tổ chức nên nó còn bị chi phối bởi các yếu tố chủquan như ý chí của các Nhà nước, của các tổ chức cung ứng và nhận lao động Phân tích cụ thể có thể, chia thành các nguyên nhân sau:

Thứ nhất : Do có sự mất cân đối về số lượng lao động, khi nguồn lao động nước

đó không đáp ứng đủ hoặc vượt quá nhu cầu sử dụng trong nước

+ Sự dư thừa lao động, vượt quá nhu cầu sử dụng trong nước của một quốc gia

có thể là do quốc gia đó có tỷ lệ phát triển dân số cao, nền sản xuất trong nước lạchậu, kém phát triển nên nhu cầu sử dụng thấp hoặc do quốc gia đó có sự chuyển đổi

cơ chế kinh tế mà trong giai đoạn chuyển tiếp nền kinh tế chưa thể hù hợp ngay với

cơ chế mới nên đã giảm xút nghiêm trọng, sản xuất bấp bênh, số lao động dôi thừatăng nhanh

+ Trong khi đó nhiều nước có nền kinh tế phát triển nhanh, nhu cầu sử dụng laođộng lớn nhưng tốc độ tăng dân số lại quá thấp nên đã xảy ra hiện tượng thiếu laođộng

Thứ hai: Do có sự mất cân đối về cơ cấu ngành nghề, thường xảy ra khi nhu

cầu lao động tạm thời yêu cầu một số ngành nghề nhất định mà trong nước không cóhoặc không đủ Ví dụ: Ở một số nước phát triển, rất thiếu lao động làm trong cácngành nặng nhọc, độc hại hay ở nhiều nước chậm phát triển rất thiếu các chuyên gia,các cán bộ kỹ thuật trình độ cao

Trình độ phát triển kinh tế và tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ của mỗiquốc gia không thể giải quyết hết sự mất cân bằng này, đòi hỏi phải có sự trao đổilao động với các quốc gia khác Hành vi trao đổi này dẫn đến việc XKLĐ

Trang 24

Thứ ba: Do có sự chênh lệch giá cả sức lao động trong nước và sức lao động

nước ngoài Nhiều nước mặc dù không dư thừa lao động cũng tiến hành XKLĐ vì cólợi cho cán cân thanh toán do họ có được những hợp đồng XKLĐ với giá cao và bùlại họ lại nhập khẩu sức lao động từ những nước có giá cả thấp hơn Điều này lý giảitại sao nhiều nước vừa nhập khẩu vừa XKLĐ như Cu Ba, Malaysia, Bungari (thựcchất là các nước tận dụng lợi thế so sánh cùa mình)

Thứ tư: Do có sự chênh lệch về mức thu nhập và mức sống giữa người lao

động trong nước và người lao động đi làm việc ở nước ngoài Vì lý do này mà nhiềungười dù không thuộc đội quân thất nghiệp nhưng vẫn muốn đi XKLĐ để tăng thêmthu nhập, cải thiện đời sống bản thân và gia đình

Thứ năm: Do trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ giữa các quốc gia trên

thế giới không đồng đều, sự khác biệt về nguồn lực phát triển như vốn, công nghệ,sức lao động, Từ đó đưa tới nhu cầu tất yếu về sự trao đổi (sự di chuyển) cácnguồn lực này

Thứ sáu: do sự chênh lệch về mức tăng dân số tự nhiên giữa các quốc gia và từ

đó đưa tới sự chênh lệch về mức tăng nguồn lao động

Thứ bẩy: Do xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, lực lượng sản xuất phát

triển, nền sản xuất lớn không thể bó hẹp trong phạm vi biên giới quốc gia mà mởrộng ra nhiều nước, việc sử dụng lao động mang tính quốc tế phù hợp với sự phâncông lao động quốc tế Hơn nữa việc tăng cường xuất khẩu công nghệ, bao thầucông trình quốc tế sẽ tất yếu kèm theo việc phát triển XKLĐ

1.4.2.Lợi ích của hoạt động xuất khẩu lao động

Một là, mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước

Ngân hàng thế giới (WB) cho biết mỗi năm tổng số tiền lao động làm việc ởnước ngoài chuyển về quê hương đạt trên 80 tỉ đô la, chiếm 1,3% GDP của toàn thếgiới Tại châu Á, nguồn thu nhập từ lực lượng xuấ khẩu lao động đã và đang đóngvai trò ngày càng lớn đối với nhiều nền kinh tế trong khu vực, đặc biệt là trong việclàm tăng nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu, tăng nhu cầu tiêu dùng vàđầu tư trong nước Theo Ngân hàng Phát triển quốc tế Mỹ, chỉ riêng số tiền lao động

Trang 25

5làm việc ở Mỹ gửi về các nước Nam Mỹ đã đạt 32 tỉ USD Ngân hàng thế giới chobiết, từ năm 2001 đến năm 2005, thu nhập do lao động xuất khẩu của các nước đangphát triển ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đem lại cho các nước này đã tănggấp đôi và lên tời 43 tỷ USD Cũng trong thời gian đó, thu nhập từ lao động xuấtkhẩu của các nước Nam Á đã tăng 67% và đạt 32 tỷ USD

Các chuyên gia XKLĐ còn khẳng định, trên thực tế, số tiền lao động ở nướcngoài gửi về quê hương còn cao hơn nhiều so với thống kê chính thức vì nhiềukhoản được chuyển không thông qua hệ thống ngân hàng Pakistan là một điển hình.ADB ước tính số tiền lao động Pakistan làm việc ở nước ngoài gửi về hàng năm chỉ1,6 tỉ USD, nhưng Bộ trưởng tài chính Pakistan lại cho rằng con số này phải là 6 tỉ

Sự chênh lệch quá lớn này cũng đúng với hầu hết các nước XKLĐ Điều này chothấy trên thực tế, XKLĐ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược pháttriển kinh tế của nhiều quốc gia

Hai là, tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải trích lương cơ bản hàng tháng nộp về cho nhà nước Ví dụ những người Thái Lan đi làm việc ở nước ngoài, mỗi tháng trích nộp về cho chính phủ Thái Lan 30% lương cơ bản Còn ở Việt Nam, trước khi có Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17-07-2003, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trích nộp 10% lương cơ bản là phí dịch vụ nộp cho các doanh nghiệp XKLĐ trong nước, sau khi có Nghị định 81, khoản phí dịch vụ này giảm xuống còn 1 tháng lương cơ bản cho 1 năm làm việc tại nước ngoài

Khoản phí dịch vụ này qua các doanh nghiệp XKLĐ sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định

Ba là, giải quyết phần nào tình trạng thất nghiệp trong nước:

Việt Nam là nước có dân số trung bình thuộc loại cao trong khu vực ASEAN,chỉ đứng sau Indonesia và đứng thứ 13 trên thế giới (trên 87 triệu dân) Việt Namcòn là nước có dân số trẻ, tỷ lệ dân trong độ tuổi lao động cao, tỷ lệ thất nghiệp cũngthuộc loại cao trên thế giới và số thời gian chưa sử dụng ở nông thôn cũng ở mứccao mặc dù hàng năm số việc làm đều tăng thêm Sức ép giải quyết việc làm đang đènặng lên toàn xã hội, trong đó XKLĐ là một con đường rất thực tế đối với Việt Nam

Trang 26

tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra, sẽ tạo nên một đất nước văn minh hơn.

Nói chung XKLĐ là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựngđội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa,hiện đại hóa

Bốn là, tạo cơ hội học hỏi và giao lưu quốc tế

Đối với phần lớn người lao động, đặc biệt là những người làm lao động phổthông, sau khi đi XKLĐ trở về, người lao động có trình độ hiểu biết cao hơn hẳn,tay nghề được nâng lên rõ rệt, tiếp thu được lối sống và tác phong làm việc côngnghiệp, v.v Vì với đối tượng này, thường từ các nước kém phát triển đi làm việctại các nước có trình độ phát triển cao hơn Những gì người lao động học hỏi và tíchluỹ được, nếu được phát huy và tận dụng hợp lý khi người lao động trở về tổ quốc,

sẽ giúp rất nhiều cho nền sản xuất trong nước, tiết kiệm được khoản chi phí đào tạolớn

Trang 27

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ

Việc đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài đã trở thành một hoạt động kinh tếquan trọng của Philippines kể từ thập niên 1970 khi các nước Trung Đông bùng nổ

về xây dựng và nhu cầu lao động tăng vọt Từ đó, XKLĐ đã dần trở thành một kếhoạch quan trọng của Chính phủ Philippines Ngày nay, Philippines là nước XKLĐlớn nhất châu Á và là nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Mexico

Philippines có hơn 8 triệu lao động làm việc ở nước ngoài vào năm 2006, đãgửi về nước11,8 tỷ USD kiều hối qua các kênh chuyển tiền chính thức Ước tính,tổng số kiều hối do lao động nước này gửi về qua các kênh khoảng từ 14 tỷ đến 21

tỷ USD, lớn hơn cả số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và viện trợ quốc tế vàoPhilippines Dự kiến vào năm 2010, con số này sẽ tăng lên 21,4 tỷ USD

2.1.1.1 Chính sách xuất khẩu lao động

Từ giữa những năm 1960, Chính phủ Philippines đã gia tăng XKLĐ nhằm giảmbớt áp lực thất nghiệp đang tăng lên do tình trạng trì trệ của nền kinh tế Đến giữathập niên 1970, XKLĐ đã trở thành một chủ chương của Chính phủ Thứ nhất tiềnngười lao động gửi về giúp Chính phủ và các doanh nghiệp tích lũy ngoại tệ và cânbằng sự thiếu hụt kinh niên trong cán cân mậu dịch Thứ hai, người lao động ra nướcngoài làm việc giúp giải quyết số thất nghiệp trong nước Nhà nước Philippines đã

đề ra và thực hiện chương trình làm việc ngoài nước, thúc đẩy việc XKLĐ có tổ

Trang 28

8chức và có sự quản lý chặt chẽ Năm 1974, làm việc ở nước ngoài được đưa vào luậtlao động của Philippines.Việc tuyển dụng và đưa lao động ra nước ngoài làm việcđược cả các cơ quan của nhà nước và những tổ chức tư nhân đảm trách

Các chính sách liên quan đến XKLĐ được hoàn thiện dần sau khi gặp nhiều sựphản đối trong nước Từ năm 1987 Chính phủ Philippines đã thúc đẩy Cục Việc làmngoài nước Phillipines (POEA) hoạt động tích cực hơn trong việc bảo vệ quyền lợicủa người lao động Philippiens ở nước ngoài

Sự kiện một người lao động Philippines tên là Flor Contemplacion bị kết án vàhành hình ở Singapore đã thúc đẩy việc bảo vệ quyền của người lao động ở nướcngoài thành vấn đề chính trị nóng bỏng Phản ứng tất yếu của Philippines là tạm thờirút đại sứ của mình ở Singapore về nước Đồng thời, Philippines nhanh chóng phêchuẩn công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền của người lao động làm việc ở nướcngoài

Việc XKLĐ của Philippines do Chính phủ quản lý và giúp đỡ, Nhà nước chỉkhuyến khích việc đi lao động có thời hạn và không khuyến khích việc định cư lại

ở nước ngoài Nguyên tắc trên phù hợp với chủ trương sử dụng lao động nước ngoàicủa nhiều quốc gia ở Trung Đông Các nước này được xem là những thị trường tốttrong chiến lược XKLĐ của Philippines

Chính phủ Philippines tìm cách tiếp cận, mở cửa những thị trường để XKLĐbằng con đường chính thức Để đi lao động nước ngoài, công dân Philippines phảiđược một cơ quan của Nhà nước hay một đại lý tư nhân hợp pháp tuyển dụng hoặc

họ phải có hợp đồng lao động "độc lập" được Cục Việc làm ngoài nước xét duyệt.Chính phủ ngăn cấm công dân ở lại nước ngoài làm việc quá thời hạn Visa nhậpcảnh cho phép Cơ quan lao động cũng lập danh sách những người vi phạm để loại

họ ra khỏi danh sách duyệt xét những hợp đồng lao động mới Việc làm này nhằmbảo vệ uy tín chất lượng cao cho "thương hiệu" lao động xuất khẩu của Philippines.Trong thời gian qua, XKLĐ đã đóng góp quan trọng vào việc giải quyết tìnhtrạng thất nghiệp luôn ở tỷ lệ cao của Phillipines Người lao động xuất khẩu được

nhà nước đánh giá cao Một ngày lễ được tổ chức trong năm được lấy tên Ngày

XKLĐ Vào ngày này, Tổng thống Philippines sẽ trao phần thưởng "Baygong

Trang 29

Bayani" (Anh hùng thời hiện đại) cho 20 lao động xuất khẩu xuất sắc nhất về đạo

đức, lao động và thành tích gửi tiền về quê hương

2.1.1.2 Công tác tổ chức và quản lý xuất khẩu lao động

Philippines đã đề ra một chương trình quốc gia về việc làm ngoài nước và trên

cơ sở đó thành lập bộ máy quản lý có sự phối hợp của các cơ quan Nhà nước Vào

năm 1970, chính quyền tổng thống Macos đã thành lập Ủy ban Phát triển việc làm ởnước ngoài (OEDB) với nhiệm vụ điều hành việc XKLĐ đến các nước làm việc trênđất liền, Ủy ban Quốc gia những người đi biển (NSB) phụ trách về những lao độnglàm việc trên biển và Văn phòng dịch vụ việc làm (BES) để điều hành và giám sátcác đại lý tuyển mộ lao động Năm 1982, Cục Việc làm ngoài nước (POEA) đượcthành lập với nhiệm vụ hoạch định chiến lược cho việc XKLĐ và quy định việcchuyển tiền về nước bảo vệ quyền và phúc lợi của người lao động xuất khẩu Chínhsách này được sự hỗ trợ của những tổ chức phi Chính phủ như Tổ chức Bạn ngườilao động ở nước ngoài (KAIBIGAN)

Tháng 6 năm 1995, Quốc hội Philippines đã thông qua đạo luật về lao động di

cư của người Philippines ở nước ngoài Đây là văn bản pháp lý toàn diện trong việc

thực hiện chương trình việc làm ngoài nước của Philippines ở nước ngoài Cơ quanchịu trách nhiệm quản lý nhà nước là Cục Việc làm ngoài nước (POEA) thuộc Bộlao động và Việc làm POEA quản lý chặc chẽ công tác XKLĐ Cơ quan này đã cấpgiấy phép cho trên 1.000 đại lý cung ứng lao động cho nước ngoài POEA cũng trựctiếp cấp giấy chứng nhận đi lao động ở nước ngoài cho từng người lao động POEAcòn tiến hành chiến dịch chống tuyển mộ lao động bất hợp pháp trên phạm vi toànquốc, kiểm tra cả các quảng cáo của những đơn vị tuyển mộ, kiểm tra, đóng cửanhững cơ sở tuyển mộ vi phạm luật và truy tố những người tuyển mộ lao động xuấtkhẩu bất hợp pháp (trong năm 2005 đã có 28 cơ sở tuyển mộ bất hợp pháp bị đóngcửa, 3 người bị kết án vì tội này).Về mạng lưới quản lý lao động ở nước ngoài, hiệnPhilippines có gần 80 văn phòng đại diện tại các nước Thông thường mỗi vănphòng quản lý có một Tùy viên lao động phụ trách Ngoài ra, Philippines còn có CụcPhúc lợi lao động di cư thuộc Bộ Lao động và Việc làm Cục quản lý một quỹ rất

Trang 30

0lớn do chủ sử dụng và người lao động đóng góp nhằm mục đích hỗ trợ cho người laođộng ở nước ngoài cũng như gia đình họ ở trong nước khi gặp khó khăn.

Chính phủ Philippines đã chuyển phần lớn trách nhiệm trong việc tuyển dụng người lao động đi ra nước ngoài cho các cơ sở tuyển dụng tư nhân Tuy nhiên,

Chính phủ vẫn duy trì vai trò kiểm soát nhằm bảo vệ người lao động Philippines ởnước ngoài không bị bóc lột đồng thời ngăn chặn tình trạng tuyển dụng bất hợp pháptrong nước Các tổ chức tuyển dụng lao động xuất khẩu tư nhân phải chịu sự kiểmsoát chặt chẽ của chính quyền Lãnh sự quán Philippines có nhiệm vụ kiểm tra,chứng thực hợp đồng lao động của người lao động với tổ chức thuê lao động nướcngoài Nếu người thuê lao động vi phạm các điều lệ trong bản hợp đồng lao động, tổchức tuyển dụng sẽ phải chịu trách nhiệm

Chính phủ Philippines còn cố gắng thu hút sự phối hợp của nhiều nước trong việc bảo vệ lao động xuất khẩu Ví dụ như sau hàng loạt các trường hợp người lao

động nhập cư bị bạc đãi ở Hồng Kông, Philipines đã kết hợp với Indonesia tạm đìnhchỉ việc XKLĐ đến thị trường này Chính phủ cũng giúp đỡ, hỗ trợ những vụ kiệnbảo vệ quyền lợi của người lao động Phillipines ở nước ngoài Chính phủPhilippines hợp tác với những nước XKLĐ khác ở châu Á như Bangladesh, Ấn Độ,Pakistan, Nepal, SriLanka, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc để lập ra một tổ chứcnhằm giảm chi phí XKLĐ

Chính phủ cũng áp dụng nhiều biện pháp nhằm khuyến khích người lao động

ra nước ngoài bằng những con đường hợp pháp Nếu đi theo con đường hợp pháp sẽ

được hưởng những quyền lợi như được cung cấp thông tin về điều kiện làm việc vàđời sống xã hội nước ngoài trước khi đi thi, cung cấp các khoản hỗ trợ tài chínhtrước khi đi Cục Phúc lợi cho người lao động ở nước ngoài (OWWA) cung cấp chonhững người lao động hợp pháp những lợi ích này và họ bắt buộc phải đăng ký thamgia với phí tổn không quá 200USD một năm

Chính phủ cũng khuyến khích những người lao động gửi tiền về vì khoản tiền này là nguồn ngoại tệ quan trọng của đất nước Nhằm thực hiện được điều này,

Chính phủ phát hành một loại thẻ chứng minh cho những người lao động có đăng ký

ở nước ngoài Loại thẻ này đồng thời cũng là thẻ visa cho những tài khoản tiết kiệm

Trang 31

1bằng đồng Peso hay Đô la của các ngân hàng Với loại thẻ visa này, người lao động

có thể chuyển tiền về nước một cách dễ dàng Một ngân hàng của những người laođộng Philippines ở nước ngoài dự định sẽ được thành lập ở Manila với mục tiêu thunhận tiền dành dụm của những người di cư và đầu tư tại Philippines

Ngoài ra, Chính phủ Philippines cũng có những hoạt động nhằm củng cố mối liên kết giữa những người lao động xuất khẩu với quê hương: như lập trường học

cho con em người Philippines ở những khu vực tập trung đông dân lao động xuấtkhẩu ở nước ngoài, thành lập dịch vụ tư vấn tâm lý để đề cao "giá trị Philippines".Gần đây, Chính phủ Philippines còn quyết định cho phép người Philippines ở nướcngoài được bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử trong nước

2.1.1.3 Những kết quả chủ yếu Phillipines đã đạt được trong xuất khẩu lao động

a Số lượng lao động xuất khẩu

Năm 2004 có 933.588 người ra nước ngoài làm việc, gấp 2.5 lần so với năm

1985 Số lao động của Philippines ra xuất khẩu qua các năm như sau:

Bảng 2.1: Số lao động xuất khẩu Philippines hàng năm từ 2000 đến 2008

Năm

Số lao động xuất khẩu (người)

Tỷ lệ tăng qua các năm (%)

Làm việc trên đất liền (người)

Làm việc trên biển (người)

Trang 32

Trong thời gian qua, số lượng lao động nữ đã gia tăng rất nhiều Vào năm 2005,

số lao động nữ chỉ chiếm khoảng 50% tổng số lao động xuất khẩu của Phillipines,đến năm 2007, con số này lên đến 75% Chỉ tính riêng số lao động mới đi làm việc ởnước ngoài (không kể số tiếp tục được thuê mướn và số làm việc trên biển), sự phân

bố giữa lao động nam và nữ từ năm 2002 đến năm 2008 như sau:

Bảng 2.2: Tỷ lệ lao động Phillipines làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2002 –

2007 phân theo giới tính

người

năm

Trang 33

Lao động nữ xuất khẩu chủ yếu đến các nước vùng Vịnh hay đến các nước

ASEAN để làm người giúp việc gia đình, đến Nhật Bản để làm việc trong công nghệgiải trí và đến những nước công nghiệp để làm y tá và giáo viên Phụ nữ cũng chiếm

đa số trong số các công nhân kỹ thuật và chuyên nghiệp

b Các ngành nghề xuất khẩu

Lao động Phillipines làm việc trong nhiều ngành nghề khác nhau nhờ có trình

độ văn hóa tương đối cao và họ nói tiếng Anh thạo hơn người lao động các nước khác Đa số lao động Phillipines làm việc trên đất liền nhưng có một số khá đông

làm việc trên các tàu biển Sự phân bố lao động xuất khẩu của Phillipines trong một

số năm qua như sau:

Vào năm 2005, có khoảng 1/3 tổng số lao động Phillipines ở nước ngoài là laođộng phổ thông Trong số này, 89,9 % làm việc trong ngành thương mại và dịch vụ;khoảng 9.2% làm việc trong ngành khai mỏ, xây dựng, chế tạo Khoảng 1/6 số laođộng Phillipines (16.8%) làm các nghề điều khiển máy móc hay lắp ráp máy móc,nhiều nhất là làm tài xế (73.4% của số này) và làm việc trong các dây chuyền sảnxuất; 15.8%làm việc trong các ngành thương mại Mặt khác, hơn 57.5%lao động nữngười Phillipines làm việc trong ngành buôn bán và những nghề cần lao động giảnđơn như quét dọn và những nghề tương tự, đặc biệt là giúp việc gia đình

Những ngành nghề người lao động Phillipines ở nước ngoài làm nhiều nhất là công nhân làm các dịch vụ, công nhân kỹ thuật và chuyên nghiệp (có cả y tá, người trợ giúp về ý tế), công nhân sản xuất (gồm cả thợ xây dựng) Số lao động dịch vụ

tăng nhanh trong năm 2007, lên đến 112 ngàn người, chiếm 40% trong số lao độngmới đi làm việc ở nước ngoài; số công nhân kỹ thuật và chuyên nghiệp cũng chiếm33%, công nhân sản xuất chiếm 21% Trừ số công nhân xây dựng, đa số lao động lànam, còn hai nhóm kia, số lao động nữ chiếm đại đa số

Tỷ phần lao động nữ xuất khẩu gia tăng trong những năm gần đây, nhữngngành nghề được nhiều lao động nữ làm giúp việc gia đình và y tá Số lao độngPhillipines ở nước ngoài làm nghề giúp việc gia đình, hầu hết là ở Trung Đông,Singapore và Hồng Kông

Trang 34

Công nhân kỹ thuật

hàn h chín h, quả

n lý

Th ư ký

Thươ ng nghiệ p

Dịch vụ

Công nhân nông nghiệ p

Công nhân công nghiệ p

Các ngàn h khác

11,5 12

Nam

77,850

208,278

10,927

9,92 7

Nam

66,408

175,103

8,975

1,62 6

Nam

72,064

1,368Nữ

208,411

Nguồn: POEA, Annual Report 2008

Ngoài ra, Tổ chức chống buôn bán phụ nữ (The Coalition Against Trafficking

in Women) cho biết là 600 trong số 1.000 nhân viên người Phillipines làm việc trongngành giải trí ở Hàn Quốc là gái mại dâm ở quanh các khu vực quân sự Mỹ

c Các thị trường xuất khẩu

Trang 35

Bảng 2.4: Thị trường tiếp nhận lao động Phillipines giai đoạn 2004 - 2007

Trang 36

Nguồn: POEA, Annual Report 2008

Đến năm 2007, hai thị trường lớn nhất của lao động Phillipines vẫn là châu Á

và khu vực Trung Đông Phần lớn lao động nam giới làm việc ở Arab Saudi còn laođộng nữ thì làm việc nhiều nhất tại Hồng Kông

Biểu đồ 2.2: Phân bố lao động Phillipines làm việc ở nước ngoài năm 2007

Nguồn: POEA, Annual Report 2008

Nếu xem xét các nước tiếp nhận người lao động mới trong năm 2007 thì đứngđầu là Nhật Bản, kế đến là Arab Saudi, Đài Loan, Các tiểu Vương quốc Ả RậpThống nhất, Kuwait, Hồng Kông, Qatar, Li Băng, Barhain, Hàn Quốc…

Biểu đồ 2.3: Nước nhận lao động Phillipines làm việc ở nước ngoài năm 2007

0 20 40 60 80 100 120 140

Nghìn người

Châu Á

Trung Đông

Châu Âu

Châu Mỹ

Châu Phi Châu Úc

Trang 37

Nguồn: POEA, Annual Report 2008

Nhiều người lao động Phillipines trở về nước sau khi hết hạn hợp đồng nhưngcũng có nhiều người tiếp tục làm việc lâu dài hoặc định cư ở nước tiếp nhận Nếutính chung cả số này, số lao động Phillipines ở nước ngoài lên đến 10.3 triệu người(vào cuối năm 2007) Trong đó có 4.5 triệu người làm việc ở Hoa Kỳ, 1,2 triệungười ở Arab Saudi, 373.700 người ở Canada, 250.000 người ở Nhật Bản, 256.000người ở Malaysia, hơn 270.000 ở Hồng Kông

2.1.1.4 Những vấn đề phát sinh và cách giải quyết

a Vấn đề trong nước

Một là, các nhà kinh tế cho rằng việc XKLĐ mặc dù hiện nay đem lại nhiều lợi ích cho Phillipines, nhưng nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ có những tác hại cho nền kinh tế XKLĐ chỉ có thể sử dụng như một biện pháp tạm thời nhưng sẽ không

là một phương pháp thích hợp để phát triển kinh tế Hậu quả đầu tiên là Phillipinesmất đi những lao động tốt nhất, xuất sắc nhất Hiện nay những lao động xuất khẩuphần lớn nằm trong nhóm người có chuyên môn và công nhân kỹ thuật bao gồm các

kỹ sư, phi công, bác sĩ và y tá Trong năm 2005, số này chiếm đến 35% lượng laođộng Phillipines ra nước ngoài làm việc Phillipines cũng mất đi những sinh viêngiỏi vừa tốt nghiệp các trường dại học hàng đầu trong nước vì họ bỏ ra nước ngoài

để kiếm lại những công việc chuyên môn vơi mức lương cao hơn Tiến sĩ JaimeGalveztan thuộc trường Đại học Manila nhận định rằng Phillipines tình trạng này

0 10 20 30 40 50 60 70

80

nghìn người

nước

Trang 38

8không chỉ là chảy máu chất xám như các nước khác mà trầm trọng hơn vì Phillipinesmất lao động với số lượng lớn và chẳng bao lâu nữa, nguồn tài nguyên nhân lực sẽcạn kiệt.

Hai là, trong xã hội Phillipines, gia đình có vai trò rất quan trọng Do đó, thiếu vắng những thành viên trụ cột như người cha hoặc người mẹ đã gây ra những tác động tiêu cực Trước những vấn đề nêu trên, Chính phủ và các tổ chức xã hội ở

Phillipines đã thực hiện các chương trình nhằm hỗ trợ cho các gia đình thiếu vắngtrụ cột, đặc biệt là về mặt tinh thần Không chỉ hoạt động trong nước, tổ chức ChữThập Đỏ Phillipines còn phối hợp với các tổ chức Chữ Thập Đỏ ở các nước và vớiNgân hàng Rizal (ngân hàng có chi nhánh ở nhiều nước và là nơi người lao độngPhillipines ở nước ngoài thường gửi tiền về) để cung cấp các chương trình hỗ trợnhằm vào nhu cầu tình cảm và y tế cho người lao động ở nước ngoài

Một điểm khác cần lưu tâm là làn sóng người Phillipines ồ ạt đổ ra nước ngoài,cuộc sống dư giả hơn của những gia đình có người ra nước ngoài làm việc, sự tuyêndương người đi lao động xuất khẩu của Chính phủ cũng có những ảnh hưởng tiêucực trong một bộ phận giới trẻ Tư tưởng của bộ phận thanh thiếu niên này chỉ giớihạn trong những ước mơ tầm thường là đi XKLĐ Phần lớn học sinh, sinh viên cáctrường trung học và cao đẳng đều muốn làm công việc có địa vị thấp nhưng được trảlương cao ở nước ngoài hơn là làm công việc có địa vị cao nhưng được trả lươngthấp ở trong nước

Ba là, sự lãng phí về năng lực của người lao động, lãng phí công sức, chi phí đào tạo Ví dụ như một số y tá đi lao động tại Ý và Canada, nhưng thực tế lại làm

công việc giúp việc nhà, hay một số bác sĩ tại Phillipines chấp nhận làm y tá ở nướcngoài để có thu nhập cao Hơn nữa, nhiều người di lao động ở nước ngoài về khôngkiếm được việc làm trong nước và họ lại gia nhập vào lực lượng thất nghiệp củaquốc gia này

Bốn là, Phillipines càng ngày càng lệ thuộc nhiều hơn vào tiền mà người lao động nước ngoài gửi về Việc XKLĐ cũng mang đến một số mặt tiêu cực trong xã

hội như nạn hút chích ma túy, rượu chè… trong những người đi lao động trở về.Nhiều gia đình bị xáo trộn vì tranh giành số tiền mà người đi lao động ở nước ngoài

Trang 39

9gửi về Theo các cơ quan phúc lợi chuyên trợ giúp các gia đình có người lao độngxuất khẩu, ít nhất là 1/3 số gia đình có người đi lao động ở nước ngoài bị tan rã, nhất

là trong trường hợp người ra đi là người vợ

b Vấn đề bên ngoài

Một là, cạnh tranh trên thị trường lao động

Lao động Phillipines làm việc ở nước ngoài gặp phải sự tranh khá lớn trên thịtrường lao động quốc tế Các nước nhập khẩu lao động có thể lựa chọn nguồn laođộng giá rẻ từ các nước nghèo khác ở châu Á hoặc châu Phi Sự cạnh tranh này ngàycàng tăng trong giai đoạn khủng hoảng, các nước trong vùng phải đối mặt với sự suythoái kinh tế Lao động của những nước nghèo sang làm việc với mức lương thấphơn Ví dụ như ở Trung Quốc, người lao động Phillipines phải cạnh tranh trong tất

cả các hoạt động dịch vụ do lao xuất khẩu làm: trong các nghề cần trình độ cao, laođộng Phillipines phải cạnh tranh với người Mỹ, Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc; trong cácnghề cần trình độ kỹ năng thấp, họ cạnh tranh chủ yếu với người Ấn, Pakistan, SriLan ka, Thái Lan, Indonesia

Số lao động Phillipines làm thủy thủ trên các tàu biển rất lớn Tuy nhiên họđang gặp khó khăn vì dần dần, các công ty tàu biển muốn chuyển sang thuê thủy thủngười Trung Quốc hay Việt Nam vì những người này sẵn sàng chấp nhận số tiềnlương chỉ bằng một nửa số lương của thủy thủ Phillipines Vì thế, số thủy thủPhillipines được tuyển dụng mới hàng năm đã giảm từ 245.000 người trong năm

2000 xuống còn 229.000 người năm 2005

Ngoài ra, việc XKLĐ của Phillipines cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận thịtrường châu Âu Trong số trên 7 triệu người lao động Phillipines ở nước ngoài, cókhoảng 3 triệu đang làm việc ở Bắc Mỹ, và 1,25 triệu tại châu Á Thái Bình Dương;1.4 triệu tại Trung Đông và châu Phi, còn ở châu Âu thấp nhất, chỉ có 776 người Đó

là chính sách kiểm soát nhập cư chặt chẽ của các nước thuộc Cộng đồng châu Âu

Hai là, khó khăn người lao động gặp phải ở nước ngoài

Vấn đề lớn nhất của người lao động Phillipines gặp phải trong cuộc sống tạinước ngoài là dễ bị tổn thương trước một môi trường và hoàn cảnh sống xa lạ tiềm

ẩn nhiều sự bất ổn Họ thường gặp nhiều bất lợi trong cuộc sống và công việc, từ

Trang 40

0việc thương lượng mức lương với nhà tuyển dụng đến việc vi phạm nhân quyền tạinước sở tại Mặt khác, người lao động nhập cư thường phải làm các loại công việc

"khó khăn, nguy hiểm, dơ bẩn" với mước lương thấp mà thường người lao động địaphương ít chấp nhận

Đối với người lao động Phillipines nhập cư bất hợp pháp, mọi việc còn khókhăn hơn Họ sống và làm việc lén lút để tránh mạng lưới luật pháp của nước sở tại,phải chấp nhận các điều kiện bất lợi mà bên tuyển dụng đề ra, bị ức hiếp, chèn ép vềnhiều mặt Từ hoàn cảnh đó, nhiều người lao động nhập cư, nhất là lao động nhập cưbất hợp pháp đã vướng vào con đường phạm pháp

Hơn nữa, người lao động nhập cư còn phải đối mặt với sự phân biệt kỳ thị từngười dân địa phương Nhiều người địa phương tỏ thái độ phản đối, thù ghét đối vớingười lao động nhập cư Mặt khác, một vụ phạm pháp của người lao động nướcngoài thường bị báo chí và các phương tiện truyền thông tại nước sở tại chú ý, tậptrung quá mức, hay thậm chí phóng đại đã tạo trong cộng đồng gây ấn tượng khônghay về người lao động nước ngoài và làm tăng thêm những mâu thuẫn bất đồng giữacộng đồng người địa phương và người nhập cư trong xã hội

Người lao động Phillipines làm nghề giúp việc gia đình bị ghi nhận là nạn nhâncủa sỉ vả, xâm hại cơ thể và quấy rối tình dục Nhiều người lao động phải quay vềnước để tìm hợp đồng làm việc mới Người lao động mong nhận được nhiều sự giúp

đỡ và bảo vệ hơn từ Chính phủ Phillipines và từ những văn phòng OWWA Tuynhiên, những tổ chức này lại không có đủ kinh phí để hỗ trợ những nơi cần sự giúp

đỡ, không có đủ người và điều kiện để kiểm soát các nơi mà người lao động đến làmviệc Vì thế, cần thiết phải hướng dẫn cho người lao động Phillipines trước khi họrời nước, và những công ty XKLĐ nên tăng cường hoạt động điều tra những ngườimôi giới

Nhiều lao động nữ Phillipines đi XKLĐ vốn có trình độ học vấn cao, và có địa

vị và nghề nghiệp cao trong nước nhưng họ chọn ra nước ngoài làm công việc giúpviệc cho những gia đình khá giả ở các nước phát triển, vì những công việc này, dù có

vị trí thấp trong xã hội, nhưng có thể đem lại cho họ mức thu nhập cao hơn công

Ngày đăng: 29/01/2024, 10:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w