1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú và tiếp thu bài học lịch sử hiệu quả hơn

22 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Phương Pháp Giúp Học Sinh Hứng Thú Và Tiếp Thu Bài Học Lịch Sử Hiệu Quả Hơn
Chuyên ngành Lịch Sử
Thể loại Đề Tài Sáng Kiến
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 14,2 MB

Nội dung

- Với việc sử dụng nguồn tư liệu khác ngoài sách giáo khoa có ý nghĩa quan trọngtrong việc khôi phục, tái hiện hình ảnh quá khứ, giúp khắc phục được hiện tượng“hiện đại hóa” lịch sử hoặc

Trang 1

-tố khác như: năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm.và các yếu -tốkhách quan như: môi trường học tập, người tổ chức quá trình dạy học, sự hứng thútrong học tập, Ở đây tôi xin được quan niệm sự hứng thú trong học tập như là hệquả của các yếu tố tương tác đó Hứng thú là một trong những mặt biểu hiện của

xu hướng nhân cách, nó có vai trò rất to lớn đối với hoạt động của con người nóichung và hoạt động nhận thức nói riêng Hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trìnhnhận thức làm nảy sinh khát vọng hành động và hành động một cách say mê, sángtạo, tăng năng suất làm việc ở mỗi người Trong hoạt động học tập hứng thú là yếu

tố quan trọng thôi thúc học sinh nắm bắt tri thức một cách nhanh hơn, sâu sắc hơn.Khi có hứng thú học một môn học nào đó, học sinh sẽ say mê trong nghiên cứu,học tập việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn và ngược lại, khi nắm bắt đượcvấn đề, tức hiểu được bài thì người học lại có thêm hứng thú học tập, nhờ đó kếtquả học tập của họ ngày càng được nâng cao, phát triển một cách tích cực Như đạivăn hào Macxim Goocki khái quát: “tài năng, nói cho cùng là tình yêu đối vớicông việc” Chính vì vậy, việc tạo hứng thú học tập cho người học là một trongnhững yêu cầu nhất thiết đối với việc dạy học

Trang 2

lượng tin quá lớn, học sinh không nhớ nỗi rồi dẫn đến chán học Là một giáo viên dạy Lịch Sử, bản thân tôi nhận thấy việc tạo hứng thú học tập bộ môn Lịch Sử trong nhà trường hiện nay là một vấn đề mang tính cấp thiết.Nghiên cứu vấn đề này vừa là nhu cầu hứng thú của bản thân tôi Hơn nữa, là giáo viên dạy Lịch Sử, tôi nhận thấy đây cũng là một vấn đề phù hợp với đặc trưng bộ môn mà tôi đang giảng dạy.

II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

- Tạo được hứng thú cho học sinh với những kiến thức tương đối “khô khan”, vừarèn cho học sinh tinh thần học tập chủ động Giúp các em yêu thích học Lịch Sửhơn, từ đó tiếp thu bài học một cách chủ động và hiệu quả hơn Giúp giờ học thoảimái nhẹ nhàng hơn

- Với việc sử dụng nguồn tư liệu khác ngoài sách giáo khoa có ý nghĩa quan trọngtrong việc khôi phục, tái hiện hình ảnh quá khứ, giúp khắc phục được hiện tượng

“hiện đại hóa” lịch sử hoặc “hư cấu” sai sự thật, vừa tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốnđối với học sinh, thông qua đó còn lồng ghép giáo dục tư tưởng và giáo dục môitrường một cách hiệu quả

III.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

- Học sinh khối 6 và 7 trường THCS Kim Đồng qua các năm học từ 2009 đến2014

B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

I TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1/Các hoạt động nhằm thực hiện sáng kiến:

Trong nhiều năm qua, tôi đã được phân công giảng dạy Lịch Sử lớp 6 và 7.Chuẩn bị cho mỗi tiết dạy, chúng tôi đã tiến hành họp nhóm, thống nhất nhữngkiến thức kĩ năng cơ bản của bài học, đồng thời trao đổi những phương pháp đểtiến hành tiết dạy một cách dễ hiểu nhất, đạt hiệu quả cao nhất Chúng tôi đã ápdụng các phương pháp:

* Sử dụng nguồn tư liệu từ văn học dân gian

* Dùng hình ảnh minh họa từ “Bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh”

* Kể chuyện lịch sử

* Vận dụng kiến thức liên môn Văn-Nhạc-Địa-Sử…

- Sau mỗi tiết dạy có áp dụng phương pháp này, chúng tôi tiến hành khảo sát ởmỗi lớp với 3 đối tượng học sinh: giỏi- trung bình và yếu, sau đó trao đổi với nhau

về hiệu quả của phương pháp giảng dạy đã sử dụng và trên cơ sở đó phát huyphương pháp có hiệu quả hay kịp thời bổ sung những thiếu sót, thay đổi cách thứctiến hành sao cho phù hợp trong những tiết dạy còn lại

2.Các bước tiến hành:

Đối với giáo viên:

- Sưu tầm và tìm hiểu các câu chuyện, truyền thuyết có liên quan đến nội dungchương trình ; chọn lọc các tư liệu , mẫu chuyện kể cần sử dụng trong mỗi tiếtdạy

- Sưu tầm tranh ảnh phục vụ cho tiết dạy, giúp truyền tải kiến thức có hiệu quả

Trang 3

- Soạn bài, xác định những tư liệu cần thiết đưa vào bài giảng, những phần kiếnthức có thể tích hợp giáo dục môi trường ,giáo dục tư tưởng.

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới

Đối với học sinh:

- Đọc SGK , tìm hiểu trước bài mới theo yêu cầu của giáo viên

II/PHẦN NỘI DUNG:

1./ Sử dụng nguồn tư liệu từ văn học dân gian :

Chương trình Lịch Sử lớp 6 mở đầu cho việc dạy và học bộ môn Lịch Sử ởcấp trung học cơ sở Chương trình này cũng mở đầu cho quá trình học tập Lịch Sửvới tư cách là một môn khoa học của học sinh phổ thông

Học sinh tiểu học mới vào lớp 6 còn non yếu về khả năng tiếp thu những kiếnthức khoa học, vừa chưa quen với cách học tập một cách khoa học ở cấp trung học

cơ sở Do vậy, chắc chắn các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong nhận thức Trongkhi đó, yêu cầu cải cách giáo dục đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải

“nâng cao tính chủ động, phát huy khả năng tư duy của học sinh trong quá trìnhdạy và học” càng làm phức tạp thên những khó khăn nói trên

Trong khi đó, phần đầu của lịch sử dân tộc là những kiến thức của thời kì lịch

sử xa xưa, rất dài, thậm chí còn nhiều vấn đề vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu vàphát hiện Sách giáo khoa thì hạn chế về hình ảnh minh họa, chỉ thiên về trình bàykiến thức, sự kiện, số liệu… Nếu trong quá trình giảng dạy, giáo viên chỉ dựa vàosách giáo khoa thì bài học trở nên khô khan, khó tiếp thu, khó lôi cuốn được họcsinh Thực tế cho thấy hiện nay nhiều học sinh không thích học lịch sử, kết quả họctập của môn Lịch Sử chưa cao…Đối với giai đoạn lịch sử xa xưa thì nguồn tư liệuhiện vật, thành văn không nhiều nhưng lại tương đối phong phú về tư liệu truyềnmiệng (những câu chuyện truyền thuyết,cổ tích…)

1.1 Ưu điểm: khi khai thác nguồn tư liệu này:

+ Nếu gạt bỏ đi yếu tố thần thánh đây vẫn là loại tư liệu có giá trị, phảnánh nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc, đặc biệt là giai đoạn đầu dựngnước và giữ nước

+ Những câu chuyện truyền thuyết cổ tích không chỉ góp phần minh họa chonhững sự kiện lịch sử, mà với cốt truyện có nội dung hay, những nhân vật có khảnăng tạo ấn tượng, dễ nhớ, sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, tạo được khôngkhí gần gũi với bối cảnh lịch sử của sự kiện đang học, tạo được sự thích thú chohọc sinh

+ Ở lớp 6, song song với chương trình lịch sử ,trong môn Ngữ văn học sinhđược tìm hiểu về nhiều truyền thuyết, chuyện cổ tích có liên quan đến giai đoạnlịch sử đang học như : Âu Cơ- Lạc Long Quân; Thánh Gióng, Bánh chưng bánhdày, Sơn Tinh-Thủy Tinh, Mỵ Châu - Trọng Thủy.v.v Đây là một điều kiện thuậnlợi cho giáo viên lịch sử khi tích hợp nguồn tư liệu văn học này vào bài giảng

1.2.Hạn chế :

+ Truyền thuyết, cổ tích phản ánh không hoàn toàn chính xác nội dung lịch sử,trong khi khai thác GV cần chắt lọc, gạt bỏ yếu tố thần thánh

Trang 4

+ Nếu đi sâu sa đà có thể biến tiết học lịch sử thành tiết văn học hay kể chuyện

học khô khan không hấp dẫn Những câu chuyện lịch sử đã xảy ra cách đây

hàng nghìn năm, những cuộc kháng chiến chỉ còn ghi trong sử sách mà không còn lại bất kì dấu tích nào Liệu chỉ với mô tả của GV và các lược đồ khô khan học sinh có dễ tiếp thu, có khắc sâu được kiến thức?!

Chắc chắn mỗi thầy cô giáo đều có những cách riêng để bài dạy của mìnhhiệu quả Bên cạnh việc khai thác các câu chuyện lịch sử với phương pháp kểchuyện, thuyết trình để tạo sự hấp dẫn, tôi đã sử dụng thêm một số hình hình từ

“Bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh” của nhà xuất bản trẻ TP Hồ Chí Minh.Chịu trách nhiệm xuất bản: Tiến sĩ Quách Thu Nguyệt Bộ sách xuyên suốt lịch sử Việt

nam từ thời đồ đá , đồ đồng đến thời Hùng Vương dựng nước; trải hàng ngàn nămBắc thuộc đến thời kỳ độc lập tự chủ của nhà Đinh-Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê,Nguyễn…

2.1 Ưu điểm:

+ Bộ sách gồm nhiều tập, mỗi tập phản ánh một thòi kì hay một vấn đề, nhân vật

tiêu biểu của thời kì đó.Trong quá trình biên soạn các tác giả đã dựa vào các nguồn

sử liệu đáng tin cậy như “ Đại Việt sử kí toàn thư, Lịch triều hiến chương loạichí.v.v.”

+ Chú ý thể hiện đến các đặc điểm văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán, tiêu biểu

của từng thời kì lịch sử

+ Cuối mỗi cuốn sách này còn có phụ lục về các hiện vật lịch sử, các công trình

kiến trúc văn hóa tiêu biểu của từng thời kì.GV có thể sử dụng đưa vào làm hìnhảnh minh họa cho bài dạy, hoặc sử dụng như phần tài liệu tham khảo

+ Đặc biệt khi GV vận dụng các câu chuyện truyền thuyết, chắc chắn những hình

ảnh minh họa trong Bộ lịch sử Việt Nam bằng tranh sẽ giúp lịch sử trở nên sốngđộng và gần gũi hơn

+ Học sinh tỏ ra hào hứng khi có hình ảnh minh họa, dễ nhớ kiến thức hơn Nhiều

em tìm đọc truyện tranh lịch sử, cũng là một cách học sử hiệu quả

Trang 5

- Song song với việc khai thác nguồn sử liệu từ văn học dân gian và tranh ảnh

từ bộ truyện tranh “Lịch sử Việt Nam bằng tranh”, học sinh rất hứng thú khi đượcnghe kể chuyện về các danh nhân, nhân vật lịch sử, các biến cố lịch sử…Ở đây, tôi

đã khai thác nguồn tư liệu từ “Những mẫu chuyện lịch sử”; “Việt sử giai thoại”,

“ Thần đồng xưa của nước ta” ;“Chín đời chúa, mười ba đời vua Nguyễn”

.v.v

+ “Những mẫu chuyện lịch sử” viết theo lối kể chuyện hấp dẫn ,giúp GV

có tư liệu minh họa bài giảng, giúp HS yêu thích môn Lịch Sử và hiểu sâu hơnkiến thức trong SGK.Bên cạnh đó còn giúp nâng cao khả năng giáo dục tư tưởngcủa môn Lịch Sử về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc

+ Bản thân “Việt sử giai thoại” được biên soạn chắt lọc dựa theo hai bộ

chính sử lớn của nước ta là Đại Việt sử kí toàn thư và Khâm định Việt sử thông

giám cương mục nên đảm bảo tính khoa học Mỗi triều đại phong kiến ở Việt nam

đều có rất nhiều giai thoại hay mà trong giới hạn chương trình ở sách giáo khoakhông đưa vào.Những mẫu chuyện giàu chất triết lí và giá trị đạo lí có nguồn gốc

từ chính sử xưa của tổ tiên, cùng với phần lời bàn hết sức sâu sắc của tác giả chắchẳn sẽ giúp chúng ta ít nhiều trong giáo dục tư tưởng và đạo đức cho học sinh

+ “Thần đồng xưa của nước ta” giới thiệu về những nhân vật lịch sử nổi tiếng

được sử sách ca ngợi là thần đồng.Những câu chuyện về ý chí trong học tập, rènluyện bản thân, nhân cách cao đẹp và tài năng xuất chúng, ắt hẳn sẽ thu hút họcsinh, và ít nhiều chắc chắc cũng có tác dụng tốt đối với việc giáo dục các em

3.2 Hạn chế:

+ Như đã nói,ở mỗi vương triều có rất nhiều mẫu chuyện về nhiều nhân vật,nhiều sự kiện Giáo viên cần phải chọn lựa những mẫu chuyện phù hợp với nộidung bài dạy, chắt lọc lại cho ngắn gọn, xác định rõ ràng mục đích khi kể mẫuchuyện ấy là gì, giáo dục cho học sinh điều gì.Hiệu quả câu chuyện còn phụ thuộcrất nhiều vào giọng kể và biểu cảm của giáo viên

+ Cái gì “quá” thì cũng không tốt, vì vậy không nên tham lam khi đưa các giaithoại phức tạp, dài, hoặc ít liên quan đến bài học, hoặc sẽ gây phức tạp cho bàihọc.v.v

- Một số câu chuyện có thể sử dụng trong các chủ đề:

Chủ đề Tư liệu sử dụng Nội dung giáo dục tích hợp

 GD môi trường: cha ông đã biết lợi dụng

“địa lợi” trong đấu tranh

 GD ý thức bảo vệ và phát huy các di tíchlịch sử

 Lòng biết ơn đối với các vị anh hùng dântộc

Trang 6

mục 2 Đời sống xã hội

và văn hóa)

 Yêu cầu đấu tranh thống nhất đất nước đểphát triển vững mạnh

 Ý thức độc lập, tự chủ.Khuyến khích họctập để thành nhân tài giúp nước

 Lòng biết ơn đối với các vị anh hùng dântộc

3 Nước

Đại Việt

thời Lý

- Chuyện về Lê Ngọa

Triều (Bài 10, mục 1:

chuông Quy Điền và

tháp Báo Thiên, xây

chùa Diên Hựu

 Triều Tiền Lê suy thoái , cần phải có mộttriều đại mới tiến bộ hơn thay thế.Tài năngcủa vị Vua đầu triều Lý Lý Công Uẩnđược suy tôn lên ngôi, nhà Lý thành lậpthay cho triều Tiền Lê là hoàn toàn phùhợp

 GD tài năng lao động sáng tạo của cha ông

ta Ý thức bảo vệ và phát huy các di tíchlịch sử

 GD môi trường: cha ông đã biết lợi dụng

“địa lợi” trong đấu tranh chống ngoại xâm,phát huy lợi thế của điều kiện tự nhiên đểđánh giặc

 GD ý thức bảo vệ và phát huy các di tíchlịch sử

 Lòng biết ơn đối với các vị anh hùng dântộc

4.Vận dụng kiến thức liên môn:

4.1 Ưu điểm: Vận dụng kiến thức liên môn giúp HS hiểu sâu sắc về các vấn đề

lịch sử, củng cố thêm hiểu biết của mình về các môn học khác, giúp các em thực

Trang 7

sự làm chủ được kiến thức.Mặt khác giúp bài học Lịch Sử không còn khô cứng, tản mạn, rời rạc.Làm cho HS hứng thú và say mê hơn với môn Lịch Sử.

4.2 Lưu ý: Khi vận dụng kiến thức liên môn, người giáo viên bên cạnh phải nắm

vững nội dung kiến thức môn Lịch Sử, còn phải có kiến thức cơ bản về bộ môn vận dụng tích hợp.Tích hợp nhẹ nhàng, đúng địa chỉ, tránh biến tiết Lịch Sử thành tiết Ngữ văn hay các môn học khác

III GIÁO ÁN MINH HỌA: - Dưới đây tôi xin đưa ra một vài giáo án minh họa

cụ thể việc áp dụng các phương pháp nhằm tạo hứng thú và giúp học sinh tiếp thu bài học tốt hơn

Lịch Sử 6:

Tiết17- Bài 15: NƯỚC ÂU LẠC (tiếp theo).

Sử dụng truyền thuyết “Nỏ thần” và “Mị Châu - Trọng Thủy”

 Nội dung tích hợp: giáo dục môi trường và lòng yêu nước

Vào bài: Đầu chương trình lịch sử 6, HS đã được phân biệt 3 loại tư liệu lịch sử

(hiện vật, truyền miệng và chữ viết), và các em cũng đã biết tư liệu truyền miệngchỉ có giá trị tham khảo chứ không hoàn toàn phản ánh chính xác hiện thực lịch sử.Nên ở phần mở bài GV liên hệ ngay đến hai câu chuyện truyền thuyết mà các em

đã được học , đưa HS vào tình huống có vấn đề: “ Thành Cổ Loa gắn liền với

những truyền thuyết kì thú của dân tộc Việt Các em đã từng nghe truyền thuyết “Nỏ thần “ và “Mị Châu - Trọng Thủy” chưa? Nếu đã nghe hẳn các

em đã biết về việc An Dương Vương định đô,xây thành,về chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một phát hạ hàng vạn tên giặc, về mối tình bi thương Trọng Thủy- Mị Châu và kết cục của nước Âu Lạc Nhưng đó chỉ là trong truyền thuyết còn sự thật lịch sử thì như thế nào?”

Hoạt động 1: Tìm hiểu về thành Cổ Loa

GV : liên hệ bài trước( mục 1 và 2) hỏi HS về Kinh đô của nước Âu Lạc (Phong

Khê) Bài học chống quân xâm lược còn nóng hổi,với ý thức cảnh giác nên việcđầu tiên An Dương Vương bắt tay làm là định đô, xây dựng kinh thành mới để bảo

vệ đất nước: đó là thành Cổ Loa

GV : tiếp tục hướng dẫn HS tìm hiểu về khu thành này

? Cổ Loa được xây dựng ở đâu, vào thời gian nào?

GV: Trước đây có tên Khả Lũ hay Chạ ChủTK XV xuất hiện tên gọi Cổ Loa

? Vì sao khu thành có tên gọi là Cổ Loa hay Loa Thành?

- Thành có nhiều lớp quanh co như hình xoáy trôn ốc

GV dùng sơ đồ khu thành Cổ Loa và nhắc HS xem SGK.

GV: gọi học sinh lên bảng, dùng câu hỏi gợi mở hướng dẫn HS sử dụng sơ đồ mô

tả cấu trúc của thành Cổ Loa ?

( ? Chất liệu chính để xây thành? Có mấy vòng thành? Tổng chiều dài các vòng thành? Chiều cao,chiều rộng của thành? Ngoài lũy đất bên ngoài mỗi vòng thành còn có đặc điểm gì?)

*HS trình bày cấu trúc thành theo sơ đồ, GV sử dụng sơ đồ và phương pháp đàm thoại gợi mở để làm rõ cấu trúc độc đáo lợi hại của Loa thành :

Trang 8

* Giáo dục môi trường: Ba vòng thành khép kín dài 16 km phải đào đắp một

lượng đất đá rất lớn, thế nhưng cha ông ta đã biết dựa vào thiên nhiên, hai vòng

thành ngoài nhân dân ta lợi dụng những gò đất cao có sẵn trong tự nhiên rồi nối chúng với nhau nên không đúng một dạng hình học nào cả  không đúng

hình xoáy trôn ốc

*GV dùng sơ đồ mặt cắt dọc một vòng thành :

*Liên hệ chuyện Nỏ thần: Em còn nhớ theo truyền thuyết thì quá trình xây dựng

thành Cổ Loa diễn ra như thế nào?

HS: Ròng rã hơn 18 năm vì cứ xây lên lại đổ Sau nhờ thần Rùa Vàng giúp sứcmới xây xong

* Giáo dục môi trường: chất liệu chính để xây thành là đất nên thành xây xonglại đổ ( nước ta khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, lại có một mùa lũ lụt), nhiều lần nhưthế nhân dân ta sáng tạo ra cách cho thêm vào giữa lớp đất những lớp gốm vỡ,

Trang 9

chân thành sử dụng lớp đá tảng làm móng Chân thành rộng, hẹp dần lên đến mặtthànhchắc chắn

- Cấu trúc của lũy thành kiên cố, vững chắc có hào sâu bao quanh

* Sử dụng sơ đồ cấu trúc trình bày về hệ thống hào nước: Hào rộng ,sâu, nối

liền với nhau và nối với Đầm Cả vừa nối với sông Hoàng

? Vai trò của hệ thống hào nước?

HS: bảo vệ cho kinh thành, nơi luyện tập chiến đấu của thủy quân, vừa là hệ thốnggiao thông thủy trong thời bình

? Nơi ở và làm việc của Vua được bố trí ở đâu?

HS : Rất an toàn bên trong thành Nội

*Em có nhận xét gì về cấu trúc của thành Cổ Loa?

- HS trả lời ,GV nhấn mạnh cấu trúc lợi hại của thành: ba vòng thành cùng

hệ thống hào nước tạo thành một hệ thống phòng thủ kiên cố, bảo vệ vững chắccho triều đình trung ương Hơn nữa sự bố trí các cửa thành cũng tăng thêm sự lợihại của Loa Thành Kẻ thù muốn tấn công cơ quan đầu não của ta buộc phải vượtqua hệ thống hào nước và lũy thành của thành Ngoại, sau đó lại đến hàonước,muốn vào vòng thành Trung chúng phải loay hoay tìm cửa vào, vì cửa củahai vòng thành kề nhau không nằm trên một đường thẳng, cứ thế đến hào-thànhcủa vòng trong cùng Vì vậy thực tế dù Cổ Loa không đúng như hình xoáy trôn ốcnhưng lại trùng trùng lớp lớp, càng vào càng khó tựa như chui vào ruột ốc, nếukhông thông thuộc thì không dễ dàng đột nhập vào bên trong, nên tên gọi thànhỐc( Loa thành ) cũng là một cách gọi hay Đây là công trình qui mô nhất của nước

Âu Lạc thời bấy giờ - Căn cứ quân sự vững chắc lợi hại để bảo vệ đất nước.Trong điều kiện với những phương tiện thô sơ thời bấy giờ mà xây dựng được một

công trình có cấu trúc độc đáo, qui mô đồ sộ như vậy nên nhân dân ta đã thần

thánh hóa là nhờ thần Rùa Vàng giúp sức xây dựng.

? Thực tế có việc thần Kim Qui giúp xây dựng Loa thành hay không? Rút ra sự thật lịch sử: đó là công sức của nhân dân Giáo dục cho các em thấy tinh thần lao động sáng tạo bền bỉ của nhân dân ta.

? Với đặc điểm cấu trúc độc đáo và lợi hại như thế thì ngoài ý nghĩa kinh đô,

Cổ Loa còn có vai trò gì ?

- Căn cứ quân sự vững chắc lợi hại để bảo vệ đất nước

? Việc nhân dân ta đã xây dựng một công trình như vậy vào thế kỉ III-II TCN cho thấy điều gì?

* Giáo dục lòng tự hào dân tộc : - Việc nhân dân ta xây dựng Cổ Loa cách đâytrên 2000 năm thể hiện tài năng sáng tạo và kĩ thuật xây thành độc đáo của cha ông

ta, trình độ phát triển của nước Âu Lạc.Đây là công trình quân sự để bảo vệ đấtnước đầu tiên trong lịch sử của dân tộc ta

Cho HS xem hình ảnh về dấu tích của thành Cổ Loa, và qua câu ca dao cuối bàichứng tỏ trên 2000 năm rồi Cổ Loa vẫn tồn tại, thêm một biểu tượng của nền vănminh Việt Cổ rất đáng tự hào.Một trong những di tích minh chứng cho một giaiđoạn

hào hùng trong lịch sử dân tộc

Trang 10

* Giáo dục ý thức bảo vệ di tích lịch sử Giáo dục để HS thấy được trách nhiệm của mình trong việc tìm hiểu,chăm sóc,bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử Liên hệ thực tế trường Kim Đồng với di tích nhận chăm sóc ở địa

phương Đó là:căn nhà số 52 Trần Bình Trọng – nơi thành lập tổ chức Việt Namthanh niên cách mạng đồng chí hội đầu tiên ở Quảng Nam -Đà Nẵng

Hoạt động 2 : Tìm hiểu về lực lượng quốc phòng của nước Âu Lạc

GV giải thích: “Quân thành”: khu thành quân sự phục vụ chiến đấu

? Vì sao người ta còn gọi Cổ Loa là một quân thành?

- Cấu trúc độc đáo có tác dụng phòng thủ tốt và phục vụ chiến đấu

- Ở đây có một lực lượng quân đội lớn

- Có cả bộ binh và thủy binh, trang bị vũ khí đồng như giáo ,rìu chiến, dao găm,nỏ…

GV: giới thiệu cho HS hình ảnh các hiện vật mà các nhà khảo cổ khai quật được ởkhu vực chân thành Cổ Loa

Trang 11

* Liên hệ truyện “Nỏ thần ”: Em còn nhớ theo truyện “Nỏ thần” nước Âu Lạc bấy giờ có thứ vũ khí gì độc đáo?

HS: Nỏ thần,được làm từ chiếc móng của thần Kim Qui, bắn một phát hàng nghìnmũi tên,giết chết hàng vạn tên giặc

GV: thực tế có chiếc nỏ thần lợi hại như vậy hay không?

* GV giới thiệu việc phát hiện kho mũi tên đồng hàng vạn chiếc ở Cầu Vực,vàchiếc lẫy nỏ có kích thước rất lớn,có nhiều khe để lắp mũi tên, một lúc có thể bắnđược nhiều mũi tên (Nỏ Liên Châu) ở khu vực chân thành Cổ Loa:

Hoạt động 3: Tìm hiểu về nguyên nhân sụp đổ của nước Âu Lạc

Khi GV trình bày về việc Triệu Đà lâp nước Nam Việt đem quân đánh xuống ÂuLạc, thể hiện tư tưởng “bành trướng” ,Gv liên hệ các triều đại phong kiến phươngBắc sau này cùng luôn có mưu đồ thôn tính và biến nước ta thành một bộ phậncủa Trung Quốc

Ngày đăng: 28/01/2024, 14:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w