Tuy nhiên, thực tế sản xuất kinh doanh cho thấy còn nhiều bất cập trong hệ thống như chưa đảm bảo các yêu cầu về tính đầy đủ, tính hệ thống, tính đơn giản, tính thuận tiện trong sử dụng,
Trang 1Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO TRường đại học bách khoa hà nội
Trang 2Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO TRường đại học bách khoa hà nội
Trang 3Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan luận văn của tôi với đề tài: “Nghiên cứu hoàn thiện
hệ thống các chỉ tiêu thống kê tại Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam- Vinacomin ” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
Quảng Ninh, ngày tháng 8 năm 2012
Tác giả luận văn
Đinh Văn Chiến
Trang 4Lời cảm ơn
Sau thời gian nghiên cứu khảo sát tại Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt nam, luận văn tốt nghiệp được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo, Tiến sỹ: Nghiêm Sỹ Thương và các thầy cô giáo Viện kinh tế và quản lý, trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Tập thể ban Kế toán Thống kê Tài chính Tập đoàn Vinacomin, cùng nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học kinh tế và các bạn đồng nghiêp
Do kiến thức còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót
Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn!
Quảng Ninh, ngày tháng 8 năm 2012
Người thực hiện
Đinh Văn Chiến
Trang 5Mục lục
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
Mở đầu 1
Chương 1 Tổng quan lý thuyết và thực tiễn về hệ thống các chỉ tiêu thống kê trong hoạt động Sản xuất kinh doanh 5
1.1 Tổng quan lý thuyết về hệ thống các chỉ tiêu thống kê trong hoạt động sản xuất kinh doanh 5
1.1.1 Vai trò quan trọng của hệ thống các chỉ tiêu thống kê trong công tác quản lý và hoạch định chính sách xây dựng phát triển kinh tế xã hội ở nước ta 5
1.1.2 Các nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê trong nền kinh tế quốc dân 10
1.1.3 Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê 13
1.2 Tổng quan thực tiễn về hệ thống các chỉ tiêu thống kê trong nên kinh tế nước ta hiện nay 14
1.2.1 Một số hệ thống chỉ tiêu thống kê đã được ban hành và áp dụng tại một số ngành kinh tế nước ta 14
1.2.2 Đánh giá thực trạng việc áp dụng các hệ thống chỉ tiêu thống kê ở nước ta hiện nay 27
1.2.3 Một số hệ thống chỉ tiêu thống kê áp dụng trên thế giới 30
1.3 Định hướng xây dựng đổi mới hệ thống các chỉ tiêu thống kê ở nước ta 32
1.3.1 Định hướng xây dựng đổi mới hệ thống các chỉ tiêu thống kê 32
Trang 61.3.2 Đề cương đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê 34
Chương 2 Phân tích thực trạng áp dụng hệ thống chỉ tiêu thống kê trong hoạt động quán lý sản xuất kinh doanh than tại tập đoàn CN than – khoáng sản Việt Nam 41
2.1 Tổng quan về công tác thống kê phục vụ quán lý sản xuất kinh doanh trong Tập đoàn CN Than – Khoáng sản Việt Nam 41
2.1.1 Vài nét về Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam TKV) 41
2.1.2 Công tác thống kê trong các doanh nghiệp TKV 55
2.1.3 Lịch sử phát triển của hệ thống chỉ tiêu thống kê áp dụng trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc TKV 60
2.1.4 Mô tả hệ thống chỉ tiêu thống kê hiện hành trong TKV (8 hoạt động) 63
2.2 Phân tích thực trang việc áp dụng hệ thống chỉ tiêu thống kê 69
a) Phân tích mức độ đáp ứng các yêu cầu của chỉ tiêu thống kê 2.2.1 Tính đúng đắn về nội dung thống kê 69
2.2.2 Tính đầy đủ của hệ thống 71
2.2.3 Tính đúng đắn của phương pháp tính chỉ tiêu 72
2.2.4 Tính liên kết logic giữa các chỉ tiêu trong hệ thống 76
2.2.5 Tính thuận tiện trong việc sử dụng, áp dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý doanh nghiệp 76
2.2.6 Tính phù hợp với điều kiện cụ thể tại nơi áp dụng 77
c) Phân tích công tác tổ chức hoạt động thống ke (Mô hình tổ chức hoạt động thống kê) d) Công nghệ và phương pháp tính toán các chỉ tiêu thống kê c) Phân tích nhân lực thống kê d) Phân tích công tác chấp hành chế độ báo cáo thống kê 2.3 Đánh giá thực trạng việc áp dụng hệ thống chỉ tiêu thống kê trong quản lý sản xuất kinh doanh ở Tập đoàn CN Than- Khoáng sản Việt Nam trong thời gian qua 78 2.3.1 ưu điểm 78
2.3.2 Những hạn chế, tồn tại 78
2.3.3 Nguyên nhân và những vấn đề cần tiếp tục để hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê 80
Trang 7Chương 3 Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu thống kê nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh than áp dụng trong Tập đoàn Công
nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam 83
3.1 Tầm quan trọng của bổ sung hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê (phù hợp thực tiễn khách quan) 83
3.2 Phương hướng chung 84
3.3 Những đề xuất hoàn thiện 84
3.3.1 Hệ thống chỉ tiêu thống kê các chỉ tiêu quản trị khai thác chế biến than 86
3.3.2 Hệ thống chỉ tiêu thống kê các chỉ tiêu quản trị chi phí sản xuất than 91
3.3.3 Hệ thống chỉ tiêu thống kê các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của mỗi công ty con (đơn vị thành viên) cũng như của toàn Tập đoàn TKV 102
3.3.4 Một số giải pháp tổ chức thực hiện 109
Kết luận và kiến nghị của luận văn 111
Tài liệu tham khảo 114
Trang 9Danh môc ký hiÖu, ch÷ viÕt t¾t
1 TËp ®oµn TKV TËp ®oµn C«ng nghiÖp Than – Kho¸ng s¶n ViÖt Nam
Trang 10Danh mục các bảng
1 Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu chủ yếu thực hiện từ năm 1995 đến năm 2009-
Kế hoạch năm 2010
2 Bảng 2.2 Kế hoạch chỉ tiêu chủ yếu 5 năm từ năm 2011 đến năm 2015
3 Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu hiện vật chủ yếu cho hoạt động sản xuất kinh
doanh than
4 Bảng 2.4 Mẫu bảng kê chi tiết các đơn vị mua/bán than
5 Bảng 2.5 Bảng đối chiếu xác định than sạch thành phẩm sản xuất và tiêu
thụ năm 2009
Trang 114 Hình 2.4 Sơ đồ hệ thống khai thác tiêu thụ than lộ thiên
5 Hình 2.5 Sơ đồ khai thác và tiêu thụ than hầm lò
6 Hình 2.6 Sơ đồ hoạt động sản xuất kinh doanh than của Tập đoàn TKV
Trang 121
Mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu xuất phát từ những lý do sau đây:
ý nghĩa và tầm quan trọng của hệ thống chỉ tiêu thống kê trong quản lý kinh tế- xã hội quốc gia: Hệ thống chỉ tiêu thống kê thống kê quốc gia là tập hợp những chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình kinh tế- xã hội chủ yếu của đất nước để thu thập thông tin thống kê, phục vụ các cơ quan, lãnh đạo Đảng và Nhà nước các cấp trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội từng thời kỳ và đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân khác Hệ thống các chỉ tiêu thống kê phản ánh quy mô, tốc
độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của hiện tượng kinh tế, xã hội - tự nhiên trong
điều kiện không gian và thời gian cụ thể
Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam là tập đoàn kinh tế đa ngành, trong đó ngành than là ngành kinh tế mũi nhọn chiếm tỷ trọng lớn và làm nền tảng vững mạnh để xây dựng các ngành kinh tế khác phát triển đồng đều trong Tập đoàn Xuất phát từ vai trò quan trọng của hệ thống chỉ tiêu thống kê trong công tác quản lý và
điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh than nói riêng cũng như của toàn Tập
đoàn nói chung, trong những năm qua Tập đoàn đã luôn coi trọng việc xây dựng hệ thống các chỉ tiêu thống kê Tuy nhiên, thực tế sản xuất kinh doanh cho thấy còn nhiều bất cập trong hệ thống như chưa đảm bảo các yêu cầu về tính đầy đủ, tính hệ thống, tính đơn giản, tính thuận tiện trong sử dụng, tính thích ứng với sự phát triển của công nghệ thông tin v.v…
Cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của Tập đoàn CN Than - Khoáng sản VN giai đoạn 2011-2020 và những năm tiếp theo, đồng thời với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê càng trở nên cấp thiết, giúp cho công tác quản lý, điều hành hoạt động SXKD của ngành than theo hướng đáp ứng đầy đủ, kịp thời, chính xác các yêu cầu về cung cấp thông tin, phân tích, đánh giá tình hình kinh tế- xã hội, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đối với Tập đoàn TKV cũng như của Tập đoàn TKV với các Công ty con thuộc Tập đoàn
Trang 13Cần phải xây dựng và hoàn thiện đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay, tiếp cận dần với hệ thống thống kê hiện đại, đảm bảo các chỉ tiêu phản ánh đúng thực trạng tình hình kinh tế-xã hội, đáp ứng yêu cầu phân tích đánh giá và hoạch định các chính sách phát triển phục vụ công tác chỉ đạo
và điều hành của Tập đoàn trong những năm tới
Vì những lý do nêu trên, việc lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu thống kê nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh than - áp dụng trong Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam” là cần thiết
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu thống kê kinh tế- kỹ thuật sản xuất của Tập đoàn các công ty than Khoáng sản VN áp dụng thống nhất trong công tác hạch toán, phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội, báo cáo, thông tin phục vụ chỉ huy điều hành quản lý từ Tập đoàn đến các Công ty con trong Tập
đoàn và báo cáo Nhà nước Cụ thể, trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu quốc gia đã được ban hành, đề xuất xây dựng hệ thống các chỉ tiêu thống kê bao gồm: nội dung, phạm vi, phương pháp tính, nguồn số liệu , đánh giá hoạt động của công tác quản lý SXKD trong ngành than áp dụng trong Tập đoàn CN Than - Khoáng sản VN
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống các chỉ tiêu thống kê phục vụ cho công tác quản lý chỉ đạo và điều hành phối hợp sản xuất kinh doanh của ngành than Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hệ thống các chỉ tiêu thống kê trong hoạt
động SXKD than tại Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam theo các nội dung
Trang 143
như tên gọi, nội dung và phương pháp tính, trình tự thống kê, hệ thống mẫu biểu,
mối quan hệ giữa các chỉ tiêu v.v…
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Hệ thống hoá lý luận cơ bản về hệ thống các chỉ tiêu thống kê;
- Phân tích đánh giá toàn diện hệ thống chỉ tiêu thống kê đang áp dụng trong quản lý kinh doanh ở Tập đoàn CNT - KS Việt Nam;
- Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu thống kê áp dụng thống nhất từ Tập đoàn- Công ty mẹ tới các đơn vị thành viên- công ty con trong hoạt động SXKD than
5 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu tổng quan lý luận và thực tiễn của đề tài, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích lý luận, thống kê số liệu thực tiễn theo quá trình, phương pháp hệ thống chỉ số khi đề xuất việc xây dựng hệ thống các chỉ tiêu thống kê
6 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1 ý nghĩa khoa học
Luận văn hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề cơ bản lý luận về hệ thống chỉ tiêu thống kê trong doanh nghiệp, chuẩn hoá khái niệm, nội dung, phương pháp tính từng chỉ tiêu thông kê trong hệ thống
Luận văn đề xuất và thực hiện việc phân tích hệ thống chỉ tiêu thống kê dưới một góc độ mới- đó là phân tích theo các yêu cầu cần có của hệ thống
6.2 ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu thống kê cho hoạt
động SXKD ngành than được kỳ vọng sẽ có ý nghĩa trong việc góp phần hoàn thiện công tác quản lý SXKD của Tập đoàn CN Than - KS Việt Nam nói chung cũng như các đơn vị thành viên trong Tập đoàn, đáp ứng những yêu cầu nhiệm vụ SXKD trong giai đoạn mới của nền kinh tế nói chung và ngành than nói riêng Nó sẽ góp phần cụ thể trong việc hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quản trị kinh doanh, tạo tiền đề cho việc tăng cường công tác hạch toán kinh tế trong Tập đoàn, nâng cao hiệu quả của
hệ thống quản lý của các doanh nghiệp trong Tập đoàn
Trang 15Chương 3: Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu thống kê nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh than áp dụng trong Tập đoàn Công nghiệp
Than- Khoáng sản Việt Nam
Luận văn được hoàn thành tại khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Bach Khoa Hà nội Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận
được sự hướng dẫn tận tình của TS Nghiêm Sỹ Thương - khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh, trường Đại học Bach khoa Hà nội Đồng thời tác giả cũng nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình, những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo trong khoa Kinh
tế và quản trị kinh doanh, Viện sau Đại học trường Đại học Bach khoa Hà nội và của lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam nhất là phòng Thống kê- Ban Kế toán thống kê- TKV Tác giả xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ
và các ý kiến đóng góp của tập thể các thầy cô giáo Trường Đại học Bach khoa Hà nội chất trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá học cũng như hoàn thành quyển luận văn này
Tác giả cũng xin được cám ơn chân thành các nhà khoa học, những tác giả đi trước đã cho phép sử dụng, kế thừa những kết quả nghiên cứu; các chuyên gia kinh doanh than của Tập đoàn TKV và các đơn vị trực thuộc đã tham gia, góp ý, giúp đỡ
và ủng hộ tác giả để hoàn thành luận văn này
Trang 165
Chương 1 Tổng quan lý thuyết và thực tiễn về hệ thống các chỉ tiêu thống kê trong hoạt động
Sản xuất kinh doanh
1.1 Tổng quan lý thuyết về hệ thống các chỉ tiêu thống kê trong hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1.1 Vai trò quan trọng của hệ thống các chỉ tiêu thống kê trong công tác quản
lý và hoạch định chính sách xây dựng phát triển kinh tế xã hội ở nước ta
Ngày nay, thống kê là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, có vai trò cung cấp các thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ kịp thời phục vụ các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ngắn hạn và dài hạn, đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân khác Con số thống kê cũng là cơ sở quan trọng để kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch, quy hoạch, chiến lược và các chính sách đó
Hiện nay, Việt Nam rất coi trọng công tác thống kê, đặc biệt là công tác xây dựng, hoàn thiện và đổi mới hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội Hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh đầy đủ nguồn lực của nền kinh tế, hoạt động của thị trường, của liên doanh liên kết, quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế, hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống dân cư, thu nhập của Nhà nước
Bên cạnh đó, thông qua hệ thống chỉ tiêu thống kê giúp cho các doanh nghiệp
có cái nhìn cụ thể hơn về tình hình hoạt động của đơn vị, từ đó đánh giá được chính xác tình hình hoạt động của đơn vị mình, từ đó xác định và phát huy những mặt mạnh của đơn vị đồng thời xem xét và khắc phục những mặt còn yếu kém
ở tầm quốc gia, tổ chức thống kê nhà nước có chức năng và nhiệm vụ phản
ánh toán bộ quá trình tái sản xuất xã hội thông qua việc theo dõi, tổng hợp, phân tích, đánh giá các nhân tố cấu thành tổng thể đó một cách liên tục, khoa học và
Trang 176
khách quan Tuy vậy, thống kê không chỉ đơn thuần mô tả hoặc chụp ảnh một cách
đơn giản, cũng không thể đi sâu tính toán tất cả những gì nằm trong góc độ quan sát của nó mà không có sự lựa chọn nào, trái lại, thống kê lựa chọn những thực tế đặc trưng, điển hình và quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất xã hội Hay nói cụ thể hơn là thống kê lựa chọn ra một hệ thống các chỉ tiêu thống kê ở tầm quốc gia và đi kèm theo đó là những quy định về tên gọi, phạm vi, phương pháp tính, kể cả quy
định thống nhất biểu mẫu báo cáo, phân công đơn vị tự chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp báo cáo các chỉ tiêu thống kê
Hệ thống chỉ tiêu thống kê (System of statistical indicators) là tập hợp những
chỉ tiêu thống kê nhằm phản ánh bản chất của lĩnh vực nghiên cứu Hệ thống chỉ tiêu thống kê do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
Trong thống kê kinh tế - xã hội có nhiều loại hệ thống chỉ tiêu thống kê: hệ thống chỉ tiêu thống kê của từng ngành, từng lĩnh vực và hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia hoặc chung cho nhiều lĩnh vực, v.v Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia chung cho nhiều lĩnh vực là hệ thống chỉ tiêu có phạm vi rộng, phản ánh tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu của đất nước hoặc về các mặt sản xuất vật chất, dịch vụ, đời sống văn hóa, xã hội
Như vậy, ta có thể thấy rằng hệ thống chỉ tiêu thống kê bao gồm các nhóm
chỉ tiêu thống kê Mỗi nhóm chỉ tiêu bao gồm các chỉ tiêu thống kê cụ thể Các chỉ tiêu thống kê được xây dựng trên cơ sở nhu cầu thông tin cho hoạt động quản lý Nhà nước của các cấp, của doanh nghiệp, các tổ chức
Hệ thống chỉ tiêu là một tập hợp các chỉ tiêu qua đó có thể phản ánh được
đầy đủ các mặt, các tính chất quan trọng nhất của từng bộ phận, từng yếu tố cấu thành tổng thể Với những mục đích nghiên cứu khác nhau, hệ thống chỉ tiêu được cấu thành từ các nhóm chỉ tiêu tương ứng
Hệ thống chỉ tiêu có tác dụng lượng hoá các mặt quan trọng nhất, cơ cấu
khách quan và mối liên hệ cơ bản nhất của đối tượng nghiên cứu, từ đó đưa ra những kết luận thích hợp
Hệ thống chỉ tiêu thống kê của mỗi nước được xây dựng phù hợp với yêu cầu
của lý thuyết hệ thống, yêu cầu so sánh quốc tế, tính hiện đại, tính hiệu quả và tính khả thi
Trang 187
Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia là tập hợp những chỉ tiêu thống kê phản
ánh tình hình kinh tế- xã hội chủ yếu của đất nước để thu thập thông tin thống kê phản ánh trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng yêu cầu đánh giá, phân tích thực trạng kinh tế- xã hội thời kỳ đó và dự báo tình hình, xây dựng, hoạch định chính sách, chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ tiếp theo Hệ thống chỉ tiêu thống
kê quốc gia là cơ sở để phân công, phối hợp việc thu thập, tổng hợp, phân tích và công bố thông tin thống kê, xây dựng chương trình điều tra thống kê quốc gia, xây dựng chế độ báo cáo thống kê tổng hợp và chế độ báo cáo thống kê cơ sở
Hệ thống chỉ tiêu Thống kê Quốc gia là xương sống của hoạt động thống kê
và bộ máy thống kê Nhà nước, một mặt thể hiện yêu cầu cơ bản nhất, cấp thiết nhất của xã hội đối với công tác thống kê, mặt khác, làm căn cứ cho việc xây dựng các chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, chương trình điều tra thống kê quốc gia, chế độ báo cáo thống kê cơ sở và sự phân công, phân nhiệm ttong thu thập, tổng hợp và công bố số liệu thống kê
Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia mới nhất của Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg ngày 24/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ gồm 274 chỉ tiêu, chia thành 24 nhóm khác nhau
Chỉ tiêu thống kê (Statistical indicator) là tiêu chí mà biểu hiện bằng số của
nó phản ánh quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể
Mỗi chỉ tiêu thống kê đều gắn với một đơn vị đo lường và phương pháp tính
cụ thể Ví dụ: Tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 đạt 62,7 tỉ USD tăng 29,1% so với năm 2007; sản lượng lương thực có hạt cả nước năm 2002 là 36,9 triệu tấn, sản lượng than xuất khẩu năm 2009 của Tập đoàn than Khoáng sản Việt Nam là 24,3 triệu tấn,
- Theo nội dung phản ánh, có chỉ tiêu khối lượng và chỉ tiêu chất lượng:
• Chỉ tiêu khối lượng phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu
• Chỉ tiêu chất lượng phản ánh các đặc điểm về mặt chất của hiện tượng nghiên cứu
Tuy nhiên, sự phân biệt giữa hai loại chỉ tiêu trên đây chỉ có ý nghĩa tương đối
Trang 198
- Theo hình thức biểu hiện, có chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị:
• Chỉ tiêu hiện vật biểu hiện bằng đơn vị tự nhiên Ví dụ: số lượng máy móc tính bằng cái, sản lượng lương thực tính bằng tấn, hoặc đơn vị đo lường quy ước như: vải tính bằng mét, nước mắm tính bằng lít,v.v
• Chỉ tiêu giá trị biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ Đồng Việt Nam, ngoài ra còn
được tính bằng ngoại tệ như Đô la Mỹ, Euro, Ví dụ: giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu tiêu thụ sản phẩm được tính bằng Đồng Việt Nam (nghìn đồng, triệu
đồng, ); kim ngạch xuất, nhập khẩu được tính bằng đôla Mỹ(USD)
- Theo đặc điểm về thời gian, có chỉ tiêu thời điểm và chỉ tiêu thời kỳ:
• Chỉ tiêu thời điểm phản ánh quy mô của hiện tượng nghiên cứu tại một thời
điểm Vì vậy, quy mô của hiện tượng nghiên cứu không phụ thuộc vào độ dài thời gian nghiên cứu
• Chỉ tiêu thời kỳ phản ánh quy mô của hiện tượng nghiên cứu trong một thời
kỳ nhất định Vì vậy, quy mô của hiện tượng nghiên cứu phụ thuộc vào độ dài thời gian nghiên cứu
Thông tin thống kê đóng một vai trò hết sức quan trọng
1.1.1.2 Vai trò quan trọng của hệ thống các chỉ tiêu thống kê trong công tác quản lý và hoạch định chính sách xây dựng phát triển kinh tế xã hội ở nước ta
Hệ thống chỉ tiêu thống kê được xây dựng và ban hành thực hiện có vai trò hết sức to lớn trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước hội nhập nền kinh tế quốc tế
Hệ thống chỉ tiêu thống kê giúp cho việc đảm bảo thông tin thống kê kinh tế xã hội phục vụ cơ quan, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và các tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và quốc tế; giúp cho hoạt động thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin kinh tế xã hội có hệ thống, khai thác được thông tin trong các báo cáo thống kê, khai thác thông tin trong hồ sơ quản lý hành chính, tại các cuộc điều tra thông kê một cách thuận lợi và có tính hệ thống cao
Thông qua hệ thống các chỉ tiêu thống kê phản ánh giúp cho Nhà nước cặp nhật được thông tin kịp thời có định hướng chỉ đạo, điều hành đất nước Thông tin thống kê không những phản ánh kịp thời và tương đối toàn diện thực trạng kinh tế-
Trang 209
xã hội mà còn dự báo được xu hướng phát triển của tình hình giúp chúng ta phân tích đánh giá tình hình qua các chỉ tiêu đã thực hiện được trong từng thời kỳ thông qua các báo cáo thống kê, các cuộc điều tra thống kê ở các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố, địa phương để kịp thời báo cáo Chính phủ xem xét trình Quốc Hội điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế-xã hội
Hệ thống chỉ tiêu thống kê giúp các cơ quan, lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các ngành, các cấp và các tổ chức quốc tế tin tưởng thống nhất sử dụng
Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê giúp cho việc biên soạn, phát hành Niên giám thống kê quốc gia, niên giám thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc TW, niên giám thống kê thuộc các Bộ, ngành một cách thuận lợi và đồng bộ
Thông qua hệ thống các chỉ tiêu thống kê có thể tổng điều tra cơ sở kinh tế,
điều tra hành chính sự nghiệp, điều tra xuất nhập khẩu hàng hoá, điều tra công tác
đầu tư, điều tra dân số, lao động, khảo sát được mức sống, giúp nắm bắt được thực trạng của doanh nghiệp; giúp các cơ quan quản lý Nhà nước hệ thống được các chỉ tiêu trong nhiều năm để so sánh, phân tích và đưa ra các quyết định chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội theo từng thời kỳ
Hệ thống chỉ tiêu thống kê giúp cho việc phổ biến thông tin thống kê của nước ta tới các cơ quan thống kê các nước và các tổ chức quốc tế; giúp cung cấp số liệu về đầu tư, doanh nghiệp, thương mại và số liệu thống kê khác theo yêu cầu của các nước; đáp ứng nhu cầu về thông tin thống kê với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế từ các phương tiện truyền thông, thông tin qua điện tử
Hệ thống chỉ tiêu thống kê đánh giá chung về kết qủa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phục vụ cho công tác điều hành hoạt động ở phạm vi vi mô và công tác quản lý ở tầm vĩ mô
Hệ thống chỉ tiêu thống kê còn giúp cho việc công bố thông tin có cơ sở, đảm bảo độ tin cậy cao
Một số chỉ tiêu thống kê trong hệ thống như: số liệu về dân số, mật độ dân
số, nguồn lao động, tỷ lệ thất nghiệp phục vụ cơ quan của Quốc hội và trả lời chất vấn của một số đại biểu Quốc Hội Số liệu về dân tộc phục vụ Đại hộ các dân tộc ít
Trang 2110
người, danh sách các cụ thọ 100 tuổi trở lên phục vụ Chủ tịch nước tặng quà và nhiều số liệu khác trong hệ thống chỉ tiêu thống kê phục vụ các chuyến công tác nước ngoài và quốc tế của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Ngoài ra một số chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất của doanh nghiệp phục vụ cho quản lý doanh nghiệp như: số liệu về khối lượng sản phẩm hiện vật hay quy chuẩn, giá trị sản lượng hàng hoá, doanh thu, lợi nhuận kinh doanh, giá trị sản xuất theo giá cố định, giá trị tăng thêm
Như vậy, có thể nói hệ thống chỉ tiêu thống kê là xương sống cho toàn bộ hoạt động thống kê Việt Nam, việc xây dựng, ban hành và đổi mới đồng bộ hệ thống các chỉ tiêu thống kê ngày càng đáp ứng đầy đủ về nội dung, toàn diện về phạm vi, tin cậy về chất lượng nhằm phục vụ tốt yêu cầu của Đảng, Nhà nước, các tổ chức kinh tế trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đưa thống kê Việt Nam
đạt trình độ thống kê tiên tiến của các nước trong khu vực và phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần tíc cực vào việc thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của
Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu cần phù hợp với mục
đích nghiên cứu và đảm bảo nghiên cứu được mục đích một cách hiệu quả nhất Mỗi phương pháp thống kê có thể đáp ứng nhiều mục đích phân tích, nhiều đối tượng tuy nhiên không có phương pháp thống kê đáp ứng cho mọi mục đích phân tích và mọi
đối tượng Mặt khác ví mục đích nghiên cứu quyết định nhu cầu thông tin về những mặt nào đó của hiện tượng nghiên cứu, do vậy tuỳ theo đối tượng và mục đích nghiên cứu mà sử dụng phương pháp phân tích thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả phân tích
Trang 2211
Khi ta muốn xây dựng một hệ thống chỉ tiêu trước hết ta phải làm rõ đối tượng và các biểu hiện của nó, giúp doanh nghiệp tìm ra những con đường ngắn nhất
để đạt được mục đích nghiên cứu khác nhau Nguyên tắc này có nghĩa là ta phải căn
cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra từ đó có định hướng rõ ràng, đáp ứng được nhu cầu thông tin phục vụ nhu cầu quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp ngày càng đổi mới và phát triển không ngừng kể cả số lượng và chất lượng, yêu cầu hợp tác thống kê và mở rộng hợp tác quốc tế, yêu cầu lưu trữ số liệu thống kê Nếu không xác định đúng nội dung nghiên cứu, toàn bộ quá trình sản xuất
sẽ đi chệch hướng, không đúng mục đích
Đối tượng nghiên cứu kết quả sản xuất kinh doanh được thể hiện qua các mặt sau đây: Hiện tượng đó biểu hiện qua các chỉ tiêu như thế nào; nghiên cứu hiện tượng đó trong thời gian và hoàn cảnh nào; mục tiêu muốn đạt được sau khi phân tích thống kê
* Đảm bảo tính hệ thống
Nguyên tắc này đòi hỏi các chỉ tiêu trong hệ thống phải có mối liên hệ và bổ sung cho nhau, được phân tổ và sắp xếp khoa học Hệ thống chỉ tiêu phải có khái niện nêu được mối liên hệ giữa các bộ phận, các mặt, giữa hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng có liên quan tới mục đích nghiên cứu Trong hệ thống chỉ tiêu phải có các chỉ tiêu mang tính chất chung, các chỉ tiêu mang tính chất bộ phận và các chỉ tiêu nhân tố nhằm phản ánh một cách đầy đủ và sâu sắc hiện tượng nghiên cứu Tất cả các chỉ tiêu đều phải đảm bảo tính thống nhất về nội dung và phương pháp tính, phạm vi nghiên cứu
Trong hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh phải được quy định một cách thống nhất, có hướng dẫn cho các doanh nghiệp
và phương pháp tính toán phải đảm bảo những yêu cầu sau: Nội dung tính toán phải thống nhất từ chi tiết đến tổng hợp, phạm vi tính toán phải được quy định rõ ràng, bao gồm có phạm vi thời gian và không gian, đơn vị tính toán phải thống nhất, phương pháp tính toán cũng phải thống nhất
Các chỉ tiêu trong hệ thống phải có mối liên hệ hữu cơ với nhau, được phân tổ
và sắp xếp một cách khoa học Điều này liên quan đến việc chuẩn hoá thông tin Hệ
Trang 2312
thống chỉ tiêu phải bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu và thứ yếu, các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu bộ phận phản ánh từng mặt của bộ phận sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các chỉ tiêu kết quả, các chỉ tiêu chi phí, các chỉ tiêu hiệu quả
Đây là một trong những nguyên tắc rất quan trọng khi muốn xây dựng hệ thống chỉ tiêu nói chung
* Đảm bảo tính khả thi
Hệ thống chỉ tiêu thống kê phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện
và khả năng của cán bộ phân tích, phù hợp với nguồn số liệu Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu được hình thành phải là hệ thống cho phép giải quyết tốt các mâu thuẫn giữa nguồn cung cấp thông tin và khả năng về mọi mặt để thu thập và tính toán một cách chính xác các chỉ tiêu đã nêu ra Hệ thống thường đảm bảo tính đơn giản, không nên quá phúc tạp
Yêu cầu có tính khả thi cao là một căn cứ quan trọng, vì khi hệ thống chỉ tiêu thống kê mà không có tính khả thi cao thì đó là hệ thống chỉ tiêu thống kê lý thuyết hay viễn tưởng do các nhà nghiên cứu viễn tưởng vẽ ra nhưng không thực hiện được Nghĩa là hệ thống đó phải phù hợp với điều kiện thực tế ở nước ta, phù hợp với hoạt
động của từng ngành kinh tế cụ thể Bên cạnh đó hệ thống phải phù hợp với lý luận thống kê, phương pháp thống kê, phương pháp tính v.v
* Đảm bảo tính hiệu quả
Hệ thống chỉ tiêu được xây dựng phải phù hợp với mục đích nghiên cứu, phải cung cấp những thông tin có gía trị với chi phí ít nhất đồng thời hệ thống chỉ tiêu xây dựng phải có tính ổn định cao và linh hoạt Phải cân nhắc thật kỹ để xác định những chỉ tiêu cơ bản quan trọng nhất Số chỉ tiêu vừa đủ, không nên đưa vào hệ thống các chỉ tiêu thừa và chưa thật cần thiết Khi ta tuân theo các nguyên tắc trên thì chúng ta sẽ xây dựng được một hệ thống chỉ tiêu đầy đủ, chính xác và có hiệu quả
* Đảm bảo tính thích nghi
Hệ thống chỉ tiêu thống kê phải phù hợp với thời gian và không gian của vấn
đề nghiên cứu, cần loại bỏ những chỉ tiêu không phù hợp và thêm vào những chỉ tiêu
thực sự cần thiết đối với vấn đề nghiên cứu
Trang 2413
1.1.3 Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê
Để xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê đáp ứng đầy đủ thông tin và mang tính toán diện cần phải tuần thủ các nguyên tắc xây dựng như đã trình bày ở trên Các chỉ tiêu nêu ra cho từng lĩnh vực hoạt động cần phải phản ánh toàn diện các mặt của hoạt động đó
Yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu thống kê khi xây dựng:
- Đầy đủ: Phải bao quát được mọi lĩnh vực quan trọng nhất của hiện tượng kinh tế xã hội Xét đến mối quan hệ xã hội với các hiện tượng kinh tế và ngược lại
- Hệ thống chỉ tiêu phải có khả năng nêu được mối liên hệ giữa các bộ phân, các mặt giữa hiện tượng nghiên cứu với hiện tượng có liên quan
- Hệ thống chỉ tiêu phải có các chỉ tiêu mang tính chất chung, các chỉ tiêu mang tính chất bộ phận và các chỉ tiêu nhân tố nhằm phản ánh tổng thể vấn đề ta nghiên cứu
- Đảm bảo thống nhất về nội dung phương pháp và phạm vi tính toán của các chỉ tiêu cùng loại
Căn cứ để xây dựng
Sử dụng phương pháp luận trong thống kê để làm căn cứ xây dựng hệ thống chỉ tiêu đầy đủ nhất, căn cứ vào các mức độ của hiện tượng kinh tế-xã hội sử dụng các phương pháp thống kê: phương pháp phân tổ, phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích tương quan, phương pháp chỉ số, phương pháp phân tích dãy
số thời gian, phương pháp cân đối
Căn cứ vào một số các chỉ tiêu chủ yếu trong thống kê tài khoản quốc gia, một số các chỉ tiêu kinh tế-xã hội tổng hợp; căn cứ vào tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, các nhân, tổ chức về yêu cầu và mức độ quản lý và sử dụng phân tích thông tin; yêu cầu của việc đánh giá thông tin, thu thập thông tin mà xây dựng
hệ thống các chỉ tiêu phù hợp nhất, sát thực và thật sự cần thiết
Căn cứ vào yêu cầu, khả năng thống kê tuỳ thuộc vào trình độ quản lý, góc
độ thống kê để đưa ra các chỉ tiêu trong hệ thống
Tổ chức thực hiện
Xây dựng hệ thống khái niệm, phương pháp tính các nhóm chỉ tiêu áp dụng cho từng lĩnh vực hoạt động
Trang 2514
Trình các cấp có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn thực hiện
1.2 Tổng quan thực tiễn về hệ thống các chỉ tiêu thống kê trong nên kinh tế nước ta hiện nay
1.2.1 Một số hệ thống chỉ tiêu thống kê đã được ban hành và áp dụng tại một số ngành kinh tế nước ta
1.2.1.1 Tổng quan về công tác thống kê công nghiệp và hệ thống chỉ tiêu thống kê đã áp dụng trong ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay
a Công tác thống kê công nghiệp và hệ thống chỉ tiêu thống kê trong doanh nghiệp công nghiệp
* Công tác thống kê công nghiệp
Doanh nghiệp công nghiệp là đơn vị cơ sở thực hiện một hay một số chức năng: Khai thác tài nguyên thiên nhiên, chế biến sản phẩm, khai thác ( nông, lâm, hải sản) và hoạt động phục vụ có tính chất công nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm công nghiệp để cung cấp cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùngcủa xã hội Như vậy doanh nghiệp công nghiệp là một tế bào của nền kinh tế quốc dân thuộc ngành sản xuất vật chất đa dạng và năng động, góp phần làm tăng tổng cung đáp ứng tổng cầu của toàn xã hội
Công tác thống kê doanh nghiệp nghiên cứu toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin phục vụ cho quản lý doanh nghiệp Thống kê công nghiệp nghiên cứu các mặt hoạt động công nghiệp trong trạng thái
động; xem xét trong mối quan hệ biện chứng, quan hệ nhân quả; đánh giá đúng, khách quan bản chất của hiện tượng, do vậy phải sử dụng các đơn vị đo lường phù hợp, xây dựng các phương pháp koa học, các công thức tónh toán mang tính hệ thống, lôgíc Thông tin thống kê có vai trò lớn trong công tác quản lý doanh nghiệp công nghiệp: Xác định phương hướng sản xuất, kinh doanh; phản ánh tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;đảm bảo lợi thế cạnh tranh trong xu hướng toàn cầu hoá
Thống kê công nghiệp trong các doanh nghiệp có nhiệm vụ sau:
- Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ ghi chép ban đầu phục vụ cho việc tổng hợp thông tin nội bộ Đồng thời tổ chức điều tra thống kê thu thập các thông tin bên ngoài liên quan đến đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp
Trang 2615
- Tổng hợp đầy đủ các thông tin, tính toán số liệu chung theo hệ thống chỉ tiêu đã xây dựng cho doanh nghiệp công nghiệp về tất cả các mặt hoạt động, sản xuất, kinh doanh, phản ánh tình hình cung cấp, kết hợp sử dụng các yếu tố đầu vào
và tình hình giải quyết các kết quả đầu ra Tổ chức điều tra và lập báo cáo thống kê tổng hợp định kỳ của doanh nghiệp
- Lưu trữ thông tin, nộp báo cáo thống kê định kỳ cho các cơ quan quản lý Nhà nước và cung cấp số liệu cho các đối tượng khác khi cần thiết
- Sử dụng các loại thông tin thống kê, kế toán và kế hoạch để phân tích từng mặt hoặc toàn bộ các mặt hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá thành tựu và những yếu kém, tìm ra nguyên nhân tác động tích cực và tiêu cực, phát hiện khả năng tiềm tàng, tạo cơ sở cho việc lựa chọn giải pháp củng cố và phát triển sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao
- Tham gia dự báo những tình huống quan trọng liên quan đến đầu vào và đầu
ra sẽ diễn biến trước mắt Cung cấp những thông tin cần thiết cho việc lập kế hoạch sản xuất và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
- Phối hợp vận dụng tốt các phương pháp khoa học, sử dụng có hiệu quả phương tiện kỹ thuật tính toán và thông tin hiện đại, tích cực tham gia vào công tác nối mạng nội bộ và quốc tế
Hoạt động của thống kê của doanh nghiệp công nghiệp có 8 nội dung:
1- Thống kê kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh 2- Thống kê hiệu quả sản xuất, kinh doanh
3- Thống kê giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 4- Thống kê lao động
5- Thống kê tài sản cố định và đầu tư dài hạn 6- Thống kê tiến bộ kỹ thuật trong doanh nghiệp CN 7- Thống kê tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn của DNCN 8- Thống kê kết quả hoạt động tài chính của DNCN
* Hệ thống chỉ tiêu thống kê trong doanh nghiệp công nghiệp
Để đánh giá, phân tích được tất cả các mặt hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp cần phải dựa vào hệ thống các chỉ tiêu thống kê
Trang 2716
Hệ thống các chỉ tiêu thống kê trong DNCN bao gồm:
- Hệ thống chỉ tiêu về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của DNCN
SNA( Hệ thống tài khoản quốc gia)
- Khối lượng sản phầm hiện vật hay quy
chuẩn
- Giá trị sản xuất ( Gross Output -GO)
- Giá trị sản lượng hàng hoá sản xuất - Giá trị gia tăng ( Value Added -VA)
- Giá trị sản lượng hàng hoá tiêu thụ (
- Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DNCN
I- Hiệu quả sử dụng nguồn lực II- Hiệu quả chi phí thường xuyên Chỉ tiêu hiệu quả toàn
- Mức doanh thu bình
quân mỗi lao động
- Doanh thu biên của lao động
- Mức chi tiền lương
bq cho đv SP
- Mức lợi nhuận bình
quân mỗi lao động
- Lợi nhuận biên của LĐ
-Hiệu suất vốn đầu tư
cơ bản
- Thời gian thu hồi vốn đầu tư cơ bản
- Mức khấu hao bq cho đv SP
- Năng suất bq của
đv thời gian TB,PT hay DTSX
Trang 28- Suất vật tư biên của SP
- Mức doanh lợi của
vốn lưu động
- Hiệu suất vốn SXKD - ICOR - Giá thành đv SP
SX
- Chi phí biên của SP
- Mức doanh lợi
chung
- Mức doanh lợi biên của VSXKD
- Giá thành một đv tiền tệ GO
b Thực trạng việc tổng hợp và sử dụng hệ thống chỉ tiêu thống kê công nghiệp thời gian qua
Cùng với lịch sử 60 năm xây dựng và phát triển ngành Thống kê Việt Nam, Thống kê Công nghiệp một trong những chuyên ngành lớn được quan tâm và chú ý cũng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đạt được những bước tiến vững chắc Có thể nói ngay từ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đến thời kỳ kế hoạch hoá tập trung bao cấp và ngày nay là nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế, Thống kê Công nghiệp luôn có những đổi mới thích ứng kịp thời với đòi hỏi của mỗi thời kỳ
Những năm 1946-1954 mặc dù hoạt động thống kê cô cùng khó khăn, nhưng Thống kê Công nghiệp đã cung câp được những thông tin cề sản xuất hàng tháng của xi nghiệp công nghiệp Nhà nước trong vùng căn cứ địa cách mạng và sản xuất tiểu thủ công nghiệp của toàn dân
Thời kỳ 1955-1985: Đây là thời kỳ kế hoạch hoá tập trung bao cấp, đòi hỏi lượng thông tin vô cùng lớn, vừa phục vụ cho quản lý vi mô lẫn cả vĩ mô, Thống kê công nghiệp là một trong những chuyên ngành có chế độ báo cáo và điều tra khá hoàn chỉnh, mà đỉnh cao của sự hoàn chỉnh đó là chế độ báo cáo định kỳ cho các doanh nghiệp Nhà nước được ban hành theo Quyết định số 233-CP ngày 01/12/1970 của Hội đồng Chính phủ gồm 62 chỉ tiêu kinh tế cơ sở, được thu thập từ 39 biểu báo cáo hàng tháng, quý, năm khác nhau Với khối lượng thông tin khá lớn và nặng nề,
Trang 2918
nhưng lại là phù hợp của cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung bao cấp của Nhà nước ta thời kỳ đó và đã được thực hiện một cách thuận lợi, đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho mục tiêu quản lý Nhà nước
Thời kỳ 1986 đến nay: Là thời kỳ đổi mới kinh tế toàn diện Khi cơ chế quản
lý kinh tế của Đảng và Nhà nước bắt đầu có thay đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung báo cấp sang nền kinh tế thị trường chủ động hội nhập quốc tế, thì Thống kê công nghiệp đã từng được đổi mới về hệ thống chỉ tiêu, biểu mấu báo cáo và phương pháp luận tổng hợp Có thể nói tổng quát đổi mới của Thống kê công nghiệp diễn ra qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn có mục tiêu và trọng tâm riêng
Giai đoạn từ 1986 đến 1994: Với mục tiêu đổi mới hệ thống chỉ tiêu thống kê cơ sở nhằm đáp ứng thông tin tổng hợp phục vụ cho quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước Trọng tâm của đổi mới hệ thống chỉ tiêu là từng bước loại bỏ toàn bộ các chỉ tiêu phục vụ quản lý vi mô của cơ sở, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phục vụ quản lý
vĩ mô của Nhà nước Kết quả là từng bước giảm hệ thống chỉ tiêu thống kê Công nghiệp cơ sở từ 62 chỉ tiêu với 39 biểu mẫu báo cáo theo Quyết định 233-CP năm
1970, đến năm 1986 còn 38 chỉ tiêu với 21 biểu mẫu báo cáo ( Quyết định số TCKT/PPCĐ ngày 13/1/1986 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê) và năm
13-1994 còn 28 chỉ tiêu với 4 mẫu biểu báo cao( Quyết định số 147-TCKT/PPCĐ của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê), đó là hệ thống chỉ tiêu tương đối phù hợp với yêu cầu quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường của Nhà nước
Giai đoạn từ 1995-2000: Với mục tiêu đổi mới phương pháp tính toán và tổ chức thu thập thông tin, trọng tâm là đổi mới phương pháp tính các chỉ tiêu theo phương pháp luận của hệ thống tài khoản quốc gia và cải tiến cách thu thập thông tin từ cơ sở sao cho phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh của cơ chế thị trường
Giai đoạn từ sau năm 2000 đến nay: Mục tiêu là tiếp tục hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và phương pháp tính, nhưng trọng tâm là tiếp cận với các chuẩn mực và thông lệ của Thống kê Công nghiệp quốc tế
Những chuẩn mực và thông lệ Thống kê Công nghiệp quốc tế là:
- Hệ thống chỉ tiêu thống kê thu thập từ cơ sở chỉ nhằm mục đích tính toán các chỉ tiêu thống kê phục vụ cho quản lý vĩ mô của Nhà nước và các nhà đầu tư,
Trang 3019
nghiên cứu Số liệu thường được tiếp cận trực tiếp từ kế toán các cơ sở sản xuất gắn với sở hữu của cơ sở Nguyên tắc tính toán là toàn bộ đầu vào của kết quả đó là chi phí sản xuất
- Vì sản phẩm đầu ra của công nghiệp rất đa dạng phong phú về mặt hàng và lại thay đổi rất nhanh về chất lượng, kiểu dáng nên thống kê khối lượng sản phẩm, mặt hàng là rất quan trọng và dùng đó để đánh giá nhanh các chỉ số sản xuất, tiêu thụ, tồn kho của ngành Công nghiệp
- Ngoài chỉ tiêu khối lượng sản phẩm đánh giá quy mô và tăng trưởng của sản xuất, thì chỉ tiêu giá trị tăng thêm mới là chỉ tiêu đánh giá quy mô, hiệu quả, tăng trưởng tổng hợp nhất của ngành Công nghiệp
Trong những năm gần đây và đến năm 2010, Thống kê Công nghiệp nước ta
đã và đang đổi mới toàn diện theo những chuẩn mực và thông lệ đó Tất nhiên mục tiêu và công việc của giai đoạn 3 là khó khăn nhất, vì nó đòi hỏi phải thay đổi cả về tư duy và tập quán sử dụng thông tin không chỉ của người dùng tin và cả người sản xuất ra thông tin thống kê Mặt khác vì phải tiếp cận với những phương pháp luận mới, trong khi đông đảo đội ngũ cán bộ lại qua quen vơi tư duy cũ, phương pháp cũ nên khi vào đổi mới không tránh khỏi bất cập về trình độ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là đội ngũ cán bộ địa phương và cơ sở Một vấn đề phải nói là rất riêng
có của Việt Nam đó là mô hình quản lý kinh tế khá toàn diện của các cấp chính quyền địa phương( tỉnh, thành phố, quận), đòi hỏi thông tin thống kê không chỉ phục
vu cho yêu cầu của Trung ương mà phải phục vụ toàn diện cho từng cấp chính quyền
địa phương; yêu cầu đó chi phối trực tiếp đến phương pháp luận theo chuẩn mực quốc tế khi áp dụng vào thực tiễn nước ta
Trong những năm tới, Thống kê Công nghiệp vẫn phải tiếp tục mục tiêu tiếp cận với các chuẩn mực Thống kê Công nghiệp quốc tế, mà trọng tâm là những việc sau đây:
+ Khẩn trương thay thế phương pháp Thống kê Công nghiệp hàng tháng không phù hợp hiện nay, bằng một phương pháp mới có tính khoa học và phù hợp với các chuẩn mực Thống kê CN quốc tế
+ Phương pháp thống kê Công nghiệp hàng tháng hiện nay được hình thành trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp và đã tồn tại gần 50 năm, phương pháp
Trang 3120
này hoàn toàn thích ứng với cơ chế quản lý cũ, nhưng khi nền kinh tế đã chuyền từ
kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà nước ta, thì phương pháp Thống kê Công nghiệp hàng tháng chủ yếu là giá trị sản xuất tính theo giá cố định ngày càng bộc lộ những nhược điểm hạn chế khiến không thể tiếp tục duy trì trong lĩnh vực thống kê hiện nay, đó là:
* Chỉ tiêu thông tin hàng tháng theo phương pháp cũ, chỉ cung cấp được tốc
độ phát triển, một số sản phẩm chủ yếu ở dạng tổng hợp chung; trong khi yêu cầu thông tin của nền kinh tế thị trường đòi hỏi ngoài tăng trưởng phải đánh giá được tình hình tiêu thụ, tồn kho của sản xuất, không chỉ ở dạng tổng hợp chung mà phải chi tiết đến từng sản phẩm, nhóm ngành sản phẩm Thông tin không chỉ phục vụcho các cơ quan quản lý Nhà nước mà phải đáp ứng yêu cầu của các nhà nghiên cứu, các nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế mà còn chính bản thân các doanh nghiệp sử dụng phân tích đánh giá toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN mình để điều hành quản lý hoạt động của doanh nghiệp
* Phương pháp tính các chỉ tiêu phát triển Công nghịêp hàng tháng không còn thích hợp với nền kinh tế thị trường Tính chỉ số phát triển Công nghiệp hàng tháng hiện nay bằng chỉ tiêu giá trị sản xuất tính theo giá cố định 1994 Nhưng trong thực tế các điều kiện đảm báo cho tính giá trị sản xuất theo giá cố định đều không thực hiện được vì:
Thứ nhất: Mặt hàng sản xuất công nghiệp rất đa dạng, phong phú, lại luôn
thay đổi về chất lượng, kiểu dáng, nên không thể thống kê được đầy đủ tất cả các mặt hàng để nhân với đơn giá cố định ra giá trị sản xuất tính theo giá cố định
Thứ hai: Giá cố định là mặt hàng sản phẩm tại 1 năm cố định, nhưng sản
phẩm công nghiệp lại luôn biến động, không có khái niệm cố định, nền bảng giá cố
định không bao giờ đáp ứng đầy đủ giá cho tất cả các mặt hàng
Thứ ba: Phương pháp tính giá trị sản xuất theo gia cố định phải được tính từ
cơ sở sản xuất, cấp trên cơ sở chỉ có thể tổng hợp từ các cơ sở cộng lên Trong thực
tế đa phần các cơ sở không tính được, nhất là các cơ sở ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Vì những lý do trên buộc phải tìm các giái pháp tính gián tiếp từ giá trị sản xuất theo giá thực tế, hoặc doanh thu quy đổi về giá cố định Với cách tính này khiến cho các
Trang 32đều không tính như vậy mà họ tính theo chỉ số khối lượng sản phẩm hoặc bằng giá trị tăng thêm theo giá so sánh, bởi vậy chỉ số SXCN hàng tháng không có ý nghĩa so sánh quốc tế
Chính vì những nhược điểm hạn chế của phương pháp Thống kê Công nghiệp hàng tháng như trên, đã đặt ra yêu cầu cấp bách phải loại bỏ bảng gia cố định, thay thế bằng phương pháp mới phù hợp với nền kinh tế thị trường và theo chuẩn mực Thống kê Công nghiệp quốc tế, đó cũng là yêu cầu mang tính tất yếu khách quan
Phương pháp mới dự định thay thế phương pháp cũ hiện nay là hàng tháng áp dụng chỉ số khối lượng sản phẩm phản ánh tốc độ tăng trưởng, chỉ số tiêu thụ phản
ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm, chỉ số tồn kho phản ánh tồn kho sản phẩm của sản xuất Hàng năm dùng hcỉ tiêu giá trị tăng thêm so sánh để đánh giá tăng trưởng của sản xuất theo số chính thức năm Để tính được theo phương pháp mới ( phương pháp MSMIP) là điều tra hàng tháng các sản phẩm công nghiệp chủ yếu và năm phải tính
được giá trị tăng thêm theo giá so sánh Tổng Cục Thống kê đã thử nghiệm phương pháp MSMIP và tính chỉ số SXCN tại 25 tỉnh thành trực thuộc TW và ra quyết định
số 1288/QĐ-TCTK ngày 21/11/2006 thông qua việc điều tra và phổ biến thông tin thống kê công nghiệp hàng tháng theo phương pháp mới từ tháng 1/2007 Kể từ báo cáo tháng 7/2007, Tổng Cục Thống kê chính thức công bố thông tin thống kê công nghiệp hàng tháng theo phương pháp điều tra mới, công bố theo tháng các chỉ số SXCN, chỉ số sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ yếu, khối lượng sản phẩm công nghiệp chủ yếu Chỉ số tiêu thụ và chỉ số tồn kho sản phẩm công nghiệp công
bố theo quý từ năm 2008 Theo lộ trình, từ năm 2011 trở đi, Tổng cục Thống kê sẽ công bố đầy đủ hệ thống chỉ tiêu số và khối lượng sản phẩm công nghiệp, chấm dứt hoàn toàn việc công bố chỉ tiêu chỉ số phát triển giá trị sản xuất theo giá cố định
Trang 3322
c Phạm vi hoạt động của thống kê công nghiệp
Theo danh mục phân ngành kinh tế Việt Nam 2007, phạm vi thống kê công nghiệp bao gồm hoạt động của các cơ sở kinh doanh thuộc các ngành kinh tế cấp 1:
B Khai khoáng; C Công nghiệp chế biến; D: Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí Trong đó quy định bao gồm chi tiết tất cả các hoạt động khai khoáng, sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí
d Một số nhóm và chỉ tiêu thống kê công nghiệp thu thập chủ yếu
Trong hệ thống chỉ tiêu quốc gia đã ban hành theo quyết định TTg ngày 24/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó các chỉ tiêu ngành thống kê công nghiệp được thu thập, tổng hợp và công bố bởi Tổng Cục Thống kê bao gồm:
Trang 3423
Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu quản lý, các Tập đoàn, Tổng công ty, công ty thuộc Bộ tự xây dựng các chỉ tiêu thống kê phù hợp với ngành nghề và lĩnh vực của mình để phục vụ công tác quản lý báo cáo cơ quan cấp trên, ví dụ như: Tập đoàn công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam: các chỉ tiêu nghiệm thu khối lượng mỏ; quản lý kỹ thuật mỏ, sàng tuyển chế biến tài nguyên môi trường, quản lý cơ khí, cơ
điện, sáng kiến, an toàn lao động và sự cố trong sản xuất, quản lý vật tư cho sản xuất, tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo, xã hội, thống kê một số các hoạt
động sản xuất kinh doanh ngoài than như khoáng sản, cơ khí, điện, hoá chất, du lịch dịch vụ Tập đoàn Điện lực: các chỉ tiêu điện tiêu thụ ( điện thương phẩm) theo ngành; giá bán điện bình quân; tổn thất điện năng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Các chỉ tiêu sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu thô; ga tăng trữ lượng dầu khí; trữ lượng dầu khí tại chỗ; trữ lượng dầu khí có thể thu hồi; số lượng giếng khoan thăm dò/ thẩm lượng; số lượng mỏ/giếng phát hiện dầu khí mới; thu nổ địa chấn 2D,3D Tập đoàn Dệt may Việt Nam: các chỉ tiêu thu mua và sản xuất vải nội địa Tổng công ty Thép Việt Nam: các chỉ tiêu tiêu thụ sản phẩm, tồn kho sản phẩm Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam: các chỉ tiêu tiêu thụ thuốc lá; thu mua nguyên liệu thuốc lá; sản xuất
e Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê công nghiệp
Hệ thống chỉ tiêu hiện nay tuy đã được đổi mới phù hợp với nền kinh tế thị trường, nhưng còn thiếu một số chỉ tiêu rất quan trọng về các lĩnh vực khoa học công nghệ,
xử lý chất thải bảo vệ môi trường, năng lực cạnh tranh, môi trường đầu tư
Một số chỉ tiêu đã có nhưng phải mở rộng nhất là chỉ tiêu sản phẩm, phải từng bước nâng cao chất lượng, mở rộng số lượng sản phẩm thống kê hiện nay từ
300 lên 800 và trên 1000 sản phẩm đến năm 2010 Chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm theo giá so sánh phải được thống kê thường xuyên hàng quý Chỉ tiêu chi phí sản xuất phải được thống kê thường xuyên hàng năm Đưa thống kê cân đối năng lượng vào thực hiện chính thức hàng năm, phấn đấu thống kê hàng quý từ năm 2010
Tiếp tục đổi mới thống kê doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế, tập trung vào những doanh nghiệp lớn Cải tiến phương pháp điều tra, nội dung và hệ thống chỉ
Trang 3524
tiêu đề ra, hoàn thiện cơ sở dữ liệu gốc nhằm cung cấp rộng rãi cho các đối tượng dùng tin khai thác, tính toán các chỉ tiêu theo yêu cầu riêng của mỗi đối tượng
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các khâu công tác thống
kê công nghiệp như: kiểm tra số liệu báo cáo, truyền đưa, tổng hợp, lưu giữ, phổ biến thông tin tổng hợp và thông tin gốc qua cơ sở dữ liệu được xây dựng và cập nhật thường xuyên
Tất cả những định hướng nêu trên đều nhằm mục tiêu hiện đại hoá ngành thống kê chung và thống kê công nghiệp nói riêng đến năm 2010 Đồng thời đảm bảo cho ngành thống kê công nghiệp nước ta cơ bản tiếp cận được phương pháp luận thống kê công nghiệp quốc tê
1.2.1.2 Hệ thống các chỉ tiêu thống kê khoa học và công nghệ đã thực hiện ở Việt Nam
Thống kê khoa học và công nghệ (KH&CN) là một bộ phận không thể thiếu
được của thống kê kinh tế xã hội Từ những năm 80 của thế kỳ XX, chúng ta cũng
đã chú ý đến xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê KH&CN Tuy nhiên, do yêu cầu mỗi thời kỳ khác nhau mà hệ thống chỉ tiêu ban hành ra có những xu hướng khác nhau Và hơn nữa do nguyên nhân khách quan và chủ quan mà việc áp dụng hệ thống chỉ tiêu thống kê KH & CN mới chỉ ở mức độ khiêm tốn, chưa được như mong muốn
Bộ Khoa học và Công nghệ đã có thông tư số 05/2009/TT-BKHCN ngày 30 tháng 3 năm 2009 về việc quy định hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành khoa học và công nghệ
Theo thông tư nêu rõ hệ thốngchỉ tiêu thống kê ngành khoa học và công nghệ
là tập hợp những chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình khoa học và công nghệ chủ yếu của dất nước phục vụ việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ từng thời kỳ và đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê về khoa học và công nghệ của các tổ chức, cá nhân
Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành khoa học và công nghệ báo gồm danh mục, chỉ tiêu, những phân tổ chủ yếu và kỳ hạn công bố của các chỉ tiêu hoặc nhóm chỉ tiêu thống kê chủ yếu ngành khoa học và công nghệ Những phân tổ chủ yếu của chỉ
Trang 3625
tiêu thống kê được xác định bảo đảm phù hợp với các bảng phân loại thống kê do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, các bảng phân loại thống kê khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và công nghệ ban hành Kỳ công bố là khoảng thời gian hay kỳ hạn mà chỉ tiêu đó phản ánh, đồng thời là kỳ hạn mà các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp va cung cấp số liệu thống kê cho Tổ chức thống
kê ngành khoa học và công nghệ.Tổ chức thống kê ngành khoa học và công nghệ có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan, căn cứ Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành khoa học và công nghệ xây dựng chế độ báo cáo thống kê tổng hợp và chế độ báo cáo thống kê cơ sở về khoa học và công nghệ, chương trình điều tra thống kê để
(2) Xây dựng chế độ báo cáo thống kê định kỳ cho Hệ thống chỉ tiêu thống
kê về lĩnh vực này, tổ chức tập huấn cho các đơn vị để thống nhất cho toàn ngành
(3) Xây dựng chương trình điều tra thống kê ngành về lĩnh vực thương mại
điện tử trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện
(4) Tổng hợp và công bố số liệu thống kê về lĩnh vực thương mại điện tử trong cả nước
(5) Xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu thống kê dựa trên Hệ thống chỉ tiêu thống kê về lĩnh vực thương mại điện tử
Hệ thống chỉ tiêu thống kê về lĩnh vực thương mại điện tử bao gồm: Chỉ tiêu
về mức độ sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử ( TMĐT); chỉ tiêu về số đơn vị có giao dịch TMĐT; chỉ tiêu về hiệu quả ứng dụng TMĐT
Lợi ích của thương mại điện tử trong hoạt động SXKD: Giúp doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thanh toán và đối tác; giảm chi phí sản xuất; giảm chi phí bán hàng và tiếp thị; thông qua Internet giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch; thiết lập củng cố mối quan hệ
Trang 37(1) Chỉ tiêu giáo dục mầm non: Nhà trẻ, mẫu giáo
(2) Chỉ tiêu về giáo dục phổ thông: Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp
(3) Chỉ tiêu về giáo dục đại học: Cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ
(4) Chỉ tiêu về giáo dục thường xuyên
Với hệ thống chỉ tiêu thống kê về giáo dục vào đạo tạo đã giúp cho chúng ta
định hướng xây dựng một đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế đông
đảo vững mạnh, ngày càng hoàn chỉnh về trình độ và ngành nghề, vừa có phẩm chất chính trị tốt, vừa có trình độ khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ giỏi, nắm vững những quy luật tự nhiên và quy luật xã hội, có năng lực tổ chức và động viên quần chúng,
đủ sức giải quyết những vấn đề khoa học, kỹ thuật quản lý kinh tế do thực tế nước ta
để ra và có khả năng tiến kịp trình độ khoa học, kỹ thuật trên thế giới
Ngoài ra còn giúp chúng ta đổi mới và quản lý giáo dục theo các cấp bậc hay cấp độ giảng dạy; giúp chuyển đổi cơ cấu tổ chức nhà trường; phát triển đội ngũ giáo viên
có năng lực tận tuỵ với nhà trường; đổi mới phương pháp đào tạo, phát triển và phân
bổ nguồn lực đầu tư vào nhà trường từ đó xây dựng hệ thống về giáo dục và đạo tạo
có hiệu quả cao
1.1.2.4 Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định ban hành số 71/2006/QĐ-BNN ngày 14/9/2006
(1) Chỉ tiêu về nông nghiệp gồm: đất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi
(2) Các chỉ tiêu về lầm nghiệp; diêm nghiệp; bảo vệ thực vật; thú y; thuỷ lợi; quản lý đê điều và phòng chống bão lụt; cơ giới hoá; chế biến nông lâm sản; ngành nghề nông thôn; quản lý và xây dựng công trình; xuất nhập khẩu; dân số, lao động, thu nhập và đời sống; hợp tác xã, doanh nghiệp nông lâm diêm nghiệp, trang trại; cơ
sở hạ tầng nông thôn; giáo dục- đào tạo- y tế ở nông thôn; hợp tác quốc tế ở nông thông; khoa học công nghệ áp dụng ở nông thôn; thị trường; khuyến nông
Trang 3827
Thông qua các hệ thống chỉ tiêu ngành nông nghiệp và phát triển nông thông giúp chúng ta có giải pháp đẩy nhanh cồn nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn bằng các hình thức đầu tư: đầu tư khâu giống cây trông, vật nuôi, hoàn thiện các hệ thống thuỷ nông; hỗ trợ các hoạt động phổ biến chuyển giao khoa học, kỹ thuật nông nghiệp tới hộ nông dân; có chính sách đất đai tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật các quyền về sử dụng đất; chính sách tín dụng đối với nông nghiệp và nông thôn; chính sách về thị trường giá cả; tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm; có chính sách khuyến khích những cán
bộ khoa khọc kỹ thuật, đồng thời huy động mọi nguồn vốn để đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn
1.2.2 Đánh giá thực trạng việc áp dụng các hệ thống chỉ tiêu thống kê ở nước ta hiện nay
1.2.2.1 Hệ thống chỉ tiêu quốc gia- những yếu tố cần được điều chỉnh
Luật Thống kê đã được Quốc hội Việt Nam thông qua tại kỳ hợp thứ 3 ngày 17/6/2003 và được Chủ tịch nước ký Lệnh công bố có hiệu lực từ ngày 1/1/2004
Bên cạnh đó, Chính phủ đã có nghị định 40/2004/NĐ-CP ngày 13/2/2004 quy
định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê Đây là những văn bản pháp lý cao nhất về lĩnh vực thống kê, điều chỉnh toàn bộ hoạt động thống kê Nhà nước, có liên quan đến mọi tổ chức, các nhân cung cấp và sử dụng thông tin thống kê, tổ chức thống kê và người làm công tác thống kê Tuy nhiên, từ những cơ
sở pháp lý kể trên, làm thế nào để công tác thống kê có thể phản ánh được sát thực
và sinh động tình hình kinh tế- xã hội, đáp ứng được yêu cầu của những người sử dụng thông tin thống kê lại là vấn đề khác Điều này đòi hỏi ngành Thống kê nói riêng và thống kê của các Bộ, ngành nói chung phải liên tục đổi mới, liên tục hoàn
thiện phương pháp nghiệp vụ, trong đó một trong nhứng việc đầu tiên cần phải
gấp rút tiến hành đó là việc xây dựng và hoàn thiện Hệ thống Chỉ tiêu Thống kê quốc gia
1.2.2.2 Vì sao phải thay đổi Hệ thống chỉ tiêu Thống kê quốc gia?
Nếu ngược dòng thời gian thì thấy rằng, sau nhiều năm xây dựng và bổ sung
hoàn thiện, đến năm 1970 ngành Thống kê nước ta đã có được Hệ thống Chỉ tiêu
Trang 3928
Thống kê Quốc gia( Hệ thống cân đối sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân-
The Material Product Sýtem-MPS) tương đối hoàn chỉnh và được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quyết định 168/TTg ngày 17/9/1970 Với 297 chỉ tiêu thuộc 13 lĩnh vực, Hệ thống chỉ tiêu này đã phát huy tác dụng tích cực trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung và bao cấp trước đây để làm chuẩn mực cho việc thu thập, xử lý, tính toán và báo cáo các chỉ tiêu kinh tế- xã hội tổng hợp phục vụ cho các cơ quan
Đảng, Nhà nước đề ra các mục tiêu chiến lược và đường lối chính sách phát triển kinh tế, đồng thời đáp ứng cho nhiều đối tượng cần sử dụng thông tin khác nhau Bước vào thời kỳ đổi mới, đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, Hệ thống chỉ tiêu này có nhiều nội dung không phù hợp ( cho dù trong suốt 34 năm qua, nhất là những năm thời kỳ đổi mới, hệ thống này cũng đã thường xuyên được hoán cải và nâng cấp) Bên cạnh đó, do còn quá nhiều bất cập trong tổ chức và hoạt động nễn vẫn gặp phải tình trạng chồng chéo trong thu thập,
xử lý và công bố thông tin thống kê làn hạn chế không ít tính chính xác và độ tin cậy của các số liệu thống kê được công bố Thêm vào đó, do thiếu các chỉ tiêu phù hợp, nhất là các chỉ tiêu kinh tế theo thông lệ quốc tế, nên các kết quả thống
kê trong nước ít có giá trị so sánh quốc tế Cụ thể số liệu thống kê công nghiệp hàng tháng ở các nước được tính toán trực tiếp từ các sản phẩm công nghiệp hiện vật chủ yếu đại điện cho các ngành sản phẩm, một số nước tính bổ sung bằng chỉ tiêu giá trị tăng thêm theo giá so sánh Không có nước nào sử dụng chỉ tiêu giá trị sản xuất và tính theo giá cố định để đánh giá tốc độ tăng trưởng công nghiệp như nước ta hiện nay
Có thể chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng trong đó có nguyên nhân lớn là chưa kịp đổi mới và hoàn thiện Hệ thống Chỉ tiêu Thống kê Quốc gia nói chung và Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành nói riêng để đáp ứng yêu cầu của cơ quan Nhà nước các cấp trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách cũng như nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức có liên quan trong và ngoài nước Chính vì vậy, hiện nay Tổng cục Thống kê đang nỗ lực phối hợp với các Bộ, ngành, kể cả sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế, để ban hành chế độ báo cáo và điều tra thống kê, áp dụng Hệ thống Tài khoản Quốc gia-SNA của
Trang 40Sự chuyển đổi hệ thống phương pháp luận thống kê từ Hệ thống bảng cân
đối vật chất (MPS) nặng về phản ánh chỉ tiêu hiện vật sang áp dụng Hệ thống tài khoản quốc gia(SNA) có sự kết hợp hài hoà giữa giá trị và hiện vật là một trong những tiến trình đổi mới nhanh chóng của ngành thống kê;
Kết hợp các hình thức thu thập thông tin thống kê như: Chế độ báo cáo thống
kê, điều tra thống kê, khai thác các hồ sơ đăng ký hành chính là các hình thức thu thập thông tin phù hợp đối với nhiều nền kinh tế nhiều thành phần;
Từng bước triển khai có hiệu quả việc ứng dụng thành tựu CNTT và truyền thông nhằm nâng cao năng lực công tác thống kê;
Hệ thống các sản phẩm thống kê tiếp tục được hoàn chỉnh và phổ biến ngày càng trở thành các nguồn thông tin chính thống được các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân trong nước và ưuốc tế tin cậy, thống nhất sử dụng và đánh giá cao
Tuy nhiên, công tác thống kê vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, số lượng và chất lượng thông tin tuy đã được nâng lên, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng kịp tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước: Hệ thống chỉ tiêu thống kê chưa
được xây dựng hoàn chỉnh và đồng bộ; Quá trình đổi mới công tác thống kê chưa
được tiên hành đồng bộ ở tất cả các khâu thu thập, phân tích, phổ biến và lưu trữ thông tin thống kê, chưa tạo lập đồng bộ, sự phối hợp, trao đổi và chia sẻ thông tin giữa các hệ thống tập trung và thống kê Bộ, Ngành, thống kê địa phương
Vì vây, yêu cầu phải đổi mới, hoàn thiện công tác thống kê, mà trước hết là xây dựng một hệ thống thông tin thống kê quốc gia thống nhất, thông suốt và hiệu quả sẽ cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác các thông tin thống kê phân tích, đánh giá tình hình kinh tê- xã hội phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước trong quá trình