Trướctình hình đó, mỗi doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển trong nên kinh tế thịtrường đều phải nắm rõ tình hình kết quả sản xuất kinh doanh và thực trạng tàichính của doanh nghiệp
Trang 2TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH YUSEN
LOGISTICS VIỆT NAM
Chuyên ngành : Tài chính doanh nghiệp
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Vũ Văn Ninh
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn luận văn và kết thúc khóa học, với tình cảm chânthành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy/Cô Trường Học viện Tàichính đã tạo điều kiện cho tôi có môi trường học tập tốt trong suốt thời gian tôi họctập nghiên cứu tại trường
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu vàtrực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành Luận văn luận văn tốt nghiệp này
Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Công ty TNHH Yusen LogisticsViệt Nam đã giúp đỡ tạo điều kiện để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu
Kính mong sự chỉ dẫn và góp ý của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp đểcông trình nghiên cứu tiếp tục được hoàn thiện hơn
Tác giả
Trang 61.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp 31
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH YUSEN
2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của Công ty TNHH Yusen Logistics Việt
2.1.2 Đặc điểm hoạt động của Công ty TNHH Yusen Logistics Việt Nam 352.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý công ty và tổ chức bộ máy quản lý tài chính- kế toán
Trang 72.2.3 Tình hình kết quả kinh doanh của công ty 54
Mặc dù mới thành lập chi nhánh tại Việt Nam, Yusen Logistics đã xây dựng hìnhảnh và thương hiệu tại thị trường Việt Nam Trong hơn 10 năm hoạt động YusenViệt Nam Logistic đã đi vào quỹ đạo ổn định và phần nào đạt được kết quả khả
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN CÔNG TY LOGISTICS YUSEN,
3.2 Giải pháp cải thiện đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư của Công ty TNHH
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU:
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển hiện nay thì các doanhnghiệp có rất nhiều cơ hội phát triển song đồng thời cùng gặp thách thức lớn Trướctình hình đó, mỗi doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển trong nên kinh tế thịtrường đều phải nắm rõ tình hình kết quả sản xuất kinh doanh và thực trạng tàichính của doanh nghiệp qua từng thời kỳ để đưa ra những quyết định phù hợp nhằmgiảm thiểu rủi ro tài chính và là tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp
Tình hình tài chính tại doanh nghiệp sẽ đánh giá được hoạt động của doanhnghiệp, những gì đạt được và những gì còn tồn tại, từ đó có thể đưa ra các giải phápphù hợp với tài chính của doanh nghiệp
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị tài chính doanh nghiệpcũng như sự cần thiết của việc đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tàichính của công ty nên việc tìm hiểu và phân tích để phát huy những mặt mạnh trongcông tác tài chính đồng thời phát hiện kịp thời những mặt yếu kém nhằm khắc phục
và hoàn thiện hơn tình hình tài chính tại doanh nghiệp
Qua đó thấy được tầm quan trọng và tính bức thiết của vấn đề phân tích tìnhhình tài chính của Công ty để từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện tình hình tài
chính của công ty Em đã nghiên cứu và viết về Luận văn: “Công ty TNHH Yusen Logistics Việt Nam”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất là hệ thống hóa các vấn đề lý luận về tài chính doanh nghiệp và tìnhhình tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Thứ hai là làm rõ bản chất và sự cần thiết phải quản lý và cải thiện tình hìnhtài chính của công ty hiện nay
Thứ ba tập trung nghiên cứu về tình hình tài chính của công ty để thấy rõ xuhướng, tốc độ tăng trưởng và thực trạng tài chính của công ty, trên cơ sở đó đề xuấtmột số giải pháp kiến nghị cải thiện tình hình tài chính để giúp công ty hoạt động
Trang 93 Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi được đặt ra sau đây:
- Tình hình tài chính là gì? Mục đính của và ý nghĩa của việc đánh giá tìnhhình tài chính trong doanh nghiệp?
- Tình hình tài chính của công ty trong những năm gần đây được đánh giánhư thế nào, có những điểm mạnh mà điểm bất cập hạn chế nào cần khắc phục
- Từ những hạn chế trên, công ty cần hoàn thiện và đưa ra các giải pháp nhưthế nào?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là tập trung nghiên cứu các giải pháp cải
thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH Yusen Logistics Việt Nam Cụ thể
- Về mặt thời gian: Đánh giá qua Báo cáo Tài Chính 2 năm 2018 và 2019
- Về nguồn số liệu: Các số liệu được lấy từ sổ sách kế toán, báo cáo tài chínhcác năm 2018, 2019 của đơn vị thực tập
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện Luận văn, sinh viên đã sử dụng kết hợp cácphương pháp sau:
- Phương pháp thu thập số liệu: + Thu thập số liệu thứ cấp:
Dữ liệu về cơ sở lý luận đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp lấy từ cácgiáo trình, bài giảng, sách báo uy tín
Thu thập các số liệu thống kê qua báo cáo tài chính: báo cáo tình hình hoạtđộng kinh doanh, qui mô vốn, doanh thu, … của Công ty TNHH Yusen LogisticsViệt Nam các năm 2018, 2019 và 2019
6 Ý nghĩa của Luận văn nghiên cứu
Trang 10- Về mặt lý luận: Luận văn nghiên cứu sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở lýluận về tình hình tài chính trong doanh nghiệp từ đó là cơ sở cho việc áp dụng đánhgiá tình hình tài chính doanh nghiệp.
- Về mặt thực tiễn: Căn cứ vào kết quả đánh giá tình hình tài chính Công tyTNHH Yusen Logistics Việt Nam, Luận văn nghiên cứu này sẽ giúp những ngườiquan tâm có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinhdoanh của công ty, đồng thời phục vụ cho việc ra quyết định đúng đắn, đồng thời đềxuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn về tình hình tài chính tại Công
ty TNHH Yusen Logistics Việt Nam
7 Kết cấu của Luận văn nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
danh mục chữ viết tắt, phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Mở đầu: Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Chương 1: Lý luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp
Chương2: Thực trạng tình hình tài chính của Công ty TNHH Yusen Logistics Việt Nam trong thời gian qua
Chương 3: Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH Yusen Logistics Việt Nam.
Trang 11CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp
1.1.1.TCDN và các quyết định TCDN
1.1.1.1 Khái niệm TCDN
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất, cungứng hàng hóa cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích sinh lời Quá trìnhhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình kết hợp các yếu tố đầuvào như nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu,… và sức lao động để tạo ra yếu tố đầu
ra là hàng hóa và tiêu thị hàng hóa để thu lợi nhuận
Trong nền kinh tế thị trường để có các yếu tố đầu vào đòi hỏi DN phải cólượng vốn tiền tệ nhất định Với từng loại hình pháp lý tổ chức, DN có phương thứcthích hợp tạo lập số vốn tiền tệ ban đầu, từ số vốn tiền tệ đó DN mua sắm máy mócthiết bị, nguyên vật liệu… Sau khi sản xuất xong, DN thực hiện bán hàng hóa và thuđược tiền bán hàng Từ số tiền bán hàng DN sử dụng để bù đắp các khoản chi phívật chất đã tiêu hao, trả tiền công cho người lao động, các khoản chi phí khác, nộpthuế cho nhà nước và phần còn lại là lợi nhuận sau thuế Từ số lợi nhuận sau thuếnày, DN tiếp tục phân phối cho các mục đích có tính chất tích lũy và tiêu dùng Nhưvậy, quá trình hoạt động của DN cũng là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụngquỹ tiền tệ hợp thành hoạt động tài chính của DN Trong quá trình đó đã làm phátsinh, tạo ra sự vận động của các dòng tiền, trong đó bao hàm dòng tiền vào, dòngtiền ra gắn liền với hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh của DN
Bên trong quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của DN là các quan hệ kinh
tế dưới hình thức giá trị hợp thành các quan hệ tài chính của DN và bao hàm các quan hệ chủ yếu
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và Nhà nước: Quan hệ này được thể hiện trong việc doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, như nộp các khoản thuế, lệ phí vào ngân sách,…
Trang 12- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và các tổ chức
xã hội khác
+ Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế khác rất đadạng và phong phú được thể hiện trong việc thanh toán, thưởng phạt vật chất khidoanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho nhau (baohàm các dịch vụ tài chính)
+ Ngoài quan hệ với các chủ thể kinh tế khác, doanh nghiệp có thể có quan
hệ với các tổ chức xã hội khác, như doanh nghiệp thực hiện tài trợ cho các tổ chức
xã hội…
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp giữa doanh nghiệp với người lao độngtrong doanh nghiệp: Quan hệ này được thể hiện trong việc doanh nghiệp thanh toántrả tiền công, thực hiện thưởng, phạt vật chất với người lao động trong quá trìnhtham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp…
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu của doanh nghiệp:Mối quan hệ này thể hiện trong việc các chủ sở hữu thực hiện việc đầu tư, góp vốnvào, hay rút vốn ra khỏi doanh nghiệp và trong việc chia lợi nhuận sau thuế củadoanh nghiệp
- Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: Đây là mối quan hệ thanhtoán giữa các bộ phận nội bộ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, trong việchình thành và sử dụng các quỹ của doanh nghiêp, cũng như khi phân phối kết quảkinh doanh và thực hiện hạch toán nội bộ doanh nghiệp
Từ những vấn đề nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Xét về bản chất: Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình
thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ của doanhnghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp
- Xét về hình thức: Tài chính doanh nghiệp là các quỹ tiền tệ trong quá trình
tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp
Việc nhận thức đúng đắn quan niệm về TCDN và bản chất TCDN có ý nghĩaquan trọng về mặt lý luận và thực tiễn Điều đó tạo cơ sở cho việc vận dụng các
Trang 13quan hệ tài chính tồn tại khách quan trong công tác quản lý tài chính để đưa raquyết định tài chính đúng đắn nhằm đạt được các mục tiêu của DN.
1.1.1.2 Các quyết định TCDN
❖ Mặc dù chưa hoàn toàn thống nhất trong khái niệm TCDN về mặt ngôn từ;tuy nhiên, có sự đồng thuận khi các quan niệm khác nhau về TCDN đều cho rằng:TCDN thực chất quan tâm nghiên cứu ba quyết định chủ yếu, đó là quyết định đầu
tư, quyết định nguồn vốn và quyết định phân phối lợi nhuận
● Quyết định đầu tư: Là những quyết định liên quan đến tổng giá trị
tài sản và giá trị từng bộ phận tài sản (TSCĐ và TSLĐ) Quyết định đầu tư ảnhhưởng đến bên trái (phần Tài sản) của bảng cân đối kế toán Các quyết định đầu tưchủ yếu của DN bao gồm:
- Quyết định đầu tư vào TSLĐ: Quyết định tồn quỹ, quyết định tồn kho,quyết định chính sách bán hàng, quyết định đầu tư tài chính ngắn hạn…
- Quyết định đầu tư TSCĐ: Quyết định mua sắm TSCĐ, quyết định đầu tư
dự án, quyết định đầu tư tài chính dài hạn…
- Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư TSLĐ và đầu tư TSCĐ: Quyết định
sử dụng đòn bẩy kinh doanh, quyết định điểm hòa vốn
Quyết định đầu tư được xem là quyết định quan trọng nhất trong các quyếtđịnh của TCDN bởi nó tạo ra giá trị cho DN Một quyết định đầu tư đúng sẽ gópphần làm tăng giá trị DN, qua đó làm gia tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu, ngượclại một quyết định đầu tư sai sẽ làm tổn thất giá trị DN dẫn tới thiệt hại tài sản chochủ sở hữu DN
● Quyết định huy động vốn (quyết định nguồn vốn): Là những quyết
định liên quan đến việc nên lựa chọn nguồn vốn nào để cung cấp cho các quyết địnhđầu tư Quyết định nguồn vốn tác động đến bên phải bảng cân đối kế toán (phầnNguồn vốn) Các quyết định huy động vốn chủ yếu của DN bao gồm:
- Quyết định huy động vốn ngắn hạn: Quyết định vay ngắn hạn hay sử dụngtín dụng thương mại
- Quyết định huy động vốn dài hạn: Quyết định sử dụng nợ dài hạn thôngqua vay dài hạn ngân hàng hay phát hành trái phiếu công ty; quyết định phát hành
Trang 14vốn cổ phần (cổ phần phổ thông hay là cổ phẩn ưu đãi); quyết định quan hệ cơ cấugiữa nợ và vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính); quyết định vay để mua, hay thuê tàisản,…
Các quyết định huy động vốn là một thách thức không nhỏ đối với các nhàquản trị tài chính của DN Để có các quyết định huy động vốn đúng đắn, các nhàquản trị tài chính phải có sự nắm vững những điểm lợi, bất lợi của việc sử dụng cáccông cụ huy động vốn; đánh giá chính xác tình hình hiện tại và dự báo đúng đắndiễn biến thị trường – giá cả trong tương lai… trước khi đưa ra quyết định huy độngvốn
● Quyết định phân chia lợi nhuận: Gắn liền với quyết định về phân
chia cổ tức hay chính sách cổ tức của DN Các nhà quản trị tài chính sẽ phải lựachọn giữa việc sử dụng phần lớn lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức, hay là giữ lại đểtái đầu tư Những quyết định này liên quan đến việc DN nên theo đuổi một chínhsách cổ tức như thế nào và liệu chính sách cổ tức có tác động như thế nào đến giá trị
DN hay giá cổ phiếu của công ty trên thị trường hay không
Ngoài ba loại quyết định chủ yếu trong TCDN như trên đã đưa ra còn có rấtnhiều loại quyết định khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của DN nhưquyết định mua bán, sáp nhập DN, quyết định phòng ngừa rủi ro tài chính tronghoạt động sản xuất kinh doanh,…
❖ Căn cứ vào thời gian thực hiện có thể chia các quyết định tài chính của DN
ra thành 2 nhóm là quyết định tài chính dài hạn và quyết định tài chính ngắn hạn
● Quyết định tài chính dài hạn
Đây là những quyết định có tính chất chiến lược, có tầm ảnh hưởng lâu dàiđến sự tồn tại và phát triển của DN Mỗi quyết định này đòi hỏi nhà quản trị phảicân nhắc kỹ lưỡng, phân tích một cách bài bản và khoa học để đảm bảo hạn chếthấp nhất các rủi ro có thể xảy ra Thuộc quyết định tài chính dài hạn bao gồm:quyết định đầu tư dài hạn, quyết định huy động vốn dài hạn và quyết định về chínhsách phân phối lợi nhuận của DN
Trang 15+ Quyết định đầu tư dài hạn: là quyết định lựa chọn DN nên đầu tư vàonhững cơ hội hay những dự án đầu tư nào trong điều kiện nguồn lực tài chính cógiới hạn để tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữu.
Thông thường các cơ hội đầu tư có nguy cơ rủi ro cao thường mang lại tỷsuất sinh lời cao và ngược lại Giá trị DN là tổng giá trị hiện tại của dòng tiền trongtương lai được chiết khấu theo tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư Nếu nhà quảntrị lựa chọn cơ hội đầu tư có tỷ suất sinh lời cao để tối đa hóa dòng tiền cho chủ sởhữu, nhưng kéo theo đó tỷ suất sinh lời đòi hỏi cũng bị đẩy lên cao do rủi ro cao Vìvậy, chưa chắc giá trị DN sẽ đạt được mục tiêu tối đa hóa
+ Quyết định huy động vốn dài hạn: là quyết định lựa chọn nên huy độngvốn dài hạn từ những nguồn nào, với quy mô bao nhiêu để tối đa hóa giá trị cho chủ
sở hữu
Xét về tổng thể, nguồn vốn của DN được chia thành hai nguồn là nguồn vốn
nợ và nguồn vốn chủ sở hữu Trong trường hợp tỷ suất sinh lời kinh tế của vốn caohơn lãi suất vay vốn, nếu DN gia tăng sử dụng nguồn vốn vay sẽ làm tăng thêmdòng tiền mà chủ sở hữu nhận được vì nhận được nhiều thu nhập hơn từ vốn vay tạo
ra, đồng thời cũng làm tăng nguy cơ rủi ro vỡ nợ dẫn đến tổn thất cho chủ sở hữu.Ngược lại, nếu như DN sử dụng nhiều vốn vay một mặt sẽ làm tăng giá trị cho chủ
sở hữu, vì nó làm tăng dòng tiền cho chủ sở hữu, tuy nhiên việc vay nợ quá mức sẽlàm tăng rủi ro khiến cho chủ sở hữu đòi hỏi mức sinh lời cao hơn làm cho giá trị
DN bị sụt giảm Vì vậy, nhà quản trị tài chính phải đưa ra quyết định lựa chọnnguồn vốn nào, đặc biệt phải quyết định quy mô của từng nguồn vốn tài trợ cho dự
án đầu tư, cũng như cho hoạt động kinh doanh của DN
+ Quyết định về chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp: Là quyếtđịnh lựa chọn nên dành bao nhiêu lợi nhuận để chia cho chủ sở hữu, dành bao nhiêulợi nhuận để tái đầu tư trở lại DN nhằm tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữu
Về cơ bản lợi nhuận sau thuế của DN sẽ được chia thành 2 phần, một phầndành để chia cho chủ sở hữu (chia lãi hay chia cổ tức), một phần dành để tái đầu tưtrả lại DN Việc quyết định chia lợi nhuận hay giữ lại lợi nhuận không làm thay đổi
số lợi nhuận của DN đã tạo ra cho chủ sở hữu, nhưng nó lại tác động đến rủi ro và
Trang 16mức tăng trưởng thu nhập cho chủ sở hữu trong tương lai Nếu DN chia hết LNSTcho chủ sở hữu thì chủ sở hữu sẽ ăn chắc số lợi nhuận này, nhưng do chia hết lợinhuận nên nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận là thấp, dẫn đến tốc độ tăng trưởng thunhập cho chủ sở hữu trong tương lai sẽ không cao Ngược lại, nếu như để lại toàn
bộ lợi nhuận tái đầu tư thì tốc độ tăng trưởng thu nhập của chủ sở hữu sẽ tăng cao,nhưng kéo theo đó là sự gia tăng rủi ro đối với khoản lợi nhuận giữ lại ở DN, từ đó
sẽ tác động đến giá trị DN Vì vậy, nhà quản trị tài chính phải quyết định lựa chọnphân chia bao nhiêu lợi nhuận cho chủ sở hữu, giữ lại bao nhiêu lợi nhuận để tái đầu
tư là phù hợp và đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị DN, phù hợp với chiến lượcphát triển và giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống của DN
● Quyết định tài chính ngắn hạn
Đây là những quyết định có tính chất tác nghiệp, ảnh hưởng không lớn sự tồntại và phát triển DN; vì vậy, người ta còn gọi là các quyết định tài chính chiến thuật.Thuộc quyết định tài chính ngắn hạn bao gồm: Quyết định dự trữ vốn bằng tiền,quyết định về nợ phải thu, quyết định về việc thực hiện chiết khấu thanh toán, quyếtđịnh về dự trữ vốn tồn kho, quyết định về việc khấu hao TSCĐ,… Tính hợp lý vàđúng đắn của các quyết định này có ảnh hưởng nhất định đến rủi ro và lợi ích cho
DN, cũng như cho chủ sở hữu DN Điều này được thể hiện như sau:
+ Quyết định dự trữ vốn bằng tiền: Khi DN dự trữ vốn bằng tiền sẽ đảm bảocho hoạt động thanh toán, chi trả nhằm thực hiện nghĩa vụ tài chính của DN với cácchủ thể khác được thuận lợi, hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động Tuy nhiên,việc dự trữ vốn bằng tiền sẽ làm tăng chi phí cơ hội của vốn và tăng nguy cơ rủi ro
do tiền có thể bị mất giá do lạm phát, hay thay đổi tỷ giá… gây ra
+ Quyết định về nợ phải thu: Khi doanh nghiệp bán chịu sẽ làm tăng khảnăng cạnh tranh dẫn đến làm tăng doanh thu và lợi nhuận của DN Tuy nhiên, bánchịu sẽ gia tăng nợ phải thu, dẫn đến ứ đọng vốn và DN có thể gặp rủi ro không thuhồi được công nợ
+ Quyết định về chiết khấu thanh toán: Việc áp dụng chiết khấu thanh toán
sẽ giúp DN thu hồi nhanh tiền bán hàng, giảm nhu cầu vốn dẫn đến giảm bớt chi phí
Trang 17sử dụng vốn Tuy vậy, do thực hiện chiết khấu cho khách hàng nên lợi nhuận bánhàng của DN có thể bị sụt giảm.
+ Quyết định về dự trữ vốn tồn kho: Việc duy trì tồn kho dự trữ sẽ giảmthiểu rủi ro gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh; nhưng nó lại làm tăng chi phí
cơ hội của vốn, tăng chi phí bảo quản, cất chữ… làm giảm lợi nhuận của DN
+ Các quyết định tài chính ngắn hạn khác: Như quyết định về khấu haoTSCĐ, quyết định về trích lập dự phòng, quyết định về việc thanh toán… cũng luôntạo ra mối quan hệ giữa lợi ích và rủi ro cho DN nói chung và cho chủ sở hữu DNnói riêng
Từ những phân tích trên đây, cho thấy nhà quản trị tài chính phải cân nhắcđưa ra quyết định tài chính ngắn hạn hợp lý đảm bảo tối thiểu hóa rủi ro và tối đahóa dòng tiền cho chủ sở hữu, khi đó sẽ tối đa hóa được giá trị của DN cho chủ sởhữu
Tóm lại, nhà quản trị tài chính phải đưa ra các quyết định tài chính nhằm tối
đa hóa giá trị DN Với mỗi quyết định tài chính, nhà quản trị phải luôn luôn đối mặtvới sự mâu thuẫn giữa rủi ro và sinh lời Một quyết định tài chính khôn ngoan làquyết định có thể tối đa hóa được giá trị DN, muốn vậy quyết định tài chính phảiđảm bảo tối thiểu hóa được rủi ro và tối đa hóa được tỷ suất sinh lời cho chủ sở hữu.Đây là điều rất khó cho các nhà quản trị tài chính trong quá trình phân tích và raquyết định lựa chọn các quyết định tài chính phù hợp
❖ Vai trò quản trị TCDN
Trang 18Ngày nay vai trò của quản trị TCDN ngày càng trở nên hết sức quan trọngđối với hoạt động của DN, bởi vì:
- Tình hình tài chính của DN liên quan và ảnh hưởng tới tất cả các hoạt độngcủa DN
- Quy mô kinh doanh và nhu cầu vốn cho hoạt động của DN ngày càng lớn.Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính thì các công cụ tài chính để huy độngvốn ngày càng phong phú và đa dạng hơn Vì vậy các quyết định huy động vốn,quyết định đầu tư… của nhà quản trị tài chính ảnh hưởng lớn đến tình hình và hiệuquả kinh doanh của DN
- Các thông tin về tình hình tài chính là căn cứ quan trọng đối với các nhàquản lý DN trong việc kiểm soát và chỉ đạo các hoạt động của DN
Vai trò của quản trị tài chính đối với hoạt động của DN được thể hiện quacác mặt chủ yếu sau:
- Huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động của DN diễn ra bình thường và liên tục.
Vốn tiền tệ là tiền đề cho các hoạt động của DN Trong quá trình hoạt độngcủa DN thường xuyên nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt độngkinh doanh thường xuyên, cũng như cho đầu tư phát triển của DN Nếu không huyđộng kịp thời và đủ vốn sẽ khiến cho các hoạt động của DN gặp khó khăn hoặckhông triển khai được Do vậy, việc đảm bảo cho các hoạt động của DN được tiếnhành bình thường, liên tục phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức huy động vốn củaTCDN
Nhà quản trị tài chính trên cở sở xem xét tình hình thị trường tài chính, nhucầu vốn và điều kiện cụ thể của DN, từ đó đưa ra quyết định tối ưu nhất trong việc
tổ chức huy động các nguồn vốn (bên trong, bên ngoài) đáp ứng nhu cầu cho cáchoạt động của DN Một chính sách tài trợ đúng đắn không những giúp DN giảmthiểu rủi ro tài chính, mà còn tác động rất lớn đến việc thực hiện mục tiêu tối đa hóagiá trị DN
- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
Trang 19Với việc lựa chọn các dự án đầu tư tối ưu trên cơ sở cân nhắc, so sánh giữa
tỷ suất sinh lời, chi phí huy động vốn và mức độ rủi ro của dự án đầu tư… nhà quảntrị tài chính đã tạo tiền đề cho việc sử dụng vốn tiết kiệm và đạt hiệu quả cao
Việc tổ chức huy động vốn kịp thời, đầy đủ sẽ giúp cho DN chớp được cơhội kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận DN Việc lựa chọn các hình thức vàphương pháp huy động vốn thích hợp, đảm bảo cơ cấu vốn tối ưu có thể giúp DNgiảm bớt được chi phí sử dụng vốn, góp phần tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuậnvốn chủ sở hữu của DN
Mặt khác, với việc huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh
có thể giúp DN tránh được thiệt hại do ứ đọng vốn, tăng vòng quay tài sản, giảmđược số vốn vay từ đó giảm được tiền trả lãi vay, góp phần tăng lợi nhuận sau thuếcủa DN
- Kiểm tra, giám sát một cách toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Quá trình hoạt động kinh doanh của DN cũng là quá trình vận động, chuyểnhóa hình thái của vốn tiền tệ Vì vậy, thông qua việc xem xét tình hình thu, chi tiền
tệ hàng ngày, và nhất là thông qua việc phân tích đánh giá tình hình TCDN và việcthực hiện các chỉ tiêu tài chính, các nhà quản trị tài chính có thể kiểm soát kịp thời
và toàn diện các mặt hoạt động của DN, từ đó chỉ ra những tồn tại và những tiềmnăng chưa được khai thác để đưa ra các quyết định thích hợp, điều chỉnh các hoạtđộng nhằm đạt được mục tiêu đề ra của DN
1.1.2.2 Nội dung của quản trị TCDN
Quản trị TCDN bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Tham gia việc đánh giá, lựa chọn quyết định đầu tư.
Triển vọng của DN trong tương lai phụ thuộc rất lớn vào quyết định đầu tưdài hạn với quy mô lớn như quyết định đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuấtkinh doanh, sản xuất sản phẩm mới… Để đi đến quyết định đầu tư đòi hỏi DN phảixem xét cân nhắc trên nhiều mặt về kinh tế, kỹ thuật và tài chính Trong đó, về mặttài chính phải xem xét các khoản chi tiêu vốn cho đầu tư và dự tính thu nhập do đầu
tư đưa lại, nói cách khác là xem xét dòng tiền ra và dòng tiền vào liên quan đến
Trang 20khoản đầu tư để đánh giá cơ hội đầu tư về mặt tài chính Đó là quá trình hoạch định
dự toán vốn đầu tư và đánh giá hiệu quả tài chính của việc đầu tư
- Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đủ nhu cầu vốn do các hoạt động của DN.
Tất cả các hoạt động của DN đều đòi hỏi phải có vốn Nhà quản trị tài chínhphải xác định các nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt động của DN ở trong kỳ (baogồm vốn dài hạn và vốn ngắn hạn) tiếp theo, phải tổ chức huy động các nguồn vốnđáp ứng kip thời, đầy đủ và có lợi cho các hoạt động của DN Để đi đến quyết địnhlựa chọn hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp, cần xem xét cân nhắctrên nhiều mặt như: kết cầu nguồn vốn, những điểm lợi của từng hình thức huyđộng vốn, chi phí cho việc sử dụng mỗi nguồn vốn
- Sử dụng có hiệu quả vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi và đảm bảo khả năng thanh toán của DN.
Nhà quản trị tài chính phải tìm mọi biện pháp huy động rối đa số vốn hiện cócủa DN vào hoạt động kinh doanh, giải phóng kịp thời số vốn ứ đọng, theo dõi chặtchẽ và thực hiện tốt việc thanh toán, thu hồi tiền bán hàng và các khoản thu khác,đồng thời quản lý chặt chẽ mọi khoản chi phát sinh trong quá trình hoạt động của
DN, thường xuyên tìm biện pháp thiết lập sự cần bằng giữa thu và chi vốn bằngtiền, đảm bảo cho DN luôncó khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn
- Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của DN.
Thực hiện phân phối hợp lý lợi nhuận sau thuế, cũng như trích lập và sửdụng tốt các quỹ của DN sẽ góp phần quantrọng vào việc phát triển DN, cái thiệnđời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong DN, giải quyết hài hòa giữalợi ích trước mắt của chủ sở hữu với lợi ích lâu dài – sự phát triển của DN
- Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của DN.
Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hằng ngày, các báo cáo tài chính, tìnhhình thực hiện các chỉ tiêu tài chính cho phép kiểm soát được tình hình tài chính của
DN Mặt khác, thông qua việc định kỳ tiến hành phân tích tình hình tài chính của
DN để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn, những điểm mạnh và điểm yếu trong
Trang 21quản lý DN kịp thời đưa ra các quyết định thích hợp điều chỉnh hoạt động kinhdoanh và tài chính của DN trong thời kỳ tới.
- Thực hiện kế hoạch hóa tài chính.
Các hoạt động tài chính của DN cần được thực hiện trước thông qua việc lập
kế hoạch tài chính, có kế hoạch tài chính tốt thì DN mới có thể đưa ra các quyếtđịnh tài chính thích hợp nhằm đạt tới các mục tiêu của DN Quá trình thực hiện kếhoạch tài chính cũng là quá trình chủ động đưa ra các giải pháp hữu hiệu khi thịtrường có sự biến động
1.2.Tình hình tài chính của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm tình hình tài chính doanh nghiệp
Tình hình tài chính được thể hiện thông qua việc xem xét, đánh giá kết quảcủa quản lí và điều hành tài chính của doanh nghiệp Doanh nghiệp sử dụng cácphương pháp, công cụ và kỹ thuật đánh giá tình hình tài chính, từ đó chỉ ra những gì
đã làm được, những gì làm chưa được và dự đoán những gì sẽ xảy ra đồng thời tìm
ra nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh doanh của DN
để từ đó đề ra các biện pháp tận dụng những điểm mạnh và khắc phục những điểmyếu và nâng cao chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh của DN
1.2.2 Nội dung và chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của DN
1.2.2.1 Tình hình quy mô và cơ cấu nguồn vốn của DN
❖ Đánh giá biến động nguồn vốn và kết cấu nguồn vốn
Về chỉ tiêu đánh giá: nguồn vốn DN huy động để tài trợ cho nhu cầu vốn baogồm: VCSH, vay và nợ VCSH chủ yếu gồm: vốn đầu tư của chủ sở hữu và phần lợinhuận giữ lại tái đầu tư Vay và nợ gồm: vay tín dụng, phát hành trái phiếu, thuê tàichính, tín dụng thương mại và nguồn vốn chiếm dụng khác Mỗi nguồn vốn huyđộng có ưu và nhược điểm nhất định tác động đến khả năng huy động và sử dụngvốn của DN Để đánh giá thực trạng và tình hình biến động nguồn vốn của DN cần
sử dụng hai nhóm chỉ tiêu: các chỉ tiêu quy mô nguồn vốn và các chỉ tiêu phản ánh
cơ cấu nguồn vốn (hệ số cơ cấu nguồn vốn)
Hệ số cơ cấu nguồn vốn là hệ số tài chính hết sức quan trọng đối với nhàquản lý DN, với các chủ nợ cũng như các nhà đầu tư Đối với nhà quản lý DN,
Trang 22thông qua hệ số nợ cho thấy sự độc lập về tài chính, mức độ sử dụng đòn bẩy tàichính và rủi ro tài chính có thể gặp phải để từ đó có sự điều chỉnh về chính sách tàichính phù hợp Đối với các chủ nợ, qua xem xét hệ số nợ của DN thấy được sự antoàn của khoản cho vay để đưa ra các quyết định cho vay và thu hồi nợ Nhà đầu tư
có thể đánh giá mức độ rủi ro tài chính của DN trên cơ sở đó để cân nhắc đầu tư
Hệ số nợ: phản ánh bình quân trong một đồng vốn kinh doanh, DN đang sử
dụng mấy đồng vốn vay nợ
Tổng nguồn vốn
Hệ số vốn chủ sở hữu: phản ánh bình quân trong một đồng vốn kinh doanh,
DN đang sử dụng mấy đồng vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
Hoặc: Hệ số vốn chủ sở hữu = 1 – Hệ số nợ
❖ Đánh giá hoạt động tài trợ của doanh nghiệp
Nguồn vốn lưu động của một DN được phân chia làm 2 bộ phận:
+ Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC): là nguồn vốn dài hạn tài trợcho tài sản lưu động của DN nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn rathường xuyên và ổn định của DN
+ Nguồn vốn lưu động tạm thời: là nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho TSLĐcủa DN nhằm đáp ứng những nhu cầu biến động tăng giảm theo chu kỳ kinh doanhcủa DN
Ngược lại, đối với tài sản của DN, chúng ta chia thành loại tài sản có thờigian chuyển đổi thành tiền dưới 1 năm, được gọi là TSNH (TSLĐ) TSCĐ và đầu tưdài hạn được gọi là TSDH, vì nó có thời gian hoàn vốn lớn hơn 1 năm
Để hình thành nên hai loại tài sản này có 2 nguồn vốn: nguồn vốn thườngxuyên và nguồn vốn tạm thời Nguồn VCSH, các khoản nợ dài hạn có thời gian đáohạn trên 1 năm là những nguồn vốn thường xuyên Ngược lại, các khoản nợ ngắnhạn là các khoản nợ có thời gian đáo hạn dưới 1 năm được gọi là nguồn vốn tạmthời
Trang 23Nguồn vốn thường xuyên trước hết là đầu tư để hình thành TSDH, phần cònlại và nguồn vốn tạm thời được đầu tư để hình thành TSNH Khi đó, chênh lệchgiữa nguồn vốn thường xuyên và TSDH được gọi là nguồn vốn lưu động thườngxuyên (NWC).
NWC = Nguồn vốn thường xuyên – Tài sản dài hạn
Hoặc NWC = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn
Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá cách thức tài trợ vốn lưu động của DN, đểđánh giá mức độ an toàn hay rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp
Có 3 trường hợp có thể xảy ra:
+Trường hợp 1: khi TSNH > NPTNH: nghĩa là nguồn vốn lưu động thường
xuyên có giá trị dương Khi đó, sẽ có một sự ổn định trong hoạt động kinh doanhcủa DN vì có một bộ phận nguồn vốn lưu động thường xuyên tài trợ cho TSLĐ để
sử dụng cho hoạt động kinh doanh
+ Trường hợp 2: khi TSNH < NPTNH: nghĩa là nguồn vốn lưu động thường
xuyên có giá trị âm Đây là dấu hiệu đáng lo ngại cho DN khi hoạt động trong lĩnhvực công nghiệp hay xây dựng Đây là dấu hiệu của việc sử dụng vốn sai, cán cânthanh toán chắc chắn đã mất cân bằng, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn < 1 Tuy nhiênđối với các DN ngành thương mại thì cách tài trợ này vẫn có thể xảy ra vì ngànhnày có tốc độ quay vòng vốn nhanh
+Trường hợp 3: Khi TSNH = NPTNH: nghĩa là nguồn vốn lưu động thường
xuyên có giá trị bằng 0 Cách tài trợ này cho thấy chỉ có những TSCĐ được tài trợbằng nguồn vốn dài hạn, còn TSLĐ được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn Trườnghợp này cũng không tạo ra được tính ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanhcủa DN, đặc biệt đối với các DN có tốc độ quay vòng vốn chậm
1.2.2.2 Tình hình quy mô và cơ cấu vốn của DN
Vốn kinh doanh của DN là toàn bộ số tiền ứng trước mà DN bỏ ra để đầu tưhình thành các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN Nó làbiểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị các tài sản mà DN đã đầu tư và sử dụng vàohoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận
Trang 24Thông qua quy mô và sự biến động quy mô của tổng tài sản cũng như từngloại tài sản ta sẽ thấy sự biến động về mức độ đầu tư quy mô kinh doanh, năng lựckinh doanh, khả năng tài chính của DN cũng như việc sử dụng vốn của DN như thếnào.
Thông qua cơ cấu tài sản của DN ta thấy được chính sách đầu tư đã và đangthực hiện của DN, sự biến động về cơ cấu tài sản cho thấy sự thay đổi trong chínhsách đầu tư của DN
Cả hai chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh thì DN đã dành
ra bao nhiêu đồng để đầu tư TSNH, bao nhiêu đồng để hình thành TSDH
1.2.2.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
a Chỉ tiêu doanh thu
- Khái niệm: Doanh thu là phần giá trị mà doanh nghiệp thu được trong kỳkinh doanh từ việc bán sản phẩm, cung ứng hàng hóa - dịch vụ, từ hoạt độngtàichính, hoạt động bất thường … Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọngphản ánh kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, thông qua nó chúng ta có thểđánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Cơ cấu doanh thu: Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận sau: + Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: : là toàn bộ số tiền thu được và
sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩmhàng hóa; cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm các khoản phụ thu và phí thuthêm bên ngoài giá bán (nếu có)
+ Doanh thu thuần: phản ánh doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ khi đãtrừ các khoản giảm trừ bao gồm: Chiết khấu thương mại, Giảm giá hàng bán, Hànghóa bị trả lại hay thuế tiêu thụ đặc biệt
Trang 25+ Doanh thu từ hoạt động tài chính: là các khoản thu nhập có được từ hoạtđộng tài chính doanh nghiệp như góp vốn liên doanh Lãi tiền gửi/cho vay, thu nhập
từ mua bán chứng khoán, chuyển nhượng tài sản, chênh lệch khi mua bán ngoại tệ
b Chỉ tiêu chi phí
Chi phí là một phạm trù kinh tế gắn liền với quá trình sản xuất và lưuthônghàng hóa, nó là những hao phí được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạtđộngkinh doanh với mong muốn tạo ra sản phẩm, dịch vụ hoặc một kết quả kinhdoanhnhất định Phân tích chi phí là một phần quan trọng trong phân tích hiệu quảhoạtđộng kinh doanh vì chi phí là chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận củadoanhnghiệp
c Chỉ tiêu lợi nhuận
- Khái niệm: Lợi nhuận được hiểu một cách đơn giản là khoản tiền dôi ragiữatổng doanh thu và tổng chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanhcủadoanh nghiệp và là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, là chỉ tiêuchấtlượng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinhdoanhcủa doanh nghiệp Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác,nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,đánh giáhiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp
Lợi nhuận = doanh thu - chi phí
- Cơ cấu lợi nhuận: Theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp baogồm các bộ phận cấu thành sau đây:
+ Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính
+ Lợi nhuận thu được từ hoạt động khác
Ngoài ra, còn một số chỉ tiêu chính về lợi nhuận được sử dụng trong Báo cáotài chính của doanh nghiệp đó là:
+ Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán
Trang 26+ Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần + Doanh thu từhoạt động tài chính - Chi phí tài chính - Gía vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chiphí quản lí doanh nghiệp
+ Lợi nhuận từ hoạt động kinh tế khác = Thu nhập của hoạt động khác - Chiphí của hoạt động khác - Thuế gián thu (nếu có)
+ Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp1.2.2.4 Tình hình dòng tiền của công ty
❖ Cơ cấu vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền: gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.Tiền là một bộ phận cấu thành TSNH của DN Đây là loại tài sản có tính thanhkhoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán của DN
Loại vốn này thường chiếm phần khá nhỏ trong tổng vốn kinh doanh của DNnhưng ảnh hưởng của nó lại không hề nhỏ đối với hoạt động của DN
Trong DN, nhu cầu lưu giữ vốn bằng tiền thường do ba lý do chính: nhằmđáp ứng các yêu cầu giao dịch thanh toán hàng ngày như trả tiền mua hàng, trả tiềnlương, tiền công, thanh toán cổ tức hay nộp thuế… của DN; giúp DN nắm bắt các
cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận; nhu cầu dự phònghoặc khắc phục các rủi ro bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuấtkinh doanh của DN
Để xác định cơ cấu vốn bằng tiền của DN ta đi xác định tỷ trọng và sự biếnđộng của từng loại tiền:
Tỷ trọng từng loại tiền = Giá trị của từng loại tiền
Tiền và các khoản tương đương tiền
❖ Phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền
Việc phân tích này cho phép nắm được tổng quát diễn biến thay đổi củanguồn tiền và sử dụng tiền trong mối quan hệ với vốn bằng tiền của DN trong mộtthời kỳ nhất định giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán, từ đó có thể địnhhướng cho việc huy động vốn và sử dụng vốn của thời kỳ tiếp theo
Phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền cũng là một cách khác để xemxét sự vận động lưu chuyển tiền tệ của DN diễn ra trong một kỳ hoạt động của DN
Trang 27Việc phân tích có thể được thực hiện như sau:
- Xác định diễn biến thay đổi nguồn tiền và sử dụng tiền
Việc xác định này được thực hiện bằng cách: trước hết, chuyển toàn bộ cáckhoản mục trên bảng cân đối kế toán thành cột dọc Tiếp đó so sánh số liệu cuối kỳvới đầu kỳ để tìm ra sự thay đổi của mỗi khoản mục trên bảng cân đối kế toán Mỗi
sự thay đổi của từng khoản mục sẽ được xem xét và phản ánh vào một trong hai cột
sử dụng tiền hoặc diễn biến nguồn tiền theo cách thức sau:
+ Sử dụng tiền sẽ tương ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn
+ Diến biến nguồn tiền sẽ tương ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sản.Khi tính toán diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền cần chú ý:
+ Chỉ tính toán cho các khoản mục chi tiết, không tính cho các khoản mụctổng hợp tránh sự bù trừ lẫn nhau
+ Đối với các khoản mục hao mòn lũy kế và các khoản trích lập dự phòng thìnếu diễn biến tăng lên chúng ta đưa vào phần diễn biến nguồn tiền và ngược lại thìđưa vào phần diễn biến sử dụng tiền
- Lập bảng phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền
❖ Đánh giá biến động dòng tiền thuần, khả năng tạo tiền
- Xem xét sự biến động dòng tiền thuần qua các năm để biết được dòng tiềnnào đã chảy vào DN, dòng tiền nào đã ra khỏi DN, và số tiền vào nhiều hơn hay íthơn số tiền ra trong 1 năm, DN có cân đối được dòng tiền ra hay không… Sự mấtcân đối về dòng tiền xảy ra khi DN ứ động tiền (dư thừa) hoặc thiếu hụt nghiêmtrọng (bội chi) cần phải xác định được ngay nguyên nhân và xác định hướng điềuchỉnh để đưa về trạng thái cân bằng
Tỷ trọng dòng tiền thu
vào của từng hoạt động =
Tổng số tiền thu vào của từng hoạt động
x 100%Tổng số tiền thu vào của doanh nghiệp
- Xem xét chỉ tiêu đánh giá khả năng tạo tiền
Trang 28+ Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh: chỉ tiêu này giúp nhà quản trị đánhgiá được khả năng tạo tiền tư hoạt động kinh doanh so với doanh thu đạt được.Cách xác định chỉ tiêu này như sau:
Doanh thu bán hàng+ Hệ số tạo tiền từ hoạt động đầu tư: chỉ tiêu này giúp nhà quản trị đánh giáđược khả năng tạo tiền tư hoạt động đầu tư so với doanh thu đạt được Cách xácđịnh chỉ tiêu này như sau:
Doanh thu bán hàng+ Hệ số tạo tiền từ hoạt động tài chính: chỉ tiêu này giúp nhà quản trị đánhgiá được khả năng tạo tiền tư hoạt động tài chính so với doanh thu đạt được Cáchxác định chỉ tiêu này như sau:
Doanh thu bán hàng1.2.2.5 Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của DN
1.2.2.5.1 Đánh giá tình hình công nợ
Thông qua phân tích tình hình công nợ của DN sẽ đánh giá được vốn của DN
bị chiếm dụng như thế nào và DN đã đi chiếm dụng vốn ra sao Trong trường hợpcác khoản công nợ phải thu lớn hơn các khoản công nợ phải trả thì khi đó DN đang
bị chiếm dụng vốn Ngược lại, trong trường hợp các khoản công nợ phải thu nhỏhơn các khoản công nợ phải trả thì khi đó DN đang đi chiếm dụng vốn Việc cácchủ thể trong nền kinh tế chiếm dụng vốn lẫn nhau là hoạt động hết sức bình thường
và mang tính thường xuyên, tuy nhiên DN cần phải cẩn trọng trong việc xem xétđến vấn đề này để đảm bảo khả năng thanh toán cũng như uy tín của DN trong quátrình hoạt động sản xuất kinh doanh
Để phân tích tình hình công nợ ta đi so sánh giữa các khoản đi chiếm dụng
và các khoản bị chiếm dụng cuối kỳ so với đầu kỳ về cả số tuyệt đối và số tươngđối
1.2.2.5.2 Đánh giá tình hình khả năng thanh toán
Trang 29Các con số trên báo cáo tài chính nếu đứng riêng rẽ thì sẽ có rất ít ý nghĩa.
Do đó, cần có sự so sánh các con số trên các báo cáo này với nhau nhằm tạo nên các
hệ số tài chính, khi đó, các hệ số này giúp chúng ta giải thích sâu hơn về tình hìnhtài chính của DN
Sau đó các hệ số tài chính nên được so sánh với các công ty khác, hay trungbình của ngành để đánh giá điểm mạnh điểm yếu của DN, mặt khác so sánh với các
kỳ trước để đánh giá xu hướng hoạt động của DN qua thời gian
Tóm lại, có thể nói việc tính toán các hệ số tài chính hiện hành của DN sẽphản ánh bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của một DN, đồng thời đâycũng là một công cụ dự báo tài chính hết sứcquan trọng của DN
Tình hình tài chính của một DN trước hết thể hiện ở khả năng thanh toán.Đánh giá khả năng thanh toán cua DN người ta sử dụng các hệ số tài chính sau:
- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:
Thông thường, khi hệ số này thấp (đặc biệt là khi nhỏ hơn 1) thể hiện khảnăng trả nợ của DN là yếu và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn vềtài chính mà DN có thể gặp phải trong việc trả nợ Hệ số này cao cho thấy DN cókhả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn Tuy nhiên đểđánh giá một cách chính xác cần xem xét thêm tình hình DN
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Trang 30- Hệ số khả năng thanh toán tức thời:
- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay:
Hệ số khả năng thanh
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Số tiền lãi vay phải trả trong kỳ
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của DN và cũng phảnánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ Hệ số này càng cao chứng tỏkhả năng thanh toán lãi vay của DN càng tốt và ngược lại Điều này buộc DN phảixem xét thật thận trọng đến chi phí sử dụng vốn vay cũng như hiệu quả sử dụng vốncủa mình Việc phân tích, đánh giá hệ số này cũng không đơn giản vì nó liên quantrực tiếp đến khả năng độc lập về mặt tài chính của DN
1.2.2.6 Tình hình hiệu suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN
1.2.2.6.1 Tình hình hiệu suất hoạt động kinh doanh của DN
Vốn kinh doanh của DN là toàn bộ số tiền ứng trước mà DN bỏ ra để đầu tưhình thành các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN Trongnền kinh tế thị trường, vốn là một yếu tố và là tiền đề cần thiết cho việc hình thành
và phát triển hoạt động kinh doanh của một DN Do vậy đòi hỏi DN cần tổ chứcquản lý sử dụng vốn kinh doanh của mình một cách tiết kiệm hiệu quả
- Vòng quay vốn cố định:
VCĐ bình quânKhi xem xét các chỉ tiêu tài chính trong phân tích tài chính doanh nghiệpquan điểm là bóc tách tương đối các hoạt động của doanh nghiệp Nguyên tắc là tử
số và mẫu số trong mỗi chỉ tiêu đảm bảo sự đồng nhất về nội dung Do đó vòngquay VCĐ được tách thành 2 chỉ tiêu:
Trang 31Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được baonhiêu đồng DTT VCĐ trong kỳ là Tổng tài sản dài hạn sau khi đã trừ đi tài sản tàichính dài hạn trong kỳ VCĐ bình quân được tính theo phương pháp bình quân sốhọc giữa các thời kỳ.
VCĐ bình quânTrong đó: VCĐ bình quân = Tổng tài sản dài hạn bình quân – Tài sản tàichính dài hạn bình quân
+ Hiệu suất sử dụng VCĐ và vốn dài hạn khác:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ và vốn dài hạn khác sử dụng trong kỳtạo ra được bao nhiêu đồng DTT và doanh thu tài chính Chỉ tiêu này đã tính đếnảnh hưởng của hoạt động đầu tư tài chính dài hạn đối với hoạt động của DN Côngthức tính như sau:
Hiệu suất sử dụng VCĐ
DTT bán hàng + Doanh thu TCTổng VCĐ và vốn dài hạn khác bình quânTrong đó: Tổng VCĐ và vốn dài hạn khác bình quân = Tổng tài sản dài hạnbình quân
số học, số VLĐ ở đầu và cuối các quý trong năm Vòng quay VLĐ càng lớn thểhiện hiệu suất sử dụng VLĐ càng cao
Số lần luân chuyển VLĐChỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay VLĐ cần bao nhiêu ngày
Kỳ luân chuyển càng ngắn thì VLĐ luân chuyển càng nhanh và ngược lại
Trang 32- Vòng quay vốn kinh doanh:
Cũng tương tự chỉ tiêu vòng quay VCĐ thì vòng quay VKD cũng cần đượcbóc tách tương đối các hoạt động của DN Trong điều kiện DN có đầu tư tài chínhdài hạn thì chỉ tiêu này được tách thành 2 chỉ tiêu như sau:
+ Vòng quay vốn kinh doanh:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VKD sử dụng trong kỳ tạo ra được baonhiêu đồng DTT VKD trong kỳ là Tổng tài sản sau khi đã trừ đi tài sản tài chínhdài hạn trong kỳ VKD bình quân được tính theo phương pháp bình quân số họcgiữa các thời kỳ
VKD bình quânTrong đó: VKD bình quân = Tổng tài sản bình quân – Tài sản tài chính dàihạn bình quân
+ Vòng quay tổng vốn của DN:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn được đửa vào sử dụng trong kỳ tạo rađược bao nhiêu đồng DTT và Doanh thu tài chính Tổng vốn trong kỳ là Tổng tàisản đã bao gồm tài sản tài chính dài hạn trong đó Công thức tính như sau:
Tổng vốn bình quânTrong đó: Tổng vốn bình quân = Tổng tài sản bình quân
- Vòng quay hàng tồn kho: Đây là chỉ tiêu khá quan trọng phản ánh một đồng
vốn tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong một kỳ và được xác định theo côngthức:
Giá trị HTK bình quân trong kỳ
Từ vòng quay hàng tồn kho chúng ta tính được số ngày trung bình thực hiệnmột vòng quay hàng tồn kho:
Số vòng quay HTK
- Vòng quay nợ phải thu: Đây là chỉ tiêu phản ảnh trong một kỳ, nợ phải thu
luân chuyển được bao nhiêu vòng Nó phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của DN nhưthế nào
Trang 33Vòng quay nợ phải thu = Doanh thu bán hàng
Số nợ phải thu bình quân trong kỳ
Từ vòng quay nợ phải thu chúng ta tính được số ngày trung bình thực hiệnmột vòng quay nợ phải thu:
Vòng quay nợ phải thuLưu ý khí tính chỉ tiêu này, chúng ta sử dụng DTT có thuế gián thu
1.2.2.6.2 Tình hình hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là thước đo đánh giá khả năng sinh lời của
DN Nó là kết quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp và quyết định quản lý của DN.Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, DN đề ra biện pháp nhằmnâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh, hiệu suất sử dụng vốn của DN
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của DN ta đánh giá qua các chỉ tiêu tàichính sau:
- Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động: Chỉ tiêu này thể hiện một đồng VLĐ trong
kỳ có khả năng sinh ra bao nhiêu đồng LNST
VLĐ bình quân
- Tỷ suất lợi nhuận VCĐ: Chỉ tiêu này thể hiện một đồng VCĐ (không tính
đến tài sản tài chính dài hạn) trong kỳ có khả năng sinh ra bao nhiêu đồng LNST
VCĐ bình quân Trong đó: LNST = (DTT – Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phíQLDN – Lãi vay phải trả)(1 – Thuế suất thuế TN)
VCĐ bình quân = Tổng tài sản dài hạn bình quân – Tài sản tài chính dài hạnbình quân
- Tỷ suất lợi nhuận VCĐ và vốn dài hạn khác: Chỉ tiêu này thể hiện một
đồng VCĐ và vốn dài hạn khác trong kỳ có khả năng sinh ra bao nhiêu đồng LNST
Tỷ suất lợi nhuận VCĐ
LNST Tổng VCĐ và vốn dài hạn khác bình quân Trong đó: Tổng VCĐ và vốn dài hạn khác bình quân = Tổng tài sản dài hạnbình quân
Trang 34- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS): Hệ số này phản ánh mối
quan hệ giữa LNST và DTT trong kỳ của DN Nó thể hiện, khi thực hiện một đồngdoanh thu trong kỳ, DN có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận sau thuếDoanh thu thuần
- Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP):Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài
sản còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh(BEP) Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanhkhông tính đến ảnh hưởng nguồn gốc của vốn kinh doanh và thuế thu nhập doanhnghiệp Cách xác định như sau:
Tỷ suất sinh lời kinh tế của
Lợi nhuận trước lãi vay và thuếVốn kinh doanh bình quân
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này thể hiện một
đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi
đã trang trải lãi tiền vay Chỉ tiêu này đánh giá trình độ quản trị vốn của DN
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận trước thuế Vốn kinh doanh bình quân
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA): Trong điều kiện DN
có đầu tư tài chính dài hạn thì cần phải bóc tách tương đối các hoạt động của DN
Do đó ROA được tách ra thành 2 chỉ tiêu như sau:
+ Tỷ suất lợi nhuận VKD: Hệ số này phản ánh mỗi đồng vốn (không tính
đến tài sản tài chính dài hạn) sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng LNST
VKD bình quân Trong đó: LNST = (DTT – Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phíQLDN – Lãi vay phải trả)(1 – Thuế suất thuế TN)
VKD bình quân = Tổng tài sản bình quân – Tài sản tài chính dài hạn bìnhquân
+ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn: Hệ số này phản ánh mỗi đồng vốn sử
dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng LNST
Trang 35Tỷ suất lợi nhuận
LNST Tổng vốn bình quân Trong đó: Tổng vốn bình quân = Tổng tài sản bình quân
- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp
các khía cạnh về trình độ quản trị tài chính gồm trình độ quản trị doanh thu và chiphí, trình độ quản trị tài sản, trình độ quản trị nguồn vốn của DN
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ
Lợi nhuận sau thuếVốn chủ sở hữu bình quân
- Thu nhập một cổ phần thường (EPS): Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, nó
phản ánh mỗi cổ phần thường trong năm thu được bao nhiêu LNST
sở hữu của DN, người ta đã xây dựng hệ thống các chỉ tiêu để xem xét ảnh hưởngcủa các nhân tố tới tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Sau đây là các phươngtrình xem xét nhân tố ảnh hưởng qua các hệ số tài chính
- Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh được xác định như sau:
hay ROA = ROS x Vòng quay toàn bộ vốn
Qua phương trình trên có thể thấy được tác động của yếu tố tỷ suất lợi nhuậnsau thuế trên doanh thu (ROS) và hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn ảnh hưởng thế nào
Trang 36đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) Trên cơ sở đó ngườiquản lý có thể đề ra các biện pháp thích hợp để tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trênvốn kinh doanh.
- Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận
Qua công thức trên cho thấy có 3 yếu tố chủ yếu tác động đến tỷ suất lợinhuận vốn chủ sở hữu trong kỳ:
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu: phản ánh trình độ quản trị doanhthu và chi phí của DN
+ Vòng quay tài sản (vòng quay toàn bộ vốn): phản ánh trình độ khai thác và
1.2.2.7 Tình hình phân phối lợi nhuận của DN
Khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lãi, kết thúc mỗi thời kỳ nhấtđịnh chủ sở hữu quyết định phân chia kết quả kinh doanh đảm bảo tuân thủ quy chếquản lý tài chính nội bộ của DN Đánh giá tình hình phân phối lợi nhuận của DN
Trang 37nhằm cho thấy sự hợp lý hay chưa hợp lý trong chính sách phân phối lợi nhuận của
DN trong từng điều kiện cụ thể
Các chỉ tiêu đánh giá tình hình phân phối lợi nhuận của DN bao gồm:
- Cổ tức một cổ phần thường (DPS): Chỉ tiêu này phản ánh mỗi cổ phầnthường nhận được bao nhiêu đồng cổ tức trong năm
Cổ tức một cổ phần
LNST dành trả cổ tức cho cổ đông thường
Số cổ phần thường đang lưu hành
- Hệ số chi trả cổ tức: Chỉ tiêu này phản ánh công ty đã dành bao nhiêu phầntrăm (%) thu nhập để trả cổ tức cho cổ đông thường Hệ số chi trả cổ tức là mộttrong những nhân tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng bền vững của DN trongtương lai
Hệ số chi trả
Cổ tức một cổ phần thườngThu nhập một cổ phần thường
- Tỷ suất cổ tức: Chỉ tiêu này phản ánh nếu nhà đầu tư bỏ ra một đồng đầu tưvào cổ phần của công ty trên thị trường thì có thể thu được bao nhiêu đồng cổ tức
Giá trị thị trường một cổ phần
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp trong các DN là không giống nhau Sự khácbiệt đó chịu sự chi phối của các nhân tố cơ bản là hình thức pháp lý tổ chức DN, đặcđiểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh và môi trường kinh doanh của DN
1.3.1 Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp
Mỗi DN đều tồn tại dưới những hình thức pháp lý nhất định về tổ chức DN
Ở Việt Nam, theo Luật Doanh nghiệp 2014, có 4 hình thức pháp lý cơ bản của DNbao gồm: DN tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổphần
Hình thức pháp lý tổ chức DN ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức tài chính
DN như: phương thức hình thành và huy động vốn, việc tổ chức quản lý sử dụngvốn, việc chuyển nhượng vốn, phân phối lợi nhuận và trách nhiệm của chủ sở hữuđối với khoản nợ của DN…
Trang 38Trong nền kinh tế thị trường, loại hình công ty cổ phần là loại hình DN chủyếu, có vai trò to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân do những ưu thếcủa nó Cụ thể: khả năng huy động vốn lớn; khả năng tự giám sát rất cao; cổ đông
có thể chuyển nhượng khoản đầu tư dễ dàng; thu nhập của cổ đông bao gồm cổ tức
cổ tức được chia từ LNST và chênh lệch giá cổ phần
Khi phân tích đánh giá và lựa chọn các quyết định tài chính thì nhà quản trịtài chính không thể bỏ qua hình thức pháp lý của DN, bởi với mỗi hình thức pháp lý
DN sẽ có những đặc điểm khác nhau trong việc lựa chọn các quyết định tài chính,chẳng hạn như quyết định về huy động vốn hay quyết định về việc phân phối lợinhuận
1.3.2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của một DN thường được thực hiện trong một hoặcmốt số ngành kinh doanh nhất định Mỗi ngành kinh doanh có những đặc điểm kinh
tế - kỹ thuật riêng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc tổ chức tài chính của DN
- Những DN hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ thì VLĐ chiếm tỷtrọng cao hơn, tốc độ chu chuyển của VLĐ cũng nhanh hơn so với các ngành nôngnghiệp, công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng Ở các ngành này, VCĐ thườngchiếm tỷ lệ cao hơn VLĐ, thời gian thu hồi vốn cũng chậm hơn
- Những DN sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất ngắn thìnhu cầu VLĐ giữa các thời kỳ trong năm thường không có biến động lớn, DN cũngthường xuyên thu được tiền bán hàng, nhờ đó có thể dễ dàng bảo đảm cân đối giữathu và chi bằng tiền, cũng như bảo đảm nguồn vốn cho nhu cầu kinh doanh Ngượclại, những DN sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài, phải ứng ralượng VLĐ lớn hơn Những DN hoạt động trong những ngành sản xuất có tính thời
vụ thì nhu cầu về VLĐ giữa các thời kỳ trong năm chênh lệch nhau rất lớn, giữa thu
và chi bằng tiền thường có sự không ăn khớp nhau về thời gian Đó là điều phải tínhđến trong việc tổ chức tài chính, nhằm bảo đảm vốn kịp thời, đầy đủ cho hoạt độngcủa DN cũng như bảo đảm cân đối giữa thu và chi bằng tiền
Trang 391.3.3 Môi trường kinh doanh
Doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh nhất định.Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả những điều kiện bên trong và bên ngoài ảnhhưởng tới hoạt động của DN: Môi trường kinh tế - tài chính, môi trường chính trị,môi trường luật pháp, môi trường công nghệ, môi trường văn hóa – xã hội… Dướiđây, xem xét tác động của môi trường kinh tế tài chính đến hoạt động tài chính củaDN
- Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế: Nếu cơ sở hạ tầng phát triển (hệ thống giao
thông thông tin liên lạc, điện, nước,…) thì sẽ giảm bớt được nhu cầu vốn đầu tư của
DN, đồng thời tạo điều kiện cho DN tiết kiệm được chi phí trong kinh doanh
- Tình trạng của nền kinh tế: Một nền kinh tế đang trong quá trình tăng
trưởng thì có nhiều cơ hội cho DN đầu tư phát triển, từ đó đòi hỏi DN phải tích cực
áp dụng các biện pháp huy động vốn để đáp ứng yêu cầu đầu tư Ngược lại, nềnkinh tế đang trong tình trạng suy thoái thì DN khó có thể tìm được cơ hội tốt để đầutư
- Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường là yếu tố tác động rất lớn đến hoạt
động tài chính của DN Lãi suất thị trường ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư, đến chi phí
sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn của DN Mặt khác, lãi suất thị trường còn ảnhhưởng gián tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của DN Khi lãi suất thị trườngtăng cao, thì người ta có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng, điều đó hạn chếđến việc tiêu thụ sản phẩm của DN
- Lạm phát: Khi nền kinh tế có lạm phát ở mức độ cao thì việc tiêu thụ sản
phẩm của DN gặp khó khăn khiến cho tình trạng tài chính của DN căng thẳng Nếu
DN không áp dụng các biện pháp tích cực thì có thể còn bị thất thoát VKD Lạmphát cũng làm cho nhu cầu VKD tăng lên và tình hình tài chính DN không ổn định
- Chính sách kinh tế và tài chính của Nhà nước đối với DN: Như các chính
sách khuyến khích đầu tư; chính sách thuế; chính sách xuất khẩu, nhập khẩu, chế độkhấu hao tài sản cố định… đây là yếu tố tác động lớn đến các vấn Luận văn chínhcủa DN
Trang 40- Mức độ cạnh tranh: Nếu DN hoạt động trong những ngành nghề, lĩnh vực
có mức độ canh tranh cao đòi hỏi DN phải đầu tư nhiều hơn cho việc đổi mới thiết
bị, công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm, cho quảng cáo, tiếp thị và tiêu thụsản phẩm…
- Thị trường tài chính và hệ thống các trung gian tài chính: Hoạt động của
DN gắn liền với thị trường tài chính, nơi mà DN có thể huy động gia tăng vốn, đồngthời có thể đầu tư các khoản tài chính tạm thời nhàn rỗi để tăng thêm mức sinh lờicủa vốn hoặc có thể dễ dàng hơn thực hiện đầu tư dài hạn gián tiếp Sự phát triểncủa thị trường làm đa dạng hóa các công cụ và các hình thức huy động vốn cho DN,chẳng hạn như sự xuất hiện và phát triển các hình thức thuê tài chính, sự hình thành
và phát triển của thị trường chứng khoán…
Hoạt động của các trung gian tài chính cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt độngtài chính của DN Sự phát triển lớn mạnh của các trung gian tài chính sẽ cung cấpcác dịch vụ tài chính ngày càng phong phú, đa dạng hơn cho các DN, như sự pháttriển của các ngân hàng thương mại đã làm đa dạng hóa các hình thức thanh toánnhư thanh toán qua chuyển khoản, thẻ tín dụng và chuyển tiền điện tử…Sự cạnhtranh lạnh mạnh giữa các trung gian tài chính tạo điều kiện tốt hơn cho DN tiếp cận,
sử dụng nguồn vốn tín dụng với chi phí thấp hơn
Khi xem xét tác động của môi trường kinh tế - tài chính không chỉ xem xétđánh giá môi trường kinh tế tài chính trong khu vực và trên thế giới Hiện nay, quátrình toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, những biến động lớn về kinh
tế, tài chính trong khu vực và trên thế giới ảnh hưởng mau lẹ đến nền kinh tế vàhoạt động kinh doanh của một quốc gia