Trước tình hình đó, việc nghiên cứu, đánh giá tình hình phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, nhằm xem xét các góc độ về mặt thị trường của ngành năng lượng tái tạo, từ đó xây dựng c
Trang 1Người hướng dẫn khoa học: TS.NGHIÊM SỸ THƯƠNG
Hµ Néi, 2008
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC VÀ VAI TRÒ CỦA NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ AN NINH NĂNG LƯỢNG 8
1.1 K hái niệm về chiến lược và quản trị chiến lược 8
1.1.1 Khái niệm chiến lược 8
1.1.2 Các khái niệm về chiến lược: 8
1.1.3 Khái niệm quản lý chiến lược 8
1.1.4 Phân loại chiến lược: 9
1.1.5 Tầm quan trọng của quản trị chiến lược: 10
1.1.6 Các yêu cầu của chiến lược phát triển ngành: 11
1.1.7 Hoạch định chiến lược 12
1.1.8 Nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược: 12
1.1.9 Phân tích môi trường kinh doanh: 13
1.1.10 Phương pháp phân tích SWOT 22
1.2.Vai trò của NLTT với phát triển bền vững và an ninh năng lượng 26
1.2.1 Một số khái niệm 26
1.2.2 Vai trò của NLTT với phát triển bền vững và an ninh năng lượng ở Việt Nam 29 1.2.3 Nhu cầu năng lượng tăng cao, các nguồn tài nguyên cạn kiệt 29
1.2.4 Sự cạn kiệt nguồn tài nguyên ở Việt Nam: 34
1.2.5 Bảo vệ môi trường và thay đổi khí hậu 35
1.2.6 NLTT với các vấn đề xã hội 38
1.3 Kinh nghiệm thế giới về xây dựng chinh ách phát triển s NLTT 41
1.3.1 Trung Quốc: 41
1.3.2 Indonesia: 43
1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 44
CHƯƠNG II PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ CHIẾN LƯỢC CHO VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM 46
2.1 Tổng quan về tình hình sản xuất sử dụng năng lượng ở Việt Nam 46
2.1.1 Tình hình khai thác và sử dụng năng lượng ở Việt Nam 46
2.1.1.2 Xuất nhập khẩu năng lượng 47
2.1.1.3 Tiêu thụ năng lượng 48
2.1.1.4 Dự báo nhu cầu sử dụng năng lượng ở Việt Nam 50
2.1.2 Tiềm năng năng lượng tái tạo ở Việt Nam 52
2.1.3 Tình hình phát triển các loại công nghệ năng lượng tái tạo ở Việt Nam 63
Trang 32.2 Phân tích các căn cứ chiến lược cho sự phát triển năng lượng tái tạo ở
Việt Nam 68
2.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô 68
2.2.1.1 Môi trường kinh tế 68
2.2.1.2 Môi trường công nghệ: 71
2.2.1.3 Môi trường văn hóa xã hội- 73
2.2.1.4 Môi trường tự nhiên 73
2.2.1.5 Môi trường, chính phủ, pháp luật, chính trị 74
2.2.2 Phân tích môi trường tác nghiệp 77
2.2.3 Đánh giá các yếu tố nội bộ của ngành năng lượng tái tạo ở Việt Nam 80
2.3 Tổng kết các yếu tố chiến lược trong ngành NLTT ở Việt Nam : 82
2.4 Ma trận SWOT và các kết hợp chiến lược 84
CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC CHO THƯƠNG MẠI HÓA NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM .89
3.1 Căn cứ xây dựng chiến lược 89
3.2 Lựa chọn chiến lược phát triển các loại công nghệ NLTT: 90
3.2.1 Lựa chọn chiến lược cho lĩnh vực biogas: 90
3.2.2 Lựa chọn chiến lược cho Điện mặt trời: 92
3.2.3 Lựa chọn chiến lược cho Bình nước nóng năng lượng mặt trời: 94
3.2.4 Lựa chọn chiến lược cho Sản xuất điện từ sinh khối: 95
3.2.5 Lựa chọn chiến lược cho phát triển Nhiên liệu sinh học: 96
3.2.6 Lựa chọn chiến lược cho lĩnh vực Điện gió: 97
3.2.7 Lựa chọn chiến lược cho lĩnh vực Thủy điện nhỏ 98
3.3 Các chiến lược bộ phận chức năng : 99
3.3.1 Nhóm giải pháp về Nghiên cứu và phát triển : 99
3.3.2 Nhóm giải pháp về thị trường 100
3.3.3 Nhóm giải pháp về nhân lực : 101
3.3.4 Nhóm giải pháp về tài chính: 101
3.4 Một số kiến nghị với chính phủ : 102
3.4.1 Chính sách về giá 102
3.4.2 Các quy định luật pháp 103
3.4.3 Các chính sách tài chính 103
KẾT LUẬN 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng1.1 Các yếu tố trong phân tích môi trường kinh doanh
Bảng 1.2 Nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu giai đoạn 2007 - 2009
Bảng 1.3 Kết quả tính toán dự báo phát thải các chất ô nhiễm không khí của hệ thống điện Việt Nam
Bảng 1.4 Ước tính thải lượng các chất gây ô nhiễm từ các nguồn thải chính của Việt Nam năm 2005
Bảng 2.1 Dự báo tỷ lệ tăng trưởng nhu cầu điện giai đoạn 2005- 2025
Bảng 2.2 Tiềm năng Thủy điện nhỏ phân theo công suất
B ảng 2.3 Số liệu về ứ ạ b c x NLMT Việt nam ở
B ng 2.4 Ti ả ềm năng trấ u cho s n xu ả ất năng lượ ng theo vùng sinh thái
B ng 2.5 Ti ả ềm năng nguồ n bã mía theo vùng sinh thái
Bảng 2.6.Tiềm n ă ng n ng lư ă ợng sinh khối theo nguồn
Bảng 2.7 Tiềm năng về khí sinh học
Bảng 2.8 Doanh số bán hàng năm của một số nhà cung cấp
Bình nước nóng NLMT
Bảng 2.9 Phân bố thuỷ điện nhỏ theo vùng
Bảng 3.1 Môi trường kinh tế quốc tế
Hình 1.1 Mô hình 5 lực lượng của Michael Porter
Hình 1.2 Nhu cầu và khả năng cung cấp dầu thế giới 2007- 2009
Hình 1.3 Tỷ lệ dân số châu Á chịu tác động của mực nước biển dâng
Hình 2.1 Dự báo nhu cầu điện Việt Nam, giai đoạn 2005-2025
Hình 2.3 Cơ cấu tiêu thụ điện dự kiến của Việt Nam 2005- 2015
Hình 2.4 Cơ cấu thị phần sản phẩm Bình nước nóng NLMT
Hình 3.1 Giá nhập khâu rmột số mặt hàng
Hình 3.2 Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Năng lượng luôn được coi là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế do vai trò của nó không chỉ là đầu vào của các ngành sản xuất khác, mà nó còn trực tiếp là một ngành sản xuất Hiện nay, năng lượng đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm Những cơn sốt giá năng lượng trên thế giới, những cuộc tranh giành tài nguyên, và những tác động của nó đến nền kinh tế đã khẳng định tính quyết định của năng lượng đối với nền kinh tế Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, các nền kinh
tế phát triển nhanh chóng, nhu cầu tiêu thụ năng lượng cũng ngày càng tăng Theo
dự báo, nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong vòng 50 năm tới so với năm 1995 sẽ tăng 50% (nếu tăng trưởng kinh tế thấp) hoặc tăng 250% (nếu tăng trưởng kinh tế cao) Trong khi đó, các nguồn năng lượng hóa thạch như than, dầu mỏ, khí thiên nhiên, thậm chí cả thuỷ điện cũng có hạn Không chỉ như vậy, các nguồn năng lượng hóa thạch còn là nguyên nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sinh thái, gây hiệu ứng khí nhà kính được coi là nguyên nhân chính dẫn đến sự nóng lên toàn cầu làm thay đổi khí hậu Năng lượng tái tạo đã được nghiên cứu, khai thác và phát triển nhắm mục đích cứu vãn những nguy cơ do nguồn năng lượng hóa thạch hạn chế mang lại Với tiềm năng dồi dào, lại không gây các hậu quả về ô nhiễm môi trường, năng lượng tái tạo hứa hẹn một vai trò to lớn trong tổng nguồn cung năng lượng của thế giới trong thời gian tới
Theo báo cáo của Viện Chiến lược Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Viện Năng lượng Việt Nam, Tổng công ty Than Việt Nam, Petro Việt Nam, hơn 10 năm qua ở nước
ta, việc khai thác năng lượng sơ cấp (than dầu khí, thuỷ năng) tăng trung bình 16,4%/năm Sử dụng năng lượng sơ cấp tăng bình quân trên 10%/năm Tốc độ tăng trưởng năng lượng cuối cùng tăng 11%/năm, cao hơn tăng trưởng kinh tế 1,46%
Dự báo trong những năm tới, trung bình mỗi năm, lượng khai thác than là 25 triệu tấn, dầu thô 20 triệu tấn, khí 18 - 20 tỉ m3 Như vậy, nếu có khai thác một cách kinh tế, thì dầu khí cũng chỉ đủ dùng trong vòng 30 40 năm, than còn có khả - năng sử dụng trong vòng hơn 60 năm, sau đó sẽ cạn dần, khai thác không kinh tế và giá thành cao Nếu không có chính sách phát triển, sử dụng các dạng năng lượng
Trang 6sạch và năng lượng tái tạo thì Việt Nam sẽ phải phụ thuộc hoàn toàn nguồn năng lượng từ bên ngoài
Ngay từ những năm 80 - 90 của thế kỷ XX, Việt Nam cũng đã bắt đầu có những chương trình cấp Nhà nước về năng lượng tái tạo do một số đơn vị tham gia Tuy nhiên từ đó đến nay, các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực này vẫn chỉ dừng ở hình thức nhỏ lẻ, mang tính chất tự phát và cảm tính, chưa có sản phẩm được chuyển giao công nghệ để sản xuất với quy mô công nghiệp Các dự án
ở Việt Nam hiện nay hầu hết là do các nguồn tài trợ từ nguồn vốn của các tổ chức ngước ngoài, một số nguồn vốn trong nước ở quy mô nhỏ Lượng năng lượng được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo cho đến nay vẫn chiếm một phần rất nhỏ
bé trong tổng cung năng lượng của Việt Nam Thậm chí, khi các dự án đã được thực hiện, việc quản lý và sử dụng vẫn gặp rất nhiều khó khăn Lý do chủ yếu là chưa có một thị trường thực sự cho năng lượng tái tạo ở Việt Nam
Cho đến nay, đã có nhiều tổ chức trong và ngoài nước thực hiện các nghiên cứu về tổng quan ngành năng lượng Việt Nam cũng như việc phát triển và ứng dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam Tuy nhiên, các chương trình này mới chỉ dừng lại ở việc xác định tiềm năng năng lượng tái tạo, một số khó khăn nói chung, chứ chưa đề cập tới việc làm thế nào để xây dựng cho được một thị trường năng lượng tái tạo cho Việt Nam Trước tình hình đó, việc nghiên cứu, đánh giá tình hình phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, nhằm xem xét các góc độ về mặt thị trường của ngành năng lượng tái tạo, từ đó xây dựng các chiến lược phát triển phù hợp cho phát triển thị trường của ngành này là một yêu cầu cấp thiết đặt ra với nhà nước và các nhà làm chính sách cũng như các tổ chức, cá nhân có liên quan Vì vậy, tác giả
đã chọn thực hiện đề tài “Xây dựng giải pháp chiến lược cho thương mại hóa năng lượng tái tạo Việt Nam” ở
Trang 72 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu: Xây dựng giải pháp chiến lược thương mại hóa năng lượng tái tạo cho Việt Nam
Trên cơ sở nghiên cứu các cơ sở lý thuyết phát triển ngành, đánh giá thực trạng của ngành năng lượng tái tạo hiện nay, xem xét các yếu tố tác động tới sự phát triển của ngành, xây dựng giải pháp chiến lược cho thương mại hóa các sản phẩm năng lượng tái tạo phù hợp với điều kiện của quốc gia
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a.Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố về môi trường kinh doanh của sản phẩm năng lượng tái tạo ở Việt Nam
b Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động sản xuất kinh doanh về các sản phẩm năng lượng tái tạo, bao gồm: năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, thủy điện nhỏ, và năng lượng gió và năng lượng địa nhiệt…
4 Cách thức và phương pháp nghiên cứu
a Cách thức tiến hành nghiên cứu:
Cách thức giải quyết vấn đề có thể được mô tả tóm tắt qua sơ đồ như sau:
- Phương pháp luận được sử dụng chủ yếu là: phương pháp Delphi – lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp thống kê đơn giản, phương pháp phân tích theo mô hình, hệ thống
1.Xây dựng nội
dung nghiên cứu 2.Nghiên cứu tài liệu
liên quan 3.Xây dựng bảng chỉ tiêu cần điều tra về yếu tố tác động
Trang 85 Quy trình điều tra lấy ý kiến chuyên gia
Bước 1 Thiết kế bảng hỏi điều tra
Bảng hỏi điều tra được thiết kế nhằm mục đích xác định mức độ quan trọng của các yếu tố chiến lược đã liệt kê ở trên Như vậy, với mỗi yếu tố, người được phỏng vấn cần đưa ra mức độ đồng ý của họ về những ảnh hưởng (xấu, tốt) của yếu
tố đó với ngành NLTT ở Việt Nam Một phát biểu liên quan tới một yếu tố sẽ có 5 lựa chọn theo mức độ đồng ý tăng dần
o Mức 1 Hoàn tòan không đồng ý
o Mức 2 Không đồng ý
o Mức 3 Bình thường
o Mức 4 Đồng ý
o Mức 5 Hoàn toàn đồng ý
Bước 2 Lựa chọn đối tượng điều tra
Các đối tương tham gia phỏng vấn sẽ bao gồm : Nhà nghiên cứu, Giảng viên, Nhà quản lý của công ty thương mại liên quan tới lĩnh vực NLTT, Nhà làm chính sách, Tư vấn, hay Chuyên gia trong ngành năng lượng
Bước 3 Tiến hành điều tra và xử lý thông tin :
Bảng hỏi được gửi tới người trả lời phỏng vấn qua email Người phỏng vấntrả lời câu hỏi bằng cách tích vào đáp án và gửi lại cho tác giả Thông tin về những
người trả lời phỏng vấn được liệt kê ở trong phần Phụ lục II – Danh sách những người tham gia trả lời phỏng vấn Kết quả phỏng vấn được tổng hợp bằng file
Excel, để xác định các yếu tố quan trọng và các yếu tố ít quan trọng hơn
6 Những đóng góp của luận văn:
Luận văn xem xét các cơ sở lý luận khoa học về kinh tế ngành và cơ sở xây dựng chiến lược nhằm áp dụng vào việc phân tích cụ thể các yếu tố tác động lên việc thị trường hóa năng lượng tái tạo ở Việt Nam Dựa trên các yếu tố như cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu, tác giả đề xuất một số giải pháp chiến lược quan trọng đối với các ngành năng lượng tái tạo và đưa ra những kiến nghị nhằm thúc đẩy thị trường năng lượng tái tạo cho Việt Nam trong thời gian tới
Trang 97 Kết cấu luận văn
, Ngoài phần mở đầu, kết luận luận văn được chia làm 3 phần chính:
Chương I Cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược và vai trò của ăng lượng tái tạo nđến phát triển bền vững và an ninh năng lượng
Chương II Thực trạng phát triển Năng lượng tái tạo ở Việt Nam
Chương III Đề xuất các giải pháp chiến lược cho thương mại hóa năng lượng tái
tạo ở Việt Nam
Trang 10CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC VÀ VAI TRÒ CỦA NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VỚI PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG VÀ AN NINH NĂNG LƯỢNG
1.1.1 Khái niệm chiến lược
1.1.2 Các khái niệm về chiến lược:
Từ trước tới nay, có nhiều quan điểm nhìn nhận về chiến lược:
- Webster’s New World Dictionary: “Chiến lược” được coi là “khoa học về hoạch định và điều khiển các hoạtđộngquân sự”
- Alfred Chandler: “Chiến lượcbao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của DN, đồng thời chọn cách thức lựa & tiến trình hành động và phân các tàibổ nguyên thiết yếu để thực hiệncác mục tiêu đó”
- MiChael Porter: “Chiến lược kinh doanh là một nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ”
Hay nói cách khác, chiến lược của một ngành hay một tổ chức là một kếhoạchtoàn diện chỉ ra những cách thức nmà gành hay tổ chức đó có thể đạt được nhiệm vụ và mục tiêu của nó, đáp ứng tương thích với những thay đổi của tình thế cũng như xảy ra các sự kiện bất thường Chiến lược nhằm tối đa hóa lợi thế cạnhtranh và tối thiếu hoá những bất lợicho ngành hay tổ chức
Chiến lược kinh doanh có thể gồm sự phát triển về địa lý, đa dạng hóa hoạt động, sở hữu hóa, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, cắt giảm chi tiêu, thanh lý và liên doanh
1.1.3 Khái niệm quản lý chiến lược
- Quản trị chiến lược: Quản trị chiến lược được định nghĩa là một tập hợp các quyết định và hành động được thể hiện thông qua kết quả của việc hoạch định, thực thi và đánh giá các chiến lược, được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu của một doanh nghiệp, tổ chức trong thời hạn của chiến lược
Trang 11- Một quá trình quản trị chiến lược bao gồm 3 giai đoạn chính: hoạch định chiến lược, thực thi chiến lược và đánh giá chiến lược
- Hoạch định chiến lược:
+ Hoạch định tầm nhìn và nhiệm vụ
+ Phân tích cơ hội và đe dọa bên ngoài
+ Phân tích điểm mạnh, điểm yếu bên trong
+ Thiết lập các mục tiêu dài hạn
+ Hoạch định các chiến lược
+ Lựa chọn chiến lược
- Kiểm tra chiến lược:
+ Thiết lập các mục tiêu hàng năm
+ Hoạch định các chính sách
+ Phát triển nhân sự
+ Phân bổ nguồn lực
- Đánh giá chiến lược:
+ Xem xét lại môi trường bên trong
+ Xem xét lại môi trường bên ngoài
+ Thiết lập ma trận đánh giá thành công
+ Đề xuất các hành động điều chỉnh
1.1.4 Phân loại chiến lược:
Chiến lược phát triển một ngành kinh tế có những nét đặc trưng cơ bản như sau:
- Xác định rõ những mục tiêu cơ bản mà ngành đó cần phải đạt được ở từng thời kỳ và phải được quán triệt ở mọi cấp trong tổ chức, ở mọi mặt trong họat động của ngành
- Đảm bảo huy động tối đa và kết hợp tối ưu việc khai thác, sử dụng các nguồn lực nhằm phát huy lợi thế trong cạnh tranh
- Chiến lược phát triển được xây dựng và thực hiện trong một thời gian tương đối dài
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, người ta có thể phân chia ra các loại chiến lược khác nhau để thực hiện quản lý một cách có hiệu quả
Trang 12- Theo phạm vi, có thể chia chiến lược thành 3 cấp: Chiến lược công ty, chiến lược cấp đơn vị kinh doanh, và chiến lược ở cấp bộ phận quản lý chức năng
- Theo hướng tiếp cận dành lợi thế cạnh tranh, chia ra: chiến lược tập trung vào những nhân tố then chốt, chiến lược phát huy ưu thế tương đối, chiến lược sáng tạo tiến công, chiến lược khai thác các khoảng trống trên thị trường
Tùy theo kết cấu, quy mô của mỗi tổ chức mà có thể lựa chọn mô hình chiến lược phù hợp
1.1.5 Tầm quan trọng của quản trị chiến lược:
qNgày nay, không chỉ có uá trình quốc tế hóa diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, sự phát triển vũ bão của khoa học kỹ thuật, mà môi trường kinh doanh cũng thay đổi nhanh chóng Điều này đòi hỏi tổ chức phải năng động, đủ sức thích ứng
và phản ứng nhanh chóng với những thay đổi của môi trường Quản trị chiến lược trở nên có ý nghĩa rất lớn cho sự tồn tại của một tổ chức hiện đại
- Trước hết, quản trị chiến lược giúp thấy rõ các mục tiêu của tổ chức, thông
qua đó lôi kéo các nhà quản trị của các cấp vào quá trình quản trị chiến lược của tổ chức, tạo ra sự cộng hưởng của toàn bộ tổ chức nhằm đạt tới các mục tiêu chung của toàn bộ tổ chức hơn là mục tiêu cụ thể của từng bộ phận, phòng ban
- Thứ hai, quản trị chiến lược quan tâm một cách rộng lớn tới các nhân vật
hữu quan Sự tồn tại và phát triển của một tổ chức đòi hỏi nó phải thỏa mãn, đáp đứng được yêu cầu của các tổ chức, cá nhân có liên quan như khách hàng, nhà cung cấp, người lao động, người sở hữu… Các bên hữu quan này có quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng lại có nhu cầu và lợi ích khác nhau, do đó, đòi hỏi phải có sự xem xét
và quan tâm đầy đủ, hài hòa
- Thứ ba, quản trị chiến lược gắn sự phát triển trong ngắn hạn trong bối cảnh
dài hạn Nghĩa vụ của các nhà quản trị là phải đảm bảo sự phát triển bền vững tổ
chức của họ Muốn vậy, họ cần phải có những quan điểm dài hạn, có tầm nhìn chiến lược phát triển cho tổ chức Khi mọi người trong tỏ chức đều hiểu được mục tiêu dài hạn ấy, họ cùng hướng những nỗ lực của mình vào việc đạt mục tiêu nhằm tạo
ra ý nghĩa cho những công việc hàng ngày và nhờ vậy tạo ra kết quả cộng hưởng tốt đẹp
Trang 13- Thứ tư, quản trị chiến lược quan tâm tới cả hiệu suất và hiệu quả “Hiệu quả
là việc giải quyết đúng công việc và hiệu suất là giải quyết công việc đúng cách” (Peter Drucker) Mỗi bộ phận luôn có xu hướng nâng cao hiệu suất hoạt động của
họ, nhưng chư chắc đã dẫn đến việc đạt mục tiêu chung của tổ chức Do vậy, đòi hỏi phải có quá trình quản trị chiến lược để hướng các nguồn lực và hoạt động của
tổ chức vào đạt tới các mục tiêu với hiệu suất cao nhất
1.1.6 Các yêu cầu của chiến lược phát triển ngành:
Khi xây dựng chiến lược phát triển ngành, phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau:
- Hoạch định chiến lược ngành phải đạt được mục đích tăng thế lực của ngành
và giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường
- Hoạch định chiến lược phát trỉển phải đảm bảo sự an toàn của ngành trong quá trình phát triển, tránh được những rủi ro, hiểm họa của môi trường
- Chiến lược phát triển để hực thi trong tương lai, mà tương lai đó là những gì không chắc chắn Do đó, phải có những chiến lược dự phòng, phải tính đến những khả năng xấu nhất mà ngành có thể gặp phải Chiến lược dự phòng sẽ là chiến lược thay thế có thể ứng đối nhanh nhạy với những thay đổi, hạn chế tới mức thấp nhất tác hại của rủi ro
- Phải xác định được mục tiêu, phạm vi phát triển và các điều kiện cơ bản nhất
để thực hiện mục tiêu
- Phải dự đoán được môi trường phát triển trong tương lai
- Phải biết kết hợp giữa độ “hoàn hảo” của chiến lược và thời cơ xuất hiện quá
“cầu t n” để mất thời cơ khi có cơ hội, ngược loà ại nếu xây dựng chiến lược không cẩn thận sẽ cầm chắc sự thất bại Điều này đòi hỏi nhà quản trị chiến lược phải nhanh nhạy và quyết đoán
- Khi xây dựng chiến lược phát triển, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, đòi hỏi mỗi chiến lược phát triển phải căn cứ vào “cung”, “cầu” trên thị trường Điều đó tùy thuộc vào khả năng của ngành trong nguồn lực nội bộ trong đó từng mặt mạnh phải được khai thác nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh
Trang 141.1.7 Hoạch định chiến lược
Quá trình hoạch định chiến lược bao gồm các bước:
Bước1: Xác định chức năng, nhiệm vụ và hệ thống mục tiêu dài hạn của ngành
Bước2: Phân tích môi trường kinh doanh để xác định thời cơ và đe doạ cũng như điểm mạnh, điểm yếu của ngành
Bước3: Lựa chọn quyết định chiến lược phù hợp
Bước 4: Triển khai chiến lược đã lựa chọn với các nội dung cụ thể
1.1.8 Nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược:
- Nhiệm vụ chiến lược: là bản tuyên bố về mục đích lâu dài, phân biệt một
doanh nghiệp với những doanh nghiệp tương tự khác Một bản báo cáo nhiệm vụ xác định các hoạt động của công ty về sản phẩm và thị trường NÓ xác định vấn đề
cơ bản đối diện với các nhà chiến lược “ngành kinh doanh của chúng ta là gì?” Một bản báo cáo nhiệm vụ rõ ràng mô tả những giá trị và ưu tiên của một ngành Phát triển một nhiệm vụ kinh doanh buộc các nhà chiến lược suy nghĩ về bản chất và phạm vi của các hoạt động hiện tại, đồng thời đánh giá sự hấp dẫn tiềm tàng của các thị trường và các hoạt động trong tương lai
- Mục tiêu chiến lược: là để chỉ đích cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được,
được suy ra trực tiếp từ chức năng nhiệm vụ nhưng cụ thể và rõ ràng hơn, được lượng hóa thành những con số: mức tăng trưởng, mức lợi nhuận, doanh số, thị phần… Thường có hai loại mục tiêu: ngắn hạn và dài hạn
- Mục tiêu dài hạn: là toàn bộ kết quả mong muốn cuối cùng mà doanh
nghiệp muốn đạt được trong khoảng thời gian dài hơn một năm, với các nội dung cụ thể: mức lợi nhận, năng suất, vị thế cạnh tranh, phát triển việc làm, quan hệ cộng đồng, vị trí công nghệ, trách nhiệm xã hội
- Mục tiêu ngắn hạn: là các kết quả cụ thể doanh nghiệp kỳ vọng đạt được
trong một chu kỳ, được lượng hóa thành con số
- Nguyên tắc khi xác định mục tiêu: Phải rõ ràng trong từng giai đoạn phát
triển của ngành; Có tính liên kết, tương hỗ lẫn nhau, mục tiêu này không cản trở
Trang 15mục tiêu khác; Phải xác định được mục tiêu ưu tiên, thể hiện thứ bậc của mục tiêu, nhiệm vụ đề ra đối với ngành trong từng giai đoạn
1.1.9 Phân tích môi trường kinh doanh:
Mục đích của việc phân tích môi trường kinh doanh là để xác định các cơ hội
và nguy cơ đối với doanh nghiệp, bao gồm môi trường vĩ mô và vi mô Đó là quá trình xem xét các nhân tố môi trường khác nhau và xác định mức độ ảnh hưởng của
cơ hội hoặc nguy cơ đối với doanh nghiệp Phán đoán môi trường (diagnostic) dựa trên cơ sở những phân tích, nhận định về môi trường để từ đó tận dụng cơ hội hoặc làm chủ được những nguy cơ ảnh hưởng đến doanh nghiệp Việc phân tích môi trường bao gồm: phân tích môi trường vĩ mô và phân tích môi trường vi mô (hay còn gọi là môi trường ngành)
Bảng1.1 Các yếu tố trong phân tích môi trường kinh doanh
Môi trường vĩ mô:
• Môi trường vĩ mô gồm
các yếu tố bên ngoài có
ảnh hưởng đến doanh
nghiệp
• Môi trường tác nghiệp
bao gồm các yếu tố bên
ngoài doanh nghiệp, định
hướng sự cạnh tranh trong
Trang 16Phân tích môi trường vĩ mô:
a Môi trường kinh tế
Thực trạng nền kinh tế và xu hướng tương lai là ảnh hưởng đến thành công
và chiến lược của doanh nghiệp, các nhân tố chủ yếu là: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá hối đoái Các biến động của những yếu
tố này đều ảnh hưởng đến doanh nghiệp
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Kinh tế phát triển với tốc độ cao phản ánh tốc độ
phát triển của thị trường do đó sẽ góp phần làm giảm áp lực cạnh tranh Sức mua của tổng thể thị trường cao tạo điều kiện cho phát triển kinh doanh của doanh nghiệp
Lãi suất: lãi suất là một trong những yếu tố thuộc chính sách tiền tệ Lãi suất
cao hay thấp đều ảnh hưởng trực tiếp tới kinh doanh và nhu cầu thị trường Lãi suất tiền gửi cao sẽ khuyến khích dân cư và doanh nghiệp gửi tiền dẫn tới khả năng thanh toán của thị trường bị co lại sức mua giảm sút là nguy cơ đối với doanh nghiệp
Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng lớn tới những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu
Tỷ lệ lạm phát tăng lên thì việc kiểm soát giá cả, tiền công lao động cũng không làm chủ được, mối đe dọa với doanh nghiệp cũng tăng thêm
b Môi trường công nghệ
Nhân tố công nghệ có ảnh hưởng lớn đối với chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như các ngành công nghiệp Thời điểm hiện nay là thời điểm công nghiệp phát triển nên việc phán đoán xu hướng công nghiệp là vấn đề hết sức quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp Sự thay đổi về công nghệ ảnh hưởng lớn đến những chu kỳ sống của sản phẩm và dịch vụ
Những chiều hướng/ biến cố trong công nghệ có thể là cơ hội cho những doanh nghiệp có khả năng huy động vốn dầu tư, nhưng cũng có thể là mối đe dọa cho những doanh nghiệp bị gắn chặt vào công nghệ cũ
Trong sự phát triển của xã hội, chắc chắn là rất cần phải chuyển sang công nghệ mới Tuy nhiên không phải vì thế mà bỗng nhiên các doanh nghiệp đang sử
Trang 17dụng công nghệ cũ bị thua lỗ Một là những công nghệ cũ vẫn có người mua trong thời gian dài, một phần vì các doanh nghiệp tiếp tục cải tiến những công nghệ đó Hai là khó mà tiên đoán sự ra đời của công nghệ mới, bởi vì việc nghiên cứu công mới là rất tốn kém và không hoàn chỉnh; hơn nữa nó thường bắt đầu từ những thị trường phụ Vả lại công nghệ mới có chiều hướng tạo ra thị trường mới chứ không xâm lấn thị trường hiện tại.
Do vậy, doanh nghiệp cần phải có những nhận định đúng đắn về công nghệ, nhằm tạo ra những cơ hội cho doanh nghiệp trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ
c Môi trường văn hóa - xã hội
Đối với quản trị chiến lược, yếu tố văn hóa, xã hội là nhạy cảm, hay thay đổi nhất Lối sống của dân cư tự thay đổi nhanh chóng theo xu hướng du nhập những lối sống mới, dẫn đến thái độ tiêu dùng thay đổi Trình độ dân trí cao hơn, do vậy nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng, phong phú về chủng loại sản phẩm sẽ cao hơn Đây là một thách thức với các nhà sản xuất
Mỗi doanh nghiệp kinh doanh đều hoạt động trong môi trường văn hóa – xã hội nhất định Doanh nghiệp và môi trường văn hóa – xã hội đều có mối liên hệ chặt chẽ, có sự tác động qua lại lẫn nhau Xã hội cung cấp những nguồn lực mà doanh nghiệp cần, tiêu thụ những sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất ra Môi trường văn hóa – xã hội có thể ảnh hưởng đến các quyết định mang tính chiến lược như: lựa chọn lĩnh vực và mặt hàng, lựa chọn nhãn hiệu, màu sắc, kiểu dáng, thay đổi kênh phân phối
Quan niệm về giá trị cuộc sống và giá trị tiêu dùng: Quan niệm về giá trị cuộc sống sẽ làm nảy sinh quan niệm về giá trị tiêu dùng và ảnh hưởng tới quyết định mua sắm hàng hóa này và từ chối hay giảm việc mua sắm hàng hóa khác làm xuất hiện cơ hội hay đe dọa đối với doanh nghiệp
d Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố địa lý, khí hậu, môi trường sinh thái Đe dọa từ những sự thay đổi của khí hậu làm ảnh hưởng lớn đối với các doanh nghiệp Do vậy việc dự đoán trước những yếu tố thay đổi của khí hậu thời tiết làm
Trang 18cho doanh nghiệp chủ động hơn trong việc đưa ra những quyết định về sản phẩm của mình.
Môi trường tự nhiên xấu đi đang là thách thức đối với hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh ở các lĩnh vực khác nhau; đó là nguồn cung cấp nguyên liệu, năng lượng cạn kiệt, mức độ ô nhiễm gia tăng, thời tiết diễn biến phức tạp, lũ lụt hạn hán gây ra những tổn thất lớn Những điều đó làm cho chi phí kinh doanh tăng lên do phải tốn thêm chi phí, trang bị thêm các thiết bị xử lý chất thải, đóng thuế nhiều hơn do yêu cầu bảo vệ môi trường
e Môi trường, chính phủ, pháp luật, chính trị
Các nhân tố luật pháp, chính trị ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp theo những hướng khác nhau Chúng có thể là cơ hội đối với doanh nghiệp này những lại là nguy cơ đối với doanh nghiệp khác Chính sách mở rộng khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động kinh doanh sản xuất
là nguy cơ đối với các doanh nghiệp nhà nước nhưng lại là cơ hội đối với các nhà sản xuất kinh doanh tư nhân được tham gia thị trường
Có thể nhận thấy sự ảnh hưởng của các chính sách của chính phủ đối với sản xuất kinh doanh nhu thế nào Ví dụ như chính sách thuế: thuế cao sẽ bất lợi cho kinh doanh, thuế thấp sẽ khuyến khích kinh doanh Trong điều kiện của Việt Nam các doanh nghiệp ngoài việc quan tâm tới thuế suất còn quan tâm tới tính ổn định của thuế suất Thuế suất không ổn định dẽ gây khó khăn cho các dự kiến chiến lược kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp Sự ổn định về chính trị, hoàn chỉnh về hệ thống luật pháp luôn là sự quan tâm lớn của các nhà sản xuất kinh doanh
Phân tích môi trường ngành (môi trường tác nghiệp):
Môi trường tác nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định của doanh nghiệp trong một ngành Một ngành sản xuất bao gồm nhiều doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm, dịch vụ như nhau hoặc có thể thay thế được cho nhau; vấn đề là phải phân tích, phán đoán các thế lực cạnh tranh trong môi trường ngành để xác định cơ hội và đe dọa đối với doanh nghiệp của mình Sau đây
là một mô hình rất phổ biến của Michael Porter với 5 lực lượng cạnh tranh:
Trang 19Hình 1.1 Mô hình cạnh tranh 5 lực lượng của Michael Porter [2]
a Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại
Lực lượng thứ nhất trong mô hình của M.Porter là quy mô cạnh tranh trong
số các doanh nghiệp có cơ hội tăng giá bán và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thường tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:
Tính chất cạnh tranh: giữa các sản phẩm thay thế cho nhau để cùng thỏa
mãn một mong muốn, tức là cạnh tranh về mức độ ưu tiên khi mua sắm giữa các sản phẩm có công dụng khác nhau đặt trong mối quan hệ với thu nhập; cạnh tranh trong cùng loại sản phẩm; cạnh tranh giữa các nhãn hiệu
Áp lực cạnh tranh trong một ngành: Cơ cấu ngành cạnh tranh đó là số
lượng và tầm cỡ các công ty cạnh tranh trong cùng ngành kinh doanh Nếu các doanh nghiệp là nhỏ lẻ, không có doanh nghiệp thống lĩnh thì cơ cấu cạnh tranh sẽ phân tán Nếu nhu cầu thị trường lớn thì áp lực cạnh tranh sẽ giảm, ngược lại nếu nhu cầu thị trường nhỏ thì cạnh tranh trở nên gay gắt
Hàng rào lối ra khỏi ngành: Khi các điều kiện kinh doanh trong ngành xấu
đi, kinh doanh khó khăn buộc các doanh nghiệp phải tính đến chuyện rút khỏi
CÁC ĐỐI THỦ TIỀM NĂNG
NGƯỜI MUANGƯỜI
CUNG ỨNG
SẢN PHẨM THAY THẾ
Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại
Quyền lực thương lượng của người cung ứng
Quyền lực thương lượng của người mua
Nguy cơ đe dọa từ các sản phẩm và dịch vụ thay thế Nguy cơ đe dọa từ những người mới nhập ngành
Trang 20ngành; Chi phí khi rút khỏi ngành làm cho các doanh nghiệp bị tổn thất và mất mát, thậm chí bị phá sản bao gồm:
+ Chi phí đầu tư: nhà xưởng, thiết bị, công nghệ…
+ Chi phí trực tiếp chuẩn bị đầu tư, các thủ tục hành chính…
+ Chi phí xã hội: đào tạo công nhân, sa thải công nhân…
b Phân tích các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp có khả năng nhập ngành trong tương lai, đe dọa cho các doanh nghiệp hiện tại đang sản xuất Các doanh nghiệp hiện tại thường cố gắng ngăn cản các đối thủ tiềm ẩn muốn tham gia nhập ngành, vì thị trường cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn, thị trường và lợi nhuận sẽ bị chia sẻ, thậm chí vị trí của doanh nghiệp có thể thay đổi Mức độ lợi nhuận của các đối thủ tiềm ẩn phụ thuộc chủ yếu vào chi phí gia nhập ngành cao hay thấp (rào chắn công nghiệp), bao gồm:
Vốn đầu tư ban đầu cao thì khả năng gia nhập ngành của các đối thủ mới sẽ
ít hơn Khi bắt đầu tham gia một ngành kinh doanh, nhà đầu tư phải bỏ một lượng tiền nhất định để mua sắm các yếu tố đầu vào như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu… để tạo ra những sản phẩm đầu ra Như vậy nếu đầu tư ban đầu càng lớn thì sự mạo hiểm rủi ro càng lớn, các nhà kinh doanh muốn nhập ngành phải cân nhắc nhiều hơn khi ra quyết định đầu tư
Lợi thế về giá thành: Khi doanh nghiệp nắm giữ công nghệ cao cho phép
sản xuất cung ứng những sản phẩm có giá thành hạ sẽ có lợi thế trong cạnh tranh Muốn giữ được lợi thế này, doanh nghiệp phải luôn dẫn đầu về công nghệ, phải chú trọng công tác quản trị kinh doanh, để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Lợi thế về nhãn hiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ: Khi khách hàng đã quen với nhãn hiệu sản phẩm thường dùng hiện tại, chi phí cho việc xây dựng một nhãn hiệu hàng hóa mới thường phải mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí
Lợi thế do quy mô sản xuất: Khi quy mô sản xuất lớn thì chi phí cố định trung bình cho một đơn vị sản phẩm giảm xuống, doanh nghiệp có quy mô lớn thì
có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ mới càng nhiều
Trang 21Rào cản về mặt pháp lý: là những quy định của Nhà nước về các điều kiện được tham gia kinh doanh như điều kiện về vốn, về trang thiết bị, về trình độ lực lượng lao động các quy định càng khắt khe sẽ cản trở các doanh nghiệp ra nhập ngành và ngược lại.
c Áp lực của nhà cung cấp
Các nhà cung ứng có khả năng là một áp lực đe dọa đối với ngành sản xuất khi họ tăng giá bán, hạn chế số lượng, chất lượng không đảm bảo Doanh nghiệp cần chú ý tới những tác động tiêu cực từ phía nhà cung cấp Tuy nhiên nhà cung cấp chỉ có thể gây sức ép được đối với doanh nghiệp trong trường hợp sau:
Có ít nhà cung cấp cho ngành sản xuất
Có ít sản phẩm dịch vụ thay thế
Có ưu thế chuyên biệt hóa về sản phẩm và dịch vụ
Có khả năng hội nhập dọc thuận chiều, khép kín sản phẩm
d Áp lực của khách hàng
Khách hàng là danh từ chung để chỉ những người hay tổ chức sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp Có thể chia khách hàng thành năm đối tượng sau: người tiêu dùng cuối cùng; các nhà phân phối trung gian: đại lý, bán sỉ; các nhà mua công nghiệp
Khách hàng là đối tượng chính tham gia vào quá trình tiêu thụ sản phẩm, nhận biết đối tượng khách hàng và tác động lên khách hàng để có cơ sở xác định thị trường sản phẩm, dịch vụ và cơ cấu đầu tư cần thiết Nhu cầu của khách hàng là yếu
tố cơ bản nhất được các nhà sản xuất kinh doanh quan tâm để quyết định được nên hay không nên duy trì lợi thế cạnh tranh lâu dài đối với sản phẩm đó Khả năng gây sức ép của khách hàng càng cao nguy cơ bất lợi đối với doanh nghiệp càng lớn Khách hàng thường gây sức ép đối với doanh nghiệp trong những trường hợp sau:
Họ là khách hàng mua với quy mô lớn
Có nhiều nhà cung cấp cùng một loại sản phẩm, có nhiều lựa chọn
Có khả năng hội nhập ngược để sở hữu toàn bộ hay một phần việc sản xuất ra sản phẩm
Trang 22Khi khách hàng có ưu thế hơn người bán, tất yếu phải giảm giá và tăng chất lượng sản phẩm, dịch vụ, có nghĩa là lợi nhuận sẽ giảm.
e Các sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế không cạnh tranh gay gắt nhưng nó có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của thị trường là mối đe dọa cho doanh nghiệp Cần đặc biệt quan tâm đến những sản phẩm thay thế có khả năng dễ cải tiến, chuyển đổi do những tiến
bộ về công nghệ mang lại
Phần lớn sản phẩm thay thế mới là kết quả của cuộc bùng nổ về công nghệ Muốn đạt được thành công trong công việc kinh doanh của mình các doanh nghiệp cần phải dành các nguồn lực cần thiết để phát triển công nghệ mới vào chiến lược phát triển
Phân tích môi trường nội bộ ngành:
Môi trường nội bộ ngành là tất cả những gì thuộc về bản thân ngành đó, liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành để nhận biết được những điểm mạnh cũng như điểm yếu của ngành đó tạo cơ sở cho việc hoạch định chiến lược và thực thi chiến lược kinh doanh Đối tượng được xem xét đến là những nhân tố chính xảy ra ở bên trong của ngành, trong tầm kiểm soát của ngành Những nhân tố chính đó là: nguồn nhân lực, tài chính, kế toán, marketing, hệ thống thông tin, hệ thống tổ chức …
a Yếu tố nguồn nhân lực và tổ chức
Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của một ngành Con người cung cấp dữ liệu đầu vào để hoạch định mục tiêu, phân tích bối cảnh môi trường, lựa chọn thực hiện và kiểm tra các chiến lược của doanh nghiệp Chỉ có những con người làm việc có hiệu quả mới tạo nên hiệu quả cho doanh nghiệp, yếu tố của nguồn nhân lực bao gồm:
Bộ máy lãnh đạo, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm lãnh đạo
Cơ cấu tổ chức và quản lý phù hợp
Trình độ tay nghề, tư cách đạo đức của cán bộ công nhân viên, các chính sách cán bộ linh hoạt và hiệu quả
Trang 23Công tác tổ chức có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó có tác động tích cực hoặc cản trở đối với việc thực hiện các chương trình hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp Yếu tố tổ chức liên quan đến trình độ năng lực và kinh nghiệm của cán bộ lãnh đạo các cấp, làm cho doanh nghiệp trở nên năng động, thích ứng với sự biến đổi của thị trường Việc xây dựng được một nền nếp tổ chức hợp lý, linh hoạt và có khả năng khuyến khích các nhân viên hoạt động với năng suất cao nhất,
có sự gắn bó với doanh nghiệp, xây dựng được văn hóa doanh nghiệp lành mạnh…
b Yếu tố nghiên cứu phát triển (R&D)
Công tác nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp có thể giúp doanh nghiệp giữ vững vị trí dẫn đầu trong ngành hoặc ngược lại Yếu tố về nghiên cứu phát triển sản xuất bao gồm: Kinh nghiệm, năng lực khoa học, khả năng thu nhận, ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và sản xuất để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường
Bộ phận nghiên cứu phát triển phải thường xuyên theo dõi các điều kiện môi trường kinh doanh, các thông tin về đổi mới công nghệ, quản lý… giúp hệ thống được cập nhật, bổ sung những luồng thông tin mới nhất nhằm có chiến lược đổi mới kịp thời về công nghệ
c Yếu tố tài chính kế toán
Chức năng của bộ phận tài chính kế toán bao gồm các việc phân tích, lập kế hoạch và kiểm tra thực hiện các công tác tài chính chung của công ty, lập các báo cáo tài chính và phản ảnh tình hình tài chính chung của công ty một cách kịp thời
Bộ phận tài chính kế toán có liên quan tác động trực tiếp tới tất cả các lĩnh vực hoạt động khác, có trách nhiệm chính liên quan đến nguồn lực về tài chính, khả năng huy động vốn ngắn hạn, dài hạn cho các chương trình đầu tư phát triển của công ty, kiểm soát chế độ chi tiêu tài chính, chi phí vốn, khả năng kiểm soát giá thành, lập kế hoạch giá thành, chi phí tài chính và lợi nhuận
d Yếu tố sản xuất, kỹ thuật
Hoạt động sản xuất gắn liền với việc tạo ra sản phẩm, nó ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp, nó bao gồm các vấn đề liên quan đến kỹ thuật sản xuất, công nghệ sản xuất, năng suất, khả năng kiểm soát chi phí sản xuất, hàng tồn
Trang 24kho, cung ứng nguyên vật liệu… Các yếu tố sản xuất, kỹ thuật cho thấy khả năng đáp ứng được nhu cầu về chất lượng và số lượng theo yêu cầu của thị trường, việc kiểm soát được chi phí sản xuất rất quan trọng, nó liên quan đến chính sách giá cả của hàng hóa sản phẩm.
e Các yếu tố Marketing, tiêu thụ sản phẩm
Bộ phận marketing của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tổ chức tiêu thụ hàng hóa, nó nghiên cứu những nhu cầu của thị trường để đề ra những chính sách về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối, cải tiến sản phẩm mới đưa ra thị trường, cung cấp hàng theo quy mô lớn, thu thập thông tin thị trường nhằm đưa ra chính sách phù hợp cho doanh nghiệp…
Nghiên cứu chính sách tiêu thụ và chiến lược marketing người ta thường chú
ý tới những khía cạnh sau: Đa dạng hóa sản phẩm, cơ cấu sản phẩm, chất lượng, chu kỳ sống của sản phẩm; ổ chức hoạt động của kênh phân phối, khả năng cung tứng với quy mô lớn; chính sách giá cả, giao tiếp khuyếch trương, xúc tiên bán hàng, nhãn mác sản phẩm; dịch vụ sau bán hàng, chăm sóc khách hàng…
f Phân tích môi trường quốc tế của doanh nghiệp
Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, nhất là đối với những ngành liên quan đến xuất nhập khẩu Sự thay đổi của môi trường quốc tế thường phức tạp hơn, tính cạnh tranh cao hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhận biết, phân tích được để từ đó tạo ra những
cơ hội cho mình hoặc giảm thiểu những rủi ro do việc toàn cầu hóa, khu vực hóa mang lại
Việc Việt Nam gia nhập AFTA và WTO tạo ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, nhưng bên cạnh đó là những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam có thể mở rộng thị trường xuất khẩu ra nhiều nước, nhưng những thách thức trong cạnh tranh sẽ lớn hơn rất nhiều Tự do hóa thương mại cũng
là một đe dọa với các nhà sản xuất kinh doanh của Việt Nam
1.1.10 Phương pháp phân tích SWOT
Mục đích của phân tích Ma trận SWOT (Strengths – Điểm mạnh, Weaknesses – Điểm yếu, Opportunities – Cơ hội, Threats – Nguy cơ) với mục đích
Trang 25là để phân tích phối hợp các mặt mạnh, yếu của ngành với các cơ hội và nguy cơ nhằm phối hợp một cách hợp lý giữa các yếu tố để đánh giá và xác định, lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp cho ngành Để xây dựng ma trận SWOT, trước tiên phải liệt kê tất cả các điểm mạnh, yếu, cơ hội và nguy cơ theo thứ tự ưu tiên vào các
ô tương ứng Sau đó, so sánh một cách có hệ thống từng cặp tương ứng với các yếu
tố để tạo ra thành những cặp logic
Việc phân tích các Ma trận SWOT nhằm thu được nhiều kiểu phối hợp và qua đó hình thành các phương án chiến lược: Các chiến lược điểm mạnh –cơ hội (SO), chiến lược điểm mạnh điểm yếu (WO), chiến lược điểm mạnh- -nguy cơ (ST),
và chiến lược điểm yếu nguy cơ (WT) Sự kết hợp các yếu tố quan trọng bên trong
-và bên ngoài là nhiệm vụ khó khăn nhất của việc phát triển một ma trận SWOT, nó đòi hỏi phải có sự phán đoán tốt, và sẽ không có một kết hợp tốt nhất
Các chiến lược SO sử dụng những điểm mạnh bên trong của ngành để tận dụng những cơ hội bên ngoài Tất cả các nhà quản trị đều mong muốn tổ chức của
họ ở vào vị trí mà những điểm mạnh bên trong có thể được sử dụng để lợi dụng những xu hướng và biến cố của môi trường bên ngoài Thông thường, các tổ chức
sẽ theo đuổi chiến lược WO, ST hay WT để tổ chức có thể ở vào vị trí mà họ có thẻ
áp dụng các chiến lược SO Khi một công ty có những điểm yêu slớn thì nó sẽ cố gắng vượt qua, làm cho chúng trở thành điểm mạmh Khi một tổ chức phải đối đầu với những mối đe dọa quan trọng thì nó sẽ tìm cách tránh chúng để có thể tập trung vào những cơ hội
Các chiến lược WO nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài Đôi khi, những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại, nhưng công ty có những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác những cơ hội này
Các chiến lược ST sử dụng các điểm mạnh của một công ty để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe dọa bên ngoài Điều này không có ý nghĩa là một tổ chức hùng mạnh luôn luôn gặp phải những mối đe dọa từ môi trường bênngoài
Trang 26Các chiến lược WT là những chiến thuật phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe dọa của môi trường bên ngoài Một
tổ chức đối đầu với một số những mối đe dọa bên ngoài và những điểm yếu bên trong có thể lâm vào tình trạng không an toàn chút nào Trong thực thế, một công ty như vậy thường phải đấu tranh để được tồn tại, liên kết, hạn chế chi tiêu, tuyên bố phá sản hay phải chịu vỡ nợ
Biểu đồ ma trận SWOT được biểu thị ở hình 1.2 Một ma trận SWOT gồm
có 9 ô Như hình dưới đây, có 4 ô chứa đựng các yếu tố quan trọng, 4 ô chiến lược
và 1 ô luôn luôn để trống (ô phía trên bên trái) 4 ô chiến lược, được gọi là SO, WO,
ST và WT được phát triển saukhi đã hoàn thành 4 ô chứa đựng các yếu tố quan trọng, gọi là S, W, O, và T
SWOT Cơ hội: (O): O1, O2… Đe dọa (T): T1, T2… Điểm mạnh (S)
S1, S2…
S/O: Chiến lược tận dụng cơ hội bằng cách sử dụng điểm mạnh
S/T: chiến lược sử dụng điểm mạnh để vượt qua đe dọa
Để lập một ma trậng SWOT, phải trải qua 8 bước:
1 Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài ngành, tổ chức
2 Liệt kê các mối de dọa quan trọng bên ngoài ngành, tổ chức
3 Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong ngành, tổ chức
4 Liệt kê những điểm yếu bên trong ngành, tổ chức
5 Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO vào ô thích hợp
6 Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WO
Trang 277 Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WT
8 Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả chiến lược WT
Mục đích của việc lập ma trận SWOT này mới chỉ dưng flại là đưa ra các chiến lược khả thi có thể chọn lựa, chứ không hải là chọn lựa hay quyết định chiến lược nào là tốt nhất
Trang 281.2 VAI TRÒ CỦA NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ AN NINH NĂNG LƯỢNG
1.2.1 Một số khái niệm
1.1.1.1 Năng lượng tái tạo là gì?
Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn
liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn Nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng năng lượng tái sinh là tách một phần năng lượng từ các quy trình diễn biến liên tục trong môi trường và đưa vào trong các sử dụng kỹ thuật Các quy trình này thường được thúc đẩy đặc biệt là từ Mặt Trời (Wikipedia Tiếng Việt )
Trong cách nói thông thường, năng lượng tái tạo được hiểu là những nguồn năng lượng hay những phương pháp khai thác năng lượng mà nếu đo bằng các chuẩn mực của con người thì là vô hạn Vô hạn có hai nghĩa: Hoặc là năng lượng tồn tại nhiều đến mức mà không thể trở thành cạn kiệt vì sự sử dụng của con người (thí dụ như năng lượng Mặt Trời) hoặc là năng lượng tự tái tạo trong thời gian ngắn
và liên tục (thí dụ như năng lượng sinh khối) trong các quy trình còn diễn tiến trong một thời gian dài trên Trái Đất
Theo ý nghĩa về vật lý, năng lượng không được tái tạo mà trước tiên là do Mặt Trời mang lại và được biến đổi thành các dạng năng lượng hay các vật mang năng lượng khác nhau Tùy theo trường hợp mà năng lượng này được sử dụng ngay tức khắc hay được tạm thời dự trữ
Theo Wikipedia tiếng Anh, Năng lượng tái tạo là năng lượng được tạo ra từ các nguồn tự nhiên như mặt trời, gió, mưa, thủy triều và địa nhiệt – là những nguồn năng lượng “có thể tái sinh” ( ược bổ sung một cách tự nhiên) Các cđ ông nghệ năng lượng tái tạo gồm có: Điện mặt trời, nhiệt mặt trời, điện gió, thủy điện, thủy điện nhỏ, sinh khối, và nhiên liệu sinh học
Trang 29trợ văn học nghệ thuật
Như vậy, Phát triển là một tổ hợp phức tạp các hoạt động, một số có mục tiêu
xã hội, một số có mục tiêu kinh tế; trong đó một số dựa trên nguồn tài nguyên vật chất, một số dựa vào nguồn tài nguyên trí tuệ, tất cả đều tạo khả năng cho con người đạt được toàn bộ tiềm năng của mình và được hưởng một cuộc sống tốt lành
Để công cuộc phát triển trở thành bền vững, nó phải có tính liên tục, hoặc các lợi ích của nó phải được duy trì không hạn định Điều này có nghĩa là quá trình hoạt động, hoặc hoàn cảnh diễn ra phải không chứa đựng một yếu tố nào có thể hạn chế thời gian tồn tại của nó Quan niệm một cách đơn giản, Phát triển bền vững là quá trình phát triển hài hoà, lồng ghép được 3 mặt mục tiêu: Tăng trưởng kinh tế; Tiến
bộ xã hội; và Bảo vệ môi trường sinh thái
Tóm lại, phát triển bền vững là một tổ hợp các hoạt động giúp cải thiện các điều kiện cho con người theo cách thức có thể duy trì được sự cải thiện đó [5] Theo Wikipedia tiếng Việt, Phát triển bền vữnglà một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong
ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển
của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học" Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo
Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và
Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland) Báo cáo này ghi rõ: Phát
triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà
không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống
Trang 30trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật " 1 Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội phải bắt tay nhau - thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế xã hội môi trường.- - Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (còn gọi là Hội nghị Rio +10 hay Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg) nhóm họp tại Johannesburg, Cộng hòa Nam Phi với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cũng như các chuyên gia về kinh tế, xã hội và môi trường của gần 200 quốc gia đã tổng kết lại
kế hoạch hành động về phát triển bền vững 10 năm qua và đưa ra các quyết sách liên quan tới các vấn đề về nước, năng lượng, sức khỏe, nông nghiệp và sự đa dạng sinh thái
1.1.1.3 Vấn đề an ninh năng lượng
Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế định nghĩa một nguồn cung cấp năng lượng “an toàn” nếu nó đảm bảo tính đầy đủ, có thể chấp nhận được và đáng tin cậy Người tiêu dùng mong đợi rằng đèn luôn sáng khi bật công tắc, hay ngôi nhà luôn giữ được nhiệt độ phù hợp quanh năm, và có thể mua nhiên liệu cho các phương tiện giao thông hay vé xe bus ở bất kỳ đâu mà họ tới Điện, nhiệt, và giao thông luôn được coi là những nhu cầu thiết yếu cơ bản của cuộc sống, do đó, tất cả mọi người đều phải tiếp cận được, và vào bất kỳ lúc nào
Ủy ban Châu Âu định nghĩa an ninh năng lượng trong Cam kết xanh (Green Paper, EC 2000) như “một sự sẵn sàng liên tục về mặt vật chất của các sản phẩm năng lượng trên thị trường, ở một mức giá chấp nhận được với tất cả các khách hàng (kể cả cá nhân hay các ngành sản xuất công nghiệp)”
Trong một cáo cáo mới đây của Hiệp hội năng lượng quốc tế đã định nghĩa
“Sự mất an toàn năng lượng là sự mất mát về lợi ích kinh tế có thể gây ra do những
thay đổi trong giá cả và mức độ sẵn có của các sản phẩm năng lượng”.[10]
An ninh năng lượng có thể được chia ra làm 3 loại:
Trang 31- Sự bất ổn định của thị trường năng lượng: được tạo ra bởi những thay đổi bất thường về địa chính trị hay các yếu tố khách quan khác, hoặc bởi sự tập trung các nguồn nhiên liệu hóa thạch
- Những lỗi kỹ thuật như mất điện (tắt điện hoặc sụt tải) gây ra bởi sự cố của lưới điện hoặc các nhà máy phát điện
- Các nguy cơ an ninh như khủng bố, phá hoại, trộm cắp, cũng như thiên tai (động đất, bão, núi lửa, thay đổi khí hậu…)
1.2.2 Vai trò của NLTT với phát triển bền vững và an ninh năng lượng ở Việt Nam
1.2.3 Nhu cầu năng lượng tăng cao, các nguồn tài nguyên cạn kiệt
Năng lượng từ nhiên liệu thương mại, chủ yếu là dầu, khí đốt tự nhiên, than
đá, hạt nhân và thủy điện, có tầm quan trọng cơ bản đối với tất cả các nền kinh tế hiện đại Việc tiêu thụ năng lượng vẫn đang gia tăng và giá năng lượng cũng leo thang trong những năm gần đây Thông thường điều này có nghĩa là cung năng lượng tăng không đủ nhanh để đáp ứng cầu, do đó giá tăng Tuy nhiên, một số nhà phân tích tin rằng giá năng lượng tăng một phần vì đầu cơ Có thể như vậy, nhưng thống kê trữ lượng dầu theo báo cáo là thấp và có thể chỉ đơn giản vì cầu (kể cả dự trữ chính phủ) đã vượt quá cung
Một số loại năng lượng mang nặng tính địa phương Địa điểm làm thủy điện thì không thể dịch chuyển dù có thể tải điện đi một khoảng cách xa, thường không quá 1000 km Khí đốt tự nhiên trong ống dẫn là một sản phẩm vùng, còn khí đốt tự nhiên trong các bồn chứa LNG lại là một sản phẩm toàn cầu Dầu và than đá có tính toàn cầu, nhưng loại than cho năng lượng thấp hơn thì khoảng cách tiêu thụ cũng không quá xa
Tiêu thụ dầu lửa trên thế giới tăng 16%, từ 73,6 triệu thùng/ngày năm 1997 lên 85,2 triệu thùng/ngày năm 2007 Châu Á không kể Nhật có mức tiêu dùng dầu tăng 45% lên 20,4 triệu thùng/ngày, hay gần ¼ lượng tiêu thụ trên thế giới
Có một số lập luận cho rằng thế giới đang cạn dầu Thật ra ý họ muốn nói là sản xuất dầu theo các mức giá trước đây sẽ khó khăn hơn và giá sẽ phải tăng Tỉ lệ giữa trữ lượng và sản xuất đã dao động giữa 60 và 70 năm trong một phần tư thế kỷ
Trang 32qua và hiện nay là 60 năm Có một lượng lớn dầu phi truyền thống trong cát dầu lửa (cát hắc ín) và đá phiến chứa dầu, chưa kể than đá, mà theo tính toán có thể khai thác một cách kinh tế với mức $40 đến $60/thùng Nguyên nhân khó khăn đối với việc tăng sản xuất chủ yếu do bạo động chính trị hay rủi ro, những bất trắc liên quan đến giá dầu dài hạn, và những quan ngại về môi trường Khả năng dự báo giá dầu sẽ phụ thuộc phần lớn vào khả năng dự đoán cung, mặc dù những chuyển dịch cầu (ví
dụ nhờ dòng ô tô hybrid vừa chạy xăng vừa chạy điện) cũng có thể đóng vai trò lớn Nhiều chuyên gia dầu lửa đã cố gắng dự báo giá cả, nhưng họ thường ít thành công Những dự báo hiện nay nằm trong khoảng $200 xuống $70/thùng, có thể cả hai đều đúng!
Biểu đồ giá dầu cho ta thấy xét theo giá trị thực giá dầu đã biến động như thế nào trong hơn một thế kỷ qua nhưng đặc điểm là từ 1880 vẫn giữ giá trong khoảng
$10 đến $30/thùng, trừ giai đoạn 1973 đến giữa 1980 và trong 5 năm vừa qua Mức giá dầu hiện nay được xem là cao nhất trong lịch sử Vẫn chưa rõ cầu sẽ điều chỉnh như thế nào trước giá dầu cao như vậy Trong quá khứ, cầu phản ứng yếu trong ngắn hạn trước giá dầu cao, nhưng phản ứng mạnh hơn trong dài hạn Giá nhiên liệu tăng 10% lúc đầu ít khi tạo ra thay đổi cầu (có thể 1%) nhưng qua nhiều năm cầu có thể thay đổi đến 4-6% Trong tình hình hiện nay, có khả năng toàn bộ hình thức cầu
sẽ chuyển đổi, phần lớn và thậm chí tất cả hình thức sản xuất điện chạy dầu sẽ biến mất ở nhiều nước, thay vào đó là năng lượng dùng than, khí đốt tự nhiên hay hạt nhân Trong bất kỳ trường hợp nào, đa số các nhà phân tích đều kỳ vọng giá dầu rồi
sẽ giảm, nhưng khi nào và giảm bao nhiêu thì chưa thống nhất
Một khía cạnh khác của thực trạng năng lượng hiện nay là giá khí đốt tự nhiên và nhiều loại than đã tăng mạnh trong năm qua cùng với giá dầu lửa Mức độ chuyển dịch đồng bộ này là bất thường Tiêu thụ khí đốt tự nhiên đã tăng nhanh hơn dầu, trong 10 năm tăng đến 31% Xét theo lượng dầu qui đổi, thì việc sử dụng khí đốt trên thế giới bằng 2/3 sử dụng dầu Ở châu Á (trừ Nhật Bản), sử dụng khí đốt đã tăng gần gấp đôi (+90%) từ 1997, và khu vực này tiêu dùng 1/8 lượng khí tiêu thụ trên thế giới
Dầu thô: Giá dầu thô năm 2007 đạt mức trung bình là $72.39/thùng, tăng
Trang 3311% so với năm 2006 [11]
Giá dầu từ đó đã tăng không ngừng trong suốt năm qua, từ trên 50$ một thùng vào giữa tháng 1 lên 96$ một thùng vào cuối tháng Mức tiêu thụ dầu tăng 1.1% vào năm 2007, tức là 1 triệu thùng mỗi ngày giảm nhẹ so với mức trung bình
10 năm gần đây Mức tiêu thụ của các nước xuất khẩu dầu mỏ ở Trung Đông, Trung
và Nam Mỹ, Châu Phi chiếm tới 2/3 lượng tăng của cả thế giới Vùng Châu Á Thái Bình Dương,mức tiêu dùng tăng 2.3%, xấp xỉ mức tăng trung bình trong quá khứ mặc dù Trung Quốc và Nhật Bản có mức tăng tiêu thụ trung bình thấp hơn, với sựtawng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn Các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD có mức tiêu thụ giảm 0.9% hoặc gần 400,000 thùng/ngày Sản lượng của OPEC giảm 350,000 thùng/ngày do ảnh hưởng tiêu cực của việc cắt giảm sản lượng vào tháng 11 năm 2006 và tháng 2 năm 2007 Sự tăng sản lượng dầu ở Irac hay các nguồn khí hóa lỏng đã bù đắp một phần cho sự thiếu hụt này Sản lượng ở các nước OECD đã giảm trong 5 năm liền Tuy nhiên, lượng giao dịch dầu thô trên thế giới đã tăng lên bất chấp sự cắt giảm của OPEC hay lượng tăng tự dùng của các nước xuất khẩu dầu mỏ Phần lớn sự tăng lên này là từ các sản phẩm được lọc, phản ánh sự mất cân bằng và áp lực với hệ thống lọc dầu trên thế giới [11]
- 2009
Bảng 1.2 Nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu giai đoạn 2007
Trang 34Hình 1.2 Nhu cầu và khả năng cung cấp dầu thế giới 2007-2009
(Nguồn: http://omrpublic.iea.org/omrarchive/10jul08dem.pdf )
Từ các số liệu của Oil market research của IEA, chúng ta có thể thấy, nhu cầu tiêu thụ dầu và các sản phẩm dầu tăng ngày càng nhanh, trong khi, khả năng cung cấp lại tăng không đáng kể, do hạn chế về công nghệ, chiến sự ở Trung Đông cũng như việc hạn chế sản lượng của các nước OPEC
Trữ lượng khí đốt tự nhiên đã có khuynh hướng ổn định ở mức sản lượng
60-70 năm và hiện được ước tính khoảng 60 năm Giá khí đốt tự nhiên rất khác nhau, trong đó khí đốt tự nhiên hóa lỏng LNG có khuynh hướng đắt nhất vì hai lý do Thứ nhất qui trình làm sạch, làm lạnh và hóa lỏng khí, sau đó dẫn vào các tàu chứa chuyên dụng là rất tốn kém Thứ hai, một khi đã sản xuất ra, nó có thể được vận chuyển đi những khoảng cách xa đến nhiều thị trường, trong khi khí đốt theo ống dẫn thường có đối tượng khách hàng hạn chế hơn (Chi phí sản xuất khí theo ống dẫn rẻ hơn và hệ thống ống dẫn đến khoảng cách vừa phải cũng có chi phí vận chuyển rất thấp) Giá LNG giao ở Nhật dao động từ $3 đến $8/triệu BTU từ 1985-
2007, nhưng các hợp đồng LNG gần đây đã có giá tăng cao hơn nhiều ($12-$15), phản ánh giá dầu đã cao hơn Ngay cả giá khí đốt của Mỹ hiện nay cũng trong
Trang 35khoảng $12 $13, phần lớn là vận chuyển bằng đường ống Giá khí đốt ống dẫn ở Thái Lan từ các khu mỏ của họ là $3 - $6/triệu BTU Khí ống dẫn từ Burma có giá cao hơn ($8-$10) và hợp đồng cung cấp LNG từ Trung Đông có giá $12 hoặc hơn Khí đốt tự nhiên là loại nhiên liệu có nhiều lợi điểm Nó đốt sạch hơn so với than hay dầu lửa, không có bụi nhỏ, và sản xuất ít khí CO2 với cùng một mức nhiệt lượng Nếu được sử dụng trong phát điện, nó thường được dùng trong các nhà máy chu trình hỗn hợp hiệu quả cao, sản xuất ra nhiều điện hơn trên một đơn vị nhiên liệu so với các nhà máy phát điện truyền thống
-Loại nhiên liệu hóa th ch quan trạ ọng thứ 3 là than đá M c dù than đá đang ặtrở thành lo i nhiên liạ ệu cũ và tương đối bẩn, tăng trưởng tiêu thụ ủ c a nó là nhanh nhất trong ba lo i nhiên liạ ệu vì có sẵn và chi phí thấp Nó được sử ụ d ng chủ ế y u trong phát điện, s n xuấả t thép, xi măng và phân bón
Tuy nhiên, giá than cũng nhảy vọt trong năm vừa qua Than nồi hơi, dùng trong phát điện thường có giá từ $30 đến $60/tấn, nhưng trong năm 2007-08 giá đã vọt lên $120/tấn Các trận lụt xảy ra ở những vùng xuất khẩu than quan trọng của
Úc, mùa đông khắc nghiệt ở Trung Quốc, và sự tăng trưởng cầu nhanh hơn dự kiến, tất cả cùng góp phần tạo ra diễn tiến bất ngờ này
Năng lượng hạt nhân chiếm khoảng 620 triệu tấn dầu qui đổi năm 2007, tăng 15% từ 1997 Châu Á trừ Nhật sử dụng 60 triệu tấn dầu qui đổi năm 2007, gấp đôi mức 1997 Năng lượng hạt nhân tương đối thâm dụng vốn nhưng có chi phí biến đổi thấp Mức thải CO2 thấp nhưng lại có những vấn đề liên quan đến sự an toàn và lưu trữ chất thải làm hạn chế sức hấp dẫn của nó đối với một số nước Có khả năng nguồn năng lượng này sẽ phổ biến hơn và là chọn lựa hấp dẫn hơn vì những quan ngại về sự ấm dần lên của trái đất và giá nhiên liệu hóa thạch đắt đỏ Tuy nhiên, nó chỉ chiếm 6% tổng năng lượng được khảo sát ở đây và ít có khả năng trở thành nguồn cung chính
Việt Nam hiện nay nhập khẩu sản phẩm từ dầu nhiều hơn cả khối lượng dầu thô xuất khẩu đi Như vậy, cả khối lượng và giá trị sản phẩm dầu đều mang lượng thặng dư nhập khẩu gia tăng theo sự gia tăng của cầu, trong khi cung đang giảm, dù rằng xu hướng này có thể sẽ đổi chiều một phần
Trang 361.2.4 Sự cạn kiệt nguồn tài nguyên ở Việt Nam:
Theo một báo cáo của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương), vào tháng 8 năm nay, ngu n năng lưồ ợng c a Vi t Nam hiủ ệ ện đang cạn kiệ ầt d n Than chỉ còn 3,88 tỷ ấ t n; dầu còn 2,3 tỷ ấn… Ướ t c tính, ngu n năng lư ng t nhiên hi n nay c a ồ ợ ự ệ ủchúng ta sẽ ạ c n kiệt trong thời gian tới, trong đó dự báo nguồn dầu mỏ thương m i ạtrên thế ớ gi i còn dùng khoảng 60 năm, khí t nhiên 80 năm, than 150 200 năm Tự - ại Việt Nam, các nguồn năng lượng tự nhiên này có thể còn h t trưế ớc thế ớ gi i m t vài ộchục năm An ninh năng lượng trở thành vấn đề ấ c p bách Vấ ề ần đ d u mỏ hiện nay
V ề xăng dầu, hiện nay chúng ta vẫn phải nhập khẩu, dự tính khi nhà máy lọc
dầu Dung Quất đưa vào sử dụng năm 2009-2010, mới chỉ cung cấp được khoảng trên 5 triệu tấn xăng dầu cho giao thông v n tậ ải trong tổng s nhu c u 15ố ầ -17 triệu tấn, vẫn phải nhập trên 10 triệu tấn Đ n năm 2020, khi đưa tiế ếp 2 nhà máy lọc dầu vào hoạ ột đ ng chúng ta có chừng 15-16 triệ ấu t n xăng dầu trong t ng nhu cầu 30-35 ổtriệu tấn Vẫn phải nhập ít nh t 15 triấ ệu t n! Rõ ràng, hiấ ện nay chúng ta chưa tự ch ủđược nhiều trong vấn đề năng lư ng Trong khi đó, nh ng tác đ ng của thiếợ ữ ộ u điện hay tăng giá xăng đề ảu nh hư ng x u l p tở ấ ậ ức đến n n kinh tế ề
Hiện nay nhiều nước trên thế giới và các nư c ASEAN cũng đang hành động ớ
để tăng cư ng an ninh năng lư ng Và l i gi i cho bài toán, đó cũng là các năng ờ ợ ờ ả
lượng tái tạo và tìm ra nguồn năng lượng m i Đi u ớ ề đó có th xóa đi hàng loể ạt cuộc chiến tranh dầu mỏ, hay những cuộc khủng hoảng dầu mỏ… Bên cạnh yếu tố giá
Trang 37thành năng lượng, đây lại là một đóng góp rất đáng quan tâm của nh ng ngu n ữ ồnăng lượng mới
1.2.5 Bảo vệ môi trường và thay đổi khí hậu
Ô nhiễm không khí là mối đe dọa nghiêm trọng tới thiên nhiên và môi trường như đa dạng sinh học và các hệ sinh thái Tuy nhiên, ảnh hưởng tổng hợp nhất là những ảnh hưởng với biến đổi khí hậu rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy vấn
đề biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra và trái đất đang nóng lên là do các hoạt động của con người chứ không phải thuần túy do dao động khí hậu của tự nhiên
Bảng 1.3 Kết quả tính toán dự báo phát thải các chất ô nhiễm không khí của hệ
thống điện Việt Nam
Nguồn: Quy hoạch điện VI, 2006 [8]
Tỷ lệ phát thải khí nhà kính trên đầu người ở Việt Nam hiện nay là thấp so với mức trung bình của thế giới, nhưng với mức độ gia tăng tỷ lệ phát thải khá cao (từ 1,5 lên 2,3% sau 15 năm) Bên cạnh đó, với việc đô thị hóa rất nhanh, không kiểm soát được luồng di dân từ nông thôn vào thành phố, các đô thị lại nằm sát biển
đã làm các tác hại củabiến đổi khí hậu đối với Việt Nam trở nên trầm trọng hơn Nếu việc phát thải khí nhà kính của thế giới trong thời gian tới không giảm đi
Trang 38thì dự báo, nhiệt độ Trái đất sẽ tăng khoảng 2-30C trong thế kỷ này Hậu quả là,tại một số khu vực nguồn cung cấp nước giảm đi, băng tuyết dần biến mất do tan chảy, lụt lội và hạn hán sẽ diễn ra thường xuyên hơn Thêm vào đó, băng tan làm mực nước biển dâng cao đe dọa các vùng duyên hải, cường độ các cơn bão sẽ tăng lên và khó dự đoán hơn trước Biểu đồ dưới đây cho thấy, nếu nước biển dâng 1m thì 10,8% người dân Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống (gấp khoảng 3 lần nước bị ảnh hưởng lớn thứ hai tại châu Á) và là quốc gia có tỷ lệ bị ảnh hưởng lớn nhất trong 84 nướ đang phát triển c
Hình 1.3 Tỷ lệ dân số châu Á chịu tác động của mực nước biển dâng
Nguồn: The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries, A Comparative Analysis – World Bank, 2007)
Khoảng 40.000km2đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập mặn hàng năm, khoảng 90% diện tích thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập hoàn toàn Do phần lớn các chất gây biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí có cùng nguồn phát thải chính như đốt nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) bên cạnh các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, nông lâm nghiệp nên việc kiểm soát hay giảm thiểu các hoạt động nóit trên thường đạt được cả hai mục tiêu: giảm ô nhiễm không khí và hạn chế tốc độ biến đổi khí hậu
Trang 39Bảng 1.4 Ước tính thải lượng các chất gây ô nhiễm từ các nguồn thải chính
của Việt Nam năm 2005
Nguồn: Cục bảo vệ môi trường,Báo cáo môi trường quốc gia , 200 6
Sự phân phối các sản phẩm NLTT sẽ giúp thay đổi cách thức sản xuất và tiêu thụ các nguồn năng lượng truyền thống vốn đe dọa môi trường cả ở cấp địa phương
và cấp toàn cầu Việc đốt các nguồn nhiên liệu hóa thach như than, dầu, khí và việc phá rừng đang hủy diệt môi trường và gây ra biến đổi khí hậu
Mục tiêu thứ 7 trong Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ chỉ ra hiệu quả sử dụng năng lượng, phát thải khí nhà kính và cân đối diện tích đất trồng rừng là những chỉ tiêu cho môi trường bền vững Khi các công nghệ NLTT thay thế sinh khối truyền thống, chúng đóng góp vào hiệu quả năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, đạt mục tiêu xa hơn là một môi trường bền vững Biến đổi khí hậu trực tiếp đe dọa điều kiện sống ở những nền kinh tế kém phát triển nhất Nước biển tăng
đi cùng với nhiệt độ môi trường tăng có thể khiến hàng chục triệu người sống dưới mực nước biển Khí hậu thay đổi cũng có thể khiến các nước đang phát triển tăng nguy cơ lan tràn các bệnh truyền nhiễm
Các nguồn NLTT ngoài lưới sẽ làm giảm phát thải khí nhà kính, đặc biệt là thay thế các nguồn năng lượng sinh khối truyền thống, than bẩn, hay máy phát điện chạy dầu Tuy nhiên, các nguồn NLTT nối lưới và các nhiên liệu cho giao thông vận tải có thể tạo ra những đóng góp to lớn hơn cho việc giảm nhẹ thay đổi khí hậu
Trang 401.2.6 NLTT với các vấn đề xã hội
a NLTT với đói nghèo:
Khoảng 80% chi phí cho dịch vụ năng lượng của người nghèo là nhiên liệu cho đun nấu Các nghiên cứu chỉ ra rằng 20% thu nhập hàng tháng của người nghèo
là cho củi và chất đốt khác như than đá chẳng hạn Và con số 20% này là thấp hơn thực tế vì nó chưa phản ánh hết các chi phí cơ hội của thời gian lao động được sử dụng cho thu nhặt củi hay chi phí về sức khỏe do ô nhiễm không khí trong nhà gây
ra
Điện năng là đầu vào cần thiết cho chiếu sáng, làm lạnh và thông tin liên lạc
và cần thiết cho sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở giáo dục,
y tế, và các hệ thống cung cấp nước Điện năng có thể đóng góp vào việc giảm đói nghèo nhờ nâng cao năng lực con người, tạo điều kiện tổ chức các hoạt động thương mại và giảm chi phí Những đóng góp xóa đói giảm nghèo gián tiếp có thể thấy từ việc tiết kiệm thời gian cho các hoạt động sản xuất,nâng cao chất lượng giáo dục, sức khỏe, cải thiện việc tiếp cận nước sạch, và giảm hủy diệt môi trường địa phương 1.6 triệu ngời không có nguồn điện ổn định, mà hầu hết số đó là những người nghèo Không chỉ phần lớn người nghèo không thể tiếp cận các dịch vụ năng lượng hiện đại, mà cả những người tuy đã phải trả những khoản phí nhất định, cũng nhận được những dịch vụ năng lượng có chất lượng thấp Ví dụ, với ắc quy, khi sử dụng, người dân lại phải vận chuyển tới nơi xạc, thường có chất lượng thấp, và được sử dụng không đúng cách, dẫn tới chi phí trên mỗi đơn vị điện năng cao Các thiết bị đòi hỏi vận hành liên tục trong nhiều khoảng thời gian dài thường không tương thích với các máy phát, chi phí trực tiếp tăng lên trong quá trình vận hành Ngược lại, các nguồn năng lượng tái tạo như pin mặt trời chẳng hạn, hay hầm biogas, tua bin gió loại nhỏ, hay thủy điện nhỏ thường là lý tưởng cho việc cung cấp điện cho các vùng nông thôn, từ vài watt cho tới hàng nghìn watt, ở một mức chi phí vòng đời thấp hơn so với các loại năng lượng truyền thống như ắc quy khô và máy phát điện chạy dầu Các công nghệ năng lượng tái tạo có thể giảm tỷ lệ chi phí cho chiếu sáng/ thu nhập của hộ gia đình bằng cách thay thế các nhiên liệu truyền