Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI--- LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌCNGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANHCHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂNCỦA MỘT DOANH NGHIỆP ĐÀO TẠO Trang 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA MỘT DOANH NGHIỆP ĐÀO TẠO
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT DOANH NGHIỆP ĐÀO TẠO NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người thực hiện :
NHỮ ĐÌNH NGOẠN
Người hướng dẫn khoa học :
PGS.TS TRẦN TRỌNG PHÚC
HÀ NỘI – 2006
Trang 3Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ Kinh tế này do chính tôi nghiên cứu và thực hiện Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn
là hoàn toàn trung thực và chính xác
Nhữ Đình Ngoạn
Học viên Cao học Quản trị kinh doanh Khoá 2004-2006
Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Đơn vị công tác :
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM
Trang 4lĩnh vực công nghệ thông tin và các từ viết tắt
sử dụng trong Luận vănTin học :
Tin học là “khoa học về thông tin”, bao gồm các lĩnh vực của khoa học máy tính và công nghệ tin học
CNTT Công nghệ thông tin
CNTT là tổ hợp các công nghệ liên quan đến thu thập, lưu giữ, xử
lý và sử dụng thong tin trên máy tính CNTT bao gồm các công nghệ về phần cứng, phần mềm, truyền thông, quản trị cơ sở dữ liệu,
và các công nghệ xử lý dữ liệu khác được sử dụng trong một hệ thống thông tin dựa trên máy tính
CNTT-TT Công nghệ thông tin – truyền thông
CNTT-TT là thuật ngữ mới, nhấn mạnhsự không thể tách rời hiện nay của CNTT theo định nghĩa trên, với công nghệ truyền thông, chủ yếu là viễn thông, trong thời đại “nối mạng tòan cầu” hiện nay Viễn thông trong CNTT gắn kết hữu cơ đến mức như là một thành phần đương nhiên, vì vậy người ta thường chỉ gọi tắt là CNTT CNPM Công nghiệp phần mềm
DNPM Doanh nghiệp phần mềm
ICT Information & Communication Technology
Công nghệ thông tin - truyền thông
ITO IT Outsourcing gia công phần mềm CNTT –
ITES- BPO
IT Enabled Business Proccess Outsourcing – gia công các quy trình nghiệp vụ có sự hỗ trợ của CNTT
Outsourcing :
Gia công, thuê ngòai
EAIS : Enterprise-wide Application Integration System – Hệ thống tích
hợp ứng dụng phạm vi tòan xí nghiệp (giải pháp tình thế )
Trang 5CRM : Customer Relationship Management - Quản trị quan hệ với khách
hàng
SCM : Supply Chain Management - Quản trị chuỗi cung ứng
SWOT (S) Thuận lợi, (W) Khó khăn, (O) Thời cơ, (T) Thách thức
TMĐT Thương mại điện tử, là hình thức kinh doanh chủ yếu qua mạng
Internet
B2B Business to Business – mô hình TMĐT mà mục tiêu là từ các công
ty hướng đến các công ty
B2C Business to Customer – mô hình giao thương từ công ty đến mục
tiêu khách hàng là người tiêu dùng
C2C Customer to Customer - Phương thức kinh doanh trung gian, nguời
kinh doanh chỉ đóng vai trò cầu nối, môi giới giữa người có nhu cầu bán với người có nhu cầu mua
B2B, B2C, C2C là 3 hình thức phổ biến của thương mại điện tử
PMNM Phần mềm mã nguồn mở
ISO Chuẩn quản lý chất lượng quốc tế
CMMI Chuẩn quản lý chất lượng phần mềm
CIO Chief Information Officier - Lãnh đạo/ vị trí quản lý cao cấp công
nghệ thông tin (thường gọi là Giám đốc CNTT)
CEO Chief Executive Officier – Giám đốc điều hành
SHTT Sở hữu trí tuệ
SME Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trang 6Trang Danh mục các từ viết tắt và các thuật ngữ
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ
1 Phát triển CNTT và nhu cầu nhân lực trong xu thế tòan cầu hóa 1
2 Lý do chọn đề tài và Mục tiêu của đề tài 4
3 Phạm vi nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu 5
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC
1.2.1 Một số khái niệm về Giáo dục – Đào tạo 17 1.2.2 Đặc điểm về Giáo dục Đào tạo– 17
1.2.4 Chiến lược marketing trong dịch vụ 22 1.2.5 Dịch vụ đào tạo tin học ở Việt nam 25
Trang 7TẠO NHÂN LỰC CNTT &
XU THẾ PHÁT TRIỂN
28
2.3 Thực trạng đào tạo và sử dụng nhân lực CNTT 34
2.4.2 Phân tích sự ảnh hưởng của các điều kiện chính trị 46 2.4.3 Phân tích sự ảnh hưởng của chính sách và luật pháp 49 2.4.4 Phân tích ảnh hưởng của các điều kiện văn hóa-xã hội 51 2.4.5 Phân tích ảnh hưởng của môi trường tự nhiên 52 2.4.6 Phân tích ảnh hưởng của thay đổi công nghệ 53 Tóm lược những cơ hội và thách thức của môi trường vĩ mô 56
2.5.1 Phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh 58
2.5.4 Phân tích mối đe dọa của sản phẩm thay thế 68 2.5.5 Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 68 Tóm lược các cơ hội, thách thức từ môi trường ngành 69
Trang 8Bảng phân tích SWOT 85
MỘT DOANH NGHIỆP ĐÀO TẠO NHÂN LỰC CNTT
87
3.1 Các căn cứ để xây dựng mục tiêu chiến lược 87 3.2 Thị hiếu & thu nhập của nhân lực CNTT tiềm năng 89 3.3 Dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực CNTT 90
3.6.1 Giải pháp phát triển thị trường cũ 102 3.6.2 Giải pháp khai thác thị trường mớI 102 3.6.3 Giải pháp phát triển sản phẩm 104
3.6.5 Giải pháp khác biệt hóa sản phẩm 105
PHỤ LỤC
Trang 91.1 Marketing trong dịch vụ 24 1.2 Số các cơ sở đào tạo CNTT 2000-2004 26 2.1 Đánh giá chất lượng đào tạo CNTT t ại TP.HCM 34 2.2 Giá trị công nghiệp CNTT Việt nam 2004 57 2.3 Sự phát triển của DNPM và nhân sự CNPM 58 2.4 Khảo sát vị thế các thương hiệu đào tạo nhân lực CNTT 63 2.5 Số lượng HV chương trình đào tạo chuẩn Quốc gia 74 2.6 Số lượng HV chương trình đào tạo chuẩn Quốc tế 74 2.7 Doanh thu đào tạo trong 4 năm của TTTH (2002-2005) 75 2.8 So sánh doanh thu và Lợi nhuận 2004-2005 79 3.1 Dự báo bằng phương pháp ước lượng suy rộng 91
3.3 Mức tăng nhân lực CNTT của Ấn Độ (2001-2005) 92 3.4 So sánh nhân lực CNTT Ấn Độ-Trung Quốc (2006) 93
2.4 Tỷ trọng doanh thu đào tạo của TTTH (2004) 71
2.6 Mô hình đào tạo theo module tích hợp 81 3.1 Chu kỳ sống của dịch vụ đào tạo của TTTH 100
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Xu hướng phát triển CNTT và nhu cầu về nhân lực CNTT trong xu thế toàn cầu hóa :
Một xu thế trên thế giới hiện nay là chuyển từ “tăng trưởng nhanh” sang
“tăng trưởng xanh” và không chỉ diễn ra ở một vài quốc gia, vài khu vực mà
nó mang tính toàn cầu Đó là thời đại của nền kinh tế tri thức, là sự phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám cao, chuỗi giá trị gia tăng lớn
Sự phát triển nhanh chóng của CNTT-TT không chỉ ở chỗ các thiết bị ngày một mạnh lên theo định luật Moore [1], và giá ngày càng rẻ đi, mà còn ở chỗ
có được sự đầu tư tòan cầu, sự nâng cấp tòan cầu về hạ tầng CNTT-TT nền tảng, dẫn đến người dù ở bất cứ đâu trên thế giới, cũng đã được nâng lên và đặt trên một “mặt bằng công nghệ mới” Các quốc gia Châu Á có khả năng cạnh tranh ngang bằng về lao động trí thức tòan cầu Nandan Nilekani, CEO
của Infosys (Ấn Độ) đã đưa ra khái niệm gọi là “Thế giới phẳng” [2] Đây cũng chính là đặc điểm của thời đại toàn cầu hóa Toàn cầu hóa đã và đang là
xu thế tất yếu, dù các quốc gia có muốn tham gia hay không WTO là “sân chơi chung” của hầu hết các quốc gia trên thế giới Gần đây nhiều nguồn
thông tin đề cập đến các khái niệm mới : Biên giới mềm, Phân đoạn mềm và
Trang 11• Biên giới mềm: Khái niệm biên giới quốc gia ngày nay không chỉ thuần túy là ranh giới địa lý, không phận và hải phận; mà nó chính là sự xâm thực về hàng hóa, dịch vụ … của các quốc gia có tiềm lực về kinh tế, kèm theo đó là các yếu tố về văn hóa, ý chí tinh thần của quốc gia đó Biên giới mềm càng rộng thì ảnh hưởng càng lớn và lợi ích càng cao
• Phân đoạn mềm hay là chuỗi giá trị toàn cầu: Quá trính sản xuất kinh doanh gồm 3 phân đọan : (1) Nghiên cứu phát triển và sở hữu trí tuệ; (2) Sản - xuất; (3) Xây dựng thương hiệu và thương mại, không còn bó hẹp trong - phạm vi một quốc gia mà là một quá trình phân công lao động có phạm vi tòan cầu, có thể trải rộng từ quốc gia này đến quốc gia khác, tạo nên chuỗi giá trị (value chain) gia tăng tòan cầu Trong chuỗi giá trị trên thì phân đọan 1 và
phân đọan 2 có thể xem là những phân đoạn mềm nhưng nó lại tạo ra hàm
lượng giá trị cao nhất Trong lĩnh vực CNTT, nhất là vấn đề outsourcing của CNPM, Việt Nam có lợi thế về nguồn lao động giá rẻ và “lợi thế của người đi sau” Việt Nam hòan tòan có đủ điều kiện chủ quan và khách quan tham gia phân đoạn mềm này trong lĩnh vực phát triển CNPM Đó là sự lựa chọn khôn ngoan và đúng đắn, vôan đầu tư ít nhưng tạo ra hàm lượng giá trị cao, hiệu quả kinh tế lớn Vấn đề là tìm được chiến lược và các giải pháp thích hợp
• Quyền lực mềm : Những ảnh hưởng sâu sắc của bản sắc văn hóa của một quốc gia, những giá trị tinh thần bao hàm và được chuyển tải qua các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tới một quốc gia khác, tác động đến đời sống xã hội của quốc gia ấy, trong một chừng mực nào đó chính là một thứ quyền lực Trong thời đại ngày nay, không có quốc gia nào có thể phát triển một cách riêng rẽ mà phải xây dựng và phát triển nền kinh tế trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các nền kinh tế trên tòan cầu Việt Nam muốn phát triển kinh tế cũng không nằm ngòai quy luật đó Tuy nhiên, vì là quốc gia đi sau,
Trang 12Việt Nam không thể “chạy theo” các mô hình kinh tế có sẵn, vì sẽ không đủ lực trong các yếu tố : về vốn đầu tư, công nghệ mới, sẽ rất khó khăn về thị trường tiêu thụ và không thể cạnh tranh được với các nước đã phát triển Việt Nam cần phải lựa chọn khỏang trống nào mà các nước chưa có mặt Đó là
“Softomics” (kinh tế mềm, uyển chuyển, linh họat), với nền công nghiệp mà
nguyên liệu là “chất xám”, nhất là trong ngành công nghiệp phần mềm (CNPM) Phát triển “Softomics” không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, chỉ cần có con người thông minh, cần cù, khéo léo mà Việt nam lại có thế mạnh về mặt – này, đặc biệt lại có nguồn nhân lực bên ngòai với hơn 3,078 triệu người sống
ở 108 nước, trong đó tập trung tại các nước phát triển nhất, là các nước công nghệ nguồn
Cần nhận thức sự cần thiết phải phát triển các ngành kinh tế dùng ít vốn,
dùng nhiều lao động, sớm mang lại hiệu quả “Để thuận lợi cho kế họach phát triển Softomics, cần đào tạo đội ngũ chuyên viên tin học, chính họ sẽ là người xây dựng và phát triển Softomics” [3]
Về các chính sách vĩ mô, trong những năm gần đây, ngân sách dành cho lĩnh vực giáo dục đào tạo tăng lên không ngừng, chiếm một tỷ trọng đáng kể – trong ngân sách nhà nước Trong năm 2005, chi cho giáo dục và đào tạo chiếm 18% tổng chi ngân sách và tại TP.HCM thì tỷ lệ này lên đến 24% Điều
đó nói lên sự quan tâm của chính phủ và chính quyền địa phương TP.HCM đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo, bởi vì nhận thức được muốn phát triển về –
kinh tế, khoa học, công nghệ mới, luôn phải có con người được giáo dục,
được đào tạo các kỹ năng cần thiết
[3] TS Tạ Đình Thính, chuyên gia tư vấn Ban nghiên cứu của Thủ tướng “Kinh tế – mềm vẫn là lựa chọn ưu tiên”, trang 12 Thời báo Kinh tế Saigon số 13-2006, 23-3-
2006
Trang 132 Lý do chọn đề tài và Mục tiêu của đề tài :
Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế toàn cầu, trong đó sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực CNTT đòi hỏi nguồn nhân lực vô cùng lớn Trong khi
đó, tại Việt nam việc đào tạo và sử dụng nhân lực CNTT còn nhiều bất cập Thị trường tiềm năng hấp dẫn, nhưng các đơn vị đào tạo và các doanh nghiệp
tham gia dịch vụ đào tạo (sau đây gọi chung là doanh nghiệp đào tạo) chưa
quan tâm đến những mục tiêu, chiến lược dài hạn, đồng bộ, … họat động còn mang tính tự phát, manh mún, mạnh ai nấy làm … Chọn đề tài nghiên cứu này là một vấn đề cần thiết phục vụ cho các doanh nghiệp đào tạo nhân lực CNTT của Việt Nam trong giai đọan mới, không chỉ nhằm đáp ứng nguồn nhân lực CNTT cho nhu cầu của các doanh nghiệp và nhu cầu xã hội, mà nhìn dưới góc độ kinh tế, đây là một ngành dịch vụ có thể phát huy được những lợi thế của đất nước và con người Việt Nam, phù hợp với những đặc điểm kinh tế Việt Nam
Về góc độ xã hội, trong quan niệm của xã hội Việt Nam quan trọng nhất đối với thanh niên là có việc làm (nhất nghệ tinh, nhất thân vinh), thậm chí luôn mong muốn việc làm có thu nhập cao để đổi đời Hiện nay hầu hết người dân Việt nam đều coi CNTT là một nghề nghiệp “thời thượng, cao cấp”, dễ kiếm việc làm, lương và thu nhập tương đối khá, môi trường làm việc hiện đại
… Việc phát triển đào tạo nhân lực CNTT không chỉ giải quyết nhu cầu việc làm trong thị trường nội địa mà còn đáp ứng nhu cầu gia công phần mềm và xuất khẩu nhân lực CNTT cho thị trường các nước trong khu vực : Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, …
Về phía các doanh nghiệp đào tạo thì thị trường nhân lực CNTT là thị trường tiềm năng rộng lớn, còn nhiều khỏang trống rất lớn Tuy nhiên cần có
sự phân lọai đối tượng mục tiêu, phân khúc thị trường phù hợp với năng lực đào tạo của doanh nghiệp Trong những khúc thị trường “dễ ăn” thì có cạnh
Trang 14tranh là tất yếu, do đó cần có sự họach định chiến lược và các giải pháp cần thiết cho mỗi doanh nghiệp, trong từng giai đọan ngắn hạn hoặc lâu dài
Thông qua một doanh nghiệp đào tạo nhân lực CNTT điển hình được chọn để phân tích tìm ra những thành phần của “sản phẩm dịch vụ đào tạo” có
ý nghĩa về mặt cảm nhận đối với khách hàng/học viên của doanh nghiệp đào tạo Thông qua những thành phần quan trọng này tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị so với đối thủ cạnh tranh, để từ đó họach định chiến lược kinh doanh, chiến luợc bộ phận, các giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị
3 Phạm vi nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu
Nhu cầu đào tạo nhân lực CNTT là rất lớn, rất cấp bách Xây dựng chiến lược phát triển đào tạo nhân lực CNTT là một vấn đề bao trùm quy mô rộng, phức tạp và rất nhiều yếu tố phải giải quyết Tuy nhiên với phạm vi của một Luận văn cao học, người víết không có tham vọng đưa ra và giải quyết được mọi khó khăn, thách thức trong thời đại mới, không có đủ thời gian và điều kiện tiến hành nghiên cứu trên phạm vi rộng toàn quốc, mà chỉ nghiên cứu trong lĩnh vực đào tạo nhân lực CNTT của khu vực Nam bộ - TP Hồ Chí Minh Thị trường nhân lực CNTT lại luôn bất định Trên thực tế, chưa có nguồn dữ liệu thống kê nào đầy đủ, chính xác và chưa có sự khảo sát, nghiên cứu thị trường một cách quy mô, bài bản trong lĩnh vực này, mà chỉ có những
dự án nghiên cứu trong từng lĩnh vực cụ thể, từng giai đọan cụ thể của các nhóm nghiên cứu theo yêu cầu của một địa phương, một lĩnh vực,… Ví dụ :
“Chương trình phát triển Doanh nghiệp Phần mềm TP.HCM 2006-2010” của Ban Quản lý dự án CNTT (UBND TP.HCM), Đề tài “Đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển nguồn nhân lực CNTT phục vụ TMĐT tại Tp.HCM đến năm 2010” (Trường CĐDL CNTT TP.HCM),…
Trang 15Vì vậy nguồn thông tin và các dữ liệu là khó thu thập và không mang tính đại diện Phương pháp nghiên cứu là tổng hợp và phân tích thông qua các nguồn thông tin từ các tài liệu chính thức của Hội Tin học TP.Hồ Chí Minh, nguồn thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin điện tử trên mạng, các cuộc Hội thảo ngành và một số tư liệu riêng; vận dụng các kiến thức được học trong chương trình đào tạo Cao học Quản trị Kinh doanh của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và một số lý thuyết của các chuyên gia kinh tế trong và ngòai nước
Trong hệ thống đào tạo hiện nay ở Việt Nam có 3 phương thức đào tạo chính :
- Lọai hình Đào tạo chính quy của các Trường, Viện theo hệ thống giáo dục đào tạo Lọai hình này đào tạo theo khung chương trình nhà nước quy định, thi tuyển đầu vào theo chỉ tiêu quy định, sinh viên tốt nghiệp ra được sử dụng như thế nào không biết, … các đơn
vị đào tạo không cần quan tâm đến chiến lược kinh doanh, không cần cạnh tranh, … nên không thuộc phạm vi khảo cứu của Luận văn này, chỉ coi như một đối thủ trong môi trường kinh doanh
- Lọai hình Đào tạo phi chính quy của các Trung tâm, các doanh nghiệp tham gia dịch vụ đào tạo, … Đây là lọai hình có phương thức đào tạo linh họat, uyển chuyển, có sự cạnh tranh Sản phẩm đầu ra phải đáp ứng yêu cầu của nơi sử dụng Do đó các DN cần có chiến lược kinh doanh thích hợp Đây cũng là đối tượng nghiên cứu chính của Luận văn này
- Lọai hình doanh nghiệp hợp tác đào tạo với nước ngòai (hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngòai) Lọai HTĐT với nước ngòai chẳng qua là một hình thức chiêu dụ đối tượng người học DN làm dịch vụ đào tạo chỉ làm 1 phần, phần lớn còn lại do nước ngòai kiểm sóat
Trang 16(tương tự DN 100% vốn nước ngòai) Do vậy, đây không phải đối tượng nghiên cứu chính của Luận văn, mà chỉ coi như một đối thủ cạnh tranh trong môi trường kinh doanh
Về trường hợp điển cứu (case study), tôi chọn một đơn vị đào tạo có kinh nghiệm và uy tín lâu năm là Trung tâm Tin học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, với các lý do sau :
- Đây là một cơ sở đào tạo về CNTT lâu năm nhất (thành lập từ năm 1986), có một vị thế đáng kể trong lĩnh vực đào tạo với các đối tác trong và ngòai nước Hiện nay Trung tâm Tin học ĐHKHTN đang là đối tác đào tạo chính thức của : TATA Infotech thuộc tập đòan TATA (Ấn Độ), Oracle Việt Nam, Microsoft Việt Nam, Cisco Việt Nam, Trung tâm khảo thí quốc tế VUE (Mỹ)…
- Về chương trình đào tạo khá phong phú, nhiều cấp độ từ Sơ cấp, đến Trung cấp và có kinh nghiệm giảng dạy ở bậc Đại học và Sau Đại học (do có nhiều Giảng viên là Giảng viên kiêm nhiệm giảng dạy tại Khoa CNTT của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.Hồ Chí Minh)
- Chương trình đào tạo theo phương thức phi chính quy và do Doanh nghiệp tự thiết kế và triển khai, nên khá năng động, uyển chuyển và
đa dạng, đáp ứng được việc thường xuyên cập nhật, bổ sung chương trình phù hợp với nhu cầu xã hội, bổ túc được những khiếm khuyết của chương trình đào tạo hệ chính quy
- Là một đơn vị vừa nghiên cứu ứng dụng phần mềm CNTT, vừa đào tạo, nên những vấn đề thực tiễn trên thị trường phần mềm Việt nam được bổ sung trong chương trình giảng dạy rất sát thực, hữu ích cho học viên
Trang 17- Có đội ngũ Giáo viên cơ hữu ổn định, luôn được bổ sung từ nguồn sinh viên tốt nghiệp Khá, Giỏi của ngành CNTT và Điện tử viễn - thông từ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và một số Trường Đại học khác (Đại học Bách Khoa, Học viện Bưu chính viễn thông, …)
- Có một thị phần lớn trong lĩnh vực đào tạo CNTT trong tòan quốc Hiện Trung tâm Tin học ĐHKHTN có nhiều Cơ sở liên kết đào tạo trên tòan quốc, trải rộng từ Nam (TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, An Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Đồng Nai, Tây Ninh, …) đến miền Trung (Đắk Lắk, Kon Tum, …) và miền Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An) Ngay tại TP HCM, Trung tâm Tin học cũng có hàng chục Cơ sở LKĐT tại các Quận, Huyện
Về số lượng học viên đứng hàng đầu tòan quốc, về doanh thu đào tạo đứng thứ hai (chỉ sau hệ thống APTECH Việt Nam)
[Nguồn: Niên giám CNTT TT VN 2006 của Hội Tin học TP.HCM
-và Tạp chí Thế giới vi tính – PC World Việt Nam]
- Trung tâm Tin học ĐHKHTN đang đưa ra các quy trình đào tạo theo chuẩn ISO 9000, nên việc đánh giá và đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh là khá thuận lợi
Vì vậy, tôi hy vọng rằng các nghiên cứu về chiến lược phát triển đào tạo đối với Trung tâm Tin học ĐHKHTN là một đơn vị điển hình trong các doanh nghiệp đào tạo, có thể áp dụng tòan bộ hoặc một số phần cho các doanh nghiệp đào tạo có các yếu tố tương đồng khác
4 Kết cấu Luận văn
Luận văn này bao gồm phần Mở đầu và 3 chương chính
Trang 18Phần Mở đầu : nêu tính tất yếu khách quan của xu thế toàn cầu hóa, sự lựa chọn phát triển ngành CNTT nói chung và CNPM nói riêng ở Việt nam là phù hợp hòan cảnh, điều kiện và phát huy được các lợi thế Từ đó nhu cầu đào tạo nhân lực CNTT là cần thiết Lý do chọn 1 doanh nghiệp đào tạo điển hình để phân tích
Chương 1 : giới thiệu những cơ sở lý luận về các khái niệm, quan điểm
và đặc điểm về dịch vụ đào tạo CNTT ở Việt nam; coi kinh doanh dịch vụ giáo dục-đào tạo là quy luật khách quan của sự phát triển, nhằm tạo ra một cơ chế thoáng, năng động linh họat trong việc tổ chức chiến lược kinh doanh đào tạo; giới thiệu các cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh, quản trị chiến lược,
… áp dụng chiến lược và các giải pháp trong dịch vụ đào tạo
Chương 2 : Phân tích hiện trạng việc đào tạo và sử dụng nhân lực CNTT
ở Việt Nam Phân tích các căn cứ cơ sở môi trường bên ngòai và môi trường bên trong đối với một doanh nghiệp đào tạo, thông qua phân tích các yếu tố SWOT đối với một doanh nghiệp đào tạo nhân lực CNTT điển hinh để xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ đào tạo
Chương 3 : Đưa ra các mục tiêu, chiến lược tổng quát, chiến lược bộ phận và các giải pháp, biện pháp nhằm thực hịên các chiến lược kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị đào tạo
Cuối cùng là những kết luận, những hạn chế và các kiến nghị của đề tài nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
Phần Phụ Lục là những thông tin tham khảo về việc đầu tư phát triển CNTT ở Việt Nam, giải thích thêm một số khái niệm dùng trong Luận văn và một số căn cứ cơ sở pháp lý trong lĩnh vực phát triển CNTT ở Việt Nam
Trang 19CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÀO TẠO
Trong nền kinh tế thị trường với những điều kiện cạnh tranh gay gắt ngày nay, mục tiêu của các doanh nghiệp không chỉ là lợi nhuận tối đa, mà còn có mục tiêu ổn định và phát triển bền vững Để đảm bảo sự định hướng sản xuất kinh doanh và thành công, doanh nghiệp không thể không quan tâm đến việc họach định chiến lược kinh doanh Tuy nhiên, qua một khảo sát trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) ở Việt nam thì hầu hết các doanh nghiệp SME chưa quan tâm đến hoach định chiến lược kinh doanh (lâu dài) trong doanh nghiệp, mà thông thường chỉ đưa ra các quyết định mang tính giải pháp tình thế trong các tình huống quản lý cấp thời Vậy, nên hiểu như thế nào về chiến lược kinh doanh và quan niệm về hoạch định chiến lược kinh doanh hiện nay như thế nào?
1.1 Chiến lược kinh doanh
1.1.1 Khái niệm chiến lược (strategy)
Theo tự điển Larouse thì :”Chiến lược là nghệ thuật chỉ huy các phương tiện để chiến thắng” Đối với nhà kinh tế Micheal Porter thì
“Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ” Rõ ràng là đối với các nhà kinh tế, làm kinh doanh
là một cái gì đó lớn hơn, rộng hơn là một khoa học quản lý đơn thuần
Với quan điểm của K.Ohmae : “Mục đích của chiến lược kinh doanh là mang một điều kiện thuận lợi nhất cho một phía, đánh giá đúng thời điểm tấn công hay rút lui, xác định ranh giới của sự thỏa hiệp” Hay
Trang 20Alfred Chandler quan niệm rằng :” Chiến lược kinh doanh là xác định các mục tiêu cơ bản và dài hạ của DN, lựa chọn các chính sách, n
chương trình hành động nhằm phân bổ các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đó” Với James B.Quinn: “Chiến lược kinh doanh là 1 dạng thức, hay là một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách
và các hành động thành một tổng thể dính kết lại với nhau” Còn với William J.Gluech: ”Chiến lược kinh doanh là 1 kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp được thiết kế để đảm bảo các mục tiêu cơ bản của DN sẽ được thực hiện”
Tóm lại, chiến lược kinh doanh là một phạm trù của Khoa học quản
lý, là công cụ cạnh tranh, mục đích của nó là đảm bảo thắng lợi trứơc đối
thủ cạnh tranh Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là
tập hợp thống nhất các mục tiêu, các chính sách và sự phối hợp các họat động của các dơn vị kinh doanh trong chiến lược tổng thể của doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh giúp DN duy trì mối quan hệ chặt
chẽ giữa 1 bên là nguồn lực và các mục tiêu của DN, một bên là các cơ hội và vị thế cạnh tranh trên thị trường
Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là tập hợp các quyết định có ảnh hưởng rất lớn đến vị thế của doanh nghiệp trog môi trường
vá vai trò của doanh nghiệp trong việc kiểm sóat môi trường Chiến lược của một doanh nghiệp bao gồm nhiều chiến lược chức năng P.Y
Barreyre (1976) đưa ra 6 chiến lược chức năng, trong đó chiến lược sản xuất và chiến lược thương mại đóng vai trò trung tâm, là cơ sở để xây
dựng các chiến lược chức năng khác
Trang 21Các chiến lược này tác động qua lại với nhau, chiến lược này là tiền đề
để xây dựng chiến lược kia và việc thực hiện một chiến lược sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện các chiến lược còn lại
Chiến lược kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của DN:
- Giúp DN thấy rõ mục đích hướng đi của mình Làm cơ sở cho việc hoạch định các phương án kinh doanh, những hành động cụ thể
- Giúp DN nhận biết các cơ hội và nguy cơ trong tương lai, từ đó đưa
ra các quyết định, chiến lược ứng xử đúng đắn phù hợp với biến đổi của môi trường, đảm bảo SXKD đạt hiệu quả tối ưu
- Giúp DN tạo thế chủ động tác động môi trường, làm thay đổi môi trường có lợi cho DN
Trang 22- Cho phép tập trung nguồn lực và phân phối có hiệu quả thời gian và nguồn lực cho các lĩnh vực hoạt động khác nhau
- Giúp DN tăng cường và nâng cao vị thế cạnh tranh Giảm thiểu rủi
ro, tăng hiệu quả quản lý, tăng năng suất lao động, … đảm bảo phát triển bền vững
1.1.2 Quản lý chiến lược :
Quản lý chiến lược là quá trình quản lý việc thực hiện chức năng , nhiệm vụ và mục tiêu dài hạn của một tổ chức trong mối quan hệ của tổ chức đó với môi trường bên ngòai Từ việc chẩn đóan những biến đổi của môi trường, đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp đến việc đưa ra các định hướng chiến lược (P – Plan), tổ chức thực hiện ( – D Do), kiểm tra (C – Check), điều chỉnh chiến lược (A – Action) khi có những yếu tố tác động thay đổi ngòai dự kiến
Hình 1.2 : CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HỌAT ĐỘNG SX-KD CỦA DOANH NGHIỆP
Trang 23Quản trị chiến lược kinh doanh là hành vi ứng xử của DN với môi trường, trong điều kiện có cạnh tranh Đó là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại và tương lai, họach định các mục tiêu của
DN, thực hiện và kiểm tra vệc thực hiện các quyết định nhằm đạt được mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như trng tương lai Mục đích của quản lý chiến lược là nhằm tạo ra ưu thế trước đối thủ cạnh tranh, là quá trình xây dựng tiềm năng thành công của DN
1.1.3 Hoạch định chiến lược :
Họach định chiến lược giúp các DN đạt được mục tiêu trước mắt và lâu dài, tổng thể và bộ phận Một chiến lược vững mạnh, luôn cần đến khả năng điều hành linh hoạt, sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp Hoạch định chiến lược kinh doanh thực chất là
hướng vào trả lời 4 câu hỏi quan trọng: Hiện nay DN đang đứng ở
vị trí nào ? DN muốn hướng đến đâu ? Sẽ đi đến đó bằng cách nào? Làm sao kiểm soát được tiến triển của DN ?
Môt chiến lược kinh doanh được họach định với hai nhiệm vụ quan
trọng, có quan hệ mật thiết với nhau là : việc hình thành chiến lược
và thực hiện chiến lược Hai nhiệm vụ này được cụ thể hóa qua 3
giai đọan tạo thành môt chu trình khép kín :
- Giai đọan xây dựng và phân tích chiến lược kinh doanh: là quá
trình phân tích hiện trạng, dự báo tương lai, chọn lựa và xây dựng những chiến lược phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp
- Giai đọan triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh: là quá trình
triển khai các mục tiêu chiến lược vào các họat động của doanh nghiệp
Trang 24- Giai đọan kiểm tra và thích nghi chiến lược : là quá trình kiểm tra,
đánh giá và kiểm sóat kết quả, tìm các giải pháp tích nghi chiến lược với hòan cảnh môi trường, điều chỉnh kịp thời các sai sót trong quá tình thực hiện chiến lược (đối với mục tiêu của DN)
1.1.4 Kiểm soát chiến lược :
Mục đích của việc họach định chiến lược kinh doanh là “dự kiến tương lai trong hiện tại” Quá trình vận hành phải gắn liền với quá
trình điều chỉnh Trong quá trình thực hiện có nhiều yếu tố tác động làm cho chiến luợc dịch chuyển khỏi quỹ đạo mục tiêu ban đầu Quá trình đó phải có sự kiểm sóat chặt chẽ, hiệu chỉnh trong từng bước đi, điều chỉnh về quỹ đạo mục tiêu mong muốn
Quá trình kiểm sóat chiến lược người ta thường dùng mô hình Vòng tròn Deming P-D-C-A :
Hình 1.3 : Mô hình Vòng tròn Deming Trên thực tế, việc thực hiện các bước P-D-C-A theo mô hình liên tiến, lần sau ở mức độ cao hơn lần trước
Trang 251.2 Kinh doanh trong dịch vụ đào tạo
Trong khi các ngành kinh tế đang nhanh chóng chuyển mình từ nền kinh
tế kế họach hóa sang kinh tế thị trường, thì ngành giáo dục đào tạo vẫn là chậm chạp nhất, đặc biệt là các đơn vị đào tạo công lập Hệ thống giáo dục-đào tạo chỉ đào tạo (cung ứng) cái mà mình có, chứ không phải đào tạo cái mà nền Kinh tế thị trường đang cần Chỉ tiêu đào tạo do Bộ (nhà nước) quy định Chương trình nặng nề, khô cứng, chậm thay đổi Sản phẩm (những con người được đào tạo) khó sử dụng, không đáp ứng yêu cầu làm việc của xã hội Tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu”, phải tái đào tạo đang gây ra sự lãng phí và bức xúc đối với xã hội
-Về quan điểm xã hội hóa giáo dục đào tạo (hay thị trường hóa giáo dục- đào tạo ?) là một vấn đề đang còn được tranh luận nhiều Riêng lĩnh vực giáo dục-đào tạo nguồn nhân lực CNTT, liệu có thể áp dụng các chiến lược kinh doanh được không? Trên thực tế và nhu cầu đòi hỏi của thị trường nhân lực cùng những kinh nghiệm từ các nước tiên tiến cũng như các nước trong khu vực Châu Á cho thấy đây là một quy luật tất yếu
-Vấn đề đặt ra là : “ Giáo dục đào tạo” có được coi là một lọai sản phẩm hàng hóa/dịch vụ hay không ? Ở Việt nam hiện nay có nên “thương mại hóa” giáo dục đào tạo hay không ? Nếu kinh doanh thì áp dụng như thế nào ? Mức
độ thương mại hóa giáo dục đào tạo như thế nào chấp nhận được?
-Thực tế hiện nay, trước nhu cầu phát triển của nền kinh tế tri thức, nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng ngày càng bức thiết, các lọai hình giáo dục đào tạo đã mở ra khá đa dạng Việc các doanh nghiệp cũng tham gia -vào lĩnh vực giáo dục đào tạo là tất yếu tạo nên thị trường, thậm chí xuất hiện
sự cạnh tranh ngày càng gay gắt Một số doanh nghiệp đào tạo đã có những chính sách “vượt rào”, không theo những khuôn khổ cứng của Bộ Do vậy, dù
Trang 26muốn hay không yếu tố kinh doanh trong giáo dục đào tạo cũng là điều tất yếu khách quan, buộc chúng ta phải quan tâm đến việc xây dựng các chiến lược, chính sách phù hợp Quan niệm về giáo dục đào tạo trong cơ chế thị -trường như thế nào ?
-1.2.1 Một số khái niệm về giáo dục và đào tạo :
o Giáo dục-đào tạo là lĩnh vực hoạt động truyền bá và cung cấp cho con người các kiến thức và kỹ năng lao động, tạo cho họ có khả năng chuyển hóa khiến thức và kỹ năng đó thành hành động thực
tế
o Giáo dục-đào tạo là nền tảng của quá trình hình thành và phát triển nguồn nhân lực, trang bị cho họ những kiến thức và kỹ năng thích hợp để hoạt động tạo ra sản phẩm/dịch vụ và những tri thức mới cho xã hội
Trong nhiều trường hợp, “giáo dục và đào tạo” được gọi chung là đào tạo
1.2.2 Đặc điểm của giáo dục – đào tạo :
o Giáo dục-đào tạo là một lĩnh vực đầu tư cho tương lai Đầu tư cho giáo dục đào tạo không tạo ra sản phẩm/ thành quả có thể hưởng -thụ ngay, mà nó tạo ra lợi ích trong tương lai
Xu hướng chung của thế giới ngày nay là tiến tới toàn cầu hoá và kinh tế tri thức, dựa trên nền tảng sáng tạo khoa học và công nghệ
Đó là một thế giới đang trong quá trình thay đổi cực nhanh, cả về cuộc sống vật chất và văn hoá, theo từng đợt sóng cách mạng công nghệ liên tiếp Về phương diện liên quan trực tiếp đến giáo dục, đợt sóng mới về công nghệ thông tin, đặc biệt là số hoá và đa truyền
Trang 27thông không dây, sẽ có ảnh hưởng lớn lao đến quá trình phổ biến, tiếp thu, xử lý, vận dụng và sáng tạo tri thức Cho nên nói đến giáo dục thế kỷ 21 là nói đến một nền giáo dục đặt trên cơ sở thích ứng với những điều kiện, khả năng và nhu cầu phát triển đó của xã hội mới Đối với dân tộc ta, muốn thực hiện các mục tiêu cơ bản: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, cũng không thể tách rời các xu thế chung của thời đại
o Mục tiêu giáo dục-đào tạo con người Việt nam phát triển toàn diện,
có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc (Điều 2 Luật Giáo dục).-
o Việc thừa nhận vị trí trung tâm của người học trong hệ thống giáo dục-đào tạo và vai trò chủ thể của người học trong quá trình giáo dục-đào tạo là sự khác biệt căn bản giữa quan điểm mới về giáo dục-đào tạo so với quan điểm trước đây Khi xác định được vị trí của người học thì toàn bộ hoạt động của một cơ sở giáo dục đào tạo -
sẽ xoay quanh vị trí trung tâm ấy
o Trong chính sách giáo dục đào tạo của Chính phủ thì lĩnh vực giáo dục-đào tạo không được phép thương mại hóa, và trong xã hội Việt nam hiện nay quan điểm xem giáo dục-đào tạo là “dịch vụ” chưa phải là phổ biến, nhiều nơi còn e ngại, né tránh khái niệm này Tuy nhiên về thực chất thì giáo dục đào tạo là một sản phẩm dịch vụ -
-Do đó phần sau này sẽ sử dụng thuật ngữ “Dịch vụ đào tạo”
o Sản phẩm dịch vụ đào tạo không chỉ mang lợi cho cá nhân mà cho
cả xã hội, tức là lợi ích xã hội do dịch vụ đào tạo tạo ra luôn luôn
Trang 28lớn hơn lợi ích cá nhân Cho nên, nếu để cho thuận mua vừa bán trên thị trường, tức là người mua phải trả chi phí bằng với chi phí
xã hội, mà lợi ích cá nhân lại ít hơn thì có nhiều người sẽ không mua chúng, hoặc họ chỉ mua theo nhu cầu cá nhân mà mua ít hơn mức cần thiết đối với xã hội Nói theo ngôn ngữ kinh tế, dịch vụ
đào tạo có ảnh hưởng ngoại biên thuận Đối với hàng hóa có ngoại
biên thuận, thị trường tự do sẽ không tự nó cung cấp đủ nhu cầu Bất cứ một hàng hoá nào có ảnh hưởng ngoại biên đều cần có vai trò điều chỉnh của nhà nước hoặc xã hội Nếu là ngoại biên thuận nhà nước phải bù lỗ để khuyến khích sản xuất và tiêu dùng Đây chính là quan điểm nhà nước cần đầu tư hỗ trợ cho giáo dục-đào tạo nếu muốn hưởng các lợi ích từ sản phẩm của giáo dục đào tạo tác động đến sự phát triển của nến kinh tế nói chung
o Đào tạo là loại hình Dịch vụ hoàn hảo, một thứ dịch vụ bao trùm
liên quan đến toàn xã hội
Nói đào tạo là lọai hình dịch vụ thì phải xem xét các đặc điểm của dịch
vụ trong họat động SX-KD để đối chiếu các sản phẩm dịch vụ của đào tạo với các lọai hình SX-KD khác có gì giống và khác nhau
1.2.3 Dịch vụ :
o Dịch vụ là mọi biện pháp hay lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là không sờ thấy được và không dẫn đến sự chiếm đoạt một cái gì đó Việc thực hiện dịch vụ có thể có và cũng
có thể không liên quan đến hàng hóa dưới dạng vật chất của nó
o Dịch vụ có 4 đặc điểm cần được chú ý đến khi xây dựng các chương trình marketing : 1/ Tính không sờ thấy được; 2/- - Tính
Trang 29không thể tách rời nguồn gốc; 3/- Tính không ổn định về chất lượng; 4/- Tính không lưu giữ được
o Lưu ý rằng thực sự khách hàng không phải mua dịch vụ mà họ mua
những lợi ích, những giá trị do sản phẩm đem lại thông qua cảm
Hình 1.4 : Mô hình cơ cấu Dịch vụ
Dịch vụ bao quanh là những dịch vụ phụ, thứ sinh, nó tạo ra những giá trị phụ thêm cho khách hàng, giúp khách hàng có cảm nhận tốt hơn
về dịch vụ cốt lõi Dịch vụ bao quanh chiếm khỏang 30% chi phí nhưng
Dịch vụ bao quanh
Dịch vụ cốt lõi
Trang 30lại gây 70% ảnh hưởng tác động đến khách hàng Cần chú ý tăng them dịch vụ bao quanh và tạo ra sự khác biệt so với dịch vụ cạnh tranh Càng nhiều dịch vụ bao quanh càng tăng thêm lợi ích cho khách hàng và giúp
họ phân biệt rõ dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp với các dịch vụ của đối thủ cạnh tranh
Thông thường đối với những sản phẩm hữu hình thì các khách hàng đánh giá khá dễ dàng Nhưng đối với dịch vụ thì việc đánh giá chất lượng khó khăn hơn vì dịch vụ được coi như sản phẩm vô hình, không đồng nhất và không thể tách rời
Tuy nhiên, sản phẩm của dịch vụ đào tạo là sản phẩm đặc biệt theo nghĩa nó vừa là phương tiện để nhằm tăng sản xuất ra của cải trong tương lai, mà như vậy, nó là hàng tích lũy Sản phẩm của dịch vụ đào tạo cũng có những điểm chung giống như tất cả sản phẩm của các dịch vụ tiêu dùng cá nhân khác là sản phẩm vô hình, có thể tiêu dùng ngay nhưng lại có thêm một số đặc điểm mà các dịch vụ khác không có Nó có thể “tồn kho” vào tri thức cá nhân Nó lại có thuộc tính xã hội mà các hàng hoá và dịch vụ (gọi chung là sản phẩm) cá nhân khác không có Đào tạo cũng là dịch vụ tác động thẳng từ người thầy đến trò, mặc
dù không đem bán lại được, nhưng người học có thể lưu giữ kiến thức, coi đó là hình thức tích lũy và là phương tiện có khả năng tạo ra sức lao động có tri thức và hiệu quả cao hơn so với trường hợp không có nó Khả năng cao hơn này thể hiện qua thu nhập cao hơn Như vậy giáo dục-đào tạo là phương tiện nâng năng suất của người lao động trong tương lai Tri thức được bồi đắp trong nhiều năm tháng, tức là thông qua quá trình tích lũy, cho phép con người phát triển thêm khả năng cá nhân cho đến ngày
có thể sử dụng; do đó sản phẩm của dịch vụ đào tạo là lọai sản phẩm tích lũy
Trang 311.2.4 Chiến lược marketing trong dịch vụ :
Theo quan điểm marketing truyền thống, 4P (Product, Price, Place, Promotion) là những yếu tố quan trọng trong kế hoạch tiếp thị của DN ở mỗi thời điểm và trong một phân khúc thị trường xác định Tuy nhiên, chiến lược 4 P này được cải tiến trong lĩnh vực dịch vụ Ví dụ, đối với lĩnh vực dịch vụ, yếu tố xúc tiến bán hàng rất quan trọng vì dịch vụ được sản xuất và tiêu thụ cùng một lúc Giá cả của dịch vụ cũng trở nên phức tạp hơn khi mà các đơn vị tính chi phí dùng để tính giá thành trog dịch
vụ cũng khó phân biệt rõ
o Theo Zeithaml và Bitner (2000), ngoài 4P trong marketing-mix thì trong marketing dịch vụ mở rộng ra 3 yếu tố P nữa là : Con người (People), Quá trình (Process) và Vật chất hữu hình (Physical evidence)
+ Con người : bao gồm tất cả những người tham gia vào quá trình phân phối dịch vụ như : giáo viên, học viên , nhân viên ghi danh, nhân viên quản lý trực tiếp,…
+ Vật chất hữu hình : là môi trường mà ở đó dịch vụ được phân phối tới khách hàng : brochure, tiêu đề thư, danh thiếp, chuẩn màu sắc, chuẩn font chữ, các thiết bị dạy học, …
+ Quá trình : là những thủ tục, cơ chế vận hành và quy trình hoạt động mà dịch vụ được chuyển đến cho KH
Trong việc phát triển marketing dịch vụ, chúng ta cần nghiên cứu các yếu tố tác động vào thị trường và phấn đấu thỏa mãn các điều kiện :
Trang 32- Đạt tới sự hài hòa giữa một khung marketing hỗn hợp với một thị trường mục tiêu cụ thể
- Phải đảm bảo hài hòa giữa các yếu tố trong hệ thống marketing hỗn hợp, phát huy hết tiềm năng của doanh nghiệp, phát huy những thế mạnh và khắc phục những hạn chế của chiến lược
- Chiến lược marketing trong dịch vụ phải xác nhận khả năng thực
tế của các đối thủ cạnh tranh, thực hiện cạnh tranh khôn ngoan, bình đẳng để dành thắng lợi
Trang 33Xúc tiến hỗn hợp (promotion blend) Lực lượng bán hàng
Số lượng Chọn lọc Huấn luyện Khích lệ Quảng cáo Mục tiêu Lọai truyền thông Lọai quảng cáo Xúc tiến bán hàng Quan hệ cộng đồng
Linh họat Các mức độ giá Giá đề nghị Giá khác biệt Chiết khấu Trợ cấp
Nhân viên Tuyển dụng Đào tạo Khuyến khích Thưởng Đồng đội nhóm Khách hàng Giáo dục Đào tạo Thông tin Văn hóa và giá trị Nghiên cứu nhân viên
Facility design Thẩm mỹ Thiết thực Điều kiện xung quanh khác Trang thiết bị Biểu tượng Đồng phục Những hữu hình khác Các lọai báo cáo Danh thiếp Mẫu biểu in sẵn Giấy chứng nhận
[Nguồn : Zeithaml, V.A & M.J Bitner, Services Marketing, Boston: M
Trang 341.2.5 Dịch vụ đào tạo Tin học ở Việt nam :
o Cuộc cách mạng công nghệ thông tin và xu thế kinh tế tri thức làm gia tăng nhu cầu tri thức cùng với khả năng mua bán tri thức qua mạng, và nhiều phương tiện điện tử khác, mở đường cho xu thế thương mại hóa một bộ phận giáo dục
o Trong đào tạo có 2 vấn đề :
- Đào tạo con người trí tuệ: những kiến thức căn bản vững chắc
làm nền tảng cho những kiến thức khác giúp cho họat động “chất xám” đem lại giá trị cao Đây là vấn đề không thể bỏ qua Đồng thời, vấn đề này lại thường đòi hỏi đầu tư lâu dài và chi phí cao Một số doanh nghiệp khi tham gia đào tạo thường không quan tâm đến vấn đề này mà chỉ đào tạo ứng dụng ngằn hạn cho các nhu cầu trước mắt, đầu tư ít, lợi nhuận cao
- Đào tạo con người kỹ năng: đào tạo các chuyên môn cụ thể, ứng
dụng được ngay là vấn đề rất cần thiết, là nhu cầu của thị trường lao động Vấn đề này cần sự đào tạo linh họat, uyển chuyển nên thường các đơn vị đào tạo công lập không đáp ứng được, nên lọai hình đào tạo phi chính quy là thích hợp
Hai vấn đề trên không tách rời nhau, không độc lập với nhau mà đó
là một bài tóan về đào tạo nhân lực để đáp ứng nhu cầu xã hội và phát triển nền kinh tế
Trong thời đại khoa học, công nghệ tiến nhanh như ngày nay, không
ai có thể thoả mãn với vốn kiến thức đã có của mình Mọi người đều cần học tập, học thường xuyên, học suốt đời, cho nên đào tạo thường xuyên (không chính quy) phải không ngừng mở rộng cả về
Trang 35phạm vi, quy mô, hình thức, đối tượng, và sử dụng những phương tiện kỹ thuật tiên tiến nhất: máy tính, Internet, đa truyền thông không dây, để cho ai, ở đâu và bất cứ lúc nào cũng có thể học được
dễ dàng và có hiệu quả Đáng chú ý là chi phí của xã hội cho đào tạo thường xuyên đã ngang bằng, thậm chí vượt cả chi phí cho đào tạo theo phương thức trường lớp truyền thống
o Theo các chuyên gia CNTT thì tin học có thể ứng dụng trên 90% các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày trong hầu hết các lĩnh vực Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ CNTT và sự tăng vọt của nhu cầu học CNTT trong xã hội
o Thị trường đào tạo CNTT cạnh tranh gay gắt Theo số liệu của Hội Tin học TP.HCM, số Khoa CNTT hoặc Toán Tin học chiếm 30/46 -trường Các trung tâm đào tạo CNTT tăng vọt từ 35 đơn vị (2002) lên 56 đơn vị (2003), chưa kể các Tập đoàn, Công ty nước ngoài cũng nhảy vào thị trường tiềm năng Việt nam : TATA Infotech, Aptech, NIIT, Kent, Microsoft, Cisco, Oracle, …
Bảng 1.2 -
SỐ CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO CNTT 2000-2004
(con số trong ngoặc là kể cả các trường ĐH đào tạo Cao đẳng) Năm Đại học Cao đẳng Phi chính quy
Trang 36Sự cạnh tranh trên cùng 1 khúc thị trường dẫn đến các đơn vị đào tạo cần thiết phải tìm cho mình những phân khúc phù hợp và sử dụng các chiến lược kinh doanh thích hợp
WTO đã chủ trì các cuộc bàn thảo về giáo dục là hàng hóa và dịch vụ mua bán được (tradable) và ký kết thỏa ước chung về trao đổi thương mại các dịch vụ (GATS General Agreement on Trade in Services) Khi Việt Nam gia -nhập WTO (dự kiến cuối năm 2006), một sự hỗ trợ của chính phủ cho nền kinh tế được xem là hợp lệ theo quy định của WTO chính là hỗ trợ về giáo dục và đào tạo Không có điều khỏan nào của WTO ngăn cản một quốc gia đầu tư vào một nguồn nhân lực chất lượng cao Đây cũng là một cơ hội cho các cơ sở đào tạo nhân lực CNTT ở Việt Nam Muốn nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện toàn cầu hóa và kinh tế tri thức phải bắt đầu từ con người, thông qua chăm lo giáo dục và khoa học Xã hội ngày nay đòi hỏi trình độ tri thức cao hơn, phức tạp hơn và do đó thời gian cần thiết để giáo dục cho một con người ngày càng dài hơn và do đó chi phí cao hơn Với tình trạng như trên, nếu để cá nhân tự chi trả thì bao nhiêu người sẽ sẵn sàng mua
và có đủ thu nhập để mua dịch vụ giáo dục? Tất cả những điều này đưa đến một kết quả quan trọng là đầu tư vào giáo dục cơ bản cho một con người ngày càng lớn và không thể không có vai trò của nhà nước tài trợ cho giáo dục
1.3 Tóm tắt chương 1
Các cơ sở lý luận về chiến lược, về dịch vụ đào tạo và kinh doanh trong dịch vụ đào tạo giúp các doanh nghiệp nhận thức một cách đúng đắn về việc cần thiết xây dựmg chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, quan tâm đến sản phẩm của dịch vụ đào tạo, làm cơ sở để họach định, xây dựng triển khai
và kiểm sóat chiến lược trong đào tạo nhân lực CNTT có hiệu quả
Trang 37CHƯƠNG 2 – PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CNTT VÀ
XU THẾ PHÁT TRIỂN
2.1 Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực CNTT
Từ khi thị trường Việt Nam mở cửa và xu thế “toàn cầu hóa”, cùng những bước chuyển vượt bậc của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin trên thế giới, các công ty CNTT tăng cường đầu tư vào thị trường Việt nam, hoặc một số chính sách ưu đãi trong việc liên kết đào tạo (hoặc nhượng quyền đào tạo) của các “đại gia CNTT” như : Microsoft, Oracle, Cisco, SUN, … thì nhu cầu được đào tạo các chứng chỉ CNTT quốc tế cũng xuất hiện và nhanh chóng mở rộng thành một thị trường tiềm năng lớn Các cơ sở đào tạo cùng với các doanh nghiệp hàng đầu về CNTT ở Việt nam như : Các Trung tâm Tin học, các công ty FPT, SSP, Saigon Tech, Cao đẳng Hoa Sen, … tìm kiếm các đối tác nước ngoài để liên kết đào tạo … tạo nên sự tranh đua hấp dẫn, sôi nổi nhưng không kém phần gay gắt, quyết liệt Về nhu cầu thị trường, những đòi hỏi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cung cấp cho các Doanh nghiệp cũng tăng đột biến Không chỉ nhằm đáp ứng cho nhu cầu ứng dụng các giải pháp tin học hóa quản lý của các Doanh nghiệp, nhu cầu cho giải pháp Chính phủ điện tử, Thương mại điện tử, … mà còn nhu cầu gia công các phần mềm xuất khẩu, thậm chí xuất khẩu nhân lực CNTT làm việc cho các nước trong khu vực: Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, … Chính vì vậy, tìm các chiến lược thích hợp và các giải pháp kinh doanh hiệu quả không chỉ tăng doanh thu mà còn xác lập vị thế cạnh tranh của thương hiệu, thậm chí liên quan đến sự sống còn của Doanh nghiệp Những thành công trong giai đoạn
Trang 38trước đây chỉ là điều kiện cần Điều kiện đủ để một DN thành công hiện nay còn phụ thuộc nhiều vào khả năng phản ứng của nó trước những biến đổi của môi trường Trong các nguồn lực của doanh nghiệp thì đội ngũ nhân lực có vai trò quan trọng nhất, mang tính quyết định đến năng lực cạnh tranh và sự thành công của doanh nghiệp nói riêng, sự phát triển của ngành kinh tế nói chung
Công nghiệp phần mềm (CNPM) là một lĩnh vực mới được hình thành
trên thế giới đầu những năm 80 của thế kỷ trước, được quan tâm nghiên cứu
áp dụng tại Việt nam từ đầu năm 2000 Mặc dù mới có quá trình hình thành
và phát triển khá ngắn ngủi, CNPM vẫn nhanh chóng được khẳng định là một trong các lĩnh vực kinh tế có tiềm năng phát triển rất nhanh, đóng vai trò rất quan trọng trong Chiến lược phát triển CNTT-TT của Việt nam Về lĩnh vực này, Việt Nam cần tham khảo mô hình của các nước trong khu vực : Ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc, … Trung Quốc là một quốc gia Châu Á đã có những thành công lớn trong việc phát triển CNTT-TT Sự phát triển của Trung Quốc cũng là một mô hình rất đáng quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên trong phạm vi của Luận văn này, người viết chỉ đặc biệt quan tâm đến mô hình Ấn Độ vì đó
là quốc gia có nhiều nét tương đồng với Việt Nam, và chìa khóa thành công của Ấn Độ chính là tính độc đáo của con đường mà họ đang đi (Trong phạm
vi của Luận văn này chỉ giới hạn khảo sát về sự phát triển CNPM và nhân lực trong lĩnh vục CNTT)
2.2 Tham khảo kinh nghiệm quốc tế :
Trang 39quốc tế, trở thành một trung tâm sản xuất phần mềm hàng đầu thế giới Nếu như năm 1988 chỉ 15 triệu USD thì đến năm 2001 Ấn Độ đạt mức 5 tỷ USD
từ ngành CNPM (chiếm 10,5% tổng kim ngạch xuất khẩu) Trong 10 năm qua, xuất khẩu phần mềm đạt mức tăng trưởng hàng năm là 55% Ấn Độ đã xuất khẩu các sản phẩm phần mềm đi 95 nước, trong đó thị trường chính là
Mỹ và Canada chiếm đến 62%, thị trường Châu Âu 23,5%, Nhật 3,5% và thị trường Đông Nam Á là 3,5%
Hiện nay số lao động người Ấn Độ chiếm 34% trong tổng số nhân viên của Microsoft, 28% của IBM và 17% của Intel Số người làm việc trong ngành sản xuất phần mềm là 280.000 người và mỗi năm tăng thêm 60.000 chuyên gia Chính phủ Ấn Độ đã đề ra chiến lược mục tiêu đến năm 2008 đạt
50 tỷ USD cho ngành CNPM và 20 tỷ USD từ khu vực dịch vụ CNTT. [4]Tại sao ngành CNTT của Ấn Độ lại tập trung vào các lĩnh vực xuất khẩu
phần mềm (đặc biệt là các phần mềm chuyên môn hóa mang tính tổng thể đầy
đủ cho các doanh nghiệp) và các dịch vụ mạng (bao gồm các websites thương mại điện tử của 3 mô hình phổ biến nhất là B2B, B2C và C2C mà các công ty Việt Nam cũng bắt đầu tham gia), mà lại không quan tâm tới sản xuất phần
cứng ? Bởi vì chúng thích hợp với môi trường phát triển của Ấn Độ, vì chỉ
cần 2 yếu tố chủ yếu: chất xám và đường kết nối cơ bản chất lượng cao Yếu tố chất xám con người thì Ấn Độ đã có thuận lợi với nền tảng một truyền thống tóan học cao, còn cơ sở hạ tầng CNTT thì chỉ cần tập trung xây dựng và phát triển ở một khu vực trọng điểm không tốn nhiều thời gian và chi phí Vì vậy, từ những năm 1980, những vấn đề mấu chốt hàng đầu mà Ấn Độ tập trung phát triển là xây dựng các đường truyền băng thông, xây dựng các
[4] Nguồn: India Embassy in Seoul, “Introduction of a Indian Information Technology” 22/03/2003
Trang 40khung pháp lý cho thương mại điện tử và cổng thanh tóan,
Một điểm thành công quan trọng của Ấn Độ và các quốc gia châu Á
khác là chiến lược phát triển nguồn nhân lực Khi bắt đầu xây dựng chính
sách phát triển CNTT, họ nhận thức và nhận định rõ rằng trở ngại lớn nhất trong CNTT nói chung và CNPM nói riêng là thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn cao và rào cản vế ngôn ngữ Năm 1990 tuy mới chỉ xuất khẩu
100 triệu USD phần mềm, Bộ CNTT Ấn Độ đã đặt chỉ tiêu năm 1991 xuất khẩu phần mềm trị giá 400 triệu USD Để đạt được mục tiêu đó, cần có một đội ngũ nhân lực là 300.000 người năm Bộ CNTT Ấn Độ dành trong ngân -sách vay 210 triệu USD cho ngành CNTT, trong đó dùng một ngân khỏan 25 triệu USD để hỗ trợ (không hòan lại) giảng dạy cho 32 cơ sở đào tạo ở các trường đại học và dạy nghề Còn lại cho các doanh nghiệp phần mềm vay để
cử nhân viên đi học các khóa đào tạo nhân lực ở các trung tâm đào tạo quốc tế như MAIT, TCS Ngòai ra, Bộ CNTT còn ký các hợp đồng với các công ty viễn thông để sử dụng băng thông những lúc nhàn rỗi vào mục đích đào tạo phần mềm Ấn Độ còn thu hút các chuyên gia phần mềm gốc Ấn có trình độ cao về nước làm việc với các chế độ ưu đãi đặc biệt như: miễn thuế thu nhập, mức thuế chuyển tiền ngọai tệ ra nước ngòai là 0%, giao các cương vị quan trọng trong các Viện nghiên cứu và cơ quan họach định các chính sách, Một thành công khác của CNTT Ấn Độ là việc tăng năng suất lao động cho các doanh nghiệp trong nước và các cơ quan nhà nước nhờ các ứng dụng thành
tựu CNTT… Chi tiết đôc đáo của Ân Độ là “ tập trung vốn liếng cho một đội ngũ đông đảo người có học cao, có khả năng Anh ngữ, để trở thành một nuớc xuất khẩu dịch vụ phần mềm và kỹ thuật viên phần mềm lớn”
Việt nam may mắn có “lợi thế của người đi sau” Sự phát triển của các khu công nghệ cao và các khu phần mềm tập trung dẫn đến một nhu cầu lớn