Tâm lí học giới tính và Giáo dục giới tính là những ngành khoa học mới, đang được tập trung nghiên cứu ở nước ta trong khoảng vài chục năm gần đây. Mắc dù là một lĩnh vực mới nhưng do tầm quan trọng của nó, Tâm lí học giới tính và Giáo dục giới tính đã thu hút được sự quan tâm của xã hội. Hiện nay, các vấn đề giới tính đã được nghiên cứu và giảng dạy ở nhiều trường học, nhiều địa phương. Tuy nhiên, quan niệm về vấn đề này còn nhiều khác biệt giữa các nhà khoa học, các nhà giáo dục. Đặc biệt, một số khái niệm như giới, giới tính, tính dục, tình dục, giáo dục giới tính, giáo dục sức khoẻ sinh sản… cũng chưa phải đã có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu.
Trang 1TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
Tác giả: PGS TS Bùi Ngọc Oánh
LỜI NÓI ĐẦU
Tâm lí học giới tính và Giáo dục giới tính là những ngành khoa học mới,đang được tập trung nghiên cứu ở nước ta trong khoảng vài chục năm gầnđây Mắc dù là một lĩnh vực mới nhưng do tầm quan trọng của nó, Tâm lí họcgiới tính và Giáo dục giới tính đã thu hút được sự quan tâm của xã hội Hiệnnay, các vấn đề giới tính đã được nghiên cứu và giảng dạy ở nhiều trườnghọc, nhiều địa phương Tuy nhiên, quan niệm về vấn đề này còn nhiều khácbiệt giữa các nhà khoa học, các nhà giáo dục Đặc biệt, một số khái niệm nhưgiới, giới tính, tính dục, tình dục, giáo dục giới tính, giáo dục sức khoẻ sinhsản… cũng chưa phải đã có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu
Tập sách này bước đầu mạnh dạn xác định cụ thể hơn một số kháiniệm, một số vấn đề trong lĩnh vực giới tính Những vấn đề lí luận, thực tiễnđược trình bày theo hướng hệ thống hoá lí luận cơ bản của khoa học giớitính, và mối tương quan giữa chúng với những chuyên ngành khoa học cóliên quan
Do đặc điểm xã hội, các vấn đề giới tính ở Việt Nam chịu sự chi phốibởi phong tục tập quán, đạo đức truyền thống của dân tộc Có một số vấn đề(tình yêu, tình dục, hôn nhân…) được hiểu, đánh giá không thống nhất vớiquan điểm ở một số nước khác Những vấn đề đó được chúng tôi trình bàychủ yếu dựa trên những quan điểm đạo đức truyền thống của Việt Nam Tuynhiên, về cơ bản, các khái niệm và lí luận vẫn đảm bảo tính khoa học, tuân
Trang 2theo những quy định của Liên Hợp quốc và những hội nghị quốc tế liên quan
đã xác định
Trang 3Do tính phức tạp của các vấn đề, chắc chắn rằng, tập sách này cònnhiều hạn chế Chúng tôi rất mong được sự quan tâm, góp ý của bạn đọc vàcác nhà chuyên môn để sách được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ
Phần 1: TÂM LÍ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIỚI TÍNH VÀ TÂM LÍ HỌC GIỚI
TÍNH
I ĐỜI SỐNG GIỚI TÍNH Ở CON NGƯỜI
1 Một số hiện tượng của đời sống giới tính
Trong đời sống tâm sinh lí của con người, ngoài những hiện tượngthuộc về nhận thức, tình cảm, ý chí… còn có nhiều hiện tượng khác như sựhình thành và phát triển sinh lí cơ thể, hiện tượng thụ thai, kinh nguyệt, sựdậy thì và những biểu hiện đặc trưng của chúng, tình yêu, hôn nhân, đờisống gia đình… Những hiện tượng này vừa liên quan mật thiết với tâm lí, lạivừa mang những sắc thái riêng của người nam và của người nữ Nhiều hiệntượng chỉ có ở nam hoặc ở nữ, nhưng lại tạo nên sự liên hệ giữa nữ nam vàngười nữ
– Chúng ta có thể thấy một số hiện tướng điển hình như:
+ Sự sinh trưởng và phát triển về sinh lí cơ thể ở người nam và ngườinữ
+ Sự dậy thì và những biểu hiện đặc trưng của nó ở nam và ở nữ (sựphát triển khác nhau về hình thể, kinh nguyệt, sự mộng tinh và hiện tượng thủ dâm…)
+ Đời sống tình dục
Trang 4+ Những hiện tượng bệnh lí liên quan đến đời sống tình dục, trong đổ
có những bệnh như: bạo dâm, thị dâm, loạn trang, ái nhi…
+ Một số hiện tượng đặc biệt: ái nam ái nữ, pê đê hay đồng tính luyếnái…
+ Các phẩm chất tâm lí giới tính, đạo đức giới tính, thấm mĩ giới tính.+ Sự giao tiếp, cư xử giữa nam và nữ
+ Những hiện tượng trong tình bạn khác giới; tình yêu nam nữ
+ Những hiện tượng trong đời sống hôn nhân và gia đình
– Những hiện tượng trên được gọi là những hiện tượng của đời sốnggiới tính của con người
2 Bản chất tâm lí của các hiện tượng giới tính
Các hiện tượng của đời sống giới tính có mối quan hệ với đời sống tâm lí con người ở những mức độ khác nhau:
– Có mối quan hệ mật thiết hoặc ảnh hưởng mạnh mẽ tới tâm lí conngười, hay ngược lại, chịu sự chi phối, tác động của tâm lí con người
– Có sự tham gia của tâm lí con người như là một thành phần, một bộphận
Biểu hiện đời sống tâm lí con người
Như vậy các hiện tượng của đời sống giới tính gắn bó mật thiết với đờisống tâm lí con người Nhiều khi chúng là một bộ phận, hoặc chính là cáchiện tượng tâm lí con người Khi nghiên cứu về các hiện tượng của đời sốnggiới tính cần phải nghiên cứu dưới góc độ của tâm lí con người Việc táchchúng với tâm lí con người sẽ là sự phiến diện, không đầy đủ, hoặc là đơngiản hoá sẽ không phản ánh được đúng bản chất của hiện tượng đổ.Những hiện tượng của đời sống giới tính có bản chất là tâm lí con người hoặcquan hệ mật thiết với tâm lí con người và đo đó chúng mang tính xã hội, lịch
sử như tâm lí con người
Trang 53 Giới tính và nhân cách con người
Các hiện tượng của.đời sống giới tính có quan hệ mật thiết với nhâncách con người
– Các hiện tượng của đời sống giới tính có thể ảnh hưởng mạnh mẽđến những đặc điểm nhân cách, ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triểnnhân cách
– Nhiều hiện tượng của đời sống giới tính, đồng thời cũng là những đặcđiểm nhân cách, đặc điểm cá tính, đặc điểm khí chất
– Nhiều đặc điểm giới tính hoà nhập vào nhân cách con người, làm chonhân cách con người mang những sắc thái riêng
– Khi nghiên cứu về giới tính cần phải xem xét chúng trong mối quan
hệ với nhân cách con người, ngược lại khi tiến hiểu và đánh giá nhân cách,luôn luôn phải chú ý tới những hiện tượng về đời sống giới tính
– Nhiều hiện tượng của đời sống giới tính ảnh hưởng mạnh mẽ đến sựhình thành, phát triển, suy đồi, sa ngã… của nhân cách
Như vậy giới tính có mối quan hệ mật thiết với nhân cách, là một thànhphân của nhân cách, hoặc ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành và pháttriển của nhân cách
II SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ GIỚI TÍNH
Ngay từ thời Cổ đại, giới tính đã được quan tâm tìm hiểu, tuy rằng rấtthô sơ và mang màu sắc cảm tính, mê tín Từ thời kì xa xưa của văn minh loàingười, giới tính đã được đề cập đến bằng một hệ thống thần thoại cổ đại vàcác khảo luận về tình yêu nhu kinh “Kama Sutra” của Ấn Độ, “Nghệ thuật yêu”của Ovidius, “Chuỗi ngọc của người yêu” của Hazma, “Phaedr” và “Bữa tiệc”của Platon… Trong đó các tác giả “không những đặt cơ sở các chuẩn mực vềđạo đức và tôn giáo cho tình yêu, mà còn cố gắng cung cấp những kiến thức
về sinh học và tâm lý học tình dục”
Trang 6Các thầy thuốc thời cổ đại như Hipocrates cũng hết sức chú ý tớinhững vấn đề có liên quan đến chức năng tái tạo giống nòi và những rối loạncủa chức năng đó, đặc biệt là đời sống tình dục của con người.
Khi nhân loại bước vào thời kì “đêm trường trung cổ”, tôn giáo và nhànước phong kiến đã lợi dụng sự ngu tối thất học của nhân dân, khẳng định sựkhông bình đẳng giữa nam và nữ trong xã hội và trong gia đình, cũng nhưtrong lĩnh vực quan hệ tình dục Họ đã gieo rắc những quan niệm cho rằngquan hệ nam nữ có tính chất tội lỗi nhằm tuyên truyền chủ nghĩa cấm dục, vàkhép sự ham muốn tính dục vào loại đê tiện, tượng trưng cho một diều xấu xa
mà quỷ xa-tăng đã áp đặt cho loài người Nhưng thực ra, việc tìm hiểu cácvấn đề về tính dục vẫn được quan tâm, được tiến hành, chỉ để phục vụ cho
sự ăn chơi sa đoạ của các tầng lớp vua quan phong kiến
Công tác nghiên cứu khách quan các vấn đề về giới tính, tính dục chỉthật sự được tiến hành ở thời kì Phục hưng, khi bộ môn Giải phẫu và Sinhhọc bắt đầu phát triển Trong thời kì này, những khía cạnh của tính dục, nhất
là xét về phương diện đạo đức và giáo dục, được người ta nghiên cứu tới
Vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, các đề tài nghiên cứu về giới tínhđược mở rộng hơn… Cho đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, các nhà khoahọc J Bachocen (Thuy sĩ), J Mặc Len nan (Anh), E Westennach (Phần Lan),
Ch Letoumeau và A Espinas (Pháp), Lewis Herưy Morgan (M), X.M.Kovalevxki (Nga)… không những đã gắn sự phát triển quan hệ tính đục vớicác dạng hôn nhân và gia đình, mà còn gắn cả với yếu tố khác của chế độ xãhội và văn hoá
Đặc biệt, F Enggels đã đưa ra một quan điểm mới về phương phápphân tích các dạng liên kết những mối quan hệ tính dục với quan hệ kinh tế
và quan hệ xã hội Trong cuốn “Nguồn gốc của gia đình, của quyền tư hữu làcủa Nhà nước”, F Enggels đã phân tích một cách có phê phán “các côngtrình nghiên cứu về giới tính và đời sống gia đình theo những nguồn thư tịch
về thời cổ đại, qua những huyền thoại lịch sử và tôn giáo, qua những hiểu biết
về tập tục và truyền thống của các bộ lạc, dân tộc Ông đã bổ sung thêm
Trang 7nhiều dẫn liệu mới và đã ra những kiến thức rất xác thực và khác quát hoáthành một hệ thống nhất quán”.
Cuối thế kỉ XIX, nhiều nhà khoa học: R Kraft Ebing (Ao), M.Hirschfeld và A Môn (Đức), H Ellis (Anh), A Forel (Thuy Sĩ… đã bắt đầutiến hành công tác nghiên cứu khách quan về tính đục của con người Họ
đã miêu tả hàng loạt dạng bất thường trong tâm lí tính dục và tán thành việcxúc tiến công tác giáo dục tính dục một cách khoa học
Đầu thế kỉ XX, xuất hiện một số quan điểm sinh học về vấn đề giới tính,
và trong chừng mực nào đó, lại có sự tham gia thêm của các quan điểm tâm líhọc Giai đoạn này chịu ảnh hưởng sâu sắc của thuyết Sigmund Freud S.Freud đã tập trung chú ý vào mối quan hệ giữa các vấn đề tâm lí nhân cáchvới các dạng tình dục khác nhau Ông cho rằng, bất kì dạng tình dục bấtthuờng nào cũng đều là sự định hình những giai đoạn phát triển nhất định củatâm lí tính dục của con người Tuy nhiên ông quá đề cao yếu tố sinh học; yếu
tố tính dục trong đời sống con người
Trong những năm 20 – 30 của thế kỉ XX, việc nghiên cứu tính dục pháttriển mạnh và gắn với phong trào gọi là “Phấn đấu vì những cải cáchtính dục”, đòi hỏi bình đẳng nam nữ, giải phóng hôn nhân khỏi quyền lực nhàthờ, tự do li hôn và sử dụng các biện pháp phòng tránh thai, giáo dục tính dụctrên cơ sở khoa học… Tuy nhiên, những lí luận trong thời kì này còn nặngtính tư biện, tách rời khỏi cơ sở xã hội và thực tiễn
Năm 1926, T.Van de Velde (Hà Lan), đã cho ra đời cuốn “Hôn nhânhiện đại”, cuốn sách khoa học hiện đại đầu tiên về sinh lí học và kĩ thuật tronghôn nhân, trong đó người phụ nữ được coi là người bạn đời có vai trò vàchức năng tính đục tương đương với người chồng
Các công trình nghiên cứu tiến hành tại những nước khác nhau đếchứng minh rằng, việc định hướng tâm lí tính dục và hành vi của con ngườiphụ thuộc vào những đặc điểm về văn hoá và vai trò, địa vị xã hội của họ
Trang 8Năm 1921, tại Mĩ một Ủy ban liên ngành được thành lập để nghiên cứucác vấn đề tình dục Uỷ ban này đã hỗ trợ cho H Kingsey cùng các cộng sựcủa ông nghiên cứu một cách khá toàn diện và khoa học trên quy mông vềcác định hướng tâm lí tính dục và hành vi của con người “Bản phúc trình củaKingsey” đã được biên soạn dựa trên những liệu phong phú của trên 10 ngàncuộc điều tra khoa học khoá nhau, đã được nhiều người biết đến.
Nối tiếp công trình của H Kingsey là công tính của W Masters và VJohnson, vào năm 1954 Các tác giả này đã tập trung vào việc phát hiện cácchuẩn mực trong tính dục Công trình này đã được công bố năm 1966 (sau 11năm nghiên cứu), đã cung cấp những tham số sinh lí dáng tin cậy về đời sốngtính dục của con người
Ở Nga, những công trình nghiên cứu từ năm 1903 đến 1904 của D.N.Zabanov và V.I Iakovenko mang tên “Cuộc điều tra tính dục” đã được tiếnhành trong sự cấm đoán của Nga Hoàng Trên 6000 bản điều tra được phát
ra, nhưng đa số bị cảnh sát tịch thu, chỉ còn 324 bản và công trình nghiên cứuđược công bố năm 1922
Nhiều nhà bác học lớn đã nghiên cứu các khía cạnh của đời sống tínhdục, góp phần xây dựng tính dục học thành một bộ phận khoa học độc lậptheo một quan điểm chủ đạo có hệ thống, trong đó liên kết nhiều phươngpháp và thủ pháp sinh lí, lâm sàng và tâm lí xã hội Các vấn đề về giới tính đãthu hút sự nghiên cứu của nhiều chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhaunhư: sinh học, y học, xã hội học, tâm lí học…
Nhiều nhà lãnh đạo hoạt động xã hội, hoạt động chính trị nổi tiếng củaLiên Xô (V.I Lê nin, Marxim Gorki, Maiacovxki, Secnưsevxki; đặc biệt là A.X.Makarenko và V.A Sukhomlinxki) đưa ra nhiều quan điểm khoa học về đờisống giới tính, tình yêu hôn nhân gia đình… đã quan tâm đến việc giáo dụcgiới tính cho con người và coi đó là một nội dung quan trọng cần phải giáodục cho học sinh
Trang 9Ngay từ những năm 20 của thế là XX, V.I Lê nin đã nói: “Cùng với việcxây dựng chủ nghĩa xã hội vấn đề quan hệ giới tính, vấn đề hôn nhân gia đìnhcũng được coi là cấp bách”.
Các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học về y học giáo dụchọc, tâm lí học, sinh lí học đã cố gắng xây dựng nền móng vững chắc chonền khoa học giới tính và giáo dục giới tính theo quan điểm Mác–xít Họ đãđưa ra nhiều phương hướng quan trọng trong việc giáo dục giới tính củaLiên Xô
A.X Makarenko viết: “Đạo đức xã hội đặt ra những vấn đề về giáo dục giớitính cho thanh thiếu niên Sinh hoạt giới tính của con người liên quan mậtthiết với việc giáo dục về tình yêu, về đời sống gia đình tức là mối quan hệ gianam và nữ, mối quan hệ dẫn tới mục đích hạnh phúc của con người và việcgiáo dục con cái Khi giáo dục một con người không thể quên giáo dục loạitình cảm đặc biệt đó về giới tính” Ông đã đưa ra nhiều ý kiến rất cụ thể về nộidung phương pháp giáo dục giới tính Ông nói: “Các nhà giáo dục học Xô viếtcoi giáo dục giới tính và giáo dục về đời sống gia đình là một nội dung củagiáo dục đạo đức chuẩn bị cho con người bước vào đời sống gia đình”
I.X Kon khẳng định: “Chuẩn bị cho nam nữ thanh niên bước vào cuộcsống gia đình đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống giáo dục đạo đức và giáo dụcgiới tính” và “dù xác định mối tương quan giữa giáo dục giới tính là giáodưỡng giới tính như thế nào đi chăng nữa, thì cả hai thứ đều phải tuân theocác mục đích chung của giáo dục”
A.X Makarenko cho rằng, thanh niên cần “phải học tập cách yêuđương, phải học tập để hiểu biết tình yêu, phải học tập cách sống hạnh phúc,
và như thế có nghĩa là học tập để biết tự trọng, học tập để biết các vinh hạnhđược làm người” Trong các bài giảng về giới tính, ông cho rằng: “Chúng taphải giáo dục con em chúng ta làm sao để các em có thái độ đối với tình yêunhư đối với một tình cảm nghiêm túc và sâu nặng, để các em sẽ được hưởngkhoái cảm của mình, tình yêu của mình, hạnh phúc của mình trong khuôn khổgia đình”
Trang 10Sukhomlinxki đã khuyên nhủ thanh niên: “Hãy sáng suốt và yêu cầucao trong tình yêu Tình yêu là một loại tình cảm mãnh liệt, nhưng lí trí phảiđiều khiển trái tim” “Nữ tính chân chính là sự kết hợp tính dịu dàng và tínhnghiêm khắc, sự âu yếm với tính cứng rắn Tình yêu và sự nhẹ dạ không đicùng nhau Tình yêu có thể chính đáng về mặt đạo đức, khi những người yêunhau được kết hôn trong tình bạn vững bền”.
Ông cũng nhấn mạnh rằng: '“Yêu là thời kì khởi đầu của việc làm chalàm mẹ Yêu có nghĩa là cảm thấy một trách nhiệm lớn lao đối với ngườikhác, với người mình yêu và với người mình sẽ tạo ra” “Trong cuộc đời cómột hạnh phúc lớn và một công việc lớn, đó là tình yêu Tình yêu trai gái, vợchồng là một lĩnh vực thuộc chủ quyền đặc biệt về đạo đức”
Từ năm 1968, hầu hết các địa phương của Liên Xô bắt đầu chú ý tổchức việc hướng dẫn và tổ chức giáo dục điều trị, hướng dẫn các vấn đề vềgiới tính, nhất là đời sống tình dục và quan hệ hôn nhân Việc nghiên cứu vàđiều trị những bệnh về tính dục đã được tiến hành Tầm quan trọng của việc
“cần phải phát triển và hoàn thiện nội dung phương pháp giáo dục giới tínhphù hợp với đạo lý” đã được thừa nhận tại kì họp liên tịch giữa Viện hàn lâmkhoa học y học và Viện hàn lâm khoa học giáo dục Liên Xô 1971, và tại cuộc
“Hội thảo quốc tế của các nước xã hội chủ nghĩa về kế hoạch hoá gia đình,giáo dục giới tính, về vợ chồng và gia định tại Varsava” năm 1977
Gần đây nhiều công trình lớn có tính khoa học về giới tính đã đượcnghiên cứu hoặc đưa từ nước ngoài vết góp phần quan trọng vào việc giáodục giới tính thọ thanh niên, như các công lênh nghiên cứu của A.V.Petrovxki, I.X Kim, G.I Gheraximovic, D.V Kolexev, ru.I Kusnứuk, V.A.Serbakov… với nhiều tác phẩm rất có giá trị: Bách khoa toàn thư Y học phổthông; Trò chuyện về giáo dục giới tính của Tiến sĩ y học D.V Kolexev; Vệsinh tinh thần trong sinh hoạt tình dục của Tiến sĩ y học I Mielinxki… Ngay từnhững năm 70, việc giáo dục giới tính cho học sinh đã được đề xuất, giảngdạy ở một số nơi Năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã ra chỉ thị cho tất
cả các trường học trong cả nước thực hiện chương trình giáo dục vệ sinh và
Trang 11giáo dục giới tính cho học sinh các trường phổ thông Một chương trình giáodục giới tính được biên soạn rất tỉ mỉ và cụ thể cho học sinh từ cấp 1 đến cấp
3 (trung học phổ thông) Đặc biệt, trong chương trình giáo dục từ năm học
1983 – 1984 có thêm một môn học cho học sinh lớp 9 và lớp 10 (tươngđương lớp 11, 12 của nước ta) gọi tên là “Đạo đức học và tâm lí học đời sốnggia đình” với 34 tiết chính khoá
Ở Đức hiện nay, có rất nhiều các nhà khoa học nổi tiếng với nhữngcông trình nghiên cứu về giới tính và giáo dục giới tính như: R Neubert,Aresin, Smolka, Hopman và Klemm, Linser, Polte, Dierl, Grassel… Một cuốnbách khoa toàn thư về giới tính được biên soạn để giảng dạy và giáo dục giớitính cho học sinh
Ngay từ năm 1959 nhiều tài liệu về giáo dục giới tính đã được biênsoạn công phu, như công trình của R Neubert: Sách nói về quan hệ vợchồng, của Z Snabl: Điều khó nói trong tình yêu… Vấn đề giáo dục giới tínhđược tiến hành rộng rãi từ những năm 60, đặc biệt từ những năm 70 của thế
kỉ XX trở đi Các nhà khoa học Đức quan niệm rằng: “Những hiểu biết khoahọc về vấn đề giáo dục giới tính cần được trang bị ngay cho cả các cô mẫugiáo, vườn trẻ ở đó cũng cần phải nói dền sự giáo dục về môn quan hệ đúngđắn gì những người khác giới” Từ năm 1974, một chương trình giáo dục giớitính đã được xây dựng rất tỉ mỉ cụ thể, dạy cho học sinh phổ thông từ lớp 8,với 15 chủ đề khác nhau và trên 20 sinh tham khảo được quy định
Nhiều nước như: Tiệp Khắc, Hungary Ba Lan… đều đã tiến hành giáodục giới tính cho học sinh phổ thông bằng những thương trình bắt buộc Cácnước phương Tây như: Anh Đan Mạch, Thuỷ Điển, Mi… đã tiến hành giáodục cho học sinh khá sớm (1966) Ở Pháp, thương tình giáo dục nội dung nàyđược thực hiện từ năm 1973 Đặc biệt là một số nước châu Á, châu Phi, MĩLatin cũng đưa giáo dục giới tính vào trường phổ thông và đã đạt kết quả tốt.Trung Quốc đã tiến hành giáo dục giới tính cho học sinh từ năm 1974 và hiệnnay là một trong những nước có nhiều công trình nghiên cứu, có sự phát triểncao trong nghiên cứu khoa học về giới tính
Trang 12Ngay các nước Đông Nam Á như: Thailand, Malaysia, Indonesia,Singapore, Phihppines… cũng đã thực hiện nội dung giáo dục này ỞPhilippines, giáo dục giới tính đã được đưa vào chương trình nội khoá củatrường phổ thông cơ sở và trường trung học phổ thông, và là một bộ phậncủa giáo dục dân số và kế hoạch hoá gia đình Nội dung giáo dục giới tính đãđược lồng ghép một cách hợp lí vào nhiều bộ môn văn hoá khác, chủ yếu làmôn kế hoạch hoá gia đình qua các giờ chính khoá và qua các hoạt độngngoại khoá, theo mức độ khác nhau ở các lứa tuổi khác nhau Ở nước này,việc nghiên cứu các tỉnh thức tổ chức dạy học, những phương pháp vànhững phương tiện dạy học về giới tính rất được quan tâm và cuốn hút họcsinh, làm cho quá trình giáo dục đạt hiệu quả cao Việc giáo dục nội dung nàycũng đã được mở rộng ra ngoài nhà trường, đến các tầng lớp nhân dân khácnhau qua rất nhiều hình thức giáo dục phong phú, qua các trung tâm tư vấn
Từ năm 1985, những công trình nghiên cứu của các tác giả về giớitính, về tình yêu, hôn nhân gia đình đã bắt đầu được công bố Các tác giảĐặng Xuân Hoài, Tràn Trọng Thuỷ, Phạm Hoàng Gia, Nguyễn Thị Đoan,Nguyễn Thị Tho, Bùi Ngọc Oánh, Lê Nguyên, Phạm Ngọc, Minh Đức… đãnghiên cứu nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh chi tiết của giới tính và giáo dụcgiới tính Nhiều công trình nghiên cứu về giới tính, tình yêu, hôn nhân giađình, nhiều cuộc điều tra về tình yêu và đời sống hôn nhân gia đình đãđược tiến hành từ
Trang 13năm 1985 đến nay, bước dầu làm cơ sở cho việc giáo dục giới tính cho thanhniên và học sinh Những công trình này đã nêu lên nhiều vấn đề rất phongphú đa dạng về vấn đề giới tính và giáo dục giới tính ở Việt Nam.
Đặc biệt từ năm 1988, một đề án với quy mô lớn nghiên cứu về giáodục đời sống gia đình và giới tính cho học sinh (gọi tắt là Giáo dục đời sốnggia đình) có kí hiệu VIE/88/P09 (gọi tắt là đề án P09) đã được Hội đồng Chínhphủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam thông qua vàcho phép thực hiện với sự tài trợ của UNFPA và UNESCO khu vực
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giáo sư Trần Trọng Thuỷ và Giáo sưĐặng Xuân Hoài, đề án đã được tiến hành rất thận trọng và khoa học, nghiêncứu khá sâu rộng nhiều vấn đề như: quan niêm về tình bạn, tình yêu, hônnhân; nhận thức về giới tính và giáo dục giới tính của giáo viên, học sinh, phụhuynh… ở nhiều nơi trong cả nước, để chuẩn bị tiến hành giáo dục giới tínhcho học sinh phổ thông từ lớp 9 đến lớp 12
Từ khoảng năm 1990 đến nay, ở Việt Nam dã có nhiều dự án Quốc gia,nhiều đề tài liên kết với các nước, các tổ chức quốc tế nghiên cứu về giới tính
và những vấn đề có liên quan như: Giáo dục sức khoẻ sinh sản; Giáo dục vềtình yêu trong thanh niên, học sinh; Giáo dục đời sống gia đình; Giáo dục giớitính cho học sinh… Việc nghiên cứu giới tính và giáo dục giới tính đã được sựquan tâm nhiều của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, các nhàkhoa học và các bậc phụ huynh
III TÂM LÍ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC HỌC GIỚI TÍNH
1 Khái niệm về Tâm lí học giới tính và Giáo dục học giới tính
Tâm lí học giới tính là một chuyên ngành của Tâm lí học, nghiên cứu vềđời sống giới tính, mối liên hệ giữa giới tính với các hoạt động xã hội của conngười và cuộc sống của con người trong xã hội
Giáo dục học giới tính là chuyên ngành của Giáo dục học, nghiên cứu
về vấn đề giáo dục giới tính cho con người, chủ yếu là giáo dục cho thế hệtrẻ
Trang 14Tâm lí học giới tính và Giáo dục học giới tính là hai ngành khoa học tuykhác nhau nhưng quan hệ rất mật thiết với nhau.
Trong thực tế nghiên cứu về giới tính hiện nay, người ta thường kếthợp tâm lí học giới tính với giáo dục học giới tính như một lĩnh vực khoa họcthống nhất Khi tìm hiểu về tâm lí học giới tính, người ta phải kết hợp với vấn
đề giáo dục giới tính cho học sinh Việc nghiên cứu những vấn đế của tâm lígiới tính phải phục vụ cho giáo dục giới tính, phải đi tới nội dung, phươnghướng giáo dục những vấn đề giới tính đó… cho con người Ngược lại, khinghiên cứu về giáo dục học giới tính, các nhà giáo dục phải dựa trên cơ sởtri thức của Tâm lí học giới tính để xác định chương rình, nội dung, phươngpháp, hình thức, kế hoạch… giáo dục giới tính phù hợp
Vì vậy trong nhiều công trình nghiên cứu về khoa học giới tính hiện nay
ở nước ta, thường có sự kết hợp chặt chẽ của cả hai ngành khoa học trên
2 Đối tượng và nhiệm vụ của Tâm lí học giới tính và Giáo dục học giới tính
– Đối tượng nghiên cứu:
+ Các hiện tượng của đời sống giới tính
+ Mối liên hệ giữa các hiện tượng của đời sống giới tính
+ Mối liên hệ giữa nam và nữ dưới ảnh hưởng của đời sống giới tính.+ Lịch sử nghiên cứu các vấn đề giới tính và sự hình thành phát triển của các khoa học về giới tính
+ Những vấn đề tâm lí trong giáo dục giới tính
+ Nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục giới tính
– Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Mô tả và giải thích các hiện tương của đời sống giới tính
+ Phát hiện các quy luật của các hiện tượng giới tính
Trang 15+ Nghiên cứu các hiện tượng tâm lí, các quy luật tâm lí về việc giáo dụcgiới tính cho thanh niên, học sinh.
+ Đề xuất những phương hướng giáo dục, vững nội dung, cách thức,biện pháp thích hợp để giáo dục con người về mặt giới tính, tạo điều kiện đểphát triển toàn diện dân cách cho thanh thiếu niên học sinh và cho mọi người
3 Mối quan hệ giữa Tâm lí học giới tính, Giáo dục học giới tính với các ngành khoa học khác
Tâm lí học giới tính và Giáo dục học giới tính có mối quan hệ mật thiếtvới nhiều ngành khoa học, phải dựa trên cơ sở của Sinh lí học, Giải phẫu sinh
lí, Tâm lí học, Tâm lí học xã hội, Tâm lí học giao tiếp, Xã hội học…
Khi nghiên cứu Tâm lí học giới tính và Giáo dục học giới tính, chúng tacòn phải dựa trên cơ sở của Giới tính học, Xã hội học giới tính, Sinh lí họcgiới tính… Đây là những ngành khoa học còn non trẻ ở nước ta
Ngoài ra, việc nghiên cứu tâm lí giới tính còn phải gắn với nhiềungành khoa học khác như: Y học, Sinh học, Xã hội học, Giáo dục học, Dân
số học và Giáo dục dân số…
Ở nước ta hiện nay, việc nghiên cứu các vấn đề giới tính đang được sựquan tâm đặc biệt của Y học, Xã hội học, Giáo dục học và Tâm lí học
4 Tình hình nghiên cứu các khoa học về giới tính ở Việt Nam hiện nay
Việc nghiên cứu về giới tính, đặc biệt là tâm lí học giới tính và giáodục học giới tính ở nước ta hiện nay đang được quan tâm và phát triển mạnhmẽ
– Có nhiều quan điểm khác nhau về đời sống giới tính, về nhữngthuật ngữ cơ bản được sử dụng trong các ngành khoa học về giới tính (giới,giới tính, tính dục, tình dục, tình yêu…)
– Có nhiều biểu hiện phức tạp trong việc nghiên cứu về giới tính:
+ Sự lẫn lộn giữa các khái niệm, các thuật ngữ về giới và giới tính
Trang 16Có người cho rằng, giới chỉ là những đặc điểm xã hội, do xã hội tạo
ra Ngược lại, giới tính lại chỉ được hiểu là những đặc điểm về sinh lí vàkhông biến đổi Nhiều thuật ngữ như: tính dục và tình dục, giới và giới tính,tình dục và giới tính… thường bị sứ dụng lẫn lộn hoặc phiến diện, lệch lạc
+ Nội hàm của một số khái niệm chưa được thống nhất như giới tính,tính dục, sức khoẻ sinh sản
+ Sự pha trộn các quan điểm phương Tây với những quan điểm truyềnthống Việt Nam Trong xã hội, nhiều người cho rằng không cần thiết phải giáodục giới tính trong nhà trường, trong thanh niên, nhiều người có quan niệmtình dục tự do, tình yêu tự do, tình yêu không cần hôn nhân…
+ Những tồn tại của các quan điểm phong kiến lạc hậu về các hiệntượng của đời sống giới tính
+ Sự xuất hiện nhiều tài liệu, sách báo thiếu khoa học về vấn đề giớitính, nhằm mục đích chạy theo thị hiếu, thay theo kinh doanh; thậm chí có sựnhầm lẫn giữa các sách báo, tài liệu khoa học về giới tính với các sách báo
mê tín dị đoan hoặc mang tính kích dục, tính khiêu dâm, dồi trụy… Nhữngsách này thiếu tính giáo dục, tính khoa học, nhiều khi chỉ kích thần tính tò mò,gây tác hại cho thanh thiếu niên
+ Các văn hoá phẩm đồi trụy hoặc văn hoá phẩm theo những quanđiểm nước ngoài nhiều khi gây tác dụng tiêu cực trong giáo dục thanh thiếuniên, không phù hợp với phong tục truyền thống Việt Nam Ngược lại, những
tư tưởng, quan điểm phong kiến khắt khe, lạc hậu vẫn song song tồn tại trongđời sống xã hội, trong nghiên cứu và đánh giá các vấn đề của đời sống giớitính
+ Nhận thức của nhiều tầng lớp xã hội như: phụ nữ, thanh thiếu niên,người lớn, thậm chí, có cả một bộ phận không nhỏ của nhà giáo, giới trí thức
về nhiều vấn đề của đời sống giới tính còn thấp hoặc phiến diện, hoặc sailầm
Trang 17+ Những phương tiện thiết bị nghiên cứu về vấn đế giới tính còn rất hạnthế Do điều kiện xã hội phong kiến, những phương pháp nghiên cứu chưathật sự đa dạng và toàn diện, kể cả phương pháp điều tra xã hội học cũngkhó có thể phát huy hết tác dụng, không thể hỏi nhiều vấn đề tế nhị.
+ Việc nghiên cứu về giới tính đang được quan tâm nhưng kết quảthưa thật sự cao, thậm chì còn có lệch lạc trong một số công trình nghiêncứu
Tình hình trên do nhiều nguyên nhân:
+ Đời sống giới tính rất phức tạp nhưng chưa được quan tâm nghiêncứu một cách đầy đủ và hệ thống bởi các nhà khoa học Nhiều người còn engại hoặc thành kiến, có quan niệm không đúng về vấn đề nghiên cứu và giáodục giới tính
+ Những vấn đề của đời sống giới tính thường kích thích tính tò mò củacon người, nhất là đối với thanh niên Họ thường rất quan tâm đến những vấn
đề của giới tính, thường xuyên trải nghiệm, thể nghiệm những biểu hiện củagiới tính trong đời sống hàng ngày nhưng không tự giải thích được Chính vìvậy, nhu cầu tìm hiểu về giới tính rất cao Họ thường tự tìm hiểu chúng trongmọi điều kiện có thể có trong mọi tài liệu sách báo có đề cập đến những vấn
đề giới tính mà không có khả năng phân biệt những tài liệu khoa học hayphản khoa học
+ Những tri thức về đời sống giới tính có thể được tích luỹ qua kinhnghiệm sống của con người Nhiều trường hợp có những người không họctập trong nhà trường nhưng vẫn có những hiểu biết nhất định thông qua sựtừng trải trong cuộc sống của họ Những kinh nghiệm và sự hiểu biết này cóthể không có tính hệ thống khoa học nhưng cũng có thể giúp cho họ vận dụng
ở mức độ nhất định trong cuộc sống Có khi còn làm cho họ nghĩ rằng hình đãbiết rất nhiều
+ Có những vấn đề của đời sống giới tính là những vấn đề tế nhị ít khiđược trình bày một cách công khai và chính thức trong xã hội Nhiều người
Trang 18còn cho rằng đó là những vấn đế thiếu đứng đắn, thiếu lịch sự, do đó tuy rấtquan tâm nhưng họ không dám nói ra Việc nghiên cứu và tìm hiểu chúngthường chỉ là vụng trộm, truyền miệng, rỉ tai nhau hoặc bàn tán trong nhómbạn bè… Vì vậy những hiểu biết thường chỉ là vụn vặt, phiến diện và đôi khikhông chính xác.
+ Còn nhiều những quan điểm khác nhau về các khái niệm, các thuậtngữ, thậm chí về cả nội dung và phương pháp nghiên cứu các vấn đề giớitính ở Việt Nam Các tài liệu sách báo lưu hành trên thị trường rất phong phú
đa dạng, có nhiều tài liệu khoa học nhưng cũng có những tài liệu chỉ tập trungkhai thác những vấn đề giới tính thu hút sự quan tâm chú ý của người đọc,phục vụ cho việc kinh doanh, vì vậy có nhiều tài liệu rất phiến diện, lệch lạc,thậm chí có những tài liệu mang tính mê tín dị đoan, hoặc phản khoa học
+ Việc dịch thuật các tài liệu nước ngoài sang tiếng Việt cũng chưađược chuẩn hoá, hiệu đính một cách nhất quán bởi các nhà chuyên môn.Chẳng hạn, từ “sex” trong tiếng Anh có thể dịch thành nhiều nghĩa như: giớitính”, “tình dục, tính dục, “khoả thân”… Vì thế nhiều tài liệu dịch từ tiếng nướcngoài, dù là của các tác giả có uy tín khoa học, cũng không được chính xác
và toàn diện
Trong khi đó, ở nước ta, thưa có những công trình nghiên cứu cần thiết
để thống nhất các khái niệm, các thuật ngữ, cách sử dụng từ trong nghiêncứu các vấn đề giới tính, chưa có những hội nghị khoa học cần thiết để thốngnhất và phát triển các khoa học về giới tính
+ Nhiều tệ nạn xã hội liên quan đến đời sống giới tính có chiều hướngphát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ăn chơi trác táng, nhậu nhẹt bia ôm, biếntướng của vũ trường, hoạt động của các “động lắc”, mại dâm…
+ Vấn đề giáo dục giới tính còn nhiều quan niệm phức tạp, mâu thuẫn.Nhiều ý kiến không thống nhất về nội dung, chương trình, về phương thứcgiáo dục giới tính trong nhà trường Thậm chí, có ý kiến cho rằng, không nêntiến hành giáo dục giới tính trong chương trình nội khoá, hoặc ngay cả trongngoại khoá vì cần phải dành thời gian cho các môn khoa học cơ bản hoặc các
Trang 19môn học quan trọng hơn Ngay cả khi đã có quyết định đưa một số nội dungcủa đời sống giới tính vào chương trình giáo dục trong nhà trường của BộGiáo dục và Đào tạo, nhiều địa phương, nhiều trường học vẫn không nghiêmtức thực hiện, hoặc chỉ thực hiện một cách cầm chừng, một cách hình thức
để đối phó với những đợt kiểm tra của Bộ
+ Lực lượng các nhà nghiên cấm các giáo viên làm công tác giáo dụcgiới tính, giảng dạy kiến thức giới tính cho học sinh còn rất thiếu Trong nhiềutrường phổ thông không có giáo viên được đào tạo chuyên môn để giảng dạynhững kiến thức này Trong trường sư phạm, việc trang bị những kiến thứcgiới tính cho sinh viên, giáo sinh cũng chưa được quan tâm
+ Việc đào tạo cán bộ chuyên khoa về ngành này chưa được thực hiệnmột cách tập trung, hoàn chỉnh, thưa có chương trình đào tạo chuyên ngành,nội dung giảng dạy còn đơn giản, sơ lược
5 Những phương hướng nghiên cứu và phát triển của Tâm lí học giới tính
Hiện nay, việc nghiên cứu các khoa học về giới tính đang được quantâm ở nhiều ngành, nhiều cơ quan khoa học Đây là một lĩnh vực khoa họccòn khá mới mẻ ở nước ta Còn nhiều vấn đề cần phải tập trung nghiên cứunhư:
– Nghiên cứu chuyên sâu để phát triển các ngành khoa học về các lĩnhvực của đời sống giới tính như: Giới tính học, Xã hội học giới tính, Sinh lí họcgiới tính, những vấn đề y học về đời sống giới tính, Giáo dục học và Tâm líhọc giới tính…
– Nghiên cứu sâu hơn bản chất của các hiện tượng trong đời sốnggiới tính như: sự phát triển sinh lí cơ thể ở nam và ở nữ trong các giai đoạnlứa tuổi, đặc biệt là các lứa tuổi ở người lớn như: giai đoạn từ khoảng 48 –
50 đến 54 55; từ 56 đến 65; từ trên 65 đến 70 – 75 ở nữ; từ trên 75 đến 85
ở nam, hiện tượng kinh nguyệt và sinh nở; các hiện tượng bệnh lí giới tính,đời
Trang 20sống tình dục, sự già lão của cơ thể, vấn đề sức khoẻ sinh sản, đời sống tìnhyêu và hôn nhân…
– Vấn đề giáo dục giới tính, giáo dục tính dục cho học sinh, sinh viên
và các lứa tuổi lớn hơn…
– Các vấn đề tâm lí, diễn biến tâm lí về việc giáo dục giới tính trong nhàtrường và xã hội
– Tăng cường việc nghiên cứu, giảng dạy các kiến thức giới tính chohọc sinh, sinh viên, đặc biệt là sinh viên các trường sư phạm, để khi ratrường, họ sẽ là các giáo viên có khả năng, trình độ làm công tác giảng dạy
và giáo dục giới tính
Thống nhất và chính xác hoá các khái niệm quan trọng (như giới, giớitính, tính dục, tình dục, sức khoẻ sinh sản…) các nội dung trình bày củanhững ngành khoa học có liên quan đến đời sống giới tính mới được quantâm nghiên cứu (như giáo dục dân số và sức khoẻ sinh sản, giáo dục giađình, tâm lí và giáo dục giới tính…)
– Xây dựng, bổ sung thêm những khái niệm, thuật ngữ mới trong khoahọc giới tính như “độ trẻ trung”, “sự già lão”, “chỉ số sinh sản” ở nam, ở nữ,
“vẻ đẹp cơ thể”, “động cơ yêu đương”, “hôn nhân hạnh phúc”…
Chương 2: GIỚI VÀ GIỚI TÍNH
I KHÁI NIỆM GIỚI VÀ GIỚI TÍNH
1 Khái niệm giới
a) Tìm hiểu khái niệm giới
Giới là một khái niệm rất phức tạp, được nghiên cứu theo nhiều góc độkhác nhau, và theo nhiều quan điểm khác nhau
– Giới có thể được hiểu theo mặt sinh học, là một tập hợp những đặcđiểm sinh lí cơ thể đặc trưng ở con người (ở động vật, giới ở đây có nghĩa làgiống Trong động vật có giống đực và giông cái) Những đặc điểm sinh lícơ
Trang 21thể thường bao gồm những đặc điểm di truyền, những hệ cơ quan sinh lí cơthể, điển hình và quan trọng nhất là hệ cơ quan sinh dục Ở con người có hailoại hệ cơ quan sinh dục chính là hệ cơ quan sinh dục nam và hệ cơ quansinh dục nữ, vì vậy loài người có hai giới là giới nam và giới nữ Giới theonghĩa này được hiểu là giới sinh học, giới di truyền.
– Giới còn được hiểu theo góc độ xã hội, là những đặc điểm mà xãhội đã tạo nên ở người nam và người nữ, là quy định của xã hội về ngườinam và người nữ, là những đặc trưng xã hội ở nam và nữ Đó là giới xã hội.Giới xã hội thường bao gồm nhiều vấn đề như: vai trò, vị trí của mỗi giới,đặc điểm và nhiệm vụ của mỗi giới trong xã hội… Những vấn đế này thường
do xã hội quy định và biến đổi theo từng giai đoạn lịch sử, từng quốc gia,tuỳ theo truyền thống, phong tục tập quán của mỗi dân tộc…
– Tổng quát hơn có thể định nghĩa giới như sau:
Giới là một tập hợp người trong xã hội có những đặc điểm sinh học cơ bản giống nhau.
Định nghĩa này cho thấy:
+ Giới là một tập hợp người mang những đặc điểm sinh học cơbản giống nhau Những đặc điểm sinh học cơ bản này bao gồm nhiều đặcđiểm sinh lí cơ thể, như hình dáng, cấu tạo các hệ cơ quan sinh lí, nhưng điểnhình là hệ cơ quan sinh dục Ở loài người chủ yếu có hai loại hệ cơ quan sinhdục: hệ cơ quan sinh đục nam và hệ cơ quan sinh dục nữ Do đó, loài người cóhai giới (hai tập hợp người) cơ bản: giới nam và giới nữ… Khi một em bé lọt lòng
mẹ sinh ra, người ta dựa vào hệ cơ quan sinh dục để xác định em béthuộc về giới nam hay nữ Như vậy, giới được hình thành bởi những đặcđiểm sinh lí cơ thể Cũng có thể nói một cách khác, những đặc điểm sinh lí cơthể là căn cứ để xác định giới, là cơ sở hình thành giới
Tuy ở loài người chủ yếu có hai giới là giới nam và giới nữ, nhưngtrong thực tế vẫn có một số ít người không thuộc về hai giới trên, người tathường gọi là giới thứ ba Giới này xuất hiện do nguyên nhân chủ yếu là hệ
Trang 22cơ quan sinh dục không được bình thường về mặt cấu tạo hoặc chức năng,dẫn tới việc phát triển tâm lí sinh lí cơ thể không bình thường Nhiều ngườicho rằng đây là những người có sự lệch lạc trong sự hình thành và pháttriển của hệ cơ quan sinh dục.
Định nghĩa giới như trên dựa trên cơ sở những đặc điểm sinh hệ cơthể, chủ yếu là hệ cơ quan sinh dục Trong trường hợp này, giới được quyđịnh bởi những đặc điểm sinh lí cơ thể
Trang 23lực của cơ bắp, của gân, khớp…) và về nhiều đặc điểm sinh lí cơ thể khác.
Do cấu tạo sinh lí cơ thể khác nhau, ở mỗi giới có những chức năng sinh líkhác nhau, như giới nữ có khả năng thụ thai, sinh nở, có hiện tượng kinhnguyệt… giới nam không có những chức năng trên, nhưng thường cao lớnkhoẻ mạnh hơn, có khả năng sản xuất ra tinh trùng…
Xét về mặt xã hội, giới là những đặc điểm do xã hội tạo ra, do nhữngquy định, luật lệ, đòi hỏi… của xã hội đối với con người là nam hay nữ Banđầu, dưới ảnh hưởng của những đặc tính về sinh lí cơ thể như chiều cao,tầm vóc to lớn của cơ thể, sức mạnh… người nam và người nữ được phâncông những công việc, những vai trò khác nhau trong đời sống xã hội Dầndần mỗi người, mỗi giới tạo nên những đặc tính về mặt xã hội như vai tròtrong gia đình, địa vị trong xã hội hoặc những yếu tố về mặt tâm lí như nhucầu về sự thành dạt, nhu cầu về đời sống tình cảm… Những yếu tố trên chịu
sự tác động của xã hội, của lịch sử, tạo nên những đặc điểm, chức năng,vai trò xã hội khác nhau Giới được thể hiện ở vai trò, chức năng, nghĩa vụ
xã hội Giới là tập hợp người có những vai trò chức năng xã hội nhất định
Như vậy giới có thể được hiểu là giới sinh học hay giới xã hội
Khi nói đến giới sinh học, người ta thường chú ý nhiều đến hệ cơquan sinh dục của con người Khi em bé lọt lòng mẹ sinh ra, người ta chỉdựa vào hệ cơ quan sinh dục để xếp em bé đó thuộc về giới nam hay giới
nữ (em tra hay em gái) Khi em bé lớn lên, đặc biệt là khi bước vào thời kìdậy thì, người ta có thể xếp một người vào giới thứ ba nếu hoạt động của hệ
cơ quan sinh dục của người đó là không bình thường
Khi nói đến giới xã hội, có nhiều vấn đề được quan tâm như:
– Vai trò của người nam, người nữ trong xã hội
– Sự phân công lao động trong xã hội cho người nam và người nữ.– Sự bình đẳng giữa giới nam và giới nữ (vấn đề bình đẳng giới)
Những quan điểm đánh giá về vai trò của người nam và của người
nữ trong xã hội
Trang 24– Sự phát triển, sự tiến bộ của con người ở mỗi giới trong xã hội.
– Mối quan hệ xã hội và sự cư xử giữa hai giới
b) Một số vấn đề tâm lí xã hội và giới
Ngày nay, trong xã hội ta, còn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp về giới xãhội như: vấn đề bình đẳng giới, vấn đế quan hệ giữa hai giới, vấn đề giới tính
ở mỗi giới…
– Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố tâm lí xã hội, do những đặc điểm vềmặt sinh lí cơ thể, giới nữ (còn gọi là nữ giới thường có nhiều khó khăn vàthiệt thòi hơn giới nam (gọi là nam giới) trong đời sống xã hội như:
+ So với nam giới, nữ giới có tầm vóc bé nhỏ hơn, sức lực yếu đuốihơn nhưng lại mang nhiều thiên chức nặng nề hơn: có hiện tượng kinhnguyệt, có sự thụ thai và sinh nở… Việc sinh nở là một thiên chức cao cả củangười phụ nữ đồng thời cũng là một gánh nặng đối với họ Để cho ra đời mộtcon người, người phụ nữ phải mang nặng đẻ đau, hao tổn rất nhiều vềmặt sức lực, về mặt cơ thể và thường phải mất từ 3 đến 5 năm lo lắngcho việc chăm sóc và nuôi dạy một đứa con, khiến cho họ gặp nhiềukhó khăn hơn nam giới trong việc vươn lên, học tập, rèn luyện để phát triểnnhân cách Đó là chưa kể việc sinh nở một đứa con có thể làm cho người phụ
nữ xấu đi, già đi, ốm yếu đi nhanh hơn bình thường (trong thực tế sự “xấu đi”,
“già đi”, “ốm yếu đi” dễ xảy ra trong những trường hợp sinh đẻ không đúngkhoa học, sinh đẻ quá sớm, quá mau, quá nhiều…)
+ So với nam giới, ở Việt Nam, nữ giới thường chịu nhiều sự đánh giákhắt khe, nặng nề hơn, chịu nhiều những quy định bất công trong xã hộinhư: nữ giới bị coi như phải gánh chịu toàn bộ việc lao động nội trợ tronggia đình, phải “đảm đang”, “chịu khó” lo lắng mọi công việc nhà, chăm sóc concái, cơm nước… phải lo việc nhà cho nam giới đi giao tiếp ngoài xã hội, nữgiới phải thụ động trong tình yêu, bị đánh giá nặng nề, bị kiểm soát chặtchẽ trong đời sống tình cảm yêu đương, trong sự chung thuỷ và thậm chíngay cả trong trách nhiệm đối với con cái
Trang 25+ So với nam giới, nữ giới ít được tạo điều kiện để hoạt động xã hội, đểhọc tập vươn lên Ngày nay vẫn còn nhiều người có quan niệm lạc hậu, bấtcông về phụ nữ, như “trọng nam khinh nữ', “thuyền theo lái, gái theo chồng”,
“tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu”… Thực tế người phụ nữ vẫn chưa thực
sự bình đẳng với nam giới trong xã hội Những quan niệm này thậm chí còntồn tại ngay trong bản thân người phụ nữ khiến cho họ thường thiếu tự tin,thiếu bản lĩnh và thiếu điều kiện thuận lợi để vươn lên ngang tầm với nam giớitrong xã hội
+ Người phụ nữ còn chịu nhiều thiệt thòi khác trong đời sống sinh lí,tâm lí, xã hội, trong tình yêu, hôn nhân, gia đình, trong việc tham gia quản lí
và hoạt động xã hội… Thậm chí ở nhiều vùng, người phụ nữ còn bị đánhđập, hành hạ và bị sử dụng như một công cụ lao động biết nói
Vì vậy vấn đề đấu tranh cho quyền bình đẳng giới, vấn đề xây dựngbình đẳng giới thực sự là một vấn đề rất cần thiết, rất quan trọng, nhưng cũng
là một vấn đề rất phức tạp, khó khăn và còn nhiều quan điểm chưa thốngnhất
– Quan niệm về sự bình đẳng giới:
+ Trong việc đấu tranh cho bình đẳng giới, còn nhiều quan niệm chưađầy đủ và đúng đắn như: Có người cho rằng bình đẳng giới chỉ là việc người
nữ có thể làm mọi việc giống như người nam, có quyền ăn mặc và sinh hoạtgiống như nam giới Có người cho rằng, đấu tranh cho sự bình đẳng giới
là chỉ cần thực hiện sự đãi ngộ ngang bằng giữa hai giới Có người còn hiểu sailệch về khái niệm “đảm đang” ở người phụ nữ…
+ Sự bình đẳng giới cần phải được hiểu một cách đúng đắn toàn diệntheo nhiều khía cạnh sau đây:
Người nữ cần phải được tôn trọng như người nam giới, cần phải tintưởng ở người phụ nữ trong việc đảm nhiệm những chức năng,những vai trò xã hội của họ
Trang 26 Người nữ phải được hưởng mọi tiêu chuẩn và quyền lợi giống nhưnam giới trong lao động, trong hoạt động xã hội, trong học tập, vàhưởng thụ các giá trị xã hội.
Người nữ phải được phân công lao động và làm việc phù hợp vớiđặc điểm sinh lí cơ thể của mình để bảo vệ sức khoẻ và có điều kiệntiến bộ, phát triển Sự bình đẳng giới trong trường hợp này là sựbình đắng xuất phát từ những đặc điểm sinh lí cơ thể
Người nữ phải được chăm sóc và quan tâm về mọi mặt, đặc biệt làđược học tập để nâng cao trình độ, được tham gia quản lí xã hội,được hưởng đầy đủ mọi cơ hội để vươn lên trong xã hội như namgiới
Do chịu nhiều thiên chức nặng nề, người nữ phải được ưu đãi hơn,phải được tạo điều kiện và được tham lo nhiều hơn, giúp cho họđược học tập, có điều kiện thuận lợi tham gia các hoạt động của xãhội, có điều kiện để phát triển nhân cách toàn diện
+ Cần cụ thể hoá hơn việc đấu tranh cho quyền bình đẳng giới, tạo điềukiện cho người phụ nữ vươn lên trong cuộc sống xã hội, phát triển tài năng vànhân cách toàn diện bằng nhiều biện pháp:
Tăng cường các thiết bị hiện đại trong gia đình (máy giặt, tủ lạnh,máy hút bụi bếp gas…) để người phụ nữ khỏi vất vả với công việcnội trợ
Dành thời gian cho người phụ nữ được giao tiếp xã hội, tham giacác hoạt động xã hội
Dành thời gian cho người phụ nữ được học tập theo nhu cầu vươnlên của mỗi người
Giúp cho người phụ nữ có điều kiện được tham gia các hoạt độngvăn hoá văn nghệ, nghỉ ngơi và vui chơi giải trí, làm đẹp và trangđiểm, đọc sách báo và tập luyện thể dục thể thao…
Trang 272 Khái niệm giới tính
a) Tìm hiểu khái niệm giới tính
– Giới tính có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và thường bị
sử dụng lẫn lộn với nhiều thuật ngữ khác như: giới, tình dục, tình dục, sinhdục… Nhiều người thường quan niệm giới tính đồng nghĩa với tình dục hoặcvới tính dục Đó là quan niệm chưa thực sự đầy đủ chỉ hiểu một cách đơngiản hoặc hiểu về một mặt nào đó của giới tính
– Giới tính cần được hiểu một cách toàn diện hơn:
+ Trước hết, theo từ ngữ, giới tính có thể được hiểu là những đặc điểmcủa giới Những đặc điểm này có thể rất phong phú và đa dạng Vì giới vừabao gồm những thuộc tính về sinh học và những thuộc tính về tâm lí xã hội,nên giới tính cũng bao gồm những đặc điểm về sinh lí cơ thể và tâm lí xãhội
+ Giới tính cũng có thể được hiểu là những đặc điểm tạo nên nhữngđặc trưng của giới, giúp cho chúng ta phân biệt giới này với giới kia
Những đặc điểm giới tính cổ thể là những đặc điểm sinh lí cơ thểnhư: cấu trúc và chức năng của các bộ phận cơ thể đặc biệt là hệ
cơ quan sinh dục con người, sự phát triển (biến đổi về kích thước,hoàn thiện dần về chức năng…) của chúng, những chức năng đặcbiệt của hệ cơ quan sinh dục như: kinh nguyệt, sinh nở, sự vỡgiọng, mọc râu… những trạng thái bệnh lí của các bồ phận sinh lí
cơ thể ở nam và ở nữ và do mối quan hệ nam nữ tạo ra…
Những đặc điểm giới tính cũng có thể là những đặc điểm về tâm lí,tính cách như sự dịu dàng, hiền hậu, sự kín đáo, tính cương trựcthẳng thắn, tính dũng mãnh…
Những đặc điểm trên thường mang đặc trưng của từng giới và tạo nên
sự khác biệt giữa hai giới Giới tính là những yếu tố xác định sự khác biệtgiữa giới này và giới kia
Trang 28Có thể định nghĩa, giới tính là toàn bộ những đặc điểm ở con người,tạo nên sự khác biệt giữa nam và nữ.
– Trong đời sống con người, hai giới không thể tồn tại độc lập mà luônluôn tác động đến nhau, có mối quan hệ qua lại mật thiết vôi nhau Sự quan
hệ qua lại này bị thi phối bởi nhiều đặc điểm về sinh lí, về tâm lí ở mỗi người,bởi những đặc điểm về văn hoá, chính trị, phong tục tập quán của xã hội,trong đó có các đặc điểm đặc trưng của mỗi giới Từ đó lại hình thành nênnhiều yếu tố mới, hiện tượng mới trong đời sống giới tính như: Sự giao tiếpgiữa hai giới, quan hệ bạn khác giới, quan hệ tình yêu, hôn nhân…
Đời sống giới tính của con người rất phong phú và đa dạng Đó lànhững hiện tượng tâm lí và sinh lí nảy sinh trong đời sống của mỗi người,trong mối quan hệ giữa người này với người kia, trong cuộc sống chung củamỗi người, trong sự tồn tại của xã hội Đời sống giới tính là một tổng hợpphức tạp các hiện tượng tâm lí và sinh lí có liên quan đến mỗi giới, là mọiyếu tố, mọi mặt hoạt động, mọi mối quan hệ… trong đời sống của conngười, trong đời sống xã hội loài người:
Đời sống giới tính là toàn bộ những hiện tưởng về mặt sinh lí cơ thểxuất hiện trong con người có liên quan đến hệ cơ quan sinh dục (đời sốngtính dục), những hiện tượng tâm lí đặc trưng ở mỗi giới, những hiện tượngtâm lí người trong mối quan hệ với người khác giới (tình bạn khác giới, tìnhyêu…), những hiện tượng trong đời sống xã hội như hôn nhân, gia đình…Gần đây, còn xuất hiện những biểu hiện phức tạp hơn của đời sống giới tínhnhư: các quan điểm yêu đương ngoài hôn nhân, tình dục ngoài hôn nhân,tình bạn và sự giao tiếp giữa những người khác giới…
Như vậy khái niệm về giới tính cần được hiểu một cách đầy đủtoàn diện về nhiều mặt sinh lí và tâm lí, cá nhân và xã hội, hôn nhân và giađình, tình yêu và tình bạn, sự giao tiếp nam nữ…
b) Ngồn gốc của giới tính
Những đặc điểm giới tính do hai nguồn gốc chủ yếu tạo ra:
Trang 29 Nguồn gốc sinh học
Theo Giáo sư Nguyễn Quang Vinh, giới tính cua con người do các tếbào sinh sản quyết định Tế bào sinh sản nam (tinh trùng) có 2 loại: loại chứanhiễm sắc thể X quy định giới tính nữ; loại chứa nhiệm sắc thể Y quy định giớitính nam Tế bào sinh sản nữ (trứng) chỉ chứa một loại nhiễm sắc thể X Nếutinh trùng mang nhiễm sắc thể X thụ tinh với trứng, em bé sinh ra sẽ là nữ(X+X) Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y thụ tinh với trứng, em bé sinh ra
sẽ là nam (X+Y) “Giới tính của động vật (trong đó có con người được quyếtđịnh ngay từ lúc thụ tinh, tuỳ theo trứng X được kết hợp với tinh trùng X haytinh trùng Y” Theo Iu.I Kusniruk và A.P Serbakov đó là giới tính di truyền Cóthể nói, giới tính di truyền là giới tính được xác định bởi sự thụ tinh giữa trứng
và tinh trùng Sự thụ tinh như vậy (X+Y hay X+X) trong những điều kiện thôngthường, sẽ làm cho thai nhi có cấu tạo đặc trưng của cơ thể nam hoặc nữtrong quá trình phát triển của nó Do cấu tạo khác nhau nên hoạt động sinh límỗi giới có những đặc điểm khác nhau Các tuyến sinh dục và các hoóc môn(nội tiết tố) tiết ra từ các tuyến này sẽ quy định những đặc điểm sinh lí cơ thểriêng biệt và các thành phần tạo nên những nét tính cách đặc trưng cho mỗigiới
Trong quá trình phát triển cơ thể, sự trưởng thành về sinh lí cơ thểcũng góp phần quan trọng tạo nên những đặc điểm giới tính nhất định Đếnmột độ tuổi nhất định, tuyến sinh dục sẽ hoạt động, và ngày càng hoạt độngmạnh hơn, sự hoạt động của tuyến sinh dục, nhất là khi tuyến này bước vàothời kỳ trưởng thành (thời kỳ chín muồi tình dục), sẽ tạo nên những chứcnăng sinh lí đặc biệt của cơ thể người: sự dậy thì, hoạt động tình dục, sinhsản… Tuyến sinh dục ở người hình thành từ tuần thứ 8 trong đời sống ờ tửcung, nhưng mãi đến tuổi dậy thì mới hoạt động Đây là “tuổi thành thục vềsinh dục”, hay “tuổi chín muồi sinh dục”, nó đánh dấu thời kì bắt đầu có khảnăng sinh sản, ở nữ từ 13, 14 tuổi; ở nam từ 15 đến 16 tuổi Vai trò của tuyếnsinh dục rất lớn đối với việc tạo nên giới tính Các tác giả Iu.I Kusniruk và A.P.Serbakov cho rằng chính các tuyến sinh dục (buồng trứng hoặc tinh hoàn) tạo
Trang 30nên “giới tính đích thực” của con người “Gọi là giới tính đích thực và nóphản ánh đặc trưng khả năng của tuyến sinh dục sản sinh ra tinh trùng haytrứng, đồng thời cũng tạo ra những hoóc môn giới tính nam hoặc nữ đặcthù Các hoóc môn này ảnh hưởng quyết định đến cấu trúc và sự phát triểncủa các cơ quan sinh dục bên trong và bên ngoài cùng những đặc điểmgiới tính phụ khác Qua đó, nó giúp cho con người có đầy đủ những chứcnăng thực sự của người nam hay người nữ Như vậy giới tính đích thực làgiới tính được xác định do sự hoạt động thực tế của hệ cơ quan sinh dục Ởnhững người có hệ cơ quan sinh dục nam, những hoạt động của hệ cơ quannày không bình thường, chẳng hạn, không tiết ra được nội tiết tố nam đủ tỉ
lệ cần thiết sẽ không thể trở thành một người nam giới bình thường Họ sẽkhông có giới tính bình thường
Giới tính đích thực có thể được tình thành trong quá trình phát triểncủa con người theo lứa tuổi, và có thể được thể hiện rõ từ khoảng 13, 14tuổi trở đi, đặc biệt là từ độ tuổi 18 – 20, khi đến độ chín muồi giới tính
Những đặc điểm sinh học chưa đủ để xác định giới tính Theo Giáo
sư Trần Trọng Thuỷ “Tình cảm và ý thức về giới tính của một người chỉ đượchình thành qua sự giao tiếp với những ngời khác qua sự ảnh hưởng củagiáo dục và các điều kiện xã hội Những đặc điểm về giải phẫu và sinh lícủa cơ thể mới chỉ là tiền đề, là cơ sở vật chất tạo nên sự khác biệt giới tính
mà thôi” Do đó có thể nói, giới tính của con người còn do các mối quan hệ
xã hội chi phối
Xã hội ảnh hưởng đến giới tính con người ở nhiều mặt:
+ Xã hội quy định, đánh giá con người theo những phẩm chất, đặcđiểm, tư thế, tác phong riêng, phù hợp giới tính Điều này thể hiện ở phongtục, tập quán, đạo đức xã hội Như phong tục tập quán Việt Nam thường đòihỏi người con gái phải dịu dàng, hiền hậu ý tứ, người con trai phải caothượng, dũng cảm, cương quyết… Xã hội cũng đòi hỏi mối quan hệ và cư xử
Trang 31nam nữ phải tuân theo những chuẩn mực nhất định: phải có “khoảng cách”(giới hạn) nhất định, phải có tư thế, tác phong lịch sự, phải tuân theo nhữngquy định nào đó trong giao tiếp…
+ Xã hội quy định sự phân công lao động giữa nam và nữ khác nhau:người nam thường được đòi hỏi nhiều hơn ở những công việc khó khăn,nguy hiểm, nặng nhọc… ở người nữ lại là những công việc cần sự khéo léo,nhẹ nhàng hơn…
+ Xã hội ảnh hưởng đến yếu tố có nguồn gốc sinh học: người namthường được đòi hỏi phải cao lớn, khoẻ mạnh, người nữ cơ thể nhỏ bé, “xinhxắn” hơn: Ngay cả bản năng tình dục cũng được xã hội nhìn nhận, đánh giátheo những tiêu chuẩn, đạo đức văn hoá nhất định: “Tình dục ở con ngườichịu sự chi phối của các quy luật tâm lí, quy luật tình cảm, của ý thức đạođức, văn hoá, xã hội Ở Việt Nam ta, vấn đề tình dục thường được coi là mộtvấn đề gắn với đạo đức xã hội”
+ Sự giáo dục của xã hội, của người lớn ảnh hưởng nhiều đến đặcđiểm giới tính của con người Nếu một em gái được nuôi dưỡng, giáo dụctheo những điều kiện và môi trường của con trai, em đó dễ có hành vi cư xửcủa con trai, dễ có nhiều nam tính hơn và ngược lại đối với một em trai cũngvậy
Giới tính còn được xác định bởi tâm lí, ý thức của chính bản thân mỗingười Đến một độ tuổi nhất định, đến một sự phát triển nhất định về mặt ýthức, mỗi một người có thể ý thức được giới của mình, mình thuộc về giớinào và cần phải có những phẩm chất nào để thể hiện giới… Sự ý thức vềgiới này bị chi phối bởi nhiều yếu tố như:
+ Sự nhận thức về những quy định của xã hội về giới của mỗi người.Chẳng hạn, nếu là con trai, cần phải có những phẩm chất nào cần phải ănmặc như thế nào, cần phải hành động, làm việc như thế nào Nếu là con gái,cần phải rèn luyện những khả năng gì, cần phải trang điểm, ăn mặc, làm việc,
có tác phong tư thế dáng điệu như thế nào…
Trang 32+ Sự nhận thức những đánh giá của mọi người về giới của bản thânhình làm cho mỗi người chú ý rèn luyện về những phẩm chất đặc điểm màmình cần có theo ý thức về giới của họ.
+ Sự nhận thức bản thân hoặc tự cảm nhận mình thuộc về giới nào và
có những nhu cầu đặc trưng cho giới đó Có những người tuy cơ thể là namgiới nhưng luôn luôn nghĩ mình cần phải là nữ và hướng hoạt động, sinh hoạtcủa mình theo nữ giới (hiện tượng “xu hướng giới”, “bản sắc giới”)
+ Sự tác động của những người xung quanh, chủ yếu là sự giáo dụccủa gia đình và nhà trường
3 Mối quan hệ giữa giới và giới tính
Giới và giới tính có mối quan hệ rất chặt chẽ và phức tạp Giới là cơ sở
để tạo nên giới tính Những đặc điểm sinh học của giớí xác định giới tính vềmặt sinh học đồng thời cũng là những biểu hiện của giới tính về mặt sinh học
Ở góc độ này, giới là một bộ phận của giới tính, đồng thời giới chi phối vàquyết định giới tính Những đặc điểm xã hội của giới cũng góp phần hìnhthành những đặc điểm xã hội của giới tính Chúng cũng chi phối và quyết định
sự hình thành giới tính
Ngược lại, giới tính lại phải phù hợp với giới và bị xã hội đánh giá theogiới, giới tính cũng góp phần khắc hoạ rõ nét thêm về giới Ở một mức độ nào
đó giới tính cũng chính là giới hoặc giới tính lại là một thành phần của giới
Khi nói đến giới người ta hiểu giới tính là những đặc điểm của giới,giới tính là một bộ phận của giới, là những yếu tố tạo nên khái niệm giới, là
cơ sở để phân định rõ hơn vai trò, chức năng, vị trí của giới
Khi nói đến giới tính, giới lại được hiểu như là những đặc điểm củagiới tính Chẳng hạn, giới là những đặc điểm giới tính về mặt cấu trúc sinh lí
cơ thể
Trong thực tế đời sống xã hội, khái niệm giới và giới tính thường bị dùng lẫn lộn nhưng mọi người vẫn có thể chấp nhận
Trang 33II NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA GIỚI TÍNH
1 Sự phức tạp của đời sống giới tính
Do giới tính có nguồn gốc sinh vật và nguồn gốc xã hội, nên đặc điểmcủa giới rất đa dạng
Theo nhà xã hội học nổi tiếng Eveline Sullezot, chuyên gia của LiênHợp Quốc, việc nghiên cứu những đặc điểm giới tính con người phải xem xéttrên ba bình diện: cơ thể (sinh học), cá nhân (tâm lí học) và xã hội (xã hộihọc)
Khi phân tích sự khác biệt giũa nam và nữ, Giáo sư Trần Trọng Thuỷ
đã nhấn mạnh những đặc trưng sinh lí và những đặc trưng tâm lí xã hội
Xét riêng về mặt sinh lí, E Sullezot cũng đưa ra 7 dấu hiệu có sự khácbiệt rõ ràng giữa nam và nữ như sau: Những ngóc môn tính dục, sự hìnhthành những tế bào sinh sản, cơ quan sinh sản và chức năng của nó, hìnhthái cơ thể, sự già lão của cơ thể, bệnh lí cơ thể tuổi thọ Về mặt tâm lí và xãhội, E Sullezot cũng tán thành với quan niệm của E Maccoby: “Sự khác biệtgiới tính biểu hiện từ khi trẻ em còn rất nhỏ (2, 3 tuổi) và biểu hiện ở nhiềumặt hoạt động khác nhau: vui chơi, chơi đồ chơi, quan hệ với người lớn, hoạtđộng trí tuệ…” và quan niệm của Streven Golđberg: “Mỗi giới có một số đặctrưng về tính khí, dù môi trường xã hội là như thế nào và những khác biệt ấyquy định vai trò xã hội của đàn ông và đàn bà một cách khác nhau Vì đànông có tính gây hấn hơn và có xu hướng thiết lập những quan hệ đẳng cấpthống trị hơn đàn bà, nên họ nhất định vượt qua mọi các để đi tới vị trí lãnhđạo và quyền lực mà một xã hội có thể xem lại”
Quan niệm của Rene Zazzo đề cập đến hai xu hướng khác nhau: ở congái có ưu thế trong ngôn ngữ (nói năng), ở con trai lại có ưu thế về hoạt độngtrí tuệ, trong lĩnh vực logic và nhìn nhận không gian
Sự khác biệt giới tính còn thể hiện ở nhiều mặt khác Kể cả quá trìnhtrưởng thành của cơ thể “Nhiều khác biệt về các thuộc tính sinh học của đànông và đàn bà cũng còn bí ẩn, đặc biệt là những đặc điểm không có liên quan
Trang 34trực tiếp với con người mới đẻ ra Chẳng hạn, đồng hồ sinh học của mỗi giớihoạt động một cách khác nhau Theo mức độ trưởng thành (trạng thái củaxương trong các giai đoạn phát triển khác nhau của cơ thể) khi đẻ ra, con gáiphát triển trước con trai một tháng Con gái biết đi, biết nói sớm hơn Dầndần, khoảng cách ấy càng tăng lên cho đến lúc bước vào lứa tuổi quá độ (dậythì) thì cách nhau tới 2 năm, và đến khi kết thúc sự tăng trưởng thể chất thìcách nhau tới 3 năm”.
Nhiều tác giả khác đều đã khẳng định các đặc điểm giới tính về sinh lí,tâm lí, xã hội trong các công trình nghiên cứu của mình
Trong đời sống xã hội, con người luôn có quan hệ mật thiết với nhau,
do đó, trong quan hệ giữa những người khác giới, có nhiều vấn đề phức tạp
về giới tính nảy sinh, như: tình bạn khác giới, khoảng cách giữa người nam
và người nữ, những rung cảm xuất hiện trước người khác giới, tình yêu, hônnhân…
– Có thể kết luận về những đặc điểm giới tính như sau:
+ Những đặc điểm giới tính ở con người rất phức tạp Nó bao gồmnhững đặc điểm về sinh lí, về tâm lí, về xã hội
+ Giới tính biểu hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người trongđời sống
+ Giới tính biểu hiện trong quá trình trưởng thành của cơ thể, ngay từlúc thụ tinh, trong quá trình phát triển cơ thể từ khi mới sinh ra đến lúc trưởngthành và trong suốt cuộc dời Sự biểu hiện ấy bị chi phối bởi nhiều yếu tố,sinh lí, tâm lí, điều kiện xã hội, hoạt động cá nhân, những thuộc tính di truyền,những tác động xã hội
+ Giới tính biểu hiện trong các hoạt động tâm lí con người, trong toàn
bộ các phẩm chất nhân cách Nó gắn liền với đời sống tâm lí và toàn bộ nhâncách con người
+ Giới tính của con người có thể bị biến đổi do những tác nhân về tâm
lí, sinh lí, xã hội Những ảnh hưởng của sự hoạt động của sự rèn luyện,
Trang 35những can thiệp của con người về mặt xã hội, về mặt y tế đều có thể làm chogiới tính thay đổi Những chức năng của các bộ phận sinh lí cơ thể, đặc biệt
là chức năng của hệ cơ quan sinh dục tạo nên nhiều đặc điểm về giới tính,nhiều vấn đề của giới tính như tình dục, các bệnh lây lan qua đường tìnhdục…
+ Sự quan hệ giữa hai giới trong đời sống xã hội lại làm nảy sinh nhiềuđặc điểm giới tính mới và làm phức tạp thêm những đặc điểm giới tính đã có
ở con người
+ Các phong tục tập quán, các quy định của xã hội, cũng chi phối nhiềuđặc điểm giới tính, làm cho đặc điểm giới tính ở từng vùng, từng miền, từnggiai đoạn lịch sử có những đặc trưng riêng làm phong phú và phức tạp thêmđời sống giới tính của con người
2 Mối quan hệ giữa hai giới
Những đặc điểm tạo nên sự khác biệt về giới (giới tính) không làm chohai giới đối lập nhau, mà ngược lại, làm cho hai giới có quan hệ mật thiết vớinhau hơn, tạo nên những mối quan hệ đặc biệt giữa hai giới
Những mối quan hệ này rất phức tạp, đa dạng, chủ yếu bao gồm: sự
cư xử giao tiếp trong xã hội, tình bạn khác giới, tình yêu nam nữ, hôn nhângia đình…
a) Mối quan hệ cư xử, giao tiếp giữa hai giới
Khác với mối quan hệ giữa hai người đồng giới, quan hệ giữa haingười khác giới thường đặc biệt hơn: Khi giao tiếp cư xử với người khác giới,
ở con người thường xuất hiện những rung cảm, những ý nghĩ “không bìnhthường”, không tự nhiên Những cảm xúc này được tạo bởi những đặc điểmsinh học (nhất là do chức năng của hệ cơ quan sính dục tạo ra) hoặc nhữngđặc điểm tâm lí xã hội (tính e thẹn, mắc cỡ, mọi người gán ghép, nhận xétđánh giá…): Đặc biệt từ tuổi dậy thì trở đi, khi con người bước vào thời kìchín muồi sinh dục
Trang 36Ở thời kì này, do sự trưởng thành về sinh dục, do sự quan tâmđánh giá một cách chặt chẽ của xã hội, do sự phát triển tâm lí… mỗi khigiao tiếp cư xử với người khác giới, con người thường có những cảm xúcgiới tính rõ rệt, mạnh mẽ Họ có thể thận trọng, ý tứ tế nhị, e ngại, mắc cỡhoặc cũng có thể xuất hiện những rung động, ham muốn, đòi hỏi về tình cảmhoặc tình dục Những cảm xúc này bị chi phối bởi những quy định của xãhội bởi những chuẩn mực đạo đức, phong tục, tập quán Nó cũng có quan hệmật thiết với đạo đức phong tục, tập quán Chẳng hạn, xã hội quy định giữanam và nữ khi giao tiếp với nhau phải có giới hạn nhất định, không đượcquá thân mật, suồng sã, người nam, người nữ phải có những tư thế tácphong phù hợp, lời ăn tiếng nói, và hành vi cử chỉ ý nhị, lịch sự… Có những dântộc, địa phương, người nam không được bước vào buồng riêng của người
nữ, không được cầm tay người nữ…
Do những đặc điểm giới tính, con người phải tuân theo những chuẩnmực đạo đức nhất định khi cử xử giao tiếp với nhau Nói cách khác, giới tínhtạo nên những mối quan hệ đặc biệt giữa nam và nữ, chi phối những hành vigiao tiếp, cư xử giữa người nam và người nữ Trong mỗi mối quan hệ, cónhững hành vi cư xử tương ứng: Nếu hai người xa lạ, hành vi cư xử phải tếnhị, lịch sự, phải giữ khoảng cách… Nếu đó là hai vợ chồng, họ có thể rấtthân mật, có thể có hành vi âu yếm, yêu thương…
Như vậy, vấn đề giới tính gắn liền với đạo đức, phong tục tập quán.Chính vì thế khi nghiên cứu, tác động vào giới tính con người, ta phải chú ýđến những yếu tố đạo đức, phong tục, tập quán và những yếu tố xã hội khác
b) Mối quan hệ bạn khác giới
Do những đặc điểm giới tính, mối quan hệ bạn khác giới có những đặcđiểm khác hẳn mối quan hệ bạn đồng giới và trở thành nhu cầu trong đờisống tình cảm con người Nhưng cũng do đó, tình bạn khác giới có nhiềuđiểm khác với tình bạn đồng giới như: trong cư xử giữa hai người bạn, khôngthể có những hành động quá thân mật, không thể suốt ngày bên nhau, đi đâu
Trang 37cũng có nhau… Tình bạn khác giới có thể rất đẹp, rất tốt, tồn tay lâu dài,nhưng nó cũng có thể chuyển hoá dần thành tình yêu.
Ở tuổi thanh niên, tình bạn khác giới rất khác với tình bạn đồng giới, vànhiều khi “tình bạn khác giới chứa đựng một tình yêu đang nảy sinh đượcchất chứa ở bên trong”
Tình bạn khác giới ở các em nữ biểu hiện khác biệt so với các em nam.Nhu cầu về tình cảm này ở các em nữ thường cao hơn, sớm hơn và sâu sắchơn ở các em nam Theo Giáo sư I.X Kon, các em gái thường chọn bạn trailàm người bạn lí tưởng, trong nhóm giao lưu của các em có đông bạn traihơn, mà phần nhiều là bạn trai cao tuổi hơn Về nhu cầu tình bạn thân khácgiới, ở các em gái thường sớm hơn các em trai từ 1,5 năm đến 2 năm Tìnhbạn khác giới của các em gái cũng phức tạp, mang màu sắc cảm xúc nhiềuhơn “Tình bạn khác giới của các em nữ có tiêu chuẩn tinh tế hơn, mangnhiều động cơ tâm lí hơn ở các em nam”
Ở cùng một lứa tuổi, nhu cầu bạn khác giới ở các em nữ thường caohơn Trong công trình nghiên cứu của mình, I.X Kon đã kết luận, từ lớp 5 đếnlớp 10 (tương đương từ lớp 9 đến lớp 12 ở Việt Nam) trong tất cả các lứatuổi, số lượng các em gái kết bạn khác giới bao giờ cũng nhiều hơn các emtrai, và tuổi càng lớn thì sự khác biệt càng rõ hơn Các công trình nghiên cứucủa V.G Cacpion và B Zazzo ở Pháp cũng cho kết quả tương tự Những kếtquá điều tra của nhóm cán bộ nghiên cứu của Khoa Tâm lí Trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh năm 1988 cũng hoàn toàn thống nhất vớinhận định trên
Như thế, mối quan hệ khác giới nảy sinh ở tuổi thanh thiếu niên từ tuổidậy thì trở đi có tính tất yếu và tình bạn khác giới ở các em nam cũng khácbiệt so với các em nữ Theo I.X Kon, đó là sự khác biệt rất cơ bản, nhưng
“không phải đơn thuần chỉ là do khác biệt giới tính, mà là những khác biệt lứatuổi giới tính Vấn đề không chỉ là ở chỗ phụ nữ nói chung giàu cảm xúc hơnnam giới, mà là ở chỗ các em gái chín muồi sinh dục sớm hơn, sớm có hìnhthức tự ý thức hơn các em nam” Tình bạn khác giới của các em nảy sinh do
Trang 38sự khác biệt giới tính, và bị chi phối bởi sự phát triển giới tính, trước hết là những đặc điểm phát triển tính dục và đời sống tình cảm của các em.
c) Mối quan hệ tình yêu và quan hệ tình dục
Những đặc điểm giới tính, kể cả những đặc điểm tính dục, tình dục vàđặc điểm tâm lí thường thúc đẩy hai người bạn khác giới đi đến tình yêu trongnhững điều kiện phù hợp Sự khác biệt giới tính thường có tác dụng hỗ trợtình yêu thêm hấp dẫn, đằm thắm và sâu sắc Trong những trường hợp này,
sự khác biệt giới tính có tác dụng làm cho hai người bổ sung cho nhau, phốihợp với nhau, đan xen nhau, có khi đến mức hoà nhập vào nhau, “Hai ngườitrở thành một”… Nói cách khác sự khác biệt giới tính có thể dẫn tới quan hệtình yêu và quan hệ tình dục
Quan hệ tình yêu là một dạng quan hệ tình cảm đặc biệt giữa hai ngườikhác giới Đó là một tình cảm cao cấp được nảy sinh trên cơ sở sự gắn bómật thiết, sự cảm thông sâu sắc, sự yêu thương đằm thắm và sự rung cảmmạnh mẽ giữa hai người Quan hệ tình yêu thường nảy sinh khi hai ngườikhác giới có sự nhận thức dầy đủ và tốt đẹp về nhau, thông cảm với nhau,hoà hợp với nhau cả về đời sống tâm hồn và thể xác Chính vì vậy, quan hệtình yêu là một trong những dạng quan hệ mật thiết nhất giữa hai người khácgiới
Quan hệ tình dục là quan hệ đặc biệt về mặt sinh lí cơ thể, là sự rungcảm giới tính mãnh liệt, là những nhu cầu hoà nhập đặc biệt về mặt sinh lí cơthể (thường được gọi là nhu cầu về thể xác) giữa hai con người Quan hệ tìnhdục thường được nảy sinh ở con người trong một số điều kiện như: sự pháttriển bình thường và trưởng thành của đời sống tính dục bắt đầu từ giai đoạndậy thì của cơ thể, sự phát triển những cảm xúc giới tính, sự ham muốn đượcthoả mãn những cảm xúc giới tính mãnh hệt, tình yêu nồng thắm… của conngười Quan hệ tình dục thường được biểu hiện ở những hành vi cử chỉ vuốt
ve, âu yếm, ôm ấp, bởi những nụ hôn… Quan hệ tình dục có thể xuất phát từnhững bản năng đơn thuần nhưng cũng có thể xuất phát từ tình yêu và bị chi
Trang 39phối mạnh mẽ bởi tình yêu Ngược lại, tình yêu cũng có thể nảy sinh và pháttriển từ sự hoà hợp về quan hệ tình dục.
Một vài quan niệm sai lầm cho rằng tình yêu chỉ là vấn đề tình dục,hoặc trong tình yêu chủ yếu là tình dục Trong thực tế, khi yêu nhau, ngoàitình dục còn nhiều yếu tố tâm lí có tác dụng rất mạnh mẽ đến tình yêu như sựthương mến, sự gần gũi, sự đồng cảm, sự giúp đỡ và quan tâm đến nhauthậm chí có thể hi sinh vì nhau Tuy nhiên, trong tình yêu, yếu tố tình dục cũng
có vai trò rất quan trọng Tình dục có thể làm nảy sinh tình yêu, là thành phần
và cũng là sự biểu hiện của tình yêu, có thể làm cho tình yêu thêm say đắm,mãnh liệt hơn, làm cho tình yêu phát triển mạnh thêm, sâu nặng thêm Ngượclại, tình dục không phù hợp có thể làm cho tình yêu phai nhạt hoặc tan vỡ
S Freud cho rằng: “Hạt nhân của cái mà ta gọi là tình yêu, đó là tìnhyêu tình dục”, “là sự đam mê tình dục, “có mục đích là hai giới được gầnnhau”
Như vậy giữa hai người khác giới có thể nảy sinh mối quan hệ tìnhyêu và mối quan hệ về tình dục Những mối quan hệ này có ý nghĩa rất lớnđến cuộc sống, sự phát triển, sự tồn tại của con người
d) Mối quan hệ hôn nhân
Hôn nhân trước hết là một hiện tượng xã hội, trong đó, xã hội thừanhận hai người khác giới được chung sống với nhau, bị ràng buộc với lulđubởi luật pháp Xã hội quy định hai người phải có trách nhiệm đối với nhau
và cùng có trách nhiệm trước xã hội Bình thường, xã hội quy định chỉ haingười khác giới mới được kết hôn với nhau
Chính do giới tính tác động, hai người khác giới mới có nhu cầu kết hônvới nhau Chính giới tính có vai trò đặc biệt quan trọng tạo nên hôn nhân.Nhờ những đặc điểm tính dục và tâm lí tính dục, mới có những quan hệ yêuđương, quan hệ vợ chồng, có sự sinh con, có quan hệ cha con, mẹ con, cóđời sống gia đình…
Trang 40Hôn nhân và đời sống gia đình còn bị chi phối bởi những quy luật tâm
lí, xã hội Nó cũng là những hiện tượng tâm lí xã hội phức tạp gắn liền với đờisống sinh lí, tâm lí, đời sống tính dục của con người Trong hôn nhân, quan
hệ tình dục giữa hai vợ chồng được coi như là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyềnlợi Trong hôn nhân, những vấn đề giới tính khác, nhất là tâm lí tính dục có vaitrò rất quan trọng Có thể nói, quan hệ hôn nhân là hệ quả, là sản phẩm củađời sống giới tính
e) Một vài kết luận về quan hệ giữa hai giới
– Giữa hai giới có mối quan hệ rất mật thiết và phức tạp
Những mối quan hệ đó được tạo nên bởi giới tính, bởi sự khác biệtgiữa nam và nữ, đồng thời bị chi phối bởi chính sự khác biệt đó Chúng gắn
bó mật thiết với giới tính và trở thành những vấn đề điển tình, quan trọngcủa giới tính
Như thế, nghiên cứu về giới tính, hoặc nói đến giới tính không thể chỉđơn thuần chú ý đến những đặc điểm giới tính (đã nêu ở mục c), mà còn phảinghiên cứu đến những mối quan hệ giữa hai giới Những mối quan hệ đó,cùng với những đặc điểm giới tính, đều là những vấn đề của giới tính, đều có
ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của con người Giới tính là một lĩnh vựcrất phức tạp, đa dạng, phong phú trong đời sống con người Cần phải hiểugiới tính một cách toàn diện và sinh động Cũng cần phải tránh một số quanđiểm sai lầm trong nhiều người hiện nay cho giới tính chỉ là tình yêu, tình dục
– Những vấn đề cần chú ý của giới tính
Giới tính và mối quan hệ giữa hai giới có nội dung rất phong phú và đadạng, bao gồm các đặc điểm, các vấn đề sinh lí, tâm lí xã hội Trong đó, cónhững đặc điểm, những vấn đề điển hình hoặc có ý nghĩa quan trọng nổi bậttrong đời sống con người
Khi xét đến giới tính hoặc tiến hành giáo dục giới tính cho con người,cần chú ý đến những vấn đề quan trọng, điển hình sau đây: Những vấn đềsinh lí cơ thể, cấu tạo và chức năng của nhiều bộ phận, sức khoẻ, vẻ đẹp cơ