Năng lực* Năng lực chung- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được gia
Trang 1Ngày dạy: Tiết:
TÊN BÀI DẠY:
BÀI 12 THỰC HÀNH SƯU TẦM TƯ LIỆU VỀ CỘNG HÒA NAM PHI
Môn học/ Hoạt động giáo dục: Địa lý 7
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I MỤC TIÊU
1 Về kiến thức:
- Biết cách sưu tầm tư liệu, tài liệu về Cộng hoà Nam Phi
- Trình bày được một số sự kiện lịch sử về Cộng hoà Nam Phi trong mấy thậpniên gần đây
- Biết phân tích, khai thác dữ liệu, tư liệu
- Rèn luyện kĩ năng viết, trình bày báo cáo
2 Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được
giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Biết cách sưu tầm tài liệu để tìm hiểu về một vấn đề cụ thể hoặc 1 quốc gia
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Biết cách sưu tầm tư liệu và trình bày được một số sự kiện lịch sử về Cộnghòa Nam Phi trong mấy thập niên gần đây
Trang 2+ Trình bày được một vấn đề giúp các em độc lập và làm việc nhóm giải quyếtcác vấn đề thực tế, có tư duy tổng hợp, phân tích, đánh giá vấn đề.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: đưa ra các biện pháp để bảo vệ môi trường
3 Phẩm chất
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập Say mê
yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về thiên nhiên và bảo vệ môi trường
- Chăm chỉ: Tìm hiểu kiến thức trên internet phục vụ cho học tập, yêu khoa học,ham học hỏi, tìm tòi
- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 Chuẩn bị của giáo viên:
- KHBD, SGK, sách giáo viên
- Hình ảnh, tư liệu về Cộng hòa Nam Phi
- Video tư liệu về Tổng thống da màu đầu tiên ở Nam Phi
- Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời
2 Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa, vở ghi
- Hoàn thành phiếu bài tập
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Hoạt động 1: Mở đầu
a Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú
học tập cho HS
b Nội dung: GV đặt các câu hỏi kích thích sự tư duy cho HS trả lời.
c Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi GV đặt ra.
d Cách thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: cho HS xem video
https://www.youtube.com/watch?v=M4QX1a6WrC0
Trang 3CH: Em biết gì về cộng hòa Nam Phi qua đoạn video
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trả lời câu hỏi
GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình
HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cánhân
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới
HS: Lắng nghe, vào bài mới: Nam Phi là một quốc gia nằm ở mũi phía nam lụcđịa châu Phi Nước này giáp biên giới với Namibia, Botswana, Zimbabwe,Mozambique, Eswatini Lịch sử thành văn của Nam Phi bắt đầu với những lờitường thuật của các nhà hàng hải Châu Âu đi qua Nam Phi trên những conđường thương mại Đông Ấn Nhà hàng hải Châu Âu đầu tiên đi vòng quanhCape bằng đường biển là nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Bartolomeu Diasnăm 1488 Ông đã khám phá ra mũi Giông Bão, mà ngày nay được biết đếndưới cái tên mũi Hảo Vọng Để tìm hiểu thêm thông tin về quốc gia này, chúng
ta hãy cùng đi vào bài mới
2.Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Trang 4- Sưu tầm thông tin, dữ liệu về nội dung đã lựa chọn: Có thể tìm kiếm thông tin
từ các nguồn sau:
+ Mạng internet
+ Sách, báo
- Chọn lọc, xử lí thông tin
+ Chọn lọc tư liệu từ các nguỗn đã tìm
+ Xử lí số liệu, tư liệu, hình ảnh
+ Sắp xếp các thông tin, số liệu, theo đề cương của báo cáo
c Sản phẩm:
- Thông tin HS sưu tầm và đã chọn lọc, xử lí về nước cộng hòa Nam Phi
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị ở nhà,
từ buổi học trước
- GV chia lớp thành nhiều nhóm Mỗi
nhóm bốc thăm một nội dung để chuẩn bị
nội dung báo cáo Có thể gợi ý cho HS một
số chủ đề để HS tìm hiểu:
+ Quá trình thành lập Cộng hòa Nam Phi
+ Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai
+ Tổng thống da màu đầu tiên của cộng
hòa Nam Phi
+ Quan hệ hợp tác Việt Nam – cộng hòa
Nam Phi
- GV giới thiệu cho HS một số địa chỉ để
sưu tầm, khai thác thông tin: các trang web
chính thống, uy tín như worldbank.org
(Ngân hàng Thế giới), un.org (Liên hợp
1 Chuẩn bị
Trang 5quốc), fao.org (Tổ chức Lương thực và
Nông nghiệp Liên hợp quốc), gso.gov.vn
(Tổng cục Thống kê), mofa.gov.vn (Bộ
Ngoại giao Việt Nam),
- GV hướng dẫn HS cách khai thác, chọn
lọc và xử li thông tin
* HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
* HS quan sát hình, bảng cơ cấu dân số
theo nhóm tuổi và thông tin trong bài, suy
nghĩ để trả lời câu hỏi
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu
cầu Đánh giá thái độ và khả năng thực
hiện nhiệm vụ học tập của HS
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV
lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của
HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và
chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt
- Lựa chọn nội dung
- Lập đề cương báo cáo và phâncông nhiệm vụ
- Thực hiện sưu tầm tài liệu
- Xử lí thông tin
Hoạt động 2.2: Viết báo cáo
Trang 6a Mục tiêu:
- Rèn luyện kĩ năng viết, trình bày báo cáo
b Nội dung:
- Viết báo cáo
+ Mở bài: Giới thiệu khái quát về nội dung đã lựa chọn
+ Nội dung chính: Trình bày các thông tin, số liệu, biểu đồ, hình ảnh sưu tầm được về cộng hòa Nam Phi
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Bước 1: Chuyển giao nhiệm
* HS dựa vào đọc kênh chữ
trong SGK, suy nghĩ, để trả lời
câu hỏi
* GV quan sát, trợ giúp HS khi
có yêu cầu Đánh giá thái độ và
khả năng thực hiện nhiệm vụ
học tập của HS
Bước 3: Báo cáo kết quả và
2 Viết báo cáo
Trang 7thảo luận
*Sau khi HS có sản phẩm, GV
cho các HS trình bày sản phẩm
của mình trước lớp:
- HS trình bày trước lớp theo
các nội dung đã chuẩn bị trước
theo nhóm
- GV hướng dẫn HS trao đổi,
thảo luận sau từng bài báo cáo
được trình bày Sau khi các HS
trao đổi và trả lời, GV chuẩn
hoá và chốt lại các kiến thức
chính để HS hiểu rõ bài
- Ngoài ra, GV có thể bổ sung
thêm một số thông tin, hình
ảnh, video minh hoạ (nếu có)
về các nội dung đang tìm hiểu
quả hoạt động của HS và chốt
lại nội dung chuẩn kiến thức
cần đạt
a Quá trình thành lập Cộng hòa Nam Phi
Trước thế kỷ 17, lãnh thổ Nam Phi chỉ có ngườigốc Phi sinh sống Sau đó Hà Lan biến Nam Phitrở thành thuộc địa Kếp vào năm 1662 Đến thé
kỷ 19, Nam Phi thành thuộc địa của Anh Năm
1910, các vùng lãnh thổ thuộc Nam Phi và xứKếp hợp nhất thành Liên bang Nam Phi Năm
1961, nước này tuyên bố rút khỏi Liên hiệp Anh
Trang 8và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nam Phi.
Có thể thấy, để có tên trên bản đồ và trở thànhnước Cộng hòa Nam Phi như hôm nay, Nam Phi
đã trải qua những giai đoạn như sau:
- Giai đoạn là thuộc địa của Hà Lan:
Ở giai đoạn này thì Nam Phi là một khu vựcmới được những nhà hàng hải khai phá đầu tiên
và đặt tên cho mũi đảo nơi đây là Cape (Kếp)
Và nơi đây dần được người Hà Lan định cư vàsinh sống Ở khu vực này thường xuyên diễn ranhững cuộc tranh giành lợi ích và đất đai ở khuvực biên giới Những người Hà Lan sống ở khuvực này là những người vua chúa bị trục xuấtnên nơi đây thường mua nô lệ để phục tùng
- Giai đoạn thành thuộc địa của Anh:
Vào năm 1795 thì Vương Quốc Anh đã nắmquyền kiểm soát vùng Mũi Hảo Vọng nhằmngăn chúng không rơi vào tay người Pháp Đếnnăm 1803 lại được trả cho Hà Lan, nhưng ngaysau đó Công ty Đông Ấn Hà Lan tuyên bố phásản, người Anh đã sáp nhập thuộc địa Cape vàonăm 1806 Nơi đây vẫn diễn ra những cuộcchiến tranh biên giới
Đến khoảng năm 1867 và năm 1886 thì khu vựcNam Phi đã phát hiện ra kim cương và Vàngnên nơi đây bị ảnh hưởng bởi làn sóng nhập cư
vô cùng mạnh mẽ Người Boer ở nơi đây đã trảiqua hai lần chiến tranh với người Anh nhưngvẫn thất bại và Nam phi đã thuộc về Anh
Trang 9- Giai đoạn Liên minh Nam PhiSau nhiều năm đàm phán thì Liên minh Namphi được thành lập từ các thuộc địa Cape vàNatal, cộng hoà thuộc Bang Orange Free,Transvaal Liên minh Nam Phi được thành lập
đã trở thành một vùng lãnh thổ tự trị trong khốiLiên hiệp Anh
- Giai đoạn trở thành nước cộng hoà
Trải qua thời gian thì đến ngày 31/5/1961, nướcnày trở thành Cộng hoà Nam phi nhờ cuộc trưngcầu dân ý, trong đó các cử tri da trắng đã bầu cử
về vấn đề này
Như vậy Cộng Hoà Nam Phi được hình thành
và trải qua hai thuộc địa chính là Hà Lan vàAnh Sau đó được Anh trả lại tự do Trong quátrình hình thành nên Cộng hoà Nam phi thì khuvực này thường xuyên xảy ra nạn phân biệtchủng tộc và nô lệ gay gắt khiến cho người dânbản địa cùng cực Người da đen phải sống trongđiều kiện cực kỳ khắc nghiệt và bị kỳ thị dướichế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai (tồn tại từnhững năm 1948 đến 1994)
Cuộc đấu tranh của người da màu ở Cộng hòaNam Phi đã thu được sự hỗ trợ đáng kể từ cộngđồng quốc tế, và chính quyền người da trắng ởNam Phi đã phải đối mặt với áp lực từ nội vàngoại tại Cuối cùng, vào năm 1993, chínhquyền Nam Phi đã tuyên bố xóa bỏ chế độ phânbiệt chủng tộc và trao tự do cho lãnh đạo ANC,
Trang 10Nelson Mandela, sau 27 năm cầm tù.
=> Trải qua nhiều năm là thuộc địa của Hà Lan
và Anh, Cộng hòa Nam Phi là một quốc gia đadạng về văn hóa và có tiến trình thành lập lâudài Đặc biệt, cuộc đấu tranh chống chế độ phânbiệt chủng tộc và việc bầu cử Tổng thống damàu đầu tiên, Nelson Mandela, đã tạo ra mộtcâu chuyện đáng tự hào về sự thay đổi, đoàn kết
và hy vọng, truyền cảm hứng cho nhiều dân tộctrên thế giới
b Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai
Chế độ chủng tộc Apacthai là diễn ra là do vàonăm 1948 trong cuộc tổng tuyển cử đã có mộtchính sách được ban hành trong đó nội dung đãphân người dân thành 4 nhóm chủng tộc baogồm da đen, da trắng, da màu và Ấn Độ
Vào năm 1961 khi Liên Bang Nam Phi rút khỏikhối liên hiệp Anh và tuyên bố là nước Cộnghoà nhân dân Nam Phi, lúc này phong trào đấutranh của người da đen và người da màu diễn ramạnh mẽ
Từ sau chiến tranh thế giới hai, cuộc đấu tranhchống chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dâncộng hòa Nam Phi đã phát triển thành cao tràorộng lớn dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đại hộidân tộc Phi (ANC)
Với tinh thần đấu tranh kiên cường, bền bỉ, lạiđược cộng đồng quốc tế ủng hộ, cuộc đấu tranhcủa người phi đã dành được thắng lợi to lớn
Trang 11Chính quyền người da trắng ở Nam Phi đã phảituyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc vàonăm 1993, trao tả tự do cho lãnh tụ ANC Nen-xơn-man-đê-la sau 27 năm cầm tù.
Trong cuộc bầu cử đa chủng tộc ở Nam Phi vàotháng 4/1944, Nen-xơn-man-đê la đã trở thànhtổng thống vào tháng 5/1994 Ông là tổng thống
da đen đầu tiên trong lịch sử nước này
Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai dần đượcbãi bỏ và thay vào đó là những chính sách tiến
bộ hơnNhư vậy chế độ phân biệt chủng tộc đã sụp đổtại Cộng hoà Nam Phi và kết thúc sau hơn 3 thế
kỷ tồn tại
Sự kết thúc của chế độ phân biệt chủng tộc nàymang ý nghĩa tự do, độc lập cho người dân damàu và da đen
c Tổng thống da màu đầu tiên của cộng hòa Nam Phi
Nelson Mandela: Tổng thống da đen đầu tiêncủa Nam Phi
Là thành viên của đảng Đại hội Dân tộc Phi(ANC) từ những năm 1940, ông là nhà lãnh đạocủa các cuộc biểu tình ôn hòa và kháng chiến vũtrang chống lại chế độ áp bức của nhóm datrắng thiểu số ở Nam Phi lúc bấy giờ Hànhđộng đó khiến ông phải ngồi tù gần 3 thập kỷ vàtrở thành gương mặt đại diện cho phong tràochống phân biệt chủng tộc ở cả trong và ngoài
Trang 12nước Được trả tự do vào năm 1990, ông thamgia xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc và năm
1994 ông trở thành Tổng thống da đen đầu tiêncủa Nam Phi, thành lập một chính phủ đa sắctộc để giám sát quá trình chuyển đổi của đấtnước Sau khi từ giã chính trường vào năm
1999, ông vẫn tận tụy đấu tranh vì hòa bình vàcông bằng xã hội ở quốc gia của mình và trêntoàn thế giới cho đến khi qua đời vào năm 2013
Dù vậy, Mphakanyiswa vẫn là thành viên củaHội đồng Cơ mật Inkosi và đóng vai trò làngười hỗ trợ cho Jongintaba Dalindyebo lênngôi quốc vương Thembu Sau cái chết của chamình vào năm 1927, Dalindyebo đã nhận nuôiMandela để trả ơn cho cha của Mandela
Là người đầu tiên trong gia đình được tham giacác chương trình giáo dục chính quy, Mandela
đã hoàn thành chương trình tiểu học tại một
Trang 13trường truyền giáo ở địa phương Ở đó, mộtgiáo viên đã đặt tên cho ông một cái tên tiếngAnh là Nelson Ông tiếp tục học tại Học việnnội trú Clarkebury và Healdtown, một trườngtrung học Methodist, nơi ông chơi xuất sắc mônquyền anh và điền kinh cũng như học thuật.Năm 1939, Mandela nhập học tại Trường Đạihọc Fort Hare, một học viện cao cấp kiểuphương Tây duy nhất dành cho người Nam Phi
da đen vào thời điểm đó Năm sau, ông và một
số sinh viên khác, bao gồm cả người bạn củaông và cũng là đối tác kinh doanh tương laiOliver Tambo bị đuổi khỏi trường vì tham giatẩy chay các chính sách của trường đại học.Sau khi biết người giám hộ đã sắp xếp cho mìnhmột cuộc hôn nhân, Mandela đã trốn đếnJohannesburg Anh học luật tại Đại họcWitwatersrand, nơi anh tham gia vào phong tràochống phân biệt chủng tộc và tạo dựng mốiquan hệ quan trọng với các nhà hoạt động dađen và da trắng Năm 1944, Mandela tham giaANC và làm việc với các đảng viên khác, trong
đó có Oliver Tambo, để thành lập liên đoànthanh niên ANCYL Cùng năm đó, ông gặp vàkết hôn với người vợ đầu tiên, Evelyn NtokoMase (1922-2004), người mà ông có 4 ngườicon trước khi ly hôn vào năm 1957
- Những năm sau song sắt của Nelson MandelaNelson Mandela đã trải qua 18 năm đầu tiên
Trang 14trong 27 năm ngồi tù tại Nhà tù Đảo Robben tànbạo ở ngoài khơi bờ biển Cape Town, nơi ông bịgiam trong một phòng giam nhỏ không cógiường, nước sạch và phải lao động khổ saitrong đó Là một tù nhân chính trị da đen, ôngchỉ nhận được rất ít khẩu phần ăn cũng như ítđặc quyền hơn các tù nhân khác Ông chỉ đượcphép gặp vợ mình, Winnie Madikizela-Mandela(người mà ông kết hôn năm 1958 và là mẹ của 2
cô con gái) 6 tháng một lần Mandela và các bạn
tù của ông thường xuyên phải chịu những hìnhphạt vô nhân đạo vì những lỗi nhỏ nhất
Bất chấp bị giam giữ trong điều kiện khổ cực,Mandela đã lấy bằng cử nhân luật tại TrườngĐại học London và làm việc như một cố vấncho các bạn tù của mình, khuyến khích họ tìmcách đối xử tốt hơn thông qua phản kháng bấtbạo động Ông cũng tuồn ra ngoài các tuyên bốchính trị và bản thảo cuốn tự truyện của mình
“Long Walk to Freedom”, được xuất bản 5 nămsau khi ông được trả tự do
Năm 1980, Oliver Tambo giới thiệu chiến dịch
“Tự do cho Nelson Mandela” khiến nhà lãnhđạo bị bỏ tù này trở thành một cái tên quenthuộc và thúc đẩy làn sóng phản đối quốc tếngày càng tăng đối với chế độ phân biệt chủngtộc ở Nam Phi Khi áp lực gia tăng, chính phủ
đề nghị trả tự do cho Mandela để đổi lấy nhiềuthỏa hiệp chính trị khác nhau, bao gồm cả việc
Trang 15từ bỏ bạo lực và công nhận Transkei Bantustan
“độc lập”, nhưng ông đã dứt khoát từ chốinhững thỏa thuận này
Năm 1982, Mandela bị chuyển đến Nhà tùPollsmoor trên đất liền, và năm 1988, ông bịquản thúc tại gia Năm sau, Tổng thống mới đắc
cử F W de Klerk dỡ bỏ lệnh cấm đối với ANC
và kêu gọi một Nam Phi không phân biệt chủngtộc, đoạn tuyệt với phe bảo thủ trong đảng củaông Ngày 11/2/1990, ông ra lệnh trả tự do choMandela
- Nelson Mandela trở thành Tổng thống Nam
PhiSau khi giành được tự do, Nelson Mandela đãlãnh đạo ANC trong các cuộc đàm phán vớiĐảng Quốc gia cầm quyền và nhiều tổ chứcchính trị khác của Nam Phi nhằm chấm dứt chế
độ phân biệt chủng tộc và thành lập một chínhphủ đa chủng tộc Mặc dù đầy căng thẳng vàđược tiến hành trong bối cảnh bất ổn chính trị,các cuộc đàm phán đã mang về cho Mandela và
de Klerk giải Nobel Hòa bình vào tháng12/1993
Ngày 26/4/1994, hơn 22 triệu người dân NamPhi đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử đa sắc tộcđầu tiên của đất nước, cuộc bầu cử Quốc hộitrong lịch sử Đại đa số đều bầu cho Mandela vàđảng ANC của ông để lãnh đạo đất nước
Ngày 10/5/1994, Nelson Rolihlahla Mandela đã