1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu hiệu quả kinh tế một số mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ dược liệu tại huyện xín mần tỉnh hà giang

60 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Hiệu Quả Kinh Tế Một Số Mô Hình Trồng Cây Lâm Sản Ngoài Gỗ Dược Liệu Tại Huyện Xín Mần Tỉnh Hà Giang
Tác giả Thèn Văn Khánh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hữu Thọ
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2019
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

Định hướng và một số giải pháp phát triển cây lâm sản ngoài gỗ dược liệu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện Xắn Mần .... Vì lý do trên, e xin chọn đề tài: Ộ

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp

Thái Nguyên, năm 2019

Khóa luận Nghiên cứu

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Hữu Thọ

Thái Nguyên, năm 2019

Khóa luận Nghiên cứu

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là nội dung vô cùng quan trọng trong khung chương trình đào tạo của tất cả các trường đại học nói chung và trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nói riêng Đây là thời gian quý báu để sinh viên có thể học hỏi và rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu, hệ thống lại những kiến thức, lý thuyết đã học và làm quen với các công việc thực tế tại các cơ quan, đơn vị cũng như vận dụng những kiến thức đó vào

thực tiễn, rèn luyện nâng cao kĩ năng làm việc, tác phong làm việc đúng đắn

Có được kết quả này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự chỉ

bảo và giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS Nguyễn Hữu Thọ người đã trực

tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin trân thành cảm ơn Trạm khuyến nông huyện Xín Mần đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong việc hướng dẫn những công việc cụ thể, cung cấp thông tin, số liệu giúp tôi hoàn thành khóa luận này

Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù tôi đã cố gắng nhưng do thời gian thực tập và kinh nghiệm cũng như trình độ của bản thân còn hạn chế

Vì vậy bài khóa luận này không thể tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót Vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và toàn thể các bạn để bài khóa luận này được hoàn thiện hơn

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng 06 năm 2019

Sinh viên

Thèn Văn Khánh

Khóa luận Nghiên cứu

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC BẢNG v

Phần 1 MỞ ĐẦU 1

1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3.1 Ý nghĩa khoa học 2

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

1.3.3 Ý nghĩa đối với sinh viên 3

Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Một số vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh tế 4

2.1.2 Vị trí, vai trò của sản xuất dược liệu trong sự phát triển kinh tế 8

2.1.3 Một số khái niệm 10

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao thu nhập sản xuất dược liệu 11

2.2 Cơ sở thực tiễn 13

2.2.1 Tình hình phát triển và vai trò dược liệu trên thế giới 13

2.2.2 Tình hình phát triển và vai trò dược liệu ở Việt Nam 15

2.2.3 Tình hình phát triển và vai trò dược liệu ở tỉnh Hà Giang 16

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 18

3.4 Phương pháp nghiên cứu 18

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 18

2.3.2 Phương pháp phân tích, xử lý thông tin số liệu 20

Khóa luận Nghiên cứu

Trang 5

2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 20

2.4.1 Một số chỉ tiêu phản ánh về thông tin chủ hộ 20

2.4.2 Chỉ tiêu phản ánh phát triển sản xuất cây lâm sản ngoài gỗ dược liệu 20 2.4.3 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất cây lâm sản ngoài gỗ dược liệu 21

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang 23

3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 23

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 26

4.2 Thực trạng sản xuất lâm sản ngoài gỗ dược liệu tại huyện Xín Mần 30

4.2.1 Hiện trạng sản xuất 30

4.2.2 Tình hình sử dụng các kỹ thuật trồng và thu hoạch cây lâm sản ngoài gỗ dược liệu 32

4.2.3 Tình hình tiêu thụ 32

4.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế và đưa ra giải pháp để nâng cao thu nhập cho người dân tại địa phương 33

4.3.1 Tình hình nhân khẩu và lao động, điều kiện kinh tế của các hộ điều tra 33

4.3.2 Chi phí sản xuất 1 sào lâm sản ngoài gỗ dược liệu 36

4.3.3 Đánh giá HQKT sản xuất dược liệu của các nhóm hộ đã điều tra 37

4.3.4 Hiệu quả xã hội 37

4.3.5 Hiệu quả môi trường 41

4.4 Những khó khăn và thách thức trong phát triển lâm sản ngoài gỗ dược liệu tại địa bàn huyện Xín Mần 42

4.4.1 Khó khăn 42

4.4.2 Thách thức 42

4.4.3 Phân tích SWOT 43

Khóa luận Nghiên cứu

Trang 6

4.5 Định hướng và một số giải pháp phát triển cây lâm sản ngoài gỗ dược liệu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện

Xín Mần 44

4.5.1 Định hướng phát triển cây lâm sản ngoài gỗ dược liệu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện Xín Mần 44

4.5.2 Một số giải pháp phát triển cây lâm sản ngoài gỗ dược liệu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huện Xín Mần 47

4.5.3 Giải pháp cụ thể cho từng nhóm hộ trên địa bàn huyện Xín Mần 49

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51

1 Kết luận 51

2 Kiến nghị 51

2.1 Đối với nhà nước 51

2.2 Đối với địa phương 52

2.3 Đối với hộ nông dân 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 Khóa luận Nghiên cứu

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Địa điểm điều tra phân theo nghề nghiệp 19

Bảng 4.2: Diện tích dược liệu của huyện Xín Mần giai đoạn 2016-2018 30

Bảng 4.3: Năng suất và sản lượng lâm sản ngoài gỗ dược liệu của toàn huyện Xín Mần giai đoạn 2016-2018 31

Bảng 4.4 Năng suất và sản lượng dược liệu của các hộ điều tra 31

Bảng 4.5: Bảng thông tin chung về các hộ điều tra tại huyện Xín Mần 34

Bảng 4.6: Điều kiện kinh tế tài sản nguồn vốn của hộ 36

Bảng 4.7: Chi phí sản xuất cho 1 sào dược liệu trong 1 năm 36

Bảng 4.8: HQKT sản xuất của các hộ trồng dược liệu tại huyện Xín Mần năm 2018 37

Hình 4.1: Biểu đồ ý kiến về sự thay đổi mức sống theo hướng đi lên của các hộ khi trồng cây lâm sản ngoài gỗ dược liệu đến nay tại huyện Xín Mần 39 Bảng 4.7: Phân tích SWOT 44 Khóa luận Nghiên cứu

Trang 8

Phần 1

MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có tiềm năng lớn về dược liệu trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới Với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng và vốn tri thức bản địa chính là kho tàng quý báu để nước ta triển khai các nghiên cứu nhằm tạo ra các sản phẩm từ dược liệu phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế

Tuy nhiên, hiện nay việc trồng dược liệu trong nước vẫn chưa chủ động

và dược liệu chưa trở thành hàng hóa có sức cạnh tranh Loạt bài viết chủ đề”phát triển dược liệu Việt Nam” đi sâu phân tích thế mạnh cũng như những khó khăn; đồng thời nêu rõ những giải pháp cụ thể để dược liệu Việt Nam phát triển đúng tiềm năng

Theo kết quả điều tra đến năm 2016, Việt Nam đã ghi nhận được trên

5000 loài thực vật được sử dụng làm thuốc; trong đó gần 200 loài có khả năng khai thác và phát triển trồng để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và hướng tới xuất khẩu(như: quế, hồi, hòe, nghệ, actiso, sa nhân, kim tiền thảo, đinh lăng, thảo quả…) Việc trồng dược liệu cũng làm tăng hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân, đặc biệt là có hiệu quả kinh tế cao hơn từ 3 đến 5 lần so với trồng một số loại cây nông nghiệp (như lúa, ngô, khoai, sắn…)

Cục quản lý Y dược thị cổ truyền (Bộ Y Tế) cho biết, trong tổng số trên

5000 loài cây và nấm làm thuốc đã biết, có nhiều loài có tiềm năng khai thác tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc phục vụ nhu cầu thị trường Theo kết quả điều tra giai đoạn 2013- 2015, hiện có khoảng 70 loài, nhóm loài cây dược liệu có tiềm năng khai thác vói tổng trữ lượng 18000 tấn/ năm(như: diếp cá, cẩu tích, lạc tiên, rau đắng đất, ) đặc biệt, nước ta đang sở hữu nhiều loại dược liệu quý hiếm đặc hữu như: sâm ngọc linh, ba kích, châu thụ, ngân đằng…

Khóa luận Nghiên cứu

Trang 9

Huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang có mật độ dân số không cao trình độ dân trí thấp cơ cấu kinh tế lạc hậu thu nhập thấp, đời sống khó khăn Để phát triển kinh tế xã hộ của huyện Xín Mần nói riêng và trên địa bàn nông thôn của huyện nói chung cần quan tâm đến cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao

đặc biệt là cây dược liệu Vì lý do trên, e xin chọn đề tài: “Nghiên cứu hiệu

quả kinh tế một số mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ dược liệu tại huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang” làm khóa luận tốt nghiệp

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Thu nhập của các hộ trồng dược liệu trên địa bàn xã

- Đánh giá hiệu quả kinh tế cuả các mô hình trồng cây dược liệu tại xã;

1.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

1.3.1 Ý nghĩa khoa học

- Là nguồn cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu về sau:

- Củng cố kiến thức thực tiến trong lĩnh vực nông nghiệp về sau

- Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương nghiên cứu

- Nâng cao kiến thức kĩ năng và rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế cho công tác nghiên cứu sau này

- Xác định cơ sở khoa học, làm sáng tỏ lý luận về phương thức phát triển mô hình trồng cây mướp đắng rừng tại địa phương

- Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học

Khóa luận Nghiên cứu

Trang 10

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Là tài liệu tham khảo giúp huyện Xín Mần thấy rõ hơn được những thuận lợi và khó khăn trong việc nuôi trồng mướp đắng rừng từ đó có những giải pháp thiết thực cho việc nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân trong việc sản xuất mướp đắng rừng

1.3.3 Ý nghĩa đối với sinh viên

Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận với thực tế, giúp sinh viên củng cố kiến thức, kỹ năng học Đồng thời có cơ hội vận dụng vào thực tế

Khóa luận Nghiên cứu

Trang 11

Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh tế

2.1.1.1 Các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục

vụ cho lợi ích của con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội xuất phát từ những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng Yêu cầu của công tác quản lý kinh tế đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế (Đỗ Kim Chung, 2009)

Xuất phát từ góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế

Quan điểm thứ nhất: Trước đây, người ta coi hiệu quả kinh tế là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế Ngày nay, quan điểm này không còn phù hợp, bởi vì nếu cùng một kết quả xuất phát từ hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này chúng có cùng một hiệu quả

Quan điểm thứ hai: Hiệu quả xác định bằng nhịp độ tăng trưởng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân, hiệu quả kinh tế sẽ cao khi nhịp độ tăng của các chỉ tiêu đó cao Nhưng chi phí hoặc nguồn lực được sử dụng tăng nhanh vì sao? Hơn nữa, điều kiện sản xuất hiện tại khác với năm trước, yếu tố bên trong bên ngoài của nền kinh tế bị ảnh hưởng cũng khác nhau Do

đó, quan điểm này chưa thỏa đáng

Quan điểm thứ ba: Hiệu quả là mức độ hữu ích của sản phẩm đó được sản xuất ra, tức là giá trị sử dụng chứ không phải là giá trị được đánh giá toàn diện từ ba khía cạnh: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường

Khóa luận Nghiên cứu

Trang 12

Từ những quan điểm khác nhau về hiệu quả như trên ta thấy rằng hiệu quả là một phạm trù trọng tâm và rất cơ bản của hiệu quả kinh tế và quản lý Hơn nữa việc xác định hiệu quả là vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp về lý luận và cả thực tiễn Bản chất của hiệu quả xuất phát từ mục đích của sản xuất

và phát triển kinh tế xã hội là đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đời sống vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội Muốn vậy, sản xuất không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu (Đỗ Kim Chung, 2009)

Quan điểm về hiệu quả trong điều kiện hiện nay là phải thoả mãn vấn

đề tiết kiệm thời gian, tài nguyên trong sản xuất mang lại lợi ích xã hội và bảo

vệ môi trường Chính vì vậy mà hiệu quả của một quá trình nào đó cần được đánh giá toàn diện cả ba khía cạnh: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường Do đó khi xem xét hiệu quả kinh tế chúng ta phải xem xét trên tất cả các góc độ để có cái nhìn toàn diện, chính xác, tùy theo mục đích và yêu cầu nghiên cứu

2.1.1.2 Nội dung và bản chất hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế chung nhất, có liên qua trực tiếp đến nền sản xuất hàng hóa và tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác

Hiệu quả kinh tế được biểu hiện ở mức đặc trưng quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra

Một giải pháp kỹ thuật quản lý có hiệu quả kinh tế cao là phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tư (Đỗ Kim Chung, 2009)

Từ khái niệm chung đó cần xác định tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế Đây là phần phức tạp, còn nhiều ý kiến chưa được thống nhất Tuy nhiên nhiều nhà kinh tế đều cho rằng tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả kinh tế là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí và tiêu hao các tài nguyên

Khóa luận Nghiên cứu

Trang 13

Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu quả kinh tế trong điều kiện cụ thể, trong giai đoạn nhất định Việc nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung và xuyên suốt trong mọi thời kỳ, tiêu chuẩn là lựa chọn đánh giá bằng định lượng theo tiêu chuẩn đã lựa chọn ở từng giai đoạn Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả cũng khác nhau (Trần Văn Đức, 2006)

Mặt khác tùy thuộc vào nội dung của hiệu quả mà có tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế quốc dân và hiệu quả xắ nghiệp Vì vậy nhu cầu thì đa dạng, thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất Mặt khác nhu cầu còn nhiều loại: nhu cầu tối thiểu, nhu cầu khả năng thanh toán và nhu cầu theo ước muốn chung Có thể coi thu nhập tối đa trên đơn

vị chi phắ là tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế hiện nay

Đối với toàn xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là khả năng thỏa mãn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội bằng của cải vật chất sản xuất ra, trong nền kinh tế thị trường còn đòi hỏi yếu tố chất lượng và giá thành đáp ứng khả năng cạnh tranh Đối với doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh

tế thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế phải là thu nhập tối đa trên chi phắ hoặc công lao động bỏ ra (Trần Văn Đức, 2006)

2.1.1.3 Phân loại hiệu quả kinh tế

a, Phân loại theo nội dung và bản chất

Có thể xem xét hiệu quả kinh tế theo nhiều góc độ khác nhau tương đối sau: Hiệu quả kinh tế là thể hiện mối tương quan đạt được về mặt kinh tế với chi phắ bỏ ra ra để đạt kết quả đó (Nguyễn Ngọc Long, 2009)

Hiệu quả xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả đạt được tổng hợp trong ở các lĩnh vực kinh tế và trong xã hội với các chi phắ bỏ ra để đạt đýợc kết quả đó nhý: bảo vệ môi trýờng, lợi ắch công cộng, trật tự xã hộiẦ

Khóa luận Nghiên cứu

Trang 14

Hiệu quả phát triển: Thể hiện sự phát triển của công ty, của vùng, đây

là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố như tình hình đời sống, dân trí của công dân, nhân dân, phát triển cơ sở hạ tầng, sự phát triển sản xuất của cả vùng…

Hoạt động kinh tế luôn luôn nhằm đạt được mục đích kinh tế và mục đích xã hội Mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội luôn gắn với nhau Hiệu quả kinh tế xem xét dưới góc độ là kết quả sản xuất gồm các chỉ tiêu kinh tế như tổng giá trị sản phẩm, tổng chi phí, tổng sản lượng, thu nhập, lợi nhuận…Hiệu quả xã hội được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về giải quyết công ăn việc làm, bảo vệ môi trường, an ninh chính trị xã hội… trong thời kỳ trước mắt cũng như lâu dài (Nguyễn Ngọc Long, 2009)

Hiệu quả phát triển được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về tốc độ phát triển, mức độ tái sản xuất mở rộng, sự tăng trưởng về kinh tế xã hội

Trong các loại hiệu quả thì hiệu quả kinh tế cho là quan trọng nhất và quyết định nhất Hiệu quả kinh tế chỉ được đánh giá đầy đủ và đúng đắn nhất khi có sự liên kết hài hòa của hiệu quả xã hội và hiệu quả phát triển

b, Phân loại hiệu quả kinh tế theo phạm vi đối tượng xem xét

Phạm trù này được đề cập đến mọi đối tượng của nền sản xuất xã hội như các ngành địa phương, các ngành sản xuất đến một phương án sản xuất hay một quyết định quản lý… Có thể phân loại phạm trù hiệu quả kinh tế theo phạm vi và đối tượng xem xét như sau:

Hiệu quả kinh tế quốc dân: là hiệu quả kinh tế tính chung trong toàn bộ nền sản xuất xã hội

Hiệu quả kinh tế ngành là hiệu quả tính riêng cho từng ngành sản xuất vật chất như ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ…, trong nông nghiệp được chia thành hiệu quả kinh tế cây công nghiệp, hiệu quả kinh tế cây lương thực, hiệu quả kinh tế chăn nuôi gia súc, gia cầm…

Hiệu quả kinh tế theo vùng lãnh thổ: tính theo từng vùng, khu vực và địa phương (từng tỉnh, từng huyện)…

Khóa luận Nghiên cứu

Trang 15

Hiệu quả kinh tế của từng quy mô sản xuất - kinh doanh như hộ gia đình, HTX, nông trường quốc doanh, công ty, tập đoàn sản xuất

Hiệu quả kinh tế của từng biện pháp kỹ thuật, từng yếu tố chi phí đầu tư vào sản xuất như biện pháp giống, chi phí phân bón, chi phí bảo vệ thực vật…

c, Phân loại hiệu quả kinh tế theo các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất

- Hiệu quả sử dụng đất

- Hiệu quả sử dụng lao động

- Hiệu quả sử dụng vốn

- Hiệu quả ứng dụng công nghệ

2.1.2 Vị trí, vai trò của sản xuất dược liệu trong sự phát triển kinh tế

2.1.1.2 Ý nghĩa của việc sản xuất dược liệu

Cây dược liệu là những loài thực vật có tác dụng dùng để chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể khi con người sử dụng Việc dùng thuốc trong nhân dân ta

đã có từ lâu đời Từ thời nguyên thủy, tổ tiên chúng ta trong lúc tìm kiếm thức

ăn, có khi ăn phải chất độc phát sinh nôn mửa hoặc rối loạn tiêu hóa, hoặc hôn mê có khi chết người, do đó cần có nhận thức phân biệt được loại nào ăn được, loại nào không ăn được

Kinh nghiệm dần dần tích lũy, không những giúp cho loài người biết lợi dụng tính chất của cây cỏ để làm thức ăn mà còn dùng để làm thuốc chữa bệnh, hay dùng những vị có chất độc để chế tên thuốc độc dùng trong săn bắn hay trong lúc tự vệ chống ngoại xâm Lịch sử nước ta cho biết ngay từ khi lập nước nhân dân ta đã biết chế tạo và sử dụng tên độc để chống lại kẻ thù Như vậy, việc phát minh ra thuốc đã có từ thời thượng cổ, trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, tìm tòi thức ăn mà có được

Hiện nay theo thống kê thế giới về cây dược liệu ở Châu Âu có tới

1482 cây chữa bệnh, Á nhiệt đới và Nhiệt đới 3650 cây chữa bệnh với nhiều nhóm công dụng khác nhau: Hiện có khoảng 30% tổng giá trị thuốc chữa

Khóa luận Nghiên cứu

Trang 16

bệnh do cây dược liệu cung cấp được khai thác từ trong tự nhiên và được trồng trọt

Sau khi khảo sát các cây thuốc về nhiều phương diện khác nhau, chúng

ta thấy rằng ngay trong phạm vi riêng biệt của ngành dược, các phương thức

sử dụng cũng rất phong phú Ngoài việc sử dụng cổ truyển dùng nguyên dạng hay ở dạng tế bào, càng ngày các cây cỏ càng được sử dụng nhiều để chiết suất các chất có tác dụng sinh lý hoặc có thể chuyển thành thuốc

Ngày nay, chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của việc điều trị bằng hóa học nhưng đồng thời chúng ta vẫn phải công nhận rằng việc điều trị bằng cây cỏ theo nghĩa rộng có giá trị gần bằng hóa trị liệu ngay ở những nước được coi là tiên tiến nhất Việc điều trị bệnh bằng phương pháp kết hợp đông, tây dưỡng đang được áp dụng ở hầu hết các châu lục, đặc biệt ở các nước Châu Âu có hiệu quả rất cao [1]

2.1.1.3 Đặc điểm kinh tế, kĩ thuật của sản xuất dược liệu

Dược liệu là một loài thực vật dễ trồng ở tất cả các tỉnh trên đất nước

ta, dược liệu không chỉ nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh giảm nhẹ bệnh

mà còn làm tăng tính hiệu quả kinh tế của người dân Chính bởi lẽ đó mà dược liệu ngày càng được người dân chú trọng và trồng nhiều hơn đặc biệt ở các vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ

Tuy vậy mỗi vùng lại có các yếu tố như đất đai, nhiệt độ, lượng mưa,

độ ẩm không khí, và các hiện tượng đặc biệt của thời tiết như giông bão khác nhau Sự khác nhau về yếu tố khí hậu giữa các vùng sinh thái tạo nên các kiểu thời tiết đặc trưng cho mỗi vùng và cũng chính vì vậy chúng ta cần tìm ra các loại cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai từng vùng

Dược liệu là một trong những loại cây trồng ngắn ngày phù hợp với các vùng nhiệt đới gió mùa, vì vậy rất phù hợp khi trồng ở huyện Xín Mần tỉnh

Hà Giang Thời gian cho thu hoạch của cây rất ngắn và chi phí thấp

Khóa luận Nghiên cứu

Trang 17

2.1.3 Một số khái niệm

2.1.3.1 Khái niệm về thu nhập

Thu nhập là khoản của cải thường được tính thành tiền mà môt cá nhận, doanh nghiệp hoặc nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhất định từ công việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó

Thu nhập có thể gồm các khoản như tiền lương, tiền công, tiền cho thuê tài sản, lợi nhuận kinh doanh

Thu nhập có thể có được từ nhiều nguồn khác nhau, có thể từ lao động,

từ việc sở hữu những giấy tờ có giá trị, từ thừa kế, được tặng cho [2]

2.1.3.2 Khái niệm về nâng cao thu nhập

Nâng cao thu nhập là làm cho thu nhập của người dân năm sau cao hơn thu nhập của năm trước

Nâng cao thu nhập có thể được hiểu như sau:

- Nâng cao thu nhập theo hướng chuyển sang các hoạt động có giá trị cao hơn: là quá trình người nông dân chuyển từ cây trồng và hoạt động có giá trị thấp hơn sang cây trồng và hoạt động có giá trị cao hơn

- Tác động đến các yếu tố đầu vào nhằm tăng suất, sản lượng, chất lượng, tăng vụ, tiếp cận thị trường tăng giá cả nông sản hàng hóa

- Đa dạng nguồn thu nhập: Có nghĩa là số lượng nguồn thu nhập tăng lên làm cho thu nhập tăng lên

- Nâng cao thu nhập với ý nghĩa thương mại hóa: Những năm gần đây hướng nâng cao thu nhập này càng được quan tâm và áp dụng rộng rãi Nâng cao thu nhập được xem như là quá trình chuyển từ sản xuất theo kiểu tự cung

tự cấp các cây lương thực chủ yếu sang sản xuất nhiều lại hàng hóa nâng sản hơn và hoạt động phi nông nghiệp [3]

Khóa luận Nghiên cứu

Trang 18

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao thu nhập sản xuất dược liệu

2.1.4.1 Các yếu tố tự nhiên thuộc hệ sinh thái và môi trường

Dược liệu là một trong những loại thực vật dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài, có tính mẫn cảm lớn với các yếu tố sinh thái như: Khí hậu, đất đai, con người, Vì vậy muốn dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân thì cần hiểu được hai yếu tố sau:

Đất đóng vai trò là nơi cung cấp nước, chất dinh dưỡng cho cây trồng,song với các loại đất ở các địa hình khác nhau lại có thành phần cơ giới, tính chất vật lý hóa học khác nhau

Tiếp đó là khí hậu, khí hậu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của dược liệu,theo như điều tra trực tiếp các hộ trồng dược liệu tại địa bàn cho thấy: Thời tiết càng nắng thì lá của Dược liệu - Thìa canh càng xanh,tươi, tốt và mọc thêm nhiều nhánh mới, ngược lại khi trời đổ mưa hay sương mù se lạnh thì lập tức lá của dược liệu - Thìa Canh ủ rũ héo

úa ( hiện tượng giống như đổ nước ở nhiệt độ 1000ᵒ C vào cây ) Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới HQKT của người dân địa phương nơi đây

Vì vậy việc tập trung sản xuất và nâng cao HQKT sản xuất dược liệu tại địa phương phải dựa trên quan điểm sinh thái bền vững, tức là phát triển để đảm bảo ổn định, tận dụng tối đa các mặt thuận lợi và tránh các mặt không

thuận lợi của thời tiết

2.1.4.2 Nhóm các yếu tố kinh tế- xã hội

- Thị trường tiêu thụ: Hiện nay tại địa bàn xã sản xuất dược liệu đã được liên kết đầu ra với công ty thu mua Nên việc lo đầu ra cũng không còn

là vấn đề lúng túng đối với người dân nơi đây Sau khi Công Ty thu mua sản phẩm được đưa ra thị trường khá rộng rãi trên toàn tỉnh và 1 số tỉnh trên cả nước

- giá cả: Dược liệu được coi là một trong những mặt hàng thuốc đông y

có giá cả ổn định nhất, bởi giá khi bán ra đa số đều phụ thuộc vào người bán

Khóa luận Nghiên cứu

Trang 19

- lao động: Lao động là yếu tố quyết định với mỗi quá trình sản xuất Việc trồng và chăm sóc cho dược liệu cũng cần có những yêu cầu kỹ thuật, đòi hỏi người lao động phải có trình độ học vấn, trình độ kỹ thuật để hiểu biết cách thức sản xuất dược liệu: hiểu biết về chế độ, kỹ thuật chăm sóc, phân bón hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của dược liệu, phòng trống sâu bệnh hại, ảnh hưởng đến sinh lý của cây

- Tổ chức sản xuất và chính sách:

Giống dược liệu tại dịa bàn xã đã được công nhận và đưa vào sản xuất, công ty đầu ra đã hỗ trợ cũng như hướng dẫn cho người dân có thêm kiến thức để họ áp dụng vào sản xuất dược liệu

Ngoài ra việc cung cấp giống đảm bảo chất lượng là một vấn đề quan trọng mà các nhà quản lý cần phải quan tâm Đó là bước đầu quyết định đến năng suất cây trồng và HQKT

2.1.4.3 Nhóm yếu tố kỹ thuật

- Giống: Dược liệu chủ yếu được Công ty cung cấp và hỗ trợ giống

- Chăm sóc: Tùy thuộc vào loại đất,tình trạng sinh trưởng của dược liệu

có thể bón các loại phân với lượng thích hợp Người dân cần phải theo dõi tính chất đất của mình để chủ ý hơn trong việc tưới tiêu Ngoài ra người dân còn phải chú ý khi thời tiết thay đổi để đưa ra biện pháp kịp thời

- Phòng trừ sâu bệnh: Cần phải phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh hại, khi phát hiện ra các loại sâu bệnh thì cần phải xem xét kỹ lưỡng để tìm ra cách giải quyết tốt nhất cho dược liệu

- Thu hoạch và bảo quản: Tùy vào từng thời điểm gieo trồng, thường thì 1 năm có 3 vụ

- Đổi mới công nghệ sản xuất: Đổi mới công nghệ sản xuất là cải tiến tình độ kiến thức sao cho nâng cao được năng lực sản xuất có thể làm ra sản phẩm nhiều hơn với số lượng đầu vào như trước hoặc có thể làm ra một sản phẩm như cũ với khối lượng đầu vào ít hơn

Khóa luận Nghiên cứu

Trang 20

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Tình hình phát triển và vai trò dược liệu trên thế giới

Từ lâu các loài cây cỏ đã chiếm thành phần chính trong các loại thuốc ở các nước đang phát triển và dần dần lan rộng khắp thế giới

Vì con người đã đấu tranh để bảo vệ sức khỏe trên các lĩnh vực ô nhiễm môi trường và giảm thiểu căng thẳng, chữa bệnh bằng các loại thuốc phối hợp với hệ thống phòng vệ của cơ thể Một cuộc cách mạng đã diễn ra, hiện nay khoảng 10 triệu người đã sử dụng các loài dược thảo giúp duy trì sự khỏe mạnh cho tinh thần và thể lực Số người đến tham khảo ý kiến các chuyên viên dược thảo và các nhà áp dụng liệu pháp thiên nhiên ngày càng gia tăng

Ngày càng nhiều các chứng minh khoa học cho thấy các loại thuốc dược thảo có thể dùng để chữa bệnh có hiệu quả tương đương với các loại thuốc chính thống, nhưng lại có ít tác dụng phụ hơn

Tính chất đa dạng và hoàn hảo của một số cây cỏ kết hợp với các liệu pháp chữa trị mang lại kết quả thật đáng ngạc nhiên Khoảng 70.000 loài cây

cỏ từ địa y đến các loài cây cao chót vót, từ thực vật bậc thấp đến bậc cao vào lúc này hay lúc khác đều được sử dụng vào mục đích y học Ngày nay, các loại thuốc dược thảo của phương tây vẫn còn sử dụng hàng trăm loài cây cỏ

có nguồn gốc từ châu Âu và các châu lục khác trên thế giới Trong y học Ayurveda (y học cổ truyền Ấn Độ) có khoảng 2.000 loài cây cỏ có công dụng làm thuốc, và trong danh mục dược phẩm của người Trung Quốc có hơn 5.700 loại thuốc cổ truyền, hầu hết đều có nguồn gốc từ cây cỏ

Có khoảng 500 loài dược thảo được dùng trong y học chính thống, tuy nhiên chúng rất ít khi được sử dụng Nói chung, cây cỏ thường là những vật liệu khởi đầu của quá trình tách chiết hoặc tổng hợp các loại thuốc của y học chính thống

Trong một số trường hợp khi nghiên cứu về dược thảo, lĩnh vực khoa học đã dễ dàng bỏ quên khá nhiều về các phần tử hoạt tính của chúng, tác

Khóa luận Nghiên cứu

Trang 21

dụng và các ứng dụng tiềm năng mới của chúng, vì hiện tại chúng ta chỉ biết

về công dụng đặc hiệu của một loại cây thông qua cách sử dụng cổ truyền Hơn thế nữa, ngay cả khi một loại cây đã được nghiên cứu kĩ, các phương thuốc thảo dược cũng quá phức tạp và đa dạng đến nỗi hiện nay hầu như ko xác định được đó là loại thuốc chữa bệnh gì để có thể đưa ra lời khuyên cũng như cách sử dụng chúng Đôi khi trong lĩnh vực cổ truyền, mặc dù chỉ dựa vào kinh nghiệm của các chuyên viên nhưng đã đưa ra những kiến thức sâu sắc về cách sử dụng tốt nhất cho các loài dược thảo, những điều mà các nhà khoa học đã bỏ quên Tóm lại, dược thảo là một lĩnh vực khoa học và nghệ thuật

Xét tổng quan về lịch sử các loài dược thảo, ngành dược thảo học cổ truyền từ thời cận đại cho đến ngày nay đang có một tiền đồ phát triển điều này được bổ xung thêm với tính chất của một số phương thuốc dược thảo ở châu Âu, Ấn Độ, Trung Quốc, châu Phi, châu Úc, châu Mỹ và cả châu Á, tạo nên một bức tranh vòng tròn về dược thảo thế giới

Từ thời xa xưa, các loại thảo mộc đã được đánh giá cao do chúng có khả năng làm giảm đau các vết thương và chữa bệnh, ngày nay chúng ta vẫn còn dựa vào những đặc tính chữa bênh của các loài thảo mộc để bào chế khoảng 75% các loại thuốc Trải qua hàng thế kỉ, các cộng đồng người trên khắp thế giới đã phát triển nhữngphương thuốc cổ truyền của họ làm cho các cây thuốc và công dụng của chúng trở nên có ý nghĩa Một số phương thuốc

và cách chữa bệnh có vẻ lạ lung và thần bí, một số phong tục khác có vẻ duy

lí và có thể hiểu được nhưng tất cả những phong tục này đều thể hiện sự nỗ lực để vượt qua bệnh tật, khổ đau và nâng cao chất lượng cuộc sống

Hàng ngàn loại cây sinh trưởng trên khắp thế giới đều có nhiều công dụng y học, chúng chứa những thành phần hoạt chất có tác động trực tiếp lên

cơ thể, được dùng trong việc bào chế cả dược thảo lẫn các loại thuốc thông thường Chúng có những lợi ích mà Tây y thường không có, giúp con người chống lại bệnh tật và hỗ trợ cho cơ thể phục hồi sức khỏe

Khóa luận Nghiên cứu

Trang 22

2.2.2 Tình hình phát triển và vai trò dược liệu ở Việt Nam

Việt Nam hiện có 4.000 loài cây thuốc, hơn 50 loài tảo biển, 75 loài khoáng vật và gần 410 loài động vật làm thuốc, trong đó có nhiều loại dược liệu quý được thế giới công nhận như cây: Thảo quả, Hồi, Quế, Atisô, Sâm Ngọc Linh Tổng sản lượng dược liệu trồng ở Việt Nam ước tính đạt khoảng 100.000 tấn/năm.Với sự đa dạng về khí hậu và thổ nhưỡng - đất đai, ngay từ cuối những năm của thập kỷ 60-80 ở Việt Nam đã hình thành những vùng trồng, sản xuất cây dược liệu có tính chuyên canh Điều này đã cho thấy nguồn dược liệu ở nước ta rất phong phú Tuy nhiên bên cạnh tiềm năng như vậy thì việc phát triển nguồn dược liệu trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế

Theo Quyết định 1976 về Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam sẽ có 8 vùng trồng nguyên liệu trên cả nước để trồng 54 loài dược liệu, lựa chọn và khai thác hợp lý 24 loài dược liệu tự nhiên Đây sẽ là tiền đề để quy hoạch và phát triển nguồn dược liệu nước ta trong thời gian tới đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước Hiện nay, trên cả nước đã có một số trung tâm được gây dựng để thu thập và bảo tồn các loại dược liệu của Việt Nam như Vườn cây thuốc Yên Tử (Do ĐH Dược Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị sở tại tổ chức), hay Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội (thuộc quản lý của Vườn Dược liệu - Bộ Y tế) Ra đời từ năm 2012, sau hơn một năm hoạt động, Vườn cây thuốc Yên Tử đã sưu tập, bảo tồn được hơn 500 loài dược liệu và được quy hoạch thành những lô, thửa khác nhau Trần Văn

Ơn - Đại học Dược Hà Nội - là chủ nhiệm của dự án Vườn cây thuốc Yên Tử cho biết: “Với diện tích trên 5 ha, trong đó gần 3 ha trồng 512 loài cây thuốc được thu thập từ 14 tỉnh phía Bắc, hiện nay Vườn cây thuốc Yên Tử đang là vườn thực vật, vườn cây thuốc lớn nhất ở Việt Nam” Còn nói về Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội, ông Ngô Quốc Luật - Giám

Khóa luận Nghiên cứu

Trang 23

đốc Trung tâm chia sẻ: “Chức năng và nhiệm vụ của trung tâm là tạo ra các giống cây thuốc có khả năng phù hợp với điều kiện khí tượng thuỷ văn cũng như đất đai để tạo ra nguồn nguyên liệu làm thuốc Là một trong ba đơn vị có vườn thuốc lớn nhất cả nước, hiện nay Trung tâm đang lưu giữ gần 400 cây thuốc từ những thuốc di thực nhập nội, các cây thuốc nguyên sinh của các tỉnh đưa về, và các giống cây thuốc từ Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản Tuy nhiên để đáp ứng được nhu cầu thị trường vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là đối với việc đảm bảo quy trình sản xuất nguồn dược liệu sạch theo tiêu chuẩn quốc tế”

Nói về việc phát triển nguồn dược liệu trong nước, ông Nguyễn Tấn Đạt, Phó cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết : “Theo chiến lược của đề án phát triển ngành Dược đến năm 2030 chúng ta phải hoàn thành bốn mục tiêu: Mục tiêu thứ nhất phát triển bền vững, mục tiêu thứ hai là gắn dược liệu vào sản xuất công nghiệp, mục tiêu thứ ba là phải có đầu tư của nhà nước

về chính sách về nghiên cứu cây trồng, bảo tồn bảo tàng và mục tiêu cuối cùng là xã hội hóa để các thành phần kinh tế cả trong và ngoài nước tham gia Tuy nhiên khó khăn hiện nay là sự kết hợp bốn nhà gồm: nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà quản lý còn chưa chặt chẽ cũng là nguyên nhân dẫn tới những hạn chế của sự phát triển nguồn dược liệu trong nước”

Hiện nay, các địa phương đang tích cực triển khai quy hoạch để hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 đáp ứng được 60% và đến năm 2030 là 80% tổng nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước, tăng cường khả năng xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu trong nước bởi nguồn nguyên liệu chính là nền tảng vững chắc để ngành Dược Việt Nam có thể phát triển trong tương lai

2.2.3 Tình hình phát triển và vai trò dược liệu ở tỉnh Hà Giang

Là tỉnh vùng cao biên giới nằm ở cực Bắc của Tổ quốc, Hà Giang có nhiều yếu tố phù hợp về khí hậu, thổ nhưỡng để trồng các loài cây dược liệu

Khóa luận Nghiên cứu

Trang 24

có giá trị kinh tế cao Trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh Hà Giang đang tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai phát triển cây dược liệu gắn với xóa đói giảm nghèo tại các huyện nghèo 30a

Theo kết quả điều tra, hiện toàn tỉnh có 184 họ, 662 chi, 1.101 loài, trong đó có 51 loài cây thuốc quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa trong sách đỏ Việt Nam Tiêu biểu như các loại: Thảo quả, hương thảo, giảo cổ lam, đỗ trọng, đương quy, thiên niên kiện được phân bố tại tất cả các huyện trong tỉnh, trong đó tập trung tại một số xã vùng cao, vùng sâu, biên giới của tỉnh như: Lao Chải, Xín Chải (thuộc huyện Vị Xuyên); Tả Ván, Tùng Vài, Thái

An (thuộc huyện Quản Bạ); Pờ Ly Ngài, Tả Sử Choóng, Ðản Ván (thuộc huyện Hoàng Su Phì), Với 19 dân tộc cùng sinh sống, Hà Giang có nhiều cây thuốc, bài thuốc dân gian quý hiện đang lưu truyền trong nhân dân chưa được khai thác

Tỉnh Hà Giang đã và đang đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư vào phát triển dược liệu tại Hà Giang UBND tỉnh cam kết sẽ tạo điều kiện tốt nhất để các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh phát triển Đồng thời đẩy nhanh tiến độ triển khai lập dự án phát triển cây dược liệu gắn với xóa đói giảm nghèo tại 6 huyện nghèo 30a theo chủ trương của Chính phủ Ngay trong quý II/2016, các ngành chức năng của tỉnh Hà Giang sẽ phối hợp với các công ty tiến hành tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cho bà con nông dân vùng dự án; tăng cường công tác sản xuất giống, để đảm bảo kế hoạch trồng từ nay đến năm 2020, phấn đấu đưa Hà Giang trở thành vùng trọng điểm Quốc gia về dược liệu, góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo nhanh, bền vững tại 6 huyện nghèo 30a của Hà Giang

Khóa luận Nghiên cứu

Trang 25

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những mô hình trồng cây mướp đắng rừng trên địa bàn huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang Đối tượng điều tra khảo sát là hộ trồng cây mướp đắng rừng tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu bao gồm phạm vi về không gian và thời gian nghiên cứu

- Về không gian: Nghiên cứu tại 3 xã của huyện Xín Mần: xã Quảng Nguyên, xã Chế Là, xã Nấm Dẩn là những xã mang những đặc trưng về sinh thái và có diện tích trồng cây mướp đắng rừng lớn trong huyện Xín Mần

3.3 Nội dung nghiên cứu của đề tài

- Tìm hiểu một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang

- Đánh giá thực trạng mô hình trồng cây mướp đắng rừng trên địa bàn huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang

- Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển mô hình trồng cây mướp đắng rừng trên địa bàn huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang

3.4 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.3.1.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Khóa luận Nghiên cứu

Trang 26

- Thu thập các số liệu đã được công bố liên quan đến vấn đề nghiên cứu tại địa bàn huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang

+ Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Xín Mần

+ Báo cáo các giai đoạn thực hiện và báo cáo tổng kết hàng năm của UBND huyện Xín Mần

2.3.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện qua những phương pháp sau:

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Bảng 2.1: Địa điểm điều tra phân theo nghề nghiệp

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2019)

+ Chọn hộ điều tra: Sau khi khảo sát điều tra tình hình kinh tế, dân số, chính trị - xã hội của huyện Xín Mần tôi chọn 3 xã để nghiên cứu Đây là những

xã có diện tích trồng cây lâm sản ngoài gỗ dược liệu lớn của huyện nên tiến hành chọn để điều tra

Kết quả chọn hộ: Tiến hành nghiên cứu 60 hộ trong các thôn của 3 xã trên, đây đều là những hộ trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất cây lâm sản ngoài gỗ dược liệu Trong tổng số 60 hộ điều tra thì có tới 51 hộ thuộc nhóm hộ thuần nông chiếm 84% và 9 hộ thuộc nhóm hộ hỗn hợp chiếm 16% + Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra được xây dựng cho hộ điều tra, nội dung phiếu điều tra bao gồm những thông tin về tên, tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, tình hình hoạt động sản xuất, giá cả, đời sống cũng như nhận thức của hộ

Khóa luận Nghiên cứu

Trang 27

+ Phân tích SWOT

Xác định những thuận lợi và khó khăn bằng cách phân tích những ảnh hưởng bên trong (mặt mạnh, mặt yếu) và những ảnh hưởng bên ngoài (cơ hội, thách thức) mà nó tác động đến quá trình phát triển

2.3.2 Phương pháp phân tích, xử lý thông tin số liệu

Từ các nguồin số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, tiến hành tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp, phương pháp so sánh, các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành trên máy tính bằng các phần mềm Excel trên

2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1 Một số chỉ tiêu phản ánh về thông tin chủ hộ

Nhóm chỉ tiêu này bao gồm:

- Độ tuổi bình quân,

- Số nhâu khẩu,

- Số lao động,

- Trình độ học vấn

2.4.2 Chỉ tiêu phản ánh phát triển sản xuất cây lâm sản ngoài gỗ dược liệu

Chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất cây lâm sản ngoài gỗ dược liệu bao gồm:

- Diện tích đất/hộ, lao động/hộ

- Số hộ trồng cây lâm sản ngoài gỗ dược liệu Diện tích trồng cây lâm sản ngoài gỗ dược liệu bình quân mỗi hộ

- Diện tích các cây trồng và cơ cấu các cây trồng của hộ

- Thu nhập về cây mướp đắng rừng và cơ cấu thu nhập từ các cây trồng của hộ

- Sản lượng cây mướp đắng rừng đã bán bình quân/hộ

Khóa luận Nghiên cứu

Trang 28

2.4.3 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất cây lâm sản ngoài gỗ dược liệu

(1) Giá trị sản xuất (GO):

- Giá trị sản xuất (GO) của hộ: là phần giá trị sản xuất tạo ra trong năm của hộ từ cây lâm sản ngoài gỗ dược liệu đã bán, cây lâm sản ngoài gỗ dược liệu đang nuôi hiện tại, được tính cụ thể như sau:

GO = QiPi Trong đó: Q: Số lượng cây lâm sản ngoài gỗ dược liệu

P: Giá đơn vị của sản phẩm cây lâm sản ngoài gỗ dược liệu i: Loại cây lâm sản ngoài gỗ dược liệu

(2) Tổng chi phí sản xuất trung gian (IC), gồm những chi phí vật chất đã sử dụng để tạo ra giá trị sản xuất trong năm 2018

(3) Giá trị gia tăng (VA): Là toàn bộ phần giá trị sản xuất được tăng lên trong quá trình sản xuất của 1 năm về trồng trọt cây lâm sản ngoài gỗ dược liệu:

Trong đó: VA: Giá trị gia tăng

GO: Giá trị sản xuất IC: Chi phí trung gian (4) Thu nhập hỗn hợp (MI)

MI = VA – F Trong đó: MI: Thu nhập hỗn hợp

VA: Giá trị gia tăng

F: Chi phí cố định (mức khấu hao tài sản cố định) (5) Tỷ suất thu nhập hỗn hợp trên giá trị sản xuất: Được tính bằng tỷ số giữa thu nhập hỗn hợp và tổng thu nhập từ trồng cây lâm sản ngoài gỗ dược liệu trung bình 1 năm, theo công thức:

Tỷ suất thu nhập hỗn hợp giá trị sản xuất = MI/GO

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của lao động gia đình

(6) Tỷ suất thu nhập hỗn hợp chi phí trung gian: Được tính bằng tỷ số

Khóa luận Nghiên cứu

Trang 29

giữa thu nhập hỗn hợp và tổng số chi phí trung gian trồng cây lâm sản ngoài

gỗ dược liệu thị trung bình 1 năm, theo công thức:

Tỷ suất thu nhập hỗn hợp chi phí sản xuất = MI/IC

Đây là chỉ tiêu nhằm xác định hiệu quả chi phí của việc đầu tư

Khóa luận Nghiên cứu

Trang 30

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang

3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Xín Mần là huyện vùng cao biên giới, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hà Giang có toạ độ địa lý từ 220 27'55" đến 220 40' 45" vĩ độ Bắc, 1040 10' 12" đến 1040 40' 45" kinh độ Đông Trung tâm huyện lỵ là Thị trấn Cốc Pài, cách thị xã Hà Giang 146 km về phía Tây Bắc theo Quốc lộ 2 và đường tỉnh lộ

176 Phía Bắc giáp Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, phía Đông giáp huyện Hoàng Su Phì; phía Tây giáp tỉnh Lào Cai; phía Nam giáp huyện Quang Bình

Tổng diện tích tự nhiên là 58.702,22 ha với 19 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, trong đó có 4 xã giáp với Trung Quốc là Pà Vầy Sủ, Chí Cà, Xín Mần và Nàn Xỉn (có 31 km đường biên giới)

Xín Mần là huyện vùng cao núi đất, độ cao địa hình nghiêng dần từ Bắc xuống Nam Nhìn chung, địa hình khá phức tạp chia cắt mạnh tạo thành các khe suối, có độ dốc lớn Chính vì vậy giao thông đi lại, giao lưu bên ngoài cũng như trong nội huyện giữa các xã với nhau còn rất khó khăn

Để đánh giá mức độ khác nhau về địa hình, tiến hành điều tra khảo sát và xác định trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 theo 6 cấp độ dốc

Khí hậu của huyện mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão mùa hè và gió đông bắc trong mùa đông ít hơn các nơi khác thuộc Bắc Bộ

Khí hậu huyện Xín Mần chia thành 2 tiểu vùng: Vùng cao khí hậu cận nhiệt đới, vùng thấp chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa và chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa đông khô và lạnh, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,nhiệt độ trung bình 140C - 190C, lượng mưa

Khóa luận Nghiên cứu

Ngày đăng: 24/01/2024, 15:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Sinh Cúc (2001), “Phân tích điều tra nông thôn năm 2000” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích điều tra nông thôn năm 2000
Tác giả: Nguyễn Sinh Cúc
Năm: 2001
2. Đỗ Trung Hiếu (2011) giáo trình “ Kinh tế nông hộ và trang trại” ( trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế nông hộ và trang trại
3. Nguyễn Văn Huân, “Kinh tế hộ, khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế năm 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ, khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng
5. Trần Công Quân, giáo trình “Kinh tế lâm nghiệp” (trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế lâm nghiệp
8. Frank Ellis, “Household economy of farmers and agricultural development”, Agricultural Publishing House, Ho Chi Minh City in 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Household economy of farmers and agricultural development
6. UBND huyện Xín Mần, báo cáo tổng kết cuối năm 2016 7. Một số tài liệu có liêu quan của UBND huyện Xín Mần.II. Tiếng Anh Khác
9. Chambers, R. and G. R. Conway (1992). Sustainable rural livelihoods: practical concepts for the 21st century IDS, IDS Discussion Paper No 296.III. Internet Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN