Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .
Trang 1Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành tổ chức, xây dựng lực lượng cách mạng, đoàn kết toàn dân thông qua các hình thức tuyên truyền cách mạng bằng báo chí, truyền đơn, tranh cổ động, tuyên truyền diễn thuyết…, trong đó, truyền đơn cách mạng là vũ khí sắc bén, công
cụ đắc lực phục vụ công tác tuyên truyền cách mạng của Đảng
Thông qua đóng góp của truyền đơn cách mạng đối với phong trào đấu tranh chống đế quốc thực dân trong những năm 1930-1945 đã chứng tỏ sự thành công trong công tác tuyên truyền cách mạng, cũng như khẳng định vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là lực lượng tiên phong, lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Việt Nam
Trong thời đại công nghệ số hiện nay với sự xuất hiện của hàng loạt các hình thức truyền thông trên internet, truyền thông đa phương tiện: tivi, báo hình, báo nói, báo điện tử thì các loại hình tuyên truyền, trong đó có truyền đơn dường như đã trở nên lạc hậu Tuy nhiên, trong những điều kiện nhất định, truyền đơn vẫn xuất hiện trong các cuộc vận động của một số tổ chức hợp pháp và bất hợp pháp Điều đó cho thấy truyền đơn vẫn tồn tại và có chỗ đứng riêng của trong thực tiễn chính trị
xã hội ở Việt Nam và các nước trên thế giới
Đó chính là những cơ sở lý luận và thực tiễn để chúng tôi chọn
vấn đề “Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945” làm đề tài Luận án Tiến sĩ
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là khôi phục được một phần diện mạo lịch sử của truyền đơn cách mạng trong cuộc vận động cách mạng Việt
Trang 2Nam từ năm 1930 đến năm 1945; mở ra một góc nhìn mới để hiểu thấu đáo hơn về quá trình vận động cách mạng, làm rõ hơn tầm vóc, ý nghĩa thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân trong thời kỳ cận đại
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan; Tập trung nghiên cứu vai trò, nhiệm vụ của truyền đơn; hình thức, nội dung của truyền đơn; tổ chức biên soạn, in ấn, phát hành và phân phát; Đưa
ra những nhận xét về đặc điểm, tính chất của truyền đơn cách mạng và những đóng góp của truyền đơn cách mạng đối với phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam thời kỳ 1930-1945
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi thời gian: Phạm vi nghiên cứu của luận án được
giới hạn từ năm 1930 đến năm 1945
Về phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu truyền đơn cách
mạng trên phạm vi không gian của cả Việt Nam
Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu về
truyền đơn của Đảng Cộng sản Việt Nam (sau là Đảng Cộng sản Đông Dương) và các tổ chức quần chúng được tổ chức, hoạt động dưới sự chỉ đạo của Đảng
4 Cơ sở lý thuyết, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
Trang 33
Để thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin
4.2.2 Phương pháp nghiên cứu:
Để đảm bảo tính khách quan và khoa học, hai phương pháp chính được sử dụng là phương pháp lịch sử và phương pháp logic Tác giả còn kết hợp sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp
so sánh, thống kê, phân tích, tổng hợp, phương pháp phỏng vấn nhân chứng, phương pháp liên ngành
4.3 Nguồn tài liệu
Luận án này dựa trên các nguồn tư liệu sau đây:
Tài liệu gốc được bảo quản tại các kho lưu trữ, các trung tâm
lưu trữ hay phòng tư liệu ở trong và ngoài nước
Nguồn tài liệu báo chí: Trên một số tờ báo công khai thời kì
1930-1945 có đăng tin tức về truyền đơn cách mạng
Nhóm sử liệu thứ cấp dưới dạng hồi kí, hồi tưởng, phát biểu
trong các cuộc phỏng vấn… của các nhân chứng lịch sử có liên quan
Các công trình, bài viết có liên quan đến nội dung nghiên cứu, các công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam giai đoạn Cận đại, thời kì 1930-
1945 Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số truyền đơn, tài liệu liên quan đến truyền đơn trong bộ sưu tập tư liệu của một số cá nhân và được cho phép sử dụng trong luận án
Tài liệu điền dã, phỏng vấn nhân chứng lịch sử
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Đóng góp về cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu: Luận án được xây dựng trên cơ sở tiếp cận liên ngành
Đóng góp về sử liệu: Luận án đã hệ thống tài liệu, đặc biệt là tài liệu gốc từ nhiều nơi, nhiều nguồn khác nhau liên quan đến truyền đơn cách mạng trong giai đoạn 1930-1945; hệ thống hóa những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về sử dụng truyền đơn trong đấu tranh cách mạng
Đóng góp về mặt nội dung: Phục dựng lại bức tranh tổng thể về truyền đơn cách mạng ở Việt Nam trong những năm 1930 – 1945 ; đưa ra
Trang 4những nhận xét về những đặc điểm, tính chất của truyền đơn cách mạng; đánh giá vai trò, đóng góp của truyền đơn cách mạng đối với phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam giai đoạn 1930-1945
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
7 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấu thành 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Truyền đơn cách mạng trong phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 1930-1935
Chương 3: Truyền đơn cách mạng trong cuộc vận động dân sinh, dân chủ ở Việt Nam giai đoạn 1936-1939
Chương 4: Truyền đơn cách mạng trong quá trình vận động cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám giai đoạn 1939-1945
Chương 5: Nhận xét về đặc điểm, tính chất và vai trò của truyền đơn cách mạng đối với phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam giai đoạn 1930-1945
Trang 55
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Khái niệm về truyền đơn, truyền đơn cách mạng
Truyền đơn là một tài liệu tuyên truyền dạng văn bản ngắn gọn
cả về nội dung và hình thức do các cá nhân hoặc tổ chức chính trị phát hành nhằm truyền đạt những thông tin trực tiếp đến quảng đại quần chúng nhân dân nhằm làm cho họ hiểu được mục đích của phong trào cách mạng, mục tiêu tranh đấu cụ thể trong từng thời kì, đồng thời hướng dẫn quần chúng phương thức tổ chức đấu tranh Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam là tài liệu tuyên truyền cho các chủ trương, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam với mục đích kêu gọi, tập hợp, tổ chức, hướng dẫn quần chúng nhân dân tham gia phong trào cách mạng, đấu tranh để giải phóng dân tộc
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1 Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam
- Nhóm các nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, lịch sử Đảng có đề cập đến công tác tuyên truyền, vận động quần chúng của Đảng giai đoạn 1930-1945
“Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế, tập 1 (1930 - 1945)” Ban
Chấp hành Đảng bộ Thừa Thiên Huế (1995), (NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội)
Công trình: “Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 9” (2000) của
Viện Lịch sử Quân sự (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia)
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội (1930 - 2000)” của
Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2004) (Nhà xuất bản Hà Nội)
Tác giả Tạ Thị Thúy (Chủ biên) (2014) với công trình: “Lịch
sử Việt Nam tập 9 từ năm 1930 đến năm 1945” (Nhà xuất bản Khoa
học xã hội, Hà Nội)
“Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (1930 - 1975)” là
công trình khảo cứu của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2015) (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội)
Trang 6Cuốn “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập I (1930-1954), quyển I (1930-1945)” của Viện Lịch sử Đảng (2021) (Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội)
Bên cạnh đó, cần phải kể đến một số công trình nghiên cứu về lịch sử chống Pháp thời kì 1930-1945
- Nhóm các nghiên cứu liên quan đến công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, truyền đơn cách mạng giai đoạn 1930 – 1945
Công trình nghiên cứu: “Thanh niên Tiền phong và các phong trào học sinh, sinh viên, trí thức Sài Gòn 1939 – 1945” của Huỳnh Văn
Tiểng, Bùi Đức Tịnh (1995) (NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh) đã tập trung thể hiện tóm tắt phong trào học sinh, sinh viên, trí thức Sài Gòn trong những năm 1930 – 1945 Công tác tuyên truyền cách mạng, cũng như việc sử dụng truyền đơn trong vận động thanh niên, trí thức tham gia đấu tranh cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương đã có những hiệu quả nhất định, góp phần vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong năm 1945
Công trình “Sơ thảo lược sử công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2000)” của Ban tư tưởng văn hóa Trung ương
(2000) (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội) đề cập một cách gián tiếp đến truyền đơn cách mạng thông qua việc ghi lại những hoạt động chủ yếu của công tác tuyên truyền của Đảng trong chương I: “Công tác
tư tưởng trong thời kỳ Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền 1930-1945”
Hai bài viết:“Một vài truyền đơn cách mạng những năm 1928 – 1929” và “Tiếng gọi của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam một trong những truyền đơn thời kỳ đêm trước Xô Viết – Nghệ Tĩnh” in
trong số 2 và số 9 Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử năm 2000 của tác giả Đào Thị Diến đã giới thiệu và đưa ra những đánh giá bước đầu về một
số truyền đơn tiêu biểu trong các năm 1928 và 1929 của một số tổ chức yêu nước; truyền đơn của Đảng Cộng sản Việt Nam phát hành kêu gọi quần chúng hưởng ứng phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh
Trang 77
Tác giả Phạm Thị Huệ với bài viết: “Một truyền đơn của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Nam Kỳ năm 1931” đăng trên Tạp chí Văn thư lưu trữ Việt Nam số 5, năm 2006, đã đi vào mô tả hình thức, nội
dung của tờ truyền đơn kêu gọi quần chúng nhân dân lao động ở Nam
Kỳ ủng hộ Xô Viết Nghệ Tĩnh nói riêng và cao trào cách mạng 1930 –
1931 nói chung, thông qua đó đưa ra một số nhận xét
Cuốn “Lịch sử cuộc vận động vì các quyền dân sinh, dân chủ ở Việt Nam (1936-1939)” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm
2008) của tác giả Phạm Hồng Tung đã cung cấp cho người đọc cái nhìn bao quát về cuộc vận động vì các quyền dân sinh dân chủ ở Việt Nam trong giai đoạn 1936-1939, trong đó, công tác tuyên truyền cách mạng: báo chí, diễn thuyết, vận động cho phong trào Đông Dương Đại hội, vận động tranh cử…
Tiếp tục với những công trình nghiên cứu chuyên sâu của mình,
năm 2018, tác giả Phạm Hồng Tung đã tái bản công trình “Nội các Trần Trọng Kim bản chất, vai trò và vị trí lịch sử” (Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2010, tái bản lần thứ nhất năm 2018) Tác giả đã đưa ra một số nhận định về những hạn chế trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng trong giai đoạn 1930-1931; 1936-1939
Các tác giả Trịnh Nhu, Trần Trọng Thơ (2012) với nhan đề
Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi vĩ đại đầu tiên của cách mạng Việt Nam (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội) đã khắc họa lại
quá trình tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, thực hiện chủ trương của Đảng nhằm đoàn kết mọi giai cấp, tầng lớp, vận dụng mọi nguồn lực để tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
“Phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ 1930 – 1945 nghiên cứu qua tài liệu lưu trữ” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật,
Hà Nội) là một công trình công phu, nghiêm túc của tác giả Phạm Thị Huệ (2013) trong đó, truyền đơn cách mạng được đề cập một cách gián tiếp như trong các cuộc bãi công, biểu tình có xuất hiện truyền đơn vận động quần chúng, hay chính quyền thực dân thu giữ được bao nhiêu truyền đơn, nội dung như thế nào
Trang 8“Các cuộc vận động dân chủ trong quá trình phi thực dân hóa
ở Việt Nam, giai đoạn 1904 – 1945” là luận án tiến sĩ lịch sử của
Nguyễn Thị Thanh Thủy (2013) bảo vệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội Tác giả đã hệ thống hóa, phân tích chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công tác tuyên truyền vận động cách mạng, tập hợp lực lượng của toàn dân tộc vào sự nghiệp giải phóng dân tộc; đóng góp của các hình thức tuyên truyền cách mạng: báo chí, truyền đơn đối với các cuộc vận động dân chủ nói riêng và phong trào giải phóng dân tộc nói chung
Tác giả Phạm Hồng Tung với công trình “Lịch sử cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam” (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2013), trong đó, vấn đề tuyên truyền cách mạng, vận động
quần chúng gián tiếp được đề cập đến trong chương 4, chương 7 và chương 8
Tác giả Trương Thị Bích Hạnh (2015) với luận án tiến sĩ: “Sự vận động tư tưởng trong các đảng phái chính trị ở Việt Nam thời kỳ cận đại”, (Đại học Khoa học xã hội và nhân văn) là một tài liệu tham khảo
quý giá cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu khi đã thống kê lại những truyền đơn cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trước năm
Công trình “Cách mạng tháng Tám 1945 - Thắng lợi vĩ đại đầu tiên của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX” của tác giả Trịnh Nhu
(2020), Nxb Tp Hồ Chí Minh Thông qua quá trịnh vận động cách mạng, hoạt động tuyên truyền cách mạng nói chung và truyền đơn cách mạng nói riêng đã được đề cập trong những trang sử hào hùng về cách
Trang 9Nhà sử học người Anh Thomas Hodgkin đã viết một cuốn sách
về lịch sử Việt Nam: “Viet Nam the Revolutionary Path”, (London:
Macmillan Press LTD, 1981) Chúng tôi có thể tham khảo về những sự kiện, nhận xét, đánh giá của Thomas Hodgkin về hoạt động tuyên truyền cách mạng của tổ chức Việt Minh trong những năm 1941-1945, trong đó, truyền đơn cách mạng là một vũ khí tuyên truyền hiệu quả
Tác giả Huỳnh Kim Khánh (1982) với cuốn: “Vietnamese Communism 1925-1945” (Cornell: Cornell University Press) Chuyên
khảo này cung cấp các chi tiết quan trọng liên quan đến Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức Việt Minh và bản dịch các phiên tòa xét xử các nhà cách mạng hoạt động trong công tác tuyên truyền: in ấn, rải truyền đơn… đó là nguồn tài liệu tham khảo vô cùng quý giá đối với chúng tôi trong quá trình nghiên cứu
Công trình “The Vietnamese Revolution of 1945: Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War” của Stein Tonnesson
(1991) (SAGE Publications Ltd), tác giả lí giải về cách mà Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945, trong đó, có đóng góp của quá trình tuyên truyền, vận động quần chúng
Cuốn Vietnam: Traditon on Trial 1925 – 1945 của tác giả
David G.Marr (1981) (University of California Press) đã miêu tả và lý giải những thay đổi của lịch sử Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám Tác giả David G.Marr đã sưu tầm được một số truyền đơn phản tuyên truyền của thực dân Pháp và miêu tả chúng trong công trình này, vì thế đây cũng là một tài liệu tham khảo có giá trị cho chúng tôi khi nghiên cứu về thái độ của chính quyền thực dân đối với truyền đơn của Đảng Cộng sản Đông Dương
Trang 10Học giả David G.Marr (1995) với cuốn “Vietnam 1945: The Quest for Power” (University of California Press) Qua những trang
viết về tình hình Việt Nam cũng như cao trào cách mạng ở Việt Nam giai đoạn 1940 – 1945, quá trình tuyên truyền cách mạng và vấn đề truyền đơn cách mạng đã được đề cập một cách gián tiếp thông qua cách thức sử dụng truyền đơn của tổ chức Việt Minh
William J Duiker với hai công trình nghiên cứu: “The communist road to power in Vietnam” và “Ho Chi Minh: A Life” Công trình “The communist road to power in Vietnam”, (Boulder,
Colo: Westview Press, 1996) Hoạt động tuyên truyền, vận động quần chúng đấu tranh được tác giả khéo léo lồng vào những trang sử viết về các cuộc vận động vì các quyền dân sinh dân chủ ở Việt Nam
“Ho Chi Minh: A Life” của William J Duiker, (Hyperion; New
Ed edition, 2000) là cuốn tiểu sử về chủ tịch Hồ Chí Minh đẩy đủ và có giá trị đầu tiên tại Mĩ Vấn đề tuyên truyền, vận động quần chúng nói chung và truyền đơn cách mạng nói riêng được đề cập một cách gián tiếp qua các sự kiện, nhân vật lịch sử, những hoạt động của Hồ Chí Minh ở chương sáu
Luận án: “Nguyen Ai Quoc, the Comintern, and the Vietnamese Communist Movement 1919-1941” của Sophie Quinn-Judge (2001)
(The University of London, School of Oriental and African Studies) Luận án của tác giả là một tài liệu tham khảo có giá trị đối với chúng tôi khi kế thừa được nhiều tài liệu lưu trữ về những chỉ đạo của Quốc tế cộng sản đối với phong trào cách mạng, công tác tuyên truyền cách mạng ở Việt Nam và những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc đối với công tác tuyên truyền cách mạng thời kì 1919-1941
Luận án tiến sĩ của Robert James Hurle (2004): “Propaganda and the People: An examination of persuasion in the struggle for independence in Viet Nam to 1954” (Đại học Quốc gia Australia) tập
trung nghiên cứu về tuyên truyền cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954 Mặc dù luận án nghiên cứu về tuyên truyền cách mạng trong giai đoạn kháng chiến
Trang 1111
chống Pháp nhưng đây cũng là một tài liệu tham khảo quý đối với tác giả trong việc định hướng nghiên cứu và học tập cách tiếp cận nghiên cứu cũng như triển khai các vấn đề nghiên cứu
1.3 Nhận xét về kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết
Thông qua việc trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án nêu trên cho thấy truyền đơn là một vấn đề chưa được đi sâu nghiên cứu Mặc dù vậy, kết quả của các công trình nghiên cứu
đã mang lại những đóng góp quan trọng đối với quá trình thực hiện luận án của chúng tôi về tư liệu, phương pháp luận và làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc, các cuộc vận động dân tộc, dân chủ,
sự chuyển biến về tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trong luận án này, nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu, giải quyết những vấn đề sau: tổng quan tài liệu liên quan đến truyền đơn cách mạng trong giai đoạn 1930-1945; trình bày trình bày và phân tích bối cảnh lịch
sử, tình hình thế giới, tình hình Việt Nam trong những năm 1930-1945, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc sử dụng truyền đơn trong đấu tranh cách mạng; hình thức, nội dung của truyền đơn cách mạng; nhận xét về những đặc điểm, tính chất của truyền đơn cách mạng; đánh giá vai trò, đóng góp của truyền đơn cách mạng đối với phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam thời kì 1930-1945
Chương 2
TRUYỀN ĐƠN CÁCH MẠNG TRONG PHONG TRÀO DÂN TỘC, DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930-1935 2.1 Truyền đơn ở Việt Nam trước năm 1930
Truyền đơn trước năm 1930 bao gồm tất cả các truyền đơn do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt Cách mạng đảng, Việt Nam Quốc dân đảng, Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, …dưới sự chỉ đạo của các tổ chức ấn hành
Truyền đơn của các tổ chức yêu nước ở Việt Nam giai đoạn 1925-1929 mang nội dung truyền tải tôn chỉ, mục tiêu và đường lối
Trang 12cách mạng của các tổ chức, đảng phái đối với các phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân; Kêu gọi quần chúng tham gia tổ chức, đấu tranh đòi các quyền lợi thiết thực cho đời sống; tố cáo chính sách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai, đồng thời kêu gọi các tầng lớp nhân dân đoàn kết đấu tranh chống áp bức, phản đối chiến tranh, đánh đổ phong kiến và đế quốc thực dân để giành tự do, độc lập cho dân tộc
Truyền đơn trong những năm 1925-1929 còn mang nhiều hạn chế mang tính thời điểm lịch sử Các tổ chức yêu nước ở Việt Nam hoạt động tương đối độc lập, thậm chí cạnh tranh, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau vì thế nội dung truyền đơn thể hiện mục tiêu tranh đấu không thống nhất, hiệu quả tuyên truyền không cao
2.2 Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam giai đoạn 1930-1935
2.2.1 Tình hình thế giới và Việt Nam
Trong những năm 1929-1933, thế giới đã diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến các nước tư bản
Để giải quyết khủng hoảng, Pháp đã tìm mọi cách đẩy gánh nặng khủng hoảng sang các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp đã tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế, gây
ra khủng hoảng nặng nề về xã hội ở Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào cách mạng ở Việt Nam đã diễn ra mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng Trong cao trào cách mạng 1930 – 1931, sôi nổi và quyết liệt nhất là phong trào tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh với đỉnh cao là phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh
và sự thành lập chính quyền Xô viết
Thực dân Pháp đàn áp phong trào cách mạng quyết liệt, phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng tạm thời lắng xuống, đến giai đoạn 1932 – 1935, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương tuyên truyền, vận động khôi phục các cơ sở đảng, đồng thời tiếp tục lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh chống khủng bố của thực dân Pháp vạch ra Chương trình hành động của Đảng Đến đầu năm 1934, về cơ bản hệ thống tổ chức Đảng đã được khôi phục từ Trung ương đến các