1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945

191 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Truyền Đơn Cách Mạng Ở Việt Nam Từ Năm 1930 Đến Năm 1945
Tác giả Trương Thị Phương
Người hướng dẫn PGS.TS. Đinh Quang Hải, GS.TS. Phạm Hồng Tung
Trường học Học Viện Khoa Học Xã Hội
Chuyên ngành Lịch Sử Việt Nam
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ Sử Học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 191
Dung lượng 689,16 KB

Nội dung

Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 .

Trang 1

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS ĐINH QUANG HẢI

2 GS.TS PHẠM HỒNG TUNG

HÀ NỘI-năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

MỞ ĐẦU 5

1 Tính cấp thiết đề tài 5

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 7

2.1 Mục đích nghiên cứu 7

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

3.1 Đối tượng nghiên cứu 7

3.2 Phạm vi nghiên cứu 8

4 Cơ sở lý thuyết, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 9

4.1 Cơ sở lý thuyết 9

4.2 Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu 10

4.3 Nguồn tài liệu 12

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án 13

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 14

7 Cấu trúc của luận án 14

Chương 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 16

1.1 Khái niệm về truyền đơn cách mạng 16

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 21

1.2.1 Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam 21

1.2.2 Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài 32

1.3 Nhận xét về kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 37

Tiểu kết chương 1 39

Chương 2.TRUYỀN ĐƠN CÁCH MẠNG TRONG PHONG TRÀO DÂN TỘC, DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930-1935 40

2.1 Truyền đơn ở Việt Nam trước năm 1930 40

2.2 Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam giai đoạn 1930-1935 51

2.2.1 Tình hình thế giới và Việt Nam 51

Trang 3

2.2.2 Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương về việc sử dụng truyền đơn

54

2.3.3 Mục đích, đối tượng, hình thức, cách thức in ấn và phân phát của truyền đơn cách mạng 59 2.2.4 Nội dung của truyền đơn cách mạng 62

2.3 Thực dân Pháp đàn áp các hoạt động tuyên truyền và sử dụng truyền đơn trong đấu tranh cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương 78

Tiểu kết chương 2 81

Chương 3.TRUYỀN ĐƠN CÁCH MẠNG TRONG CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN SINH, DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936-1939 84 3.1 Bối cảnh lịch sử, chủ trương, chính sách của Đảng về vấn đề truyền đơn cách mạng 84

3.1.1 Bối cảnh lịch sử 84 3.1.2 Chủ trương của Đảng về công tác tuyên truyền và truyền đơn cách mạng .89

3.2 Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam 96

3.2.1 Mục đích, đối tượng, hình thức, cách thức in ấn và phân phát của truyền

96

3.2.2 Nội dung của truyền đơn cách mạng 98

3.3 Chính quyền thực dân Pháp đối phó với công tác tuyên truyền và sử dụng truyền đơn trong đấu tranh cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương 107

Tiểu kết chương 3 110

Chương 4 TRUYỀN ĐƠN CÁCH MẠNG TRONG QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA GIAI ĐOẠN 1939- 1945 113 4.1 Bối cảnh lịch sử, chủ trương, chính sách của Đảng về vấn đề truyền đơn cách mạng 113

4.1.1 Bối cảnh lịch sử 113 4.1.2 Chủ trương của Đảng về vấn đề tuyên truyền và truyền đơn cách mạng 116

4.2 Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam 123

4.2.1 Mục đích, đối tượng, hình thức, cách thức in ấn và phân phát của truyền

123

Trang 4

dung của truyền đơn cách mạng 128

4.3 Chính quyền Pháp, Nhật và tay sai đối phó với công tác tuyên truyền và hoạt động sử dụng truyền đơn trong đấu tranh cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương 139

Tiểu kết chương 4 144

Chương 5 NHẬN XÉT VỀ TRUYỀN ĐƠN CÁCH MẠNG TRONG PHONG TRÀO DÂN TỘC, DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945 147

5.1 Nhận xét về truyền đơn cách mạng 147

5.2 Những đóng góp của truyền đơn cách mạng đối với phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam 155

Tiểu kết chương 5 169

KẾT LUẬN 171

DANH MỤC CÁC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 174

TÀI LIỆU THAM KHẢO 175

PHỤ LỤC… 186

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858), nhân dân Việt Nam

đã không ngừng vùng dậy đấu tranh để giành độc lập, tự do, nhưng không đạt đượcthắng lợi do chưa tìm được con đường cách mạng đúng đắn Từ những năm 1930của thể kỷ XX, bối cảnh chính trị và xã hội ở thuộc địa thay đổi, phong trào giảiphóng dân tộc ở Việt Nam phát triển theo chiều hướng mới với sự ra đời của ĐảngCộng sản Việt Nam Tháng 2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập dựatrên sự hợp nhất của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam Đảng Cộng sản ra đời làmột bước ngoặt lịch sử, đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp vô sản, nắm lấy sứmệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộngsản và Hồ Chí Minh, phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam đã có nhiều khởisắc, đỉnh cao là cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, giành chính quyền vềtay nhân dân, thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước Dânchủ Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á

Trong suốt những năm tháng đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản ViệtNam luôn coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng Cách mạng muốn đi đếnthắng lợi nhất thiết phải có sự góp sức của quần chúng nhân dân lao động với độitiên phong là giai cấp vô sản Công tác cổ động, tuyên truyền đóng vai trò quantrọng đối với việc tập hợp quần chúng nhân dân đấu tranh dưới ngọn cờ lãnh đạocủa Đảng Tuyên truyền cách mạng có tổ chức, có kế hoạch đúng và chuyên cần làmột điều kiện quan trọng để thực hành các công tác của Đảng trong quần chúngthêm bền chặt

Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành xây dựng lực lượng cách mạng, đoànkết toàn dân thông qua các hình thức tuyên truyền cách mạng linh hoạt, phù hợpvới hoàn cảnh lịch sử ở từng giai đoạn: Báo chí, truyền đơn, tranh cổ động, tuyêntruyền diễn thuyết…, trong đó, truyền đơn cách mạng là một thứ vũ khí sắc bén,công cụ đắc lực cho công tác tuyên truyền cách mạng của Đảng Cộng sản ViệtNam

Cùng với báo chí, truyền đơn đóng vai trò tuyên truyền rất quan trọng, trởnên khá phổ biến ở nửa sau thế kỉ XIX, trong các tuyên truyền, vận động chính trịtại một số nước Châu Âu Hình thức ban đầu của truyền đơn là những tờ giấy khổnhỏ, dễ phát tán, tung dải trên đường phố và những nơi đông người Với ý nghĩanhư vậy,

Trang 6

truyền đơn đã được du nhập vào thực tiễn vận động chính trị, xã hội ở Việt Namthời cận đại như một sản phẩm của văn hoá chính trị của phương Tây Người ViệtNam đã học chính cách tuyên truyền, vận đông, sử dụng truyền đơn của các nướcthực dân vào cuộc vận động vì độc lập dân tộc của mình.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất coitrọng việc sử dụng truyền đơn cách mạng nhằm nâng cao nhận thức của quầnchúng nhân dân đối với mục tiêu của phong trào cách mạng, giúp hình thành vàcủng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đấu tranh gian khổchống thực dân, phong kiến, đem lại quyền lợi và độc lập tự do cho nhân dân.Truyền đơn cách mạng có tính chất như một biện pháp uốn nắn những nhận thứclệch lạc, đấu tranh với những quan điểm sai lầm, bảo vệ nền tảng tư tưởng củaĐảng, thống nhất những mục tiêu đấu tranh chung, chống lại những thủ đoạn lừabịp, mị dân của chính quyền thực dân

Thông qua những đóng góp của truyền đơn đối với phong trào cách mạngtrong những năm 1930-1945 đã chứng tỏ sự thành công trong công tác tuyêntruyền cách mạng, cũng như khẳng định vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam với

tư cách là lực lượng tiên phong, nắm vai trò lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Việt Nam

đi đến thắng lợi cuối cùng

Như vậy, để có thể tìm hiểu lịch sử cuộc vận động cách mạng ở Việt Nammột cách cặn kẽ, giàu tính thực tiễn thì truyền đơn từ lâu đã trở thành đối tượngnghiên cứu của các công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam Cận, Hiện đại Tuynhiên, cho đến nay, phần lớn các công trình nghiên cứu đều không đặt truyền đơn

là một đối tượng nghiên cứu chuyên biệt, chưa có công trình nào nghiên cứu mộtcách chuyên sâu, toàn diện, có hệ thống về truyền đơn cách mạng của Đảng Cộngsản Việt Nam trong những năm 1930-1945 Do đó, chúng tôi chọn nghiên cứu vềtruyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 nhằm góp phầnhiểu thêm về chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam với việc sử dụng truyềnđơn trong đấu tranh cách mạng, hình thức và nội dung của truyền đơn, qua đó rút

ra những nhận xét về truyền đơn cách mạng với phong trào dân tộc, dân chủ ở ViệtNam thời kì trên

Mặc dù, trong xã hội hiện nay với sự xuất hiện của internet, truyền thông đaphương tiện: tivi, báo hình, báo nói, báo điện tử thì các loại hình tuyên truyền,trong đó có truyền đơn dường như đã trở nên lạc hậu Tuy nhiên, trong những điều

Trang 7

kiện nhất định, truyền đơn vẫn xuất hiện trong các cuộc vận động của một số tổchức xã hội, vận động về tôn giáo Điều đó cho thấy truyền đơn vẫn tồn tại và cóchỗ đứng riêng của trong thực tiễn chính trị xã hội ở Việt Nam và các nước trênthế giới Vì thế, việc nghiên cứu về truyền đơn càng trở nên cần thiết.

Đó chính là những cơ sở lý luận và thực tiễn để chúng tôi chọn vấn đề

“Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945” làm đề tài

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung vào các nhiệm vụ sau:

- Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu;

- Trình bày bối cảnh quốc tế, tình hình Việt Nam và chủ trương của ĐảngCộng sản Đông Dương đối với công tác tuyên truyền và truyền đơn cách mạng

- Tập trung nghiên cứu, phân tích làm rõ hình thức và nội dung của truyềnđơn cách mạng từ năm 1930 đến năm 1945 qua các giai đoạn 1930-1935, 1936-

1939, 1939-1945

- Đưa ra những nhận xét về truyền đơn cách mạng và những đóng góp củatruyền đơn cách mạng đối với phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam thời kỳ1930- 1945

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945

Trang 8

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về phạm vi thời gian: Phạm vi nghiên cứu của luận án được giới hạn từ năm

1930 đến năm 1945 Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, Đảng đãnhận thức rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền cách mạng và đề ra nhữngchủ trương về tuyên truyền cách mạng nói chung và việc sử dụng truyền đơn trongđấu tranh cách mạng nói riêng Mốc năm 1945 đánh dấu thắng lợi của Cách mạngtháng Tám năm 1945

Để làm rõ quá trình phát triển của truyền đơn cách mạng, chúng tôi phânchia khung phạm vi thời gian nghiên cứu thành ba giai đoạn: 1930-1935, 1936-

1939 và 1939-1945, tương ứng với từng giai đoạn lịch sử, cũng như những thayđổi về chủ trương, khẩu hiệu đấu tranh của Đảng qua từng thời kỳ cách mạng

Ngoài ra trong nghiên cứu, chúng tôi cũng mở rộng nghiên cứu thêm về giaiđoạn lịch sử trước và sau khung phạm vi thời gian 1930-1945

Về phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu truyền đơn cách mạng trên

phạm vi không gian của cả Việt Nam bao gồm cả ba Kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ vàNam Kỳ

Về phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu về truyền

đơn của Đảng Cộng sản Việt Nam (sau là Đảng Cộng sản Đông Dương) và các tổchức quần chúng được tổ chức, hoạt động dưới sự chỉ đạo của Đảng Để giải thích

lí do luận án chỉ nghiên cứu về truyền đơn của Đảng, trước hết chúng tôi muốn làm

rõ nội hàm của cụm từ “cách mạng” Cách mạng là tính từ để chỉ tính chất loạitruyền đơn mà chúng tôi nghiên cứu trong luận án Cách mạng là thay cũ đổi mới,cách mạng xã hội là chuyển từ hình thái xã hội này sang hình thái xã hội khác.Trong bối cảnh của lịch sử Việt Nam Cận đại, cách mạng được hiểu là giải quyếtnhững mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộcViệt Nam với thực dân Pháp và các thế lực ngoại xâm khác; các mâu thuẫn giaicấp khác, tiêu biểu là nông dân với địa chủ, công nhân với tư sản Chính vì vậy,cuộc cách mạng ở Việt Nam thời Cận đại được gọi là cuộc cách mạng dân tộc vàdân chủ Mọi tổ chức, phong trào đấu tranh hướng đến mục tiêu dân tộc và dân chủđều được coi là cách mạng Đứng trong hàng ngũ tổ chức, lực lượng cách mạngnày bộ phận lớn nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam (sau là Đảng Cộng sản ĐôngDương) và các tổ chức quần chúng do Đảng lãnh đạo, bên cạnh đó còn có một số

tổ chức cách mạng hướng đến mục tiêu dân tộc, dân chủ như: Việt Nam Quốc dânĐảng, Đại Việt Quốc dân Đảng (Đảng Đại Việt), Việt Nam phục quốc Đồng minhHội, Đại việt Quốc gia liên minh… tuy

Trang 9

khác nhau về tôn chỉ và đường lối và phương pháp hành động nhưng họ đều hướngđến mục tiêu giải quyết nhiệm vụ dân tộc, dân chủ, họ đều là những tổ chức cáchmạng theo những cách khác nhau tùy theo quan điểm chính trị Chúng tôi xem xéttoàn bộ những tổ chức đều phấn đấu vì nhiệm vụ dân tộc, dân chủ ở Việt Nam thờicận đại, tuy nhiên, luận án chỉ tập trung nghiên cứu truyền đơn của Đảng Cộng sảnViệt Nam và các tổ chức quần chúng do Đảng lãnh đạo mà không nghiên cứu các

tổ chức khác vì trong quá trình thu thập tài liệu, phỏng vấn nhân chứng, khảo sátthực tế, bản thân nghiên cứu sinh không phát hiện truyền đơn của các tổ chứckhác; khi tiếp cận những tài liệu, kế thừa các công trình nghiên cứu của người đitrước ở trong nước và ngoài nước, các học giả cũng đều đi đến nhận định thốngnhất rằng hầu như không phát hiện được truyền đơn của những tổ chức cách mạngkhác ngoài Đảng Ngay cả Đảng Lập hiến ở Nam Kỳ hoạt động rất mạnh mẽ trongthời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương nhưng cũng không sử dụng truyền đơn

4 Cơ sở lý thuyết, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

4.1 Cơ sở lý thuyết

Luận án “Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945”thuộc chuyên ngành Lịch sử Việt Nam được thực hiện dựa trên các lý thuyết cơ bảncủa Sử học, đảm bảo nguyên tắc tôn trọng sự thực lịch sử khách quan Vấn đềtruyền đơn cách mạng được nhận thức theo nguyên tắc trung thực, khách quan, toàndiện, cụ thể Nghiên cứu truyền đơn phải dựa trên các nguồn sử liệu thu thập được,khai thác thông tin, phê phán sử liệu, khai thác tối đa các nguồn thông tin Tuynhiên, lịch sử luôn luôn là kết quả tương tác giữa người nghiên cứu với đối tượngnghiên cứu: sử liệu, là cuộc đối thoại giữa hiện tại và quá khứ Theo tinh thần nhưvậy, chúng tôi cố gắng trình bày lịch sử truyền đơn trong thực tiễn vận động cáchmạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 từ tiếp cận đa chiều và liên ngành.Mỗi loại truyền đơn đều được tiếp cận cả chiều cạnh lịch đại và đồng đại Lịch đạicho thấy quá trình du nhập truyền đơn từ phương Tây vào Việt Nam, được vậndụng như thế nào bởi Đảng Cộng sản Đông Dương, lịch đại còn thể hiện số lượng,hình thức, nội dung, mục tiêu đấu tranh trong từng giai đoạn, thể hiện được đến đâu

so với Nghị quyết của Đảng Tiếp cận đồng đại để thấy sự khác biệt giữa phạm viphân phát truyền đơn giữa nông thôn và thành thị, giữa Bắc Kỳ - Trung Kỳ - Nam

Kỳ Truyền đơn là một bộ phận của công tác tuyên truyền trong thực tiễn vận độngchính trị, xã hội cho nên nó vừa là đối tượng

Trang 10

nghiên cứu của lịch sử vừa là đối tượng nghiên cứu của khoa học chính trị Cho nên,luận án được xây dựng trên cơ sở tiếp cận liên ngành giữa sử học và khoa học chínhtrị.

Để triển khai được luận án, cần phải hiểu chính xác về nội hàm của kháiniệm truyền đơn cách mạng Truyền đơn tuyên truyền cho mục đích, tôn chỉ, đườnglối của Đảng Cộng sản, kêu gọi quần chúng nhân dân đấu tranh cho sự nghiệp giảiphóng dân tộc Những năm 1930 – 1945, truyền đơn cách mạng có vai trò đặc biệtquan trọng đối với công tác tuyên truyền, vận động quần chúng của Đảng Cộng sảnViệt Nam (từ tháng 10-1930 đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương) do có đặcđiểm nhỏ, gọn, dễ đọc, dễ nhớ, dễ hiểu, hiệu quả tuyên truyền cao

Căn cứ theo nội hàm của khái niệm truyền đơn cách mạng, luận án cần làm rõcác câu hỏi nghiên cứu sau:

1 Truyền đơn là gì? Những yếu tố tác động đến sự ra đời của truyền đơncách mạng?

2 Hình thức và nội dung của truyền đơn cách mạng?

3 Đặc điểm, tính chất, những đóng góp của truyền đơn cách mạng đối vớiphong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1930-1945 như thế nào?

- Về hướng tiếp cận: Nghiên cứu về truyền đơn cách mạng chúng tôi xác

định phương pháp tiếp cận liên ngành Sử học và Khoa học Chính trị

4.2 Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu

4.2.1 Phương pháp luận:

Để thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp luận duy vật biệnchứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin; vận dụng đường lối, quan điểmcủa Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ trương, đường lốicách mạng trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng trong đấu tranh cáchmạng

4.2.2 Phương pháp nghiên cứu:

Nhằm đạt được mục đích đề ra, phương pháp lịch sử và phương pháp logic

là hai phương pháp chủ đạo đã được chúng tôi sử dụng trong quá trình làm luận án

Phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm tái hiện trung thực bức tranh quá

khứ của truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 theo đúngtrình tự thời gian và không gian như nó đã từng diễn ra (quá trình ra đời, phát triển

về hình thức, nội dung, những đóng góp của truyền đơn đối với phong trào dân tộc,dân chủ ở Việt Nam qua từng giai đoạn) Thông qua các nguồn tư liệu để nghiêncứu

Trang 11

và phục dựng đầy đủ các điều kiện hình thành, quá trình ra đời, phát triển truyềnđơn cách mạng, đồng thời đặt quá trình phát triển đó trong mối quan hệ tác độngqua lại với các nhân tố liên quan khác trong suốt quá trình vận động cách mạng ởViệt Nam giai đoạn này.

Phương pháp logic nhằm đi sâu tìm hiểu bản chất, quy luật vận động và

phát triển của truyền đơn cách mạng; bước đầu đưa ra các luận điểm trong luận án;đánh giá vai trò, tác dụng của truyền đơn cách mạng đối với phong trào cách mạngViệt Nam thời kì 1930-1945

Phương pháp so sánh:

Phương pháp so sánh hỗ trợ đề tài trong việc nghiên cứu, so sánh để thấyđược những đặc điểm giống, khác nhau của truyền đơn cách mạng trong từng giaiđoạn: trước năm 1930, 1930-1935, 1936-1939, 1939-1945

Phương pháp phân tích và tổng hợp: Từ những tài liệu gốc tác giả đã thu

thập được tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, II, Cục Lưu trữ Văn phòng Trungương Đảng, Thư viện Viện Lịch sử Đảng, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và nguồn tàiliệu thứ cấp, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp để xử lý nguồntài liệu một cách khách quan, nghiêm túc Trên cơ sở đó, tác giả tổng hợp thànhnguồn tư liệu chính thức để trả lời cầu hỏi nghiên cứu của đề tài về các yếu tố tácđộng đến truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945? Truyềnđơn cách mạng ở Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 như thế nào?

Phương pháp thống kê: Được sử dụng để thống kê truyền đơn cách mạng ở

Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945: số lượng truyền đơn cách mạng nói chung;các loại hình truyền đơn cụ thể

Phương pháp chuyên gia: Được sử dụng nhằm tranh thủ những ý kiến đóng

góp của những nhà nghiên cứu chuyên sâu về công tác tư tưởng, tuyên truyền cáchmạng nói chung và truyền đơn cách mạng nói riêng

Phương pháp phỏng vấn (Phỏng vấn nhân chứng và chuyên gia): Đây là

phương pháp quan trọng cần thực hiện để trả lời câu hỏi nghiên cứu của luận án, từ

đó có thể đối chiếu, so sánh một cách chính xác hơn nhưng thông tin thu thập từcác nguồn tài liệu sơ cấp và thứ cấp liên quan đến luận án Chúng tôi đã tiến hànhthu thập ý kiến của nhân chứng về những sự kiện lịch lịch sử liên quan đến truyềnđơn cách mạng ở Việt Nam

Trang 12

4.3 Nguồn tài liệu

Luận án này dựa trên các nguồn tư liệu sau đây:

Tài liệu gốc bao gồm toàn bộ những truyền đơn, áp phích, các văn bản, giấy

tờ của chính quyền thực dân Pháp và của quân đội, chính phủ Nhật Bản; các vănkiện, tài liệu tuyên truyền của Đảng Cộng sản Đông Dương và các tổ chức thuộcĐảng, … Hiện nay, phần lớn các tài liệu này được bảo quản tại các kho lưu trữ, cáctrung tâm lưu trữ hay phòng tư liệu ở trong và ngoài nước Có thể kể đến một sốkho lưu trữ hay trung tâm thư viện, tư liệu quan trọng ở Việt Nam như: Trung tâmLưu trữ Quốc gia I, II là nơi lưu giữ phần lớn các tài liệu về thời kỳ cận đại nóichung và truyền đơn cách mạng nói riêng, với rất nhiều tài liệu có giá trị đặc biệt:truyền đơn, áp phích, các công văn của chính quyền thực dân về việc bắt giữtruyền đơn…; Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng lại là nơi lưu giữ nhiềutài liệu quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh và Mặttrận Việt Minh, trong đó có hơn 500 truyền đơn cách mạng của thời kì 1925-1945;Phòng tư liệu của Viện Lịch sử Đảng, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sửQuốc gia, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh… cũng là những nơi có nhiều tài liệu sơcấp quý giá về tuyên truyền, truyền đơn cách mạng Ngoài ra, chúng tôi còn tiếpcận được một số truyền đơn của Quốc tế cộng sản viết bằng tiếng Việt cho nhândân Đông Dương và một số tài liệu liên quan tại trang web của Lưu trữ Liên bangNga

Để phục vụ cho công việc nghiên cứu, đã có một số tài liệu gốc đã được sưu

tầm, tập hợp và xuất bản như: Hai cuốn sách: Truyền đơn cách mạng trước tháng 9

năm 1945 do Bảo tàng cách mạng Việt Nam xuất bản năm 2004 tại Nhà xuất bản

Chính trị Quốc gia; Tuyên truyền cách mạng trước năm 1945 của Cục Lưu trữ Nhà

nước, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I xuất bản năm 2001, đã sưu tầm và hệ thống lạicác truyền đơn và tài liệu tuyên truyền hiện đang lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốcgia và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I trong đó có cả những truyền đơn lưu trữ tạiTrung tâm Lưu trữ hải ngoại Pháp; Văn kiện Đảng,

Nguồn tài liệu báo chí: Trên một số tờ báo công khai trong những năm

1930- 1945 có đăng tin tức về truyền đơn cách mạng, việc bắt giữ truyền đơn,người in ấn, phát tán truyền đơn, hay những phiên toà xét xử những người rảitruyền đơn Đây là nguồn tài liệu gián tiếp nhưng rất quan trọng cho thấy hiệuứng của tuyên truyền có hiệu quả ngay cả đối với những tờ báo công khai đượcchính quyền thực dân kiểm duyệt

Trang 13

Nhóm sử liệu thứ cấp dưới dạng hồi kí, hồi tưởng, phát biểu trong các cuộcphỏng vấn… của các nhân chứng lịch sử có liên quan đến cuộc cách mạng nóichung và truyền đơn cách mạng thời kì 1930-1945 nói riêng đã được công bố, bổsung vào nguồn tư liệu sơ cấp mang lại nhiêu thông tin quan trọng đối với quátrình nghiên cứu của chúng tôi Tuy nhiên, nguồn tài liệu này cần được kiểmchứng, phê phán sử liệu cẩn trọng để tránh ảnh hưởng từ cái nhìn chủ quan của các

cá nhân khác nhau

Luận án còn tham khảo các công trình, bài viết có liên quan đến nội dungnghiên cứu, các công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam giai đoạn Cận đại, giaiđoạn 1930- 1945, các công trình mang tính thông sử; các luận án tiến sĩ, luận vănthạc sĩ có nội dung liên quan đến vấn đề luận án nghiên cứu làm tài liệu tham khảo

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số truyền đơn, tài liệu liên quan đến truyềnđơn trong bộ sưu tập tư liệu của một số cá nhân và được cho phép sử dụng trong luận

án như: Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khoan, anh Trịnh Anh Minh, Tiến sĩ Trần XuânTrí

Tài liệu điền dã, phỏng vấn nhân chứng lịch sử: Trong quá trình thực hiện

luận án, chúng tôi còn tiến hành phỏng vấn một số nhân chứng cách mạng thời kìtiền khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám để tập hợp thêm tư liệu cho đề tài nghiêncứu

Tuy nhiên, trong quá trình thu thập tài liệu, do hạn chế về khoảng cách địa

lý, kinh phí chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận và khai thác cácnguồn sử liệu được lưu trữ ở nước ngoài như: Pháp, Trung Quốc, Thái Lan, NhậtBản, Nga

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Đóng góp về cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu: Luận án được xây dựngtrên cơ sở tiếp cận liên ngành phối hợp với các phương pháp nghiên cứu của khoahọc lịch sử và khoa học chính trị

Đóng góp về sử liệu: Luận án đã hệ thống tài liệu, đặc biệt là tài liệu gốc từnhiều nơi, nhiều nguồn khác nhau liên quan đến truyền đơn cách mạng trong nhữngnăm 1930-1945; hệ thống hóa những quan điểm, chủ trương, chính sách của ĐảngCộng sản Việt Nam về sử dụng truyền đơn trong đấu tranh cách mạng

Đóng góp về mặt nội dung: Phục dựng lại bức tranh tổng thể về truyền đơncách mạng ở Việt Nam trong những năm 1930 – 1945 cả về hình thức lẫn nội dung ;đưa ra những nhận xét về truyền đơn cách mạng; đánh giá vai trò, đóng góp củatruyền đơn

Trang 14

cách mạng đối với phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả cóliên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấuthành 5 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan đếnluận án

Chương 2: Truyền đơn cách mạng trong phong trào giải phóng dân tộc ởViệt Nam giai đoạn 1930-1935

Trang 15

Chương 3: Truyền đơn cách mạng trong cuộc vận động dân sinh, dân chủ ở Việt Nam giai đoạn 1936-1939

Chương 4: Truyền đơn cách mạng trong quá trình vận động cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám giai đoạn 1939-1945

Chương 5: Nhận xét về truyền đơn cách mạng trong phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945

Trang 16

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 Khái niệm về truyền đơn cách mạng

Truyền đơn là một loại hình tài liệu tuyên truyền mang nội dung tuyên truyềnchính trị có nguồn gốc từ các nước phương Tây, ra đời từ trong thực tiễn đời sốngchính trị xã hội Có thể nói, truyền đơn ra đời và tồn tại gắn với lịch sử chính trị xã hội

ở các nước phương Tây nhất là sau khi các đảng phái chính trị ra đời và lãnh đạo cáccuộc đấu tranh giai cấp, những cuộc vận động xã hội ở Pháp và một số nước Châu Âuthời cận đại, khi chủ nghĩa tư bản đã hình thành Đảng phái chính trị muốn tồn tại vàphát triển, tranh cử phải vận động lực lượng, tuyên truyền cho chủ trương, chính sáchcủa mình, đem những thông điệp ấy đến với các tầng lớp nhân dân Cùng với báo chí,truyền đơn mang lại hiệu quả tuyên truyền lớn, thậm chí còn chiếm ưu thế hơn.Truyền đơn là tài liệu tuyên truyền có khổ nhỏ, thường được viết tay hoặc in hàng loạtvới số lượng lớn, phân phát cho người qua đường, tung rải trên đường phố, dán lêncác bảng thông tin hoặc phát ở những nơi đang diễn ra sự kiện Chính vì vậy, truyềnđơn đã trở nên phổ biến ở phương Tây từ thế kỉ XIX

Sau khi Pháp xâm lược Việt Nam, cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam

đã xuất hiện hình thái kinh tế - xã hội mới, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt: mâuthuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa công nhân với tư sản, giữa toàn thể dân tộc ViệtNam với chính quyền thực dân, phong kiến Theo quy luật phát triển, có mâu thuẫn,

có áp bức sẽ có đấu tranh Đầu thế kỉ XX, phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam cónhững bước phát triển mới với sự du nhập của chủ nghĩa Mác – Lênin, sự ra đời củamột số tổ chức chính trị yêu nước Sự du nhập việc sử dụng truyền đơn trong tuyêntruyền, vận động từ các nước phương Tây vào Việt Nam bắt đầu từ thời điểm trên.Những nhà yêu nước ở Việt Nam đã học chính cách sử dụng truyền đơn của phươngTây để phục vụ cho hoạt động tuyên truyền của các tổ chức chính trị vì truyền đơnmang thông điệp ngắn gọn, trực diện, trực tiếp từ người phát tin đến người nhận thôngtin là các tầng lớp nhân dân

Trang 17

Truyền đơn là một hình thức tuyên truyền, một kênh thông tin kết nối giữangười phát tin là các nhóm, đảng phái lãnh đạo với người nhận tin là quảng đại quầnchúng nhân dân

Trong lịch sử Việt Nam, trước thời kì cận đại, truyền đơn chưa bao giờ xuấthiện, nhưng chúng ta đều được nghe nhưng câu chuyện mang tính chất truyền thuyếtdân gian, sấm truyền… để tuyên truyền khi Lý Công Uẩn lên ngôi đã có hiện tượngsét đánh vào cây gạo, tại chỗ sét đánh trên thân cây có bài thơ sấm tiên đoán việc nhà

Lê mất, nhà Lý thay thế nhà Lê như thiên mệnh [98, tr.113]; câu chuyện trong cuộckhởi nghĩa Lam Sơn, đã có người đưa ra sáng kiến dùng mỡ viết lên lá cây dòng chữ

“Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” [108, tr.110] để cho kiến ăn mỡ đó, đục thànhchữ, khi lá rơi xuống suối trôi đi khắp nơi, người dân nhặt được sẽ cho rằng việc LêLợi lên làm vua, Nguyễn Trãi làm quan là mệnh trời, sự báo hiệu của lãnh tụ mới,tăng thêm niềm tin của nhân dân vào cuộc khởi nghĩa… Như vậy, trong không gianvăn hóa chính trị Việt Nam truyền thống không có truyền đơn bằng chữ viết nhưngngười Việt đã sáng tạo ra những hình thức khác nhau để truyền thông điệp về chínhtrị, xã hội, đặc biệt là hình thức truyền miệng Trong thực tiễn tuyên truyền, vận độngchính trị xã hội Việt Nam cận hiện đại, các hình thức tuyên truyền truyền thống vàhiện đại như sách, báo, diễn thuyết, hội họp… không loại trừ nhau

Trong số các hình thức tuyên truyền đã nêu ở trên, mỗi kênh tuyên truyền lại

có lợi thế riêng, ví dụ như diễn thuyết, hội họp thì người diễn thuyết diễn giải vàngười nghe có tương tác trực tiếp, thậm chí có cả tranh luận nên có tính thuyết phụccao nhưng lại dễ “tam sao thất bản”, bị hạn chế thời gian diễn ra cũng như số lượngngười tham gia nên tuyên truyền khó lan tỏa, không sâu rộng, bền vững, việc kết hợptruyền đơn với tuyên truyền trực tiếp sẽ mang lại hiệu quả cao hơn; tuyên truyền bằngsách, báo đóng vai trò rất quan trọng, có thể truyền đạt được những thông tin có tínhchất hệ thống, chiều sâu lý luận khiến cho người tiếp nhận thông tin hiểu biết vấn đềtuyên truyền một cách sâu sắc, cụ thể nhưng lại chỉ phù hợp với một số đối tượng nhấtđịnh, đó là những người có trình độ, có thời gian, có nền tảng tri thức để hiểu tiếp cậnthông tin ở mức độ cao như vậy, vì khó đến tay quảng đại quần chúng nên không trởthành những bản chỉ dẫn hành động thực tiễn trong đời sống hoạt động cách mạng.Truyền đơn bằng chữ viết ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, đi trực tiếp vào mục tiêu tuyêntruyền, có sức lan tỏa

Trang 18

mạnh, đến với nhiều đối tượng cùng lúc Cùng là tài liệu tuyên truyền nhưng truyềnđơn tự phân biệt với báo chí, báo chí là tài liệu tuyên truyền hiệu quả có dung lượnglớn, giải thích được cặn kẽ, thấu đáo các vấn đề đối với đối tượng tuyên truyền nhưngbáo phải là ấn phẩm định kỳ, có tòa soạn, nội dung phải đầy đủ, hệ thống, trong khi

đó, truyền đơn với khổ nhỏ, không định kỳ, không giải thích được cặn kẽ các nội dungnhưng lại dễ đọc, dễ nhớ, dễ in ấn và tán phát với số lượng lớn Cho nên, truyền đơn

có vai trò rất quan trọng, vừa có ưu điểm chung của các kênh tuyên truyền khác là kếtnốt giữa các tổ chức chính trị (cụ thể ở đây là Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổchức quần chúng của Đảng) với quần chúng nhân dân để phổ biến, tuyên truyền tônchỉ, mục tiêu, lý tưởng tranh đấu, hướng đến mục tiêu cách mạng, giống như viên đạnvạch đường: đả đảo đế quốc Pháp, Việt Nam độc lập muôn năm, thực hiện chuyênchính vô sản, người cày có ruộng…; đưa ra những mục tiêu cụ thể đối với từng đốitượng, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân: tăng lương, giảm giờ làm; giảm sưuthuế,…; hướng dẫn quần chúng nhân dân đấu tranh Sau khi truyền đơn được phânphát, quần chúng nhân dân có thể lưu lại giúp họ luôn luôn nhớ đến tôn chỉ, mục tiêu

và phương pháp đấu tranh cách mạng, vì thế giá trị định hướng, hướng dẫn hành độngcao hơn tuyên truyền miệng Ngoài ra, vì tồn tại dưới dạng văn bản nên truyền đơn cóthể truyền từ người này qua người khác vừa mang tính thuyết phục lại vừa tăng khảnăng lan tỏa nội dung tuyên truyền

Một hình thức khác của truyền đơn là áp phích, áp phích khổ to, đôi khi kèmhình vẽ, tranh biếm họa, tranh cổ động… chủ yếu được dán tại những nơi công cộng,nhiều người qua lại Trong luận án này, chúng tôi xin phép được gộp chung các tàiliệu trên là một dạng truyền đơn vì tính chất ngắn gọn, thông điệp trực tiếp

Như vậy, truyền đơn là một tài liệu tuyên truyền dạng văn bản ngắn gọn cả vềnội dung và hình thức do các cá nhân hoặc tổ chức chính trị phát hành nhằm truyềnđạt những thông tin trực tiếp đến quảng đại quần chúng nhân dân nhằm làm cho họhiểu được mục đích của phong trào cách mạng, mục tiêu tranh đấu cụ thể trong từngthời kì, đồng thời hướng dẫn quần chúng phương thức tổ chức đấu tranh Truyền đơncách mạng ở Việt Nam là tài liệu tuyên truyền cho các chủ trương, đường lối cáchmạng của Đảng Cộng sản Việt Nam với mục đích kêu gọi, tập hợp, tổ chức, hướngdẫn quần chúng nhân dân tham gia phong trào cách mạng, đấu tranh để giải phóng dântộc

Trang 19

Định nghĩa về truyền đơn trên đây được chúng tôi đưa ra trên cơ sở thu thập tàiliệu, khảo sát thực tế nhằm sử dụng trong phạm vi khuôn khổ của luận án.

Truyền đơn có nhiều kích thước khác nhau nhưng cấu trúc cơ bản bao gồm baphần Tuy nhiên, một số truyền đơn có cấu trúc đặc biệt khuyết thiếu phần mở đầuhoặc phần tổ chức phát hành, thậm chí chỉ có phần nội dung

Phần đầu tiên thể hiện đối tượng tuyên truyền, vận động của truyền đơn hướngđến: Hỡi anh chị em lao động, hỡi anh em binh lính, hỡi anh em dân cày… Trongtừng giai đoạn lịch sử, đối tượng tuyên truyền, vận động quần chúng của Đảng lạikhác nhau, ví dụ trong giai đoạn trước thành lập Đảng đến những năm 1935, đốitượng của truyền đơn đa phần là giai cấp công nhân, nông dân, binh lính mà không cócác tầng lớp khác như phú hào, thân sĩ nhưng đến giai đoạn 1936-1939, đối tượngtuyên truyền lại mở rộng hơn, chi tiết hơn: anh em lái xe, người trồng thuốc, phụ nữ,hỡi quần chúng lao động bị áp bức…; giai đoạn 1939-1945, đối tượng tuyên truyền lạivừa chi tiết: công nhân, nông dân, binh lính, thân hào, địa chủ… vừa tổng hợp: hỡiquần chúng, hỡi đồng bào…

Phần nội dung, truyền đơn tuyên truyền tôn chỉ, đường lối, chiến lược cáchmạng; vạch ra mục tiêu tranh đấu cụ thể cho cách mạng trong từng giai đoạn; hướngdẫn, tổ chức quần chúng nhân dân đấu tranh

Phần tên tổ chức phát hành để phân biệt với các tài liệu của tổ chức khác Tuynhiên, do công tác bí mật nên một số truyền đơn khuyết thiếu phần thứ 3, nhưng lại cónhiều truyền đơn có đầy đủ cả tên tổ chức phát hành, địa chỉ in, thành phần tham giasoạn thảo (truyền đơn ủng hộ Đông Dương Đại hội của các ủy ban hành động) Dướiđây là một số ví dụ:

Trang 20

Truyền đơn kêu gọi tham gia Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương

Truyền đơn kỷ niệm ngày 1-5-1931

Nguồn: Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, Phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ

Truyền đơn kêu gọi quần chúng chống thực dân, phong kiến, chống phát xít

Nguồn: Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Trang 21

Truyền đơn kêu gọi ủng hộ Đông Dương Đại hội của Ủy ban hành động Chợ Mới

Nguồn: Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, Phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.2.1 Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Cho đến nay vấn đề truyền đơn cách mạng là một nội dung nhỏ về lịch sử cận

- hiện đại Việt Nam chưa nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các họcgiả Các ấn phẩm đã xuất bản có liên quan về vấn đề này không nhiều, hoặc cũngchỉ mới đề cập đến một số khía cạnh theo hướng quan tâm của một số tác giả,không đặt truyền đơn là đối tượng nghiên cứu chuyên biệt mà chỉ coi nó như làmột phương

Trang 22

tiện tuyên truyền của Đảng trong từng giai đoạn lịch sử Chúng tôi phân chia thànhcác nhóm công trình nghiên cứu sau:

- Nhóm các nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, lịch sử Đảng có đề cập đến công

tác tuyên truyền, vận động quần chúng của Đảng Cộng sản Đông Dương giai đoạn 1930-1945

“Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế, tập 1 (1930 - 1945)” Ban Chấp hành

Đảng bộ Thừa Thiên Huế (1995), (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội) đã góp phầnkhắc họa rõ nét bức tranh toàn cảnh về quá trình Đảng bộ Thừa Thiên Huế và quầnchúng nhân dân lao động đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộngsản Đông Dương, chuẩn bị tiến hành Cách mạng tháng Tám giành chính quyềnnăm 1945; quá trình “Việt Minh hóa” – hiệu quả của công tác tuyên truyền cáchmạng của Đảng là nhiều giai cấp, tầng lớp nhân dân tham gia vào Mặt trận ViệtMinh tạo nên những đóng góp lớn đối với phong trào khởi nghĩa giành chínhquyền ở Huế Đây là một công trình khảo cứu toàn diện về Đảng bộ Thừa ThiênHuế giai đoạn 1930 – 1945

Tập thể tác giả Viện Lịch sử quân sự Việt Nam đã thể hiện thực tiễn chânthực và sinh động hoạt động quân sự trong những năm 1897 – 1945 ở Việt Nam

trong công trình: “Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 9” (2000) (Nhà xuất bản Chính

trị Quốc gia) Các tác giả đã giới thiệu các hoạt động quân sự chống quân xâmlược kéo dài trong gần 50 năm, bắt đầu từ năm 1897 đến 1945 gồm: Đấu tranhquân sự giai đoạn 1897-1930; sự hình thành tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, đườnglối quân sự của Đảng và những hoạt động vũ trang đầu tiên (1930-1939); chuyểnhướng chiến lược của Đảng, phát triển đấu tranh quân sự, tích cực chuẩn bị khởinghĩa giành chính quyền (1939-1945); đấu tranh vũ trang trong cao trào tiền khởinghĩa (9/3-13- 8-1945) và đấu tranh vũ trang trong tổng khởi nghĩa tháng Tám

1945 Công tác tuyên truyền, vận động cách mạng được nhắc đến thông qua chủtrương đấu tranh, những chuyển hướng chiến lược trong đấu tranh cách mạng củaĐảng

Cuốn “Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội (1930 - 2000)” của Ban Chấp

hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2004) (Nhà xuất bản Hà Nội) với dung lượnghơn 885 trang được chia làm 4 phần: Hà Nội thời dựng Đảng; Đảng bộ Hà Nộilãnh đạo nhân

Trang 23

dân đấu tranh giành chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược(1930- 1954); Lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ thủ đô xã hội chủ nghĩa, gópphần đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, giải phóng miềnNam, thống nhất đất nước (1954- 1975); Lãnh đạo nhân dân tiếp tục xây dựng vàbảo vệ thủ đô xã hội chủ nghĩa, thực hiện công cuộc đổi mới (1975- 2000) Trong

đó, phần I và phần II đã khắc họa lại quá trình xây dựng cơ sở Đảng, Đảng bộ HàNội lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh cách mạng, thực hiện chủ trươngtuyên truyền, vận động, quần chúng của Đảng Cộng sản Đông Dương tạo khốiđoàn kết trong tranh đấu

Tác giả Tạ Thị Thúy (Chủ biên), Nguyễn Ngọc Mão, Võ Kim Cương (2014)

với công trình: “Lịch sử Việt Nam tập 9 từ năm 1930 đến năm 1945” (Nhà xuất

bản Khoa học xã hội, Hà Nội) Bằng việc khai thác nguồn gốc từ các trung tâm lưutrữ: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, II, Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại Pháp, đây làmột công trình khoa học công phu về các vấn đề của Lịch sử Việt Nam thời kì

1930 – 1945 Công trình nghiên cứu bao gồm 758 trang, chia thành 6 chương.

Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nói chung và truyền đơn cách mạngnói riêng được đề cập một cách gián tiếp dưới những trang viết về những chủtrương, chính sách và quan điểm của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạngViệt Nam đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược giành độc lập tự do cho dântộc

“Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (1930 - 1975)” là công trình

khảo cứu của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2015) (Nhà xuấtbản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội) đã tái hiện quá trình lãnh đạocủa Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh đối với quần chúng nhân dân trong suốt 45năm (1930-1975), phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Sài Gòn - ChợLớn

- Gia Định, quá trình xây dựng Đảng bộ, các cơ sở đảng Công trình được chia làm

4 phần Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng của Đảng Cộng sản ĐôngDương, Đảng bộ Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định được thể hiện trong phần: “Đảng bộSài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ra đời và lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Támthành công tại Thành phố (1930 - 1945)”

Trang 24

Cuốn “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập I 1954), quyển I

(1930-1945)” của Viện Lịch sử Đảng (2021) (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật,

Hà Nội) bao gồm 6 chương: chương I: Nguyễn Ái Quốc xác định con đường giảiphóng dân tộc và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; Chương II: Đảng lãnh đạophong trào cách mạng 1930 – 1931; Chương III: Đấu tranh khôi phục hệ thống tổchức đảng và phong trào cách mạng, Đại hội lần thứ I của Đảng (1932 – 1935);Chương IV: Đảng lãnh đạo cao trào dân chủ, chống nguy cơ phát xít và chiến tranh(1936 – 1939); Chương V: Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trước tiên, xúc tiếnchuẩn bị khởi nghĩa vũ trang (thán 9-1939 – tháng 2-1945); Chương VI: Lãnh đạocao trào kháng Nhật, cứu nước, Tổng khởi Nghĩa, thành lập nước Việt Nam Dânchủ Cộng hòa (tháng 3-1945 - tháng 9-1945) Công trình đã khái quát sự lãnh đạocủa Đảng qua các giai đoạn lịch sử từ năm 1930 đến năm 1945, nêu lên chủ trươngcủa Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác quần chúng, công tác tuyên truyền cáchmạng Đây là một tài liệu tham khảo rất có giá trị đối với chúng tôi khi nghiên cứu

về công tác tuyên truyền cách mạng nói chung và truyền đơn cách mạng thời kì1930-1945 nói riêng

Bên cạnh đó, cần phải kể đến một số công trình nghiên cứu về lịch sử chống

Pháp như: Chặt xiềng (Những tài liệu lịch sủ từ chính biến tháng Ba đến cách

mạng tháng Tám) của Ứng Hòe (1946); Tài liệu tham khảo lịch sử cận đại Việt Nam gồm 12 tập của Trần Huy Liệu, Nguyễn Khắc Đạm, Nguyễn Công Bình…

xuất bản từ năm 1955 đến năm 1958; Lịch sử 80 năm chống Pháp của Trần Huy Liệu (1956); Lịch sử cận đại Việt Nam, 4 tập của Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm (1963)… Góp phần tìm hiểu một số vấn đề lịch sử cận đại Việt Nam của Nguyễn Văn Kiệm (2003); Lịch sử Việt Nam, tập II của Nguyễn Khánh Toàn (chủ biên),

Nguyễn Công Bình, Văn Tạo, Phạm Xuân Nam, Bùi Đình Thanh (tái bản, sửa

chữa, bổ sung lần thứ ba, 2004); Lịch sử Việt Nam cận hiện đại (1858 -1975) của

Hà Minh Hồng (Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, 2005); Đại cương lịch sử Việt

Nam, tập 2: 1858-1945 (tái bản lần thứ 14) của Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn

Khánh, Nguyễn Đình Lê (2015), Lích sử Việt Nam tập III do Đinh Xuân Lâm (chủbiên), Nguyễn Văn Khánh, Phạm Hồng Tung, Phạm Xanh (Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội, 2016)

Trang 25

Những công trình trên đây đã khái quát và tổng kết toàn diện cuộc đấu tranhchống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam, thông qua đó công tác tuyên truyền,

cổ động nói chung và truyền đơn cách mạng nói riêng được đề cập một cách giántiếp dưới những trang viết về bối cảnh lịch sử, về đặc điểm tính chất của cuộc đấutranh, những khó khăn, thuận lợi và những vấn đề đặt ra đối với cách mạng ViệtNam trong từng giai đoạn; những chủ trương, chính sách và quan điểm của Đảngtrong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam đấu tranh chống thực dân Pháp xâmlược giành độc lập tự do cho dân tộc Trong tất cả những bộ sách trên đều có nhắcđến truyền đơn trong khi nghiên cứu về quá trình vận động phong trào cách mạngcủa Đảng cộng sản Đông Dương và các tổ chức quần chúng của Đảng Nhưng cáccông trình trên đều không đặt truyền đơn là đối tượng nghiên cứu chuyên biệt màchỉ coi nó như là một phương tiện tuyên truyền của Đảng trong từng giai đoạn lịch

sử Nhóm công trình này đã mang lại nền tảng tri thức để cho các nghiên cứu khác,trong đó có luận án của chúng tôi dựa vào đó để tìm hiểu lịch sử truyền đơn trongthực tiễn các cuộc vận động cách mạng ở Việt Nam thời cận đại

- Nhóm các nghiên cứu liên quan đến công tác tuyên truyền, vận động quần

chúng, truyền đơn cách mạng giai đoạn 1930 – 1945

Công trình nghiên cứu: “Thanh niên Tiền phong và các phong trào học sinh,

sinh viên, trí thức Sài Gòn 1939 – 1945” của Huỳnh Văn Tiểng, Bùi Đức Tịnh

(1995) (NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh) gồm 171 trang đã tập trung thể hiệntóm tắt phong trào học sinh, sinh viên, trí thức Sài Gòn trong những năm 1930 –

1945, tìm hiểu tổ chức Thanh niên Tiền phong từ quá trình thành lập, cơ cấu tổchức, chương trình hoạt động và quá trình hoạt động Sự thành lập tổ chức Thanhniên Tiền Phong là kết quả của quá trình tuyên truyền, vận động tầng lớp thanhniên, trí thức, học sinh của Đảng Cộng sản Đông Dương nói chung và Xứ ủy Nam

Kỳ nói riêng Qua các hoạt động của thanh niên, học sinh, sinh viên, trí thức SàiGòn giai đoạn 1939- 1945, chúng tôi thấy được hiệu quả của công tác tuyên truyềncách mạng, cũng như việc sử dụng truyền đơn trong vận động thanh niên, trí thứctham gia đấu tranh cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương đã có những hiệuquả nhất định, góp phần vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong năm 1945

vì đây là lực lượng quan

Trang 26

trọng trong cuộc đấu tranh giành chính quyền tại Nam Bộ nói riêng và Việt Namnói chung trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Công trình “Sơ thảo lược sử công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt

Nam (1930-2000)” của Ban tư tưởng văn hóa Trung ương (2000) (Nhà xuất bản

Chính trị Quốc gia, Hà Nội) gồm 932 trang, là công trình công phu, sử dụng chủyếu là phương pháp lịch sử và logic để trình bày về lịch sử công tác tư tưởng củaĐảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1930 đến năm 2000, đưa ra một số bài học kinhnghiệm, hoạt động công tác tư tưởng của các ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang ởTrung ương Công trình cũng đề cập một cách gián tiếp đến truyền đơn cách mạngthông qua việc ghi lại những hoạt động chủ yếu của công tác tuyên truyền củaĐảng trong chương I: “Công tác tư tưởng trong thời kỳ Đảng lãnh đạo đấu tranhgiành chính quyền 1930-1945” Đây là một công trình đề cập gián tiếp đến vấn đềchúng tôi nghiên cứu, qua những trang viết về công tác tư tưởng, chúng tôi cũngthấy được sự xuất hiện của truyền đơn trong các cuộc bãi công, biểu tình Từ đó,

có thể so sánh và đối chiếu với các tài liệu gốc hiện có

Hai bài viết:“Một vài truyền đơn cách mạng những năm 1928 – 1929” và

“Tiếng gọi của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam một trong những truyền đơn thời kỳ đêm trước Xô Viết – Nghệ Tĩnh” in trong số 2 và số 9 Tạp chí Nghiên cứu

Lịch sử năm 2000 của tác giả Đào Thị Diến đã giới thiệu và đưa ra những đánh giábước đầu về một số truyền đơn tiêu biểu trong các năm 1928 và 1929 của một số tổchức yêu nước; truyền đơn của Đảng Cộng sản Việt Nam phát hành kêu gọi quầnchúng hưởng ứng phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh: Truyền đơn kêu gọi quần chúngnhân dân lao động tham gia phong trào đấu tranh cách mạng, đòi các quyền lợi vềdân sinh, dân chủ Hai bài viết trên là nghiên cứu về một vài truyền đơn cụ thể,những đánh giá của tác giả có tính chất tham khảo hữu ích đối với việc tìm hiểu vềtruyền đơn cách mạng của chúng tôi

Tác giả Phạm Thị Huệ với bài viết: “Một truyền đơn của Đảng Cộng sản

Đông Dương tại Nam Kỳ năm 1931” đăng trên Tạp chí Văn thư lưu trữ Việt Nam

số 5, năm 2006, Bằng việc sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic, tácgiả đã đi vào mô tả hình thức, nội dung của tờ truyền đơn kêu gọi quần chúng nhândân

Trang 27

lao động ở Nam Kỳ ủng hộ Xô Viết Nghệ Tĩnh nói riêng và cao trào cách mạng

1930 – 1931 nói chung, thông qua đó đưa ra một số nhận xét Luận điểm chính củatác giả: Truyền đơn góp phần kêu gọi nhân dân lao động Nam Kỳ ủng hộ phongtrào Xô Viết Nghệ Tĩnh, tham gia cao trào cách mạng 1930-1931 Truyền đơn làmột vũ khí tuyên truyền hiệu quả của Đảng Cộng sản Đông Dương trong đấu tranhcách mạng Tác giả đã lí giải cho luận điểm của mình bằng việc đưa ra dẫn chứng

cụ thể về việc truyền đơn kêu gọi quần chúng nhân dân một số tỉnh miền Tây Nam

Bộ đứng lên đấu tranh hưởng ứng cao trào cách mạng của nhân dân Nghệ Tĩnh nóiriêng và cao trào cách mạng 1930-1931 nói chung, làm cho chính quyền thực dânPháp bước đầu phải thi hành một số quyền tự do dân chủ cho nhân dân Thông quabài viết, chúng tôi có thể tham khảo, học tập được cách phân tích và đánh giá củatác giả cả về hoàn cảnh lịch sử, đối tượng cũng như hình thức và nội dung củatruyền đơn Từ đó, thu thập các tài liệu gốc về truyền đơn trong giai đoạn 1930-

1945, xử lý tài liệu để từ đó đi vào mô tả bức tranh tổng thể về truyền đơn cáchmạng ở Việt Nam trong những năm 1930-1945 và đưa ra những nhận xét, nhữngluận điểm khách quan về đối tượng nghiên cứu (Các yếu tố tác động đến truyềnđơn; Hình thức và nội dung; Vai trò của truyền đơn đối với phong trào cách mạng)

Cuốn “Lịch sử cuộc vận động vì các quyền dân sinh, dân chủ ở Việt Nam

(1936-1939)” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2008) của tác giả

Phạm Hồng Tung là một trong những chuyên khảo đầu tiên khảo cứu các cuộc vậnđộng vì các quyền dân sinh dân chủ, đặc biệt là ở nông thôn Công trình gồm 202trang, chia thành 2 chương: Bối cảnh lịch sử của cuộc đấu tranh vì các quyền dânsinh, dân chủ ở Việt Nam trong thời kỳ 1936 - 1939; các phong trào đấu tranh củaquần chúng đòi các quyền dân sinh dân chủ 1936 -1939 Tác giả đã nghiên cứu quátrình hình thành, chủ trương, chiến lược lãnh đạo của Đảng, đặc biệt nhấn mạnh sựchuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng từ năm 1936 Trong bối cảnh quốc tếthay đổi, tình hình phong trào cách mạng trong nước có nhiều biến chuyển, ĐảngCộng sản Đông Dương đã chỉ ra những hạn chế trong chỉ đạo chiến lược đấu tranhcách mạng nói chung và công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nói riêng;Đảng đã nhấn mạnh chủ trương vận động tất cả các giai cấp, tầng lớp tạo nên sức

Trang 28

mạnh đoàn kết trong đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ, phản đối phát xít,chiến tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Tác giả đã cung cấp cho người đọc cái nhìnbao quát về cuộc vận động vì các quyền dân sinh dân chủ ở Việt Nam trong giaiđoạn 1936-1939, trong đó, công tác tuyên truyền cách mạng: báo chí, diễn thuyết,vận động cho phong trào Đông Dương Đại hội, vận động tranh cử… Mặc dù đây làcông trình đề cập gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của chúng tôi, song luận điểmchính của tác giả: Bằng nghệ thuật tuyên truyền, vận động khéo léo, sáng tạo, kịpthời của Đảng Cộng sản Đông Dương, phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam(1936-1939) đã đạt được một số hiệu quả nhất định Tác giả đã đưa ra những minhchứng cụ thể: Phong trào Đông Dương Đại hội đã đạt được thắng lợi ban đầu, đemlại một số quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Đây là một tài liệu tham khảo có giátrị đối với chúng tôi khi tìm hiểu về các yếu tố tác động đến cuộc vận động cáchmạng nói chung và truyền đơn nói riêng.

Tiếp tục với những công trình nghiên cứu chuyên sâu của mình, năm 2018,

tác giả Phạm Hồng Tung đã tái bản công trình “Nội các Trần Trọng Kim bản chất,

vai trò và vị trí lịch sử” (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010, tái bản lần

thứ nhất năm 2018) Công trình đã đề cập đến vấn đề tuyên truyền, vận động cáchmạng trong mục: “Phong trào yêu nước và cách mạng do Đảng Cộng sản ĐôngDương lãnh đạo” Tác giả đã đưa ra một số nhận định về những hạn chế trong côngtác tuyên truyền, vận động quần chúng trong giai đoạn 1930-1931; 1936-1939;theo tác giả thì với đường lối chính trị đúng đắn, với sách lược và phương thức vậnđộng quần chúng hết sức linh hoạt, sáng tạo, Mặt trận Việt Minh đã nhanh chóngxây dựng được cơ sở và phát triển lực lượng mạnh mẽ ở nhiều khu vực, góp phầnquan trọng vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945

Các tác giả Trịnh Nhu, Trần Trọng Thơ (2012) với nhan đề Cách mạng

Tháng Tám 1945 thắng lợi vĩ đại đầu tiên của cách mạng Việt Nam (Nhà xuất bản

Chính trị Quốc gia, Hà Nội) đã khắc họa lại quá trình tuyên truyền, vận động quầnchúng nhân dân, thực hiện chủ trương của Đảng nhằm đoàn kết mọi giai cấp, tầnglớp, vận dụng mọi nguồn lực để tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.Công trình nghiên cứu đã đưa ra một số chủ trương quan trọng, đúng đắn củaĐảng Cộng sản

Trang 29

Đông Dương trong công tác vận động, tuyên truyền nhân dân đấu tranh dưới sựlãnh đạo của Đảng để đi đến thắng lợi Cách mạng tháng Tám 1945; Nhấn mạnh ýnghĩa, tầm vóc vĩ đại của thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945; Đưa ramột số bài học kinh nghiệm trong Cách mạng tháng Tám Công trình còn đi sâunghiên cứu quá trình “Việt Minh hóa” của các tầng lớp nhân dân, sự lãnh đạo củaĐảng và Xứ ủy Nam Kỳ đối với những thành công trong công tác tuyên truyềncách mạng nói chung và sử dụng truyền đơn trong vận động trí thức nói riêng củaĐảng Cộng sản Việt Nam.

“Phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ 1930 – 1945 nghiên cứu qua tài liệu lưu trữ” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội) là một công

trình công phu, nghiêm túc của tác giả Phạm Thị Huệ (2013) Công trình đã sửdụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành: phương pháp lịch sử,thống kê, so sánh, tổng hợp, đối chiều , khai thác triệt để các nguồn tài liệu lưutrữ, nhất là tài liệu của chính quyền thực dân Pháp nhằm khắc họa toàn cảnh phongtrào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ giai đoạn 1930 – 1945 Tác giả đã sử dụng nhiềutài liệu gốc được khai thác lần đầu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II; Cục Hồ sơnghiệp vụ an ninh; Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng; Lưu trữ Quốc giaHải ngoại Pháp Thông qua các trang viết về bối cảnh lịch sử, phong trào đấutranh truyền đơn cách mạng được đề cập một cách gián tiếp như trong các cuộcbãi công, biểu tình có xuất hiện truyền đơn vận động quần chúng, hay chính quyềnthực dân thu giữ được bao nhiêu truyền đơn, nội dung như thế nào Cuốn sách đãgiúp chúng tôi thêm hiểu về vai trò của truyền đơn cách mạng đối với phong tràodân tộc, dân chủ ở Việt Nam trong thời kỳ 1930 – 1945,

“Các cuộc vận động dân chủ trong quá trình phi thực dân hóa ở Việt Nam, giai đoạn 1904 – 1945” là luận án tiến sĩ lịch sử của Nguyễn Thị Thanh Thủy

(2013) bảo vệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội Luận án là công trình khoa học côngphu, nghiên cứu nghiên cứu lịch sử của các cuộc vận động dân chủ trong quá trìnhphi thực dân hóa ở Việt Nam trong giai đoạn từ 1904 đến 1945 qua các khái niệm,phạm vi, nội dung, diễn biến, đặc điểm của các cuộc vận động dân chủ trong quátrình phi thực dân hoá ở Việt Nam Tác giả đã hệ thống hóa, phân tích chủ trương,chính sách

Trang 30

của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công tác tuyên truyền vận động cách mạng,tập hợp lực lượng của toàn dân tộc vào sự nghiệp giải phóng dân tộc; đóng góp củacác hình thức tuyên truyền cách mạng: báo chí, truyền đơn đối với các cuộc vậnđộng dân chủ nói riêng và phong trào giải phóng dân tộc nói chung trong suốt giaiđoạn từ thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đến thắng lợi cuối cùng trong Cáchmạng tháng Tám năm 1945.

Tác giả Phạm Hồng Tung với công trình “Lịch sử cuộc Cách mạng Tháng

Tám năm 1945 ở Việt Nam” (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2013) gồm 9

chương, 234 trang Tác giả đã giới thiệu sơ lược tình hình chính trị, xã hội ViệtNam dưới ách thống trị của thực dân Pháp và quân đội Nhật Bản; Trình bày quátrình lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương với phong trào cách mạng trongnước từ năm 1939 đến cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm

1945 Vấn đề tuyên truyền cách mạng, vận động quần chúng được đề cập đếntrong chương 4: Sự phát triển của phong trào cách mạng trước 9-3-1945, chương7: Bước phát triển nhảy vọt của phong trào cứu quốc và chương 8: Qúa trình giànhchính quyền qua các trang viết về sự phát triển của phong trào cách mạng Vấn đềtruyền đơn cách mạng tuy chỉ được nhắc đến một cách gián tiếp nhưng đây cũng làmột tài liệu tham khảo cho chúng tôi khi tìm hiểu về truyền đơn cách mạng được

sử dụng trước các cuộc vận động đấu tranh cách mạng

Tác giả Trương Thị Bích Hạnh (2015) với luận án tiến sĩ: “Sự vận động tư

tưởng trong các đảng phái chính trị ở Việt Nam thời kỳ cận đại”, (Đại học Khoa

học xã hội và nhân văn) đã làm sáng tỏ những chuyển biến tư tưởng của các chínhđảng ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945, trình bày tính chất, đặc điểm cũngnhư xu hướng chuyển hóa của các đảng phái chính trị, tiến trình chuyển biến củaphong trào giải phóng dân tộc, lý giải sự thành công trong sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam thời cận đại Công trình khoahọc này cũng là một tài liệu tham khảo quý giá cho chúng tôi trong quá trìnhnghiên cứu khi đã thống kê lại những truyền đơn cách mạng của Đảng Cộng sản

Việt Nam trước năm 1945 Luận án tiến sĩ lịch sử Đảng: “Đảng vận động trí thức

trong đấu tranh giải phóng dân tộc từ năm 1930 đến năm 1945” của tác giả

Đặng Thị Minh Phượng

Trang 31

(2015) (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) là công trình khoa học côngphu, nghiêm túc, đi sâu nghiên cứu hệ thống quan điểm, chủ trương của Đảng,Cộng sản Việt Nam về công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân ởViệt Nam nói chung và trí thức nói riêng; luận án còn trình bày sự thành lập, cơcấu tổ chức, hoạt động của các tổ chức trí thức, từ đó đưa ra những nhận xét, đánhgiá về vai trò của họ trong phong trào giải phóng dân tộc; phân tích những thànhcông và hạn chế của Đảng trong công tác tuyên truyền, vận động trí thức thời kỳ1930-1945 Thông qua quá trình vận động trí thức của Đảng, truyền đơn cáchmạng chính là một công cụ đắc lực đã được Đảng Cộng sản Việt Nam sử dụng linhhoạt và hiệu quả nhất, chính vì vậy, luận án cũng là một tài liệu tham khảo có giátrị đối với quá trình nghiên cứu của chúng tôi.

Công trình “Cách mạng tháng Tám 1945 - Thắng lợi vĩ đại đầu tiên của

dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX” của tác giả Trịnh Nhu (2020), Nxb Tp Hồ Chí

Minh với độ dày 442 trang đã phản ánh một số vấn đề lịch sử quan trọng trongtoàn bộ tiến trình vận động Cách mạng tháng Tám - vận mệnh dân tộc nguy vongdưới ách thống trị Pháp - Nhật và chủ trương '"thay đổi chiến lược" của ĐảngCộng sản Đông Dương; khơi dạy và quy tụ các nguồn lực dân tộc phục vụ nhiệm

vụ cứu quốc; đấu tranh chính trị chuyển lên kết hợp với đấu tranh vũ trang; côngcuộc kháng Nhật cứu nước; toàn quốc tổng khởi nghĩa "đem sức ta mà tự giảiphóng cho ta"; tổng kết bài học kinh nghiệm và giá trị lý luận cách mạng giảiphóng dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám năm

1945 Thông qua quá trịnh vận động cách mạng, hoạt động tuyên truyền cáchmạng nói chung và truyền đơn cách mạng nói riêng đã được đề cập trong nhữngtrang sử hào hùng về cách mạng tháng Tám, đây là một tài liệu tham khảo giá trịđối với quá trình nghiên cứu của chúng tôi

Những công trình nghiên cứu, các chuyên khảo, bài viết trên đây đã phântích, làm rõ được bối cảnh lịch sử ở Việt Nam trong những năm 1930 – 1945, chủtrương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác tuyên truyền, vậnđộng quần chúng Tuy nhiên, vấn đề truyền đơn cách mạng trong thời kỳ 1930 -

1945 còn phản ánh sơ lược, tản mạn, thiếu hệ thống; chưa đi sâu phân tích về chủtrương của Đảng

Trang 32

về việc sử dụng truyền đơn trong đấu tranh cách mạng, hình thức, nội dung củatruyền đơn và những đóng góp của nó đối với phong trào cách mạng giai đoạn này.

1.2.2 Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Daniel Hémery cho in cuốn Révolutionnaires vietnamiens et pouvoir

colonial en Indochine (communistes, trotskystes, nationalistes à Saigon de 1932 à 1937) Nxb François Maspéro, Paris, 1975 Có lẽ đây là lần đầu tiên chữ colonial (thực dân) xuất hiện trên bìa một cuốn sách lịch sử do người Pháp viết.

Tác phẩm đi sâu vào nội tình của nhóm La Lutte (Tranh Đấu), tuần báo viết tiếng

Pháp, xuất hiện ở Sài Gòn thập niên 1930, do hai nhóm cộng sản và trốt kít chủtrương Tác giả mở rộng địa bàn vào cuộc cách mạng chống Pháp của các thànhphần trí thức và lao động ở miền Nam, phơi bầy bộ mặt thật của chính quyền thực

dân Trong công trình của Hémery, qua những trang viết về báo Tranh đấu, chúng

tôi hiểu rõ hơn về những chính sách báo chí nói riêng và tuyên truyền nói chungcủa chính quyền thực dân Pháp áp dụng ở Việt Nam giai đoạn này Ngoài ra, tácgiả cũng đã tham khảo được một số truyền đơn cách mạng quý trong công trìnhnêu trên

Nhà sử học người Anh Thomas Hodgkin đã viết một cuốn sách về lịch sử

Việt Nam: “Viet Nam the Revolutionary Path”, (London: Macmillan Press LTD,

1981) Đối với tác giả, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam có tầmquan trọng quốc tế, đánh dấu bước chuyển từ thời kỳ thuộc địa sang thời kỳ phithực dân hóa Ngay từ đầu, tác giả đã đặt ra những câu hỏi: Làm thế nào mà Cáchmạng Tháng Tám có thể xảy ra ở Việt Nam? Làm thế nào nó có thể được giải thích

về mặt lịch sử? Đặc điểm của cuộc cách mạng này là gì? Bằng việc phân tích lịch

sử đương đại, cội nguồn của dân tộc Việt Nam tác giả đã lý giải những câu hỏitrên Về lịch sử đương đại, nhất là từ năm 1939 đến năm 1945, tác giả đã chỉ rõtám nguyên nhân trước mắt dẫn đến thắng lợi của cách mạng đó là: Việc lập căn

cứ địa, nhất là ở miền núi; sự thành lập của quân đội giải phóng từ các đội quâncứu quốc khiêm tốn; cuộc vận động quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh cáchmạng của Việt Minh từ năm 1941; mối quan hệ gắn bó giữa cách mạng với đồngbào các dân tộc thiểu số; chiến lược của Đảng từ chối mọi sự hợp tác với Nhật Bản

và các đế quốc khác; những hậu quả khủng khiếp của nạn đói năm 1945 (hai triệungười chết) do liên minh Nhật -

Trang 33

Pháp gây ra; thời điểm thuận lợi của cuộc khởi nghĩa ngày 19 tháng 8; thiên tài HồChí Minh Qua công trình này, chúng tôi có thể tham khảo về những sự kiện, nhậnxét, đánh giá của Thomas Hodgkin về hoạt động tuyên truyền cách mạng của tổchức Việt Minh trong những năm 1941-1945, trong đó, truyền đơn cách mạng làmột vũ khí tuyên truyền hiệu quả.

Tác giả Huỳnh Kim Khánh (1982) với cuốn: “Vietnamese Communism

1925- 1945” (Cornell: Cornell University Press) đã tái hiện lại sự phát triển của

Đảng Cộng sản Việt Nam 1925-1945 (từ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên –tiền thân của Đảng đến thành công của Cách mạng tháng Tám) và đánh giá lý dothành công của chủ nghĩa cộng sản vào năm 1945 Tác giả cho rằng lịch sử củaphong trào cộng sản Việt Nam là sự ghép nối thành công chủ nghĩa quốc tế vô sảncủa Lê-nin vào chủ nghĩa yêu nước Việt Nam chống đế quốc Lập luận của tác giả

là ở Việt Nam giai đoạn này, thay vì một cuộc đấu tranh giai cấp thực sự, phongtrào cộng sản là sự kết hợp của các phong trào chống thực dân, chống chế độ ápbức, bóc lột của một xã hội thuộc địa; chìa khóa thành công của phong trào cáchmạng Việt Nam là vai trò của tình hình thuộc địa, lòng yêu nước sâu sắc của ngườiViệt Nam trên các tầng lớp nông dân ; nhấn mạnh tầm quan trọng của tình hìnhquốc tế đối với phong trào cách mạng Việt Nam, và ảnh hưởng quốc tế cộng sảnnhư một hệ tư tưởng; tầm quan trọng của Hồ Chí Minh (1941-1945), tầm quantrọng của vấn đề dân tộc, và sự tham gia của quần chúng thông qua tổ chức ViệtMinh Điểm mạnh của công trình là sử dụng phong phú các tài liệu của Đảng Cộngsản lưu trữ tại các kho lưu trữ ở Việt Nam, Pháp và Mĩ Chuyên khảo này cung cấpcác chi tiết quan trọng liên quan đến Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức Việt Minh

và bản dịch các phiên tòa xét xử các nhà cách mạng hoạt động trong công tác tuyêntruyền: in ấn, rải truyền đơn… đó là nguồn tài liệu tham khảo vô cùng quý giá đốivới chúng tôi trong quá trình nghiên cứu

Công trình “The Vietnamese Revolution of 1945: Roosevelt, Ho Chi Minh

and de Gaulle in a World at War” của Stein Tonnesson (1991) (SAGE

Publications Ltd) được đánh giá rất cao do đã khai thác và sử dụng được một khốilượng tư liệu lớn từ các kho lưu trữ và thu thập được qua phỏng vấn nhiều nhânchứng lịch sử Theo

Trang 34

Tonnesson, ông tiếp cận vấn đề dưới góc độ của lịch sử quốc tế, cuộc cách mạngtháng Tám được trình bày sáng rõ như là kết quả của sự tác động qua lại giữa yếu

tố bên ngoài (bối cảnh quốc tế) và yếu tố bên trong (tình hình trong nước) Từ đó,tác giả lí giải về cách mà Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam giành thắnglợi trong cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945, trong đó, có đóng góp của quátrình tuyên truyền, vận động quần chúng

Cuốn Vietnam: Tradition on Trial 1925 – 1945 của tác giả David G.Marr

(1981) (University of California Press) đã miêu tả và lý giải những thay đổi củalịch sử Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám Cuốn sách bao gồm 8 nội dungchính: Thiết lập bộ máy cai trị của thực dân Pháp, vấn đề đạo đức, chính trị, tôngiáo, ngôn ngữ, văn học, vấn đề phụ nữ, sức mạnh trí thức Tác giả cho rằng để lýgiải thắng lợi của Cách mạng tháng Tám phải đi sâu tìm hiểu những biến đổi trongcấu trúc xã hội Việt Nam, đặc biệt là giới trí thức, đồng thời ông cũng phủ nhận sựthắng lợi của cách mạng Việt Nam là do sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ViệtNam Vì vậy, tác giả chưa thấy được quá trình tuyên truyền, vận động cách mạngcủa Đảng Cộng sản cũng là một trong những nhân tố quyết định đến thắng lợi củacách mạng Việt Nam Tuy nhiên, tác giả David G.Marr đã sưu tầm được một sốtruyền đơn phản tuyên truyền của thực dân Pháp và miêu tả chúng trong công trìnhnày, vì thế đây cũng là một tài liệu tham khảo có giá trị cho chúng tôi khi nghiêncứu về thái độ của chính quyền thực dân đối với truyền đơn của Đảng Cộng sảnĐông Dương

Học giả David G.Marr (1995) với cuốn “Vietnam 1945: The Quest for

Power” (University of California Press) Công trình bao gồm 8 chương, trong đó, 5

chương đầu, tác giả đã tái hiện tình hình Việt Nam trong giai đoạn 1940 – 1945 qua cái nhìn từ nhiều phía: Đảng Cộng sản Đông Dương, các đảng phái chính trị, chính quyền thực dân 3 chương sau miêu tả chi tiết các sự kiện của Cách mạng tháng Tám và những ngày đầu tháng 9-1945 Thông qua công trình nghiên cứu, tác giả David Marr đã đưa ra luận điểm Cách mạng tháng Tám thành công là do quần chúng nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng thực sự là sự nghiệp của quần chúng Thành công lớn nhất của công trình là nguồn tư liệu vô cùng phong phú: tài liệu lưu trữ của Pháp, Việt Nam và Hoa Kỳ, kết hợp chặt chẽ với các nguồn tài liệu truyền miệng (phỏng

Trang 35

vấn các diễn viên và nhân chứng Mỹ, Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc); cáccuốn hồi ký và tạp chí định kỳ đã in vào thời điểm đó Qua những trang viết vềtình hình Việt Nam cũng như cao trào cách mạng ở Việt Nam giai đoạn 1940 –

1945, quá trình tuyên truyền cách mạng và vấn đề truyền đơn cách mạng đã được

đề cập một cách gián tiếp thông qua cách thức sử dụng truyền đơn của tổ chức ViệtMinh, đây cũng là một tài liệu tham khảo quý để chúng tôi có cái nhìn đa chiềuhơn đối với tình hình ở Việt Nam qua cách nhìn của các bên liên quan trong giaiđoạn 1940 – 1945

William J Duiker với hai công trình nghiên cứu: “The communist road to

power in Vietnam” và “Ho Chi Minh: A Life”.

Công trình “The communist road to power in Vietnam”, (Boulder, Colo:

Westview Press, 1996) đã khái quát tiến trình lịch sử cách mạng dân tộc dân chủViệt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh qua cácgiai đoạn lịch sử của thế kỷ 20, như sự xuất hiện của phong trào cách mạng đầu thế

kỷ 20, các cuộc nổi dậy trước khởi nghĩa đến những ngày lịch sử của cách mạngtháng 8-1945, cuộc chiến tranh Pháp-Việt, sự phân chia đất nước, chiến sự và đàmphán đến sự thất bại cuối cùng của đế quốc Mỹ trong chiến tranh Mỹ-Việt Conđường cách mạng chủ nghĩa xã hội và đi lên chủ nghĩa cộng sản với ảnh hưởng tolớn của chủ nghĩa cộng sản thế giới và hoạt động tích cực của Đảng Cộng sản ViệtNam Hoạt động tuyên truyền, vận động quần chúng đấu tranh được tác giả khéoléo lồng vào những trang sử viết về các cuộc vận động vì các quyền dân sinh dânchủ ở Việt Nam Đây cũng là một tài liệu tham khảo quý với chúng tôi trongnghiên cứu về hoạt động tuyên truyền, truyền đơn cách mạng và những đóng gópcủa nó đối với phong trào cách mạng ở Việt Nam trong giai đoạn 1930-1945

“Ho Chi Minh: A Life” của William J Duiker, (Hyperion; New Ed edition,

2000) là cuốn tiểu sử về chủ tịch Hồ Chí Minh đẩy đủ và có giá trị đầu tiên tại Mĩ.Tác giả đã phải dành nhiều năm ở Việt Nam và đến những nơi bác Hồ từng hoạtđộng cách mạng để phỏng vấn nhân chứng, thu thập tài liệu về Người Để cho rakết quả công trình đồ sộ dày 700 trang này, William J Duiker phải là người hiểu rấtsâu về Hồ chủ tịch Công trình gồm 15 chương, trong đó vấn đề tuyên truyền, vậnđộng quần chúng nói chung và truyền đơn cách mạng nói riêng được đề cập mộtcách gián

Trang 36

tiếp qua các sự kiện, nhân vật lịch sử, những hoạt động của Hồ Chí Minh ở chươngsáu: Nghệ Tĩnh đỏ, chương chín: Phong trào phát triển và chương X: Những ngàytháng 8 Đây là một tài liệu tham khảo có giá trị đối với quá trình nghiên cứu củachúng tôi.

Luận án: “Nguyen Ai Quoc, the Comintern, and the Vietnamese Communist

Movement 1919-1941” của Sophie Quinn-Judge (2001) (The University of

London, School of Oriental and African Studies) đã tập trung đánh giá vai trò củaNguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) trong việc truyền bá chủ nghĩa cộng sản đến ViệtNam những năm 1919 - 1941 Luận án gồm bảy chương, trong đó, chương Vnghiên cứu về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 và phong trào nổidậy 1930 - 1931 ở Việt Nam Chương sáu đề cập đến vụ bắt giữ Nguyễn Ái Quốcnăm 1931 và thời gian dài không hoạt động chính trị của ông ở Moscow, từ giữanăm 1934 cho đến mùa thu năm 1938 Chương cuối cùng đề cập đến việc Nguyễn

Ái Quốc trở lại miền nam Trung Quốc và nỗ lực giành lại ảnh hưởng của mìnhtrong phong trào cộng sản Việt Nam từ năm 1939 đến năm 1941 Luận án kết luậnrằng, với những bằng chứng tư liệu hiện có, cần điều chỉnh lại nhận thức vềNguyễn Ái Quốc như một người cộng sản có ảnh hưởng quan trọng đối với cáchmạng Việt Nam trong những năm 1919 - 1941 Điểm mạnh nhất của công trình làdựa trên rất nhiều tài liệu khai thác được từ nhiều nguồn lưu trữ, đặc biệt là lưu trữtại Pháp và Nga Tại Pháp, sưu tập tài liệu về Hồ Chí Minh cực kì phong phú doNgười đã sống, hoạt động cách mạng một thời gian dài ở đây Phần lớn tài liệu vềNgười được tìm thấy trong các báo cáo của mật thám Pháp Những tài liệu liênquan đến Hồ Chí Minh cũng có rất nhiều ở kho lưu trữ của Đảng Cộng sản Liên

Xô (đặt tại thủ đô Mátxcơva), phông Quốc tế Cộng sản Tác giả của cuốn sáchkhông những chủ yếu dựa vào tài liệu lưu trữ mà còn đối chiếu với nhiều tài liệukhác, trong đó có cả các sách, bài báo nghiên cứu của Việt Nam Luận án của tácgiả là một tài liệu tham khảo có giá trị đối với chúng tôi khi kế thừa được nhiều tàiliệu lưu trữ về những chỉ đạo của Quốc tế cộng sản đối với phong trào cách mạng,công tác tuyên truyền cách mạng ở Việt Nam và những đóng góp của Nguyễn ÁiQuốc đối với công tác tuyên truyền cách mạng thời kì 1919-1941

Trang 37

Luận án tiến sĩ của Robert James Hurle (2004): “Propaganda and the

People: An examination of persuasion in the struggle for independence in Viet Nam to 1954” (Đại học Quốc gia Australia) tập trung nghiên cứu về tuyên truyền

cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam từ năm 1946 đến năm

1954 trên các phương diện: Thư kêu gọi kháng chiến, báo chí, truyền đơn, tranh cổđộng, thơ ca, vè cách mạng Mặc dù luận án nghiên cứu về tuyên truyền cách mạngtrong giai đoạn kháng chiến chống Pháp nhưng đây cũng là một tài liệu tham khảoquý đối với tác giả trong việc định hướng nghiên cứu và học tập cách tiếp cậnnghiên cứu cũng như triển khai các vấn đề nghiên cứu

1.3 Nhận xét về kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Thông qua việc trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đềtài luận án nêu trên cho thấy truyền đơn là một vấn đề chưa được đi sâu nghiên cứu.Mặc dù vậy, kết quả của các công trình nghiên cứu, chuyên khảo đã mang lại nhữngđóng góp quan trọng đối với quá trình thực hiện luận án của chúng tôi khi vừa lànguồn tài liệu quý giá, lại giúp gợi mở nhiều phát hiện mới cho chúng tôi khi thựchiện đề tài này Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy, những công trình đã công bố có nhữngđặc điểm cơ bản sau:

Về tư liệu, các công trình nghiên cứu, các chuyên khảo của các kể trên đã cung

cấp tư liệu phong phú, tin cậy và có giá trị giúp cho tác giả luận án có những nhậnthức cơ bản, mang tính khái quát về xã hội Việt Nam thời thuộc địa vừa với tưcách là bối cảnh, vừa là một trong những tiền đề quan trọng cho sự ra đời của cácphong trào cách mạng nói chung và truyền đơn cách mạng nói riêng Chính vì vậy,tất cả những nghiên cứu nói trên đều là những tài liệu tham khảo quan trọng, đượcchúng tôi kế thừa khi tiến hành nghiên cứu đề tài của mình

Về phương pháp luận: Ở các nghiên cứu đã nêu, các tác giả thường sử dụng

phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, phương pháp phân tích, phương pháp tổnghợp, so sánh, các phương pháp nghiên cứu phổ biến và hợp lý đó đã giúp cho cáctác giả làm rõ được những vấn để nghiên cứu đã đề ra Tuy nhiên, trong các công trìnhnghiên cứu trên, phương pháp nghiên cứu liên ngành còn ít được sử dụng Khinghiên cứu về

Trang 38

công tác tuyên truyền, vận động cách mạng nói chung và truyền đơn cách mạng củaĐảng Cộng sản Việt Nam nói chung cần thiết có sự kết hợp của phương pháp liênngành Sử học, chính trị học, xã hội học, khu vực học…

Về nội dung: Các học giả thông qua những nghiên cứu của mình đã góp phần

làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc, các cuộc vậnđộng dân tộc, dân chủ, sự chuyển biến về tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam,chúng tôi có thêm những kiến thức cơ bản và những hiểu biết sâu rộng hơn về bốicảnh lịch sử, phong trào đấu tranh cách mạng, công tác tư tưởng, văn hóa trong giaiđoạn 1930-1945 một cách hệ thống; đồng thời qua đó đã bước đầu tiếp cận đượcnhững hình thức cổ động tuyên truyền và sưu tầm được một số truyền đơn cáchmạng

Tuy nhiên, do mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu trên từng khía cạnh quan tâmcủa các tác giả, nên những nghiên cứu đề cập ở trên chỉ dừng lại ở việc mô tả, liệt kêtruyền đơn, bối cảnh lịch sử Truyền đơn chưa trở thành đối tượng nghiên cứuchuyên biệt Đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về truyền đơn cáchmạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945

Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu đã trình bày ở phần tổng quan đã cungcấp cho chúng tôi nhiều nguồn tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án,góp phần gợi mở cách tiếp cận mới, cung cấp nhiều luận điểm khoa học về sự lãnh đạocủa Đảng Cộng sản Đông Dương đối với phong trào giải phóng dân tộc nói chung vàcông tác tuyên truyền cách mạng nói riêng, từ đó giúp luận án đi đúng hướng trongviệc tiếp cận, nghiên cứu hệ thống, giải quyết triệt để vấn đề nghiên cứu Trong luận

án này, nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu, giải quyết những vấn đề sau:

Thứ nhất, hệ thống tài liệu từ nhiều nơi, nhiều nguồn khác nhau liên quan đến

truyền đơn cách mạng trong giai đoạn 1930-1945, đặc biệt là những tài liệu gốc lưutrữ ở Kho Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, II,Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Thư viện Quốc gia, Thư viện Viện Lịch sử Đảng, Việnthông tin Khoa học xã hội, Viện Sử học…, tổng quan các công trình nghiên cứu ởViệt Nam và nước ngoài liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Thứ hai, trình bày khái niệm về truyền đơn cách mạng, khái lược về các hình

thức truyền đơn, áp phích, tuyên truyền bố cáo… trong lịch sử; trình bày và phântích

Trang 39

bối cảnh lịch sử, tình hình thế giới, tình hình Việt Nam trong những năm 1930-1945(bao gồm cả tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, phong trào cách mạng); chủ trương,đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc sử dụng truyền đơn trong đấutranh cách mạng ; hình thức, nội dung của truyền đơn cách mạng.

Thứ ba, tập trung nghiên cứu đối tượng tiếp nhận truyền đơn cách mạng là đông

đảo quần chúng nhân dân lao động, những con người tạo nên lực lượng chủ lực củađội quân cách mạng mà đại đa số họ là những người không biết, hoặc ít biết chữ,nhưng đã được tuyên truyền, giác ngộ cách mạng thông qua nhưng tờ truyền đơncách mạng được truyền bá bởi những nhà cách mạng có tri thức và hiểu biết với tấmlòng yêu nước sâu sắc

Thứ tư, phục dựng lại bức tranh tổng thể về truyền đơn cách mạng ở Việt Nam

trong những năm 1930 – 1945 về cả hình thức và nội dung; đưa ra nhận xét đặcđiểm, tính chất của truyền đơn cách mạng; đánh giá vai trò, đóng góp của truyềnđơn cách mạng đối với phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam giai đoạn 1930-1945

Tiểu kết chương 1

Những nghiên cứu của các học giả Việt Nam và nước ngoài liên quan trực tiếp

và gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của luận án được trình bày ở phần tổng quan đãđạt được nhiều thành tựu quan trọng cả về tư liệu, phương pháp nghiên cứu cũngnhư nhận thức Tuy nhiên, đến nay vấn đề truyền đơn cách mạng là một nội dungnhỏ về lịch sử Cận - Hiện đại Việt Nam vẫn còn là “khoảng trống” có thể khai thác

và giải quyết Các công trình nghiên cứu đã xuất bản có liên quan về vấn đề này chỉmới dừng lại ở việc đề cập đến một số khía cạnh theo hướng quan tâm của tác giả,truyền đơn cách mạng không trở thành đối tượng nghiên cứu chuyên biệt mà chỉđược coi là một trong những phương tiện tuyên truyền của Đảng Cộng sản ĐôngDương trong quá trình vận động cách mạng Như vây, có thể nói, truyền đơn cáchmạng ở Việt Nam là một đề tài tuy cũ nhưng lại có nhiều điểm mới cần đi sâunghiên cứu Tác giả luận án đã kế thừa được nhiều thành tựu nghiên cứu của cáchọc giả đi trước những cũng đứng trước nhiều thách thức trong cách giải quyết vấnđề

Trang 40

Chương 2

TRUYỀN ĐƠN CÁCH MẠNG TRONG PHONG TRÀO DÂN

TỘC, DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930-1935

2.1 Một số truyền đơn ở Việt Nam trước năm 1930

Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc, tuy thuộc khốithắng trận nhưng nền kinh tế Pháp gần như đã kiệt quệ, thêm vào đó là ảnh hưởngcủa cuộc khủng hoảng thiếu trong những năm 1921-1923 trong thế giới tư bảnkhiến Pháp lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn Để giải quyết những khủnghoảng và khó khăn trên, thực Pháp tiến hành đẩy mạnh cuộc khai thác hệ thốngthuộc địa, trong đó có Việt Nam Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của chínhquyền thực Pháp ở Việt Nam đã diễn ra từ năm 1919-1929 không những khiến chonền kinh tế Việt Nam kiệt quệ mà xã hội Việt Nam còn bị phân hóa sâu sắc Trongkhi đó, tình hình thế giới cũng có nhiều biến động với sự phát triển rầm rộ củaphong trào cộng sản, phong trào công nhân, phong trào giải phóng dân tộc; sựthắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã nên “cú hích lịch sử” cho

sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới

Những phân hóa sâu sắc trong nền kinh tế và cơ cấu xã hội ở Việt Nam đãảnh hướng trực tiếp đến phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc của nhân dânViệt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX Thêm vào đó, những thay đổi vềbối cảnh quốc tế, sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới như: ảnh hưởngthắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc

ở các nước thuộc địa, sự thành lập của Quốc tế cộng sản, các đảng cộng sản: ĐảngCộng sản Pháp, Trung Quốc… đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của nhữngchí sĩ yêu nước, góp phần du nhập chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa cộng sản vàoViệt Nam, bên cạnh đó còn cổ vũ, động viên quần chúng nhân dân Việt Nam đứnglên đấu tranh giải phóng dân tộc

Đầu những năm 20 của thế kỉ XX, trước những ảnh hưởng của tình hìnhtrong và ngoài nước, phong trào yêu nước và đấu tranh giải phóng dân tộc đã diễn

ra mạnh mẽ trên khắp lãnh thổ Việt Nam, với sự tham gia, đóng góp của nhiều giaicấp, tầng lớp nhân dân lao động cũng như nhiều hình thức đấu tranh khác nhau.Mỗi phong

Ngày đăng: 24/01/2024, 10:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w