1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho sinh viên sư phạm lịch sử, trường đại học sư phạm hà nội 2

256 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 256
Dung lượng 8,67 MB

Nội dung

Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho sinh viên sư phạm lịch sử, trường đại học sư phạm hà nội 2 Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho sinh viên sư phạm lịch sử, trường đại học sư phạm hà nội 2 Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho sinh viên sư phạm lịch sử, trường đại học sư phạm hà nội 2 Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho sinh viên sư phạm lịch sử, trường đại học sư phạm hà nội 2 Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho sinh viên sư phạm lịch sử, trường đại học sư phạm hà nội 2 Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho sinh viên sư phạm lịch sử, trường đại học sư phạm hà nội 2 Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho sinh viên sư phạm lịch sử, trường đại học sư phạm hà nội 2

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

ĐẶNG THỊ THÙY DUNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM LỊCH SỬ,

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

ĐẶNG THỊ THÙY DUNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM LỊCH SỬ,

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

Chuyên ngành: LL&PPDH dạy học bộ môn Lịch sử

Mã số: 9.14.01.11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

2 PGS.TS NGUYỄN THỊ THẾ BÌNH

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi Những số liệu, kết quả được nêu trong luận án đám bảo khách quan, khoa học và trung thực chưa từng được công bố tại bất kì công trình nào khác

Tác giả

Đặng Thị Thuỳ Dung

Trang 4

giá đến từ các tập thể, cá nhân

Tôi xin được gửi lời cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Sau Đại học, quý nhà giáo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, tổ LL và PPDH bộ môn Lịch sử, Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Hoàng Hải Hà và PGS.TS Nguyễn Thị Thế Bình, những người thầy đã nhiệt tình, tận tâm chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án

Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa, những đồng nghiệp Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã ủng hộ, hỗ trợ chia sẻ công việc, tạo điều kiện công việc tốt nhất để tôi hoàn thành luận án này

Chân thành cảm ơn các bạn sinh viên Sư phạm Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tham gia tích cực, hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát thực trạng và TNSP cho đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ

và hỗ trợ tôi trên hành trình học tập và nghiên cứu vừa qua, để tôi có thể hoàn thành luận án Tiến sĩ này

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2024

Tác giả

Đặng Thị Thùy Dung

Trang 5

Trang

MỞ ĐẦU Error! Bookmark not defined

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 4

4 Cơ sở PP luận và PP nghiên cứu 4

5 Giả thuyết khoa học 5

6 Đóng góp của đề tài 5

7 Ý nghĩa của đề tài 6

8 Cấu trúc của Luận án 6

NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7

1.1 Những nghiên cứu về năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên và sinh viên sư phạm 7

1.1.1 Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài 7

1.1.2 Nghiên cứu của các tác giả Việt Nam 14

1.2 Những nghiên cứu về năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên và sinh viên sư phạm Lịch sử 19

1.2.1 Nghiên cứu của tác giả nước ngoài 19

1.2.2 Nghiên cứu của các tác giả Việt Nam 25

1.3 Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu và những điểm luận án kế thừa, phát triển 32

Tiểu kết chương 1 35

CHƯƠNG 2 : VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CNTT CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM LỊCH SỬ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2: LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 36

2.1 Cơ sở lí luận 36

2.1.1 Quan niệm về năng lực ứng dụng CNTT của sinh viên Sư phạm Lịch sử 36

2.1.2 Quan niệm về phát triển năng lực ứng dụng CNTT cho sinh viên Sư phạm Lịch sử 40

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực ứng dụng CNTT cho sinh viên Sư phạm Lịch sử 44

Trang 6

phạm Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 47 2.1.5 Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực ứng dụng CNTT cho sinh viên Sư phạm Lịch sử 51

2.2 Cơ sở thực tiễn 57

2.2.1 Khái quát về khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 57 2.2.2 Khảo sát thực tiễn về phát triển năng lực ứng dụng CNTT cho sinh viên Sư phạm Lịch sử và sinh viên Sư phạm Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 59 2.2.3 Đánh giá về thực trạng 70

Tiểu kết chương 2 73

ĐỘ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CNTT CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM LỊCH SỬ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 74 3.1 Khung năng lực ứng dụng CNTT cho sinh viên Sư phạm lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 74

3.1.1 Căn cứ để xây dựng khung năng lực ứng dụng CNTT 74 3.1.2 Quy trình xây dựng khung năng lực ứng dụng CNTT 79 3.1.3 Nội dung khung năng lực ứng dụng CNTT cho sinh viên Sư phạm Lịch

sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 80

3.2 Bộ công cụ đánh giá mức độ phát triển năng lực ứng dụng CNTT cho sinh viên Sư phạm Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 90

3.2.1 Nguyên tắc xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực ứng dụng CNTT 90 3.2.2 Quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá mức độ phát triển năng lực ứng dụng CNTT 92 3.2.3 Bộ công cụ đánh giá mức độ phát triển năng lực ứng dụng CNTT 94

Tiểu kết chương 3 107

CNTT CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM LỊCH SỬ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 108 4.1 Một số yêu cầu khi lựa chọn các biện pháp phát triển năng lực ứng dụng CNTT cho sinh viên Sư phạm Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 108 4.2 Biện pháp phát triển năng lực ứng dụng CNTT cho sinh viên Sư phạm Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 109

4.2.1 Nhóm biện pháp nâng cao thái độ và kiến thức về CNTT 110

Trang 7

trình ứng dụng CNTT 110

4.2.1.2 Hướng dẫn SV khai thác hiệu quả tài liệu số “Sổ tay ứng dụng CNTT cho sinh viên Sư phạm Lịch sử” 117

4.2.2 Nhóm biện pháp rèn luyện kĩ năng về CNTT 122

4.2.2.1 Tổ chức Dạy học kết hợp các học phần thuộc chương trình đào tạo 122

4.2.2.2 Tổ chức hoạt động sinh hoạt về ứng dụng CNTT thông qua mô hình CLB NVSP 127

4.2.2.3 Tập huấn trực tuyến về kĩ năng ứng dụng CNTT trong nghiên cứu khoa học 132

4.2.3 Nhóm biện pháp tăng cường khả năng vận dụng CNTT 136

4.2.3.1 Hướng dẫn SV ứng dụng CNTT trong tự học và trao đổi chuyên môn 136

4.2.3.2 Hướng dẫn sinh viên ứng dụng CNTT trong quá trình thực hành và thực tập sư phạm 141

4.2.3.3 Hướng dẫn SV thực hiện hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học các đề tài về ứng dụng CNTT 146

4.3 Thực nghiệm sư phạm 150

4.3.1 Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm 150

4.3.2 Đối tượng và phạm vi thực nghiệm 150

4.3.3 Nội dung và phương pháp thực nghiệm 151

4.3.4 Tiến trình thực nghiệm 152

4.3.5 Kết quả thực nghiệm 153

Tiểu kết chương 4 156

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 158

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 175 PHỤ LỤC 1.PL

Trang 8

AI Trí tuệ nhân tạo

Trang 9

Bảng 2.1 Chuẩn đầu ra Chương trình Đào tạo cử nhân Sư phạm Lịch sử, trường

ĐHSPHN2 47

Bảng 2.2 Nội dung chi tiết và yêu cầu cần đạt của học phần Ứng dụng CNTT trong DHLS ở trường phổ thông (theo CTĐT cử nhân SPLS trường ĐHSPHN2) 48

Bảng 2.3 Một số chuẩn đầu ra học phần về khả năng ứng dụng CNTT theo Chương trình Đào tạo SV SPLS, ĐHSPHN2 50

Bảng 2.4 Thống kê mẫu khảo sát GiV 60

Bảng 2.5 Đánh giá của GiV về khả năng ứng dụng CNTT của SV SPLS (Đơn vị %) 62

Bảng 2.6 Các biện pháp phát triển NL ứng dụng CNTTcho SV SPLS đã thực hiện 64

Bảng 2.7 Đánh giá thuận lợi và khó khăn của GiV trong việc phát triển NL ứng dụng CNTT cho SV SPLS trường ĐHSPHN2 66

Bảng 3.1 Mức độ ứng dụng CNTT trong giáo dục (theo Chuẩn nghề nghiệp GV, thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT) 77

Bảng 3.2 Khung NL ứng dụng CNTT cần phát triển cho SV SPLS trường ĐHSPHN2 80

Bảng 3.3 Quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá mức độ phát triển NL ứng dụng CNTT cho SVSPLS trường ĐHSPHN2 93

Bảng 3.4 Tiêu chí đánh giá phát triển NL ứng dụng CNTT cho SV Sư phạm Lịch sử theo mức độ (Rubric) 95

Bảng 3.5 Gợi ý nội dung và tình hướng đánh cho bài kiểm tra NL ứng dụng CNTT 104

Bảng 4.1 Minh họa cấu trúc nội dung seminar 114

Bảng 4.2 Phản hồi về mức độ hữu ích của Sổ tay ứng dụng CNTT đối với SV SPLS 121

Bảng 4.3 Hệ thống học liệu và nhiệm vụ nội dung Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 (cho mô hình LHĐN) 124

Bảng 4.4 Kết quả TN song hành ở 2 nhóm TN một phần 126

Bảng 4.5 Gợi ý hoạt động sinh hoạt về CNTT cho CLB NVSP 128

Bảng 4.6 Cấu trúc nội dung tập huấn Sử dụng công cụ trích dẫn trong NCKH 133

Trang 10

Bảng 4.8 Nội dung TN từng phần bằng PP TN đối chứng 143 Bảng 4.9 Kết quả kiểm định T-Test TN đối chứng 143 Bảng 4.10 Các đề tài NCKH về ứng dụng CNTT trong học tập và DHLS của SV 149 Bảng 4.11 Mô tả quy trình TN 152 Bảng 4.12 So sánh kết quả trước và sau TNSP của phiếu Tự đánh giá và Bài

kiểm tra NL 153 Bảng 4.13 Kết quả tự đánh giá về các tiêu chí NL (đơn vị: SV, n = 40SV) 154

Trang 11

Biểu đồ 2.1 Đánh giá của GiV về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NL ứng

dụng CNTT cho SV SPLS 65 Biểu đồ 2.2 Kết quả khảo sát SV về mức độ hiệu quả các hoạt động phát triển

NL ứng dụng CNTT cho SV SPLS ở trường ĐH 69 Biểu đồ 4.1 Kết quả điểm NL trước và sau thực hiện biện pháp định hướng mục

tiêu, tạo hứng thú và rèn ý chí cho SV trong quá trình ứng dụng CNTT 117 Biểu đồ 4.2 Thay đổi điểm NL của nhóm K47TP_1 127 Biểu đồ 4.3 Thay đổi điểm NL của nhóm K47TP_2 127 Biểu đồ 4.4 Kết quả thang đo NL với 2 nhóm TN và đối chứng 144 Biểu đồ 4.5 Mức độ sẵn sàng thực hành ứng dụng các công cụ hỗ trợ DHLS

của SV 145 Biểu đồ 4.6 Kết quả phiếu Tự đánh giá trước và sau TN 154 Biểu đồ 4.7 Kết quả Bài kiểm tra NL trước và sau TN 154

Trang 12

Trang

Hình 2.1 Đường phát triển NL theo quan điểm của Robert Glaser 42

Hình 2.2 a.b Giao diện của website học liệu học phần Lịch sử Việt Nam hiện đại 53

Hình 2.3 Ứng dụng hỗ trợ thiết kế và tổ chức giờ học đảo ngược 54

Hình 2.4 Sản phẩm đồ dùng trực quan hỗ trợ dạy học được SV thiết kế 55

Hình 2.5 Phiếu khảo sát trực tuyến SV thiết kế và sử dụng trong NCKH 56

Hình 3.1 Khung NL CNTT – TT của UNESCO (phiên bản 3) 75

Hình 3.2 Hệ số Cronbach’s Alpha của 9 tiêu chuẩn NL 90

Hình 4.1.ab Seminar Sử dụng công nghệ Thực tế ảo (VR) trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông được tổ trức trên Google meet 115

Hình 4.2.ab Trang bìa và mã QR Sổ tay ứng dụng CNTT cho SV SPLS 119

Hình 4.3.ab Hướng dẫn sử dụng và 1 trang giới thiệu trong Sổ tay ứng dụng CNTT cho SV SPLS 119

Hình 4.4 Mô hình lớp học truyền thống và mô hình LHĐN 122

Hình 4.5.abc Sản phẩm AI hỗ trợ DHLS của SV tham gia sinh hoạt CLB NVSP 131 Hình 4.6 Tập huấn trực tuyến Sử dụng công cụ trích dẫn TLTK trong NCKH 134

Hình 4.7.ab Danh mục tài liệu tham khảo trong bài nội san SVNCKH của SV trước và sau tập huấn 135

Hình 4.8.ab Tài liệu số tự học về các nhân vật Lịch sử thời kì Bắc thuộc 138

Hình 4.9.ab Sản phẩm hỗ trợ trực tuyến được SV chia sẻ trên nhóm Facebook 140

Hình 4.10 SV thực hành thiết kế truyện tranh hỗ trợ DH (Lớp Thực nghiêm – K47 SPLS, trường ĐHSPHN2) 144

Hình 4.11 Sản phẩm truyện của SV thiết kế hỗ trợ DHLS (Lớp Thực nghiêm – K47 SPLS, trường ĐHSPHN2) 144

Hình 4.12.ab Sản phẩm NCKH của SV: Tài liệu số dạng sách lật 148

Hình 4.13.ab Sản phẩm NCKH của SV: website hướng dẫn tự học LS SV thực hành sử dụng các công cụ hỗ trợ DHLS 61

Trang 13

Sơ đồ 1.1 Hoạt động ứng dụng CNTT&TT của GV 15

Sơ đồ 2.1 Quy trình khảo sát bằng bảng hỏi 61

Sơ đồ 3.1 Quy trình xây dựng hệ thống NL ứng dụng CNTT cho SVSPLS trường ĐHSPHN2 79

Sơ đồ 4.1 Quy trình hướng dẫn SV xác định mục tiêu, yêu cầu về ứng dụng CNTT thông qua hoạt động giảng dạy của GiV 111

Sơ đồ 4.2 Quy trình tổ chức seminar cho SV SPLS trường ĐHSP Hà Nội 2 113

Sơ đồ 4.4 Quy trình áp dụng dạy học kết hợp theo mô hình LHĐN 123

Sơ đồ 4.5 Quy trình tổ chức sinh hoạt về ứng dụng CNTT cho CLB NVSP 128

Sơ đồ 4.6 Quy trình tổ chức tập huấn trực tuyến cho SV SPLS 132

Sơ đồ 4.7 Quy trình hướng dẫn SV thiết kế tài liệu số hỗ trợ tự học 137

Sơ đồ 4.8 Quy trình xây dựng nhóm chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm học tập trên mạng xã hội 139

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sự phát triển nhanh chóng của CNTT (CNTT) và truyền thông từ đầu thế kỉ XXI đến nay đã tác động vào tất cả các lĩnh vực, tạo ra sự thay đổi lớn về mọi mặt trong đó có giáo dục và đào tạo CNTT tạo ra thời cơ và thách thức đổi với sự nghiệp

GD và đào tạo hiện nay như đổi mới về mục tiêu, nội dung, hình thức đào tạo và phương pháp (PPDH),… Người GV cần có kĩ năng sử dụng thành thạo các phương tiện hỗ trợ từ CNTT, có NL ứng dụng CNTT vào giảng dạy, học tập, NC và bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao chất lượng DH

Trên thế giới, việc nâng cao NL giảng dạy và NL CNTT, truyền thông (ICT) cho GV các cấp được chú trọng và xem là một trong số những điều kiện để nâng cao hiệu quả GD [117][164] Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã đưa ra khung NL ICT cho GV thế kỷ XXI và được cập nhật trong nhiều năm, được coi là công cụ để định hướng, chỉ dẫn việc đào tạo bồi dưỡng khả năng sử dụng CNTT cho GV trong hệ thống GD tại nhiều quốc gia

Ở Việt Nam những năm gần đây, sự kết hợp giữa CNTT và GD đã tạo ra mô hình học tập trực tuyến đa dạng, nâng cao sự linh hoạt và tiện lợi Nhiều cơ sở GD ĐH

đã có trọng số nhất định về các bài dạy điện tử, kết hợp đào tạo chính quy bằng cả hình thức trực tiếp và trực tuyến CNTT không chỉ mở ra cơ hội học tập từ xa, mà còn thúc đẩy sự đổi mới trong PP giảng dạy, tạo điều kiện cá nhân hóa quá trình học tập, tạo ra môi trường học tập đa dạng và tương tác Do vậy, người dạy và người học cần được trang bị NL ƯD CNTT để thích ứng hiệu quả trong bối cảnh chuyển đổi số và yêu cầu của cuộc sống thay đổi liên tục

Giáo dục Việt Nam đã và đang có sự thay đổi lớn cả về PP và nội dung giảng dạy hướng đến PTNL người học Sau hơn mười năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW (năm 2013) GD đã có nhiều thay đổi ở tất cả các cấp học trong hệ thống GD Theo yêu cầu, tinh thần của nghị quyết, các trường ĐH SP (ĐHSP) nói chung và các

cơ sở đào tạo ngành SP nói riêng phải rèn luyện và PTNL nghề nghiệp cho sinh viên (SV) để đào tạo được đội ngũ GV đáp ứng được yêu cầu đổi mới toàn diện Bộ GD &

ĐT cũng đã ban hành qui định chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở GDPT, với các tiêu chí

Trang 15

cần thiết về chuyên môn nghiệp vụ của GV phổ thông Trong đó, nhấn mạnh tiêu chí: ứng dụng CNTT, khai thác và sử dụng trang thiết bị công nghệ trong DH, GD, thể hiện

rõ các mức độ yêu cầu đối với GV Vì vậy, cần có những định hướng cụ thể, biện pháp hiệu quả để thực hiện việc đổi mới đào tạo GV trong các trường ĐHSP, việc cải tiến PPDH nhằm PTNL nghề nghiệp, trong đó có NL ƯD CNTT cho thế hệ thầy cô giáo tương lai càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn

Năm 2018, Bộ GD&ĐT đã ban hành CT GDPT tổng thể và CT cho các môn học Theo CT mới, mục tiêu đào tạo cần tập trung PT toàn diện các NL và phẩm chất người học, trong đó NL công nghệ, NL tin học là những NL đặc thù cần hình thành cho HS Người GV cần có NL ƯD CNTT để hướng dẫn người học học tập hiệu quả, đồng thời nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của bản thân Do vậy, NL ƯD CNTT trở thành một thành phần cơ bản trong NL nghề nghiệp, cần được hình thành, PT từ trong quá trình học tập tại trường ĐH và tiếp tục bồi dưỡng, rèn luyện, phát huy trong suốt quá trình hoạt động nghề

Khảo sát CTĐT của các trường ĐH SP và khoa SP trong cả nước cho thấy, nhiệm vụ đào tạo GV có đầy đủ NL, phẩm chất đáp ứng yêu cầu đổi mới của GD luôn được các trường đặc biệt chú trọng, điều này thể hiện qua các môn học thuộc CTĐT, chuẩn đầu ra của các ngành SP Việc nâng cao NL ứng dụng CNTT trong học tập, NCKH và giảng dạy cho SV luôn là một trong những mục tiêu trọng tâm của CTĐT

GV tại các trường ĐH SP nói chung, khoa LS, trường ĐHSPHN2 nói riêng Trường ĐHSPHN2 với tầm nhìn chiến lược đào tạo đảm bảo người học tốt nghiệp có chất lượng cao, có NL làm việc, thích nghi, sáng tạo và tự học suốt đời Nhiều năm qua Nhà trường luôn chú trọng PT các NL nghề nghiệp của SV, trong đó NL ứng dụng CNTT là một trong những NL quan trọng, tiền đề giúp người học có khả năng tự đào tạo, tự bồi dưỡng với sự hỗ trợ của CN trong suốt quá trình đào tạo và cả khi ra trường

Tuy là vấn đề được trường ĐHSPHN2 nói riêng và nhiều cơ sở đào tạo GV quan quâm, nhưng đến nay đa số các hoạt động bồi dưỡng, đào tạo chỉ chú trọng đến khả năng ứng dụng CNTT của SV SP trong thực hành GD, nên việc ứng dụng CNTT trong học tập và NCKH của SV còn hạn chế Nhiều SV chưa khai thác được những tính năng hữu ích của CNTT để phục vụ cho học tập, NCKH, thực hành nghề nghiệp

và DHLS ở trường THPT sau khi ra trường Vấn đề đặt ra là cần có biện pháp SP phù hợp trong quá trình giảng dạy tại trường ĐH nhằm đào tạo ra đội ngũ GV chất lượng

Trang 16

cao cho các cơ sở GDPT trên cả nước

Về phía cá nhân tác giả luận án, nghiên cứu sinh đã có gần mười năm giảng dạy

và đào tạo SV SPLS, có niềm đam mê nghiên cứu, tìm tòi về công nghệ và khả năng ứng dụng của CNTT trong GD trong hơn mười năm Với mong muốn nâng cao hiệu quả khai thác CNTT của SV SPLS, nhằm giúp SV có khả năng tự học, tự bồi dưỡng suốt đời với CNTT, năm 2017 tác giả đã có những nghiên cứu chuyên sâu về việc ứng dụng công nghệ trong đào tạo SV SPLS Đến nay, trong bối cảnh chuyển đổi số diễn

ra mạnh mẽ, yêu cầu người GV cần có NL CNTT để đáp ứng nhanh nhạy với yêu cầu của GD, có khả năng tự nghiên cứu và học hỏi trên nền tảng số,… SV SPLS càng cần được PTNL ứng dụng CNTT một cách bài bản Đây chính là động lực thôi thúc nghiên cứu sinh tìm hiểu hệ thống lý thuyết, học hỏi các mô hình ứng dụng công nghệ từ những nghiên cứu trong và ngoài nước để tìm ra hệ thống các biện pháp PTNL cho SV SPLS trường ĐHSPHN2 – nơi nghiên cứu sinh công tác một cách bài bản và hiệu quả Qua đó góp phần xây dựng được mô hình nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ cho

SV SPLS nói chung, để các trường ĐH đào tạo GVLS trên cả nước tham khảo, vận dụng linh hoạt

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Phát triển năng lực

ứng dụng công nghệ thông tin cho sinh viên Sư phạm Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2” làm đề tài luận án Tiến sĩ KHGD, chuyên ngành LL và PP DH bộ

môn LS

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình PTNL ứng dụng CNTT cho SV

SP LS trường ĐHSPHN2 nói riêng và ở các trường SP nói chung, trong đó tập trung vào các biện pháp PTNL ứng dụng CNTT cho SV

2.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung nghiên cứu: luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận DH bộ môn

(NL và DH theo hướng PTNL) Phát triển NL ứng dụng CNTT cho SV SP LS, ĐHSPHN2 thông qua các hoạt động: học tập, thực hành GD, NCKH trong các học phần thuộc khối kiến thức nghiệp vụ và chuyên ngành, CTĐT Cử nhân SPLS, trường ĐHSPHN2

- Về phạm vi điều tra và khảo sát thực trạng: thực hiện tại một số trường ĐH

Trang 17

SP có đào tạo ngành SP LS của Việt Nam

- Về phạm vi thực nghiệm và thử nghiệm SP: Tiến hành TNSP từng phần, toàn

phần ở Khoa LS, trường ĐHSPHN2 để rút ra kết luận về tính khả thi của các biện pháp SP

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

3.1 Mục đích

Trên cơ sở khẳng định tầm quan trọng của việc PTNL ứng dụng CNTT cho SV SPLS, đề tài đi sâu xác định các thành tố NL và tiêu chí đánh giá PTNL ứng dụng CNTT cho SV, từ đó đề xuất được những biện pháp PTNL ứng dụng CNTT (trong học tập, thực hành GD và NCKH) cho SPLS trường ĐHSPHN2 nói riêng và các trường ĐHSP nói chung Qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GVLS và quá trình DH môn LS ở trường phổ thông

2.2 Nhiệm vụ

Các nhiệm vụ đề tài cần thực hiện để đảm bảo mục đích nghiên cứu trên:

- Tìm hiểu cơ sở lý luận về các vấn đề: GD, GD LS để làm rõ những vấn đề lý luận, những quan điểm khoa học liên quan đến đề tài

- Tìm hiểu, phân tích CTĐT cử nhân SPLS trường ĐHSPHN2 về các vấn đề: chuẩn đầu ra CTĐT, các học phần đại cương, chuyên ngành, nghiệp vụ hướng đến PTNL ứng dụng CNTT cho SV SPLS

- Khảo sát, điều tra thực tiễn về hoạt động học tập, thực hành GD và NCKH của

SV SPLS tại một số trường ĐH SP trong phạm vi cả nước

- Đề xuất khung NL ứng dụng CNTT cho SV SPLS trường ĐHSPHN2

- Đề xuất một số biện pháp PTNL ứng dụng CNTT cho SV SPLS, trường ĐHSPHN2

- TNSP để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp được đề xuất Từ đó rút ra kết luận và ý nghĩa khoa học của đề tài

4 Cơ sở PP luận và PP nghiên cứu

4.1 Cơ sở PP luận

Cơ sở PP luận của đề tài là quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về nhận thức và GD nói chung và DHLS nóitriêng

4.2 PP c nghiên cứu

Trang 18

Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng tổng hợp nhiều PP:

- Nhóm PPNC lý thuyết: tìm hiểu, sưu tầm và phân tích các tài liệu từ sách báo,

tạp chí khoa học, Internet… những công trình GD học, Tâm lí học và những tài liệu hướng dẫn ứng dụng CNTT trong GD, NCKH trong nước và thế giới; những công trình về lý luận và PP DH bộ môn LS, đặc biệt là những nghiên cứu về nâng cao NL học tập, giảng dạy và NCKH cho SV và PTNL ứng dụng CNTT cho SV SP

+ Phân tích chuẩn đầu ra, mục tiêu, nội dung chính, cấu trúc CTĐT cử nhân SP

LS ở trường ĐHSPHN2

- Nhóm PP nghiên cứu thực tiễn:

+ Khảo sát thực tiễn với GiV và SV ở một số trường ĐH về vấn đề PTNL ứng dụng CNTT cho SV SPLS trong học tập, thực hành GD và NCKH thông qua dự giờ, quan sát, điều tra xã hội học,

+ PP chuyên gia: Phỏng vấn, trao đổi, xin ý kiến chuyên gia

+ PP TNSP (TNSP): Tiến hành TNSP các biện pháp đã đề xuất tại khoa LS, trường ĐHSPHN2

+ PP thống kê toán học: Xử lý, thống kê, phân tích số liệu thu được trong quá trình TNSP để đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp do đề tài đưa

ra

5 Giả thuyết khoa học

Các công trình nghiên cứu KHGD và yêu cầu thực tiễn của GD hiện nay cho thấy

NL ứng dụng CNTT của SV SP LS là quan trọng trong học tập, NCKH và rèn luyện NVSP Việc PTNL ứng dụng CNTT sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo SV SP LS ĐHSPHN2 nếu: xác định được nội dung và tiêu chí đánh giá NL và đề xuất được các biên pháp SP phù hợp, khả thi theo hướng PTNL ứng dụng CNTT cho SV

6 Đóng góp của đề tài

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần:

Khẳng định vài trò, mức độ quan trọng của việc PTNL ứng dụng CNTT cho SV ngành SPLS Làm sáng tỏ bản chất của vấn đề ứng dụng CNTT trong học tập, NCKH, thực hành GD và PTNL ứng dụng CNTT cho SV SPLS trường ĐHSPHN2

Đánh giá được thực trạng việc ứng dụng CNTT trong đào tạo SV SPLS ở một

số trường ĐH ở Việt Nam trong bối cảnh sự thay đổi của CT GD

Xây dựng được khung NL ứng dụng CNTT cho SV SPLS và các tiêu chí theo

Trang 19

mức độ cụ thể, từ đó thiết kế các công cụ đánh giá NL ứng dụng CNTT cho SV SPLS

Đề xuất được các biện pháp PTNL ứng dụng CNTT cho SV SPLS trường ĐHSPHN2

7 Ý nghĩa của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm

lý luận về việc ứng dụng CNTT trong thực hành GD, học tập và NCKH nói chung và PTNL ứng dụng CNTT cho SV khoa LS, trường ĐHSPHN2 nói riêng

- Ý nghĩa thực tiễn: giúp GiV, SV nhận thức được tầm quan trọng của việc PTNL ứng dụng CNTT trong học tập, thực hành GD và NCKH, nhận thức rõ hơn về yêu cầu NL ứng dụng CNTT của GV môn LS, SV tốt nghiệp chuyên ngành SPLS trong bối cảnh mới Luận án là tài liệu tham khảo cho SV và học viên cao học chuyên ngành Lý luận và PP DH Bộ môn LS, GV ở trường THPT cũng như bản thân tác giả luận án vận dụng trong quá trình giảng dạy

8 Cấu trúc của Luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, nội dung của luận

án bao gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Chương 2: Vấn đề PTNL ứng dụng CNTT cho sinh viên SP LS, trường ĐH SP

Hà Nội 2: Lí luận và thực tiễn

Chương 3: Khung NL và bộ công cụ đánh giá mức độ PTNL ứng dụng CNTT cho sinh viên SP LS Trường ĐH SP Hà Nội 2

Chương 4: Các biện pháp PTNL ứng dụng CNTT cho sinh viên SPLS trường

ĐH SP Hà Nội 2 Thực nghiệm SP

Trang 20

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Để đánh giá tổng quát những nghiên cứu về PTNL ứng dụng CNTT cho SV SPLS

trường ĐHSPHN2, chúng tôi khảo cứu dựa trên 2 hướng chủ yếu: Nghiên cứu về NL ứng

dụng CNTT của GV và SVSP; Nghiên cứu về NL ứng dụng CNTT của GV và SV SPLS

1.1 Những nghiên cứu về NL ứng dụng CNTT của giáo viên và sinh viên SP

1.1.1 Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài

• Giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo

Trong cuốn Information and communication technologies in teacher education –

a planning guide (CNTT và truyền thông trong đào tạo GV – kế hoạch hướng dẫn,

UNESCO, 2002), các nhà khoa học GD đã giới thiệu những yêu cầu về NL ứng dụng CNTT của một số CTĐT GV trên thế giới Cụ thể như CT do Viện GD quốc gia Singapore (NIE), tiêu chuẩn Công nghệ GD Quốc gia (NETS) của Hoa Kỳ, các bộ tiêu chuẩn được học hỏi và điều chỉnh từ các nền GD trên thế giới (Anh, Autralia, các nước khu vực Mỹ Latinh…) Qua đó, UNESCO hướng tới nhận định tầm quan trọng việc xây

dựng hệ thống tiêu chuẩn về NL ứng dụng CNTT cho GV UNESCO cho rằng: “Bước

đầu tiên trong việc xác định nội dung, PP giảng dạy hướng tới PTNL CNTT và truyền thông cho SV SP là GiV phải xác định được những hạn chế của SV so với hệ thống tiêu chuẩn” [160;58] Nghiên cứu khẳng định tính cấp thiết của việc xây dựng khung NL

ứng dụng CNTT cho SVSP

Tác giả Yin Cheaong Cheng đã công bố những kết quả nghiên cứu về CNTT

trong đào tạo GV thông qua cuốn sách ICT in Teacher Education - Challenging

Prospects (CNTT và truyền thông trong đào tạo GV – Triển vọng và thách thức, Sweden

2005) Ở chương thứ 3 – Three waves of teacher education and development (Ba làn

sóng đào tạo GV và PT), Yin Cheong Cheng đã mô tả sự PT của CNTT trong đào tạo

GV đang nổi lên theo ba làn sóng, nếu làn sóng thứ nhất và thứ hai nổi lên do nhu cầu tự

Trang 21

cải thiện bài giảng của GV và yếu tố cạnh tranh giữa các trường học để đạt được những chỉ tiêu đề ra, thì làn sóng thứ ba hướng đến việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản của những

mô hình GD mới, tiên tiến hơn, hướng vào PT cá nhân của người học [177;41,44,49] Kết quả nghiên cứu đã củng cố nhận định: để trở thành người GV thực hiện vai trò hỗ trợ PT HS, SVSP phải có khả năng ứng dụng CNTT trong quá trình thực hiện các thao tác SP

Cuốn Teachers learning with digital technologies: A review of research and

projects (Việc học tập của GV với công nghệ kỹ thuật số: Đánh giá các nghiên cứu và

dự án, Bristol: Futurelab, 2006) của nhóm tác giả T Fisher, C Higgins, Avril Loveless

đã chỉ ra rằng, quá trình PTNL ứng dụng CNTT và truyền thông cho GV: “tạo điều kiện

cho sự thay đổi văn hóa trong nghề nghiệp để PT thành chuyên gia phản xạ có khả năng hành động thông minh trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng” [106;39] Cuốn sách

đã xác định được vai trò của việc PTNL ứng dụng CNTT đối với việc hình thành thái

độ, phẩm chất đúng đắn, tạo nên văn hóa nghề nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn của GV

Trong UNESCO ICT Competency, Framework for Teachers (Khung NL ICT dành

cho GV, UNESCO, 2008), khung NL được Tổ chức GD, Khoa học và Văn hóa của Liên

hợp quốc xây dựng dựa trên sáu thành phần: chính sách, CT DH và đánh giá, PP DH, sử dụng công nghệ, tổ chức và quản lý trường học và PT chuyên môn GV UNESCO đã tạo ra một khung Tiêu chuẩn NL ICT của GV với 24 tiêu chí Năm 2011, UNESCO sửa đổi và đề

xuất Khung NL ICT dành cho GV (phiên bản năm 2011) với 18 tiêu chí cụ thể Khung NL

này tiếp tục được điều chỉnh, sửa đổi và công bố phiên bản thứ ba vào năm 2018, nhấn mạnh rằng GV ngoài việc có NL ICT, còn phải có khả năng sử dụng CNTT để giúp HS trở thành những người học có kĩ năng hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo và gắn bó với xã hội Những kết luận của UNESCO là cơ sở quan trọng để luận án xây dựng hệ thống khung NL ứng dụng CNTT cho SV SPLS, hướng tới đáp ứng yêu cầu về NL ICT của người GV nói chung

Trong chương 11 của cuốn Open Educational Resources and Change in Higher

Education: Reflections from Practice (Tài nguyên GD mở và thay đổi trong GD ĐH: Phản ánh từ thực tiễn, UNESCO & Commonwealth of Learning, Vancouver, 2012),

Trang 22

John Arul Phillips đã gợi ý sử dụng tài nguyên mở dạng website trong GD ĐH Qua đó nhận định, việc sử dụng website trong giảng dạy sẽ giúp SV nâng cao khả năng sử dụng CNTT Đây là gợi ý hữu ích cho tác giả trong quá trình thiết kế học liệu giảng dạy, hướng đến PTNL ứng dụng CNTT cho SV SPLS trong quá trình học tập và NCKH

Trong cuốn Case Studies on Integrating ICT into Teacher Education

Curriculum in Asia (Nghiên cứu điển hình về tích hợp CNTT vào CT giảng dạy đào tạo GV ở Châu Á, UNESCO, 2013), các nhà khoa học đã khái quát, phân tích những

đặc điểm của CT PTNL ứng dụng CNTT và truyền thông trong đào tạo SVSP ở một số

cơ sở GD trên thế giới như: ĐH Cowan (Australia), ĐH SP Quốc gia Hàn Quốc, ĐH Nam Trung Hoa, ĐH Quốc gia Mindanao – Viện công nghệ Iligan (Philippines), Trường ĐH Rajabhat Mahasarakham (Thái Lan), ĐH SP Hà Nội (Việt Nam) Theo đó, các cơ sở đào tạo GV đã có sự thay đổi ở những mức độ khác nhau trong CT và PP giảng dạy để thích ứng với sự PT mạnh mẽ của CNTT Thông qua một số biện pháp như: cung cấp các khóa học về ứng dụng CNTT độc lập, kết hợp hướng dẫn trong các nội dung môn học, tăng cường yếu tố thực hành, xây dựng các dự án, mô – đun học tập, nâng cao dần yêu cầu về ICT qua từng năm học trong quá trình đào tạo, sử dụng PPDH vi mô để đánh giá hiệu quả và điều chỉnh,… Các trường hợp điển hình được giới thiệu trong nghiên cứu là mô hình tham khảo cho việc tìm hiểu, xây dựng và PT CTĐT cử nhân SPLS, cũng như gợi mở cho tác giả đề xuất một số biện pháp nâng cao

NL ứng dụng CNTT cho SVSP nói chung và SV SPLS nói riêng

Năm 2017, Ủy ban châu Âu đã công bố European Framework for the Digital

Competence of Educators DigCompEdu (Khung NL kĩ thuật số trong GD của Châu Âu) là công trình nghiên cứu giá trị, đưa ra hệ thống khung NL kĩ thuật số trong GV,

với sự giải thích và minh họa chi tiết Ba mảng NL kĩ thuật số: NL của người học, NL

SP của GV và NL chuyên nghiệp của nhà GD, khung NL chia thành 6 thành phần gồm

22 tiêu chí NL cụ thể Đây là cơ sở lí thuyết quan trọng để chúng tôi tham khảo, xây dựng khung NL ứng dụng CNTT đặc thù cho GV bộ môn và SV chuyên ngành với những tiêu chí, biểu hiện phù hợp

Được coi là một cuốn sách phải đọc cho những ai quan tâm đến tương lai của

GD, DH trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư của Armand Doucet, Jelmer Evers,

Trang 23

Elisa Guerra, Nadia Lopez, Michael Soskil và Koen Timmers (Trần Ninh Bình dịch, NXB Trẻ, 2020) đã tiếp cận GD toàn cầu trong bối cảnh chuyển đổi mạnh mẽ của công nghệ Đặc biệt ở chương 7: Sự tiến bộ của công nghệ trong lớp học, Koen Timmers đã

khẳng định: “Công nghệ là một chất xúc tác cho SP…Nếu muốn giúp HS sẵn sàng đáp

ứng những thách thức tương lai trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, GV phải được chuẩn bị để sử dụng công nghệ thật tốt” [22;196] Quan điểm này cho thấy sự cần thiết

phải nâng cao NL ứng dụng CNTT cho GV Armand.D và cộng sự cũng mô tả sự PT

mạnh mẽ của CNTT, nổi bật như trong lĩnh vực AI, vừa là cơ hội nhưng cũng vừa “một

bờ vực thẳng đứng” đối với GV Trong cách mạng công nghiệp 4.0, GV phải dùng “sự phán đoán chuyên nghiệp của mình để tìm ra công cụ SP tốt nhất, phù hợp nhất cho từng tình huống riêng biệt” [22;226] Nhận định này khẳng định tầm quan trọng của NL

ứng dụng CNTT mà GV nói chung và GV môn LS nói riêng cần có, đó là lựa chọn được công cụ công nghệ hỗ trợ phù hợp cho từng bối cảnh GD cụ thể

• Bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học

Ngoài những công trình sách chuyên khảo, tham khảo, một số nhà khoa học trên thế giới đã có những kết quả nghiên cứu đáng chú ý được đăng trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học

Bài báo 信息技术环境下教师角色与能力结构分析 (Vai trò GV dưới bối cảnh

CNTT và phân tích NL GV), đăng trên Tạp chí ĐH SP Phúc Kiến (NXB Triết Xã, Trung Quốc, 6/2003), tác giả Huang Yuxing (黄宇星) cho rằng NL của GV trong môi trường

công nghệ, gồm 9 loại NL: NL thiết kế DH hệ thống hóa, NL thực hiện DH, NL hợp tác

DH, NL thúc đẩy sự PT của người học, NL giám sát DH, NL đánh giá DH, NL tích hợp CNTT và CT DH, NL nghiên cứu DH, và NL học tập suốt đời Nghiên cứu này có giá trị tham khảo đối với luận án khi xác định những NL ứng dụng CNTT cần hình thành cho SVSPLS – những GVLS trong tương lai

Nhóm tác giả Gu Xiao Qing (顾小清), Zhu Zhiting (祝智庭), Bang Yanxia ( 庞艳霞) với bài báo 教师的信息化专业发展 : 现状与问题 (Hiện trạng và vấn đề PT

chuyên môn ứng dụng CNTT của GV) đăng trên tạp chí Nghiên cứu GD Điện Hóa (Trung

Trang 24

Quốc, 1/2004) cho rằng, NL ứng dụng CNTT trong DH bao gồm: NL thông tin cơ bản, thiết kế bài dạy ứng dụng CNTT, nhận thức khái niệm ứng dụng CNTT, đạo đức nghề nghiệp, thái độ và khả năng triển khai DH ứng dụng CNTT So với quan điểm của Huang Yuxing được nhắc đến ở trên, Gu Xiao Qing và cộng sự có bổ sung, mở rộng về nội dung

NL ứng dụng CNTT của GV, đó là xác định thêm yếu tố về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, thái độ đúng đắn của GV với việc ứng dụng CNTT trong DH Đây là nghiên cứu quan trọng gợi mở cho chúng tôi trong quá trình xây dựng hệ thống NL ứng dụng CNTT, cần đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức, kĩ năng và thái độ tích cực để khai thác CNTT hiệu quả

Khẳng định vai trò của CNTT và truyền thông trong đào tạo SVSP, trong bài

báo ICT-Pedagogy Integration in Teacher Training: Application Cases Worldwide

(Tích hợp CNTT – SP trong đào tạo GV: Các trường hợp ứng dụng trên toàn thế giới,

tạp chí Educational Technology & Society, 8 (2), năm 2005), Jung Insung đã nhấn

mạnh tầm quan trọng của NL ứng dụng CNTT đối với GV thông qua tổng hợp đánh giá từ nhiều nền GD trên thế giới CT, mục tiêu GD cấp quốc gia ở nhiều nước đã lồng

ghép việc ứng dụng CNTT vào đào tạo GV Theo ông, “viện đào tạo GV của

Singapore đã tích hợp thành công tầm nhìn quốc gia về việc sử dụng CNTT trong GD vào kế hoạch ICT của mình… Các quốc gia khác như Anh, Mỹ, Nam Phi, Thụy Điển

và Hàn Quốc đã PT các nguồn tài nguyên trực tuyến phong phú và khuyến khích tích cực trao đổi các ý tưởng SP mới nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng của GV ở cấp quốc gia hoặc quốc tế” [117;99] Bài báo là tài liệu hỗ trợ phân tích cơ sở lí luận cho

luận án, khẳng định tầm quan trọng của việc PT khả năng sử dụng công nghệ cho GV

ở một số nền GD trên thế giới

Robin H.Kay đã đưa ra một số cách thức PTNL ICT cho SV SP mà các đơn vị

đào tạo GV trên thế giới đã thực hiện thông qua bài báo Evaluating strategies used to

incorporate technology into pre-service education: A review of the literature (Đánh giá các chiến lược tích hợp công nghệ trong đào tạo GV: một nghiên cứu tài liệu, Journal of Research on Technology in Education, 38(4), 2006) Theo đó, các cơ sở đào

tạo GV đã chọn các chiến lược khác nhau để đưa CNTT và truyền thông vào giảng dạy, chẳng hạn như tăng cường tiếp cận với CNTT và truyền thông, cung cấp các khóa

Trang 25

học, tích hợp CNTT và truyền thông vào tất cả CT học; giới thiệu các PP tiếp cận đa phương tiện như danh mục tài liệu điện tử, đào tạo từ xa, PT các cộng đồng thực hành, các chiến lược mô hình hóa Kết quả nghiên cứu trên là gợi ý quan trọng cho chúng tôi khi xác định biện pháp PTNL ứng dụng CNTT cho SVSP, trong đó phải kết hợp đa dạng PP giảng dạy trong quá trình đào tạo SV nói chung, PTNL ứng dụng CNTT nói riêng

Tìm hiểu về các yếu tố thúc đẩy và cản trở việc sử dụng CNTT một cách sáng tạo của GV ở Hà Lan, Marjolein Drent và MartinaMeelissen đã công bố những kết quả

nghiên cứu trong bài báo Which factors obstruct or stimulate teacher educators to use ICT

innovatively (Những yếu cản trở và thúc đẩy GV ứng dụng CNTT trong đổi mới DH, tạp

chí Computers & Education, 51, 2008) Theo đó, yếu tố NL của cá nhân GV có tác động

rất lớn đến hiệu quả ứng dụng CNTT, những yếu tố từ phía nhà trường có mức độ ảnh hưởng thấp hơn Ngoài ra, thái độ tích cực và sự nhiệt tình của GV cũng giúp HS thoải mái học tập và tiếp thu hiệu quả với sự hỗ trợ của CNTT Do đó, NL ứng dụng CNTT cần hình thành với một thái độ tích cực của GV mới đem lại hiệu quả thực sự Đây là một định hướng quan trọng giúp chúng tôi xác định các biện pháp SP PTNL ứng dụng CNTT

cho SV SP LS trong chương 4 của luận án

Một số nghiên cứu đã đề xuất những biện pháp cụ thể góp phần PTNL ứng dụng CNTT cho SVSP và GV Có thể kể đến các biện pháp như: sử dụng Blog GD

(biện pháp do Robyn Philip và Jennifer Nicholls đưa ra trong bài báo Group blogs:

Documenting collaborative drama processes (Nhật ký nhóm dạng web: tài liệu hóa quy trình cộng tác, tạp chí Australasian Journal of Educational Technology, 25(5),

2009); học tập với không gian Wiki – ý tưởng từ kết quả nghiên cứu của Steve

Wheeler và Dawn Wheeler trong bài báo Using wikis to promote quality learning in

teacher education (Sử dụng wiki để thúc đẩy chất lượng học tập trong đào tạo GV,

tạp chí Learning, Media and Technology, 34(1), 2009) Các công trình này đã gợi

mở để chúng tôi lựa chọn và sử dụng biện pháp SP hướng tới PTNL ứng dụng CNTT cho SV SPLS

Nhìn nhận vấn đề ứng dụng CNTT ở nước đang PT, Jef Peeraer và Peter Van

Petegem công bố kết quả phân tích của mình trong bài báo ICT in teacher education in

Trang 26

an emerging developing country: Vietnam’s baseline situation at the start of “The Year of ICT” (CNTT và truyền thông trong đào tạo GV ở một nước đang pháp triển: tình hình cơ bản của Việt Nam khi bắt đầu năm CNTT, tạp chí Computers & Education, số 56 năm 2011) Theo 2 tác giả, các nhà SP ở Việt Nam nói chung mới chỉ

có kĩ năng tạo lập và xử lí văn bản thông thường, chưa tự tin trong việc sử dụng CNTT

và truyền thông trong giảng dạy Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến thực trạng này là do kĩ năng CNTT và truyền thông của GV còn hạn chế,

“thiếu NL đi đôi với thiếu tự tin” [ 119;980] Từ đó, nghiên cứu đưa ra khuyến nghị ở góc độ GD “bồi dưỡng về CNTT và truyền thông nên được xem xét dưới góc độ PP

SP, SV cần được tạo cơ hội để áp dụng các kỹ năng có được vào thực tế giảng dạy”

[119;981] Từ kết luận này gợi ý cho chúng tôi khi xác định biện pháp SP, cần tăng cường các hoạt động thực hành, ứng dụng CNTT vào thực tế giảng dạy

Hai tác giả Wang Wenjun (王文君), Wang Weiqun (王卫军) thông qua nghiên

cứu 教师信息化教学能力实践分析 (Phân tích thực tiễn NL ứng dụng CNTT trong

DH của GV, tạp chí GD hiện đại từ xa (Trung Quốc, 4/2012) cho rằng, NL ứng dụng

CNTT trong DH của GV được chia thành sáu loại NL: ứng dụng CNTT trong truyền đạt, ứng dụng CNTT trong DH tích hợp, ứng dụng CNTT trong giao tiếp SP, ứng dụng CNTT trong KTĐG, ứng dụng CNTT trong DH hợp tác và phát huy NL ứng dụng CNTT trong học tập cho HS Quan điểm của bài báo cung cấp gợi ý cho tác giả về biểu hiện mức độ cao nhất của NL công nghệ mà GV cần hướng tới là hỗ trợ, hướng dẫn HS hình thành và PT được NL ứng dụng CNTT trong học tập

Bài báo A review of research literature on obstacles that prevent use of ICT in

pre-service teachers' educational courses (Đánh giá tài liệu nghiên cứu về những trở ngại ngăn cản việc sử dụng CNTT trong các khóa đào tạo SVSP, tạp chí International Journal of Education and Literacy Studies, 3(2), 2015) của H.Mirzajani, R.Mahmud,

Ahmad M.Ayub và Wong S.Luan nhận định rằng, GV không thể sử dụng CNTT trong lớp học của họ do không được đào tạo đầy đủ, kiến thức, kỹ năng, cơ sở vật chất, thời gian và khả năng của bản thân GV trong việc sử dụng CNTT Những khó khăn này củng cố thêm quan điểm của luận án về vai trò và tính cấp thiết phải PTNL ứng dụng CNTT trong đào tạo nói chung, đào tạo SV ngành SPLS nói riêng

Trang 27

Bài nghiên cứu với tựa đề The effectiveness of information and communication

echnologies (ICTs) in teaching and learning in high schools in Eastern Cape Province

(Hiệu quả của CNTT và truyền thông (ICT) trong việc dạy và học ở các trường trung học

ở tỉnh Eastern Cape, tạp chí South African Journal of Education, 38(2), 2018) của

Oloyede OJO và Emmanuel O.Adu cho rằng, GV đã không sử dụng CNTT trong giảng dạy mặc dù có đủ điều kiện về cơ sở vật chất do kiến thức và kỹ năng chưa đảm bảo; những GV có thái độ tích cực đối với việc ứng dụng CNTT và có kỹ năng tốt cũng lại

không thể sử dụng CNTT do cơ sở vật chất hạn chế (từ bài báo Social studies teachers'

views of ICT integration của Jung Eun Hong trên tạp chí Review of International Geographical Education Online, 6(1), năm 2016) Kết luận từ những bài báo trên cho

chúng tôi hiểu rằng để giải quyết vấn đề nghiên cứu, cơ sở vật chất và các kĩ năng của GV đều là chìa khóa để ứng dụng CNTT thành công trong GD, góp phần nâng cao hiệu quả

DH ở các trường phổ thông

Như vậy, các công trình nghiên cứu trên thế giới đã tập trung vào một số vấn

đề cơ bản: xác định khung NL ứng dụng CNTT cho GV và SVSP trong thế kỉ XXI; khẳng định vai trò, tầm quan trọng của việc hình thành, PTNL ứng dụng CNTT của người dạy và người học; giới thiệu một số mô hình GD, biện pháp SP hướng tới PTNL ứng dụng CNTT cho GV và SVSP của các nước trên thế giới Bên cạnh đó, cũng có những công trình chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng, hạn chế về khả năng ứng dụng công nghệ còn tồn tại ở một số GV

1.1.2 Nghiên cứu của các tác giả Việt Nam

• Giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo

Các nhà khoa học GD tham gia Dự án PT giáo viên THPT và Trung cấp chuyên

nghiệp của Bộ GD và Đào tạo năm 2013 đã biên soạn Tài liệu bồi dưỡng cho sinh viên

SP về ứng dụng CNTT trong giảng day (NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2013) Tài liệu

giới thiệu những phầm mềm, ứng dụng cơ bản hỗ trợ quá trình DH, từ cơ bản đến phức tạp như: soạn thảo văn bản với Microsoft word, khai thác tài nguyên trên Internet hỗ trợ quá trình DH, xử lí đa phương tiện, thiết kế bài giảng điện tử trên Microsoft Powerpoint, Violet và Lecturemaker, thiết kế website DH với Microsoft Publisher, các

hệ thống E – learning và Virus tin học,… Những kết quả nghiên cứu được thể hiện chi tiết, mô tả rõ ràng các thao tác sử dụng, là gợi ý hữu ích để tác giả xác định các công

cụ, phần mềm phù hợp cần trang bị cho SV SPLS trong quá trình triển khai luận án

Trang 28

Trong Báo cáo tổng kết đề tài Biên soạn CT và chuẩn kiến thức, kĩ năng về

CNTT cho sinh viên SP (NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2013), các nhà khoa học của Viện

Khoa học GD Việt Nam đã phân tích các mô hình đào tạo GV trên thế giới, thực tiễn trong nước, mô tả hoạt động ứng dụng CNTT và TT của GV:

Sơ đồ 1.1 Hoạt động ứng dụng CNTT&TT của GV [6;63]

Từ sơ đồ trên, có thể thấy các nhà nghiên cứu đã mô tả các hoạt động ứng dụng CNTT rất chi tiết, bao gồm cả hoạt động giảng dạy và tự bồi dưỡng chuyên môn Báo cáo là cơ sở tham khảo quan trọng, căn cứ khoa học cho luận án đề xuất khung NL ứng dụng CNTT của sinh viên SP LS, là gợi ý để triển khai một số biện pháp PTNL ứng dụng CNTT cho sinh viên khoa LS, trường ĐHSPHN2

Cuốn sách PP và công nghệ DH trong môi trường SP tương tác (NXB ĐH SP,

2016) của tác giả Phó Đức Hòa và Ngô Quang Sơn đã chỉ ra những yêu cầu về kĩ năng đối với GV để thiết kế được giáo án DH tích cực có ứng dụng CNTT và truyền thông như: soạn thảo văn bản, thiết kế đồ họa, quay phim, chụp ảnh, sản xuất và biên tập Video, lồng tiếng,… Đồng thời cũng chỉ ra điểm khác biệt giữa giáo án DH tích cực có ứng dụng CNTT và truyền thông với giáo án DH tích cực điện tử Đây là gợi ý quan trọng cho tác giả trong quá trình tìm hiểu các biểu hiện NL ứng dụng CNTT (nội dung ứng dụng trong thực hành GD) theo từng mức độ cụ thể

Tiếp cận khả năng ứng dụng CNTT của SV SP như một trong số những kĩ năng

Hoạt động ứng dụng ICT

Có kiến thức và các kĩ năng SD ICT

Trang 29

cơ bản cần có của quá trình thực tập SP, trong cuốn sách chuyên khảo Kĩ năng cơ bản

của sinh viên trong thực tập SP (NXB GD, năm 2016) tác giả Hoàng Thị Hạnh khẳng

định, “Thực tập SP chính là lúc giáo sinh thể hiện khả năng ứng dụng CNTT vào

giảng dạy của mình.” [31;52] Như vậy, quá trình thực tập SP chính là một cơ hội để

SV SP thể hiện khả năng ứng dụng CNTT, GiV và cơ sở đào tạo ĐH có thêm căn cứ

để đánh giá NL ứng dụng CNTT của người học, từ đó cập nhật, thay đổi và bổ sung những nội dung, PP giảng dạy pháp phù hợp để PTNL cho SV

Trong cuốn PTNL nghề cho sinh viên SP (NXB GD Việt Nam, 2017), nhóm tác

giả do Bùi Minh Đức chủ biên đã đề xuất những NL căn bản cần có ở người GV Trong đó, NL sử dụng CNTT và truyền thông là một trong số 9 NL cần hình thành

Nhóm nghiên cứu khẳng định: “CNTT và truyền thông (ICT) chính là công cụ để

người GV nâng cao tiềm lực văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ của mình” [25;50]

Nhận định này một lần nữa khẳng định vai trò, tính cấp thiết cần tiến hành nghiên cứu

NL ứng dụng CNTT cho SV nói chung và SVSP LS nói riêng

• Bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học

Vấn đề NL ứng dụng CNTT của GV và SVSP nói chung cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và công bố trong các tạp chí chuyên ngành

Xuất phát từ nghiên cứu khung ICT- CFT (khung NL ứng dụng CNTT và

truyền thông của giáo viên) của UNESCO, Vũ Đức Thông với nghiên cứu NL CNTT

và truyền thông của giáo viên, đăng trên Tạp chí GD số đặc biệt (tháng 9/2016) đã đề

xuất bảng tiêu chuẩn NL ứng dụng CNTT và truyền thông của GV thể hiện ở 3 mức độ tăng dần Mức độ 1 là làm quen với công nghệ; mức độ 2: hiểu sâu; mức độ 3: sáng tạo, kèm theo đó là bảng mô tả các biểu hiện chi tiết NL Tác giả cũng cho rằng, việc hình thành NL ICT phụ thuộc chủ yếu vào quá trình tự học, tự rèn luyện của GV Đây

là lưu ý quan trọng cho tác giả luận án khi xác định các biện pháp hình thành và PTNL cho GV ngay từ khi còn là những SVSP nói chung và SPLS nói riêng

Hai nhà nghiên cứu Thái Hoài Minh và Trịnh Văn Biều đã có công trình Xây dựng

khung NL ứng dụng CNTT và truyền thông trong DH cho sinh viên SP Hóa học (Tạp chí

Khoa học ĐH SP thành phố Hồ Chí Minh, số 7 (85), 2016) Điểm nổi bật trong kết quả nghiên cứu là nhóm tác giả đã đề xuất được quy trình 7 bước xây dựng khung NL ứng

Trang 30

dụng ICT dành cho SV SP hóa Quy trình này đã được thực nghiệm kiểm tra tính khả thi không chỉ với nghiên cứu của Thái Hoài Minh và cộng sự, mà còn được Nguyễn Thế Dũng, Ngô Tứ Thành tham khảo, ứng dụng cho SV SP Tin học Thông qua những kết quả

thực nghiệm được công bố tại bài báo Đề xuất khung NL ứng dụng CNTT trong DH cho

sinh viên ngành SP Tin học (Tạp chí GD, số 404, kì 2 – 4/2017), cho thấy tính khả thi của

quy trình xây dựng khung NL Xét về PP nghiên cứu, 2 công trình đều sử dụng PP chuyên gia và hồi cứu tài liệu để thiết kế hệ thống NL cho SV SP các bộ môn Tuy vậy, mỗi bộ môn sẽ có những điểm khác biệt nhất định do đặc điểm môn học, đối tượng SV Những kết quả từ 2 nghiên cứu trên là cơ sở để tác giả xác định quy trình xây dựng hệ thống NL ứng dụng CNTT cho SV SP LS, trường ĐHSPHN2

Bài báo PTNL CNTT và truyền thông cho sinh viên SP ở trường ĐH Phú Yên

của Lê Thị Kim Loan đăng trên Tạp chí GD (số đặc biệt, tháng 5/2017) đã giới thiệu một số tiêu chí của chuẩn NL CNTT đối với GV ở Việt Nam, Hàn Quốc, Autralia và của UNESCO Qua đó đề xuất 6 biện pháp PTNL ICT cho SV SP trong đào tạo ĐH

Kết quả nghiên cứu này cho thấy khả năng áp dụng cao của Khung tiêu chuẩn ICT cho

GV do UNESCO đối với nhiều môi trường GD trên thế giới, là cơ sở để chúng tôi đề

xuất, phân loại các biểu hiện NL ứng dụng CNTT cho SV SPLS

Tìm hiểu về công nghệ với vai trò hỗ trợ quá trình NCKH của SV SP, nhóm tác

giả Trần Trung, Nguyễn Chí Thành, Ngô Văn Định đã có công bố Khai thác phần

mềm Mendeley trong PT một số kĩ năng NCKH cho sinh viên SP (tạp chí GD, Số 489,

Kì 1 - 11/2020) Bài báo đề xuất một số hoạt động khai thác Mendeley để tìm kiếm, lưu trữ, chia sẻ và trích dẫn tư liệu, tài liệu tham khảo trong quá trình NCKH Nhóm

tác giả nhấn mạnh, sử dụng hợp lí các ứng dụng hỗ trợ giúp SV “tận dụng được ưu thế

của CNTT trong NCKH, qua đó PT các kĩ năng cần thiết của mình” [77;13] Đây là

gợi ý cho chúng tôi trong quá trình lựa chọn công cụ và thiết kế biện pháp PTNL ứng dụng CNTT trong NCKH cho SVSPLS

Tác giả Trần Bích Ngân cùng các cộng sự đã có công trình Tổng quan một số

mô hình ĐT trực tuyến sử dụng trong bồi dưỡng kĩ năng DH trực tuyến cho GV (Tạp

chí GD Số 492, Kì 2 - 12/2020) Bài báo đưa ra những kĩ năng DH trực tuyến cần có

của GV gồm: Kiến thức trong chương trình học; Biết kết hợp giữa SP, công nghệ và

Trang 31

nội dung; Tạo ra sự hiện diện trực tuyến; Giao tiếp có hiệu quả; Có khả năng quản lí

HS [65;12] Từ kết quả nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy ứng dụng CNTT trong

DH trực tuyến hiệu quả cũng là một thành phần NL cần có của hệ thống NL ứng dụng CNTT cho GVLS

Tác giả Ngô Văn Định với bài báoĐề xuất khung NL ứng dụng CNTT và truyền thông trong NCKH GD của sinh viên SP, đăng trên tạp chí GD tập 22, số 1 năm 2022

đã đề xuất được quy trình xây dựng khung NL ứng dụng CNTT trong nghiên cứu KHGD của SV SP gồm 7 bước Vận dụng quy trình đó, tác giả thiết kế được khung

NL ứng dụng ICT trong NCKH của SVSP gồm 06 NL với 22 chỉ báo 06 NL đó gồm:

NL ứng dụng ICT trong thu thập tài liệu NC (gồm 7 chỉ báo); NL ứng dụng ICT trong thu thập dữ liệu NC KHGD (gồm 2 chỉ báo); NL ứng dụng ICT trong phân tích dữ liệu

NC KHGD (gồm 2 chỉ báo); NL ứng dụng ICT trong viết báo cáo kết quả NC KHGD (05 chỉ báo); NL ứng dụng ICT trong công bố kết quả NC KHGD (3 chỉ báo); NL ứng dụng ICT trong hợp tác NC (3 chỉ báo) Với mỗi chỉ báo cụ thể, tác giả thể hiện mô tả biểu hiện ở 3 mức độ theo sự tăng dần của NL: cơ bản, khá – chủ động, vận dụng linh hoạt Quy trình này là gợi ý quan trọng để luận án xây dựng hệ thống NL ứng dụng CNTT (nội dung ứng dụng trong NCKH) cho SVSPLS

NC về các công cụ đánh giá NL công nghệ nói chung và NL ứng dụng CNTT của nhà GD nói riêng, nhóm tác giả Trần Thị Thu Hương, Nguyễn Khắc Quỳnh đã có sự

thống kê, hệ thống trong công trình: “NL kĩ thuật số của Nhà GD: Khái niệm liên quan và

các bộ công cụ đánh giá”, đăng trên Tạp chí GD (2022), số 16, tập 22 Bài báo giới thiệu

được một số bộ công cụ đánh giá NL công nghệ trên thế giới và tại Việt Nam, đưa ra những đặc điểm cơ bản của từng bộ công cụ Tiêu biểu như: DigCompEdu năm 2013 của

Ủy ban châu Âu, gồm 22 NL số và sắp xếp thành 6 lĩnh vực tương ứng 6 cấp độ Theo đó mức độ thấp nhất là người dạy sử dụng hiệu quả, thích hợp các phương tiện công nghệ để truyền đạt, mức độ cao nhất là GV có khả năng thúc đẩy NL số của người học trong giao tiếp, hợp tác Kết quả NC cung cấp cho luận án những thông tin cơ bản về đặc điểm của các bộ công cụ đánh giá kĩ năng ứng dụng CNTT và truyền thông trên thế giới, gợi ý cho tác giả ý tưởng lựa chọn và sử dụng các công cụ đo lường phù hợp NC của mình

Qua khảo cứu một số tài liệu tiêu biểu, có thể thấy ở Việt Nam đã có khá nhiều

Trang 32

công trình NC về PTNL ứng dụng CNTT cho SVSP Trên cơ sở tham chiếu những NC trên thế giới, các nhà khoa học trong nước đã đề xuất khung NL cho GV các chuyên ngành, như: SP tiếng Anh, SP Hóa học, SP Tin học,… Đồng thời, nhiều công trình cũng khẳng định vai trò và đề xuất biện pháp PTNL ứng dụng CNTT trong quá trình đào tạo GV Tuy nhiên, các NC đang tập trung chủ yếu về NL ứng dụng CNTT trong việc DH mà chưa có nhiều NC nổi bật về NL ứng dụng NCTT trong học tập và NCKH của SVSP

1.2 Những NC về NL ứng dụng CNTT của giáo viên và sinh viên SP LS

1.2.1 NC của tác giả nước ngoài

• Giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo

Ở các nước châu Âu, từ rất sớm đã có những NC về yêu cầu NL đối với GV LS

và các CTĐT SV SPLS Cuốn “The structures and standards of initial training for

history teachers in thirteen member states of the Council of Europe – A Comparative Study” (Cấu trúc và tiêu chuẩn đào tạo ban đầu cho GVLS ở mười ba quốc gia thành viên của Hội đồng Châu Âu - Một NC so sánh, Council of Europe, 2000), tổng hợp các

phân tích thuộc khuôn khổ dự án Learning and teaching the history of Europe in the

20th century của Hội đồng Châu Âu năm 2000, đã lần đầu tiên đề cập đến vấn đề GV

cần đủ tỉnh táo để xác định độ tin cậy của thông tin từ mạng Internet NC nhận định

“việc giảng dạy LS hiện đại sẽ sử dụng đầy đủ các phương tiện sẵn có bao gồm cả

Internet” [87;93] Tuy mới chỉ đề cập rất ít và sơ lược, nhưng NC cho thấy, các nhà

khoa học GD châu Âu đã nhận thức được xu thế PT của GD và những đòi hỏi căn bản đối với GV để đáp ứng yêu cầu, bối cảnh mới Tài liệu góp phần khẳng định xu hướng ứng dụng CNTT trong GD nói chung, GD LS nói riêng

Năm 2005, Viện CNTT GD của UNESCO công bố cuốn ICTs in History

education in countries of South−Eastern Europe, Analytical survey (CNTT và truyền thông trong GD LS ở các nước Đông Nam Âu, Khảo sát phân tích, Moscow, 2005)

cung cấp dữ liệu quan trọng để làm rõ việc sử dụng công nghệ trong DHLS những năm đầu thế kỷ XXI Đồng thời, NC đã chỉ ra những cách thức sử dụng CNTT trong

DH của GV môn LS, trong đó nổi bật 2 thao tác: sử dụng hệ thống Internet để tìm kiếm thông tin và dùng những công cụ hỗ trợ trình bày bài dạy Tuy vậy, tài liệu này

Trang 33

cũng chỉ ra không phải GV nào cũng có khả năng thực hiện các thao tác trên một cách thuần thục Tính phức tạp của các biểu hiện NL ứng dụng CNTT sẽ tăng dần cùng với

sự PT hiện đại hóa của công nghệ Đây là lưu ý cho chúng tôi khi xem xét, xác định các tiêu chí hành vi của NL ứng dụng CNTT và mô tả biểu hiện theo từng mức độ cụ thể trong quá trình triển khai luận án

Bàn về vấn khả năng học tập khoa học chuyên ngành dựa trên việc ứng dụng

CNTT của SV ngành LS, cuốn sách History in the Digital Age (LS trong kỷ nguyên số của

Toni Weller, 2012) đã giới thiệu những biện pháp học tập bộ môn với sự hỗ trợ của công

nghệ Tác giả đưa ra nhận xét các nhà GD Bắc Mỹ đã rất: “tích cực và sáng tạo trong việc

kết hợp văn bản và trực quan ảo trong các nội dung khóa học của họ: bản đồ, tài liệu và câu đố đều được tích hợp vào một gói dữ liệu duy nhất, để giúp SV tự học, tự kiểm tra, ôn tập và khám phá nhiều khía cạnh của NC LS” [153;141] NC cũng chỉ ra rằng việc sử

dụng các tài liệu kĩ thuật số ngày càng phổ biến trong SV, đôi khi họ cũng gặp những vấn

đề về việc xác thực nguồn tài liệu Do vậy, quá trình tìm kiếm, lựa chọn tài liệu cũng là một kĩ năng cần có của SV khi tự học kiến thức KHLS trong thời đại số Có thể thấy việc không ngừng tạo cơ hội sử dụng CNTT trong học tập sẽ góp phần thúc đẩy PTNL ứng dụng CNTT cho SV ở mọi tình huống Cuốn sách là tài liệu tham khảo quan trọng, góp

phần làm sáng tỏ vai trò của ứng dụng CNTT trong DHLS và ứng dụng CNTT trong học

tập LS, đồng thời gợi ý cho chúng tôi khi xác định biện pháp SP phù hợp để PTNL ứng

dụng CNTT cho SV SPLS

Kevin Kee cùng cộng sự - tác giả của cuốn “Pastplay: Teaching and Learning

History with Technology” (Dạy và học LS với công nghệ, University of Michigan

Press, 2014) đã hướng dẫn cách thiết kế và tổ chức nhiều trò chơi trong quá trình học tập LS dưới sự hỗ trợ của CNTT như: công cụ Google Earth, các công cụ thực tế ảo (VR), Wikipedia,… Tác giả cho rằng đây là những xu hướng tất yếu, thay thế cho cách

dạy sử mang tính kể lể, nhàm chán, đồng thời PT được tư duy cho người học: “Sử

dụng CNTT khuyến khích được sự sáng tạo của người học, bằng cách tạo cơ hội để người học tìm hiểu LS theo các cách thức mới…mở ra những cơ hội học tập mà trước đây không có” [122;.13] Đây là những gợi mở ý tưởng mới để chúng tôi hướng dẫn

SV thiết kế và tổ chức DH LS với sự hỗ trợ của CNTT, nhằm PTNL ứng dụng CNTT

Trang 34

cho GV bộ môn và SV SPLS

Cuốn sách Teaching History in the Digital Age (DHLS trong kỷ nguyên số) của

tác giả T.Mills Kely (NXB ĐH Michigan, Hoa Kỳ, 2018) đã đề cập đến sự thay đổi của GV môn LS trong cách DH của mình ở thời đại kĩ thuật số Ngay từ lời tựa của cuốn sách T.Mills Kely đã khẳng định việc thay đổi PP giảng dạy, cách tiếp cận LS theo hướng ứng dụng CNTT là bắt buộc đối với nhà giáo, vì thế hệ trẻ đang sử dụng

công nghệ để làm nên LS của riêng mình, và “nếu chúng tôi không làm thế, HS của

chúng ta sẽ làm nên LS mà không có chúng ta” [155;10] Tác giả đã giới thiệu các

cách học tập LS mới của HS và vai trò của GV trong việc tổ chức và hướng dẫn thông qua các công cụ công nghệ ở chương 1 và chương 2 NC là một trong số những cơ sở

lí luận giúp luận án khẳng định tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc PTNL ứng dụng CNTT cho GV và SV LS trong bối cảnh sự PT mạnh mẽ của công nghệ

• Bài NC trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học

Một số bài NC trên các tạp chí, Hội thảo khoa học cũng đề cập đến vấn đề NL ứng dụng CNTT của GV và SVSPLS, cụ thể như sau:

Tác giả Peter Hillis, Bob Munro đã có bài báo “ICT in History Education –

Scotland and Europe” (CNTT và truyền thông trong DHLS ở Scotland và châu Âu)

đăng trên Tạp chí Social Science Computer Review, tập 23, số 2, năm 2005) Bài NC

giới thiệu một số biện pháp tăng cường khả năng sử dụng CNTT một cách sáng tạo trong DH của GV, điển hình như: sự đầu tư của các chính sách nhà nước, thiết lập mạng lưới học tập quốc gia có các chuyên gia cung cấp lời khuyên về việc ứng dụng công nghệ, tổ chức diễn đàn thảo luận, các dự án đổi mới… Các tác giả đã giới thiệu mạng lưới trường học châu Âu tổ chức một trường học LS ảo, với sự tham gia của các chuyên gia, GV LS, thảo luận về các PP DH ứng dụng CNTT một cách sáng tạo, xây dựng kế hoạch và nguồn tài liệu LS trực tuyến [111;194] Những mô hình ứng dụng này là gợi mở hữu ích để chúng tôi xây dựng biện pháp PTNL ứng dụng CNTT cho

SV SPLS, hỗ trợ SV sau khi tốt nghiệp và tham gia giảng dạy tại các cơ sở GDPT

Tìm hiểu về những cơ hội và thách thức của GV LS trong việc sử dụng công

nghệ Thực tế ảo vào giảng dạy, bài báo History educators and the challenge of

immersive pasts: a critical review of virtual reality ‘tools’ and history pedagogy

Trang 35

(GVLS với những thách thức trong tái hiện quá khứ: một đánh giá quan trọng về công

cụ thực tế ảo và GD LS), đăng trên tạp chí Learning, Media and Technology (Tập 33,

số 4, 12/ 2008) của John Allison đã đặt ra vấn đề làm thế nào để GV tận dụng được hết

sự “giàu có” mà công nghệ thực tế ảo mang lại? Thay vì “cảnh giác” trước những công

cụ hiện đại, GVLS cần chủ động tìm hiểu, làm chủ cách thức sử dụng các ứng dụng, công cụ công nghệ để tích hợp vào các bài giảng, nâng cao hiệu quả DH Bài báo gợi ý hữu ích về các PP PTNL ứng dụng CNTT trong DH ở mức độ cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong giảng dạy và học tập

NC về mô hình kết hợp các yêu cầu về kiến thức – SP – công nghệ (TPACK) của

SVSPLS Ibrahim Hakki Öztürk – tác giả của bài báo “Wikipedia as a teaching tool for

technological pedagogical content knowledge (TPCK) development in pre-service history teacher education” (Wikipedia với vai trò là công cụ giảng dạy để PT nội dung kiến thức SP công nghệ (TPCK) trong đào tạo SV SPLS, đăng trên Educational Research and Review số 7 (7), tháng 2 năm 2012) đã đề xuất biện pháp sử dụng

Wikipedia để PT nhận thức của SVSP trên nhiều mặt Bằng những nỗ lực của mình, tác

giả đã tìm câu trả lời cho việc Diễn đàn thảo luận trên wikipedia hỗ trợ như thế nào cho

kĩ năng của HS và GV trong DH LS (về kiến thức, công nghệ, thao tác SP, và khả năng kết hợp 3 yếu tố trên hiệu quả)? [138;185] Kết quả NC cho thấy Wikipedia có tiềm

năng lớn khi được GV sử dụng với hình thức DH dự án, giúp SVSP nâng cao NL ứng dụng CNTT trong DH

Trong bài viết “The role of ICT in the teaching and learning of history in the 21st

century” (Vai trò của CNTT trong dạy và học LS trong thế kỉ 21, Global Journal of

Education Research, 2013), nhóm tác giả Adesote, S.A và Fatoki, O.R đã chỉ ra những

điều kiện thuận lợi của việc ứng dụng CNTT trong DH Các tác giả cho rằng “Nếu trước

đây, GV bị giới hạn bởi nguồn lực và công cụ khi thực hiện CT DH theo hướng tiếp cận

NL người học thì hiện nay với sự PT mạnh mẽ của CNTT, những trở ngại và khó khăn của quá khứ đã được giải quyết,…” [85;2158] Nếu GV có khả năng ứng dụng CNTT trong

DHLS một cách phù hợp, sẽ giúp việc học tập của HS trở nên hiệu quả hơn “LS sẽ trở

thành một chủ thể sống động, chứ không phải là NC về những vấn đề “đã chết” [85;

2158] Những nhận định từ bài viết là gợi ý để chúng tôi xác định vai trò và ý nghĩa của

Trang 36

việc PTNL ứng dụng CNTT cho SV SPLS, góp phần nâng cao hiệu quả DH bộ môn ở các

cơ sở GDPT

Nhóm NC Mohd F.B.Ali, Abdul R.Ahmad, Ahmad A.Seman đã có những phân tích CT môn LS ở Malaysia, tìm hiểu những NL cần có của GV thông qua bài báo

Teachers’ Competencies in Teaching and Learning History (NL của GV trong việc dạy

và học LS, Open Journal of Social Sciences, số 5 năm 2017) Kết quả NC cho thấy kiến

thức NVSP, việc vận dụng các giá trị yêu nước, khả năng sử dụng đồ dùng DH và CNTT, kiến thức về nội dung CT LS sẽ góp phần vào việc hình thành NL cho GV môn

LS Ở vị trí là một trong những thăng lực thành phần cấu thành nên NL chung của GV

LS, nhưng số liệu phân tích của các tác giả thể hiện việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ giảng dạy và CNTT còn ở tỉ lệ thấp Mohd F.B.Ali và cộng sự đánh giá NL ứng dụng CNTT trong DH của GV dạy LS ở Malaysia tại thời điểm NC (năm 2017) còn hạn chế

và cần có biện pháp cải thiện nhanh chóng, mạnh mẽ Tài liệu đặt ra vấn đề cần xác định

rõ ràng những nguyên nhân dẫn đến hạn chế của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy

LS, từ đó gợi mở cho chúng tôi trong quá trình xác định các biện pháp PTNL ứng dụng CNTT một cách đồng bộ và phù hợp với đối tượng nhận thức

Đề cập đến vấn đề đào tạo kiến thức truyền thông cho SV SPLS trong khảo sát

các CTĐT GV ở châu Âu, Alois Ecker đã có công bố khoa học “The Education of

History Teachers in Europe—A Comparative Study First Results of the Civic and History Education Study” (Đào tạo GV LS ở Châu Âu — Một NC So sánh Kết quả đầu tiên của “NC GD Công dân và LS”, đăng trên tạp chí Creative Education,

30/8/2018) Công trình NC phân tích tổng quan nhiều khía cạnh của vấn đề đào tạo

GV LS, trong đó khẳng định kiến thức và kỹ năng xử lý các phương tiện truyền thông

và các hệ thống thông tin liên lạc khác nhau đã trở thành trọng tâm của việc học và tư duy LS trong lớp học ngày nay Kiến thức về truyền thông trong dạy và học LS bao gồm: kiến thức về các sản phẩm truyền thông; kỹ năng phân tích phê bình, khả năng xác định mức độ tin cậy của các nguồn sử liệu khác nhau Đây chính là những kĩ năng

cơ bản bước đầu góp phần hình thành nên NL ứng dụng CNTT của GV LS mà chúng tôi sẽ triển khai trong luận án

Trong bài báo “Trends and Changes in Training History Teachers in Academia, and

Trang 37

Its Interface With the Israeli Education System” (Xu hướng và đổi mới trong đào tạo sinh viên SP LS và sự thể hiện của nó trong Hệ thống GD Israel, Journal of Education and Training Studies, tập 6, số 5; tháng 5/2018), Yitzhak Cytrin đã xem xét việc sử dụng công

nghệ kĩ thuật số trong là một trong những PP đào tạo GV hiệu quả Phân tích nhận định trên, Yitzhak cho rằng việc giảng dạy các kỹ năng ứng dụng công nghệ sẽ giúp SV SPLS sử dụng được các phần mềm, hỗ trợ NC, tạo và chỉnh sửa tài liệu học tập, chia sẻ thông tin,… phù hợp với xu hướng PT GD của thế kỷ XXI Có thể thấy, SV SPLS cần có khả năng ứng dụng đa dạng các công cụ cho nhiều tình huống và mục đích khác nhau, nhận định của bài báo là gợi mở quan trọng để chúng tôi làm rõ nội hàm khái niệm NL ứng dụng CNTT của

SV SPLS

Một NC nữa về NL của GV LS ở Malaysia, Aidah Edin và cộng sự đã có bài

NC “History Teacher’s Competencies and It’s Contribution to Practice of Empathy

and The Thinking Skills of High School Students” (NL của GV môn LS và vai trò của

nó trong thực hành thấu cảm và kỹ năng tư duy của HS trung học, Social Sciences, Education and Humanities, số 2, năm 2019) NC đề cập một số biện pháp nhằm nâng

cao NL của GV môn LS, trong đó nhấn mạnh Bộ GD Malaysia (MOE) nên chủ động hơn trong việc cung cấp các khóa đào tạo PTNL tiếp cận kiến thức LS thông qua CNTT và truyền thông đặc biệt là Internet cho GV Kết quả NC là gợi mở cho luận án nêu những khuyến nghị về sự kết hợp các biện pháp của GiV với chủ chương, chính sách của Bộ và Nhà nước để đạt hiệu quả tối ưu trong PTNL ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV giảng dạy LS

Bài báo Teaching History during Covid-19: Report on mobile- and

computer-learning path for 21 ST century skills (DH LS giai đoạn COVID – 19: báo cáo về việc SD các thiết bị di động và máy tính trong học tập theo những kĩ năng của thế kỉ 21, tạp chí Pulso Revista de educación, số 44, năm 2021) của Maria Elisabetta Porcedda đã chỉ ra sự

cần thiết phải tìm kiếm môi trường, công cụ mới để giảng dạy trong bối cảnh bị cách ly, phong tỏa bởi COVID – 19 Tác giả cũng giới thiệu một số công cụ nên được GV sử dụng

để giảng dạy LS được hiệu quả như Powtoon, Wakelet, Quizziz,… Nhận định về giảng dạy môn LS giai đoạn này, các tác giả cho GV cần phải có khả năng triển khai, tổ chức lớp học trực tuyến dưới nhiều hình thức (Lớp học đảo ngược hoàn toàn, kể chuyện qua kỹ thuật số,

Trang 38

học tập qua trò chơi công nghệ, ) Đây là những gợi ý về công cụ và hình thức tổ chức lớp học để chúng tôi xây dựng biện pháp SP giáo án thực nghiệm trong đào tạo SV SPLS, góp phần nâng cao NL ứng dụng CNTT của GV bộ môn

Tiếp cận vấn đề PTNL kĩ thuật số của SV SPLS dựa trên mô hình TPACK,

Carlos D Ciriza-Mendívil và các cộng sự đã có công bố Technological Pedagogical

Content Knowledge: Implementation of a Didactic Proposal for Preservice History Teachers (Công nghệ SP Nội dung Kiến thức: Thực hiện một đề xuất giảng dạy cho

GV LS mới vào nghề, đăng trên Frontiers in Education, số 7, 2/2022) Kết quả NC thể

hiện dưới dạng mô tả và kinh nghiệm, đi đến kết luận: “cần có quá trình tích hợp tri

thức để PT đầy đủ NL kĩ thuật số cho GV, lưu ý đến các loại tri thức khác nhau (nội dung, công nghệ và SP) nhưng chủ yếu là sự kết hợp hiệu quả các tri thức này trong mỗi hoạt động DH cụ thể” [96;8] Như vậy, để PT được NL ứng dụng CNTT cho

SVSPLS, cần chú ý đến việc kết hợp nâng cao hiểu biết về KHLS với kiến thức về công nghệ và SP

Vấn đề NC về NL ứng dụng CNTT của GV môn LS và SV SPLS đã sớm được các nhà khoa học trên thế giới đề cập ngay cả khi CNTT chưa bùng nổ và PT với tốc

độ mạnh mẽ Các NC tập trung vào các biểu hiện NL ứng dụng CNTT trong DHLS, gợi ý một số công cụ, phần mềm hữu ích Bên cạnh đó cũng đã có NC chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng CNTT của GV và SV SPLS ở một số quốc gia, đồng thời đề xuất được một số biện pháp cải tiến và nâng cáo hiệu quả ứng dụng CNTT trong DH

1.2.2 NC của các tác giả Việt Nam

• Giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo

Tác giả Nguyễn Thị Côi và cộng sự đã nhìn nhận việc ứng dụng CNTT trong

DHLS như là một kĩ năng nghiệp vụ cần rèn luyện cho SV SPLS trong giáo trình Rèn

luyện kĩ năng NVSP môn LS (NXB ĐHSP, 2009) Tại chương VI, chương VII, tác giả

Đoàn Văn Hưng và Nguyễn Mạnh Hưởng đã đưa ra những chỉ dẫn chi tiết để khai thác hiệu quả dữ liệu số từ Internet hỗ trợ DH LS và thao tác với ứng dụng PowerPoint trong thiết kế bài giảng LS ở trường phổ thông Kết quả NC là cơ sở quan trọng để chúng tôi tìm hiểu thêm về quá trình PT của CNTT trong DHLS nói riêng và GD nói chung, từ đó

Trang 39

khẳng định kĩ năng CNTT là một yếu tố quan trọng cấu thành nên kĩ năng NVSP của SV SPLS

Giáo trình PP DHLS tập 2 (NXB ĐHSP, in lần thứ tư, 2012), nhóm tác giả

Phan Ngọc Liên, Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng đưa ra quy trình thiết kế 4 bước

và những tiêu chí đánh giá một bài giảng điện tử Sản phẩm thiết kế cần: “chọn lọc,

trọng tâm, thể hiện dưới nhiều dạng thông tin khác nhau,…bố cục, trình tự khoa học, phù hợp với những dự kiến SP mà GV đề ra từ đầu trong giáo án” [52; 146] Quy trình

và những yêu cầu đối với sản phẩm được các tác giả đề xuất là cơ sở để chúng tôi xây dựng nội dung giảng dạy cho SVSPLS và xác định tiêu chí đánh giá kết quả thực hành ứng dụng CNTT trong thiết kế bài dạy của SV

Tiếp cận khả năng ứng dụng CNTT của GV dưới góc độ thực hiện PP dạy trực

quan trong DH LS Cuốn PP DH môn LS ở trường THPT (NXB ĐHQG Hà Nội, năm

2014) của tác giả Vũ Quang Hiển, Hoàng Thanh Tú đã chỉ ra một số cách thức sử dụng phương tiện công nghệ như: soạn giáo án bằng Microsoft Powerpoint, lựa chọn

và sắp xếp các loại học liệu số (tranh ảnh, phim, bản đồ, sơ đồ,…) Nếu GV sử dụng các phương tiện công nghệ một cách phù hợp, bài giảng sẽ có hiệu quả trực quan cao

hơn hẳn so với các công cụ khác “vì nó có cả âm thanh, màu sắc, hình ảnh sống động” [34;77] Như vậy, có nhiều dạng biểu hiện của NL ứng dụng CNTT, việc kết hợp hiệu

quả một PP DH LS bất kì (trực quan, dùng lời, Graph,…) với sự hỗ trợ của CNTT cũng là một tiêu chí cần có khi xây dựng khung NL ứng dụng CNTT cho SV SPLS

Vai trò của việc rèn luyện thường xuyên đối với khả năng ứng dụng CNTT hiệu

quả vào DH LS cũng được tác giả Nguyễn Đức Cường đề cập trong Ứng dụng CNTT

tạo biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện trong DHLS ở trường phổ thông – một hướng đổi mới PP DH – một bài viết được tập hợp trong cuốn Đổi mới PP DH LS (Trịnh Đình

Tùng chủ biên, NXB ĐHQG Hà Nội, 2014) Tác giả khẳng định: “Để ứng dụng hiệu

quả CNTT vào DH LS nói chung và tạo biểu tượng về địa điểm của sự kiện nói riêng, đòi hỏi người GV phải có trình độ CNTT và thường xuyên được rèn luyện hình thành kỹ năng, kỹ xảo” [80;183] Nhận định trên nhấn mạnh vai trò của GV đối với việc ứng

dụng CNTT trong quá trình DH ở trường phổ thông, cũng như vai trò của GiV trong đào tạo SV ngánh SPLS ở giảng đường ĐH

Trang 40

Nhóm tác giả Nguyễn Thị Thế Bình, Vũ Thị Mai Hường, Nguyễn Thị Mai Lan, Kiều Phương Thùy đã giới thiệu 4 kĩ năng cơ bản cần hình thành cho SVSP qua quá trình

rèn luyện nghiệp vụ trong giáo trình Rèn luyện kĩ năng NVSP trong đào tạo GV (NXB

ĐH SP, 2020) Trong đó, chương 5 của cuốn sách tập trung vào Kĩ năng ứng dụng CNTT trong DH tích cực, biểu hiện qua 2 hoạt động: khai thác các công cụ xây dựng học liệu và quản lí không gian học tập kết hợp Một số ứng dụng hỗ trợ được các tác giả giới thiệu cách thức sử dụng như: Microsoft Word, Powerpoint, FreeCam và Movie Maker, iSpring Suite, Gnomio, Zoom Những nhận định trong tài liệu này là gợi ý hữu ích cho luận án trong quá trình xác định các biểu hiện NL ứng dụng CNTT trong rèn luyện NVSP cho SV SPLS

Năm 2021, Bộ GD và ĐT đã công bố Tài liệu hướng dẫn, bồi dưỡng GV phổ

thông cốt cán theo CT ETEP về Ứng dụng CNTT, khai thác và SD thiết bị công nghệ

trong DH và GD học sinh THPT – môn LS Các nhà khoa học GD của ĐHSP TP Hồ

Chí Minh đã giới thiệu các nền tảng lí thuyết về vai trò của CNTT, học liệu số và phương tiện, công cụ công nghệ trong GD Chương 2 và chương 3 của tài liệu tập trung giới thiệu các thiết bị, học liệu, phần mềm, cách lựa chọn và sử dụng chúng trong DH LS, quản lí HS ở trường THPT Trong chương 4 làm rõ nội dung về xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng và hỗ trợ, hướng dẫn đồng nghiệp PTNL ứng dụng CNTT trong hoạt động DH, GD và quản lí HS ở trường THPT, các nhà NC đã cung

cấp phiếu tự đánh giá NL ứng dụng CNTT [11;128-130] Dựa vào kết quả tự đánh

giá, hướng dẫn GV lập kế hoạch tự học, PT bản thân và hỗ trợ đồng nghiệp Kết quả

NC cho thấy tự học và hỗ trợ đồng nghiệp là những biện pháp quan trọng giúp nâng cao NL ứng dụng CNTT cho GV giảng dạy bộ môn LS và SV SPLS

Tương tự với cấu trúc nội dung của tài liệu trên, trong khuôn khổ CT ETEP, Bộ

GD và Đào tạo cũng đã ban hành tài liệu bồi dưỡng về Ứng dụng CNTT, khai thác và

sử dụng thiết bị công nghệ trong DH và GD HS THCS – môn LS và Địa lý (Thành phố

Hồ Chí Minh, 2021) Hai tài liệu bồi dưỡng GV cốt cán môn LS (cấp THPT) và môn

LS và Địa lý (cấp THCS) là những NC hệ thống, hướng dẫn chi tiết cho GV ứng dụng CNTT hiệu quả trong DHLS và Địa lí cũng như quản lí lớp học Những ứng dụng công nghệ và các tiêu chí đánh giá được giới thiệu trong các tài liệu là cơ sở tham

Ngày đăng: 23/01/2024, 14:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w