Phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở các trường đại học sân khấu điện ảnh trong bối cảnh hiện nay Phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở các trường đại học sân khấu điện ảnh trong bối cảnh hiện nay Phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở các trường đại học sân khấu điện ảnh trong bối cảnh hiện nay
Trang 1Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Lê Thị Ái Liên
Trang 2Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN
1.1 Tổng quan những công trình nghiên cứu của các tác
giả ngoài nước và trong nước có liên quan đến đề tài 131.2
Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan vànhững vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
36
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CHUYÊN NGÀNH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU - ĐIỆN ẢNH
2.1 Đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở các trường đại
2.2
Bối cảnh hiện nay và những vấn đề đặt ra đối vớiđội ngũ giảng viên đại học
532.3
Phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở các
trường đại học Sân khấu - Điện ảnh trong bối cảnh
hiện nay
61
Trang 3Các yếu tố tác động đến phát triển đội ngũ giảngviên chuyên ngành ở các trường đại học Sân khấu -Điện ảnh trong bối cảnh hiện nay
73
Chương 3 THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
CHUYÊN NGÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CHUYÊN NGÀNH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU - ĐIỆN ẢNH 803.1
Khái quát chung về các trường đại học Sân khấu Điện ảnh
-803.2
Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng
833.3
Thực trạng đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở cáctrường đại học Sân khấu - Điện ảnh
873.4
Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành
ở các trường đại học Sân khấu - Điện ảnh trong bốicảnh hiện nay
963.5
Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tácđộng đến phát triển đội ngũ giảng viên chuyên
110
Trang 4Đánh giá chung và nguyên nhân ưu điểm, hạn chế củathực trạng
113
Chương 4 DỰ BÁO VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI
NGŨ GIẢNG VIÊN CHUYÊN NGÀNH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU - ĐIỆN ẢNH
4.1 Dự báo phát triển đội ngũ giảng viên ở các trường
4.2 Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên chuyên
ngành ở các trường đại học Sân khấu - Điện ảnh
Chương 5 KHẢO NGHIỆM VÀ THỬ NGHIỆM CÁC
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CHUYÊN NGÀNH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU - ĐIỆN ẢNH TRONG
5.1
Khảo nghiệm các biện pháp phát triển đội ngũgiảng viên chuyên ngành ở các trường đại học Sânkhấu - Điện ảnh trong bối cảnh hiện nay
1625.2
Thử nghiệm biện pháp phát triển đội ngũ giảng viênchuyên ngành ở các trường đại học Sân khấu - Điện ảnh
168
Trang 5DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Trang 6STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
3 Đội ngũ giảng viên chuyên ngành ĐNGVCN
Trang 7Số TT Tên bảng Trang
Bảng 3.2 Tổng hợp số liệu trình độ học vấn của ĐNGV chuyên
ngành ở các trường đại học SK-ĐA
88
Bảng 3.3 Tổng hợp số liệu cơ cấu độ tuổi của ĐNGV chuyên
ngành ở các trường đại học SK-ĐA
89Bảng 3.4 Tổng hợp số liệu cơ cấu thâm niên giảng dạy của
ĐNGV chuyên ngành ở các trường đại học SK 90Bảng 3.5 Tổng hợp số liệu thực trạng chất lượng của ĐNGV
Bảng 3.6
Tổng hợp số liệu mức độ kết quả thực hiện các nhiệm vụ
dạy học và nghiên cứu khoa học của ĐNGV chuyên ngành
Bảng 3.7 Tổng hợp số liệu mức độ đánh giá nhu cầu phát triển
ĐNGV chuyên ngành ở các trường đại học SK-ĐA 96
Bảng 3.8
Tổng hợp số liệu mức độ đánh giá thực trạng quy
hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV chuyên ngành ở các
Bảng 3.9 Tổng hợp số liệu mức độ đánh giá thực trạng tuyển
dụng, sử dụng đội ngũ GVCN ở các trường đại học
100
Trang 8Bảng 3.10 bồi dưỡng ĐNGV chuyên ngành ở các trường đại học
Bảng 3.11
Tổng hợp số liệu mức độ đánh giá thực trạng xâydựng môi trường sư phạm tích cực cho sự phát triểnĐNGV chuyên ngành ở các trường đại học SK-ĐA
104
Bảng 3.12
Tổng hợp số liệu mức độ thực hiện việc đánh giá kết
quả hoạt động phát triển GVCN ở các trường đại học
SK-ĐA
106
Bảng 3.13 Thực trạng đánh giá kết quả phát triển GVCN theo
tiêu chí (262 CBQL, giảng viên)
109Bảng 3.14
Tổng hợp số liệu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tácđộng đến phát triển ĐNGV chuyên ngành ở các
Bảng 5.1 Tổng hợp số liệu kết quả khảo nghiệm tính cần thiết
Bảng 5.2 Tổng hợp số liệu kết quả khảo nghiệm tính khả thi của
Bảng 5.3 Tổng hợp số liệu kết quả tương quan giữa tính cần
thiết và tính khả thi của các biện pháp 166Bảng 5.4
Tổng hợp số liệu tiêu chí đánh giá trình độ chuyênmôn của ĐNGV chuyên ngành sau tác động thử
Bảng 5.5 Tổng hợp số liệu tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn 173
Trang 9Bảng 5.6
thử nghiệm tới trình độ chuyên môn của GVCN 175
Bảng 5.7 Tổng hợp số liệu trình độ chuyên môn của đội ngũ
Bảng 5.8
Tổng hợp số liệu so sánh hiệu quả của việc chỉ đạo tựđào tạo, tự bồi dưỡng chuyên môn của GVCN theohướng phát triển năng lực thực hiện trước và sau khithử nghiệm
178
Trang 10Số TT Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 5.1 Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý 164Biểu đồ 5.2 Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý 165
Biểu đồ 5.3 Biểu diễn mối tương quan giữa tính cần thiết và tính
Biểu đồ 5.4 Biểu diễn trình độ chuyên môn của GVCN sau tác
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Nguồn lực quan trọng nhất của mỗi nhà trường là ĐNGV Điều 66, LuậtGiáo dục năm 2019 khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việcbảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội được xã hội tônvinh” [83, tr.60] Với vị trí tầm quan trọng của nhà giáo và yêu cầu của thờiđại, chất lượng đào tạo của mọi nhà trường chịu sự quy định của nhiều nhân tố,nhưng trước hết phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ nhà giáo như Văn kiện Đạihội Đảng lần thứ XIII đã chỉ rõ: “Cùng với đề cao vị trí, vai trò và trách nhiệm
xã hội, cần đổi mới mạnh mẽ chính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựng đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” [31, tr.30] Theo đó
phát triển, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT ởtrường đại học là vấn đề có ý nghĩa cơ bản, lâu dài Giảng viên là nhân tố chủthể giảng dạy và tổ chức, điều khiển quá trình dạy học; chất lượng GD&ĐTcủa nhà trường phụ thuộc có ý nghĩa quyết định vào chất lượng ĐNGV
Ở phương diện quản lý nhà trường, trong quá trình xây dựng và pháttriển của mình các trường đại học SK-ĐA đã từng bước thực hiện xây dựng,phát triển ĐNGV theo hướng nâng cao chất lượng cả về trình độ học vấn,phẩm chất, năng lực chuyên môn và cả về tay nghề sư phạm để đáp ứng đượcyêu cầu, nhiệm vụ GD&ĐT Nhà trường coi đó là một trong những nhiệm vụtrọng tâm, then chốt, vừa cơ bản, vừa bảo đảm phát triển nguồn nhân lực sưphạm lâu dài của nhà trường góp phần nâng cao vị thế, uy tín của nhà trườngđào tạo nhân lực nghệ thuật trong bối cảnh xã hội hiện đại và đổi mới cănbản, toàn diện GD&ĐT hiện nay Do đó việc phát triển ĐNGV đáp ứng yêucầu nhiệm vụ GD&ĐT, xây dựng và phát triển nhà trường là một nhiệm vụ, nộidung của QLGD nhà trường, mà thực chất là quản lý phát triển nguồn nhân lực
sư phạm của nhà trường
Trang 12Các trường đại học SK-ĐA cần ý thức sâu sắc những vấn đề này đểhoạch định chiến lược phát triển nhà trường trong bối cảnh mới Việc pháttriển ĐNGV của nhà trường có vai trò quan trọng và phụ thuộc nhiều vàocông tác quản lý của nhà trường; theo đó trong quá trình xây dựng và pháttriển nhà trường cần nghiên cứu và xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triểnĐNGV trong mỗi giai đoạn phát triển của Nhà trường trong đó lấy phát triểnchất lượng giảng viên là trọng tâm trong đó có đội ngũ GVCN chiếm tỷ lệtương đối lớn ở các trường đại học SK-ĐA Đội ngũ GVCN đóng vai tròtrọng yếu, trực tiếp trong đào tạo sinh viên các chuyên ngành nghệ thuật SK-
ĐA, có ý nghĩa quyết định chất lượng đào tạo chuyên môn để sinh viên ratrường có thể có kiến thức và tay nghề vững để làm việc tốt theo chuyênngành đã được đào tạo
Các trường đại học SK-ĐA, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực về lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh và truyền hình ở bậc đạihọc, sau đại học; nghiên cứu và thực nghiệm trong lĩnh vực sân khấu, điện ảnh,nhiếp ảnh, truyền hình, hoàn thành các nhiệm vụ khác được giao; đảm bảo chấtlượng đào tạo của trường Những năm qua, thực hiện chủ trương xây dựng vànâng cao chất lượng nhà giáo theo quan điểm của Đảng và chủ trương, kếhoạch của Nhà trường về phát triển ĐNGV trong đó có GVCN ở các trườngđại học SK-ĐA Theo đó, đội ngũ GVCN của nhà trường đã có những bướctiến bộ rõ rệt về năng lực chuyên môn, từng bước phát triển đáp ứng các yêucầu chuẩn hóa Bên cạnh đó, đội ngũ này còn những mặt hạn chế về số lượng,
cơ cấu, đặc biệt về chất lượng đội ngũ nhất là các giảng viên đầu ngành, đầuđàn của các chuyên ngành nghệ thuật và trong bối cảnh xã hội hiện đại ngàynay và công cuộc đổi mới giáo dục đang đòi hỏi ngày càng cao về trình độ,năng lực chuyên môn của người giảng viên đại học Trong quá trình quản lýhoạt động GD&ĐT của nhà trường, cơ chế tuyển chọn, sử dụng, bồi dưỡngchuyên môn nghiệp vụ cho GVCN còn nhiều bất cập chưa được tháo gỡ, giảiquyết về chuyên môn cũng như chính sách đối với đội ngũ này
Trang 13Những vấn đề nêu trên vừa là những hạn chế, bất cập cần được khắcphục vừa là những mâu thuẫn cần sớm được giải quyết để đáp ứng yêu cầu mới
về phát triển của nhà trường đào tạo trình độ đại học nghệ thuật Phát triểnGVCN mỗi nhà trường cần đánh giá khách quan trình độ hiện có của đội ngũ,xác định những yêu cầu đặt ra cho phát triển GVCN trong thời kỳ mới để cónhững chủ trương, biện pháp thích hợp từ lãnh đạo, chỉ đạo, quy hoạch, kếhoạch đến đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ GVCN
Ở phương diện thực tiễn nghiên cứu đã có nhiều nhà quản lý, nhà sưphạm, nhà khoa học thuộc lĩnh vực Khoa học giáo dục và QLGD quan tâmnghiên cứu nhiều khía cạnh khác như như: chất lượng, chuẩn hoá và pháttriển ĐNGV nói chung và đã có và đã có những đóng góp đáng trân trọng.Tuy nhiên, chưa có những công trình trình nghiên cứu có hệ thống, chuyên
sâu về phát triển đội ngũ GVCN ở các trường đại học SK-ĐA là trường đào
tạo nghệ thuật có những nét đặc thù Do đó, nghiên cứu sinh chọn vấn đề
“Phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở các trường đại học Sân khấu
- Điện ảnh trong bối cảnh hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ.
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triểnĐNGV chuyên ngành SK-ĐA trong bối cảnh hiện nay, đề xuất những biệnpháp tổ chức thực hiện việc phát triển ĐNGV trong thực tiễn ở các trường đạihọc SK-ĐA có hiệu quả, góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng ĐNGV vàGD&ĐT của nhà trường
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Xây dựng, khái quát hóa những vấn đề lý luận về đội ngũ GVCN và phát triển đội ngũ GVCN ở các trường đại học SK-ĐA trong bối cảnh trong
bối cảnh hiện nay
Khảo sát, đánh giá thực trạng ĐNGV, phát triển ĐNGV chuyên
ngành ở các trường đại học SK-ĐA và thực trạng mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố tác động
Trang 14Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ GVCN ở các trường đại học SK-ĐA trong bối cảnh hiện nay
Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi các biện pháp được đề xuất vàthử nghiệm một biện pháp
3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Phát triển nguồn nhân lực nghệ thuật ở các trường đại học SK-ĐA
Đối tượng nghiên cứu
Phát triển đội ngũ GVCN ở các trường đại học SK-ĐA trong bối cảnh
hiện nay
Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về chủ thể quản lý: Dưới góc độ quản lý cấp trường: Ban
Giám hiệu với vai trò lãnh đạo, chỉ đạo; Phòng Tổ chức - cán bộ với vai trò cơquan tham mưu, các khoa chuyên ngành quản lý trực tiếp nhân sự giảng viên
Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận,
thực tiễn và đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ GVCN ở các trường đại học SK-ĐA trong đó đi sâu phát triển về mặt chất lượng đội ngũ GVCN.
Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Tại 2 Trường đại học SK-ĐA: Trường
Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnhThành phố Hồ Chí Minh
Giới hạn về khách thể khảo sát: Cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên ở
các trường đại học SK-ĐA (2 trường): Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh
Hà Nội, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh
Giới hạn về thời gian sử dụng số liệu trong nghiên cứu: Số liệu và các
nguồn tư liệu thực tiễn được thống kê, tổng hợp, xử lý phục vụ nghiên cứu đềtài được giới hạn trong 3 năm, từ 2019 đến 2022
4 Giả thuyết khoa học
Dựa trên tiếp cận lý thuyết quản lý nguồn nhân lực và chức năng quản
lý , Nếu xây dựng được những biện pháp chủ yếu về quy hoạch, kế hoạch phát
triển đội ngũ phù hợp thực tế, từng bước chuẩn hóa đội ngũ, chú trọng đào tạo
Trang 15bồi dưỡng nâng cao trình độ của giảng viên … thì sẽ phát triển được ĐNGV ở các trường đại học SK-ĐA ngang tầm nhiệm vụ trong bối cảnh mới, góp phần
nâng chất lượng GD&ĐT của nhà trường
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về GD&ĐT, QLGD mà trực tiếp làcác quan điểm tư tưởng về xây dựng, phát triển, quản lý đội ngũ nhà giáo
V.I LêNin (1923) đã nhấn mạnh “Chúng ta phải nâng người giáo viên
nhân dân ở nước ta lên một vị trí mà trước đây chưa từng có, hiện nay vẫn không có và không thể có được trong xã hội tư sản” [67, tr.418]
Tư tưởng Hồ Chí Minh (1956) bàn về vai trò của nhà giáo: “Nhiệm vụ
giáo dục rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục” [52, tr.345]
Quan điểm của Đảng cộng sản việt nam về nhà giáo thể hiện trongVăn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII: “Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
và cán bộ quản lý các cấp đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học vàtrình độ đào tạo” [31, tr.129]
Cơ sở thực tiễn
Đề tài dựa trên nghiên cứu tình hình thực tế, kết quả điều tra, khảo sát
thực trạng ĐNGV và thực trạng phát triển đội ngũ GVCN ở các trường đại học SK-ĐA là những căn cứ thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp trong
luận án
Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận về quản lýnguồn nhân lực giáo dục trong đó có vấn đề phát triển ĐNGV đại học Đồngthời luận án vận dụng các quan điểm phương pháp luận nghiên cứu cụ thể của
Trang 16khoa học giáo dục như quan điểm hệ thống - cấu trúc, lịch sử - lôgic, quanđiểm thực tiễn trong nghiên cứu đề tài:
Quan điểm hệ thống - cấu trúc: Trong nghiên cứu cần xem xét quá trình
phát triển đội ngũ GVCN ở các trường đại học SK-ĐA trong một hệ thống
gắn với đơn vị, thời gian phát triển cụ thể và cấu trúc các yếu tố, các điều kiệnquan hệ, chi phối đến sự phát triển
Quan điểm lịch sử - lôgic: Xem xét phát triển đội ngũ GVCN ở các trường đại học SK-ĐA cần gắn với đặc điểm về nhiệm vụ GD&ĐT, chủ
trương, quy hoạch, kế hoạch phát triển đơn vị, thời gian cụ thể để có cách
nhìn và đánh giá khách quan sự phát triển đội ngũ GVCN.
Quan điểm thực tiễn: Tiếp cận nội dung nghiên cứu phát triển đội ngũ
GVCN ở các trường đại học SK-ĐA cần gắn với không gian, thời gian, đơn vị,
điều kiện cụ thể và bối cảnh thực tế để đánh giá kết quả thực hiện khách quan
Đề tài sử dụng các tiếp cận sau đây trong nghiên cứu đề tài:
Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực: Dựa trên lý thuyết quản lý nguồn
nhân lực (Lenand Nadler) bao gồm: Phát triển nguồn nhân lực, sử dụngnguồn nhân lực và môi trường của nguồn nhân lực Mô hình quản lý nguồnnhân lực theo tưởng của Lenand Nadler gồm các nội dung/thành tố chính:
Phát triển nguồn nhân lực: Dinh dưỡng và sức khỏe, Giáo dục và đàotạo, dân số và kế hoạch hóa gia đình, văn hóa và truyền thống dân tộc, việclàm và phân phối thu nhập
Sử dụng nguồn nhân lực: Tuyển dụng, sàng lọc, bố trí sử dụng, đánhgiá, đãi ngộ, kế hoạch hóa sức lao động
Môi trường của nguồn nhân lực: Mở rộng chủng loại việc làm, mởrộng quy mô việc làm, phát triển tổ chức
Trong giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án cần coi ĐNGV
là một nguồn nhân lực trọng yếu của nhà trường - nguồn lực con người (sốlượng và chất lượng con người) trong đó phẩm chất chính trị, đạo đức, trình
độ chuyên môn giảng dạy, sự sáng tạo nghệ thuật là những trọng tâm trong
Trang 17sự phát triển đội ngũ này
Tiếp cận phát triển: Xem xét phát triển đội ngũ GVCN ở các trường đại học SK-ĐA là quá trình vận động biến đổi từ thấp đến cao, từ chưa đầy
đủ, kém hoàn thiện đến đầy đủ, hoàn thiện hơn Sự phát triển đội ngũ GVCN
làm thay đổi về cả số lượng, chất lượng, cơ cấu nhưng lấy phát triển chấtlượng giảng viên là chính; tuy nhiên sự phát triển nhanh hay chậm còn lệthuộc vào nhiều yếu tố
Tiếp cận năng lực:
Xem xét vấn đề phát triển đội ngũ GVCN ở các trường đại học SK-ĐA cần
nhận rõ các yếu tố cấu thành năng lực để đề xuất các con đường, biện pháp phát
triển năng lực của giảng viên là vấn đề cốt lõi trong phát triển đội ngũ GVCN
* Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, tổng hợp, khái quát các tài liệu giáo dục, QLGD; nghiên cứu cáctài liệu liên quan, xây dựng những luận cứ cơ bản làm cơ sở lý thuyết cho đề tài,hình thành giả thuyết khoa học để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định
Nghiên cứu các sách kinh điển, sách chuyên khảo, sách tham khảo;giáo trình, luận án; đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục; tư liệu chuyên ngànhliên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp quan sát: Tiến hành thu thập các thông tin cần thiết vềquy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ GVCN, công tác tuyển chọn, bồidưỡng giảng viên … để từ đó rút ra những kết luận khoa học theo các nhiệm
vụ nghiên cứu đặt ra
+ Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng phiếu hỏi để khảo sát thực
trạng đội ngũ GVCN và phát triển đội ngũ GVCN ở các trường đại học SK-ĐA.
+ Phương pháp phỏng vấn và trao đổi: Phỏng vấn sâu và tọa đàm với
đại diện cán bộ, giảng viên về tình hình GVCN ở các trường đại học SK-ĐA
Trang 18để làm rõ hơn thực trạng và nguyên nhân thực trạng và các vấn đề khác thuộcphạm vi nghiên cứu của luận án.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Đúc rút những kết kinh
nghiệm thực tiễn về vấn đề phát triển đội ngũ GVCN của nhà trường.
+ Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm: Tiến hành khảo sát thôngqua phiếu hỏi đối với các biện pháp đã đề xuất để khẳng định tính cần thiết
và khả thi của các biện pháp
6 Những đóng góp mới của luận án
Sử dụng quan điểm tiếp cận phát triển và quản lý nguồn nhân lực để cụthể hóa lý luận QLGD vào xây dựng các khái niệm công cụ, nội dung pháttriển đội ngũ GVCN ở các trường đại học SK-ĐA trong bối cảnh hiện naylàm tiền đề lý luận cho việc giải quyết những nội dung tiếp theo của luận án
Xây dựng khung năng lực, đặc điểm lao động sư phạm nghệ thuật, cấutrúc năng lực của GVCN; xây dựng các tiêu chí đánh giá phát triển đội ngũGVCN nghệ thuật ở các trường đại học SK-ĐA
Đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm phát triển đội ngũ GVCN ởcác trường đại học SK-ĐA trong bối cảnh hiện nay
7 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
- Về mặt lý luận: Luận án xây dựng những vấn đề lý luận phát triển đội
ngũ GVCN ở các trường đại học SK-ĐA trong bối cảnh hiện nay, làm cơ sở
lý thuyết để phát triển đội ngũ GVCN, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ
Trang 19GVCN, nâng cao hiệu quả GD&ĐT cũng như trong xây dựng và phát triểncác trường đại học nghệ thuật.
- Về mặt thực tiễn: Luận án cung cấp cho cán bộ lãnh đạo, các chủ thể
quản lý và các cơ quan chức năng ở các trường đại học SK-ĐA những luận cứthực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý, nâng cao hiệu quả xây dựngđội ngũ sư phạm có chất lượng ở mỗi trường
Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho CBQL giáo dụctrong nhà trường và ngành SK-ĐA Trên cơ sở đó Ban Giám hiệu các trườngtrong ngành có thể nghiên cứu, vận dụng để đưa ra giải pháp lãnh đạo, chỉ đạophù hợp với trường mình; nhằm nâng cao chất lượng GD&ĐT, xây dựng vàquản lý nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT hiện nay
Đối với cá nhân nghiên cứu sinh, nghiên cứu đề tài này là cơ hội để nângcao trình độ, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao trình độ chuyênmôn giảng dạy và năng lực nghiên cứu khoa học của người giảng viên đại học
8 Kết cấu của luận án
Đề tài có kết cấu gồm: Danh mục các biểu bảng, mở đầu, 5 chương (16tiết); kết luận và kiến nghị, danh mục các bài báo có liên quan đến đề tài,danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục
Trang 20Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Tổng quan những công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước và trong nước về có liên quan đến đề tài
1.1.1 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đội ngũ giáo viên, giảng viên
1.1.1.1 Các tác giả ngoài nước
Báo cáo của Ủy ban quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI của UNESCO
(1997) được xuất bản thành sách Học tập: Một kho báu tiềm ẩn [120] đã
khẳng định giáo viên giữ vai trò cốt tử trong việc chuẩn bị cho thế hệ trẻkhông chỉ đối mặt với tương lai, với một niềm tin mà còn xây dựng tươnglai với quyết tâm và trách nhiệm Giáo viên còn đóng vai trò quyết địnhtrong sự hình thành và phát triển thái độ với việc học, cả thái độ tích cựclẫn thái độ tiêu cực Vai trò quan trọng của giáo viên được xem như mộttác nhân của sự thay đổi, thúc đẩy sự hiểu biết nhau và lòng khoan dungchưa bao giờ lại thể hiện rõ rệt như ngày nay “Việc nâng cao chất lượnggiáo dục phụ thuộc trước hết vào việc cải tiến công tác tuyển dụng, đào tạo,
vị thế xã hội và điều kiện làm việc của giáo viên, họ cần có những kiếnthức và kỹ năng phù hợp, có phẩm chất cá nhân, có triển vọng nghề nghiệp
và có động cơ cầu tiến nếu họ đáp ứng được những yêu cầu do xã hội đặt racho họ” [120, tr.123-124] Tác giả đã nhấn mạnh, nghề dạy học là mộttrong những nghề mang tính tổ chức cao nhất trên thế giới và tổ chức củagiáo viên thực sự có vai trò to lớn trong nhiều lĩnh vực Giáo viên phải xáclập mối quan hệ với người học, chuyển dịch từ vai trò “người đơn ca” sangvai trò “người đệm đàn” và chuyển dịch từ nhấn mạnh việc truyền bá thôngtin sang việc giúp đỡ người học tìm tòi, tổ chức và quản lý kiến thức,
Trang 21hướng dẫn họ chứ không đúc họ theo khuôn [120, tr.125].
Các tác giả Bernhard Muszynski - Nguyễn Thị Phương Hoa (2010) với
sách Con đường nâng cao chất lượng cải cách các cơ sở đào tạo giáo viên - Cơ
sở lý luận và thực tiễn [74] Tài liệu có tính chất hướng dẫn thực hành về việc
cải cách các cơ sở đào tạo giáo viên được thực hiện trong khuôn khổ Dự án pháttriển “Lower Secondary Teacher Training Vietnam, ADB Loan Nr VIE 1718”.Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là quan điểm chủ trương đổi mớigiáo dục của Việt nam được khởi xướng từ năm 1986, các tác giả cho rằng cảicách đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm là yếu tố theo chốt của cải cáchgiáo dục ở Việt nam Trong cải cách đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm cáctác giả cho rằng phải đổi mới về mặt khoa học và nội dung của vấn đề này gồm:1) …trang bị cho họ (giáo viên) phương pháp tư duy khoa học để nhờ đó họ cóthể giải quyết thành công những vấn đề mới” [74, tr.61]; 2) Đổi mới về mặt khoahọc hoạt động dạy Nội dung cuốn sách đã thử bàn tiêu chuẩn của trường caođẳng sư; bộ chuẩn cho các trường sư phạm gồm các tiêu chuẩn: 1: Sứ mạng,mục tiêu chiến lược của trường cao đẳng sư phạm; 2: Tổ chức quản lý và côngtác kế hoạch; 3: Chương trình đào tạo và các hoạt động dạy học; 4: Các hoạtđộng khoa học và phát triển công nghệ; 5: Đội ngũ giảng viên; 6: Sinh viên vàcông tác sinh viên; 7: Thư viện, trang thiết bị học tập, cơ sở vật chất; 8: Quản lýtài chính; 9: Các hoạt động quốc tế Tuy nhiên nội dung sách chưa bàn tới tuyểnchọn, phương thức, quy trình và thời gian đào tạo giáo viên Tiếp cận nội dungcuốn sách giúp nghiên cứu sinh xử lý, trình bày vấn đề đào tạo bồi dưỡng giảngviên đại học trong nội dung luận án của mình
Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả [85] của tác giả James
H Stonge (2011) Trọng tâm nội dung cuốn sách này là người giáo viên Nộidung được trình bày trong bối cảnh của một con người - người giáo viên - đểđối lập với quan điểm coi các kĩ năng dạy học như những quá trình tách rờinhau Tác giả cho rằng, người giáo viên có hiệu quả là tổng hòa các tính cách
Trang 22của người giáo viên như một cá nhân bình thường và bàn tới quá trình đào tạogiáo viên, cách quản lý lớp học, cách giáo viên soạn bài, dạy và theo dõi sựtiến bộ của học sinh [85, tr.276] Tác giả sách còn còn nêu ra một số quanniệm khác nhau về người giáo viên có hiệu quả như: Một vài nhà nghiên cứuđịnh nghĩa sự hiệu quả của giáo viên dựa trên thành tích của học sinh Một sốngười khác lại dựa trên kết quả đánh giá của các nhà chuyên môn Thậm chínhững người khác đánh giá sự hiệu quả dựa trên các lời nhận xét của họcsinh, các nhà quản lý và tất cả các người khác có liên quan Tác giả đã nêu racác điều kiện tiên quyết để giảng dạy có hiệu quả gồm: Năng lực ngôn ngữ vàgiảng dạy hiệu quả, chương trình về giáo dục và giảng dạy hiệu quả, chứngchỉ hành nghề của giáo viên và giảng dạy hiệu quả, kiến thức chuyên môn vàgiảng dạy hiệu quả, kinh nghiệm giảng dạy và sự hiệu quả của giáo viên.
Sách tham khảo Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi [71] của
tác giả Giselle O Martin-Kniep (2013) Tác giả Giselle O Martin-Kniep chorằng: “Người giáo viên có hiệu quả là tổng hòa của các tính cách của người giáoviên như là một cá nhân bình trường, quá trình đào tạo giáo viên, cách quản lýlớp học và cách giáo viên soạn bài, dạy và theo dõi sự tiến bộ của học sinh baogồm cả những học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu và những học sinh có nguy
cơ (những học sinh yếu kém)” [71, tr.7] Sách nêu ra tám đổi mới đó là: 1) Sứcmạnh của những câu hỏi cốt lõi, 2) Tích hợp chương trình với vai trò làm công
cụ để đạt sự kết dính, 3) Thiết kế chương trình và phương pháp đánh giá theochuẩn, 4) Đánh giá sát với thực tế đời sống, 5) Sử dụng hướng dẫn chấm điểm
để hỗ trợ hoạt động học, 6) Túi hồ sơ bài làm quá trình học tập của học sinh, 7)Chiêm nghiệm, 8) Nghiên cứu cải tiến: hỏi đáp về cách làm Tác giả cho rằng,tám đổi mới đã trình bày đều liên quan tới đức tin hơn là thủ thuật “Trongnhững đức tin này có những đức tin liên quan tới chính bản thân giáo viên và cónhững giáo viên đức tin liên quan tới chính bản thân giáo viên và có những đứctin liên quan tới công việc của họ Ví dụ đức tin cho rằng giáo viên phải là người
Trang 23chịu trách nhiệm về thiết kế chứ không đơn thuần là thực hiện chương trình Đứctin quan trọng nhất liên quan tới công việc của giáo viên là cần quan tâm tới việchọc hành của người học chứ không phải là nội dung giảng dạy” [80, tr.154].
Hai tác giả Davit Jerner Martin và Kimbery S.Loomis Đại học Bang
Kennesaw, Thái Lan (2014) với sách Xây dựng đội ngũ nhà giáo [28] Các tác
giả đã luận bàn mối quan hệ giữa năng lực của chính người giáo viên và khảnăng giảng dạy của họ mà các tác giả gọi là giảng dạy xuất sắc Năng lựcgiảng dạy xuất sắc gồm 2 thành phần: Đặc điểm tính cách, kỹ năng giảng dạy
và đã tổng quan kết quả nghiên cứu để nêu ra phẩm chất của nhà giáo gồm
“Trí tuệ và khả năng ngôn ngữ; kiến thức vững chắc về nội dung giảng dạy;kiến thức sư phạm về nội dung môn học vững chắc; hiểu rõ về đối tượng đểđiều tiết cũng như hỗ trợ các nhu cầu đặc biệt về học tập và ngôn ngữ; khảnăng thích ứng với môi trường học tập và giảng dạy để đáp ứng nhu cầu củangười học” [28, tr.12] Ở phần 5 cuốn sách này dành chương 14 bàn về vấn đềcải cách giáo dục trong đó bàn sâu vấn đề cải cách công tác đào tạo giáo viên.Các tác giả bàn sâu vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên và nhấnmạnh “Đào tạo giáo viên là nhiệm vụ trọng yếu trong cải cách giáo dục.Đương nhiên, việc cải cách chương trình, phương pháp giảng dạy và đánh giá
sẽ tác động đến cách thức đào tạo giáo viên tương lai trước khi bước vàonghề” [28, tr.430] Các tác giả cho rằng việc cải cách đào tạo giáo viên cầntập trung vào các lĩnh vực cơ bản sau: Kiến thức về nội dung môn học, kiếnthức về kỹ năng sư phạm, phương pháp đào tạo giáo viên, chương trìnhhướng dẫn giáo viên mới Nhưng nội dung cuốn sách chưa bàn gì tới những
kế hoạch, quy hoạch, biện pháp phát triển ĐNGV và đây cũng là những vấn
đề gợi ý để nghiên cứu sinh sẽ bàn luận trong luận án của mình
1.1.1.2 Các tác giả trong nước
Trang 24Sách Vấn đề giáo viên những nghiên cứu lý luận và thực tiễn [51] của
tác giả Trần Bá Hoành (2010) Công trình nghiên cứu này đã trình bày sự thayđổi chức năng người giáo viên trước yêu cầu đổi mới giáo dục đó là các vấnđề: Ngày nay công nghệ thông tin phát triển nhanh, tạo nên phương pháp,phương tiện giao lưu mới; nhà trường không còn là nơi duy nhất đem đến chohọc sinh những tri thức mới; trong bối cảnh kỹ thuật, công nghệ phát triểnđang tạo ra sự chuyển dịch định hướng giá trị, giáo viên không chỉ đóng vaitrò truyền đạt kiến thức mà phải có năng lực phát triển cảm xúc, thái độ, hành
vi của học sinh; trong xã hội đang biến đổi nhanh chóng, người giáo viên phải
có ý thức, có nhu cầu không ngừng tự hoàn thiện về đạo đức, nhân cách Vềchuyên môn nghiệp vụ, phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo trong hoạtđộng sư phạm… Luận bàn về chất lượng ĐNGV tác giả đã nêu lên một sốvấn đề chính: Phẩm chất người giáo viên (Thế giới quan, lòng yêu trẻ, yêunghề); Năng lực người giáo viên (Năng lực chẩn đoán nhu cầu và đặc điểmcủa đối tượng dạy học giáo dục; năng lực thiết kế kế hoạch dạy học, giáo dục;năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; năng lực giám sát,đánh giá các hoạt động dạy học, giáo dục; năng lực giải quyết những vấn đềnảy sinh trong thực tiễn dạy học, giáo dục [51, tr.16, 17] Tác giả đã nêunhững giải pháp nâng cao chất lượng giáo viên như: Đổi mới công tác đào tạogiáo viên, đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên, đổi mới trong sử dụng giáoviên
Tác giả Phan Văn Kha (Chủ biên, 2014), Đổi mới quản lý giáo dục Việt
Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn [59] Tám chương của nội dung sách
bàn về đổi mới QLGD ở Việt Nam trong đó chương 4 bàn về phát triểnĐNGV và CBQL giáo dục Theo tác giả trong bối cảnh hiện nay phát triểnĐNGV, chúng ta cần những câu hỏi cơ bản sau: Học sinh cần cái gì, Học sinhcần gì ở người giáo viên, giáo viên có thể làm gì, Những yêu cầu năng lực
Trang 25nghề nghiệp cơ bản là gì? Và tác giả đã nêu ra những vấn đề chủ yếu như:Nhóm 1) Về nền tảng nghề nghiệp giáo viên, Nhóm 2) Về lập kế hoạch vàchuẩn bị bài giảng, Nhóm 3) Về phương pháp và chiến lược dạy học, Nhóm4) Về đánh giá, Nhóm 5) Về quản lý [59, tr.217] Tác giả còn bàn tới vấn đềquy hoạch, tuyển dụng, tuyển chọn và sử dụng; đào tạo bồi dưỡng theo tiếpcận năng lực lấy thực tiễn là trung tâm; đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công
vụ và đánh giá theo khung năng lực
Trong sách Quản lý và lãnh đạo nhà trường [45], các tác giả Bùi Minh
Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015) đồng chủ biên, đã dành chương 4 luậngiải về phát triển năng lực tự chủ chuyên môn trong quản lý giáo viên Theocác tác giả, quản lý phát triển năng lực tự chủ chuyên môn cho giáo viên củanhà quản lý các cơ sở giáo dục là hệ thống các cách thức vận hành các chínhsách và hoạt động chức năng về đào tạo, phát triển và duy trì nguồn nhân lựcgiáo viên theo hướng phát huy năng lực tự chủ nhằm đạt được kết quả tối ưu.Mục tiêu của các biện pháp quản lý phát triển năng lực tự chủ chuyên môncho giáo viên của nhà quản lý là nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lựcgiáo viên do tăng cường được sự tự chủ trong công việc và đáp ứng nhu cầu
tự chủ ngày càng cao của giáo viên Các tác giả đã xây dựng quy trình quản lýphát triển năng lực tự chủ chuyên môn cho giáo viên gồm 5 bước, cụ thể:Thiết lập phạm vi mức độ tự chủ chuyên môn; hoạch định nguồn nhân lựcgiáo viên; định hướng và phát triển tự chủ chuyên môn; đào tạo và phát triểnnghề nghiệp gắn với tự chủ chuyên môn; đánh giá năng lực tự chủ chuyênmôn thông qua kết quả thực hiện công việc [45, tr.149-151]
Sách Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế, Nguyễn Ngọc Anh và Paul
Hewitt (2016) với bài tham gia hội thảo Phát triển năng lực nghề nghiệp cho
Trang 26giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục xu hướng Việt Nam và thế giới [9] Nghiên
cứu cho thấy việc kiểm định giáo viên có thể giúp nâng cao chuyên môn nghiệp
vụ hướng đến cải thiện chất lượng trong lĩnh vực đào tạo giáo viên Bài viếtcũng đã cung cấp những bằng chứng thu thập được từ việc quan sát, tham dự cáchội nghị, hội thảo khác nhau trong và ngoài cơ quan nghiên cứu giảng dạy vàchuẩn giáo dục ở bang NSW (BOSTES) cũng như các chuyến thăm các trường,các buổi gặp gỡ, phỏng vấn với các nhà giáo dục cấp cao, các nhà nghiên cứu,giáo viên, giảng viên, sinh viên, hiệu trưởng và CBQL điều hành trong giáo dục
“Những nỗ lực trong đổi mới các mô hình sư phạm ở Việt Nam còn hạn chếkhông chỉ bởi sự thiếu hụt các nguồn lực để phát triển chuyên môn cho giáoviên, thiếu các chương trình đào tạo giáo viên mang tính thực hành, mà còn bởiviệc thiếu một cơ chế hỗ trợ đồng bộ” [9, tr.42] Báo cáo đã phân tích về sự thamgia của các bên liên quan tham gia hỗ trợ giáo viên học thường xuyên để pháttriển chuyên môn; đề xuất các nghiên cứu sâu hơn về phương thức nhằm nângcao quy trình phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên cũng như thúc đẩyviệc học tập chuyên môn của giáo viên ở Việt Nam
Nguyễn Đăng Trung (2020), “Tìm hiểu một số tiêu chí đánh giá chấtlượng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” [94] Với quanniệm: Vai trò của đội ngũ nhà giáo các cơ sở giáo dục với việc đào tạo nguồnnhân lực được thể hiện qua nhân cách người học “Nghiên cứu mối quan hệgiữa vai trò của của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đối với chất lượnggiáo dục - yếu tố tạo nên chất lượng nguồn nhân lực” [94, tr.4] Theo đó tác giảcác tiêu chuẩn cần thiết đối với giáo viên gồm: Tiêu chuẩn 1 Giáo viên thựchiện vai trò lãnh đạo lớp học; Tiêu chuẩn 2 Giáo viên thiết lập môi trường
Trang 27trách nhiệm đối với học sinh; Tiêu chuẩn 3 Giáo viên hiểu biết nội dung dạyhọc; Tiêu chuẩn 4 Giáo viên hiểu biết học sinh; Tiêu chuẩn 5 Giáo viên thựchiện tốt hoạt động dạy học; Tiêu chuẩn 6 Thành tích học tập của học sinh.
1.1.2 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên
1.1.2.1 Các tác giả ngoài nước
Tác giả OsDonnel (1986) với công trình nghiên cứu “Modular Design
in TaFe caurses” - Thiết kế mô-đun trong khóa học TaFe [121] Nội dung
sách đã luận bàn về vị trí vai trò của nhà giáo và họ cần phải làm gì để thực
hiện nhiệm vụ của mình Để làm nghề có chất lượng và phát triển trong nghề
nghiệp thì người giáo viên cần nhận rõ những vấn đề cốt lõi trong thực hiệnnhiệm vụ được giao; Giáo viên cần làm chủ môn học, biết cách dạy môn họccủa mình và biết kế thừa, vận dụng kiến thức các bộ môn khác vào môn họccủa mình; Giáo viên cần thông hiểu việc học và tận tâm với học sinh; Giáoviên phải có trách nhiệm trong giảng dạy, chỉ đạo việc học đánh giá của họcsinh Đối với mình người giáo viên cần tích cực suy nghĩ sáng tạo, phát triểnkinh nghiệm nghề nghiệp; Giáo viên phải là thành viên đáng tin cậy của cộngđồng học tập, biết hợp tác với đồng nghiệp và cha mẹ học sinh, tức là giáoviên phải phát triển chính mình
Tác giả Day C (1994), Planning for the professional development of
teachers and schools: a principled approach, Teacher Educators' Annual
Handbook, Brisbane - Kế hoạch phát triển chuyên môn của giáo viên và nhà
trường: một cách tiếp cận nguyên tắc [109] Công trình nghiên cứu bàn nhiều
về xây dựng, phát triển và quản lý nguồn nhân lực của trường học, đã chỉ rõnội dung, công việc và cả những nguyên tắc để phát triển đội ngũ sư phạm,
Trang 28trong đó nhấn mạnh việc phát triển chuyên môn cho giáo viên tầm quan trọng
và ý nghĩa lớn trong phát triển đội ngũ sư phạm Tác giả đã nêu ra các giảipháp cụ thể để phát triển chuyên môn cho giáo viên như: Xây dựng chiếnlược và chính sách phát triển đội ngũ; Đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức và kỹnăng cơ bản về sư phạm và quản lý; Tổ chức mạng lưới chuyên môn khoa học
và phát triển trình độ chuyên môn cho giáo viên và tập thể chuyên môn;Khuyến khích các lực lượng tham gia phát triển đội ngũ
Tom Bisschoff, Bennie Grobler (1998) với công trình “The management
of teacher competence” - Quản trị năng lực giáo viên [123] Trong công trìnhnghiên cứu của mình khi bàn về chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ quản
lý giáo dục nhà trường, tác giả cho rằng hiệu trưởng nhà trường cần khuyếnkhích giáo viên phát triển năng lực dạy học của bản thân, đồng thời tổ chức màtrực tiếp là tổ chuyên môn cần giúp đỡ giáo viên trong tổ trong đó có vai tròcủa tổ trưởng chuyên môn Công trình quan tâm nhiều đến vấn đề phát triểnchuyên môn, phát triển năng lực của người giáo viên trong đó có năng lực hợptác Nhằm nâng cao năng lực hợp tác cho giáo viên ông khuyến nghị hiệutrưởng các nhà trường cần thực hiện tốt những nội dung như: trong dạy học vàhoạt động chuyên môn cần tăng cường đúng mức vai trò hợp tác giữa các giáoviên, tôn trọng các ý kiến, ý tưởng cá nhân của giáo viên; sẵn lòng chia sẻ vàtạo điều kiện có thể để giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, những kinhnghiệm làm việc, kinh nghiệm chuyên môn của mình với đồng nghiệp thườngxuyên; cán bộ quản lý và tổ chuyên môn cần tích cực giúp đỡ những giáo viên
có những mặt hạn chế về chuyên môn để họ có thể tự tiên đảm đương tốtnhiệm vụ được giao Tuy vậy, ngoài năng lực hợp tác thì phát triển các nănglực khác của người giáo viên chưa được bàn nhiều, bàn sâu
Linda Darling - Hammond (2000) với công trình nghiên cứu “How
Teacher Education Matters” - Đào tạo giáo viên quan trọng thế nào [113] các
Trang 29tác giả đã khẳng định vị trí vai trò, chức năng của người giáo viên và nghề
dạy học Đặc biệt Ông rất quan tâm đến chất lượng nhà trường nói chung, vàphát triển chất lượng đội ĐNGV nói riêng trong sự nghiệp phát triển nhàtrường và nhấn mạnh rằng không thể có một trường đại học danh tiếng nếuthiếu một ĐNGV xuất sắc Các tác giả quan niệm giảng viên đại học đượcđịnh nghĩa bởi 3 chức năng: nhà giáo, nhà khoa học và nhà cung ứng dịch vụcho xã hội Theo đó các tác giả công trình nghiên cứu này đã quan niệm rằnggiảng viên đại học trước hết phải là nhà giáo giỏi về chuyên môn dạy học; thứhai giảng viên đại học đồng thời là nhà khoa học; thứ ba giảng viên đại họccòn là nhà cung ứng dịch vụ xã hội Quan niệm này rất phù hợp với địa vịcủa người giáo viên trong xã hội hiện đại, tuy nhiên công trình chưa bàn đếnvai trò giáo dục của người giáo viên với tư cách là nhà giáo dục và phát triểnchất lượng giáo viên chưa cụ thể
Công trình Higher education governance in Europe: Policies,
Structure, Funding and academic staff - Quản trị giáo dục đại học ở Châu Âu: Chính sách, cơ cấu, kinh phí và đội ngũ giảng viên của Eurydice (2008)
[116] Công trình nghiên cứu này đã trình bày vấn đề về hệ thống giáo dục đạihọc châu Âu, trong đó có bàn đến vấn đề quản lý trường học trong đó có vấn
đề ĐNGV và chỉ ra rằng nhiều nước châu Âu đang chuyển đổi mô hình quản
lý ĐNGV đại học cho phù hợp với sự phát triển hệ thống đại học theo hướngphát triển chất lượng, đảm bảo hiệu quả và nhà nước kiểm soát chất lượng đạihọc theo một hệ thống tiêu chí, trong đó có hệ thống tiêu chí phát triển ĐNGVđại học cùng với việc quản lý đội ngũ này Nghiên cứu cũng nêu ra những gợi
ý một số giải pháp phát triển ĐNGV như: Xác định số lượng giảng viên cầnthiết phù hợp với bối cảnh thay đổi, xác định cụ thể tiêu chuẩn của ngườigiảng viên đại học, có chính sách thu hút và giữ chân giảng viên, các biện
Trang 30pháp tạo điều kiện, cơ hội để phát triển năng lực sư phạm của người giảngviên [116, tr.81-101].
Bài tham gia hội thảo khoa học của Lee Little Sodier (2009), “HowTeacher Education Matters, Journal of Teacher Education” - Những chiếnlược hiệu quả dành cho giáo viên và nhà lãnh đạo giáo dục trong kỷ nguyêntoàn cầu hóa [112] Tác giả đã nêu lên những biến đổi về nhiều mặt như xãhội, khoa học, giáo dục trong bối cảnh xã hội hiện đại và toàn cầu hóa từ đó
đã nêu ra hệ thống năng lực dạy học của người giáo viên được hình thành từ
hệ thống kiến thức và kỹ năng Cụ thể là hệ thống kiến thức, kỹ năng củangười giáo viên về môn học mà người giáo viên đảm nhiệm giảng dạy ở nhàtrường và hệ thống những kiến thức và kỹ năng về các hoạt động dạy học vàgiáo dục học sinh Nội dung của công trình nghiên cứu cũng đã nêu lên nhữngnội dung cần làm và gợi ý những biện pháp để phát triển và nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên hiện nay như: nỗ lực tự học; tự bồi dưỡng chuyênmôn; tích cực hoạt động thực tiễn giảng dạy
1.1.2.2 Các tác giả trong nước
Sách Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên khoa học xã hội
và nhân văn ở Học viện Chính trị thời kỳ mới [48], tác giả Mai Văn Hóa (Chủ
biên, 2012) Các tác giả quan niệm: Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo
giảng viên là tổng hợp các chủ trương lãnh đạo chỉ đạo, biện pháp cải tiếnquản lý các hoạt động dạy học, giáo dục nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu,yêu cầu đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện và cònxác định những tiêu chí đánh giá đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo giảng
viên khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị gồm: Thứ nhất, các
tiêu chí đánh giá nhận thức của các lực lượng tiến hành hoạt động đổi mới,
nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên; Thứ hai, các tiêu chí đánh giá việc tổ
chức và năng lực thực hiện các hoạt động đổi mới, nâng cao chất lượng đào
Trang 31tạo giảng viên; Thứ ba, các tiêu chí đánh giá các hình thức, biện pháp và kết
quả hoạt động đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên khoa học xãhội và nhân văn Công trình nghiên cứu đã đề xuất năm giải pháp đổi mới,nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở Họcviện Chính trị thời kỳ mới Đó là các giải pháp về xã hội và chuyên môn như:Xác định rõ hơn mục tiêu mô hình đào tạo; chuẩn hóa hiện đại hóa quy trình,chương trình đào tạo; đổi mới hình thức, phương pháp dạy học; sử dụng hiệuquả các nguồn lực bảo đảm; phát huy vai trò của các khoa chuyên ngànhtrong đào tạo giảng viên Tuy nhiên công trình nghiên cứu này cũng chưa bànsâu tới chuẩn hóa giảng viên
Sách Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế Phát triển năng lực nghề
nghiệp cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục xu hướng Việt Nam và thế giới Trong đó tác giả Trần Thị Ngọc Anh (2016) với bài viết “Đổi mới việc
nâng cao chất lượng ĐNGV tại các trường sư phạm đáp ứng yêu cầu pháttriển của đất nước” [12] Tác giả đã tiếp cận giải quyết vấn đề chất lượngĐNGV theo tiếp cận nguồn nhân lực trong sự nghiệp đổi mới giáo dục Trongthời đại kinh tế tri thức ngày nay, học suốt đời là phương châm hành động có
ý nghĩa đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển không chỉ với một con người màcòn có ý nghĩa đối với một quốc gia, dân tộc Vì vậy, nâng cao chất lượngĐNGV tại các trường sư phạm nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
là một việc làm cấp thiết Với quan niệm nguồn nhân lực là một yếu tố nội lựcquan trọng nhất “Sức mạnh của nguồn nhân lực này đã và đang bị chi phốicủa nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là giáo dục - đào tạo Vì vậy, việcnâng cao năng lực trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên nói chung vàgiảng viên nói riêng tại các trường sư phạm nói riêng là một trong những yêu
Trang 32cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục” [12, tr.356] Theo tác giả, các trường sưphạm chính là nội đào tạo đội ngũ nhà giáo cho các trường phổ thông và cũngchính là nơi đào tạo nhà giáo có khả năng nghiên cứu khoa học ở trình độ sauđại học Tác giả cũng đã xác định một số yêu cầu đối với đào tạo giáo viênTHPT hiện nay như: Nhà trường luôn chú trọng tính toàn diện, bồi dưỡnggiảng viên cả về tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vàphương pháp, năng lực sư phạm; giảng viên tự bồi dưỡng, củng cố, nâng caokiến thức chuyên môn Bên cạnh đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, về kỹnăng sư phạm, kỹ năng xử lý tình huống thì cần gắn với bồi dưỡng kỹ năngsống cho người thầy tương lai.
Các tác giả Bùi Minh Hiền (Chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo
(2017) với sách Quản lý giáo dục [44] Trong nội dung sách có nội dung bàn
sâu về quản lý phát triển ĐNGV trong nhà trường Các tác giả cho rằng mụctiêu của phát triển ĐNGV là phải bảo đảm đủ về số lượng, mạnh về chấtlượng, đồng bộ về cơ cấu Để đạt được mục tiêu này, từng trường phải làm tốtkhâu kế hoạch; khâu tổ chức chỉ đạo; khâu kiểm tra Trong khâu tổ chức chỉđạo, các tác giả cho rằng cần lưu ý những vấn đề: Tuyển chọn, sàng lọc; sắpxếp, phân công bố trí giáo viên đúng với năng lực, sở trường của từng người;tăng cường tính kỷ cương sư phạm để mọi người trong đội ngũ đều có phẩmchất và kỷ luật tốt, là tấm gương sáng cho học sinh; quan tâm ĐNGV qua bồidưỡng chuyên môn, cải thiện điều kiện sống về tinh thần vật chất cho giáoviên, chuẩn hóa đội ngũ; đưa giáo viên vào các hoạt động; thực hiện các quytắc sư phạm theo sứ mệnh của nhà trường [44, tr.276] Nhà trường cũng tạomọi điều kiện cho giáo viên làm việc và phát triển
Trang 33Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Phát triển đội ngũ giáo viên đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông [13], tác giả Thái Huy Bảo (2017)
với bài tham luận “Phát triển đội ngũ giảng viên bộ môn phương pháp giảngdạy trong các trường/khoa Đại học sư phạm - yếu tố cốt lõi của đổi mới đàotạo giáo viên” Tác giả đã nêu ra một số định hướng phát triển ĐNGV bộ mônphương pháp giảng dạy trong các trường/khoa Đại học sư phạm gồm: Pháttriển ĐNGV bộ môn phương pháp giảng dạy theo yêu cầu nâng cao chấtlượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp; phát triển ĐNGV bộmôn phương pháp giảng dạy trên cơ sở phát triển ngành sư phạm và cáctrường sư phạm; phát triển ĐNGV bộ môn phương pháp giảng dạy dựa trênnhu cầu thực tế của từng ngành đào tạo giáo viên trong các trường/khoa Đạihọc sư phạm; phát triển ĐNGV bộ môn phương pháp giảng dạy phải mangtính toàn diện; làm cho đội ngũ này luôn có đủ điều kiện, có khả năng sángtạo trong thực hiện tốt nhất những mục tiêu của nhà trường; tăng cường hợptác quốc tế Từ đó tác giả đề xuất các giải pháp phát triển ĐNGV bộ mônphương pháp giảng dạy trong các trường/khoa Đại học sư phạm gồm: Tổchức nghiên cứu, thảo luận trong CBQL các trường/khoa Đại học sư phạm vềvai trò, sự cần thiết phải phát triển ĐNGV bộ môn phương pháp giảng dạy;thực hiện công tác quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo; xây dựng bộ tiêu chuẩnnăng lực nghề nghiệp và xác định các chuẩn phấn đấu của giảng viên; Bồidưỡng nâng cao trình độ sư phạm cho giảng viên đáp ứng yêu cầu ngành sưphạm và các trường sư phạm; tạo động lực làm việc để phát huy vai trò củaĐNGV bộ môn phương pháp giảng dạy trong các trường/khoa Đại học sưphạm” [13, tr.154-156]
Trang 34Tác giả Trần Kiểm (2019) với sách: Những vấn đề cơ bản của khoa
học quản lý giáo dục [63], cho rằng sự phát triển giáo viên xuất phát từ các
thay đổi có tính khách quan về sự thay đổi môi trường giáo dục; sự thay đổicủa học sinh; sự thay đổi giá trị của nhà trường và giá trị của người thầygiáo; sự thay đổi các nhu cầu của thầy giáo; sự phát triển của các thành tựukhoa học giáo dục và khoa học QLGD Theo tác giả, nội dung phát triểngiáo viên mang tính toàn diện bao gồm 3 mặt: Về nhận thức, hành vi và tháiđộ; về nhận thức, người giáo viên phải hiểu xu thế giáo dục, xu thế đổi mớigiáo dục, chịu trách nhiệm về kết quả giáo dục học sinh; về hành vi pháttriển giáo viên là phải tăng thêm kiến thức, kỹ năng dạy và học, đổi mớiphương pháp dạy học; về thái độ là sự tự tin về trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, nâng cao tinh thần hài lòng với công việc, tăng thêm tinh thần tráchnhiệm đối với công việc Cũng theo tác giả, nội dung phát triển giáo viêncòn liên quan đến sự lựa chọn và tuyển dụng giáo viên và đã chỉ ra các bướcxây dựng kế hoạch phát triển giáo viên với các khâu từ xem xét thực trạnggiáo viên đến phân tích nhu cầu của giáo viên, thiết kế kế hoạch phát triểngiáo viên đến việc giám sát kế hoạch và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạchphát triển ĐNGV [63, tr.285-288]
Hiện nay, đã có nhiều đề tài, luận án tiến sĩ nghiên cứu về xây dựng,phát triển đội ngũ nhà giáo ở các cấp học khác nhau
Đề tài khoa học cấp ngành: Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giảng
viên khoa học xã hội nhân văn trong quân đội giai đoạn hiện nay [88] do tác giả
Đặng Đức Thắng (Chủ biên, 2005) Nội dung của nghiên cứu đã khẳng định vịtrí, vai trò đội ngũ nhà giáo trong xã hội và trong nhà trường, đồng thời xây dựng
một hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng ĐNGV cũng như đưa ra các giải pháp
Trang 35nhằm xây dựng và phát triển ĐNGV khoa học xã hội nhân văn đáp ứng yêu cầuchuẩn hóa đội ngũ ở các nhà trường quân đội hiện nay Tuy nhiên công trìnhnghiên cứu này bàn nhiều về nội dung phát triển ĐNGV.
Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Toàn (2007), nghiên cứu vấn đề
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học thuộc ngành Giao thông vận tải đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới [91] đã nêu lên thực trạng ĐNGV các
trường đại học thuộc ngành Giao thông vận tải, đồng thời đưa ra các giải phápxây dựng ĐNGV các trường đại học thuộc ngành Giao thông vận tải đáp ứngyêu cầu của thời kỳ mới Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả phân tích về xâydựng ĐNGV, chưa bàn sâu về phát triển đội ngũ này theo hướng chuẩn hóa
Luận án tiến sĩ QLGD của tác giả Phạm Văn Thuần (2009) nghiên cứu
vấn đề Quản lý đội ngũ giảng viên trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực ở Việt
Nam theo quan điểm tự chủ và trách nhiệm xã hội [90] đã khái quát những
vấn đề lý luận về quản lý phát triển ĐNGV đại học, làm rõ thực trạng ĐNGV
ở đại học đa ngành, đa lĩnh vực ở Việt Nam, đồng thời đưa ra các giải phápquản lý ĐNGV trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực ở Việt Nam theo quanđiểm tự chủ và trách nhiệm xã hội; tuy nhiên ở công trình nghiên cứu này dogiới hạn về phạm vi nghiên cứu nên tác giả chưa bàn sâu về phát triển ĐNGVđại học theo hướng chuẩn hóa
Luận án tiến sĩ QLGD của tác giả Nguyễn Văn Đệ (2010) nghiên cứu
vấn đề Phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học ở vùng Đồng bằng
Sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học [36] Kết quả
nghiên cứu đề tài luận án của tác giả đã khái quát, đánh giá làm rõ bức tranhthực trạng ĐNGV các trường đại học ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long,đồng thời đưa ra các giải pháp phát triển ĐNGV các trường đại học ở vùngĐồng bằng Sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐH hiện nay Tuy
Trang 36nhiên, trong kết quả nghiên cứu, tác giả chỉ phân tích sâu về phát triển ĐNGV
ở các trường đại học vùng, chưa bàn sâu về phát triển đội ngũ này theo hướngchuẩn hóa, phát triển chất lượng đội ngũ
Luận án tiến sĩ QLGD của tác giả Nguyễn Thị Anh Đào (2011) về
Nghiên cứu mô hình quản lý đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập [32], đã khái quát những vấn đề lý luận về mô hình quản lý
ĐNGV các trường đại học, cao đẳng, làm rõ thực trạng quản lý đội ngũ giảngviên các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, đồng thời đưa ra các giảipháp về mô hình quản lý ĐNGV các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập
ở Việt Nam hiện nay; tuy nhiên ở công trình nghiên cứu này do giới hạn vềphạm vi nghiên cứu nên tác giả chưa bàn sâu về phát triển ĐNGV đại học,cao đẳng theo hướng chuẩn hóa ở bậc học này
Tác giả Nguyễn Văn Lâm (2015) với Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục:
Phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng giao thông vận tải thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế [64] Dựa trên tiếp
cận phát triển, quản lý phát triển nguồn nhân lực tác giả đã quan niệm “Pháttriển ĐNGV bao gồm cả phát triển về đội ngũ, và chính sách tuyển dụng, sửdụng, đánh giá, đãi ngộ để tạo động lực cho sự phát triển toàn diện của cá nhânngười giáo viên” [64, tr.56] Để giải quyết nội dung nghiên cứu của luận án, tácgiả đã luận bàn tới các vấn đề như: quản lý nguồn nhân lực và phát triển nguồnnhân lực, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và nhữngtác động đến phát triển ĐNGV Tác giả trình bày nội dung phát triển ĐNGVtheo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực gồm: lập quy hoạch phát triển ĐNGV,tuyển chọn giảng viên, sử dụng giảng viên theo năng lực, đào tạo, bồi dưỡngphát triển giảng viên, đánh giá giảng viên theo năng lực, đãi ngộ giảng viên
Trang 37theo năng lực Từ nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn đềnghiên cứu, tác giả đã đề xuất 5 giải pháp: Đổi mới công tác quy hoạch pháttriển ĐNGV, đổi mới công tác tuyển chọn, sử dụng ĐNGV, tăng cường đàotạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ của ĐNGV, tăng cườngkiểm tra, đánh giá, năng lực thực hiện nhiệm vụ của ĐNGV Thực hiện chínhsách đãi ngộ, tạo động lực nâng cao năng lực của ĐNGV.
Luận án tiến sĩ QLGD: Phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại
học sư phạm kỹ thuật theo hướng tiếp cận năng lực [23] của tác giả Nguyễn
Thế Dân (2016) Tác giả quan niệm:
Phát triển ĐNGV các trường đại học sư phạm kỹ thuật là quátrình xây dựng, hoàn thiện hoặc thay đổi thực trạng của ĐNGV ởcác trường đại học sư phạm kỹ thuật, giúp cho ĐNGV lớn mạnh
về mọi mặt: Đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, có trình độ chuyênmôn nghiệp vụ cao để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, nghiêncứu khoa học [23, tr.30]
Với đặc điểm của các trường đại học sư phạm kỹ thuật là đào tạo giáoviên dạy nghề trình độ cao đẳng; công trình nghiên cứu cũng đã vạch ra nănglực giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật gồm: Năng lực dạy học, nănglực nghiên cứu khoa học, năng lực phát triển chương trình đào tạo sư phạm kỹthuật, năng lực quan hệ với doanh nghiệp, năng lực phát triển nghề nghiệp.Công trình nghiên cứu đã đề xuất 6 giải pháp gồm:
Xây dựng khung năng nghề nghiệp giảng viên các trường đại học
sư phạm kỹ thuật; xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển ĐNGVcác trường đại học sư phạm kỹ thuật; thực hiện việc tuyển dụng, sửdụng ĐNGV đúng vị trí theo chuẩn năng lực và nhiệm vụ; Đánh giá
Trang 38xếp loại giảng viên theo năng lực; tổ chức hoạt động đào tạo, bồidưỡng nâng cao năng lực cho ĐNGV; hoàn thiện chế độ chính sách
để tạo động lực phát triển ĐNGV [23, tr.164]
Tuy nhiên, luận án này vấn đề tự phát triển của chính chủ thể giảngviên chưa được bàn tới là một hạn chế của nghiên cứu này; bởi tác động từbên ngoài đề phải thông qua vai trò quyết định của chủ thể, nhất là trong bốicảnh của xã hội hiện đại ngày nay thì tự thích nghi, tự phát triển để đáp ứngyêu cầu của cuộc sống
Tác giả Vũ Dương Dũng (2016) với Luận án tiến sĩ QLGD: Phát triển
đội ngũ giảng viên múa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế [25] Tác
giả đã nêu ra mô hình nhân cách của giảng viên Múa trong bối cảnh hội nhậpquốc tế với các các nội dung như: Giảng viên Múa với tư cách là nhà giáo,giảng viên Múa - nhà khoa học, giảng viên Múa - nhà cung cấp dịch vụ cho
xã hội Khung năng lực của ĐNGV Múa gồm: nhóm năng lực chuyên môn,nhóm năng lực sư phạm, nhóm năng lực nghiên cứu, nhóm năng lực hoạtđộng thực tiễn, nhóm năng lực hội nhập và cạnh tranh Tác giả đã trình bàynội dung phát triển ĐNGV Múa dựa vào năng lực gồm: Lập quy hoạch pháttriển ĐNGV Múa và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển ĐNGV Múa dựavào năng lực (tuyển dụng, đánh giá giảng viên Múa, tạo động lực cho giảngviên Múa, đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ giảng dạy và nghiêncứu khoa học cho giảng viên múa, phát triển nghề nghiệp cho giảng viênMúa) Công trình nghiên cứu cũng đã xác định 7 giải pháp phát triển ĐNGVMúa ở Việt Nam gồm: Đề xuất khung năng lực nghề nghiệp của ĐNGV Múa;đổi mới tư duy, nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của ĐNGV Múa trong bốicảnh hội nhập quốc tế; xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV Múa;Nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng ĐNGV Múa dựavào năng lực; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giảng viên Múa; tăng cường kiểm
Trang 39tra đánh giá giảng viên Múa dựa vào năng lực; hoàn thiện chính sách đãi ngộ
và tạo động lực thúc đẩy ĐNGV Múa ở Việt Nam tự phát triển Tuy nhiên,các khái niệm công cụ chưa có khái quát của chính tác giả; luận án bàn sâu vềphát triển ĐNGV Múa dựa vào năng lực nhưng nội dung phát triển ĐNGV
múa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế thì luận bàn chưa đầy đủ và
chưa phản ánh trong hệ thống các biện pháp được tác giả đề xuất Trong luậngiải những vấn đề lý luận của đề tài tác giả còn chưa phân biệt rõ giữa nộidung phát triển và nội dung quản lý phát triển ĐNGV Múa
Mai Thị Thùy Hương (2017), Phát triển đội ngũ giảng viên đại học
khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế [56], luận án tiến sĩ
QLGD Với cách tiếp cận phát triển nguồn nhân lực luận án đã vạch ra cácnăng lực của giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật gồm: Năng lực chínhtrị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn; năng lực sư phạm; năng lựcnghiên cứu khoa học; năng lực hội nhập quốc tế; năng lực sáng tác biểu diễn
Từ kết quả nghiên cứu tác giả luận án đã đề xuất bảy giải pháp phát triểnĐNGV đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế gồm:
“Giải pháp hoàn thiện chuẩn giảng viên đại học ngành nghệ thuật; giải phápqui hoạch giảng viên đại học ngành nghệ thuật phù hợp với đặc thù ngànhnghề; giải pháp cơ chế tuyển chọn giảng viên riêng của ngành nghệ thuật; giảipháp xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường với cơ quan về QLGD về vănhóa nghệ thuật trong công tác phát triển ĐNGV; giải pháp đào tạo bồi dưỡnggiảng viên vừa nâng cao trình độ lý luận, vừa trau dồi năng lực thực hành chútrọng năng lực hội nhập quốc tế; giải pháp cung ứng nguồn lực để phát triểnĐNGV đại học ngành nghệ thuật đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; giải phápđiều chỉnh chế độ tiền lương, đãi ngộ phù hợp để giảng viên yên tâm công tácđồng thời tạo điều kiện để giảng viên tham gia sáng tác, biểu diễn trong vàngoài nước” [56, tr.123]
Trang 40Đề tài luận án tiến sĩ QLGD Quản lý đội ngũ giảng viên các môn khoa
học xã hội và nhân văn ở các trường đại học tư thục trên địa bàn thành phố
Hà Nội hiện nay [75] của tác giả Phạm Thị Nga (2019) Nghiên cứu sinh đã
xây dựng cơ sở lý luận trên các vấn đề lớn: Đội ngũ giảng viên các môn Khoahọc xã hội và nhân văn, quản lý ĐNGV các môn Khoa học xã hội và nhânvăn ở trường đại học tư thục; nội dung quản lý ĐNGV các môn Khoa học xãhội và nhân văn ở trường đại học tư thục; các yếu tố tác động đến quản lýĐNGV các môn Khoa học xã hội và nhân văn ở trường đại học tư thục là
những kết quả nghiên cứu về lý luận của luận án Đề tài đã đề xuất được 6
biện pháp quản lý ĐNGV các môn Khoa học xã hội và nhân văn trường đạihọc tư thục khá đồng bộ, hệ thống, khả thi Đáng chú ý luận án đã đưa ra môhình nhân cách người giảng viên các môn khoa học xã hội và nhân văn ởtrường đại học tư thục gồm: “Nhà sư phạm + nhà khoa học + nhà hoạt độngchính trị - xã hội + người tích cực hội nhập quốc tế” [75, tr.54] Tuy vậy,trong trình bày các biện pháp luận án chưa rõ sự khác biệt trong quản lýĐNGV nói chung với ĐNGV các môn Khoa học xã hội và nhân văn trườngđại học tư thục, chưa rõ cái riêng trong quản lý ở trường đại học tư thục
Hoàng Đình Hiển (2019) với đề tài luận án tiến sĩ QLGD Quản lý nhà
nước về phát triển nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật trong các cơ sở đào tạo vùng Bắc Trung bộ [46], đã xây dựng cơ sở khoa học quản lý nhà nước về
phát triển nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật trong các cơ sở đào tạo thôngqua các quan niệm công cụ như nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực,nghệ thuật, giảng viên nghệ thuật, đồng thời, luận giải nội dung, chủ thể, đốitượng, phương thức quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giảng viên
và những yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến quản lý nhà nước trongquá trình phát triển nguồn nhân lực giảng viên Trên cơ sở khung lý luận, tácgiả đi vào đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường