1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - Nghề luật sư ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

22 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghề Luật Sư Ở Việt Nam - Thực Trạng Và Giải Pháp
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 46,04 KB

Nội dung

Có thể nói,đđy lă thời điểm mă xê hội Việt Nam đê dần nhìn nhận sât gần hơn đối với vaitrò của nghề luật sư theo đúng chỗ đứng mă nghề năy xứng đâng có được.Người dđn ngăy căng tìm đến l

Trang 1

MỞ ĐẦU

Thực tế khách quan của một quốc gia đang không ngừng phát triển, củamột đất nước luôn hướng đến nền dân chủ vững mạnh và của một dân tộcngày ngày vươn mình ra với bè bạn năm châu, thì sứ mệnh bảo vệ công lý,đảm bảo công bằng xã hội được đề cao là tất yếu và chính đáng

Không có giai đoạn nào trong lịch sử phát triển của đất nước trước đây,

vị thế và vai trò của nghề luật sư lại được coi trọng như hiện nay Có thể nói,đây là thời điểm mà xã hội Việt Nam đã dần nhìn nhận sát gần hơn đối với vaitrò của nghề luật sư theo đúng chỗ đứng mà nghề này xứng đáng có được.Người dân ngày càng tìm đến luật sư như một nhu cầu thiết thân, số lượngluật sư, tổ chức hành nghề luật sư ngày một phát triển, nền tư pháp nước nhà

đã tạo điều kiện nhiều hơn để luật sư thể hiện tầm quan trọng của mình

Liên tiếp trong thời gian gần đây, Đảng và Nhà nước đã thể hiện mốiquan tâm đặc biệt giành cho nghề luật sư, cụ thể Nghị quyết 08- NQ/TW vềcải cách tư pháp và Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ vai tròcủa luật sư trong nền tư pháp nước nhà Luật luật sư 2006 thay thế Pháp lệnhluật sư năm 2001 (trước đó nữa là Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987) đã thểhiện thành tựu tích cực của hoạt động lập pháp đối với nghề luật sư Đặc biệt,khi mà nhu cầu của xã hội, của nhà nước đối với nghề luật sư ở nước ta đượcthể hiện ngày một bức thiết, thì những vị lãnh đạo Nhà nước đã có những sựquan tâm lớn, thể hiện cách nhìn nhận mới cũng như cách thức sự cụ thể hóađường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước đối với nghề luật sư

Tháng 5 năm 2009, khi Đại hội đại biểu liên đoàn luật sư lần thứ nhấtdiễn ra, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Phó thủ tướng Trương VĩnhTrọng đã đến dự và đã có những phát biểu thể hiện sự kỳ vọng của Nhà nước,Chính phủ đối với các luật sư Ngày 8/12/2009, Liên đoàn Luật sư Việt Nam

đã tổ chức cuộc toạ đàm giữa đại diện luật sư Việt Nam và Thủ tướng Nguyễn

Trang 2

Tấn Dũng với chủ đề: "Vai trò của luật sư Việt Nam trong cải cách tư pháp,xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế"

Xuất phát từ tầm quan trọng đối việc nhìn nhận nghề luật sư ở Việt Nam

hiện nay, người học chọn đề tài " Nghề luật sư ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp" làm bài tiểu luận

Trang 3

NỘI DUNG Chương 1 Một số vấn đề lý luận về luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam 1.1 Khái niệm về luật sư, nghề luật sư

Trong các nhà nước pháp quyền hiện nay, quyền bào chữa và quyềnđược bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp là một trong những quyền cơ bản củacông dân; quyền đó thường được thể hiện ngay trong Hiến pháp và được cụthể hóa trong các văn bản luật rằng: công dân có thể tự bào chữa, bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc nhờ người khác bào chữa, bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của mình trước Toà án Từ việc nhờ người khác bàochữa, luật sư và nghề luật sư xuất hiện để đáp ứng nhu cầu được bào chữa,bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

Vậy hiểu khái niệm luật sư là gì?

Hiện nay, chúng ta có thể hiểu với nhau rằng: luật sư là một chức danh

tư pháp độc lập, chỉ những người có đủ điều kiện hành nghề chuyên nghiệptheo quy định của pháp luật nhằm thực hiện việc tư vấn pháp luật, đại diệntheo ủy quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức và nhànước trước tòa án và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác Điều 2 Luật Luật sư

2006 quy định: Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theoquy định của Luật luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cánhân, cơ quan, tổ chức Tiêu chuẩn luật sư được quy định tại Điều 10 LuậtLuật sư như sau: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiếnpháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng Cử nhân Luật, đã đượcđào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻbảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành Luật sư Lưu ý rằng, người có

đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật luật sư muốn được hành nghềluật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư

Nghề luật sư là nghề như thế nào?

Trang 4

Nghề luật sư ở Việt Nam trước hết là một nghề luật, trong đó các luật

sư bằng kiến thức pháp luật của mình, độc lập thực hiện các hoạt động trongphạm vi hành nghề theo quy định của pháp luật và quy chế trách nhiệm nghềnghiệp, nhằm mục đích phụng sự công lý, góp phần bảo vệ pháp chế và xâydựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam

Theo nhiều nhà nghiên cứu, nghề luật sư không giống như những nghềbình thường khác vì ngoài những yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyênmôn thì việc hành nghề luật sư còn phải tuân thủ theo quy chế đạo đức nghềnghiệp Điều này tạo nên nét đặc thù riêng của nghề luật sư và nét đặc thù nàytác động sâu sắc đến kỹ năng hành nghề, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng củacác luật sư

Xét về tính chất, có thể hiểu nghề luật sư có ba tính chất cơ bản nhưsau:

Thứ nhất, tính chất trợ giúp: Nói đến trợ giúp nghĩa là nói đến sự giúp

đỡ, bênh vực không vụ lợi của luật sư cho những người ở vào vị thế thấp kém.Những người được trợ giúp thường là người bị ức hiếp, bị đối xử bất công tráipháp luật trong xã hội hay những người nghèo, người già cô đơn, người chưathành niên mà không có sự đùm bọc của gia đình Do đó, tính chất này thểhiện hoạt động của nghề luật sư không chỉ là bổn phận mà còn là thước đolòng nhân ái và đạo đức của luật sư

Thứ hai, tính chất hướng dẫn: Thông thường, luật sư thực hiện việchướng dẫn cho khách hàng hiểu đúng tinh thần và nội dung của pháp luật, để

từ đó họ biết cách tháo gỡ vướng mắc sao cho phù hợp với pháp lý và đạo lý,cũng như để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ

Thứ ba, tính chất phản biện: Là những biện luận nhằm phản bác lại lý

lẽ, ý kiến quan điểm của người khác mà mình cho là không phù hợp với pháp

lý và đạo lý Luật sư lấy pháp luật và đạo đức xã hội làm chuẩn mực để xem

Trang 5

xét mọi khía cạnh của sự việc nhằm xác định rõ phải trái, đúng sai… từ đó đềxuất những biện pháp phù hợp bảo vệ lẽ phải, loại bỏ sai trái, bảo vệ công lý

Từ tính chất, đặc thù của nghề luật sư, chúng ta thấy rằng không dễdàng để có thể thực hiện nghề này một cách bình thường Ở các nước pháttriển nghề luật sư rất được coi trọng trong xã hội Người được phép hành nghềluật sư phải trải qua nhiều chương trình đào tạo và phải là người hội đủ nhiềuphẩm chất quan trọng như thông minh, trong sáng, trung thực, dũng cảm.Luật sư phải biết lấy pháp luật, đạo đức xã hội, lẽ sống công bằng và chân lýkhách quan làm cơ sở cho hoạt động nghề nghiệp thì mới được tin tưởng vàtrân trọng

1.2 Các giai đoạn phát triển của nghề luật sư ở Việt Nam

Sơ lược về sự hình thành nghề luật sư trên thế giới

Ở châu Âu vào thời Hy Lạp, La Mã cổ đại, nghề luật sư đã xuất hiệntrong đời sống xã hội Sử sách kể lại rằng, vào khoảng thế kỷ thứ V trướcCông nguyên, trong nhà nước Hy Lạp cổ, tổ chức toà án đã được hình thành

và việc xét xử có sự tham gia của người dân Nguyên cáo hoặc bị cáo có thể

tự trình bày ý kiến, lý lẽ của mình trước Toà hoặc nhờ người khác có tài hùngbiện trình bày hộ ý kiến, lý lẽ bảo vệ hoặc bào chữa Vào thời đó, việc bàochữa xuất phát tự nhiên nhằm minh oan cho bạn bè hoặc người thân bị chínhquyền bắt giam, trừng phạt một cách độc đoán và vô cớ Còn ở La Mã cổ đại,phiên toà thường có sự tham gia của các nhà chuyên môn, người am hiểupháp luật để nhắc nhỡ những quy tắc tôn giáo để tránh việc viện dẫn sai hoặc

vi phạm thủ tục tố tụng; xã hội dần dần hình thành một nhóm người chuyênsâu, am hiểu về pháp luật và việc diễn giải pháp luật của họ được xem xét nhưhoạt động nghề nghiệp Từ đó, hoạt động của họ ( luật sư) được chấp nhận và

uy tín của họ trong xã hội ngày càng được nâng cao, nghề luật sư được xemnhư một nghề vinh quang trong xã hội

Trang 6

Khi châu Âu chuyển sang thời kỳ Trung cổ với các triều đại phong kiếnphân quyền cát cứ, Toà án và chế độ luật sư ở các nước được xây dựng dướinhiều hình thức khác nhau nhằm mục đích phục vụ tôn giáo và chế độ phongkiến Luật sư thời ký này không thể hiện rõ và đầy đủ các tính chất nghềnghiệp của họ, vai trò của luật sư bị hạn chế và bóp nghẹt bởi chế độ xã hộichuyên quyền hà khắc.

Bước sang chế độ tư bản, nghề luật sư được tổ chức chặt chẽ với nhữngđiều kiện khắt khe nhằm bảo vệ quyền lợi riêng cho một bộ phận người xuấtthân từ giai cấp tư sản Dần dần, các cuộc đấu tranh vì dân chủ, bình đẳngdiễn ra thường xuyên đã buộc chính quyền các nước tư sản phải mở rộngquyền dân chủ cho người dân, nhu cầu của người dân đối với việc được đảmbảo quyền và lợi ích của mình trên cơ sở các quy định pháp luật luôn thườngtrực Nghề luật sư thể hiện vai trò to lớn của mình, dần hình thành một nghề

tự do

Hiện nay, ở các nước phát triển, nghề luật sư lại càng được trân trọng,

và thực sự nghề luật sư, bằng tính chất và đòi hỏi đặc thù của nghề nghiệpluôn là một trong những nghề được yêu thích nhất Ở Mỹ, rất nhiều vị tổngthống xuất thân là luật sư, nhiều chính trị gia của nước này đã từng là luật sưtrước khi bước vào chính trường Nói đến thu nhập, nghề luật sư luôn là nghề

có thu nhập dẫn đầu ở các nước phát triển như Mỹ và châu Âu Theo thống kêtrong năm 2009 của Tạp chí Fortune, trong số 10 tập đoàn trả lương cho nhânviên cao nhất toàn cầu thì các công ty luật đã chiếm đến con số 6, bao gồm:

Baker Donelson, Bingham McCutchen, Alston & Bird, Perkins Coie, Arnold

& Porter và Orrick, Herrington & Sutcliffe Trong đó, Baker Donelson đứng

số một toàn cầu về việc trả lương cao nhất cho nhân viên của mình

Như vậy, không ngẫu nhiên mà nghề luật sư thực sự luôn được tôntrọng ở nhiều quốc gia trên thế giới Bởi có được điều đó, qua thực tiễn nghềnghiệp với những đặc thù riêng, với những phẩm chất, yếu tố cần thiết đảm

Trang 7

bảo hănh nghề phải đạt ở mức độ cao, không dễ gì ai cũng có thể theo đuổinghề năy một câch thực sự

Sự hình thănh vă phât triển của nghề luật sư ở Việt Nam

Sau khi xđm lược Nam kỳ, ngăy 26/11/1876 người Phâp đê ban hănhNghị định về việc biện hộ cho người Phâp hoặc người Việt mang quốc tịchPhâp tại Tòa ân Phâp Từ đó nghề luật sư mới chính thức xuất hiện ở nước ta,còn trước đđy, việc xĩt xử của chính quyền phong kiến Việt Nam do vua,quan phong kiến thực hiện mă không có sự băo chữa, bảo vệ

Năm 1884, sau khi thiết lập bộ mây cai trị trín toăn lênh thổ Việt Nam,Toăn quyền Phâp ký Sắc lệnh thănh lập Luật sư Đoăn tại Săi Gòn vă Hă Nộigồm câc luật sư người Phâp vă người Việt đê nhập quốc tịch Phâp Câc luật

sư chỉ biện hộ trước Tòa ân Phâp cho người Phâp hoặc người có quốc tịchPhâp Sau đó, với Sắc lệnh ngăy 30/1/1911, nhă cầm quyền Phâp đê mở rộngcho người Việt Nam không có quốc tịch Phâp được lăm luật sư Tiến thímmột bước, nhă cầm quyền Phâp ký Sắc lệnh ngăy 25/5//930 về tổ chức Luật

sư đoăn ở Hă Nội, Săi Gòn vă Đă Nẵng Sắc lệnh năy đê mở rộng cho câc luật

sư không chỉ biện hộ ở tòa ân Phâp mă cả trước Toă ân Việt Nam; không chỉbăo chữa cho người có quốc tịch Phâp mă cả người không có quốc tịch Phâp

Có một chi tiết khâ thú vị lă, người Việt Nam đầu tiín lăm luật sư lẵng Phan Văn Trường (1876 - 1933) Ông lă người Từ Liím, Hă Nội, tốtnghiệp Đại học luật vă lăm luật sư tại Paris, một nhă yíu nước Con đường cótrụ sở Học viện Tư phâp tọa lạc (nơi đăo tạo nghề luật sư duy nhất ở ViệtNam hiện nay) mang tín Phan Văn Trường

Khi câch mạng thâng Tâm thănh công, chính quyền về tay nhđn dđnthì bộ mây tư phâp nước ta cũng được tổ chức lại Hơn một thâng sau khi Nhănước Việt Nam Dđn chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư câch

Trang 8

là người đứng đầu chính quyền mới đã ký Sắc lệnh số 46/SL ngày 10-10-1945

về tổ chức đoàn thể luật sư Sắc lệnh số 46/SL duy trì tổ chức luật sư cũ trong

đó có sự vận dụng linh hoạt các quy định pháp luật cũ về luật sư nhưng khôngtrái với nguyên tắc độc lập và chính thể dân chủ cộng hoà Hiến pháp nướcViệt Nam dân chủ cộng hoà năm 1946 khẳng định quyền bào chữa là mộttrong những quyền cơ bản của công dân, cụ thể Điều 67 của Hiến Pháp quyđịnh "Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư”

Do hoàn cảnh lịch sử với cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ kếtiếp nhau, toàn dân ta đã phải tập trung sức người, sức của cho nhiệm vụ cứunước Với điều kiện đó, tổ chức luật sư không thể duy trì Nhiều luật gia, luật

sư đã ra mặt trận, lên chiến khu hoặc tham gia vào hoạt động tư pháp tại cácvùng do chính quyền ta kiểm soát, nghề luật sư giai đoạn này gặp muôn vànkhó khăn Tuy thế, Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn quan tâm đến việc bảo đảmquyền bào chữa trước Toà án của bị cáo, một trong những quyền cơ bản củacông dân đã được ghi trong Hiến pháp Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 quyđịnh nguyên cáo, bị cáo có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bênhvực cho mình

Tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về quyền bàochữa và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, Hiến pháp nước ViệtNam dân chủ cộng hoà năm 1959 (Điều 101) đã quy định "Quyền bào chữacủa người bị cáo được bảo đảm"; tiếp đó Hiến pháp nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam năm 1980 ngoài việc khẳng định bảo đảm quyền bàochữa của bị cáo, còn quy định việc thành lập tổ chức luật sư để giúp cá nhân,

tổ chức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

Để thực hiện quy định của Hiến pháp, trong giai đoạn triển khai xâydựng văn bản pháp luật về tổ chức luật sư, đội ngũ bào chữa viên tiếp tụcđược củng cố và phát triển, cụ thể ngày 31/10/1983 Bộ Tư pháp ban hànhThông tư số 691/QLTPK về công tác bào chữa, trong đó quy định cụ thể tiêu

Trang 9

chuẩn, điều kiện làm bào chữa viên, quy định ở mỗi tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương thành lập một Đoàn bào chữa viên Riêng ở hai thành phố

Hà Nội và Hồ Chí Minh thì thành lập Đoàn luật sư, bào chữa viên, tập hợpcác luật sư đã được công nhận trước đây và các bào chữa viên, đến cuối năm

1987, trên cả nước đã có 30 Đoàn bào chữa viên với gần 400 bào chữa viên

Sau ngày thống nhất đất nước, với yêu cầu khách quan, mang tính sốngcòn là phải đổi mới, xoá bỏ cơ chế quan liêu-bao cấp và mở rộng dân chủtrong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lầnthứ IV năm 1986 đã mở đầu một thời kỳ lịch sử mới xây dựng đất nước, thời

kỳ đổi mới Đường lối đổi mới do Đại hội vạch ra đã tác động sâu rộng đếnmọi mặt hoạt động trong xã hội, trong đó có hoạt động tư pháp Các đạo luật

về tố tụng được ban hành theo hướng mở rộng dân chủ trong tố tụng, trong đó

có việc tăng cường bảo đảm quyền bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp phápcủa cá nhân, tổ chức trước Toà án và các cơ quan tố tụng khác Đó cũng chính

là tiền đề quan trọng để vực dậy mạnh mẽ hơn nghề luật sư ở nước ta Trongbối cảnh đó, Pháp lệnh tổ chức luật sư được ban hành ngày 18/12/1987 Cóthể nói, đây là văn bản pháp luật có ý nghĩa lịch sử trong việc khôi phục nghềluật sư và mở đầu cho quá trình phát triển nghề luật sư ở nước ta trong thời kỳđổi mới Pháp lệnh quy định rõ tiêu chuẩn được công nhận là luật sư, chứcnăng, nhiệm vụ và lĩnh vực giúp đỡ pháp lý của luật sư và tổ chức các Đoànluật sư ở các tỉnh, thanh phố trực thuộc Trung ương Chỉ sau gần 10 năm thihành Pháp lênh, ở hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thànhlập Đoàn luật sư; đội ngũ luật sư trong cả nước đã đạt tới con số hàng ngànluật sư Hoạt động luật sư cũng có bước phát triển đáng kể Ngoài việc tăngcường một bước về số lượng và chất lượng tham gia tố tụng của luật sư trongcác vụ án hình sự, dân sự, các luật sư đã từng bước mở rộng hoạt động hànhnghề sang lĩnh vực tư vấn pháp luật và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác

Khi bước sang nửa cuối thập niên 90, đất nước ta bước vào giai đoạnquan trọng của quá trình đổi mới, trong đó nhu cầu đẩy mạnh quá trình xây

Trang 10

dựng cơ chế thị trường, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, mở rộng dânchủ, hội nhập quốc tế ngày càng trở lên sâu sắc, ở mức độ cao hơn

Để đáp ứng nhu cầu mới, Pháp lệnh luật sư năm 2001 đã được banhành Nội dung của Pháp lệnh thể hiện quan điểm cải cách mạnh mẽ tổ chức

và hoạt động luật sư ở nước ta theo hướng chính quy hoá, chuyên nghiệp hoáđội ngũ luật sư, nghề luật sư, tăng cường vai trò tự quản của tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư, tạo cơ sở pháp lý cho quá trình hội nhập quốc tế củanghề luật sư ở Việt Nam Chỉ sau 5 năm thi hành Pháp lệnh, đội ngũ luật sư

đã tăng đáng kể cả về số lượng và chất lượng Đặc biệt, trong 5 năm đó cácluật sư đã thành lập trên 1.000 tổ chức hành nghề là các văn phòng luật sư,các công ty luật hợp danh Các Đoàn luật sư được xây dựng lại và củng cố đểlàm đúng chức năng của tổ chức xã hội-nghề nghiệp tự quản của các luật sư.Hoạt động hành nghề của luật sư cũng được tăng lên đáng kể về phạm vi vàchất lượng Có thể nói, Pháp lệnh luật sư năm 2001 là văn bản mở đầu choquá trình chuyên nghiệp hoá và hội nhập quốc tế của nghề luật sư ở ViệtNam, đã tạo một bộ mặt mới với triển vọng phát triển mạnh mẽ nghề luật sư ởnước ta

Không dừng lại ở đó, cùng với bước phát triển và những yêu cầu mớicủa xu thế toàn cầu hoá, công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của nước ta

đã có những bước phát triển nhanh và mạnh mẽ với những sự kiện quan trọngmang tính chất đột phá Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) đã tạo ra vị thế và những cơ hội mới phát triển đất nước, đồng thờicũng đặt ra nhiệm vụ quan trọng là phải chuyển đổi hệ thống pháp luật và cácthiết chế cùng cơ chế vận hành theo lộ trình phù hợp với các cam kết khi gianhập WTO Trong các năm 2005, 2006, 2007, Nhà nước ta đã ban thành một

số lượng lớn các đạo luật mới hoặc thay thế các đạo luật không còn phù hợp,trong đó có Luật Luật sư được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệulực thi hành kể từ ngày 01/01/2007

Trang 11

Sự kiện Luật Luật sư được ban hành và đi vào đời sống đã góp phầnnâng cao vị thế của luật sư, tạo cơ sở pháp lý đẩy nhanh quá trình xây dựngmột đội ngũ luật sư, nghề luật sư mang tính chuyên nghiệp, ngang tầm vớiluật sư và nghề luật sư ở các nước tiên tiến trên thế giới Có thể nói, Luật Luật

sư là mốc son đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của pháp luật về luật sư

ở Việt Nam, và qua đó mở ra nhiều triển vọng mới mẽ cho nghề luật sư

Chương 2 Thực trạng nghề luật sư ở Việt Nam và những giải pháp hoàn thiện 2.1 Thực trạng nghề luật sư ở Việt Nam

Về đội ngũ luật sư

Sau khi Pháp lệnh luật sư và đặc biệt là Luật Luật sư 2006 được banhành, đội ngũ luật sư đã có sự phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng Sựphát triển, thay đổi của đội ngũ luật sư một phần do những quy định đổi mớicủa Luật Luật sư về các tiêu chí như tiêu chuẩn luật sư, điều kiện hành nghềluật sư, quy trình trở thành luật sư, các quy định về tập sự, gia nhập ĐoànLuật sư Theo thống kê của Liên đoàn Luật sư cho thấy, hiện cả nước có gần5.800 luật sư và hơn 2.000 luật sư tập sự Từ sau khi pháp lệnh hành nghề luật

sư có hiệu lực (năm 2001) đến nay, số lượng luật sư đã tăng 250%

Tuy nhiên, vấn đề về đội ngũ luật sư nước ta còn một số hạn chế cầnđược khắc phục sau đây:

Thứ nhất, số lượng luật sư hiện có so với dân số còn rất thấp Tỷ lệ luật

sư nước ta hiện nay trung bình là 1 luật sư/17.000 người dân, trong khi đó tỷ

lệ này ở Thái Lan là 1/1526, Singapore là 1/1.000, Nhật Bản là ¼.546, Pháp

là 1/1.000, Mỹ là 1/250 Mặt khác, số lượng luật sư phát triển chưa cân đốigiữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, trung du.Luật sư chủ yếu tập trung ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh

Thứ hai, chất lượng của đội ngũ luật sư còn nhiều hạn chế Gần một

nửa số lượng luật sư hiện nay chưa được đào tạo một cách bài bản về kỹ năng

Ngày đăng: 22/01/2024, 20:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w