TẬP hợp CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM tại CÔNG TY dược đà NẴNG

40 412 0
TẬP hợp CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM tại CÔNG TY dược đà NẴNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TẬP hợp CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM tại CÔNG TY dược đà NẴNG I. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY DƯỢC ĐÀ NẴNG 1. Ưu điểm: Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, việc hạch toán chi phí sản xuất là vấn đề hết sức quan trọng, nhìn chung Công ty Dược Đà Nẵng đã xác định đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là phù hợp với tình hình thực tế xây dựng được định mức đơn giá tiền lương tương đối phù hợp. Về tổ chức bộ máy kế toán: phù hợp với tình hình thực tế của Công ty, do đó việc hạch toán đạt hiệu quả cao, bộ máy tổ chức gọn với qui mô x kinh doanh, trách nhiệm và quyền hạn của từng nhân viên kế toán rõ ràng và có mối quan hệ hỗ trợ nhau trong công việc. Về tổ chức ngân sách kế toán: tương đối đầy đủ đảm bảo công tác ghi chép theo dõi cụ thể rõ ràng. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ áp dụng tại Công ty rất phù hợp với đặc điểm và qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh. 2. Nhược điểm: Hiện nay, các máy móc và dụng cụ sản xuất chưa được chú trọng vì thế lao động chân tay là chủ yếu. Các sản phẩm của Công ty chưa đa dạng và phong phú trên thị trường vì vậy, cần nắm bắt những thông tin trên thị trường tích cực hơn nữa. Thực tế công tác hạch toán còn chung chung, cần phải hạchtoán chi tiết rõ ràng những mặt lợi, mặt hại để kịp thời xử lý. Chưa có sự giám sát quản lý chặt chẽ về giá cả tại các cửa hàng dẫn đến sự thay đổi giá cả của một số sản phẩm hàng hoá so với thị trường làm sản phẩm tiêu thụ giảm, đồng thời ảnh hưởng đến uy tín của Công ty. II. MỘT SỐ Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY DƯỢC ĐÀ NẴNG Công ty cần phải tổ chức đội ngũ chuyên nghiên cứu thị trường, nguyên liệu nhạy bén, nắm bắt giá cả, mở rộng mạng lưới thu mua ở các tỉnh, khuyến khích vật chất cho những cá nhân thực hiện công tác thu mua nguyên vật liệu, hỗ trợ cho những cá nhân cung cấp thu mua nguyên vật liệu. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thể hiện chung bảng kê xuất nguyên vật liệu chính, theo dõi hạch toán như vậy là không hợp lý bởi vì bao bì đóng gói dùng để bảo vệ sản phẩm không thể xem chi phí bao bì đóng gói là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí bao bì cần phân bổ cho từng sản phẩm, như vậy việc phân bổ ccác chi phí chế biến khác theo chi phí NVL trực tiếp được chính xác. Có thể trình bày chi phí NVL trực tiếp như sau: Tên sản phẩm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CP NVL chính CP NVL phụ CP đóng gói bao bì Sâm qui hà 60.160.000 38.126.255 20.000.000 Bensa 1.488.000 560.000 332.000 ... Tổng 97.810.455 60.667.280 27.046.625 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp để tính cho sản phẩm sản xuất ra tăng lên với chất lượng không đổi, nên có chính sách khuyến khích công nhân bằng cách khen thưởng cho công nhân viên, quan tâm hơn nữa đời sống công nhân, tạo ra các cơ hội gặp gỡ giữa công nhân lao động trực tiếp và cán bộ quản lý để tạo sự đoàn kết trong Công ty. Công ty nên hạch toán BHYT như hạch toán BHXH tức là BHYT cũng hạch toán cho từng đối tượng chịu chi phí. Các khoản trích được tính theo chế độ qui định: BHXH 15%, BHYT 2% trên tổng quỹ lượng công nhân sản xuất. Đối với kế toán chi phí sản xuất chung: Công ty cũng chưa hạch toán BHYT vào TK 627. Vì vậy cần phải hạch toán BHYT vào TK 627 theo đúng qui định. Chi phí sản xuất chung liên quan đến việc sản xuất nhiều sản phẩm qnên tiến hành phân bổ chi tiết, hiện tại Công ty phân bổ chi tiết sản xuất chung cho sản phẩm hoàn thành theo chi phí NVL chính. Theo em Công ty nên phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất vì chi phí sản xuất phát sinh ở phân xưởng không phụ thuộc vào chi phí NVL chính. Công thức phân bổ: Chi phí sản xuất phân bổ cho sản phẩm = S chi phí SXC phát sinh trong kỳ x Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sp i S tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất Bộ máy kế toán của Công ty tổ chức gọn, hợp lý nên việc phân công trách nhiệm quyền hạn cho từng nhân viên tương đối rõ ràng. Đặc điểm hoạt động của Công ty là vừa sản xuất vừa kinh doanh nên việc định giá cho các sản phẩm cũng dễ dàng Công ty đã áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán nên việc thống kê phân xưởng, bộ máy hoạt động tốt các nghiệp vụ phát sinh được hạch toán đầy đủ. Tuy nhiên hiện nay việc lao động chân tay ở phân xưởng sản xuất là chủ yếu, máy móc thiết bị chưa nhiều, ngoài ra Công ty sử dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ nên việc tính giá thành khó quản lý do cuối kỳ mới cung cấp giá thực tế của các nguyên vật liệu xuất kho. Việc áp dụng kế toán quản trị tại Công ty hầu như chưa có hệ thống song Công ty đã thực hiện được một số nội dung của kế toán quản trị trong công tác kiểm tra, kiểm soát chi phí. III. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1. Tiết kiệm chi phí sản xuất: Tổ chức quản lý lao động tạo điều kiện thuận lợi để người lao động thật sự gắn bó với Công ty. Có như vậy trong sản xuất người lao động mới nhiệt tình cống hiến kinh nghiệm và sức lao động, tạo cho người lao động có ý thức được việc tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất, tránh lãng phí. 2. Nâng cao năng suất lao động: Hoạt động sản xuất còn kém, người lao động có tâm lý ỷ lại và Công ty đã có tình trạng năng suất lao động thấp. Vì vậy, để tăng năng suất lao động Công ty cần: + Có hoạt động khen thưởng những người lao động giỏi. + Cải tiến mẫu mã sản phẩm, cảitiến điều kiện làm việc và tạo tâm lý tốt cho người lao động, thu hút khách hàng. Vì vậy, Công ty cần bồi dưỡng nâng cao tay nghề bổ sung cán bộ chuyên môn nhằm ổn định và nâng cao chất lượng và năng suất lao động. 3. Nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị: + Cần đầu tư hơn nữa máy móc thiết bị cho sản xuất, trang bị thêm máy móc hiện đại thay thế lao động chân tay. + Kịp thời sửa chữa khi máy móc hư hỏng, thời gian làm việc của máy giảm xuống, như vậy sẽ đảm bảo năng suất lao động cung cấp sản phẩm đúng kế hoạch. 4. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cải tiến và đổi mới phương thức tiếp thị, có biện pháp và chính sách tiêu thụ sản phẩm thích hợp trong mạng lưới kinh doanh của Công ty. Đồng thời phát triển thị trường ngoài thành phố, đưa sản phẩm đến các vùng cao, vùng xa để phục vụ nhân dân. 5. Ứng dụng các thành tựu vào trong sản xuất: Tại phân xưởng sản xuất của Công ty Dược Đà Nẵng hiện nay máy móc thiết bị chưa hiện đại, sản xuất còn mang tính thủ công. Do vậy, hệ thống máy móc thiết bị cần phải trang bị hiện đại hơn. Từ đó số lượng sản phẩm sẽ được tăng lên và giá thành sản phẩm thấp xuống, chất lượng tốt hơn. KẾT LUẬN Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, Công ty Dược Đà Nẵng đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, Công ty đã cố gắng rất nhiều để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của mình ngày càng hiệu quả hơn. Trong htời gian thực tập tại Công ty, em đã được sự hướng dẫn nhiệt tình của các cô chú phòng kế toán giúp em hiểu rõ hơn giữa lý thuyết và thực hành. Đồng thời, tiếp nhận được nhiều kiến thức mới mẻ và bổ ích giúp cho kiến thức học ở trường được hiểu sâu và rộng hơn. Đề tài được hoàn thành với sự cố gắng của bản thân và hơn cả là sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Quang Việt cùng các cô chú phòng kế toán của Công ty. Xin chân thành cảm ơn

Phần I GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY DƯỢC ĐÀ NẴNG Trang 1 I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN: 1. Lịch sử ra đời: Công ty Dược Đà Nẵng đã trải qua hơn 25 năm hình thành phát triển, từ một hiệu thuốc nhỏ ban đầu với vài cán bộ công nhân viên, cho đến nay đã trở thành một mạng lưới rộng toàn quốc. Vào những năm sau chiến tranh, công ty đã gặp nhiều khó khăn, trở ngại, hoạt động rất yếu kém, bởi do vốn thiếu, cơ sở vật chất không có, lại hoạt động theo cơ chế bao cấp nên công ty không phát huy được hết khả năng. Trước khó khăn đó đội ngũ cán bộ của công ty đã tập trung nghiên cứu từng bước tổ chức lại bộ máy quản lý, thay thế cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu, đầu tư huy động vốn cho công ty, tìm kiếm đối tác mở rộng thị trường. Từ đó hoạt động của công ty đã đi vào ổn định dưới sự quản lý của Nhà nước. Năm 1990, theo quyết định số 1037/TCKT của Bộ Bảo vệ sức khoẻ quyết định số 177/QĐUB tỉnh QN-ĐN cấp giấy phép kinh doanh số 104088/TTKD vào tháng 3/1991 công ty thành lập với chức năng bán buôn, bán lẻ dược phẩm, dược liệu, vật tư y tế sản xuất một số dược phẩm thông dụng. Công ty đã đăng ký nhãn hiệu thương mại giao dịch quốc tế, viết tắt là DAPHACO theo giấy phép số 13028 tại Bộ Khoa học Công nghệ & Mô trường. Trụ sở chính tại số 2 Phan Đình Phùng - TP Đà Nẵng. 2. Quá trình phát triển: Với sự phát triển không ngừng của KHKT, đời sống con người ngày càng được nâng cao, vấn đề sức khoẻ được đặt lên hàng đầu, nên Dược phẩm là mặt hàng không thể thiếu đối với mọi người, hiện nay trên thị trường ngành y ngày càng phát triển đa dạng phong phú. Theo tinh thần Nghị định 388/HĐQT ngày 20/11/1991 của Hội đồng bộ trưởng, công ty đã đi vào hoạt động ngày càng hiệu quả, mở rộng mạng lưới khắp địa bàn thành phố Đà Nẵng trong cả nước, đặc biệt là những nơi tập trung dân cư, những khu vực trọng điểm kinh doanh nhiều mặt hàng, đáp ứng nhu cầu thuốc chữa bệnh cho nhân dân, cung ứng nguyên vật liệu cho việc sản xuất thuốc chữa bệnh cho công ty các đơn vị khác. Đến nay, công ty Dược Đà Nẵng đã có 175 quầy bán lẻ, 6 cửa hàng bán sĩ, 2 cửa hàng trung tâm các cửa hàng đại diện khác. Có khoảng 667 cán bộ công nhân viên, trong đó có 42 cán bộ nhân viên quản lý. Nguồn vốn kinh doanh của công ty đến cuối năm 2000 là 3,4 tỷ với vốn ngân sách hơn 740.000.000đ. Lợi nhuận không ngừng tăng lên công ty đã thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. 3. Chức năng nhiệm vụ của công ty: a. Chức năng: Công ty Dược Đà Nẵng vừa là doanh nghiệp thương mại, vừa là doanh nghiệp sản xuất, thực hiện chức năng phân phối các loại dược phẩm, dược liệu, dụng cụ y tế sản xuất một số loại thuốc chữa bệnh thông thường. Trang 2 b. Nhiệm vụ: Nghiên cứu thị trường, tổ chức khai thác thu mua các loại dược phẩm, dược liệu, vật tư y tế trên địa bàn cả nước một số doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài. Tổ chức mạng lưới bán buôn, bán lẻ cho các đơn vị kinh doanh dược ngoài công ty cho người tiêu dùng, cho các xí nghiệp sản xuất dược trong cả nước. Tổ chức tốt việc sản xuất các loại sản phẩm dược liệu thông thường phục vụ nhu cầu sức khoẻ của nhân dân. Bảo quản, dự trữ hàng hoá theo đúng chế độ của Nhà nước theo những quy định riêng của ngành dược. Thực hiện các chế độ của Nhà nước về quản lý kinh tế tài chính, sdk các nguồn vốn, tài sản bảo đảm kinh doanh có hiệu quả, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định nghĩa vụ đối với Nhà nước. Quản lý sử dụng tốt lực lượng lao động theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước, đào tạo bồi dưỡng lực lượng lao động, không ngừng cải tiến điều kiện sản xuất kinh doanh. II. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY: 1. Đặc điểm loại hình của doanh nghiệp: Công ty Dược Đà Nẵng là một doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn kinh doanh do ngân sách Nhà nước cấp nhưng trong quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, công ty đã tự bổ sung một lượng vốn đáng kể cho đến năm 2000 mức đó đã đạt tới 740 triệu đồng. Hình thức hoạt động của công ty là buôn bán lẻ sản xuất nhỏ các loại thuốc thông thường. 2. Lĩnh vực hoạt động của công ty: Công ty hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm, dược liệu, vật tư y tế. 3. Đặc điểm mặt hàng kinh doanh: Dược phẩm, dược liệu, vật tư y tế là những mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu chữa bệnh cho con người. Do đó, cần phải đáp ứng đủ nhu cầu về mặt chất lượng số lượng, nếu không tính mạng con người sẽ bị đe doạ. Tính quan trọng của vấn đề này còn thể hiện ở chỗ là những sản phẩm ngành dược trước khi đến tay người tiêu dùng phải được cơ quan chức năng làm nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm, những hàng hoá được lưu thông trên thị trường phải được bảo quản hợp lý, đảm bảo các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm nhằm an toàn cho người sử dụng. 4. Đặc điểm khách hàng thị trường tiêu thụ: Khách hàng của Công ty Dược Đà Nẵng là các đơn vị, cá nhân thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh dược liệu, dược phẩm, vật tư y tế, các trung tâm khám chữa bệnh cho nhân dân, các quầy không thuộc mạng lưới kinh doanh của công ty, đặc biệt hơn nữa là người tiêu dùng trực tiếp việc sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm ngành dược cũng phụ thuộc vào thời tiết, mùa vụ, bệnh Trang 3 tật của con người cũng vật. Cho nên, công ty cần phải nắm bắt được quy luật đó thì mới có kế hoạch sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu trong nhân dân, chống lãng phí do tồn đọng vốn sản xuất, dự trữ khi thị trường chưa có việc làm. Công ty Dược Đà Nẵng hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt, thị trường bị chia nhỏ, do vậy để chiếm lĩnh thị trường, công ty cần có sự nõo lực hơn nữa của các cán bộ công nhân viên để có thể chủ động hơn trong việc khai thác nguồn vốn có hiệu quả thông qua việc tìm kiếm nguồn hàng tốt, giá cả tương đối thực hiện cạnh tranh về giá tín dụng vốn của nhà cung cấp trong khuôn khổ cho phép. III. CƠ CẤU TỔ CHỨC BM CỦA CÔNG TY DƯỢC ĐÀ NẴNG: 1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty: a. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý: Thực hiện quyết định 217HĐBT về việc đổi mới cơ chế quản lý, Công ty Dược Đà Nẵng đã tổ chức lại bộ máy quản lý của công ty theo kiểu "Trực tuyến chức năng" gồm có: Giám đốc lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của tòan công ty, hỗ trợ cho giám đốc là 2 phó giám đốc (kinh doanh PXSX) 4 phòng ban chức năng trong việc quản lý lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. b. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: Trang 4 Giám đốc PGĐ Kinh doanh PGĐ PXSX Phòng KCS Phòng TCHC Phòng KTTV PXSX Phòng KH-KD Hệ thống CH sĩ Hệ thống CH lẻ Kho 2 CH - Trung tâm 2 CH - chuyên sâu * Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Giám đốc: lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh toàn công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước người lao động về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Hai phó giám đốc: phụ trách về tổ chức sản xuất kinh doanh hỗ trợ tham mưu cho giám đốc. Phòng KH-KD: lập kế hoạch phương án kinh doanh, tổ chức thu mua NVL, tìm nguồn hàng, ký kết hợp đồng kinh tế. Phòng KCS: kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất ra mua vào. Phòng tổ chức - hành chính: tổ chức quản lý moịo thủ tục hành chính nhân sự trong công ty. Phòng kế toán - tài vụ: Báo cáo tổng hợp với yêu cầu về mặt vật tư, lao động để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho toàn công ty. Các hệ thống cửa hàng thực hiện chức năng bán phân phối thuốc. 2. Tổ chức bộ máy kế toán: Công ty Dược Đà Nẵng là một doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn, mạng lưới kinh doanh rộng, do đó để phản ánh tình hình biến động của thị trường, công tác tại công ty Dược Đà Nẵng được tổ chức theo hình thức nửa tập trung, nửa phân tán như sau: Tại Phân cưởng sản xuất các cửa hàng đều có tổ chức kế toán tiêng tuỳ mức độ phân tán còn ít. Cuối quý, toàn bộ các chứng từ sản xuất kinh doanh của công ty được tập trung về phòng kế toán gồm: báocáo nhập - xuất sản phẩm, hàng hoá, báo cáo lãi lỗ của từng cửa hàng các chứng từ có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ. Trên cơ sở đó, phòng kế toán công ty tiến hành hạch toán tổng hợp lập quyết toán vào cuối quý. a. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: Trang 5 Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp KT ngân hàng Thủ quỹ KT lươn g KT kho KT PXSX KT CH TT KT CH chuyên sâu KT CH sĩ KT CH lẻ Tổ thu tiền các quầy lẻ Ghi chú: Quan hệ trực tuyến chuyên môn Quan hệ trực tuyến chức năng phân phối Bộ máy kế toán trong công ty được tổ chức theo hình thức "trực tuyến chức năn", tất cả các nhân viên trong phòng kế toán đều dưới sự quản lý, chỉ đạo của kế toán trưởng. Các bộ phận kế toán đều được kiểm tra vào cuối quý. b. Nhiệm vụ chức năng của từng bộ phận: - Kế toán trưởng: tổ chức va chỉ đạo trực tiếp bộ máy kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty. Tham gia trực tiếp vào việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh, ký kết các hợp đồng kinh tế, với tư cách là người chịu trách nhiệm tài chính, có quyền từ chối, không ký duyệt các tài liệu báo cáo nếu thấy không phù hợp với chế độ của ngành, công ty. Kế toán tài chính chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác kế toán tài chính của công ty. - Kế toán tiền gởi ngân hàng: có nhiệm vụ vay vốn để thanh toán các hợp đồng kinh tế, chuyển trả tiền cho các đơn vị cung ứng hàng hoá vật tư cho ngân hàng, làm thủ tục thanh toán với ngân hàng trong việc nhập khẩu hàng hoá. - Kế toán quỹ: theo dõi bảo đảm tiền mặt tại quỹ, thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền trên cơ sở các phiếu thu, chi do công ty phát hành. - Kế toán tiền lương thanh toán các khoản phải nộp ngân sáhc: có nhiệm vụ lập bảng lương, theo dõi thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty đơn vị cơ sở, theo dõi đóng các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước đúng thời gian đúng quy định. Thực hiện việc trích nộp BHXH, BHYT, theo quy định của ngành. - Kế toán kho: theo dõi số lượng hàng hoá vật tư nhập, xuất, tồn lại trong kho. Thường xuyên đối chiếu số lượng hàng trên sổ sách với thực tế. - Kế toán phân xưởng sản xuất: tập trung chi phí sản xuất (tiền lương công nhân sản xuất, chi phí NVL) để đánh giá thành phẩm. - Kế toán CH trung tâm: theo dõi việc mua bán hàng hoá tình hình nhập xuất nội bộ giữa các cửa hàng, tập hợp các chi phí có liên quan đến CH trung tâm. - Kế toán CH - chuyên sâu: theo dõi việc mua bán hàng, tình hình nhập hàng từ đó báo cáo lãi lỗ cho từng cửa hàng đồng thời theo dõi cửa hàng mình phụ trách để đôn đốc việc thu nợ nhằm giảm các khoản nợ. - Kế toán CH sỹ: theo dõi mua bán hàng hoá, tình hình nhập xuất nội bộ từ các cửa hàng trung tâm, theo dõi công nợ tại các cửa hàng. - Kế toán CH - lẻ: theo dõi mua bán ở các quầy lẻ, thu tiền nộp cho kế toán, đồng thời theo dõi các quầy lẻ. Trang 6 - Tổ thu tiền các quầy lẻ: có nhiệm vụ đến các quầy lẻ thu tiền theo lệnh của bộ phận công nợ. - Kế toán tổng hợp: theo dõi số liệu tổng hợp, phụ trách công tác tổng hợp quyết toán lập báo cáo quyết toán vào cuối quý (năm) cho toàn công ty. Báo cáo cho kế toán trưởng Giám đốc một cách kịp thời hợp lý trong việc theo dõi, quản lý việc thực hiện kế hoạch tài chính. Là bộ phận trực tiếp theo dõi các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước để chuyển sang các bộ phận kế toán phụ trách thanh toán với cơ quan chức năng. * Mỗi bộ phận kế toán đều hoàn thành nhiệm vụ trách nhiệm của mình, đảm bảo nguyên tắc Nhà nước, đồng thời nâng cao trình độ, trao đổi chuyên môn góp phần thúc đẩy, để công ty ngày càng phát triển. IV. HÌNH THỨC KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY: Địa bàn hoạt động của công ty có nhiều cửa hàng trực thuộc xuất phát từ tình hình thực tế đó Công ty đã áp dụng hình thức kế toán "Chứng từ ghi sổ" trong công tác kế toán tại công ty mình một cách linh hoạt. Đặc điểm của hình thức này là để dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu phù hợp với công ty như các cửa hàng, quầy hàng vì có số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối nhiều phức tạp. 1. Sơ đồ hình thức kế toán tại công ty: Trang 7 :Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng, định kỳ : Quan hệ đối chiếu Ghi chú Tờ kê chi tiết Báo cáo kế toán Bảng cân đối PS Sổ cái Sổ quỹ Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ đăng k chý ứng từ ghi sổ 2. Trình tự luân chuyển chứng từ: Hằng ngày, khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán lập các chứng từ gốc, kiểm tra thu nhận, phân loại lên bảng kê gồm có: bảng kê mua hàng, bảng kê bán hàng, định kỳ chuyển toàn bộ lên phòng kế toán của công ty, căn cứ vào chứng từ gốc phát sinh do các bộ phận trực thuộc gửi về, kế toán kiểm tra lấy số liệu trực tiếp vào tờ kê chi tiết, sổ chi tiết bảng kê chứng từ có liên quan. Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty phát hành nhiều nghiệp vụ trong tháng, vì vậy đa số các chứng từ gốc không được định khoản vào trực tiếp chứng từ ghi sổ mà phải qua tờ kê trung gian, đó là tờ kê chi tiết tài khoản. Một tờ kê là một tập hợp bao gồm nhiều chứng từ có liên quan đến nhiệm vụ kinh tế phát sinh. Tờ kê chi tiết sau khi được định khoản chính xác để lập "Chứng từ ghi sổ" cuối kỳ. Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong (kèm theo chứng từ gốc) được kế toán trưởng ktý duyệt sẽ được sử dụng để ghi sổ, đăng ký chứng từ ghi sổ sổ cái. Sau khi kế toán tổng hợp tiến hành cộng "Sổ cái" "Sổ tổng hợp chi tiết" đã được kiểm tra, đối chiếu chính xác, kế toán tổng hợp sẽ làm căn cứ để vào "Sổ cái" để lập "Bảng cân đối số phát sinh rồi lập "Báo cáo kế toán" theo quy định. Ngoài ra, công ty còn mở "Sổ quỹ" để theo dõi tiền mặt tại công ty. Trang 8 Phần II TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DƯỢC ĐÀ NẴNG Trang 9 A. TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY DƯỢC ĐÀ NẴNG: I. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT: 1. Khái niệm: Chi phí sản xuất là tổng số hao phí về lao động sống lao động vật hoá được biểu hiện bằng tiền, phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuấtCông ty Dược Đà Nẵng là toàn bộ chi phí phát sinh trong lĩnh vực hoạt động sản xuất. Nó là hoạt động cơ bản để hoàn thành sản phẩm. 2. Phân loại: Chi phí sản xuấtCông ty Dược Đà Nẵng phân loại theo yếu tố sau: - Chi phí NVL. - Chi phí Nhân công trực tiếp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí bằng tiền khác. 3. Nhiệm vụ: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất phải xác định đối tượng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất khi có nhiệm vụ xảy ra. Kế toán ghi chép phản ánh đầy đủ, kịp thời chi phí phát sinhvà lập báo cáo về chi phí quá trình sản xuất kinh doanh. II. TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY DƯỢC ĐÀ NẴNG: Công ty Dược Đà Nẵng gồm một phân xưởng sản xuất với tính chất quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, loại hình sản xuất hàng loạt khối lượng sản phẩm lớn, nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuấtsản phẩm. 1. Hạch toán phân bỏo chi phí NVL trực tiếp ở Công ty Dược Đà Nẵng: a. Nội dung: Nguyên vật liệu trực tiếp là các khoản chi phí về nguyên liệu, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ các ngành công, nông, lâm nghiệp. Các chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm có thể xuất từ kho ra để sử dụng hoặc đưa vào sử dụng ngay. Nguyên vật liệu được phân bổ một lần khi sản xuất, nó bị thay đổi hình thái vật chất so với lúc ban đầu. b. Chứng từ sử dụng: Trang 10 [...]... KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN "TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT" TẠI CÔNG TY DƯỢC ĐÀ NẴNG Trang 32 I ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG TÁC KẾ TOÁN "TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY DƯỢC ĐÀ NẴNG" 1 Ưu điểm: Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, việc hạch toán chi phí sản xuất là vấn đề hết sức quan trọng, nhìn chung Công ty Dược Đà Nẵng đã xác định đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là phù hợp với tình... sản xuất, tính chất quy trình công nghệ, đặc điểm sản xuất đối tượng hạch toán chi phí sản xuất đã xác định áp dụng các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất thích hợpCông ty việc tính giá thành sản phẩm được tính bằng phương pháp trực tiếp, dựa trên cơ sở phương pháp đã tập hợp trong kỳ kế toán tiến hành tính giá thành của từng loại sản phẩm sau đó lập bảng tính giá thành BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH... liệu: Giá thành thực tế Giá thành kế hoạch Giá thành định mức II PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Phương pháp tính giá thànhCông ty Dược là phương pháp trực tiếp, kỳ tính giá thành được áp dụng là theo quý Để tính giá thành sản phẩm cần trải qua nhiều giai đoạn trước đó, nhưng để phù hợp với đặc điểm sản xuất yêu cầu quản lý nên Công ty đã chọn đối tượng tính giá thành sản phẩmsản phẩm. .. 58.053.749 Đối với nguyên vật liệu chính luôn có số sản phẩm dở dang đầu kỳ cuối kỳ, nên khi tính giá thành sản phẩm cần phải tính chi phí nguyên vật liệu tính thẳng vào giá thành, sử dụng công thức: Chi phí NVL chính tính vào giá thành sản phẩm = Giá trị sản phẩm DD đầu kỳ + Chi phí NVL chính trong kỳ - Chi phí NVL chính DD cuối kỳ => Từ bảng tổng hợp chi phí SXC kế toán tiến hành ghi: Nợ TK 627 : 9.430.000đ... hoàn thành theo chi phí NVL chính Theo em Công ty nên phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuấtchi phí sản xuất phát sinh ở phân xưởng không phụ thuộc vào chi phí NVL chính Trang 34 * Công thức phân bổ: S chi phí SXC phát sinh Chi phí sản xuất phân bổ cho sản phẩm = trong kỳ S tiền lương công nhân x trực tiếp sản xuất Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sp i -... phẩm dở dang như: Sâm Quy Hà được dịch chi t từ trong nước, còn lại một số sản phẩm không có sản phẩm dở dang Vì phần lớn mọi hoạt động của phân xưởng được tiến hành theo kế hoạch có sản lượng vật tư cung ứng theo định mức để sản xuất Tính giá thành sản phẩm : Để tính giá thành sản phẩm phải tập hợp chi phí sản xuất đã xác định theo đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản. .. thành sản phẩm là toàn bộ hao phí về lao động sống lao động vật hoá tính cho khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ 2 Phân loại: Gồm 2 loại - Phân theo phạm vi: * Phân theo giá thành công xưởng bao gồm: Chi phí NVL trực tiếp Chi phí SXC Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất * Phân theo giá thành toàn bộ (Z tiêu thụ) Giá thành sản xuất Chi phí bán hàng Chi phí QLDN - Phân theo thời gian và. .. Có Cuối quý căn cứ vào "sổ chi tiết tài khoản 627" quý 4/2003 để lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung Quý 4/2003 Trang 24 BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Quý 4/2003 ĐVT: đồng Nội dung chi phí Chi phí sản xuất chung - Tiền lương vào các khoản trích theo lương - Chi phí KH TSCĐ - Chi phí khác bằng tiền - Chi BHXH vào đối tượng chi phí - Chi KPCĐ vào đối tượng chi phí TK ghi Nợ 627 6271 6274... được tính theo chế độ qui định: BHXH 15%, BHYT 2% trên tổng quỹ lượng công nhân sản xuất - Đối với kế toán chi phí sản xuất chung: Công ty cũng chưa hạch toán BHYT vào TK 627 Vì vậy cần phải hạch toán BHYT vào TK 627 theo đúng qui định - Chi phí sản xuất chung liên quan đến việc sản xuất nhiều sản phẩm qnên tiến hành phân bổ chi tiết, hiện tại Công ty phân bổ chi tiết sản xuất chung cho sản phẩm hoàn thành. .. Để tính nó, cuối quý Công ty tiến hành kiểm kê để xác định số lượng sản phẩm dở dang của từng loại sản phẩm rồi dựa vào định mức tiêu NVL cho một đơn vị sản phẩm để tính giá thành sản phẩm dở dang Công ty đã áp dụng công thức sau: Giá trị sản phẩm DDĐK = Chi phí NVL + chính phát sinh trong kỳ Số lượng TP + Số lượng SP DDCK Chi phí NVL chính DDĐK x Số lượng SPDD cuối kỳ Ở Công ty một số sản phẩmsản . báo cáo về chi phí quá trình sản xuất kinh doanh. II. TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY DƯỢC ĐÀ NẴNG: Công ty Dược Đà Nẵng gồm một phân xưởng sản xuất với tính chất quy trình công nghệ sản xuất. ra, công ty còn mở "Sổ quỹ" để theo dõi tiền mặt tại công ty. Trang 8 Phần II TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DƯỢC ĐÀ NẴNG. THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY DƯỢC ĐÀ NẴNG: I. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT: 1. Khái niệm: Chi phí sản xuất là tổng số hao phí về lao động sống và lao động vật

Ngày đăng: 24/06/2014, 17:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan