1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện ông tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố phủ lý

106 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Tại Chi Cục Thuế Thành Phố Phủ Lý
Tác giả Nguyễn Thanh Tuấn
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Kim Ngọc
Trường học Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

PHẠM THỊ KIM NGỌC Trang 3 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúcB N XÁC NHẢ ẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨHọ và tên tác giả luận văn: Nguyễn Thanh Tu ấnĐề tài luậ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-

-NGUYỄN THANH TUẤN

LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ

THÀNH PHỐ PHỦ LÝ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội – 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-

-NGUYỄN THANH TUẤN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ

THÀNH PHỐ PHỦ LÝ

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số đề tài: 2016AQTKD2-BK49

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TR KINH DOANH Ị

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS PHẠM THỊ KIM NGỌC

Hà Nội – 2017

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

B N XÁC NHẢ ẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên tác giả luận văn: Nguyễn Thanh Tu ấn

Đề tài luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý Thuế giá trị gia tăng đối với

doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế thành phố Phủ Lý

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số SV: CA160335

Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày 06/4/2018 với các nội dung sau:

- Sửa lại tên chương 1: Lý luận - Thực tiễn doanh nghi p ngoài qu c doanh ệ ố

B sung mổ ục đặc điểm doanh nghi p ngoài quệ ốc doanh

- Một số ải pháp chuyể gi n sang ki n ngh ế ị

- L i ỗ trình bày theo quy định

- Trích dẫn đúng quy định

Giáo viên hướng dẫn

Phạm Thị Kim Ngọc

Ngày tháng 4 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Tuấn

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Nguyễn Đại Thắng

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rng, những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận

văn là hoàn toàn trung thực, của tôi, không vi phạm bất cứ điều gì trong Luật sở hữu

trí tuệ và pháp luật Việt Nam Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp

luật

Hà N , ngày tháng ội năm 2018

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thanh Tu ấn

Trang 5

L I C Ờ ẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp, tôi xin được bầy tỏ lòng biết

ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo và cán bộ của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, về sự hướng dẫn nhiệt tình, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập

và nghiên cứu tại trường

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Cô giáo – TS Phạm Th ịKim Ngọc, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ công chức Chi cục thuế thành phố Phủ Lý, Chi c thu huyện Kim Bảng, C ục ế ụcthuế ỉnh Hà t Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp thông tin, tài liệu để t có đủ dữ liệu phục vụ quá trình nghiênôi cứu, phân tích và hoàn thành Luận Văn

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà N , ngày 06 tháng 04 ội năm 2018

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thanh Tu ấn

Trang 6

MỤ C L C

B x nh ản ác ậnchỉnh ửa luận ă s v n i

Lời cam đoan ii

M l ục ục iii Danh mục các từ viết tắt vi

Danh mục hình vẽ vii

Danh mục bảng vii

M Ở ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN - THỰC TIỄN DOANH NGHIỆP NGO ÀI QUỐC DOANH 5

1.1 Thuế và các loại thuế 5

1.1.1 Khái niệm về Thuế 5

1.1.2 Các loại thuế 6

1.2 Tổng quan về Thuế giá trị gia tăng 7

1.2.1 Khái niệm 7

1.2.2 Đối tượng chịu thuế 7

1.2.3 Người nộp thuế 7

1.2.4 Đặc trưng và phương pháp tính thuế giá trị gia tăng 8

1.2.5 Vai trò của thuế giá trị gia tăng 13

1.2.6 Đặc đ ểm i doanh nghi ngo qu doanh 14 ệp ài ốc 1.3 Khái niệm và nội dung của công tác quản lý thuế GTGT 14

1.3.1 Khái niệm về công tác quản lý Thuế GTGT 14

1.3.2 Nội dung về công tác quản lý Thuế GTGT 16

1.4 Các chỉ tiêu đánh giá công tác QL thuế GTGT 22

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế giá trị gia tăng 23

1.5.1 Các yếu tố bên trong 23

1.5.2 Các yếu tố bên ngoài 24

Trang 7

1.6 Kinh nghiệm quản lý thu thuế ngoài quốc doanh của một số huyện trong tỉnh

Hà Nam 25

1.6.1 Kinh nghiệm của Cục thuế tỉnh Hà nam 25

1.6.2 Kinh nghiệm về công tác thu thuế của Chi cục thuế huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 27

1.6.3 Bài học kinh nghiệm quản lý thuế giá trị gia tăng đối với chi cục thuế thành phố Phủ Lý 29

Tóm tắt chương 1 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAMGIAI ĐOẠN 201 –4 2017 32

2.1 Tổng quan về Chi cục Thuế thành phố Phủ Lý 32

2.1.1 Sự hình thành và phát triển 32

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế thành phố Phủ Lý 32

2.1.3 Kết quả hoạt động của chi cục thuế trong thời gian qua 37

2.1.4 Giới thiệu tổng quan về các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố Phủ Lý 41

2.2 Thực trạng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Phủ Lý 42

2.2.1 Lập kế hoạch quản lý thuế GTGT đối với các DN 42

2.2.2 Quản lý việc kê khai, tính thuế, nộp và hoàn thuế GTGT 44

2.2.3 Công tác kiểm tra thuế giá trị gia tăng 51

2.2.4 Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế giá trị gia tăng 54

2.2.5 Xử lý khiếu nại tố cáo về thuế 60

2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QL thuế GTGT 61

2.3.1.Các y u t bên trong 61 ế ố 2.3.2 các y u t bên ngoài 62 ế ố 2.4 Đánh giá chung về hoạt động quản lý GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 63

Trang 8

2.4.1 Thành tựu 63

2.4.2 Các hạn chế 67

2.4.3 Các nguyên nhân chính 69

Tóm tắt chương 2 76

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI THÀNH PHỦ LÝ TRONG THỜI GIAN TỚI 77

3.1 Quan điểm, định hướng và mục tiêu về hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế thành phố Phủ Lý 77

3.1.1 Quan điểm 77

3.1.2 Định hướng 78

3.1.3 Mục tiêu 79

3.2 Một số kiến nghị cơ bản hoàn thiện quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế thành phố Phủ Lý 79

3.2.1 Hoàn thiện công tác quản lý người nộp thuế 79

3.2.2 Hoàn thiện công tác quản lý kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế 81

3.2.3 Đổi mới công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 83

3.2.4 Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế 85

3.2.5 Đổi mới và hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra 89

3.2.6 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và kiện toàn bộ máy tổ chức của ngành thuế 89

3.2.7 Cải cách và hiện đại hóa công tác tuyên truyền, hỗ trợ 86

3.2.8 Kiến nghị đề xuất với Chi cục Thuế thành phố Phủ Lý 90

3.3.2 Kiến nghị với Cục Thuế tỉnh Hà Nam 91

3.3.3 Kiến nghị với cơ quan có liên quan 91

Tóm tắt chương 3 93

Kết luận 94

T ài liệu tham kh 95 ảo

Trang 9

DANH MỤ C CÁC T ẾT T T ỪVI

Các từ viết tắt Nghĩa đầy đủ

GTGT Giá trị gia tăng

Trang 10

DANH M C HÌNH V

Hình 1.1 Sơ đồ các bước công việc quản lý thuế GTGT 16

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấ ổu t chức bộ máy của Chi c c Thu thành ph Ph ụ ế ố ủLý 32 DANH M C Ụ BẢNG Bảng 1 : Tình hình nợ đọng thuế của các DN giai đoạn 20141 -2016 25

Bảng 1.2: Tổng hợp kết quả thực hiện dự toán thu ngân sách trên địa bàn huyện Kim Bảng giai đoạn 2014-2016 27

B ng 2.1 : kả ết quả thu ngân sách giai đoạn 2014-2017 35

Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả thực hiện dự toán thu ngân sách trên địa bàn TP Phủ Lý giai đoạn 2014-2017 36

Bảng 2.3: Số lượng và cơ cấu doanh nghiệp phân theo loại hình trên địa bàn thành phố Phủ Lý giai đoạn 2014 – 2017 40 Bảng 2.4: số liệu dự toán thu thuế GTGT doanh nghiệp ngoài quốc doanh 41

Bảng 2.5 Biểu thống kê tình hình chấp hành nộp hồ sơ khai thuế GTGT 44

Bảng 2.6: Số tiền hoàn thuế GTGT cho các DNNQD giai đoạn 2014 – 2017 48

Bảng 2 Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế 7 DNNQD giai đoạn 2014-2017

Bảng 2 Kết quả kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế8 DNNQD giai đoạn 2014 – 2017 51

Bảng 2 Tình hình nợ đọng thuế của các DN9 NQD giai đoạn 2014-2017 53

Bảng 2.10: Tổng hợp tình hình thu nợ thuế GTGT các doanh nghiệp NQD giai đoạn 2014 2017 – 57 Bảng 2.11: Tổng hợp kết quả thực hiện dự toán thu ngân sách trên địa bàn huyện Kim Bảng và Phủ Lý giai đoạn 2014-2017 62

Bảng 3 : Dự toán thu thuế GTGT năm 20171 76

Trang 11

L I M Ờ Ở ĐẦ U

1 Lý do thực hiện đề tài

Chính sách Thuế là một trong những nội dung quan trọng của chính sách Tài chính quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế; điều tiết mọi hoạt động giữa các thành phần kinh tế, giữa các ngành, giữa các vùng nhm đảm bảo sự công bng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội Mặt khác, Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, góp phần to lớn vào việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Trong giai đoạn hiện nay hệ thống thuế nói chung và Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) ngày càng được nâng cao và hoàn thiện Các Luật thuế được sửa đổi bổ sung và hoàn thiện hơn nhm phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế Góp phần định hướng cho DN hoạt động theo Luật và các văn bản hướng dẫn tăng cường số thu cho Ngân sách Nhà nước Luật thuế Giá trị gia tăng đã được Quốc hội khóa IX thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 Từ khi thực hiện Luật thuế GTGT đến nay đã trải qua nhiều lần điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung, Luật thuế GTGT đã đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng tích cực trong việc khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh; thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư; tạo nguồn thu lớn và ổn định cho NSNN; tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế; góp phần tăng cường quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và quản lý thuế nói riêng

Bên cạnh những thành công đã đạt được, trong quá trình thực hiện, Luật thuế GTGT cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập như hệ thống thuế chưa đồng bộ và thường xuyên phải chỉnh sửa, quy trình quản lý thuế chưa thật sự phù hợp với một

số trường hợp, một số đối tượng thuộc diện điều chỉnh của Luật đã tạo nhiều kẽ hở cho người nộp thuế (NNT) có cơ hội lách luật, trốn thuế, làm thất thoát một phần số thu của NSNN hàng năm

5 năm gần đây số thu ngân sách như sau: năm 2014 tăng 6.2% so với năm

2013, năm 2015 tăng 28.1% so với năm 2014, năm 2016 tăng 59.5% so với năm

2015, năm 2017 giảm 4.5% so với năm 2016 Chi cục Thuế thành phố Phủ Lý thuộc Cục Thuế tỉnh Hà Nam quản lý các doanh nghiệp khối Ngoài quốc doanh, số thuế GTGT thu được hàng năm vẫn chưa tương xứng với tiềm năng có thể đạt được, do trong thực tế quá trình thực hiện luật thuế GTGT, tình hình sử dụng hóa đơn giả, khai khống hóa đơn đầu vào để xin hoàn thuế của Nhà nước, gian lận trong việc xác định mức thuế suất, trốn lậu thuế, tình trạng nợ đọng thuế kéo dài Các vụ về mua bán hóa đơn hay làm sai lệch giá trên hóa đơn không hề có xu hướng giảm sút Tình trạng này làm đau đầu các nhà quản lý nói riêng và xã hội nói chung, có những kẻ

đã lợi dụng những khe hở trong luật và trong quản lý của Nhà nước ta để bò rút tiền

từ ngân sách nhà nước để đút túi mình, đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến số thu của

Trang 12

ngành Thuế Chính vì vậy, để quản lý chặt chẽ hơn nữa số thuế GTGT phải nộp hàng năm của các doanh nghiệp, để Thuế GTGT có thể phát huy tối đa vai trò trong việc tạo lập nguồn thu cho NSNN và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển thì rất cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu và có những biện pháp khắc phục những hạn chế này Đồng thời với việc đẩy mạnh công tác cải cách hành chính quản lý Nhà nước của các cơ quan quản lý chức năng

2 Tổng quan nghiên cứu của đề tài

Tác giả đã tham khảo một số đề tài nghiên cứu về công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế Giá trị gia tăng nói riêng trên địa bàn tỉnh Hà Nam Năm

2014, tác giả Đỗ Hồng Kiên với đề tài nghiên cứu khoa học “Nâng cao chất lượng quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Hà Nam” Ðề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thuế và chất lượng quản lý thuế theo cơ chế tự khai tự nộp; nội dung quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp, sự khác biệt của cơ chế tự khai, tự nộp với cơ chế khác; đưa ra các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp Phân tích thực trạng chất lượng quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 2014 theo các nội dung cơ bản của quản lý - thuế tự khai tự nộp, từ đó đưa ra những nhận xét về kết quả đạt được, những hạn chế bất cập trong công tác quản lý thuế; Trên cơ sở yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý thuế, đề tài đã đề xuất các nhóm biện pháp nhm nâng cao chất lượng quản

lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Hà Nam trong thời gian tới

Năm 2014, tác giả Trịnh Quốc Thưởng với đề tài nghiên cứu khoa học: “Tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Hà Nam” Công trình nghiên cứu đã thành công trong việc khái quát về hệ thống thuế của

Việt Nam; phân tích, đánh giá thực trạng, làm rõ những ưu điểm cũng như những hạn chế, bất cập trong hệ thống pháp luật về thuế; trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hà Nam nói chung

Theo nghiên cứu của tác giả, cho đến nay chưa có một đề tài nào được thực hiện

về thuế GTGT tại Chi cục thuế thành phố Phủ Lý tỉnh Hà nam Chính vì vậy, tác giả đã chọn cho mình một đề tài nhm hoàn thiện hơn công tác quản lý thuế GTGT đối với

doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam hiện nay: “Hoàn

thiện công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế thành phố Phủ Lý” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình

3 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn thực hiện nhm đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý thuế giá trị gia tăng và góp phần vào việc tăng thu ngân sách Nhà nước tại Chi cục Thuế Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Trang 13

Để đạt được mục đích trên, luận văn đề xuất thực hiện một số mục tiêu cụ thể dưới đây:

- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về công tác quản lý thuế GTGT của cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách về thuế

- Đánh giá thực tr ng công tác qu n lý thu Giá tr ạ ả ế ị gia tăng trên địa bàn Thành

ph ốPhủ Lý, tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2014-2017

- Đề xuất các giải pháp nhm hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam một cách có hiệu quả, tăng số thu cho Ngân sách nhà nước, giảm bớt các rủi ro, thất thoát cho Ngân sách nhà nước và tạo sự công bng, hợp lý hơn cho xã hội

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: là công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi v m t không gian: Luề ặ ận văn tập trung nghiên c u công tác qu n lý ứ ảthuế GTGT đố ới v i các doanh nghi p ngoài qu c doanh t i Chi c c Thu thành ph ệ ố ạ ụ ế ốPhủ Lý, t nh Hà Nam ỉ

Phạm vi v m t th i gian: Nghiên c u phân tích th c tr ng công tác qu n lý ề ặ ờ ứ ự ạ ảthuế GTGT đố ới v i các doanh nghi p ngoài qu c doanh t i Chi c c Thu thành ph ệ ố ạ ụ ế ốPhủ Lý, t nh Hà Nam t ỉ ừ năm 2014 2017 và đề- xu t các gi i pháp c i thi n ho t ấ ả ả ệ ạ

động qu n lý thu ả ế GTGT đến năm 2020 tại chi c c thu thành ph Ph lý t nh Hà ụ ế ố ủ ỉNam

5 Nhiệm v nghiên c u ụ ứ

Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2014 2017 Từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhm hoàn thiện công -tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

6 Thu thập số liệu và phương pháp nghiên cứu

6.1 Số liệu

Các số liệu sử dụng trong luận văn gồm dữ liệu thứ cấp và sơ cấp Dữ liệu thứ cấp gồm các số liệu về thu thuế GTGT tại Chi cục thuế thành phố Phủ lý, các quy trình, phương pháp thu thập thuế được áp dụng hiện nay tại chi cục, Các dữ liệu

sơ cấp gồm các ý kiến phản ánh của người nộp thuế, các bộ thực hiện quản lý thuế GTGT, về các hoạt động quản lý thuế GTGT tại Chi cục, cũng như ý kiến phản ánh về các yếu tố ảnh hưởng đến họat động quản lý thuế GTGT,

6.2 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

Trang 14

- Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập các số liệu thông qua báo cáo, tạp chí, internet, các nghiên cứu của nhiều tác giả, niêm giám thống kê, báo cáo kết quả tổng kết công tác thu Ngân sách Nhà nước hàng năm của Chi cục Thuế Thành phố Phủ Lý, Cục thuế tỉnh Hà Nam, Các văn bản quy phạm pháp luật về Thuế…

- Thu thập số ệu sơ cấp: đượ li c tiến hành thông qua phỏng v n tr c tiấ ự ếp đối tượng nộp thuế trên địa bàn Thành phố Ph Lý, t nh Hà Nam, các nhà qu n lý, các cán b ủ ỉ ả ộthuế của chi cục thuế thành phố Phủ lý

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thuế GTGT, quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế thành phố Phủ Lý

- Ý nghĩa thực tiễn: Chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân trong việc quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Đồng thời đề xuất ra một số giải pháp, kiến nghị tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế thành phố Phủ

Lý, nhm mục đích chủ yếu là đảm bảo nguồn thu thuế GTGT cho ngân sách Nhà nước, góp phần phát huy tốt hơn vai trò của luật thuế GTGT, đảm bảo sự công bng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của các DN trên địa bàn thành phố Phủ Lý

8 Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo thì nội dung được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp

ngoài quốc doanh tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2014-2017

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đến năm 2020

Trang 15

CHƯƠNG 1 : LÝ LU N - THỰC TI N DOANH NGHI Ậ Ễ Ệ P

cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế.(theo luật quản lý thuế, 2007)

- Việc quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và các quy định khác của luật có liên quan.(theo luật quản lý thuế,2007)

- Việc quản lý thuế phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế (theo luật quản lý thuế,2007)

- Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật pháp quy định đối với các pháp nhân và thể nhân thuộc đối tượng chịu thuế nhm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước Thuế là hình thức phân phối lại bộ phận nguồn tài chính của

xã hội, không mang tính hoàn trả trực tiếp cho người nộp Do đó tại thời điểm nộp thuế, người nộp thuế không được hưởng bất kỳ lợi ích nào mà xem như đó là trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước Như vậy, thuế mang tính cưỡng chế và được thiết lập theo nguyên tắc luật định Bng quyền lực của mình, nhà nước đã ban hành các loại thuế để tạo lập nguồn thu cho ngân sách nhà nước, các khoản thu này được

bố trí sử dụng theo dự toán ngân sách nhà nước đã được phê duyệt cho tiêu dùng công cộng và đầu tư phát triển nhm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước Như vậy, thuế phản ánh các quá trình phân phối lại thu nhập trong xã hội, thể hiện các mối quan hệ tài chính giữa nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội

(nguồn:Ths Phan Tùng Lâm www.quantri.vn )

- Thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo luật của mỗi tổ chức, cá nhân đối với nhà nước, không hoàn trả trực tiếp ngang giá,

nhưng được dùng để trang trải các chi phí vì lợi ích chung của toàn dân như: quốc phòng, an ninh, giao thông, giáo dục… Thuế phát sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời và tồn tại của nhà nước (bài giản thuế,g 2012 www.ntu.edu.vn )

- Các Mác viết: Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nước, là thủ đoạn dơn giản để kho bạc thu được tiền hay tài sản của người dân để dùng vào việc chi tiêu của nhà nước (khái quát chung về thuế và pháp luật thuế, 2016

www.lamchuphapluat.vn )

Trang 16

1.1.2 Các lo i thuạ ế

Hiện tại thuế được chia thành rất nhiều nhóm khác nhau trong đó có nhóm

0110 thu thuế, phí và lệ phí (Phần II, ph l 3 ụ ục Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước,2017)

- Tiểu nhóm 0111: Thuế thu nhập và thu nhập sau thuế thu nhập

+ Mục 1000: Thuế thu nhập cá nhân

+ Mục 1050: Thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Mục 1150: Thu nhập sau thuế thu nhập

+ Mục 1250: Thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên khoáng sản, vùng trời, vùng biển

- Tiểu nhóm 0112: Thuế sử dụng tài sản

+ Mục 1300: Thuế sử dụng đất nông nghiệp

+ Mục 1400: Thu tiền sử dụng đất

+ Mục 1550: Thuế tài nguyên

+ Mục 1600: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

- Tiểu nhóm 0113: Thuế đối với hàng hóa và dịch vụ( gồm cả xuất, nhậpkhẩu)

+ Mục 1700: Thuế giá trị gia tăng

+ Mục 1750: Thuế tiêu thụ đặc biệt

+ Mục 1850: Thuế xuất khẩu

+ Mục 2150: Phí thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

+ Mục 2200: Phí thuộc lĩnh vực ngoại giao

+ Mục 2250: phí thuộc lĩnh vực công nghiệp, thương mại, đầu tư, xây dựng + Mục 2300: Phí thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

+ Mục 2350: Phí thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông

+ Mục 2400: Phí thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng

+ Mục 2450: Phí thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch

+ Mục 2500: Phí thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ

+ Mục 2550: Phí thuộc lĩnh vực y tế

+ Mục 2600: Phí thuộc lĩnh vực tài nguyên môi trường

+ Mục 2650: Phí thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

Trang 17

+ Mục 3050: Lệ phí quản lý nhà nước trong lĩnh vực khác

1.2 T ng quan v thu giá tr ổ ề ế ị gia tăng

1.2.1 Khái niệm

Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.( Luật thuế Giá trị gia tăng của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 13/2008/QH12 ngày 3/6/2008,2008)

Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị gia tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dung Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (nguồn: www.ketoanthue24h.com, 2016 ) 1.2.2 Đối tượng ch u thu ị ế

Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam

là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT quy định tại điều 5 của Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 và Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013

1.2.3 Ngườ ội n p thu ế

Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:

- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã;

- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức

xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và - các tổ chức khác;

Trang 18

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các

tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;

- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

1.2.4 Đặc trưng và phương pháp tính thuế giá tr ị gia tăng

- Thuế GTGT đánh vào GTGT của hàng hóa, dịch vụ phát sinh ở các giai đoạn

từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đó Tổng số thuế GTGT thu được ở tất cả các giai đoạn sẽ bng số thuế GTGT tính trên phần giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng

Như vậy, về nguyên tắc chỉ cần thu thuế ở khâu bán hàng cuối cùng Tuy nhiên, trên thực tế khó xác định được đâu là khâu bán hàng cuối cùng, đâu là khâu bán hàng trung gian Do vậy cứ có hành vi mua hàng là phải tính thuế Số thuế GTGT ở khâu trước sẽ được tự động chuyển vào giá bán hàng ở khâu sau và người tiêu dùng cuối cùng là người phải trả toàn bộ số thuế GTGT đánh trên hàng hoá đó Tổng số thuế người tiêu dùng cuối cùng phải trả bng tổng số thuế phát sinh qua từng giai đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ

Ví dụ: Giả sử bao nhựa pp bán trên thị trường được luân chuyển qua các khâu: từ hạt nhựa pp, manh sợi, manh sợi dệt thành cuộn vải pp, may thành bao và bán trên thị trường, thuế suất thuế GTGT ở mỗi khâu là 10%, có bảng sau:

Ta thấy ở mỗi khâu luân chuyển thì cơ sở kinh doanh đều phải nộp thuế GTGT trên GTGT tương ứng của khâu đó, và tổng số thuế GTGT ở các khâu cộng lại chính bng số thuế cuối cùng mà người tiêu dùng phải chịu (100 + 50 + 80 + 70 + 80 = 380)

Trang 19

- Thuế GTGT là một loại thuế có tính trung lập cao, được biểu hiện ở hai khía cạnh:

Thứ nhất, thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của NNT, do NNT chỉ là người “thay mặt” người tiêu dùng nộp hộ khoản thuế này vào NSNN Do vậy thuế GTGT không phải là yếu tố của chi phí sản xuất mà chỉ đơn thuần là một khoản thu được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp hàng hóa, dịch vụ

Thứ hai, thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia quá trình sản xuất kinh doanh, bởi tổng số thuế ở tất cả các giai đoạn luôn bng số thuế tính trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng bất kể số giai đoạn nhiều hay ít

- Về phạm vi đánh thuế: Thuế GTGT chỉ đánh vào hoạt động tiêu dùng diễn ra trong phạm vi lãnh thổ, không đánh vào hành vi tiêu dùng ngoài lãnh thổ Đặc điểm này tạo ra sự công bng trong những giao dịch quốc tế thông qua việc không thu thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và đánh thuế đối với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu

1.2.4.2 Phương pháp tính thuế GTGT

Phương pháp tính thuế GTGT gồm: Phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT

+ Phương pháp khấu trừ thuế:

Đối tượng áp dụng: Áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ

kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng

từ

Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng, cung ứng dịch vụ từ 1

tỷ đồng trở lên, trừ hộ cá nhân kinh doanh;

Cơ sở kinh doanh tự nguyện đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế

Xác định thuế GTGT phải nộp như sau:

ra

- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (1.1)

x

Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ đó

(1.2)

Trang 20

+ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 của Luật GTGT.

+ Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT

Đối tượng áp dụng:

Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu 1 tỷ đồng;

Hộ, cá nhân kinh doanh;

Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng do doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ tổ chức cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ

để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay;

+ Tổ chức kinh tế khác trừ trường hợp đăng ký theo phương pháp khấu trừ.Phương pháp tính thuế:

Thuế GTGT

phải nộp =

Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ

x

Thuế suất thuế GTGT áp dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc,

-

Giá TT của hàng hóa,

DV mua vào tương

ứng

(1.4)

- Tỷ lệ % để tính thuế GTGT được quy định như sau:

+ Phân phối cung ứng hàng hóa: 1%

+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%

+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%

+ Hoạt động kinh doanh khác: 2%

- Khấu trừ thuế GTGT và hoàn thuế GTGT

+ Khấu trừ thuế GTGT đầu vào:

Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bị tổn thất

Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số

Trang 21

thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT

Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở NNT

Cơ sở kinh doanh được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp:

Có hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu;

Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hóa dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng

Cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp:

Hoá đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hoá đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT);

Hoá đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán;

Hoá đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua nên không xác định được người mua;

Hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo);

Hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặc trao đổi

Hóa đơn trên 20 triệu đồng nhưng không qua thanh toán với ngân hàng

+ Hoàn thuế GTGT đầu vào:

Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo; trường hợp lũy kế sau ít nhất 12 tháng tính từ tháng đầu tiên phát sinh số thuế GTGT chưa được khấu trừ mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế

Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý

Cơ sở nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được hoàn thuế GTGT khi chuyển đổi chủ sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,

Trang 22

giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa số thuế GTGT đầu vào chưa được khất trừ hết.

Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hóa mua tại Việt Nam mang theo trước khi xuất cảnh

- Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế

+ Kê khai thuế:

Cơ sở kinh doanh phải kê khai thuế GTGT từng tháng và nộp tờ khai thuế cho

cơ quan thuế trong mười ngày đầu của tháng tiếp theo

Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hành hóa phải kê khai và nộp tờ khai thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan thuế nơi có cửa khẩu nhập hàng hóa

Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế theo từng chuyến hàng với cơ quan thuế nơi mua hàng, trước khi vận chuyển hàng đi

Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất thuế GTGT khác nhau phải kê khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định từng loại hàng hóa, dịch vụ

+ Nộp thuế:

Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách nhà nước theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo;

Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hàng hóa phải nộp thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu;

Trong kỳ tính thuế, cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, nếu có số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra được khấu trừ vào kỳ tính thuế tiếp theo

Thuế GTGT nộp vào ngân sách nhà nước bng đồng Việt Nam

+ Quyết toán thuế:

Cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế Năm quyết toán được tính theo năm dương lịch Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể

từ ngày kết thúc năm, cơ sở kinh doanh phải nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thế và phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10

Trang 23

ngày, kể từ khi nộp báo cáo tài chính, nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp kỳ tiếp theo.

1.2.5 Vai trò c a thu giá tr ủ ế ị gia tăng

- Thuế GTGT là một trong những sắc thuế quan trọng vì vậy vai trò chung nhất của nó là đảm bảo nguồn thu lớn cho NSNN Thuế GTGT thuộc loại thuế gián thu và được áp dụng rộng rãi đối với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hoá hoặc được cung ứng dịch vụ, nên tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho NSNN Thuế GTGT ngày càng khẳng định đây là loại thuế tiên tiến nhm tạo ra sự công bng và tiến bộ Thuế GTGT đã góp phần làm tăng NSNN, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội Sự đóng góp của thuế GTGT vào NSNN tăng liên - tục qua các năm

- Thuế GTGT đã góp phần ổn định giá cả, mở rộng lưu thông hàng hoá Với

ưu điểm của thuế GTGT là Nhà nước chỉ thu thuế đối với phần giá trị tăng thêm của các sản phẩm ở từng khâu sản xuất, lưu thông mà không thu thuế đối với toàn bộ doanh thu phát sinh Nếu như không có các sự kiện biến động về tài chính, tiền tệ, sản xuất và lưu thông giảm sút, yếu kém, kinh tế suy thoái và các nguyên nhân khác tác động thì việc áp dụng thuế GTGT sẽ không ảnh hưởng gì đến giá cả các sản phẩm tiêu dùng, mà trái lại giá cả càng hợp lý hơn, chính xác hơn vì tránh được hiện tượng “thuế chồng lên thuế” như khi áp dụng đối với Luật thuế doanh thu trước đây

Theo nghiên cứu và thống kê của ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì phần lớn các nước trong đó có cả Việt Nam sau khi áp dụng thuế GTGT, giá cả các loại hàng hoá, dịch vụ đều không thay đổi hay chỉ thay đổi một tỷ

lệ không đáng kể và mức sản xuất cuả các doanh nghiệp, mức tiêu dùng của dân chúng không sút giảm, hay chỉ sút giảm một tỷ lệ nhỏ trong thời gian đầu, kể cả các trường hợp tăng thuế suất thuế GTGT

- Thuế GTGT góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ, khuyến khích xuất khẩu và bảo hộ sản xuất trong nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ đó nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ Việt Nam trên thị trường quốc tế

- Thuế GTGT góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của cả cơ quan Thuế và NNT Thuế GTGT góp phần đến công tác quản lý của doanh nghiệp tạo điều kiện cho cơ quan Nhà nước kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tăng cường công tác hạch toán, kế toán và thúc đẩy việc mua bán có hoá đơn GTGT ở các doanh nghiệp Do yêu cầu của việc kê khai thuế GTGT, khấu trừ thuế GTGT đầu vào, tính đúng thu nhập của doanh nghiệp nên những người làm công tác quản lý kinh doanh đã bắt đầu trú trọng đến công tác mở sổ kế toán, ghi

Trang 24

chép, quản lý và sử dụng hoá đơn chứng từ Thông qua việc chấp hành công tác kế toán, hoá đơn chứng từ của các doanh nghiệp, qua việc kê khai thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế đã giúp cơ quan chức năng và cơ quan thuế từng bước nắm được tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp

- Chính sách hoàn thuế GTGT đầu vào đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển công nghệ, đầu tư đổi mới tài sản cố định, góp phần thúc đẩy vốn đầu tư xã hội tăng trưởng

1.2.6 Đặ c đ ểi m doanh nghi p ngoài qu c doanh ệ ố

Đặc điểm của một doanh nghiệp ngoài quốc doanh là một người chủ và số nhân viên làm việc không thường xuyên, giúp cho chi phí thấp Chi phí gián tiếp thấp tạo lợi thế cạnh tranh về giá của các sản phẩm cuối cùng Chủ doanh nghiệp có tinh thần trách nhiệm cao vì lợi ích của họ gắn liền với sự thành bại của doanh nghiệp Cũng chính vì vậy, họ đòi hỏi nhân viên làm việc nghiêm túc và hiệu quả, giảm thiểu sự lãng phí nguồn lực vẫn thường gặp ở các doanh nghiệp quốc doanh

Do vậy khối luợng vốn để hỗ trợ cho từng doanh nghiệp sẽ không lớn, hiệu quả và

sử dụng vốn cao và thời gian thu hồi vốn nhanh

Tuy nhiên, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cũng có không ít những hạn chế của nó

Khả năng tài chính còn nhỏ bé: Trong giai đoạn đầu, phần lớn các doanh

nghiệp ngoài quốc doanh đều gặp phải vấn đề thiếu vốn Các tổ chức tài chính thường e ngại khi tài trợ cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh này vì họ chưa có quá trình kinh doanh, chưa có uy tín và chưa thể tạo lập được khả năng trả nợ Do vậy, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phần lớn dựa vào nguồn vốn chính từ bạn

bè, thu hút vốn qua hình thưc mua bán chịu…Việc mở rộng doanh nghiệp luôn bị hạn hẹp về nguồn vốn

Trình độ công nghệ sản xuất còn ở mức thấp: Trình độ công nghệ là yếu tố

quyết định đến năng suất, chất lưọng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Hiện tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có công nghệ hiện đại không nhiều, chỉ có một số công ty liên doanh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài được trang bị máy móc và dây truyền tiên tiến, còn lại sử dụng các công cụ thủ công , thiếu đồng bộ

1.3 Khái ni m và n i dung c a công tác qu n lý thu GTGT ệ ộ ủ ả ế

1.3.1 Khái niệ m về quản lý Thu GTGT ế

Mỗi quốc gia khi hình thành đều phải xây dựng bộ máy Nhà nước để quản lý

và điều hành xã hội của mình, để làm được điều đó đòi hỏi phải có một nguồn tài chính nhất định Để có được nguồn tài chính Nhà nước cần huy động từ nhiều

Trang 25

nguồn khác nhau như in tiền, vay nước ngoài, vay từ phát hành trái phiếu, thu thuế… nhưng nhìn chung các nguồn thu từ thuế là đảm bảo lâu dài và bền vững hơn cho nền kinh tế.

Theo giáo trình quản lý thuế, Học viện tài chính (Lê Xuân Trường, 2010) thì:

“ Quản lý thuế là việc tổ chức thực thi pháp luật của Nhà nước, tức là quản lý thuế được hiểu là hoạt động tác động và điều hành hoạt động đóng thuế của người nộp thuế được hiểu là hoạt động tác động và điều hành hoạt động đóng thuế của người nộp thuế (NNT) Hoạt động này của Nhà nước được hiểu dưới 3 góc độ: Thứ nhất, đây là vận dụng bản chất, chức năng của thuế để hoạch định chính sách, bao gồm cả chính sách điều tiết qua thuế và chính sách quản lý Thứ hai, đây là quá trình xây dụng tổ chức bộ máy ngành thuế và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản

lý thuế Thứ 3, đây là việc vận dụng các phương pháp thích hợp tác động đến quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT phù hợp với quy luật khách quan, bao gồm

cả hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ, thanh tra, kiểm tra thuế”

Thuế GTGT là một loại thuế tiến bộ, nó góp phần quan trọng trong việc tạo ngân sách cho Nhà nước Thực thi sự bình đẳng trong xã hội Việc quản lý thuế cho mỗi sắc thuế là khác nhau, song nhìn chung quản lý thuế và quản lý thuế GTGT có các mục tiêu sau:

Thứ nhất, phải tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho ngân sách Nhà nước trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước ở hầu hết các nước trên thế giới Thuế tài trợ cho các hoạt động cơ bản của chính phủ Vì vậy, quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT phải hướng đến việc khai thác tối đa nguồn thu này Để tăng trưởng và

ổn định số thu của ngân sách nhà nước trong tương lai, công tác quản lý thuế GTGT cần chú ý duy trì và phát triển các cơ sở tạo ra nguồn thu thuế, không nên thu thuế quá cao, thu thuế bng mọi giá Xây dựng chính sách thuế phải gắn với việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô khác

Thứ hai, phải tối thiểu hóa chi phí nâng cao hiệu quả quản lý thuế GTGT Chi phí cho quản lý thuế GTGT trước hết là chi phí của nhà nước liên quan đến quản lý thuế, bao gồm: chi phí trả lương cho đội ngũ cán bộ ngành thuế, chi phí in ấn tài liệu, ghi chép lưu giữ sổ sách hóa đơn chứng từ, chi cho cơ sở vật chất, trang thiết

bị máy móc… Ngoài ra chi phí cho quản lý thuế GTGT còn phải kể đến các chi phí tuân thủ của người nộp thuế Nếu nhà nước và các cơ quan quản lý thuế chỉ quan tâm để tối thiểu hóa chi phí cho bộ máy hành thu, đẩy gánh nặng chi phí cho đối tượng nộp thuế thì không giải quyết được mối quan hệ giữa cơ quan thuế với người nộp thuế Người nộp thuế trước những chi phí tuân thủ cao sẽ tìm cách tránh thuế, trốn thuế, gây khó khăn cho cơ quan thế

Trang 26

Thứ ba, phát huy tối đa vai trò của thuế GTGT trong nền kinh tế Vai trò của thuế GTGT mang tính toàn diện trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô, góp phần kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh Những tác động từ thuế GTGT là kết quả của những tác động từ phía con người, tác động này thể hiện thông qua những nội dung, công việc cụ thể của công tác quản lý thuế GTGT.

Bốn là, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật của các đối tượng nộp thuế Quản lý thuế GTGT là một trong những nôi dung cơ bản của quản lý tài chính nhà nước Cũng như các hoạt động quản lý khác, quản lý thuế GTGT cũng phải thông qua công cụ luật pháp, chính sách để điều chỉnh hành vi của các đối tượng nộp thuế, các tổ chức kinh tế Đồng thời, trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách thuế GTGT, bng công tác kiểm tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế, ý thức chấp hành luật pháp về thuế GTGT của đối tượng nộp thuế được nâng cao

Công tác quản lý thuế GTGT ở cấp Chi cục thuế bao gồm các nội dung: Đăng

ký thuế và cấp mã số thuế; Quản lý hoá đơn, chứng từ; Xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế; Kiểm tra thuế; Xử lý miễn, giảm thuế; Quản lý hồ sơ doanh nghiệp; Điều tra doanh số ấn định thuế (đối với các hộ kinh doanh cá thể); Xét miễn, giảm thuế; Tính thuế và lập sổ bộ thuế; Xử lý chứng từ nộp thuế và lập báo cáo kế toán thống

kê thu ế

Để công tác quản lý thuế GTGT được tốt tạo số thu cho ngân sách nhà nước năm sau luôn cao hơn năm trước, Chi cục thuế phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan như: Kho bạc, Hải quan, Tài chính, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố các ngành chức năng, các xã, phường, thị trấn của huyện, thành phố để đảm bảo thu đúng, thu

đủ thuế GTGT

1.3.2 N i dung v công tác qu n lý Thu GTGT ộ ề ả ế

Quy trình quản lý thuế GTGT là việc quy định trình tự, thủ tục các bước công việc phải làm để quản lý thu thuế GTGT Việc ban hành quy trình quản lý thuế GTGT giúp cơ quan thuế chỉ đạo, điều hành hoạt động của cả hệ thống một các thống nhất, khoa học, theo một trình tự hợp lý, đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật, thực hiện dân chủ hoá, công khai minh bạch và rõ ràng để cán bộ thuế, NNT dễ dàng thực hiện Việc thực hiện các quy trình quản lý phản ánh chất lượng quản lý của cơ quan thuế và tác động đến kết quả thu thuế GTGT

Mỗi NNT có đặc điểm khác nhau nên quy trình qu n lý thu ả ế GTGT cũng được quy định cho t ng NNT phù h p v i ừ ợ ớ đặc điểm chính sách thu ế và đặc điểm riêng có

c a NNT Quy trình qu n lý thu ủ ả ế GTGT đố ới v i doanh nghi p bao gệ ồm: Đăng ký thuế; Khai thu , n p thu và k toán thu ; Hoàn thu ; Ki m tra thu ; Qu n lý thu n ế ộ ế ế ế ế ể ế ả ợthuế và cưỡng ch n thuế ợ ế; X lý khiử ếu nại, tốcáo vềthuế

Trang 27

H ình 1.1 Sơ đồ các bước công việc quản lý thuế GTGT

*Đăng ký thuế: Đối với NNT thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp:

NNT nộp hồ sơ tại CQ ĐKKD cấp tỉnh, thành phố theo quy định tại Nghị định số 05/2013/NĐ CP ngày 09/01/2013 và Nghị định 78/2015/NĐ- -CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;

Đối với NNT là tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và các trường hợp còn lại thành lập, hoạt động không theo Luật Doanh nghiệp: NNT nộp hồ sơ cho CQT quản lý trực tiếp tại bộ phận “một cửa” hoặc qua đường bưu chính hoặc thông qua hệ thống giao dịch điện tử

Hồ sơ đăng ký mã số doanh nghiệp chuyển đến từ CQ ĐKKD: Việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký mã số doanh nghiệp thực hiện theo Quy trình phối hợp trao đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp giữa CQT và CQ ĐKKD hiện hành (gọi tắt là Quy trình phối hợp trao đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp).Trường hợp thông tin ĐKT của NNT đầy đủ, đúng thủ tục: bộ phận ĐKT xác nhận thông tin ĐKT; xác định thông tin CQT quản lý và thông tin về MLNS của NNT, cập nhật các thông tin trên vào “Khu vực dành cho cơ quan thuế” trên hệ thống ĐKT.Hệ thống ĐKT thực hiện cấp MSDN; truyền trả MSDN cho CQ ĐKKD.Trường hợp cơ quan ĐKKD chấp nhận cấp MSDN, hệ thống ĐKT tự động cập nhật toàn bộ thông tin của NNT vào CSDL của hệ thống ĐKT, đồng thời truyền dữ liệu của NNT lên trang thông tin điện tử chính thức của ngành Thuế

Đối với hồ sơ ĐKT nộp tại CQT: Hệ thống ĐKT tự động kiểm tra, đối chiếu các thông tin trên hồ sơ ĐKT đã nhập theo quy định tại Thông tư số 95/2016/TT-BTC Trường hợp thông tin ĐKT của NNT đầy đủ, hợp lệ: hệ thống ĐKT thực hiện cấp MST theo quy định tại Thông tư số 95/2016/TT-BTC

* Đăng ký Thuế * Kê khai Thuế * Nộp Thuế

* Hoàn Thuế giá trị

gia tăng đối với

Trang 28

* Kê khai thuế: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ hai mươi

của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với loại thuế khai và nộp theo tháng, là ngày thu 30 đối với trường hợp kê khai và nộp thuế theo quý doanh nghiệp phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế với cơ quan thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp Đối với doanh nghiệp kinh doanh kê khai thuế GTGT, nếu trong kỳ tính thuế không phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc doanh nghiệp đang thuộc diện được hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế thì doanh nghiệp vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định

* Nộp thuế: Doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn vào

ngân sách nhà nước, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo, quyết định của cơ quan thuế Trong kỳ tính thuế, nếu có số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra thì được khấu trừ vào kỳ tính thuế tiếp theo

* Chế độ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp

Các trường hợp hoàn thuế GTGT:

- Doanh nghiệp kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ được xét hoàn thuế nếu số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra liên tục từ liên tục từ12 tháng trở lên (thời điểm năm 2014)

- Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng

ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm (12 tháng) trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm

Trường hợp, nếu số thuế GTGT lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT

- Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư mới

Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới (trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán) cùng tỉnh, thành phố, đang trong giai đoạn đầu tư thì cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai riêng đối với dự án đầu tư và phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện

Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh

Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư

Trang 29

Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới mà chưa được khấu trừ hết nhỏ hơn 300 triệu đồng thì kết chuyển vào số thuế GTGT đầu vào của

dự án đầu tư của kỳ kê khai tiếp theo

Trường hợp cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới (trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán) tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế thì cơ sở kinh doanh lập hồ sơ khai thuế riêng cho

dự án đầu tư đồng thời phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện

Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh

Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư

- Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý t; rường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo

- Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá tr ị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá tr ị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết

- Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo

- Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng

- Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh Việc hoàn thuế GTGT thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh

Trang 30

- Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá tr ị gia tăng theo

điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

* Kiểm tra thuế, thanh tra thuế

Theo quy định trong Luật Quản lý thuế, Cơ quan thuế thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến NNT, đánh giá việc chấp hành pháp luật của NNT, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế Việc kiểm tra thuế được thực hiện tại trụ sở cơ quan thuế hoặc tại trụ sở của người nộp thuế Đối với doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng thì thanh tra định kỳ một năm không quá một lần hoặc thanh tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế

Căn cứ vào kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc

đề nghị người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế

Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, cơ quan quản lý thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm phối hợp với cơ quan điều tra trong việc thực hiện điều tra tội phạm về thuế theo quy định của pháp luật

Hệ thống thuế Việt Nam hiện nay đang thực hiện theo cơ chế tự khai, tự nộp

là cơ chế quản lý thuế tiên tiến, hiện đại, dựa trên ý thức tuân thủ tự giác của NNT Với việc áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thì cơ quan Thuế sẽ không phải can thiệp vào việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp mà tập trung nguồn lực cho công tác tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn để NNT có đủ năng lực thực hiện nghĩa vụ NSNN Đồng thời cũng tăng cường các biện pháp theo dõi giám sát, kiểm tra để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các hành vi phạm pháp luật thuế, tránh gây thất thu ngân sách nhà nước Cho nên công tác kiểm tra là công việc quan trọng trong quản lý thuế Công tác kiểm tra thuế phải sâu rộng, đảm bảo bao quát hết các khâu, các nguồn thu; phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế của NNT về việc đăng ký MST, giấy phép đăng ký kinh doanh, việc kê khai thuế, nộp thuế…

Ngoài ra cũng cần phải tăng cường công tác kiểm tra nội bộ ngành nhm chấn chỉnh kịp thời công tác quản lý thu, nâng cao kỷ cương, kỷ luật hành chính của cán bộ công chức thuế

* Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Trang 31

Hàng năm, cơ quan Thuế quản lý xây dựng chương trình, kế hoạch thu nợ thuế trên địa bàn; phân công cán bộ theo dõi, đôn đốc; thường xuyên thực hiện rà soát, đối chiếu các khoản nợ thuế để phân tích, phân loại và quản lý nợ thuế.

Doanh nghiệp có hành vi chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và bị

xử phạt 0,03% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp

Doanh nghiệp tự xác định số tiền phạt chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức xử phạt theo quy định Trường hợp doanh nghiệp không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền phạt chậm nộp thì cơ quan quản lý thuế xác định số tiền phạt chậm nộp và thông báo cho doanh nghiệp biết Trường hợp sau ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, doanh nghiệp chưa nộp tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho doanh nghiệp biết số tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp

Đối với doanh nghiệp nợ tiền thuế, tiền vi phạm pháp luật về thuế kéo dài quá chín mươi (90) ngày kể từ ngày hết thời hạn hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế hoặc doanh nghiệp còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bng các biện pháp: Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, yêu cầu phong toả tài khoản; Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt; Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ; Thu hồi mã số thuế; đình chỉ việc sử dụng hóa đơn Việc thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề được thực hiện theo quy định của pháp luật

* Xử lý khiếu nại, tố cáo về thuế

Doanh nghiệp có quyền khiếu nại đối với các hành vi hành chính của cơ quan thuế, công chức quản lý thuế, người được giao nhiệm vụ trong công tác quản lý thuế khi có căn cứ cho rng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình

Cơ quan quản lý thuế khi nhận được khiếu nại về việc thực hiện pháp luật về thuế phải xem xét, giải quyết trong thời hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo

Cơ quan quản lý thuế nhận được khiếu nại về việc thực hiện pháp luật về thuế

có quyền yêu cầu người khiếu nại cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc khiếu

Trang 32

nại; nếu người khiếu nại từ chối cung cấp hồ sơ, tài liệu thì có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại.

Cơ quan quản lý thu ph i hoàn tr s ti n thu , s ti n phế ả ả ố ề ế ố ề ạt thu không đúng cho NNT, bên th ba trong th i hứ ờ ạn mười lăm ngày, kể ừ t ngày nhận được quyết

định x lý cử ủa cơ quan quản lý thu c p trên hoế ấ ặc cơ quan có thẩm quy n theo quy ề

định c a pháp lu t ủ ậ

1.4 Các ch ỉ tiêu đánh giá công tác QL thuếGTGT

* Quản lý người nộp thuế

Về quản lý người nộp thuế cơ quan thuế: Cơ quan thuế thực hiện cấp mã số thuế cho tất cả các doanh nghiệp như vậy xu hướng tỷ lệ cấp mã số thuế trên tổng

số đối tượng nộp thuế tăng được coi là đạt yêu cầu và ngược lại

Tổng số NTT ra kinh doanh/ tổng số NNT được cấp mã số thuế = 100%

*Số nộp ngân sách

Hàng năm Chi cục thuế thành phố Phủ Lý được Cục Thuế tỉnh và hội đồng nhân dân thành phố giao dự toán thu ngân sách nhà nước như vậy tổng số thu đã nộp ngân sách nhà nước bng hoặc cao hơn dự toán giao đầu năm coi như là đạt yêu cầu và ngược lại

Tổng số đã nộp ngân sách/Tổng số thu được giao theo dự toán = 100% coi

như là đạt và ngược lại

*Số tiền thuế nợ

Hàng năm tính đến hết ngày 31 tháng 12 tổng số tiền thuế nợ trên tổng số tiền

đã nộp ngân sách trong năm đạt tỷ lệ theo quy định của nghành thuế chỉ còn 5% coi như là đạt và ngược lại

* Th i gian x ờ ửlý hồ sơ nộ p thu ế

Quy định c th vi c ti p nh n h ụ ể ệ ế ậ ồ sơ khai thuế ạ ết c điể t i ti m 2.2.1 m c I ph n ụ ầ

II quy trình qu n lý khai thu , n p thu và k toán thu ban hành kèm quyả ế ộ ế ế ế ết định s ố879/QĐ-TCT ngày 15/5/2015 c a t ng c c thu c th ủ ổ ụ ế ụ ể

Việc ti p nh n h ế ậ ồ sơ khai thuế được th c hi n t ng t i cự ệ ự độ ạ ổng thông tin điện

t t ng cử ổ ục thuế và thực hiện tr t ả ự động 2 thông báo cho người nộp thu , c ế ụthể:

- Thông báo bước 1:

+ Là thông báo v viề ệc cơ quan thuế “tiếp nh n h ậ ồ sơ khai thuế điện t cử” ủa ngườ ội n p thu ; ế

+ Do cổng thông tin điệ ử ổn t T ng cục thuế thực hiện, ki m tra và tr ể ảthông báo cho NNT gử ồ sơ khai thuế điệ ửi h n t

+ Th i gian tr ờ ả thông báo bước 1: ch m nh t 15 phút sau khi nhậ ấ ận được HSKT điệ ử ủn t c a ngư i n p thu ờ ộ ế

- Thông báo bước 2:

Trang 33

+ Là thông báo việc cơ quan thuế “chấp nh n/ không ch p nh n vi c n p h ậ ấ ậ ệ ộ ồ

sơ khai thuế điệ ửn t ” c a ngư i n p thu ủ ờ ộ ế

+ Th i gian tr ờ ả thông báo bước 2: trong vòng 1 ngày làm vi c k t ngày ệ ể ừ

Cổng thông tin điệ ửn t trả thông báo bước 1

1.5 Các nhân t nố ả h hưở ng đ ến công tác quản lý thu giá tr ế ị gia tăng

1.5.1 Các yếu tố bên trong

a Trình độ ủa đội ngũ cán bộ c thu ế

Trình độ quản lý của cơ quan thuế, đội ngũ cán bộ quản lý thuế giữ một vai trò cực kỳ quan trọng, là nhân tố quyết định đến sự thành bại của một hệ thống quản lý thuế Trình độ quản lý yếu kém, tổ chức bộ máy chưa khoa học, trình độ chuyên môn của cán bộ không cao sẽ dẫn đến hiệu quả quản lý thấp, vận dụng sai luật thuế

từ đó dẫn đến tình trạng NNT tìm cách lách luật hoặc dây dưa, nợ đọng, trốn nợ thuế Để nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý thu thuế thì việc lựa chọn, bố trí, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu công việc có vai trò rất quan trọng Chất lượng của quản lý thuế phụ thuộc vào trình độ cán bộ, việc

bố trí nhân lực các khâu để quản lý NNT trong quy trình một cách hợp lý

Tiêu chuẩn công chức quản lý thuế:

- Được tuyển dụng, đào tạo và sử dụng theo quy định của pháp luật về cán

bộ, công chức

- Có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nhiệm vụ đúng quy định của pháp luật, trung thực, liêm khiết, có tính kỷ luật, thái độ văn minh, lịch sự, tinh thần phục vụ tận tụy, nghiêm chỉnh chấp hành quyết định điều động và sự phân công công tác

- Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức chuyên sâu, chuyên nghiệp đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuế

Nghiêm cấm công chức quản lý thuế gây phiền hà, khó khăn cho NNT; thông đồng, nhận hối lộ, bao che cho NNT để trốn thuế, gian lận thuế; sử dụng trái phép , chiếm dụng, chiếm đoạt tiền thuế

Trong những năm qua, ứng dụng công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý thuế và đem lại những hiệu quả to lớn trong công cuộc hiện đại hóa công tác quản lý thuế, cải cách thủ tục hành chính thuế Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính thuế đã tiết kiệm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế và chi phí hành chính cho cơ quan thuế, nhờ đó giảm thiểu tương tác giữa cơ quan thuế và người nộp thuế, góp phần giảm tình trạng nhũng nhiễu gây phiền hà cho người nộp thuế

Trang 34

Ý thức được vai trò quan trọng của công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản lý và định hướng phát triển lâu dài của ngành Thuế, thời gian qua, Tổng cục Thuế đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người dân

Công t tuyên truy còn h ác ền ạnchế chưa th s hi qu t ngực ự ệu ả ới ười ộp n thuế Quy trình qu lý thu cho riêng s ản ế ắc thuế gi trị á gia t ng ch a có mà còn dùng ă ưchung với c sắc thu khác ế ác

1.5.2 Các yếu tố bên ngoài

a Chính sách thu ế

Thành công của hoạt động quản lý thuế GTGT phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố mà nhân tố đầu tiên phải kể đến đó là hệ thống chính sách thuế Để cho NNT tự giác chấp hành nghĩa vụ của mình, thì bản thân họ phải hiểu rõ về luật thuế đó, phải tự tính ra được

số thuế mà họ phải nộp và số thuế này nm trong khả năng đóng góp của họ Do đó, chính sách thuế và mỗi luật thuế phải có nội dung đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, mang tính phổ thông, phù hợp với trình độ chung của cả NNT và người quản lý và quan trọng là các mức thuế suất phải được tiến hành trên sự phân tích khoa học, toàn diện để tìm ra được những đáp số phù hợp nhất, sẽ tăng được tính hiệu quả của công tác quản lý thu thuế Chính sách thuế chính là căn cứ về mặt pháp luật để cơ quan thuế thực hiện việc thu thuế Nếu chính sách thuế còn nhiều kẽ hở, chưa bao quát hết các nguồn thu, một số quy định chưa cụ thể, rõ ràng có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau hoặc cách xác định thuế phức tạp và thuế suất cao thì sẽ là nguyên nhân thúc đẩy đối tượng nộp thuế trốn thuế hoặc liên kết với nhau tạo ra các hoạt động kinh tế giả để được giảm số thuế phải nộp hay được hưởng lợi từ thuế Mặt khác, chính sách thuế có tác động khá mạnh và hiệu quả tới nền kinh tế, song vẫn có những giới hạn nhất định, cho nên khi xây dựng chính sách không thể tùy tiện, phải rất thận trọng và cần phải tính toán được những tác động của chính sách khi ban hành Do đó, để thực hiện hoạt động quản lý thuế hiệu quả thì cần có những chính sách về thuế cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ và hợp lý

b Ý thc chấ p hành của người nộ p thu ế

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của các nhà kinh tế là tối đa hóa lợi nhuận Do vậy, họ luôn tìm cách để tăng tối đa lợi nhuận và giảm tối thiểu chi phí trong hoạt động SXKD của mình Với việc cho rng nộp thuế cho Nhà nước đã làm giảm đi quyền lợi vật chất mà lẽ ra họ được hưởng, cho nên vì lợi ích trước mắt và của riêng mình, họ luôn luôn có tư tưởng và hành động không tuân thủ pháp luật về thuế, tìm mọi cách để không phải nộp thuế hoặc nộp thuế với mức thấp nhất so với nghĩa vụ phải nộp theo quy định trong các luật thuế Vì thế, cơ quan quản lý thuế

Trang 35

cần tuyên truyền, phổ biến để mọi người hiểu một cách đúng đắn về việc nộp thuế,

từ đó nâng cao ý thức chấp hành luật thuế của NNT

c Khu vực địa lý

Thành phố Phủ Lý là đô thị trung tâm tổng hợp về kinh tế , chính trị và văn hóa – xã hội của tỉnh Hà Nam Phủ Lý nm trên Quốc lộ 1A , có tuyến đường sắt Bắc – Nam đi qua, là nơi gặp gỡ của 3 con sông (Sông Đáy, Sông Nhuệ và Sông Châu Giang), thuận lợi cả về giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt

Thành phố Phủ Lý cách Hà Nội 60 km về phía nam, cách thành phố Nam Định 30 km về phía tây bắc, cách thành phố Ninh Bình 33 km về phía bắc và cách thành phố Hưng Yên 22 km về phía tây nam Vị trí địa lý giúp cho thành phố Phủ

Lý có tầm quan trọng là đầu mối giao thông giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Nam đồng bng Sông Hồng và các tỉnh từ Thanh Hóa trở vào

- a Đị giới hành chính của thành phố tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp Huyện Duy Tiên;

- Phía Nam giáp huyện Thanh Liêm;

- Phía Đông giáp huyện Bình Lục;

- Phía Tây giáp huyện Kim Bảng

Theo Nghị quyết số 89/NQ CP ngày 23 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Duy Tiên, Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng , Thành phố Phủ Lý đã được mở rộng địa giới hành chính Hiện tại,Thành phố Phủ Lý có diện tích tự nhiên là 8.787,3 ha với 21 đơn vị hành chính cấp

-xã gồm 11 phường và 10 -xã, mật độ dân số năm 2014 là 1.577 người /km2

Với vị trí địa lý thuận lợi về giao thông và hệ thống kết cấu hạ tầng đang được đầu tư nâng cấp mở rộng, đây chính là tiềm năng và điều kiện hết sức thuận lợi để thành phố phát triển và liên kết chặt chẽ về kinh tế, văn hóa , xã hội , an ninh , quốc phòng với các địa phương xung quanh như Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên cũng như các tỉnh, thành phố trong cả nước , đặc biệt là với thủ đô Hà Nội

d S ph i h p c a các bên liên quan ự ố ợ ủ

Hiện nay sự phối hợp giữa các bên liên quan nhanh chóng thống qua ứng dụng công nghệ thông tin liên thông giữa cơ quan thuế với các bên như: Hải quan, kho bạc nhà nước, sở tài nguyên môi trường, ngân hàng

1.6 Kinh nghiệm quản lý thu thuế ngoài quốc doanh của một số huyện trong tỉnh Hà Nam

1.6.1 Kinh nghiệm của Cục thuế tỉnh Hà nam

Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế là khâu cuối cùng và là một trong những chức năng quan trọng trong công tác quản lý thuế của gành Thuế Nhận thức được n

Trang 36

tầm quan trọng của công tác quản lý thuế GTGT, trong những năm gần đây Cục Thuế tỉnh Hà Nam đã và đang tích cực thực hiện nhiều biện pháp đẩy mạnh công tác thu thuế, trong đó chú trọng đặc biệt tới công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế

nợ thuế GTGT Nhờ vậy đã góp phần tạo nguồn lực tài chính ổn định để Nhà nước thực hiện các chính sách cân đối vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội Tuy nhiên, kết quả thu ngân sách so với tiềm lực kinh tế của tỉnh vẫn còn chưa tương xứng, vẫn còn tình trạng thất thu, nợ đọng thuế, chiếm dụng tiền thuế tại một số lĩnh vực, địa bàn Sự phốihợp giữa các ngành chức năng với cơ quan quản lý thu có lúc, có nơi chưa thường xuyên, chặt chẽ, tích cực Tình trạng đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, lậu thuế vẫn còn xảy ra dưới nhiều hình thức và ngày càng tinh vi, phức tạp Trước tình hình như vậy, Cục Thuế tỉnh Hà Nam đã nhanh chóng triển khai thực hiện chỉ thị của UBND tỉnh về việc đẩy mạnh công tác quản lý thu, chống thất thu

và giảm nợ đọng thuế

Cục Thuế tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tốt các biện pháp đôn đốc thu nợ, phân loại các khoản nợ thuế để thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định Kiên quyết thực hiện biện pháp cưỡng chế theo quy định đối với các trường hợp cố tình nợ thuế, đôn đốc thu dứt điểm các khoản nợ cũ, hạn chế phát sinh các khoản nợ mới Chỉ đạo các đơn vị trong ngành thu dứt điểm số còn phải thu theo kết luận của cơ quan Thanh tra và Kiểm toán Nhà nước Kết quả số nợ thuế thu được của các năm như sau: năm 2014 thu nợ được 78.218 triệu đồng; năm 2015 thu nợ được 128.079 triệu đồng, năm 2016 thu nợ được 55.869 triệu đồng

Tuy nhiên, một thực tế hiện nay mà cơ quan thuế buộc phải chấp nhận là tình trạng nợ đọng thuế Bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, ý thức chấp hành pháp luật thuế tốt thì còn một số doanh nghiệp nợ đọng, dây dưa không chịu nộp thuế, dẫn đến tỷ lệ tổng số nợ thuế GTGT so với tổng số thu thuế GTGT vào NSNN còn tương đối cao Số nợ thuế GTGT đã giảm dần nhưng số tuyệt đối vẫn cao, năm 2015 còn nợ 23.504 triệu đồng/ tổng nợ 32.777 triệu đồng (chiếm 72% trên tổng nợ)

Trang 37

Bảng 1.1: Tình hình nợ đọng thuế của các DN giai đoạn 2014-2016

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp phân loại nợ thuế Cục Thuế tỉnh Hà Nam)

Trước thực tế này để giảm thiểu tối đa số nợ thuế của NNT, cơ quan Thuế đã

- tổ chức rà soát, đối chiếu, kiểm tra, phân loại các khoản nợ thuế, xoá bỏ những khoản nợ không có thực do hạch toán nhầm, trùng lắp

- áp dụng các biện pháp xử lý phạt nộp chậm Tăng cường triển khai các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ theo quy định của Luật quản lý thuế như đôn đốc qua điện thoại, ra thông báo nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế

- đặc biệt từ năm 2007 hệ thống quản lý nợ chuyên trách đã được thành lập, thực hiện công tác thu nợ thuế theo mô hình chức năng đã tạo ra những thuận lợi cho việc triển khai các biện pháp quản lý thu nợ trên địa bàn bng việc theo dõi, quản lý nợ có hệ thống, công tác phân loại nợ được thực hiện tốt hơn Do đó nợ đọng thuế đã được giảm dần, đến cuối năm 2016 nợ thuế chỉ chiếm 3% trên tổng thu NSNN của tỉnh

1.6.2 Kinh nghiệm về công tác thu thuế của Chi cục thuế huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo về nghiệp vụ chính sách của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục Thuế Hà Nam, sự chỉ đạo thường xuyên của Thường vụ huyện ủy, HĐND, UBND huyện Kim Bảng và sự phối kết hợp của các ban ngành,

sự đồng thuận của nhân dân, sự đóng góp của các DN, cùng với sự vươn lên không ngừng của cán bộ công nhân viên toàn CCT, công tác quản lý thuế đã đạt được những kết quả khá tốt

Trang 39

Qua số liệu (Bảng 1 ) cho thấy: Chỉ tiêu thu nộp NSNN ở Chi cục từ năm 2

2014 đến năm 2016 liên tục tăng Trong đó Công tương nghiệp ngoài quốc doanh - năm 2016 đat tỷ lệ 104,1% so với năm 2015, tăng 137.07% so với năm 2014 Năm

2016 các khoản thu khác tăng cao như các khoản thu về thuế Thu nhập cá nhân, thuế trước bạ và cấp quyền khai thác khoáng sản, cho ta thấy thu nhập của người nộp thuế ngày dần tăng cao, tỷ lệ người nộp thuế TNCN nhân tăng, nhu cầu về phương tiện đi lại cũng tăng cao hơn

Kết quả trên cho thấy Chi cục thuế huyện Kim Bảng đã tổ chức tốt công tác hành thu đạt chỉ tiêu ngân sách của Cục thuế Tỉnh Hà Nam và huyện Kim Bảnggiao Mức động viên vào ngân sách nhà nước hàng năm đều tăng, đặc biệt là năm

2016 Chi cục đạt thu NSNN trên 240 tỷ đồng Nguồn thu chủ yếu tập trung vào các khoản thu thuế từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và các biện pháp tài chính khác: Tiền thuê đất; thuế Thu nhập cá nhân; Lệ phí trước bạ; Phí, lệ phí và các khoản thu cố định tại phường, xã Đây là nguồn thu ổn định hàng năm, ít biến động

và nếu quản lý tốt sẽ khích thích sản xuất phát triển, bồi dưỡng nguồn thu và tăng thu ngân sách

Với kết quả đó chứng tỏ tình hình thu NSNN từ thuế ở Chi cục trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực đáp ứng cho nhiệm vụ chi tiêu ngày càng tăng trong quá trình phát triển chung của huyện Bên cạnh đó trong những năm qua, công tác quản lý thuế của Chi cục huyện Kim Bảng cũng đã góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống xã hội, khuyến khích DN đầu tư đổi mới tài sản cố định, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, lấy lại đà tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao cho thành phố

1.6.3 Bài học kinh nghiệm quản lý thuế giá trị gia tăng đối với Chi cục thuế thành phố Phủ Lý

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của Cục thuế tỉnh Hà Nam và Chi cục thuế huyện Kim Bảng có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về quản lý thuế GTGT cho Chi cục thuế thành phố Phủ Lý như sau:

- Thuế GTGT là một loại thuế có nhiều ưu điểm cần nghiên cứu áp dụng nhm góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển theo cơ chế thị trường,

mở rộng kinh tế đối ngoại, tạo nguồn thu ổn định và phát triển cho Ngân sách quốc gia Nhưng không thể và không nên áp dụng thí điểm thuế GTGT trong phạm vi hẹp

ở một số nghành và một số đơn vị

- Nội dung chính sách thuế GTGT ban hành phải được nghiên cứu kỹ, qui định

cụ thể làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện được rõ ràng, thống nhất Phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của thuế GTGT với sự vận dụng và qui định phù hợp với từng nước

- Củng cố chế độ hoá đơn, chứng từ, hạch toán, kế toán, nhưng không thể đợi

Trang 40

đến lúc thực hiện đầy đủ hoá đơn chứng từ mới áp dụng GTGT, vì việc áp dụng GTGT cũng thúc đẩy việc sử dụng hoá đơn chứng từ

- Cần làm tốt công tác tuyên truyền và hướng dẫn chế độ thuế này để mọi đối tượng, mọi người đều hiểu và thực hiện đúng

- Công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý thuế GTGT cho cán bộ thuế phải được quan tâm và chuẩn bị trước

- Phải từng bước hiện đại hoá trang thiết bị công cụ quản lý thuế, trong đó trang bị hệ thống máy vi tính là quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế nói chung, và thuế GTGT nói riêng

- Đồng thời với việc ban hành thuế GTGT cần sửa đổi hệ thống thuế đồng bộ nhm xác định rõ phạm vi , mục tiêu điều chỉnh của từng loại thuế (thuế xuất nhập khẩu, thuế TTĐB ) Mức thuế và chính sách thuế cần có tính ổn định không nên thay đổi luôn

- Cần nhận thức đúng và đầy đủ tác động có thể xẩy ra trong giai đoạn đầu áp dụng GTGT để có phương án xử lý, trong đó vấn đề điều hành Ngân sách, quản lý giá cả là vấn đề quan trọng

Ngày đăng: 22/01/2024, 16:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w