1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Các Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu của bạn trẻ

9 3,5K 68

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 23,41 KB

Nội dung

Trong quá trình học tập của sinh viên bao giờ cũng có tự học. Trong tự học, sinh viên thường có nhiều khúc mắc nhưng đó lại là động lực thúc đẩy sinh viên tư duy để tìm tòi, nghiên cứu khoa học. Việc nghiên cứu khoa học dĩ nhiên tác động trở lại việc học và có phát triển tự học lên đến nghiên cứu khoa học thì mới có thực tiễn để hiểu sâu mối quan hệ giữa tư duy độc lập và tư duy sáng tạo. Như vậy, tự học và tự nghiên cứu chính là hai quá trình có sự tác động, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Quá trình tự học nảy sinh những vấn đề tự nghiên cứu. Ngược lại, kết quả của quá trình nghiên cứu đó sẽ giúp cho việc xác định hiệu quả của quá trình tự học của sinh viên.

Bài 2: KỸ NĂNG TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU 1.Khái niệm và vai trò của tự học, tự nghiên cứu 1.1. Khái niệm tự học, tự nghiên cứu - Khái niệm tự học Trong tập bài giảng chuyên đề “Dạy tự học cho SV trong các nhà trường Trung học chuyên nghiệp và Cao đẳng, Đại học”, GS – TSKH Thái Duy Tuyên viết: “Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh,phân tích, tổng hợp…)cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học”. Thực chất tự học là một quá trình học tập, một quá trình nhận thức không trực tiếp có giáo viên. Đó là "lao động khoa học", vất vả hơn nhiều so với quá trình học có thầy bởi vì người học phải tạo cho mình cách học và sử dụng hợp lý các điều kiện, hình thức, phương tiện học tập để đạt được kết quả mong muốn. - Khái niệm tự nghiên cứu Về khái niệm tự nghiên cứu, tác giả Diệp Thị Thanh – Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Đà Nẵng) cho rằng: Đây là quá trình “người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ mới đối với người học) và tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thô có tính chất cá nhân”. Trong quá trình học tập của sinh viên bao giờ cũng có tự học. Trong tự học, sinh viên thường có nhiều khúc mắc nhưng đó lại là động lực thúc đẩy sinh viên duy để tìm tòi, nghiên cứu khoa học. Việc nghiên cứu khoa học dĩ nhiên tác động trở lại việc học và có phát triển tự học lên đến nghiên cứu khoa học thì mới có thực tiễn để hiểu sâu mối quan hệ giữa duy độc lập và duy sáng tạo. Như vậy, tự học và tự nghiên cứu chính là hai quá trình có sự tác động, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Quá trình tự học nảy sinh những vấn đề tự nghiên cứu. Ngược lại, kết quả của quá trình nghiên cứu đó sẽ giúp cho việc xác định hiệu quả của quá trình tự học của sinh viên. 1.2. Vai trò của tự học, tự nghiên cứu Tự học, tự nghiên cứu có ý nghĩa, vai trò to lớn đối với bản thân sinh viên và đối với chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học - đào tạo trong nhà trường. Tự học, tự nghiên cứu là phương pháp, cách thức cơ bản để lĩnh hội kiến thức. Phương hướng chủ yếu của trường cao đẳng, đại học trong giai đoạn này là nhanh chóng biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo mà thực chất là làm cho sinh viên tự hoàn thiện và làm phong phú thêm vốn tri thức bằng sự nỗ lực tự học, tự nghiên cứu. Sinh viên cao đẳng, đại học, học phương pháp là chủ yếu. Thầy cô giáo đóng vai trò là những người hướng dẫn học tập. Các giờ lên lớp, thầy, cô chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản nhất và chỉ dẫn tài liệu cho sinh viên. Việc học tập của sinh viên là phải tự học, tự nghiên cứu. Tự học, tự nghiên cứu giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời. Mỗi sinh viên ra trường đều muốn có một công việc ổn định và hoàn thành tốt công việc của mình nhưng chuẩn bị tốt cho việc đó là làm tốt phần việc của ngày hôm nay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Xã hội ngày càng phát triển càng cần có những con người toàn diện, qui luật khắc nghiệt của cuộc sống sẽ đào thải những ai không theo kịp, tụt hậu so với nó. Sinh viên sau khi tốt nghiệp, họ phải đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội tri thức. Họ cần có tiềm năng để học tập, nghiên cứu (tiềm năng này dựa trên đào tạo chuyên môn) kết hợp duy phê phán, giải quyết vấn đề, có năng lực đổi mới duy và học lại trong suốt cuộc đời. Tự học, tự nghiên cứu còn có vai trò to lớn trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho sinh viên. Việc tự học, tự nghiên cứu rèn luyện cho sinh viên thói quen độc lập suy nghĩ, độc lập giải quyết vấn đề khó khăn trong nghề nghiệp, sáng tạo trong cuộc sống, giúp cho họ tự tin hơn trong việc lựa chọn cuộc sống cho mình. Hơn thế, tự học thúc đẩy sinh viên lòng ham học, ham hiểu biết, khát khao vươn tới những đỉnh cao của khoa học, sống có hoài bão, ước mơ. Qua đó có thể nói rằng tự học của sinh viên không chỉ là một nhân tố quan trọng trong lĩnh hội tri thức mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhân cách sinh viên. Do vậy, mỗi sinh viên hãy xây dựng cho mình một thói quen, một phương thức tự học, tự nghiên cứu thích hợp nhất. 2. Các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cần thiết 2.1. Kỹ năng tự học - Lập kế hoạch học tập Trên cơ sở mục tiêu, nội dung, chương trình môn học vào đầu mỗi học phần, sinh viên lập kế hoạch học tập sao cho kế hoạch đó phù hợp với điều kiện, khả năng của mình. Kế hoạch có thể điều chỉnh khi điều kiện thay đổi. Mọi kế hoạch phải được xây dựng trên những mục tiêu cụ thể và hoàn toàn phấn đấu thực hiện được. Do đó trong kế hoạch phải có sự phân biệt rõ việc chính việc phụ, việc làm ngay và việc sẽ phải làm. Sinh viên cần chú ý cách sử dụng thời gian để khỏi bị động trước khối lượng các môn học và các công việc khác. Thời gian học ở nhà, thời gian lên thư viện đọc tài liệu, thời gian trao đổi nhóm, thời gian làm đề cương ôn tập cần được bố trí một cách khoa học, theo tiến độ học tập các môn học. - Nghe giảng và ghi bài trên lớp Kĩ năng nghe giảng và ghi chép góp phần không nhỏ vào kết quả học tập của sinh viên. Mỗi người có khả năng nghe và ghi chép không giống nhau ở những môn học khác nhau. Mỗi người đều phải tự mình rèn luyện thói quen ghi chép để có thể có được những thông tin cần thiết về môn học để phục vụ quá trình tự học, tự nghiên cứu. Hiện nay, sinh viên vẫn có thói quen học thụ động, nhiều sinh viên vẫn chỉ chờ giảng viên đọc mới có thể ghi chép được nội dung bài học. Như vậy, đòi hỏi sinh viên phải tập trung tưởng cao độ để có khả năng lĩnh hội vấn đề đầy đủ. Để ghi chép kết hợp được với quá trình nghe giảng đem lại hiệu quả cao cho quá trình lĩnh hội kiến thức trên lớp, ngay từ buổi học đầu tiên, trên cơ sở phương pháp giảng dạy của mình giảng viên phải hướng dẫn sinh viên cách ghi chép. Phải yêu cầu sinh viên rèn luyện để có khả năng huy động vốn từ, sử dụng tốc độ ghi chép nhanh bằng các hình thức viết tắt, gạch chân, tóm lược bằng sơ đồ hình vẽ những ý chính, các luận điểm quan trọng mà giảng viên nhấn mạnh, lặp lại nhiều lần là điều vô cùng cần thiết. - Tự học bài ở nhà Tự học ở nhà sinh viên cần vận dụng, phân tích, tổng hợp và bình luận đánh giá từng kiến thức. Từ đó có cách duy logic, duy trừu tượng, duy sáng tạo trong mối quan hệ hệ thống của các kiến thức. Khi nghiên cứu một vấn đề, cần bắt đầu từ những khái niệm, các nội dung chính, từ đó đi vào những nội dung cụ thể. Sinh viên có thể vận dụng phương pháp “Cây kiến thức” để biết cách hệ thống kiến thức và đặt ra những câu hỏi xoay quanh chủ đề. - Học nhóm Cùng với việc tự học một mình, tùy theo từng môn học, sinh viên có thể tham gia học nhóm. Sinh viên cần thảo luận, nêu vấn đề phản biện, học cách giao tiếp, cách trình bầy diễn giải bằng lời, cách thuyết phục, cách quản lý và tổ chức từ một nhóm nhỏ học tập đến một hội thảo đông đảo, cách tham khảo trí tuệ của bạn học Khi học nhóm, mỗi sinh viên cần nêu cao tinh thần tự giác, lắng nghe, hợp tác với các thành viên khác. - Đọc sách Thứ nhất, tìm nguồn sách, tài liệu. Đây là bước quan trọng đầu tiên khi đọc sách. Sinh viên xác định những yêu cầu về chủ đề, nội dung cần đọc để tìm nguồn sách, tài liệu phù hợp để đọc. Thông thường, trong giáo trình cũng như sau các bài giảng của giảng viên đều đã nêu lên danh mục những tài liệu bắt buộc phải tham khảo. Song không phải lúc nào cũng có sẵn và có một cách đầy đủ, cập nhật. Vì vậy, sinh viên phải biết cách tìm nguồn sách, tài liệu qua sự gợi ý, chỉ dẫn của giáo trình và của giảng viên đồng thời phải chủ động tìm thêm những sách, tài liệu liên quan tới chủ đề, nội dung cần đọc. Thứ hai, cách đọc. Đọc sách- đó là cách học tập tốt nhất. Nhưng sách chỉ bổ ích với những người nào biết cách đọc. Có nhiều cách đọc sách: Đọc lướt, đọc nhanh để nắm bắt được nội dung cơ bản của cuốn sách; đọc chậm, đọc kỹ để thông hiểu, ghi nhớ thông tin và đào sâu nghiên cứu… Tuỳ theo nội dung, tính chất của cuốn sách và mục đích đọc mà hướng dẫn sinh viên lựa chọn cách đọc cho phù hợp. Song khi đọc sách điều đầu tiên là hiểu và nắm vững nội dung đã học. Tiếp đó là suy nghĩ về những điều đã học, ghi chép những điều gì cần ghi nhớ và xem cuốn sách vừa đọc có những điều gì mới mẻ. Thứ ba, cách ghi chép lại những điều cần thiết khi đọc sách. Chúng ta tiếp thu và nhớ được những điều đã học một cách dễ dàng hơn nếu ta vừa đọc vừa ghi chép, nhận xét hoặc viết tóm tắt. Có thể ghi chép bằng nhiều cách, tuỳ theo mục đích ghi và tính chất của cuốn sách: Một là, chép nguyên văn hay đánh dấu lại (gạch dưới, đóng khung…) những điều lí thú nhất, quan trọng nhất, cần thiết nhất để nhớ hoặc để sau này dùng đến khi trích dẫn. (khi ghi chép những đoạn dùng để trích dẫn bao giờ cũng cần chú ý ghi rõ: Tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang…). Hai là, ghi chép theo kiểu luận đề, nghĩa là dưới dạng những lập luận ít nhiều có tính chất kết luận, diễn đạt được những tưởng chính của tác giả trong các phần, các chương, các mục. Ghi chép dưới dạng này đòi hỏi sự biên tập lại một cách sáng tạo lời lẽ của sách và giúp cho chúng ta hiểu biết một cách thấu đáo. Đây là cách ghi hay nhất, vì nó vừa dễ diễn đạt được ý của tác giả vừa có thể phản ánh được ngay cả quan điểm, thái độ của người đọc sách đối với những ý kiến của tác giả. Ba là, ghi chép những vấn đề đọc được theo hệ thống nội dung trình bày trong sách ở dạng tóm tắt. Nghĩa là, rút gọn nội dung mấy trang trong mấy câu, một chương trong mấy trang, tuỳ theo yêu cầu và trình độ của người đọc. Cách ghi này đơn giản, nhưng việc tiếp thu nội dung có tính thụ động nhiều hơn, tính chất sáng tạo có yếu hơn. Bốn là, tự vẽ một sơ đồ lô gíc hay dàn bài, mô hình sau khi đọc (theo ý của mình). Điều này giúp chúng ta dễ ghi nhớ và vận dụng sau này. Dù bằng hình thức nào thì ghi chép cũng phải rõ ràng, đầy đủ, chính xác, phản ánh được các ý chính của sách và có thái độ trung thực khoa học khi sử dụng. Thứ tư, duy khi đọc Đọc để học không phải là đọc cho vui, cho biết mà đọc để hiểu, để ghi nhớ, để phân tích, tổng hợp và vận dụng. Bởi vậy, khi đọc phải biết tập trung tưởng để suy nghĩ về những điều đã đọc. Phần lớn, những tài liệu, giáo trình đều cung cấp thông tin, chuyển tải những nội dung cơ bản đến người học. Nếu người đọc không biết vận dụng cácnăng duy, cố gắng hồi ức liên tưởng, tìm ra ý nghĩa đằng sau mỗi “con chữ” trong sách thì không thể thu nhận và hiểu được ý nghĩa nội dung của tài liệu. Sinh viên hiện nay thường có thói quen là chỉ đọc những gì được trình bày trên trang sách và cố gắng “đọc hiểu” nó, tuân theo sách vở một cách xuôi chiều, chưa biết liên hệ hoặc xem xét nó một cách có phê phán. Muốn làm được điều này, khi đọc sinh viên cần gắn liền với việc “tìm” và “phát hiện” những ý tưởng chủ đạo, cốt lõi; chắt lọc những điều quan trọng của sách; biết chất vấn văn bản (đặt câu hỏi); biết xem xét nó một cách có phê phán; biết bổ sung văn bản; biết phân tích văn bản, liên hệ nó với hiện tượng khác và tổng quan văn bản. Thứ năm, trình bày lại nội dung sau khi đọc sách. Đọc sách với cây bút trong tay cũng như duy khi đọc sách là một trong những cách đọc có hiệu quả, song nếu sinh viên biết trình bày lại nội dung của sách thì điều đó mang lại hiệu quả hơn nhiều. Bởi vì, chỉ khi nào sinh viên nắm bắt, ghi nhớ được thông tin, thông hiểu nội dung của sách thì mới có thể trình bày lại được nội dung của sách. Việc trình bày có thể dưới dạng văn viết hoặc diễn đạt bằng văn nói. Giảng viên yêu cầu sinh viên trình bày bằng một báo cáo tổng quan, một bản tóm tắt những nội dung chính, một sơ đồ khái niệm, một lời giải đáp cho một câu hỏi …Nếu sinh viên thực hiện được yêu cầu này một cách thường xuyên, liên tục sẽ nâng cao được khả năngkỹ năng đọc sách. - Tìm kiếm thông tin trên internet: Internet được gọi là thư viện lớn nhất trên thế giới. Một bộ sưu tập toàn cầu với các mạng máy tính gắn kết với nhau. Trên Internet, bạn có thể đọc phiên bản mềm của các tạp chí, báo nổi tiếng trên thế giới. Bạn cũng có thể tiến hành thăm quan các thư viện lớn nhất Châu Âu, có được những bản in mới nhất của CNN và Reuters. Bạn có thể tiếp cận thông tin của các chính phủ và các tập đoàn lớn. Bạn có thể kiểm tra giá chứng khoán trên thị trường, tìm kiếm tất cả những số liệu về các chủ đề liên quan đến mặt trời. Mỗi địa chỉ trên mạng Internet đều có rất nhiều liệu. Chọn được từ khóa để tìm trên mạng sẽ giúp bạn tìm được liệu tham khảo có liên quan. Bạn có thể ghi chép, in lại, để tham khảo. Phương pháp này rất tốt vì liệu trên mạng bao giờ cũng mới hơn liệu đã in thành sách - Chọn lọc, sử dụng vốn kiến thức cũ để học kiến thức mới Muốn nhận thức kiến thức mới có hiệu quả bắt buộc phải liên hệ các kiến thức cũ, các kiến thức khoa học liên ngành khác làm cơ sở cho hoạt động duy của sinh viên. Kỹ năng này thúc đẩy quá trình nhận thức kiến thức mới cũng như việc tự học của sinh viên. Để làm được điều này, có thể tiến hành theo các cách sau: + Khi học các kiến thức mới cần phải tái hiện những kiến thức cũ có liên quan để làm sáng tỏ các kiến thức mới; + Kiến thức cũ có thể là những tình huống giáo dục thường gặp trong thực tế đã nhận biết được. Dùng kiến thức này để chứng minh cho các kiến thức mới đang lĩnh hội; + Dùng kiến thức có trước kết hợp với các kiến thức mới tiếp theo để hình thành những vấn đề nghiên cứu và giải quyết những vấn đề đó. 2.2. Kỹ năng tự nghiên cứu Thứ nhất, cách chọn vấn đề: Trước khi nghiên cứu một vấn đề sinh viên cần biết chọn vấn đề theo ý nghĩa khoa học hay ý nghĩa thực tiễn; vấn đề theo sở thích hay theo hệ thống nghiên cứu của thày, của bạn Giảng viên sẽ là người hướng dẫn cho sinh viên lựa chọn vấn đề phù hợp. Thứ hai, cách nghiên cứu vấn đề: sinh viên xây dựng đề cương nghiên cứu; thu thập liệu; viết tổng quan; phân tích, tổng hợp và bình luận đánh giá các tài liệu thu thập được và đề xuất phương hướng giải quyết vấn đề Thứ ba, cách giải quyết vấn đề: Khi giải quyết vấn đề cần chọn lọc phương pháp giải quyết vấn đề, các bước cần thiết triển khai giải quyết vấn đề, các thử nghiệm giải quyết vấn đề, cách kiểm tra đánh giá kết quả giải quyết vấn đề. 3. Thực hành: Nội dung giảng viên tự chọn . Bài 2: KỸ NĂNG TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU 1.Khái niệm và vai trò của tự học, tự nghiên cứu 1.1. Khái niệm tự học, tự nghiên cứu - Khái niệm tự học Trong tập bài giảng chuyên đề “Dạy tự học cho. hãy xây dựng cho mình một thói quen, một phương thức tự học, tự nghiên cứu thích hợp nhất. 2. Các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cần thiết 2.1. Kỹ năng tự học - Lập kế hoạch học tập Trên cơ sở mục tiêu,. tự nghiên cứu Tự học, tự nghiên cứu có ý nghĩa, vai trò to lớn đối với bản thân sinh viên và đối với chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học - đào tạo trong nhà trường. Tự học, tự nghiên cứu

Ngày đăng: 23/06/2014, 23:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w