1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐẠO HIẾU TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI NAY

18 836 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 58,97 KB

Nội dung

Một bài nghiên cứu toàn cảnh về thực trạng CHỮ HIẾU trong xã hội Việt Nam ngày nay, cũng như các giải pháp ứng dụng cụ thể nhằm giải quyết thực trạng. Đạo Hiếu là một trong những nền tảng cơ bản tạo nên tinh hoa văn hóa Việt Nam. Ngày nay, cái gốc cơ bản đó đang bị bật rễ ra sao? Tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam đang bị băng hoại như thế nào?

Đạo Hiếu Trong Hội Việt Nam Ngày Nay. Luận văn tốt nghiệp Hoàng Thị Phương Giang 25.11.2013 1 NỘI DUNG DẪN NHẬP ……………………………………… Tr. 3 I. Vị trí của chữ Hiếu trong hội Việt Nam xưa ……………………… 3 A. Nguồn gốc chữ Hiếu ……………………… 4 B. Vai trò của chữ Hiếu trong hội Việt Nam xưa……………………… 5 II. Gía Trị Chữ Hiếu trong hội Việt Nam ngày nay ……………………… 7 A. Chữ Hiếu đang dần mất giá trị ……………………… 7 B. Chữ Hiếu đang dần bị lãng quên trong đời sống cộng đồng ngày nay …………… 5 III. Phương Thức Duy Trì Chữ Hiếu Trong Hội Việt Nam Tương Lai …………12 A. Chiến lược giáo dục của hội ………………. 12 B. Chiến lược răn đe của pháp luật ………. 15 KẾT LUẬN …………………………………… 16 THƯ MỤC …………………………………… 18 2 DẪN NHÂP: Trên trang báo điện tử Văn Hóa Nghệ An, đăng ngày thứ năm 30/9/2010, tác giả Trần Quang Đại trong bài “ ” có nhận xét như sau: Nhiều cụ đã chua chát ví cuộc đời mình như quả chanh, con cháu hè nhau vắt hết nước là lạnh lùng vứt bã! Nhiều kẻ bạc bẽo với cha mẹ khi đau yếu, nhưng lại tổ chức mừng thọ, điếu phúng linh đình, xây mồ mả “ hoành tráng” để thu lợi lộc, khoe khoang. Những câu chuyện như thế không còn là cá biệt nữa, như đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo mạnh mẽ cho sự suy đồi đạo Hiếu ngày nay  Thật vậy, Hiếu, trước nay được coi như nền tảng đạo đức cơ bản trong văn hóa Việt Nam. Nhưng giá trị của chữ Hiếu trong hội ngày nay lại đang dần mất giá trị. Vậy hội nhìn nhận đánh giá thế nào về vấn đề này? Trong bài viết này sẽ trình bày nguồn gốc của đạo Hiếu trong truyền thống văn hóa Việt Nam, nêu lên tình trạng xuống cấp của việc giữ đạo Hiếu ngày nay và những phương cách duy trì đạo làm con trong văn hóa nước ta. I. Vị trí chữ Hiếu trong hội Việt Nam xưa. Có lẽ không một người con đất Việt nào lại không quen thuộc với câu ca dao này: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo Con. Với thể loại ca dao tục ngữ Việt Nam, không nhiều người biết rõ nguồn gốc lịch sử của chúng ra sao nhưng hẳn nhiên ý nghĩa thì biết tỏ tường. Đạo Hiếu trong văn hóa nước ta cũng vậy. Không ai biết nguồn gốc khai sinh ra tư tưởng này có ngày tháng năm nào nhưng có thể phỏng đoán thời kỳ hình thành nó trong giai đoạn nào của lịch sử dân tộc, thông qua nghiên cứu một số bằng chứng. A. Nguồn gốc chữ Hiếu. 1 Đại Quang Trần. "Văn Hóa Nghệ An online http: vanhoanghean.com. Truy cập ngày 15/11/2013. 3 Trong  tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thơ, phó trưởng khoa trường Đại học KHXH&NV viếtnhư sau: Không có bộ sách sử nào ghi rõ truyền thống hiếu đạoViệt xuất hiện từ lúc nào, trong hoàn cảnh nào. Song, đứng ở cách tiếp cận liên ngành, chúng ta vẫn có thể xác định sự tồn tại của truyền thống hiếu đạoViệt muộn nhất là từ thời Văn Lang – Âu Lạc. Thời ấy, hội chuyển dần từ chế độ mẫu hệ sang phụ hệ, cấu trúc gia đình hạt nhân dần hoàn thiện, các quan hệ luân lý được củng cố (có thể thấy qua mô típ hoa văn trên bề mặt trống Đông Sơn (như nhà sàn Đông Sơn với bộ ba cha - mẹ - con, ba con nai - xem thêm Trần Ngọc Thêm [2001]). Phạm Đức Dương [2000: 63], từ lúc cư dân Việt cổ chuyền từ vùng trung du xuống khai thác đồng bằng châu thổ cũng là lúc mô hình gia đình lớn nhiều thế hệ thuộc chế độ mẫu hệ bị giải thể và “vỡ vụn ra thành các gia đình hạt nhân” 2 . Củng cố vững chắc cho nghiên cứu trên về giai đoạn hình thành đạo Hiếu trong văn hóa Việt tồn tại từ thời Văn Lang – Âu Lạc; là những dấu tích về khảo cổ học như là các hình vẽ trang trí hoa văn trên Trống Đồng Đông Sơn, các hình vẽ trên các bức vách trong các hang đá hay nghiên cứu của các nhà khoa học về tục thờ cúng tổ tiên đã có ở cộng đồng Bách Việt trong đó có tổ tiên Lạc Việt của Việt Nam 3 Bên cạnh đó, cũng trong bài nghiên cứu  của tiến sỹ Nguyễn Ngọc Thơ có viết như sau: Xét trên khía cạnh thực tiễn hội, tổ tiên người Việt Nam thời Văn Lang – Âu Lạc là các cư dân nông nghiệp lúa nước, sống theo quy mô làng nông thôn với tinh thần cộng đồng cao do phải thường xuyên đối phó với những khắc nghiệt của môi trường tự nhiên (lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh) và mội trường hội (trộm cướp, ngoại xâm). Quan hệ cộng đồng hội ấy có mối quan hệ gia đình hạt nhân làm nền tảng, trong đó mối quan hệ luân lý giữa các thế hệ theo thời gian vẫn là trụ cột. Đạo hiếu hình thành trên cơ sở ấy và tồn tại trước khi tư tưởng Nho gia thâm nhập sâu rộng vào Việt Nam 4 . 2 Thơ Ngọc Nguyễn. "Văn Hóa Học online. http: vanhoahoc.com. Truy cập 15/11/2013. 3 Thơ Ngọc Nguyễn, Ibid. 4 Thơ Ngọc Nguyễn, Ibid. 4 Và những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết dân gian lưu truyền cũng là một bằng chứng thêm cho sự khẳng định trên. Các câu chuyện trong các đời vua Hùng như Sự tích Bánh Chưng-Bánh Dầy ( các hoàng tử làm lễ vật dâng lên Hùng Vương), sự tích Quả Dưa Hấu (Mai An Tiêm bị đày đi đảo hoang vì bị vu oan nhưng vẫn tuân mệnh vì Hiếu), chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy ( An Dương Vương giết Mỵ Nương vì bất hiếu, bất trung), chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh, chuyện Chử Đồng Tử - Tiên Dung ( Chử Đồng Tử chôn cha bằng mảnh khố duy nhất trong nhà) Như vậy, đạo Hiếu Việt Nam được kể như khởi nguồn từ thời các đời vua Hùng với nhà nước Văn Lang cho đến nay. Nhưng tính chất của “ !"# $%&' (( )#"*+,-./ .01 2  Với cơ sở lý luận bên trên, Hiếu đạoViệt Nam hình thành rất “ dân gian” không dựa trên bất cứ lý luận bác học nào. Mặc dù ngày nay, Hiếu của người Việt có pha trộn, du nhập với một số tư tưởng văn hóa dân tộc khác nhưng giá trị cốt lõi luôn tồn tại, không mai một. B. VỊ TRÍ CỦA CHỮ HIẾU TRONG HỘI XƯA. Vị trí, vai trò của chữ Hiếu trong lòng người dân Việt rất quan trọng. Tại sao? Hiếu trong lối suy nghĩ người Việt Nam, được coi là nền tảng để đánh giá phẩm chất một con người. Hiếu là phẩm hạnh hàng đầu trong các tiêu chuẩn đánh giá đức hạnh con người. “ Hiếu không những được xem là đứng đầu của đức hạnh, mà còn là cội nguồn để có được phúc thiện: Điều Hiếu đứng vững, Muôn điều thiện theo Phúc thiện đúng đạo, Phúc lành được gieo.” ( Xuân đình gia huấn)” 6 . 5 Thơ Ngọc Nguyễn, Ibid. 6 Nguyễn Thị Thọ, Từ đạo Hiếu truyền thống nghĩ về đạo Hiếu ngày nay, tạp chí Triết học số 6 (193), 2007, 2. 5 Thật vậy, chữ Hiếu trong lối suy nghĩ của người Việt xưa nay phải được thể hiện ở sự biết ơn công sinh thành dưỡng dục, ở sự phụng dưỡng cha mẹ khi tuổi già, ở sự yêu thương khi xa cách, ở sự nối tiếp ý chí thành quả của ông cha và thờ phượng tổ tiên. Nếu thiếu các yêu cầu trên thì coi là bất hiếu. Quay lại khảo cứu lịch sử, những hiền tài tạo nên những mốc lịch sử lừng lẫy của dân tộc Việt Nam há chẳng phải cũng xuất phát từ đạo làm con sao? Vào thời Minh xâm lược, Nguyễn Phi Khanh bị bắt đưa về Chi Lăng, Nguyễn Trãi đã theo khóc đến tận ải Nam Quan. Nguyễn Phi Khanh nói: “Con phải trở về mà lo báo thù cho cha, rửa thẹn cho nước, chứ đi theo khóc lóc mà làm gì” Vâng lời cha, Nguyễn Trãi trở về, ngày đêm lo việc phục thù, bày kế giúp Bình Định Vương đánh thắng quân xâm lược. Dưới thời Nguyễn, Phan Bội Châu nuôi chí lớn của cha, gắng sức học tập, thi đỗ giải nguyên để người cha đang hấp hối trên gường bệnh được yên lòng nhắm mắt ra đi. Ông đã mở rộng đạo hiếu với cha ra đạo hiếu đối với dân tộc, giống nòi, hoạt động cách mạng và trở thành nhà chí sĩ yêu nước nổi tiếng đầu thế kỷ XX. 7 Nguyễn Trãi, Phan Bội Châu đều là những người con nối tiếp ý chí của cha ông để lại. Hay trong thơ ca Nguyễn Du, nàng Kiều cũng là một tấm gương tiêu biểu cho người con hiếu thảo, hi sinh hạnh phúc đôi lứa để cứu cha mẹ. Tinh thần Hiếu đạo đó còn thể hiện ở lối suy nghĩ khi người con không sinh được con trai để nối dõi tông đường cũng bị coi là bất hiếu. Trong hôn nhân của con cái thì “ cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Người con không đối xử tốt với hàng xóm láng giềng, học hành thi cử dốt nát bị coi là làm xấu mặt cha mẹ. Nói chung, Hiếu ảnh hưởng đến mọi khía cạnh đời sống. Hiếu là căn bản trong đời sống Việt; là gốc rễ phát triển các nguyên tắc ứng xử trong đạo vua-tôi, vợ- chồng, thầy- trò, thầy thuốc-bệnh nhân, bạn hữu Do đó, khi một người trưởng thành bước ra ngoài hội, sẽ được hội đánh giá tốt hay xấu phần lớn do sự hấp thụ tinh thần Hiếu đạo ra sao trong quá trình giáo dục của gia đình. Đạo Hiếu có vai trò rất quan trọng trong văn hóa người Việt xưa nay. II. GIÁ TRỊ CHỮ HIẾU TRONG HỘI VIỆT NAM NGAỲ NAY. A. ĐẠO HIẾU ĐANG DẦN MẤT GIÁ TRỊ. 7 Nguyễn Thị Thọ, Từ đạo Hiếu truyền thống nghĩ về đạo Hiếu ngày nay, 4. 6 Hiện nayViệt Nam có nhiều bảo tàng lịch sử, triển lãm tranh ảnh mở ra trưng bày về tội ác chiến tranh. Mọi người sẽ đến những nơi đó để thấy những bằng chứng, những hình ảnh về một thời chiến tranh khủng khiếp. Vậy Hiếu đạo, một giá trị tinh thần thiêng liêng trong văn hóa Việt Nam đang trở nên băng hoại, xuống cấp trần trụi, đã có một triển lãm lớn nào để nhằm thức tỉnh hội này chưa? Giống như một đứa con hoang đàng, nghỗ nghịch bỏ ngoài tai mọi lời dạy bảo của Cha. Đứa con đó đang mải mê đắm say một canh bạc vật chất. Nó đang say sưa chưa hề tỉnh giấc. Chữ Hiếu như một lời dạy của ông cha từ nhiều đời truyền lại, nay đang bị con cháu bỏ ngoài tai, làm thinh. Bằng chứng? Chúng ta không còn xa lạ khi nghe đến những câu chuyện: con đánh đuổi cha mẹ ra khỏi nhà, nhốt cha mẹ trong chuồng chó, chuồng lợn. Ghen ghét đùn đẩy nhau trách nhiệm nuôi cha mẹ, con cháu giết ông bà, bố mẹ lấy tiền tiêu xài Những câu chuyện băng hoại đạo đức kiểu này tràn lan khắp các mặt báo, truyền hình, phát thanh, truyền miệng. Trên trang báo điện tử Gia Đình Online, thứ sáu ngày 2/8/2013 đăng tin với tít “345(678.$90:4”. Bài báo viết: Bản án sơ thẩm xác định, Chiến là con trai thứ 2 của bà Nơi và ông Thạnh. Năm 2006, Chiến lấy vợ và được bố mẹ cho một căn nhà tại chợ Bình Tiên (huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) để buôn bán. Khoảng tháng 5/2012, Chiến đến xin cha mẹ đẻ chiếc xe máy nhưng không được nên ấm ức. Đến đầu tháng 7/2012, Chiến về nhà thì bị cha mẹ la rầy vì nghe tin cậu con trai ham chơi không lo làm ăn. Chiều hôm đó, đứa con mua 55 lít mang về để dùng khi đi giao hàng. Tối cùng ngày, sau khi uống rượu say nhớ lại việc cha mẹ không cho xe máy và la mắng, Chiến nảy sinh ý định đốt nhà đấng sinh thành. Gã mang một can xăng 27 lít và quẹt gas đến nhà cha mẹ ruột. Nghe tiếng con trai lè nhè, bà Nơi mở cửa. Lập tức Chiến đổ nửa can xăng phía nhà trước, số còn lại đổ ở cửa sau rồi dùng thanh sắt đập cửa kính mở khóa vào nhà. Hắn tắt hết cầu dao điện, đứng chắn trước cửa ra vào. Nghe tiếng chị gái kêu cứu, ông Hiền (cậu ruột của Chiến ở nhà kế bên) cùng một số người chạy tới ứng cứu nhưng Chiến đã bật quẹt gas ném xuống nền nhà khiến ngọn lửa bùng 7 phát. Trong lúc vật lộn với Chiến, bà Nơi, ông Hiền và nhiều người trong gia đình đều bị dính xăng, lửa bén vào người. 8 Cũng trên trên trang báo này, cùng ngày đăng tin tại Hải Phòng “5 #1Cụ thể bài báo mô tả: Trong lúc say hơi men, bị mẹ la rầy, đứa con trai tội đồ duy nhất của người vợ liệt sỹ đã đang tâm dùng dao đâm chết mẹ đẻ của mình khiến bà gục xuống, chết tại chỗ. Vụ án mạng xảy ra bất ngờ vào lúc 14h30 ngày 31/7/2013 tại gia đình bà Nguyễn Thị Xô (sinh 1955, thôn Hạ Câu, Quốc Tuấn, huyện An Lão, HP) do chính con đẻ Phạm Văn Đoàn SN 1977 (cùng nhà) là thủ phạm khiến ai nấy đều bàng hoàng. Tại hiện trường, người mẹ lực lượng CSĐT huyện An Lão thu giữ được con dao nhọn dính máu. Sau khi đâm chết mẹ đẻ, Đoàn hung hăng gây hấn với lực lượng công an về việc bắt giữ mình. 9 Hay trên một trang báo điện tử khác, Tin Mới Online ngày 26/10/2013 đăng tin : “ ;%3',<&#=>?!9?(35 @AB3BCDE.F1>&#AG.F"  5?>H,='I9:(J:=,*”. 10 Thêm một bằng chứng chứng minh cho tình trạng xuống cấp đạo Hiếu ngày nay: Trước khi tham mưu cho Quốc hội xây dựng Luật Người cao tuổi Việt Nam, Viện Nghiên cứu Người cao tuổi Việt Nam đã có một cuộc khảo sát thực trạng bạo lực gia đình ở một số tỉnh miền Nam. Kết quả rất đau lòng có tới 90% số người cao tuổi được hỏi cho biết đã từng bị con cháu bỏ rơi và không được chăm sóc, 50% người già bị con cái nhốt trong nhà. Và theo nhiều thống kê khác thì các con số về bạo lực gia đình ngày càng gia tăng. Đây là một thực trạng đáng báo động. 11 Một vết thương hoại tử trên lối sống đạo đức dân tộc! 8 { Sưu Tầm}, Nghịch tử đốt nhà cha mẹ bằng 27 lít xăng nhận án tử. Gia đình Online. http: giadinh.net.vn, thứ sáu ngày 2/8/2013. Truy cập 20/11/2013. 9 Minh Lý, Con trai giết mẹ vì nghiện. Giadinh.net.vn Online, Thứ sáu ngày 2/8/2013. Truy cập 20/11/2013. 10 PV tổng hợp, Con gái cùng nhân tình hãm hại mẹ. Tinmoi.vn Online, Thứ 7 ngày 26/10/2013. Truy cập ngày 20/11/2013. 11 Bình Minh, Đau lòng chữ “Hiếu” thời hiện đại. nguoiduatin.vn Online. Truy cập ngày 21/11/2013. 8 Trên đây là những câu chuyện mà cách đây tầm chục năm mà ta nghe đến nó như một sự ghê tởm hãi hùng, giờ đây đôi lúc khiến tâm thần ta trơ trọi, chai lỳ. Sự thật đúng là khủng khiếp đến như vậy. Mọi tội ác có thể tưởng tượng được của con cái gây ra cho cha mẹ sinh thành mình đều đã xảy ra. Những đứa con nghỗ nghịch, hoang đàng không những là vết thương đau cho chính cha mẹ mình cả khi họ đã thác sang thế giới bên kia, giờ đây còn là dịch bệnh ghê tởm cho hội. Nhìn từ mọi góc độ, căn nguyên hầu hết đều bắt nguồn từ “ cơn đói vật chất”. Như một con thú hoang khát cơn đói, chúng vùng lên phá phách mọi thứ để thỏa mãn. Bỏ qua hết những giá trị thuộc về phần “ người” như thể diện, đạo đức, nhân cách Liệu có triển lãm nào trưng bày những ung nhọt nhức nhối này không? Có chiến dịch hội nào muốn “ quét bay” những điều rác rến này chăng? B. ĐẠO HIẾU ĐANG DẦN LÃNG QUÊN TRONG HỘI NGÀY NAY. Nếu như phần trên, ta đọc thấy những sự kinh hoàng đến nỗi bị cả hội lên án, luật pháp trừng trị ngay lập tức, thì đó thực chỉ là “ bề nổi của tảng băng chìm”. Đạo Hiếu, lời ông cha dạy, thực giờ như “ tờ giấy nhàu bị mối mọt gặm nhấm” không còn gía trị. Một căn bệnh bị lở loét, tử hoại bên ngoài; giờ lan rộng đến các tế bào trung tâm não bộ. Nếu trước kia, khi ông bà cho cháu quà hay bố mẹ cho con quà thì con cái phải giơ hai tay nói “ Cháu xin ạ”, thì giờ đây nó có thể tự lấy đồ mà không cần xin phép. Thậm chí bố mẹ còn phải dua nịnh theo nó. Nếu trước kia, ăn cơm con cháu phải mở lời mời ông bà, bố mẹ ăn cơm thì nay vô tư ngồi ăn, không cần biết có ai. Nếu trước kia, ông bà bố mẹ đánh đòn con cháu thì phải răm rắp chấp hành, còn nay chúng sẽ cãi lại và có thể đánh trả. Tất nhiên, căn nguyên ở đây là do sự giáo dục con cái của mỗi gia đình. Nhưng chỉ những điều trên thôi đủ chứng minh cho một thế hệ đang lãng quên mất thế nào là Hiếu đạo? Tin được không? Hãy thử ngó nhìn ở chính gia đình mình hoặc sang những nhà hàng xóm bên cạnh? Chữ Hiếu, quả thật, không những bị xuống cấp bên ngoài mà còn bị mục ruỗng ở bên trong, từ gia đình thành thị đến nông thôn, từ gia đình miền xuôi đến miền ngược: 9 Anh Minh và chị Hưng (Gia Trấn, Gia Viễn, Ninh Bình) lấy nhau đã chục năm và có với nhau 2 đứa con Anh (Minh) không có công việc ổn định nên ai thuê gì làm nấy. Còn chị thì từ xưa tới nay ở nhà làm ruộng, khi rảnh rỗi thì đi phụ hồ. Bà Thanh ( mẹ anh Minh) biết con cái đi làm vất vả nên ở nhà lo cơm nước, nhà cửa cho con cháu. Nhưng chị Hưng lại không biết điều mà hay chửi mắng bà ầm cả xóm lên, đường qua lối lại ai ai cũng nhìn vào Một hôm, chị phơi lúa ra sân rồi đi làm, chị dặn bà: Bà ở nhà phơi lúa cho khô để cất đi, tôi đi làm đến chiều mới về. Buổi chiều hôm ấy trời bất ngờ giông gió mưa to, một mình bà chạy lúa không kịp nên bị ướt nửa sân lúa. Bà lo không biết về con dâu sẽ nói mình ra sao đây. Đi làm về thấy mấy bì lúa dựng góc nhà bị ướt nên chị Hưng rất giận, chị mắng bà: Bà làm gì mà có mỗi mấy bì lúa cũng để ướt? Bà chỉ ở nhà có mỗi việc ăn thôi mà cũng không xong, tôi nhịn bà nhiều lắm rồi. Từ mai bà ăn riêng đi ai mà nuôi không bà được. Bà cảm thấy không ở nhà này được đi đâu thì đi . 12 Kinh tế gia đình khó khăn, đánh vào vật chất khiến đánh mất lòng yêu kính của người con dâu với mẹ chồng. Mệt nhọc cuộc sống, con trai con dâu quên mất bổn phận làm con. Rồi câu chuyện về các cô con dâu văn phòng nói xấu mẹ chồng : Cô thì bảo mẹ chồng quê mùa, ăn uống chi ly tiết kiệm khiến cô ta phải thường xuyên trốn về nhà mẹ đẻ “xin cơm” vì không đủ chất. Cô thì bảo mẹ chồng ở bẩn, hách dịch, lại còn hay soi mói con dâu, cô mua cái gì mới cũng bị mẹ chồng soi, rồi hỏi giá nên nhiều khi mua hàng hiệu phải nói dối là mua hàng chợ không lại sợ bà bảo tiêu hoang. Có cô còn kể một loạt “tội” của mẹ chồng ra, nào là “bà ấy” nấu ăn chẳng ra gì nhưng lúc nào cũng lên mặt dạy con dâu. Nào là đã không làm ra tiền mà hay lớn tiếng, mua cái gì lớn nhỏ trong nhà cũng phải bà quyết mới được mua, thành ra tiền của cô mà cứ như đi ăn xin. Các cô khác trong hội liền nhao nhao bày kế để cô này “trị” mẹ chồng. 13 Hậu quả lối sống công nghiệp, lòng ích kỷ được tôn cao. Hình ảnh “nàng dâu hiếu thảo” gần như chỉ còn vang bóng một thời. Thêm câu chuyện “*4&9@K#5<F"%& HL* M 1N 12 Đình Dung, Chồng nhu nhược “bịt tai” để vợ chửi mắng mẹ. Vietnam.net Online, ngày 10/9/2013. Truy cập ngày 20/11/2013. 13 Thư độc giả, Giật mình nghe nàng dâu xa xả nói xấu mẹ chồng. Vietnam Net Online, thứ 5 ngày 24/3/2013. Truy cập ngày 21/11/2013. 10 [...]... đến nay Không chú tâm tới giáo dục đạo hiếu trong gia đình là thiếu sót, quên lãng cái nền móng thiết yếu nhất của đạo đức hội và con người26 THƯ MỤC 1 Nguyễn Thị Thọ, Từ Đạo Hiếu Truyền Thống, Nghĩ Về Đạo Hiếu Ngày Nay Tạp chí Triết Học số 6 (193), 2007 26 Thạc sỹ Nguyễn Thị Thọ, Từ đạo Hiếu truyền thống nghĩ về đạo Hiếu ngày nay, 2 17 2 Phạm Đào Thịnh, Bảo tồn chữ Hiếu trong gia đình Việt thời. .. tu dưỡng lối sống đạo đức cá nhân trong đạo làm con Nói như vậy, việc hình thành xây dựng nên bộ Luật Hiếu Đạo riêng là rất cần thiết hội không thể lạc quan rằng “ một ngày kia chữ Hiếu sẽ đẹp đẽ trở lại” Và quá trình xây dựng nên một thể chế pháp luật như Luật Đạo Hiếu còn lâu dài, do đó rất cần sự ủng hộ, ý thức chung tay của toàn hội KẾT LUẬN: Tại sao hội phải giữ chữ Hiếu để duy trì một... dục của hội Giáo dục luôn là phương thức toàn vẹn xưa nay dùng để xây dựng, khôi phục và duy trì các nếp sống truyền thống Vai trò của giáo dục trong đời sống xã hội không thể phủ nhận Với những trình bày như trên về vai trò cũng như tình trạng của Hiếu đạo ngày nay; ta có đầy đủ lý do cấp thiết đặt giáo dục đạo Hiếu vào trọng tâm giáo dục cho toàn hội, trước khi quá muộn Giáo dục để Hiếu đạo không... hiện trạng hội chữ Hiếu ngày nay? Thật vậy, gia đình là hạt giống nhân cách cơ bản phát triển nguồn lực hộiHiếu là một trong món thức ăn nuôi dưỡng sự phát triển đó Vai trò của nó từ thế hệ này sang thế hệ kia không thể phủ nhận Bên cạnh đó,việc thể hiện và giữ gìn chữ Hiếu khiến trật tự, kỷ cương, nếp sống văn minh gia đình và hội được nâng cao Trong khi đó, chúng ta đã thấy chữ Hiếu bị... trí nhớ tạm thời căn bệnh lãng quên đó không? Chắc chắn rồi Đau bệnh cần đi bác sĩ và uống thuốc Vết thương “ đạo Hiếu đang chuyển giai đoạn hoại tử cần những toa thuốc chữa trị nhanh ngăn ngừa lan rộng và những toa thuốc chiến lược để chấm dứt bệnh Phương thức chiến lược đề nghị, nhằm giải quyết thực trạng giữ Hiếu đạo tại Việt Nam III Phương cách duy trì chữ Hiếu trong hội Việt nam tương lai... đã thấy chữ Hiếu bị xem nhẹ như thế nào trong hội Việt Nam ngày nay Sự băng hoại, xuống cấp của chữ Hiếu đang trở thành dịch bệnh len lỏi, thấm đượm trong mọi hình thức khác nhau ở mỗi gia đình Thiết nghĩ, các chính sách kinh tế-văn hóa-chính trị của nhà nước nên có những ứng xử khéo léo, tạo điều kiện cho toàn hội cùng tham gia công tác củng cố lại đạo Hiếu Các cấp các ngành đồng hành cùng mỗi... cấp trong thế hệ tương lai, giáo dục để cảnh tỉnh sự xuống cấp đạo đức, giáo dục để duy trì đạo nghĩa làm con cơ bản Tầm nhìn chiến lược giáo dục Hiếu đạo phải ở hai cấp độ vi mô và vĩ mô, có nghĩa là giáo dục từ gia đình, nhà trường, cho đến các cấp ngành lãnh đạo, các tổ chức hội Xét về tính hiệu quả, giáo dục đạo Hiếu trong gia đình là quan trọng nhất và hữu hiệu nhất Đặc biệt: Giáo dục trong. .. khóa cần xen kẽ nhắc đến vị trí của đạo Hiếu luôn luôn Trẻ sẽ được học từ gia đình đến nhà trường, được sống “ ngập tràn” trong tư tưởng Hiếu đạo Do đó, sự cần kíp của Bộ Giáo Dục là phải điều chỉnh phương pháp dạy và học luôn luôn, sao cho phù hợp với thực tế, với mỗi giai đoạn phát triển của một đứa trẻ Giáo dục đạo Hiếu ở cấp độ vĩ mô là xã hội Trong môi trường hiện nay, vai trò của các phương tiện... xuống cấp thì còn có luật pháp bảo vệ giá trị đạo đức đó, bảo vệ tôn chỉ đạo đức gia đình” 22 Bàn luận là vậy Nhưng nhìn lại, lịch sử đã chứng minh đạo Hiếu đã xuất hiện trong bộ luật Hồng Đức , thời Lê sơ Trong đó nói tội Bất Hiếu là một trong 10 loại tội ác nguy hiểm nhất Cụ thể : Điều 7 trong thập ác quy định về tội bất hiếu: “Bất hiếu là các tội tố cáo hoặc dùng lời lẽ để chửi mắng, bỏ đói, bỏ rét... viên trong gia đình Khối các doanh nghiệp , hiện nay, cũng đã và đang tham gia rất nhiều trong việc tuyên truyền giáo dục đạo làm con, như phát động nhiều chương trình viết về cha mẹ, những cảm nhận trong cuộc sống, các quảng cáo khuyến mãi nhân dịp lễ cha mẹ tuy nhiên, cũng mang tính hình thức nhiều Chất lượng sâu sát cần được động viên tham 20 Theo QĐND, Bảo tồn chữ Hiếu trong gia đình Việt thời nay . xưa nay. II. GIÁ TRỊ CHỮ HIẾU TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM NGAỲ NAY. A. ĐẠO HIẾU ĐANG DẦN MẤT GIÁ TRỊ. 7 Nguyễn Thị Thọ, Từ đạo Hiếu truyền thống nghĩ về đạo Hiếu ngày nay, 4. 6 Hiện nay ở Việt Nam. đồi đạo Hiếu ngày nay  Thật vậy, Hiếu, trước nay được coi như nền tảng đạo đức cơ bản trong văn hóa Việt Nam. Nhưng giá trị của chữ Hiếu trong xã hội ngày nay lại đang dần mất giá trị. Vậy xã. A. Nguồn gốc chữ Hiếu ……………………… 4 B. Vai trò của chữ Hiếu trong xã hội Việt Nam xưa……………………… 5 II. Gía Trị Chữ Hiếu trong xã hội Việt Nam ngày nay ……………………… 7 A. Chữ Hiếu đang dần mất

Ngày đăng: 23/06/2014, 22:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w