Từ nhiều năm trở lại đây hệ thống thông tin di động tế bào GSM đã được triển khai trên phạm vi rộng ở Việt Nam đóng góp nhiều vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, do nhu cầu về thông tin liên lạc ngày càng cao, với những dịch vụ đòi hỏi tốc độ truyền cao như truyền sô liệu, vi deo… Những dịch vụ đó thì hệ thống thông tin di động GSM không đáp ứng được, do đó hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3G đã ra đời, mặc dù vậy với điều kiện cần được chăm sóc, cần các dịch vụ tốt hơn, ra đời các dịch vụ mới và giá cả thật hợp lý thì dường như 3G là chưa đủ. Với LTE, đây là hệ thống mà nó có thể giải quyết bài toán giải quyết được tính cạnh tranh, về chất lượng các dịch vụ cũ cũng như phát triển các dịch vụ mới, về giá cả.
LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, ngành điện tử viễn thông đã có bước phát triển vượt bậc. Sản phẩm của nó rất phong phú và đa dạng đã từng bước đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về thông tin liên lạc của con người trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thông tin di động là một trong những dịch vụ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người, nó cho phép con người liên lạc với nhau ở mọi lúc mọi nơi, đồng thời nó cũng phát sinh nhiều thách thức mới. Ngay từ khi mới ra đời thông tin di động đã phát triển rất nhanh cả về quy mô lẫn công nghệ. Từ nhiều năm trở lại đây hệ thống thông tin di động tế bào GSM đã được triển khai trên phạm vi rộng ở Việt Nam đóng góp nhiều vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, do nhu cầu về thông tin liên lạc ngày càng cao, với những dịch vụ đòi hỏi tốc độ truyền cao như truyền sô liệu, vi deo… Những dịch vụ đó thì hệ thống thông tin di động GSM không đáp ứng được, do đó hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3G đã ra đời, mặc dù vậy với điều kiện cần được chăm sóc, cần các dịch vụ tốt hơn, ra đời các dịch vụ mới và giá cả thật hợp lý thì dường như 3G là chưa đủ. Với LTE, đây là hệ thống mà nó có thể giải quyết bài toán giải quyết được tính cạnh tranh, về chất lượng các dịch vụ cũ cũng như phát triển các dịch vụ mới, về giá cả. Xuất phát từ yêu cầu thực tế nhằm mục đích hướng tới một phần nhiệm vụ trên, đồ án có tên :“Nghiên cứu công nghệ LTE đường lên”. Nội dung đồ án được chia thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về LTE Chương 2: Lớp vật lý đường lên LTE 1 Chương 3: Các thủ tục truy nhập LTE Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoành thành đồ án này đồng thời em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo trong khoa đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành đồ án này. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LTE 1.1. Giới thiệu và các mục tiêu thiết kế LTE. 1.1.1 Các mục tiêu thiết kế Các yêu cầu đối với LTE đã được phân chia thành 7 lĩnh vực khác nhau: -Khả năng. -Hiệu suất hệ thống. -Các khía cạnh liên quan đến sự triển khai. -Cấu trúc và sự di chuyển. -Sự quản lý tài nguyên vô tuyến. -Mức độ phức tạp. -Các khía cạnh chung. 1.1.2 Khả năng Các mục tiêu yêu cầu tốc độ dữ liệu đỉnh đường xuống và đường lên tương ứng là 100Mbit/s và 50 Mbit/s khi hoạt động trong sự phân chia phổ 20MHz. Đối với các sự phân chia phổ hẹp hơn, các tốc độ dữ liệu được thay theo tỷ lệ. Do đó, các yêu cầu này có thể được diễn tả bằng 5 bit/s/Hz đối với đường xuống và 2.5 bit/s/Hz đối với đường lên. LTE hỗ trợ hoạt động theo cả FDD lẫn TDD. Rõ ràng, đối với trường hợp TDD, sự truyền theo đường lên và theo đường xuống không thể xảy ra cùng một lúc. Do đó, yêu cầu tốc độ dữ liệu đỉnh không thể được thoả mãn đồng thời. Mặt khác, đối với FDD thì các đặc điểm kỹ thuật LTE cho phép sự thu và phát đồng thời tại các tốc độ dữ liệu đỉnh đã xác định ở trên. Các yêu cầu về độ trễ được tách thành các yêu cầu mặt phẳng điều khiển (control-plane) và các yêu cầu mặt phẳng sử dụng(user-plane). Các 3 yêu cầu độ trễ mặt phẳng điều khiển xử lý độ trễ để nó chuyển tiếp từ các trạng thái đầu cuối không tích cực tới một trạng thái tích cực trong đó đầu cuối di động có thể gửi và/hoặc thu dữ liệu. Có hai số đo: một số đo được biểu diễn bằng thời gian chuyển tiếp từ một trạng thái tạm nghỉ (a camped state) là một trạng thái trong đó đầu cuối không biết mạng truy nhập vô tuyến, nghĩa là mạng truy nhập vô tuyến không có bất cứ ngữ cảnh đầu cuối nào và đầu cuối không có bất kỳ sự ấn định tài nguyên nào yêu cầu là 100ms. Phép đo khác được biểu diễn bằng thời gian chuyển tiếp từ một trạng thái ngủ (a dormant) là một trạng thái trong đó đầu cuối không biết mạng truy nhập vô tuyến, tuy nhiên mạng truy nhập vô tuyến biết tế bào nào mà đầu cuối ở trong, nhưng đầu cuối không có bất cứ tài nguyên vô tuyến nào được ấn định yêu cầu là 50ms. Yêu cầu độ trễ mặt phẳng người dùng được biểu diễn bằng thời gian nó tiêu tốn để phát một gói IP nhỏ từ đầu cuối tới nút rìa RAN. Thời gian truyền một chiều không nên vượt quá 5ms trong một mạng không tải, tức là không có đầu cuối nào hiện diện trong tế bào. Yêu cầu phụ đối với độ trễ mặt phẳng điều khiển là LTE nên hỗ trợ ít nhất 200 đầu cuối di động ở trạng thái tích cực khi hoạt động tại 5 MHz. Ở các sự phân chia rộng hơn 5MHz, ít nhất 400 đầu cuối nên được hỗ trợ. 1.1.3 Hiệu suất hệ thống Các mục tiêu thiết kế hiệu suất hệ thống LTE là thông lượng người dùng, hiệu quả phổ, tính di động, vùng phủ sóng, và MBMS tăng cường. Quy định thông lượng người dùng LTE được xác định tại hai điểm: tính trung bình và tại phần trăm thứ 5 của sự phân bổ người dùng ( trong đó 95% người dùng có hiệu suất tốt hơn). Tiêu chí hiệu quả phổ cũng được xác định, hiệu quả phổ được định nghĩa như thông lượng hệ thống trên tế bào tính bằng bit/s/MHz/tế bào. 4 Các yêu cầu di chuyển tập trung vào tốc độ các đầu cuối di chuyển. Hiệu suất tối đa là đích hướng tới tại các tốc độ đầu cuối thấp, 0_15 km/h, trong khi đó một sự giảm sút nhẹ là được phép đối với tốc độ cao. Đối với tốc độ lên tới 120 km/h, LTE nên được cung ứng hiệu suất cao và đối với tốc độ cao hơn 120 km/h hệ thống nên duy trì sự kết nối qua mạng tế bào. Tốc độ tối đa để quản lý trong một hệ thống LTE đạt tới 350 km/h ( hoặc thậm chí lên tới 500 km/h phụ thuộc vào băng tần ). Các yêu cầu vùng phủ sóng tập trung vào phạm vi tế bào (bán kính), đó là khoảng cách lớn nhất từ vị trí tế bào tới một đầu cuối di động trong tế bào. Yêu cầu cho các kịch bản, trường hợp giới hạn không nhiễu là để thoả mãn thông lượng người dùng, hiệu quả phổ, và các yêu cầu mức độ di chuyển cho các tế bào với phạm vi tế bào lên tới 5 km. Đối với các tế bào, phạm vi tế bào lên tới 30 km, một sự suy giảm nhẹ thông lượng người dùng được bỏ qua và một sự suy giảm đáng kể hơn về hiệu quả phổ có thể chấp nhận được liên quan tới các yêu cầu. Tuy nhiên, các yêu cầu về độ di chuyển nên được thoả mãn. Các phạm vi tế bào lên tới 100 km không những không nên loại trừ bởi các đặc tính kỹ thuật mà trái lại các quy định hiệu suất cần được nói rõ trong trường hợp này. 2.1.4 Các khía cạnh liên quan tới triển khai Các yêu cầu liên quan tới việc triển khai gồm có các kịch bản triển khai, mức độ mềm dẻo phổ, sự triển khai phổ, sự tồn tại đồng thời và sự liên kết mạng cùng với các công nghệ truy nhập vô tuyến 3GPP khác nhau như là GSM và WCDMA/HSPA. Yêu cầu về kịch bản triển khai bao gồm hai trường hợp khi hệ thống LTE được triển khai như một hệ thống độc lập và trường hợp nó được triển khai cùng với WCDMA/HSPA và / hoặc GSM. Do đó, yêu cầu này không nằm trong giới hạn thực tế chỉ tiêu thiết kế. 5 Sự tồn tại đồng thời và sự liên kết mạng cùng với các hệ thống 3GPP khác nhau và các yêu cầu riêng của chúng thiết lập sự yêu cầu về sự di chuyển giữa LTE và GSM, và giữa LTE và WCDMA/HSPA cho các đầu cuối di động hỗ trợ các công nghệ đó. Thời gian không thực (ms) Thời gian thực (ms) LTE tới WCDMA 500 300 LTE tới GSM 500 300 Bảng 1.2 Các quy định thời gian gián đoạn, LTE-GSM và LTE-WCDMA Bảng 1.2 ghi các yêu cầu khoảng thời gian gián đoạn, đó là khoảng thời gian dài nhất mà có thể chấp nhận trong liên kết vô tuyến khi di chuyển giữa các công nghệ truy nhập vô tuyến khác nhau, đối với cả các dịch vụ thời gian thực và thời gian không thực. Chú ý rằng các quy định đó rất lỏng, không chặt đối với thời gian gián đoạn chuyển giao cuộc gọi và các giá trị tốt hơn một cách đáng kể được mong đợi trong các triển khai thực tế. Cơ sở cho các yêu cầu về tính mềm dẻo phổ là yêu cầu đối với LTE sẽ được triển khai trong các băng tần IMT_2000 hiện nay, đưa đến sự tồn tại đồng thời cùng với các hệ thống mà đã được triển khai trong các băng tần đó, gồm có WCDMA/HPSA hoặc GSM. Một bộ phận có liên quan của các yêu cầu LTE về mặt tính mềm dẻo phổ là khả năng để triển khai sự truy nhập vô tuyến cơ sở LTE theo cả sự phân chia phổ cặp lẫn sự phân chia phổ không theo cặp, nghĩa là LTE nên hỗ trợ cả FDD lẫn TDD. Sơ đồ song công hay sự bố trí song công là một thuộc tính của một công nghệ truy nhập vô tuyến . Tuy nhiên, một sự phân chia phổ cho trước cũng được kết hợp một cách đặc trưng cùng với một sơ đồ song công cụ thể. Các hệ thống FDD được triển khai theo các sự phân chia phổ cặp, có một vùng tần số dành cho phát theo đường xuống, còn vùng kia dành cho phát theo đường lên. Các hệ thống TDD được triển khai theo các sự phân chia không theo phổ cặp. 6 Một ví dụ là phổ IMT-2000 tại 2 GHz, đó là ‘băng lõi’ IMT-2000. Như biểu diễn trong hình 1.1, nó gồm có cặp băng tần 1920- 1980 MHz và 2110- 2170 MHz dành cho truy nhập vô tuyến FDD cơ bản. Hai băng tần 1910-2020 MHz và 2010-2025 MHz dành cho truy nhập vô tuyến TDD cơ bản. Chú ý rằng do sự điều chỉnh địa phương và khu vực thì việc sử dụng của phổ IMT_2000 (International Mobile Telecommunicational-2000) có thể khác nhau so với cái gì được biểu diễn ở đây. Hình1.1 Cấp phát phổ ‘băng lõi’ IMT cơ bản tại 2 GHz Sự phân chia cặp đối với FDD trong hình 1.1 là 2 x 60 MHz, nhưng phổ có thể dùng được đối với một nhà khai thác mạng đơn lẻ có thể là 2 x 20 MHz hoặc thậm chí 2 x 10 MHz. Trong các băng tần khác thậm chí ít phổ hơn có thể dùng được. Hơn nữa, sự di chuyển của phổ hiện nay dùng cho các công nghệ truy nhập vô tuyến khác nhau nhất thiết phải thực hiện từ từ để đảm bảo rằng số lượng của các phần phổ còn lại đủ để hỗ trợ nhiều người dùng hiện tại. Vì vậy, lượng phổ mà có thể được di chuyển theo hướng LTE lúc ban đầu có thể tương đối nhỏ, sau đó có thể sẽ từ từ tăng lên, như đã biểu diễn trong hình 1.2. Sự thay đổi của các kịch bản phổ có thể có sẽ đưa đến một sự quy định cho tính mềm dẻo phổ đối với LTE về mặt các độ rộng băng thông truyền dẫn được hỗ trợ. 7 Hình 1.2 Ví dụ về LTE có thể được di chuyển từng bước vào trong một sự cấp phát phổ cùng với một sự triển khai GSM gốc 1.1.5 Cấu trúc và sự di chuyển Một vài nguyên tắc hướng dẫn đối với việc thiết kế cấu trúc LTE RAN được trình bày bởi 3GPP như sau: • Một cấu trúc LTE RAN đơn lẻ nên được quy chuẩn. • Cấu trúc LTE RAN nên dựa trên nền tảng gói, mặc dù lưu lượng lớp đàm thoại thời gian thực nên được hỗ trợ. • Cấu trúc LTE RAN nên giảm tới mức tối thiểu sự xuất hiện của ‘ các điểm đơn lẻ của hư hỏng’ không thêm vào chi phí cho mạng đường trục. • Cấu trúc LTE RAN nên làm đơn giản hoá và tối thiểu hoá số lượng các giao diện . • Sự tương tác lẫn nhau giữa lớp mạng vô tuyến (RNL: Radio Network Layer) và lớp mạng truyền tải (TNL: Transport Network Layer) không nên loại trừ nếu quan tâm đến cải thiện hiệu suất của hệ thống. • Cấu trúc LTE RAN nên hỗ trợ một QoS từ đầu cuối tới đầu cuối. TNL nên đưa ra yêu cầu QoS phù hợp với RNL. 8 • Cơ chế QoS cần tính đến các loại lưu lượng khác nhau cái mà tồn tại để cung cấp việc sử dụng hiệu quả dải thông: lưu lượng mặt bằng điều khiển, lưu lượng mặt bằng sử dụng và lưu lượng O&M • LTE RAN nên được thiết kế theo cách để tối thiểu hoá sự thay đổi rung pha đối với lưu lượng cần rung pha thấp như TCP/IP. 1.1.6 Quản lý tài nguyên vô tuyến Các yêu cầu quản lý tài nguyên vô tuyến được chia thành hỗ trợ tăng cường cho QoS đầu cuối-tới-đầu cuối, hỗ trợ có hiệu quả cho sự truyền dẫn của các lớp cao hơn, hỗ trợ về phân chia tải và quản lý chiến lược qua các công nghệ truy nhập vô tuyến. Hỗ trợ nâng cao cho QoS đầu-tới-đầu yêu cầu ‘cải thiện thích ứng về dịch vụ, các yêu cầu ứng dụng và giao thức (gồm có báo hiệu lớp cao hơn) cho các tài nguyên RAN và các đặc tính vô tuyến. Hỗ trợ hiệu quả cho việc truyền dẫn của các lớp cao hơn yêu cầu LTE RAN nên ‘đưa ra các cơ chế để hỗ trợ việc truyền dẫn và sự làm việc có hiệu quả của các giao thức lớp cao hơn trên giao diện vô tuyến, như là nén mào đầu IP‘. Hỗ trợ về sự phân chia tải và quản lý chiến lược qua các công nghệ truy nhập vô tuyến khác nhau đòi hỏi sự cân nhắc về các cơ chế tái lựa chọn để hướng các đầu cuối di động tới các công nghệ truy nhập vô tuyến thích hợp cũng như hỗ trợ cho QoS đầu cuối-tới-đầu cuối trong khi chuyển giao cuộc gọi giữa các công nghệ truy nhập. 1.1.7 Mức độ phức tạp Các yêu độ phức tạp nói về sự phức tạp của toàn bộ hệ thống cũng như sự phức tạp của đầu cuối di động. Về cơ bản, các quy định này dẫn đến rằng số lượng các tuỳ chọn nên được tối thiểu hoá cùng với các điểm 9 đặc trưng không cần thiết. Điều này cũng dẫn tới tối thiểu hoá số lượng các trường hợp kiểm tra cần thiết. 1.1.8 Các khía cạnh chung Các yêu chung bao chùm phần này đối với LTE chú tâm vào các khía cạnh liên quan tới chi phí và dịch vụ. Rõ ràng, mong muốn giảm thiểu chi phí trong khi duy trì hiệu suất mong muốn đối với tất cả các dịch vụ được hình dung ra. Chi phí được tập trung vào đường trục, sự vận hành và bảo dưỡng. Do đó, không chỉ giao diện vô tuyến mà còn sự truyền tải tới các vị trí trạm gốc và hệ thống quản lý nên được chú ý bởi LTE. Một quy định rõ về các giao diện nhiều nhà cung cấp cũng nằm trong các loại quy định này. Hơn nữa, các đầu cuối không phức tạp và công suất thấp được quy định. 1.2 Khái quát truy nhập vô tuyến LTE 1.2.1 Các sơ đồ truyền dẫn: OFDM đường xuống và SC-FDMA đường lên. Sơ đồ truyền dẫn đường xuống dựa trên cơ sở OFDM. OFDM là một sơ đồ truyền dẫn đường xuống hấp dẫn vì một vài lý do. Do thời gian symbol OFDM tương đối dài kết hợp với một tiền tố tuần hoàn, OFDM có sức chịu đựng cao về mặt chống lại độ chọn lọc tần số kênh. Mặc dù sự sai lạc tín hiệu do một kênh lựa chọn theo tần số về nguyên lý có thể được xử lý bằng cách san bằng ở bên thu, sự phức tạp của việc san bằng bắt đầu trở nên không hấp dẫn để thực thi trong một thiết bị đầu cuối di động tại các độ rộng băng trên 5 MHz. Vì vậy, OFDM cùng với sức chịu đựng vốn có của nó đối với pha đinh chọn lọc theo tần số đã hấp dẫn cho đường xuống, đặc biệt là khi được kết hợp cùng với sự ghép không gian. Các lợi ích khi dùng OFDM gồm có: - OFDM cung cấp sự truy nhập tới miền tần số, theo cách đó cho phép thêm độ tự do cho bộ lập lịch trình phụ thuộc kênh so với HSPA. 10 [...]... động trong đường lên như là hệ quả của việc dùng truyền dẫn đơn sóng mang trên đường xuống LTE Các điều kiện kênh có thể được đưa vào trong tính toán trong quá trình xử lý lập lịch đường lên giống như việc lập lịch cho đường xuống Tuy nhiên, thông tin thu được về các điều kiện kênh đường lên này là một nhiệm vụ không quan trọng Vì vậy, các phương pháp khác nhau để đạt được sự phân tập đường lên là điều... lập lịch đường lên Chức năng cơ bản của bộ lập lịch đường lên tương tự như đường xuống, cụ thể là xác định động, cho mỗi khoảng 1ms, những thiết bị đầu cuối di động nào truyền dữ liệu trên UL-SCH và trên những tài nguyên đường lên này Việc lập lịch đường lên cũng được sử dụng cho HSPA, nhưng do sự khác nhau của phương đa truy cập được sử dụng, nên có một số sự khác nhau quan trọng giữa HSPA và LTE về... giá chất lượng kênh đường lên, tuy nhiên, cần tín hiệu chuẩn thăm dò từ mỗi một thiết bị đầu cuối di động cho eNode B muốn đến ước lượng chất lượng kênh đường lên Như vậy tín hiệu tham chiếu được hỗ trợ bởi LTE Cho nên, biện pháp để cung cấp tính đa dạng đường lên như một sự bổ xung hay khác tới việc lập lịch phụ thuộc kênh đường lên trở nên quan trọng 1.3.2.3 ARQ lai 32 ARQ lai LTE cùng với sự kết... chuyển tới LTE của phổ mà hiện nay đã dùng cho các công nghệ thông tin di động khác, như các hệ thống GSM thế hệ thứ 2, hoặc thậm chí các công nghệ vô tuyến phi di động như là phổ quảng bá hiện hành Như là một hệ quả, nó đòi hỏi rằng là truy nhập vô tuyến LTE nên có khả năng hoạt động trong một dải rộng của các băng tần từ băng thấp bằng 450 MHz lên tới chí ít 2.6 MHz Khả năng để vận hành một công nghệ truy... cách dễ dàng đối với LTE 1.3.2 Điều khiển truy nhập môi trường (MAC: Medium Acces Control) Lớp MAC xử lý việc ghép kênh logic, truyền lại ARQ lai, và lập lịch đường lên và đường xuống Tương phản với HSPA, cái mà dùng phân tập macro đường lên và vì vậy định rõ cả tế bào phục vụ lẫn tế bào không phục vụ trong khi LTE chỉ định rõ một tế bào phục vụ vì không có phân tập macro đường lên Tế bào phục vụ là... này Trong HSPA, chia sẻ tài nguyên đường lên chủ yếu có thể chấp nhận được nhiễu tại trạm cơ sở Bộ lập lịch đường lên trong HSPA chỉ đặt giới trên của số lượng của nhiễu đường lên cho phép thiết bi di động đầu cuối được tạo ra Căn cứ trên giới hạn này, thiết bị di động đầu cuối lựa chọn độc lập định dạng truyền phù hợp Chiến lược này rõ ràng có ý nghĩa cho đường lên không trực giao như trường hợp HSPA... cùng với dải thông truyền dẫn khác nhau theo cả đường lên lẫn đường xuống Lý do chủ yếu cho điều này là lượng phổ sẵn có sử dụng cho LTE có thể thay đổi đáng kể giữa các băng tần khác nhau Hơn nữa, khả năng để vận hành theo các sự phân chia phổ khác nhau đưa ra khả năng cho sự di chuyển từ từ của phổ từ các công nghệ truy nhập vô tuyến khác nhau tới LTE LTE hỗ trợ làm việc trong một phạm vi rộng của... cũng bị ảnh hưởng bởi sự phân chia đường lên /đường xuống Ở LTE, một giao thức không đồng bộ là cơ sở cho sự hoạt động ARQ lai đường xuống Vì vậy, các sự truyền lại đường xuống có thể xảy ra tại bất cứ thời gian nào sau lần truyền đầu tiên và đánh số quá trình xử lý ARQ lai được để chỉ thị quá trình xử lý đang được chú tâm vào Mặt khác, 33 các sự truyền lại theo đường lên dựa trên cơ sở giao thức đồng... thấy việc truyền dẫn theo đường xuống và đường lên xảy ra khác nhau, các khe thời gian không chồng lên nhau Vì vậy, TDD có thể hoạt động theo phổ không cặp trong khi FDD đòi hỏi phổ cặp Hình 1.5 FDD và TDD FDD: Ghép kênh phân chia theo tần số;TDD: Ghép kênh phân chia theo thời gian; DL: Đường xuống; UL: Đường lên 1.2.6.2 Độ mềm dẻo theo băng tần làm việc 19 LTE được hình dung là được triển khai dựa... nào đó cũng có khả năng thực hiện đối với đường lên được nâng cao Tuy nhiên, thêm vào miền thời gian này LTE cũng có cả truy nhập tới miền tần số, nhờ có sử dụng OFDM trong đường xuống và DFTS-OFDM trong đường lên Cho nên, với mỗi miền tần số, bộ lập lịch trình có thể lựa chọn người dùng cùng với các điều kiện kênh tốt nhất Nói cách khác, việc lập lịch trong LTE không chỉ có thể đưa các sự biến đổi . đó. Thời gian không thực (ms) Thời gian thực (ms) LTE tới WCDMA 500 300 LTE tới GSM 500 300 Bảng 1.2 Các quy định thời gian gián đoạn, LTE-GSM và LTE-WCDMA Bảng 1.2 ghi các yêu cầu khoảng thời gian gián. trúc LTE RAN được trình bày bởi 3GPP như sau: • Một cấu trúc LTE RAN đơn lẻ nên được quy chuẩn. • Cấu trúc LTE RAN nên dựa trên nền tảng gói, mặc dù lưu lượng lớp đàm thoại thời gian thực nên. vài lý do. Do thời gian symbol OFDM tương đối dài kết hợp với một tiền tố tuần hoàn, OFDM có sức chịu đựng cao về mặt chống lại độ chọn lọc tần số kênh. Mặc dù sự sai lạc tín hiệu do một kênh