•Chương 1: Khái quát truy nhập vô tuyến. Trong chương này trình bày một số mục tiêu thiết kế hệ thống LTE và sự truy nhập vô tuyến cũng như kiến trúc giao diện vô tuyến của hệ thống LTE.•Chương 2: Lớp vật lý đường xuống. Chương này đi sâu nghiên cứu các kỹ thuật và giải pháp được dùng trong quá trình xử lý dữ liệu đường xuống tại lớp vật lý của hệ thống LTE. •Chương 3: Các thủ tục truy nhập LTE. Phần này đi vào trình bày thứ tự các bước tiến hành kết nối liên lạc giữa các đầu cuối di động ở các trạng thái khác nhau.
LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, ngành điện tử viễn thông đã có những bước phát triển vượt bậc. Đặc biệt là dịch vụ thông tin di động thì ngay từ khi mới ra đời nó đã phát triển rất nhanh cả về quy mô và công nghệ. Trước sự phát triển năng động của kinh tế xã hội, các dịch vụ thông tin di động không chỉ giới hạn cho các khách hàng giàu có, các nhà doanh nghiệp, quản lý mà đã phổ cập cho mọi đối tượng trong xã hội. Trên thực tế hiện nay, công nghệ tế bào được chỉ định bởi 3GPP được triển khai rộng nhất trên thế giới, với số lượng người sử dụng vượt trên 2 tỉ người năm 2006. Bước nghiên cứu và phát triển mới nhất trong 3GPP là sự phát triển 3G thành một mạng truy nhập vô tuyến phát triển được gọi là LTE và mạng lõi truy nhập vô tuyến SAE. LTE/SAE được hy vọng là sẽ khai thác lần đầu khoảng 2009-2010. LTE tập chung vào các mục tiêu cơ bản như sau: • Tăng đáng kể tốc độ dữ liệu đỉnh • Tăng tốc độ bít tại rìa tế bào. • Cải thiện độ trễ. • Mềm dẻo hoá dải thông. • Độ phức tạp của hệ thống và đầu cuối, giá thành và sự tiêu thụ nguồn có thể chấp nhận được. • Có thể tương thích cùng với các phiên bản đầu và các hệ thống khác. Công nghệ LTE cùng với các mục tiêu thiết kế cơ bản như trên sẽ hứa hẹn là một công nghệ được lựa chọn trong tương lai để cung cấp các dịch vụ đa dạng và phong phú hơn với chất lượng cao hơn cho khách hàng. 1 Mặc dù LTE là một công nghệ còn hết sức mới mẻ chưa được triển khai trên thực tế nhưng nó có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với tất cả các công nghệ trước đó của 3GPP và mang tính khả thi rất cao. Hơn nữa sự nhạy bén trước cái mới, tìm hiểu để nắm bắt công nghệ mới là điều tối cần thiết đối với một người kỹ sư để bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Chính vì lý do đó tôi mạnh dạn chọn công nghệ LTE làm đối tượng nghiên cứu. Do sự hạn chế về mặt thời gian nên trong phạm vi đồ án tôi tập trung đi sâu nghiên cứu công nghệ LTE cho đường xuống. Đồ án được chia làm ba chương: • Chương 1: Khái quát truy nhập vô tuyến. Trong chương này trình bày một số mục tiêu thiết kế hệ thống LTE và sự truy nhập vô tuyến cũng như kiến trúc giao diện vô tuyến của hệ thống LTE. • Chương 2: Lớp vật lý đường xuống. Chương này đi sâu nghiên cứu các kỹ thuật và giải pháp được dùng trong quá trình xử lý dữ liệu đường xuống tại lớp vật lý của hệ thống LTE. • Chương 3: Các thủ tục truy nhập LTE. Phần này đi vào trình bày thứ tự các bước tiến hành kết nối liên lạc giữa các đầu cuối di động ở các trạng thái khác nhau. Do thời gian và khuôn khổ đồ án có hạn, hơn nữa vấn đề nghiên cứu còn rất mới mẻ nên không thể tránh được các thiếu sót, kính mong được sự chỉ bảo hơn nữa của các thầy cô giáo. 2 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT TRUY NHẬP VÔ TUYẾN LTE Hiện nay, các mạng UMTS đang được nâng cấp đến truy nhập gói đường xuống tốc độ cao HSPA (HSDPA: High Speed Downlink Packet Aceess) để mà tăng tốc độ dữ liệu và dung lượng cho dữ liệu gói đường xuống. Trong bước tiếp theo, truy nhập gói đường lên tốc độ cao HSUPA (HSUPA: High Speed Uplink Packet Access) sẽ tăng hiệu suất đường lên trong các mạng UMTS. Trong khi HSDPA đã được giới thiệu trong 3GPP phiên bản 5 thì HSUPA là một đặc tính quan trọng của 3GPP phiên bản 6. Sự kết hợp của HSUPA và HSDPA thường được gọi là HSPA (High Speed Packet Access) như được minh hoạ trong hình 1.1. Hình 1.1 Lộ trình tiến lên thế hệ thông tin di động 4G Tuy nhiên, cùng với sự giới thiệu về HSPA thì sự phát triển của UMTS chưa phải là giới hạn của nó. HSPA+ sẽ mang lại sự tăng đáng kể trong 3GPP phiên bản 7. Mục đích là để tăng hiệu suất của các mạng vô tuyến HSPA về mặt hiệu quả phổ, tốc độ dữ liệu đỉnh, độ chờ và khai thác đầy đủ khả năng MIMO (Multiple Input Multiple Output) đường xuống, 3 điều chế bậc cao cho đường xuống và đường lên, cải thiện các giao thức lớp 2 và duy trì kết nối dữ liệu. Để đảm bảo tính cạnh tranh của UMTS cho 10 năm tới hay xa hơn, các khái niệm đối với sự phát triển lâu dài LTE (Long Term Evolution) đã được khám phá. Mục đích là một tốc độ dữ liệu cao, độ chờ thấp và công nghệ truy nhập vô tuyến trên cơ sở gói được tối ưu. Vì vậy, một nghiên cứu nữa đã được phát động trong 3GPP phiên bản 7 dựa trên E-UTRA (Evolved UMTS Terrestrial Radio Access) và E-UTRAN (Evolve UMTS Terrestrial Radio Access Network). Sau đó, LTE/E-UTRA sẽ tạo nên bộ phận của các đặc điểm kỹ thuật cốt lõi của 3GPP phiên bản 8. Trong nội dung nghiên cứu về LTE, công việc đầu tiên của 3GPP tập trung vào xác định các yêu cầu ví dụ như các mục đích thiết kế cho tốc độ dữ liệu, dung lượng, hiệu quả phổ và độ trễ. Cũng như các khía cạnh thương mại như giá thành cho sự lắp đặt và hoạt động của mạng này đã được xem xét đến. Trên cơ sở các yêu cầu đó thì các khái niệm đối với các sơ đồ truyền dẫn giao diện không gian và các giao thức đã được nghiên cứu. Đáng chú ý LTE sử dụng các sơ đồ đa truy nhập mới trên các giao diện không gian: OFDM (Orthogonal Frequency Division Multiple Access) trong đường xuống và SC-FDMA (Single Carrier Frequency Division Multiple Access) trong đường lên. Hơn nữa, các sơ đồ anten MIMO tạo thành một bộ phận thiết yếu của LTE. 1.1 Các yêu cầu đối với LTE LTE tập trung vào hỗ trợ tối ưu các dịch vụ chuyển mạch gói. Các yêu cầu chính đối với thiết kế của một hệ thống LTE đã được cho trong 3GPP TR25.913 và có thể tóm tắt như sau: 1. Các dải thông được hỗ trợ là: 1.25, 2.5, 5.0, 10.0 và 20 MHz. 2. Tốc độ dữ liệu đỉnh trong sự phân chia phổ 20 MH a. Tốc độ đỉnh đường xuống bằng 100 Mbps. 4 b. Tốc độ đỉnh đường lên bằng 50 Mbps. 3. Các cấu hình anten được hỗ trợ: a. Đường xuống: 4x2, 2x2, 1x2, 1x1. b. Đường lên: 1x2, 1x1. 4. Hiệu quả phổ a. Đường xuống: Gấp 3 tới 4 lần HSDPA phiên bản 6. b. Đường lên: Gấp 2 tới 3 lần HSUPA phiên bản 6. 5. Độ trễ a. Độ trễ mặt phẳng điều khiển (Control-Plane) tính bằng thời gian để nó chuyển từ các trạng thái đầu cuối không tích cực tới trạng thái tích cực ở đó đầu cuối có thể phát/thu dữ liệu và quy định nhỏ hơn (50 – 100) ms. b. Độ trễ mặt phẳng người dùng (User-plane) được tính bằng thời gian nó tiêu tốn để phát một gói IP nhỏ từ đầu cuối tới rìa RAN. Quy định thời gian truyền cho một chiều không vượt quá 5 ms. 6. Tính di động Hiệu suất hệ thống nên được tối ưu đối với các tốc độ thấp (< 15 km/h). Nhưng các tốc độ di động cao hơn sẽ được hỗ trợ. Tốc độ tối đa mà hệ thống LTE có thể quản lý là 350 km/h thậm chí lên đến 500 km/h phụ thuộc vào băng tần. 7. Sự tác động lẫn nhau Sự tác động lẫn nhau giữa các hệ thống UTRAN/GERAN và các hệ thống không phải 3GPP sẽ được bảo đảm. Các đầu cuối đa chế độ sẽ hỗ trợ sự chuyển giao cuộc gọi tới/ từ UTRAN và GERAN cũng như các phép đo giữa các công nghệ. Thời gian gián đoạn đối với chuyển giao cuộc gọi giữa E-UTRAN và UTRAN/GERAN sẽ nhỏ hơn 300 ms đối với các dịch vụ thời gian thực và nhỏ hơn 500 ms đối với các dịch vụ thời gian không thực. 5 8. Sự phân chia phổ LTE hỗ trợ cả phổ cặp (FDD) lẫn phổ không theo cặp (TDD). Sơ đồ song công hay sự sắp xếp song công là một thuộc tính của một công nghệ truy nhập vô tuyến. Tuy nhiên, một sự phân chia phổ cho trước cũng được kết hợp một cách đặc trưng cùng với một sơ đồ song công riêng. Các hệ thống FDD được triển khai theo các sự phân chia phổ cặp trong đó có một dải tần số dành cho truyền dẫn theo đường xuống, còn dải kia dành cho truyền dẫn theo đường lên. Các hệ thống TDD được triển khai theo các sự phân chia không theo phổ cặp. Một ví dụ là phổ IMT-2000 tại 2 GHz, đó là ‘băng lõi’ IMT-2000. Như biểu diễn trong hình 1.2, nó gồm có cặp băng tần 1920-1980 MHz và 2110-2170 MHz dành cho truy nhập vô tuyến FDD cơ bản. Hai băng tần 1910-1920 MHz và 2010-2025 MHz dành cho truy nhập vô tuyến TDD cơ bản. Hình 1.2. Cấp phát phổ ‘băng lõi’ IMT cơ bản tại 2 GHz Sự phân chia cặp đối với FDD trong hình 1.2 là 2 x 60 MHz, nhưng phổ có thể dùng được đối với một nhà khai thác mạng đơn lẻ có thể là 2 x 20 MHz hoặc thậm chí 2 x 10 MHz. Trong các băng tần khác thậm chí ít phổ hơn có thể dùng được. Hơn nữa, sự di chuyển của phổ hiện nay dùng cho các công nghệ truy nhập vô tuyến khác nhau nhất thiết phải thực hiện 6 từ từ để đảm bảo rằng số lượng của các phần phổ còn lại đủ để hỗ trợ nhiều người dùng hiện tại. Hình 1.3. Ví dụ về LTE có thể được di chuyển từng bước vào trong một sự phân chia phổ cùng với một sự triển khai GSM gốc Vì vậy, lượng phổ mà có thể được di chuyển theo hướng LTE lúc ban đầu có thể tương đối nhỏ, sau đó có thể sẽ từ từ tăng lên, như đã biểu diễn trong hình 1.3. Sự thay đổi của các viễn cảnh phổ có thể có sẽ đưa đến một sự quy định cho tính mềm dẻo phổ đối với LTE về mặt các dải thông truyền dẫn được hỗ trợ. 1.2. Truy nhập vô tuyến LTE 1.2.1. Các sơ đồ truyền dẫn: OFDM đường xuống và SC-FDMA đường lên. Sơ đồ truyền dẫn đường xuống dựa trên cơ sở OFDM (Orthogolnal Frequency-Division Mtilplexing ). Do thời gian symbol OFDM tương đối dài kết hợp với một tiếp đầu tuần hoàn CP (CP:Cycle Prefix), OFDM có sức chịu đựng cao về mặt chống lại độ chọn lọc tần số kênh. Mặc dù sự sai lạc tín hiệu do một kênh chọn lọc theo tần số về nguyên lý có thể được xử 7 lý bằng cách san bằng ở bên thu, sự phức tạp của việc san bằng bắt đầu trở nên không hấp dẫn để thực thi trong một thiết bị đầu cuối di động tại các độ rộng băng trên 5 MHz. Vì vậy, OFDM cùng với sức chịu đựng vốn có của nó đối với pha đinh chọn lọc theo tần số đã được áp dụng cho đường xuống, đặc biệt là khi được kết hợp cùng với sự ghép không gian. Các lợi ích khi dùng OFDM gồm có: • OFDM cung cấp sự truy nhập tới miền tần số, theo cách đó cho phép thêm độ tự do cho bộ lập lịch+- phụ thuộc kênh so với HSPA. • Các sự phân chia dải thông mềm dẻo được hỗ trợ một cách dễ dàng bởi OFDM, bằng cách biến đổi số lượng các sóng mang con OFDM được sử dụng cho truyền dẫn. Tuy nhiên, chú ý rằng sự hỗ trợ về các sự phân chia nhiều phổ cũng đòi hỏi việc lọc RF (Radio Frequency) mềm dẻo, đó là việc làm mà không phù hợp cho sơ đồ truyền dẫn chính xác. Tuy nhiên nó lại cho phép duy trì cấu trúc xử lý băng gốc giống nhau, không quan tâm độ rộng của băng thông, làm đơn giản việc thực thi đầu cuối. • Sự truyền dẫn quảng bá/đa trạm trong đó các thông tin giống nhau được phát từ nhiều trạm gốc, được thực hiện dễ dàng nhờ OFDM. Đối với đường lên LTE, sự truyền dẫn đơn sóng mang dựa trên cơ sở OFDM trải DFT (Discrete Fourier Transform) (DFTS-OFDM) được sử dụng. Việc sử dụng sự điều chế đơn sóng mang trong đường lên được thúc đẩy nhờ tỷ số đỉnh trên trung bình của tín hiệu được truyền thấp hơn so với việc truyền dẫn đa sóng mang như là OFDM. Tỷ số đỉnh–trung bình của tín hiệu được phát nhỏ hơn sẽ có thể cho công suất truyền dẫn trung bình cao hơn đối với một bộ khuếch đại cho trước. Vì vậy, sự truyền dẫn đơn sóng 8 mang cho phép sử dụng bộ khuếch đại công suất hiệu quả hơn, điều này tương đương với vùng phủ sóng tăng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với đầu cuối bị giới hạn công suất. Ngược lại, đối với đường lên WCDMA/HSPA cũng dựa vào sự truyền dẫn đơn sóng mang nhưng không trực giao, trong khi đó đường lên của LTE dựa trên cơ sở phân tách trực giao những người sử dụng về thời gian và tần số. Sự phân tách người dùng trực giao có ích trong nhiều trường hợp vì nó ngăn ngừa nhiễu nội tế bào. Tuy nhiên, sự cấp phát một tài nguyên dải thông tức thời rất lớn cho một người dùng đơn lẻ là một chiến lược không hiệu quả ở các trường hợp mà trong đó tốc độ dữ liệu chủ yếu bị giới hạn bởi công suất truyền hơn là dải thông. Trong hoàn cảnh như thế, một đầu cuối chỉ được cấp phát một phần của tổng dải thông truyền dẫn và các đầu cuối khác có thể phát song song trên phần còn lại của phổ. Theo cách đó, đường lên LTE này bao gồm thành phần đa truy nhập miền tần số, kế hoạch truyền dẫn đường lên LTE đôi khi cũng được gọi là FDMA đơn sóng mang (SC-FDMA: Single Carrier-FDMA). 1.2.2. Sự lập lịch phụ thuộc kênh và sự thích nghi tốc độ Điểm chủ yếu của sơ đồ truyền dẫn LTE là việc sử dụng truyền dẫn kênh chia sẻ, trong đó nguồn tài nguyên thời gian-tần số được chia sẻ một cách động giữa những người sử dụng. Việc sử dụng truyền dẫn kênh chia sẻ thích ứng tốt với các yêu cầu nguồn tài nguyên thay đổi một cách nhanh chóng đã được đề ra bởi dữ liệu gói và cũng cho phép một vài công nghệ then chốt khác được sử dụng bởi LTE. Trong mỗi khoảng thời gian ngắn, bộ lập lịch điều khiển để ấn định những người dùng các tài nguyên được chia sẻ này. Nó cũng quyết định tốc độ dữ liệu được dùng cho mỗi liên kết, tức là sự thích nghi tốc độ và có thể được xem như một phần của bộ lập lịch này. 9 Bộ lập lịch là một phần tử chủ chốt và quyết định lớn đến hiệu suất toàn bộ đường xuống, đặc biệt là trong một mạng tải mức cao. Sự tăng đáng kể dung lượng hệ thống có thể đạt được nếu các điều kiện về kênh được đưa vào tính toán trong quyết định lập lịch, nên được gọi là sự lập lịch phụ thuộc kênh (Channel-Dependent-Scheduling). Điều này đã được khai thác trong HSPA, nơi mà bộ lập lịch đường xuống này phát tới một người dùng khi các điều kiện kênh thuận lợi để tối đa hoá tốc độ dữ liệu, và ở phạm vi nào đó cũng có khả năng thực hiện đối với đường lên được nâng cao. Hình 1.4. Lập lịch trình phụ thuộc kênh đường xuống trong miền thời gian và tần số. Tuy nhiên, thêm vào miền thời gian này LTE cũng có cả truy nhập tới miền tần số, nhờ có sử dụng OFDM trong đường xuống và DFTS- OFDM trong đường lên. Cho nên, với mỗi miền tần số, bộ lập lịch có thể lựa chọn người dùng cùng với các điều kiện kênh tốt nhất. Nói cách khác, việc lập lịch trong LTE không chỉ có thể đưa các sự biến đổi kênh vào tính toán ở miền thời gian như HSPA mà còn trong cả miền tần số. Điều này được minh hoạ trong hình 1.4. 10 [...]... đường xuống Một trong các nguyên lý cơ bản của truy nhập vô tuyến LTE là việc truyền dẫn kênh chia sẻ trên DL-SCH và UL-SCH, đó là các tài nguyên thời gian-tần số được chia sẻ một cách động giữa những người dùng trong cả đường lên và đường xuống Bộ lập lịch là thành phần của lớp MAC và điều khiển việc ấn định tài nguyên đường lên và đường xuống Lập lịch đường lên và đường xuống được tách ra trong LTE. .. bá về thông tin hệ thống Hơn nữa, cấu trúc giao thức LTE liên quan tới các sự truyền dẫn theo đường lên là tương tự với cấu trúc đường xuống trong hình 1.7, mặc dù có các sự khác nhau về việc lựa chọn dạng truyền tải và sự truyền dẫn nhiều anten như sẽ được thảo luận 16 Hình 1.7 Cấu trúc giao thức LTE (đường xuống) Dữ liệu được truyền theo đường xuống được tiến hành dưới dạng các gói IP dựa vào một... liệu đường lên (dạng truyền tải) mà sử dụng Chú ý rằng chỉ một miền tần số kề nhau được ấn định cho các đầu cuối di động trong đường lên như là hệ quả của việc dùng truyền dẫn đơn sóng mang trên đường xuống LTE Các điều kiện kênh có thể được đưa vào trong tính toán trong quá trình xử lý lập lịch đường lên giống như việc lập lịch cho đường xuống Tuy nhiên, thông tin thu được về các điều kiện kênh đường. .. chia đường lên /đường xuống 27 Ở LTE, một giao thức không đồng bộ là cơ sở cho sự hoạt động ARQ lai đường xuống Vì vậy, các sự truyền lại đường xuống có thể xảy ra tại bất cứ thời gian nào sau lần truyền đầu tiên và đánh số quá trình xử lý ARQ lai được sử dụng để chỉ thị quá trình xử lý đang được chú tâm vào Hình 1.10 Giao thức ARQ lai đồng bộ và không đồng bộ Mặt khác, các sự truyền lại theo đường. .. được hỗ trợ một cách dễ dàng đối với LTE 1.3.2 Điều khiển truy nhập môi trường MAC Lớp MAC xử lý việc ghép kênh logic, truyền lại ARQ lai, và lập lịch đường lên và đường xuống Trái ngược với HSPA, cái mà dùng phân tập macro đường lên và vì vậy định rõ cả tế bào phục vụ lẫn tế bào không phục vụ trong khi LTE chỉ định rõ một tế bào phục vụ vì không có phân tập macro đường lên Tế bào phục vụ là tế bào mà... tục truy nhập ngẫu nhiên để khôi phục lại sự đồng bộ đường lên LTE- IDLE là một trạng thái tích cực mức thấp trong đó đầu cuối di động ngủ ở hầu hết thời gian để giảm tiêu thụ nguồn Sự đồng bộ đường lên không được duy trì và do đó chỉ duy nhất truyền dẫn đường lên tích cực mà có thể xảy ra là truy nhập ngẫu nhiên để chuyển tới LTE ACTIVE Trong đường xuống, đầu cuối di động có thể thức dậy một cách định... di động tiết kiệm nguồn pin nhờ vào chế độ ngủ và thức dậy để thu PCH này chỉ ở các thời điểm đã xác định trước 3 Kênh chia sẻ đường xuống (DL-SCH: Downlink Shared Channel) là kênh truyền tải được dùng cho việc truyền dẫn dữ liệu đường xuống trong LTE Nó hỗ trợ các đặc tính LTE như 23 sự thích nghi tốc độ động và việc lập lịch phụ thuộc kênh trong miền thời gian và miền tần số, ARQ lai, và ghép không... đường xuống có thể ấn định các nguồn tài nguyên cho những người sử dụng, đưa các chất lượng kênh vào trong tính toán Về nguyên lý, một đầu cuối được lập lịch có thể được ấn định một tập bất kỳ của các khối tài nguyên rộng 180 kHz trong mỗi khoảng thời gian lập lịch 1ms b Lập lịch đường lên Đường lên LTE được dựa vào sự phân tách trực giao của những người sử dụng và nó làm nhiệm vụ của bộ lập lịch đường. .. trọng Vì vậy, các phương pháp khác nhau để đạt được sự phân tập đường lên là điều quan trọng như một sự bổ xung trong các hoàn cảnh mà sự lập lịch phụ thuộc kênh không được sử dụng c Sự lập toạ độ nhiễu liên tế bào LTE cung cấp tính trực giao giữa những người sử dụng bên trong một tế bào trong cả đường xuống lẫn đường lên Vì vậy, hiệu suất LTE về mặt hiệu quả phổ và tốc độ dữ liệu đã dùng bị hạn chế hơn... phải đăng ký với mạng bằng cách dùng thủ tục truy nhập ngẫu nhiên để đi vào trạng thái LTE- ACTIVE LTE- DETACHED là một trạng thái chính được dùng vào lúc bật nguồn; Đầu cuối di động đã đăng ký với mạng dù chỉ một lần thì nó thuộc một trong các trạng thái điển hình là LTE_ ACTIVE hoặc LTE- IDLE Hình 1.12 Các trạng thái LTE LTE -ACTIVE là trạng thái được sử dụng khi đầu cuối di động là tích cực cùng với dữ . bộ phận thiết yếu của LTE. 1.1 Các yêu cầu đối với LTE LTE tập trung vào hỗ trợ tối ưu các dịch vụ chuyển mạch gói. Các yêu cầu chính đối với thiết kế của một hệ thống LTE đã được cho trong 3GPP. mạng truy nhập vô tuyến phát triển được gọi là LTE và mạng lõi truy nhập vô tuyến SAE. LTE/ SAE được hy vọng là sẽ khai thác lần đầu khoảng 2009-2010. LTE tập chung vào các mục tiêu cơ bản như sau: •. chương này trình bày một số mục tiêu thiết kế hệ thống LTE và sự truy nhập vô tuyến cũng như kiến trúc giao diện vô tuyến của hệ thống LTE. • Chương 2: Lớp vật lý đường xuống. Chương này đi sâu nghiên