1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thương mại sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt Nam

131 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Rủi Ro Hoạt Động Kinh Doanh Thương Mại Sản Phẩm Sữa Của Công Ty CP Sữa Việt Nam
Tác giả Phạm Lê Huy
Người hướng dẫn PGS, TS. Trần Sĩ Lâm
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh doanh thương mại
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 5,25 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG (17)
    • 1.1. Khái niệm quản lý rủi ro trong kinh doanh thương mại (17)
      • 1.1.1. Rủi ro trong kinh doanh thương mại (17)
      • 1.1.2. Quản lý rủi ro trong kinh doanh thương mại (21)
    • 1.2. Nội dung quản lý rủi ro trong kinh doanh thương mại (25)
      • 1.2.1. Biện pháp quản lý rủi ro trong kinh doanh thương mại (25)
      • 1.2.2. Tiêu chuẩn quốc tế về quản lý rủi ro trong kinh doanh thương mại (28)
    • 1.3. Đánh giá hoạt động quản lý rủi ro trong kinh doanh thương mại (41)
      • 1.3.1. Tiêu chí đánh giá (41)
      • 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý rủi ro trong kinh (46)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG (52)
    • 2.1. Tổng quan hoạt động kinh doanh sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt Nam 42 1. Giới thiệu về Công ty (52)
      • 2.1.2. Giới thiệu về sản phẩm sữa của Công ty (53)
      • 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh sản phẩm sữa của Vinamilk (56)
    • 2.2. Thực trạng quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh sản phẩm sữa (59)
      • 2.2.1. Chính sách quản lý rủi ro (59)
      • 2.2.2. Khuôn khổ quản lý rủi ro (61)
      • 2.2.3. Mô hình quản lý rủi ro (61)
      • 2.2.4. Quy trình quản lý rủi ro (64)
    • 2.3. Đánh giá hoạt động quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt Nam 66 1. Thành công (76)
      • 2.3.2. Hạn chế (80)
      • 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế (83)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SẢN PHẨM SỮA TẠI CÔNG TY CP SỮA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI (86)
    • 3.1. Xu thế thị trường và định hướng chiến lược kinh doanh sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt Nam 76 1. Xu thế phát triển thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam (86)
      • 3.1.2. Mục tiêu, định hướng chiến lược kinh doanh sản phẩm sữa của Công ty (88)
      • 3.1.3. Yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kinh (89)
    • 3.2. Phân tích SWOT quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh sản phẩm sữa tại Công ty CP Sữa Việt Nam trong thời gian tới (91)
      • 3.2.1. Điểm mạnh (91)
      • 3.2.2. Điểm yếu (93)
      • 3.2.3. Cơ hội (95)
      • 3.2.4. Thách thức (97)
    • 3.3. Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác quản lý rủi ro hoạt động kinh (99)
      • 3.3.2. Kiến nghị đề xuất với Nhà nước (105)

Nội dung

Quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thương mại sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt NamQuản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thương mại sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt NamQuản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thương mại sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt NamQuản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thương mại sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt NamQuản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thương mại sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt NamQuản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thương mại sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt NamQuản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thương mại sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt NamQuản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thương mại sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt NamQuản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thương mại sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt NamQuản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thương mại sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt NamQuản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thương mại sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt NamQuản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thương mại sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt NamQuản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thương mại sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt NamQuản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thương mại sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt NamQuản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thương mại sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt NamQuản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thương mại sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt NamQuản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thương mại sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt NamQuản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thương mại sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt NamQuản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thương mại sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt NamQuản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thương mại sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt NamQuản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thương mại sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt NamQuản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thương mại sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt NamQuản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thương mại sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt NamQuản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thương mại sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt NamQuản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thương mại sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt NamQuản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thương mại sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt NamQuản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thương mại sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt NamQuản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thương mại sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt NamQuản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thương mại sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt Nam

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG

Khái niệm quản lý rủi ro trong kinh doanh thương mại

1.1.1 Rủi ro trong kinh doanh thương mại

1.1.1.1 Khái niệm rủi ro trong kinh doanh thương mại

Trong suy nghĩ của của đa số người từ trước đến nay, sự may rủi được cho là khách quan và nằm ngoài tầm kiểm soát của con người Có những tình huống bất ngờ khi xảy ra đối với con người và với từng người, tác động của nó là tích cực hay tiêu cực lại khác nhau Nếu là tích cực, người ta gọi là may mắn (hay cơ hội), còn nếu là tiêu cực, người ta gọi là không may mắn (hay rủi ro).

Theo đó, nhắc đến khái niệm về rủi ro trong kinh doanh thương mại, hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có định nghĩa thống nhất nào Đối với mỗi tác giả, vào từng thời điểm, tại từng địa điểm, lại có một cách định nghĩa riêng về nó.

Với cách hiểu thông thường, rủi ro trong kinh doanh thương mại thường được cho là những điều bất trắc, không may mắn, gây tổn thất và mất mát cho doanh nghiệp:

Trong bối cảnh mô hình định giá tài sản vốn, rủi ro trong kinh doanh thương mại được định nghĩa tương đương với rủi ro phi hệ thống (tức là rủi ro đặc trưng hay rủi ro có thể đang dạng hóa) (Amit và Wernerfelt, 1990; Conine, 1982).

Trong bối cảnh quản lý chiến lược, rủi ro trong kinh doanh thương mại đôi khi lại được định nghĩa là nguy cơ theo đuổi một chiến lược không hiệu quả, tức là đưa ra những lựa chọn chiến lược không chính xác (Glassman, 2000; Marshall, 2001; Winfrey và Budd, 1997; Alexander, 2005) Một số tác giả thích sử dụng thuật ngữ rủi ro chiến lược hơn cho bối cảnh sau này.

Trong bối cảnh vốn kinh tế, một số tác giả như Matten (2000), Schroeck (2002) và Crouhy và cộng sự (2006) định nghĩa rủi ro kinh doanh là sự không chắc chắn về nhu cầu và giá cả đối với sản phẩm và dịch vụ, còn van Lelyveld (2006) tuyên bố rằng “ rủi ro trong kinh doanh thương mại được coi là rủi ro do thay đổi về tỷ suất lợi nhuận và khối lượng, dẫn đến lợi nhuận sẽ giảm xuống dưới mức cơ sở chi phí cố định.”

Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt không chỉ thách thức mà còn có cả cơ hội Theo đó, rủi ro trong kinh doanh thương mại theo cách nhìn tổng quát bao gồm cả các tình huống đem lại lợi ích cho doanh nghiệp:

Rủi ro trong kinh doanh thương mại là mối đe dọa hoặc khả năng một hành động hoặc sự kiện sẽ ảnh hưởng xấu hoặc có lợi đến khả năng đạt được mục tiêu của tổ chức (HEFCE, 2004).

Rủi ro trong kinh doanh thương mại là khả năng lãi lỗ khác với những gì được mong đợi hoặc dự đoán; là sự không chắc chắn hoặc tính ngẫu nhiên được đo bằng cách phân phối lãi lỗ trong tương lai (Coleman, 2011).

Rủi ro trong kinh doanh thương mại là một thành phần của tổng rủi ro, đại diện cho khái niệm rằng một công ty có thể trải qua các sự kiện hoặc hoàn cảnh tạo ra mối đe dọa hoặc cơ hội đối với khả năng hoạt động của nó Mặt khác, rủi ro trong kinh doanh thương mại còn là về các lực lượng bên trong và bên ngoài hội tụ lại để tạo ra các mối đe dọa hoặc cơ hội đối với công ty và đội ngũ quản lý của công ty. Những rủi ro này có thể xuất hiện từ: môi trường kinh doanh bên ngoài, bao gồm các lực lượng kinh tế vĩ mô nằm ngoài tầm kiểm soát của ban quản lý (như lạm phát, tỷ giá hối đoái hoặc lãi suất hiện hành); rủi ro cụ thể của ngành, như mức độ tập trung trong ngành, rủi ro pháp lý, rào cản gia nhập, nguy cơ gián đoạn và các yếu tố khác như quản lý không hiệu quả, rủi ro danh tiếng, văn hóa doanh nghiệp và rủi ro tập trung khách hàng hoặc nhà cung cấp (Peterdy, 2022).

Trong các định nghĩa khác nhau, ta có thể thấy một sự tiến hóa nhất định: từ nhận thức đơn giản về tính tiêu cực của rủi ro trong kinh doanh thương mại đối với tổ chức, cho đến nhận thức về cơ hội mà rủi ro mang lại để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của tổ chức Có thể giải thích rằng sự khác nhau giữa các quan điểm về rủi ro trong kinh doanh thương mại phụ thuộc vào sự phát triển và bối cảnh thị trường mà doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh.

Từ đó, tổng kết lại, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, rủi ro trong kinh doanh thương mại sẽ được định nghĩa như sau: ―Rủi ro trong kinh doanh thương mại là những sự kiện bất ngờ có thể xảy đến với doanh nghiệp, có thể đo lường được và hậu quả của nó có thể tạo thành cơ hội thu được lợi ích (mặt tích cực) hoặc các mối đe dọa đối với sự phát triển và quá trình tăng trưởng kinh tế của doanh nghiệp (mặt tiêu cực).‖

1.1.1.2 Nguyên nhân của rủi ro trong kinh doanh thương mại

Rủi ro là một phần không thể tránh khỏi trong môi trường kinh doanh và nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh có thể đa dạng và phức tạp Nguyên nhân của rủi ro trong kinh doanh thương mại có thể được chia thành 2 loại chính:

 Quản trị doanh nghiệp: Lập kế hoạch kinh doanh không hợp lý, quản lý tài chính không chặt chẽ, hoặc quản lý nhân sự không hiệu quả đều có thể dẫn đến rủi ro trong kinh doanh thương mại Ví dụ, một doanh nghiệp không có kế hoạch kinh doanh rõ ràng sẽ khó có thể thích ứng với những thay đổi của thị trường, dẫn đến thua lỗ.

 Quyết định của lãnh đạo: Sự sơ xuất, bất cẩn, thiếu kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trách nhiệm của lãnh đạo dẫn đến quyết định kinh doanh sai lầm có thể làm thua lỗ, hoặc thậm chí là phá sản cho doanh nghiệp.

Nội dung quản lý rủi ro trong kinh doanh thương mại

1.2.1 Biện pháp quản lý rủi ro trong kinh doanh thương mại

Tránh né rủi ro là các biện pháp mà theo đó, các nhà quản trị sẽ tìm cách dẫn dắt công ty tránh xa những sự kiện có nguy cơ xảy ra tổn thất cao, nhờ đóm công ty sẽ tránh xa mối nguy hiểm có thể xảy ra thay vì phải xử lý hậu quả của nó Biện pháp né tránh rủi ro đòi hỏi phải loại bỏ rủi ro bằng cách rút lui khỏi tình huống rủi ro (Juttner, Peck và Christopher, 2003) Nói cách khác, nó hướng tới việc đẩy xác suất sự kiện rủi ro về 0 bằng cách loại bỏ nguồn rủi ro.

Né tránh rủi ro có một số điểm tương đồng với các biện pháp QLRR khác, nhưng nó mang lại những lợi ích riêng Điều này cho phép các công ty hoàn toàn tránh được các tình huống có thể dẫn đến thua lỗ, điều này đặc biệt quan trọng trong các ngành có tính cạnh tranh cao hoặc bị quản lý chặt chẽ.

Né tránh rủi ro mặc dù có thể giúp cho doanh nghiệp không phải chịu bất kỳ hậu quả xấu nào mà rủi ro được phát hiện gây ra, tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc có thể khiến cho doanh nghiệp bỏ lỡ những cơ hội kiếm lời Mặt khác, không phải toàn bộ rủi ro đều có thể né tránh được.

Có thể nói, né tránh rủi ro là một chiến lược tuyệt vời khi các công ty muốn loại bỏ hoàn toàn rủi ro Cách tiếp cận này đặc biệt hữu ích khi nguy cơ xảy ra rủi ro cao mà lợi ích thu được lại thấp.

Trong thực tế kinh doanh, nhiều rủi ro không thể từ bỏ hoặc ngăn chặn hoàn toàn, do đó, chấp nhận rủi ro là chiến lược cần thiết để không bỏ lỡ những cơ hội thu được lợi nhuận Có nhiều lý do tại sao các công ty có thể lựa chọn chấp nhận rủi ro trong những tình huống nhất định Lý do phổ biến nhất là khi chi phí của các chiến lược quản lý rủi ro khác, chẳng hạn như né tránh hoặc giảm thiểu, có thể lớn hơn chi phí của chính rủi ro đó Trong trường hợp chi phí lớn hơn lợi ích, hầu hết các tổ chức chọn chấp nhận rủi ro hơn là dành thời gian hoặc tiền bạc để giảm thiểu rủi ro.

Chấp nhận rủi ro đôi khi được gọi là tùy chọn ―không làm gì cả‖ Thực hiện biện pháp này, các nhà quản lý chỉ cần giữ lại rủi ro bằng cách không thực hiện thêm hành động nào và lập ngân sách để kiểm soát thiệt hại; nghĩa là, đơn giản là quyết định đối phó với sự kiện rủi ro tiềm ẩn nếu nó xảy ra vào một thời điểm nào đó (Sodhi và Tang, 2012) Tuy nhiên, không phải lúc nào công ty cũng có thể dự phòng đủ cho thiệt hại có thể xảy ra, điều này đồng nghĩa với việc công ty đang đặt cược rằng sự gián đoạn kinh doanh sẽ không xảy ra hoặc nếu có xảy ra thì trong tương lai xa sẽ sẵn sàng chấp nhận rủi ro tài chính.

Các doanh nghiệp nhỏ thường có lập trường rằng họ không thể né tránh, hạn chế hoặc chuyển giao rủi ro và do đó, họ mặc nhiên chấp nhận rủi ro Đây là một quan điểm sai lầm và hạn chế và không nên là quan điểm mặc định khi lập kế hoạch này. Việc chấp nhận rủi ro nên được đánh giá cùng với các chiến lược khác để xác định tác động, hành động thích hợp và chi phí của các chiến lược giảm thiểu khác nhau. Chấp nhận rủi ro là lựa chọn ít tốn kém nhất trong thời gian ngắn và thường là lựa chọn tốn kém nhất trong dài hạn nếu một sự kiện xảy ra Do đó, các nhà quản lý cần cân nhắc kết hợp sử dụng cùng với các biện pháp chuyển nhượng rủi ro.

1.2.1.3 Ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro

Ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro là các biện pháp mà theo đó, giảm tối đa rủi ro có thể xảy đến với doanh nghiệp, bao gồm các biện pháp ngăn ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và giảm thiểu tổn thất do rủi ro gây ra:

- Ngăn ngừa rủi ro: Đây là các biện pháp nhắm vào nguyên nhân gây ra rủi ro, khiến cho rủi ro không thể xảy ra, từ đó ngăn chặn ảnh hưởng từ hậu quả mà rủi ro gây ra Rủi ro có thể loại bỏ hoàn toàn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dễ thấy nhất là những rủi ro từ các hành vi bất hợp pháp, phi đạo đức hay trái phép của nhân viên và người quản lý hoặc rủi ro từ những sự cố trong quy trình hoạt động thông thường của doanh nghiệp

- Giảm thiểu rủi ro: Không phải rủi ro nào trong kinh doanh cũng có thể né tránh hoặc ngăn ngừa hoàn toàn, theo đó, nhà quản lý sẽ phải tìm cách để giảm thiểu các mối nguy tiềm ẩn hoặc kết quả xấu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bằng cách này, doanh nghiệp có thể giảm thiểu số lần xảy ra rủi ro hoặc giải quyết các rủi ro tiềm ẩn trước khi nó trở nên nghiêm trọng không thể né tránh, hay loại bỏ hoàn toàn, giảm thiểu rủi ro có thể được xem xét là một lựa chọn phù hợp.

- Giảm thiểu tổn thất do rủi ro gây ra: Đây là các biện pháp nhằm kiểm soát, giảm thiểu thiệt hại dự kiến nếu một sự kiện rủi ro xảy ra Biện pháp này cố gắng giảm thiểu tổn thất nhiều nhất có thể hơn là loại bỏ hoàn toàn tổn thất Mặt khác, để sử dụng biện pháp hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định giới hạn tổn thất có thể chấp nhận được - về mặt thời gian và tiền bạc vì việc triển khai sẽ đòi hỏi những khoản chi phí nhất định.

1.2.1.4 Chuyển giao hoặc chia sẻ rủi ro

Chia sẻ và chuyển giao rủi ro là biên pháp có thể mang lại nhiều lợi ích, chẳng hạn như giảm mức độ rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát, nâng cao lợi thế cạnh bằng cách tiếp cận các thị trường, cơ hội hoặc công nghệ mới, đồng thời cải thiện hiệu suất và hiệu quả của doanh nghiệp bằng cách tối ưu hóa các nguồn lực và quy trình. Ngoài ra, chia sẻ và chuyển giao rủi ro có thể tăng tính linh hoạt và khả năng phục hồi bằng cách đa dạng hóa các nguồn thu nhập và hỗ trợ, cũng như củng cố các mối quan hệ và danh tiếng bằng cách thể hiện sự tin cậy, hợp tác và chuyên nghiệp Trong đó:

- Chuyển giao rủi ro: là một chiến lược QLRR liên quan đến việc chuyển rủi ro thuần túy từ bên này sang bên khác Một bên đảm nhận trách nhiệm pháp lý của bên kia nhằm đổi lấy thêm một khoản thu nhập Chẳng hạn như việc mua bảo hiểm cho phép chủ hợp đồng chuyển một rủi ro tổn thất cụ thể cho công ty bảo hiểm Khi được thực hiện một cách hiệu quả, việc chuyển giao trách nhiệm pháp lý có thể phân bổ rủi ro một cách công bằng, đặt trách nhiệm của mình lên các bên được chỉ định tùy theo khả năng kiểm soát và bảo hiểm của họ đối với rủi ro.

- Chia sẻ rủi ro: là chiến lược QLRR liên quan đến việc phân chia rủi ro giữa hai hoặc nhiều bên đồng ý hợp tác và chia sẻ kết quả, dù tích cực hay tiêu cực Chia sẻ rủi ro có thể giúp bạn giảm tác động của sự không chắc chắn, tận dụng điểm mạnh của người khác và tạo ra sức mạnh tổng hợp và đổi mới.

Tuy nhiên, không phải rủi ro nào cũng có thể chuyển giao và đồng thời, việc sử dụng biện pháp này cũng có thể đặt ra một số thách thức và hạn chế đối với doanh nghiệp, bao gồm tăng chi phí và độ phức tạp, mất kiểm soát và tự chủ, khả năng tạo ra rủi ro hoặc sự phụ thuộc mới, các vấn đề pháp lý, …

Đánh giá hoạt động quản lý rủi ro trong kinh doanh thương mại

Mô hình trưởng thành là một công cụ tương đối phổ biến, thường được sử dụng trên cơ sở tự đánh giá, để giúp các tổ chức hiểu được năng lực hiện tại của họ trong một lĩnh vực nói chung và công tác QLRR trong kinh doanh thương mại nói riêng.

Theo OECD, mô hình trưởng thành bao gồm 5 cấp độ Lý do chọn năm cấp độ là để giúp các nhà quản lý dễ dàng đưa ra đánh giá về mức độ trưởng thành hiện tại bằng cách cung cấp sự phân biệt rõ ràng trong các mô tả về mức độ trưởng thành.Đồng thời, việc có năm cấp độ giúp đảm bảo rằng sự khác biệt giữa các cấp độ không lớn đến mức các nhà quản lý khó có thể nhìn thấy con đường đạt đến cấp độ trưởng thành cao hơn 5 mức độ này bao gồm: Hình thành; Phát triển; Xác định;Hiệu quả và Tối ưu Dưới đây là bảng mô tả 5 mức độ này.

Bảng 1.1: 5 mức độ mô hình trưởng thành QLRR

STT Mức độ Mô tả

QLRR trong kinh doanh thương mại không được hiểu rõ hoặc thực hành trong toàn bộ hệ thống, mặc dù có thể tồn tại các nhóm kiến thức và thực hành tốt nhưng phụ thuộc vào nền tảng và kinh nghiệm của từng nhân viên Mặc dù có sự thừa nhận rằng việc đánh giá và QLRR là cần thiết, mang lại giá trị lớn cho doanh nghiệp, nhưng nó thường không được thực hiện một cách nhất quán hoặc đầy đủ trong thực tế Nhìn chung, việc QLRR trong kinh doanh thương mại thường được thực hiện theo cách phản ứng và đặc biệt là sau khi rủi ro đã thành hiện thực.

Một số khả năng và thực hành của QLRR trong kinh doanh thương mại đã được áp dụng trong hầu hết các hoạt động kinh doanh Có nỗ lực nhất định trong việc xác định, phân tích và xử lý các rủi ro lớn một cách có hệ thống ở cấp độ doanh nghiệp, nhưng mức độ thông tin cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định và phân bổ nguồn lực trong toàn bộ hệ thống quản lý là rất khác nhau.

Các khả năng và thực hành của QLRR trong kinh doanh thương mại thường được thiết lập tốt trong văn hóa và các quy trình của doanh nghiệp QLRR trong kinh doanh thương mại được tiêu chuẩn hóa, phối hợp và thúc đẩy một cách nhất quán Thông tin rủi ro được tính đến ngày càng đầy đủ trong quá trình ra quyết định và phân bổ nguồn lực, đặc biệt đối với các hoạt động rủi ro cao hơn và được phản ánh trong các quy trình quản lý hiệu suất.

Các khả năng và thực hành của QLRR trong kinh doanh thương mại được tích hợp tốt vào các hoạt động quản lý hiệu suất, lập kế hoạch chiến lược và khẩu vị rủi ro được trình bày rõ ràng Một nền văn hóa mạnh mẽ về QLRR trong kinh doanh thương mại tồn tại trong toàn bộ doanh nghiệp với sự hiểu biết rõ ràng về vai trò và trách nhiệm. Thông tin và kết quả rủi ro liên tục được sử dụng để củng cố văn hóa rủi ro, cải thiện hiệu suất và hỗ trợ cho quá trình ra quyết định.

Các năng lực và thực hành của QLRR trong kinh doanh thương mại được tích hợp đầy đủ với chiến lược và quản lý hiệu suất và được củng cố thông qua văn hóa doanh nghiệp ở tất cả các cấp Việc sử dụng ngày càng nhiều các công cụ, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, bao gồm cả trí tuệ nhân tạo, trong việc xác định, giám sát và xử lý các quy trình QLRR theo cách linh hoạt.

Cụ thể, các tiêu chí để đánh giá mức độ trưởng thành bao gồm:

 Chiến lược Đánh giá chiến lược đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và hiểu biết sâu sắc về rủi ro từ các yếu tố ngoại vi, cũng như khả năng tập trung vào mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Cụ thể đánh giá:

- Mức độ cân nhắc và tập trung vào các rủi ro đã nhận ra trước đó: bao gồm việc phân loại và ưu tiên hóa các rủi ro đã gặp phải để hiểu rõ ảnh hưởng của chúng đối với doanh nghiệp, hay khả năng dự báo tác động của các rủi ro trong tương lai,môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để đưa ra các chiến lược và thiết lập mục tiêu kinh doanh.

- Mức độ hiểu biết về khẩu vị rủi ro của lãnh đạo: bao gồm xu hướng đưa ra quyết định để đạt được mục tiêu là táo bạo hay an toàn và khả năng xem xét, điều chỉnh, tích hợp nó vào mục tiêu, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

 Quản trị Đánh giá quản trị về QLRR trong hoạt động kinh doanh thương mại đòi hỏi một sự chú ý đặc biệt đến các khía cạnh nhất quán và rõ ràng trong cơ cấu quản trị cũng như vai trò và trách nhiệm của các đơn vị liên quan Chi tiết như sau:

- Mức độ rõ ràng trong cơ cấu quản trị cho QLRR trong kinh doanh thương mại: bao gồm việc đánh giá cách mà cơ cấu quản trị được thiết kế để quản lý rủi ro trong doanh nghiệp và mức độ mà cơ cấu quản trị có thể điều chỉnh và linh hoạt trong việc đối mặt với những biến động và thay đổi trong môi trường kinh doanh, đặc biệt là đối diện với các yếu tố rủi ro.

- Tính nhất quán và rõ ràng trong vai trò, trách nhiệm xem xét, đánh giá các yếu tố rủi ro cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp giữa các phòng ban và đơn vị kinh doanh

 Văn hóa Đánh giá văn hóa tập trung vào sự phổ biến của việc áp dụng QLRR ở mức độ toàn bộ doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ các chương trình đào tạo:

- Tính phổ biến về tầm quan trọng của việc áp dụng QLRR trong kinh doanh thương mại trong toàn bộ các cấp của doanh nghiệp: là việc đánh giá mức độ chấp nhận và hiểu biết của nhân viên ở mọi cấp bậc về tầm quan trọng của việc áp dụng QLRR trong hoạt động kinh doanh thương mại, đảm bảo mọi người đều nhận ra vai trò của QLRR trong bảo vệ sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG

Tổng quan hoạt động kinh doanh sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt Nam 42 1 Giới thiệu về Công ty

2.1.1 Giới thiệu về Công ty

Công ty CP Sữa Việt Nam hay còn được biết đến với thương hiệu Vinamilk là một Công ty sản xuất và kinh doanh sữa lớn nhất Việt Nam hiện nay Bên cạnh đó là việc Vinamilk hiện nay đang sở hữu một hệ thống phân phối khổng lồ, bao phủ tất cả các kênh trong nước với hơn 250.000 điểm bán, bao gồm cả kênh truyền thống và hiện đại, trong đó có hơn 200 nhà phân phối độc quyền cùng với hệ thống

17 nhà máy và 15 trang trại trong và ngoài nước.

Vinamilk đã đạt được thành công không chỉ ở thị trường nội địa mà còn khẳng định mình là một thương hiệu nổi tiếng toàn cầu Dựa trên nghiên cứu thường niên năm 2022 của Brand Finance về thị trường ―Thực phẩm và đồ uống‖, thương hiệuVinamilk được định giá ở mức 2,8 tỷ USD Định giá này giúp định vị Công ty ở vị trí thuận lợi trong nhiều bảng xếp hạng nổi bật đánh giá giá trị và sức mạnh thương hiệu Vinamilk đã vươn lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng top 10 thương hiệu sữa giá trị nhất thế giới Hơn nữa, nó vẫn duy trì vị trí trong số năm thương hiệu sữa mạnh nhất trên toàn cầu, cụ thể là ở vị trí thứ hai Đặc biệt đáng chú ý là khiVinamilk trở thành đại diện duy nhất của Đông Nam Á và chỉ xếp sau một thương hiệu đến từ Ấn Độ, một trong những thị trường lớn nhất trên toàn cầu về sức mạnh thương hiệu.

Bảng 2.1: Giá trị thương hiệu Vinamilk 2018-2022 ĐVT: Tỷ USD

STT Năm Giá trị thương hiệu

(Nguồn: Brand Finance, 2018 - 2022) 2.1.2 Giới thiệu về sản phẩm sữa của Công ty

Trong ngành sữa hiện đại, Vinamilk được biết đến như một thương hiệu nổi bật, cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng và nhận được sự ưa chuộng của người tiêu dùng Việt Nam Sản phẩm của Vinamilk luôn mang đến cho người tiêu dùng nguồn dinh dưỡng tối ưu và hiệu quả thông qua quy trình sản xuất hiện đại, tinh vi và an toàn. Các yếu tố tạo nên sức hút của sản phẩm sữa Vinamilk có thể kể đến như là:

- Chất lượng cao: Sữa của Vinamilk được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sữa tươi sạch và áp dụng các công nghệ sản xuất hiện đại, đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt chuẩn quốc tế.

- Đa dạng: Vinamilk cung cấp đa dạng các sản phẩm sữa, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng người tiêu dùng, bao gồm sữa tươi, sữa bột, sữa chua, sữa đặc, sữa nước, Ngoài ra, Vinamilk các sản phẩm sữa cũng có nhiều hương vị khác nhau, đáp ứng khẩu vị khác nhau của người tiêu dùng hay các dòng sản phẩm sữa dành cho trẻ em, người lớn, người cao tuổi, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của từng đối tượng tiêu dùng.

- Giá cả hợp lý: Giá cả sản phẩm sữa Vinamilk được đánh giá là hợp lý, phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng Việt Nam.

- Thương hiệu uy tín: Vinamilk là thương hiệu sữa hàng đầu tại Việt Nam, được người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn. Đến thời điểm hiện tại, Vinamilk đã cung cấp hơn 250 chủng loại sản phẩm khác nhau Trong lĩnh vực sữa nước nói riêng, Công ty đã phát triển một danh mục mở rộng lên tới khoảng 50 loại sản phẩm, phục vụ hiệu quả nhu cầu ngày càng phổ biến của khách hàng về các lựa chọn dinh dưỡng đa dạng ngày càng tăng cao Đặc biệt, các sản phẩm đặc trưng được người tiêu dùng ưa thích như Sữa bột Vinamilk Dielac; Sữa tươi tiệt trùng Vinamilk 100%; Sữa đặc có đường Ông Thọ; Sữa chua uống men sống Probi; Sữa chua Vinamilk đã tiếp tục được vinh danh là sản phẩm đạt THQG năm 2022 – 2024.

Bảng 2.2: Danh mục sản phẩm sữa của Vinamilk theo tiêu chí

STT Tiêu chí phân loại Loại sản phẩm

2 Theo đối tượng sử dụng

- Sữa dành cho trẻ em

- Sữa dành cho người lớn

- Sữa dành cho người cao tuổi

3 Theo hàm lượng chất béo

- Sữa nguyên kem (Sữa béo)

4 Theo cách chế biến - Sữa tươi tiệt trùng

5 Theo nguồn gốc - Sữa có nguồn gốc động vật

- Sữa có nguồn gốc thực vật

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp trên cơ sở website Vinamilk)

Trong đó, một số nhãn hiệu nổi bật chính mà Vinamilk hiện đang cung cấp trên thị trường bao gồm:

 Sữa tươi nguyên chất Vinamilk 100%: Là sản phẩm sữa tươi nguyên chất, được sản xuất từ nguồn sữa tươi sạch, đạt chuẩn quốc tế.

 Sữa tươi thanh trùng Vinamilk ADM Gold: Là sản phẩm sữa tươi được xử lý ở nhiệt độ thấp, giúp giữ lại hương vị thơm ngon và các dưỡng chất của sữa tươi.

 Sữa tươi tiệt trùng Vinamilk Flex: Là sản phẩm sữa tươi được xử lý ở nhiệt độ cao, giúp loại bỏ vi khuẩn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

 Sữa chua Vinamilk Probiotic: Là sản phẩm sữa chua có chứa lợi khuẩn, giúp tăng cường hệ miễn dịch.

 Sữa chua SuSu: Là sản phẩm sữa chua được sản xuất dành riêng cho trẻ em 1 – 6 tuổi, kết hợp với các hương vị trái cây tự nhiên, vừa bổ dưỡng lại vừa phù hợp với sở thích của trẻ

 Sữa bột Vinamilk Gold Step 1: Là sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em từ 0-

6 tháng tuổi, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

 Sữa bột Vinamilk Dielac Alpha Gold: Là sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em từ 6-36 tháng tuổi, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và thông minh.

 Sữa bột Vinamilk Optimum Gold: Là sản phẩm sữa bột dành cho người trưởng thành, giúp bổ sung năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể.

 Sữa đặc Ông Thọ: Là sản phẩm sữa đặc có hương vị thơm ngon, được sử dụng phổ biến trong các món ăn và thức uống.

 Sữa đặc Ngôi sao Phương Nam: Là sản phẩm sữa đặc có hương vị tương tự như sữa đặc Ông Thọ.

- Kem và phô mai: kem Delight, phô mai Bò Đeo Nơ, kem sữa chua Subo, …

- Sữa đậu nành: sữa đậu nành SuperNut, sữa đậu nành SuperSoy, …

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh sản phẩm sữa của Vinamilk

2.1.3.1 Thực trạng kinh doanh sản phẩm sữa giai đoạn 2018 - 2022

Bảng 2.3: Doanh thu bán hàng của Vinamilk 2018 – 2022 ĐVT: Tỷ đồng

Qua Bảng 2.1, có thể thấy được doanh thu thuần bán hàng của Công ty trong giai đoạn 2018 – 2022 tương đối cao, luôn ở trên ngưỡng 50.000 tỷ đồng, đặc biệt, sự tăng trưởng doanh thu trong giai đoạn này vô cùng rõ rệt, từ 52.562 tỷ đồng vào năm 2018 lên 60.919 tỷ đồng vào năm 2021, tăng gần 16% Cụ thể:

Hoạt động kinh doanh của Công ty bị ảnh hưởng đáng kể trong năm 2018 do những biến động kinh tế toàn cầu, nổi bật là do chịu ảnh hưởng từ cuộc xung đột thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vào tháng 4 cũng như những thay đổi trong thói quen tiêu dùng, đặc biệt là ở các khu vực thành thị lớn Theo đó, thu nhập thuần bán hàng của Công ty đạt 52.562 tỷ đồng, tăng trưởng 2,9% so với năm trước, tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế có biến động giảm 0,7%.

Bước sang năm 2019, sự hồi phục của nền kinh tế đã kéo theo doanh thu bán hàng thuần của Vinamilk tăng trưởng đáng kể Cụ thể, Công ty đạt tổng doanh thu thuần 56.318 tỷ đồng, tăng trưởng 7,1% so với cùng kỳ năm 2018 Thành tích này thể hiện việc Công ty đã thực hiện hiệu quả các mục tiêu hàng năm, đạt tỷ lệ hoàn thành 100% Đồng thời, mảng kinh doanh trong nước ghi nhận doanh thu thuần47.555 tỷ đồng, phản ánh tốc độ tăng trưởng 6,3% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm

84,4% tổng doanh thu Động lực chính của sự tăng trưởng này là do hai yếu tố chính:

- Sản lượng tăng trưởng chủ yếu nhờ các dòng sản phẩm chính có mức tăng trưởng hai con số, cũng như một vài dòng sản phẩm bổ sung cao cấp khác cũng có mức tăng trưởng đáng chú ý Những kết quả này cho thấy định hướng chiến lược cao cấp hóa danh mục sản phẩm của Công ty đáp ứng mục tiêu đề ra;

- Vinamilk là Công ty đi đầu trong việc tham gia Chương trình Sữa học đường quốc gia và đã ký kết thành công hợp đồng thực hiện Chương trình Sữa học đường tại 21 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Năm 2020, trước những ảnh hưởng phức tạp của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế trong nước và toàn cầu, Vinamilk đã thể hiện khả năng phục hồi bằng cách duy trì sự ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng trưởng bền vững và ổn định giá cả đồng thời đảm bảo giá trị mang lại cho cổ đông, thu hút nhà đầu tư và đóng góp tích cực cho tổng thể nền kinh tế Kết quả kinh doanh của Vinamilk cho thấy sự tăng trưởng tích cực cả về doanh thu và lợi nhuận Cụ thể, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Công ty đều tăng trưởng, lần lượt đạt 59.723 tỷ đồng và 11.235 tỷ đồng, tăng trưởng 6% về doanh thu thuần và 6,5% về lợi nhuận sau thuế. Khác với năm 2019, toàn bộ kế hoạch năm đều được thực hiện thành công Mảng kinh doanh nội địa tăng trưởng đáng kể 6,9%, đạt 50.842 tỷ đồng, thành công giữ vững thị phần nhờ chiến lược phù hợp.

Thực trạng quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh sản phẩm sữa

2.2.1 Chính sách quản lý rủi ro

Vinamilk đã ban hành Chính sách QLRR nhằm thể hiện rõ quan điểm và nguyên tắc của mình trong QLRR Theo đó, chính sách của Công ty nêu ra các nguyên tắc cơ bản, cơ cấu tổ chức và phương pháp QLRR được Công ty áp dụng Những nguyên tắc này bao gồm:

Thứ nhất, một góc độ cần phải xem xét là quan điểm về rủi ro Rủi ro bao gồm tất cả các dạng không chắc chắn có khả năng ảnh hưởng đến việc đạt được thành công của một mục tiêu cụ thể Do đó, khi tiến hành xác định rủi ro, bắt buộc phải tập trung sự chú ý vào hai yếu tố chính, đó là: sự không chắc chắn và ảnh hưởng tiềm tàng đến mục tiêu đã định.

Thứ hai, điều quan trọng cần lưu ý là nguyên tắc QLRR không đòi hỏi phải tránh hoàn toàn rủi ro Mục tiêu của QLRR không đòi hỏi phải thiết lập một nền văn hóa không thích rủi ro Về bản chất, QLRR hướng đến việc nâng cao năng lực quản lý và giải quyết các mối nguy hiểm, từ đó thúc đẩy ý thức và khả năng vượt qua các rủi ro để đạt được mục tiêu.

Thứ ba, cần phải thừa nhận rằng một hệ thống QLRR hiệu quả không chỉ bao gồm các khía cạnh biểu mẫu và quy trình, nó đòi hỏi một sự thay đổi căn bản cả về tư duy và hành vi Việc thực hiện QLRR không nhằm mục đích tạo ra các thủ tục bổ sung QLRR là trách nhiệm tập thể bao gồm các cá nhân ở tất cả các cấp độ của Công ty Mỗi cá nhân cần phải chịu trách nhiệm QLRR trong phạm vi trách nhiệm công việc của mình, phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro tương ứng của họ.

Thứ tư, QLRR không phải là một thủ tục đơn lẻ Việc tích hợp sáng kiến này là bắt buộc trong các hoạt động cốt lõi của Công ty, bao gồm hoạch định chiến lược, thiết lập các mục tiêu của Công ty, quản lý các thay đổi liên quan đến cơ cấu hoạt động, môi trường kinh doanh và triển khai các hệ thống mới cũng như phân bổ nguồn lực, hướng tới những sáng kiến và quyết định kinh doanh mới…

Thứ năm, QLRR là một quy trình liên tục và lặp đi lặp lại Việc duy trì và nâng cao các biện pháp thực hành QLRR là rất quan trọng để phù hợp với các yêu cầu cụ thể và bối cảnh hoạt động kinh doanh của Công ty Việc tiến hành đánh giá thường xuyên các chương trình QLRR với tần suất tối thiểu mỗi năm một lần là cần thiết và bắt buộc nhằm xác định tính phù hợp của chúng với yêu cầu của Công ty và những tiến bộ mới nhất trong tiêu chuẩn ngành.

Công ty đã luôn duy trì các nguyên tắc này theo thời gian để đảm bảo kiểm soát, quản lý và giám sát hiệu quả danh mục rủi ro của mình, đồng thời hoàn thành các mục tiêu do HĐQT và Đại hội đồng cổ đông đề ra.

2.2.2 Khuôn khổ quản lý rủi ro

Hình 2.1: Khuôn khổ quản lý rủi ro của Vinamilk

Khuôn khổ QLRR của Vinamilk được thiết kế dựa theo tham khảo khuôn khổ QLRR của ISO 31000 nhằm đảm bảo viếc thiết lập, vận hành và cả tiến liên tục của hệ thống Khuôn khổ này bao gồm 4 khía cạnh chính:

- Hoạch định: Xác lập chiến lược, mục tiêu QLRR, phân công phân nhiệm và cụ thể hóa thông qua hệ thống tài liệu Chính sách, thủ tục, sổ tay, hệ thống thông tin và báo cáo rủi ro.

- Kiểm tra: Giám sát và báo cáo định kỳ các chỉ số đo lường, các kế hoạch hành động, tính hiệu quả.

- Cải tiến: Góp ý xây dựng, cải thiện quy trình thực hiện đánh giá rủi ro và đánh giá kiểm soát.

2.2.3 Mô hình quản lý rủi ro

Hình 2.2: Mô hình quản lý rủi ro của Vinamilk

- Lớp quản lý: bao gồm Hội đồng QLRR và Giám đốc Kiểm soát nội bộ và QLRR Lớp quản lý có trách nhiệm theo dõi, giám sát và phân tích rủi ro ở cấp độ cao hơn, thực hiện xây dựng và điều chỉnh hệ thống đảm bảo hoạt động QLRR trong kinh doanh thương mại diễn ra phù hợp với định hướng.

Đánh giá hoạt động quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt Nam 66 1 Thành công

của Công ty CP Sữa Việt Nam

Căn cứ vào tiêu chuẩn về QLRR trong kinh doanh thương mại ISO 31000 và các tiêu chí đánh giá đã nêu ở Chương 1, có thể thấy về tổng quan, mức độ trưởng thành trong công tác QLRR trong kinh doanh thương mại của Vinamilk đang ở mức (4) Hiệu quả: Thực tiễn công tác QLRR trong kinh doanh thương mại của Công ty đã được tích hợp vào các mục tiêu, kế hoạch kinh doanh Văn hóa rủi ro trong Công ty cũng được truyền thông mạnh mẽ, tài liệu hóa các tiêu chuẩn, quy trình, quy định rõ trách nhiệm và phổ cập tới tất cả các cấp trong Công ty Mặt khác, thông tin và kết quả hoạt động QLRR được công bố minh bạch, chính trực trong báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm của năm Công ty, tối ưu hóa hiệu suất trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch đối phó rủi ro.

Cụ thể, có thể thấy một số thành công và hạn chế đối với hoạt động QLRR trong kinh doanh thương mại sản phẩm sữa của Vinamilk như sau:

Các chiến lược QLRR của Vinamilk được thực hiện toàn diện trên nhiều khía cạnh từ nguyên liệu và sản xuất đến thị trường tiêu thụ Đồng thời, việc thiết lập kế hoạch, kịch bản rủi ro có sự tham gia của các bên liên quan từ trong ra ngoài Các biện pháp chi tiết để đạt được chiến lược được điều chỉnh phù hợp với khẩu vị rủi ro khác nhau của cả chính quyền Nhà nước và bản thân Công ty, đồng thời xếp hạng mức độ quan trọng của rủi ro ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh Mặt khác, các tuyên bố và báo cáo về khẩu vị rủi ro cũng được HĐQT của Công ty xem xét định kỳ theo các sự kiện và điều chỉnh phù hợp với môi trường và chiến lược kinh doanh.

2.3.1.2 Về mô hình quản lý rủi ro

Tầm quan trọng của QLRR trong kinh doanh thương mại hiệu quả và liên kết trên tất cả các khía cạnh của tổ chức được lãnh đạo cấp cao trong Công ty nhấn mạnh và được phản ánh trong các tài liệu đào tạo, quy trình quản lý hiệu suất, bao gồm báo cáo và giám sát cũng như các mục tiêu quản lý Việc ra quyết định về rủi ro của các cấp quản lý được khuyến khích và hỗ trợ thông qua hướng dẫn và hỗ trợ theo yêu cầu từ các chuyên gia, bộ phận tư vấn về rủi ro Đồng thời, đánh giá định kỳ đối với văn hóa QLRR trong kinh doanh thương mại được thực hiện định kỳ trong Công ty.

Nhìn chung, các rủi ro chính trong kinh doanh thương mại đối với việc đạt được các mục tiêu đã được Vinamilk xác định định kỳ theo quy trình được tiêu chuẩn hóa, dựa trên các thông tin thu thập từ tất cả các cấp và có tính đến bài học rút ra từ các sự kiện đã xảy ra trước đó Cụ thể, các thông tin này bao gồm dữ liệu về thị trường, sản phẩm, tiêu dùng, và các thay đổi liên quan đến ngành công nghiệp sữa và môi trường kinh doanh nói chung kết hợp với phân tích và học hỏi từ các sai lầm, thất bại, thách thức mà Công ty đã đối mặt trong quá khứ. Đồng thời, tốc độ phản ứng của Công ty đối với rủi ro là vô cùng nhanh chóng và chính xác Trong giai đoạn dịch Covid 19 năm 2020 – 2021, Vinamilk

2.3.1.5 Phân tích và đánh giá rủi ro

Vinamilk đã phát triển một danh mục rủi ro kinh doanh ưu tiên tập trung vào các mục tiêu kinh doanh cũng với xếp hạng mức độ quan trọng Điều này có nghĩa là Công ty đã xác định và đánh giá các rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và sắp xếp chúng theo mức độ quan trọng để ưu tiên xử lý và giải quyết một cách hợp lý Điều này giúp Vinamilk tập trung nguồn lực vào việc đối phó những vấn đề quan trọng nhất, có khả năng ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh để bảo vệ và phát triển Công ty.

Các rủi ro đều được Vinamilk kiểm soát bằng biện pháp riêng với sự cân nhắc kỹ lưỡng tới đặc điểm cấu trúc của Công ty Việc xác nhận và triển khai các kế hoạch xử lý rủi ro từ khắp các đơn vị được thực hiện trong một quy trình có sự tham gia của phòng ban ở tất cả các cấp Đồng thời, hiệu quả của các biện pháp kiểm soát này cũng được kiểm tra và đánh giá định kỳ, từ đó, điều chỉnh phù hợp với mục tiêu kinh doanh.

Cụ thể, trước những tin đồn thất thiệt về việc nguồn gốc nguyên liệu của Vinamilk được nhập khẩu từ Trung Quốc, nơi có môi trường ô nhiễm nghiêm trọng và không đảm bảo chất lượng vào tháng 12 năm 2019, Vinamilk đã có những động thái quyết liệt để kiểm soát tình hình Vinamilk đã ngay lập tức lên tiếng bác bỏ tin đồn và cung cấp thông tin rõ ràng về nguồn gốc nguyên liệu sữa của mình Điều này đã giúp Công ty trấn an dư luận và ngăn chặn tin đồn lan rộng Đồng thời, Vinamilk đã cung cấp thông tin minh bạch và chính xác về nguồn gốc nguyên liệu sữa của mình, củng cố niềm tin của khách hàng và đối tác Cuối cùng, Vinamilk đã phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý các đối tượng tung tin đồn thất thiệt, giúp răn đe và ngăn chặn các hành vi tung tin đồn thất thiệt trong tương lai Có thể thấy, thành công của Vinamilk trong việc kiểm soát tin đồn thất thiệt về nguyên liệu sữa năm

2019 là nhờ vào các kịch bản QLRR đã được chuẩn bị trước và áp dụng linh hoạt cùng với sự chuyên nghiệp trong việc phối hợp giữa bộ phận QLRR và cơ quan báo chí truyền thông Nhờ đó, tin đồn được dập tắt kịp thời, lấy lại được niềm tin của người tiêu dùng và phục hồi giá cổ phiếu. Đặc biệt, với sự xuất hiện của rủi ro mới như dịch bệnh Covid-19, Công ty đã tỏ rõ sự thành công trong khả năng kiểm soát Nhận thức rằng "người lao động" đóng vai trò quan trọng trong sức mạnh của tổ chức kinh doanh, với tôn chỉ "Sức khỏe của nhân viên là ưu tiên hàng đầu," ban lãnh đạo đã áp dụng các biện pháp nhanh chóng và linh hoạt Điều này đã đảm bảo duy trì môi trường làm việc an toàn và động viên tinh thần của nhân viên, giúp họ làm việc một cách tự tin Vinamilk đã thực hiện thành công các hoạt động truyền thông, xây dựng nhận thức, cung cấp điều kiện làm việc tốt, bảo vệ sức khỏe và đảm bảo quyền lợi của nhân viên Đồng thời, các hoạt động liên quan đến chăn nuôi, sản xuất, cung ứng và vận chuyển hàng hóa đã được duy trì liên tục, đảm bảo nguồn sản phẩm vẫn được phân phối đến người tiêu dùng mà không gặp trục trặc.

2.3.1.7 Giám sát và rà soát

Kết quả QLRR trong kinh doanh thương mại được phản ánh trong các quy trình quản lý hiệu suất kinh doanh thường xuyên, bao gồm cả báo cáo thường xuyên cho quản lý cấp cao Tính hiệu quả của các hoạt động và năng lực QLRR trong kinh doanh thương mại trong toàn bộ hoạt động được đánh giá định kỳ một cách chi tiết và đưa ra các điều chỉnh cần thiết.

Trong năm 2021, Vinamilk đã thành công triển khai dự án "Rà soát và nâng cấp hệ thống QLRR" phối hợp với Công ty tư vấn độc lập PwC Việt Nam Mục tiêu của dự án là cải thiện hệ thống QLRR của Công ty theo các tiêu chuẩn tiên tiến Dự án đã thực hiện một cuộc rà soát toàn diện và đánh giá hệ thống QLRR hiện tại, cập nhật các tài liệu của hệ thống này bằng cách so sánh với các tiêu chuẩn tiên tiến trên toàn cầu, bao gồm danh mục các rủi ro chung trong ngành sữa và đồ uống Các yếu tố đã được xem xét bao gồm các thay đổi trong bối cảnh bên ngoài (như kinh tế, chính trị, công nghệ, dịch bệnh, …) và bối cảnh nội (như cơ cấu tổ chức mục tiêu phát triển, hoạt động kinh doanh, …).

2.3.1.8 Thông tin, truyền thông và báo cáo

Thông tin rủi ro được xác định rõ ràng trong các văn bản tài liệu, báo cáo của Công ty và cho phép toàn bộ nhân viên có quyền truy cập theo thời gian thực Các thông tin này được phân loại và chia thành nhiều loại chỉ số quan trọng như KPIs và KRIs Chúng được tích hợp vào các báo cáo định kỳ của Công ty, nhằm phục vụ cho quá trình phân tích và ra quyết định.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SẢN PHẨM SỮA TẠI CÔNG TY CP SỮA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

Xu thế thị trường và định hướng chiến lược kinh doanh sản phẩm sữa của Công ty CP Sữa Việt Nam 76 1 Xu thế phát triển thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam

của Công ty CP Sữa Việt Nam

3.1.1 Xu thế phát triển thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam

Dựa trên phân tích của chuyên gia, có thể nhận thấy thị trường sữa Việt Nam có tốc độ tăng trưởng giảm tốc trong 2 năm qua do ảnh hưởng của nhiều yếu tố Đại dịch Covid-19 đã dẫn đến sự gián đoạn đáng kể trong chuỗi cung ứng trên toàn thế giới, kéo theo một giai đoạn khó khăn Vì vậy, giá thức ăn chăn nuôi tăng lên đáng kể Đồng thời, ngành kinh doanh chế biến sữa cũng có sự tăng chi phí đột biến về nguyên liệu thô do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine.

Theo nghiên cứu của VIRAC, cùng với sự suy thoái của thị trường sữa trong nước, giá sữa nguyên liệu toàn cầu đã tăng đáng kể hơn 60% Trong nửa đầu năm

2023, giá các thành phần sữa ở châu Âu đã chứng kiến hai lần lập đỉnh mới ở mức 5.100 euro/tấn Tương tự, ở Nam Mỹ, giá nguyên liệu sữa cũng đạt mức đáng chú ý là 4.300 USD/tấn Mặt khác, nguồn nguyên liệu chính nhập khẩu từ New Zealand - quốc gia đóng góp lớn cho ngành sữa Việt Nam, đang bị sụt giảm nguồn cung do sản lượng bị hạn chế vì sự thiếu hụt lực lượng lao động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 Hiện tượng này cũng góp phần làm tăng chi phí nguyên vật liệu của các doanh nghiệp sữa trong nước.

Theo ý kiến ban lãnh đạo của Vinamilk, sữa được coi là sản phẩm có độ nhạy cao, do đó, nhu cầu về các mặt hàng sữa trên thị trường được dự đoán sẽ giảm khi khách hàng thắt chặt thói quen chi tiêu Ngoài Vinamilk, phần lớn doanh nghiệp sữa tại Việt Nam như TH True Milk, Nutifood và VPMilk cũng đang gặp thách thức không nhỏ do chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao và ảnh hưởng bất lợi của lạm phát khiến mức tiêu thụ sụt giảm Nhiều công ty sữa đã điều chỉnh chiến lược giá của mình để đáp ứng với điều kiện thị trường Theo báo cáo tổng hợp, giá sữa chua, sữa nước, sữa bột trong nước và nhập khẩu đã điều chỉnh tăng từ 5 đến 10% trong những tháng đầu năm.

Tuy nhiên, ngành sữa vẫn sẵn sàng lấy lại sự phát triển bền vững trong tương lai gần nhờ nhiều yếu tố khách quan Thị trường sữa ở Việt Nam có tiềm năng mở rộng đáng kể do mức tiêu thụ bình quân đầu người vẫn thấp hơn đáng kể so với các nước lân cận Cụ thể, theo số liệu do Hiệp hội Sữa Việt Nam cung cấp, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người của Việt Nam vào năm 2021 là 28 lít/người/năm, trong khi Thái Lan và Singapore ghi nhận con số cao hơn lần lượt là 35 lít/người/năm và 45 lít/người/năm Kết quả nghiên cứu của Research and Market dự báo răng mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người ở Việt Nam có xu hướng tăng lên và sẽ đạt mức 40 lít/ người/năm vào năm 2030, tương đương tốc độ tăng trưởng kép khoảng 4% mỗi năm.

Mặt khác, theo nghiên cứu thị trường do Kantar Worldpanel công bố, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa tại Việt Nam cũng đang có sự chuyển dịch thuận lợi. Điều này có thể là do hai yếu tố chính:

- Thứ nhất, yếu tố nhân khẩu học Ngày càng có nhiều sự thừa nhận về nhu cầu chăm sóc sức khỏe và các biện pháp bảo vệ, đặc biệt là ở những người trung niên và người già, những người có xu hướng ổn định tài chính hơn Phân khúc nhân khẩu học này cũng đóng vai trò là chất xúc tác quan trọng cho việc mở rộng kinh doanh sữa ở Việt Nam.

- Thứ hai, mức thu nhập trung bình cùng mức sống ngày càng tăng cao trong nước Nghị quyết 29 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa

XIII đã đưa ra mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GDP bình quân đầu người tăng 7% năm và dự kiến tới năm 2030 sẽ đạt 7.500 USD.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, từ gần như không có con bò sữa nào, ViệtNam hiện có tổng cộng hơn 28.000 trang trại và gia đình chăn nuôi bò sữa, cùng duy trì quy mô đàn bò sữa gần 375.000 con, tổng đàn bò sữa tăng trưởng bình quân3,77% trong giai đoạn 2015 – 2021 Hiện nay, ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á về hiện đại hóa chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa Tốc độ tăng trưởng trong sản xuất luôn vượt qua tốc độ tăng trưởng về quy mô đầu con, đồng thời, năng suất bò sữa cũng cao hơn so với các nước trong khu vực Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, kỳ vọng sẽ cung cấp một số chất xúc tác cho sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi, bao gồm cả chăn nuôi bò sữa Theo dự báo, đàn bò sữa ở nước ta sẽ mở rộng với quy mô từ 650.000 đến 700.000 con bò vào năm 2030 với khoảng 60% đàn bò sữa sẽ được nuôi tại các trang trại hoạt động ở quy mô lớn. Điều này sẽ góp phần khích lệ phát triển hoạt động kinh doanh cho các công ty sữa, đẩy mạnh hoạt động sản xuất và tiêu dùng sữa trong nước.

3.1.2 Mục tiêu, định hướng chiến lược kinh doanh sản phẩm sữa của Công ty

Từ năm 2021, Vinamilk đã để ra chiến lược kinh doanh 5 năm cho giai đoạn

2022 – 2026, theo đó, định hướng chiến lược bao gồm 4 mục tiêu chính:

- Đổi mới và phát triển sản phẩm, trải nghiệm tối ưu cho người tiêu dùng:

 Nâng cao thị phần và củng cố vị trí thống lĩnh của Công ty trong ngành sữa Việt Nam.

 Nỗ lực đẩy nhanh quá trình phát triển sản phẩm riêng biệt đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đa chiều.

 Xây dựng kế hoạch phân phối và tiếp cận đa kênh với chú ý quan trọng là phải ưu tiên trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp bền vững

 Triển khai ứng dụng công nghệ Internet vạn vật (IoT – Internet of Things), dữ liệu lớn (Big data), tự động hóa và robo học để thúc đẩy hiệu quả và bền vững trong nông nghiệp, chăn nuôi.

 Thiết lập hệ thống trang trại bò sữa tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế quy mô lớn nhất tại Việt Nam.

 Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế nhằm thúc đẩy sự bền vững, sử dụng nguồn năng tự nhiên, thực hiện kinh tế tuần hoàn, và bảo vệ tài nguyên nước và đất đai.

- Khởi tạo cơ hội kinh doanh mới:

 Tận dụng triển vọng kinh doanh tiềm năng ở các nền kinh tế mới nổi bằng các phương thức khác nhau.

 Hỗ trợ và phân bổ nguồn lực cho các sáng kiến khởi nghiệp thích hợp với mục tiêu phát triển chung của Công ty.

 Tăng cường hoạt động xuất khẩu theo mô hình truyền thống và tìm kiếm cơ hội đầu tư vào sản xuất tại địa phương.

- Trở thành đích đến của nhân tài

 Duy trì nỗ lực nuôi dưỡng văn hóa kinh doanh thúc đẩy sáng tạo và đổi mới.

 Thiết lập môi trường làm việc thuận lợi và cung cấp các chương trình đào tạo toàn diện để giúp nhân viên định hướng và tận dụng các cơ hội chuyển đổi mới. Đồng thời, Vinamilk cũng xác định phát triển bền vững là chiến lược nền tảng cho giai đoạn 2022-2026 Điều này bao gồm việc áp dụng các mô hình thành công trong ngành công nghiệp sữa toàn cầu để tối ưu hóa quy trình sản xuất và cung cấp sản phẩm sữa bền vững và chất lượng cao Ngoài ra, Công ty cũng đặt mục tiêu tận dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ cao trong nông nghiệp để đảm bảo tính bền vững trong sản xuất; tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và tham gia vào các hoạt động trồng rừng để bù đắp khí thải nhà kính, với mục tiêu cuối cùng là năm

2050 sẽ đưa mức phát thải ròng về ―0‖.

3.1.3 Yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh sản phẩm sữa

 Phải lường trước và dự báo được những nguy cơ tiềm ẩn

Việc thực hiện chiến lược QLRR phù hợp có thể hỗ trợ Công ty nâng cao năng lực dự đoán các sự kiện trong tương lai hoặc xác định kịp thời những rủi ro tiềm ẩn có thể cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, từ đó tạo điều kiện cho việc xây dựng kế hoạch ứng phó tối ưu. Để dự báo các sự kiện rủi ro có thể xảy ra, lãnh đạo Công ty cần phải sở hữu lượng dữ liệu và báo cáo dồi dào, cho phép họ tiến hành kiểm tra toàn diện các mối nguy tiềm ẩn Trước khi xây dựng một kế hoạch chiến lược QLRR trong kinh doanh thương mại, điều quan trọng là phải xem xét không chỉ tình trạng hiện tại của tổ chức mà còn cả các kịch bản tiềm năng trong tương lai, thậm chí cả những điều có vẻ sẽ không thể xảy ra.

Phải hiểu rõ khái niệm rủi ro không đơn thuần chỉ những sự kiện đem lại bất trắc cho Công ty mà còn bao gồm cả những cơ hội tiềm ẩn Do đó, nếu Công ty có khả năng lường trước và dự báo các mối nguy hiểm thì điều đó hàm ý khả năng bảo vệ và nâng cao tính cạnh tranh của Công ty trên thị trường, đặc biệt là thị trường sữa với ngày càng nhiều đối thủ tham gia.

 Thiết lập khung ưu tiên để phân loại và xếp hạng các loại rủi ro khác nhau

Việc đánh giá mức độ rủi ro trong một Công ty đòi hỏi phải thông qua các yếu tố bên trong và bên ngoài Tuy nhiên, không phải tất cả các yếu tố này đều có ích.

Phân tích SWOT quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh sản phẩm sữa tại Công ty CP Sữa Việt Nam trong thời gian tới

sữa tại Công ty CP Sữa Việt Nam trong thời gian tới

 Cơ cấu tổ chức, chính sách quản lý rủi ro rõ ràng

Vinamilk có cơ cấu tổ chức QLRR phân định rõ ràng và hiệu quả trách nhiệm của từng đơn vị riêng biệt với 4 lớp: Thực thi – Quản lý – Xác lập – Đảm bảo Đặc biệt, việc đưa Phòng Kiểm toán nội bộ vào hệ thống QLRR từ năm 2010 theo thông lệ quốc tế cùng thành lập Ủy ban Kiểm toán thay cho Ban Kiểm soát vào năm 2017, tách bạch rõ vai trò của Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT là các mắt xích quan trọng, tiên tiến trong việc nâng cao hiệu quả QLRR kinh doanh của Công ty.

Chính sách QLRR được văn bản hóa và phổ cập đến toàn bộ nhân viên trong Công ty với các quan điểm và nguyên tắc cốt lõi trong QLRR kinh doanh được truyền đạt rõ ràng, nâng cao nhận thức và văn hóa QLRR trong Công ty.

 Vật tư, máy móc, công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại

Tất cả các nhà máy sữa của Vinamilk đều được trang bị máy móc hiện đại và có vị trí tại các khu kinh tế trọng điểm với công nghệ sản xuất và đóng gói được sử dụng có nguồn gốc từ các quốc gia Châu Âu có công nghệ tiên tiến, bao gồm Đức, Ý và Thụy Sĩ.

Tại Việt Nam, Vinamilk là đơn vị duy nhất sở hữu dây chuyền sản xuất sử dụng công nghệ sấy phun Niro của Đan Mạch do Tetra Pak cung cấp, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế ISO 50001:2011 và HACCP Mục tiêu chính là đảm bảo cung cấp sữa có chất lượng vượt trội và đảm bảo an toàn tối đa cho sức khỏe của khách hàng, giảm thiểu rủi ro chất lượng sản phẩm tới mức thấp nhất có thể.

 Mô hình chăn nuôi tiên tiến và phát triển, hướng tới tự chủ nguyên liệu

Vinamilk hiện nắm quyền điều hành và quản lý một hệ thống gồm 4 công ty liên quan đến bò sữa và sản xuất sữa tươi nguyên liệu, bao gồm tổng cộng 15 trang trại chăn nuôi bò sữa với tổng số hơn 146,000 con bò. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm cao cấp và sự bền vững của quá trình sản xuất, Vinamilk đã xây dựng 3 trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm Các trang trại này được thiết lập dựa trên phương pháp sản xuất nông nghiệp thực hành thân thiện với môi trường và động vật, đặc biệt là bò sữa Với diện tích đất gần 950 ha, trong đó có hơn 500 ha được dành riêng cho việc trồng các loại thức ăn thô xanh cao cấp theo chuẩn Global G.A.P Vinamilk đã nhập khẩu hơn 20,000 con bò thuần chủng từ các quốc gia như Mỹ, Úc, New Zealand, và chăm sóc chúng tại các trang trại này Đàn bò này cung cấp 250 tấn sữa tươi chưa qua chế biến hàng ngày, đảm bảo cung cấp nguồn nguyên liệu sữa chất lượng cao và giảm thiểu rủi ro liên quan đến nguyên liệu.

 Nguồn tài chính vững mạnh

Vinamilk có cơ cấu vốn mạnh mẽ và khả năng tự chủ tài chính cao so với nhiều công ty trên thị trường Hơn nữa, việc thâu tóm Mộc Châu Milk cũng góp phần tăng cường và mở rộng vốn tài chính của Công ty Tỷ lệ Nợ / Tổng tài sản của Vinamilk được duy trì ở mức khoảng 10% năm 2022, thấp nhất trong vài năm trở lại đây trong bối cảnh lãi suất đang tăng mạnh.

 Lãnh đạo và quản lý giỏi và giàu kinh nghiệm Đội ngũ lãnh đạo của Vinamilk có chuyên môn, kinh nghiệm sâu rộng và động lực hướng tới thành công mạnh mẽ, thể hiện qua lợi nhuận tài chính ổn định và bền vững của Công ty trung bình 5 năm gần đạt trên 10.000 tỷ đồng.

 Môi trường làm việc, chính sách lương thưởng phúc lợi hấp dẫn

Vinamilk có chính sách tuyển dụng, đào tạo, lương thưởng phúc lợi toàn diện,vừa có khả năng thu hút nhân tài, vừa có khả năng giữ chân cán bộ nhân viên nòng cốt chất lượng cao.

Theo kết quả khảo sát phi lợi nhuận thường niên phối hợp giữa CareerBuilder Việt Nam (trực thuộc CareerBuilder Mỹ) và công ty nghiên cứu thị trường Amco với gần 19.000 đáp viên, Vinamilk đã dẫn đầu ở nhiều hạng mục trong bình chọn

―Top 100 nhà tuyển dụng yêu thích năm 2022‖, đứng đầu trong danh sách ―Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất theo nhóm ngành 2022‖ ở ngành FMCG và xếp hạng 7 mục ―Trải nghiệm ứng tuyển ấn tượng‖.

 Quan hệ thân thiết với nhà cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào

Vinamilk đã xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài và chặt chẽ với các nhà cung cấp thông qua việc sử dụng các chiến lược chuyên môn sâu rộng trong ngành của mình Công ty đã thấu hiểu những khó khăn mà người chăn nuôi bò sữa thường phải đối mặt triển khai các chương trình hỗ trợ tài chính, đồng thời đưa ra mức giá cạnh tranh cho các sản phẩm sữa chất lượng cao.

Hiện tại, Vinamilk đang giám sát mạng lưới 80 trạm thu mua sữa tươi nguyên liệu trên cả nước, hợp tác quản lý hơn 110.000 con bò cùng các hộ chăn nuôi, với tổng số hơn 500 tấn sữa tươi nguyên liệu được thu mua hàng ngày Các trạm thu mua sữa thực hiện nhiều vai trò ngoài chức năng chính là thu mua sữa nguyên liệu, tiêu biểu là hỗ trợ người chăn nuôi bò sữa thông qua các hoạt động như cung cấp thức ăn cho đàn bò, tư vấn hỗ trợ các giải pháp vệ sinh và kiểm soát dịch bệnh, …

 Nghiên cứu và phát triển theo định hướng thị trường

Bộ phận nghiên cứu và phát triển thị trường của Vinamilk thường xuyên cập nhật các chiến lược nhằm ứng phó với những thay đổi của thị trường, chủ động tham gia hợp tác với cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế để thúc đẩy các hoạt động bán hàng và điều chỉnh cơ cấu sản xuất sản phẩm Đồng thời, thu thập phản hồi của khách hang và đề xuất các phương án cải tiến sản phẩm hoặc phát triển sản phẩm mới đưa vào thị trường.

 Còn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài

Do nhu cầu sữa đang tăng cao của người tiêu dùng, nguồn nguyên liệu trong nước phục vụ sản xuất chỉ đáp ứng được khoảng 30% Vì vậy, Vinamilk vẫn cần phụ thuộc tương đối nhiều vào nguyên liệu thô nhập khẩu cho quá trình sản xuất của mình từ các nước như New Zealand, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản Do đó, chi phí đầu vào bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự biến động của giá sữa thế giới và tỷ giá tiền tệ.

 Chất lượng nhân viên không đồng đều

Mặc dù Vinamilk có chính sách tuyển dụng, đào tạo và phúc lợi hấp dẫn, có khả năng thu hút và đào tạo nhân tài, tuy nhiên, không phải toàn bộ nhân viên đều có trình độ và ý thức tương đồng.

Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác quản lý rủi ro hoạt động kinh

kinh doanh sản phẩm sữa tại Công ty CP Sữa Việt Nam

Căn cứ vào phân tích SWOT QLRR trong hoạt động kinh doanh sữa của Công ty CP Sữa Việt Nam, tác giả đưa ra một số kiến nghị đề xuất hoàn thiện như sau:

3.3.1 Giải pháp đề xuất với Công ty CP Sữa Việt Nam

3.3.1.1 Áp dụng các công cụ phái sinh để quản lý rủi ro tài chính hiệu quả hơn Để QLRR tài chính – một trong các rủi ro ảnh hưởng nhiều và trực tiếp tới lợi nhuận kinh doanh của Công ty hiệu quả hơn, Vinamilk cần chú trọng vào việc nghiên cứu và áp dụng các công cụ phái sinh Các công cụ phái sinh là các hợp đồng tài chính có giá trị phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở Một số công cụ phái sinh mà Vinamilk có thể sử dụng bao gồm:

- Hợp đồng kỳ hạn: là một thỏa thuận giữa hai bên, theo đó một bên cam kết mua hoặc bán một tài sản với một mức giá xác định vào một thời điểm xác định trong tương lai Hợp đồng kỳ hạn lãi suất có thể bảo vệ Công ty khỏi biến động lãi suất trên thị trường.

- Hợp đồng tương lai: là một thỏa thuận giữa hai bên mua và bán một tài sản cơ sở với giá cố định vào một thời điểm xác định trong tương lai Hợp đồng tương lai có thể bảo vệ Công ty khỏi rủi ro biến động giá nguyên liệu sữa.

- Hợp đồng quyền chọn: là một hợp đồng cho phép người mua có quyền mua hoặc bán một tài sản cơ sở với giá xác định vào một thời điểm xác định trong tương lai Hợp đồng quyền chọn có thể bảo vệ Công ty khỏi rủi ro biến động tỷ giá và lãi suất.

Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ phái sinh cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định Do đó, Vinamilk cần nghiên cứu kỹ lưỡng, nâng cao khả năng đàm phán và hợp tác với các đối tác tài chính, đào tạo và nâng cao năng lực nội bộ trong việc quản lý, theo dõi, sử dụng các chiến lược phái sinh để tận dụng một cách toàn diện các công cụ này Đồng thời, liên tục đánh giá hiệu suất của chiến lược và điều chỉnh dựa trên biến động của thị trường và rủi ro mới xuất hiện.

Bằng việc áp dụng các công cụ phái sinh này Vinamilk có thể giảm thiểu tác động tiêu cực của rủi ro tài chính, đảm bảo lợi nhuận và khả năng thanh toán, tăng cường khả năng kiểm soát rủi ro, hạn chế những tổn thất có thể xảy ra Đồng thời, chúng giúp Công ty phản ứng nhanh chóng đối phó với thay đổi không dự đoán được của thị trường, một yếu tố quan trọng trong môi trường kinh doanh ngày nay.

3.3.1.2 Áp dụng tư duy văn hóa rủi ro hiện đại

Vinamilk nên nghiên cứu áp dụng tư duy văn hóa rủi ro hiện đại để việc nhận diện và phân tích, đánh giá rủi ro trong kinh doanh thương mại chuẩn xác hơn Tư duy văn hóa rủi ro hiện đại là tư duy xem rủi ro không chỉ là những yếu tố tiêu cực có thể gây tổn thất cho doanh nghiệp, mà còn là những yếu tố có thể mang lại cơ hội cho doanh nghiệp Tư duy này có những ưu điểm sau:

- Giúp Công ty nhận diện được cả rủi ro và cơ hội: Tư duy truyền thống thường chỉ tập trung vào rủi ro, coi rủi ro là những yếu tố tiêu cực cần phải hạn chế. Tuy nhiên, tư duy văn hóa rủi ro hiện đại cho rằng rủi ro cũng có thể mang lại cơ hội cho doanh nghiệp Ví dụ, biến động giá nguyên liệu sữa là rủi ro, nhưng cũng là cơ hội để Công ty đàm phán với nhà cung cấp để có được mức giá tốt hơn; hay lãi suất biến động mạnh ảnh hưởng đến chi phí vốn của Công ty, tuy nhiên, điều này cũng tạo điều kiện huy động vốn với chi phí thấp hơn; …

- Giúp Công ty đánh giá rủi ro và cơ hội khách quan hơn: Tư duy truyền thống thường coi rủi ro là những yếu tố tiêu cực, nên các công ty thường có xu hướng đánh giá quá cao rủi ro Điều này có thể dẫn đến việc Công ty bỏ qua những cơ hội tiềm năng Tư duy văn hóa rủi ro hiện đại giúp doanh nghiệp đánh giá rủi ro và cơ hội một cách khách quan hơn, dựa trên những phân tích toàn diện hơn. Để áp dụng tư duy văn hóa hiện đại, Vinamilk có thể thực hiện một số việc sau: tổ chức các buổi đào tạo cho nhân viên về tư duy văn hóa rủi ro hiện đại; xây dựng hệ thống QLRR toàn diện, bao gồm cả cơ hội; khuyến khích nhân viên chia sẻ các ý tưởng mới, ngay cả khi ý tưởng đó có thể mang lại rủi ro; … Việc thực hành đòi hỏiVinamilk phải có sự thay đổi về nhận thức và hành động trong cả tổ chức và sự lãnh đạo mạnh mẽ từ cấp cao để thúc đẩy sự thay đổi này.

3.3.1.3 Tiếp tục nâng cao và hoàn thiện mô hình Trang trại sinh thái

Mô hình Trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm là một mô hình chăn nuôi bền vững thành công của Vinamilk Mô hình này giúp tăng cường sức đề kháng của đàn bò, giảm thiểu dịch bệnh, đồng thời tăng chất lượng sữa và tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng trong khi giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường so với các mô hình thông thường Tuy nhiên, mô hình này chưa có sự phát triển theo hướng công nghệ cao, chưa hoàn thiện về mặt quy trình và quản lý, đồng thời chưa có sự gắn kết chặt chẽ với các bên liên quan.

Vinamilk có thể nghiên cứu và tham khảo một số mô hình chăn nuôi thành công trên thế giới như:

- Mô hình chăn nuôi công nghệ cao của Israel: Mô hình này sử dụng các công nghệ tiên tiến cho phép người sản xuất biết được mức độ dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe của bò, phát hiện những vấn đề vệ sinh có thể gặp trong giai đoạn đầu, lựa chọn giống bò phù hợp hay vắt sữa bò một cách chuyên nghiệp giúp giảm tỉ lệ sử dụng kháng sinh, tăng sản lượng sữa và giải quyết được vấn đề thiếu nhân công trong khâu thu hoạch.

- Mô hình chăn nuôi hữu cơ của Mỹ: Mô hình này sử dụng các phương pháp chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng hóa chất, kháng sinh,

- Mô hình chăn nuôi theo chuỗi giá trị: là một mô hình chăn nuôi khép kín, từ khâu sản xuất sữa đến khâu chế biến và phân phối sản phẩm, giúp kiểm soát được chất lượng sữa từ đầu vào đến đầu ra, đồng thời giảm thiểu xác suất xảy ra rủi ro trong quá trình sản xuất và kinh doanh.

Việc tham khảo mô hình chăn nuôi quốc tế đòi hỏi Vinamilk phải có sự đầu tư nghiên cứu và phát triển Vinamilk cần có đội ngũ chuyên gia có trình độ cao để nghiên cứu và áp dụng các mô hình chăn nuôi tiên tiến vào thực tiễn Để làm được điều này, Vinamilk có thể cử các cán bộ kỹ thuật đi đào tạo tại các trang trại sinh thái tiên tiến trên thế giới; hợp tác với các tổ chức quốc tế để triển khai các mô hình chăn nuôi sinh thái phù hợp với Việt Nam; đầu tư xây dựng các trang trại sinh thái thí điểm để đánh giá hiệu quả trước khi đưa vào thực tế áp dụng rộng rãi; …

3.3.1.4 Tiếp tục tăng cường đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên

Cán bộ nhân viên là những người trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng là những người phải đối mặt với các rủi ro trong quá trình làm việc Do đó, việc nâng cao nhận thức và kỹ năng QLRR cho họ là một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy QLRR trong kinh doanh thương mại hiệu quả.

Ngày đăng: 11/01/2024, 17:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w