1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Văn hóa doanh nghiệp: Phần 1 PGS.TS. Đỗ Thị Phi Hoài

177 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo trình Văn hóa doanh nghiệp
Tác giả PGS.TS. Đỗ Thị Phi Hoài, Th.S Đỗ Khắc Hưởng, Th.S Lê Việt Anh
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Văn hóa doanh nghiệp
Thể loại giáo trình
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 177
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

Giáo trình Văn hóa doanh nghiệp: Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: tổng quan về văn hóa và văn hóa doanh nghiệp; các dạng văn hóa doanh n nghiệp; đạo đức kinh doanh. Mời các bạn cùng tham khảo Đề tài Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty TNHH Mộc Khải Tuyên được nghiên cứu nhằm giúp công ty TNHH Mộc Khải Tuyên làm rõ được thực trạng công tác quản trị nhân sự trong công ty như thế nào từ đó đề ra các giải pháp giúp công ty hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tốt hơn trong thời gian tới.

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH PGS.TS Đỗ Thị Phi Hồi GIÁO TRÌNH VĂN HĨA DOANH NGHIỆP NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH LỜI NÓI ĐẦU Hợi nhập kinh tế quốc tế đã mang lại hội cho các doanh nghiệp Việt Nam cùng với những khó khăn thử thách đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng thay đổi, định hình phong cách, bản sắc của mình Các triết lý, quy tắc và phương pháp phù hợp với xu hướng có ý nghĩa quan trọng không chỉ giúp giải quyết những vấn đề về quản lý mà còn để hạn chế việc phải khắc phục những hậu quả của các quyết định sai lầm có thể mắc phải Đó chính là quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp trở thành giá trị cốt lõi để xác định thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu hàng hóa Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trở nên cần thiết bao giờ hết để các doanh nghiệp phát triển bền vững Môn học Văn hóa doanh nghiệp cần được đưa vào giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế nói chung và Học viện Tài chính nói riêng Thực hiện chủ trương đổi mới mục tiêu đào tạo, nội dung, chương trình, giáo trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Học viện Tài chính; được sự đồng ý của Hội đồng Khoa học Học viện, chúng biên soạn giáo trình Văn hóa doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo Cuốn sách cũng là tài liệu bổ ích giúp các doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp của riêng mình Với mục tiêu trên, giáo trình Văn hóa doanh nghiệp được biên soạn thành chương với những nội dung chính sau: Chương 1: Trình bày những kiến thức tổng quan về văn hóa và văn hóa doanh nghiệp: Khái niệm, các yếu tố cấu thành, những nét đặc trưng của văn hóa; các mức độ văn hóa doanh nghiệp, tác động của văn hóa doanh nghiệp và sự hình thành văn hóa doanh nghiệp Chương 2: Trình bày các dạng văn hóa doanh nghiệp: Các biểu hiện, cách phân loại văn hóa doanh nghiệp và nhận dạng văn hóa doanh nghiệp Chương 3: Trình bày tổng quan về đạo đức kinh doanh: Khái niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh quản trị doanh nghiệp; các biểu hiện của đạo đức kinh doanh và xây dựng đạo đức kinh doanh Chương 4: Trình bày những nội dung bản về văn hóa doanh nhân: Khái niệm, vai trò của doanh nhân và một số quan điểm cách nhìn nhận của xã hội đối với doanh nhân; những lý luận bản về văn hóa doanh nhân và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá văn hóa doanh nhân Chương 5: Việc nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân và đạo đức kinh doanh để được vận dụng các hoạt động kinh doanh Đó là, văn hóa ứng xử nội bộ doanh nghiệp, xây dựng và phát triển thương hiệu, hoạt động marketing, đàm phán và thương lượng, định hướng tới khách hàng Cuốn sách PGS., TS Đỗ Thị Phi Hoài làm chủ biên Tham gia biên soạn là các giảng viên Khoa Quản trị Kinh doanh - Học viện Tài chính gồm Th.S Đỗ Khắc Hưởng và Th.S Lê Việt Anh Trong quá trình biên soạn và hoàn thành cuốn sách các tác giả đã nghiên cứu, tham khảo nhiều tài liệu và ngoài nước về vấn đề văn hóa doanh nghiệp, về đạo đức kinh doanh và văn hóa các hoạt động của doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng khoa học cao nhất Tuy nhiên, là giáo trình lần đầu biên soạn và môn học mới được đưa vào giảng dạy tại Học viện nên cuốn sách không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Học viện Tài chính và tập thể tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc để cuốn sách ngày càng bổ ích cho sinh viên và bạn đọc Hà Nội, tháng năm 2011 PGS, TS Đỗ Thị Phi Hoài CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Mục tiêu chính: Sau học xong Chương 1, sinh viên nắm được những nội dung chính sau: - Nắm được những kiến thức chung về văn hóa và văn hóa doanh nghiệp; - Hiểu được những tác động của văn hóa doanh nghiệp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; - Nắm được sự phát triển của văn hóa doanh nghiệp qua thời kỳ; - Nắm rõ được những tác động của sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khái quát văn hóa 1.1 Khái niệm Văn hóa gắn liền với sự đời của nhân loại Phạm trù văn hóa rất đa dạng và phức tạp Nó là một khái niệm có rất nhiều nghĩa được dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm khác về đối tượng, tính chất, và hình thức biểu hiện - Theo nghĩa gốc từ Ở phương Tây, văn hóa - culture (trong tiếng Anh, tiếng Pháp) hay kultur (tiếng Đức)… đều xuất xứ từ chữ Latinh cultus có nghĩa là khai hoang, trồng trọt, trông nom lương thực Sau đó từ cultus được mở rộng nghĩa, dùng lĩnh vực xã hội chỉ sự vun trồng, giáo dục, đào tạo và phát triển mọi khả của người Ở Phương Đông, tiếng Hán cổ, từ văn hóa bao hàm ý nghĩa “văn” là vẻ đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ người có thể đạt được bằng sự tu dưỡng của bản thân và cách thức cai trị đúng đắn của nhà cầm quyền Còn chữ “hóa” là đem cái văn (cái đẹp, cái tốt, cái đúng) để cảm hóa, giáo dục và thực hóa thực tiễn, đời sống Vậy, Văn hóa chính là nhân hóa hay nhân văn hóa Như vậy, văn hóa từ ngun của cả phương Đơng và phương Tây đều có một nghĩa chung bản là giáo hóa, vun trồng nhân cách người (bao gồm cá nhân, cộng đồng và xã hội loài người), cũng có nghĩa là làm cho người và cuộc sống trở nên tốt đẹp - Căn vào phạm vi nghiên cứu + Theo phạm vi nghiên cứu rộng, văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần người sáng tạo quá trình lịch sử Do đó, nói đến văn hóa là nói đến người - nói tới những đặc trưng riêng chỉ có ở loài người, nói tới việc phát huy những lực và bản chất của người nhằm hoàn thiện người Cho nên, theo nghĩa này, văn hóa có mặt tất cả các hoạt động của người dù đó chỉ là những suy tư thầm kín, những cách giao tiếp ứng xử cho đến những hoạt động kinh tế, chính trị và xã hội Hoạt động văn hóa là hoạt động sản xuất các giá trị vật chất và tinh thần nhằm giáo dục người khát vọng hướng tới chân - thiện - mỹ và khả sáng tạo chân thiện - mỹ đời sống Theo UNESCO “Văn hóa là mợt phức thể, tổng thể các đặc trưng, diện mạo tinh thần, vật chất, tri thức, linh cảm khắc họa nên sắc mợt cợng đồng gia đình, xóm làng quốc gia, xã hợi Văn hóa khơng bao gồm nghệ thuật, văn chương mà lối sống, quyền người, hệ giá trị, truyền thống, tín ngưỡng ” Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn mục đích c̣c sống, loài người sáng tạo và phát minh ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, công cụ cho sinh hoạt hàng ngày mặc, ăn, và các phương tiện, phương thức sử dụng toàn bộ sáng tạo và phát minh tức là văn hóa Văn hóa là tổng hợp phương thức sinh hoạt với biểu mà loài người sản sinh nhằm thích ứng nhu cầu đời sống, và đòi hỏi sinh tồn” Theo E.Herriot: “Văn hóa là cái cịn lại sau người ta quên tất cả, là cái thiếu sau người ta học tất cả.” + Theo nghĩa hẹp, văn hóa là những hoạt động và giá trị tinh thần của người Trong phạm vi này, văn hóa khoa học và văn hóa nghệ thuật được coi là hai phân hệ chính của hệ thống văn hóa + Theo nghĩa hẹp nữa, văn hóa được coi một ngành - ngành văn hóa - nghệ thuật để phân biệt với các ngành kinh tế kỹ thuật khác - Căn theo hình thức biểu Văn hóa được phân loại thành văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, hay nói đúng hơn, theo cách phân loại này văn hóa bao gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể Các đền chùa, cảnh quan, di tích lịch sử cũng các sản phẩm văn hóa truyền thống tranh Đông Hồ, gốm Bát Tràng, áo dài, áo tứ thân… đều thuộc loại hình văn hóa vật thể Các phong tục, tập quán, các làn điệu dân ca hay bảng giá trị, các chuẩn mực đạo đức của một dân tộc… là thuộc loại hình văn hóa phi vật thể Tuy vậy, sự phân loại cũng chỉ có nghĩa tương đối bởi vì một sản phẩm văn hóa thường có cả yếu tố “vật thể” “phi vật thể” “cái hữu hình và cái vơ hình gắn bó hữu với nhau, lồng vào nhau, thân xác và tâm trí người” Điển hình khơng gian văn hóa cồng chiêng của các dân tộc Tây Nguyên, ẩn sau cái vật thể hữu hình của nó gồm những cồng, những chiêng, những người của núi rừng, những nhà sàn, nhà rông mang đậm bản sắc… vơ hình của âm hưởng, phong cách và quy tắc chơi nhạc đặc thù, là cái hồn của thời gian, không gian và giá trị lịch sử Như vậy, khái niệm văn hóa rất rộng, đó những giá trị vật chất và tinh thần được sử dụng làm nền tảng định hướng cho lối sống, đạo lý, tâm hồn và hành động của mỗi dân tộc và các thành viên để vươn tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp, mối quan hệ giữa người và người, giữa người với tự nhiên và môi trường xã hội Khái niệm: “Văn hóa là toàn bợ giá trị vật chất và tinh thần mà loài người tạo quá trình lịch sử” 1.2 Các yếu tố cấu thành văn hóa Văn hóa là mợt phạm trù phức tạp và đa dạng Để hiểu bản chất của văn hóa, cần xem xét các yếu tố cấu thành văn hóa Dựa vào khái niệm về văn hóa, có thể chia văn hóa thành hai lĩnh vực bản là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần - Văn hóa vật chất Văn hóa vật chất là toàn bộ những giá trị sáng tạo được thể hiện các của cải vật chất người tạo Đó là các sản phẩm hàng hóa, công cụ lao động, tư liệu tiêu dùng, sở hạ tầng kinh tế giao thông, thông tin, nguồn lượng; sở hạ tầng xã hội chăm sóc sức khỏe, nhà ở, hệ thống giáo dục và sở hạ tầng tài chính ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính xã hội Văn hóa vật chất được thực hiện qua đời sống vật chất của quốc gia Chính vì vậy, văn hóa vật chất ảnh hưởng to lớn đến trình độ dân trí, lối sống của các thành viên nền kinh tế đó Một điểm lưu ý là xem xét đến văn hóa vật chất, chúng ta xem xét cách người làm sản phẩm vật chất thể hiện ở tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, làm chúng và tại Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ ảnh hưởng đến mức sống và giúp giải thích những giá trị và niềm tin của xã hội Ví dụ nếu là một quốc gia tiến bộ kỹ thuật, người ít tin vào số mệnh và họ tin tưởng rằng có thể kiểm soát những điều xảy đối với họ Những giá trị của họ cũng thiên về vật chất bởi vì họ có mức sống cao Như vậy, một nền văn hóa vật chất thường được coi là kết quả của công nghệ và liên hệ trực tiếp với việc xã hội đó tổ chức hoạt động kinh tế của mình thế nào - Văn hóa tinh thần Là toàn bợ những hoạt đợng tinh thần của người và xã hội bao gồm kiến thức, các phong tục, tập quán, thói quen, cách ứng xử, ngôn ngữ (bao gồm cả ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời), các giá trị và thái độ, các hoạt động văn hóa nghệ thuật, tôn giáo, giáo dục, các phương thức giao tiếp và cách thức tổ chức xã hội + Kiến thức là nhân tố hàng đầu của văn hóa, thường được đo một cách hình thức bằng trình độ học vấn, trình độ tiếp thu và vận dụng kiến thức khoa học, hệ thống kiến thức được người phát minh, nhận thức và được tích lũy lại, bổ sung nâng cao và không ngừng đổi mới qua các thế hệ + Các phong tục tập quán là những quy ước thông thường của cuộc sống hàng ngày nên mặc thế nào, cách sử dụng các đồ dùng ăn uống bữa ăn, cách xử sự với những người xung quanh, cách sử dụng thời gian… Phong tục, tập quán là những hành động ít mang tính đạo đức Sự vi phạm phong tục tập quán không phải là vấn đề nghiêm trọng, người vi phạm chỉ bị coi là không biết cách cư xử chứ ít bị coi là hư hỏng hay xấu xa Vì thế, người nước ngoài có thể được tha thứ cho việc vi phạm phong tục tập quán lần đầu tiên đến một nước khác Tập tục có ý nghĩa lớn nhiều so với tập quán, nó là những quy tắc được coi là trọng tâm đời sống xã hội, việc làm trái tập tục có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng Chẳng hạn tập tục bao gồm các yếu tố sự lên án các hành động trộm cắp, ngoại tình, loạn luân và giết người Ở nhiều xã hội, một số tập tục đã được cụ thể hóa luật pháp + Thói quen là những cách thực hành phổ biến hoặc đã hình thành từ trước Cách cư xử là những hành vi được xem là đúng đắn một xã hội riêng biệt Thói quen thực hiện cách sự vật được làm, cách cư xử được dùng thực hiện chúng Ví dụ thói quen ở Mỹ là ăn món chính trước món tráng miệng Khi thực hiện thói quen này, họ dùng dao và dĩa ăn hết thức ăn đĩa và khơng nói có thức ăn miệng Ở nhiều nước thế giới, thói quen cách cư xử hoàn toàn khác Ở các nước Latinh có thể chấp nhận việc đến trễ, ở Anh và Pháp, sự đúng giờ là giá trị Người Mỹ thường sử dụng phấn bột sau tắm người Nhật cảm thấy thế là làm bẩn lại + Giá trị là những niềm tin và chuẩn mực chung cho một tập thể người được các thành viên chấp nhận, còn thái độ là sự đánh giá, sự cảm nhận, sự phản ứng trước một sự vật dựa các giá trị Ví dụ thái độ của nhiều quan chức ở độ tuổi trung niên của Chính phủ Nhật Bản với người nước ngoài không thiện chí lắm, họ cho rằng dùng hàng nước ngoài là không yêu nước Thái độ có nguồn gốc từ những giá trị, ví dụ người Nga tin tưởng rằng cách nấu ăn của Mc Donald là tốt nhất đối với họ (giá trị) và đó vui lòng đứng xếp hàng dài để ăn (thái độ) + Ngôn ngữ là một yếu tố hết sức quan trọng của văn hóa vì nó là phương tiện được sử dụng để truyền thông tin và ý tưởng, giúp người hình thành nên cách nhận thức về thế giới và có tác dụng định hình đặc điểm văn hóa của người Ở những nước có nhiều ngôn ngữ người ta thấy có nhiều nền văn hóa Ví dụ, ở Canada có nền văn hóa, nền văn hóa tiếng Anh và nền văn hóa tiếng Pháp Tuy nhiên, không phải lúc nào sự khác biệt về ngôn ngữ cũng dẫn đến sự khác biệt về xã hội Trong hoạt động kinh doanh, nhất là kinh doanh quốc tế, sự hiểu biết về ngôn ngữ địa phương, về những thành ngữ và ngôn ngữ xã giao hàng ngày, về dịch thuật là rất quan trọng Một công ty đã không thành công quảng cáo bột giặt của mình đã đặt hình ảnh quần áo bẩn ở bên trái hộp xà phòng và hình ảnh quần áo sạch ở bên phải vì ở nước này người ta đọc từ phải qua trái, và điều đó được hiểu là xà phòng làm bẩn quần áo 10 Giám đốc cao cấp chịu trách nhiệm về chương trình thường được gọi là điều phối viên, cán bộ đạo đức hoặc cán bộ thực thi Trong các tập đoàn lớn thường có nhiều hoặc một giám đốc được chỉ định làm điều phối viên thực hiện chương trình tuân thủ đạo đức, toàn bộ ban giám đốc phải trợ giúp và tham gia vào quá trình tuân thủ đạo đức Đôi lại nhiều tập đoàn có hẳn một uỷ ban đặc biệt bao gồm các cán bộ quản lý cao cấp hoặc hội đồng quản trị xem xét chương trình tuân thủ đạo đức của công ty Các cán bộ phụ trách đạo đức thường có những trách nhiệm sau:  Phối hợp chương trình tuân thủ đạo đức với ban giám đốc cao cấp, hội đồng quản trị  Phát triển, duyệt và phổ biến bản quy định đạo đức  Phát triển giao tiếp và truyền đạt hiệu quả các tiêu chuẩn đạo đức  Thiết lập hệ thống kiểm tra và điều hành để xác định tính hiệu quả của chương trình  Xem xét và chỉnh sửa chương trình đạo đức để cải thiện tính hiệu quả của chương trình Một điều rất quan trọng là các giám đốc chương trình phải làm cho chương trình phù hợp với phạm vi, kích cỡ và lịch sử của công ty Ngoài ra, cán bộ cao cấp phụ trách phải có trách nhiệm tránh uỷ quyền cho những cán bộ có thể xảy hành vi vi phạm Chính vì thế, các thông tin hồ sơ cá nhân, kết quả kiểm tra của công ty, ý kiến của các giám đốc và các thông tin khác cần sử dụng để xác định khả có thể xảy việc cá nhân tham gia vào hành vi sai phạm 3.2.2 Xây dựng và truyền đạt phổ biến hiệu các tiêu chuẩn đạo đức Hành vi đạo đức có thể được khuyến khích thông qua việc hình thành các tiêu chuẩn đạo đức của công ty Những tiêu chuẩn này có thể mang những quy định về đạo đức hoặc các điều lệ 163 chính sách áp dụng các hành vi đáng ngờ cụ thể nào đó Một bản quy định về đạo đức cần phải cụ thể, đủ để có thể ngăn chặn một cách hợp lý các hành vi sai phạm Những quy định quá chung ở mức độ “không làm hại” hoặc “công và trung thực” không đủ Công ty cần phải đưa đủ các phương hướng cho các nhân viên để tránh các nguy liên quan đến việc kinh doanh cụ thể của họ Các nhân viên có thể có các triết lý đạo đức khác và đến từ những nền văn hoá và xuất thân khác Nếu không có các chính sách và các tiêu chuẩn chung họ có thể gặp khó khăn việc xác định hành vi nào và được chấp nhận công ty Các quy định về đạo đức là hệ thống chính thức những hành vi đạo đức một tổ chức mong đợi Hệ thống này cho nhân viên biết những hành vi nào được chấp nhận hoặc là sai trái Nhiều tổ chức đã hình thành những quy định nghiêm ngặt về đạo đức hay những chính sách liên quan đến đạo đức, cũng các chiến lược để thực hiện Các quy định về đạo đức không thể giải quyết được tất cả các tình huống đạo đức khó xử chúng cung cấp các luật và hướng dẫn cho các nhân viên làm theo Những quy định này có thể giải quyết nhiều tình huống, từ cách vận hành nội bộ đến bán hàng và giải trình tài chính Quy định về đạo đức nghề nghiệp phải phản ánh được những mong muốn của ban giám đốc đối với việc tổ chức tuân thủ các luật lệ, các giá trị và các chính sách sáng tạo một môi trường có đạo đức Nhóm phát triển bản quy định về đạo đức cần bao gồm chủ tịch hội đồng quản trị, ban giám đốc và cấp quản lý, những người thực hiện bản quy định đó Việc liên lạc và cộng tác của các giám đốc điều hành cấp cao là rất quan trọng Nó giữ cho công ty chương trình đạo đức của mình và các giám đốc này cần phải đảm bảo rằng môi trường đạo đức nhất quán với những mục tiêu tổng quát của công 164 ty Việc truyền tin vô cùng quan trọng việc cung cấp những hướng dẫn cho các tiêu chuẩn và hoạt động đạo đức làm hội nhập các khu vực chức của doanh nghiệp Ví dụ như, phó chủ tịch phụ trách marketting phải liên lạc và cộng tác với các giám đốc bán hàng khu vực và các nhân viên bán hàng khác để đảm bảo tất cả đều nhất trí về quan điểm điều gì tạo những hành vi vô đạo đức hối lộ, thông đồng việc định giá, và các tiểu xảo bán hàng lừa đảo Các giám đốc cấp cao phải liên lạc với các giám đốc cấp điều hành và tăng cường các tiêu chuẩn đạo đức tổng quát tổ chức Các công ty có thể phổ biến các quy tắc đạo đức tổ chức của họ thông qua các chương trình đào tạo Việc giúp đỡ các nhân viên xác định được các vấn đề về đạo đức và trang bị cho họ những phương tiện để giải quyết chúng là điều tối quan trọng Thêm vào đó, các nhân viên cần được hướng dẫn tìm kiếm sự giúp đỡ từ các giám đốc hoặc những công chức khác giải quyết các vấn đề đạo đức Một chương trình đạo đức hiệu quả có thể giảm thiểu được các vụ án dân sự, hình sự, và các hậu quả điều hành bằng các hình thức tiền phạt, chịu sự phán quyết của toà, bị tước quyền điều hành tổ chức Một chương trình đạo đức không hiệu quả để lại hậu quả tiêu cực đó những hành động vô đạo đức kinh doanh có thể tạo sự suy giảm giá trị cổ phiếu của công ty Những cuộc thảo luận được tiến hành các chương trình đào tạo đạo đức khó đến thống nhất về những gì nên và không nên làm những tình huống cụ thể Để có thể thành công, các chương trình đạo đức kinh doanh cần giáo dục các nhân viên về khung đạo đức chính thức và những mô hình đạo đức để có thể phân tích được các vấn đề đạo đức kinh doanh Do đó, các nhân viên có thể dựa vào hiểu biết về những sự lựa chọn của mình là dựa vào tình cảm để có thể đưa quyết định đạo đức đúng đắn 165 Công tác đào tạo và truyền đạt cần phải phản ánh những đặc điểm thống nhất của một tổ chức: kích thước, văn hoá, các tiêu chuẩn đạo đức, phong cách quản lý và nền tảng nhân viên Điều quan trọng là chương trình đạo đức phải phân biệt được đạo đức cá nhân và đạo đức tổ chức Nếu công tác đào tạo đạo đức có hiệu quả thì nó phải bắt đầu với một nền tảng, một bản đạo đức nghề nghiệp, quy trình tuân thủ đạo đức, sự tham gia của nhân viên và ban quản lý và sự ưu tiên đối với vấn đề đạo đức đã truyền đạt cho nhân viên Các trưởng phòng phải tham gia vào quá trình không tưởng của một chương trình đào tạo đạo đức Những mục tiêu của một chương trình đào tạo đạo đức có thể là nhằm nâng cao tầm hiểu biết của nhân viên về các vấn đề đạo đức và khả nhận biết chúng; nhằm thông báo cho nhân viên quy trình và luật lệ liên quan; nhằm xác định những người có thể giúp các nhân viên giải quyết các rắc rối về đạo đức Quá trình đưa quyết định đạo đức bị ảnh hưởng bởi văn hoá của tổ chức, bởi các đồng nghiệp và các giám sát viên, và bởi các hội có thể tham gia vào những hành vi vô đạo đức Bởi vậy, sự xuất hiện và sự tăng cường của các luật lệ và quy trình của công ty giới hạn các hoạt động vô đạo đức tổ chức Nếu được thiết kế đầy đủ và kỹ lưỡng, chương trình đào tạo đạo đức có thể đảm bảo cho mọi người tổ chức (1) nhận các tình huống có thể bao hàm những quyết định đạo đức; (2) hiểu được các tiêu chuẩn đạo đức và văn hoá của tổ chức; và (3) có thể đánh giá tác động của các quyết định đạo đức lên công ty về mặt cấu trúc giá trị của công ty 3.2.3 Thiết lập hệ thống điều hành thực hiện, kiểm tra, tăng cường tiêu chuẩn và việc tuân thủ đạo đức Việc tuân thủ bao gồm việc so sánh việc làm của nhân viên với các tiêu chuẩn đạo đức của tổ chức Sự tuân thủ đạo đức có thể được đo lường thông qua việc quan sát nhân viên và một phương cách tiên phong để giải quyết các vấn đề về đạo đức Một chương 166 trình tuân thủ đạo đức có hiệu quả sử dụng các nguồn điều tra và báo cáo Đôi khi, kiểm soát bên ngoài và xem xét lại các hoạt động của công ty rất hữu ích việc phát triển điểm chuẩn của việc tuân thủ Sự tồn tại của một hệ thống nội bộ để các nhân viên có thể báo cáo các hành vi sai phạm là đặc biệt hữu ích công tác điều hành và đánh giá việc thực hiện đạo đức Một số công ty đã lập những đường dây nóng, thường gọi là những đường dây trợ giúp, để giúp đỡ và cung cấp cho nhân viên bộc lộ những mối lo ngại của mình về đạo đức Dù có những lo lắng rằng người ta có thể báo cáo láo một tình huống hoặc lợi dụng đường dây nóng để nói xấu nhân viên khác, những đường dây nóng này phổ biến rộng rãi và mang lại nhiều lợi ích cho các nhân viên Để xác định xem một người có thực hiện công việc của mình một cách đầy đủ và có đạo đức hay không nên tập trung quan sát cách nhân viên đó giải quyết các tình huống về đạo đức Ví dụ như, nhiều doanh nghiệp đào tạo cả những nhân viên bán hàng và những nhà quản lý Các vấn đề đạo đức có thể được giới thiệu các cuộc thảo luận và kết quả có thể thâu vào băng video để cả người tham gia và cấp có thể đánh giá được kết quả của tình huống đạo đức khó xử Một phương pháp khác là dùng bảng hỏi thăm dò nhận thức về đạo đức của nhân viên về công ty, cấp trên, đồng nghiệp và bản thân họ, cũng tỷ lệ các hành vi có đạo đức và vô đạo đức công ty ngành Bảng hỏi này có thể đóng vai trò là điểm chuẩn quá trình đánh giá việc thực thi đạo đức của nhân viên Do đó, nếu các nhân viên cho rằng các hành vi vô đạo đức tăng lên thì ban giám đốc phải tìm hiểu để có hiểu biết đúng đắn về loại hành vi vô đạo đức có thể xuất hiện là gì và tại Ngoài ra, các công ty cần phải có các chương trình thưởng cho những nhân viên tuân thủ đúng các chính sách và tiêu chuẩn của công ty và có biện pháp xử lý những không tuân thủ đúng 167 Nếu một công ty muốn trì hành vi có đạo đức thì các chính sách, luật lệ và các tiêu chuẩn của công ty đó phải hoạt động hệ thống tuân thủ Việc trì văn hoá đạo đức có thể gặp khó khăn nếu ban giám đốc không ủng hộ những hành vi này Nếu ban giám đốc tổng công ty hành động vô đạo đức thì rất khó để có thể tạo và tăng cường một môi trường đạo đức tổng công ty Việc giảm thiểu các hành vi vô đạo đức là mục tiêu kinh doanh không có gì khác so với việc làm tăng lợi nhuận nếu quá trình không phải để tạo và trì một nền văn hoá đạo đức thì công ty phải xác định tại vậy và có những hành động sửa sai ngay, hoặc tăng cường những tiêu chuẩn hiện thời một cách nghiêm túc hoặc đề những tiêu chuẩn cao Nếu đạo đức nghề nghiệp được tăng cường một cách nghiêm khắc và trở thành một bộ phận của văn hoá công ty thì nó có tác dụng việc cải thiện hành vi đạo đức công ty Nếu đạo đức nghề nghiệp chỉ được thực hiện theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” và không thực sự trở thành một phần văn hoá công ty thì kết quả đạt được cũng rất ít Những nỗ lực nhằm xoá bỏ hành vi vô đạo đức là vô cùng quan trọng đối với những mối quan hệ của các công ty với nhân viên, khách hàng và cộng đồng Nếu không có những hành động sửa sai cho những hành vi mà theo xã hội hoặc tổ chức là sai trái thì những hành vi thế tiếp diễn Sự quản lý nhất quán và những mức kỷ luật cần thiết là vô cùng quan trọng đối với một chương trình tuân thủ đạo đức Các điều phối viên đạo đức phải có trách nhiệm với hệ thống kỷ luật của công ty, thực hiện tất cả các hình thức kỷ luật mà công ty đã đề với những hành động vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức của công ty Khi đánh giá thành tích của nhân viên, nhiều công ty còn xem xét cả đến khía cạnh tuân thủ đạo đức của nhân viên đó Trong 168 phải chờ xem sự đánh giá của cấp trên, các nhân viên có thể được yêu cầu ký kết một cam kết rằng họ đã đọc những hướng dẫn hiện thời của công ty về những chính sách đạo đức rồi Các công ty cũng phải tiến hành điều tra những vụ sai phạm đã biết hoặc còn nghi ngờ một cách kỹ lưỡng Những viên chức hữu quan, thường là các điều phối viên đạo đức, cần phải đưa những đề xuất cho ban giám đốc cách giải quyết các vấn đề đạo đức thế nào Trong một vài trường hợp, các công ty phải báo cáo các hành vi sai phạm lên các quan quản lý nhà nước Công tác kiểm tra việc tuân thủ đạo đức là sự đánh giá có hệ thống của một chương trình đạo đức và các hoạt động của tổ chức để xác định tính hiệu quả của nó Cụ thể là, việc chú trọng vào các nhân tố ảnh hưởng đến cách đưa các quyết định là vô cùng hữu ích Các đồng nghiệp, cấp và hệ thống thưởng phạt chính thức có một tầm ảnh hưởng to lớn đối với hành vi đạo đức của nhân viên Việc hiểu biết các vấn đề về đạo đức công tác kiểm tra có thể giúp công ty lập quy định đạo đức nghề nghiệp và các chương trình khác để điều khiển hành vi đạo đức tổ chức kinh doanh 3.2.4 Cải thiện liên tục chương trình tuân thủ đạo đức Việc cải thiện hệ thống khuyến khích các nhân viên đưa những quyết định có đạo đức không khác lắm so với việc thực hiện những loại chiến lược kinh doanh khác Thực hiện có nghĩa là biến các chiến lược đó thành hành động cụ thể Thực hiện việc tuân thủ đạo đức có nghĩa là thiết kế những hoạt động cho có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức, sử dụng các nguồn lực sẵn có sự thúc ép hiện hành Việc thực hiện biến kế hoạch hành động thành những thuật ngữ vận hành và thiết lập những phương tiện để quản lý, điều khiển và cải thiện việc thực thi đạo đức của tổ chức 169 Khả lập kế hoạch và thực hiện các tiêu chuẩn đạo đức của một doanh nghiệp phụ thuộc một phần vào những nguồn lực và hoạt động cấu tạo nên tổ chức để có thể đạt được những mục tiêu đạo đức của công ty theo một phương thức hiệu quả và hợp lý Nếu công ty xác định rằng, những việc làm của mình chưa thoả đáng lắm xét về khía cạnh đạo đức, thì ban giám đốc của công ty đó có thể phải tổ chức lại cách đưa một số quyết định Hershey Foods đại diện cho một doanh nghiệp đề lợi nhuận bền vững từ cam kết về trách nhiệm công dân có đạo đức lâu dài của mình Mỗi năm các nhân viên của Hershey đều nhận được một cuốn sách nhỏ có tựa đề là “Các chính sách quan trọng của công ty”, đó mô tả các giá trị - công bằng, liêm chính, trung trực và tôn trọng - là cốt lõi phương cách kinh doanh của công ty Các nhân viên phải tỏ rõ sự chấp thuận những quy tắc đạo đức này bằng cách ký vào cuốn sách đó Họ cũng được hướng dẫn rất tường minh các quy trình để báo cáo những mối quan ngại về bất cứ một hành động hay một chính sách nào công ty Thông qua những việc làm này, các nhân viên đã hiểu được tầm quan trọng của việc trì và phát triển các mối quan hệ với các đồng nghiệp và khách hàng Vì tất cả cá nhân tổ chức đều ủng hộ ý kiến cho rằng khách hàng phải nhận được đầy đủ các giá trị xứng với đồng tiền họ bỏ ra, nên Hershey đã cam kết sản xuất những mặt hàng có chất lượng cao hết mức có thể Các nhân viên nhanh chóng thích nghi với phương cách kinh doanh của công ty Hershey Tổng giám đốc công ty nói: “Miễn là các bạn “con đường dài” của Hershey, công ty đứng sau các bạn bất kể có chuyện gì xảy nữa Nhưng nếu các bạn chọn “con đường ngắn”, các bạn phải độc hành và phải chịu tất cả hậu quả” Herhey tiếp tục trở thành công ty có lợi nhuận cao nhất thị trường bánh kẹo và kinh doanh rất tốt thị trường cổ phiếu 10 năm trở lại 170 CÂU HỎI ÔN TẬP “Tạo nhiều lợi nhuận và đạo đức kinh doanh rất khó có thể song hành cùng một doanh nghiệp” theo bạn nhận định đó đúng hay sai? Phân tích vai trò của đạo đức kinh doanh đối với các doanh nghiệp? Nêu một ví dụ về vi phạm đạo đức kinh doanh của một doanh nghiệp Việt Nam và hậu quả của nó Trình bày biểu hiện của đạo đức kinh doanh hoạt động quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp? Trình bày quan điểm cá nhân về những biểu hiện vi phạm đạo đức kinh doanh hoạt động marketing của các doanh nghiệp Việt Nam Đó có phải là việc làm phổ biến không? Thể hiện ở hình thức nào? Cho ví dụ phân tích Vận dụng xây dựng đạo đức kinh doanh điều kiện các doanh nghiệp bằng một ví dụ cụ thể 171 BÀI TẬP TÌNH HUỐNG Trường hợp nghiên cứu: Arthur Andersen sụp đổ đại gia kiểm toán Lịch sử thành lập Năm 1913, Arthur Andersen và Clarence Delaney, cả hai đều từ Price Waterhouse, mua lại Công ty kiểm toán Illinois và thành lập Andersen Delaney & Co sau đó đổi tên thành Arthur Andersen & Co vào năm 1918 Andersen Consulting tách từ Arthur Andersen vào năm 1989 và trở thành công ty tư vấn lớn nhất thế giới và sau đó được đổi tên thành Accenture vào ngày 01 tháng 01 năm 2001 Danh tiếng Andersen, lãnh đạo công ty cho tới năm 1947 ông chết, là một người theo đuổi các chuẩn mực đặc biệt cao ngành kiểm toán kế toán Là một biểu trưng về tính trung thực, ông cho rằng trách nhiệm của kiểm toán viên là vì lợi ích của nhà đầu tư chứ không phải là ban giám đốc của khách hàng Đã có nhiều trường hợp Andersen chịu mất khách hàng lớn chứ không ký xác nhận cho các báo cáo không chính xác Người kế nhiệm Leonard Spacek tiếp tục nhấn mạnh vào sự trung thực này Trong nhiều năm, khẩu hiệu của Andersen là “Think straight, talk straight” (Nghĩ thẳng, nói thẳng) Andersen cũng dẫn đầu về một loạt tiêu chuẩn về kiểm toán một những người đầu tiên dự đoán được khủng hoảng, Andersen đã chủ động cắt đứt quan hệ với một số khách hàng vào những năm 70 Sau đó, với việc phổ biến của quyền chọn cổ phiếu là một hình thức trả lương, Andersen là người đầu tiên đề xuất với Ban Chuẩn mực Kế toán Tài chính (FASB) rằng quyền chọn cổ 172 phiếu phải được coi là chi phí và vì vậy ảnh hưởng tới lợi nhuận tương tự trả lương bằng tiền mặt Tới thập kỷ 80, các chuẩn mực ngành bị giảm các công ty kiểm toán cố gắng cân bằng giữa cam kết độc lập và phát triển dịch vụ tư vấn Andersen cũng không là ngoại lệ Bộ phận tư vấn của Andersen phát triển nhanh tới mức trở thành doanh thu chính và các giám đốc kiểm toán được khuyến khích tìm kiếm hội cho tư vấn từ các khách hàng kiểm toán hiện hữu Tới cuối thập kỷ 90, Andersen đã tăng gấp ba doanh thu cổ phiếu Cũng có thể đoán được là Andersen cố gắng để cân bằng giữa sự trung thành với chuẩn mực kiểm toán và mong muốn tối đa lợi nhuận của khách hàng, đặc biệt là các báo cáo thu nhập quý Andersen được cho là có dính líu tới các vụ việc gian lận kế toán và kiểm toán của các công ty Sunbeam Products, Waste Management, Inc., Asia Pulp and Paper, Baptist Foundation of Arizona, WorldCom, cũng vụ việc Enron nổi tiếng Arthur Andersen: diệt vong đại gia Rất có thể đó bắt được đúng bệnh của Enron từ đầu và bốc thuốc kịp thời, nếu những báo cáo tài chính của Enron không được bảo kê bởi một thương hiệu lớn: Công ty tư vấn và kiểm toán Arthur Andersen Lãnh đạo Enron đã không chịu đứng ở lĩnh vực sản xuất và buôn bán lượng mà lại nhảy sang những lĩnh vực dịch vụ tài chính ngành lượng Đây là lĩnh vực kinh doanh đầy mạo hiểm và cần rất nhiều vốn Để che giấu việc công ty đã vay quá khả chi trả, lãnh đạo Enron đã lợi dụng kẽ hở luật pháp để lập công ty mà khơng khai báo tài Bằng cách này, Enron vừa không phải công khai các khoản nợ, vừa che giấu được những khoản lỗ Kết quả là Enron đã thổi phồng lợi nhuận của mình và giá cổ phiếu của công ty cũng theo đó tăng lên vun vút Khi mà Enron phải thông báo chính thức rằng từ năm 1997 công ty đã thua lỗ 500 triệu USD, những người 173 “trong cuộc” đã kịp thời thu những món lợi khổng lồ từ cổ phiếu của công ty Cụ thể, ông Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc đã giữ 138 triệu cổ phiếu của công ty Đầu năm 2001, Ken bán với giá 79 USD một cố phiếu Hầu hết những vụ mua bán này đều không được công bố Cuối năm 2001, mỗi cổ phiếu chỉ còn giá 0,6 USD Những hoạt động tài chính của Enron đều được dựa sự thiết kế và vận hành của điều mà nhiều nhà phân tích đặt tên là “những liên minh ma quái” Một mạng lưới chằng chịt quan hệ giữa Enron, một số quan chức chính phủ và đặc biệt là Công ty kiểm toán Arthur Andersen đã giúp cho Enron Kế toán trưởng của Enron Richard Causey - Kiến trúc sư thiết kế hệ thống lừa dối cổ đông - nguyên là kiểm toán viên của Andersen chuyển sang Điểm lý thú là Andersen đã ký hợp đồng làm tư vấn cho Enron, sau đó chính mình lại đóng vai trò kiểm toán để xác nhận những báo cáo tài chính của Enron Phí tư vấn và kiểm toán đều là những số khổng lồ Ví dụ, năm 2000, phí tư vấn là 27 triệu USD và phí tư vấn là 25 triệu USD Tin vào danh tiếng của Arthur Andersen (hoặc cố tin), đến lượt các công ty phân tích chứng khoán và ngân hàng đầu tư ở phố Wall cho đến trước lúc tàn cuộc khuyên các nhà đầu tư mua cổ phiếu của Enron Diệt vong thương hiệu lớn Trước năm 2002, thị trường tư vấn tài chính và kiểm toán thế giới chịu sự thống trị tuyệt đối của ngũ đại gia: KPMG, Deloitte & Touche, Ernst & Young, PriceWaterhouseCooper, Arthur Andersen Họ chiếm ba phần tư doanh số của thị trường tư vấn kiểm toán trị giá hàng trăm tỉ đô la mỗi năm Trong 100 công ty lớn nhất thế giới, 99 công ty sử dụng dịch vụ của ngũ đại gia Nhưng từ đầu năm 2002, người ta đã hiểu là một ngũ đại đã diệt vong, và từ chỉ còn “tứ đại gia” Bắt đầu từ vụ vỡ lở 174 vào cuối năm 2001 và đầu năm 2002, mọi người mới nhìn kỹ đến nhà kiểm toán Arthur Andersen Đây không phải lần đầu đại gia này bị lâm vào rắc rối Như tất cả các lần rắc rối trước, Andersen đều thoát bằng cách chi tiền “dàn xếp” với bên nguyên đơn Luật pháp Mỹ cho phép bên bị đơn chi tiền để dàn xếp các vụ kiện dân sự không nhận lỗi Nhưng đến vụ Enron thì Andersen không còn có thể dàn xếp, vì là vụ án hình sự Ngoài các lỗi không phát hiện được những bất thường hồ sơ kế toán của Enron, giúp Enron nổi danh thị trường thực chất thua lỗ nặng thì Andersen đã bị buộc một tội hình sự nghiêm trọng là cố ý cản trở công việc điều tra thông qua việc tiêu hủy hàng ngàn tài liệu có liên quan đến Enron Lời bào chữa nhất của Andersen là việc tiêu hủy tài liệu chỉ là “quy trình bình thường” và công ty lưu giữ những tài liệu ở mức tối thiểu theo luật định Ngay sau bị kết tội, Andersen lập tức phải đối mặt với hàng loạt vụ kiện khác, với tổng số thiệt hại của khách hàng lên tới 300 tỉ USD Các đàm phán sáp nhập Ngay sau vỡ lở vụ việc, Arthur Andersen bắt đầu thương lượng để sáp nhập vào Deloitte & Touche, công ty xếp thứ thế giới lĩnh vực kiểm toán và là đối thủ cạnh tranh của Arthur Cuộc đàm phán đầu tiên giữa hai hãng được bắt đầu với nội dung Deloitte đảm bảo toán các khoản nợ của Arthur có nguồn gốc từ vụ phá sản Enron, và thương hiệu Arthur Andersen phải biến mất Nhưng Deloitte nhận thức được qui mô của vấn đề, cuộc đàm phán đã không đến kết quả Cuộc đàm phán thứ hai là với KPMG, đối thủ cạnh tranh truyền kiếp của Andersen Cũng Deloitte, công ty KPMG không sẵn lòng tiếp nhận cái thương hiệu quá tệ hại, rất muốn tiếp nhận một phần số 85,000 chuyên gia của Andersen, những người không chỉ mang theo chuyên môn mà còn mang theo mối quan hệ với khách hàng 175 Cuối cùng thì KPMG cũng đồng ý thu nạp 23 chi nhánh “ở ngoài nước Mỹ” của Andersen với cái giá rẻ mạt là 284 triệu USD Một ngũ đại gia là Ernst & Young đã chiếm được phần lớn những khách hàng và chuyên gia của Andersen ở Mỹ Các công ty nhỏ cũng kiếm được phần chia Công ty tư vấn Hitachi Consulting của Nhật thuê lại 400 chuyên gia của Andersen, một số đó đến đã trở thành Tổng Giám đốc của Hitachi Consulting Đó là kết cục của Arthur Andersen, một công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, với 85.000 chuyên gia và 89 năm lịch sử, đến chỉ còn không đầy 200 người, chủ yếu để hầu kiện các vụ kiện của cổ đông các công ty khách hàng trước Đạo đức kinh doanh kiểm tốn Đây khơng phải là trường hợp đầu tiên xảy việc làm sai lệch thông tin che mắt giới chức và lừa dối các nhà đầu tư Các công ty kiểm toán khác cũng đã phải bồi thường những số khổng lồ hàng trăm triệu đô la Nhưng một chưa bị rút giấy phép kiểm toán, chưa phải đến kết thúc bi thảm Andersen Khi một bản báo cáo tài chính bị thể hiện sai sự thật, người thiệt hại là cổ đông họ mua bán cổ phiếu dựa theo những thông tin đó Người được lợi là những kẻ “bên trong” biết rõ nội tình, biết rõ nào phải mua và nào nên bán cổ phiếu Đã có những dấu hiệu báo trước, lợi nhuận khổng lồ đã làm mờ mắt công ty Tháng 1/2001, một nhân viên kiểm toán của Andersen đã cực lực phản đối phương pháp kế toán của Enron Vài tuần sau, nhân viên này bị Andersen chuyển sang bộ phận khác theo đề nghị của Enron Một nhân viên của Merrill Lynch (công ty đánh giá xếp hạng chứng khoán) đã xếp hạng cổ phiếu của Enron vào loại “không có triển vọng”, nhân viên này bị sa thải sau đó Hội đồng định chuẩn kế toán của Mỹ đã đề một chuẩn kế toán, đó Enron và Andersen không thể che mắt cổ đông chuẩn này đã không được thông qua 176 Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Mỹ, ông Arthur Levitt, đã cực lực phản đối việc một công ty vừa làm tư vấn vừa làm kiểm toán cho mợt khách hàng Ơng đã thúc đẩy việc ban hành luật cấm công ty kiểm toán làm tư vấn luật này cũng không được thông qua Về phần mình, có lẽ các công ty tư vấn kiểm toán phải xét đến một chuẩn đạo đức mới Từ trước đến nay, trước bất kỳ một yêu cầu nào của khách hàng, thay vì nói “không”, họ đã nói “để chúng tơi giúp q vị làm điều đó” Câu hỏi thảo luận: Phân tích về tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty kiểm toán nói riêng và các doanh nghiệp nói chung? Phân tích nguyên nhân về sự sụp đổ của Andersen và kiến nghị một số giải pháp 177

Ngày đăng: 10/01/2024, 00:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN