1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vận dụng hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật vào hoạt động giáo dục nhân cách học sinh

21 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Dụng Hai Nguyên Lý Cơ Bản Của Phép Biện Chứng Duy Vật Vào Hoạt Động Giáo Dục Nhân Cách Học Sinh
Tác giả Phạm Thê Bình
Người hướng dẫn Tiến Sĩ Lê Thị Huyền
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Đại Học Huế
Chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 668,77 KB

Nội dung

Đồng thời, cũng không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là một cầu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tô câu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn t

Trang 1

TRUONG DAI HOC SU PHAM DAI HOC HUE

TIEU LUAN TRIET HOC

VAN DUNG HAI NGUYEN LY CO BAN CUA PHEP BIEN CHUNG DUY VAT VAO HOAT DONG

GIAO DUC NHAN CACH HOC SINH

Giáo viên hướng dẫn : Tiến sĩ Lê Thị Huyền Học viên thực hiện : Phạm Thê Bình

Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học

Trang 2

MUC LUC

DANH MUC HINH ANH ecececcccssscseseccsescecececececcsescecerscecscscecscestsnscseseseaeseeeee 2

09092711 3

CHUONG 1 PHEP BIEN CHUNG DUY VAT VE NGUYEN LY VE MOI LIÊN HỆ PHỎ BIÊN VÀ NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN 4

1.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến .- - + 2-2 +E+k+k+k+E+EeEeEeEErkrkeree 4 1.1.1 Khái niệm mỗi liên hệ, môi liên hệ phổ biến 2-5-5 5+: 4

1.1.2 Các tính chất của mối liên hệ ¿2+ + SE E+E+E+ESEEeE+EeErerersrred 4 1.1.3 Ý nghĩa phương pháp luận - ¿2 - + +k+k+EeEeEE+EeEeErkeeerrerkee 6

1.2 Nguyên lý về sự phát (riỂn -.- - + + k+kk+E*E E3 Erkrkrkrkrreg 7

1.2.1 Những quan niệm khác nhau về sự phát triỂn . - 7 1.2.2 Tính chất của sự phát triỂn - ¿+2 + +s+E eEEEEE+keEeEeEeEerkrkrkreee 9 1.2.3 Ý nghĩa phương pháp luận ¿- - + + *+k+EEeEE+E+EeEerxeeererxrxee 10

CHƯƠNG 2 VẬN DUNG NGUYEN LY VE MOI LIEN HE PHO BIEN VA NGUYEN LY VE SU PHAT TRIEN VAO HOAT DONG GIAO DUC

NHAN CACH HOC SINH ou cccccsccccssscecsescsssecscscecsesesssscscscevsvscsssscscscavavenssnane 12

2.1 Hoạt động hình thành và phát triển nhân cách học sinh 12

2.2 Đôi với học sinh đặc biỆt ¿5-5-5256 SSSEEeEeEEEEEeEerkrkrkrrrred 15

2.3 Phối hợp các lực lượng giáo dục khác + + se cx+x+x+xeeersrered 18

798 50090759 2 20

TAI LIEU THAM KHẢO - S6 SE SEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkrkrkerrrkred 21

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 Hoc sinh cau lac b6 ISDC dang tap luyện tranh biện 13 Hinh 2 Hoc sinh THPT Tran Bién va THPT chuyén Luong Thé Vinh tham gia tranh biện tại “trường TT €€T” 11111111 9 111111 1 1n kg 14 Hình 3 Họp phụ huynh 1:1 diễn ra tại một lớp học, thuộc hệ thống trường

Trang 3

LOI MO DAU

Khái niệm giáo dục được hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm cả quá trình giáo dục kiến

thức và giáo dục đạo đức Tuy nhiên, hiện nay đa số giáo viên đều đặt nặng việc dạy chữ, khi so với việc làm người, và nếu có dạy đạo đức thì chưa đạt hiệu quả như mong

đợi và dé lại những ảnh hưởng chưa tốt đến tâm lý của học sinh

Trong quá trình học tập và nghiên cứu triết học Mác-Lên¡n, với tinh thần tiếp thu và

vận dụng vào thực tiễn, tôi nhận thay có một số quan điểm của triết học Mác-Lênin

Trang 4

CHUONG 1 PHEP BIEN CHUNG DUY VAT VE NGUYEN LY VE MOI LIEN HE PHO BIEN VA NGUYEN LY VE SU

PHAT TRIEN

1.1 Nguyên lý về mối liên hệ phố biến

1.1.1 Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phố biến

Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyền hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các

yếu tô của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới; còn khái niệm mối liên hệ phố

biến dùng để chỉ tính phố biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật,

hiện tượng của thế giới, trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối

liên hệ tôn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thé giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng Đó là các mối liên hệ giữa các mặt đối lập, lượng và chất, khăng định và phủ định, cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng, v.v Như vậy, giữa các sự vật, hiện tượng của thé giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù, vừa tồn tại những mối liên hệ phô biến ở những phạm vi nhất định Đồng thời, cũng tồn tại những mối liên hệ phô biến nhất, trong đó những

mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những mối liên hệ phố biến trong những điều kiện nhất định Toàn bộ những mỗi liên hệ đặc thù và phô biến đó tạo nên tính

thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của các môi liên hệ trong giới tự hiện, xã hội và tư duy

1.1.2 Các tính chất của mỗi liên hệ

Tính khách quan, tính phố biến và tính đa dạng, phong phú là những tính chất cơ bản của các mỗi liên hệ

Trang 5

vật, hiện tượng (hoặc trong bản thân chúng) là cái vôn có của nó, tôn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người; con người chỉ có thê nhận thức và vận dụng các môi liên hệ đó trong hoạt động thực tiên của mình

Tính phố biến của các mối liên hệ: Theo quan điểm biện chứng thì không có

bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tôn tại tuyệt đối biệt lập với các sự

vật, hiện tượng hay quá trình khác Đồng thời, cũng không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là một cầu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tô câu

thành với những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào

cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ

thống khác, tương tác và làm biến đối lẫn nhau

Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ Quan điểm biện chứng của chù nghĩa

Mác - Lênin không chỉ khăng định tính khách quan, tính phố biến của các mối

liên hệ mà còn nhấn mạnh tính phong phú, đa dạng của các môi liên hệ Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ được thê hiện ở chỗ: các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mỗi liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tôn tại và phát triển của nó; mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật, hiện tượng nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau

Như vậy, không thể đồng nhất tính chất và vị trí, vai trò cụ thể của các mối liên

hệ khác nhau đối với mỗi sự vật, hiện tượng nhất định, trong những điều kiện

xác định Đó là các mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ bản chất và hiện tượng, mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu, mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp,

Trang 6

sự vật, môi hiện tượng, môi quá trình cụ thê, trong những điêu kiện không gian và thời gian cụ thê

1.1.3 Ý nghĩa phương pháp luận

Từ tính khách quan và phô biển của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện

Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huông thực tiễn cần phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu td, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng và trong sự tác động qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với các sự vật, hiện tượng khác Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức dung vé su vat, hién tượng và xử lý có hiệu quả các vẫn đề của đời sống thực tiễn Như vậy quan điểm toàn diện đối

lập với quan điểm phiến diện siêu hình trong nhận thức và thực tiễn

V.I.Lênin cho rằng: "Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và "quan hệ gián tiếp" cua su vật đó" - Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, khi thực hiện quan điểm toàn diện thì đồng thời cũng cần phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thê

Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huống trong hoạt động thực tiễn cân phải xét đến những tính chất đặc thù của đối

tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn Phải

xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những tình huống cụ thê để từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong

việc xử lý các vẫn đề thực tiễn Như vậy, trong nhận thức và thực tiễn không

Trang 7

1.2 Nguyên lý về sự phát triển

1.2.1 Những quan niệm khác nhau về sự phát triển

Quan điểm siêu hình xem xét sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi đơn thuần về mặt lượng, không có sự thay đối về chất của sự vật Những người theo quan điểm siêu hình coi tất cả cả chất của sự vật không có sự thay đối gì trong quá trình tồn tại của chúng sự vật ra đời với những chất như thế nào thì toàn bộ quá trình tồn tại của nó vẫn được giữ nguyên, hoặc nếu có sự thay đổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra trong một vòng khép kín Họ cũng coi sự phát triển chỉ là sự thay đôi về mặt lượng của từng loại mà sự vật đang có chứ không có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới Những người theo quan điểm siêu hình còn xem sự phát triển là một quá trình tiến lên liên tục không có những bước quanh co, thăng trầm, phức tạp

Quan điểm biện chứng xem xét sự phát triển là một quá trình tiễn lên từ thấp đến cao Quá trình đó diễn ra vừa dần dần vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ Dù trong hiện thực khách quan hay trong tư duy, sự phát triển diễn ra không phải lúc nào cũng theo đường thắng mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có thể có những bước lùi tạm thời

Theo quan điểm biện chứng sự phát triển là kết quả của quá trình thay đối dần dân về lượng dẫn đến sự thay đổi vẻ chất, là quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc Điều đó có nghĩa là quá trình phát triển dường như sự vật ấy quay trở về điêm khởi đâu xong trên cơ sở mới cao hơn

Trang 8

là quá trình tự thần của mọi sự vật Trái lại những người theo quan điểm duy tâm hay quan điểm tôn giáo lại thường tìm nguồn gốc của sự phát triển ở thần linh thượng để, các lực lượng siêu nhiên hay ở ý thức của con người

Trên cơ sở khái quát sự phát triển của mọi sự vật hiện tượng tôn tại trong hiện thực quan điểm duy vật biện chứng khăng định sự phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao từ đơn giản đến phức tạp từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật

Theo quan điểm này sự phát triển không bao quát toàn bộ sự vận động nói chung Nó chỉ khái quát xu hướng chung của sự vận động, xu hướng vận động đi lên quân sự vật sự vật, mới ra đời thay thế cho sự vật cũ Sự phát triển chỉ là trường hợp đặc biệt của sự vận động Trong quá trình phát triển, sự vật sẽ hình thành những quy định mới cao hơn về chất, sẽ làm thay đôi mối liên hệ cơ cấu, phương thức tôn tại và vận động của mình

Sự phát triển thể hiện rất khác nhau trong hiện thực tùy theo hình thức tồn tại cụ thê của từng dạng vật chất Sự phát triển của giới vô cơ thế hiện ở dạng biến đổi các yếu tô và hệ thống vật chất, sự tác động qua lại giữa chúng và trong các điều kiện nhất định sẽ làm nảy sinh các hợp chất phức tạp Từ đó cũng làm xuất hiện các hợp chất hữu cơ ban đâu - tiền đề của sự sống Trong giới hữu cơ, sự phát triển thê hiện ở khả năng thích nghi của sinh vật với sự biến đổi phức tạp của môi trường, ở sự hoàn thiện thường xuyên quá trình trao đôi chất giữa cơ thể và môi trường ở khả năng tự sinh sản chính mình với trình độ ngày càng tăng cao hơn và từ đó nằm xuất hiện ngày càng nhiều các giống loài mới phù

hợp với môi trường sống Sự phát triển của xã hội biểu hiện ở năng lực chỉnh

Trang 9

tỉnh thần, phù hợp với sự vận động và phát triển của môi trường, trong đó có con người sinh sông

Như vậy sự phát triển trong đó sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ là hiện tượng diễn ra không ngừng trong tự nhiên, trong xã hội, trong bản thân con người, trong tư duy, nêu xem xét từng trường hợp cá biệt thì có những vận động đi lên, vận động tuần hoàn thậm chí có vận động đi xuống, xong nếu xét cả quá trình vận động với không gian rộng và thời gian dài thì quá trình vận động đi lên là khuynh hướng chung của mọi sự vật Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan von có của sự vật, hiện tượng: là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tô tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tô tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình thái của sự vật, hiện tượng mới

1.2.2 Tính chất của sự phát triển

Các quá trình phát triển đều có tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú

Tính khách quan của sự phát triển biêu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát triển Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân sự vật, hiện tượng: là quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng đó Vì vậy, phát triển là thuộc tính tất yêu, khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người

Tính phố biến của sự phát triển được thê hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng và trong mọi quá trình, mọi giai đoạn của sự vật, hiện tượng đó Trong mỗi quá trình biến đôi đã có thể bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời của cái mới, phù họp với quy luật khách quan

- Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thê hiện ở chỗ: phát triển là

Trang 10

hiện tượng, mỗi lĩnh vực hiện thực lại có quá trình phát triển khơng hồn tồn giống nhau Tôn tại ở những không gian và thời gian khác nhau sự vật, hiện tượng phát triển sẽ khác nhau Đồng thời, trong quá trình phát triển của mình, sự vật, hiện tượng còn chịu nhiều sự tác động của các sự vật, hiện tượng hay

quá trình khác, của rất nhiều yếu tô và điều kiện lịch sử, cụ thế Sự tác động đó có thể làm thay đối chiều hướng phát triển của sự vật, hiện tượng, thậm chí có thể làm cho sự vật, hiện tượng thụt lùi tạm thời, có thể dẫn tới sự phát triển về

mặt này và thoái hóa ở mặt khác Đó đều là những biểu hiện của tính phong

phú, đa

dạng của các quá trình phát triển 1.2.3 Ý nghĩa phương pháp luận

Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới Theo nguyên lý này, trong mọi nhận thức và

thực tiễn cần phải có quan điểm phát triển Theo V.I.Lênin, " Lôgích biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triỀn, trong “sự tự vận động" , trong sự biến đổi của nó" Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng

bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lập với sự phát triển

Theo quan điểm phát triển, để nhận thức và giải quyết bất cứ vấn đề gì trong thực tiễn, một mặt, cần phải đặt sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên của nó; mặt khác, con đường của sự phát triển lại là một quá trình biện chứng, bao hàm tính thuận nghịch, đây mâu thuẫn, vì vậy, đòi hòi phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển của nó, tức là cần phải có quan điểm lịch sử - cụ thê trong nhận thức và giải quyết các vẫn đề của thực tiễn, phù hợp với tính chất phong phú, đa dạng, phức tạp của nó

Như vậy, với tư cách là khoa học về mối liên hệ phố biến và sự phát triển, phép

biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin giữ một vai trò đặc biệt

Trang 11

quan trọng trong nhận thức và thực tiễn Khăng định vai trò đó của phép biện chứng duy vật, Ph.Ăngghen viết: " Phép biện chứng là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng!' V.I.Lênin cũng cho rằng: "Phép biện chứng đòi hòi nguời ta phải chú ý đến tất cả các mặt của những mỗi quan hệ trong sự phát triển cụ thể của những mối quan hệ đó"

Trang 12

CHUONG 2 VAN DUNG NGUYEN LY VE MOI LIEN HE

PHO BIEN VA NGUYEN LY VE SU PHAT TRIEN VAO

HOAT DONG GIAO DUC NHAN CACH HOC SINH

Những quan điểm trên của triết học Mác-Lênin có ý nghĩa phương pháp luận trong việc giáo dục và hình thành nhân cách của học sinh Phần này sẽ trình

bày về những vận dụng của nguyên lý về mối liên hệ phố biến và nguyên lý về

sự phát triển vào hoạt động giáo dục nhân cách học sinh

2.1 Hoạt động hình thành và phát triển nhân cách học sinh

Một trong những nhiệm vụ chính của giáo viên phô thông là hình thành và phát

triển nhân cách của học sinh, khi thực hiện nhiệm vụ này giáo viên cần lưu ý

các điểm sau đây:

Quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh là quá trình phát triển

tất yêu và lâu dài của học sinh, không có giáo viên thì học sinh cũng vẫn hình

thành nhân cách, nhân sinh quan tuy vậy giáo viên đóng vai trò là người điều

chỉnh và chỉ đạo sự phát triển đó theo đúng hướng và phù hợp nhất với học

sinh, giáo viên phải hiểu rõ vật chất có trước ý thức có sau, muốn có sự thay

đổi trong ý thức của học sinh phải trải qua một quá trình tác động của vật chất, quá trình này không diễn ra trong ngày một ngày hai, duy ý chí mà là một quá trình kéo dài phức tạp và mang những đặc điểm của quá trình phát triển vật chất theo quan điểm của triết học Mác Lênin

Động lực của sự phát triển là mâu thuẫn, nhân cách của học sinh cũng sẽ được hình thành và phát triển thông qua các tình huống va chạm trong cuộc sống, giáo viên cần chấp nhận thậm chí là tạo điều kiện cho học sinh có những tình huống ứng xử, tranh cãi, thậm chí là mâu thuẫn để nhân cách được phát triển toàn diện, qua các tình huống đó các phẩm chất của cá thể sẽ được hình thành và phát triển một cách đa dạng day đủ Đồng thời những khiếm khuyết của cá nhân cũng sẽ bộc lộ và chỉnh sửa trong các tình huống này, bảo bọc né tránh những va chạm như thế, nhân cách của học sinh sẽ chỉ phát triển theo một

Trang 13

hướng thiếu kinh nghiệm ứng xử, thiếu phát triển toàn diện hoặc phát triển

chậm chạp

Tuy nhiên, giáo viên phải tích cực phân tích hướng dẫn học sinh xử lý các tình huống trên chứ không nên để học sinh tự giải quyết, vì có thể dẫn đến các hành vi tinh cách lệch lạc cực đoan, các hoạt động tranh luận hùng biện, hoạt động nhóm thi đâu cạnh tranh là những hoạt động hiệu quả để hình thành đây đủ nhân cách của học sinh, tại địa bàn thành phố Biên Hòa, hoạt động tranh biện ở lứa tuôi học sinh đang được thúc đấy, điển hình câu lạc bộ tranh biện liên trường ISDC, vào ngày 21/06/2020, học sinh thuộc ISDC tham gia vòng tuyên chọn thứ 2 của chương trình “Trường teen”, đội trường THPT' Chuyên Lương

Thế Vinh đã xuất sắc vào Top 2 đội thi tại miền nam và giành lấy 1 vi trí ghi

hình tại chương trình Trường Teen 2020

Hình ï Học sinh câu lạc bộ ISDC' đang táp luyện tranh biện

Trang 14

MS TRANH BIEN HOC SINH THPT ĐẠI HỌC MAC@UA RIE, A SLIT a 1 jet rs GIẢI ruướno co | - L ị N -+ TRUONG TEEN 2020 ˆ i THÂM @UAN VÀ TpẢ¡ a i ! 1 - :'HỌNZ 02.02 ' ~ \ ae | _ @ “ | Re BIỆN

Hình 2 Học sinh THPT Trấn Biên và THPT chuyên Lương Thế Vinh tham

gia tranh biện tại “trường Teen”

Khuynh hướng của sự phát triển là sự phủ định và kế thừa các giá trị trước đó,

nhân cách của học sinh cũng vậy sự phát triển của nó phải được dựa trên các nên tảng giá trị đã có sẵn, tuy ở mỗi giai đoạn việc giáo dục đạo đức học sinh có những yêu cầu riêng nhưng chúng phải có tính kế thừa, việc giáo dục đạo đức cho học sinh phải xét đến quá trình giáo dục trước đó bao gồm những giá tri dao đức nào đã được hình thành, những gia tri đạo đức nào còn lệch lạc chưa đúng đắn

Ngoài ra, nhân cách phải bắt đầu hình thành từ lúc nhỏ để tạo thành nền tảng

cho việc giáo dục về, sau lứa tuổi càng lớn các yêu câu về đạo đức hành vi phẩm chất cần phải được nâng cao, tiệm cận với các chuẩn mực về đạo đức nhưng phải dựa trên nên tảng sẵn có, nói cách khác, “dạy con từ thuở còn thơ”,

nên tảng kém thì không thể phát triển tốt được

Hơn nữa, giáo viên cũng phải tạo cho học sinh có nhu câu phát triển và hoàn thiện nhân cách, bởi vì khuynh hướng phát triển là liên tục và không có giới hạn, người có khả năng tác động lớn nhất đến nhân cách của học sinh chính là bản thân của em đó, học sinh sau khi vào đời phải luôn luôn rèn luyện và

Trang 15

giữ vững tác phẩm chất đạo đức của mình đồng thời cập nhật những chuẩn mực

mới của thời đại giáo viên không thê theo học sinh suốt đời để kèm cặp và nhắc

nhở, nên cân trang bị cho học sinh phương pháp và nhu cầu phải rèn luyện nhân cách đạo đức

Theo triết học Mác-Lênin, cách thức của sự phát triển chính là sự tích lũy về

lượng sẽ dẫn đến biến đối về chất, giáo viên phải kiên nhẫn và chủ động trong

suốt quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, đừng bao giờ hy vọng tất cả sẽ tốt lên ngay lập tức, chỉ cần muốn là được, nhân cách của học

sinh phải được hình thành chậm rãi từ những điều nhỏ nhặt nhất, giáo viên cần

phải theo dõi những thay đôi của học sinh qua từng ngày từng tháng dù là nhỏ

nhất, cần nhớ khuyến khích khen ngợi đối với những tiến bộ nhỏ và điều chỉnh ngay những hành vi chưa đúng, như Bác Hồ đã nói “việc tốt dù nhỏ mấy cũng

phải làm”

Ngoài ra, chính những tình huông va chạm mâu thuẫn trong giao tiếp, cũng sẽ tích lũy cho học sinh những kinh nghiệm sống đề hình thành và phát triển nhân cách của mình, một ngày nào đó, chính sự tích lũy về lượng này sẽ dẫn đến sự

biến đổi vẻ chất, để lượng biến đổi thành chất thì chính giáo viên phải là người

chủ động tạo ra các điểm nút Nếu để quá trình biến đổi từ diễn ra thì rất có thé “chất” đó sẽ khác với những gì chúng ta mong muốn, điểm nút mà giáo viên tạo ra, những cú hích cân thiết có thể là một lời khen, một nhiệm vụ được giao

với sự tin tưởng Một vài câu nói dặn dò ân cần hoặc thậm chí có thể là một

đoạn trừng phạt theo kiểu “thương cho roi cho vọt”, điều quan trọng là sau những cú hích đó, giáo viên phải tiếp tục theo dõi sự biến đổi chất diễn ra như

thế nào và điều chỉnh kịp thời

2.2 Đối với học sinh đặc biệt

Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, chắc chắn

Giáo viên sẽ gặp những học sinh “đặc biệt”, chưa ngoan, được gọi là học sinh

Trang 16

cá biệt Vậy thì, đối với những trường hợp như vậy, giáo viên cũng cần nhớ những điểm sau đây:

Như đã nói ở trên, quá trình phát triển nhân cách là quá trình tất yếu của bất kỳ

các thế nào Học sinh hư, chưa ngoan là do quá trình này thiếu sự định hướng hoặc do nhận thức chưa đây đủ Tất cả những học sinh này đều có thể được giáo dục lại để phát triển theo đúng hướng và tốt đẹp hơn Tuy nhiên, hình thức và phương pháp giáo dục phải có sự khác biệt với các đôi tượng học sinh khác

và đòi hỏi quá trình lâu dài, tốn nhiều công sức hơn

Cần nhớ, vật chất có trước, ý thức có sau, những khiếm khuyết trong nhân cách, suy nghĩ của học sinh không phải tự nhiên hình thành mà phải là kết quả tác động của một quá trình, một tác nhân nào đó Do vậy, trước hết, giáo viên phải tìm hiểu nguyên nhân của sự chưa ngoan, cá biệt Theo triết học Mác-Lênin, khi xem xét sự vật hiện tượng phải sếp nó trong mối quan hệ với những yếu tô

khác Vì vậy, nguyên nhân không bao giờ chỉ đơn giản đến từ học sinh mà chắc

chắn có những yếu tô ngoại cảnh khác như gia đình, bạn bè, xã hội thậm chí là

thây cô

Ban chat thê hiện ra ngồi thơng qua hiện tượng, nhưng hiện tượng không phải

là bản chất Giáo viên tuyệt đối không được chụp mũ quy kết mọi tội lỗi cho

học sinh, nặng hơn là kết luận học sinh không phải là người tốt chỉ qua một vài

hành vi hoặc biểu hiện kém Cần theo dõi trong suốt thời gian dài trước khi kết

luận và nhất thiết phải tìm ra được nguyên nhân Nếu không tìm ra được những nguyên nhân thực sự của “căn bệnh”, việc “chữa bệnh” - giáo dục lại - sẽ không thé dat duoc kết qua nhu y muốn

Kế đến, giáo viên phải chủ động tạo ra những động lực, cách thức để học sinh hình thành và phát triển lại nhân cách Giáo viên cần tạo ra những mâu thuẫn về trách nhiệm đối với gia đình, bạn bè, thầy cô để học sinh suy nghĩ lại những hành vi của mình từ đó tạo ra động lực kích thích học sinh có những điều chỉnh đê phát triên Các tác động của giáo viên đên học sinh không nên ôn ào ạt,

Trang 17

giáo điều mà cần chậm rãi từ từ ghi nhận sự tiễn bộ qua từng ngày dù là nhỏ nhặt nhất, những động viên điều chỉnh kịp thời đúng lúc của giáo viên sẽ hiệu

quả hơn hàng trăm hàng ngàn bài giảng về đạo đức, quá trình này chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn hơn các học sinh khác Tuy nhiên, giáo viên cần kiên

trì và không từ bỏ bởi vì lượng cứ tích lũy dần dần thì dù chậm cũng sẽ có lúc

chất biến đôi, chắc chắn những tác động hôm nay sẽ mang lại hiệu quả về sau Một ví dụ điển hình, trường phố thông liên cấp Vinschool tố chức họp phụ huynh theo hình thức 1:1, trong buốồi họp này, chỉ có một học sinh cùng với phụ huynh, thây/cô là người điều phối trung gian, học sinh trong vai trò tự nhận xét, đánh giá về bản thân mình, phụ huynh ghi nhận và góp ý Họp 1:1 nên học sinh không bị so sánh với học sinh khác, tránh cảm giác tự phụ khi được khen ngợi, động viên, tránh cảm giác tự tỉ khi bị nhắc nhở Họp 1:1 nên học sinh được báo cáo, chia sẻ thăng thắn và chi tiết với bố mẹ, thầy cơ giáo Ngồi ra, học sinh được trao quyền chủ động và chủ trì trong rất nhiều hoạt động của buôi họp Họp 1:1 nên học sinh có thê trung thực, thăng thắn trình bày những ưu - nhược điểm của mình Đây cũng là dịp học sinh được tự đánh giá toàn diện về bản thân, từ đó thấy được nguyên nhân điểm còn hạn chế đề có biện pháp khắc phục rõ ràng, hình thức họp này khắc phục được nhiều nhược điểm của hình thức họp truyền thống

Trang 18

Hình 3 Họp phụ huynh 1:1 diễn ra tại một lớp học, thuộc hệ thông trường Vinschool

Giáo viên phải luôn nhớ rằng, khi xem xét sự việc phải xét trên quan điểm phát triển, không có học sinh cá biệt, không có học sinh không thể dạy được, không

có học sinh không thể tiễn bộ chỉ có học sinh phát triển nhân cách chậm hoặc

khiếm khuyết Chính giáo viên nhận ra điều đó sẽ có những tác động phù hợp đến sự phát triển nhân cách diễn ra đúng đắn theo cách mà nó diễn ra

2.3 Phối hợp các lực lượng giáo dục khác

Việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh là một quá trình lâu dai, phức tạp và nhiều khó khan, néu chỉ có một mình giáo viên thực hiện thì hiệu quả sẽ không tốt như mong muốn Do vậy cần phải có sự phối hợp giữa giáo viên - nhà trường và các lực lượng giáo dục khác bao gồm gia đình và xã hội Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, bản chất con người là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, học sinh không chỉ có các mỗi quan hệ trong trường học như: thây-trò, bạn bè mà còn có các mối quan hệ khác như cha mẹ - con cái, công dân - cộng đồng, thậm chí thời gian học sinh ở trường học chỉ chiếm một phân trong quỹ thời gian của các em, đa số thời gian học sinh là ở trong các môi trường khác, chịu ảnh hưởng trực tiêp của các lực lượng giáo dục khác

Trang 19

như cha mẹ, anh chị, người lớn, bạn bè ngoài xã hội, cộng đồng Do vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh cũng phải là sự tống hòa kết hợp giữa các mối quan hệ xã hội, các lực lượng xã hội khác Việc giáo dục học sinh không phải là công việc của riêng giáo viên mà cả gia đình và cả xã hội cũng phải bắt tay

phối hợp cùng thực hiện

Như đã nói ở các phân trên, công việc giáo dục học sinh về đạo đức nhân cách đòi hỏi nhiều công sức của nhà giáo dục, đó là một quá trình bao gồm trong việc tạo động lực, tạo điều kiện và tác động trong một thời gian dài, đó không

thể là sản phẩm đơn thuần của một mình giáo viên mà phải là sản phẩm tổng

hợp của các lực lượng giáo dục khác, mỗi giáo viên cần lưu ý điều này để công tác giáo dục đạt được kết quả như mong muốn

Trang 20

LOI KET LUAN

Từ tính khách quan và phô biến của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện "Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các môi liên hệ và "quan hệ gián tiếp" của su vat do" - V.I.Lénin Như vậy, trong nhận

thức và thực tiễn không những cân phải tránh và khắc phục quan điểm phiến diện, siêu hình mà còn phải tránh và khắc phục quan điểm chiết trung, ngụy biện Trong khi đó, theo quan điểm phát triển, để nhận thức và giải quyết bất

cứ vẫn đề øì trong thực tiễn, một mặt, cần phải đặt sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng ởi lên của nó và phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển của nó

Quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh là quá trình phát triển tất yếu và lâu dài, động lực của sự phát triển là mâu thuẫn, nhân cách của học sinh cũng sẽ được hình thành và phát triển thông qua các tình huống va chạm,

đậc biệt là những mâu thuẫn vẻ trách nhiệm đối với gia đình, bạn bè, thầy cô

Đông thời những khiếm khuyết của cá nhân cũng sẽ bộc lộ và chỉnh sửa trong các tình huống này, hoạt động tranh luận hùng biện, hoạt động nhóm thi đấu cạnh tranh là những hoạt động hiệu quả để hình thành đây đủ nhân cách của học sinh

Công việc giáo dục học sinh về đạo đức nhân cách đòi hỏi nhiều công sức của nhà giáo dục, đó là một quá trình bao gồm trong việc tạo động lực, tạo điều kiện và tác động trong một thời gian dài, đó không thể là sản phẩm đơn thuần của một mình giáo viên mà phải là sản phẩm tông hợp của các lực lượng giáo dục khác, mỗi giáo viên cần lưu ý điều này để công tác giáo dục đạt được kết quả như mong muôn

Trang 21

TAI LIEU THAM KHAO

Bộ Giáo dục va Đào tạo (2007) Giáo trình Triết học (Dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học) Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội

Tô Lâm Viễn Khoa (2010) Vớn dụng Triết học Mác-Le6nin trong hoạt động giáo đục nhân cách học sinh, Tiểu luận Triết học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Ngày đăng: 08/01/2024, 10:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w