Tiết 81. Tức cảnhPác Bó ( HồChíMinh) A. Mục tiêu: 1/. Kiến thức : Cảm nhận được niềm thích thú thực sự của HồChíMinh trong những ngày gian khổ ở Pác Bó qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, vừa là một chiến sĩ say mê cách mạng, vừa là một khách lâm truyền ung dung sống hoà đồng với thiên nhiên. Hiểu được giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ. 2/. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm, phân tích thơ. 3/. Thái độ: - Giáo dục HS biết quý trọng, cảm phục tinh thần cách mạng trong tinh thần của Bác. B. Các hoạt động dạy học: - Kiểm tra bài cũ: đọc thuộc lòng bài thơ "Khi con tu hút" phân tích tâm trạng của người tù cách mạng khi nghe tiếng tu hú kêu ở đoạn đầu và cuối bài thơ. - Bài mới: vào bài GV HS Nội dung cần đạt ?Em biết bài thơ "Tức cảnhPác Bó" được ra đời trong hoàn cảnh như thế nào ? - Giáo viên dựa theo phần "Những điều đáng lưu ý" bổ sung thêm để học sinh hình dung được rõ hơn hoàn cảnh Bác sáng tác bài thơ - hiểu rõ nội dung tư tưởng của bài. Trình bày ý kiến cá nhân (Dựa theo I. Tiếp xúc văn bản. 1. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ (SGK tr.25). - Tháng 2 - 1941, khi Bác sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ: ở trong hang Pác Bó, ăn cháo ngô, măng rừng thay cơm, bàn làm việc là một phiến đá bên bờ suối cạnh hang (thuộc huyện Hà Quảng - Cao Bằng) - Giáo viên đọc mẫu 1 lần 1 học sinh đọc 2. Đọc - chú thích: a.Đọc: lưu ý ngắt nhịp đúng, giọng điệu thoải mái, thể hiện tâm trạng sảng khoái. b. Chú thích: ?Cảm nhận chung của Nêu ý kiến cá 3. Thể thơ: em khi đọc bài thơ này như thế nào? (thể thơ, giọng điệu thơ toát lên điều gì? nhân - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với niệm luật rất chỉnh nhưng vẫn toát lên một cái gì thật phóng khoáng, mới mẻ. Bốn câu thơ tự nhiên, bình dị, pha chút vui đùa hóm hỉnh, giọng điệu thoải mái cho thấy một cảm giác vui thích, sảng khoái. - Giáo viên giải thích: lâm - rừng tuyền - suối. "Thú lâm tuyền" - niềm thích thú trong cuộc sống chốn "non xanh nước biếc" (nơi có rừng có suối). ? Tâm tr ạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện như thế nào qua bài thơ? (Gợi ý: Nhận xét về II. Tìm hiểu bài thơ: 1. "Thú lâm tuyền" của Bác Hồ (tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó) - "Sáng ra bờ suối/tối vào hang" - Giọng điệu thoải mái, phơi phới cho thấy Bác Hồ sống thật ung dung, hoà điệu với nhịp sống mưc rừng. Nhịp 3/4 tạo 2 vế sóng đôi trong câu thơ toát lên cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp. Tiếp theo mạch cảm xúc đó, câu giọng điệu, nhịp của câu đầu? câu thứ hai khiến em hiểu điều gì?) Giáo viên giảng thêm và liên hệ tới bài "Cảnh rừng Việt Bắc" của Bác - với Bác, được sống giữa núi rừng, có suối có hang có vượn hót chim kêu, non xanh nước biếc thật là thích thú, cần gì có nấy. thứ hai "cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" có thêm nét vui đùa: lương thực thực phẩm ở đây thật đủ, dư thừa, luôn có sẵn. Câu thứ nhất nói về việc câu thứ hai nói về việc ăn, câu thứ ba nói về làm việc. Cả 3 câu đều thuật tả sinh hoạt của nhân vật trữ tình ở Pác Bó, đều toát lên cảm giác thích thú, bằng lòng. Song em hiểu sự thực cuộc sống, hoàn cảnh sinh hoạt của Bác lúc này như thế nào? Trình bày cá nhân Sự thật, hoàn cảnh sinh hoạt của Bác ở Pác Bó khi đó hết sức gian khổ. Bài thơ cũng nói đến sự thật đó (ngủ trong hang đá, ăn nhiều khi chỉ có cháo bẹ rau măng, bàn làm việc chỉ là tảng đá biến thành một sự thật khác hẳn không phải là nghèo khổ, thiếu thốn mà là giàu có, dư thừa, sang trọng. Cách nói khoa trương nhưng niềm vui thích của Bác ở đây là rất thật, không chút gượng gạo,"lên gân". - Trong "bài ca côn sơn" Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi "thú lâm tuyền". Theo em, "thú lâm tuyền" ở NT và Bác Hồ có gì giống và khác nhau? Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét 2. Cái "sang" của cuộc đời cách mạng. - Giống: Thích thú, hài lòng với cuộc sống chốn lâm tuyền. Khác: - Bác không chỉ vui vì được thoả mãn "thú lâm tuyền" mà còn có niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại sau 30 năm xa nước nay được trở về sống giữa lòng đất nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng để cứu nước, cứu dân. - Bác vui vì tin chắc rằng thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần, điều Bác phấn đấu suốt đời sắp thành hiện thực - những gian khổ trong sinh hoạt không có nghĩa lý gì thậm chí Bác còn cảm thấy sang trọng vì đó là cuộc đời cách mạng. "Thú lâm tuyền" của Bác rất khác người xưa: Người xưa muốn "Lánh đục về trong" tự an ủi bằng lối sống "an bần lạc đạo", tuy thanh cao, khí tiết, song vẫn có phần tiêu cực. Còn Bác sống hoà nhịp với thiên nhiên nhưng vẫn nguyên vẹn cốt cách của người chiến sĩ. Nhân vật trữ tình của bài thơ có dáng vẻ ẩn sĩ nhưng thực chất vẫn là chiến sĩ. Em có cảm nghĩ gì khi đọc 2 câu cuối bài thơ? Suy nghĩ nêu ý kiến cá nhân Câu thơ thứ 3 hình tượng người chiến sĩ bỗng nổi bật, được đặc tả bằng những nét khoẻ, đậm. - GV nhận xét và định hướng. Trong thơ tứ tuyệt , câu thơ thứ ba thường có vị trí nổi bật, thường là hình ảnh trung tâm của bài thơ. GV: Bác đang dịch LS Đảng cộng sản Liên xô làm tài liệu huấn luyện cán bộ, đồng thời chính là đang xoay chuyển lịch sử VN nơi "đầu nguồn" GV chốt: Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ. "Bàn đá chông chênh lịch sử Đảng" - Từ láy "chông chênh" rất tạo hình và gợi cảm. - Ba chữ "Lịch sử đảng" toàn vần trắc toát lên cái khoẻ khoắn, mạnh mẽ, gân guốc trung tâm bức tranh Pác Bó là hình tượng người chiến sĩ được khắc hoạ vừa chân thực, sinh động, vừa có tầm vóc lớn lao. Cảnh ấy, cuộc sống cách mạng ấy thật là đẹp, thật là sang. Chữ "sang" kết thúc bài thơ có thể coi là chữ "thần" đã kết tinh, toả sáng toàn bài. III. Tổng kết - ghi nhớ: (SGK - tr.30) . Dặn dò: - Học thuộc bài thơ. Học ghi nhớ. - Đọc lại bài học. - Soạn bài tiếp theo . 81. Tức cảnh Pác Bó ( Hồ Chí Minh ) A. Mục tiêu: 1/. Kiến thức : Cảm nhận được niềm thích thú thực sự của Hồ Chí Minh trong những ngày gian khổ ở Pác Bó qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của. " ;Tức cảnh Pác Bó" được ra đời trong hoàn cảnh như thế nào ? - Giáo viên dựa theo phần "Những điều đáng lưu ý" bổ sung thêm để học sinh hình dung được rõ hơn hoàn cảnh. suối). ? Tâm tr ạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện như thế nào qua bài thơ? (Gợi ý: Nhận xét về II. Tìm hiểu bài thơ: 1. "Thú lâm tuyền" của Bác Hồ (tâm trạng của Bác Hồ