ĐIÊU KHẮC THÀNH PHỐHỒCHÍMINH LẦN II-2006
Hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Mỹ thuật
Việt Nam (1957-2007) và 25 thành lập Hội Mỹ thuật TP/HCM (1981 - 2006) - Sau
các cuộc triển lãm của các chuyên ngành hội hoạ, lực lượng trẻ, nhóm tác giả
chiều ngày 25/11/2006 tại khu du lịch Văn Thánh, triển lãm điêukhắc hết sức quy
mô dưới sự bảo trợ của Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Mỹ thuật TP/HCM, Khu du
lịch Văn Thánh, các doanh nghiệp, cá nhân có liên quan đến ngành điêukhắc đã
long trọng khai mạc .
So với cuộc triển lãm lần đầu tại Bảo tàng Mỹ thuật TP/HCM vào năm 2001, cuộc
triển lãm lần II này hướng đến một không gian điêukhắc mở phục vụ trực tiếp
công chúng, chứ không bó hẹp trong những gian phòng chật hẹp, trưng bày thuần
tuý chuyên môn theo lối cũ. Cuộc triển lãm cũng không chỉ giới hạn trong những
tác giả ở chuyên ngành điêu khắc, mà còn mở rộng ra mời cả những người đã từng
làm tượng và không loại trừ lực lượng sinh viên vừa rời ghế nhà trường. Ngôn ngữ
điêu khắc trong các tác phẩm trưng bày lần này dù có được diễn đạt bằng hình thức
hiện thực, lập thể, trừu tượng phủ đầy màu sắc chân phương hay nhuộm kín chất
hàn lâm- cũng đều hướng đến sự năng động của một thànhphố công nghiệp phát
triển và sục sôi sức trẻ. Ngoài mảng đề tài chiến đấu vẫn còn in đậm trên các sáng
tác của một đất nước vừa trải qua khói lửa chiến tranh, các tác giả hiện nay hầu hết
đều hướng đến những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày mà cư dân đô thị
đã và đang phải trải qua với nhịp sống công nghiệp hóa và nền kinh tế thị trường.
Cuộc trưng bày lần II với 110 tác phẩm độc đáo về nội dung, bề thế về kích cỡ
(nhiều tác phẩm đã đạt độ cao đến 2m, 3m) thể hiện qua các chất liệu bền vững
như đá, sắt, nhôm, gỗ, inox, gốm sành đã cho thấy được sự phấn khích của 76
nhà điêukhắc tham dự. Rõ ràng với tiêu chí không mang tính phong trào và
khuyến khích sáng tạo trên nhiều chủ đề, triển lãm đã là một sự phô diễn tất cả
những gì mà mỗi tác giả có thể có được. Việc đưa điêukhắc vào không gian lần
này cũng tạo bước tiếp xúc với công chúng không bị gò bó và ngược lại qua thẩm
định từ phía công chúng tác giả sẽ tự cảm nhận mình để định hướng tồn tại trong
sáng tác.
Một vòng quanh khu vực đặt tượng trong khuôn viên khu du lịch - người ta dễ
dàng nhận thấy từ những tác phẩm lớn mang tính chất trang trí công viên cho đến
những tượng sa lon đặt trong nhà tròn trưng bày trên bục là một sự tập hợp hết sức
phong phú về nội dung cũng như đa dạng về thành phần phong cách . Cái ghế của
Phan Phương mang đến cho người xem một nghĩ suy so sánh hết sức thú vị về
cuộc sống - Cái ghế vốn được làm từ một tảng đá vô tri, dưới bàn tay tài hoa của
tác giả bỗng trở nên mềm mại như hình ảnh một thân thể phì nộn thực sự và có hồn
trong con mắt người xem, đến nỗi không ai khi nhìn thấy nó mà không nở một nụ
cười ý nhị. Môi trường đen của Trần Tuấn Nghĩa cũng có cùng một hướng nghĩ
suy về xã hội khi tạo hình một cẳng chân nhuốm toàn màu đen đang cố gắng nhắc
lên khỏi khoảng đất dơ bẩn và cho dù đã cố nhắc lên gần hết bàn chân nhưng rồi
cũng bị một bàn tay đen kiên quyết túm lấy đưa trở xuống để bắt buộc cùng ngồi
“chung một xuồng”. Hệ điều hành của Bùi Hải Sơn là tiếng kêu cứu của con người
giữa nhịp sống khẩn trương nhưng lại bị thủ tục quan liêu giấy tờ rườm rà bao vây
mất nhiều thời gian vô ích. Hình ảnh một chú rùa nổi lên ở giữa ô sắt hình chữ nhật
với dáng vẻ lúng túng mà chung quanh chú là những thanh sắt đủ dạng gấp khúc,
cong queo tượng trưng cho vô vàn ngõ đi rắc rối. Trong khi đó đường vào - lối ra
là những thanh sắt đơn giản thẳng ngay thì lại cách xa và không biết đến khi nào
rùa hành chính nhà ta mới bò thoát khỏi mê trận được.
Trong khi đó những tác phẩm hoàn toàn mang tính cách trang trí công viên như
Mật của Trần Hữu Thời thì tạo hình tượng những con ong đang góp nhặt những
tinh hoa hút được về để tổng hợp thành giọt mật khổng lồ. Những đôi cánh mỏng
manh gắn trên lưng các chú ong siêng năng đang làm việc trong nhiều tư thế khác
nhau khiến tác phẩm đạt được cả mức duyên dáng, sinh động và ngay tức khắc đã
trở thành giáo cụ trực quan sinh động cho nhiều khán giả nhí tò mò nhìn ngắm. Thì
thầm của Nguyễn Hồng Dương lại cho thấy hình ảnh hai chú cá heo đang nép đầu
vào nhau được chọn lọc từ hai khối đá có màu trắng- xanh, hiện ra trên đầu ngọn
sóng dập dìu tạo dáng mảnh mai thanh thoát. Sự cân bằng của Trần Thanh Nam thì
từ những chất liệu kim loại, gốm, sành tạo những hình vuông tròn lồng chéo vào
nhau để cuối cùng vào tới trung tâm là thân thể một người phụ nữ ở giữa được bao
quanh bằng những dấu mũi tên, cộng, trừ mang biểu hiện giới tính. Toàn bộ hình
tượng mang một ẩn ý triết lý nhằm hướng tới một nghĩ suy : phụ nữ chính là trung
tâm của tất cả mọi vấn đề.
Ngoài ra ở những tác phẩm còn lại từ Sao biển của Nguyễn Hữu Viễn với cách đi
nét tạo hình con sao trên những thanh sắt màu, Mưa của Trần Việt Hưng chủ động
tạo sắc lấp lánh trên những sợi kim loại cho hình giọt nước, Đàn ông & Đàn bà của
Nguyễn Thân với hai mảng gỗ lớn có dáng đứng của người nam và nữ đấu lưng
vào nhau, Điểm tựa của Ngô Liêm được tạo hình với đầu của một đứa bé công
kênh trên đầu một người đàn bà dáng như nép vào nhau, Vòng nối của Lý Châu
Hoàn với những vòng tròn lớn nhỏ xuyên qua nhau mang theo cả những hình khối
đan kín, Vô tính của Diệp Trần Tuyết Sơn với những khối xếp rải rác mà từ chất
liệu cấu tạo đến màu sắc trang điểm y hệt nhau cũng đã thành công khi gây được
ấn tượng trong lòng công chúng.
Nhìn chung đây là cuộc trưng bày tương đối qui mô và dù chưa tập hợp được hết
lực lượng chuyên ngành - cũng đã gây được ấn tượng tốt trong lòng người xem,
qua số lượng tác phẩm hầu hết đều đạt chất lượng, đáp ứng được không gian trưng
bày gói gọn trong 1/4 diện tích khu du lịch Văn Thánh rộng 4 mẫu. Mặt khác, nếu
xem đây là một cuộc chơi để biểu diễn năng lực của anh em trong ngành và là sự
trình bày tính đa phong cách trong điêukhắc của nhiều thành phần sáng tác- thì
cũng có thể khẳng định triển lãm đã thành công tuyệt đối. Điều đặc biệt nhất là để
tham gia cuộc chơi này, nhiều anh chị em phải xoay sở kinh phí để hoàn thành tác
phẩm giới thiệu trước công chúng và với họ tất cả mọi thẩm định đều chỉ mới bắt
đầu.
Phát biểu trong cuộc triển lãm nhà điêukhắc Phan Gia Hương - Phó Chủ tịch Hội
Mỹ thuật Việt Nam cho biết :
“Tôi có hai điều muốn nói: Thứ nhất đây là một cuộc chơi dài hơi của những người
đeo đuổi sự nghiệp sinh tử với điêu khắc. Trong cuộc chơi này - tất nhiên không
phải lúc nào cũng hoàn mỹ bởi có cái được và cái không được - nhưng nhờ cuộc
chơi này, tác giả sẽ biết mình đang đứng ở đâu so với mặt bằng chung tác giả trong
nước và thế giới. Có điều qua tác phẩm thể hiện chúng ta thấy được có tác giả
không hiểu điều đó. Nhưng đã vào cuộc chơi thì phải phải chấp nhận, thời gian sẽ
trả lời cho câu hỏi anh có chỗ đứng hay không ?
Thứ hai là khi xã hội mở cửa có một điều cần lưu ý (nhưng
không phải ai cũng hiểu được điều này) chúng ta ta hội nhập chứ không hoà tan và
chỉ như vậy thì chúng ta mới có chỗ của mình, mới tồn tại “.
. ĐIÊU KHẮC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LẦN II-2006 Hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Mỹ thuật Việt Nam (1957-2007) và 25 thành lập Hội Mỹ thuật TP/HCM. ngành điêu khắc, mà còn mở rộng ra mời cả những người đã từng làm tượng và không loại trừ lực lượng sinh viên vừa rời ghế nhà trường. Ngôn ngữ điêu khắc trong các tác phẩm trưng bày lần này. long trọng khai mạc . So với cuộc triển lãm lần đầu tại Bảo tàng Mỹ thuật TP/HCM vào năm 2001, cuộc triển lãm lần II này hướng đến một không gian điêu khắc mở phục vụ trực tiếp công chúng, chứ