Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
111,5 KB
Nội dung
TỈNH HỘI CTĐ THÁI NGUYÊN HUYỆN HỘI VÕ NHAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Võ Nhai, ngày tháng 9 năm 2011 BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC HỘI VÀ PHONG TRÀO CHỮ THẬP ĐỎ NHIỆM KỲ 2005-2011, PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NHIỆM KỲ 2011-2016 TẠI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CHỮ THẬP ĐỎ HUYỆN VÕ NHAI LẦN THỨ IV, NHIỆM KỲ 2011-2016 Đại hội đại biểu Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Võ Nhai lần thứ IV nhiệm kỳ 2011-2016 được tổ chức trong khi toàn Đảng, toàn dân ta nói chung và nhân dân các dân tộc huyện Võ Nhai nói riêng đang ra sức thi đua trên mọi lĩnh vực để lấy thành tích chào mừng thành công cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016; Kỷ niệm 121 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (1890-2011) và kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Trung đội cứu quốc quân 2 (15/9/1941-15/9/2011). Trong nhiệm kỳ vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện, sự phối kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể, sự ủng hộ của nhân dân các dân tộc trong huyện, đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thái Nguyên, phong trào nhân đạo, từ thiện huyện Võ Nhai đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi, tạo ra bước chuyển biến mới và tạo đà cho công tác CTĐ trong nhiệm kỳ tới. Đại hội lần này sẽ đánh giá những công việc đã làm được, những việc chưa làm được và những nguyên nhân, những bài học kinh nghiệm trong nhiệm kỳ, đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2011-2016. PHẦN THỨ NHẤT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG Huyện Võ Nhai là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh Thái Nguyên, có diện tích tự nhiên trên 84 nghìn ha, đơn vị hành chính có 15 xã, thị trấn. Có trên 6 vạn dân gồm 8 dân tộc sinh sống, trình độ dân trí giữa các vùng, miền chênh lệch khá cao, giao thông đi lại khó khăn, nhất là 6 xã phía Bắc. Giao lưu văn hoá – xã hội và các mặt khác còn nhiều hạn chế, cơ cấu kinh tế chủ yếu là sản xuất nông- lâm nghiệp. Các xã phía Bắc, phía Nam của huyện mùa mưa bão thường xảy ra lũ, lụt 1 Dự thảo và sạt lở đất, do đó ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất và đời sống của nhân dân. Các đối tượng cần được chăm sóc, giúp đỡ, như: Người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người nghèo, người tàn tật, thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, đối tượng nạn nhân nhiễm chất độc da cam và các tai nạn rủi ro khác do thiên tai, hoả hoạn… còn nhiều. Từ những đặc điểm trên đặt ra cho Hội nhiều vấn đề cần quan tâm, giải quyết. 1. Thuận lợi: - Công tác CTĐ Huyện Võ Nhai luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thái Nguyên, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ- HĐND-UBND huyện, sự ủng hộ của cấp uỷ, chính quyền cơ sở. Sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan, ban ngành đoàn thể trong huyện. Các hoạt động nhân đạo từng bước được xã hội hoá, vận động được nhiều cơ quan, tổ chức cá nhân, nhà hảo tâm tham gia. - Hội thông qua các hoạt động đã thể hiện vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình. Các hoạt động có tính chất truyền thống như: Cứu trợ xã hội, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, phong trào TTN-CTĐ ở nhà trường và các hoạt động khác. Hội đã từng bước tập hợp các tầng lớp nhân dân phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc “Lá lành đùm lá rách” “Thương người như thể thương thân” và đã từng bước thực hiện khẩu hiệu: “Người người làm việc thiện, Nhà nhà làm việc thiện, Ngành ngành làm việc thiện” mà Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khởi xướng. - Các cấp Hội từ huyện tới cơ sở luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế- xã hội mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 19 đã đề ra. - Có đội ngũ cán bộ Hội nhiệt tình, năng động, tích cực tham mưu với cấp uỷ, chính quyền về công tác của Hội. Công tác xây dựng quỹ và cứu trợ xã hội được đông đảo cán bộ CNVC và các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ, các mô hình trợ giúp đối tượng dễ bị tổn thương được nhiều người tham gia. - Tổ chức Hội CTĐ trong trường học được duy trì và hoạt động tốt. Hoạt động Chữ thập đỏ đã đến được với người dân ở các xã vùng sâu, vùng xa bằng những chương trình cụ thể, thiết thực. Một số cơ chế, chính sách của TW và tỉnh đã tạo điều kiện cho Hội hoạt động như: Tăng cường cán bộ, giải quyết chế độ phụ cấp cho cán bộ cơ sở, đầu tư cơ sở vật chất cho Hội hoạt động. 2. Khó khăn: 2 - Là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh, nền kinh tế chủ yếu là dựa vào nông, lâm nghiệp, trình độ dân trí không đồng đều, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, hiện nay trong toàn huyện , tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí mới) còn chiếm tới 43,2%. - Phụ cấp cho cán bộ hội cấp xã, thị trấn còn thấp ( Tuy đã tăng từ 0,5 lên 0.9 năm 2011), nên chưa động viên được cán bộ hội cơ sở. - Phong trào Chữ thập đỏ trong toàn huyện phát triển không đồng đều nhất là vùng sâu, vùng xa, đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ hội viên và nhân dân còn nhiều khó khăn. PHẦN THỨ HAI NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG NHIỆM KỲ 2005-2011 I. CÔNG TÁC XÂY DỰNG TỔ CHỨC HỘI. Hội CTĐ huyện hàng năm theo dõi đánh giá, phân loại chất lượng hoạt động của cơ sở. Phối hợp với cấp uỷ, Chính quyền cơ sở củng cố và kiện toàn tổ chức Hội, chỉ đạo phát triển các Chi hội ở xóm, bản , kết nạp lực lượng hội viên mới. Phối hợp với Phòng giáo dục, Đoàn thanh niên đẩy mạnh các hoạt động CTĐ trong trường học. Thực hiện Công văn số 32-CV/HU ngày 25/10/2010 của Huyện uỷ Võ Nhai về việc Chỉ đạo Đại hội Hội CTĐ các cấp. Ban thường trực Huyện hội đã phối hợp với Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn chỉ đạo, tổ chức thành công Đại hội Hội CTĐ cơ sở, theo đúng điều lệ Hội CTĐ Việt Nam và tinh thần chỉ đạo của Hội CTĐ tỉnh Thái Nguyên. Tại Đại hội nhiệm kỳ 2011-2016 có 8/21 đồng chí Chủ tịch Hội CTĐ cơ sở được thay thế do không đủ điều kiện hoặc chuyển công tác khác. Đến hết nhiệm kỳ toàn huyện có 21 Hội cơ sở xã, thị trấn, cơ quan, trường học. Có 99 chi hội ( trong đó có: 69 chi hội trường học; 28 chi hội xóm, bản; 02 chi hội trạm y tế); Có 3.165 hội viên; Thanh niên CTĐ là 1.840; có 10 đội Thanh niên CTĐ xung kích; Tổng số đội viên Thiếu niên CTĐ là 5.342; Có 02 chốt sơ cấp cứu với 6 tình nguyên viên; 01 đội xe ôm an toàn CTĐ với 7 tình nguyện viên; 03 đội cứu hộ cứu nạn với 30 tình nguyện viên; II. CÔNG TÁC XÃ HỘI 3 Trong nhiệm kỳ qua Ban chấp hành Huyện Hội đã bám sát sự chỉ đạo của Hội CTĐ tỉnh Thái Nguyên để chỉ đạo Hội cơ sở, lấy nhiệm vụ trọng tâm là công tác cứu trợ xã hội, tổ chức nhiều hoạt động tại cơ sở, tập trung chỉ đạo cơ sở tổ chức tốt các phong trào như: Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”; Phong trào “ mỗi tập thể, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”; phong trào “làm nhà nhân đạo”; “ phong trào “nuôi lợn nhựa tiết kiệm”, “thùng gạo tiết kiệm” trong 5 năm qua toàn huyện đã hỗ trợ cho 5.495 đối tượng với số tiền là: 1.937.495 triệu đồng . Kết quả cụ thể là: 1. Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”: Đây là phong trào trọng tâm của Hội được tổ chức triển khai và phát động thường xuyên hàng năm vào dịp tết Nguyên đán, với tinh thần “ làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt đau thương cho cộng đồng”. Trong nhiệm kỳ qua các cấp Hội đã thực hiện hiệu quả phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”. Đã hỗ trợ cho 4.755 đối tượng. Trong đó có 3.464 đối tượng là hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, 1.291 đối tượng là nạn nhân nhiễm chất độc da cam Với tổng giá trị là: 601.207 triệu đồng 2. Phong trào “ Làm nhà nhân đạo” Phối hợp với Phòng Lao động thương binh xã hội xây dựng: 7 nhà tình nghĩa cho các đối tượng thương binh, gia đình liệt sỹ; Phối hợp với Mặt trận tổ quốc làm nhà mới, sửa nhà theo chương trình nhà “Đại đoàn kết”, xoá nhà dột nát cho 23 hộ nghèo, Hội Cựu TNXP huyện làm 5 nhà cho các hội viên cựu TNXP nghèo; làm nhà nhân đạo cho 4 đối tượng nghèo do Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hỗ trợ mỗi đối tượng 10 triệu đồng/ nhà và 3 đối tượng nghèo do Công ty RASS Hoàng Kiều tài trợ mỗi đối tượng 10 triệu đồng/ nhà. Tổng trị giá phong trào “ Làm nhà nhân đạo”: 453.195 triệu đồng 3. Công tác bảo trợ nạn nhân chất độc da cam Trong toàn huyện hiện nay có 299 đối tượng da cam, hàng năm Huyện Hội Võ Nhai đều triển khai cuộc vận động toàn dân quyên góp ủng hộ quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam huyện. Hội đã tập trung vào các hoạt động trọng tâm sau: Hỗ trợ làm nhà, sửa nhà, vay vốn sản xuất cho đối tượng da cam nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, đưa đối tượng đi khám bệnh và phục hồi chức năng tại TT chỉnh hình Bắc thái; Thăm hỏi khi ốm đau, tặng quà nhân các dịp lễ, tết… 4 Trong nhiệm kỳ qua đã hỗ trợ cho 62 đối tượng vay vốn để sản xuất (trị giá 140.063.000đ) nhiều đối tượng đã sử dụng nguồn vốn vay để phát triển kinh tế có hiệu quả vươn lên thoát nghèo. Hỗ trợ cho đối tượng làm nhà mới, sửa nhà cho 39 đối tượng (Trị giá 156.000.000đ). Khám bệnh cấp thuốc miễn phí cho 530 đối tượng (trị giá 35.320.000đ) thăm hỏi và tặng quà nhân dịp tết nguyên đán và ngày kỷ niệm ngày vì nạn nhân da cam 10/8 cho 1.311 đối tượng (trị giá 127.175.000đ). Hỗ trợ 10 đối tượng da cam ốm đau, điều trị bệnh dài ngày với (trị giá 5.100.000đ) Tổng trị giá công tác bảo trợ nạn nhân chất độc da cam là: 463.658.000đ Đánh giá: Trong 5 năm qua các hoạt động cứu trợ xã hội đã trở thành phong trào thường xuyên , các hoạt động đó đã được nhân dân các dân tộc trong toàn huyện đồng tình ủng hộ, đặc biệt là phong trào làm nhà nhân đạo cho hộ nghèo và đối tượng nạn nhân chất độc da cam… III. CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân là hoạt động truyền thống của Hội CTĐ Việt Nam, với phương châm Hội CTĐ là cánh tay dài của ngành y tế nên các cấp Hội đã phối hợp với ngành y tế đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh trong nhân dân. Cán bộ, hội viên CTĐ phối hợp với cán bộ y tế tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân cách phòng chống dịch bệnh kịp thời, hiệu quả. Ban chấp hành Huyện Hội phân công đồng chí Phó chủ tịch Hội CTĐ - Phó giám đốc TTYT phụ trách công tác này và lấy các hội viên CTĐ thuộc Chi hội CTĐ Trung tâm Y tế huyện làm nòng cốt. Trong 5 năm qua Hội CTĐ huyện Võ Nhai đã tập trung vào những hoạt động trọng tâm như: Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, sơ cấp cứu, Hiến máu tình nguyện, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, phòng chống HIV/AIDS và các bệnh dịch, thành lập Đội xe ôm an toàn CTĐ, chốt sơ cấp cứu…kết quả đạt được ở các cấp Hội như sau: - Tuyên truyền vệ sinh, phòng bệnh, phòng dịch, phòng chống HIV/AIDS, hiến máu nhân đạo được 536 buổi với 37.246 người tham gia. - Khám bệnh miễn phí: cho 25.488 đối tượng Tổng trị giá công tác chăm sóc sức khoẻ: 488.979 triệu đồng. IV. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, HUẤN LUYỆN 5 - Chỉ đạo cơ sở và phối hợp với các cơ quan, ban ngành đoàn thể của huyện tổ chức tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và điều lệ Hội CTĐ Việt Nam, tôn chỉ mục đích của Hội, tới cán bộ, hội viên và các tầng lớp nhân dân trong huyện. Kết quả công tác tuyên truyền, huấn luyện trong nhiệm kỳ 2005-2011 đã đạt được: - Mở 5 lớp tập huấn nghiệp vụ CTĐ, kỹ năng sơ cấp cứu với 250 người tham gia. - Cử 40 cán bộ hội cơ sở đi tập huấn nghiệp vụ tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên. - Phối hợp với Huyện Đoàn- Liên đoàn lao động huyện tổ chức tuyên truyền phong trào hiến máu nhân đạo, vận động cán bộ, công nhân viên chức và lực lượng thanh niên tình nguyện tham gia hiến máu tình nguyện. Trong 5 năm đã tổ chức được 5 đợt thu gom máu có 350 người đăng ký hiến máu, kết quả thu được 261 đơn vị máu, trị giá: 107.010.000đ - Thực hiện lời kêu gọi của TW Hội CTĐ Việt Nam về việc ủng hộ nhân dân Cuba, đồng bào miền Trung bị lũ lụt, ủng hộ nhân dân Nhật Bản khắc phục hậu quả lũ lụt và sóng thần. Huyện Hội đã xây dựng kế hoạch cụ thể tổ chức tuyên truyền và phát động tới đông đảo cán bộ, công nhân viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang, các nhà hảo tâm và nhân dân trên địa bàn huyện ủng hộ được: 333.514.000đ - Phối hợp với Đài TT-TH huyện làm chuyên mục “địa chỉ nhân đạo” mỗi tháng một lần nhằm kêu gọi sự giúp đỡ của các cơ quan, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài huyện để giúp đỡ các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tổng trị giá công tác tuyên truyền, huấn luyện đạt: 783 triệu đồng V. CÔNG TÁC THANH THIẾU NIÊN CHỮ THẬP ĐỎ Công tác Thanh thiếu niên Chữ thập đỏ hoạt động chủ yếu ở nhà trường, đã góp phần giáo dục truyền thống nhân ái của dân tộc và hoàn thiện nhân cách cho các em, góp phần hoàn thành nhiệm vụ của nhà trường. Căn cứ vào nội dung yêu cầu hoạt động công tác TTN-CTĐ hàng năm của tỉnh vào đầu năm học mới 3 ngành: Huyện Hội Chữ thập đỏ- Huyện Đoàn- Phòng Giáo dục và đào tạo huyện đều tổ chức họp bàn và xây dựng kế hoạch hoạt động công tác Thanh thiếu niên Chữ thập đỏ cho năm học. Trong đó tập trung vào công tác phát triển tổ chức Hội 6 trong trường học, tổ chức các hoạt động gây quỹ và hỗ trợ các đối tượng là học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó. Trong nhiệm kỳ 2005-2011 toàn huyện đã phát triển được tổ chức Hội trong khối nhà trường như sau: - Trường THPT: có 3/3 trường có tổ chức Hội - Trường THCS: có 21/23 trường có tổ chức Hội - Trường TH: có 19/22 trường có tổ chức Hội - Mầm non: có 17/18 trường có tổ chức Hội - Tổng số thanh niên chữ thập đỏ: 1.840 - Tổng số thiếu niên Chữ thập đỏ : 5.342 Đầu năm học mới các chi hội CTĐ trường học đều điều tra nắm chắc các đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn để xây dựng kế hoạch chia sẻ, giúp đỡ, thông qua quỹ nhân đạo và các phòng trào của nhà trường như: “Quyên góp quần áo”; ‘Quyên góp sách vở, đồ dùng học tập”; “Thùng gạo tiết kiệm”; “Nuôi lợn nhựa tiết kiệm”. Hội CTĐ trường THPT Hoàng Quốc Việt và THPT Trần Phú vận động cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường quyên góp và chia sẻ bằng hình thức tổ chức văn nghệ quyên góp tiền và phong trào “ Đồng hành cùng bạn đến trường” vận động cán bộ, giáo viên, học sinh quyên góp và tổ chức bữa ăn trưa cho các em học sinh nghèo,có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hầu hết các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được động viên, chia sẻ giúp đỡ nên hiện tượng học sinh nghèo phải bỏ học ít xảy ra. Nhiều học sinh đã nỗ lực vượt khó vươn lên thành tấm gương về “ Học sinh nghèo vượt khó”… Kết quả: Tổ chức Hội chữ thập đỏ, y tế học đường, Đoàn, Đội của các nhà trường thường xuyên phối hợp tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ cho học sinh. Đã có 3.680 giáo viên, học sinh được khám sức khoẻ định kỳ; 360 lượt người được sơ cấp cứu. Tổ chức 165 buổi tuyên truyền vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh cho trên 9853 lượt người nghe. Tổ chức phát động trồng cây xanh, thu gom rác thải. 90% các chi hội trường học đều có tủ thuốc sơ cấp cứu. Thông qua các hội thi tìm hiểu, mít tinh kỷ niệm, chào cờ đầu tuần, giáo viên, học sinh các nhà trường được tuyên truyền về tổ chức Hội Chữ thập đỏ, tôn chỉ, 7 mục đích tổ chức Hội, các nguyên tắc hoạt động của phong trào CTĐ-TLLĐ quốc tế , những tấm gương điển hình về hoạt động nhân đạo, từ thiện. Trong nhiệm kỳ qua đã có : 33 tập thể, 11cá nhân được khen thưởng về công tác TTN-CTĐ. Việc xét thi đua được phối hợp thực hiện tốt giữa 3 ngành: Hội Chữ thập đỏ- Đoàn thanh niên- phòng GD-ĐT. Công tác Thanh thiếu niên Chữ thập đỏ là một nội dung hoạt động rất phong phú, đa dạng, được duy trì tốt từ nhiều năm. Trên cơ sở sự phối hợp liên tịch giữa 3 ngành Chữ thập đỏ- Đoàn thanh niên- ngành Giáo dục, nên hệ thống tổ chức và phong trào luôn được duy trì và phát triển. 6. Công tác xây dựng nguồn lực: Trong nhiệm kỳ qua các cấp hội đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác xây dựng quỹ hội. Đến nay 100% các cấp hội đều có quỹ hội. Từ khi có Luật hoạt động Chữ thập đỏ ra đời và đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 2009, một số chi hội, hội cơ sở đã triển khai thu hội phí. Tiêu biểu như: Hội CTĐ xã La Hiên; Bình Long, Tràng Xá, THPT Trần Phú; TTYT. Các hội cơ sở vận động , quyên góp bằng nhiều hình thức xây dựng quỹ như: Quyên góp, vận động nhân dịp khai giảng năm học mới, tổ chức văn nghệ “Thắp sáng ước mơ hồng”… để gây quỹ như Hội CTĐ trường THPT Hoàng Quốc Việt; Dân tộc nội trú Nguyễn Bỉnh Khiêm … Số tiền, hiện vật thu được để hỗ trợ kịp thời cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần giúp đỡ tại cơ sở. Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam của huyện hàng năm vận động toàn dân xây dựng ủng hộ quỹ. Trong 5 năm qua (2005-2011) đã vận động được 542.625 triệu đồng. Ngoài việc vận động xây dựng Quỹ da cam, các cấp Hội trong toàn huyện đã tích cực triển khai các cuộc vận động quyên góp ủng hộ nhân dân trong và ngoài nước khắc phục thiên tai thảm hoạ như: Cuộc vận động ủng hộ nhân dân Cu Ba trên 36.550 triệu đồng; ủng hộ đồng bào miền Trung 119.402 triệu đồng; Ủng hộ nhân dân Nhật Bản khắc phục hậu quả động đất, sóng thần: 177.562.000đ Tiêu biểu trong các cuộc vận động này là: Văn phòng Huyện uỷ; các Ban xây dựng Đảng; Văn phòng HĐND-UBND huyện; MTTQ huyện; Trường THPT Hoàng Quốc Việt; Trường DTNT Nguyễn Bỉnh Khiêm; Công an huyện, xã La hiên và cá nhân như: Bà Nguyễn Thị Tỵ- TT Đình Cả, 8 7. Công tác thi đua khen thưởng: Trong nhiệm kỳ qua Hội CTĐ huyện Võ Nhai đã được TW Hội CTĐ Việt Nam tặng: 01 huy chương vì sự nghiệp Hội CTĐ; 01 cờ đơn vị xuất sắc năm 2005; 13 kỷ niệm chương cho 08 tập thể và 05 cá nhân; 20 Bằng khen cho cán bộ, hội viên có nhiều đóng góp trong hoạt động CTĐ. Ngoài ra Huyện Hội, Hội cơ sở và cán bộ, hội viên còn nhận được nhiều giấy khen của Hội CTĐ tỉnh Thái Nguyên và UBND huyện. 8. Công tác phối hợp và tham mưu chỉ đạo: - Công tác phối hợp: Hội Chữ thập đỏ đã chủ động phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể của huyện như: MTTQ với công tác xoá nhà dột nát cho hộ nghèo ; Hội NNCĐ-DC với công tác thăm hỏi, tặng quà, làm nhà, sửa nhà, vay vốn sản xuất cho các đối tượng da cam có hoàn cảnh khó khăn; Phòng GD& ĐT, Huyện Đoàn với công tác Thanh thiếu niên CTĐ trong trường học ,vận động thanh niên Hiến máu tình nguyện; Liên đoàn lao động với công tác chỉ đạo các đoàn viên công đoàn tham gia Hiến máu tình nguyện và xây dựng các loại quỹ. - Công tác Tham mưu, chỉ đạo: Các cấp Hội chủ động tham mưu đề xuất các nội dung, chương trình, đề án hoạt động, tranh thủ ý kiến chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền và Hội CTĐ tỉnh Thái Nguyên. Sát sao kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh các hoạt động tại các Hội cơ sở theo Điều lệ và Luật hoạt động CTĐ. III. ĐÁNH GIÁ CHUNG: 1. Những kết quả đạt được: Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ- HĐND-UBND huyện , Ban thường vụ Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thái Nguyên , sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể đặc biệt là sự cố gắng nỗ lực của các cán bộ, hội viên và sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, Hội Chữ thập đỏ huyện Võ Nhai đã hoàn thành nhiều chương trình, chỉ tiêu mà Nghị quyết khoá III đã đề ra. - Công tác tổ chức Hội từng bước được củng cố và kiện toàn, xây dựng đội ngũ cán bộ Hội nhiệt tình, năng động, tâm huyết với công tác nhân đạo, từ thiện và được trang bị các kiếnthức chuyên môn nghiệp vụ về Hội. - Công tác xã hội đã mang lại hiệu quả to lớn góp phần đáng kể vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo và thực hiện chính sách xã hội ở địa phương. Kết quả các hoạt động trong nhiệm kỳ năm sau đều cao hơn năm trước. Phong trào hiến máu 9 tình nguyện có bước phát triển tốt ( Năm 2006: Thu gom được 45 đơn vị máu; Năm 2009: 23 đơn vị máu; Năm 2010: 144 đơn vị máu). Hoạt động của Hội ngày càng đa dạng và phong phú. Phạm vi ảnh hưởng của Hội ngày càng rộng lớn, tạo được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân. - Công tác xây dựng quỹ, tuyên truyền vận động, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được làm thường xuyên và đưa vào kế hoạch hoạt động hàng năm của Hội. - Hoạt động của Hội đã thực sự hướng vào một số vấn đề của xã hội, địa phương và người dân quan tâm như: Xóa nhà dột nát, xoá đói giảm nghèo; Phong trào hiến máu tình nguyện, phong trào “ Mỗi tổ chức mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”… Các phong trào, các cuộc vận động được tăng cường và phát huy hiệu quả và từng bước có tính bền vững. Tổng trị giá hoạt động công tác Chữ thập đỏ trong nhiệm kỳ 2005-2011 đạt trên 3 tỷ đồng 2. Những hạn chế tồn tại: - Bộ máy tổ chức của Hội và đội ngũ cán bộ còn thiếu, nhất là cán bộ hội cấp huyện (Nhiệm kỳ 2005-2011 cơ quan thường trực Huyện Hội chỉ có 01 biên chế sự nghiệp và 01 hợp đồng vụ việc). Một số cán bộ cơ sở trình độ và năng lực còn hạn chế, chưa chủ động sáng tạo trong tham mưu và tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương. - Hoạt động của Hội ở các xã vùng sâu, vùng xa hiệu quả phong trào chưa cao, chưa gắn được với các chương trình phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương, - Sự phối hợp hoạt động của Hội với các ban ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở nhiều khi chưa được thường xuyên, liên tục và kịp thời . - Phong trào “ mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” chưa được nhân ra diện rộng. số đối tượng có nhu cầu trợ giúp được khảo sát đến nay mới có khoảng 60% đối tương được hỗ trợ. - Võ Nhai là 1 huyện nghèo do vậy công tác vận động xây dựng các loại quỹ còn gặp nhiều khó khăn nên mức vận động hàng năm chưa đạt chỉ tiêu đề ra. - Thu hội phí của hội viên đạt tỷ lệ rất thấp, toàn huyện mới có 37% hội viên nộp hội phí ( Trong đó xã La Hiên, Bình Long, Tràng Xá nộp hội phí đạt 100%) 3. Nguyên nhân. 10