PORTRAIT POSE (CHÂN DUNG CÓ DÀN DỰNG) (Phần 1) Khi chúng ta thể hiện một bức chân doc

8 400 0
PORTRAIT POSE (CHÂN DUNG CÓ DÀN DỰNG) (Phần 1) Khi chúng ta thể hiện một bức chân doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PORTRAIT POSE (CHÂN DUNG DÀN DỰNG) (Phần 1) Khi chúng ta thể hiện một bức chân dung, ta hình dung ngay lập tức một người mẫu được sắp xếp điệu bộ, được chiếu sáng, nhìn thẳng vô ống kính. Đây là một cách tự khẳng định, nhân vật trong ảnh suy nghĩ: "Đây là tôi, như thế này đây". Đó là một thái độ được cân nhắc, dựa trên truyền thống cũ của các bức họa chân dung đầu tiên. Thực tế các nhiếp ảnh gia chỉ thừa kế hội họa chân dung cổ điển mỗi khi họ thực hiện loại ảnh này. Loại ảnh chân dung này ngụ một thỏa thuận ngầm giữa người mẫu và người chụp. Như ta sẽ thấy xa hơn trong bài viết, tồn tại một lối khác, thoáng hơn, ít hình thức hơn, để đạt cùng mục đích. Nhưng đây là sắp xếp một bức chân chung tính trước, một thoản thuận giữa mẫu và người chụp. Chủ thể, chấp nhận làm mẫu để chụp, "tòng phạm" của việc dàn dựng dù rằng không nhất thiết phải ngoan ngoãn nghe lời. Đó là một thỏa thuận thương mại, bạn được trả tiền để thực hiện một bức ảnh mà mẫu cho là "đẹp". Trong ngữ cảnh này, "giống" là một từ thích đáng. Hầu như không ngoại lệ, bức ảnh phải cho ra kết quả phải "giống" với người được chụp. Sự phức tạp của vấn đề nảy sinh khi cần phải biết ai quyết định sự "giống" này. Khách hàng muốn được thể hiện theo ý họ. Đó thể là, ví dụ, sự gợi cảm của thể, cương vị xã hội hay quyền lực. Thông thường một nhân tố "lí tưởng hóa" tham gia vô cuộc chơi. Ví dụ để minh họa một công bố báo cáo hàng năm của công ty, giám đốc ban cố vấn điều hành muốn ảnh mình được thể hiện vẻ nghiêm túc, vững chãi, đầy năng lực. Một diễn viên muốn giống nhân vật bộ phim sắp tới của họ. Một chính trị gia muốn một hình ảnh gần gũi, gây thiện cảm cho cử tri bất kể ông ta như thế nào. Người chụp phải nhiều sáng kiến khác nhau, ngay khi bạn hoàn toàn thống nhất với mẫu trên hiệu quả mong muốn. Bạn phải, chủ quan hơn, nghĩ tới nhiều phương pháp để đạt được nó. Người mẫu, thể đã từng nhiều lần làm mẫu trước đó nên rành nhiều kĩ thuật, vì lí do này bạn cần nắm quyền điều khiển buổi chụp một cách tự nhiên bằng tài ngoại giao. Như các bức ảnh trên báo và tạp chí, bạn thể hiện một phương diện khác của chủ thể nhưng không được làm thiệt hại cho người mẫu ví dụ bằng cách đặt họ dưới ánh sáng thể tạo cảm giác phản cảm. Ngoài ra , phần lớn nhiếp ảnh gia thích sử dụng sự tưởng tượng thị giác, chúng ta thích thực hiện những bức ảnh hấp dẫn, ưa nhìn và độc đáo. Trong mọi trường hợp, loại chân dung này phải được nghiên cứu xếp đặt vài ngày hay vài phút trước đó. Và chính người chụp quyết định cách bố trí, bảo đảm chúng được khống chế để một bức ảnh thành công. Các trang sau sẽ cho bạn những ý niệm và phát triển kĩ thuật của bạn - Nắm bắt biểu hiện của nét mặt: Nếu bạn hỏi nhiều nhiếp ảnh gia: "Yếu tố gì quan trọng nhất trong một bức chân dung?" Họ thường chung một câu trả lời: "cặp mắt". Thực tế, sự biểu hiện còn quan trọng hơn cả cặp mắt: đó là sự tương tác giữa các nét của khuôn mặt chụp dưới góc độ mà bạn thấy chúng. Từ nguyên bản, loài người đã biết giải mã các biểu hiện nét mặt của đồng loại. Các nhiếp ảnh gia giỏi đã phát triển kĩ năng này ở mức không những khả năng đọc mà còn thể khiêu khích chúng. Nhiều người còn biết họ muốn biểu hiện nào ở nét chủ thể và làm tất cả để đạt chúng. Người khác thì thích quan sát hơn và chộp lấy những biểu hiện tự nhiên nảy sinh. Cả hai phương pháp tiếp cận này đều đúng, chúng dựa trên mối quan hệ thiết lập giữa người chụp và chủ thể. Thời gian bỏ ra để tìm hiểu người mẫu sẽ được đền bù xứng đáng. Ngay khi không cầm máy trên tay, bạn cũng thể nghiên cứu ảnh chụp của người khác cũng như các khuôn mặt thực tế trong cuộc sống để tìm hiểu các nét nào được phối hợp để cho ra những biểu hiện dễ nhận thấy. Chế ngự được sự tinh tế các biểu hiện nét mặt là kết quả của cả đời nghiên cứu, nhưng dựa trên những gì chúng ta cảm nhận ngay từ ấu thơ về những thông điệp nhắn gửi qua nét mặt sẽ cho ta những thuận lợi đáng kể. Thiết lập mối quan hệ với mẫu ngay lần đầu tiếp xúc, nếu là người đã mối quan hệ thì hãy tận dụng tối đa sự quen biết. Phần lớn các bức chân dung được thực hiện với người lạ, nên người chụp phải toát ra vẻ đáng tin cậy. Một thái độ rõ ràng, cuộc đối thoại đơn giản nhưng chân tình, thân thiện luôn luôn mang lại kết quả tốt. Một vài nhiếp ảnh gia tạo mối quan hệ cưỡng chế, điều khiển, người khác thì bông lơn, đó là những cách tiếp cận mạo hiểm. Đừng quá đáng hóa mối liên hệ giữa mẫu và thợ chụp. Hãy trao đổi bằng đối thoại, cử chỉ hoặc bằng ánh mắt để thử đạt được một nét biểu hiện đẹp. Tiếp xúc bằng ánh mắt không dễ dàng khi ta luôn phải nhìn vô ống ngắm, nhưng phải liên tục đối thoại với mẫu bằng lời nói và cử chỉ. Tiếp xúc bằng mắt rất quan trọng, khi ta không nhắm qua ống kính, cho cảm giác giống như khi nói chuyện phiếm với nhau. Việc sử dụng chân máy cho phép ta nói chuyện một cách tự nhiên một khi đã canh đóng khung xong vì ta không cần phải nhìn qua ống nhắm khi chụp nữa. Thiếu nữ Sikh trong một đám rước hàng năm ở Amristar. Ánh mắt xanh nhạt là nét đặc biệt nhất trong khuôn mặt. Với cái khăn đội đầu xanh thẫm, nước da sáng, cái nhìn bình thản trực tiếp vô ống kính. Không hề bộ tịch, không bối rối ngượng ngập trong thái độ, một tấm hình chụp "sống" (prise sur le vif: chộp lại một khoảnh khắc trong cuộc sống mà không xếp đặt trước, phản nghĩa với loại ảnh được dàn dựng "portrait posé") Biểu hiện ở đây, trong cuộc chơi bóng chày ở một công viên Toronto, là nét tiếc rẻ của một cầu thủ nhận banh nhí khi bị đối phương ghi điểm. Trong giải lao của buổi phóng sự về loài khỉ hái dừa Malaisie, chú khỉ Macao này ngồi bên cạnh chủ nhân. Ánh mắt trao đổi với nhau chỉ khoảnh khắc, khó xác định phải nét trìu mến quyến luyến, ngay khi con khỉmột phương tiện lao động, không phải loại vật nuôi trong nhà. Trong loạt ảnh chân dung của bộ lạc Pathan sau buổi cầu nguyện ở biên giới đông bắc Pakistan. Tôi đề nghị người đàn ông chỉ đơn giản nhìn vô ống kính cho một bức chân dung "posé". Họ mang nét kiêu hãnh của một chiến binh, đặc biệt người này. Anh ta hơi ngẩng cao và xoay nhẹ đầu qua một bên. Tôi bị ấn tượng bởi vẻ kiêu kì và đã thành công ghi nhận lại. . PORTRAIT POSE (CHÂN DUNG CÓ DÀN DỰNG) (Phần 1) Khi chúng ta thể hiện một bức chân dung, ta hình dung ngay lập tức một người mẫu được sắp xếp điệu bộ,. hội họa chân dung cổ điển mỗi khi họ thực hiện loại ảnh này. Loại ảnh chân dung này ngụ một thỏa thuận ngầm giữa người mẫu và người chụp. Như ta sẽ thấy xa hơn trong bài viết, tồn tại một lối. trọng, khi ta không nhắm qua ống kính, cho cảm giác giống như khi nói chuyện phiếm với nhau. Việc sử dụng chân máy cho phép ta nói chuyện một cách tự nhiên một khi đã canh đóng khung xong vì ta

Ngày đăng: 22/06/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan