Trang 2 KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐẠI HỌC Định Đức Giang HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN Trang 3 Các sô liệu, kêt quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
Trang 2KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐẠI HỌC Định Đức Giang
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN
Trang 3Các sô liệu, kêt quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bô trong bất kỳ công trình nao
Hà Nội, ngày 46 tháng Đnăm 2016 TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Trang 4hướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Bá Vy trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ thường xuyên của các thầy cô giáo Trường Đại học Xây dựng, Khoa Đào tạo Sau đại học, sự giúp đỡ và tạo điều kiện của khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Hội đồng khoa học đã tham gia đóng góp ý kiến quý báu cho bài luận văn
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội nơi tôi công tác đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này
Xin tran trong cam on!
Ha Noi, ngay ab tháng!Ð năm 2016
HỌC VIEN
)
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG BIÊU 2-2 << ©s£SsSs£ssesseseEserseseeserssrsscse H 6671007 1 CHUONG 1: CO SO LY LUAN VA THUC TIEN VE DU AN VA QUAN LY 108.90 6:7.\400/9989.02))0 167577 — 3
1.1 Dự án đầu tư xây dựng -ccrrrtrrrec.e st =1 3 1.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng . - + ©t+ccSEcEEEEEEEEEEerrerrrrrres 3 1.1.2 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng -+©5-S2+S2StSE22E2222122121211212212xee 3 1.1.3 Phân loại dự án đâu tư Xây dựg -5: 55+ cSSEESEEE22111221211121212121 xe 4
1.1.3.1 Phân loại theo quy mô tính €hiất - + + s+2©s+Ss+++£££k+Eerkerzxerecxerxerered 4
1.1.3.2 Phân loại theo nguồn vốn sử dụng . -+©-+©5+©sece+cezeertereereererrerree 4 1.1.4 Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư XÂY dựH cà Sissiirseesekrs 4 1.141 Giai đoạn chuẩn [8.7821 8Pnn77Ầ 4 1.1 4.2 Giai doạn tiực HIỆN đự ỨN àc«ceesesieiasesesssnsrsssisssaesdszkasE04A5/134s-S5-KI0 865 5 1.1.4.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình của dự án vào khai thác, sử
mm "`" 5
1.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng . << < <s+sesexetserseserseserserseee 5
1.2.1 Khái niệm về quản lý dự án đâu tư xây dựng . :©2-5++5+Scscsscsczxeres J 1.2.2 Muc tiéu cia quan by dur Gn Adu ter xy AUN ooccccccccscecescssesseseessseeseseeseseseseees 6 1.2.3 Các chức năng cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng . 7 1.2.3.1 Lập kế hoạch các công việc để quản Ìý 2- + s©c+©x+++ez+rereeresree 7 1.2.3.2 Tổ chức điều hành thực hiện các công việc của dự đH ««-<-««+ 7
1.2.3.3 Kiểm tra, kiểm soát hiệu chỉnh sai lệch ccceeereeeerereereeereee 7
Trang 61.2.5.3 Chủ đầu tư thuê đơn vi tư vấn quản lý dự đH - 2-5255 e+ce+cs+eecesceee 9 1.2.5.4 Chi dau tư trực tiếp thực hiện quản lý dự Gniiccecececescesescssesceseseseesesvesessessees 9 1.2.6 Nội dung quản lý dự án đâu tư xây dựng «5+ set Eerrerrrrree 10 1.2.6.1 Quản lý phẠI Vỉ dự ỐH c5 + 138% 53 EE*EEEESEEEEEEreEErereeereeeereeeerserre 10 si lau Tới ĐEEE Vụ, ÿì OC Fe erence eer come mI 11 1.2.6.3 Quản lý kế hoạch công việc và khối lượng công việc của dự án 12 1.2.6.4 Quản lý chất lượng dự Ái - «5c: 2+5 Ss+S+EE+E‡EEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrkerkrree lễ 1.2.6.5 Quản lý chỉ phí dự II << <5 re 13 1.2.6.6 Quan ly an toan lao đồng và vệ SiHHI HỖI HƯỚNG tuaaseaanaaiiesseieiisisseisasei 14 1.2.6.7 Quản lý lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng 5-2: 16 1.2.6.8 Quản lý nguôn nhân lực cho dự ắH . . 5-55-52©c+Se+ce+Eezeerterrrereersee 17 1.2.6.9 Quản lý rủi rO fFOHE dự HH SG << Sky 17 1.2.6.10.Quản lý hệ thống thông tin cơng trÌnh - scs+ce+ccresrrrerreersersered c0 190 190110 To 18 1.3 Ảnh hưởng của các văn bản pháp lý hiện hành đến dự án đầu tư sử dụng vốn tư nÌhân 2 << ư 99999 v9 9 9 9 962 19 1.3.1 Sự chỉ phối, tác động của các văn bản pháp lý hiện hành đến hoạt động đầu //®32)8⁄//⁄/- P0077 xa ia 19 1.3.2 Môi trường pháp lý của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn 8/1/12, PP PS 5ẮẮ 21
1.3.2.1 Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý dự án đầu tư xây dựng 21 1.3.2.2 Một số ton tại trong hệ thống văn bản pháp quy hiện hành về quản lý đẫu tư xây dựng công trình và những hạn chế, thiếu cụ thể đối với hoạt động đầu tư tư
Trang 71.4.2 Nhân tố về trình độ năng lực của cán bộ @QLDA - -c + k++sE+E+2E+2s se: 26 1.4.3 Nhân tổ về các trang thiêt bị, phương tiện, kỹ thuật dùng trong QLDA 27 1.4.4 Nhân tổ về cơ chế chính sách, văn bản pháp luật trong QLDA 27
1.4.5 Nhân tổ về dinh mirc, don gid trong OLDA veescecsecssesssesssesssessssssesssecsessvessseeee 28
CHUONG 2: THUC TRANG CONG TAC QUAN LY DU AN DAU TU XAY
DUNG TAI BAN QUAN LY DU AN SO 1 THUOC CONG TY CO PHAN XAY DUNG SO 3 HA NOL vcccsscsssssssssssssscosscssecsscccussssscssuessucssscssnessseessscsssessscessesens 29
2,1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội và Ban
Quản lý dự án SỐ 2-5 << <° << sex vxeExeEseEseEsecsecsersersecsecse 29 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triỂn 2+5 Et2E2E32E2E32521125211111152 xe 30 2.1.2 Sơ đỗ bộ máy quản lý điều hành tại Công ty Cỏ phân Xây dựng số 3 Hà Nội
và Chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn của các phòng, B4H - 5s ksxk£sxxcsx2 31
2.1.2.1 Sơ đô bộ máy quản lý, Gi’u NANN evceccesccessesessesssecssessesssesssessssssesssessssesesssesee 31
2.1.2.2 Nhiệm vụ, quyên hạn của Ban Giám điỐc 2-2 2c c2E2ESE+ESEtEtErErersrees 32 2.1.2.3 Nhiệm vụ, quyên hạn của phòng Kế hoạch kỹ thhuật -«-s<+s<<s+<s¿ 32 2.1.2.4 Nhiém vu, quyén han cua phòng Tài chính — KẾ toám - - scsccsc5a 32 2.1.2.5 Nhiệm vụ, quyên hạn của phòng Tổ chức -Hành chính s-55+: 33 2.1.2.6 Su phoi hợp nhiệm vụ giữa các bộ phận, phòng baH 5 <<: 34 2.1.3 Cơ cấu tổ chức và Chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn của Ban Quản lý dự án số 1 thuộc Công ty Cổ phân Xây dựng số 3 Hà Nội -2-ScSccEESEvEscsrreree 35 2.1.3.1 Cơ cấu tô chức của Ban Quản lý dự án số T -ccccccrcrtvrererrsresred 35 2.1.3.2 Chức năng của Ban Quản lý dự án số ] -c+cs+t+ES+ESEE+ESESEEvrersersrea 35
2.1.3.3 Nhiệm vụ của Ban Quản Ìý dự án số l -2-2©2+ccecevEEerecevrererssree, 36
Trang 8tt DUNS s.eesosuesronrasereonrrirndihotitirninddiiDHHNGTHHdL0AhHDT7U0Đ2.GM7058N3J1GÄg0NBH018/0787Ä.507003002780350010068 38
2.3 Thực trạng công tác quản lý dự án tại Ban Quản lý dự án số 1 thuộc Công ty Cô phần Xây dựng số 3 Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến 2015 38 2.3.1 Thực trạng về quản lý phạm vi dự đị 2-52 E2E2E£EEeEEErkerxerkered 38 2.3.2 Thực trạng về quản lý thời gian dự áH - 5c St te tre 39 2.3.3 Quan ly ké hoach cong viéc va khoi lượng công việc của dự án 4] 2.3.4 Thuc trang về quan ly chát lưỢng đụ IH - c St sirtssreesrrersee 4] 2.3.5 Thuc trang về quản lý chỉ phí địf Á c + S+ + ++kEEseesseeesseeesreees 44 2.3.6 Thực trạng về quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường 31 2.3.7 Thực trạng về quản lý công tác lựa chọn nhà thầu và hợp đông a3 2.3.7.1 Quản lý công tác lựa chọn nhà thẩu fur VẤN -2- + 2 2 s+s+cs+sscszs2 53 2.3.7.2 Quản lý công tác lựa chọn nhà thấu thỉ ŒÔNg 22+ 252 s+e+cscsscezed 53 2.3.8 Thực trạng về quản lý nhân lực cho dự đH - 55c cccctcrkeEerkrxersrerkee 34 23.9 Thực trạng về quản lý rủi ro Cho dự ÁH c5 55c c + s+svEsseeexsreeesres 58 2.3.10 Quan ly hé thong thong tin công trinh .cccccccccccccsccecssvesesvesesvesesvesvesesvsseseseseeseees
"““.ˆ nc iremucane piel tanonmensaacea senaveuston rsnassrssissonemasteoms Senses mersnenneecr 58
Trang 9CHUONG 3: GIAI PHAP HOAN THIEN CONG TAC QUAN LY DU AN DAU TU XAY DUNG CUA BAN QUAN LY DU AN SO 1 THUOC CONG TY CO PHAN XAY DUNG SO 3 HÀ NỘI wocscscssssssssssssssessssssssssssssscscssseecssesneessecnseers 66
3.1 Định hướng những dự án đầu tư xây dựng sẽ triển khai trong giai đoạn 2017-2022 của Công ty Cô phần Xây dựng số 3 Hà Nội -5- 66
3.2 Một số yêu cầu đối với việc hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án số 1 thuộc Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 Hà
3.2.1 Những yêu cấu về Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ cán bộ tham gia công tác quản lý dự án đẫu tư xây địựng - -ccccccccceczssrsez ó8 3.2.2 Những yêu câu về Nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dự án đầu tư xây dựngg - 5s cc tEEtEE1221 2212111 1EEerree 69 3.3 Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban
Quản lý dự án số 1 thuộc Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội 70
Trang 10
3.3.5.2 Quản lý kế hoạch chỉ phí sơ b6 ctia AU GN ceeeccecssssseesssssessssssssssssssssssesseeesee 85 3.3.5.3 Quản lý chi phi cho giai Goan thiét ké o.cceccececsccsscsssssssssssssesseesssssveseeseesseees 86 3.3.5.4 Quan ly chi phí giai đoạn triển khai thi công xây dựng .-. -s-: 87
000 n 90
TAI LIEU THAM KHẢO C194 3513 14 8 8181313 818 88 028242015 escsee 91
Trang 11STT ơc âO ơ C >2 ơ ơ ơ ơ = \â ~1 NN FW WV Chữ viết tắt BQLDA BQLDAI BVHC CCCT CDT DADT DTXD GPMB HANCO3 HSMT HSYC NSNN PPP QLDA QPPL TCXD TKBVTC TVGS XDCT Nội dung viết tắt thay thế Ban quản lý dự án Ban Quản lý dự án số 1 Bản vẽ hồn cơng Chung cư cao tầng Chủ đầu tư Dự án đầu tư Đầu tư và xây dựng Giải phóng mặt bằng
Công ty Cô phần Xây dựng số 3 Hà Nội Hồ sơ mời thầu
Hồ sơ yeu cau
Ngân sách Nhà nước
Hình thức đầu tư đối tác công tư Quản lý dự án
Quy phạm pháp luật Tiêu chuẩn xây dựng Thiết kế bản vẽ thi công Tư vấn giám sát
Trang 12Thứ tự Bang 1.1 Bang 2.1 Bang 2.2 Bang 2.3 Bang 2.4 Bang 2.5 Bang 2.6 Bang 2.7 Bang 2.8 DANH MUC CAC BANG BIEU Tén bang Phân tích sự chỉ phối của các văn bản pháp luật hiện hành đến các chủ thể đầu tư
Một số gói thầu thi công chậm tiến độ
Một số gói thầu thi công không đạt chất lượng
Điều chỉnh Tổng mức đầu tư dự án Hạ tầng kỹ thuật khu Đô thị mới Hoàng Hoa Thám và Vĩnh Thơng
Tổng dự tốn sau thẩm định công trình: Nhà ở cho người
có thu nhập thấp NOI0A
Một số gói thầu phải điều chỉnh giá do thay đổi về khối
lượng, đơn giá so với hợp đồng
Trang 13Thứ tự Hình 1.1 Hình 2.1 Hình 2.2 Hình 2.3 Tên bảng Chu trình quản lý dự án Sơ đồ bộ máy quản lý, điều hành của Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội
Sơ đồ bộ máy quản lý, điều hành của Ban Quản lý dự án
số 1 thuộc Công ty CP Xây dựng số 3 Hà Nội
Trang 14Công ty Xây dựng số 3 Hà Nội (HANCO3) được thành lập ngày 15/6/1976
theo Quyết định số 736/QĐÐ-UB và đã được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội theo Quyết định số 1165/QĐ-UBND ngày 30/3/2007 của Ủy ban
nhân dân Thành phố Hà Nội
Là Chủ đầu tư của một số dự án có quy mô lớn (khu Đô thị mới Sài Đồng, đầu
tư xây dựng điểm công nghiệp dịch vụ làng nghề Đa Sỹ, làng nghề Vạn Phúc, .), năm 1999, Ban Quản lý dự án số 1 ra đời với mục đích quản lý hiệu quả việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nói trên
Trải qua hơn 15 năm thành lập, Ban Quản lý dự án số 1 thuộc Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội đã đạt được nhiều thành công, tuy nhiên, bên cạnh đó còn tồn tại một số hạn chế nhất định như: Cán bộ chuyên môn còn thiếu, năng lực quản lý và chuyên môn của cán bộ còn yếu kém và thiếu tính chuyên nghiệp cao, khi đó, vấn đề đặt ra là cần phải có những giải pháp mang tính hệ thống làm sao hoàn thiện công tác quản lý dự án, giải quyết triệt để những vấn đề tồn tại đã nêu trên
Xuất phát từ yêu cầu đó, tác giả lựa chọn đề tài: “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUAN LY DU AN TAI BAN QUAN LY DU AN SO 1 THUOC CONG TY CO PHAN XAY DUNG SO 3 HA NOI”
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng góp phân nâng cao hiệu quả đầu tư tại Công ty Cô phần Xây dựng số 3 Hà Nội
3 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tế về quản lý dự án đầu tư xây dựng
Nghiên cứu làm rõ thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án số 1 thuộc Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội
Trang 15dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn tư nhân nói riêng
+ Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng mà Ban Quan
lý dự án số 1 thuộc Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội thực hiện trong giai
đoạn từ năm 2010 đến 2015
5 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp phân tích định tính, kết hợp định lượng trên cơ sở các dữ liệu thu thập được;
6 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
+ Cơ sở khoa học: dựa trên những cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng + Cơ sở thực tiễn: nghiên cứu thực trạng công tác quản lý dự án tại Ban Quản lý dự
án số 1 thuộc Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội trong giai đoạn 2010 — 2015,
từ đó đánh giá tổng hợp những hạn chế tồn tại và nguyên nhân để đưa ra các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý dự án
7 Kết quả đạt được và van dé con tồn tại + Đề tài đưa ra được các kết quả sau:
-_ Khái quát hóa các cơ sở lý luận có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng, dự án ĐTXD và những đặc điểm của dự án ĐTXD sử dụng nguồn vốn tư nhân
- _ Đánh giá khách quan và chỉ rõ thực trạng, han chế trong công tác quản lý dự án
đầu tư xây dựng tại BQLDA số 1 - Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của BQLDA số 1 - Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội
+ Vấn đề còn tồn tại:
Trang 161.1 Duan dau tu xay dung
1.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng
Theo quy định của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13: Dự án đầu tư xây dựng
là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhăm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thẻ hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
1.1.2 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng
Dự án xây dựng là tập hợp các hồ sơ và bản vẽ thiết kế, trong đó bao gồm các tài liệu pháp lý, quy hoạch tổng thẻ, kiến trúc, kết cấu, công nghệ và tổ chức thực hiện dự án Các dự án đầu tư xây dựng có một số đặc điểm sau:
- C6 tinh thay đổi: Dự án xây dựng không tồn tại một cách ôn định, hàng loạt phần tử của nó đều có thể thay đổi trong quá trình thực thi do nhiều nguyên nhân, chăng hạn các tác nhân từ bên trong như nguồn nhân lực, tài chính, các hoạt động sản xuất và bên ngồi như mơi trường chính trị, kinh tế, công nghệ, kỹ thuật và
thậm chí cả điều kiện kinh tế xã hội
- Co tinh duy nhất: Mỗi dự án đều có đặc trưng riêng biệt được thực hiện trong
những điều kiện khác biệt nhau cả về địa điểm, không gian, thời gian và môi trường
luôn thay đổi
Trang 17để thực hiện được chúng ta phải huy động nhiều nguồn lực khác nhau, việc kết hợp hài hoà các nguồn lực đó trong quá trình triển khai là một trong những nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả dự án
1.1.3 Phân loại dự án đầu tư xây dựng 1.1.3.1 Phân loại theo quy mô tính chất
Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A dự án nhóm B và dự án nhóm C; nội dung cụ thê tại Phụ lục 01: Phân loại dự dn déu tu xây dựng theo quy mô tính chất
1.1.3.2 Phân loại theo nguồn vốn sử dụng - - Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước
- Du án sử dụng vốn Nhà nước ngoài ngân sách, gồm: + Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh;
+ Dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; + Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước;
+ Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của các đơn vị hành chính sự nghiệp công
- Du an str dung vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn
1.1.4 Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng 1.1.4.1 Giai đoạn chuẩn bị dự án
Bao gồm công việc từ khi hình thành chủ trương đầu tư sau đó qua các bước lập, thẩm định phê duyệt dự án và quyết định đầu tư, bao gồm các công việc sau: Tổ
Trang 181.1.4.2 Giai đoạn thực hiện dự án
Giai đoạn thực hiện dự án là toàn bộ các công việc từ khi có quyết định đầu tư cho đến khi hồn thành các cơng trình, hạng mục công trình trong dự án
Giai đoạn này bao gồm: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng: lập, thâm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng: thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng: tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu cơng trình xây dựng hồn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác;
1.1.4.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình của dự án vào khai thác, sử dụng
Giai đoạn này gồm các công việc chủ yếu sau: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng
Tùy thuộc điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án, người quyết định
đầu tư quyết định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp đồng thời đối với các hạng
mục công việc quy định tại các nội dung trên
1.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.2.1 Khái niệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng
Trang 19bộ các công việc của dự án và các bên có liên quan nhằm hoàn thành tốt nhất các mục tiêu đã đặt ra
Quản lý dự án bao gồm ba giai đoạn chủ yếu Đó là việc lập kế hoạch, điều
phối thực hiện mà nội dung chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian, chi phí và thực
hiện giám sát các công việc dự án nhằm đạt được những mục tiêu xác định
Các giai đoạn của quá trình quản lý dự án hình thành một chu trình năng động từ việc lập kế hoạch đến điều phối thực hiện và giám sát, sau đó phản hồi cho việc tái lập kế hoạch dự án như trình bày trong Hình 1 1 Lap ké hoạch - Thiét lap muc tiéu - _ Dự tính nguồn lực - _ Xây dựng kế hoạch
Giám sát Điều phối thực hiên
- Đo lường kết quả - Bố trí tiến độ thời gian - _ So sánh với mục tiêu - Phân phối nguồn lực
- — Báo cáo < - Phối hợp các hoạt động
- Giải quyết các vấn đề - Khuyến khích động viên
Hinh 1.1 Chu trinh quan ly du án (Nguồn giáo trình Quản lý dự án đầu tư) 1.2.2 Mục tiêu của quản lý dự án đầu tư xây dựng
Mục tiêu cơ bản của dự án nói chung là hồn thành các cơng việc của dự án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được duyệt và theo đúng tiến độ thời gian cho phép
Trang 20Mục tiêu cuối cùng của quản lý dự án đầu tư là bảo đảm đạt được mục đích đầu tư, tức là lợi ích mong muốn của Chủ đầu tư
1.2.3 Các chức năng cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng Các chức năng của quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm:
1.2.3.1 Lập kế hoạch các công việc để quản lý -_ Kế hoạch về thời gian thực hiện công việc; - Kế hoạch về nguồn lực cho dự án;
- Phân phối nguồn lực cho dự án
1.2.3.2 Tổ chức điều hành thực hiện các công việc của dự án - _ Tổ chức về cơ cấu quản lý;
- Tổ chức về quá trình quản lý;
- _ Phân công các công việc cho các bộ phan; - Phối hợp các bộ phận;
-_ Điều hành chỉ đạo thực hiện các công việc; - _ Xử lý các mâu thuẫn phát sinh trong quản lý
1.2.3.3 Kiểm tra, kiểm soát hiệu chỉnh sai lệch
-_ Đo lường, đánh giá kết quả các công việc quản lý thực tế đạt được; -_ So sánh kết quả thực tế đạt được với kế hoạch đặt ra;
-_ Xác định các chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch; -_ Xác định nguyên nhân sai lệch;
- Đề xuất phương án khắc phục sai lệch
1.2.4 Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng
Vận dụng các nguyên tắc của quản lý đầu tư xây dựng vào quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:
Trang 21khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà cao tầng
- Bao dam chat lượng, tiến độ, an tồn cơng trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường
-_ Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
- _ Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với từng loại dự án; loại, cấp công trình và công việc xây dựng theo quy định của pháp luật
-_ Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả, phòng, chống tham nhũng,
lãng phí thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng
- Phân định rõ chức năng quản lý của Nhà nước trong đầu tư xây dựng với chức năng quản lý của Chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng
1.2.5 Các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.2.5.1 Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu »ực
Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thành lập là tổ chức sự nghiệp công lập; do người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp Nhà nước thành lập là tổ chức thành viên của doanh nghiệp
Trang 22và Công nghệ xác nhận bằng văn bản, dự án về quốc phòng, an ninh có yêu cầu bí mật Nhà nước, dự án sử dụng vốn khác
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án là tổ chức sự nghiệp trực thuộc chủ đầu tư, có tư cách pháp nhân độc lập, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định để thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án được chủ đầu tư giao; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về hoạt động quản lý dự án của mình
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải có đủ điều kiện năng lực,
được phép thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thực hiện một
số công việc thuộc nhiệm vụ quản lý dự án của mình
1.2.5.3 Chủ đầu tư thuê đơn vị tư vẫn quản lý dự án
Thường áp dụng đối với các dự án sử dụng vốn Nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác và dự án có tính chất đặc thù, đơn lẻ Hình thức này thường phù hợp với BQLDA không đủ yêu cầu về điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật
Chủ đầu tư ký kết hợp đồng tư vấn quản lý dự án với tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định để thực hiện một, một số hoặc tồn bộ cơng việc quản lý dự án
Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn quản lý dự án, xử lý các vấn đề có liên quan giữa tổ chức tư vấn quản lý dự án với các nhà thầu và chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án
1.2.5.4 Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án
Trang 23-_ Mô hình 1: Chủ đầu tư không thành lập Ban Quản lý dự án mà sử dụng bộ máy hiện có của mình để trực tiếp tổ chức quản lý dự án Mô hình này được áp dụng đối với dự án quy mô nhỏ, khi bộ máy của Chủ đầu tư kiêm nhiệm được việc quản lý dự án Chủ đầu tư sử dụng pháp nhân của mình để trực tiếp quản lý thực hiện dự án Chủ đầu tư phải có quyết định cử người tham gia quản lý dự án và phân công nhiệm vụ cụ thể, trong đó phải có người trực tiếp phụ trách công việc quản lý dự án Những người được cử tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách
Mô hình 2: Chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án để giúp mình trực tiếp tổ
chức quản lý thực hiện dự án Ban Quản lý dự án là đơn vị trực thuộc Chủ đầu tư Quyền hạn, nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án do Chủ đầu tư giao Ban Quản lý dự án có tư cách pháp nhân hoặc sử dụng pháp nhân của Chủ đầu tư để tổ chức quản lý thực hiện dự án Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án bao gồm Giám đốc, các Phó Giám đốc và lực lượng chuyên môn, nghiệp vụ Cơ cầu bộ máy của Ban Quản lý dự án phải phù hợp với nhiệm vụ được giao Các thành viên của Ban Quản lý dự án làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm Ban Quản lý dự án hoạt động theo quy chế do Chủ đầu tư ban hành Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện về những công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình kể cả những công việc đã giao cho Ban Quản lý dự án thực hiện
1.2.6 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng
Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm: quản lý về phạm vi, kế hoạch
công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng: tiến độ thực hiện: chỉ phí
đầu tư xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng: lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng: quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác được thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan
1.2.6.1 Quản lý phạm vì dự án
Phạm vi là một danh sách tất cả những gì dự án phải làm (và cũng có thể là
Trang 24phạm vi được viết ra rõ ràng nếu không dự án sẽ không bao giờ kết thúc
Quản lý phạm vi dự án bao gồm các quy trình liên quan đến việc xác định và kiểm soát những gì thuộc hoặc không thuộc dự án Nó đảm bảo đội dự án và những người liên quan cùng hiểu biết về sản phẩm mà dự án tạo ra và quá trình mà đội dự án sẽ sử dụng để tạo ra sản phẩm
Đó là việc quản lý nội dung công việc nhằm thực hiện mục tiêu dự án, nó bao gồm việc phân chia phạm vi, quy hoạch phạm vi và điều chỉnh phạm vi dự án
1.2.6.2 Quản lý thời gian dự án
Quản lý thời gian dự án là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiến độ
nhằm đảm bảo thời gian hoàn thành dự án đúng kế hoạch Nó chỉ rõ mỗi công việc
kéo dai bao lâu, khi nào bắt đầu, khi nào hoàn thành, khi nào kết thúc và toàn bộ dự
án thực hiện bao lâu phải hoàn thành Quản lý thời gian dự án bao hàm việc đưa ra một lịch trình cụ thể phải làm và điều khiển các công việc nhằm đảm bảo rằng lịch trình đó phải được thực hiện
Kế hoạch tiến độ dự án được phê duyệt là cơ sở kiểm soát danh mục và khối lượng công việc phải hoàn thành; là cơ sở phân phối nguồn lực, nhất là vốn đầu tư dự án Một số hoạt động quản lý thời gian:
-_ Xác định công việc cần thực hiện của dự án (danh mục và khối lượng)
-_ Thiết lập tiến độ thực hiện dự án Tiến độ thực hiện dự án được lập theo nhiều
phương pháp như phương pháp sơ đồ GANTT, sơ đồ mang, Để lập được tiến độ thực hiện dự án, cần tìm hiểu và nắm bắt mọi thông tin về dự án, liệt kê các công việc chính của dự án, xác định công việc nào làm trước, công việc nào làm sau, kiểm tra lại kế hoạch, yêu cầu kỹ thuật và các nguồn thông tin để đảm bảo tất cả các phần của dự án được tính đến và không có trùng lặp nào, kiểm tra tính logic của các công việc
- Quan ly thdi gian dự trữ: Điều này giúp cho nhóm quản lý dự án biết được mức
độ linh hoạt trong tiễn độ thực hiện dự án
Trang 25như nguồn lực có nguy cơ cạn kiệt thì phải báo cáo cho những người trực tiếp tham
gia vào dự án để có biện pháp điều chỉnh phù hợp
-_ Cập nhật những thay đổi: Thực tế thực hiện dự án ngoài những nguyên nhân chủ quan còn có những nguyên nhân khách quan tác động làm chậm tiến độ thực hiện dự án, nên phải thường xuyên cập nhật những thay đổi của dự án để giúp nhà quản
lý dự án có thể nắm bắt kịp thời để nhanh chóng điều chỉnh tiến độ thực hiện từng
công việc, đảm bảo tiến độ chung của dự án
-_ Đề ra các biện pháp điều chỉnh và loại bỏ trục trặc sai lệch, đảm bảo tiến độ và mục tiêu chung của dự án
1.2.6.3 Quản lý kế hoạch công việc và khối lượng công việc của dự ún
Quản lý kế hoạch công việc và khối lượng công việc của dự án là một quá
trình ấn định những mục tiêu và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện những
mục tiêu đó Quản lý kế hoạch công việc và khối lượng công việc của dự án có ý nghĩa như sau:
- Tư duy có hệ thống để tiên liệu các tình huống quản lý công việc, khối lượng công việc của dự án
-_ Dựa vào kế hoạch công việc và khối lượng công việc để phối hợp mọi nguồn lực của dự án hữu hiệu hơn
-_ Kế hoạch công việc và khối lượng công việc phải tập trung vào các mục tiêu và chính sách của tô chức - Nắm vững các nhiệm vụ cơ bản của tổ chức để phối hợp với các mặt khác của dự án - Sẵn sàng ứng phó và đối phó với những thay đổi của môi trường bên ngoài của dự án - Phát triển hữu hiệu các tiêu chuẩn kiểm tra của dự án 1.2.6.4 Quản lý chất lượng dự án
Trang 26phải đáp ứng mong muốn của Chủ đầu tư, được cụ thể hóa trong quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng áp dụng cho dự án và yêu cầu của hồ sơ thiết kế xây dựng công trình
Quản lý chất lượng bao gồm cả việc lên kế hoạch nhằm đạt được các yêu cầu về chất lượng và quản lý chất lượng bằng cách tiến hành các bước để xác định xem các kết quả đạt được có phù hợp với yêu cầu chất lượng hay không?
Một số hoạt động quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng:
-_ Kiểm tra điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức và năng lực hành nghề của cá nhân tham gia dự án đầu tư xây dựng phù hợp với quy mô và tính chất của dự án đang xét
- Tổ chức kiểm định và phê duyệt các công việc của dự án đầu tư (dự án đầu tư,
thiết kế, dự toán, lựa chọn Nhà thầu)
-_ Theo dõi kiểm tra việc thực hiện hợp đồng, tổ chức nghiệm thu sản phẩm dự án đầu tư xây dựng
- Tổ chức quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công xây dựng -_ Tổ chức nghiệm thu công trình theo đúng quy định
- _ Tổ chức quản lý chất lượng trong giai đoạn bảo hành 1.2.6.5 Quản lý chỉ phí dự án
Quản lý chỉ phí là công việc ước tính chi phí các nguồn lực gồm: trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, con người và các chi phí hỗ trợ khác Một khi chỉ phí đã được ước tính, ngân sách dự án sẽ được xác định và kiểm soát sao cho dự án luôn năm trong giới hạn phạm vi ngân sách và phù hợp với tiến độ đã phê duyệt
Một số hoạt động quản lý chi phí dự án:
- Kiểm soát việc xác định tổng mức đầu tư: Đảm bảo tổng mức đầu tư tính đúng, tính đủ dựa trên việc kiểm tra tính toán sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư, kiểm tra tính đầy đủ và hợp lý của tông mức đầu tư và lập kế hoạch chỉ phí sơ bộ
Trang 27viéc kiém tra day du va tinh hợp pháp của các dự tốn bộ phận cơng trình, hạng mục công trình và kiểm tra sự phù hợp giữa dự toán bộ phận, hạng mục công trình với giá trị tương ứng trong kế hoạch chỉ phí sơ bộ: lập kế hoạch chỉ phí trên cơ sở
dự toán để duyệt và xác định dự toán gói thầu trước khi đấu thầu
-_ Kiểm soát chỉ phí trong việc đấu thầu và lựa chọn Nhà thầu: Kiểm soát giá gói thầu, hình thức hợp đồng, phương thức thanh toán và các điều khoản khác có liên quan tới chỉ phí trong hợp đồng phù hợp với các gói thầu của công trình
-_ Kiểm soát việc thực hiện, thanh quyết toán các hợp đồng xây dựng và công việc không có hợp đồng, quyết toán dự án hồn thành
-_ Kiểm sốt chi phí vận hành, bảo trì, sửa chữa, chi phí quản lý và giá trị thanh lý công trình khi dự án kết thúc
1.2.6.6 Quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường
Quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường là quá trình đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong suốt thời gian thực hiện và khai thác dự án
Hoạt động xây dựng nhất là trong công tác khảo sát, thi công xây dựng, lắp
đặt thiết bị đễ bị mắt an toàn lao động và gây ô nhiếm môi trường Vì vậy, đây là
một nội dung quản lý dự án trên góc độ của Chủ đầu tư Quản lý an toàn lao động và bảo vệ môi trường gồm:
-_ Kiểm tra và theo đõi biện pháp đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường của Nhà thầu xây dựng trước và trong quá trình thi công
- Xử lý Nhà thầu không thực hiện cam kết đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường
- Chiu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn lao động và vệ sinh môi trường
a Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng
Trang 28pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành Ở những vị trí nguy hiểm trên công trường, phải bó trí người hướng dẫn, cnhr báo đề phòng tai nạn Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phố biến các quy định về an toàn la động Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận đào tạo an toàn lao động Nghiêm cắm sử dụng người lao động chưa được đào tạo và chưa được hướng dẫn về an toàn lao động Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cấp đầy đủ trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường Khi đàm phán, ký kết hợp đồng thi công xây dựng với nhà thầu Chủ đầu tư cần làm rõ và đưa vào nội dung cam kết của Hợp đồng
Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên liên quan phải thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác an toàn lao động trên công trường Khi phát hiện
có vỉ phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng Người để xảy ra
vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Khi có sự cố về an toàn lao động, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn lao động theo quy định của Pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm
khắc phục và bồi thường những thiệt hại do nhà thầu không đảm bảo an toàn gây ra
b Quản lý môi trường xây dựng:
Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp đảm bảo về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường Đối với những công trình trong khu vực đô thị thì phải thực hiện các biện pháp bao che,
thu dọn phế thải đưa đến nơi quy định
Trang 29Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các các quy định về bảo vệ môi trường thì CĐT, cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường có quyền
đình chỉ thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ
môi trường
Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra
1.2.6.7 Quản lý lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng a Về lựa chọn nhà thâu:
Nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển; thâm định kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyến
Nhà thâu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các
bên sau đây:
- Cha dau tư, bên mời thầu;
- Cac nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; lập, thẩm
định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thâm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu đó;
- Các nhà thầu khác cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế
- Nha thau tu vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về pháp lý và độc lập
về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng, nhà thầu tư vấn kiểm định gói thầu
đó
Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các
bên sau đây:
Trang 30- Nha thau tu van thâm định dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu
tư có sử dụng đất cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án; -_ Cơ quan nhà nước có thâm quyền, bên mời thầu b VỀ sự vụ Hop dong:
Trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình, các bên cần lập kế hoạch và biện pháp tô chức thực hiện phù hợp với nội dung của hợp đồng đã ký kết nhằm đạt được các thoả thuận trong hợp đồng
Quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng:
Quản lý về chất lượng:
Quản lý khối lượng và giá hợp đồng:
Quản lý về an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nỗ: Quản lý điều chỉnh hợp đồng và các nội dung khác của hợp đồng
1.2.6.8 Quản lý nguồn nhân lực cho dự án
Quản lý nhân lực dự án là quá trình lập kế hoạch về nhân lực, hướng dẫn và
phối hợp những nỗ lực của mọi thành viên tham gia dự án vào việc hoàn thành mục tiêu của dự án
1.2.6.9 Quản lý rủi ro trong dự ún
Dự án đầu tư xây dựng thường kéo đài nhiều năm, tiềm An nhiều yếu tố rủi ro Quản lý rủi ro dự án là việc nhận diện các nhân tố rủi ro trong dự án, sử dụng
các phương pháp định tính, định lượng để xác định tính chất, mức độ rủi ro để có kế
hoạch đối phó cũng như quản lý từng loại rủi ro Nó bao gồm việc tối đa hóa khả năng và kết quả của các điều kiện thuận lợi và tối thiểu hóa khả năng và ảnh hưởng của những biến cố gây bất lợi cho mục tiêu của dự án Đây là một trong những lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong quản lý dự án mà đôi khi vẫn bị những nhà quản lý dự án lãng quên Quản lý rủi ro của dự án dau tu xây dựng gồm 3 bước:
- Nhận dạng và xác định những rủi ro có thể của dự án Đánh giá tác hại của từng rủi ro có thể có của dự án
-_ Xác định các bước hay những hành động để ứng phó với rủi ro nếu có xảy ra Để ˆ peat
TEE NTE SN
Trang 31quản lý rủi ro, phải nhận định được rủi ro về cả hai mặt: định tinh và định lượng + Định tính rủi ro: Đây là giai đoạn định tính hai thuộc tính chính của rủi ro là: khả năng xuất hiện và tác động của rủi ro Tác động được chia làm 4 mức: có thể bỏ qua, thấp, trung bình, nghiêm trọng Khả năng xuất hiện chia làm 3 mức: thấp, trung bình và cao
+ Định lượng rủi ro: Đề định lượng rủi ro, thường dùng hai phương pháp chấm điểm, dùng ma trận định lượng rủi ro, ngoài ra còn sử dụng các phương pháp như EMV (expected monetary value) Đây là trường hợp đặc biệt của cây quyết định dùng để ra quyết định, cây quyết định (đecesion tree), phân tích độ nhậy, mô phỏng, ý kiến chuyên gia Để đối phó với rủi ro, người quản lý phải tập trung vào các mặt: -_ Tập trung quản lý vào những rủi ro có điểm xếp hạng cao hoặc khả năng xuất hiện lớn
- Đưa ra những giải pháp để ứng phó với những rủi ro trên -_ Ưu tiên nguồn lực để ứng phó với rủi ro
-_ Có thể bỏ qua hoặc không tập trung vào những rủi ro có điểm xếp hạng thấp hoặc
khả năng xuất hiện ít
Để đối phó với rủi ro có 3 phương pháp chính:
-_ Phòng tránh: Không thê tránh được mọi rủi ro nhưng với một số rủi ro có thể phòng tránh được băng cách điều khoản hợp đồng
-_ Giảm nhẹ: Có thê giảm nhẹ rủi ro bằng cách mua bảo hiểm
-_ Chấp nhận: Có thể chap nhận các hậu quả bằng 2 cách:
+ Chủ động: Kế hoạch dự phòng nếu rủi ro xảy ra
+ Thụ động: Chấp nhận giảm lợi nhuận nếu xảy ra rủi ro (rủi ro đến đâu tính
đến đó, nếu có thể)
1.2.6.10 Quản lý hệ thông thong tin cong trình
Trang 32tin liên quan đến dự án Những thông tin này có thể phát sinh bên trong dự án hoặc môi trường liên quan đến dự án
1.3 Ảnh hưởng của các văn bản pháp lý hiện hành đến dự án đầu tư sử dụng vôn tư nhân
1.3.1 Sự chỉ phối, tác động của các văn bản pháp lý hiện hành đến hoạt động
đầu tư xây dựng
Đầu tư xây dựng là hoạt động đầu tư nhằm mục đích phát triển, là một hình thức chủ yếu của hoạt động đầu tư xã hội Hoạt động đầu tư xây dựng được thực hiện thông qua đối tượng là dự án đầu tư xây dựng trong các giai đoạn chuẩn bị dự
án, triển khai thực hiện đầu tư xây dựng và quản lý vận hành khai thác dự án Tùy
thuộc quy mô, tính chất dự án, chủ thể đầu tư mà hoạt động quản lý đầu tư xây dựng liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau về quản lý Nhà nước như đất đai, đầu tư, môi trường Mỗi lĩnh vực sẽ chỉ phối đến hoạt động quản lý đầu tư của chủ thể đầu tư Dưới đây là bảng phân tích sự chi phối của các văn bản pháp luật hiện hành đến các chủ thể đầu tư: Bang 1.1: Phân tích sự chỉ phối của các văn bản pháp luật hiện hành đến các chủ thể đầu tự TT Tên Luật, nghị định, thông tư Dau tu sir dung von Nhà nước (>=30%) Đâu tư sử dụng von tu nhân Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và văn bản số 3482/BXD/HĐXD ngày 30/12/2014 về việc thực hiện luật xây dựng Công trình sử dụng vốn Nhà nước thì phải tuân
thủ tuyệt đối Luật Xây
dựng
Trang 33
43/2013/QH13 ngày | Nhà nước thì phải tuân |thì không bị ràng buộc
26/11/2013 thủ nghiêm ngặt luật | nhiều
đầu thầu
Luật đầu tư số Dự án đầu tư sử dụng | Những DAĐT sử dụng vốn
67/2014/QH13 ngày | vốn Nhà nước thì phải | đầu tư tư nhân nhưng dùng
26/11/2014 và Nghị định số 15/2015/NĐ-
CP ngày 14/2/2015 về
đầu tư theo hình thức
tuân thủ tuyệt đối Luật
đầu tư
đất, tài nguyên, cơ sở hạ tầng của Nhà nước thì
cũng phải tuân thủ luật đầu
tư Luật này cho phép tư công tư nhân được tham gia đâu tư vào một sô lĩnh vực mà trước kia chỉ có Nhà nước độc quyền Nghị định sô|- Nhà nước quản lý|- Đôi với các dự án sử 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý
dự án đầu tư xây dựng
toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác
định chủ trương đầu tư,
lập dự án, quyết định
đầu tư, lập thiết kế, dự
toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân, chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì Nghị định này khống chế, điều chỉnh toàn bộ các dự án đầu tư xây dựng không phân biệt nguồn vốn Nhà
Trang 34công trình xây dựng nước hay tư nhân 1.3.2 Môi trường pháp lý của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn tư nhân
1.3.2.1 Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý dự án đầu tư xây dựng
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày nay, việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật để tạo ra một hành lang pháp lý chặt chẽ, rõ ràng
trong lĩnh vực đầu tư xây dựng là hết sức cần thiết và cấp bách nếu như chúng ta muốn tận dụng được nguồn vốn, công nghệ hiện đại cũng như các tiềm lực khác của các nước phát triển đồng thời tiết kiệm được nguồn vốn đang rất hạn hẹp của Nhà nước Việt nam Dưới đây là một số văn bản pháp quy về quản lý dự án đầu tư xây dựng hiện hành:
1⁄ Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014
Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 ra đời nhằm thay thế cho luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 Đây là bộ luật
gốc về quản lý xây dựng
Có các văn bản dưới luật, nghị định hướng dẫn thi hành sau:
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí
đầu tư xây dựng: Nghị định này quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm tổng mức đầu tư xây dựng dự toán xây dựng dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng, chỉ phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng, thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; quyền và nghĩa vụ cảu người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và nhà thầu tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng Nghị định này còn khuyến khích các tổ chức, cá nhân áp dụng các quy định của nghị định
Trang 35vốn khác (Không phải vốn nhà nước)
2⁄ Luật đấu thâu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng II năm 2013: Luật này quy định quản lý Nhà nước về đấu thầu; trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu, bao gồm:
-_ Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với: Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn Nhà nước của cơ quan Nhà nước, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập; Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước; Dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có sử dụng vốn Nhà nước, vốn của doanh nghiệp Nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án; Mua sắm sử dụng vốn Nhà nước nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập; Mua sắm sử dụng vốn Nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công: Mua hàng dự trữ quốc gia sử dụng vốn Nhà nước; Mua thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn Nhà nước; nguồn quỹ bảo hiểm y tẾ, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập:
Có các văn bản dưới luật, nghị định hướng dẫn thi hành sau:
4 Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014: Quy định chỉ tiết thi hành
một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu: Nghị định này quy định chỉ tiết
thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 1 của Luật Đấu thầu
Trang 36đến hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí
b/ Nghị định 30/2015/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2015: Quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư: Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 điều 1 của Luật đấu thầu bao gồm: Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) theo quy định của Chính Phủ về đầu tư PPP Dự án sử dụng các khu đất, quỹ đất có giá trị thương mại cao cần lựa chọn nhà đầu tư thuộc danh mục dự án
được phê duyệt theo quy định tại điểm b khoản 1, Điều 10 Nghị định này để xây
dựng công trình thuộc đô thị, khu đô thị mới, nhà ở thương mại, Công trình thương mại và dịch vụ, tổ hợp đa năng mà không thuộc cá trường hợp quy địnhtại điểm a khoản này
3/ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì
công trình xây dựng (thay thế nghị định I 5/2013/ND-CP)
Nghi dinh nay quy dinh vé quan ly chat lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng; quy định về quản lý an toàn, giải quyết sự cố trong thi công xây dựng, khai thác và sử dụng công trình xây dựng; quy định về bảo hành, bảo trì công trình xây dựng
Nghị định này áp dụng với chủ đầu tư, nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài, các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác quản lý chất lượng và bảo trì các công trình xây dựng trên
lãnh thổ Việt Nam
Tô chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng
Trang 372014 về quản lý dự án đầu tư xây dựng, gồm: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án; thực
hiện dự án; kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng: hình thức và nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng
Đối với dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài được thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật về quản lý sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; tô chức, cá nhân nước ngoài hoạt động đầu tư xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam
1.3.2.2 Một số tổn tại trong hệ thống văn bản pháp quy hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng công trình và những hạn chế, thiếu cụ thể đối với hoạt động đầu tư tư nhún
a- Tính khả thi của một số quy định
Đã có nhiều văn bản ban hành để điều chỉnh, hướng dẫn hoạt động các chủ thể tham gia vào công tác đầu tư xây dựng, nhưng trên thực tế tính phù hợp là chưa cao, biểu hiện của nó là việc vận dụng các văn bản còn lúng túng, nên chưa mang lại hiệu quả như mong muốn
b - Tính đồng bộ của các văn bản
Việc thiếu đồng bộ giữa các văn bản; ban hành chưa kịp thời, có nội dung chưa
nhất quán như Luật xây dựng công bố tháng 6/2014 đến tháng 6/2015 mới ban hành nghị định hướng dẫn Đây là vấn đề gây rất nhiều khó khăn cho người thực hiện, vì
vậy để quản lý có hiệu quả cao, thuận tiện cho người thực hiện, thống nhất quản lý một cách đồng bộ về mặt định hướng của các văn bản là hết sức cần thiết
c - Tính cụ thể và chỉ tiết của các văn bản
Trang 38d - Sự thay đổi thường xuyên của các văn bản
Việc điều chỉnh sửa đổi các văn bản nhiều lần trong thời gian ngắn làm ảnh hưởng đến công tác quản lý của CĐT (công tác quản lý đơn giá, định mức, quản lý chi phí, .) cũng như nhà thầu Với đặc điểm của các dự án đầu tư xây dựng là có thời gian thực hiện dài, giá trị lớn trong khi tính ổn định của các văn bản hướng dẫn thực hiện thấp sẽ có ảnh hưởng xấu đến chất lượng và hiệu quả của các dự án đầu tư Do vậy, các nhà hoạch định chính sách khi ban hành các văn bản mới cần phải có sự phân tích, đánh giá thực trạng và xu hướng phát triển một cách cụ thể chính xác để nâng cao tính ôn định và hiệu quả của các văn bản pháp luật
Chính sự thay đổi thường xuyên của các văn bản làm cho các dự án đầu tư sử dụng vốn tư nhân gặp nhiều vướng mắc: Ví dụ: Theo /⁄4/ xây dựng số
16/2003/QH11 thì việc thâm định dự án đầu tư được quy định tại điều 39 như sau:
Tổ chức, cá nhân thẩm định dự án đầu tư xây dựng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thắm định của mình Người quyết định đầu tư xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình Nhung theo Ludt
xây dung s6 50/2014/0H13 lai quy dinh về thâm định dự án như sau: đối với công
trình sử dụng vốn Nhà nước: Cơ quan chuyên môn thuộc bộ chuyên ngành thâm định dự án nhóm A; Các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thâm dịnh dự án nhóm B, C và báo cáo kinh tế kỹ thuật Đối với dự án sử dụng vốn khác (vốn tư nhân) cơ quan chuyên môn thuộc các bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành
chủ trì thắm định nội dung thiết kế cơ sở quy định tại khoản 2 điều 58 của /z4/ xây dựng số 50/2014/QH13 đối với các dự án có công trình cấp 1, cấp đặc biệt
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây dựng
Xuất phát từ các đặc điểm của dự án và QLDA đầu tư xây dựng, có thể phân
tích và xác định các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến QLDA như sau: 1.4.1 Nhân tố về đặc điểm kinh tế kỹ thuật của dự án
-_ Loại công trình trong dự án
Trang 39trong việc giải quyết các vấn đề về giải phóng mặt bằng Tôn tại nhiều công trình
xây dựng mà chưa được cấp phép dẫn đến khi phát hiện phải phá đi làm lại gây thiệt
hại cho CĐT, nhà thầu và xã hội, hoặc vấn đề giải phóng mặt bằng chậm gây ứ đọng vốn, tăng giá thành xây dựng,
-_ Tình hình kinh tế tại khu vực, địa điểm đã được phê duyệt của dự án: Các nhân tố
ảnh hưởng như giá cả, lạm phát, khủng hoảng kinh tế, khan hiếm, dư thừa hàng hóa,
bạo loạn, khả năng cạnh tranh, phong cách, tư duy, lối sống, phong tục tập quán, yếu tố thâm mỹ, tệ nạn xã hội
-_ Mục tiêu của dự án: Mục tiêu của chủ đầu tư thể hiện ở quy mô dự án, hình dáng,
kiến trúc, thiết kế, thẩm mỹ, công nghệ thực hiện Khi mục tiêu của CĐT thay đổi
sẽ dẫn đến giá của công trình thay đổi Do vậy đây là nhân tố quan trọng tới giá của
sản phẩm xây dựng |
1.4.2 Nhân tố về trình độ năng lực của cán bộ QLDA
-_ Con người đóng vai trò quan trọng mang tính chất quyết định tới công tác QLDA, yếu tố con người là hạt nhân của hoạt động quản lý, năng lực của lực lượng lao động này, đặc biệt là năng lực của cán bộ lãnh đạo ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác quản lý Nhân lực QLDA vững mạnh tạo nên những nguyên tắc quản lý, cách thức kết hợp các yếu tố quản lý phù hợp đảm bảo đưa dự án đến mục tiêu đầu tư Mọi yếu tố khác sẽ không có ý nghĩa nếu như cán bộ QLDA không đủ trình độ và phương pháp làm việc khoa học nghiêm túc, sai lầm của con người dù vô tình hay có ý đều dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, gây thất thoát nguồn vốn
Trang 40trình độ chuyên môn cần phải có những kiến thức về kinh tế, pháp luật và đặc biệt là
phải đi sát vào thực tế Sự hiểu biết toàn bộ những kiến thức khoa học, kinh tế, xã
hội nhân sự QLDA có được thông qua đào tạo hay tự bồi dưỡng kiến thức mà có - Kinh nghiệm, kỹ năng: là những gì tích luỹ thông qua hoạt động thực tiễn, năng lực là khả năng năm bắt, xử lý công việc trên cơ sở các tri thức kiến thức đã được tích lũy
- Ngoài các yếu tố trên, cán bộ QLDA phải có tính kỷ luật cao, phẩm chất đạo đức, lòng say mê và khả năng nhạy cảm trong công việc Nếu không có phẩm chất đạo đức tốt, không có đạo đức nghề nghiệp, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý
làm trái pháp luật sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng QLDA
1.4.3 Nhân tố về các trang thiêt bị, phương tiện, kỹ thuật dùng trong QLDA
-_ Đây là các yếu tố nội tại của đơn vị quản lý ảnh hưởng đến chất lượng công tác
QLDA Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác QLDA đầy đủ, hiện đại sẽ
tạo thuận lợi và nâng cao hiệu quả thực hiện công việc của từng cá nhân thực hiện công tác QLDA
-_ Với việc phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin như hiện nay đã tạo điều kiện cho công tác QLDA ngày càng hoàn thiện, hệ thống thông tin phục vụ đắc lực cho cán bộ QLDA trong công tác chuyên môn của mình Bằng hệ thống máy tính hiện đại và các phần mềm chuyên dụng đã giúp cho công tác QLDA diễn ra thuận lợi hơn Chỉ trong thời gian ngắn máy tính có thể xử lý lưu trữ được một khối lượng thông tin khổng lồ, với khả năng nối mạng như hiện nay thì việc truy cập để tìm kiếm những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác QLDA rất đơn giản và nhanh chóng Việc ứng dụng các công nghệ quản lý tiên tiến cũng tạo điều kiện tăng năng suất làm việc, nâng cao công việc từ đó nâng cao chât lượng quản lý
1.4.4 Nhân tố về cơ chế chính sách, văn bản pháp luật trong QLDA