Tuyển tập câuhỏiôntập phần tếbào- P1 1. Người ta dùng một màng nhân tạo chỉ có 1 lớp phôpholipit kép để tiến hành thí nghiệm xác định tính thấm của màng này với glixêrol và iôn Na+ nhằm so sánh tính thấm của màng sinh chất. Hãy dự đoán kết quả và giải thích. Glixerol dễ dàng thấm qua màng lipít kép vì glixerol là một chất tan trong lipit. Na+ không thấm qua màng này vì Na+ là một chất mang điện, nó không thể thấm qua lipit mà chỉ có thể đi qua các kênh prôtêin xuyên màng hoặc bơm protein. 2. Nêu sự khác nhau trong chuỗi truyền điện tử xảy ra trên màng tilacoit của lục lạp và trên màng ti thể. Năng lượng của dòng vận chuyển điện tử được sử dụng như thế nào? - Điểm khác nhau Chuỗi truyền điện tử trên màng tilacôit Chuỗi truyền điện tử trên màng ti thể Chất cho điện tử Diệp lục ở trung tâm (P700 và diệp lục P680) NADH, FADH2. Chất nhận cuối cùng Diệp lục P700 (nếu là phôtphoryl hoá vòng) NADP+ (nếu phôtphoryl hoá không vòng) O2 Năng lượng của điện tử có nguồn gốc từ Ánh sáng Chất hữu cơ - Năng lượng của dòng vận chuyển điện tử được sử dụng để bơm H + vào xoang tilacôit (hoặc vào xoang giữa 2 màng ti thể) để tạo thế năng iôn H +, iôn H + sẽ khuếch tán qua kênh ATPaza ở trên màng để tổng hợp ATP theo phản ứng ADP + Pi > ATP. 3. Hãy nêu các bằng chứng ủng hộ giả thuyết ti thể có nguồn gốc cộng sinh từ vi khuẩn. Tại sao nhiều nhà khoa học cho rằng "Ti thể xuất hiện trước lạp thể trong quá trình tiến hoá"? Bằng chứng ủng hộ giả thiết ti thể có nguồn gốc từ vi khuẩn: - Ti thể chứa ADN giống với ADN của vi khuẩn - Ti thể chứa ribôxôm giống ribôxôm của vi khuẩn 70S - Cơ chế tổng hợp protein trong ti thể tương tự ở vi khuẩn - Ti thể có cấu trúc màng kép và phân đôi giống vi khuẩn. Nói ti thể có lẽ xuất hiện trước lạp thể trong quá trình tiến hoá bởi vì: - Toàn bộ giới sinh vật nhân thật gồm cả nấm, động vật và thực vật đều có ti thể; nhưng chỉ có một nhóm sinh vật nhân thật (tảo và các thực vật) có lạp thể → lạp thể có lẽ xuất hiện sau ti thể trong quá trình tiến hoá. 4. Nêu cấu trúc phân tử và chức năng của hạch nhân (nhân con) ở tếbào sinh vật nhân thật. Hạch nhân là một cấu trúc có trong nhân tếbào sinh vật nhân thật. Nó gồm có ADN nhân và các phân tử rARN do chính ADN nhân mã hoá, ngoài ra nó còn gồm các protein được “nhập khẩu” từ tếbào chất. Hạch nhân là nơi “lắp ráp” (đóng gói) các phân tử rARN và protein, hình thành các tiểu phần lớn và tiểu phần nhỏ của ribosom, trước khi những cấu trúc này được vận chuyển ra tếbào chất và tham gia vào quá trình dịch mã (tổng hợp protein). 5. Trong giai đoạn đầu quá trình phát triển phôi ở ruồi giấm, giả sử từ nhân của hợp tử đã diễn ra sự nhân đôi liên tiếp 7 lần, nhưng không phân chia tếbào chất. Kết quả thu được sẽ như thế nào? Phôi có phát triển bình thường không? Tại sao? Nguyên phân thực chất là sự phân chia nhân, còn phân chia tếbào chất là hoạt động tương đối độc lập. Vì vậy, nếu nguyên phân xảy ra mà sự phân chia tếbào chất chua xảy ra thì sẽ hình thành một tếbào đa nhân (trong trường hợp này là tếbào chứa 128 nhân). Ruồi con sẽ phát triển bình thường, vì tếbào đa nhân nêu trên sẽ phân chia tếbào chất để hình thành phôi nang, rồi phát triển thành ruồi trưởng thành. 6. Hãy mô tả tiến trình thí nghiệm dung hợp hai tếbào của hai loài động vật khác nhau để chứng minh các phân tử prôtêin của màng sinh chất có khả năng di chuyển hay không. Trước tiên người ta phải đánh dấu protein màng của hai loài khác nhau sao cho có thể phân biệt được chúng (đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ hoặc bằng chất phát quang), sau đó cho các tếbào của hai loài tiếp xúc và dung hợp với nhau (nhờ sự trợ giúp của các chất nhất định). Sau từng khoảng thời gian một, quan sát các dấu chuẩn của từng loài trên "tế bào lai" dưới kính hiển vi. Nếu protein màng của các loài đan xen với nhau trên tếbào lai thì chứng tỏ các prôtêin màng đã dịch chuyển. Tuy nhiên, nếu các protein của từng loài không pha trộn vào nhau mà vẫn nằm ở hai phía riêng biệt của tếbào lai thì ta vẫn chưa thể kết luận chắc chắn là protein màng không di chuyển. Vì protein của cùng một loài có thể vẫn di chuyển trong loại tếbào đó nhưng khó có thể di chuyển sang màng tếbào của loài khác. 7. Nêu các chức năng chủ yếu của lưới nội chất. Cho một ví dụ về một loại tếbào của người có lưới nội chất hạt phát triển, một loại tếbào có lưới nội chất trơn phát triển và giải thích chức năng của các loại tếbào này. - Chức năng chính của lưới nội chất hạt là tổng hợp các loại prôtêin dùng để tiết ra ngoài tếbào hoặc prôtêin của màng tếbào cũng như prôtêin của các lizôxôm. - Chức năng của lưới nội chất trơn: Chứa các enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit, chuyển hoá đường và giải độc. -Tếbào bạch cầu có lưới nội chất hạt phát triển vì chúng có chức năng tổng hợp và tiết ra các kháng thể. -Tếbào gan có lưới nội chất trơn phát triển vì gan có chức năng giải độc. 8. Vì sao tếbào bình thường không thể gia tăng mãi về kích thước? Trong điều kiện nào thì chọn lọc tự nhiên có thể làm cho sinh vật đơn bào gia tăng kích thước? -Tếbào không thể gia tăng mãi về kích thước vì khi có kích thước lớn thì tỉ lệ S/V sẽ giảm làm giảm tốc độ trao đổi chất của tếbào với môi trường. - Khi tếbào có kích thước quá lớn thì sự khuếch tán của các chất tới các nơi bên trong tếbào cũng cần nhiều thời gian hơn. - Khi tếbào có kích thước lớn thì đáp ứng của tếbào với các tín hiệu từ bên ngoài cũng sẽ chậm hơn vì tếbào thu nhận và đáp ứng lại các tín hiệu từ môi trường chủ yếu dựa trên con đường truyền tin hoá học. - Trong điều kiện sinh vật đơn bào này sống chung với những loài sinh vật đơn bào ăn thịt chúng thì những tếbào nào có kích thước lớn hơn sẽ ít bị ăn thịt hơn. 9. Bằng cơ chế nào tếbào có thể ngừng việc tổng hợp một chất nhất định khi cần? -Tếbào có thể điều khiển tổng hợp các chất bằng cơ chế ức chế ngược âm tính. Sản phẩm khi được tổng hợp ra quá nhiều sẽ trở thành chất ức chế quay lại ức chế enzim xúc tác cho phản ứng đầu tiên của chuỗi phản ứng tạo ra sản phẩm đó. 10. Thế nào là chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh của một enzim? Nếu chỉ có các chất ức chế và cơ chất cùng dụng cụ xác định hoạt tính của enzim thì làm thế nào để có thể phân biệt hai loại chất ức chế này? - Chất ức chế cạnh tranh là chất có cấu hình phân tử giống với cơ chất của enzim, vì thế chúng cạnh tranh với cơ chất trong việc chiếm vùng trung tâm hoạt động. - Chất ức chế không cạnh tranh liên kết với một vùng nhất định (không phải trung tâm hoạt động), làm biến đổi cấu hình của phân tử nên enzim không liên kết được với cơ chất ở vùng trung tâm hoạt động. - Ta có thể phân biệt được hai loại chất ức chế bằng cách cho một lượng enzim nhất định cùng với cơ chất và chất ức chế vào một ống nghiệm, sau đó tăng dần lượng cơ chất thêm vào ống nghiệm, nếu tốc độ phản ứng gia tăng thì chất ức chế đó là chất ức chế cạnh tranh. . Tuyển tập câu hỏi ôn tập phần tế bào - P1 1. Người ta dùng một màng nhân tạo chỉ có 1 lớp phôpholipit kép để tiến hành thí nghiệm xác định tính thấm của màng này với glixêrol và iôn Na+. trao đổi chất của tế bào với môi trường. - Khi tế bào có kích thước quá lớn thì sự khuếch tán của các chất tới các nơi bên trong tế bào cũng cần nhiều thời gian hơn. - Khi tế bào có kích thước. chia tế bào chất chua xảy ra thì sẽ hình thành một tế bào đa nhân (trong trường hợp này là tế bào chứa 128 nhân). Ruồi con sẽ phát triển bình thường, vì tế bào đa nhân nêu trên sẽ phân chia tế