- Sử dụng công thức
4.4.1. Phân tích biến động giá thành sản phẩm bình quân qua hai năm 2005-
2006
Bảng 4.9: Bảng tổng hợp giá thành sản phẩmbình quân 2005- 2006 Đơn vị tính: ngàn đồng
Với việc phân tích sơ bộ các khoản mục chi phí trên đã cho thấy được phần nào tình hình biến động chi phí phát sinh tại công ty. Trong đó đáng chú ý nhất là chi phí sản xuất có chiều hướng tăng trong năm 2006. Vậy sự gia tăng này ảnh hưởng như thế nào đến giá thành sản phẩm? Việc phân tích biến động giá thành sẽ làm rõ hơn vấn đề này.
Dựa vào kết quả tính toán giá thành thực tế bình quân trong hai năm vừa qua, rõ ràng thì chi phí sản xuất năm 2006 là cao hơn năm 2005, cụ thể tăng 2.133 đồng/ kg tương đương 5,3%. Sự gia tăng này chủ yếu là do tăng chi phí nguyên liệu, tăng 2.017đ/ kg sản phẩm, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung tăng nhưng không đáng kể.
Đứng dưới góc độ là nhà quản trị, mặc dù giá thành phẩm sản xuất tăng nhưng sự gia tăng này là có thể chấp nhận được. Bởi vì không riêng vì công ty Việt An, nhiều
Khoản mục chi phí
Năm 2006 Năm 2005
So sánh GT sản phẩm GT sản phẩm
Tổng GT GT ĐV Tổng GT GT ĐV GTĐV Chi phí nguyên liệu 276.872.941 36,128 98.563.585 34,111 2,017
CP vật liệu chính 272.835.856 35,601 97.016.429 33,576 2,026 CP vật liệu phụ 3.984.745 0,520 1.528.049 0,529 (0,009) CP khác 52.340 0,007 19.107 0,007 - Chi phí NCTT 16.545.219 2,159 6.058.525 2,097 0,062 CP tiền lương 14.523.951 1,859 5.351.315 1,852 0,043 CP trợ cấp 2.021.268 0,264 707.210 0,245 0,019 Chi phí SXC 31.184.759 4,069 11.603.088 4,016 0,054 CP nhân viên PX 861.336 0,112 380.025 0,132 (0,014) CP vật liệu dùng trong PX 15.258.629 1,991 5.840.063 2,021 (0,030) CP dụng cụ sản xuất 2.549.434 0,333 975.000 0,337 (0,005) CP khấu hao 3.859.860 0,504 1.303.000 0,451 0,053 CP dịch vụ mua ngoài 8.346.260 1,089 3.005.000 1,040 0,049 CP khác bằng tiền 273.176 0,036 100.000 0,035 0,001 Tổng chi phí sx 324.602.920 42,356 116.225.000 40,223 2,133 Thành phẩm 7.663.642 2.889.482
nhà máy chế biến thủy sản khác AFASCO, AFIEX thì giá sản phẩm cũng tăng dao động trong khoản từ 2.000đ – 2.200đ/kg thành phẩm. Đây là do nguyên nhân khách quan bởi các công ty thủy sản cùng chịu sự tác động của giá nguyên liệu đầu vào, cụ thể trung bình giá cá mua vào năm 2005 là dao động từ 11.000- 12.500đ/kg nhưng năm 2006 là 12.500- 14.000đ/kg và đặc biệt tăng vào những tháng cuối năm. Bên cạnh đó, mặc dù thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng nhưng kèm theo đó là những yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng ngày càng cao của khách hàng, đòi hỏi mỗi công ty phải chọn nguyên liệu từ khâu đầu vào đáp đúng tiêu chuẩn và chất lượng, đây cũng là nguyên nhân làm chi phí nguyên liệu năm 2006 tăng so với 2005 và từ đó dẫn đến tăng chi phí sản xuất.
Tuy nhiên, nếu so sánh với kế hoạch thì với mức gia tăng chi phí sản xuất trên là vẫn thấp hơn với chi phí sản xuất định mức đề ra. Do vậy việc gia tăng chi phí này là hợp lý và có thể không ảnh hưởng gì đến hiệu quả hoạt động của công ty.
Dẫn chứng cho vấn đề này, ta tiến hành so sánh chi phí bình quân thực tế với chi phí định mức cho một kg Fillet thành phẩm loại 1 điển hình của công ty trong năm 2006 để thấy được hiệu quả quản lý chi phí của công ty.
Bảng 4.10: Bảng so sánh giá thành thành phẩm Fillet loại 1 thực tế và giá thành kế hoạch bình quân năm 2006
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Nguồn: số liệu được lấy từ bảng tính giá thành thực tế và giá thành kế hoạch năm 2006.
Căn cứ vào kết quả so sánh trên, ta thấy chi phí sản xuất thực tế thấp hơn so với định mức, chứng tỏ mức tăng chi phí 5,3% như kết quả tính toán vẫn còn nằm trong kế hoạch kiểm soát chi phí của công ty đề ra. Như vậy có thể kết luận rằng tình hình biến động chi phí sản xuất của công ty tiến triển theo chiều hướng tốt.
Sở dĩ chi phí nguyên liệu chính giảm là do chi phí mua cá thực tế thấp hơn so
Giá thành Giá thành bình quân (ngàn đồng/kg) So sánh(ngàn đồng/kg) Thực tế Kế hoạch
Chi phí nguyên liệu trực tiếp 44,600 46,000 (1,400) Chi phí nhân công trực tiếp 2,800 2,700 0,100 Chi phí sản xuất chung 3,600 3,500 0,100
thực tế giảm, chỉ chiếm 29% trong khi định mức đề ra 30%. Nguyên nhân do công ty mua được cá có chất lượng cao, trọng lượng và size cá đều nhau, tỷ lệ nạc cao, ít thịt cá đỏ làm giảm phần phụ phẩm. Chính các yếu tố này đã góp phần giảm chi phí nguyên liệu trực tiếp cho công ty năm 2006.
Ngược lại với chi phí nguyên liệu thì chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung lại tăng hơn so với kế hoạch.
Nguyên nhân chi phí thực tế nhân công tăng do nhu cầu sản xuất tăng, công ty phải tăng ca cho công nhân, các khoản phụ cấp, khen thưởng, khuyến khích công nhân tăng năng suất làm việc.
Còn đối với chi phí sản suất chung: tăng bởi các chi phí khấu hao tăng (vì vào năm 2006, công ty đầu tư thêm máy lạng da và một số máy móc thiết bị khác), chi phí điện và chi phí dịch vụ mua ngoài tăng…Nhưng sự gia tăng này không đáng kể so với sự sụt giảm của chi phí nguyên liệu, tổng hợp lại công ty vẫn còn tiết kiệm được 1.200 đồng/ kg thành phẩm cá Fillet loại 1. Tương tự các loại thành phẩm khác thì chi phí thực tế cũng giảm bình quân khoản 1200đồng/kg. Chứng tỏ công ty đã quản lý tốt chi phí sản xuất trong năm 2006.
Tổng hợp lại kết quả phân tích ta thấy, nếu xét theo cùng khối lượng hoạt động, tổng số tăng của chi phí sản xuất năm 2006 so với 2005 là 16.343 triệu, nhưng sụt giảm của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là 9.294 triệu góp phần giảm đi sự gia tăng chi phí của năm 2006 so với 2005 xuống còn 7.049 triệu. Một vấn đề đặt ra đối với các nhà quản trị là với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế thì sự gia tăng chi phí như vậy thì có hợp lý không? Nguyên nhân của việc gia tăng chi phí này là do đâu? Nó tác động như thế nào đến doanh thu và lợi nhuận của công ty trong năm 2006? Vì vậy cần tìm hiểu nguyên và xem xét giải quyết vấn theo nhiều khía cạnh khác nhau.