Một chất điểm chuyển động đều trên một đường tròn bán kính 15 m với tốc độ dài 54 km/h.. Một chất điểm chuyển động đều trên một đường tròn bán kính 2m, với tốc độ 10m/s.. Hai ô tô chuyển
Trang 1MỤC LỤC
Chương I Động học chất điểm Trang 2Chương II Động lực học chất điểm Trang 18Chương III Cân bằng và chuyển động của vật rắn Trang 43Chương IV Các định luật bảo toàn Trang 63Chương V Chất khí Trang 80Chương VI Cơ sở của nhiệt động lực học Trang 95Chương VII Chất rắn và chất lỏng Sự chuyển thể Trang 102
Trang 2Chương I ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Bài 1 CHUYỂN ĐỘNG CƠ
A VÍ DỤ
Một ô tô xuất phát tại Hà Nội lúc 6 giờ Ô tô đến Nam Định lúc 7 giờ 20phút và đến Thanh Hóa lúc 10 giờ 40 phút Chọn mốc thời gian lúc xuấtphát Xác định thời điểm ô tô đến Nam Định, Thanh Hóa
(Đáp số: Thời điểm ô tô đến Nam Định: 1 giờ 20 phút; Thời điểm ô tô đếnThanh Hóa: 4 giờ 40 phút)
B BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1.1 Định nghĩa nào sau đây là đúng?
A Sự dời chỗ của vật
B Sự di chuyển của vật
C.Sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác theo thời gian
D Sự thay đổi khoảng cách của vật
1.2 Trường hợp nào sau đây có thể coi chuyển động là chất điểm?
A.Trái đất quay quanh Mặt trời B Trái đất quay quanh trục của nó
C Hai hòn bi lúc chạm với nhau D Ô tô chuyển động trên chiếc cầu
bắc qua con mương nhỏ
1.3 Chọn phát biểu đúng Hệ quy chiếu gồm:
A vật làm mốc, hệ tọa độ gắn với vật làm mốc và một thước đo
B vật làm mốc và một đồng hồ
C hệ tọa độ, đồng hồ và mốc tính thời gian
D vật làm mốc, hệ tọa độ gắn với vật làm mốc, một đồng hồ và mốc tínhthời gian
1.4 Tàu thống nhất Bắc – Nam xuất phát từ ga Hà Nội lúc 19 giờ 00 phút,
tới ga Đồng Hới lúc 6 giờ 44 phút của ngày hôm sau Thời gian tàu chạy từ
Hà Nội đến ga Đồng Hới là
A 23 giờ 44 phút B 23 giờ 16 phút
C 12 giờ 44 phút D 11 giờ 44 phút
Trang 3C BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
1.5 Căn cứ vào Bảng giờ tàu chạy của Tàu thống nhất Bắc – Nam:
20 giờ
50 phút 31 phút22 giờ 35 phút0 giờ 05 phút8 giờ 54 phút10 giờ 20 phút20 giờChọn gốc thời gian lúc tàu xuất phát từ Nam Định
a) Tàu đến Thanh Hóa vào thời điểm nào? (ĐS: 1 giờ 41 phút)
b) Tàu đến Nha Trang vào thời điểm nào? (ĐS: 23 giờ 30 phút)
c) Tàu chạy từ Thanh Hóa đến Nha Trang mất bao lâu?
(ĐS: 21 giờ 49 phút)
Trang 4Bài 2 CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
A VÍ DỤ
Phương trình chuyển động của một chất điểm chuyển động thẳng đều códạng: x = 2 + 3t (x tính bằng m, t tính bằng s)
a) Xác định vị trí chất điểm tại thời điểm ban đầu (ĐS: x = 2 m)
b) Tính quãng đường mà chât điểm đi được sau thời gian t = 5s
(ĐS: s = 15 m)
c) Vẽ đồ thị tọa độ thời gian của chuyển động trên
(HD: Đồ thị là đường thẳng qua A (0, 2); B (1, 5)
B BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
2.1 Một ô tô chạy trên đường thẳng, lần lượt đi qua ba điểm A, B, C cách
đều nhau, AB = BC = 12 km Xe đi đoạn AB hết 20 phút, đoạn BC hết 30phút Tính tốc độ trung bình trên các đoạn đường AB, BC và AC
(ĐS: 36 km/h; 24 km/h; 28,8 km/h)
2.2 Lúc 7h sáng, một ô tô đi từ A về B với tốc độ không đổi 54 km/h.
a) Viết phương trình chuyển động của xe ô tô, lấy A làm gốc tọa độ, thờiđiểm xe bắt đầu xuất phát làm mốc thời gian, chiều dương là chiều chuyểnđộng (ĐS: x = 54t)
b) Lúc 10 h ô tô ở vị trí nào? (ĐS: x = 162 km)
c) Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của xe ô tô
(HD: đồ thị là đường thẳng qua O (0, 0); B (1, 54))
2.3 Chuyển động thẳng đều là chuyển động có
A tốc độ không thay đổi B quỹ đạo và tốc độ không đổi
C quỹ đạo là đường thẳng, quãng đường đi được không đổi
D quỹ đạo là đường thẳng và tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãngđường
2.4 Một chất điểm chuyển động thẳng đều từ điểm A đến điểm B với tốc
độ 3 m/s Nếu chọn gốc tọa độ tại điểm A, chiều dương là chiều chuyểnđộng và gốc thời gian là lúc chất điểm đi từ A thì phương trình chuyểnđộng của chất điểm là
Trang 52.6 Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng đều là
A đường thẳng song song với trục Ot
B đường xiên góc với trục Ot
C đường song song với trục Ov D đường xiên góc với trục Ov
2.7 Phương trình chuyển động của một chuyển động thẳng đều có dạng: x
= 20 – 4t (x đo bằng m, t đo bằng s) Phát biểu nào sau đây đúng?
A Tốc độ của vật là 4 m/s, chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ
B.Tốc độ của vật là 4 m/s, chuyển động theo chiều âm của trục tọa độ
C Tốc độ của vật là 20 m/s, chuyển động theo chiều dương của trục tọađộ
D Tốc độ của vật là 20 m/s, chuyển động theo chiều âm của trục tọa độ
C BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
2.8 Một ô tô chạy trên đường thẳng, nửa đầu quãng đường ô tô chạy với
tốc độ không đổi 30km/h, nửa sau của quãng đường ô tô chạy với tốc độkhông đổi 50km/h Tính tốc độ trung bình của ô tô trên cả quãng đường.(ĐS: 37,5 km/h)
2.9 Hai ô tô xuất phát cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 30 km,
chuyển động ngược chiều nhau, có tốc độ lần lượt là 60 km/h và 40 km/h.a) Viết phương trình chuyển động của hai xe trên cùng một trục tọa độ.Chọn A làm gốc tọa độ, chiều dương từ A đến B, mốc thời gian là lúc hai
xe xuất phát (ĐS: x1 = 60t; x2 = 30 – 40t)
b) Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau (ĐS: 18 km; t = 0,3 h)c) Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe trên cùng một hệ trục tọa độ
Trang 6Bài 3 CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
A VÍ DỤ
Một đoàn tàu chuyển động với tốc độ 54 km/h thì hãm phanh, sau 1 phútthì dừng hẳn
a) Tính gia tốc của đoàn tàu (ĐS: - 0,25 m/s2)
b) Tính vận tốc của đoàn tàu sau 30 giây (ĐS: 7,5 m/s)
c) Tính quãng đường mà đoàn tàu đi được kể từ lúc hãm phanh cho đến khidừng hẳn (ĐS: 450m)
B BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
3.1 Một đoàn tàu bắt đầu rời ga chuyển động nhanh dần đều, sau 20 s tàu
đạt tốc độ 36 km/h Hỏi sau bao lâu thì tàu đạt được tốc độ 54 km/h?
3.2 Một ô tô đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 36 km/h thì tăng tốc
chuyển động nhanh dần đều (t = 30 s)
a) Tính gia tốc của xe biết rằng sau khi đi được quãng đường là 1km thì ô
tô đạt tốc độ 54 km/h (ĐS: a = 0,0625 m/s2)
b) Viết phương trình chuyển động của xe Chọn chiều dương là chiềuchuyển động, gốc tọa độ trùng với vị trí xe bắt đầu tăng tốc, gốc thời gianlúc bắt đầu tăng tốc (ĐS: 10 + 10t + 0,0313t2)
3.3 Một ô tô lên dốc, chuyển động chậm dần đều với tốc độ ban đầu
36km/h Sau thời gian 20 s, tốc độ giảm xuống còn 18 km/h Tìm gia tốccủa xe ô tô (ĐS: - 0,25 m/s2)
3.4 Một xe máy xuất phát từ A chuyển động thẳng nhanh dần đều không
vận tốc ban đầu Sau khi đi được 40 s thì vận tốc của xe là 36 km/h
a) Xác định gia tốc của xe máy (ĐS: 0,25 m/s2)
b) Tìm quãng đường mà xe máy đi được trong 40s (ĐS: 200 m)
c) Viết phương trình chuyển động của xe máy Chọn chiều dương là chiềuchuyển động, gốc tọa độ trùng với vị trí xe máy lúc xuất phát, gốc thời gian
là lúc xuất phát (ĐS: 0,125 t2)
3.5 Chuyển động nhanh dần đều là chuyển động trong đó là chuyển động
trong đó
A gia tốc luôn luôn dương
B vận tốc có độ lớn tăng dần theo thời gian
C vecto gia tốc không đổi cả về hướng và độ lớn, luôn cùng hướng vớivecto vận tốc
D quãng đường đi được tăng dần
3.6 Phương trình nào sau đây là phương trình chuyển động nhanh dần
Trang 7A x = 2t2 – 5t B x =20 – 5t + 2t2
C x = 5t – 2t2 D x = -5t – 2t2
3.7 Một chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox, có phương trình chuyển
động: x = 3t + 4t2 (x đo bằng m, t đo bằng s) Gia tốc, tọa độ và vận tốc củachất điểm t = 3s là
A a = 2 m/s2; x = 45 m; v = 9 m/s B a = 4 m/s2; x = 45 m; v = 15 m/s
C a = 8 m/s2; x = 45 m; v = 27 m/s D a = 8 m/s2; x = 45 m; v = 24 m/s
3.8 Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: x = 20 – 4t + t2
(x đo bằng m, t đo bằng s) Biểu thức vận tốc tức thời của chất điểm theothời gian là
A v = 4 + 2t (m/s) B v = -4 + 2t (m/s)
C v = 20 + 4t (m/s) D v = 4 + t (m/s)
3.9 Một vật chuyển động có vận tốc được biểu diễn bằng phương trình: v
= 2t + 4 (m/s) Quãng đường mà vật đi được trong 20 s đầu tiên là
3.10 Chọn phát biểu sai Trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
A vận tốc v là hàm bậc nhất theo thời gian
B tọa độ x là hàm bậc hai theo thời gian
C độ lớn gia tốc a không đổi
D tích a.v không đổi
3.11 Chọn phát biểu đúng.
A chuyển động thẳng chậm dần đều có a < 0
B chuyển động nhanh dần đều có a > 0
C chuyển động thẳng nhanh dần đều theo chiều dương của trục tọa độ có a
> 0
D.chuyển động chậm dần đều theo chiều dương của trục tọa độ có a > 0
C BÀI TẬP PHÁT TRIỂN.
3.12 Cùng một lúc từ hai điểm A và B cách nhau 50 m, có hai vật đang
chuyển động ngược chiều để gặp nhau Vật thứ nhất xuất phát từ A chuyểnđộng với vận tốc 5 m/s Vật thứ hai xuất phát từ B, bắt đầu chuyển độngnhanh dần đều với gia tốc 2 m/s2 Chọn trục Ox trùng với đường thẳng AB,gốc tọa độ O trùng với A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúcxuất phát
a) Viết phương trình chuyển động của mỗi vật
Trang 8(ĐS: xA = x0 + vt = 5t (m); 2 2
1
50 ( )2
x x v t at t m
b) Xác định thời điểm và vị trí lúc hai xe gặp nhau (ĐS: 5 s)
c) Xác định thời điểm mà tại đó hai vật có cùng tốc độ (ĐS: 2,5 s)
Trang 9Bài 4 SỰ RƠI TỰ DO
A VÍ DỤ
Một vật nặng rơi từ độ cao 27 m xuống đất Lấy g = 10m/s2
a) Tính thời gian rơi (ĐS: 2,32 s)
b) Xác định vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất (ĐS: 23,2 m/s)
B BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
4.1 Một hòn đá rơi từ miệng giếng đến đáy giếng mất 3 s Tính độ sâu của
giếng Lấy g = 10 m/s2 (ĐS: 45 m)
4.2 Một vật nặng rơi từ độ cao20m xuống đất Lấy g = 10 m/s2
a) Sau bao lâu vật đến mặt đất? (ĐS: 2 s)
b) Vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất là bao nhiêu? (ĐS: 20 m/s)
4.3 Một vật rơi tự do, trong giây cuối cùng rơi được 15m Lấy g = 10m/s2.a) Tính thời gian vật rơi chạm đất (ĐS: 2 s)
b) Độ cao nơi vật rơi (ĐS: 20 m)
4.4 Chuyển đồng nào sau đây có thể coi là chuyển động rơi tự do?
A Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất
B Người phi công đang nhảy dù khi dù đã được bật ra
C Một viên đá được thả rơi từ trên cao xuống đất
D Một hạt mưa nhỏ rơi từ trên cao xuống
4.5 Một vật được thả rơi tự do từ độ cao h xuống đất Vận tốc của vật ngay
4.6 Câu nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của sự rơi tự do?
A là chuyển động nhanh dần đều
B có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới
C có công thức tính vận tốc ở thời điểm t là v = gt
D có quãng đường rơi tỉ lệ với thời gian
4.7 Một vật rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 10 m xuống đất Lấy g
= 10 m/s2 Vận tốc ngay trước khi vật chạm đất là
4.8 Điều khẳng định nào sau đây không đúng?
A Ở cùng một nơi trên Trái đất và ở gần mặt đất, các vật rơi tự do với
Trang 10B Vecto gia tốc rơi tự do có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
C Gia tốc rơi tự do phụ thuộc vào vị trí địa lý của vật trên Trái đất
D Khi vật rơi tự do, sức cản của không khí ảnh hưởng đến sự rơi nhanhchậm của vật
4.9 Một vật rơi tự do từ độ cao h, nếu độ cao tăng lên gấp 2 lần thì thời
a) Tính quãng đường vật rơi được trong giây thứ ba (ĐS: 25 m)
b) Biết rằng trước khi chạm đất vận tốc của vật là 38m/s Tính h
(ĐS: 72,2 m)
Trang 11Bài 5 CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU
A VÍ DỤ
Ví dụ 1 Một chất điểm chuyển động đều trên một đường tròn bán kính 15
m với tốc độ dài 54 km/h
a) Tính tốc độ góc (ĐS: 1 rad/s)
b) Tính gia tốc hướng tâm (ĐS: 15 m/s2)
Ví dụ 2 Một đĩa tròn bán kính 10 cm, quay đều mỗi vòng mất 0,2 s Tính
tốc độ dài của điểm nằm trên vành đĩa (ĐS: 3,14 m/s)
B BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
5.1 Một chất điểm chuyển động đều trên một đường tròn bán kính 2m, với
tốc độ 10m/s Hãy tính gia tốc, chu kỳ chuyển động của chất điểm
(ĐS: 50 m/s2; 1,256 s)
5.2 Một bánh xe quay đều 100 vòng trong 2s Tính chu kỳ và tốc độ góc
của bánh xe (ĐS: 0,02 s; 314 rad/s)
5.3 Chuyển động của các vật nào sau đây là chuyển động tròn đều?
A Chuyển động quay của bánh xe máy khi vừa hãm phanh
B Chuyển động quay của Mặt trăng so với Trái đất
C Chuyển động quay của chiếc đu khi đang quay ổn định
D Chuyển động quay của bánh xe ô tô khi mới bắt đầu khởi hành
5.4 Vecto vận tốc của chuyển động tròn đều
A luôn vuông góc với đường tròn quỹ đạo tại điểm khảo sát
B tiếp tuyến với quỹ đạo và không thay đổi trong quá trình chuyển động
C vuông góc với đường tròn quỹ đạo và không thay đổi trong quá trìnhchuyển động
D tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo tại điểm khảo sát có độ lớn là mộthằng số
5.5 Chọn phát biểu sai Vecto gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn
đều
A có phương và chiều không đổi
B luôn hướng vào tâm quỹ đạo
C có độ lớn không đổi
D luôn vuông góc với vecto vận tốc
5.6 Chọn phát biểu sai Chuyển động tròn đều là chuyển động
A có quỹ đạo là đường tròn, có gia tốc bằng 0
B có quỹ đạo là đường tròn và tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là nhưnhau
Trang 12C có quỹ đạo là đường tròn và vật đi được những cung tròn bằng nhautrong những khoảng thời gian bằng nhau.
D có quỹ đạo tròn và tốc độ dài của vật không đổi
5.7 Một chất điểm chuyển động đều trên một đường tròn bán kính R = 12
m, với tốc độ dài 43,2 km/h Gia tốc hướng tâm của chất điểm là
A 1,2 m/s2 B 0,12 m/s2 C 12 m/s2 D 1 m/s2
5.8 Một chất điểm chuyển động đều trên đường tròn bán kính R = 20 m,
với tốc độ dài 36 km/h Gia tốc và tần số của chất điểm là
b) Tính quãng đường xe đi được trong 10 s (ĐS: 100 m)
Trang 13Bài 6 TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG VÀ ĐỨNG YÊN
A VÍ DỤ
Một chiếc thuyền chạy xuôi dòng sông được 20 km trong 1 giờ, nước chảyvới vận tốc 2 km/h Tính vận tốc của thuyền so với nước (ĐS: 18 km/h)
B BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
6.1 Một chiếc thuyền chạy ngược dòng sông đi được quãng đường 22 km
trong 2 giờ, nước chảy với vận tốc 3 km/h Tính vận tốc của thuyền so vớinước (ĐS: 14 km/h)
6.2 Đoạn đường AB dài 140 m Cùng một thời điểm ô tô thứ nhất đi từ A
về B với vận tốc v1 = 30 km/h, ô tô thứ hai đi từ B về A với vận tốc v2 = 40km/h Hỏi sau bao lâu hai ô tô gặp nhau? (ĐS: t = 2h)
6.3 Hai ô tô A và B chạy cùng chiều trên cùng một đoạn đường thẳng với
vận tốc lần lượt là 80 km/h và 50 km/h Vận tốc của ô tô A đối với ô tô Blà
A 130 km/h B 30 km/h C – 30 km/h D 50 km/h
6.4 Hai ô tô chuyển động từ một địa điểm theo hai hướng khác nhau trên
cùng một đường thẳng với vận tốc 40 km/h và 60 km/h Vận tốc của ô tôthứ nhất đối với ô tô thứ hai là
A 100 km/h B 20 km/h C 40 km/h D 60 km/h
6.5 Một hành khách ngồi trong xe ô tô thứ nhất, nhìn qua cửa sổ thấy ô tô
thứ hai bên cạnh và mặt đường chuyển động như nhau Kết luận nào sauđây là đúng?
A Ô tô đứng yên so với mặt đường là ô tô thứ nhất
B Cả hai ô tô đều chuyển động so với mặt đường
C Ô tô thứ hai chuyển động so với mặt đường
D Ô tô thứ nhất chuyển động so với mặt đường
6.6 Một chiếc thuyền chạy ngược dòng nước được 23 km trong 1 giờ.
Nước chảy với vận tốc 5 km/h Vận tốc của thuyền đối với nước là
A 18 km/h B 23 km/h C 28 km/h D 5 km/h
C BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
6.7 Một chiếc phà chạy xuôi dòng từ bến A đến bến B mất 2 giờ, khi chạy
ngược từ bến B về bến A mất 3 giờ Nếu phà tắt máy thả trôi theo dòngnước từ bến A về bến B thì mất thời gian là bao nhiêu? (ĐS: 12 h)
Trang 14ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG I
(Thời gian làm bài 45 phút)
PHẦN I: TỰ LUẬN
Câu 1 (5 điểm) Một vật nhỏ được thả rơi tự do từ một đỉnh tháp cao Biết
rằng trong 2 giây cuối cùng trước khi chạm đất vật rơi được quãng đường
98 m Cho gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2
a) Tính thời gian rơi của vật từ đỉnh tháp tới mặt đất (2,5 điểm)
b) Tính độ biến thiên của vận tốc trong 2 giây cuối cùng (1,0 điểm)
c) Vẽ đồ thị vận tốc của vật trong 4 giây đầu tiên từ khi bắt đầu rơi
2 Vecto gia tốc a không đổi
8 v13v12v23 là h) công thức liên hệ giữa vận
tốc, gia tốc và đường đi
12
x x v t at là đường của chuyển của chuyểni) công thức tính quãng
động rơi tự do
10 1 2
2
Trang 15Câu 3 (0,5 điểm) Trường hợp nào sau đây coi vật là chất điểm ?
A Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời
B Trái Đất quay xung quanh trục của nó
C Hai hòn bi lúc va chạm với nhau
D Ô tô chuyển động trên chiếc cầu bắc con mương nhỏ
Câu 4 (0,5 điểm) Một chất điểm chuyển động thẳng đều từ điểm A đến
điểm B với tốc độ 5 m/s Nếu chọn gốc tọa độ tại điểm A, chiều dương làchiều chuyển động và thời điểm t = 0 là lúc chất điểm đi từ A thì phươngtrình chuyển động của chất điểm là
A x = x0 + 5t B x = x0 – 5t
Câu 5 (0,5 điểm) Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng x
= 10 – 3t + t2 (x đo bằng m, t đo bằng giây) Công thức tính vận tốc củachất điểm theo thời gian là
A v = 3 + 2t (m/s) B v = -3 + 2t (m/s)
C v = 10 + 3t (m/s) D v = 3 + t (m/s)
Câu 6 (0,5 điểm) Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 20 m xuống đất.
Lấy g = 10 m/s2 Vận tốc ngay trước khi chạm đất là
Câu 8 (0,5 điểm) Một chiếc thuyền chuyển động thẳng ngược chiều dòng
nước, đi được 15 km trong 1 giờ, nước chảy với vận tốc 5 km/h Vận tốccủa thuyền đối với nước là
HẾT
Trang 16ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI CHƯƠNG I
2 Vecto gia tốc a không đổi
là đặc trưng của đổi đều.g) chuyển động thẳng biến
chuyển động thẳng biến đổi đều
7 v2 v022as là h) công thức liên hệ giữa vận
tốc, gia tốc và đường đi
8 v13v12v23 là l) công thức cộng vận tốc.
12
x x v t at là chuyển động thẳng biến đổi đều.b) phương trình tọa độ của
Trang 1712 a R 2 là c) công thức tính gia tốc
hướng tâm theo tốc độ góc củachuyển động tròn đều
Câu 3: (0,5 điểm) Trường hợp nào sau đây coi vật là chất điểm ?
A Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời
B Trái Đất quay xung quanh trục của nó
C Hai hòn bi lúc va chạm với nhau
D Ô tô chuyển động trên chiếc cầu bắc con mương nhỏ
Câu 4: (0,5 điểm) Một chất điểm chuyển động thẳng đều từ điểm A đến
điểm B với tốc độ 5 m/s Nếu chọn gốc tọa độ tại điểm A, chiều dương làchiều chuyển động và thời điểm t = 0 là lúc chất điểm đi từ A thì phươngtrình chuyển động của chất điểm là
A x = x0 + 5t B x = x0 – 5t
Câu 5: (0,5 điểm) Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng
x = 10 – 3t + t2 (x đo bằng m, t đo bằng giây) Công thức tính vận tốc củachất điểm theo thời gian là
A v = 3 + 2t (m/s) B v = -3 + 2t (m/s)
C v = 10 + 3t (m/s) D v = 3 + t (m/s)
Câu 6: (0,5 điểm) Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 20 m xuống đất.
Lấy g = 10 m/s2 Vận tốc ngay trước khi chạm đất là
Câu 8: (0,5 điểm) Một chiếc thuyền chuyển động thẳng ngược chiều dòng
nước, đi được 15 km trong 1 giờ, nước chảy với vận tốc 5 km/h Vận tốccủa thuyền đối với nước là
HẾT
Trang 18Chương II ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Bài 9 TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM
Ví dụ 2 Hãy phân tích lực F thành hai thành
phần theo hai phương Ox và Oy như hình vẽ
Biết F = 6 N; góc hợp bởi F và Ox bằng 300
Hãy tính độ lớn của các lực thành phần
(ĐS: F1 = 6,9 N; F2 = 2,4 N)
B BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
9.1 Chất điểm chịu tác dụng của hai lực F1 = F2 = 10 N Góc giữa haivector lực bằng 300 Tính độ lớn của hợp lực (ĐS: 19,3 N)
9.2 Một chất điểm chịu tác dụng của bốn lực: F F F F 1, , ,2 3 4 nằm trong cùngmột mặt phẳng Biết độ lớn của các lực là: F1 = 2 N, F2 = F4 = 3 N, F3 = 6
N Tìm hợp lực tác dụng lên vật (ĐS: F = 4 N, cùng hướng với F3)
1, ,2 3
F F F
9.3 Một chất điểm chịu tác dụng của ba lực: nằm trong cùng mặt phẳng.
Biết ba lực này từng đôi một tạo với nhau một góc 1200 và độ lớn của cáclực là F1 = F2 = 5 N, F3 = 10 N Tìm hợp lực tác dụng lên vật
(ĐS: F = 5 N, cùng hướng với F3)
Trang 199.4 Cho ba lực đồng quy cùng nằm trong một mặt phẳng có độ lớn F1 = F2
= F3 = 15 N và từng đôi một hợp thành góc 1200 Tìm hợp lực của chúng.(ĐS: F = 0 N)
9.5 Lực F tác dụng lên chất điểm có phương lập với phương nằm ngang
một góc F Hãy phân tích lực thành hai lực thành phần theo phươngnằm ngang và phương thẳng đứng Thiết lập công thức tính độ lớn của cáclực thành phần (ĐS: F1Fsin; F2 Fcos P)
9.6 Một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng góc so với phương nằm ngang.
Hãy phân tích trọng lượng thành hai lực thành phần theo phương songsong và vuông góc với mặt phẳng nghiêng Hãy chỉ ra tác dụng của các lựcnày Thiết lập công thức tính độ lớn của các lực thành phần
(ĐS: F1Psin F2 Pcos F F ; )
9.7 Hợp lực của hai lực và 2 có thể
A. vuông góc với lực F F. B nhỏ hơn F.
C lớn hơn 3F D vuông góc với lực 2
9.8 Ba lực đồng quy cùng nằm trong một mặt phẳng, có độ lớn F1 = F2 =
F3 = 45 N và từng đôi một làm thành một góc 1200 Hợp lực của chúng có
độ lớn là
9.9 Hai lực có độ lớn 4 N và 6 N tác dụng đồng thời vào một chất điểm.
Lực nào dưới đây có độ lớn không thể là lực cân bằng với hợp lực của hailực trên?
Trang 209.12 Người ta treo một cái đèn khối lượng m
= 300g vào một giá đỡ gồm hai thanh nhẹ AB
và AC như hình vẽ Biết góc 600 và lấy g
= 10 m/s2 Hãy xác định lực tác dụng lên các
thanh AB, AC Thanh nào có thể thay thế
được bằng một sợi dây?
(ĐS: 5,2 N; 6 N)
Trang 21Bài 10 BA ĐỊNH LUẬT NIU – TON
A VÍ DỤ
Ví dụ 1 Một vật khối lượng m = 1 kg có thể coi là chất điểm đang đứng
yên trên một mặt phẳng nằm ngang Tác dụng vào vật một lực F = 4 N cóphương nằm ngang Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng
a) Tính gia tốc chuyển động của vật (ĐS: 4 m/s2)
b) Tính vận tốc tại thời điểm t = 4 s kể từ khi vật bắt đầu chuyển động.(ĐS: 16 m/s)
Ví dụ 2 Hai quả bóng cao su có khối lượng lần lượt là m1 = 80 g, m2 = 120
g người ta ép chúng vào nhau rồi buông ra, sau đó hai quả bóng chuyểnđộng ngược chiều nhau Quả thứ nhất có vận tốc v1 = 9 m/s Hỏi quả thứhai có vận tốc bao nhiêu? Biết ma sát là không đáng kể
(ĐS: 6 m/s)
B BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
10.1 Một ô tô có khối lượng 1 tấn đang chuyển động trên đường thẳng
nằm ngang với tốc độ 20 m/s thì tài xế hãm phanh Sau 5 s, vận tốc của xe
ô tô là 10 m/s Tính lực hãm (ĐS: 2 000 N)
10.2 Một quả bóng khối lượng 0,4 kg đang nằm yên trên mặt đất Một cầu
thủ đá quả bóng với một lực F Thời gian chân tiếp xúc với quả bóng là0,02 s Vận tốc của quả bóng lúc rời khỏi chân là 10 m/s Bỏ qua ma sát.Tính F (ĐS: 200 N)
10.3 Một xe lăn có khối lượng m = 2 kg đang nằm yên trên mặt bàn nhẵn
nằm ngang Tác dụng vào xe một lực F theo phương ngang thì xe đi đượcquãng đường s = 3 m trong thời gian t Nếu đặt thêm lên xe một vật cókhối lượng m’ = 1kg thì xe đi được quãng đường s’ bằng bao nhiêu trongthời gian t Bỏ qua ma sát (ĐS: 2 m)
10.4 Một vật có khối lượng 1,5 tấn, khởi hành với gia tốc 0,3 m/s2 Khi ô
tô có chở hàng thì nó khởi hành với gia tốc 0,2 m/s2 Hãy tính khối lượngcủa hàng Biết hợp lực tác dụng vào ô tô trong hai trường hợp đều bằngnhau
(ĐS: 0,75 tấn)
10.5 Một vật được thả trên mặt phẳng nghiêng một góc so với phương
nằm ngang Hãy viết biểu thức tính gia tốc của vật trên mặt phẳng nghiêng
Bỏ qua lực ma sát (ĐS: a g sin)
10.6 Hai chiếc xe lăn đặt nằm ngang Ở đầu một chiếc xe có gắn lò xo
nhỏ, nhẹ Đặt hai xe sát nhau để lò xo bị nén lại rồi buông tay Sau đó hai
Trang 22xe chuyển động, đi được các quãng đường s1 = 1 m và s2 = 2 m trong cùngthời gian t Tìm tỉ số khối lượng của hai xe Bỏ qua ma sát (ĐS: 1
2
2
m
m )
10.7 Một vật đang chuyển động với vận tốc v, đột nhiên tất cả các lực tác
dụng lên vật mất đi Vật sẽ chuyển động như thế nào?
A Vật dừng lại ngay lập tức
B Vật chuyển động chậm dần đều rồi dừng lại
C Vật sẽ đổi hướng chuyển động
D vật tiếp tục chuyển động với vận tốc không đổi
10.8 Chọn phát biểu đúng.
A Một vật đang đứng yên muốn chuyển động phải có lực tác dụng vào nó
B Một vật chịu tác dụng của một lực có độ lớn giảm dần thì sẽ chuyểnđộng chậm dần
C Một vật sẽ đứng yên chỉ khi không có lực tác dụng vào vật
D Vật luôn luôn chuyển động cùng phương, chiều với lực tác dụng vào nó
10.9 Trong trò chơi hai người kéo co
A người thắng kéo người thua một lực lớn hơn
B người thắng kéo người thua một lực bằng với người thua kéo ngườithắng
C người thua kéo người thắng một lực lớn hơn
D người thắng kéo người thua một lực có thể lớn hơn và cũng có thể béhơn tủy thuộc tỉ số khối lượng của hai người
10.10 Vật nào sau đây có quán tính lớn nhất?
A Vật 1 kg chuyển động với vận tốc 16 m/s
B Vật 2 kg chuyển động với vận tốc 29 m/s
C Vật 3 kg chuyển động với vận tốc 3 m/s
D Vật 4 kg chuyển động với vận tốc 1 m/s
10.11 Một người có trọng lượng 400 N tác dụng lên một chiếc thuyền
trọng lượng 10 000 N một lực 150 N để đẩy thuyền Hỏi thuyền tác dụnglên người đó một lực có độ lớn bằng bao nhiêu?
10.12 Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về chuyển động của
một vật?
A Gia tốc của vật thu được luôn luôn cùng hướng với lực
B Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật biến đổi
C Vật sẽ đứng yên hay chuyển động thẳng đều nếu không có lực tác dụnglên vật
D Nếu lực tác dụng lên vật không đổi thì vật sẽ chuyển động thẳng đều
Trang 2310.13 Hai lực đồng quy 4 N và 3 N có phương vuông góc cùng tác dụng
vào một vật có khối lượng 2 kg lúc đầu đứng yên trên mặt bàn ngang.Trong khoảng thời gian 2 s đầu quãng đường mà vật đi được là
C BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
10.14 Một quả bóng khối lượng 300 g bay với tốc độ 10 m/s đến đập
vuông góc vào tường rồi bật trở lại theo phương cũ với cùng tốc độ Thờigian va chạm giữa bóng và tường là 0,05 s Tính lực của quả bóng tác dụnglên tường (ĐS: 120 N)
10.15 Một sợi dây thép có thể giữ yên được một trọng vật có khối lượng
tối đa 500 kg Dùng dây để kéo một trọng vật khác có khối lượng 400 kglên cao Lấy g = 10 m/s2 Hỏi gia tốc lớn nhất mà vật có thể có để dây
Trang 24Bài 11 LỰC HẤP DẪN – ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN
A VÍ DỤ
Ví dụ 1 Hai q 9.104kg m/ 3uả cầu đồng chất làm từ cùng một chất cókhối lượng riêng Hai quả cầu có bán kính bằng nhau R = 20 cm Khoảngcách giữa hai tâm quả cầu bằng 50 cm Tính lực hấp dẫn giữa hai quả cầu.(ĐS: 242.10-5 N)
Ví dụ 2 Tính gia tốc rơi tự do ở độ cao h = 20 km so với mặt đất Biết gia
tốc rơi tự do ở mặt đất g0 = 9,78 m/s2 Cho bán kính Trái đất là R = 6 400
km (ĐS: 9,72 m/s2)
B BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
11.1 Lực hút của Trái Đất đặt vào một vật khi vật ở mặt đất là 45 N, khi
vật ở độ cao h thì lực hút là 5 N Tìm độ cao h theo bán kính Trái Đất.(ĐS: h = 2R)
11.2 Tính khối lượng Trái Đất biết bán kính Trái Đất R = 6 400 km, gia
tốc rơi tự do tại mặt đất là g0 = 9,806 m/s2 (ĐS: 6.1024 kg)
11.3 Hai quả cầu đồng chất giống nhau, mỗi quả cầu có khối lượng 200
kg, bán kính 6 cm Hỏi lực hấp dẫn giữa chúng có thể đạt giá trị lớn nhất làbao nhiêu? (ĐS: 1,85.10-4 N)
11.4 Bán kính của sao Hỏa bằng 0,53 bán kính của Trái Đất Khối lượng
của sao Hỏa bằng 0,11 khối lượng của Trái Đất
a) Tính gia tốc rơi tự do trên sao Hỏa Biết gia tốc rơi tự do trên Trái Đấtbằng 9,8 m/s2 (ĐS: 3,83 m/s2)
b) Tính trọng lượng của một người trên sao Hỏa, nếu trọng lượng củangười ấy trên mặt đất là 450 N (ĐS: 176 N)
11.5 Tìm gia tốc rơi tự do ở nơi có độ cao bằng ba lần bán kính Trái Đất.
Cho biết gia tốc rơi tự do trên mặt đất là g = 9,81 m/s2 (ĐS: 0,61 m/s2)
11.6 Một vật có khối lượng 4 kg, ở trên mặt đất có trọng lượng là 40 N.
Khi chuyển động tới một điểm cách tâm Trái Đất là 2R (R là bán kính TráiĐất) thì có trọng lượng là bao nhiêu?
11.7 Một khối quặng nặng 60 kg được mang từ bề mặt Mặt trăng về Trái
đất Gia tốc rơi tự do trên bề mặt Mặt trăng là 1,62 m/s2 Khi ở trên mặt đất
có g = 9,8 m/s2, trọng lượngkhối quặng bằng
A 363 N B 588 N C 482 N D 380 N
11.8 Khi khối lượng mỗi vật và khoảng cách hai vật đều tăng gấp ba lần
thì lực hấp dẫn của chúng có độ lớn
Trang 25A tăng gấp 9 lần B giảm 9 lần.
C tăng gấp 6 lần D không thay đổi
11.9 Gia tốc rơi tự do trên bề mặt một hành tinh là 6,5 m/s2 Nếu một vậttrên bề mặt hành tinh này có trọng lượng 325 N thì khối lượng của vật đótrên mặt đất bằng
A 60 kg B 50 kg C 90 kg D 65 kg
11.10 Nhận xét nào sau đây về lực hấp dẫn giữa hai vật là đúng?
A Lực hấp dẫn có thể là lực hút, cũng có thể là lực đẩy
B Vật nào có khối lượng lớn hơn thì lực hấp dẫn tác dụng vào nó lớn
C Vật nào có khối lượng lớn hơn thì lực hấp dẫn tác dụng vào nó nhỏ hơn
D Cả A, B, C đều sai
C BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
11.11 Khoảng cách trung bình từ tâm Mặt Trăng và tâm Trái Đất bằng 60
lần bán kính Trái Đất Khối lượng Trái Đất gấp 81 lần khối lượng MặtTrăng Tại điểm nào trên đường nối tâm giữa Mặt Trăng và Trái Đất thìcác lực hút của Trái Đất và Mặt Trăng lên một vật đặt tại đó cân bằngnhau? (ĐS: x = 6R)
11.12 Ở độ cao nào so với mặt đất thì gia tốc rơi tự do bằng một nửa gia
tốc rơi tự do ở mặt đất? Cho bán kính Trái Đất là R = 6 400 km
(ĐS: 2 651 km)
Trang 26Bài 12 LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO – ĐỊNH LUẬT HUC
A VÍ DỤ
Ví dụ 1 Một lò xo có chiều dài tự nhiên là l0 30cm, khi treo vật có khốilượng m1 = 400 g thì lò xo dãn ra một đoạn l 8cm
a) Tìm độ cứng của lò xo, lấy g = 10 m/s2 (ĐS: 50 N/m)
b) Tìm độ dài của lò xo khi treo thêm vật có khối lượng m2 = 200 g
(ĐS: 42 cm)
Ví dụ 2 Một vật có khối lượng 1 kg được gắn vào đầu một lò xo có độ
cứng 100 N/m Đầu kia được giữ cố định Hệ được đặt trên mặt phẳngnghiêng (đầu cố định của lò xo gắn vào chân mặt mặt phẳng nghiêng) Bỏqua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng Khi vật cân bằng lò xo có độdài 12 cm Tìm độ dài tự nhiên của lò xo Lấy g = 10 m/s2 (ĐS: 17 cm)
B BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
12.1 Treo một vật có khối lượng 400 g vào một lò xo có độ cứng 100 N/m
thì lò xo dài 30 cm Tìm độ dài tự nhiên của lò xo Lấy g = 10 m/s2
(ĐS: 26 cm)
12.2 Khi treo vật khối lượng m1 = 200 g vào một lò xo thì nó có độ dài 24
cm Treo thêm vào lò xo đó một vật có khối lượng m2 = 100 g thì nó có độdài 26 cm Tìm độ dài ban đầu của lò xo và độ cứng k của lò xo
(ĐS: 100 N/m; 22 cm)
12.3 Một vật có khối lượng 200 g được gắn vào đầu lò xo Khi lò xo bị
nén thì độ dài của lò xo l1 = 8 cm Khi lò xo bị dãn ra thì độ dài của lò xo l2
= 12 cm Lấy g = 10 m/s2
a) Tính độ cứng của lò xo (ĐS: 100 N/m)
b) Tìm độ dài tự nhiên của lò xo (ĐS: 10 cm)
12.4 Có hai lò xo, khi treo vật có khối lượng m1 = 6 kg vào lò xo thứ nhất,thì nó dãn 9 cm, khi treo vật có khối lượng m2 = 2 kg vào lò xo thứ hai, thì
12.6 Treo một vật có khối lượng 200 g vào một lò xo, lò xo dãn ra 10 mm.
Treo thêm một vật thứ hai thì lò xo dãn thêm 5 mm Khối lượng của vậtthứ hai là
A 0,1 kg B 150 g C 200 g D 300 g
Trang 2712.7 Chọn phát biểu sai.
A Phản lực của mặt bàn lên vật đặt trên mặt bàn có bản chất là lực đàn hồi
B Lực căng của sợi dây tác dụng lên vật treo có bản chất là lực đàn hồi
C Đối với các mặt tiếp xúc bị biến dạng khi ép vào nhau, lực đàn hồi cóphương tiếp xúc với mặt tiếp xúc
D Lực quả bóng tác dụng vào tường và phản lực của tường tác dụng vàoquả bóng đều có bản chất là lực đàn hồi
12.8 Một lò xo có độ cứng k, người ta làm nó dãn một đoạn l sau đó lạilàm dãn thêm một đoạn x Lực đàn hồi của lò xo khi đó là
A Fdh k l B F dh kx
C F dh k l x D F dh k l x( )
12.9 Chọn phát biểu sai.
A Độ lớn của lực đàn hồi luôn tỉ lệ thuận với độ biến dạng
B Khi bị nén, lực đàn hồi của lò xo hướng theo trục của lò xo ra phíangoài
C Lực đàn hồi luôn có hướng ngược với hướng của ngoại lực gây ra biếndạng
D Lực đàn hồi đổi chiều khi lò xo từ dãn chuyển sang bị nén hoặc ngượclại
12.10 Một lò xo có độ dài tự nhiên 20 cm và có độ cứng 40 N/m Giữ cố
định một đầu và tác dụng vào đầu kia lực 2 N để nén lò xo Khi đó độ dàicủa lò xo bằng
A 25 cm B 12,5 cm C 15 cm D 19,65 cm
12.11 Một lò xo có độ dài tự nhiên 20 cm Khi bị kéo với lực bằng 5 N thì
lò xo có độ dài 24 cm Khi có bằng lực 10 N, thì độ dài của nó là
Trang 2812.13 Một vật có khối lượng 1 kg được treo vào một lò xo có độ dài tự
nhiên l0 = 30 cm Khi vật ở trạng thái cân bằng thì lò xo có độ dài 35 cm.Nếu tác dụng vào vật một lực 15 N hướng thẳng đứng lên trên thì độ dài lò
xo khi vật ở vị trí cân bằng mới là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2
(ĐS: 27,5 cm)
12.14 Một vật có kích thước không đáng kể được gắn vào giữa hai lò xo
đặt nằm ngang Lò xo thứ nhất có độ dài tự nhiên l01 = 20 cm và độ cứng k1
= 30 N/m, lò xo thứ hai có độ dài tự nhiên l02 = 26 cm và độ cứng k2 = 60N/m Khoảng cách AB giữa hai đầu lò xo là 40 cm Xác định vị trí của vậtkhi cân bằng Biết ma sát không đáng kể (ĐS: l A 16cm)
Trang 29Bài 13 LỰC MA SÁT
A VÍ DỤ
Ví dụ 1 Một ô tô khối lượng 1 tấn, chuyển động trên mặt đường nằm
ngang Hệ số ma sát trượt giữa bánh xe và mặt đường là 0,05 Lấy g = 10m/s2
a) Xe khởi hành sau 20 s thì có tốc độ 72 km/h Tính lực phát động của xe
và quãng đường xe đi được trong khoảng thời gian nói trên
(ĐS: 1 500 N; 200 m)
b) Sau đó xe chuyển động đều Tính lực phát động (ĐS: 500 N)
Ví dụ 2 Một vật khối lượng 1 kg chịu tác dụng của lực F = 6 N, có
phương lập với phương ngang một góc 300 Vật chuyển động trên mặtphẳng ngang có hệ số ma sát 0,2 Tìm gia tốc của vật (ĐS: 3,8 m/s2)
B BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
13.1 Một xe điện đang chạy với tốc độ v0 = 36 km/h thì bánh xe hãm lạiđột ngột Bánh xe không lăn nữa mà chỉ trượt trên đường ray Kể từ lúchãm, xe điện còn chạy được quãng đường bao nhiêu thì dừng hẳn? Biết hệ
số ma sát trượt giữa bánh xe và mặt đường ray là 0,3 Lấy g = 10 m/s2.(ĐS: 16,6 m)
13.2 Một khúc gỗ có khối lượng m = 3 kg bị ép chặt giữa hai tấm gỗ dài
song song thẳng đứng Mỗi tấm ép vào khúc gỗ một lực Q = 40 N Hệ số
ma sát trượt giữa mặt khúc gỗ và tấm gỗ bằng 0,5 Tìm độ lớn của lực Fcần đặt vào khúc gỗ để:
a) Có thể kéo đều nó xuống dưới (ĐS: 10 N)
b) Có thể kéo đều nó lên trên (ĐS: 70 N)
13.3 Một cái hòm khối lượng m = 20 kg đặt trên sàn nhà Hệ số ma sát
trượt giữa hòm và sàn nhà là t 0, 2 Người ta đẩy hòm bằng lực F = 100
N theo phương hợp với phương ngang một góc 300, chếch xuống phíadưới Lấy g = 10 m/s2
a) Tìm gia tốc của hòm (ĐS: 1,83 m/s2)
b) Hòm đạt tốc độ bằng bao nhiêu sau 5 s? (ĐS: 9,15 m/s)
c) Sau đó, để hòm chuyển động thẳng đều thì cần duy trì một lực đẩy bằngbao nhiêu? J (ĐS: 52,2 N)
13.4 Một vật khối lượng 400 g, nằm yên trên một mặt phẳng nghiêng một
góc 300, g = 10 m/s2 Tính lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật (ĐS: 2 N)
13.5 Một xe khối lượng m = 1 tấn chuyển động trên đường nằm ngang.
Trang 30a) Xe bắt đầu chuyển động sau 10 s thì đạt tốc độ 20 m/s Tính hệ số ma sáttrượt giữa xe và mặt đường, biết lực kéo là 2 200 N Lấy g = 10 m/s2.(ĐS: 0,02)
b) Sau đó lực phát động giảm xuống chỉ còn 200 N, tính quãng đường xe
đi được sau 2 h (ĐS: 144 km)
c) Xe tắt máy sau thời gian bao nhiêu thì dừng lại, nếu hệ số ma sát trượtvẫn như câu a (ĐS: 100s)
13.6 Chọn phát biểu đúng.
A trong nhiều trường hợp, lực ma sát nghỉ đóng vai trò là lực phát động
B Ma sát lăn nói chung là có lợi vì hệ số ma sát lăn nhỏ
C Khi các vật đứng yên, ở mặt tiếp xúc luôn xuất hiện xuất hiện lực ma sátnghỉ
D Lực ma sát trượt tỉ lệ với áp lực nên luôn tỉ lệ với trọng lực
13.7 Nếu tốc độ của vật tăng lên độ lớn của lực ma sát trượt
A.không thay đổi B giảm đi
C tăng lên D chưa trả lời được vì chưa biết gia tốc của vật
13.8 Lực ma sát nghỉ xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây?
A Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang
B Quyển sách trượt trên mặt bàn nghiêng
C Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm nghiêng
D Quyển sách đứng yên khi treo trên một sợi dây
13.9 Một quyển sách đặt trên mặt bàn nằm ngang Các lực tác dụng lên
13.10 Lực ma sát trượt không phụ thuộc yếu tố nào?
A Diện tích tiếp xúc và ngoại lực tác dụng vào vật
B Các điều kiện về bề mặt tiếp xúc
C Áp lực lên mặt tiếp xúc
D Vật liệu làm mặt tiếp xúc
Trang 3113.11 Lực ma sát nghỉ
A ngược chiều với vận tốc của vật
B ngược chiều với gia tốc của vật
C ngược chiều với thành phần ngoại lực song song với mặt tiếp xúc
D vuông góc với mặt tiếp xúc
C BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
13.12 Có ba tấm gỗ xếp chồng lên nhau Trọng lượng của mỗi tấm là 100
N và hệ số ma sát giữa các tấm là 0,2 Cần một lực tối thiểu là bao nhiêuđể:
a) Kéo tấm trên cùng (ĐS: 20 N)
b) Kéo tấm ở giữa (ĐS: 60 N)
Trang 32Bài 14 LỰC HƯỚNG TÂM
A VÍ DỤ
Ví dụ 1 Một người nặng 50 kg đang đứng ở mép một sàn gỗ tròn có bán
kính 3 m Sàn gỗ đang quay đều với tốc độ góc 1,2 rad/s Lực nào đóng vaitrò lực hướng tâm? Tính độ lớn của lực đó (ĐS: 216 N)
Ví dụ 2 Một ô tô có khối lượng 2 tấn chuyển động đều qua một đoạn cầu
vượt có mặt vồng lên (coi là một cung tròn) với tốc độ 36 km/h Biết bánkính cong của đoạn cầu vượt là 50 m Lấy g = 10 m/s2 Hãy xác định áp lựccủa ô tô vào mặt đường tại điểm cao nhất và so sánh kết quả tìm được vớitrọng lượng của xe, rút ra nhận xét (ĐS: 16 000 N; Q < P)
B BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
14.1 Một vật đặt ở mép một chiếc bàn quay hình tròn có bán kính 1 m.
Hỏi bàn quay với tần số lớn nhất là bao nhiêu để vật không bị văng ra khỏibàn Lấy g =10 m/s2 Hệ số ma sát nghỉ giữa vật và mặt bàn là n 0, 4.(ĐS: 0,318 vòng/s)
14.2 Một máy bay bay theo vòng tròn thẳng đứng, bán kính R = 300 m với
tốc độ v = 360 km/h Lấy g = 10 m/s2
a) Hỏi tại vị trí thấp nhất của vòng lượn, người phi công có khối lượng 70
kg đã nén lên ghế một lực có độ lớn là bao nhiêu? (ĐS: 3 033 N)
b) Ở vị trí cao nhất (lúc đó đầu người phi công quay xuống đất), muốn lựcnén của người phi công lên ghế bằng không thì tốc độ máy bay phải là baonhiêu? (ĐS: 54,7 m/s)
14.3 Người ta buộc một hòn đá vào đầu một sợi dây rồi quay trong mặt
phẳng thẳng đứng Hòn đá có khối lượng 100 g chuyển động trên đườngtròn bán kính 0,5 m với tốc độ góc không đổi 6 rad/s Tính lực căng củadây khi:
a) Hòn đá ở điểm thấp nhất của đường tròn quỹ đạo (ĐS: 2,8 N)
b) Hòn đá ở điểm cao nhất của đường tròn quỹ đạo (ĐS: 0,8 N)
14.4 Một vệ tinh nhân tạo được phóng lên quỹ đạo Trái Đất ở độ cao 20
km Cho biết bán kính Trái Đất R = 6 400 km và gia tốc rơi tự do ở mặt đất
là g0 = 9,8 m/s2 Tính chu kỳ quay của vệ tinh (ĐS: 5 100 s)
14.5 Một ô tô có khối lượng 2 tấn, chuyển động đều qua một đoạn cầu có
mặt võng xuống (coi như một cung tròn) với tốc độ 36 km/h Biết bán kínhcong của mặt võng là 50 m Lấy g = 10 m/s2 Hãy xác định áp lực của ô tôvào mặt cầu tại điểm thấp nhất và so sánh kết quả tìm được với trọng lượngcủa xe, rút ra nhận xét (ĐS: 24 000 N; Q > P)
Trang 3314.6 Chọn phát biểu sai Lực hướng tâm có thể là lực.
A hấp dẫn B đàn hồi C ma sát trượt D ma sát nghỉ
14.7 Một vật khối lượng 200 g đặt trên một mặt bàn nằm ngang đang quay
với tốc độ góc 2 rad/s Vật cách trục quay 30 cm Lực ma sát tác dụng vàovật có độ lớn
A 0,24 N B 1,25 N C 0,64 N D 1,5 N
14.8 Trong chuyển động tròn đều, lực hướng tâm
A vuông góc với vecto vận tốc
B cùng phương, cùng chiều với vecto vận tốc
C cùng phương, ngược chiều với vecto vận tốc
D có hướng không đổi
14.9 Chọn phát biểu sai.
A lực hướng tâm có tác dụng làm thay đổi độ lớn của vecto vận tốc
B A lực hướng tâm có tác dụng làm thay đổi hướng của vecto vận tốc
C A lực hướng tâm có phương vuông góc với vecto vận tốc
D A lực hướng tâm có thể là hợp lực của nhiều lực
14.10 Một vật có khối lượng 200 g chuyển động tròn đều với tốc độ 3 m/s.
Hợp lực tác dụng lên vật có độ lớn 3 N Bán kính của quỹ đạo bằng
C BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
14.11: Ở những công viên lớn, người ta thiết kế trò chơi xe điện chạy trên
đường ray làm thành những vòng cung thẳng đứng có bán kính là R
a) Khi xe ở vị trí cao nhất (lúc đó đầu người chúc xuống), những lực nàogây nên gia tốc hướng tâm của người ngồi trên xe
Trang 34Bài 15 BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG
A VÍ DỤ
Ví dụ 1 Từ độ cao h người ta ném hòn đá theo phương ngang với vận tốc
ban đầu v0 = 22 m/s Hòn đá rơi chạm mặt đất tại điểm cách chân tháp 28
m Tìm độ cao h Lấy g = 10 m/s2 (ĐS: 8,1 m)
Ví dụ 2 Từ đỉnh tháp cao 26 m người ta ném một hòn đá theo phương
ngang với vận tốc ban đầu v0 Hòn đá rơi chạm mặt đất tại điểm cách chântháp 18 m Lấy g = 10 m/s2
a) Tính vận tốc ban đầu v0 (ĐS: 7,9 m/s)
b) Tính vận tốc ngay trước khi chạm đất (ĐS: 24 m/s)
B BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
15.1 Từ độ cao 10 m, một hòn đá được ném theo phương ngang với vận
tốc ban đầu 20 m/s Lấy g = 10 m/s2 Tính tầm bay xa mà vật đạt được.(ĐS: 28 m)
15.2 Từ một đỉnh tháp cao 20 m người ta ném một vật nhỏ theo phương
ngang với vận tốc ban đầu v0 Khoảng cách từ điểm chạm đất đến chântháp L = 36 m Lấy g = 10 m/s2
a) Tính thời gian từ lúc ném đến khi vật chạm đất (ĐS: 2 s)
b) Tính vận tốc ban đầu của vật (ĐS: 18 m/s)
15.3 Một máy bay trực thăng đang bay ở độ cao 400 m với vận tốc 36 km/
h theo phương ngang, cần thả một bọc hàng xuống đất Hỏi cần thả bọchàng khi cách đích bao nhiêu theo phương ngang? (89 m)
15.4 Từ độ cao 20 m, một hòn đá được ném theo phương ngang với vận
tốc ban đầu 20 m/s Lấy g = 10 m/s2
a) Tính góc giữa phương vector vận tốc và mặt đất ở thời điểm vừa chạmđất (ĐS: 450)
b) Tính độ lớn vận tốc của hòn đá ở thời điểm ngay trước khi chạm đất.(ĐS: 20 2 /m s )
15.5 Một vật có khối lượng m, được ném từ độ cao h với vận tốc ban đầu
v0 Thời gian chuyển động trong không khí của nó phụ thuộc vào nhữngyếu tố nào?
A m và v0 B g và h C v0, g và h D m, v0 và h
15.6 Trong chuyển động ném ngang, gia tốc của vật tại một vị trí bất kỳ
luôn có
A phương ngang, chiều cùng chiều chuyển động
B phương ngang, chiều ngược chiều chuyển động
Trang 35C phương thẳng đứng, chiều hướng lên.
D phương thẳng đứng, chiều xuống dưới
15.7 Phương rình quỹ đạo của một vật ném ngang có dạng 1 2
5
y x , biết g
= 10 m/s2 Vận tốc ban đầu của vật
15.8 Viên bi A có khối lượng lớn gấp ba lần bi B Cùng một lúc, ở cùng
một độ cao, bi A được thả rơi còn bi B được ném theo phương ngang vớivận tốc ban đầu 20 m/s Bỏ qua sức cản của không khí, điều nào sau đâyđúng?
A Cả hai bi đều chạm đất cùng một lúc B Bi A chạm đất trước bi B
C Bi A chạm đất sau bi B D Chưa đủ thông tin để trả lời
15.9 Từ độ cao 4 m, vật thứ nhất được ném ngang với vận tốc ban đầu 12
m/s và vật thứ hai được ném ngang với vận tốc ban đầu 24 m/s So với thờigian bay của vật thứ nhất thì thời gian bay của vật thứ hai
A nhỏ hơn 2 lần B lớn hơn 2 lần
C lớn hơn 4 lần D.bằng nhau
15.10 Từ cùng một độ cao, vật thứ nhất được ném ngang với vận tốc ban
đầu 4 m/s và vật thứ hai được ném ngang với vận tốc ban đầu 8 m/s So vớitầm bay xa của vật thứ nhất thì tầm bay xa của vật thứ hai
A nhỏ hơn 2 lần B.lớn hơn 2 lần
C lớn hơn 4 lần D bằng nhau
C BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
15.11 Một hòn bi cách mép bàn 1 m Người ta truyền cho nó một vận tốc
ban đầu v0 = 6 m/s hướng vuông góc với mặt bàn Biết chiều cao của bàn là
h = 1,2 m, hệ số ma sát lăn bằng 0,2, Lấy g = 10 m/s2 Hỏi bi sẽ rơi chạmsàn cách mép bàn theo phương ngang một đoạn bao nhiêu? (ĐS: 2,76 m)
15.12 Một máy bay đang bay theo phương ngang với vận tốc v1 = 360 km/
h, ở độ cao 2 km (so với mặt nước biển) để thả hàng viện trợ cho rơi vàotàu Tìm khoảng cách giữa máy bay và tàu theo phương ngang để hàngviện trợ rơi trúng tàu Biết tàu đang chạy với vận tốc v2 = 45 km/h? Xét haitrường hợp:
a) Máy bay và tàu chuyển động cùng chiều (ĐS: 1 700 m)
b) Máy bay và tàu chuyển động ngược chiều Lấy g = 10 m/s2 và bỏ quamọi sức cản của không khí (ĐS: 2 300 m)
Trang 36ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG II
PHẦN I: TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Một ô tô khối lượng 1 tấn chuyển động đều trên đường
ngang có hệ số ma sát trượt là 0,08 với vận tốc 36 km/h Lấy g = 10 m/s2.a) Tính lực kéo của động cơ?
b) Xe đang chạy với vận tốc trên thì bị tắt máy, tính thời gian kể từ khi tắtmáy tới khi xe dừng lại
Câu 2 (2, 0 điểm) Từ đỉnh tháp cao 26 m người ta ném một hòn đá theo
phương ngang với vận tốc ban đầu v0 Hòn đá rơi chạm mặt đất tại điểmcách chân tháp 18m Lấy g = 10 m/s2
a) Tính vận tốc ban đầu v0
b) Tính vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất
PHẦN II: TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 3 (0,5 điểm) Một chất điểm chịu tác dụng của 3 lực có phương nằm
trên cùng một mặt phẳng Độ lớn của các lực bằng nhau, góc giữa các lựcliên tiếp đều bằng 1200 Vật ở trạng thái
A đứng yên B chuyển động nhanh dần đều
C chuyển động đều D chuyển động thẳng đều hoặc đứng yên
Câu 4 (0,5 điểm) Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 6 N, 8
N và 10 N Góc giữa hai lực 6 N và 8 N là
A 300 B 350 C 600 D 900
Câu 5 (0,5 điểm) Phát biểu nào sau đây là đúng?
A.Khối lượng càng lớn, vật chuyển động càng nhanh
B.Khối lượng càng lớn, vật chuyển động càng chậm
C Khối lượng của một vật tỷ lệ thuận với lực tác dụng lên vật và tỷ lệnghịch với gia tốc vật thu được
D Khối lượng càng lớn, vật càng khó thay đổi vận tốc
Câu 6 (0,5 điểm) Chỉ ra phát biểu sai khi nói về lực tác dụng và phản
lực:
A Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời
B Lực và phản lực luôn cùng hướng với nhau
C Lực và phản lực không thể cân bằng nhau
D Lực và phản lực bao giờ cũng cùng loại
Câu 7 (0,5 điểm) Một vật được thả rơi tự do, cùng lúc đó một vật khác
được ném theo phương ngang ở cùng một độ cao Bỏ qua lực cản khôngkhí Khẳng định nào dưới đây là đúng?
Trang 37A Vật được thả rơi tự do chạm đất trước.
B Vật ném ngang rơi chạm đất trước
C Tùy vận tốc ném ngang lớn hay bé mà vật này rơi chạm đất trước haysau
D Hai vật rơi chạm đất cùng một lúc
Câu 8 (0,5 điểm) Một vật được ném ngang với vận tốc ban đầu v0 = 20m/s, ở độ cao h = 80 m Lấy g = 10 m/s2 Tầm bay xa của vật là
Câu 9 (0,5 điểm) Một lò xo có độ dài tự nhiên 40 cm Khi lò xo có độ dài
36 cm thì lực đàn hồi của nó bằng 8 N Khi lực đàn hồi của nó bằng 16 Nthì độ dài của lò xo bằng
A 28 cm B 33 cm C 48 cm D 46 cm
Câu 10 (0,5 điểm) Một vật khối lượng 4 kg đang chuyển động theo quán
tính với tốc độ 40 m/s Nếu tác dụng lên vật một lực không đổi 20 N ngượchướng chuyển động của vật thì 5s sau, tốc độ của vật là
A 15 m/s B 10 m/s C 35 m/s D 13 m/s
Câu 11 (0,5 điểm) Gia tốc rơi tự do trên bề mặt của một hành tinh là 12,5
m/s2 Nếu một vật trên bề mặt hành tinh này có trọng lượng 625 N thì khốilượng của vật đó bằng
A 60 kg B 100 kg C 490 kg D 50 kg
Câu 12 (0,5 điểm) Một lò xo có độ dài tự nhiên 20 cm Khi bị kéo với lực
bằng 5 N thì lò xo dài 24 cm Khi lực kéo bằng 10 N, thì độ dài của lò xo là
A 30 cm B 50 cm C 28 cm D 25 cm
Câu 13 (0,5 điểm) Chọn phát biểu đúng:
A Trong nhiều trường hợp, lực ma sát nghỉ đóng vai trò là lực phát động
B Ma sát lăn nói chung là có lợi vì hệ số ma sát lăn nhỏ
C Khi các vật đứng yên, ở mặt tiếp xúc luôn xuất hiện lực ma sát nghỉ
D Lực ma sát trượt tỷ lệ với áp lực nên luôn tỷ lệ với trọng lực
Câu 14 (0,5 điểm) Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào
A diện tích tiếp xúc và ngoại lực tác dụng vào vật
B các điều kiện về bề mặt tiếp xúc
C áp lực lên mặt tiếp xúc
D vật liệu làm mặt tiếp xúc
HẾT
Trang 38ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG II
PHẦN I: TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Một ô tô khối lượng 1 tấn chuyển động đều trên đường
ngang có hệ số ma sát trượt là 0,08 với vận tốc 36 km/h Lấy g = 10 m/s2.a) Tính lực kéo của động cơ? (F=F =μmg=800(N) mg=800(N)ms t )
b) Xe đang chạy với vận tốc trên thì bị tắt máy, tính thời gian kể từ khi tắt
Câu 2 (2, 0 điểm) Từ đỉnh tháp cao 26 m người ta ném một hòn đá theo
phương ngang với vận tốc ban đầu v0 Hòn đá rơi chạm mặt đất tại điểmcách chân tháp 18 m Lấy g = 10 m/s2
a) Tính vận tốc ban đầu v0 ( 0 2 7,9( / )
L
h g
)b) Tính vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất (v v2x v2y 24( / )m s )
PHẦN II: TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 3 (0,5 điểm) Một chất điểm chịu tác dụng của 3 lực có phương nằm
trên cùng một mặt phẳng Độ lớn của các lực bằng nhau, góc giữa các lựcliên tiếp đều bằng 1200 Vật ở trạng thái
A đứng yên B chuyển động nhanh dần đều
C chuyển động đều D chuyển động thẳng đều hoặc đứng yên
Câu 4 (0,5 điểm) Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 6 N, 8
N và 10 N Góc giữa hai lực 6 N và 8 N là
A 300 B 350 C 600 D 900
Câu 5 (0,5 điểm) Phát biểu nào sau đây là đúng?
A Khối lượng càng lớn, vật chuyển động càng nhanh
B Khối lượng càng lớn, vật chuyển động càng chậm
C Khối lượng của một vật tỷ lệ thuận với lực tác dụng lên vật và tỷ lệnghịch với gia tốc vật thu được
D Khối lượng càng lớn, vật càng khó thay đổi vận tốc
Câu 6 (0,5 điểm) Chỉ ra phát biểu sai khi nói về lực tác dụng và phản
lực:
A Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời
B Lực và phản lực luôn cùng hướng với nhau
Trang 39C Lực và phản lực không thể cân bằng nhau.
D Lực và phản lực bao giờ cũng cùng loại
Câu 7 (0,5 điểm) Một vật được thả rơi tự do, cùng lúc đó một vật khác
được ném theo phương ngang ở cùng một độ cao Bỏ qua lực cản khôngkhí Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A Vật được thả rơi tự do chạm đất trước
B Vật ném ngang rơi chạm đất trước
C Tùy vận tốc ném ngang lớn hay bé mà vật này rơi chạm đất trước haysau
D Hai vật rơi chạm đất cùng một lúc
Câu 8 (0,5 điểm) Một vật được ném ngang với vận tốc ban đầu v0 = 20m/s, ở độ cao h = 80 m Lấy g = 10 m/s2 Tầm bay xa của vật là
Câu 9 (0,5 điểm) Một lò xo có độ dài tự nhiên 40 cm Khi lò xo có độ dài
36 cm thì lực đàn hồi của nó bằng 8 N Khi lực đàn hồi của nó bằng 16 Nthì độ dài của lò xo bằng
A 28 cm B 33 cm C 48 cm D 46 cm
Câu 10 (0,5 điểm) Một vật khối lượng 4kg đang chuyển động theo quán
tính với tốc độ 40m/s Nếu tác dụng lên vật một lực không đổi 20N ngượchướng chuyển động của vật thì 5s sau, tốc độ của vật là
A 15 m/s B 10 m/s C 35 m/s D 13 m/s
Câu 11 (0,5 điểm) Gia tốc rơi tự do trên bề mặt của một hành tinh là 12,5
m/s2 Nếu một vật trên bề mặt hành tinh này có trọng lượng 625 N thì khốilượng của vật đó bằng
A 60 kg B 100 kg C 490 g D 50 kg
Câu 12 (0,5 điểm) Một lò xo có độ dài tự nhiên 20 cm Khi bị kéo với lực
bằng 5 N thì lò xo dài 24 cm Khi lực kéo bằng 10 N, thì độ dài của lò xo là
A 30 cm B 50 cm C 28 cm D 25 cm
Câu 13 (0,5 điểm) Chọn phát biểu đúng:
A Trong nhiều trường hợp, lực ma sát nghỉ đóng vai trò là lực phát động
B Ma sát lăn nói chung là có lợi vì hệ số ma sát lăn nhỏ
C Khi các vật đứng yên, ở mặt tiếp xúc luôn xuất hiện lực ma sát nghỉ
D Lực ma sát trượt tỷ lệ với áp lực nên luôn tỷ lệ với trọng lực
Câu 14 (0,5 điểm) Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào
A diện tích tiếp xúc và ngoại lực tác dụng vào vật
B các điều kiện về bề mặt tiếp xúc
C áp lực lên mặt tiếp xúc
D vật liệu làm mặt tiếp xúc
Trang 40HẾT