các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
Để thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức công vụ cho công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Viêng Chăn trong thời gian tới cần quan tâm đến việc thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, phải đánh giá lại chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng công chức, xây dựng, thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với từng loại công chức theo yêu cầu tiêu chuẩn hóa công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp nhƣng vẫn phải bảo đảm hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có công chức tham gia đào tạo, bồi dƣỡng không bị ảnh hƣởng, nhất là khi số lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh còn khá hạn chế, chủ yếu là công chức trẻ dƣới 30 tuổi và công chức từ 40 tuổi đến 50 tuổi (công chức đang thuộc diện quy hoạch). Đối với các công chức có trình độ sơ cấp, trung cấp cũng cần đƣợc tạo điều kiện cần thiết để tham gia đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn.
Thứ hai, công tác đào tạo, bồi dƣỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Viêng Chăn cần phải đƣợc đổi mới về nội dung. Nội dung đào tạo phải thiết thực với từng loại công chức, tránh đào tạo, bồi dƣỡng chung chung, nhất là đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Nội dung đào tạo phải phù hợp với từng loại công chức, chằng hạn nhƣ công chức là đội ngũ lãnh đạo, quản lý thì cần đào tạo về kiến thức quản lý nhà nƣớc, bồi dƣỡng về lý luận chính trị, tác phong, lề lối làm việc, nhất là tác phong lãnh đạo, lề lối làm việc với nhân dân; đối với công chức chuyên mòn (công chức không nắm các chức vụ lãnh đạo, quản lý) thì cần đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng chuyên sâu hơn nữa về lĩnh vực mà họ đang đảm nhiệm. Việc bồi dƣỡng lý
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng của Chủ tịch Cay-sỏn Phôn-vi-hẳn cần phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, không phân biệt loại công chức, việc bồi dƣỡng phải gắn lý luận với thực tiễn, có nhƣ vậy thì tƣ tƣởng chính trị của công chức đƣợc đào tạo mới không trở nên hình thức, mà thấm sâu vào trong tƣ tƣởng cũng nhƣ hành động của công chức. Ngoài ra, nội dung đào tạo cũng phải chú trọng đến việc đào tạo có thực chất (chứ không mang tính hình thức) các kỹ năng quản lý hiện đại, đào tạo về ngoại ngữ, tin học, còng nghệ thông tin, đây là những kỹ năng còn yếu, còn thiếu trong công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Viêng Chăn hiện nay, nhƣng lại rất cần thiết trong tƣơng lai, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ ở tỉnh (thông qua hoạt động thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài).
Thứ ba, thay đổi phƣơng thức đào tạo, bồi dƣỡng công chức. Theo đó, phải kết hợp giữa đào tạo chính quy với các hình thức đào tạo khác nhƣng phải phù hợp với từng loại công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, đào tạo phải thực chất, chứ không phải là công chức cứ tham gia đủ tiết học, hết khóa học là nhận văn bằng, chứng chỉ. Trong quá trình đào tạo, bồi dƣỡng tỉnh phải khống chế chỉ tiêu, chất lƣợng đào tạo với các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng công chức trong tỉnh và ngoài tỉnh; trong trƣờng hợp cần thiết có thể cử ngƣời tham dự các lớp đào tạo, bồi dƣỡng để kiểm tra, giám sát kết quả đào tạo, bồi dƣỡng. Kết hợp đào tạo trƣờng lớp với rèn luyện qua thực tế công tác, có chế độ khuyến khích và bắt buộc việc tự học, tự nghiên cứu; trong công tác lựa chọn công chức đi học ở nƣớc ngoài cũng phải đƣợc thực hiện nghiêm túc hơn nữa, sau khi công chức đi học ở nƣớc ngoài về thì phải kiểm tra, đánh giá rồi mới sắp xếp vị trí việc làm phù hợp. Khi đề bạt, bổ nhiệm công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh cần tuân thủ đầy đủ tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, tránh tình trạng đề bạt, bổ nhiệm ồ ạt rồi sau đó mới cử đi đào tạo, bồi
dƣỡng để đạt yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cho vị trí việc làm đó.