chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
Để việc đánh giá chất lƣợng công chức nói chung và công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh nói riêng không trở nên phiến diện, thiếu khách quan thì quá trình này phải đƣợc thực hiện thông qua một bộ tiêu chí đầy đủ, khách quan và thống nhất để đánh giá từng yếu tố cấu thành chất lƣợng công chức.
Tiêu chí hiểu theo nghĩa chung nhất là căn cứ để nhận biết, xếp loại, đánh giá một con ngƣời, sự vật, hiện tƣợng, quá trình nào đó. Xác định tiêu
chí để đánh giá công chức nói chung và công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh nói riêng đƣợc coi là một trong những nhiệm vụ cần thiết để các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền sử dụng công chức và xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch phát triển công chức. Xây dựng đƣợc bộ tiêu chí đánh giá chất lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh giúp các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xác định đƣợc chất lƣợng của công chức, trả lời đƣợc các câu hỏi đâu là điểm mạnh, điểm yếu, hạn chế của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
Theo thông tƣ số 01/CHC ngày 22/9/2005 của Cục Tổ chức hành chính - quản lý công chức thuộc Bộ Nội Vụ Lào về đánh giá, định hƣớng hiệu quả công việc của công chức thì việc đánh giá công chức dựa vào hai nhóm tiêu chí sau đây:
Một là, tiêu chí liên quan đến phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng; Hai là, tiêu chí liên quan đến kiến thức, kỹ năng; tác phong làm việc; hiệu quả công việc, mối quan hệ với đồng nghiệp và quần chúng nhân dân.
Do vậy, khi đánh giá về chất lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh ở nƣớc CHDCND Lào nói chung và công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh ở tỉnh Viêng Chăn thì cần phải đánh giá dựa trên các yếu tố cấu thành chất lƣợng công chức sau đây.
Thứ nhất, về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống
Phẩm chất chính trị là yêu cầu quan trọng của công chức nƣớc CHDCND Lào. Đây là yếu tố hàng đầu, có tính chất quyết định đến chất lƣợng của mỗi công chức, khi nó là động lực tinh thần để công chức hoàn thành nhiệm vụ khi thực hiện công vụ. Tiêu chuẩn phẩm chất chính trị đƣợc đo bằng những thƣớc đo sau đây:
Một là, yêu nƣớc, tin tƣởng tuyệt đối vào lý tƣởng cách mạng của Đảng NDCM Lào và pháp luật của Nhà nƣớc. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, khó
khăn thế nào công chức cũng không đƣợc dao động, giảm sút niềm tin và ý chí chiến đấu.
Hai là, trung thành và có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu và con đƣờng đi lên CNXH mà Đảng và nhân dân Lào đã lựa chọn.
Ba là, đấu tranh chống mọi lệch lạc, biểu hiện sai trái trong đời sống xã hội đi ngƣợc với đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc.
Bốn là, nhiệt tình cách mạng, gƣơng mẫu, tận tuy, có tinh thần và ý thức trách nhiệm cao với công việc, hết lòng, hết sức vì sự nghiệp của nhân dân, tận tâm phục vụ nhân dân.
Năm là, quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và cấp trên về những công việc mình đƣợc giao, luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, hiệu quả; có tính độc lập, sáng tạo; không thụ động, ỷ lại trong công tác, có ý chí chiến đấu, ham học hỏi, cầu tiến.
Sáu là, không thờ ơ, bàng quang trƣớc vấn đề bức xúc về kinh tế - xã hội. Luôn trăn trở trƣớc những hạn chế, tiêu cực trong bộ máy. Luôn đi đầu trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc.
Phẩm chất đạo đức đƣợc xác định là “cái gốc” của con ngƣời, là truyền thống của nhân dân các bộ tộc Lào, nếu đánh mất phẩm chất đạo đức là tự đánh mất mình và đây cũng là yêu cầu đối với công chức nói chung và công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh nói riêng. Phẩm chất đạo đức của công chức nƣớc CHDCND Lào đƣợc thể hiện ở ý thức, niềm tin vào định hƣớng XHCN; quyết tâm thực hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, nhất là trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN với nhiều thách thức, cám dỗ ở nƣớc CHDCND Lào hiện nay thì vấn đề gìn giữ, giáo dục và phát huy phẩm chất đạo đức của công chức lại càng phải đƣợc quan tâm. Phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối
làm việc của công chức nói chung và công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh nói riêng ở nƣớc CHDCND Lào đƣợc đo bằng các thƣớc đo sau:
Một là, chấp hành nghiêm chỉnh đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, thực thi công vụ theo đúng nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc pháp luật quy định.
Hai là, tận tuy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân, không quan liêu, hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi thi hành công vụ.
Ba là, có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn, không bê tha; đoàn kết dân chủ, chân tình với đồng nghiệp, đồng sự, đƣợc tập thể tín nhiệm. Gắn bó mật thiết với nhân dân, đƣợc nhân dân nơi cƣ trú tín nhiệm.
Bốn là, có tinh thần hƣớng thiện, hiếu học, có tác phong làm việc khoa học. nghiêm túc; biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp và những ngƣời xung quanh; lời nói đi đôi với hành động, nói ít làm nhiều [33, tr.31 ].
Xã hội càng phát triển, càng dân chủ đòi hỏi phẩm chất đạo đức, tác phong và lề lối làm việc của công chức phải đƣợc hoàn thiện, vì chính họ là những ngƣời “cầm cân, nãy mực”, những ngƣời gìn giữ và bảo vệ kỷ cƣơng phép nƣớc. Chính vì công chức có địa vị pháp lý nhƣ vậy, cũng nhƣ sự coi trọng của xã hội đòi hỏi công chức phải luôn luôn rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, tác phong và lề lối làm việc. Xu hƣớng dân chủ cũng đòi hỏi công chức phải nâng cao nhận thức và không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, đồng thời nhà nƣớc phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế dân chủ, văn minh và công bằng nhằm tạo ra môi trƣờng cần thiết để thiết lập nền dân chủ, tạo điều kiện cần thiết để công chức nói chung và công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh nói riêng của nƣớc CHDCND Lào xây
dựng, rèn luyện và phát huy phẩm chất đạo đức tốt đẹp, xây dựng tác phong, lề lối làm việc khoa học, văn minh, hiệu quả.
Thứ hai, về trình độ và kỹ năng
Trong điều kiện mặt bằng dân trí của xã hội Lào đang ngày càng đƣợc cải thiện, tri thức khoa học - công nghệ đang ngày càng phát triển và ứng dụng nhiều hơn trong cuộc sống, đòi hỏi công chức nói chung và công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh nói riêng của nƣớc CHDCND Lào phải có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp, có tƣ duy khoa học sáng tạo, nhạy bén. Ngày nay, công nghệ thông tin đang có sự phát triển nhanh, đƣợc ứng dụng ngày càng nhiều vào quản lý nhà nƣớc. Hiện tại nƣớc CHDCND Lào đang trên lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử và cải cách hành chính, đòi hỏi công chức phải nâng cao trình độ tin học, trình độ công nghệ thông tin, bên cạnh việc thay đổi thái độ, phong cách làm việc. Mỗi lĩnh vực quản lý, mỗi đối tƣợng quản lý lại có những nhu cầu khác nhau, đòi hỏi công chức phải có những chuyên môn nghiệp vụ vừa đa dạng, vừa chuyên nghiệp đó là: Trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nƣớc; trình độ ngoại ngữ [39, tr.19].
Trên thực tế, thì ngoài những chuyên môn nghiệp vụ chung, thì công chức còn phải có những kỹ năng sau:
- Kỹ năng ứng xử và giao tiếp. Kỹ năng này giúp công chức nói chung và công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh nói riêng của nƣớc CHDCND Lào phải có sự tinh tế, linh hoạt, kiến thức cùng nhƣ kinh nghiệm xã hội để hiếu biết, tôn trọng, tiếp nhận những thông tin, nhu cầu của đối tƣợng quản lý, công nhận và chia sẻ các thông tin với đồng nghiệp.
- Kỹ năng thuyết phục. Đây là kỹ năng giúp cho công chức làm cho ngƣời khác thấy đƣợc tính ƣu việt, tính hợp lý trong hoạt động cũng nhƣ ý tƣởng của mình. Nếu có ý tƣởng tốt, có hành động tốt nhƣng nếu không có
khả năng thuyết phục đƣợc ngƣời khác tin theo, làm theo thì chắc chắn sẽ thất bại. Trong môi trƣờng hội nhập quốc tế hiện nay thì quản lý nhà nƣớc theo mô hình “lẳng lặng mà làm”, “ai làm việc đó” thực sự không còn chỗ đứng. Do vậy, công chức nói chung và công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh nói riêng của nƣớc CHDCND Lào hiện nay cần phải có khả năng thuyết phục ngƣời khác, để vừa phân công, vừa phối hợp trong việc thi hành công vụ.
Cùng với đó, công chức nói chung và công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh nói riêng của nƣớc CHDCND Lào còn phải có những kỹ năng sau: Kỹ năng lập và triển khai kế hoạch công tác; kỹ năng soạn thảo văn bản; kỹ năng thu thập và xử lý thông tin; kỹ năng quản lý theo thời gian, kỹ năng làm việc nhóm [58, tr.21-22].
Thứ ba, về ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần đoàn kết, tinh thần phục vụ nhân dân
Ý thức tổ chức kỷ luật có thể bao gồm ý thức chấp hành pháp luật; chấp hành các quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức đang công tác; chấp hành các quy định của Đảng trong trƣờng hợp công chức là Đảng viên Đảng NDCM Lào; chấp hành kỷ luật về thời gian lao động... Thực tế thì cho đến hiện nay, chƣa có một văn bản nào đƣợc Đảng, Nhà nƣớc Lào ban hành để làm rõ thế nào là ý thức tổ chức kỷ luật, nên trong thực tiễn đánh giá ý thức tổ chức kỷ luật của công chức thời gian qua chỉ mang tính chung chung, không chỉ ra đƣợc các khía cạnh cụ thể của ý thức tổ chức kỷ luật. Do vậy, thời gian qua việc đánh giá công chức theo tiêu chí này thƣờng đƣợc thực hiện dƣới dạng cụ thể của ý thức pháp luật, phản ánh, thể hiện sự hiểu biết, nhận thức và hành động của công chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao trên cơ sở quy định của pháp luật [27, tr.21]. Theo đó,
đánh giá ý thức tổ chức kỷ luật của công chức thƣờng đƣợc thể hiện ở một số khía cạnh sau đây:
Một là, sự hiểu biết, nhận thức của công chức đối với các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động chuyên môn, đến kỷ luật lao động, đến các điều công chức không đƣợc làm và các quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đang công tác.
Hai là, hiểu biết, nhận thức phải đƣợc thể hiện bằng các hành động, hoạt động cụ thể của công chức trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao. Theo đó, đánh giá ý thức tổ chức kỷ luật của công chức thể hiện qua hành động, hoạt động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trên thực tế.
Ba là, nhận thức đúng nhƣng hành động không đúng thì không thể đánh giá công chức đó có ý thức tổ chức kỷ luật cao (hoặc tốt). Ngƣợc lại, hạn chế cả về nhận thức và hành động thì không thể đánh giá tốt (hoặc cao) về ý thức tổ chức kỷ luật của công chức. Nói cách khác, đánh giá về ý thức tổ chức kỷ luật của công chức là sự thống nhất giữa nhận thức với hành động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao.
Đoàn kết, thống nhất không chỉ là truyền thống quý báu của nhân dân các bộ tộc Lào mà, mà còn là nguồn sức mạnh cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN ở nƣớc CHDCND Lào. Công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh của nƣớc CHDCND Lào có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế hiện nay, thì không ít công chức có xu hƣớng chạy theo chủ nghĩa cá nhân, chia bè, chia phái để xây dựng “lợi ích nhóm”, thể hiện rõ tính cục bộ địa phƣơng, gây mất đoàn kết nội bộ, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, ảnh hƣởng đến hiệu quả thi hành công vụ, làm giảm uy tín của cơ quan nhà nƣớc đối với nhân dân thì sự đoàn kết, thống nhất trong đội ngũ
công chức lại càng có ý nghĩa lớn lao. Do vậy, để nâng cao chất lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thì cần xây dựng và phát huy tinh thần đoàn kết, thông nhất trong mỗi công chức.
Công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tình là những ngƣời trực tiếp giải quyết yêu cầu, công việc của ngƣời dân. Do vậy, tại cơ quan làm việc phải giải quyết yêu cầu, công việc của ngƣời dân đúng quy định, quy trình. Không đƣợc gây khó khăn, phiền hà, vòi vĩnh, kéo dài thời gian xử lý công việc của cơ quan, tổ chức và ngƣời dân; không thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trƣớc những khó khăn, bức xúc của ngƣời dân; không nhận tiền, tài sản, lợi ích bất hợp pháp từ phía các cơ quan, doanh nghiệp và ngƣời dân dƣới mọi hình thức; đấu tranh, ngăn chặn tệ “tham những vặt”; tôn trọng, lắng nghe ngƣời dân.
Thứ tư, tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ
Tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ là một trong những yếu tố hàng đầu, tiêu chí đầu của quá trình thi hành công vụ của công chức nói chung và công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh tại nƣớc CHDCND trong quá khử, hiện tại và cả tƣơng lai, nó phản ánh năng lực thi hành công vụ của công chức. Tiến độ và kết quả thực nhiệm vụ bao gồm tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân và tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, tổ chức. Ngoài ra. tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức còn đƣợc xem xét trên các khía cạnh nhƣ tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ của một vụ việc cụ thể; tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ trong tháng, trong năm, trong nhiệm kỳ của công chức [39, tr.25].
Ngoài ra, để đánh giá tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức cần dựa vào mức độ hài lòng của đối tƣợng đƣợc phục vụ. Nhà nƣớc CHDCND Lào đã đƣợc Hiến pháp năm 2015 xác định là nhà nƣớc của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân nên công chức đƣợc xác định là “công bộc
của nhân dân” trong việc thực hiện dân chủ (quyền làm chủ của nhân dân). Do vậy, công chức phải tận tuy phục vụ nhân dân, đặc biệt đối với công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh là những ngƣời trực tiếp giải quyết công việc của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi cấp tỉnh. Do vậy, việc xét tiến độ và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của công chức dựa vào tiêu chí mức độ hài lòng của đối tƣợng phục vụ, mà ở đây chính là nhân dân sẽ bảo đảm tính khách quan trong việc đánh giá chất lƣợng công chức, nhất là công chức các cơ quan chuyển môn thuộc UBND tỉnh ở nƣớc CHDCND Lào. Đánh giá chất lƣợng công chức theo tiêu chí mức độ hài lòng của đối tƣợng phục vụ dựa vào những yếu tố sau đây: Tinh thần và trách nhiệm đối với công việc: thái độ và phong cách phục vụ; tính chuyên nghiệp và quy chuẩn; hiệu quả giải quyết công việc.