1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò công chức các cơ quan chuyênmôn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
1.1.1. Khái niệm công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy bannhân dân tỉnh nhân dân tỉnh
Khái niệm công chức
Công chức là một khái niệm đƣợc sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới để chỉ những công dân đƣợc tuyển dụng vào làm việc thƣờng xuyên trong các cơ quan nhà nƣớc, do ngân sách nhà nƣớc trả lƣơng. Nhƣng do đặc thù của từng quốc gia nên quan niệm công chức ở các nƣớc không hoàn toàn giống nhau. Có nƣớc chỉ giới hạn công chức trong phạm vi những ngƣời hoạt động quản lý nhà nƣớc. Một số nƣớc có quan niệm rộng hơn, công chức bao gồm những ngƣời làm việc trong các cơ quan, tổ chức có tính chất công quyền.
Ở CHDCND Lào sau khi giải phóng đất nƣớc năm 1975 vẫn sử dụng cụm từ cán bộ để chỉ chung cho những ngƣời làm việc trong hệ thống chính trị. Sau khi có Hiến pháp năm 1991, đề phù hợp với pháp luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định 171/TTg ngày 11 tháng 11 năm 1993 về Quy chế công chức CHDCND Lào. Đây là quy chế đầu tiên về công chức, trong đó quy định công chức của CHDCND Lào là ngƣời đƣợc biên chế và bổ nhiệm làm việc thƣờng xuyên tại các Bộ, cơ quan Trung ƣơng, địa phƣơng hoặc đi làm việc tại cơ quan đại diện CHDCND Lào ở nƣớc ngoài; đƣợc hƣởng lƣơng, các khoản thu phụ cấp từ quỹ ngân sách Nhà nƣớc. Bộ đội, công an không tính vào danh sách công chứcvà có quy định riêng [47].
Sau 10 năm thực hiện Nghị định trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/NĐ-CP ngày 19/5/2003 để thay thế Nghị định số 171/CP ngày11/11/1993 và khái niệm công chức đã đƣợc sửa đổi, bổ sung. Cụ thể, điều 2 Nghị định số 82/NĐ-CP quy định: công chức nƣớc CHDCND Lào là công dân Lào, đƣợc tuyển dụng và bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ thƣờng xuyên ở các cơ quan tổ chức Đảng, Nhà nƣớc, tổ chức quần chúng ở trung ƣơng, cấp địa phƣơng và cơ quan thay mặt nƣớc CHDCND Lào ở nƣớc ngoài và đƣợc hƣởng lƣơng và tiền hỗ trợ khác từ ngân sách Nhà nƣớc [48].
Trƣớc yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nƣớc Lào trong điều kiện mới, đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ công chức chính quy, hiện đại. Luật Cán bộ, Công chức số 74/QH ngày 18/12/2015 đã ra đời và chỉ rõ: “công chức là công dân Lào, được tuyển dụng và bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ thường xuyên ở các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Lào xây dựng đất nước và Tổ chức quần chúng ở Trung ương, cấp địa phương và cơ quan thay mặt nước CHDCND Lào ở nước ngoài và được hưởng lương và tiền hỗ trợ khác từ ngân sách nhà nước” [37, tr.18].
Từ khái niệm công chức trong Luật Cán bộ, Công chức năm 2015 thì có thể thấy một số đặc điểm của công chức nƣớc CHDCND Lào nhƣ sau:
Thứ nhất, công chức không chỉ là những ngƣời làm việc trong bộ máy nhà nƣớc mà còn cả những ngƣời làm việc cho các cơ quan của Đảng NDCM Lào, tổ chức chính trị - xã hội gồm Mặt trận Lào xây dựng đất nƣớc, Hội Liên hiệp phụ nữ Lào, Công đoàn, Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng Lào, Hội Cựu chiến binh. Sở dĩ có đặc điểm này là do thể chế chính trị và tổ chức bộ máy nhà nƣớc của nƣớc CHDCND Lào quy định. Từ đây, những ngƣời làm việc cho các đơn vị sự nghiệp của Nhà nƣớc Lào thì không đƣợc gọi là công chức, mà có thề gọi là viên chức hoặc ngƣời lao động làm việc theo hợp đồng lao động [5, tr.39].
Thứ hai, yếu tố tiên quyết của công chức phải là công dân Lào, tức là những ngƣời mang quốc tịch Lào và công chức đƣợc hình thành dựa trên con đƣờng tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ thƣờng xuyên ở các tổ chức Đảng, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ƣơng, địa phƣơng và các cơ quan đại diện nƣớc CHDCND Lào ở nƣớc ngoài. Điều đó có nghĩa những ngƣời làm việc trong tổ chức Đảng, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội dựa trên hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn thì không đƣợc coi là công chức [27, tr.19].
Thứ ba, công chức đƣợc hƣởng lƣơng và phụ cấp từ ngân sách nhà nƣớc. Việc hƣởng lƣơng của công chức dựa trên ngạch công chức, vị trí đảm nhiệm. Điều này giúp phân biệt công chức với ngƣời lao động làm việc theo hợp đồng lao động, khi những ngƣời này sẽ hƣởng lƣơng theo sự thỏa thuận giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động trong hợp đồng lao động dựa theo quy định của pháp luật nƣớc CHDCND Lào [5, tr.41].
Nhƣ vậy có thể tổng hợp lại công chức là công dân Lào đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Nhà nƣớc CHDCND Lào, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Nhà nƣớc CHDCND Lào, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây goi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc, đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lƣơng đƣợc bảo đảm từ quỹ lƣơng của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh
Trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nƣớc ở nƣớc CHDCND Lào thì cơ quan chuyên môn thuộc UBND đƣợc tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện, là cơ quan tham mƣu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về ngành, lĩnh vực ở địa phƣơng và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nƣớc cấp trên.
Nhƣ vậy, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có hai chức năng chính:
Một là, thực hiện một hoặc một số chức năng: tham mƣu, quản lí, hành chính, kĩ thuật, hậu cần… để giúp UBND tỉnh quản lý nhà nƣớc về ngành, lĩnh vực ở địa phƣơng và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phƣơng.
Hai là, thực hiện chức năng sự nghiệp hoặc dịch vụ, làm những công việc chuyên sâu về các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu đa dạng của đời sống xã hội nhƣ y tế, lao động và việc làm, thiết kế xây dựng, công chứng, báo chí…
Công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh
Từ sự diễn giải về khái niệm công chức và cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có thể đƣa ra khái niệm công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân tỉnh đó là: “là công dân nước CHDCND Lào được tuyển dụng, bổ nhiệm và ngạch, chức vụ, chức danh trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, trong biên chế và hưởng lương cùng các khoản phụ cấp từ ngân sách Nhà nước”