C. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN O
A .1 J B 2 J C 4 J D 6 J.
KIỂM TRA CHƯƠNG IV PHẦN I TỰ LUẬN (4 điểm)
PHẦN I. TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Từ mặt đất, một vật có khối lượng m = 200 g được ném
lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 30 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2.
a) Tìm cơ năng của vật. (ĐS: 90 J)
b) Xác định độ cao cực đại mà vật đạt được. (ĐS: 45 m) c) Tại vị trí nào vật có động năng bằng thế năng? (ĐS: 22,5 m) d) Xác định vận tốc của vật tại vị trí vật có động năng bằng thế năng. (ĐS: 15 2 m/s)
Câu 2. (2 điểm) Một người đứng trên một con thuyền đang đứng yên trên
mặt nước. Người này ném một hòn đá khối lượng m = 500 g với vận tốc v = 20 m/s. Biết khối lượng tổng cộng của thuyền và người là M = 120 kg. Tính vận tốc chuyển động của thuyền sau khi ném trong các trường hợp: a) Đá được ném theo phương nằm ngang. (ĐS: 8,3 cm/s)
b) Đá được ném theo phương lập với phương ngang góc 300. Bỏ qua lực cản của nước. (ĐS: 7,2 cm/s)
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 3. Một con lắc đơn có độ dài dây treo 1,5 m. Kéo quả nặng của con
lắc ra khỏi vị trí cân bằng sao cho dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 600 rồi thả nhẹ. Vận tốc con lắc khi nó qua vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 300 bằng bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.
A. 7,5 m/s. B. 2,4 m/s. C. 3,3 m/s. D. 1,8 m/s.
Câu 4. Hai vật có khối lượng khác nhau. Một vật được thả rơi tự do, một
vật được ném ngang ở cùng độ cao. Kết luận nào sau đây là sai? A. Gia tốc rơi như nhau.
B. Thời gian rơi như nhau. C. Vận tốc chạm đất như nhau.
D. Công của trọng lực thực hiện được là bằng nhau.
Câu 5. Hai vật cùng khối lượng, chuyển động thẳng đều với cùng vận tốc,
nhưng theo hướng khác nhau. Hai vật sẽ có A. cùng động năng và cùng động lượng.
B. cùng động năng nhưng có động lượng khác nhau. C. động năng khác nhau nhưng có động lượng như nhau. D. cả ba đáp án trên đều sai.
Câu 6. Một viên đạn đang bay ngang với vận tốc v0 thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh thứ nhất bay thẳng đứng xuống dưới với
vận tốc v1, mảnh thứ hai có vận tốc v2. Vận tốc của hai mảnh trên liên hệ với nhau theo hệ thức:
A. v22 = +v12 4v02. B. 2v0 = +v1 v2. C. 2 2 2
0 1 2
v = +v v . D. Thiếu dữ kiện.
Câu 7. Tác dụng lực kéo 10 N lập với phương ngang một góc 600 lên một vật làm nó chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang với vận tốc 6 m/s. Công của lực kéo và lực ma sát trong khoảng thời gian 2 s bằng A. 60 J và 0 J. B. 120 J và – 60 J.
C. 60 J và 60 J. D. 60 J và – 60 J.
Câu 8. Khi thả một vật trượt không vận tốc đầu trên mặt phẳng nghiêng có
ma sát thì
A. cơ năng của vật bằng giá trị của động năng ở chân mặt phẳng nghiêng. B. độ biến thiên động năng bằng công của lực ma sát.
C. độ giảm thế năng bằng công của trọng lực.
D. có sự biến đổi qua lại giữa động năng và thế năng nhưng cơ năng được bảo toàn.
Câu 9. Tổng công của các lực tác dụng lên một vật bằng
A. độ biến thiên động năng của vật. B. độ biến thiên động lượng. C. độ biến thiên vận tốc của vật. D. A và B đúng.
Câu 10. Cho các lực tác dụng lên vật trong các trường hợp sau:
I. (lực ma sát trong chuyển động trên mặt phẳng); II (lực hấp dẫn trong chuyển động tròn đều của Mặt Trăng quanh Trái Đất); III (lực kéo của động cơ ô tô); IV (phản lực của mặt đỡ lên vật trong chuyển động trên mặt phẳng nghiêng).
Trường hợp nào không thực hiện công?
A. I, II, III. B. III, IV. C. II, III, IV. D. II, IV.
Câu 11. Một quả pháo ban đầu đứng yên, sau đó vỡ thành hai mảnh có
khối lượng m và 2m và có tổng động năng là Wd. Động năng của mảnh có khối lượng m bằng A. 3 4 d W . B. 2 3 d W . C. W 2 d . D. W 3 d .
Câu 12. Một động cơ ô tô hoạt động với công suất không đổi. Khi ô tô đi
vào đoạn đường xấu thì vận tốc của ô tô chỉ còn bằng nửa so với khi chuyển động trên đoạn đường tốt. Nếu ở đoạn đường tốt lực cản là 500 N
thì ở đoạn đường xấu lực cản là bao nhiêu? Cho rằng trên của hai đoạn đường ô tô đều chuyển động thẳng đều.