C. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN O
KIỂM TRA CHƯƠNG III PHẦN I TỰ LUẬN (4 điểm)
PHẦN I. TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Một vật được gắn vào một lò xo có độ dài tự nhiên 10 cm,
độ cứng k = 50 N/m và đặt trên mặt phẳng nghiêng rất nhẵn. Khi vật nằm cân bằng, độ dài của lò xo là 14 cm. Cho biết góc hợp bởi mặt phẳng nghiêng và mặt phẳng nằm ngang là 300, g = 10 m/s2.
a) Hãy tính khối lượng của vật. (ĐS: 0,4 kg)
b) Tính áp lực của vật đè lên mặt phẳng nghiêng. (ĐS: 2 3N )
Câu 2. (2 điểm) Một thanh có trục quay O nằm ngang
đi qua trọng tâm của thanh. Người ta tác dụng vào thanh ngẫu lực có FA = FB = F = 6 N như hình vẽ. Biết AO = 6 cm, BO = 4 cm.
a) Tính momen ngẫu lực. (ĐS: 0,6 Nm)
b) Biết hướng các lực luôn nằm ngang, hỏi khi thước quay đi một góc 300 thì momen ngẫu lực bằng bao nhiêu? (ĐS: 0,52 Nm)
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM (6 điểm, mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng làm quay của
lực?
A. Lực có giá càng gần trục quay, tác dụng làm quay càng mạnh. B. Lực có giá càng xa trục quay, tác dụng làm quay càng mạnh. C. Tác dụng làm quay của lực chỉ phụ thuộc vào cường độ lực.
D. Lực tác dụng có giá đi qua trục quay thì tác dụng làm quay mạnh nhất.
Câu 4. Hai lực song song cùng chiều F Fr r1, 2
cùng tác dụng vào một thanh nằm ngang tại hai đầu O1, O2 của thanh. Cho O1O2 = 5 cm, F1 = 4 N, F2 = 16 N. Độ lớn và điểm đặt của hợp lực là
A. F = 12 N; điểm đặt trên đoạn O1O2 cách O1 4 cm. B. F = 20 N; điểm đặt trên đoạn O1O2 cách O1 1 cm. C. F = 20 N; điểm đặt trên đoạn O1O2 cách O1 4 cm. D. F = 12 N; điểm đặt trên đoạn O1O2 cách O1 1 cm.
Câu 5. Đối với vật có thể quay quanh một trục cố định, phát biểu nào sau
đây đúng?
A. Nếu không chịu momen lực tác dụng thì vật phải đứng yên. B. Khi không có momen lực tác dụng thì vật đang quay sẽ dừng lại.
C. Vật quay được là nhờ có momen lực tác dụng lên nó.
D. Khi tốc độ góc của vật thay đổi thì phải có momen lực tác dụng lên vật.
Câu 6. Trọng tâm của vật rắn trùng với tâm đối xứng của vật nếu
A. vật không đồng chất có dạng đối xứng. B. vật là khối cầu.
C. vật là khối hình trụ.
D. vật đồng chất có dạng đối xứng.
Câu 7. Phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Vật phẳng, mỏng, đồng chất có dạng hình chữ nhật thì trọng tâm ở giao điểm của hai đường chéo.
B. Tác dụng của một lực lên một vật rắn không thay đổi khi di chuyển lực dọc theo giá của nó.
C. Để tăng mức vững vàng của một vật cần tăng diện tích mặt chân đế và tăng độ cao vị trí trọng tâm
D. Hợp lực của hai lực song song cùng chiều có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực thành phần.
Câu 8. Chọn phát biểu sai.
A. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, cùng độ lớn, cùng chiều. B. Ngẫu lực không có hợp lực.
C. Momen của ngẫu lực đối với một trục quay bất kỳ vuông góc với mặt phẳng ngẫu lực đều có giá trị không đổi.
D. Tác dụng một ngẫu lực vào vật rắn không có trục quay cố định thì vật rắn tự hình thành một trục quay đi qua trọng tâm và vuông góc với mặt phẳng ngẫu lực.
Câu 9. Chọn phát biểu sai.
A. Momen của lực đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tính quán tính của vật đối với trục ấy.
B. Một vật không có trục quay cố định, nếu chịu tác dụng của một ngẫu lực sẽ quay quanh trục qua trọng tâm và vuông góc với mặt phẳng ngẫu lực.
C. Cánh tay đòn của lực là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực. D. Momen của một lực không chỉ phụ thuộc độ lớn của lực mà còn
phụ thuộc khoảng cách giữa giá của lực và trục quay.
Câu 10. Chọn phát biểu sai.
A. Điều kiện cân bằng của vật rắn chỉ chịu tác dụng của hai lực được vật dụng vào việc xác định trọng tâm của các bản phẳng, đồng chất.
B. Một lực chỉ có tác dụng làm quay đối với một trục nếu có giá không cắt trục và song song với trục.
C. Mức vững vàng càng tăng nếu diện tích mặt chân đế càng lớn, trọng tâm càng thấp.
D. Mặt chân đế là đa giác lồi nhỏ nhất chứa tất cả các điểm tiếp xúc giữa vật và mặt phẳng đỡ.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây về chuyển động tịnh tiến là đúng?
A. Điều kiện cần và đủ của chuyển động tịnh tiến là mọi điểm chuyển động của nó có chiều dài quỹ đạo bằng nhau.
B. Khi vật chuyển động tịnh tiến, mọi điểm của nó có quỹ đạo giống hệt nhau.
C. Quỹ đạo của chuyển động tịnh tiến phải là một đường thẳng. D. Cả A, B, C.
Câu 12. Có hai cái thước có thể quay quanh một trục. Thước thứ nhất có
trọng tâm ở dưới trục quay, thước thứ hai có trục quay trùng vị trí trọng tâm. Chọn phát biểu đúng.
A. Thước thứ nhất cân bằng bền, thước thứ hai cân bằng không bền. B. Thước thứ nhất cân bằng không bền, thước thứ hai cân bằng bền. C. Thước thứ nhất cân bằng bền, thước thứ hai cân bằng bền.
D. Thước thứ nhất cân bằng bền, thước thứ hai cân bằng phiếm định.
Câu 13. Vị trí trọng tâm của vật rắn là
A. điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật. B. điểm chính giữa vật.
C. tâm hình học của vật. D. điểm đối xứng của vật.
Câu 14. Một vật rắn có trục quay cố định, ban đầu đang đứng yên. Tác
dụng vào vật rắn một momen lực có độ lớn giảm dần tới 0. Bỏ qua mọi lực cản. Hỏi vật sẽ chuyển động như thế nào?
A. Ban đầu khi momen lực lớn, vật quay nhanh dần, sau đó chậm dần rồi dừng lại khi momen bằng 0.
B. Khi momen lực giảm dần thì tốc độ góc của vật giảm dần, khi momen lực bằng 0 thì vật quay đều.
C. Vật quay nhanh dần cho tới khi momen lực bằng 0 thì dừng lại. D. Khi momen lực khác 0 thì tốc độ góc của vật tăng lên, khi momen
Chương IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN Bài 23. ĐỘNG LƯỢNG
A. VÍ DỤ
Ví dụ 1. Một đầu máy xe lửa có khối lượng M = 8 tấn chuyển động thẳng
đều theo phương ngang với vận tốc v = 2 m/s đến móc nối một toa tàu có khối lượng m = 20 tấn đang đứng yên trên đường ray. Sau va chạm đầu tàu được gắn với toa tàu và cùng chuyển động. Bỏ qua mọi ma sát. Tính vận tốc của toa tàu. (ĐS: 1,6 m/s)
Ví dụ 2. Một quả bóng khối lượng m = 100 g bay với vận tốc v = 20 m/s
đến đập vào một bức tường thẳng đứng theo phương nghiêng một góc
0
30
α = so với mặt tường. Sau thời gian va chạm ∆ =t 0,5s quả bóng bật ra với vận tốc v’ = 20 m/s theo phương đối xứng với phương bay vào qua pháp tuyến với mặt tường. Tính lực trung bình mà tường tác dụng vào quả bóng. (ĐS: 2 'sin 2.0,1.20.0,5 4 0,5 mv F N t α = = = ∆ )
B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG