Tổng quan một số vị thuốc y học cổ truyền có tác dụng trị bệnh tiểu đường, tiểu luận về một số vị thuốc y học cổ truyền có tác dụng chữa bệnh đái tháo đường, bộ môn dược cổ truyền, Tổng quan một số vị thuốc y học cổ truyền có tác dụng trị bệnh tiểu đường
TỔNG QUAN VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Khái niệm
Trong y văn của y học cổ truyền không có bệnh danh đái tháo đường nhưng những triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường như: khát nước nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, cảm giác đói, them ăn, gầy, tê bì dị cảm ngoài da, mờ mắt… cũng được YHCT mô tả trong một số chứng trạng như tiêu khát, hư lao, ma mộc [ CITATION Ngu \l 1066 ]
Nguyên nhân
Ăn uống không điều độ
Thận âm hư dẫn đến tân dịch giảm, phế táo làm mất chức năng tuyên phát túc giáng, thông điều thủy đạo, không đưa được nước, tinh hoa của thủy vii
Triệu chứng bệnh
Dùng thuốc ôn táo kéo dài làm hao tổn tân dịch
Trên các biểu hiện lâm sàng triệu chứng của ĐTĐ cũng biểu hiện tương tự như mô tả trong chứng tiêu khát của YHCT, tuy nhiên khi bệnh nhân có đầy đủ triệu chứng của tiêu khát chưa hẳn là có tăng đường trong máu hay bệnh ĐTĐ.
Quan niệm bệnh tiêu khát là do âm hư và táo nhiệt, hai nguyên nhân này tác động nhân quả với nhau làm tiêu hao tân dịch ở phế vị và âm tinh ở thận Tuỳ thuộc vào cơ địa, vào nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi khác có thế gây bệnh ở thượng tiêu trung tiêu hoặc hạ tiêu mà các biểu hiện triệu chứng theo YHCT như đã nêu trên có thể gặp trong cả đái tháo đường và đái tháo nhạt
Trong quá trình phát triển bệnh tật, người xưa cũng cho là bệnh thường hay chuyển biến, cần phải biết để phòng chữa cẩn thận Trương Trọng Cảnh từng nêu bệnh tiêu khát có thể chuyển biến thành chứng phế nuy Chư bệnh nguyên hậu luận cũng nói bệnh có thể phát ra hoại thư hoặc lỡ ngoài da hoặc phù thũng. Lưu Hà Gian thì cho rằng phần nhiều kiếm thêm điếc, lãng tai, mờ mắt, mù, mụn lở, rôm sẩy, chân tay bị tê liệt
Do nhiều nguyên nhân như tiên thiên bất túc, ăn uống không chừng mực, lao tâm, lao lực quá độ làm tổn hại âm dương, khí huyết; âm hư sinh nội nhiệt,nhiệt tích hóa hỏa lại thương âm sinh ra các chứng khát nước, nóng nảy bứt rứt,gây rốc, da khô tê bì, miệng lưỡi lỡ
Ma mộc (tê bì) là da ở chi thể hoặc ở một bộ phận nào đó trên cơ thể không có cảm giác nữa Bệnh chia làm 2 mức:
Tê (ma) là mức độ nhẹ là cơ phu bất nhân (da cơ không nhận biết được cảm giác), song có lúc cũng cảm thấy được do khí lưu hành.
Bì (mộc) mức độ nặng là không biết đau ngứa, do chân khí không đến nơi đó được Đây là một biểu hiện của rối loạn cảm giác của y học hiện đại.
Sơ lược một số bài thuốc
Không loại trừ khả năng có một vài loại thảo dược nào đó có khả năng kích thích tụy tiết insulin giống như các sulfamid hạ đường huyết hoặc thảo dược có khả năng tăng hiệu lực của insulin giống như metformin [ CITATION BsN \l
1066 ] Qua đó những bài thuốc cổ truyền đã được sử dụng nhằm điều trị cũng như là các biện pháp hỗ trợ để điều trị bệnh tiểu đường. Đối chiếu với các biểu hiện lâm sàng căn bệnh này được quy vào phạm vi chứng “tiêu khát dựa vào nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện lâm sàng mà phân ra các thể bệnh sau:
Thể vị âm hư, tân dịch khuy tổn.
Thể vị âm hư, vị hỏa vượng.
Thể khí âm lưỡng hư.
Trong Đông y, các bài thuốc chữa bệnh tiểu đường chú trọng điều trị toàn diện, tập trung bồi dưỡng cơ thể, điều chỉnh công năng tạng phủ, cân bằng âm ix dương Do đó, tùy vào tình hình sức khỏe, cơ địa, bệnh chứng, cũng như nguyên nhân gây bệnh của mỗi bệnh nhân mà sẽ có các bài thuốc khác nhau.
Cụ thể có thể chia ra thành 2 phương pháp lớn bao gồm dùng thuốc và không dùng thuốc.
Dùng thuốc thường theo ba phương thức:
Biện chứng luận trị Tuỳ theo từng thể bệnh mà lựa chọn các vị thuốc và bài thuốc cho phù hợp
Chuyên bệnh chuyên phương sử dụng một bài thuốc cố định dùng chung cho tất cả các thể bệnh, cũng có thể gia giảm nhưng số lượng không nhiều
Vận dụng kinh nghiệm dân gian phương pháp trị liệu thường rất đơn giản, dễ kiếm, dễ dùng, rẻ tiền và có hiệu quả ở các mức độ khác nhau Kinh nghiệm trị liệu tiểu đường trong dân gian là rất phong phú nhưng chưa được chú ý đúng mức và khai thác hết
Một số bài thuốc sử dụng:
Phép trị: Dưỡng âm thanh nhiệt.
Phương thuốc này có bổ có tả, kiêm trị tam âm, trị âm hư hỏa vượng triều nhiệt là phương thuốc dưỡng âm thanh nhiệt mạnh mẽ.
Phép trị: Dưỡng âm nhuận Phế.
Những kinh nghiệm dân gian khác:
- Bí đao: 100g nấu sôi, giã nát vắt nước uống thường xuyên, hàng ngày.
- Rau cần tây: 100g nấu sôi, giã nát vắt nước uống ngày 2 lần.
- Củ cải 5 củ, gạo tẻ 150g, củ cải nấu chín, vắt lấy nước cho gạo vào nấu ăn thường xuyên.
Là sử dụng các liệu pháp tự nhiên như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, dược thiện, trà dược, cháo thuốc, dán thuốc vào huyệt, tắm thuốc, tập luyện khí công dưỡng sinh
Điều trị bằng châm cứu:
- Gõ dọc Bàng quang kinh hai bên cột sống từ Phế du đến Bàng quang du, kích thích vừa, mỗi lần 5 - 10 phút Gõ cách nhật hoặc hàng ngày.
Khí công phòng bệnh Ngũ Cầm Hí dùng để chữa bệnh phù hợp với Ngũ tạng Khí công chữa bệnh được chia thành 2 loại: a) Loại khí công nội lực truyền khí từ thầy thuốc sang bệnh nhân giúp bệnh nhân khỏe mạnh, hết bệnh tật. b) Loại khí công bệnh nhân được thầy thuốc hướng dẫn phải tự tập lấy các bài tập tiêng cho phù hợp với bệnh của Tạng Phủ mình giúp cơ thể tự tạo ra thuốc từ hệ nội dược để chữa bệnh, loại khí công tự chữa bệnh này đang được nghành y trên thế giới nghiên cứu (Khí công y đạo).
Để thực hiện được những điều đó, khí công y đạo sử dụng:
Điều chỉnh tinh: điều chỉnh bằng ăn uống hoặc dùng thuốc để tăng cường thêm tinh lực cho cơ thể và luôn luôn chú ý đến vấn đề ăn uống đúng để cân bằng âm, dương.
Điều chỉnh khí sử dụng phương pháp Động công: tập luyện cơ thể bền bỉ dẻo dai, khai thông được khí huyết ở những vùng bị bế tắc đã gây nên bệnh, khai mở các huyệt của Kỳ kinh Bát mạch và các luân xa theo một nhịp độ sinh học đồng bộ giữa động tác và hơi thở thuận với nhịp sinh học xi trao đổi chất của âm dương, khí huyết để tự chữa bệnh và phòng chống bệnh.[ CITATION ĐỗĐ \l 1066 ]
TỔNG QUAN CÁC VỊ THUỐC YHCT TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
Tổng quan các vị thuốc
Tên vị thuốc: Mai rùa, Yếm rùa, Kim quy, Quy giáp, Cao yếm rùa
Tên khoa học: Clemmys chinensis Tortoise , họ Rùa : Testudinidae
Quy bản phần mai và yếm của con rùa Hai bộ phận này của rùa liền nhau nhờ các cầu xương.
Trước hết, đem ngâm yếm vào nước để gân thịt còn sót lại rữa ra rồi cạo cho tróc hết Có khi đun chín để loại thịt cho dễ Sau đó rửa sạch cho đến hết mùi Phơi khô, đập nhỏ, đun với nước 3 ngày 3 đêm Lọc loại bỏ bã, nước lọc được đem cô đặc đổ vào khuôn, để nguội cắt thành từng miếng to nhỏ tùy ý.
Thường khi cô đặc trên cát dày 5 – 10cm ở 80°C, phải khuấy liền tay.
Chỉ cô đặc đến độ sệt còn róc ra được đóng vào chai, lọ sạch để tiện dùng. Loại cao này có thể để 3 năm không hỏng Mùi tanh và thơm.
Thuốc phiến: lấy nước sôi rửa sạch yếm rùa bằng bàn chải Phơi hoặc sấy khô, sau đem nướng tồn tính (bẻ ra trong còn thấy vàng) Lúc đang còn nóng nhúng vào giấm 2 lần Tán dập vụn.thuốc có vị ngọt, mặn, tính hàn, bổ Thận âm rất tốt
+ Miếng cao gói trong giấy bóng kính cho vào thùng kín, dưới có lót vôi sống để hút ẩm
+ Cao lỏng đóng vào chai lọ sạch, nút kỹ gắn xi.
+ Thuốc phiến để chỗ khô ráo, thoáng mát.
Tính vị: Vị ngọt, mặn và tính lạnh
Quy kinh : Can, thận và tâm
Công năng, chủ trị: xiii
+ Can dương vượng do can thận âm hư biểu hiện mệt mỏi, cảm giác căng đau ở đầu và nhìn mờ
+ Gân cốt kém được nuôi dưỡng do âm bị hao tổn bởi bệnh có sốt biểu hiện chuột rút và co giật bàn tay bàn chân
+ Can thận âm hư biểu hiện Đau lưng mổi gối và yếu gân cốt
+ Âm hư hỏa vượng biểu hiện sốt về chiều, ho ra mấu, ra mồ hôi trộm và di mộng tinh
+ Rối loạn thần trí do âm huyết hư biểu hiện Mất ngủ, hay quên, hồi hộp và hoảng hốt
+ Âm hư huyết nhiệt biểu hiện kinh nguyệt ra nhiều và đái máu
+ Không nên dùng quy bản cho những người bị hàn thấp, tỳ vị hư hàn + Phụ nữ đang mang thai không nên dùng
Các sản phẩm trên thị trường:
- Dạng bào chế: viên hoàn
+ Nhức mỏi trong ống xương, đau lưng, mỏi gối, đau nhức xương khớp, cơ gân mềm yếu, đi lại khó khăn
+ Phòng và điều trị loãng xương, xốp xương ở người cao tuổi, phụ nữ mãn kinh
+ Đau đầu, choáng váng, mặt mày xây xẩm do âm hư, hỏa vượng
+ Hỗ trợ điều trị gãy xương sau khi bó bột
+ Trẻ em còi xương, chậm lớn
- Cách dùng và liều dùng:
+ Uống 1 túi / lần x 2-3 lần/ ngày
+ Uống với nước ấm, nước muối loãng hoặc nước sắc gừng tươi
Chống chỉ định: Người rối loạn tiêu hóa Phụ nữ có thai, mới sinh con dùng thận trọng
Hộp 20 túi x 5g viên hoàn cứng xv
- Bảo quản: Ở nhiệt độ không quá 30 o C, tránh ánh sáng.
- Tiêu chuẩn áp dụng: Tiêu chuẩn cơ sở.
- Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất
Tên vị thuốc: đại thạch cao, bạch bổ, băng thạch [ CITATION 3GS \l 1066 ]
Thạch cao là một loại khoáng vật có tinh thể tụ tập thành khối
Cách chế biến: Vị thuốc là thạch cao sống calci sulfat ngậm 2 phân tử nước (CaSO4.2H20) để uống, còn thạch cao nũng chỉ được dùng ngoài.
Khi uống thạch cao là dùng sống nghĩa là rửa sạch, tán nhỏ mà uống hoặc sắc uống.
Thạch cao nóng chỉ dùng ngoài, khi nóng lên thạch cao sẽ mất bớt nước chỉ còn CaSO4, chất này khi uống vào sẽ hút nước nở ra gây tắc ruột chết người.
Tính vị: Vị ngọt, cay tính hàn
Quy kinh: phế, vị, tam tiêu
Thanh nhiệt, giáng hỏa: trừ phiền, chỉ khát dùng trong các bệnh sốt cao, ra nhiều mồ hôi, lưỡi đỏ, miệng khát, mạch hồng, đại, khi sốt kèm nôn mửa, tân dịch hao tổn có thể phối hợp thuốc bổ âm hoặc giáng khí
Thanh phế nhiệt: khi phế hiệt, phế viêm, viêm họng có thể phối hợp với hạnh nhân, cam thảo
Giải độc, chống viêm: phát ban, đau răng
Thu liễm sinh cơ: dùng bề mặt vết thương hoặc mụn lở loét
Kiêng kỵ: những người yếu dạ dày, yếu tim, mạch vi tế hoặc khi bị dương hư thì không dùng
Các sản phẩm trên thị trường:
Tiêu Khát Ling [ CITATION htt2 \l 1066 ]
- Dạng bào chế: Viên nang cứng.
- Công năng: Ích khí dưỡng âm, thanh nhiệt tả hỏa, sinh tân chỉ khát.
- Chủ trị: Tiêu khát do khí và âm đều hư, biểu hiện qua các triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân, hơi thở ngắn, mệt mỏi; Bệnh tiểu đường type II thể nhẹ và vừa với các triệu chứng mô tả ở trên.
- Cách dùng và liều dùng:
Uống, ngày 3 lần, mỗi lần 2 - 4 viên.
Hoặc theo sự chỉ định của thầy thuốc.
Chống chỉ định: Người cao huyết áp; rối loạn tiêu hóa.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Tránh dùng các thức ăn cay, nóng.
Hộp 2 túi x 5 vỉ x 10 viên nang.
- Bảo quản: Ở nhiệt độ không quá 30 o C, tránh ánh sáng.
- Tiêu chuẩn áp dụng: Tiêu chuẩn cơ sở.
- Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất xvii
Thuốc ho Ma hạnh P/H [ CITATION htt4 \l 1066 ]
Natri benzoate 1,2g Đường kính 50g
- Dạng bào chế: Cao lỏng
- Công dụng: Ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày do thay đổi thời tiết hay sử dụng điều hòa Hỗ trợ điều trị các chứng ho trong các bệnh như viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi…
- Liều dùng: Ngày uống 2 – 3 lần, sau bữa ăn.
Tên tiếng Việt: Nấm Phục linh, Bạch phục linh, Bạch linh, Phục thần
Tên khoa học: Poria cocos Wolf
Họ: họ Nấm lỗ - Polyporaceae.
Công dụng: Nấm Phục linh có tác dụng kiện tỳ, hòa vị, lợi thủy và trừ thấp nên được dùng để điều trị chứng tiểu tiện khó, suy nhược cơ thể, mất ngủ, tỳ vị kém dẫn đến chứng ăn uống không tiêu, bụng đau, tiêu chảy.
Mô tả Nấm Phục linh
Phục linh là loại nấm mọc ký sinh hay hoại sinh trên rễ cây thông Sở dĩ người ta gọi tên loại nấm này vì cho rắng Phục linh là linh khí của cây thông nấp ở dưới đất.
Quả thể hình khối to không đều, lớn, nhỏ không đồng nhất, có thể nặng tới 5kg, nhỏ cũng có thể bằng nắm tay, mặt ngoài màu xám đen, nhăn nheo có khi hình bướu, cắt ngang sẽ thấy mặt lổn nhổn màu trắng (bạch phục linh) hoặc hồng xám (xích phục linh), có khi có rễ thông ở giữa nấm.
Bột Phục linh màu trắng xám, chủ yếu chứa các khuẩn ty, bào tử, cuống đám tử. xix
Phân bố, thu hoạch và chế biến
Phân bố: Phục linh thường phân bố ở vùng có khí hậu lạnh, mọc trong rừng có thông, nằm sâu dưới 1 lớp mặt đất 20 – 30cm Thường phát triển ở vùng núi hướng về phía mặt trời, khí hậu mát mẻ, thoáng, độ cao trung bình, không bị gió bấc thổi, chất đất cát mịn tơi xốp. Ở Việt Nam, đã tìm thấy Phục linh ở các rừng thông tỉnh Hà Giang, Thanh Hóa, Gia Lai, Lâm Đồng Hiện đang được nghiên cứu ở trồng ở Sapa, Tam Đảo.
Thu hoạch: Thu hoạch nấm vào khoảng tháng 10 đến tháng 11 sau tiết lập thu, hoặc từ tháng 7 – 9.
Chế biến: Có 2 cách sơ chế theo kinh nghiệm như sau:
Sau khi đào lên, nấm được đem ngâm nước một ngày, rửa sạch, gọt bỏ vỏ, đồ lên, thái mỏng khoảng 2 – 3mm, phơi hay sấy khô Khi dùng thì lấy sắc với thuốc thang.
Sau khi đào lên, nấm được loại bỏ đất cát, chất đống cho ra mồ hôi rồi rải ra chỗ thoáng gió cho se bề mặt, tiếp tục chất đống, ủ vài lần cho đến khi khô nước và bề mặt trở nên nhăn nheo, phơi âm can cho đến khô Hoặc Phục linh tươi đem thái lát và phơi âm can ở nơi thoáng gió.
Bộ phận sử dụng của Nấm Phục linh
Toàn cây nấm Phục linh đều có thể sử dụng làm thuốc:
Phục linh bì: Là lớp ngoài Phục linh tách ra, kích thước lớn, nhỏ, không đồng nhất Mặt ngoài có màu từ nâu đến nâu đen, mặt trong màu trắng hoặc nâu nhạt Chất tương đối xốp và hơi đàn hồi.
Phục linh khối: Sau khi tách lớp ngoài, phần còn lại được thái, cắt thành phiến hay miếng, kích thước không đồng nhất, màu trắng, hồng nhạt hoặc nâu nhạt.
Xích phục linh: Là lớp thứ hai sau lớp ngoài, có màu hồng nhạt hoặc nâu nhạt.
Bạch phục linh: Là phần bên trong, có màu trắng.
Phục thần: Là phần nấm Phục linh ôm đoạn rễ thông bên trong.
MỘT SỐ BÀI THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN CHỮA TIỂU ĐƯỜNG
(Tiểu nhi dược chứng trực quyết)
Các vị thuốc bài Lục vị địa hoàng hoàn
Bảng 1 Bài thuốc Lục vị địa hoàng hoàn
Vị thuốc Hàm lượng Vai trò
Trạch tả 120g Tá Đan bì 120g Tá
- Cách dùng: Tán bột, luyện mật làm hoàn nhỏ, lần 6-9g, ngày uống 2-3 lần với muối nhạt, có thể dùng thang với liều thích hợp gọi là Lục vị địa hoàng thang. xciii
- Công dụng: Tư bổ can thận.
- Chủ trị: Chữa chứng can thận âm hư, hư hỏa bốc lên, lưng gối mỏi yếu, nhức trong xương, ngũ tâm phiền nhiêt, hoa mắt chóng mặt, ù tai, di tinh, ra mồ hôi trộm, họng đau, khô, khát, răng lung lay, lưỡi khô, đỏ, rêu ít, mạch tế sác.
Quân (1): Vị thuốc có tác dụng chính, đóng vai trò giải quyết nguyên nhân của bệnh
Thần (2): Vị thuốc có tác dụng hỗ trợ tăng cường tác dụng cho quân
Tá (3): Vị thuốc có tác dụng hỗ trợ cho 2 vị quân và thần đồng thời giải quyết các triệu chứng còn lại của bện hoặc giảm độc tính của 2 vị bên trên.
Sứ (4): Vị thuốc có tác dụng dẫn thuốc, đưa thuốc đến nơi bị bệnh
Trong bài thuốc trên o Thục địa vị ngọt, tính ôn, có màu đen tư bổ thạn âm, ích tinh tủy là quân dược o Sơn thù vị chua, tính sáp vào can để tư thận, ích can; Sơn dược vị ngọt, tính bình vào tỳ để tư thận ích tỳ, cộng lại ba âm cùng được bổ, cùng hiệu bổ thận trị gốc, đều là thần dược. o Trạch tả vị ngọt, tính hàn phối ngũ với Thục địa mà tả thận giáng trọc, Đan bì vị cay, đắng tính hàn để thanh tả can hỏa phối ngũ với Sơn thù để tả can hỏa, Bạch linh phối ngũ với Sơn dược mà thẩm thấp của tỳ Ba vị tá sẽ ngăn cản sự nê trệ do các vị tư bổ gây nên, đều là tá dược. o Ba vị thuốc trên có tác dụng bổ, ba vị thuốc dưới có tác dụng tả nên phương thuốc vừa bổ âm, vừa giáng hỏa để chữa những chứng âm hư sinh nội nhiệt.
- Gia giảm: o Phế nhiệt mà phiền ga Mạch môn 08g o Tâm nhiệt mà táo gia Huyền sâm 08g o Tỳ nhiệt hay đói ga Bạch thược 08g o Cốt chưng triều nhiệt, ra mồ hôi nhiều gia Địa cốt bì 08g o Huyết nhiệt vọng động thêm Sinh địa 08-12g o Thượng thực hạ hư gia Ngưu tất 08g o Huyết hư mà táo trệ gia Đương quy 08g o Trị bá địa hoàng hoàn: Do bài Lục vị gia thêm Tri mẫu, Hoàng bá tác dụng tư âm giáng hỏa mạnh hơn, chữa cốt chứng triều nhiệt, ra mồ hôi trộm. o Kỷ cúc địa hoàng hoàn: Do bài Lục vi gia thêm Kỳ tử, Cúc hoa chữa quáng gà, giảm thị lực do can thận hư.
- Kiêng kị: Người tiêu chảy, đang có rối loạn tiêu hóa o Bát tiên hoàn: Do bài Lục vị gia thêm Ngũ vị tử, Mạch môn chữa phế thận âm hư, ho khan, ho ra máu, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm Bài này còn có tên gọi là Bát tiên trường thọ hoàn, Mạch vị địa hoàng hoàn Chủ trị thận hư gây ho suyễn nhiều.
- Ứng dụng lâm sàng: o Chữa suy nhược thần kinh, lao phổi, đái đường, Basedow, lao thận, tăng huyết áp, rong huyết thể can thận hư. o Chữa các chứng can thận âm hư có các triệu chứng: hư hảo bốc lên gây lưng đau gối mỏi, thường xuyên hoa mắt chóng mặt, ù tai, ra mồ hôi trộm, nhức mỏi trong xương, triều nhiệt, nóng xcv lòng bàn tay bàn chân, miệng khô họng khát, đau răng, nam giới có thể di tinh, lưỡi đỏ rêu ít, mạch tế sác.
2.2 Bài thuốc: Đại bổ âm hoàn ( Đan Khê tâm pháp)
Vị thuốc Thục địa Vị thuốc Quy bản
Vị thuốc Tri mẫu Vị thuốc Hoàng bá
Các vị thuốc bài Đại bổ âm hoàn
Vị thuốc Hàm lượng Vai trò
- Cách dùng: Bốn vị nghiền thành bột mịn, tủy sống lợn vừa đủ trưng lên, quấy nhuyễn, luyện mật trộn bột thuốc vào đánh đều làm hoàn 6- 9g, ngày uống 2-3 lần với nước muối nhạt.
- Công dụng: Tư âm giáng hỏa.
- Chủ trị: Can thận âm hư, hư hỏa thượng viêm, sốt định giờ, cốt chưng, đạo hãn, di tinh, khái huyết, lòng bứt rứt, dễ cáu giận, chân gối mềm yếu nóng nhức, chất lưỡi đỏ, ít rêu, bộ xích mạch sác hữu lực.
- Phân tích phương thuốc o Thục địa tư âm bổ huyết, điền tinh là quân dược o Quy bản tư bỏ chân âm, tiềm dương, chế ngự hỏa là thần dược o Hoàng bá đắng hàn tả tướng hỏa để vững chân âm, Tri mẫu đắng hàn trên thì thanh nhuận phế nhiệt, dưới thì tư nhuận thận âm là tá dược. o Tủy sống lợn và mật ong ngọt nhuận dùng để điền bổ chân âm, sinh tân dịch là sứ dược Hai mặt phối ngũ sẽ thu được công dụng bồi bản thanh nguyên để khiến âm trội lên, dương chìm xuống, hư hỏa giáng xuống mà hư được thanh lọc.
- Gia giảm: xcvii o Nếu ho ra máu gia Tiên hạc thảo, Hạn liên thảo o Nếu di tinh gia Kiếm thực, Liên tu. o Nếu tiểu tiện không thông lợi gia thêm Trạch tả, Bạch linh.
- Ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng để điều trị lao phỏi, ho ra máu, viêm thận mạn tính, viêm mào tinh hoàn, đái tháo đường, cường năng tuyến giáp, di tinh, đái ra máu, mồ hôi trộm, hội chứng cao tuổi thắt dục.
- Kiêng kỵ: Tỳ Vị suy yếu thì kiêng dùng.
- Lưu ý: o Khi dùng cần phải chọn lựa loại thuốc tốt bài thuốc mới có hiệu quả o Thục địa kỵ các thứ huyết, Củ cải, Hành Nên kiêng khi uống thuốc hoặc dùng cách xa khi ăn trên 1 giờ.
2.3 Bài thuốc: Bạch hổ thang
Các vị thuốc bài Bạch hổ thang
Thạch cao 40g Vị ngọt, cay, tính hàn Vào 3 kinh phế, vị, tam tiêu Ngạnh mễ 20g Vị ngọt, tính bình Vào 3 kinh tỳ, vị và phế
Tri mẫu 12g Vị đắng, tính hàn Quy 3 kinh tỳ, vị, thận
Cam thảo 4g Vị ngọt, tính bình Vò kinh can, tỳ, thông hành 12 kinh
- Cách dùng: Sắc nước cho chín gạo, lọc uống, bỏ xác, ngày uống 3 lần
- Công dụng: Sinh tân chỉ khát, thanh nhiệt tả hỏa xcix
- Chủ trị: Trị chứng dương minh kinh chứng thường có sốt cao, đau đầu, miệng khô, khát nước, ra mồ hôi nhiều, rêu lưỡi vàng khô, mạch
“hồng”, “đại” có lực hoặc hoạt sác.
Trong bài thuốc: o Thạch cao có vị ngọt tính hàn, có tác dụng tả hỏa được dùng làm chủ dược, chính là vị quân. o Tri mẫu có vị đắng, tính hàn để giúp thanh phế vị nhiệt. o Tri mẫu kết hợp chung với Thạch cao sẽ tăng cường tác dụng trừ phiền, thanh nhiệt. o Gạo tẻ và cam thảo ích vị và bảo vệ tân dịch o Bốn vị thuốc này dùng chung có tác dụng thanh nhiệt, trừ phiền, sinh tân, chỉ khát.
- Gia giảm: o Các trường hợp tiểu đường, ăn nhiều, khát nhiều, mạch có lực ta có thể dùng bài thuốc này gia giảm thêm Thiên hoa phấn, Mạch môn, Cát căn, Ngũ vị để thanh nhiệt sinh tân dịch. o Các trường hợp bệnh ngoại cảm, khí âm đều tổn thất, lý nhiệt thịnh Về mùa hè, trúng thử, khát nước, ra mồ hôi nhiều, sốt cao, mạch đại vô lực Dùng bài thuốc trên gia thêm vị Nhân sâm sẽ trở thành bài thuốc nhân sâm bạch hổ thang (Thương hàn luận). o Các trường hợp ôn ngược, mạch bình, đau nhức các khớp, sốt không có rét Trong người bứt rứt khó chịu có lúc nôn hoặc phong thấp nhiệt Có thể dùng bài thuốc này gia thêm Quế chi gọi là bài bạch hổ quế chi thang gia giảm (Kim quỷ yếu lược).Trong bài vị Quế chi sẽ có tác dụng ôn kinh thông lạc và điều hòa vinh vệ. o Các trường hợp thấp ôn có triệu chứng bàn chân lạnh, người nặng nề có thể gia thêm vị Thương truật Sẽ trở thành bài bạch hổ thương truật thang (Hoạt nhân thư) Có thể dùng chữa các chứng đau các khớp trong bệnh phong thấp. o Các trường hợp ôn nhiệt sốt cao phiền khát, co giật, hôn mê nói sảng Thì gia thêm linh dương giác, Tê giác thì gọi là bài linh tê bạch hổ thang (Oân nhiệt kinh vĩ). o Nếu bệnh nhân có chứng thực nhiệt ở khí phận bthì gia thêm Lô căn, đại thanh diệp để tăng tác dụng tả hỏa, thanh nhiệt Nếu có viêm phổi, ho đau ngực sốt cao, đàm nhiều và đặc gia các vị đào nhân, qua lâu nhân, ý dĩ nhân, bối mẫu sẽ có tác dụng thanh phế, hóa đàm.