NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG
VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG QUỐC TẾ TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
1 Vai trò đặc điểm của ngành Viễn thông.
1.1 Vai trò của ngành Viễn thông
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, mức độ và tính hiệu quả của kết cấu hạ tầng của một đất nước quyết định tốc độ, bề rộng và tính đa dạng của sự phát triển kinh tế quốc dân.
Ngành bưu chính - viễn thông nói chung và viễn thông nói riêng là một trong những lĩnh vực của các ngành kinh tế kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế Viễn thông là yếu tố cơ bản cho phát triển nền kinh tế không chỉ vì hiệu suất của ngành nói riêng mà còn vì viễn thông được coi là nền tảng cho rất nhiều lĩnh vực kinh doanh khác.
Thông tin có vị trí đặc biệt trong quá trình xử lý mối quan hệ của mọi hoạt động giao lưu trao đổi Hiệu quả các hoạt động phối hợp càng lớn khi các tổ chức được đảm bảo có nguồn thông tin nhanh nhất và khối lượng thông tin cần xử lý nhiều nhất Vai trò của ngành viễn thông rất lớn, thể hiện ở những mặt sau:
Một là, các doanh nghiệp viễn thông có vai trò hết sức quan trọng nhằm đảm bảo cung cấp các dịch vụ rất đa dạng phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế Dịch vụ viễn thông bao gồm điện thoại, truyền báo, truyền số liệu, telex(truyền các kí hiệu của mẫu tin, thư,…), faximile, internet,… Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, nhiều dịch vụ giá trị gia tăng được bổ sung trên nền tảng của các dịch vụ viễn thông truyền thống trên cơ sở hội tụ của các phương tiện viễn thông, truyền thông quảng bá và công nghệ tin học.
Các dịch vụ viễn thông là yếu tố tiết kiệm lao động, vật tư, tiền vốn cho các hoạt động kinh tế có sử dụng dịch vụ viễn thông trong quá trình kinh doanh Dịch vụ viễn thông là thông tin và truyền đạt thông tin không thể thiếu được trong nền công nghiệp hiện đại đòi hỏi sự phối hợp các hoạt động như cung ứng, tuyển dụng, điều phối lao động, thanh toán, lưu trữ, nghiên cứu thị trường…
Nền kinh tế tri thức và xu thế tất yếu của hội nhập, toàn cầu hoá đòi hỏi lĩnh vực viễn thông đáp ứng các dịch vụ cho nhu cầu cần thiết trao đổi thông tin chính xác, nhanh chóng với số lượng thông tin rất lớn.
Hai là, ngành viễn thông là công cụ, phương tiện giúp nâng cao đời sống tinh thần của các tầng lớp dân cư Trong giai đoạn phát triển kinh tế với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, định hướng XHCN ở Việt Nam, vai trò của ngành viễn thông đảm bảo cho nhu cầu hoạt động nâng cao văn hoá, giao lưu tình cảm ngày một cao của cộng đồng dân cư.
Ba là, ngành viễn thông có vai trò quan trọng trong đóng góp cho GDP quốc gia; là ngành dịch vụ có tăng trưởng cao Ngành bưu chính viễn thông có tỉ trọng nộp cho ngân sách Nhà nước (NSNN) rất lớn trong những năm gần đây Viễn thông là lĩnh vực kinh doanh mang lại doanh thu lớn (gần 95% tổng doanh thu BC-VT) trong tổng doanh thu của ngành 1
Theo số liệu điều tra của WB, năm 2002 đóng góp của ngành bưu chính viễn thông vào GDP quốc gia là 2% và năm 2003 số liệu đó là 2,16% Chỉ tiêu này tương ứng với tăng trưởng của viễn thông là 15-17% năm 2003.
1.2 Đặc điểm của ngành Viễn thông Đặc điểm của doanh nghiệp viễn thông thể hiện ở tính chất của dịch vụ; tính chất các yếu tố tạo ra dịch vụ; quá trình kinh doanh dịch vụ viễn thông cũng như trách nhiệm xã hội - phổ cập dịch vụ Những đặc điểm đó là:
Thứ nhất, dịch vụ viễn thông là tiện ích của quá trình truyền đưa tin tức
1 Đoạn này được tóm tắt: Luận văn thạc sĩ:” Đổi mới tổ chức quản lý ở Công ty Viễn thông quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam “.Nguyễn Xuân Hùng ,Hồ Chí Minh, năm 2004, Tr2-3 từ người gửi đến người nhận Đó là hoạt động cung ứng nhằm trao đổi, vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu Do tính chất của thông tin trao đổi cần có sự chính xác, dịch vụ viễn thông được tạo ra cần phải theo một qui trình nghiêm ngặt, cần thể lệ, qui định khoa học…
Thứ hai, quá trình tạo ra các dịch vụ viễn thông đều có sự tham gia của các yếu tố như lao động, tư liệu và đối tượng lao động Các yếu tố tham gia cung cấp các dịch vụ viễn thông cũng đều có những tính chất tương tự như đối với quá trình sản xuất các hàng hoá mang tính vật thể Tuy nhiên, đối tượng của dịch vụ viễn thông là tin tức có đặc điểm khác biệt là không thay đổi trong thời gian truyền tin ngoài vị trí không gian của nó.
Thứ ba, quá trình kinh doanh dịch vụ viễn thông diễn ra từ hai phía: Từ phía người gửi tin và từ phía người nhận tin Quá trình đó diễn ra có thể có sự tham gia của nhiều người, nhiều nhóm người, nhiều doanh nghiệp trong một nước hoặc của nhiều nước khác nhau.
Doanh nghiệp viễn thông chỉ thực hiện một "đoạn" (gửi, nhận, chuyển tiếp,…) hay một phần (mã hoá tin tức, giải mã…) của quá trình tạo ra dịch vụ viễn thông Vì vậy cần có những cách thức (nghi thức) trao đổi, những thể lệ thủ tục và sự phối hợp đồng bộ trên mạng lưới; có sự thống nhất và kỷ luật cao trong đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mạng lưới; có sự gắn bó hoạt động giữa các doanh nghiệp viễn thông trong và ngoài nước.
Thứ tư, phổ cập dịch vụ:
Doanh nghiệp viễn thông có đặc điểm khác với doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ thông thường ở chỗ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phổ cập dịch vụ Đó là nghĩa vụ đáp ứng mọi nhu cầu hợp lí về dịch vụ (bao gồm cả các dịch vụ khẩn cấp, điện thoại công cộng, dịch vụ hàng hải, dịch vụ ở nông thôn,…)
NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG QUỐC TẾ
Tổ chức, quản lý kinh doanh ở công ty viễn thông quốc tế có vai trò quan trọng thúc đẩy kinh doanh phát triển, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, vai trò đảm bảo cho an ninh quốc gia về thông tin cũng là một yếu tố cần xem xét khi thực hiện xây dựng hệ thống tổ chức, cách thức quản lý của công ty viễn thông quốc tế.
Với vai trò quan trọng nói trên, tổ chức bộ máy của công ty viễn thông quốc tế bao hàm các nội dung cơ bản sau: o Lựa chọn mô hình quản trị. o Qui định chức năng của từng bộ phận, từng khâu trong bộ máy, hệ thống tổ chức công ty. o Xây dựng và hoàn thiện điều lệ (qui chế) tổ chức của công ty. o Xác định nhân sự, tuyển chọn và bố trí cán bộ quản lý vào các khâu. o Thường xuyên xem xét, đánh giá thực trạng của bộ máy để điều chỉnh thích ứng với yêu cầu nhiệm vụ.
Hoạt động quản lý của Công ty viễn thông quốc tế được xây dựng trên cơ sở: o Xác định nhiệm vụ, phương án kinh doanh o Xây dựng cơ chế quản lý o Đảm bảo tính tự chủ kinh doanh o Phân tích các điều kiện, yếu tố của thị trường (loại sản phẩm, khách hàng, đối tác,…)
1 Nội dung của bộ máy tổ chức, quản lý ở Công ty Viễn thông Quốc tế.
Về nguyên tắc, tổ chức bộ máy, quản lý hoạt động phải phù hợp với qui mô tính chất kinh doanh và phục vụ của công ty Đó là giá trị các dịch vụ, là phạm vi hoạt động, loại hình DNNN thành viên của Tổng công ty bưu chính viễn thông.
Trước đây, Công ty Viễn thông Quốc tế hoạt động theo cơ chế độc quyền Nhà nước Trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay, mặc dù là DNNN nhưng Công ty viễn thông quốc tế cũng phải có tổ chức, cơ chế hoạt động phù hợp để hoạt động có hiệu quả cùng với nhiều doanh nghiệp khác đang được phép kinh doanh viễn thông quốc tế Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường cũng cần phải thực hiện tốt dung hoà, phối hợp hai chức năng: phục vụ và kinh doanh.
Tổ chức bộ máy quản lý phải đảm bảo nghiêm chế độ thủ trưởng và trách nhiệm cá nhân Phải đánh giá hoạt động căn cứ và hiệu quả kinh doanh là chính Phải đảm bảo rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cán bộ quản lý, tạo điều kiện và cho phép cán bộ quản lý chủ động, độc lập giải quyết công việc.
Trong quá trình hoạt động của bộ máy tổ chức, không được bỏ sót chức năng hoặc không để diễn ra tình trạng một chức năng do nhiều bộ phận thực hiện Tổ chức quản lý sao cho mỗi chuyên viên có một chỉ huy để báo cáo và nhận chỉ thị trực tiếp. Để giữ được vai trò và tuân thủ những nguyên tắc, yêu cầu đặt ra trong quá trình xây dựng bộ máy, cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp phải phù hợp với qui trình nghiệp vụ kinh tế phát sinh và trình độ phát triển của doanh nghiệp Qui mô, tính chất hoạt động kinh doanh, phục vụ, trình độ cán bộ,công nhân viên và khả năng trang thiết bị qui định cơ cấu đó Sự phù hợp của những yếu tố trên đảm bảo tính năng động và độ tin cậy lớn có khả năng thích ứng linh hoạt với các tình huống xảy ra trong doanh nghiệp Xác định rõ chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận và các mối quan hệ bên ngoài cũng như bên trong nội bộ doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức của Công ty viễn thông quốc tế được chọn để đảm bảo sự điều hành nhanh chóng và quản lý hiệu quả nhất các hệ thống thiết bị, mạng lưới cung cấp các dịch vụ viễn thông quốc tế.
Với qui mô và chức năng, nhiệm vụ của mình cũng như vị trí trong Tổng công ty, Công ty viễn thông quốc tế xây dựng mô hình tổ chức kiểu trực tuyến - chức năng (hỗn hợp) Mô hình tổ chức kiểu này phù hợp với thực trạng công ty: Năng lực cán bộ và chuyên viên quản lý nói chung; yêu cầu phối hợp quản lý với các cấp và sự điều hành nội bộ trong Tổng công ty Mô hình trực tuyến đảm bảo sự điều hành nhanh chóng đối với mạng lưới kỹ thuật Trong khi mô hình chức năng đảm bảo khả năng quán xuyến lượng công việc và nhất là phù hợp với trình độ quản lý hiện tại của cán bộ quản lý của công ty trong mối quan hệ làm việc với chuyên gia nước ngoài Trong giai đoạn chuyển đổi, hay là quá độ để thành lập tập đoàn kinh tế mạnh, công ty viễn thông quốc tế cũng đan xem xét những thay đổi phù hợp hơn; mô hình quản lý của Công ty viễn thông quốc tế là mô hình của công ty "con" trực thuộc công ty "mẹ" trong Tập đoàn bưu chính viễn thông, với việc sở hữu vốn Nhà nước 100% Các nội dung quản lý tại công ty cần được xem xét trong định hướng xây dựng tập đoàn kinh tế của ngành bưu chính viễn thông Việt Nam.
1.2 Quản lý hoạt động Đặc thù cơ bản nhất của Công ty viễn thông quốc tế là quản lý, khai thác hệ thống mạng lưới thiết bị thuộc kết cấu hạ tầng của quốc gia Tính chất đặc biệt này yêu cầu cơ chế quản lý có sự ràng buộc nhiều vào cơ quan quản lý Nhà nước để sử dụng có hiệu quả nguồn lực chung này Tính độc lập hoạt động của công ty chính vì thế mà mang tính chất tương đối Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp cũng bị hạn chế bởi lợi ích chung của xã hội.
2 Đặc điểm bộ máy tổ chức, quản lý ở Công ty Viễn thông Quốc tế
Trước hết, tính chất đặc biệt là sự hợp tác và quan hệ thường xuyên đối với hãng, công ty viễn thông của nước ngoài Các bộ phận chức năng, giúp việc hay tham mưu cũng cần được tổ chức tương đương như các công ty ở các nước có mối quan hệ kinh doanh, nhất là các nước có hệ thống viễn thông phát triển hiện đại Mối quan hệ hai chiều trong hoạt động quản lý của Công ty viễn thông quốc tế là giữa hai quốc gia, giữa hai nền văn hoá và khoa học kỹ thuật khác nhau.
Tính chất công việc và trình độ kỹ thuật công nghệ của thiết bị đòi hỏi việc lựa chọn chuyên viên kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ và kỷ luật cao, có ngoại ngữ giỏi Hệ thống mạng viễn thông quốc tế là sự liên kết của các thiết bị với công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhất Việc điều khiển các hệ thống thiết bị viễn thông được thực hiện bởi các phần mềm mà chúng ta phải mua của nước ngoài hầu như hoàn toàn.
Viễn thông quốc tế là ngành dịch vụ bảo đảm thông tin liên lạc toàn cầu cho nên yêu cầu đặt ra cho mạng lưới kỹ thuật là khả năng hoạt động liên tục cả ngày lẫn đêm (24/24 giờ) Do vậy tính dự phòng phải rất cao, chi phí thiết bị lớn.
Tính chất quốc tế của mạng lưới, của thông tin truyền đưa qua mạng cũng như hoạt động của công ty đòi hỏi CBCN quản lý ở công ty VTI phải có phẩm chất tốt, ý thức bảo vệ an ninh quốc gia cao Trong một số trường hợp, độc quyền đối với viễn thông quốc tế ở một số nước chưa phát triển, có trình độ phát triển kỹ thuật, công nghệ chưa cao là khách quan và sẽ là yếu tố kìm hãm trong hoàn cảnh quốc tế đã hầu như tư nhân hoá các công ty viễn thông quốc tế.
TÍNH TẤT YẾU PHẢI ĐỔI MỚI BỘ MÁY TỔ CHỨC, QUẢN LÝ Ở CÔNG TY VIỄN THÔNG QUỐC TẾ
Trong mỗi nền kinh tế đều nhất thiết phải có một mô hình tổ chứcquản lý tương ứng và thích hợp ở mô hình kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp; những đặc trưng của nó có thể phù hợp cho giai đoạn phát triển nhất định của đất nước, khi có chiến tranh, khi điều kiện còn nghèo nàn, lạc hậu.
Khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế hàng hoá và tiếp đến là kinh tế thị trường định hướng XHCN, tất nhiên tổ chức bộ máy quản lý cũng cần phải thay đổi; các mô hình tổ chức, cơ chế quản lý cũ sẽ không còn phù hợp, trình độ quản lý còn nhiều yếu kém do quản lý nềnkt phát triển lạc hậu so với yêu cầu của thị trường, yêu cầu khắt khe khi thâm nhập và mở cửa cùng thị trường thế giới, yêu càu đứng vững trước xu thế toàn cầu hoá Đổi mới quản lý hoạt động là tất yếu đối với mọi doanh nghiệp trong hoàn cảnh và môi trường như vậy.
Về hệ thống tổ chức, yêu cầu phải có bộ máy gọn nhẹ Điều này vừa đảm bảo chi phí hợp lí và nâng cao hiệu quả quản lý Bộ máy gọn, ít tầng nấc tạo cho việc nắm bắt được sự biến động của thị trường và ra những quyết định phù hợp, kịp thời.
Cơ chế thị trường cũng đòi hỏi một thế hệ cán bộ năng động với trình độ chuyên môn cao và phẩm chất tốt Vai trò của con người, nhân tố con người ngày càng có vị trí quan trọng, là yếu tố quyết định tạo ra sản phẩm và dịch vụ trong các nền kinh tế phát triển hiện nay - nền kinh tế tri thức Con người hôm nay với những thói quen trì trệ, tập quán bao cấp của thời kỳ mô hình kinh tế tập trung đang là rào cản của tiến trình CNH, HĐH đất nước. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ mới là một thách thức lớn Đổi mới là tất yếu cũng bởi vì yêu cầu có một đội ngũ cán bộ mới vừa có phẩm chất tốt, vừa có trình độ chuyên môn.
Chúng ta đều nhận thức được rằng toàn cầu hoá hiện nay mà thực chất là yêu cầu khách quan đối với các nước đang phát triển là do sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, sự phân công lao động ở mức độ và trình độ cao.
Trong điều kiện chủ động hội nhập nền kinh tế thế giới, các quốc gia đều chú ý đến yếu tố toàn cầu hoá, một xu thế phát triển nảy sinh trong thời đại bùng nổ cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin. Cùng với các mạng lưới toàn cầu như tài chính; vị trí (công sở)lao động; trung tâm thương mại; văn hoá, tinh thần, mạng lưới thông tin toàn cầu đã được hình thàh.
1 Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và những vấn đề đặt ra đối với tổ chức, quản lý ở Công ty viễn thông quốc tế.
1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng chung
Hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan mà bất cứ quốc gia nào cũng phải chủ dộng tiến hành nếu muốn phát triển nền kinh tế Trong những năm 80 của thế kỷ 20, sự tiến bộ của khoa học công nghệ, nhất là trong lĩnh vực viễn thông, vận tải hàng không đã tạo ra những điều kiện và là nguyên nhân để các quốc gia, các lãnh thổ khác nhau phát triển kinh tế và hội nhập.
Hội nhập kinh tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh để phát triển, đặc biệt là đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích của mình vì một trật tự kinh tế quốc tế công bằng, chống lại những áp đặt phi lí của các cường quốc kinh tế.
Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế là một cuộc chiến đấu lâu dài có được có thua Nếu quốc gia nào chủ động và sáng suốt thì thu được lợi nhiều hơn bị thiệt Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một xu thế chung, nếu đi ngược lại nó thì mất hết cơ hội để phát triển và bị tụt hậu Đất nước ta không rộng, người lại rất đông, nền kinh tế đang ở mức phát triển rất thấp. Muốn phát triển nền kinh tế, nâng cao đời sống của các tầng lớp dân cư, chúng ta chỉ còn một con đường chủ động hội nhập, phát triển nền kinh tế thị trường với những qui luật khách quan của nó cùng với sự quản lý phù hợp, linh hoạt và sáng suất của Nhà nước Chúng ta có nguồn nhân lực dồi dào có thị trường tiêu thụ sản phẩm và sử dụng dịc vụ rộng lớn, đa dạng với những lợi thế so sánh và sự chuẩn bị sẵn sàng cho hội nhập Hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta sẽ có cơ hội để thu nhận các thành tựu khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý, có máy móc, thiết bị để phát triển nền kinh tế còn ở mức rất thấp của mình.
1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế đối với doanh nghiệp Viễn thông Đối với ngành viễn thông, đặc biệt là viễn thông quốc tế, một trong những lĩnh vực thuộc hạ tầng kỹ thuật và là nền tảng cho tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác, chủ động hội nhập kinh tế có hiệu quả đòi hỏi lĩnh vực viễn thông quốc tế phải đi đầu Thực tế cũng cho thấy rõ hiệu quả khi viễn thông quốc tế Việt Nam có sự đột phá đầu tiên, mở cửa giao lưu với bên ngoài, thu hút sự đầu tư rất cần thiết.
Kết quả là sự ảnh hưởng tốt đẹp của viễn thông quốc tế, là cơ sở nền tảng cho sự phát triển các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc gia.
Viễn thông quốc tế và công nghệ thông tin là những bộ phận cơ bản trong các lĩnh vực của nền kinh tế tri thức Nước ta hội nhập vào nền kinh tế quốc tế trong điều kiện đi lên từ một nước lạc hậu trong khi các nước khác mà chúng ta chủ động hội nhập vào đã có nền kinh tế phát triển ở mức cao, nền kinh tế tri thức Do vậy đối với doanh nghiệp viễn thông, khi hội nhập cũng có những đặc điểm riêng, cần sự đột phá, sự đột phá trong xây dựng, tổ chức bộ máy; sự đột phá trong quản lý hoạt động kinh doanh.
Hội nhập vào nền kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan Chúng ta chủ động hội nhập theo một lộ trình nhất định, theo cách thức phù hợp và đặc trưng cho từng ngành, từng lĩnh vực, theo từng giai đoạn.
Viễn thông quốc tế Việt Nam hội nhập quốc tế bắt đầu bằng BCC với OTC (Australia) Hợp đồng hợp tác kinh doanh tiến triển tốt đẹp, mang lại hiệu quả kinh doanh cao Với tinh thần đa dạng hoá các hình thức liên kết, chúng ta đã mở rộng các hình thức liên doanh bằng cách trực tiếp tham gia góp vốn đầu tư vào các dự án quốc tế: Xây dựng các tuyến cáp biển quốc tế TVH; SMW-3; CSC;… Các hình thức liên kết kinh doanh hiện nay vẫn tồn tại và mang lại hiệu quả cho viễn thông Việt Nam.
2 Đổi mới bộ máy tổ chức, quản lý Doanh nghiệp Viễn thông Quốc tế để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Yếu tố cơ bản khác thách thức đối với hoạt động quản lý doanh nghiệp viễn thông nói chung, nhất là doanh nghiệp viễn thông quốc tế, chính là sựđộc quyền kinh doanh quá lâu dài Với sự độc quyền thì hiệu quả kinh doanh không được định hướng như là kết quả, mục đích theo đuổi của hoạt động của doanh nghiệp Doanh nghiệp hoạt động không có động lực; bộ máy tổ chức hình thành trong những trường hợp đó nhằm giải quyết sự vụ, các quyết định bởi vậy thường chậm trễ Cơ chế thị trường với yếu tố cạnh tranh làm động lực, lợi nhuận kinh doanh là mục đích hướng tới đã làm cho hệ thống quản lý cũ lung lay Đổi mới tổ chức, quản lý là yêu cầu tất nhiên nếu chúng ta muốn và cần có tính hiệu quả.
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG QUỐC TẾ
THÔNG TIN CHUNG
Công ty Viễn thông Quốc tế là tổ chức kinh tế đơn vị thành viên, hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, là một bộ phận cấu thành của hệ thống hoạt của Tổng Công ty Bưu chính-Viễn thông Việt Nam, hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích trong lĩnh vực Viễn thông Quốc tế Cùng các thành viên khác trong dây truyền công nghệ Bưu chính - Viễn thông, liên hoàn thống nhất trong cả nước có mối liên hệ mật thiết với nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích kinh tế, tài chính, phát triển dịch vụ Bưu chính - Viễn thông, để thực hiện mục tiêu kế hoạch nhà nước do Tổng công ty giao.
Công ty Viễn thông Quốc tế được thành lập theo Quyết định số 374 C/ QĐ-TCBĐ ngày 31-3-1990 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Bưu điện, là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, Công ty Viễn thông Quốc tế có chức năng tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành khai thác mạng lưới dịch vụ Viễn thông Quốc tế và phương hướng phát triển do Tổng công ty giao. Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của các cơ quan Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp, phục vụ các yêu cầu thông tin trong đời sống, kinh tế xã hội của các ngành và nhân dân nhằm hoàn thành kế hoạch được giao.
Công ty Viễn thông Quốc tế là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trên phạm vi toàn quốc trong các lĩnh vực sau:
Tổ chức, xây dựng, vận hành, khai thác mạng viễn thông quốc tế;
Cung cấp các dịch vụ viễn thông quốc tế;
Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây lắp chuyên ngành thông tin liên lạc;
Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thiết bị chuyên ngành viễn thông
Bảo trì các trang thiết bị chuyên ngành thông tin liên lạc 3
Cùng với mạng lưới viễn thông hiện đại; đội ngũ nhân viên gần 1400 người có trình độ cao, kinh nghiệm lâu năm, phong cách làm việc nhiệt tình và chuyên nghiệp, Công ty Viễn thông Quốc tế cam kết mang đến cho Quý khách những dịch vụ chất lượng đẳng cấp quốc tế.
Tên doanh nghiệp : CÔNG TY VIỄN THÔNG QUỐC TẾ
Tên giao dịch : VIETNAM TELECOM INTERNATIONAL
Trụ sở chính: số 97 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội,Việt Nam. Điện thoại:(84-4)8357385
Email: webmaster@vti.com.vn
Website : www.vti.com.Việt Nam
Một số mốc phát triển
1990 Tháng 3 Đưa vào khai thác trạm mặt đất tiêu chuẩn A tại Hà Nội (HAN-1A)
1990 Tháng 7 Đưa vào khai thác trạm mặt đất tiêu chuẩn B tại Đà Nẵng (DNG-1B)
1991 Tháng 10 Đưa vào khai thác tổng đài cổng quốc tế tại TP.Hồ Chí Minh.
1992 Tháng 6 Đưa vào khai thác tổng đài cổng quốc tế tại Hà Nội.
1994 Tháng 10 Số hoá toàn bộ mạng lưới viễn thông quốc tế của VTI
1995 Tháng 4 Chính thức cung cấp dịch vụ thuê kênh riêng quốc tế
1995 Tháng 6 Triển khai dịch vụ HCD đầu tiên với Telstra (Úc) và US Sprint (Hoa
1995 Tháng 10 Đưa vào khai thác hệ thống các trạm mặt đất tiêu chuẩn A tại Bình
Dương (SBE-1A, SBE-2A và SBE-3A)
1995 Tháng 11 Đưa vào khai thác hệ thống cáp quang biển TVH - hệ thống cáp quang biển quốc tế đầu tiên của Việt Nam kết nối ba nước Thái Lan - Việt
1996 Tháng 4 Đưa vào khai thác tổng đài cổng quốc tế tại TP Đà Nẵng
1996 Tháng 10 Đưa vào khai thác hệ thống VSAT DAMA với trạm chủ đặt tại
3 Đoạn này được tóm tắt từ: “Công ty Viễn thông Quốc tế đi lên trong sự nghiệp đổi mới”, Ngô Đệ, 15 năm một chặng đường, 1/1999, tr 37, 38
Chính thức cung cấp dịch vụ thuê kênh riêng qua VSAT
1997 Tháng 5 Dịch vụ quay số 800 lần đầu tiên được mở với AT& T (Hoa Kỳ)
1999 Tháng 7 Đưa vào khai thác hệ thống cáp quang biển quốc tế SMW-3 kết nối
Việt Nam với gần 40 nước Á – Âu.
1999 Tháng 11 Bắt đầu cung cấp dịch vụ thu phát hình di động qua trạm VSAT
2001 Tháng 9 Trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế đầu tiên tại Việt
Nam cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế.
2005 Tháng 5 Bắt đầu cung cấp dịch vụ Advantage Collect và Credit Call với đối tác
2005 Tháng 8 Bắt đầu cung cấp dịch vụ VSAT IP băng rộng 4
Trước 1995, hoạt động của Công ty viễn thông quốc tế chủ yếu nhằm phục vụ và do Tổng cục bưu điện (TCBĐ) quản lý Các đơn vị trực tiếp kinh doanh và phục vụ viễn thông quốc tế được bố ở nhiều xí nghiệp bưu điện (tên gọi các tổ chức vùa quản lý vừa kinh doanh thời kỳ đó).
Công ty viễn thông quốc tế có nhiệm vụ quản lý, vận hành, khai thác và phát triển tất cả các nghiệp vụ viễn thông quốc tế (bao gồm: điện thoại, điện báo, telex, facimin, truyền số liệu, truyền chương trình phát thanh – truyền hình quốc tế…) trên cơ sở sát nhập các công ty điện thoại quốc tế thuộc Bưu điện Thành phố Hà Nội, Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh, đài viễn thông quốc tế thuộc Bưu điện Quảng Nam - Đà Nẵng và các bộ phận điện báo quốc tế của 3 công ty điện báo của Bưu điện Thành phố Hà Nội, Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh, Bưu điện Quảng Nam - Đà Nẵng và bộ phận thanh toán quốc tế của Công ty điện toán và truyền số liệu Như vậy, Công ty viễn thông quốc tế bắt đầu được hình thành từ thời điểm này
Công ty Viễn thông Quốc tế là đơn vị được thành lập trong công cuộc đổi mới đất nước, của ngành Trong những năm qua, Công ty Viễn thông quốc tế được sự quan tâm của lãnh đạo Tổng cục Bưu điện, Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị trong và ngoài ngành, sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong
4 www.vti.gioithieu chung.com.vn
Công ty, Công ty Viễn thông Quốc tế đã trưởng thành nhanh chóng và trở thành một trong những đơn vị mũi nhọn của toàn ngành
Ngay từ khi ra đời, Công ty VTI được thừa hưởng một công nghệ viễn thông tiên tiến trên thế giới với việc sử dụng hầu hết kỹ thuật số (Digital) bảo đảm gọi trực tiếp thuê bao quốc tế (IDD) đi các nước Sử dụng máy móc thiết bị viễn thông của các hãng viễn thông lớn trên thế giới như Ericson (Thụy Điển), Siemen (Đức), AL catel (Pháp), Golstar (Triều Tiên), AT & T (Mỹ)….
Trong giai đoạn này, bộ máy quản lý của Công ty vẫn còn lẫn lộn với quản lý nhà nước ở góc độ khái niệm cũng như nội dung các chức năng, nhiệm vụ Biểu hiện rõ nét nhất là việc Tổng cục phó TCBĐ kiêm chức vụ giám đốc Công ty Viễn thông Quốc tế Đó là tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và cơ chế hoạt động của Công ty mang tính chất kiểu quản lý với các mối quan hệ trên – dưới kiểu chỉ huy – chấp hành.
2 Giai đoạn từ năm 1995 đến nay.
Thực hiện chủ trương của nhà nước tách quản lý hoạt động kinh doanh khỏi bộ chủ quản, chính phủ đã có quyết định thành lập Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam Đơn vị kinh doanh bưu chính viễn thông (một trong những thành viên hoạt động theo QĐ91/TTg ngày 7/3/1984), là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt trực thuộc Chính phủ.
Công ty viễn thông quốc tế được thành lập lại theo quyết định 423/TCBĐ-LĐ ngày 9/9/1996 của Tổng cục trưởng TCBĐ là đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam.
Về tổ chức bộ máy, Công ty viễn thông quốc tế có cơ cấu như trước khi thành lập lại, bao gồm các phòng quản lý nghiệp vụ và 3 trung tâm viễn thông quốc tế khu vực, Hơn nữa, do nhu cầu mở rộng kinh doanh ra bên ngoài lãnh thổ quốc gia, trong bộ máy tổ chức của Công ty có thêm phòng thanh toán quốc tế, phòng tổng hợp.
Trong thời gian này, Công ty đã cho lắp đặt nhiều trạm mặt đất thông tin vệ tinh VSAT Với những cố gắng vượt bậc công ty luôn hoàn thàmh chỉ tiêu đề ra và luôn là đơn vị có đóng góp nhiều nhất cho Tổng Công ty Năm
1997, Công ty được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng nhì và cũng trong năm 1997, Công ty đã cung cấp kênh để mở dịch vụ Internet tạo điều kiện cho Việt Nam hoà nhập vào thị trường viễn thông quốc tế.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KINH DOANH CỦA CÔNG TY NHỮNG NĂM VỪA QUA
1 Cơ chế quản lý kinh doanh của Công ty Viễn thông Quốc tế.
Công ty Viễn thông Quốc tế được Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam giao quyền quản lý vốn và tài sản tương ứng với nhiệm vụ kinh doanh và phục vụ của đơn vị.
Công ty có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của Tổng Công ty. Chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ với Tổng Công ty.
Công ty Viễn thông Quốc tế là một DNND hoạt động phụ thuộc và có tính độc lập tương đối.
Theo quy định của Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, Công ty Viễn thông Quốc tế có một số quyền giới hạn trong hoạt động kinh doanh, cụ thể:
Tổ chức quản lý, khai thác, kinh doanh, điều hành, phát triển mạng lưới và dịch vụ Viễn thông Quốc tế theo phân cấp của Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam và những quy định của Nhà nước.
Tổ chức nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ, trang thiết bị theo quy hoạch, kế hoạch, phương án, quy chế, quy định của Công ty.
Tham gia các tổ chức Viễn thông Quốc tế khi được Tổng Công ty ủy quyền.
Xây dựng phương án mở dịch vụ mới, chủ động tổ chức khai thác, phát triển kinh doanh các loại hình dịch vụ Viễn thông Quốc tế đã đưa vào khai thác.
Mở rộng hoạc thu hẹp các nghành nghề khác phù hợp với khả năng kinh doanh của Công ty nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Được mở các điểm giao dịch ở các Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và một số nơi khác để phục vụ khách hàng sử dụng dịch vụ thuê kênh Viễn thông Quốc tế khi Tồng Công ty cho phép.
Chủ trì và chịu trách nhiêm sản xuất kinh doanh, khai thác và ký kết hợp đồng kinh tế đối với các dịch vụ Viễn thông Quốc tế và cho thuê kênh Viễn thông Quốc tế.
Xây dựng phương án giá cước các dịch vụ Viễn thông Quốc tế, chủ đông thương lượng và thực hiện thỏa thuận với khách hàng về cước phí đối với những dịch vụ phát sinh chưa được quy định trong bảng cước hiện hành và các yêu cầu phục vụ công ích đột xuất đồng thời báo cáo về Tổng Công ty.
Tổ chức thực hiện công tác thương lượng cước quốc tế, kiểm tra đối soát lưu lượng Viễn thông Quốc tế và thay mặt Tổng Công ty thực hiện thanh toán Quốc tế với các đối tác.
Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư, phát triển theo kế hoạch của đơn vị và của Tổng Công ty.
Mời và tiếp khách nước ngoài đến làm việc với đơn vị về những vấn đề phù hợp với các chủ trương hợp tác Quốc tế của Tổng Công ty và quy định quản lý của Nhà nước 5
Ngoài ra về vấn đề tai chính Công ty trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam nên hoạt đông hoàn toàn phụ thuộc.Công ty được giao chỉ tiêu pháp lệnh theo giá trị sản lượng các dịch vụ Viễn thông Quốc tế Doanh thu chỉ mang tính chất tượng trưng, Ghi theo định giá sản phẩm, không phải doanh thu thực Hoạch toán lỗ lãi mang tính chất tương đối và có thể điều chỉnh.
2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong vài năm gần đây.
Trong 10 năm kể từ khi thành lập Công ty, doanh thu cũng như sản lượng điện thoại quốc tế của Công ty không ngừng tăng cao Điều này thể hiện qua bảng số liệu thông kê dưới đây:
5 trích từ: Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty Viễn thông Quốc tế
Biểu 1: kết quả kinh doanh của công ty từ năm 1991 – 2000
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2005
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng doanh thu của năm sau luôn tăng cao hơn so với năm trước, ít nhất là năm 1994 doanh thu cũng vượt năm 1993 là 105.5%.Còn doanh thu năm 2000 tăng so với năm
1999 là 173.6% Ta có thể thấy rằng tốc độ tăng doanh thu hàng năm không đều nhau song doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước Năm 1999, là năm đày khó khăn không chỉ riêng ngành mà là của toàn nền kinh tế nên doanh thu của Công ty đạt tốc độ tăng trưởng thấp mặc dù vẫn cao hơn năm trước. Nhưng bước sang năm 2000 thí doanh thu của Công ty tăng nhanh vượt bậc cao nhất từ trước đến nay 4061 tỷ đồng tăng 173.6% so với năm 1999 Điều này cho thấy sự nỗ lực vượt bậc của tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty trong suốt quá trinh phấn đấu.
Từ năm 2001, một số doanh nghiệp mới được phép kinh doanh trong lĩnh vực thông tin quốc tế thị trường ban đầu bị chia sẻ nên doanh thu viễn thông quốc tế của công ty có sự sụt giảm trong vài năm gần đây.
Biểu 2: doanh thu giai đoạn 2001 - 2005
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2005.
Nhìn vào bảng tổng kết doanh thu của Công ty có thể thấy rằng có sự thụt giảm đáng kể Tình hình tài chính cụ thể của Công ty trong vài năm gần đây.
Năm 2003, doanh thu cước phát sinh tại VTI đạt 3451000 triệu VNĐ đạt 109% kế hoạch đề ra, giảm 21.8% so với năm 2002.
THỰC TRẠNG CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG QUỐC TẾ
1 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Viễn thông Quốc tế. Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty Viễn thông Quốc tế (được hội đồng quản trị Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam phê chuẩn ngày 20/7/1996) quy định những chức năng cơ bản sau:
Tổ chức, xây dựng, quản lý vận hành khai thác mạng lưới dịch vụ Viễn thông Quốc tế và cho thuê kênh Viễn thông Quốc tế để kinh doanh và phục vụ theo quy hạch, kế hoạch và phương hướng phát triển do Tổng Công ty giao cho Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp, phục vụ cho các yêu cầu thông tin trong đời sống kinh tế, xã hội của các ngành và nhân dân theo quy định của Tổng Công ty nhằm hoàn thành kế hoạch được giao.
Tư vấn, khảo sát, thiết kế và xây lắp chuyên ngành thông tin liên lạc.
Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh vật tư thiết bị chuyên ngành viễn thông.
Bảo trì các trang thiết bị chuyên ngành thông tin liên lạc.
Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi pháp luật cho phép và thực hiện các nhiệm vụ do Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam giao 9 Để làm tốt chức năng quy định, Tổng Công ty giao cho Công ty Viễn thông Quốc tế những nhiệm vụ cụ thể trong các lĩnh vực tổ chức, quản lý kỹ thuật và tài chính như sau: o Khai thác, điều hành phát triển mạng lưới và dịc vụ Viễn thông Quốc tế theo phân cấp của Công ty và những quy định quản lý nhà nước về Viễn thông.
9 trích : “công ty Viễn thông Quốc tế đi lên trong sự nghiệp đổi mới”, Phát biểu của đ/c Ngô Đệ, hội nghị tổng kết công tác chuyên môn, công đoàn, 1998 o Nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ, trang thiết bị theo quy hoạch, kế hoạch, quy định và hướng dẫn của Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam. o Chủ trì và chịu trách nhiệm tổ chức kinh doanh khai thác và ký kết hợp đồng kinh tế đối với các dịch vụ Viễn thông Quốc tế và cho thuê kênh Viễn thông Quốc tế. o Tổ chức thực hiện công tác thương lượng cước quốc tế, kiểm tra đối soát lưu lượng Viễn thông Quốc tế và thay mặt Tổng Công ty thực hiện thanh toán quốc tế với các đối tác; tham gia tổ chức Viễn thông Quốc tế khi được Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam uỷ quyền. o Sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước giao cho Công ty quản lý để phát triển kinh doanh và phục vụ boả toàn và phát triển phần vốn và các nguồn lực đã được giao Thực hiện đầy đủ kịp thời nghĩa vụ nộp thếu và các khoản nộp Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. o Phối hợp tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp, đơn vị khác trong Tổng Công ty để đạt được các mục tiêu, kế hoạch về kinh doanh và dịch vụ của Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam. o Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ cho cơ quan Đảng, Nhà nước, phục vụ quốc phòng, an ninh, ngoại giao, các yêu cầu thông tin liên lạc khẩn cấp, đảm bảo các dịch vụ Viễn thông Quốc tế cơ bản Thực hiện nghĩa vụ thoe quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng an ninh quốc gia. o Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, quyền lợi đối với người lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý đơn vị 10
(Trích: “điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Viễn thông Quốc tế” )
2 Các đơn vị thành viên, chức năng, nhiệm vụ và quan hệ hoạt động.
10 Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty Viễn thông Quốc tê, Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông phê chuẩn, tháng 7/1996
Công ty Viễn thông Quốc tế quản lý mạng lưới Viễn thông Quốc tế được thiết lập trên toàn lãnh thổ Việt Nam Điều hành trực tiếp 3 đơn vị kinh doanh, kỹ thuật và một ban quản lý dự án Viễn thông.
Trung tâm Viễn thông khu vực I: Có địa bàn hoạt động là các tỉnh phía bắc (từ Hà Tĩnh trở ra).
Trung tâm Viễn thông khu vực II: Địa bàn từ Ninh Thuận, Lâm Đồng và các tỉnh phía Nam.
Địa Trung tâm Viễn thông khu vực III: bàn quản lý từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và các tỉnh Tây nguyên.
Ban quản lý dự án Viễn thông Quốc tế: Có nhiệm vụ lâp và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư theo quy trình của giám đốc Công ty phê duyệt.
Chức năng: o Tổ chức xây dựng vận hành khai thác mạng lưới dịch vụ Viễn thông Quốc tế và cho thuê kênh Viễn thông Quốc tế phục vụ theo quy hoạch. o Cung cấp dịch vụ Viễn thông Quốc tế o Bảo trì trang thiết bị chuyên ngành thông liên lạc. o Kinh doanh vật tư thiết bị chuyên ngành. o Kinh doanh các nghề khác trong phạm vi pháp luật cho phép và Công ty phê duyệt.
Nhiệm vụ: o Sử dụng hiệu quả các nguồn lực được giao. o Phối hợp tạo điều kiệnthuận lợi cho các đơn vị trong Công ty để đạt mục tiêu chung toàn Công ty. o Đảm bảo thông tin liên lạc trong mọi tình huống, phục vụ cho mọi thành phần của cả nước. o Chịu sự chỉ đạo điều hành mạng thông tin Viễn thông Quốc tế thống nhất của Công ty. o Xây dựng quy hoạch phát triển đơn vị trên cơ sở chiến lược, quy hoạch của Công ty. o Chấp hành các quy định của Công ty, Nhà nước trong việc tính cuớc, giá cả, tiêu chuẩn kỹ thuật dịch vụ. o Đổi mới, hiện đại hóa thiết bị mạng lưới công nghệ nhằm xây dựng và phát triển đơn vị trên cơ sở phương án đã được phê duyệt. o Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, quyền lợi đối với người lao động theo quy định của bộ luật Lao động. o Thực hiện theo quy định của Nhà nươic về Tài nguyên môi trường, an ninh quốc gia. o Chịu sự quản lý, kiểm soát của Công ty tuân thủ quy định về kiểm tra thanh tra của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Các mối quan hệ hoạt động:
Các trung tâm thực hiện chức năng quản lý theo các khu vực địa lý riêng Về thực chất là thực hiện các công việc do Công ty Viễn thông Quốc tế giao cho trên địa bàn quản lý.
Trung tâm Viễn thông Quốc tế khu vực được Giám đốc Công ty phân cấp để chủ động thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn trong các lĩnh vực kinh doanh, tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, đầu tư và phát triển.
3 Lực lượng lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ quản lý và sản xuất.
Lực lượng lao động: Hiện nay Công ty có khoảng hơn 1400 nhân viên làm việc cho Công ty Trong đó, trình độ đại học chiếm 74.1%, đa số biết một ngoại ngữ ở mức trung bình và bằng C trở lên có tỷ lệ 30% Cán bộ công nhân viên còn khá trẻ tuổi trung bình của Công ty là 43.4 tỷ lệ lao động có sự gắn bó lâu dài với công ty giúp cho công ty có sự ổn định trong nhân sự tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của Công ty trong những năm qua Tuy vậy cũng phải nhận thấy rằng, lực lượng lao động phụ trợ chiếm tỷ lệ cao, khoảng
5 lao động thì có 1 lao động phụ trợ (Tỷ lệ lao động phụ trợ chiếm 21.3%). Đây là một thách thức lớn đối với Công ty trong giai đoạn thị trường Viễn thông Quốc tế cạnh tranh mạnh.Tỷ lệ lao động phụ trợ cao là tồn tại có tính lịch sử mà Công ty Viễn thông quốc tế cũng như ngành Bưu chính - Viễn thông nói chung cần phải giải quyết trong một thời gian nhất định
Mạng lưới Viễn thông Quốc tế: Được xây dựng và phát triển từ những năm 80, gồm các hệ thống quan trọng như:
Hệ thống thông tin vệ tinh: Hệ thống được xây dựng từ những năm
1980, qua hệ thống này mạng viễn thông quốc tế Việt Nam được kết nối với các nước trên thế giới Đến nay, hệ thống đã phát triển đến 6 trạm mặt đất và làm việc với 2 hệ thống Intersputnic (trụ sở tại Nga) và Intelsat (trụ sở tại Mỹ).
Hệ thống cáp quang: Hiện VTI là thành viên và trực tiếp quản lý 2 trạm cập bờ của 2 hệ thống cáp quang biển quốc tế là TVH và SMW-3.Hệ thống TVH với dung lượng mỗi hướng 560Mb/s được đưa vào khai thác tháng 11 năm 1995 kết nối 3 nước Thái Lan, Việt Nam và Hồng Công.TạiViệt Nam hệ thống cập bờ tại Đài cáp quang biển quốc tế Vũng Tàu.Hệ thốngSMW-3 dung lượng 80Gb/s được đưa vào khai thác tháng 9 năm 1999 kết nốiViệt Nam với gần 40 nước Á – Âu Hệ thống cập bờ tại Đài cáp quang biển quốc tế Đà Nẵng.Hai hệ thống cáp biển trên là huyết mạch chính kết nối mạng viễn thông của Việt Nam ra thế giới, cung cấp các dịch vụ thoại, fax,truyền số liệu và phần lớn dung lượng Internet của Việt Nam.Bên cạnh các tuyến cáp quang biển, VTI đã đầu tư trực tiếp xây dựng 2 tuyến cáp quang đất liền là CSC (Dung lượng 2,5Gb/s kết nối Trung Quốc, Việt Nam, Lào, TháiLan, Malaysia và Singapore) và Việt Nam – Campuchia (Dung lượng 155Mb/ s).Ngoài các tuyến cáp quang biển và đất liền có điểm kết cuối tại Việt Nam,VTI còn đầu tư xây dựng và mua dung lượng trên khoảng 15 hệ thống cáp biển quốc tế khác như APC, APCN, China-US, MT, PRW, RJK, SMW2,
TPC-5, TAT-12, TAT-13 để làm cầu nối cho mạng viễn thông quốc tế của Việt Nam đi khắp thế giới.
Mạng VSAT: Công ty VTI bắt đầu triển khai dịch vụ VSAT từ năm
1996 với việc đưa vào khai thác mạng VSAT DAMA (đa truy nhập phân bổ băng tần theo yêu cầu) để cung cấp các dịch vụ thoại, fax và truyền số liệu tốc độ thấp Ngoài mạng VSAT DAMA, VTI còn cung cấp dịch vụ thuê kênh riêng qua VSAT để đáp ứng những nhu cầu cao hơn về tốc độ truy nhập và chất lượng dịch vụ Cuối năm 2005 VTI đã đưa vào khai thác mạng VSAT băng rộng dựa trên nên giao thức IP Mạng VSAT IP áp dụng những công nghệ mới nhất, tích hợp đa dịch vụ trên một mạng, một thiết bị đầu cuối nhỏ gọn, tốc độ truy nhập cao, nguồn tiêu thụ ít đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng về thông tin liên lạc điện thoại, truy nhập Internet tốc độ cao, kết nối mạng nội bộ, mạng riêng ảo, đào tạo từ xa Đây chính là những tính năng mới mà các mạng VSAT cũ không có được.
DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TIỂN MẠNG LƯỚI, DỊCH VỤ VIỄN THÔNG QUỐC TẾ
Trong môi trường của sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin; trong điều kiện các dịch vụ viễn thông, tin học và truyền tin quảng bá có xu hướng hội tụ, mạng lưới viễn thông quốc tế được xem xét lại theo hưpứng đảm bảo phương tiện truyền dẫn chính(tuyến trục) Một số xu hướng phát triển của mạng lưới:
Đối với viễn thông nói chung đầu tư phát triển cho tuyến trục tập trung vào truyền dẫn cáp quang (dưới biển và trên đất liền) Thông tin vệ tinh được sử dụng để làm chưc năng dự phòng ,vu hồi cho các hệ thống truyền dẫn chính , phát triển cho các dịch vụ đặc ,dịch vụ mới và dịch vụ cho vùng sâu ,vùng xa.
Hệ thống tổng đài quốc tế được trang bị sẽ thuộc loại hiện đại nhất gọi là tổng đài thế hệ sau – NGN (Next Generation Network)
Một số hình thức được sử dụng trong mạng lưới để truyền đưa thông tin như trực tiếp , quá giang ,….
Xu hướng phát triển mạng lưới để tích hợp nhiều các dịch vụ giá trị gia tăng; phát triển hỹ thuật và công nghệ mới được áp dụng để tăng tốc độ và lưu lượng truyền tải thông tin 12
Xu hướng hội tụ các dịch vụ của các lĩnh vực khác nhau từ trước tới nay trong phạm vi quốc gia và cả quốc tế ngày càng rõ nét Việc dự báo nhu cầu dịch vụ rất khó khăn, tuy nhiên đối với Việt Nam trong giai đoạn sắp tới thì dịch vụ điện thoại truyền thông chính vẫn là dịch vụ chính của VTQT.
Năm 2004, tổng lưu lượng điện thoại quốc tế công ty viễn thông quốc tế phục vụ đạt 607,7 triệu phút Dự báo lưu lượng sẽ tăng trong năm 2005 và đạt khoảng 645 triệu phút, chiếm 78% tổng lưu lượng điện thoại quốc tế của cả nước.
Dịch vụ kênh thuê riêng (KTR): KTR có xu hướng tăng cả về số lượng kênh tốc độ của kênh Khách hàng có nhu cầu kinh doanh và sử dụng đều yêu cầu các kênh có dung lượng lớn từ 512 KBPS dến 155.000 KBPS Dự báo trong năm 2005 số lượng kênh (qui về kênh cơ bản là 64 KBPS) sẽ tăng từ
2560 đến 5166 kênh, tỉ lệ tăng là 101,8%.
Dịch vụ VSAT dự báo sẽ có nhu cầu khoảng 90 trạm cho các vùng xa đô thị, không có đường trục thông tin.
Dịch vụ truyến hình quốc tế trong năm 2005 sẽ tăng lên rất nhiều để phục vụ yêu cầ tuyên truyền nhân dịp các ngày lễ năm chẵn, nhất là đúng dịp kỷ niệm 30 năm ngày thống đất nước.
12 www.vti.phuonghuongphattrien com.vn
PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ Ở CÔNG TY VIỄN THÔNG QUỐC TẾ
Để đáp ứng những yêu cầu mới của xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế công ty viễn thông quốc tế nhất thiết phải đổi mới tổ chức, quản lý hoạt động của mình cho phù hợp điều kiện đó. Định hướng trước hết là chuyển cơ chế, thay đổi tổ chức để thành lập tập đoàn Bưu chính viễn thông mà trong đó, Công ty Viễn thông quốc tế là một đơn vị thành viên chủ đạo có quy mô lớn do Nhà nước đầu tư 100% vốn.
Ngoài ra, phương hướng quan trọng trong đổi mới của Công ty là sự hội nhập vào môi trường kinh tế thế giới một cách vững vàng, nhận rõ những thách thức và cơ hội để phát huy những điểm mạnh của mình, hạn chế những yếu kém và vượt qua nó.
Trong quá trình hội nhập, để đổi mới có hiệu quả thì việc ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến trong hoạt động kinh doanh cũng như trong quản lý là ưư tiên hàng đầu; cùng với các nội dung khác đó là việc bồi dưỡng cán bộ, đội ngũ lao động có trình độ quản lý và chuyên môn cao để sử dụng và khai thác có hiệu quả các hệ thống, mạng lưới và trang thiết bị viễn thông
1 Đảm bảo Công ty Viễn thông Quốc tế là đơn vị đầu tàu trong lĩnh vực Viễn thông Quốc tế.
Hiện nay, ngoài Công ty Viễn thông Quốc tế cung cấp các dịch vụ Viễn thông Quốc tế còn có hai doanh nghiệp khácđược nhà nước cấp giấy phép hoạt động là Công ty viễn thông quân đội (Viettel) và Công tyĐiện tử Viễn thông Hàng hải (Vishipel); có 6 Doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc té sử dụng qiao thức Internet (IP) Tuy nhiên, Công ty Viễn thông Quốc tế là Doanh nghiệp có thị phần thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp có ưu thế về nhiều mặt.
Mặt khác, với tư cách quản lý hệ thống mạng lưới thuộc kết cấu hạ tầng cho nên vừa phải kinh doanh vừa phải cung cấp phương tiện truyền thông chủ yếu (truyền dẫn quốc tế) để các Doanh nghiệp mới kinh doanh và phục vụ chung cho toàn xã hội.
Công ty Viễn thông Quốc tế luôn tạo điều kiện để các Doanh nghiệp đi sau và mới thành lập được sử dụng kết cấu hạ tầng chung để phát triển kinh doanh với mục tiêu cùng phát triển đem lại lợi ích cho khách hàng và cho xã hội.
Trong tình thế cạnh tranh ngày càng quyết liệt sôi động, Công ty Viễn thông Quốc tế vẫn xác định vai trò chủ đạo của mình ở lĩnh vực then chốt của ngành viễn thông do là Doanh nghiệp Nhà nước được cung cấp cơ sở hạ tầng hiện đại, chiếm đa số thị phần dịch vụ viễn thông quốc tế đã tồn tại và đứng vững trên thị trường nhiều năm. Ở một số Quốc gia phát triển, trong số các Doanh nghiệp kinh doanh Viễn thông Quốc tế cũng đều tồn tại một Công ty Viễn thông truyền thống có vị trí chủ đạo đóng vai trò giữ ổn định cho sự phát triển của lĩnh vực (trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật) Trong khi đó, cùng tồn tại nhiều Doanh nghiệp khác để tạo động lực phát triển theo quy luật cạnh tranh của thị trường.
Trên thực tế hiện nay Công ty Viễn thông Quốc tế cũng là nhà khai thác kênh truyền dẫn quốc tế lớn nhất với trên 5000 kênh (đơn vị quy ước) và đảm bảo cung cấp cho tất cả các Doanh nghiệp khác cùng sử dụng cơ sở kỹ thuật để kinh doanh dịch vụ Viễn thông Quốc tế, truy cập Internet, trong khi đó chỉ có một Doanh nghiệp mới là Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) là đảm bảo tự cung cấp kênh khai thác dịch vụ Viễn thông Quốc tế.
Bảng so sánh lưu lượng dịch vụ thoại quốc tế (IDD + VoIP) chiều về(đây là các dịch vụ chính trong Viễn thông Quốc tế) của các doanh nghiệpViệt Nam trong năm 2005:
Doanh nghiệp Tổng lưu lượng
(Triệu phút) Thị phần Lưu lượng VoIP
Nguồn:Báo cáo tổng kết công tác năm 2005 13
2 Chấp nhận cạnh tranh,mở rộng thị phần để Công ty đứng vững và hội nhập kinh tế Quốc tế
Cạnh tranh là động lực cơ bản nhất để phát triển trong cơ chế thị trường Mặc dù Công ty là doanh nghiệp 100% vốn sở hữu của Nhà nước, Công ty cũng đã và đang đối mặt với những thách thức của cạnh tranh khốc liệt với những Doanh nghiệp mới Chính phủ dành một số ưu đãi hơn để các Doanh nghiệp mới có điều kiện phát triển nhằm phát triển những yếu tố tích cực của thị trường Theo quy định của Bộ Bưu chính Viễn thông và Công nghệ Thông tin, các Doanh nghiệp thống lĩnh thị trường (như Công ty Viễn thông Quốc tế trong thị trường dịch vụ Viễn thông Quốc tế) không được giảm giá dịch vụ dưới giá sàn do bộ quy định, trong khi đó các Doanh nghiệp khác được phép thay đổi giá rất linh hoạt và chia sẻ thị phần theo hướng tăng dần. Thị phần các dịch vụ Viễn thông Quốc tế của Công ty Viễn thông Quốc tế đang giảm dần về tỷ lệ.
Công ty còn đối mặt với những trì trệ do sự tồn tại trong cơ chế độc quyền quá lâu Giá cả độc quyền không còn được duy trì là một thách thức lớn.
Giá cước Viễn thông Quốc tế đã được giảm liên tục, tuy nhiên cuộc chiến “giảm giá” nếu thiếu tỉnh táo sẽ dẫn các Doanh nghiệp đến chỗ không
13 báo cáo tổng kết công tác năm 2005, phòng kế hoạch, Công ty Viễn thông quốc tê, tháng 1/2005, tr 60 đủ khả năng để tiếp tục phục vụ khách hàng được Sự cạnh tranh giờ đây không chỉ chuyển từ lượng sang chất mà quyết định sự thành bại còn ở những nhân tố như tính chuyên nghiệp, tính nhậy bén, sự tinh xảo, tinh tế và một thái độ kinh doanh đầy tính nhân văn.
Các Doanh nghiệp cùng đưa ra nhiều dịch vụ đa dạng nhằm thu hút các đối tác, với mức cước hợp lý và hấp dẫn đối với người sử dụng Nên điều quan trọng ở đây chính là sự phục vụ tận tình chu đáo đối với khách hàng nâng cao chất lượng phục vụ của các dịch vụ mà Công ty đang khai thác và mở rroongj các dịch vụ mới Do đặc thù của Công ty là Doanh nghiệp Nhà nước nên cần mở rộng thị trường đến các vùng xa xôi, biên giới và hải đảo theo chủ trương của Đảng và Nhà nước
3 Đảm bảo độc lập chủ quyền quốc gia, an ninh về thông tin.
Vấn đề an ninh nói chung, an ninh kinh tế và an ninh thông tin nói riêng luôn là vấn đề quan trọng và nhạy cảm đối với mỗi Quốc gia Như chúng ta đã biết thì thông tin luôn được coi là huyết mạch của mỗi quốc gia, việc đảm bảo giữ bí mật thông tin luôn được đặt lên hàng đầu Do đó mà việc đảm bảo tính độc lập và an toàn trong thông tin liên lạc ở Công ty Viễn thông Quốc tế là một trong những mục tiêu của Công ty Nhất là đối với Nước ta, một quốc gia đang làm hết sức mình để chủ động tham gia hội nhập kinh tế thế giới Trong tiến trình hội nhập, ngành viễn thông cũng cần có những bước đi nhất định để mở của thị trường tuân thủ theo các quy định khi tham gia thị trường viễn thông quốc tế.
Mặt khác, Công ty Viễn thông Quốc tế do các đặc tính vốn có của mình như:
Công ty Viễn thông Quốc tế là Doanh nghiệp Nhà nước có 100% vốn của nhà nước, kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật được sự đầu tư lớn của nhà nước tài sản dùng chung cho các Doanh nghiệp khác do các Doanh nghiệp khác mới được thành lập cơ sở hạ tầng chưa có điều kiện xây dựng ngay cho mình hệ thống cơ sở hiện đại như vậy.