1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ke toan chi phi san xuat va tinh gia thanh san pha 610722

98 39 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Xây Lắp Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng & Thương Mại Đông Tây
Tác giả Nguyễn Thị Thủy
Người hướng dẫn Cô Đỗ Thị Thanh Vân
Trường học Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng & Thương Mại Đông Tây
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 798 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CỦA NGÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM XÂY LẮP (3)
    • 1.1 Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp (3)
      • 1.1.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây lắp (3)
      • 1.1.2 Đặc điểm công tác tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp (4)
    • 1.2 Khái niệm, bản chất, phân loại chi phí sản xuất (4)
      • 1.2.1 Khái niệm bản chất của chi phí sản xuất (4)
      • 1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất (5)
        • 1.2.2.1 Theo yếu tố chi phí (5)
        • 1.2.2.2 Theo khoản mục chi phí (6)
        • 1.2.2.3 Theo mối quan hệ giữa chi phí và khối lựơng sản phẩm sản xuất (7)
    • 1.3 Khái niệm, phân loại giá thành sản phẩm (7)
      • 1.3.1 Khái niệm và bản chất của giá thành (7)
      • 1.3.2 Phân loại giá thành (7)
    • 1.4 Mối liên hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp (8)
    • 1.5 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp (10)
      • 1.5.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (10)
      • 1.5.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm (10)
    • 1.6 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp (11)
      • 1.6.1 Tài khoản kế toán sử dụng (11)
      • 1.6.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất (12)
        • 1.6.2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (12)
        • 1.6.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (16)
        • 1.6.2.3 Kế toán sử dụng máy thi công (18)
        • 1.6.2.4 Kế toán thiệt hại trong sản xuất (29)
      • 1.6.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp (30)
    • 1.7 Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang (32)
    • 1.8 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm và ứng dụng trong loại hình doanh nghiệp xây lắp (34)
      • 1.8.1: Các phương pháp tính giá thành (34)
      • 1.8.2: Ứng dụng phương pháp tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp (34)
        • 1.8.2.1 Tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương pháp đơn giản (34)
        • 1.8.2.2 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng (34)
        • 1.8.2.3 Phương pháp tính theo giá thành định mức (35)
    • 1.9 Sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp (36)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG & THƯƠNG MẠI ĐÔNG TÂY (41)
    • 2.1: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng & thương mại Đông Tây (41)
      • 2.1.1 Giới thiệu về công ty (41)
      • 2.1.2 Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty (43)
      • 2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty (43)
      • 2.1.4 Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán (45)
        • 2.1.4.1 Công tác kế toán (45)
        • 2.1.4.2 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán (49)
    • 2.2 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng & thương mại Đông Tây (51)
      • 2.2.1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ở công ty 50 (51)
      • 2.2.2 Kế toán chi phí cơ bản (51)
        • 2.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (51)
        • 2.2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiế (62)
        • 2.2.2.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công (65)
        • 2.2.2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung (65)
    • 2.3 Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm (70)
  • CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐÔNG TÂY (80)
    • 3.1 Nhận xét chung về tổ chức công tác kế toán tại công ty (80)
    • 3.2 Nhận xét về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. .78 (81)
      • 3.2.1 Nhận xét (81)
        • 3.2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (81)
        • 3.2.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (83)
        • 3.2.1.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công (84)
        • 3.2.1.4 Kế toán chi phí sản xuất chung (84)
        • 3.2.1.5 Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất: không có hạch toán các khoản này (85)
        • 3.2.1.6 Các khoản điều chỉnh làm giảm giá thành (85)
    • 3.3 Kiến nghị (86)
      • 3.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (86)
      • 3.3.2 Kế toán chi phí sản xuất chung (87)
      • 3.3.3 Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất (87)
      • 3.3.4 Các khoản điều chỉnh làm giảm giá thành (88)
    • 3.4 Các chứng từ mẫu biểu cần lập (88)
    • 3.5 Quy trình xử lý tại công ty (89)
    • 3.6 Nhập liệu vào phần mềm (89)
  • KẾT LUẬN (90)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (92)

Nội dung

Hạch toán giá thành sản phẩm luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, đồng thời nó cũng là mối quan tâm của các cơ quan chức năng của nhà nước thực hiện công tác quản lý của các doanh nghiệp. Giá thành sản phẩm với chức năng vốn có của nó đã trở thành chỉ tiêu kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý có hiệu quả và chất lượng sản xuất kinh doanh. Trong tình hình hiện nay nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết của nhà nước, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt hơn nên vấn đề tính giá thành ngày càng giữ vai trò quan trọng, vì nó là công cụ cạnh tranh sắc bén của doanh nghiệp. Xác định được giá thành sản phẩm chính xác mới có thể xác định giá bán hợp lý và có thể xác định đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhờ loại bỏ được những chi phí bất hợp lý nhưng vẫn không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Hạ giá thành sản phẩm là nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm và tạo lợi thế trong cạnh tranh, hơn nữa nó cũng là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tăng lợi nhuận và là điều kiện cho phép doanh nghiệp tiết kiệm vốn dùng trong sản xuất hoặc mở rộng quy mô sản xuất.

NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CỦA NGÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM XÂY LẮP

Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

1.1.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây lắp

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp có những đặc điểm sau:

- Được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng đã ký với đơn vị chủ đầu tư sau khi trúng thầu hoặc chỉ định thầu Trong hợp đồng, hai bên đã thống nhất với nhau về giá trị thanh toán của công trình cùng với các điều kiện khác, do vậy tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ, nghiệp vụ bàn giao công trình, hạng mục công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng xây lắp hoàn thành đạt điểm dừng kỹ thuật do bên giao thầu chính là quy trình tiêu thụ sản phẩm xây lắp.

- Trong ngành xây lắp, tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật của sản phẩm đã được xác định cụ thể trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt, do vậy doanh nghiệp xây lắp phải chịu trách nhiệm trước nhà đầu tư về kỹ thuật, chất lượng công trình.

- Sản phẩm xây lắp là những công trình, vật kiến trúc…có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính chất đơn chiếc, thời gian xây dựng để hoàn thành sản phẩm có giá trị sử dụng thường dài.

- Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện cần thiết cho sản xuất như các loại xe máy, vật tư, nhân công…phải di chuyển theo đặc điểm công trình Mặt khác, việc xây dựng còn chịu nhiều tác động của địa chất công trình và điều kiện thời tiết, khí hậu địa phương…Cho nên công tác quản lý và sử dụng tài sản, vật tư công trình rất phức tạp, đòi hỏi phải có mức giá cho từng loại công tác xây lắp cho từng vùng lãnh thổ.

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

- Trong các công ty xây lắp, cơ chế khoán đang được áp dụng rộng rãi với các hình thức khác nhau: khoán gọn công trình, khoán theo từng khoản mục chi phí…

1.1.2 Đặc điểm công tác tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp

- Hạch toán chi phí nhất thiết phải được phân theo từng khoản mục chi phí, từng hạng mục công trình cụ thể Qua đó thường xuyên so sánh, kiểm tra thực hiện dự toán chi phí, xem xét nguyên nhân vượt, hụt dự toán và đánh giá hiệu quả kinh doanh

- Việc lập dự toán chi phí và tính giá thành phải theo từng khoản mục hay giai đoạn của hạng mục

- Giá thành công trình lắp đặt không bao gồm giá trị bản thân thiết bị do chủ dầu tư đưa vào lắp đặt mà chỉ bao gồm những chi phí do doanh nghiệp xây lắp bỏ ra có liên quan đến xây lắp công trình Vì vậy, khi nhận thiết bị do chủ đầu tư bàn giao để lắp đặt, giá các thiết bị được ghi vào bên nợ TK 002 “Vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công”

- Giá thành xây dựng và lắp đặt kết cấu bao gồm giá trị vật kết cấu và giá trị thiết bị kèm theo như thiết bị vệ sinh, thông gió…

Khái niệm, bản chất, phân loại chi phí sản xuất

1.2.1 Khái niệm bản chất của chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là tổng số các hao phí lao động sống lao động vật hoá được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp bao gồm chi phí sản xuất xây lắp và chi phí sản xuất ngoài xây lắp Các chi phí sản xuất xây lắp cấu thành giá thành sản phẩm xây lắp.

Chi phí sản xuất xây lắp là toàn bộ các chi phí sản xuất phát sinh trong lĩnh vực hoạt động xây lắp, nó là bộ phận cơ bản để hình thành giá thành sản phẩm xây lắp.

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

*Bản chất của chi phí:

Chi phí sản xuất chính là thước đo giá trị ( bằng tiền) của tất cả các yếu tố đầu vào để cấu tạo nên sản phẩm xây lắp Đó là những phí tổn về lao động, vật tư, tiền vốn Từ đó ta thấy được chi phí khác với chi tiêu và cũng khác với vốn Chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và được bù đắp thu nhập hoạt động sản xuất kinh doanh, chi tiêu là việc dùng tiền để chi cho các hoạt động ngoài sản xuất kinh doanh, có thể lấy từ các quỹ của doanh nghiệp và không được bù đắp Còn vốn là biểu hiện bằng tiền của tất cả các tài sản được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh với mục đích sinh lời nhưng không phải đều là phí tổn.

1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại có công dụng và mục đích khác nhau trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp Trong các doanh nghiệp xây lắp chi phí sản xuất được phân ra làm các loại sau:

1.2.2.1 Theo yếu tố chi phí:

Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí để sắp xếp những chi phí có nội dung kinh tế ban đầu giống nhau vào cùng một nhóm chi phí Cách phân loại này không phân biệt nơi chi phí phát sinh và mục đích sử dụng của chi phí Mục đích của cách phân loại này là để biết được chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm những loại nào, số lượng, giá trị từng loại chi phí là bao nhiêu

- Chi phí nguyên vật liệu: gồm toàn bộ giá trị các loại nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế , vật liệu, thiết bị xây dung cơ bản …mà doanh nghiệp đã thực sự sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ

-Chi phí nhân công: Là toàn bộ số tiền lương tiền công phải trả, tiền trích BHXH,BHYT,KPCĐ của công nhân viên chức trong doanh nghiệp

-Chi phí khấu hao TSCĐ: Là toàn bộ giá trị khấu hao phải trích của các TSCĐ sử dụng trong doanh nghiệp

-Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải trả về các dịch vụ từ bên ngoài như tiền điện nước, tiền điện thoại, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

-Chi phí khác bằng tiền: Gồm toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp ngoài các yếu tố chi phí như chi phí tiếp khách hội họp.

1.2.2.2 Theo khoản mục chi phí:

Cách phân loại này dựa trên công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất và phương pháp tập hợp chi phí có tác dụng tích cực chi việc phân tích giá thành theo khoản mục chi phí Mục đích của cách phân loại này để tìm ra các nguyên nhân làm thay đổi giá thành so với định mức và đề ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm.

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là giá trị thực tế của các loại nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất xây lắp

- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản tiền lương phải trả cho số ngày công lao động của công nhân trực tiếp Các khoản phụ cấp tiền lương, tiền ăn ca, tiền công phải trả cho lao động thuê ngoài cũng được hạch toán vào khoản mục này

- Chi phí sử dụng máy thi công: Bao gồm chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời sử dụng máy thi công

- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm chi phí phát sinh ở đội, bộ phận sản xuất ngoài các chi phí sản xuất trực tiếp như:

 Chi phí nhân viên quản lý đội sản xuất: Bao gồm lương chính, lương phụ và các khoản trích theo lương cảu nhân viên quản lý đội( bộ phận sản xuất)

 Chi phí vật liệu: Gồm giá trị vật liệu dùng để sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ, các chi phí công cụ dụng cụ ở đội xây lắp

 Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng ở đội xây lắp, đội sản xuất

 Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm chi phí điện nước, điện thoại sử dụng cho sản xuất và quản lý ở đội xây lắp.

 Chi phí công cụ dụng cụ

 Khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp, công nhân lái máy

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

1.2.2.3 Theo mối quan hệ giữa chi phí và khối lựơng sản phẩm sản xuất

- Chi phí cố định: Là những chi phí mang tính tương đối ổn định không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất trong một mức sản lượng nhất định Khi sản lượng tăng thì mức chi phí tính trên một sản phẩm có xu hướng giảm.

- Chi phí biến đổi : Là những chi phí hay đổi phụ thuộc vào số lượng sản phẩm Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công… thuộc chi phí biến đỏi Dù sản lượng sản phẩm sản xuất thay đổi nhưng chi phí biến đổi cho một sản phảm mang tính ổn định.

Cách phân loại này có vai trò quan trọng trong phân tích điểm hoà vốn phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh của nhà quản lý doanh nghiệp

Khái niệm, phân loại giá thành sản phẩm

1.3.1 Khái niệm và bản chất của giá thành

Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ các chi phí tính bằng tiền để hoàn thành khối lượng sản phẩm xây lắp theo quy định Sản phẩm xây lắp có thể là kết cấu công việc hoặc giao lại công việc có thiết kế và dự toán riêng, có thể là công trình hay hạng mục công trình

Giá thành của công trình hay hạng mục công trình là giá thành cuối cùng của sản phẩm xây lắp.

Giá thành chính là thước đo cuối cùng của tất cả các chi phí sản xuất cấu thành nên sản phẩm Chỉ tiêu đánh giá thể hiện kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, kết quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất sản phẩm, để từ đó nhà quản lý lựa chọn được các phương án sản xuất sao cho tối ưu nhất.

Giá thành sản phẩm xây lắp được phân biệt thành:

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

 Giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành là toàn bộ chi phí sản xuất để hoàn thành một khối lượng sản phẩm xây lắp theo quy định.

 Giá thành hạng mục công trình hoặc công trình hoàn thành toàn bộ là toàn bộ chi phí sản xuất để hoàn thành hạng mục công trình

Trong sản xuất xây lắp cần phân biệt cácc loại giá thành sau đây:

Giá thành dự toán : Là tổng chi phí dự toán để hoàn thành sản phẩm xây lắp. Giá thành dự toán được xác định trên cơ sở định mức và đơn giá chi phí do nhà nước quy định (Đơn giá bình quân khu vực thống nhất ) Giá thành này nhỏ hơn giá thành dự toán ở phần thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng đầu ra:

Dự toán công trình hạng mục công trình

Giá thành dự toán Công trình hạng mục Công trình

Thu nhập chịu Thuế tính trước

Thuế giá trị Gia tăng đầu ra

 Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xây dựng trên cơ sở những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, biện pháp tổ chức thi công Giá thành kế hoạch thường nhỏ hơn giá thành dự toán xây lắp ở mức hạ giá thành kế hoạch

 Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí thực tế để hoàn thành Sản phẩm xây lắp Giá thành này được tính trên cơ sở số liệu kế toán về chi phí sản xuất đã tập hợp được cho sản phẩm xây lắp thực hiện trong kỳ Giá thành công trình lắp đặt thiết bị không bao gồm giá trị thiết bị đưa vào lắp đặt, bởi vì giá trị này thường do chủ đầu tư bàn giao cho doanh nghiệp nhận thầu xây lắp.

Giá thành dự toán >=Giá thành kế hoạch >= Giá thành thực tế

Mối liên hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp

Hoạt động kinh doanh xây lắp là sự thống nhất hai mặt khác nhau của một quá trình, trong đó chi phí thể hiện mặt hao phí sản xuất và giá thành thể hiện mặt kết quả sản xuất Chúng đều là biểu hiện bằng tiền của lao động sống và lao động

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp vật hoá Tuy nhiên, xét về bản chất chi phí và giá thành có sự khác nhau Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ mà còn liên quan đến cả sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng Ngược lại, giá thành sản phẩm không bao gồm chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại chứa đựng chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang Chi phí sản xuất không liên quan đến khối lượng, chủng loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ, còn giá thành lại phụ thuộc vào những yếu tố đó dẫn đến đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm là khác nhau.

Có thể nói, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm riêng biệt và có những mặt khác nhau, đồng thời lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, sự tiết kiệm hay lãng phí về chi phí sản xuất sẽ tác động trực tiếp tới giá thành sản phẩm thấp hay cao Quản lý giá thành bao giờ cũng gắn liền với quản lý chi phí sản xuất, cácbiện pháp mà doanh nghiệp sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất cũng chính là mục tiêu hạ giá thành sản phẩm.

Có thể phản ánh mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp qua sơ đồ sau:

CPSX dở dang ĐK CPSX phát sinh trong kỳ

A B C D Tổng giá thành sản phẩm xây lắp CPSX dở dang CK Qua sơ đồ này ta thấy: AC = AB + BD – CD

Tổng giá thành sản phẩm xây lắp

Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp

1.5.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần tập hợp theo đó Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là nơi phát sinh chi phí như đội sản xuất xây lắp hoặc chịu chi phí như công trình hay hạng mục công trình xây lắp. Để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất xây lắp phù hợp với yêu cầu quản lý chi phí và cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm xây lắp cần phải căn cứ vào:

 Công dụng của chi phí

 Cơ cấu tổ chức quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp

 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất trong từng doanh nghiệp

 Đối tượng tính giá thành trong từng doanh nghiệp

 Trình độ của các nhà quản lý doanh nghiệp và trình độ của cán bộ kế toán trong doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp xây lắp do đặc điểm của sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc, đặc trưng kỹ thuật thi công chia làm nhiều giai đoạn nên đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất thường được xác định là từng công trình, hạng mục công trình hay theo từng đơn đặt hàng.

1.5 2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm

Việc xác định được đối tượng tính giá thành là công việc có ý nghĩa rất lớn trong công tác tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ của doanh nghiệp sản xuất và thực hiện đòi hỏi phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị

Trong doanh nghiệp xây lắp, căn cứ vào khâu tổ chức sản xuất đẻ xác định đối tượng tính giá Và đối tượng tính giá thành chính là công trình hay hạng mục

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp công trình và cũng có thể là khối lượng hoặc giai đoạn xây lắp thuộc từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành.

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là hệ thống các phương pháp sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí

Có hai phương pháp tập hợp chi phí:

 Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp: Phương pháp này áp dụng đối với các chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng ké toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định và công tác hạch toán, ghi chép ban đầu cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí này vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có liên quan.

 Phương pháp phân bổ gián tiếp: Phương pháp này áp dụng khi một loại chi phí liên quan đến nhiều đối tượng tâp hợp chi phí, không thể tập hợp cho từng đối tượng được Trường hợp này phải được lựa chọn tiêu thức phân bổ thích hợp.

Thông thường các doanh nghiệp xây lắp áp dụng theo phương pháp tập hợp trực tiếp, có nghĩa là chi phí phát sinh theo công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó

1.6.1 Tài khoản kế toán sử dụng

Khi tiến hành tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, để thực hiện đúng, chính xác, dễ theo dõi, kế toán phải dựa trên các chứng từ phát sinh và các tài khoản sử dụng

Chứng từ kế toán là các giấy tờ chứng minh cho các hoạt động kinh tế xảy ra, là phương tiện thông tinvề các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh và trật tự hoàn thành và là cơ sở để ghi sổ kế toán

Cụ thể ở đây là các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình xây lắp nên có các chứng từ như: Phiếu xuất kho, bảng chấm công, hợp đồng lao động, các hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán lẻ…

Tài khoản sử dụng trong kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tài khoản kế toán dùng để phản ánh kiểm tra một cách thường xuyên liên tục, có hệ

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp thống về tình hình hiện có và sự biến động của từng đối tượng kế toán cụ thể Tài khoản kế toán được mở chi tiết theo đối tượng kế toán, hay nói cách khác mỗi đối tượng kế toán cụ thể có nội dung kinh tế riêng, có yêu cầu quản lý riêng sẽ mở một tài khoản riêng để phản ánh và kiểm tra đối tượng đó

Và để cụ thể hơn áp dụng với đối tượng kế toán là các chi phí xây lắp, các tài khoản được sử dụng như:

TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”

TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”

TK 623 “ Chi phí máy thi công”

TK 627 “ Chi phí sản xuất chung”

TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”

1.6.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Vì doanh nghiệp xây lắp mang đặc thù riêng của ngành xây dựng cơ bản, hoạt động xây lắp diễn ra trong thời gian dài, nguyên vật liệu được sử dụng theo định mức kế hoạch, khi nào cần sử dụng thì sẽ tiến hành mua Doanh nghiệp xây lắp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Do vậy cũng hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên.

1.6.2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên vật liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp hoặc sử dụng cho sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, lao vụ của doanh nghiệp xây lắp

Chi phí nguyên vật liệu phải tính theo giá thực tế khi xuất dùng

Trong sản xuất xây lắp chi phí nguyên vật liệu gồm nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm xây lắp

*Chi phí nguyên vật liệu chính bao gồm: những thứ nguyên vật liệu nửa thành phẩm mua ngoài, vật kết cấu…mà khi tham gia vào quá trình sản xuất nó cấu thành thực thể chính của sản phẩm Các chi phí nguyên vật liệu chính thường được xây dựng định mức chi phí và tiến hành quản lý theo định mức

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Thường chi phí nguyên vật liệu chính sử dụng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí như công trình, hạng mục công trình do đó thường được tập hợp theo phương pháp ghi trực tiếp

Trường hợp cho phí nguyên vật iệu sử dụng có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí thì phải dùng phương pháp phân bổ gián tiếp Khi đó tiêu chuẩn phân bổ hợp lý là định mức tiêu hao chi phí nguyên vật liệu chính

*Chi phí nguyên vật liệu phụ:

Chi phí nguyên vật liệu phụ bao gồm: những thứ vật liệu mà khi tham gia vào sản xuất nó kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, hình dáng bề ngoài của sản phẩm, góp phần tăng thêm thẩm mỹ của sản phẩm, kích thích thị hiếu sử dụng sản phẩm hoặc phục vụ nhu cầu kỹ thuật công nghệ hoặc phục vụ cho việc đánh giá bảo quản sản phẩm

Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chưa hoàn thành, hoặc khối lượng xây lắp có thể là công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành nhưng chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu thanh toán.

Chi phí xây lắp tập hợp theo từng khoản mục chi phí, vừa liên quan đến sản phẩm hoàn thành vừa liên quan đến sản phẩm làm dở được xác định tại thời điểm cuối kỳ. Để xác định chi phí sản xuất cho sản phẩm xây lắp hoàn thành đảm bảo tính thích hợp thì cần phải xác định phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm làm dở Tuỳ

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

K/c (phân bổ) chi phí sản xuất chung

K/c chi phí NVL trực tiếp

K/c (phân bổ) chi phí sử dụng MTC

TK 623 thuộc vào đối tượng tính giá thành của doanh nghiệp xây lắp mà nội dung sản phẩm dở dang có sự khác nhau Nếu đối tượng tính giá thành là khối lượng(giai đoạn) xây lắp hoàn thành thì khối lượng(giai đoạn)xây lắp chưa hoàn thành là sản phẩm xây lắp dở dang Nếu đối tượng tính giá thành công trình hay hạng mục công trình hoàn thành thì sản phẩm dở dang là các công trình hay hạng mục công trình chưa hoàn thành Doanh nnghiệp xây lắp có thể đánh giá sản phẩm dở sang theo các trường hợp sau:

Trường hợp xây lắp dở dang là các khối lượng hoặc giai đoạn xây lắp thuộc từng công trình hay hạng mục công trình chưa hoàn thành.

Trong trường hợp này thì doanh nghiệp xây lắp có thể đánh giá sản phẩm làm dở theo giá thành dự toán, chi phí sản xuất tính cho các giai đoạn xây lắp dở dang cuối kỳ( Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ)được tính theo công thức:

Dck : giá trị sản dở dang cuói kỳ

Dđk: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ(Chi phí các giai đoạn xây lắp dở dang đầu kỳ)

C: Chi phí sản xuất xây lắp phát sinh trong kỳ

ZĐtht: Giá thành dự toán hoặc giá trị dự toán các giai đoạn xây lắp hoàn thành trong kỳ

Zdtdd: Giá thành dự toán hoặc giá trị dự toán các giai đoạn xây lắp dở dang cuối kỳ túnh cho mức độ hoàn thành.

Trường hợp sản pẩm dở dang là công trình hoặc là hạng mục công trình chưa hoàn thành:

Giá trị xây lắp dở dạng cuối kỳ chính là tổng chi phí xây lắp luỹ kế từ hki khởi công công trình hay hạng mục công trình cho đén thời điểm cuối kỳ này của những công trình hay hạng mục công trình chưa hoàn thành

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Các phương pháp tính giá thành sản phẩm và ứng dụng trong loại hình doanh nghiệp xây lắp

1.8.1: Các phương pháp tính giá thành:

Tính giá thành sản phẩm là việc xác định chi phí sản xuất cho đối tuợng tính giá thành theo từng khoản mục chi phí Có nhiều phương pháp để tính giá thành sản phẩm, tuy nhiên dựa vào đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành mà doanh nghiệp có phương pháp tính cho phù hợp.

1.8.2: Ứng dụng phương pháp tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp

1.8.2.1 Tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương pháp đơn giản

Phương pháp này là thích hợp cho đối tượng tính giá thành là khối lượng hay giai đoạn xây lắp thuộc từng công trình hay hạng mục công trình hoàn thành.

Căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ theo từng công trình hạng mục công trình và căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ trước và cuối kỳ này để tính giá thành các giai đoạn xây lắp hoàn thành theo công thức sau:

Z là giá thnàh các giai đoạn xây lắp thuộc từng công trình hay hạng mục công trình hoàn thành

1.8.2.2 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Phương pháp này phù hợp cho đối tượng tính giá thành là công trình hay hạng mục công trình chưa hoàn thành

Mỗi đơn đặt hàng từ khi quá trình thi công được mở một phiếu tính giá thành (Bảng tính giá thành theo đơn đặt hàng) Chi phí sản xuất phát sinh được mở cho từng đơn đặt hàng bằng phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp Cuối mỗi kỳ căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được cho từng đơn đặt hàng theo khoản mục chi phí ghi vào bảng tính giá thành tương ứng Khi có chứng từ phát sinh đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán thực hiện tính giá thành đơn đặt hàng (công trình, hạng mục

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp công trình hoàn thành) bằng cách cộng luỹ kế các chi phí bắt đầu thi công đến khi đơn đặt hàng được hoàn thành ngay trên bảng tính giá của đơn đặt hàng đó.Đối với các đơn đặt hàng chưa hoàn thành công chi phí luỹ kế từ khi bắt đầu thi công đến thời điểm xác định là giá trị của sản phẩm xây lắp dở dang Bởi vậy mà bảng tính giá thành theo đơn dặt hàng chưa xong coi là báo cáo chi phí sản xuất xây lắp dở dang.

Trường hợp đơn đặt hàng gồm một số hạng mục công trình thì sau khi tính giá thành cho từng đơn đặt hàng đã hoàn thành kế toán thực hiện tính giá thành cho từng hạng mục công trình bnừg cách căn cứ vào giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành và giá thành dự toán của hạng mục công trình đó với công thức tính như sau:

Zi : Giá thành sản xuất thực tế của hạng mục công trình

Zddh: Giá thành sản xuất thực tế của đơn đặt hàng đã hoàn thành

Zdt: Giá thành dự toán của các hạng mục công trình thuộc đơn hàng hoàn thành

Z idt: Giá thành của hạng mục công trình

1.8.2.3 Phương pháp tính theo giá thành định mức

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp xây lắp thực hiện kế toán chi phí sản xuát và tính giá thành sản phẩm theo định mức Nội dung của phương pháp : Trước hết phải căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện nhành và dự toán chi phí được duyệt để tính ra giá thành định mức của sản phẩm.

Tổ chức hạch toán riêng biệt của chi phí sản xuất xây lắp thực tế phù hợp với số định mức và số chi phí sản xuất của sản phẩm.

Tổ chức hạch toán riêng biệt số chi phí sản xuất xây lắp thực tế phù hợp với định mức và số chi phí sản xuất xây lắp phù hợp thoát ly định mức, thường xuyên

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp thực hiện phân tích những chênh lệch này để kịp thời đề ra các biện pháp khắc phục nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm xây lắp

Khi có thay đổi định mức kinh tế cần kịp thời tính toán lại giá thành định mức và xác định lại số chênh lệch chi phí sản xuất xây lắp thay đổi định mức của số sản phẩm đang sản xuất dở dang cuối kỳ trước (nếu có)

Trên cơ sở giá thành định mức, số chi phí sản xuất xây lắp chênh lệch thoát ly định mức đã tập hợp riêng và số chênh lệch do thay đổi định mức để tính giá thành thực tế sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kỳ báo cáo theo công thức:

Giá thành thực tế sản phẩm = Giá thành định mức -

Chênh lêch do thay đổi định mức +

Chênh lệch do thoát ly định mức

Sau khi xác định được đối tượng tính giá thành, dựa vào phương pháp tính giá thành phù hợp kế toán sẽ tiến hành tính toán tổng hợp chi phí để tính được giá thành sản phẩm

Sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

Mỗi doanh nghiệp xây lắp chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm Và các doanh nghiệp phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán, các chế độ thể lệ kế toán của nhà nước và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để mở đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết Mỗi đơn vị chỉ được mở và giữ một hệ thống sổ kế toán chính thức và duy nhất.

Sổ kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp cũng nằm trong khuôn mẫuđó

Các hình thức sổ kế toán quy định áp dụng thống nhất đối với doanh nghiệp xây lắp gồm:

(1) Hình thức nhật ký chứng từ

(2) Hình thức nhật ký chung

(3) Hình thức nhật ký sổ cái

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

(4) Hình thức chứng từ ghi sổ a) Hình thức nhật ký chứng từ:

Sơ đồ 1.10: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thưc nhật ký chứng từ

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Chứng từ gốc và bảng tổng hợp chứng từ

Thẻ và sổ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết Bảng kê số 4,5,6

Hình thức nhật ký chung:

Sơ đồ 1.11: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Bảng chi tiết số phát sinh

Chứng từ gốc và bảng tổng hợp chứng từ gốc

Sổ quỹ Nhật ký chuyên sổ kế toán chi tiết dùng

Sổ cái các tài khoản

Bảng cân đối kế toán và báo cáo kế toán khác

Bảng đối chiếu số phát sinh

Hình thức nhật ký - sổ cái

Sơ đồ 1.12 Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký sổ cái

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Chứng từ gốc bảng tổng hợp chứng từ gốc

Nhật ký sổ cái Sổ kế toán chi tiết

Bảng chi tiết số phát sinh

Bảng cân đối kế toán và báo cáo kế toán khác

Hình thức chứng từ ghi sổ

Sơ đồ 1.13 Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Chứng từ gốc, bảng tổng hợp chứng từ

Sổ cái Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Sổ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ

Báo cáo tài chính Bảng đối chiếu số phát sinh Bảng chi tiết số phát sinh

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG & THƯƠNG MẠI ĐÔNG TÂY

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng & thương mại Đông Tây

2.1.1 Giới thiệu về công ty

Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng & thương mại Đông Tây

Tên giao dịch: Dong Tay Trade and Construction Investment Joint stock Company

Tên viết tắt : Dong Tay TCI JSC Địa chỉ trụ sở chính : 27 Đinh Bộ Lĩnh - Phường 24 - Quận Bình Thạnh -

Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần

Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc công ty : Nguyễn Mạnh Hùng

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng & thương mại Đông Tây được thành lập ngày 15/4/2005 Công ty được sở kế hoạch đầu tư phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép đăng ký kinh doanh số 4103003313 Đăng ký lần đầu 15/4/2005, Công ty đã 5 lần đăng ký thay đổi giấy phép kinh doanh và lần đăng ký thay đổi gần đây nhất vào ngày 26/5/2009.

Mặc dù mới được thành lập nhưng trong quá trình hoạt động, hòa nhịp cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đát nước, công ty đã và đang tích cực vươn lên thích

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp nghi với cơ chế mới Ngay từ những ngày đầu thành lập công ty đã mạnh dạn đầu tư và liên tục tiếp cận đổi mới công nghệ, trang thiết bị hiện đại, đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh Không chỉ dừng lại ở thế sản xuất độc canh bó hẹp trong lĩnh vực xây lắp mà từng bước trở thành một đơn vị sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, quy mô sản xuất của công ty được mở rông hướng tới phạm vi cả nước, các hoạt động sản xuất đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ Do đó, sức sản xuất của công ty ngày càng lớn góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển của công ty cổ phần đầu tư xây dựng & thương mại Đông Tây trong những năm gần đây cả về doanh thu, lợi nhuận…Thu nhập của người lao động được cải thiện đáng kể, nguồn vốn kinh doanh của công ty dần lớn mạnh hơn so với nguồn vốn đầu tư ban đầu.

Măc dù còn khá non trẻ trong ngành xây dựng, đứng trước nhiều đối thủ cạnh tranh có kinh nghiệm trong ngành xong với sự năng động, sáng tạo của tập thể đội ngũ cán bộ công nhân viên và sự chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo công ty, công ty đã có những bước tăng trưởng và phát triển phù hợp với xu hướng phát triển chung của ngành xây lắp Việt Nam hiện nay.

Sau đây là kết quả thực hiện của công ty được thực hiện qua các chỉ tiêu tài chính sau

Vốn điều lệ: 60.000.000.000 ( sáu mười ngàn tỷ đồng )

Kết quả tài chính 3 năm gần đây trong 3 năm gần đây Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Doanh thu 186.780.459.182 219.533.152.570 325.589.247.154 Giá vốn hàng bán 178.435.452.622 206.119.728.617 285.475.254.258 Chi phí bán hàng 2.965.558.353 3.511.762.105 12.254.689.245 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.072.705.985 7.056.012.247 19.154.154.248 Lợi nhuận trước 2.306.742.222 2.845.649.601 8.705149.403

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp thuế

2.1.2 Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty không ngừng phát huy và mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng cường huy động vốn từ các cổ đông, kêu gọi các nhà đầu tư…tăng cường đổi mới, đầu tư mua sắm các tranh thiết bị máy móc hiện đại vào sản xuất Bên cạnh đó công ty còn đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo tuyển dụng các nhân viên có tay nghề và xem đó là một trong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng hàng đầu…nhằm đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn

Hiện nay công ty cổ phần đầu tư xây dựng & thương mại Đông Tây đang sản xuất kinh doanh các lĩnh vực chủ yếu sau:

Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, cầu đường, kết cấu công trình. San lấp mặt bằng Làm đường giao thông nội bộ Lắp đặt điện trong nhà, hệ thống bơm nước; điều hòa không khí Trang trí nội thất, ngoại thất Xây dựng mạng lưới điện trung thế, hạ thế Sản xuất gạch và vật liệu chịu lửa, vật liệu xây dựng(không sản xuất tại trụ sở) MôI giới bất động sản Kinh doanh nhà ở, văn phòng cho thuê. Gia công, chế tạo các mặt hàng cơ khí, kết cấu kim loại , các mặt hàng cơ khi phi tiêu chuẩn (không gia công, chế tạo tại trụ sở) Mua bán vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế ngành xây dựng Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa. Môi giới thương mại Dịch vụ nghiên cứu, cung cấp thông thị trường Tư vấn đầu tư, quản lý doanh nghiệp (trừ tư vấn tài chính, kế toán) cho thuê máy móc, thiết bị, dụng cụ thi công công trình xây dựng Đại lý du lịch dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch Khách sạn (phảI đạt tiêu chuẩn sao và không hoạt động tại trụ sở) Biệt thự hoặc căn hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày, nhà khách, nhà nghỉ kinh doanh, dịch vụ lưu trú ngắn ngày (không hoạt động tại Tp. HCM) Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động (không hoạt động tại trụ sở) Vận tảI hành khách bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Ngay từ những ngày đầu thành lập bộ máy quản lí của công ty đã khá chặt chẽ về cơ cấu quản lí, phạm vi quản lí…vì vậy nhìn chung Công ty cổ phần đầu tư xây dựng

& thương mại Đông Tây đã có bộ máy quản lí tương đối hoàn thiện, gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng đối với sự phát triển của công ty.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty

Chức năng và nhiệm vụ của phòng ban

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

BAN GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC

 Hội đồng quản trị: hoạt động kinh doanh và các công việc của công ty phảI chịu sự quản lý của Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh công ty từ những thẩm quyền Đại đồng cỏ đông.

Hội đồng quản trị có trách nhiệm bổ nhiệm Tổng Giám Đốc điều hành và các cán bộ quản lý khác.

 Ban Giám Đốc: là người có quyền hạn cao nhất trong công ty, lãnh đạo chung toàn công ty, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước công ty và Chủ tịch Hội Đồng quản trị.

 Phòng tổ chức hành chính: giải quyết các công việc liên quan đến lao động tiền lương và công tác quản lý văn phòng trong công ty như : tổ chức nhân sự sản xuất, lập phương án trang bị tài sản phục vụ cho hoạt động chung của công ty, theo dõi thi đua, công tác công đoàn.

 Phòng kế toán: có nhiệm vụ hạch toán kế toán tài sản và quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, lập báo cáo tài chính, xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, giúp Giám đốc đưa ra các biện pháp để khắc phục sai xót và sử dụng vốn kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn.

 Phòng kinh doanh 1 và kinh doanh 2 : phụ trách hoạt động mua bán vật liệu xây dựng và hoạt động sản xuất của công ty.

 Phòng đầu tư & xây dựng: phụ trách các công việc liên quan đến công trình xây dựng, quản lý hoạt động của các đội xây dựng, lập kế hoạch và xúc tiến các kế hoạch đầu tư của công ty, chịu trách nhiệm về thủ tục hành chính liên quan đến các công trình và công ty Chịu trách nhiệm về kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, vệ sinh nơi thi công Quản lý giám sát việc tuân thủ các quy trình, quy định về xây dựng cũng như các định mức trong quá trình xây dựng Tổ chức nghiệm thu, hoàn công, bàn giao, bảo hành công trình theo đúng quy định của Luật xây dựng

2.1.4 Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán:

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

 Phần mềm kế toán sử dụng: FAST hổ trợ cho công việc hạch toán kế toán và truy xuất các báo cáo cần thiết và các sổ sách có liên quan đến các hoạt động tại bộ phận kế toán.

 Các chức năng chính của phần mềm:

 Quản lý tồn kho: theo dõi số lượng và giá trị nhập xuất tồn kho hàng hóa, vật tư ngay sau từng phiếu nhập xuất.

 Quản lý công nợ: theo dõi hàng ngày tình hình công nợ cho từng khách hàng, người bán, từng hợp đồng bằng tiền đồng và ngoại tệ tức thời, theo dõi hạn trả của các khoản công nợ.

 Hạch toán kế toán tổng hợp và chi tiết: theo dõi chi tiết và tổng hợp các tài khoản.

 Tính giá thành sản phẩm: tính giá thành, tạo các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành.

Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng & thương mại Đông Tây

2.2.1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ở công ty

 Hoạt động xây lắp ở công ty:

 Thi công các công trình, hạng mục công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, các cao ốc văn phòng.

 Không cú bộ phận xây lắp phụ.

 Không có đội xe cơ giới riêng.

 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:

 Từng hạng mục công trình.

 Theo hợp đồng kinh tế được ký kết.

 Đối tượng tính giá thành:

 Từng công trình hoàn thành.

 Từng hạng mục công trình hoàn thành.

 Theo mỗi hợp đồng kinh tế được ký kết.

 Khi từng công trình hoặc từng hạng mục công trình hoàn thành theo mỗi hợp đồng kinh tế được ký kết.

 Vào cuối mỗi năm tài chính.

2.2.2 Kế toán chi phí cơ bản

2.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: chi phí nguyờn vật liệu chính (cát, đá, ximăng, thép, ván cốt pha,…), nhiên liệu (nhựa đường, củi đốt,…), vật kết cấu (bêtông đúc sẵn, thiết bị vệ sinh, vĩ kèo tiền chế,…) liên quan trực tiếp đến quá trình thi công xây lắp và cấu thành thực thể công trình.

 Quy trình xử lý tại đội thi công & tại phòng kế toán

+ Chỉ huy trưởng công trình sẽ tạm ứng tiền và trực tiếp mua vật tư cho công trình nên sử dụng phiếu nhập xuất thẳng Cuối tháng chỉ huy trưởng sẽ mang toàn bộ chứng từ đến quyết toán với phòng kế toán.

+ Chỉ huy trưởng viết phiếu yêu cầu vật tư gửi phòng kế toán, phòng kế toán xét duyệt và làm phiếu xuất kho gửi cho thủ kho,thủ kho sẽ xuất vật tư

 Kế toán: Kế toán căn cứ vào hoá đơn do chỉ huy trưởng mang lên làm phiếu chi, phiếu nhập xuất thẳng và nhập liệu vào phần mềm.

 Đầu tiên phải tạo mã khách hàng với những thông tin là họ tên, địa chỉ Khi nhập mã khách hàng phần mềm sẽ tự động nhảy tên , địa chỉ, sau đó nhập những thông tin còn lại.Trình tự nhập là từ trên xuống từ trái qua phải.

 Công ty thường thi công những công trình ở xa trụ sở nên thường ứng tiền cho chỉ huy trưởng để mua vật tư Tại thời điểm chỉ huy trưởng ứng tiền, kế toán ghi:

Có TK 1111 Người đề nghị tạm ứng phải có trách nhiệm tìm nguồn vật tư có hóa đơn và mang hóa đơn có đầy đủ chứng từ nộp lại phòng kế toán để thanh toán tạm ứng Khi đó kế toán sẽ ghi nhận nhập kho vật tư, đồng thời xuất vật tư theo nhu cầu sử dụng của từng hạng mục công trình.

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

 Nguyên tắc hạch toán - Tài khoản hạch toán:

 Căn cứ vào các chứng từ gốc: phiếu xuất kho, hoá đơn, giấy tạm ứng, phiếu chi, phiếu thu, phiếu nhập kho,… để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí có liên quan.

 Nếu chi phí nguyên vật liệu liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí mà ở khâu ghi chép ban đầu không thể ghi chép riêng cho từng đối tượng có liên quan thì sử dụng Bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

 Tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí.

 Tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phi

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Các sổ,báo cáo được in ra từ phần mềm:

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

154 Trị giá NVL xuất kho dùng cho thi công

Trị giá NVL mua giao thẳng cho công trường vào đối tượng tính giá thành Kết chuyển CP NVL trực tiếp

- Sổ: Sổ cái,Sổ tổng hợp tài khoản, sổ chi tiết tài khoản, chứng từ ghi sổ,…

- Báo cáo: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo luân chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.

 Các mẫu biểu - Chứng từ sử dụng: Phụ lục 01

 Mẫu số 01 – VT: Phiếu Nhập Kho.

 Mẫu số 02 – VT: Phiếu Xuất Kho.

 Phiếu yêu cầu vật tư.

 Sổ chi tiết nguyên vật liệu

 Sổ tổng hợp nguyên vật liệu

 Sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

 Sổ tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Quá trình kiểm soát xuất kho vật liệu:

 Vật liệu xuất cho công trình thường được:

 Theo dõi thường xuyên về số lượng.

 Kế toán tổng hợp ghi vào Sổ chi tiết từng loại vật liệu căn cứ vào Phiếu xuất kho, ghi vào các Sổ chi tiết chi phí.

 Thủ kho ghi vào Thẻ kho căn cứ vào Phiếu xuất kho, đồng thời ghi Phiếu nhập kho.

 Cuối tháng tính ra đơn giá từng loại vật liệu để ghi nhận chi phí

 Cuối kỳ, Kế toán tổng hợp lên số tổng hợp để ghi đơn giá cho từng loại vật liệu vào Thẻ kho và các Sổ chi tiết vật liệu tương ứng, Sổ chi phí tương ứng.

 Vật liệu mua thẳng cho công trường:

 Theo dõi thường xuyên về số lượng

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

 Thủ kho ghi vào Thẻ kho và Phiếu nhập kho căn cứ vào Hóa đơn hoặc Phiếu xuất kho, Hóa đơn đi đường,…của người bán hoặc Phiếu nhập xuất thẳng do bộ phận kế toán chuyển xuống.

 Kế toán tổng hợp ghi vào các Sổ chi phí Sau đó sẽ tiến hành ghi vào Thẻ kho và Sổ chi tiết từng loại vật liệu, căn cứ vào Hóa đơn của người bán.

 Cuối tháng tính ra đơn giá của từng loại vật liệu để ghi nhận chi phí

 Cuối kỳ, Kế toán tổng hợp lên số tổng hợp để ghi đơn giá cho từng loại vật liệu vào Thẻ kho và các Sổ chi tiết vật liệu tương ứng, đồng thời ghi vào các

Sổ chi phí tương ứng.

 Vật liệu xuất từ kho công ty: Trong tháng 10/ 2010, xuất kho công ty Thép Pomina D12: 745kg, Thép Miền Nam D18: 171kg, Thép Pomina F6: 4,350kg cho Công trình Khang Gia.

 Căn cứ theo tiến độ thi công công trình và theo tiến độ cung ứng vật tư do Phòng Đầu tư – Xây dựng lập đã được Giám đốc ký duyệt, chỉ huy trưởng công trình sẽ viết Phiếu yêu cầu cung ứng vật tư gởi Phó phòng kế toán:

 Phiếu yêu cầu cung ứng vật tư được chuyển cho Kế toán chi tiết (Kế toán tiền lương) ghi Phiếu xuất kho, sau khi được Kế toán trưởng ký duyệt, chuyển

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Tp.HCM,ngày 30 tháng 10 năm 2010

PHIẾU YÊU CẦU VẬT TƯ

Số 14/10 Công trình: Khang Gia

Tôi tên: Hà Ngọc Thanh Đơn vị: Chức vụ: Đề nghị được cung cấp các loại vật tư:

CÁCH ĐVT SL NGÀY CẤP GHI CHÚ

Duyệt Xác nhận Người đề nghị

(ký, họ tên) (ký,ọ tên) (ký, họ tên)

 Sau khi vật tư xuất kho, kế toán sẽ ghi nhận số lượng vật tư xuất kho và định khoản:

 Kế toán chi tiết căn cứ vào Phiếu xuất kho để ghi nhận giá trị vật liệu xuất vào Sổ TK 152

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Công ty CP ĐT XD và TM Đông Tây Mẫu số 02 - VT

27 Đinh Bộ lĩnh, P24,Q Bình Thạnh, Tp.HCM QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC

Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC

Số phiếu: 29452 Tài khoản nợ: 621 Tài khoản có: 152

Họ tên người nhận: Hà Ngọc Thanh

Lý do xuất: Cung ứng vật tư thi công công trình

STT Tên vật tư Mã số ĐVT

Số lượng Đơn giá Thành tiền

Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)

 Vật tư nhập kho công trình, Kế toán tổng hợp ghi nhận số lượng vào Sổ chi phí và cuối tháng kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang:

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

CÔNG TY CP ĐT XD TM ĐÔNG TÂY

SỔ TỔNG HỢP CHỮ T CỦA MỘT TÀI KHOẢN

Tài khoản: 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Tài khoản đối ứng Tên tài khoản Số phát sinh

621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (công trình

Tổng phát sinh nợ: Tổng phát sinh có:

Số dư cuối kỳ: Ngày tháng năm

Người ghi sổ (ký, họ tên)

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

CÔNG TY CP ĐT XD TM ĐÔNG TÂY

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN

Tài khoản: 621PS – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Chứng từ Khách hàng Diễn giải TK đ/ư Số phát sinh

Hà Ngọc Thanh Nhập vật tư cho công trình Khang Gia (D12P)

Kế toán truởng Người ghi sổ

CÔNG TY CP ĐT XD TM ĐÔNG TÂY

SỔ TỔNG HỢP CHỮ T CỦA MỘT TÀI KHOẢN

Tài khoản: 621-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Tài khoản đối ứng Tên tài khoản Số phát sinh

1521 Nguyên liệu, vật liệu chính 57,470,620

154 Chi phí SXKD dở dang 57,470,620

154VT Chi phí vật tư 57,470,620

Tổng phát sinh nợ: Tổng phát sinh có:

Số dư cuối kỳ: Ngày tháng năm

Người ghi sổ (ký, họ tên)

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

CÔNG TY CP ĐT XD TM ĐÔNG TÂY

THẺ KHO Công trình: Khang Gia

Tên vật tư: Thép Pomina D12 Đơn vị tính: kg

STT Ngày tháng Số hiệu chứng từ Diễn giải

Nhập Xuất Nhập Xuất Tồn

Người lập (ký, họ tên)

Thủ kho lập Thẻ kho và chứng từ này do bộ phận kho bảo quản và lưu giữ

Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

 Nguyên tắc – Tài khoản hạch toán:

 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí thực tế phát sinh.

 Phương pháp tính giá thành: Phương pháp giản đơn.

 Áp dụng khi đối tượng kế toán chi phí sản xuất trùng với đối tượng tính giá thành Giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ chính bằng tổng chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ Trường hợp có sản phẩm dở dang cần cộng hay trừ khoản chênh lệch về chi phí sản xuất dở dang.

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Sơ đồ 2.7: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp (kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên): doanh nghiệp xây lắp thi công trực tiếp

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

(1): Tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu dùng trực tiếp cho thi công xây lắp từ kho hoặc quyết toán với các đội theo số tiền tạm ứng.

(2): Tập hợp chi phí nguyên vật liệu mua ngoài dùng trực tiếp cho xây lắp

(3): Tập hợp chi phí tiền lương phải trả hoặc tiền lương thuê ngoài của công nhân trực tiếp thi công xây lắp.

(4): Tập hợp chi phí nguyên vật liệu dùng phục vụ, quản lý thi công công trình. (5): Tập hợp chi phí công cụ dụng cụ dùng thi công, phục vụ, quản lý thi công công trình.

(6): Phân bổ các chi phí lán trại, chi phí phục vụ, quản lý thi công xây lắp ảnh hưởng nhiều kỳ.

(7): Tập hợp chi phí khấu hao tài sản cố định dùng phục vụ, quản lý thi công công trình. (8): Tập hợp chi phí dịch vụ điện nước, hơi gió, bảo hiểm thuê ngoài.

(9): Tập hợp chi phí bảo vệ, y tế, tát nước, vét bùn,…

(10): Tập hợp các khoản thuế được tính vào chi phí thi công.

(11): Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

(12): Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp.

(13): Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công.

(14): Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung.

(15): Giá thành thực tế các hạng mục, công trình hoàn thành chờ bán.

(16): Giá thành thực tế khối lượng công việc, hạng mục, công trình hoàn thành trong kỳ.

Các mẫu biểu - Chứng từ sử dụng: Phụ Lục 05

 Các Phiếu thu, Phiếu chi.

 Các Phiếu nhập, Phiếu xuất.

 Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

 Sổ tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Cuối tháng Kế toán công ty luôn tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, công trình Khang Gia kéo dài hai tháng bắt đàu từ tháng chín và kết thúc vào cuối tháng mười Cuối tháng 10/2010 công trình được nghiệm thu bàn giao cho Chủ Đầu Tư.

Kế toán tổng hợp tiến hành tổng hợp chi phí và tính giá thành công trình.

Trích “Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”

CÔNG TY CP ĐT XD TM ĐÔNG TÂY

THẺ TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH

Tháng 10/2010 Tên công trình: Công trình Khang Gia

Chỉ tiêu Tổng số tiền Chia theo từng khoản mục

Chí phí SXKD dở dang đầu kỳ 2,523,355,473 1,808,198,970 492,142,327 223,014,176 Chi phí SXKD phát sinh trong kì 147,279,622 93,522,559 40,369,344 13,387,719 Giá thành công trình 2,670,635,095 1,901,721,529 532,511,671 235,401,895 Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ 0

Kế toán trưởng Người lập phiếu (ký, họ tên) (ký, họ tên)

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

CÔNG TY CP ĐT XD TM ĐÔNG TÂY

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN

Tài khoản: 154PS – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

2,523,355,473 Chứng từ Khách hàng Diễn giải TK đ/ư

30/10 PKT Kết chuyển CP NVL trực tiếp

30/10 PKT Kết chuyển CP NC trực tiếp 622 40,369,34

30/10 PKT Kết chuyển CP sản xuất chung 627 13,387,71

30/10 PKT Kết chuyển vào giá vốn hàng bán

5 Tổng phát sinh nợ: 2,670,635,095 Tổng phát sinh có: 2,670,635,095

Kế toán truởng Người ghi sổ

(ký, họ tên) (ký, họ tên)

Trích “Sổ tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

CÔNG TY CP ĐT XD TM ĐÔNG TÂY

SỔ TỔNG HỢP CHỮ T CỦA MỘT TÀI KHOẢN

Tài khoản: 154– Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Tài khoản đối ứng Tên tài khoản Số phát sinh

621 Chi phí NVL trực tiếp 93,522,559

622 Chi phí nhân công trực tiếp 40,369,344

627 Chi phí sản xuất chung 13,387,719

Tổng phát sinh nợ:2,670,635,095 Tổng phát sinh có:2,670,635,095

Số dư cuối kỳ: 0 Ngày tháng năm

Người ghi sổ (ký, họ tên)

 Khi sử dụng phần mềm kế toán thì sau khi nhập chứng từ đầy đủ, Kế toán sử dụng các bút toán kết chuyển tự động cũng như phần mềm sẽ tự động cập nhật và truy xuất các Mẫu báo cáo, Sổ sách theo yêu cầu.

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

CÔNG TY CP ĐT XD TM ĐÔNG TÂY

Tài khoản: 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK đ/ư Số tiền

Ngày Số PS Nợ PS Có

Tổng phát sinh nợ: Tổng phát sinh có:

Số dư nợ cuối kỳ:

Kế toán trưởng Người ghi sổ

(ký, họ tên) (ký, họ tên)

 Sau đây là một số mẫu Sổ cái được công ty sử dụng trong quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm:

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

CÔNG TY CP ĐT XD TM ĐÔNG TÂY

Tài khoản: 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Số dư đầu kỳ Chứng từ ghi sổ

Diễn giải TK đ/ư Số tiền

Ngày Số PS Nợ PS Có

Số dư nợ cuối kỳ:

Kế toán trưởng Người ghi sổ

(ký, họ tên) (ký, họ tên)

CÔNG TY CP ĐT XD TM ĐÔNG TÂY

Tài khoản: 627 – Chi phí sản xuất chung

Số dư đầu kỳ Chứng từ ghi sổ

Diễn giải TK đ/ư Số tiền

Ngày Số PS Nợ PS Có

Số dư nợ cuối kỳ:

Kế toán trưởng Người ghi sổ

(ký, họ tên) (ký, họ tên)

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

CÔNG TY CP ĐT XD TM ĐÔNG TÂY

Tài khoản: 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK đ/ư Số tiền

Ngày Số PS Nợ PS Có

Tổng phát sinh nợ: 2,670,635,095 Tổng phát sinh có: 2,670,635,095

Số dư nợ cuối kỳ: 0 Lập, ngày tháng năm 2010

Kế toán trưởng Người ghi sổ

(ký, họ tên) (ký, họ tên)

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐÔNG TÂY

Nhận xét chung về tổ chức công tác kế toán tại công ty

 Bộ máy kế toán được tổ chức tương đối phù hợp với quy mô của công ty Do số lượng khách hàng, nhà cung cấp, lượng tiền lưu thông, lực lượng lao động nhiều vì thế mỗi nhân viên trong bộ phận kế toán đều đảm nhận một phần việc riêng để công việc tiến hành một cách nhanh chóng và hạn chế được sai sót.

 Mỗi nhân viên phụ trách một phần việc khác nhau có thể tiến hành kiểm tra chéo để tránh việc gian lận sai sót Tuy mỗi người đảm nhận một phần việc khác nhau nhưng vẫn nắm được quy trình cũng như cách thức làm việc của những người khác để khi có một người nghỉ việc thì không làm gián đoạn công việc.

 Cách thức tổ chức cán bộ quản lý trong Phòng kế toán gồm một Kế toán trưởng và một Phó phòng kế toán có vai trò như một Giám đốc tài chính sẽ giúp cho việc huy động và sử dụng nguồn vốn của công ty có hiệu quả hơn.

_Qua tìm hiểu tình hình tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần xây dựng Thành An em nhận thấy mặc dù là một doanh nghiệp mới đợc thành lập, còn chịu nhiều sức ép từ các đối thủ cạnh tranh và trớc xu hớng phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của ngành xây dựng nói riêng Nhng những năm gần đây công ty cổ phần xây lắp điện Thành An đã và đang có những bớc tiến vợt bậc

_ Có đợc kết quả này là do có sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên công ty Tổ chức bộ máy quản lý và bộ phận kế toán của công ty khá gọn nhẹ, hợp lý và hoạt động có hiệu quả Với trình độ chuyên môn, ý thức nghề nghiệp, sự nhạy bén và tinh thần trách nhiệm cao trong quá trình hoạt động sản xuất kinh

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp doanh bộ phận kế toán đã thực hiện tốt các nhiệm vụ và chức năng của mình, ghi chép, phản ánh kịp thời đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế, cung cấp các thông tin chính xác cho các nhà quản lý doanh nghiệp và cơ quan nhà nớc

_ Bên cạnh đó, đội ngũ kế toán viên trong doanh nghiệp đợc đặc biệt chú trọng trong việc đi học thêm để nâng cao nghiệp vụ đáp ứng đợc yêu cầu ngày càng khắt khe của công việc

_ Bộ phận kế toán của doanh nghiệp đã đáp dụng đúng và đầy đủ các chế độ, các chuẩn mực kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC trong việc hạch toán kế toán tại đơn vị mình Hình thức ghi sổ nhật ký chung đợc công ty cổ phần xây lắp điện Thành An hiện nay là dễ hiểu và dễ sử dụng Các sổ kế toán đợc lập tơng đối đầy đủ phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Bên cạnh những u điểm đã đạt đợc nêu trên công ty cổ phần xây lắp điện Thành An vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần phải đợc khắc phục trong thời gian tới Cụ thể là : Do đặc thù của công ty xây lắp, công ty cổ phần xây lắp điện

Thành An có địa bàn hoạt động rộng, rải rác ở nhiều nơi nên việc quản lý còn gặp nhiÒu khã kh¨n

- Hệ thống sổ sách còn sơ sài cha có sổ chi tiết theo dõi chi phí sản xuất chung, chi phí nguyên vật liệu.

Nhận xét về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp .78

3.2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp riêng cho từng công trình, hạng mục công trình Quá trình xuất vật tư cho công trình đều căn cứ vào Giấy yêu cầu vật tư, tiến độ cung cấp vật tư đó được ký duyệt mới tiến hành xuất vật liệu Kiểm soát được số vật tư cung cấp cho công trình.

 Thực hiện kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang vào cuối mỗi tháng.

 Không có bút toán hạch toán trị giá nguyên vật liệu còn ở công trường cuối kỳ và trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho.

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

 Công việc hạch toán như thế này của Kế toán công ty cũng tương đối hợp lý vì đặc điểm của ngành xây dựng là hoạt động xây lắp thường được tiến hành một cách liên tục để kịp tiến độ hoàn công cho Chủ Đầu Tư, đồng thời số lượng vật tư còn ở công truờng cuối mỗi tháng thì sang đầu tháng sau vẫn tiếp tục sử dụng vì vậy việc thêm bút toán này chỉ làm phức tạp thêm công tác hạch toán mà không mang lại lợi ớch.

 Giả sử vào ngày 30/09/2010 Kế toán chi phí và thực hiện hai bút toán điều chỉnh phần chi phí nguyên vật liệu còn ở công trường cuối kỳ và vật liệu dùng không hết nhập lại kho Ngày 01/10 thì công trình vẫn tiếp tục được thực hiện, khi đó Kế toán lại phải hạch toán ngược lại hai bút toán đã nêu trên thì chỉ làm tăng lượng công việc cho kế toán.

 Tuy nhiên, Kế toán công ty thường kết chuyển chi phí nguyên vật liệu cuối mỗi tháng vào giá thành và xác định kết quả kinh doanh để ước tính lợi nhuận của từng tháng như vậy thì số chi phí của từng tháng có thể bị sai lệch ảnh hưởng đến lợi nhuận, nhưng đây chỉ là lợi nhuận ước tính của từng tháng chứ không phải vào cuối năm, chi phí công trình của từng tháng có thể bị sai lệch nhưng giá thành công trình lúc quyết toán vẫn không bị ảnh hưởng.

 Chi phí nguyên vật liệu vượt mức dự toán: có thể chia làm hai trường hợp:

 Trường hợp 1: Do thi công thêm theo yêu cầu của Chủ Đầu Tư

 Trường hợp 2: Do trong quá trình thi công phát sinh sai sót làm hỏng nguyên vật liệu hoặc do công nhân làm hư hoặc số lượng nguyên vật liệu sử dụng nhiều hơn do việc ước tính sai số lượng vật liệu từ lúc đầu:

 Kế toán công ty không hạch toán khoản này, nếu phát sinh nguyên vật liệu vượt dự toán thì vẫn tính vào giá thành nhưng xem khoản chi phí đó là một khoản chi phí bất thường không hạch toán vào giá vốn.

 Trong trường hợp một thì Kế toán công ty đã xử lý đúng nhưng trong trường hợp hai thì cách xử lý như vậy không hợp lý Chi phí của công trình bị hạch toán thừa dẫn đến giá thành không chính xác và giá vốn của công trình cũng không

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp chính xác do chi phí được tính vào giá thành nhưng khi kết chuyển thì phần chi phí vượt dự toán đó lại được hạch toán vào chi phí bất thường không tính vào giá vốn dẫn đến khó kiểm soát được chi phí của công trình, lợi nhuận thu được từ công trình sẽ không chính xác.

 Nguyên vật liệu thường là mua giao thẳng đến công trường và không dự trữ.

 Thường là thời gian thi công kéo dài và nhu cầu nguyên vật liệu không phát sinh cùng lúc nên có thể dẫn đến giá trị vật liệu sử dụng sẽ xảy ra trường hợp là cao hơn so với dự toán ban đầu làm cô ty bị thiệt hại, giá thành công trình tăng.

3.2.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

 Hạch toán chính xác khoản chi phí này do chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp riêng cho từng công trình, hạng mục công trình và được kết chuyển hàng tháng vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

 Không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất:

 Kế toán công ty hoàn toàn hợp lý trong việc xử lý khoản mục này.

Do đặc điểm của ngành xây dựng là công việc được tiến hành liên tục để kịp thời hoàn công cho Chủ Đầu Tư theo đúng thỏa thuận và không có khoản thời gian ngừng sản xuất để bảo trì máy hoặc để điều tiết sản xuất như trong ngành sản xuất công nghiệp Mặc dù trong quá trình làm việc vẫn xảy ra trường hợp có người xin nghỉ nhưng thời gian rất ngắn (1-3 ngày) và việc nghỉ phép này cũng không tiến hành cùng lúc nhiều người nên khoản chi phí này thường rất nhỏ có khi không có.

Vì vậy nếu tiến hành trích trước sẽ làm tăng chi phí và số chi phí trích trước trên tài khoản 335 cũng không được sử dụng, không có lợi cho công ty.

 Chi phí nhân công vượt mức dự toán không được hạch toán:

 Rất ít khi xảy ra với lại khoản chi phí này luôn được công ty kiểm soát và đó nằm trong mức giá thành dự toán nên không cần phải có bút toán kết chuyển chi phí nhân công vượt trên mức bình thường vào giá vốn hàng bán Riêng

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp trường hợp vượt dự toán do thực hiện thêm công trình theo yờu cầu của Chủ Đầu

Tư thi sẽ được hạch toán vào giá thành.

3.2.1.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công

 Không hạch toán riêng khoản chi phí này do máy thi công thuê ngoài, chi phí cho máy thi công chỉ là tiền thuê máy và phí xăng dầu chạy máy, nghiệp vụ phát sinh ít nên không cần mở tài khoản theo dõi riêng mà có thể hạch toán chung vào tài khoản chi phí sản xuất chung.

3.2.1.4 Kế toán chi phí sản xuất chung

 Không trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân trực tiếp sản xuất Do công ty chỉ ký hợp đồng thời vụ với các công nhân xây dựng nên các khoản chi phí này sẽ không phát sinh.

Các khoản về lương, thưởng và chi phí bảo hiểm của nhân viên quản lý công trường được hạch toán vào tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp.

Kiến nghị

3.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

 Tuy việc ảnh hưởng của hai bút toán này không lớn nhưng để tính chính xác chi phí cũng như đảm bảo tính kiểm soát đối với vật liệu sử dụng thì vào cuối mỗi quý hoặc cuối năm đối với công trình thời gian thi công dài thì cần xác định số lượng vật liệu còn ở công trường cuối kỳ để bảo đảm quá trình kiểm soát đối với nguyên vật liệu cũng như đảm bảo về chất lượng của nguyên liệu chưa sử dụng nhưng sẽ không nhập lại kho do nguyên liệu được sử dụng liên tục qua nhiều ngày nên nếu nhập lại kho thì chỉ tốn thêm tiền vận chuyển của công ty.

 Cuối mỗi quý nên kiểm tra số vật liệu còn ở công trường bằng “Bảng kiểm kê vật tư còn lại công trường cuối kỳ” có thể không cần hạch toán vào Sổ sách Riêng trong trường hợp cuối mỗi năm thì phải xác định số vật liệu còn lại chưa sử dụng tại công trường để hạch toán chi phí vào giá thành một cách chính xác và xác định đúng kết quả kinh doanh của công ty để thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước (năm tài chính kết thúc vào 30/10) Không tiến hành nhập lại kho công ty do năm tài chính kết thúc nhưng việc thi công vẫn được tiến hành tiếp tục nên nhập kho lại chỉ làm phát sinh thêm chi phí vận chuyển và công việc hạch toán.

 Xác định số vật liệu còn chưa sử dụng ở công trường vào cuối năm và tiến hành hạch toán theo định khoản sau:

 Nếu chi phí nguyên vật liệu vượt dự toán là do lỗi của công nhân làm hư hỏng thì phải quy trách nhiệm cụ thể cho từng người và tiến hành thu bồi

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp thường Cách xử lý như vậy có thể góp phần nâng cao trách nhiệm của mỗi công nhân Nếu chưa xác định dược nguyên nhân thì có thể treo lại ở tài khoản 138 Bút toán hạch toán như sau:

 Nếu chi phí vượt dự toán là do trách nhiệm của công ty có thể là do sai sót về mặt kỹ thuật thì sẽ được hạch toán như sau:

 Nên căn cứ theo nhu cầu và tiến độ cung cấp vật tư để dự trữ số lượng vật tư phù hợp ngoài ra có thể tiến hành kí kết hợp đồng với các công ty để không bị ảnh hưởng khi giá vật tư tăng Đặc biệt là trong điều kiện giá cả thị trường không ổn định như hiện nay thì việc làm này là cần thiết.

3.3.2 Kế toán chi phí sản xuất chung

 Tính khoản chi phí này vào giá trị công trình để giá thành được chính xác, công ty cũng có thể kiểm soát được tất cả các chi phí phát sinh tại công trường. bút toán xử lý nghiệp vụ này như sau:

 Nên trích trước khoản chi phí này như thế vừa tính đúng chi phí của công trình vừa tránh được khoản lỗ cho doanh nghiệp trong tương lai do khoản chi phí phát sinh đã được bù đắp từ trước.

3.3.3 Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

 Xem xét việc thiệt hại này là do lỗi của công nhân hay do công ty. Nếu chưa xác định được nguyên nhân thì sẽ treo ở tài khoản Phải thu khác Bút toán đề xuất:

 Sau khi tìm được nguyên nhân sẽ hạch toán như sau:

 Ngừng sản xuất do lỗi công ty thì nếu chi phí nhỏ sẽ được tính trực tiếp vào giá vốn, nếu chi phí lớn thì treo lại trên tài khoản chi phí trả trước ngắn hạn và phân bổ dần vào giá vốn để tránh làm tăng đột biến giá vốn của từng kì Bút toán hạch toán:

3.3.4 Các khoản điều chỉnh làm giảm giá thành

 Thu hồi những khoản thu từ phế liệu để hạch toán giảm giá thành công trình để xác định đúng giá vốn và lợi nhuận công trình Bút toán đề xuất:

Các chứng từ mẫu biểu cần lập

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

 Chứng từ biểu mẫu kế toán tại Công Ty nhìn chung rất đầy đủ và hợp lý đáp ứng kịp thời khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Tuy nhiên để quản lý vật tư tại công trường chặt chẽ và hợp lý hơn Bộ phận kế toán nên cung cấp cho chỉ huy trưởng công trình bản kiểm kê theo dõi vật tư còn lại cuối ngày tại công trình.

Quy trình xử lý tại công ty

- Công ty không quy định cụ thể thời điểm mà người tạm ứng phải thanh toán hoàn ứng tại phòng kế toán dẫn đến:

+ Chứng từ kế toán bị thất lạc do người tạm ứng đã mua hàng nhưng không nộp lại phòng kế toán.

+ Thất thoát tài sản công ty đối với những khoản tạm ứng thừa

 Vì thế công ty cần quy định cụ thể mọi khoản tạm ứng đều phải thực hiện hoàn ứng kể cả các khoản tạm ứng đủ.

- Kế toán thanh toán phải có nhiệm vụ đốc thúc người đề nghị tạm ứng thanh toán khoản đã tạm ứng

- Phải thực hiện thanh toán đầy đủ khoản tạm ứng đầu tiên mới được tiếp tục tạm ứng đợt sau.

- Nếu đến cuối tháng vẫn chưa thanh toán khoản tạm ứng thì khoản tạm ứng đó sẽ được trừ dần vào tiền lương trong tháng.

Nhập liệu vào phần mềm

Phần mềm phù hợp với quy mô hoạt động của công ty, giúp ích kế toán rất nhiều trong việc cung cấp số liệu và báo cáo một cách nhanh chóng Tuy nhiên:

+ Phần mềm nhập liệu vẫn cho phép bỏ trống hoặc nhảy trình tự nhập, dẫn tới nhiều kế toán nhập nhanh sẽ bỏ sót dữ liệu, thông tin không đầy đủ.

SV: Nguyễn Thị Thủy – LTTCCĐKT19 Chuyên Đề Tốt Nghiệp

 Nên yêu cầu cty cung cấp phần mềm giới hạn trình tự nhập liệu Và báo lỗi khi nhập liệu không chính xác Giúp kế toán phát hiện sai sót kịp thời.

+ Khi sử dụng phần mềm đôi khi bị đứng máy có thể làm kế toán mất nhiều thời gian hơn

 Nên nhờ can thiệp của các cty bảo trì máy tính hay cty viết phần mềm

+Có thể vì lý do sai sót kế toán hủy một số phiếu dẫn tới hổng phiếu hay nhảy phiếu, trùng phiếu, mất phiếu rất khó trong việc quản lý.

 Kế toán trưởng nên thống nhất hướng dẫn nhân viên không xóa phiếu mà nên làm bút toán điều chỉnh.

+Đôi khi lỗi mạng hay phần mềm bị nhiễm virut, dẫn tới bộ phận kế toán gặp rất nhiều khó khăn có thể là mất hết dữ liệu.

 Cuối tháng phòng kế toán nên đổ toàn bộ dữ liệu từ phần mềm ra file excel sau đó lưu toàn bộ dữ liệu của tháng vào đĩa CD.

Ngày đăng: 01/12/2023, 19:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.3: hạch toán chi phí sử dụng máy thi công thuê ngoài - Ke toan chi phi san xuat va tinh gia thanh san pha 610722
Sơ đồ 1.3 hạch toán chi phí sử dụng máy thi công thuê ngoài (Trang 20)
Sơ đồ 1.4: hạch toán chi phí sử dụng máy thi công trong trường hợp đội  xây lắp có máy thi công riêng. - Ke toan chi phi san xuat va tinh gia thanh san pha 610722
Sơ đồ 1.4 hạch toán chi phí sử dụng máy thi công trong trường hợp đội xây lắp có máy thi công riêng (Trang 22)
Sơ đồ 1.5: hạch toán chi phí sử dụng máy thi công trong trường hợp công ty có tổ chức đội máy thi công riêng - Ke toan chi phi san xuat va tinh gia thanh san pha 610722
Sơ đồ 1.5 hạch toán chi phí sử dụng máy thi công trong trường hợp công ty có tổ chức đội máy thi công riêng (Trang 24)
Sơ đồ 1.9: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất - Ke toan chi phi san xuat va tinh gia thanh san pha 610722
Sơ đồ 1.9 Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất (Trang 32)
(4) Hình thức chứng từ ghi sổ - Ke toan chi phi san xuat va tinh gia thanh san pha 610722
4 Hình thức chứng từ ghi sổ (Trang 37)
Hình thức nhật ký chung: - Ke toan chi phi san xuat va tinh gia thanh san pha 610722
Hình th ức nhật ký chung: (Trang 38)
Hình thức nhật ký - sổ cái - Ke toan chi phi san xuat va tinh gia thanh san pha 610722
Hình th ức nhật ký - sổ cái (Trang 39)
Sơ đồ 1.13 Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ - Ke toan chi phi san xuat va tinh gia thanh san pha 610722
Sơ đồ 1.13 Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ (Trang 40)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty - Ke toan chi phi san xuat va tinh gia thanh san pha 610722
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty (Trang 44)
Bảng tổng hợp chứng  từ kế toán cùng loại - Ke toan chi phi san xuat va tinh gia thanh san pha 610722
Bảng t ổng hợp chứng từ kế toán cùng loại (Trang 48)
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: - Ke toan chi phi san xuat va tinh gia thanh san pha 610722
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: (Trang 53)
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí nhân công trức tiếp: - Ke toan chi phi san xuat va tinh gia thanh san pha 610722
Sơ đồ 2.5 Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí nhân công trức tiếp: (Trang 64)
Sơ đồ 2.6: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung: - Ke toan chi phi san xuat va tinh gia thanh san pha 610722
Sơ đồ 2.6 Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung: (Trang 67)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w