1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Văn hóa kiến trúc nhà ở

42 1,4K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 3,34 MB

Nội dung

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước… Trong thời gian qua, với sự đổi mới từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường, với sự mở cửa kêu gọi đầu tư nước ngoài và phát huy nội lực, nền kinh tế đất nước được phát triển, bộ mặt kiến trúc đô thị đang thay đổi hằng ngày, điển hình là ở Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Nghệ thuật kiến trúc của các công trình đã và đang dựng lên, thu hút sự chú ý của mọi tầng lớp xã hội. làm sao cho các công trình kiến trúc hiện đại Việt Nam thể hiện được bản sắc dân tộc? Bản sắc dân tộc trong kiến trúc cụ thể hóa ra sao? Kiến trúc Việt Nam từ trước đến giờ có bản sắc không ? … Rất nhiều vấn đề đã được nêu ra, được bàn luận trong giới kiến trúc… Trước hết xin nói về bản sắc kiến trúc dân tộc: Kiến trúc là một bộ phận của văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc theo định nghĩa của UNESCO: “ Tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của con người đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại. Qua hàng thế kỷ, các hoạt động sáng tạo ấy đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thị hiếu, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những kiến trúc truyền thống với những nét đặc trưng riêng của mình. Nét đặc trưng đó được thể hiện trong bố cục không gian kiến trúc, trong việc sử dụng vật liệu để tạo nên công trình kiến trúc với trình độ khoa học, tư duy thẩm mỹ; bằng công cụ và bàn tay khéo léo của mình. Những nét đặc trưng đó toát lên từ tỷ lệ hình khối, kết cấu đến các thành phần chi tiết, các hoa văn trang trí, mầu sắc nội ngoại thất công trình. Và chính từ những yếu tố đó, công trình trở thành tiêu biểu, dấu ấn của thời đại, phản ánh các đặc thù về kinh tế, chính trị xã hội… của dân tộc theo từng giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội.

Trang 1

VĂN HÓA KIẾN TRÚC NHÀ Ở

Thực hiện: Nhóm 5

Trang 2

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA KIẾN TRÚC

NHÀ Ở

- Việt Nam có một nền kiến trúc đa dạng, phong phú

- Mỗi dân tộc có kiến trúc nhà ở riêng, đặc trưng cho văn

hóa, khí hậu, địa hình, thói quen canh tác và phong tục tập

quán

- Nhiều dân tộc có kiến trúc nhà ở tương đối giống nhau, gồm

2 loại chính: nhà sàn (nhà sàn dài, nhà sàn ngắn) và nhà trệt (nhà đất, nhà gỗ…)

Trang 3

Nhà dài của người Tà Ôi

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA KIẾN TRÚC NHÀ Ở

Trang 4

Nhà sàn của người Mường

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA KIẾN TRÚC NHÀ Ở

Trang 5

Nhà trình tường của người Hà Nhì

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA KIẾN TRÚC NHÀ Ở

Trang 6

- Một dân tộc có thể có nhiều loại nhà ở.

- Cùng một loại nhà ở nhưng những dân tộc khác nhau thì

có kiến trúc nhà ở và cách gọi tên khác nhau

- Cùng một loại nhà ở, cùng một dân tộc nhưng dân tộc đó ở

những vùng miền khác nhau thì có những nét khác nhau về kiến trúc nhà ở

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA KIẾN TRÚC NHÀ Ở

Trang 7

II VĂN HÓA KIẾN TRÚC NHÀ Ở CÁC DÂN TỘC ĐẶC TRƯNG CHO MỖI KHU VỰC

1 Kiến trúc nhà ở của dân tộc Tày, Nùng (Khu vực

Đông Bắc Bộ)

1.1 Kiến trúc nhà ở của dân tộc Tày

Trang 8

Dân tộc Tày: 1.626.392 người (2009)

1.1 Kiến trúc nhà ở của dân tộc Tày

Trang 9

- Gồm 3 loại chính: nhà sàn, nhà đất và nhà phòng thủ

+ Nhà sàn:

• Tường gỗ hoặc tường đất Sân lát ván hoặc dát xung quanh

• Nhà có hai mái hoặc bốn mái Sân phơi gắn với cửa chính Có một sàn nhỏ (slic) nằm ở phía trong,

• Là loại nhà tổng hợp Trong nhà có chỗ ngủ, bàn thờ tổ tiên, nơi tiếp khách, bếp nấu ăn, cối giã Gầm sàn là chuồng gia súc,

là chỗ để nông cụ

Trang 10

Nhà sàn của người Tày

Trang 11

1.1 Kiến trúc nhà ở của dân tộc Tày

+ Nhà phòng thủ: Xây theo kiểu pháo đài Gồm 1 căn nhà

chính xây bằng đá hoặc bằng đất, xung quanh là nhà phụ

và các lô cốt

Trang 12

1.2 Kiến trúc nhà ở của dân tộc Nùng

Dân tộc Nùng: 968.800 người (2009)

Trang 13

1.2 Kiến trúc nhà ở của dân tộc Nùng

- Nhà cửa của người Nùng tương tự nhà của người Tày, bao gồm: nhà sàn, nhà đất, nhà nửa sàn nửa đất

- Nhà khá to và rộng, thường là ba gian, rộng chừng 8 - 10m, dài 12 - 13m, có 2 mái

+ Nhà sàn: là loại nhà tổng hợp

+ Nhà đất: Tường bằng đất sét hoặc gạch mộc, xung quanh nhà được thừng bằng ván hoặc che bằng liếp

Trang 14

1.2 Kiến trúc nhà ở của dân tộc Nùng

Trang 15

2 Kiến trúc nhà ở của dân tộc Thái (Khu vực Tây Bắc Bộ)

Dân tộc Thái: 1.550.423 người (2009)

Trang 16

2 Kiến trúc nhà ở của dân tộc Thái (Khu vực Tây Bắc Bộ)

- Ở nhà sàn, làm bằng gỗ, rất đẹp và chắc Mái nhà hình con rùa với những khau cút ở hai đầu hồi

Trang 17

- Các gian nhà và cầu thang luôn mang mang số lẻ 3, 5 , 7 và 9 Mỗi ngôi nhà thường có 2 cầu thang

2 Kiến trúc nhà ở của dân tộc Thái (Khu vực Tây Bắc Bộ)

- Mỗi gian nhà được bố trí và có vai trò rất rõ ràng Trong ngôi nhà, thì gian chính giữa trang trọng nhất và là nơi đặt ban thờ

- Có 2 bếp lửa Bếp lửa chính đặt ở giữa ngôi nhà thường dùng để tiếp khách Bếp lửa phía dưới nhà dùng vào việc nấu nướng, sinh hoạt hàng ngày

Trang 18

3 Kiến trúc nhà ở của dân tộc Kinh (Việt)

Dân tộc Kinh (Việt): 73.594.427 người (2009)

Trang 19

3 Kiến trúc nhà ở của dân tộc Kinh (Việt)

- Nhà của người Việt cổ là nhà sàn với kiến trúc mái cong

- Tiêu chuẩn: Nhà cao (sàn cao, mái cao); cửa rộng

- Cửa chính ở giữa nhà, cổng lệch về một bên

- Về hướng nhà: Nhà ở hướng Nam, bếp ở hướng Tây

- Vật liệu: Tre, gỗ, rơm rạ, ngói…

Trang 20

3 Kiến trúc nhà ở của dân tộc Kinh (Việt)

Trang 21

3 Kiến trúc nhà ở của dân tộc Kinh (Việt)

Trang 22

4 Kiến trúc nhà ở của dân tộc Bru – Vân Kiều (Khu vực

Bắc Trung Bộ)

Dân tộc Bru – Vân Kiều: 227.716 người (2009)

Trang 23

4 Kiến trúc nhà ở của dân tộc Bru – Vân Kiều (Khu vực

Trang 24

4 Kiến trúc nhà ở của dân tộc Bru – Vân Kiều (Khu vực Bắc Trung Bộ)

- Hai bên đầu hồi có những hình trang trí bằng gỗ theo kiểu sừng trâu hoặc đôi chim

- Cách bố trí bên trong: Kể từ phải sang trái (theo hướng của ngôi nhà): Buồng đầu tiên là chỗ tiếp khách, góc trong có cột thờ ma, tiếp đến là các buồng ở: người già, vợ chồng, con cái

và cuối cùng là gian để đồ đạc Mỗi buồng cách nhau bởi

những tấm liếp; mỗi buồng có một cửa ra vào nhưng không có cánh cửa

Trang 25

5 Kiến trúc nhà ở của dân tộc Chăm (Khu vực Nam Trung Bộ)

Dân tộc Chăm: 161.729 người (2009)

Trang 26

5 Kiến trúc nhà ở của dân tộc Chăm (Khu vực Nam Trung Bộ)

- Quan niệm: Cái nhà chưa phải là cái đáng quan tâm nhất,

mà là một quần thể nhà trong một khuôn viên

- Bộ khung nhà khá đơn giản Vì cột cơ bản là vì ba cột

(không có kèo) Từ các kiểu vì này dần xuất hiện cây kèo và trở thành vì kèo

- Nhà thang yơ là kiểu nhà cổ nhất Đó là nhà sàn, sàn rất

thấp, gần sát mặt đất Đầu hồi bên trái và một phần của mặt

nhỏ dành cho khách, chủ nhà, kho…

Trang 27

5 Kiến trúc nhà ở của dân tộc Chăm (Khu vực Nam Trung Bộ)

Trang 28

6 Kiến trúc nhà ở của dân tộc Ê Đê (Khu vực Tây Nguyên)

Dân tộc Ê Đê: 330.348 người (2009)

Trang 29

6 Kiến trúc nhà ở của dân tộc Ê Đê (Khu vực Tây Nguyên)

- Ngôi nhà dài của người Ê Đê là nhà sàn, làm bằng tre gỗ, lợp tranh Nhà có bao nhiêu đê (dầm ngang) thì có bấy nhiêu gian

- Nhà chỉ có vì cột (gồm cột, dầm, quá giang), không có vì

kèo, khung nhà và mái nhà là hai bộ phận tách rời nhau ghép lại

- Nhà ở làm theo hướng Bắc Nam Mái nhỏ ở hai đầu hồi che cột hiên

Trang 30

6 Kiến trúc nhà ở của dân tộc Ê Đê (Khu vực Tây Nguyên)

- Nhà có hai cửa, cửa phía trước dành cho khách và nam giới, cửa sau dành cho phụ nữ Sát với hiên là sàn, sàn khách dài gấp đôi sàn sau

- Nhà gồm 2 phần, ngăn nhau bởi cột kmek kpăng:

+ Gah chiếm 1/3 hoặc 2/5 phần: là nơi tiếp khách, có bếp cho khách, là nơi sinh hoạt chung cho cả gia đình, nơi cúng thần, chỗ ngủ cho con trai chưa vợ, đặt nhiều đồ vật quý giá

Trang 31

6 Kiến trúc nhà ở của dân tộc Ê Đê (Khu vực Tây Nguyên)

+ Ôk: theo chiều dọc phía đông là buồng ngủ của những cặp

vợ chồng, có phên ngăn, theo thứ tự: buồng thứ nhất từ cửa vào

là buồng vợ chồng người đứng đầu gia đình, tiếp đến là buồng

để đồ dùng, cũng là buồng để dành cho con gái út, người thừa

kế gia đình khi lấy chồng thì sử dụng, rồi mới là buồng các cô gái cả, thứ

Trang 32

6 Kiến trúc nhà ở của dân tộc Ê Đê (Khu vực Tây Nguyên)

Trang 33

7 Kiến trúc nhà ở của dân tộc Hoa (Khu vực Đông Nam Bộ)

Dân tộc Hoa: 823.071 người (2009)

Trang 34

7 Kiến trúc nhà ở của dân tộc Hoa (Khu vực Đông Nam Bộ)

- Nhà ở đơn giản, không cầu kỳ

- Nhà người Hoa thường có ba loại: nhà ba gian hai chái, chữ môn và chữ khẩu

- Tường xây bằng đá, gạch mộc hay trình

- Nhà ít hoặc không có cột, không có kèo, lợp ngói âm dương hay lá quế, lá tre, phên nứa…

Trang 35

7 Kiến trúc nhà ở của dân tộc Hoa (Khu vực Đông Nam Bộ)

Trang 37

8 Kiến trúc nhà ở của dân tộc Kh’mer (Khu vực Tây Nam Bộ)

Dân tộc Kh’mer: 1.260.640 người (2009)

Trang 38

8 Kiến trúc nhà ở của dân tộc Kh’mer (Khu vực Tây Nam Bộ)

- Ngôi nhà, nhìn chung, giống nhà người Việt trong vùng,

hầu hết là các nhà nền đất lợp lá Vật liệu xây dựng chủ yếu

là tre, mây, gỗ, lá (lá dừa nước hay lá thốt nốt)

+ Nhà nền đất mái lá cỡ nhỏ, chỉ có hai mái, mái trước ngắn, mái sau dài

+ Nhà nền đất mái lá cỡ lớn, gồm có hai mái chính và hai

mái phụ

Trang 39

8 Kiến trúc nhà ở của dân tộc Kh’mer (Khu vực Tây Nam Bộ)

- Hệ thống xà ngang, kèo và cột được liên kết vững chắc bằng

hệ thống ngoàm, mộng và con xô, nhiều nhà cũng có cây trinh

đỡ và cây xuyên, giống các kiểu nhà người Việt

- Bên trong nhà Kh’mer bài trí đơn giản: gian giữa phía trước

là nơi tiếp khách, hai bên là chỗ ngủ của đàn ông, nửa phía sau chia làm hai buồng nhỏ dành cho phụ nữ

Trang 40

8 Kiến trúc nhà ở của dân tộc Kh’mer (Khu vực Tây Nam Bộ)

Trang 42

Đảng và Nhà nước ta phải quan tâm đến đời sống các dân tộc, trước hết là để hiểu kiến trúc nhà ở các dân tộc để thực hiện tốt công tác dân tộc, sau là có những chủ trương, chính sách nhằm giữ gìn và bảo tồn kiến trúc của mỗi dân tộc, nhằm xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (trong đó bao hàm cả văn hóa kiến trúc).

KẾT LUẬN

Ngày đăng: 21/06/2014, 15:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w