1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tổng quan về một số yếu tố ảnh hưởng đến dự định hiến máu nhắc lại từ các bài báo công bố trên hệ thống pubmed 3 2016

65 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 488,92 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: PHƯƠNGPHÁP TÓNG QUAN (9)
    • 1.1 Nguồn dữ liệu (9)
    • 1.2 Chiến lược tìm kỉếm và lựa chọn nghiên cứu (0)
      • 1.2.1 Các thuật ngữ liên quan (10)
      • 1.2.2 Chiến lược tìm kiểm nghiên cứu (0)
      • 1.2.3 Lựa chọn nghiên cứu đưa vào tổng quan (0)
      • 1.2.4 Quản lý số liệu và trích dẫn tài liệu (16)
  • CHƯƠNG 2: KÉT QUẢ TỎNG QUAN (0)
    • 2.1 Đặc điểm các tài liệu đưa vào tổng quan (17)
      • 2.1.1 Thiết kế nghiên cứu (17)
      • 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu (0)
      • 2.1.3 Thòi gian nghiên cứu (0)
    • 2.2 Các yếu tố ảnh hưỏng đến dự định hiến máu nhắc lại (20)
      • 2.2.1 Thái độ hướng đến hành vi (22)
      • 2.2.2 Chuẩn mực chủ quan (28)
      • 2.2.3 Nhận thức kiểm soát hành vi (29)
      • 2.2.4 Sự tự chủ (30)
      • 2.2.5 Yếu tố nhân khẩu học (32)
      • 2.2.6 Yếu tố môi trường - tạo điều kiện (34)
      • 2.2.7 Đề xuất mô hình nghiên cứu tại Việt Nam (35)
  • CHƯƠNG 3: KÉT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................32 (16)
  • PHỤ LỤC...............................................................................................................36 (44)

Nội dung

PHƯƠNGPHÁP TÓNG QUAN

Nguồn dữ liệu

Tẩt cả các báo cáo nghiên cứu được xuất bản đến thời điểm 30/03/2016 trên hệ thống dữ liệu điện tử Pubmed Pubmed là hệ thống tìm kiếm dữ liệu miễn phí của hệ thống thư viện Y khoa Hoa Kỳ, trong đó cho phép tìm kiểm tài liệu từ hơn 25 triệu tạp chí, trích dần khoa học, nghiên cứu y sinh học từ Medline, các tạp chí khoa học đời sống và sách điện tử Pubmed kiểm soát chất lượng các bài báo xuất bản khoa học và chỉ những tạp chí đáp ứng các tiêu chuần khoa học mới được lập danh mục tham khảo [35].

- Những tài liệu tham khảo của phiên bản cũ của Index Medicus từ 1951 trở lại và trước đó.

- Những tài liệu tham khảo của các tạp chí được lập danh mục tham khảo trước đó cho Index Medicus và Medline như Science, BMJ và Annals of Surgery.

Chiến lược tìm kỉếm và lựa chọn nghiên cứu

- Những tập sách với đầy đủ các bản full text và các tập con khác từ NLD.

- Các trích dẫn từ Pubmed Central. ỉ.2 Chiến lược tìm kiếm và lựa chọn nghiên cứu

1.2.1 Các thuật ngữ liên quan

Trung tâm kiểm soát AIDS quốc gia thuộc Kenya đã đưa ra định nghĩa về hiến máu tình nguyện vào năm 2007 [37] và Tổ chức y tế Thế giới cũng đã đồng thuận và công bố các kết quả về hiển máu và các thuật ngữ liên quan [38] Theo đó, người hiến máu được chia làm 3 loại theo mục đích của hiến máu

(1) Hiến máu trả tiền, hiến máu bát buộc, hiến máu tự thân; (2) Hiến máu thay thế/gia đình; (3) Hiển máu tình nguyện.

1) Hiến máu trả tiền, hiến máu bắt buộc, hiến máu tự thân

- Hiến máu trả tiền là người tham gia hiến máu để đổi lấy tiền hoặc các hình thức thanh toán khác.

- Hiến máu bắt buộc là người không sẵn sàng hiến máu của người đó nhưng bị ép buộc hiến máu bởi các chủ thể sờ hữu lao động của họ, luôn lo sợ rằng mình sẽ mất đi công việc và sự thăng tiến nếu không tham gia hiến máu.

- Hiến máu tự thân là người hiến máu cho chính họ để dự trữ và phục hồi lượng máu trong cơ thê họ, điêu này cân thiêt trong suôt quá trình phâu thuật, bệnh nhân tự đóng vai trò là người hiển máu cho chính họ, giảm bớt sự hiến máu không cần thiết từ người khác.

2) Hiến máu thay thể/gia đình bao gồm 3 trường họp:

- Người hiến máu theo yêu cầu của từ một gia đình hoặc cộng đồng của bệnh nhân cần được truyền máu Hệ thống lưu trừ máu không trả tiền cho người hiến máu mà thay vào đó là gia đình bệnh nhân.

- Người hiến máu theo yêu cầu từ gia đình hoặc cộng đồng của chính người đó, việc này mang tính cưỡng chế và/hoặc chi phí dựa trên thỏa hiệp về an toàn truyền máu.

- Người hiến máu là người thân trong gia đình hoặc bạn bè của người bệnh tham gia hiến máu thay thế cho sự cần thiết cho chính người bệnh đó mà không tham gia đến bất kì chi phí và lợi ích từ các nguồn nào.

3) Người hiến máu tình nguyện (không nhận tiền - không lương);

Người cho máu, huyết tương hoặc các phế phẩm khác từ máu một cách tự nguyện và không nhận tiền hay các vật phẩm khác có giá trị tương đương Điều này đã bao gồm thời gian nghỉ lao động, các lý do khác để hiến máu và di chuyển đến địa điểm hiến máu Các chi phí về vật lưu niệm nhỏ, giải khát, đi lại có giá trị tương đương với hiến máu tình nguyện Hiến máu tình nguyện được chỉ ra tương đương với hiến máu không trả tiền, không nhận lương (Voluntary = unpaid, non - remunerated) [21]

Người hiến ntáu tình nguyện cũng được phân làm 3 nhóm:

- Người hiến máu tình nguyện mới: là người hiến máu tình nguyện chưa có lần hiến máu nào trước thời điểm đăng kí

- Người hiến máu tình nguyện không thường xuyên: là người hiến máu tình nguyện đã từng hiển máu nhưng đã ngừng hiến hoặc hiển máu không thường xuyên

- Người hiến máu tình nguyện thường xuyên là người hiến máu tình nguyện đã từng hiến máu mà không có thời gian nghỉ ngơi giữa hai lần hiến máu Người hiển máu tình nguyện thường xuyên: là người hiến máu tình nguyện, có ít nhất

3 lần hiến máu trước đó, lần cuối cùng vào năm trước đó và tiếp tục hiển máu ít nhất mỗi năm 1 lần.

Hiến máu nhắc lại: Hiện nay chưa có định nghĩa rõ ràng về hiển máu nhắc lại Hiến máu nhắc lại trong các y văn, tài liệu được rà soát trong tổng quan này được nhấc đen qua các từ khóa "repeat blood donation” “return behavior donation” Định nghĩa được sử dụng nhiều nhất với hiến máu nhắc lại là người “hiến máu thường xuyên, -

Regular blood donation” với khoảng thời gian hiến máu trong vòng 6 tháng đến 1 năm kể từ lần hiển máu đầu tiên [25] Trong tổng quan này, chúng tôi quy ước ràng

“hiến máu nhắc lại là hành vi hiến máu được lặp lại sau khoảng thời gian 84 ngày trở lên kể từ ngày hiến máu đầu tiên” căn cứ theo thời gian tái tạo tế bào máu - hồng cầu trong cơ thể con người [33] Định nghĩa này sẽ được dùng xuyên suốt trong báo cáo tổng quan này và là nền tảng xây dựng lý thuyết về dự định quay trở lại hiến máu trong tương lai.

Dự định hiến máu nhắc lại: Xuât phát từ khái niệm “Dự định hành vi” (Behavior intention) là khả năng nhận thức của một người về xác xuất mình sẻ thực hiện một

7 hành vi [41], dự định hiến máu nhắc lại được định nghĩa là khá năng nhận thức của một người về xác xuất mình sẽ quay trở lại tham gia hiên máu nhắc lại Nhiều nghiên cứu đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến dự định hiến máu nhắc lại, coi đây là một chì báo dẫn tới hành vi hiến máu nhắc lại.

1.2.2 Chiến lưọc tìm kiếm nghiên cửu

Theo Tổ chức Y tế thế giới, truyền máu an toàn bao gồm 7 nội dung [39]:

- Hiến máu tình nguyện/hiến máu tình nguyện không lương/ Hiên máu nhân đạo (voluntary blood donation; voluntary non - remunerated blood donation)

- Hiến máu nhắc lại (repeat blood donation)

Tỉ so dân so hiển máu (The numbers of blood units collected in worldwide)

- Dự định hiến máu nhắc lại (intension repeat donation)

- Máu an toàn (Blood safety)

Dựa trên 7 nội dung này, chức năng tìm kiếm nâng cao của Pubmed đã được sử dụng để xây dựng cụm từ tìm kiểm sau: “blood AND intent* AND (repeat* OR return OR repeti*)” Tổng số 489 tài liệu đã được tìm thấy vào ngày 30/03/2016.

1.2.3 Lụa chọn nghiên cứu đưa vào tong quan

Nghiên cứu được lựa chọn đưa vào tổng quan dựa trên 4 bước sàng lọc dữ liệu phương pháp tổng quan PRISMA (Preferred Reporting Items for Systematic reviews and Meta-Analyses) Statement [32]:

1 Loại bỏ các bài báo trùng nhau

2 Sàng lọc dựa trên tên và tóm tắt của bài báo

3 Đọc toàn văn bài báo và đánh giá kết quả nghiên cứu theo độ mạnh bằng chứng

4 Tổng hợp, đưa bài báo vào tổng quan

KÉT QUẢ TỎNG QUAN

Đặc điểm các tài liệu đưa vào tổng quan

2.1.1 Thiết kế nghiên cứu Đặc điểm thiết kể nghiên cứu trong 20 tài liệu được rà soát được tóm tắt tại bảng 3 dưới đây theo độ mạnh bằng chứng giảm dần dựa theo tiêu chí đánh giá PRISMA Statement [32].

Bảng lĩ Tổng quan về thiết kế nghiên cứu

Câp la (Tông quan hệ thông, phân tích gộp) 2 (10%)

Câp Ib (Thử nghiệm ngẫu nhiên có đòi chứng) 5 (25%)

Câp II (thuân tập, thử nghiệm có đôi chứng, bệnh

3 (15%) chứng) Câp III (tương quan, bệnh chứng, căt ngang, so sánh) 10 (50%)

Thiết kế nghiên cứu đa dạng, nghiên cứu có độ mạnh bàng chứng ở cấp độ III, cấp độ thấp nhất (bệnh chứng, cat ngang, so sánh, phân tích thương quan) chiêm tỉ lệ cao nhất, 50%; tiếp đến là nghiên cứu có độ mạnh bằng chúng ở cấp độ I, cấp độ cao nhất, 35% Mười lăm phần trăm các nghiên cứu đưa vào tổng quan là các nghiên cứu có độ mạnh bằng chứng ở cấp độ II (thuần tập, thử nghiệm có đổi chứng, bệnh chứng).

Hầu hết các nghiên cứu được thực hiện hoặc tiến hành thử nghiệm tại các nước phát triển - nơi có nền kinh tế phát triển và hệ thống y tế - kĩ thuật hiện đại cũng như vổn đầu tư mạnh vào lĩnh vực nghiên cứu y sinh học: Mỹ, Autralia, Hà Lan, Anh. Thống kê về địa điểm nghiên cứu của 99 nghiên cửu ở 2 nghiên cứu tổng quan hệ thống và các nghiên cứu khác trong tổng quan này, cho kết quả: Bắc Mỹ là khu vực có nhiều nghiên cứu nhẩt (66 nghiên cứu), tiếp đó là Châu Âu với 17 tài liệu Autralia cũng xếp thứ 3 với 14 tài liệu được dưa vào và duy nhất 1 nghiên cứu được thực hiện tại Tanzania thuộc Châu Phi và 1 nghiên cứu được thực hiện Châu Á - Trung Quốc

Hình 2: Phân bố địa điểm nghiên cứu

Các nghiên cứu đưa vào tổng quan có thời gian thực hiện từ năm 1998 - 2016, có đến 75% các nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn 2010-2016 được công bố, 20% trong giai đoạn từ 2000 - 2009 và chỉ có 5% trước giai đoạn năm 2000 Điều này chứng tỏ nghiên cứu về hiển máu và hiển máu nhắc lại ngày càng được quan tâm, xuất bản nhiều hơn.

Cùng sự quan tâm về vấn đề hiến máu tình nguyện và thúc đẩy các yếu tố để tăng tỉ lệ dự định hiển máu nhắc lại, các phương pháp nghiên cứu cũng được đầu tư hơn theo thời gian Giai đoạn trước năm 2000 và từ 2000 - 2009, chưa có nghiên cửu trên tổng số 20 nghiên cứu trong tổng quan này có độ mạnh bang chứng cao ở cấp độ la, Ib nhưng đến giai đoạn 2010 - 2016 thì đã có 7 tài liệu được ghi nhận Bên cạnh đó có sự phát triển mạnh mẽ về số lượng của các nghiên cứu cấp độ III (7 nghiên cứu).

Biểu đồ 1: Thống kê sự phát triển thiết kế nghiên cứu theo thời gian

Các yếu tố ảnh hưỏng đến dự định hiến máu nhắc lại

Các nghiên cứu về dự định hiến máu nhắc lại đều sử dụng mô hình lý thuyết hành động để giải thích cho động lực/rào cản (motivators and deterrents), các yếu tố liên quan (associated factor) đến dự định hiến máu nhắc lại (intention to repeat donation) hoặc hành vi quay trở lại hiến máu (return blood donation) Thuyết hành vi có dự định (The Theory of Planned Behavior) được xây dựng bởi Ajzen vào năm 1991, bổ sung từ Thuyết Hành động hợp lý của Fishbein năm 1967 [42] được sử dụng nhiều nhất Mô hình cơ bản của lý thuyết này được trình bày tại Hình 2.

Bên cạnh thái độ hướng đến hành vi, chuẩn mực chủ quan, nhận thức về kiểm soát hành vi, các nghiên cửu khác trong tống quan cũng đe cập đen sự tự chủ, sự hài lòng,nhận thức chuẩn mực cá nhân, phản ứng khi tham gia hiến máu và các yểu tố nhân khẩu học Phần sau đây sẽ lần lượt trình bày từng yếu tố đã đề cập ở trên.

2.2.1 Thái độ hướng đến hành vi

Thái độ hướng đen hành vi của cá nhân là thái độ dựa vào niêm tin răng thay đổi hành vỉ sẽ mang lại lợi ích [42] Tổng số 8/20 nghiên cứu đã đề cập nội dung này, trong đó có 2 nghiên cứu tổng quan, 1 nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, 1 nghiên cứu can thiệp, 4 nghiên cứu cắt ngang Tất cả các nghiên cửu này đều khẳng định dự định hiển máu nhắc lại có liên quan chặt chẽ với thái độ tích cực về hiển máu Người có thái độ tích cực cho rằng hiến máu sẽ đem lại sức khỏe tốt do máu được tái tạo, có thể nhận được các kiến thức bổ ích về sức khỏe qua quá trình hiến máu, hiến máu không ảnh hưởng đến sức khỏe thi có khả năng tham gia hiến máu cao hon Thể hiện qua các khẳng định “Tôi hoàn toàn khỏe mạnh và tôi là người hiến máu thường xuyên, tôi đang trong tình trạng sức khỏe tốt, tôi sẽ hiến máu” [15], hay “Hiến máu tốt cho sức khỏe” [23].

Nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên cỏ đối chứng của Chritopher R.France năm

2016 tại Mỹ trên 494 bao gồm 254 người nhóm thử nghiệm và 244 người nhóm chứng. Những người trong nhóm thử nghiệm sẽ nhận được cuộc gọi điện thử nghiệm động lực theo mẫu sẵn, thảo luận về động lực hiển máu ban đầu, ý định hiến máu trong tương lai của họ, các rào cản về nhận thức, tầm quan trọng của hiến máu - “Hiến máu có lợi cho sức khỏe”, mục tiêu và các giá trị cá nhân khi người đó hiến máu, giúp người đó lên ke hoạch hiến máu và cách đổi phó với những rào cản để hiến máu thành công Nhóm chứng nhận được cuộc gọi để cảm ơn vì đã tham gia hiến máu và nhác nhở thời gian tham gìa hiến máu lân tiêp theo Kêt quả so sánh giữa 2 nhóm cho thấy, thái độ hướng đến hành vi là yểu tố quan trọng đối với dự định hiến máu (p = 0,004) [7].

Nghiên cứu can thiệp của Kadian s Sinclair và cộng sự năm 2010 được thực hiện tại Hoa Kỳ trên 427 người hiến máu, trong đó nhóm can thiệp được cán bộ y tế tại trung tâm chăm sóc, theo dõi và nhắc nhở hiến máu nhắc lại Kết quả cho thay nhóm can thiệp có thái độ tích cực và động lực hiến máu nhăc lại cao hơn gâp 1,6 lần so với nhóm chứng vào thời điểm 9 tháng (OR - 1,60; 95%CI: 0,93 - 2,78) và cao hon gấp 2,48 lần sau 12 tháng (OR = 2,48; CI: 1,27-4,87) [27].

Một nghiên cứu cắt ngang của Janis L France năm 2007 tại Mỹ, trên 227 người hiến máu cũng cho ra kết quả rằng thái độ có ảnh hường đen dự định hiến máu ở mức độ từ trung binh đến cao (p < 0,001) [10].

Nghiên cứu thuần tập năm 2008 của tác giả Janis L.France tại Mỹ đã chỉ ra rằng thái độ hướng đến hành vi bao gồm ba nội dung: “chuẩn mực đạo đức cá nhân”, “sự hài lòng” và “các phản ứng vật lý khi hiến máu” Bên cạnh đó “sự tự chủ” cũng một phần tác động đến thái độ Mô hình này giải thích được 55% dự định hiến máu nhẳc lại và được coi là mô hình mở rộng của thuyết Hành vi có dự định (/ 2 = 15,259, df = 1, p < 0,001) [11] (Hình 3) Nội dung này tiếp tục được các nghiên cứu tiếp theo chứng minh bổ sung.

Hình 4: Mô hình mở rộng của lý thuyết Hành vi dự định (France, 2008)

Nghiên cửu tổng quan nghiên cứu của Bagot năm 2016 tổng hợp 37 nghiên cứu cho thái độ tích cực đối với hiến máu có liên quan chặt chẽ với dự định hiến máu nhắc lại [3] Tổng quan nghiên cứu khác của Benall năm 2013 với 47 nghiên cứu cũng cho ra kết quả tương tự (B = 0,151; z = 2,533 với p — 0,011) [4],

2.2.1.1 Các phản ứng khi tham gia hiến máu

Các phản ứng khi tham gia hiến máu bao gồm cả các phản ứng vật lý trong và sau khi hiến máu; nỗi lo lắng, sợ máu, sợ kim đâm khi tham gia hiển máu, sợ bị truyền nhiễm bệnh khi lấy máu, sợ ốm yếu và các phản ứng tác động từ bên trong, bên ngoài [8, 17] cỏ 6/20 nghiên cứu có đo lường tác động của các phản ứng khi hiển máu đến dự định hiến máu nhắc lại ở người hiến máu, bao gồm: 1 nghiên cứu can thiệp, 4 nghiên cứu cắt ngang,

Các phản ứng khi tham gia hiến máu ảnh hưởng lớn đen sự hài lòng khi hiên máu, từ đó tác động đến dự định hiến máu nhắc lại Josefa D Martin và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu cắt ngang và đưa ra mô hình ảnh hưởng bởi sự hài lòng đến dự định hiến máu nhắc lại trên 712 người hiến máu tại Tây Ban Nha Tại đây tác giả có đưa ra các thang đo định tính dựa trên yếu tố rào cản bên trong và bên ngoài như nỗi sợ kim đâm, mức độ kim đâm, nỗi sợ bị truyền bệnh lây nhiễm qua đường máu, Sự khó chịu khi nhìn thấy máu, sợ cảm giác ốm, yếu khi hiến máu Kểt quả cho thấy nỗi lo sợ bị nhiễm bệnh, đau, kim đâm có ảnh hưởng mạnh mẽ đen dự định hiến máu nhắc lại của cá nhân (p < 0,01) [17].

Kadian s Sinclair và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu can thiệp năm 2010 tại

Mỹ trên 427 người hiến máu về mô hình thử nghiệm qua điện thoại tạo động lực cho người hiến máu Trong đó nhóm can thiệp được cán bộ y tể tại trung tâm chăm sóc, theo dõi và nhắc nhở hiến máu nhắc lại, tạo động lực để họ quay lại hiến máu nhắc lại Kết quả cho thấy, khi tạo động lực thì phản ứng tiêu cực trong hiến máu giảm đi và dự định hiến máu nhắc lại tăng lên (p < 0,05) [27].

Nghiên cứu cắt ngang tại Mỹ trên 7905 người hiển máu (61% là người hiến máu nhắc lại, 39% người hiến máu lần đầu) năm 2008 do Karen s Schlumpf và

TRƯỞNG OẠI HỌC Y TÉ CÓNG CÔTỊG

18 cộng sự thực hiện cho thấy tác động vật lý diễn ra trong quá trình hiến máu càng ít và được xử lý tốt thì dự định hiến máu càng tăng, OR = 2,4, 95%CI: 1,6 - 3,6 [25].

Australia đã triển khai một nghiên cứu cắt ngang về các phản ứng trong và sau hiến máu trên 1015 người hiến máu do Barbara M Masser và cộng sự thực hiện năm

2013 Theo phân tích kết quả có 37,76% người có phản ửng trong quá trình hiến máu, các phản ứng sau hiến máu nhiều hơn trong hiến máu (F (1,982) = 147,75, p < 0,001, rj 2 -

0,13) và nữ giới có các phản ứng này nhiều hơn nam giới (F (1,982) = 21,80, p < 0,001,

TỊ 2 = 0,02); dự định hiến máu nhắc lại có mối liên quan mạnh mẽ đến phản ứng chính (F

(1,994) = 42,63, p < 0,001, ĩ] 2 = 0,04) [19], Tác giả tiếp tục làm nghiên cứu về ảnh hưởng của phản ứng hiến máu đến dự định hiến máu nhắc lại trên 1848 người hiến máu vào năm

2016 Kết quả khẳng định ảnh hưởng tiêu cực của các phản ứng vật lý dến dự định hiến máu nhắc lại, cụ thể sự trì hoãn và phản ứng vật lý làm giảm dự định tiếp tục hiển máu toàn phần trong tương lai (/? = - 0,07, p = 0,01), nhưng không ảnh hưởng đến dự định hiến máu thành phẩn (/ỉ = 0,72, p < 0.001) Phản ứng vật lý thường xảy ra ở những người hiên máu là nữ, chưa kinh nghiệm hiến máu lần nào (/?= 0,10, p < 0,01) [18].

Tổng quan của Bagot (2016) trên 37 tài liệu cùng khăng định sự lo lắng, tác dụng phụ, yếu tố trì hoãn là yếu tổ dự báo tiêu cực ảnh hưởng đen dự định hiến máu trong tương lai của người hiến máu nhắc lại [3].

Ngày đăng: 01/12/2023, 14:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Mô tả chiến lược tìm kiếm dữ liệu - Luận văn tổng quan về một số yếu tố ảnh hưởng đến dự định hiến máu nhắc lại từ các bài báo công bố trên hệ thống pubmed 3 2016
Hình 1 Mô tả chiến lược tìm kiếm dữ liệu (Trang 16)
Hình 4: Mô hình mở rộng của lý thuyết Hành vi dự định (France, 2008) - Luận văn tổng quan về một số yếu tố ảnh hưởng đến dự định hiến máu nhắc lại từ các bài báo công bố trên hệ thống pubmed 3 2016
Hình 4 Mô hình mở rộng của lý thuyết Hành vi dự định (France, 2008) (Trang 23)
w