1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thực trạng mắc tiêu chảy ở trẻ từ 6 24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại xã minh khai, huyện hoài đức, hà nội năm 2015

109 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 356,38 KB

Cấu trúc

  • Chương 1.TỔNG QUANTÀI LIỆU (0)
    • 1.1. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM (13)
      • 1.1.1. Định nghĩa bệnh tiêuchảy (13)
      • 1.1.2. Phân loại bệnh tiêu chảy (13)
      • 1.1.3. Hậu quả của bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ (0)
      • 1.1.4. Dịch tễ học bệnh tiêu chảy (0)
    • 1.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TIÊU CHẢY (18)
    • 1.3. MỘT SỐ LƯU Ý CHĂM SÓC KHI TRẺ MẮC TIÊU CHẢY (0)
    • 1.4. TÌNH HÌNH TIÊU CHẢY TRẺ EM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM (24)
      • 1.4.1. Trên thế giới (24)
      • 1.4.2. Tại Việt Nam (25)
      • 1.4.3. Kiến thức, thực hành về phòng và chăm sóc trẻ khi mắc tiêu chảy của của bà mẹ và một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ mắc tiêu chảy của trẻ (0)
    • 1.5. GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU (28)
  • Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (0)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (31)
    • 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (31)
    • 2.3. Thiết kế nghiên cứu (32)
    • 2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu (32)
    • 2.5. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu (32)
    • 2.6. Biến số nghiên cứu (33)
    • 2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá (33)
    • 2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (34)
    • 2.9. Hạn chế trong nghiên cứu và các biện pháp khắc phục (35)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (0)
    • 3.1. Tỷ lệ mắc tiêu chảy của trẻ 6-24 tháng tuổi ................................................29 3.2. Kiến thức, thực hành của bà mẹ về phòng và chăm sóc khi trẻ mắc tiêu chảy (35)
  • Chương 4. BÀN LUẬN (0)
    • 4.1. Tỷ lệ mắc tiêu chảy của trẻ 6-24 tháng tuổi trong 2 tuần qua tại xã Minh Khai, huyện Hoài Đức, Hà Nội (57)
    • 4.2. Kiến thức, thực hành của bà mẹ về phòng và chăm sóc khi trẻ mắc tiêu chảy 51 4.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng mắc tiêu chảy của trẻ từ 6 -24 tháng tuổi trong 2 tuần qua (58)
  • KẾT LUẬN.............................................................................................................60 (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................63 (69)
  • PHỤ LỤC................................................................................................................67 (33)

Nội dung

QUANTÀI LIỆU

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM

1.1.1 Định nghĩa bệnh tiêu chảy

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ tiêu chảy khi đi ngoài từ

3 lần trở lên trong 24 giờ, phân lỏng và nhiều nước hơn bình thường Riêng đối với trẻ đang bú mẹ, phân có thể nhão hơn bình thường số lần có thể 3-4 lần trong 24 giờ, nhưng không phải là tiêu chảy Đối với những trẻ này khi xác định mắc tiêu chảy, thực tế là dựa vào số lần tiêu chảy tăng dần hoặc tăng mức độ phân lỏng kèm theo lời phàn nàn của bà mẹ cho là bất thường [42], [43].

1.1.2 Phân loại bệnh tiêu chảy

Nhiều nghiên cứu đã xác định 3 hội chứng lâm sàng khác nhau của tiêu chảy vì thể hiện ba cơ chế khác nhau, do vậy phương án điều trị xử lý cũng khác nhau [3].

- Tiêu chảy cấp: khởi đầu đột ngột, phân cấp tính kéo dài không quá 14 ngày thường là dưới 7 ngày, phân lỏng hoặc tóe ra nước, không thấy máu Với trẻ ở trong tình trạng này, sự cần thiết phải bù ngay một lượng nước đã mất và một lượng nước dự phòng có thế mất tiếp theo do tiêu chảy cấp gây ra, có thể thực hiện tại nhà.

Tiêu chảy kéo dài: là tiêu chảy khởi đầu cấp tính, sau đó kéo dài tới 14 ngày hoặc lâu hơn nữa Trong trường hợp này bà mẹ cần đưa con em mình đến cơ sở ý tế khám để xác định rõ nguyên nhân.

Hội chứng lỵ: đây là tiêu chảy thấy có máu trong phân có thể kèm theo chất nhày mũi, thường kèm theo triệu chứng sốt Tốt nhất đưa đến cơ sở y tế để tìm căn nguyên gây bệnh và cho phác đồ điều trị đặc hiệu. Đợt tiêu chảy là giai đoạn bắt đầu từ khi tiêu chảy trên 3 lần trong 24h, cho đến ngày cuối cùng trong đó còn tiêu chảy trên 3 lần, ngày cuối cùng cũng phải kế tiếp ít nhất là 2 ngày trẻ đi ngoài phân trở lại bình thường Nếu sau 2 ngày trẻ tiếp tục đi tiêu chảy trên 3 lần trong 24h, thì phải đánh giá lại đợt mất nước và ghi nhận đợt tiêu chảy mới [9], [21].

1.1.3 Hậu quả của tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Tiêu chảy có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong cao tại nước đang phát triển ước tính khoảng một triệu lượt ỉa chảy mỗi năm Theo thống kê của WHO thì trên thế giới trung bình mỗi trẻ mắc 3,3 lượt tiêu chảy, đặc biệt ở một số vùng mỗi năm trung bình trẻ mắc vượt quá 9 lượt, cũng theo thống kê của WHO, thì mỗi năm tại các nước đang phát triển có gần 1 tỉ trẻ em bị tiêu chảy, và số chết là gần 5 triệu [26], [32].

Tiêu chảy cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng làm cho trẻ suy dinh dưỡng do giảm lượng thức ăn trong và sau khi tiêu chảy, giảm hấp thu, tăng nhu cầu dinh dưỡng trong khi bị nhiễm khuẩn Nếu tiêu chảy xảy ra trong một thời gian kéo dài sẽ gây nên hội chứng kém hấp thu hậu quả là một vòng luẩn quẩn của suy dinh dưỡng trường diễn, tăng tính nhạy cảm với bệnh tật đặc biệt là bệnh nhiễm trùng [21], [25].

Khoảng 30% số giường bệnh nhi tại các bệnh viện ở các nước đang phát triển dành cho tiêu chảy, hậu quả làm tăng gánh nặng cho bệnh viện và ngân sách y tế quốc gia Cho tới nay hầu hết các nước đã có chương trình phòng chống tiêu chảy nhằm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh này gây nên, giảm ngân sách y tế bằng cách cải tiến phương pháp điều trị, giảm tần số mắc bằng tăng cường các biện pháp phòng bệnh đặc biệt

1.1.4 Dịch tễ học tiêu chảy

Hầu hết các nhà nghiên cứu về bệnh sinh, dịch tễ học tiêu chảy cho rằng tác nhân gây tiêu chảy chủ yếu và duy nhất truyền qua đường phân, miệng thông qua thức ăn hoặc nước uống bị ô nhiễm hay lây do tiếp xúc trực tiếp với phân người bị bệnh tiêu chảy, hoặc qua trung gian truyền bệnh như ruồi, gián Sự lan truyền trực tiếp có thể ngăn chặn được hay không là tùy thuộc vào sự cải thiện vệ sinh cá nhân và gia đình

* Một số hành vi làm gia tăng sự lan truyền tác nhân gây tiêu chảy

Không nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4-6 tháng đầu tiên sau khi sinh.Theo WHO, những trẻ em không được nuôi bằng sữa mẹ có nguy cơ mắc tiêu chảy gấp nhiều lần so với những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn, nguy cơ tử vong do tiêu chảy ở những trẻ này cũng lớn hơn một cách đáng kể Trong các y văn đã ghi rõ, vai trò của sữa mẹ rất quan trọng trong việc bảo vệ trẻ đối với bệnh tiêu chảy Sữa mẹ có chứa globulin miễn dịch chủ yếu là IgA (95%), ngoài ra còn có IgM, IgG có tác dụng bảo vệ cơ thể chống nhiễm khuẩn các bệnh đường ruột và một số bệnh khác do siêu vi trùng gây ra Lysozym là một men tìm thấy ở trứng và sữa, nó là một yếu tố chống nhiễm khuẩn không đặc hiêu có khả năng phá hủy một số vi khuẩn Gram (+) và còn góp phần vào việc phát triển và duy trì hệ vi khuẩn đường ruột của những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ [3], [43].

Thói quen cai sữa sớm: cho trẻ bú sữa mẹ kéo dài sẽ làm giảm chỉ số mắc và trầm trọng của một số bệnh như lỵ và tả Theo WHO, những đứa trẻ từ 0-2 tháng tuổi mà không được bú mẹ thì tỉ lệ tiêu chảy cao gấp 2 lần và nguy cơ chết do liên quan của nó tăng lên gấp 25 lần so với những trẻ được bú mẹ [3], [44].

Cho trẻ bú sữa chai hoặc bình: khi cho sữa vào một chai hoặc bình không sạch thì sẽ bị ô nhiễm, nếu trẻ không bú hết sữa trong bình thì sự ô nhiễm bời mầm bệnh đường ruột khó rửa sạch và vi khuẩn sẽ phát triển [3].

Thói quen cho ăn sớm ăn dặm trước 4 tháng tuổi: cho ăn dặm quá sớm hay quá muộn hoặc ăn dặm không đúng cách, đều có thể dẫn đến tiêu chảy và suy dinh dưỡng. Ăn sam hay ăn bột theo cách gọi miền Bắc hay ăn dặm theo cách gọi miền Nam, là quá trình nuôi trẻ, tạo cho trẻ thích ứng với sự chuyển đổi chế độ từ một khẩu phần hoàn toàn dựa vào sữa mẹ sang một chế độ ăn sử dụng đều đặn các thực phẩm sẵn có trong bữa ăn gia đình Đây là quá trình giúp cho trẻ quen dần với thức ăn của người lớn, đồng thời cung cấp thêm chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ phát triển bình thường Ăn sam thường được bắt đầu từ 4-6 tháng tuổi, vì thời kỳ này nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cao hơn và sữa mẹ trong thời kỳ này dinh dưỡng không đủ đáp ứng nhu cầu của trẻ. Đây là gia đoạn khó khăn nhất của trẻ, nếu cho ăn sam không đúng, sớm hay muộn quá đều không có lợi cho sức khỏe của trẻ và dễ dẫn đến tiêu, chảy suy dinh dưỡng Ăn sam đúng phụ thuộc vào thời điểm cho ăn, loại thức ăn, cách chế biến, bảo quản thức ăn [14], [19].

Dùng nước uống đã bị nhiễm vi khuẩn đường ruột: nước có thể bị nhiễm bẩn ngay tại nguồn của nó hoặc trong suốt quá trình dự trữ tại nhà Sự ô nhiễm tại nhà do bảo quản hoặc sử dụng không hợp vệ sinh Theo WHO tỷ lệ mắc tiêu chảy trên toàn thế giới khoảng 1 tỷ người/năm, trong đó chết 3,3 triệu người/năm có liên quan đến nước không an toàn và vệ sinh [2], [26].

Không rửa tay sau khi đi ngoài, sau khi xử lý phân, trước khi chuẩn bị thức ăn:thói quen rửa tay là mọt hành vi bảo vệ sức khỏe chung, đặt biệt có hiệu lực đối với việc phòng tiêu chảy [20].

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TIÊU CHẢY

Điều trị tiêu chảy đúng làm giảm nguy cơ tử vong nhưng không làm giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy Do vậy, dự phòng tiêu chảy và chăm sóc đúng cho trẻ khi mắc tiêu chảy là biện pháp tốt nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và dự phòng các biến chứng nặng của tiêu chảy Cơ sở y tế là nơi tốt nhất để điều trị và hướng dẫn các thành viên của gia đình trẻ, giúp họ thực hiện các biện pháp phòng tiêu chảy và bà mẹ sẽ là người tiếp nhận những thông tin này, chỉ nên đưa những thông tin thích hợp hữu ích nhất cho bà mẹ và trẻ [3].Các nội dung phòng tiêu chảy và chăm sóc đúng cho trẻ khi mắc tiêu chảy bao gồm các yếu tố dưới đây:

- Nuôi con bằng sữa mẹ

Trong 6 tháng đầu đời, trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn, có nghĩa là một đứa trẻ khoẻ mạnh cần được bú sữa mẹ và không phải ăn hoặc uống thêm thứ gì khác như nước, các loại nước chè, nước hoa quả, nước cháo, sữa động vật hoặc thức ăn nhân tạo, Sữa mẹ có chứa các chất dinh dưỡng, chất chống oxi hóa và kháng thể cần thiết để trẻ có thể tồn tại và phát triển Trẻ được bú mẹ hoàn toàn sẽ ít mắc tiêu chảy và tỉ lệ tử vong thấp hơn so với trẻ không được bú mẹ hoặc không được bú mẹ hoàn toàn, ngay cả ở trẻ mà bà mẹ có HIV dương tính Bú mẹ cũng làm giảm nguy cơ dị ứng sớm, đồng thời cũng tăng sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm trùng, làm giảm các đợt nhiễm trùng khác (ví dụ : viêm phổi) Nên cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được 2 tuổi và có thể lâu hơn Trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ có nguy cơ tử vong bằng 1/6 lần do các bệnh truyền nhiễm trong hai tháng đầu tiên, bao gồm tiêu chảy, so với trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong Cho trẻ trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt ngay sau sinh mà không cho ăn bất cứ loại thức ăn nào khác [3], [43], [44].

Nếu không có điều kiện cho trẻ bú mẹ, nên cho trẻ ăn sữa động vật (cho trẻ ăn trước 6 tháng) hoặc sữa công thức nên dùng thìa và cốc Chai sữa và núm vú không nên sử dụng vì khó làm sạch, dễ nhiễm khuẩn gây tiêu chảy.

- Cải thiện nuôi dưỡng bằng thức ăn bổ sung (ăn sam)

Thức ăn bổ sung nên cho ăn khi trẻ 6 tháng tuổi Tuy nhiên, có thể cho trẻ ăn thức ăn bổ sung vào bất cứ thời gian nào sau 4 tháng tuổi nếu trẻ phát triển kém Thực hành ăn sam tốt bao gồm lựa chọn thức ăn giầu chất dinh dưỡng và chế biến hợp vệ sinh Lựa chọn thức ăn bổ sung dựa vào chế độ ăn và thực phẩm an toàn sẵn có tại địa phương Cùng với sữa mẹ hoặc sữa khác, phải cho trẻ ăn thức ăn nghiền nhỏ và bổ sung thêm trứng, thịt, cá và hoa quả Những thức ăn khác phải nấu nhừ, có rau và cho thêm dầu ăn (5 -10ml/bữa) [3].

- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ

Trẻ bị suy dinh dưỡng có nguy cơ bị tiêu chảy cao hơn, nặng hơn, kéo dài và thường xuyên hơn Những đợt tiêu chảy lặp đi lặp lại đặt trẻ em vào một nguy cơ tình trạng dinh dưỡng ngày càng xấu đi do giảm lượng thức ăn và giảm hấp thu dinh dưỡng, kết hợp với tăng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn tái phát.

Tiêu chảy thường dẫn đến còi xương ở trẻ em do nó đi kèm với sự hấp thụ chất dinh dưỡng kém và mất cảm giác ngon miệng Các nguy cơ còi xương ở trẻ em đã được chứng minh là làm tăng đáng kể với mỗi đợt của tiêu chảy, và kiểm soát tiêu chảy, đặc biệt là trong sáu tháng đầu đời có thể giúp giảm tỷ lệ thấp còi ở trẻ em [3], [42].

Những cải tiến trong việc tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi trường cùng với việc đẩy mạnh thực hành vệ sinh tốt (đặc biệt là rửa tay bằng xà phòng), có thể giúp ngăn ngừa tiêu chảy ở trẻ em Trong thực tế, ước tính có khoảng 88% các ca tử vong trên toàn thế giới do tiêu chảy là do nước không an toàn, vệ sinh kém.

Có thể giảm nguy cơ tiêu chảy bằng sử dụng nước sạch Gia đình cần:

- Chọn nguồn nước sạch nhất có thể.

- Không được tắm, giặt và đại tiện gần nguồn nước Xây nhà tiêu cách nguồn nước ít nhất 10 mét ở phía đất thấp hơn.

- Không cho động vật đến gần nguồn nước.

- Chứa nước trong chum, vại được rửa sạch hàng ngày, có nắp đậy Không để người và động vật uống nước trực tiếp ở chum vại Dùng gáo cán dài để múc nước, không chạm tay vào nước.

- Nếu sẵn chất đốt thì sử dụng nước đã đun sôi cho trẻ uống và chế biến thức ăn Nước chỉ cần đun sôi chứ không cần đun sôi kéo dài tốn chất đốt.

Khối lượng và chất lượng nước dự trữ trong gia đình có thể ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy Nếu có thể thì để một lượng nước lớn sử dụng cho vệ sinh, còn nguồn nước sạch nhất thì chứa riêng dùng để uống và chế biến thức ăn [3].

- Rửa tay với xà phòng thường quy

Tất cả các nguyên nhân gây tiêu chảy được truyền bằng tay khi bị nhiễm bẩn phân Nguy cơ của tiêu chảy giảm đi khi thành viên gia đình thực hành rửa tay Tất cả thành viên trong gia đình cần phải rửa tay của họ thật kỹ sau khi đi ngoài, sau khi vệ sinh cho trẻ đi ngoài, sau khi dọn phân cho trẻ, trước khi chuẩn bị thức ăn và trước khi ăn Các nghiên cứu cho thấy rằng rửa tay bằng xà phòng có hiệu quả ngay cả trong các khu ổ chuột đông đúc và ô nhiễm cao trong các nước đang phát triển [3], [44].

Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng rửa tay bằng nước một mình là rất ít hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh thay vì sử dụng xà phòng Xà phòng phá vỡ dầu mỡ và bụi bẩn mang mầm bệnh và các mầm bệnh gây bệnh Sử dụng xà phòng cũng làm tăng thời gian dành cho việc rửa tay so với rửa một mình nước [3], [42].

Thực phẩm dễ nhiễm các tác nhân gây tiêu chảy trong tất cả các khâu từ sản xuất đến chế biến thức ăn bao gồm: nuôi trồng có sử dụng phân tươi, mua bán nơi công cộng (chợ), chế biến thức ăn tại nhà hoặc quán ăn và bảo quản thức ăn sau chế biến [3].

Bộ Y tế khuyến nghị về nguyên tắc chế biến thức ăn như sau:

- Không ăn thực phẩm sống, trừ những rau quả đã bóc vỏ và phải ăn ngay.

- Rửa tay kỹ với xà phòng sau đi ngoài và trước khi chế biến thức ăn hoặc ăn.

- Ăn thức ăn nóng hoặc hâm kỹ lại trước khi ăn.

- Rửa sạch và làm khô tất cả dụng cụ trước, sau khi nấu và ăn.

- Bảo quản thức ăn đã chế biến vào dụng cụ sạch riêng biệt để tránh nhiễm bẩn.

- Sử dụng lồng bàn để tránh ruồi.

- Sử dụng nhà tiêu và xử lý phân an toàn

Môi trường mất vệ sinh làm lan rộng các tác nhân gây tiêu chảy Những tác nhân này được bài tiết từ phân làm lây nhiễm cho người và động vật Xử lý phân đúng hạn chế lây nhiễm Phân làm nhiễm bẩn nguồn nước nơi trẻ chơi, nơi bà mẹ giặt quần áo và nơi lấy nước dùng cho gia đình Các gia đình cần quan tâm đến chất lượng và vệ sinh của nhà tiêu Nếu nhà tiêu không đạt tiêu chuẩn thì phải đại tiện vào hố và chôn phân ngay sau khi đại tiện Phân của trẻ em thường chứa tác nhân gây tiêu chảy, phải thu dọn, đổ vào nhà tiêu hoặc chôn ngay sau khi đi ngoài [3].

- Phòng bệnh bằng vắc xin

Phải tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo lịch tiêm chủng mở rộng.

Tiêm phòng sởi có thể giảm tỷ lệ mắc và mức độ trầm trọng của tiêu chảy Tất cả trẻ em cần tiêm phòng sởi ở độ tuổi khuyến nghị Sởi là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính Nhưng ở một số trẻ em, đặc biệt là những trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc bị tổn thương hệ thống miễn dịch, có thể gặp tác dụng phụ nghiêm trọng, trong đó có tiêu chảy Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tủ vong liên quan với bệnh sởi trên toàn thế giới [3], [42].

TÌNH HÌNH TIÊU CHẢY TRẺ EM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tỷ lệ mắc và tử vong cao ở trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2003 có khoảng 1,87 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy, trong đó 80% là trẻ từ 0-2 tuổi Trung bình, trẻ dưới 3 tuổi mắc từ 3 đến 4 đợt tiêu chảy, thậm chí có những trẻ bị 8-9 đợt mỗi năm Theo đánh giá gánh nặng bệnh tật năm 2013 của WHO, tiêu chảy chiếm 14% các nguyên nhân tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi và là nguyên nhân phổ biến thứ 2 gây tử vong ở lứa tuổi này đặc biệt là các nước đang phát triển Trên thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 1,7 tỉ trường hợp tiêu chảy mỗi năm và khoảng 760.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy [26], [32], [45].

Trong hơn một thập kỷ qua kể từ năm 2000, các kế hoạch thực hiện trong việc giảm tỷ lệ tử vong bệnh viêm phổi và tiêu chảy ở trẻ em trên toàn thế giới đã tăng đáng kể Từ năm 2000 so với năm 2013, cộng đồng y tế thế giới toàn cầu đã thành công trong việc giảm số ca tử vong do viêm phổi và tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tương ứng bằng 44% và 55%[40] Theo ước tính tỷ lệ tử vong trẻ em mới nhất (công bố vào năm

2014 được tính đến năm 2013), viêm phổi và tiêu chảy gây ra hơn 1,5 triệu/năm tuổi tử vong trẻ em, lần lượt chiếm 15% và 9% số ca tử vong trong 6,3 triệu/năm xảy ra trên toàn cầu trong năm 2013, so với 1,6 triệu ca tử vong ở năm 2012 Điều này có nghĩa rằng mỗi 20 giây, một người mẹ và người cha sẽ mất đi con của họ với bệnh tiêu chảy và viêm phổi, nhưng đó là bệnh có thể phòng ngừa được [42], [43].

Nghiên cứu của Siraj Fayaz Ahmed và cộng sự tại Ấn Độ năm 2008 được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế (IJHS) cho thấy tỷ lệ trẻ từ 6 - 11 tháng tuổi và trẻ từ

12 - 23 tháng tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất trong trẻ dưới 5 tuổi lần lượt có tỷ lệ là19,2% và 12,4%; tỷ lệ này còn lớn hơn tỷ lệ của trẻ từ 36 - 47 tháng tuổi và 48 - 59 tháng tuổi cộng lại (9,8%)[40] Năm 2013, một nghiên cứu về tương quan của bệnh tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi tại Sudan của tác giả S Siziya, AS Muula cũng cho thấy rằng tỷ lệ trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi và trẻ từ 24 - 35 tháng tuổi có nguy cơ bị tiêu chảy cao gấp 1,5 lần và 1,17 lần so với trẻ dưới 6 tháng tuổi và trẻ 36 - 47 tháng tuổi [39].

Tiêu chảy hiện nay cùng với nhiễm khuẩn hô hấp cấp vẫn là hai nguyên nhân gây mắc bệnh và tử vong cao nhất ở trẻ em tại Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2005, bệnh tiêu chảy có nguồn gốc nhiễm khuẩn là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng bệnh tật và tử vong ở Việt Nam Ở nước ta, tiêu chảy được đưa vào trong số 26 bệnh báo cáo thường xuyên Số ca bệnh tiêu chảy trong 6 tháng đầu năm 2014 ghi nhận 301.570 trường hợp mắc Riêng miền Bắc đã ghi nhận 85.404 ca mắc đứng thứ 3 trong số 5 bệnh mắc cao nhất Số ca tử vong ước tính (năm 2005) là 9600-12400 ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi do tiêu chảy Trong năm 2005, ước tính chi phí điều trị trực tiếp cho những trường hợp tiêu chảy lên đến 3,1 triệu đô la Mỹ, 685.000 đô la cho chi phí trực tiếp khác và 1,5 triệu đô la dành cho chi phí gián tiếp Trong số trẻ dưới 5 tuổi, 15% sẽ phải nhập viên do tiêu chảy và 50% cần tới phòng khám [11].

Sau khi UNICEF và WHO ra báo cáo chung năm 2009 về hướng dẫn phòng và điều trị tiêu chảy thì Việt Nam cũng đã ban hành quyết định 4121/QĐ-BYT năm 2009 về “tài liệu hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định này đã hướng dẫn và quy định rất rõ ràng phương thức điều trị và phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em dưới 5 tuổi tại gia đình và cộng đồng Quyết định này đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ mắc và tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi trong những năm qua.

Về độ tuổi mắc bệnh theo nghiên cứu của Phạm Thọ Dược về sự phân bố tỷ lệ tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi cho thấy bệnh mắc ở mọi nhóm tuổi, trong đó nhóm từ

12 đến dưới 24 tháng tuổi và từ 24 tháng tuổi đến dưới 36 tháng tuổi có tỷ lệ mắc cao15,5% và 13,6% tỷ lệ thấp ở nhóm dưới 6 tháng tuổi chiếm 2,7%[8] Nghiên cứu củaPhạm Trung Kiên cho thấy tỷ lệ mới mắc tiêu chảy là 0,64 - 0,68 đợt trẻ/năm, lứa tuổi mắc tiêu chảy nhiều nhất là trẻ 6 - 17 tháng tuổi, tiêu chảy hay gặp ở thời điểm trẻ bắt đầu ăn bổ sung và ở nửa sau của thời kỳ bú mẹ[10] Nghiên cứu của Phan Thị Bích

Ngọc năm 2007 tỷ lệ trẻ bị tiêu chảy là 33,71% Hầu hết các đợt tiêu chảy của trẻ em thường xảy ra trong 2 năm đầu đời, nhóm trẻ dưới 12 tháng tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất chiếm 70,79%[13] Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Ngọc năm 2012 tỷ lệ mắc tiêu chảy ở trẻ dưới 2 tuổi trong 6 tháng là 26,5%, chủ yếu là đối tượng 6 -18 tháng tuổi chiếm 63,8%[14] Phan Quốc Bảo năm 2011 tại Huế tỷ lệ tiêu chảy ở trẻ dưới 24 tháng tuổi cao gấp 1,5 lần so với trẻ trên 24 tháng tuổi [1].

Vậy có thể thấy rằng tiêu chảy ở trẻ em trên thế giới cũng như tại Việt Nam tập trung nhiều ở nhóm dưới 5 tuổi, trong nhóm tuổi này thì trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất.

1.4.3 Kiến thức, thực hành về phòng và chăm sóc trẻ mắc tiêu chảy của của bà mẹ và một số yếu tố liên quan đến tình trạng mắc tiêu chảy của trẻ

Bà mẹ là người có vai trò quan trọng trong sự phát triển sức khỏe của trẻ ngay từ lúc mang thai cho đến khi trưởng thành Do vậy hiểu biết bà mẹ có nghĩa quan trọng với việc chăm sóc sức khỏe trẻ em, chỉ khi bà mẹ có kiến thức tốt thì mới có các biện pháp phòng bệnh tốt nhất, phát hiện sớm giúp cho việc xử trí đơn giản, ít tốn kém giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và giảm khả năng mắc bệnh và tử vong của trẻ.

Một số kết quả nghiên cứu về kiến thức về phòng và chăm sóc khi trẻ mắc tiêu chảy của bà mẹ Nghiên cứu của Lưu Thị Minh Châu về thực trạng KAP của các bà mẹ đối với việc phòng chống tiêu chảy cấp cho thấy chỉ có 52,2% bà mẹ hiểu biết về biểu hiện của bệnh tiêu chảy cấp, 57,1% bà mẹ biết các dấu hiệu cần đưa trẻ tới trạm y tế khi trẻ nặng lên[7] Nguyễn Văn Tập (2007) nghiên cứu trên 1072 bà mẹ có con dưới

24 tháng tuổi trong 2 tuần thì bà mẹ có kiến thức chung chưa đúng về phòng tiêu chảy là 23,6% trong đó biết đúng về cách dự phòng là 7,84%[19] Nghiên cứu của Nguyễn Quang Vinh tại huyện Đắc Hà, Kon Tum năm 2007 cho biết tỷ lệ mắc tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi là 77,3% bà mẹ hiểu biết nguyên nhân tiêu chảy kém thì trẻ có nguy cơ mắc tiêu chảy cao gấp 2,86 lần so với bà mẹ hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh tốt, hiểu biết về vệ sinh phòng bệnh tiêu chảy kém thì trẻ có nguy cơ mắc tiêu chảy cao hơn gấp 3,13 lần so vói bà mẹ có hiểu biết tốt hơn (p

Ngày đăng: 01/12/2023, 14:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.3 Phân bố tỷ lệ mắc tiêu chảy của trẻ theo giới và tuổi Phân bố giới tính - Luận văn thực trạng mắc tiêu chảy ở trẻ từ 6   24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại xã minh khai, huyện hoài đức, hà nội năm 2015
Bảng 3.3 Phân bố tỷ lệ mắc tiêu chảy của trẻ theo giới và tuổi Phân bố giới tính (Trang 37)
Bảng 3.4. Thông tin nhân khẩu học của bà mẹ (n=216) - Luận văn thực trạng mắc tiêu chảy ở trẻ từ 6   24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại xã minh khai, huyện hoài đức, hà nội năm 2015
Bảng 3.4. Thông tin nhân khẩu học của bà mẹ (n=216) (Trang 38)
Bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ bà mẹ trả lời đúng về biểu hiện bệnh tiêu chảy là đi ngoài - Luận văn thực trạng mắc tiêu chảy ở trẻ từ 6   24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại xã minh khai, huyện hoài đức, hà nội năm 2015
Bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ bà mẹ trả lời đúng về biểu hiện bệnh tiêu chảy là đi ngoài (Trang 39)
Bảng 3.6 cho thấy 67,1% bà mẹ biết thời gian bú <1giờ sau khi sinh là tốt nhất, 32,9% bà mẹ cho rằng thời gian cho trẻ bú sau khi sinh là >1giờ - Luận văn thực trạng mắc tiêu chảy ở trẻ từ 6   24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại xã minh khai, huyện hoài đức, hà nội năm 2015
Bảng 3.6 cho thấy 67,1% bà mẹ biết thời gian bú <1giờ sau khi sinh là tốt nhất, 32,9% bà mẹ cho rằng thời gian cho trẻ bú sau khi sinh là >1giờ (Trang 41)
Bảng 3.8. Kiến thức của bà mẹ về uống vitamin A và tiêm vắc xin phòng tiêu chảy cho  trẻ - Luận văn thực trạng mắc tiêu chảy ở trẻ từ 6   24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại xã minh khai, huyện hoài đức, hà nội năm 2015
Bảng 3.8. Kiến thức của bà mẹ về uống vitamin A và tiêm vắc xin phòng tiêu chảy cho trẻ (Trang 42)
Bảng 3.7. Kiến thức bà mẹ về vệ sinh cá nhân và dụng cụ ăn uống cho trẻ Kiến thức vệ sinh cá nhân và dụng cụ ăn uống - Luận văn thực trạng mắc tiêu chảy ở trẻ từ 6   24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại xã minh khai, huyện hoài đức, hà nội năm 2015
Bảng 3.7. Kiến thức bà mẹ về vệ sinh cá nhân và dụng cụ ăn uống cho trẻ Kiến thức vệ sinh cá nhân và dụng cụ ăn uống (Trang 42)
Bảng 3.10. Thực hành của bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ và ăn sam phòng tiêu chảy  cho trẻ - Luận văn thực trạng mắc tiêu chảy ở trẻ từ 6   24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại xã minh khai, huyện hoài đức, hà nội năm 2015
Bảng 3.10. Thực hành của bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ và ăn sam phòng tiêu chảy cho trẻ (Trang 46)
Bảng 3.12. Thực hành tiêm phòng và uống vitamin A phòng tiêu chảy - Luận văn thực trạng mắc tiêu chảy ở trẻ từ 6   24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại xã minh khai, huyện hoài đức, hà nội năm 2015
Bảng 3.12. Thực hành tiêm phòng và uống vitamin A phòng tiêu chảy (Trang 47)
Bảng 3.13. Thực hành của bà mẹ về chăm sóc khi trẻ mắc tiêu chảy trong lần gần đây  nhất - Luận văn thực trạng mắc tiêu chảy ở trẻ từ 6   24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại xã minh khai, huyện hoài đức, hà nội năm 2015
Bảng 3.13. Thực hành của bà mẹ về chăm sóc khi trẻ mắc tiêu chảy trong lần gần đây nhất (Trang 49)
Bảng 3.6. Thực hành của bà mẹ về chăm sóc khi trẻ mắc tiêu chảy trong lần gần đây nhất - Luận văn thực trạng mắc tiêu chảy ở trẻ từ 6   24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại xã minh khai, huyện hoài đức, hà nội năm 2015
Bảng 3.6. Thực hành của bà mẹ về chăm sóc khi trẻ mắc tiêu chảy trong lần gần đây nhất (Trang 50)
Bảng 3.14 cho thấy 88,4% hộ gia đình sử dụng nhà tiêu tự hoại, 11,6% sử dụng loại nhà tiêu khác - Luận văn thực trạng mắc tiêu chảy ở trẻ từ 6   24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại xã minh khai, huyện hoài đức, hà nội năm 2015
Bảng 3.14 cho thấy 88,4% hộ gia đình sử dụng nhà tiêu tự hoại, 11,6% sử dụng loại nhà tiêu khác (Trang 50)
Bảng 3.15. Kênh thông tin bà mẹ tiếp cận được - Luận văn thực trạng mắc tiêu chảy ở trẻ từ 6   24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại xã minh khai, huyện hoài đức, hà nội năm 2015
Bảng 3.15. Kênh thông tin bà mẹ tiếp cận được (Trang 51)
Bảng 3.16. Mối liên quan thuộc về cá nhân trẻ và tỷ lệ mắc tiêu chảy của trẻ - Luận văn thực trạng mắc tiêu chảy ở trẻ từ 6   24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại xã minh khai, huyện hoài đức, hà nội năm 2015
Bảng 3.16. Mối liên quan thuộc về cá nhân trẻ và tỷ lệ mắc tiêu chảy của trẻ (Trang 52)
Bảng 3.18 tìm hiểu mối liên quan giữa tỷ lệ mắc tiêu chảy của trẻ và kiến thức của bà mẹ về phòng, chăm sóc khi trẻ mắc tiêu chảy - Luận văn thực trạng mắc tiêu chảy ở trẻ từ 6   24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại xã minh khai, huyện hoài đức, hà nội năm 2015
Bảng 3.18 tìm hiểu mối liên quan giữa tỷ lệ mắc tiêu chảy của trẻ và kiến thức của bà mẹ về phòng, chăm sóc khi trẻ mắc tiêu chảy (Trang 54)
Bảng 3.19. Mối liên quan đến thực hành phòng bệnh, chăm sóc khi trẻ mắc tiêu chảy  và tỷ lệ tiêu chảy của trẻ - Luận văn thực trạng mắc tiêu chảy ở trẻ từ 6   24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại xã minh khai, huyện hoài đức, hà nội năm 2015
Bảng 3.19. Mối liên quan đến thực hành phòng bệnh, chăm sóc khi trẻ mắc tiêu chảy và tỷ lệ tiêu chảy của trẻ (Trang 55)
Phụ lục 2. BẢNG KIỂM CHẤM ĐIỂM KIẾN THỨC, THỰC HÀNH Bảng kiểm  đánh giá kiến thức, thực hành của bà mẹ về phòng bệnh và chăm sóc khi trẻ bị  tiêu chảy - Luận văn thực trạng mắc tiêu chảy ở trẻ từ 6   24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại xã minh khai, huyện hoài đức, hà nội năm 2015
h ụ lục 2. BẢNG KIỂM CHẤM ĐIỂM KIẾN THỨC, THỰC HÀNH Bảng kiểm đánh giá kiến thức, thực hành của bà mẹ về phòng bệnh và chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy (Trang 83)
Phụ lục 4. BẢNG KIỂM KIỂM TRA VỆ SINH NƯỚC HỘ GIA ĐÌNH (Dựa theo thông - Luận văn thực trạng mắc tiêu chảy ở trẻ từ 6   24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại xã minh khai, huyện hoài đức, hà nội năm 2015
h ụ lục 4. BẢNG KIỂM KIỂM TRA VỆ SINH NƯỚC HỘ GIA ĐÌNH (Dựa theo thông (Trang 100)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w