PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng thiết kế định tính
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thu thập số liệu sơ cấp qua phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm từ các đối tượng sau:
• Cán bộ y tế của Cơ sở điều trị thay thế Methadone huyện Từ Liêm, Hà Nội.
• Bệnh nhân nghiện chích các CDTP đang điều trị thay thế Methadone tại Cơ sở điều trị thay thế Methadone huyện Từ Liêm, Hà Nội.
• Người hỗ trợ bệnh nhân (Người HTBN) nghiện chích các CDTP đang điều trị tại
Cơ sở điều trị thay the Methadone huyện Từ Liêm, Hà Nội.
• Người nghiện chích các CDTP chưa tiếp cận với dịch vụ điều trị Methadone huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Tiêu chí lựa chọn các đổi tượng nghiên cứu gồm có:
• Cán bộ y tế: Các cán bộ y tế trực tiếp tham gia công tác điều trị cho bệnh nhân.
• Bệnh nhân điều trị: Bệnh nhân nhiễm HIV và không nhiễm HIV, tuổi dưới 30 tuổi và 30 tuổi trở lên.
• Người HTBN: Người HTBN trực tiếp trong quá trình điều trị.
• Người nghiện các CDTP chưa tiếp cận điều trị: người nghiện các CDTP chưa tiếp cận dịch vụ điều trị Methadone hiện đang sống trên địa bàn huyện Từ Liêm,
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
• Địa điểm tại Cơ sở điều trị thay thế Methadone huyện Từ Liêm, Hà Nội, gia đình bệnh nhân, gia đình người nghiện các CDTP chưa tiếp cận được dịch vụ điều trị.
• Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 5/2010 đến tháng 10/2010.
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
• Có 36 người tham gia phỏng vấn sâu o Cán bộ y tế gồm 8 cán bộ trực tiếp tham gia điều trị cho bệnh nhân. o Người nghiện chích các CDTP đang điều trị tại cơ sở là 18 người. o Người HTBN là 5 người o Người nghiện chích các CDTP chưa tiếp cận dịch vụ điều trị là 5 người
• 14 nghiện chích các CDTP tham gia thảo luận nhóm tập trung.
Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu có chủ đích và chọn mẫu hòn tuyết lăn. Đối với cán bộ y tế:
• Để chọn 8 cán bộ y tế trực tiếp tham gia quản lý và điều trị tại Cơ sở điều trị thay thế Methadone, huyện Từ Liêm, Hà Nội cho phỏng vấn sâu gồm có: Trưởng Cơ sở điều trị Methadone, 1 bác sỹ phụ trách điều trị, 3 tư vấn viên, 1 cán bộ hành chính, 1 dược sỹ cấp phát thuốc, 1 xét nghiệm viên. Đoi với bệnh nhân
• Chọn mẫu hòn tuyết lăn
• Phương pháp cụ thể: dựa vào hồ sơ bệnh án của 113 bệnh nhân trong giai đoạn ổn định liều và duy trì liều đến hết tháng 6 năm 2010, đang điều trị tại Cơ sở điều trị Methadone huyện Từ Liêm, Hà Nội Tư vấn viên lựa chọn và giới thiệu vào nghiên cứu 32 bệnh nhân theo tiêu chí lựa chọn đối tượng nghiên cứu. o Có 18 bệnh nhân tham gia phỏng vấn sâu Trong đó có 17 bệnh nhân đang điều trị tại Cơ sở và 1 bệnh nhân chuyển gửi điều trị từ Cơ sở điều trị Methadone Lê Chân, Hải Phòng o Có 2 cuộc thảo luận nhóm tập trung gồm 14 bệnh nhân đang điều trị tại Cơ sở điều trị Metahdone Từ Liêm Trong đó, 1 cuộc thảo luận có 6 bệnh nhân và 1 cuộc thảo luận có 8 bệnh nhân tham gia. Đối vói Người HTBN
• Chọn mẫu hòn tuyết lăn
• Số lượng: 5 Người HTBN tại 5 xã của huyện Từ liêm Người HTBN được giới thiệu qua bệnh nhân đang điều trị tại Cơ sở cho phỏng vấn sâu. Đối vói đối tượng nghiện chích các CDTP chưa tiếp cận dịch vụ điều trị
• Chọn mẫu hòn tuyết lăn
• Số lượng: 5 người nghiện chích các CDTP tại 5 xã của huyện Từ Liêm Trong đó có 2 người đã nộp đơn tham gia điêu trị, 3 người chưa nộp đơn tham gia điều trị Các đối tượng được tiếp cận qua sự giới thiệu của các bệnh nhân đang điều trị tại Cơ sở cho phỏng vấn sâu.
Phương pháp thu thập số liệu
2.5.1 Thu thập các số liệu phỏng vấn
Các cuộc phỏng vẩn sâu và thảo luận nhóm được thực hiện theo mục tiêu nghiên cứu đến khi bão hoà thông tin.
Thu thập các thông tin từ phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung bằng máy ghi âm Để đảm bảo chất lượng các cuộc phỏng vấn sâu chỉ tiến hành phỏng vấn 1-2 cuộc 1 ngày.
• Tất cả các câu nói của đối tượng nghiên cứu đều được tôn trọng và giữ nguyên trên bản giấy gỡ băng Những thuật ngữ người nghiện chích các CDTP thường dùng được lên danh sách và có chú dẫn bên cạnh. Đối vói cán bộ y tế
• Trong nghiên cứu phỏng vấn sâu 8 cán bộ y tế Sau khi phỏng vấn băng ghi âm được gỡ ngay để bổ sung thông tin cho các lần phỏng vấn sau.
• Thu thập số liệu phỏng vấn sâu cán bộ y tế dựa vào bộ câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc là hướng dẫn phỏng vấn sâu được thiết kế sẵn có các nội dung làm rõ mục tiêu nghiên cứu (chi tiết hướng dẫn phỏng vấn sâu tại phụ lục 2).
• Các cuộc phỏng vấn sâu đối với cán bộ y tế trực tiếp tham gia điều trị được thực hiện tại các phòng chuyên môn của Cơ sở điều trị Sau khi các cán bộ y tế đã kết thúc các công việc tại Cơ sở.
• Thời gian mỗi cuộc phỏng vấn sâu từ 40 đến 60 phút. Đối vói bệnh nhân
Thảo luận nhóm tập trung
• Nghiên cứu thực hiện 2 cuộc thảo luận nhóm tập trung với bệnh nhân trước khi tiến hành phỏng vấn sâu Sau mỗi cuộc thảo luận nhóm tập trung băng ghi âm được gỡ ngay để lấy thông tin bổ sung cho cuộc phỏng vấn sâu.
• Thảo luận nhóm tập trung với bệnh nhân dựa trên nội dung của bộ công cụ nghiên cứu là hướng dẫn thảo luận nhóm tập trung được thiết kế sẵn với các chủ đề được đưa ra thảo luận phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu (chi tiết hướng dẫn thảo luận nhóm tập trung tại phụ lục 2).
• Địa điểm thảo luận nhóm tập trung tại phòng họp của Cơ sở điều trị Methadone
Từ Liêm vào thời điểm bắt đầu triển khai nghiên cứu Thảo luận nhóm tập trung được thực hiện sau khi bệnh nhân đã uống thuốc Methadone xong, để đảm bảo thuận tiện cho bệnh nhân.
• Thời gian mỗi cuộc thảo luận nhóm là 60 phút, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30.
• Nghiên cứu thực hiện 18 cuộc phỏng vấn sâu với bệnh nhân Sau khi phỏng vấn sâu băng ghi âm được gỡ ngay để lấy thông tin cho các cuộc phỏng vấn sau.
• Thu thập số liệu phỏng vấn sâu đối với bệnh nhân dựa vào bộ câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc là hướng dẫn phỏng vấn sâu được thiết kế sẵn có các nội dung làm rõ mục tiêu nghiên cứu (chi tiết hướng dẫn phỏng vấn sâu tại phụ lục 2).
• Địa điểm phỏng vấn sâu tại phòng họp của Cơ sở điều trị Thời gian bắt đầu phỏng vấn từ 8 giờ 30 sau khi bệnh nhân đã uống thuốc xong, để thuận tiện cho bệnh nhân.
• Thời gian mỗi cuộc phỏng vấn sâu từ 40 đến 60 phút. Đối vói Người HTBN
• Nghiên cứu thực hiện 5 cuộc phỏng vấn sâu với Người HTBN Sau khi phỏng vấn sâu băng ghi âm được gỡ ngay để lấy thông tin cho các cuộc phỏng vấn sau.
• Thu thập số liệu phỏng vấn sâu Người HTBN dựa vào bộ câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc là hướng dẫn phỏng vấn sâu được thiết kế sẵn có các nội dung làm rõ mục tiêu nghiên cứu (chi tiết hướng dẫn phỏng vẩn sâu tại phụ lục 2).
• Địa điểm phỏng vấn sâu tại các gia đình bệnh nhân đang điều trị.
• Thời gian cho mỗi cuộc phỏng vấn sâu khoảng 30 đến 40 phút. Đối vói đối tưọng nghiện chích các CDTP chưa tiếp cận dịch vụ điều trị
• Nghiên cứu thực hiện 5 cuộc phỏng vấn sâu Sau khi phỏng vấn sâu băng ghi âm được gỡ ngay để lay thông tin cho các cuộc phỏng vấn sau.
• Thu thập số liệu phỏng vấn sâu đối tượng nghiện chích các CDTP chưa tiếp cận dịch vụ điều trị dựa vào bộ câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc là hướng dẫn phỏng vấn sâu được thiết kế sẵn có các nội dung làm rõ mục tiêu nghiên cứu (chi tiết hướng dẫn phỏng vấn sâu tại phụ lục 2).
• Địa điểm phỏng vấn sâu tại các gia đình các đối tượng hoặc nơi tiếp cận được đối tượng.
• Thời gian cho mỗi cuộc phỏng vấn sâu khoảng 30 đến 40 phút.
• Vật tư, trang thiết bị của Cơ sở điều trị Methadone Từ Liêm được quan sát bằng bảng kiểm thiết kế sẵn theo quyết định phê duyệt triển khai thí điểm điều trị nghiộn các CĐTP bằng thuốc Methadone Thành phố Hà Nội.
Xử lý và phân tích số liệu
2.6.1 Phân tích số liệu là hồ sơ bệnh án
Các số liệu trong hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được nhập và quản lý bằng phần mền Epi Data Phân tích bàng phần mền SPSS 13.0 Các số liệu trong hồ sơ bệnh án kết hợp với số liệu định tính thu được để làm rõ các mục tiêu nghiên cứu.
2.6.2 Phân tích số liệu định tính
Số liệu định tính không sử dụng phần mềm và phân tích theo chủ đề: Mã hoá trục, mã hoá mở, mã hoá có lựa chọn.
Đạo đức trong nghiên cứu
Trước khi phỏng vấn đối tượng được đọc trang thông tin giới thiệu về nghiên cứu (chi tiết tại phụ lục 4), trong đó nói rõ mục tiêu của nghiên cứu, các thông tin mà đối tượng cung cấp đóng góp gì cho chương trình Khi các đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu ký vào giấy đồng ý tham gia nghiên cứu (chi tiết tại phụ lục 5), nghiên cứu viên tiến hành phỏng vấn sâu hoặc thảo luận nhóm tập trung. Đảm bảo bí mật thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu Thông tin thu được sẽ được lưu giữ bởi nghiên cứu viên Tất cả thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, chỉ chia sẻ giữa các thành viên trong nhóm nghiên cứu.
Nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức Trường Đại học Y tế công cộng thông qua.
Hạn chế của nghiên cứu
Nghiên cứu viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong phân tích số liệu định tính.
Nghiên cứu viên có ít tài liệu tham khảo về điều trị Methadone tại Việt Nam Các nghiên cứu trên thế giới về hiệu quả của chương trình điều trị Methadone hầu hết là nghiên cứu định lượng Có ít nghiên cứu về hoạt động, cách tiếp cận và sử dụng dịch vụ điều trị thay the Methadone của bệnh nhân khi tham gia dịch vụ điều trị Do đó, có hạn chế khi viết phần bàn luận.
KẾT QUẢ NGHIÊN cứu
Mô tả tổ chức thực hiện điều trị thay thế Methadone
Các phòng chuyên môn của Cơ sở điều trị thay the Methadone huyện Từ Liêm gồm có 1 hành chính, 2 phòng tư vấn, 1 phòng khám, 1 phòng cấp phát thuốc, 1 kho bảo quản thuốc, 1 phòng xét nghiệm.
Hầu hết cán bộ y tế cho rằng diện tích của các phòng chuyên môn đã phù hợp đế tiến hành điều trị cho bệnh nhân “Diện tích phòng tư vấn viên đã phù hợp rồi", “Diện tích phòng bác sỹ cũng đủ", “Diện tích phòng hành chính thì cũng hợp lý rồi”, “Diện tích phòng xét nghiệm như thế này là phù hợp” Tuy nhiên, phòng cấp phát thuốc nhỏ hơn so với nhu cầu sử dụng của dược sỹ “Em cảm thấy là hơi nhỏ một chút, nếu mà to được ra nữa thì tốt hơn".
“Tuyệt vời đẩy", “một người nghiện mà được như thế này là tuyệt vời rồi anh ạ, nghiện ma tuý không đòi hỏi gì hơn”, bố trí các phòng “ đi một lượt", “gần nhau", là những nhận xét của các cán bộ y tế và tất cả bệnh nhân tham gia nghiên cứu nhận định Bố trí các phòng tại Cơ sở phù hợp cho bệnh nhân đến đăng ký hồ sơ, uống thuốc, khám bệnh và tư vấn Các phòng đều được bố trí hợp lý thuận tiện cho bệnh nhân theo một chiều Đây là tiêu chuẩn theo quyết định phê duyệt triển khai thí điểm điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone Thành phố Hà Nội.
Qui trình của bệnh nhân từ đi vào cho đến bệnh nhân ra về liên quan đến phòng khám, tư vấn, phòng hành chính, phòng phát thuốc, phòng xét nghiệm thì cũng bổ trí cho nó thuận tiện cho đến và về của bệnh nhân (Bác sỹ, nam, 52 tuổi) Đi từ phòng này sang thì một lượt, từ bên này sang bên kia là rất ngắn thế là hợp lý.
Cơ sở điều trị Methadone huyện Từ Liêm đặt tại tầng 3 của Trung tâm y tế dự phòng huyện
Từ Liêm Như một bác sỹ nhận xét “So lượng bệnh nhân nó nhiều quá thì cản trở cái việc thuận tiện cho bệnh nhâri” “Khó khăn cho phòng khám thôi, không khó khăn cho anh em” là ý kiến của hầu hết các bệnh nhân Vì mùa hè các cán bộ y tế làm việc tại tầng 3 của Trung tâm y te là rất nóng Do đó, bệnh nhân muốn thay đổi chỗ làm cho cán bộ y tế, để mùa hè làm việc tại nơi mát mẻ hơn. Đặt ở trên tầng 3 so lượng bệnh nhân nó nhiều quá thì cản trở cái việc thuận tiện cho bệnh nhân (Bác sỹ, nam, 52 tuổi)
Em muốn cải tiến chô làm việc cho bác sỹ, tiĩ vấn viên vì mùa hè làm việc ở cái cho nó mát mẻ hơn, trên tầng 3 quá nóng (Bệnh nhân, nam, 27 tuổi)
Vật tư trang thiết bị
Vật tư, trang thiết bị của các các phòng chuyên môn được tài trợ bởi dự án CDC/Life-Gap và Trung tâm phòng, chống AIDS Hà Nội Vật tư, trang thiết bị các phòng chuyên môn được đánh giá theo quyết định phê duyệt triển khai thí điểm điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone Thành phố Hà Nội.
Bảng 3.1.1.1 Vật tư phòng hành chính.
TT Vật tư Qui định Thực tế
1 Bộ bàn, ghế làm việc 1 1
6 Tủ đựng hồ sơ lưu 1 1
7 Giá đê tài liệu truyên thông 1 1
Bảng 3.1.1.1 cho thấy vật tư trang thiết bị phòng hành chính tương đối đầy đủ so với quyết định phê duyệt triển khai thí điểm điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone Thành phố Hà Nội Hiện tại phòng hành chính còn thiếu đầu đọc mã vạch và điều hoà.
Bảng 3.I.I.2 Vật tư phòng ỉưu trữ và bảo quản thuốc Methadone.
TT Vật tư Qui định Thực tế
3 Hệ thống báo động tự động 1 1
Bảng 3.1.1.2 cho thấy vật tư, trang thiết bị của phòng lưu trữ và bảo quản thuốc đầy đủ so với quyết định phê duyệt triển khai thí điểm điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone Thành phố Hà Nội.
Bảng 3.1.1.3 Vật tư phòng tư vấn.
TT Vật tư Qui định Thực tế
1 Bộ bàn, ghế làm việc 1 1
2 Ghế ngồi cho bệnh nhân 2 2
5 Giá để tài liệu tư vấn, truyền thông 1 1
Bảng 3.1.1.3 cho thấy vật tư trang thiết bị của phòng tư vẩn tương đối đầy đủ so với quyết định phê duyệt triển khai thí điểm điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone Thành phố Hà Nội Hiện tại phòng tư vấn còn thiếu điều hoà, máy vi tính và camera theo dõi.
Bảng 3.I.I.4 Vật tư phòng cấp phát thuốc.
TT Vật tư Qui định Thực tế
1 Bộ bàn, ẹhế làm việc 1 1
2 Tủ lưu hồ có khoá 1 1
4 Tủ sắt đựng thuốc Methadone 1 1
Bảng 3.1.1.4 cho thấy vật tư trang thiết bị của phòng cấp phát thuốc tương đối đầy đủ so với quyết định phê duyệt triển khai thí điểm điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone Thành phố Hà Nội Hiện tại phòng cấp phát thuốc còn thiếu camera theo dõi.
Bảng 3.I.I.5 Vật tư phòng khám.
TT Vật tư Qui định Thực tế
1 Bộ bàn, ghế làm việc 1 1
2 Ghế ngồi cho bệnh nhân 2 2
4 Tủ lưu hồ sơ bệnh và người nhà 1 1
5 Tủ đựng thuốc và trang bị cấp cứu 1 1
12 Bộ trang thiết bị cấp cứu ban đầu 1 1
Bảng 3.1.1.5 cho thấy vật tư trang thiết bị của phòng khám tương đối đầy đủ so với quyết định phê duyệt triển khai thí điểm điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone Thành phố Hà Nội Hiện tại phòng khám còn thiếu máy vi tính, xe đẩy, điều hoà, camera theo dõi.
Bảng 3.1.1.6 Vật tư phòng xét nghiệm.
TT Vật tư Qui định Thực tế
3 Tủ lạnh trữ bệnh phẩm 1 1
4 Bình lạnh đựng mẫu máu 1 1
6 Tủ đựng hồ sơ lưu 1 2
Bảng 3.1.1.6 cho thấy vật tư trang thiết bị của phòng xét nghiệm tương đối đầy đủ đầy đủ so với quyết định phê duyệt triển khai thí điểm điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone Thành phố Hà Nội Hiện tại phòng xét nghiệm còn thiếu điện thoại và điều hoà.
Cán bộ phụ trách cơ sở nhận định, trang thiết bị hiện nay là mức “tối thiểu ”, đủ để cơ sở vận hành tốt Trong thời gian hoạt động một số vật tư trang thiếu bị nếu thiếu có thể mua bổ sung.
Trang thiết bị được dự án tài trợ và Trung tâm phòng, chổng AIDS cung cấp thì đến nay cũng đủ các trang thiết bị tối thiểu cho các phòng Một số trang thiết bị nếu thiếu sẽ mua bổ sung Trong vòng một tháng sẽ nhận được (Trưởng cơ sở, nữ, 40 tuổi)
Tiếp cận dịch vụ điều trị Methadone
3.2.1 Một số thông tin về bệnh nhân tham gia nghiên cứu
Bảng 3.2.I.Í Thông tin chung về bệnh nhân được phỏng vấn (n1) Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Bảng 3.2.1.1 cho thấy bệnh nhân tham gia nghiên cứu có độ tuổi từ 24 đến 48 tuổi. Trong đó, độ tuổi từ 30 đến 39 chiếm tỷ lệ cao nhất với 45,2% Trình độ học vấn chủ yếu dưới cấp 3 chiếm tỷ lệ 74,2%.
Bảng 3.2.Í.2 Tuổi sử dụng các CDTP của bệnh nhân được phỏng vấn Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Tuổi lần đầu sử dụng các CDTP (n1)
Tuổi thường xuyên sử dụng các CDTP (n1)
Sử dụng chung bom kim tiêm khi chích (n )
Bảng 3.2.1.2.cho thấy độ tuổi lần đầu sử dụng ma tuý, tuổi thường xuyên sử dụng ma tuý và tuổi chích ma tuý lần đầu của bệnh nhân tham gia nghiên cứu chủ yếu ở độ tuổi 18 đến 29. Trong số 17 bệnh nhân có 3 người sử dụng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích, chiếm tỷ lệ 17,6%.
3.2.2 Nhu cầu điều trị Methadone tại huyện Từ Liêm
Người nghiện ma tuý rất mong muốn tham gia điều trị Họ nói “muốn theo uống", “muốn để thay đối", được uống thuốc Methadone “để gia đình đỡ khổ và cộng đồng làng xóm đỡ nhìn mình bằng con mắt khác" Điều này cho thấy người nghiện ma tuý rất mong muốn được tham gia điều trị để từ bỏ ma tuý, để gia đình không còn lo lắng về họ.
Mình thấy anh, em và các bạn chơi đấy thì nó tot, nó cũng khả thi nên cũng muốn theo uống và cũng muốn để thay đỏi, để gia đình đỡ khổ và cộng đồng làng xóm đỡ nhìn mình bằng con mắt khác (Người nghiện các CDTP chưa tiếp cận dịch vụ, nam,
“Cái nhu cầu lớn, rất lớn", “ai nghiện cũng muốn ra đây uổng để bỏ ma tuý" là ý kiến đồng thuận của hầu hết bệnh nhân và tất cả người HTBN Người nghiện các CDTP thâm tâm họ muốn cai nghiện, nhưng có nhiều yếu tố tác động đến quá trình điều trị cai nghiện của họ nên họ lại tái nghiện Do đó, họ muốn tham gia chương trình điều trị Methadone để từ bỏ các CDTP.
Tôi thây cái nhu câu rât lớn, vì thực tê tât cả những người nghiện, hoàn cảnh những người nghiện ai cũng muôn cai thế nhưng vì nhiêu lý do, nên người ta chưa cai nghiện được, nhưng mà ai cũng rất mong muốn từ bỏ ma tuý, trong thâm tâm người ta ai cũng mong muốn là như thế (Bệnh nhân, nam, 36 tuổi)
“Nên mở rộng nhiều cơ sở điều trĩ" là ý kiến đồng thuận của hầu hết bệnh nhân, tất cả cán bộ y tế và tất cả người HTBN Người nghiện ma tuý tham gia điều trị họ không sử dụng ma tuý,giảm được hành vi phạm tội liên quan đến ma tuý, giảm được nguy cơ lây truyền các bệnh qua đường máu do Methadone sử dụng theo đường uống Do đó, nhân rộng chương trình là rất cần thiết.
Nên mở rộng nhiều cơ sở điều trị (Tại sao?) Ở cộng đồng rất nhiều người tiêm chích ma tuý, bây giờ họ sử dụng đường tiêm chích thì nguy cơ lây lan nhiều bệnh, bây giờ mình điều trị Methadone bằng đường uống thì nguy cơ sẽ giảm đi rất nhiều (Cán bộ hành chính, nữ, 26 tuổi)
Mục đích tham gia điều trị Methadone
Tất cả bệnh nhân tham gia điều trị đều cho rằng “mục đích lớn nhất là thay thế và từ bỏ ma tuý”, “trở thành người có ích cho xã hội” Điều này cho thấy bệnh nhân rất mong muốn tham gia điều trị để từ bỏ ma tuý và họ đã đến với chương trình.
Mục đích lớn nhất là thay thế và từ bỏ ma tuý, trở thành người có ích cho xã hội.
Tiếp cận chưong trình điều trị Methadone
Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đã cai nghiện nhiều lần và không thành công Họ đã tìm hiểu về chương trình điều trị qua “vô tuyến VTV2”, “một số người đang sử dụng”, “biết được ở trên mạng”, “cô làm bên hội phụ nữ ở làng”, “anh em đi tìm hiểu” Tại một số xã chương trình truyền thông về điều trị Methadone đã được phát trên loa phát thanh của xã
“họ thông tin lên cả đài của xã rồi, 5 giờ sáng là họ phát” Một số bệnh nhân trong những đợt đầu điều trị, họ đi uống thử vì họ chưa biết được hiệu quả điều trị
Thì bây giờ như chết đuối vớ phải cọc ý, gặp cái người bệnh thì vái tứ phương, gặp cái uống thuốc cũng phải thử chứ xem như thế nào Ví dụ cai mấy lần cai lên cai xuống không được, gặp cái chương trình này trirớc mắt là cũng vào uống xem nó tiến triến gì không, nhưng mà bỏ được (Bệnh nhân, nam, 30 tuổi)
Hầu hết bệnh nhân sau đã biết hiệu quả của điều trị Methadone qua các bạn bè đang uống thuốc tại Cơ sở, do đó họ đã nộp đơn tham gia điều trị.
Em cũng đi hỏi mấy anh em uống thuốc gì, thì mấy anh em bảo uống thuôc này đạt hiệu quả và cũng không thèm nhớ thuốc phiện kia nữa Em cũng xin uống, về sau uống xong em cũng thấy đạt hiệu quả (Bệnh nhân, nam 37 tuổi)
Quá trình xét chọn bệnh nhân tại xã
Trước khi tham gia chương trình phải viết đơn gửi lên y tế xã Y tể xã tiếp tục đi làm hồ sơ cho bệnh nhân Tại một số xã được sự quan tâm của ban ngành trong ban xét duyệt, thủ tục trước khi xét chọn được giao cho Phó chủ tịch xã trực tiếp đi làm, bệnh nhân cho ràng các thủ tục trình lên ban xét duyệt được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện cho bệnh nhân.
Sử dụng dịch vụ điều trị Methadone
3.3.1 Quá trình uống thuốc của bệnh nhân
Bệnh nhân hàng ngày đến Cơ sở để uống thuốc, mỗi bệnh nhân có một phiếu phát thuốc từ bác sỹ gửi sang phòng hành chính Trước khi uống thuốc bệnh nhân “xếp thẻ uổng thuốc" ở phòng hành chính, khi đến lượt họ uống thuốc cán bộ hành chính quan sát người uống thuốc để so sánh với thẻ uống thuốc và kiểm tra Sau đó phiếu
67 phát thuốc sẽ được chuyển sang phòng cấp phát thuốc Một số bệnh nhân có lịch khám lại, hoặc tư vấn Họ xếp thẻ uống thuốc tại phòng hành chính Bệnh nhân có lịch bác sỹ khám lại Họ được bác sỹ khám xong, chuyển phiếu phát thuốc sang phòng cấp phát thuốc, do một số bệnh nhân có thể tăng hoặc giảm lieu Methadone Bệnh nhân có lịch tư vấn họ có thể sang phòng tư vấn để tư vấn rồi uống thuốc hoặc uống thuốc xong rồi đi tư vấn. Đổi với bệnh nhân khám lại thì vẫn xếp thẻ bên phòng hành chính, rồi bác sỹ khám lại xong chuyến phiếu sang phòng dược Đoi với bệnh nhân có lịch tư vấn thì mình sẽ chuyến bệnh nhân sang tư van, tư vấn xong uổng thuôc hoặc bệnh nhãn uống thuốc xong rồi vào tư vấn (Cán bộ hành chính, nữ, 26 tuổi)
Phiếu cấp thuốc cho bệnh nhân chuyển từ phòng hành chính sang phòng cấp phát thuốc Tại phòng cấp phát thuốc có hai dược sỹ cấp phát thuốc cho bệnh nhân Dược sỹ nói rằng bệnh nhân trước khi uống thuốc “trình thẻ”, “đoi chiếu thẻ với phiếu phơi vàng” Sau đó, viết liều thuốc của bệnh nhân từ phiếu phát thuốc lên phiếu phơi vàng, bệnh nhân sẽ ký vào phiếu và 2 dược sỹ ký vào phiếu, sau đó phát thuốc cho bệnh nhân Bệnh nhân uống thuốc phải uống thuốc trước mặt dược sỹ, sau khi uống thuốc xong bệnh nhân “phải chào dược sỹ”, nếu bệnh nhân quên không chào dược sỹ sẽ hỏi bệnh nhân để họ trả lời, đảm bảo bệnh nhân đã uống thuốc.
Em nhận phiếu từ nhân viên hành chính, sau đó bệnh nhân sẽ trình thẻ ra, sau đó đoi chiểu thẻ với phiếu phơi vàng (phiếu theo dõi bệnh nhân uống thuốc) của bệnh nhân, sẽ lấy phiếu phát thuổc từ bên hành chính so với cái liều của bệnh nhân và viết vào phiếu vàng sau đó cho bệnh nhân ký, ký xong thì hai nhân viên (dược sỹ) cùng ký vào cái giấy phơi vàng đó của bệnh nhân, ký xong rồi mới phát thuốc Sau khi uống thuốc bệnh nhân chào hỏi dược sỹ cấp phát thuốc, cũng có thế không chào thì mình có thể hỏi một câu hỏi nào đó rất bâng quơ để mình có thế phát hiện bệnh nhân đã uống thuốc hay chưa (Dược sỹ, nữ, 24 tuổi)
3.3.2 Một số khó khăn trong điều trị.
Một tư vấn viên phản ánh “Cớ bệnh nhân người ta nói là tôi không thích tư van" Do, bệnh nhân muốn ép tư vấn viên gọi điện về gia đình để xin tiền phục vụ mục đích riêng của họ.
Tư vấn viên không đáp ứng yêu cầu, bệnh nhân này thiếu họp tác ới tư vấn viên.
Có bệnh nhân người ta nói là tôi không thích tư vấn, tir vấn như các chị chỉ sáo rỗng thôi, các chị chỉ lý thuyết thôi, tức là ở đây đã có bệnh nhân đến đây điểu trị, người ta vào điều trị nhưng người ta cứ ép mình là gọi điện cho gia đình người ta để xin tiền, để người ta mua xe để người ta đi uống thuốc, rồi xin tiền để người ta mở cửa hàng để người ta bán hàng, thì thực sự là khó khăn bởi vì mình không thể nào mà làm cái việc ấy được (Tư vấn viên, nữ, 40 tuổi)
Một số bệnh nhân chưa đạt được sự tin tưởng vào tư vấn viên Do đó, họ chưa cung cấp đầy đủ các thông tin cho tư vấn viên để hỗ trợ họ Họ cho rằng tư vấn viên không thể hỗ trợ họ.
Khó khăn khi bệnh nhân chưa thực sự san sàng chia sẻ, có những bệnh nhân họ rất tin tưởng vào tư vấn, có những bệnh nhân họ vẫn chưa đạt được sự tin tưởng vào tư vấn, nếu họ chưa tin tưởng thì các thông tin họ cung cấp chưa đầy đủ cho tư vấn để hỗ trợ họ (Tư vấn viên, nữ, 28 tuổi)
Khó khăn khi làm xét nghiệm
Một số bệnh nhân trong thời gian điều trị có sử dụng ma tuý, họ sợ bác sỹ phát hiện, do đó họ đi lấy mẫu nước tiểu khác vào làm xét nghiệm Bác sỹ phản ánh‘Wgwờz' ta lấy nước tiểu của họ nhưng họ chấp hành nó không nghiêm’’ Một số bệnh nhân này
69 bác sỹ phải mời bảo vệ vào kiểm tra, vì xét nghiệm viên là nữ trẻ đôi khi cảm thấy ngại khi kiểm tra bệnh nhân lấy mẫu nước tiếu.
Những bệnh nhân khi phải lấy nước tiểu xét nghiệm, có người sử dụng ma tuý, họ thường đi loanh quanh, trong túi quần họ thường có lọ thuốc nhỏ mắt, họ sẽ đi lấy nước tiểu của người khác ở hố dải vào đê làm xét nghiệm (Bác sỹ, nam, 52 tuổi)
Khó khăn từ bệnh nhân
Bệnh nhân tham gia điều trị đợt đầu tiên, họ không muốn tiếp tục điều trị, họ cho rằng thuốc Methadone tác dụng cũng như Heroin và họ rời khỏi chương trình sau một ngày điều trị. Bệnh nhân nói rằng “Anh ấy bảo thuốc này cũng như là thuốc phiện nên anh không thích uông”.
Có một anh ở gần nhà em, lên đây tư vấn thì anh ấy bảo thuốc này cũng như là thuốc phiện nên anh không thích uống Anh ấy uổng được hôm đầu tiên, hôm thứ hai anh ấy bỏ anh không uống nữa Anh ấy mất mirời triệu đi vào Hòa Bình cai, cai 10 hôm nhimg về vẫn lại nghiện, không bỏ được, văn chơi, nhà anh ấy thì giàu có, giàu nhưng mà không biết đủ được bao nhiêu năm theo ma tuý, nhà thì đất nhiều bán đì đế chơi (Bệnh nhân, nam, 27 tuổi)
Phụ thuộc vào cơ sở
Thời gian bán huỷ của thuốc Methadone là 24 giờ, do đó bệnh nhân hàng ngày phải đến cơ sở để uống thuốc, họ không thể đi đâu xa, đây là trở ngại đối với họ Họ nói “Không được đi đâu cả, phải ở nhà để đi uổng thuốc ”, “ngày nào cũng phải đến đây là họ chói mình còn gì nữa”.
Thường là đi uống thuốc này khi mà tham gia vào chirơng trình này thì hầu như là không đi đtrợc đâu cả, vì bỏ thuốc người ta sợ cơ thể nó đòi hỏi nên không muốn đi.
Gặp các tác dụng phụ
BÀN LUẬN
1 Mô tả hoạt động tại Cơ sở
Các phòng chuyên môn của cơ sở điều trị Methadone ở Từ Liêm gồm có hành chính, 2 phòng tư vấn, 1 phòng khám, 1 phòng cấp phát thuốc, 1 kho bảo quản thuốc, 1 phòng xét nghiệm Các phòng chuyên môn tại Cơ sở đầy đủ theo quyết định phê duyệt triển khai thí điểm điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone Thành phố Hà Nội [21].
Bố trí các phòng chuyên môn đảm bảo một chiều thuận tiện cho bệnh nhân đến khám bệnh và điều trị Bố trí một chiều là từ khi bện nhân đi vào từ phòng hành chính đến khi bệnh nhân đi ra đã qua các phòng tư vấn, phòng khám bệnh, phòng cấp phát thuốc Việc bố trí tại cơ sở điều trị là rất quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân đến khám bệnh và điều trị.
Hiện tại Cơ sở điều trị Mehadone đặt trên tầng 3 của Trung tâm y tế không ảnh hưởng đến bệnh nhân đến khám bệnh và điều trị tại Cơ sở Do bệnh nhân cho rằng họ chỉ đến uống thuốc xong rồi về luôn.
Vật tư, trang thiết bị của các phòng chuyên môn tương đối đầy đủ để một Cơ sở điều trị Methadone hoạt động theo quyết định phê duyệt triển khai thí điểm điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone Thành phố Hà Nội [21] Trong quyết định các phòng chuyên môn có điều hoà Tuy nhiên, điều hoà không nên sử dụng tại các phòng chuyên môn, do một số bệnh nhân nghiện ma tuý nhiễm lao có nguy cơ lây truyền cho cán bộ y tế và các bệnh nhân khác. Đe cơ sở hoạt động tốt hơn cần bổ sung một số trang thiết bị cho phòng chuyên môn Đối với phòng khám và phòng tư vấn cần bổ sung máy vi tính để quản lý hồ sơ bệnh án bệnh nhân và biểu mẫu tư vấn đảm bảo thuận tiện trong quá trình điều trị của cán bộ y tế Ngoài ra, phòng tư vấn cần bổ sung máy chiếu để đưa thêm hình ảnh minh hoạ, một số tranh ảnh thực tế để đưa thêm thông tin về chương trình điều trị để bệnh nhân và người hỗ trợ dễ hiểu khi tham gia buổi giáo dục nhóm Cuốn số tay thông tin về điều trị để cấp phát cho bệnh nhân để bệnh nhân và người nhà tìm hiểu trong thời gian điều trị Các tờ rơi cần in ấn phát hành để quảng bá thêm về chương trình giúp người nghiện ma tuý hiểu biết thêm về điều trị Methadone Bơm kim tiêm và bao cao su cần bổ sung để cấp phát cho bệnh nhân sử dụng trong thời gian điều trị vì một số bệnh nhân vẫn sử dụng các CDTP trong thời kỳ đầu điều trị, một số bệnh nhân nhiễm HIV.
Hiện tại hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được lu]u giữ tại phòng khám Ngoài bểu mẫu tư vấn, các tư vấn viên còn có các sổ do tư vấn viên tự nghĩ ra Việc thiếu máy tính để quản lý hồ sơ chung, các tư vấn viên phải ghi vào sổ riêng có thế ảnh hưởng đến quá trình tư vấn cho bệnh nhân, vì một tư vấn viên đi vắng tư vấn viên ở nhà khó tiếp cận được các thông tin từ bệnh nhân để tiếp tục theo dõi, hoặc mỗi tư vấn viên có cách ghi chép khác nhau có thể ảnh hưởng đến quá trình tư vấn tiếp theo của các tư vấn viên ở nhà Nếu có máy vi tính sẽ giúp tư vấn viên cập nhập các thông tin của bệnh nhân, thuận lợi cho tất cả cán bộ y tế.
Nhân lực tại Cơ sở điều trị Methadone huyện Từ Liêm đầy đủ theo quyết định phê duyệt triển khai thí điểm điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone Thành phố Hà Nội
[21] Đảm bảo để Cơ sở hoạt động khám bệnh, tư vấn và cấp phát thuốc cho bệnh nhân hàng ngày.
Tất cả cán bộ y tế của Cơ sở đã qua các đợt tập huấn cơ bản về điều trị Methadone Bác sỹ và 2 tư vấn viên đã qua khoá tập huấn nâng cao để có kiến thức cơ bản về điều trị Methadone Các cán bộ y tế được đào tạo đúng như quyết định phê duyệt triển khai thí điểm điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone Thành phố Hà Nội [21] Ngoài ra, các cán bộ y tế đã được đi tập huấn tại Hải Phòng Tuy nhiên, trong thời gian này hầu hết bệnh nhân đã uống thuốc sang giai đoạn duy trì liều nên bác sỹ và tư vấn viên không được tập huấn các kỹ năng thực tế trước khi tiến hành điều trị. Để điều trị cho bệnh nhân được tốt hơn các cán bộ y tế cần tập huấn chuyên sâu một số kiến thức và kỹ năng Với bác sỹ cần tập huấn chuyên sâu về kỹ năng điều trị Methadone cho bệnh nhân đang điều trị ARV hoặc đang điều trị lao Do các bệnh nhân này đang sử dụng thuốc có tương tác với Methadone làm giảm hàm lượng Methadone trong máu Với tư vấn viên chưa được tập huấn chuyên sâu cần bổ sung kỹ năng tư vấn chuyên sâu Ngoài ra, tư vấn viên cần tập huấn chuyên sâu về tư vấn tâm lý cho bệnh vì tâm lý của bệnh nhân ảnh hưởng đến quá trình điều trị Khi bệnh nhân thay đổi tâm lý, bệnh nhân có thể sử dụng lại các CDTP Tập huấn tư vấn từng nhóm bệnh nhân và gia đình để các bệnh nhân và gia đình tự trao đổi và giúp đờ nhau trong quá trình điều trị Kết quả nghiên cứu tương tự như kết quả nghiên cứu của Pelet.Anne tại Thuỵ sỹ cho thấy những cải tiến cần thiết của các bác sỹ điều trị Methadone là có các khoá tập huấn chuyên sâu, các kỹ năng tư vấn cho bệnh nhân và thảo luận nhóm trên các trường hợp thực tế [31].
Thái độ của nhân viên y tế ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân điều trị Kết quả báo cáo này cho thấy các cán bộ y tế của cơ sở luôn tận tình chăm sóc bệnh nhân Kết quả nghiên cứu tương tự với nghiên cứu của Andrews Siara tại San Fransico năm 2005 cho thấy thái độ của nhân viên y tế có liên quan mạnh đến thành công của khách hàng điều trị các CDTP [25].
Hiện tại bệnh nhân được điều trị Methadone miễn phí, từ nguồn kinh phí của dự án tài trợ. Neu hết kinh phí điều trị này hầu hết bệnh nhân sẵn sàng đóng tiền để tiếp tục duy trì điều trị Vì, thuốc Methadone giúp họ không sử dụng các CDTP, cải thiện sức khoẻ của họ Ket quả nghiên cứu khác với kết quả của Peterson Jame tại Baltimore cho thấy những người không có bảo hiểm hoặc tiền để trả khoảng 5 đô la một tuần sẽ không thể tham gia điều trị [32].
Phụ cấp hàng tháng cho cán bộ y tế trừ bảo hiểm còn hơn 2 triệu đồng Ngoài ra, không có phụ cấp cho các ngày lễ tết Các nguồn phụ cấp hàng tháng cho cán bộ y tế hiện nay thấp,chưa đảm bảo để nhân viên y tế ổn định cuộc sống Do đó, có nhiều ý kiến cuả cán bộ y tế mong muốn tăng lương để đảm bảo cuộc sống.
Heroin nhưng vẫn dấu mọi người, nếu nộp đơn tham gia điều trị là thông báo họ đang nghiện ma tuý Sự mặc cảm còn thể hiện về giới tính do nam nghiện nhiều hơn nữ, do đó những người nữ nghiện ma tuý chưa muốn tham gia điều trị Một số người nghiện sợ nghiện Methadone, họ cho rằng thay vì lệ thuộc vào ma tuý, bây giờ lại lệ thuộc vào Methadone. Một số người chưa tin tưởng vào điều trị do họ đã cai nghiện nhiều lần nhưng vẫn tái nghiện, do đó họ đợi những người điều trị sau khi cai Methadone, tỷ lệ tái nghiện là bao nhiêu phần trăm nếu thấy hiệu quả người nghiện các CDTP sẽ nợp đơn tham gia điều trị. Một số người sợ ảnh hưởng đến công việc, học tập, nếu họ nộp đợn tham gia điều trị họ sợ mất việc làm hoặc đuối học Một số người sợ bị bắt đi cai nghiện bắt buộc, vì họ chưa có hồ sơ cai nghiện, nếu nộp đơn ra xã, xã không xét duyệt có thể đưa đi cai nghiện bắt buộc Kết quả của nghiên cứu tương tự như kết quả của Peterson Jame tại Baltimore cho thấy nhiều người nghiện ma tuý muốn tham gia điều trị nhưng có nhiều rào cản đối với họ Để được tham gia chương trình từ sổ ghi danh, người tham gia phải gọi điện thoại thường xuyên Do đó, là rào cản với bệnh nhân không muốn tiếp cận cơ sở qua điện thoại Có người không muốn tham gia chương trình vì hàng ngày phải đến cơ sở uống thuốc và đó là trở ngại đối với họ [32]
Một số gia đình thiếu kiến thức về Methadone do đó họ nghĩ rằng uống Methadone ảnh hưởng đến thần khi của con em họ Do đó, những gia đình này chưa sẵn sàng đưa người thân tham gia điều trị Ket quả nghiên cứu của Shwarts Robert p năm 2008, những bệnh nhân không đồng tình với chương trình họ cho rằng Methadone ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ [35] Điều này cũng cho thấy việc phát hành các tờ rơi để quảng bá thêm về chương trình là hết sức cần thiết.
Tại một số xã sự thiếu quan tâm của các ban ngành trong ban xét duyệt xã, do đó có ít bệnh nhân được phê duyệt tại các xã trước khi gừi hồ sơ lên ban xét huyện huyện, do đó tại các xã này có rất ít bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở Để tiếp cận được chương trình, người nghiện ma tuý phải qua nhiều ban ngành, dẫn đến thời gian họ phải chờ đợi lâu Do đó, các bệnh nhân cảm thấy chán nản.
3 Sử dụng dịch vụ điều trị Methadone
Bệnh nhân hàng ngày phải đến cơ sở uống thuốc là khó khăn đối với họ Hầu hết bệnh nhân không muốn đi đâu xa, do sợ không uống thuốc cảm giác thèm nhớ lại tăng lên và họ lại phải tìm các CDTP để sử dụng Kết quả nghiên cứu của Shwartz Robert p tại Maryland, Baltimore năm 2008 cho thấy những không đồng tình với chương trình họ không muốn phụ thuộc vào chương trình [35].
Tất cả bệnh nhân đang điều trị tại Cơ sở điều trị Methadone huyện Từ Liêm đều bị tác dụng phụ ngủ nhiều trong thời gian đầu điều trị, tác dụng phụ này giảm dần sau thời gian điều trị tuỳ từng bệnh nhân Táo bón là tác dụng phụ chủ yếu trong thời gian điều trị, tất cả bệnh nhân đều được cán bộ y tế hướng dẫn chế độ ăn để giảm nguy cơ bị táo bón Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp một số tác dụng phụ khác như và mồ hôi, giảm quan hệ tình dục, khô miệng. Kết quả tương tự như nghiên cứu tại Hải Phòng và Thành Phố Hồ Chí Minh của Hoàng Đình cảnh, tỷ lệ bệnh nhân bị táo bón là 61% [6] Tác dụng phụ của Methadone cũng có ảnh hưởng đến tâm lý một số bệnh nhân đang điều trị, do đó những bệnh nhân này nghi ngại về thuốc Methadone có ảnh hươgnr đến sức khoẻ của họ Kết quả nghiên cứu tương tự như kết quả của Shwart Robertp p tại Baltimore cho thấy người không đồng tình với điều trị Methadone cho rằng thuốc Methadone là “ảnh hưởng đến xương và răng của họ”, “phụ nữ tăng cân”, “ảnh hưởng đến quan hệ tình dục” [35].