1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở tân triều, huyện thanh trì, hà nội năm 2010

125 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiến Thức, Thái Độ Về Sức Khỏe Sinh Sản Vị Thành Niên Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Của Học Sinh Trường Trung Học Cơ Sở Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Hà Nội Năm 2010
Người hướng dẫn TS. Dương Quốc Trọng
Trường học Trường Đại Học Y Tế Công Cộng
Chuyên ngành Y Tế Công Cộng
Thể loại luận văn thạc sỹ
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 595,02 KB

Cấu trúc

  • 1. Một số khái niệm liên quan (18)
    • 1.1. Giới (18)
    • 1.2. Giới tính (18)
    • 1.3. Tuổi vị thành niên (20)
    • 1.4. Dậy thì (20)
    • 1.5. Sức khoẻ sinh sản (20)
    • 1.6. Sức khoẻ sinh sản vị thành niên (21)
    • 1.7. Giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên (21)
    • 1.8. Tình dục (21)
    • 1.9. Sức khoẻ tình dục (22)
    • 1.10. Biện pháp tránh thai (23)
    • 1.11. Bệnh lây truyền qua đường tình dục (23)
  • 2. Tổng quan nghiên cứu về Sức khoẻ sinh sản vị thành niên (23)
    • 2.1. Trên thế giới (23)
    • 2.2. Tại Việt Nam (27)
    • 2.3. Tại Hà Nội (30)
  • 3. Một số văn bản chính sách liên quan đến sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ tình dục vị thành niên (31)
  • Chương II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (0)
    • 1. Đối tượng nghiên cứu (34)
    • 2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu (0)
    • 3. Thiết kế nghiên cứu (34)
    • 4. Phương pháp thu thập số liệu (34)
      • 4.1. Số liệu sẵn có (34)
      • 4.2. Phát vấn học sinh (34)
    • 5. Chọn mẫu (34)
      • 5.1. Cỡ mẫu (34)
    • 6. Phân tích số liệu (35)
    • 7. Tiêu chuẩn đánh giá (36)
      • 7.1. Phần kiến thức (36)
      • 7.2. Phần thái độ (36)
    • 8. Đạo đức nghiên cứu (36)
    • 9. Hạn chế nghiên cứu (37)
    • 10. Sai số (0)
    • 11. Biện pháp khắc phục sai số (37)
  • Chương III. KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU (0)
    • 1. Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (0)
    • 2. Kiến thức về sức khoẻ sinh sản (40)
      • 2.1. Kiến thức về dậy thì và các biện pháp tránh thai (40)
      • 2.2. Kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục (46)
    • 3. Thái độ về sức khoẻ sinh sản (53)
      • 3.1. Thái độ về dậy thì và các biện pháp tránh thai (53)
      • 3.2. Thái độ về bệnh lây truyền qua đương tình dục và tình dục an toàn (56)
    • 4. Một số yếu tố gia đình và xã hội (61)
    • 5. Một số yếu tố liên quan (68)
  • Chương IV: BÀN LUẬN (73)
    • 1.1.1. Một số thông tin chung (0)
    • 1.2. Kiến thức của học sinh về sức khoẻ sinh sản (0)
    • 1.3. Thái độ về sức khoẻ sinh sản (0)
    • 1.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ về sứckhoẻ sinh sản của học (0)
      • 1.4.1. Một số yếu tố liên quan đen kiến thức về sức khoẻ sinh sản của học sinh (0)
      • 1.4.2. Một sổ yếu tố liên quan đến thái độ về sức khoẻ sinh sản của học sinh (0)
  • Chương V. KÉT LUẬN (87)
    • 5.1. Kiến thức của học sinh về sức khoẻ sinh sản (87)
    • 5.2. Thái độ của học sinh về sức khoẻ sinh sản (87)
    • 5.3. Một số yếu tố liên quan (88)
  • Chương VI. KHUYÊN NGHỊ (0)
    • 6.1. Đối với gia đình (0)
    • 6.2. Đối với nhà trường (89)
    • 6.3. Đối với xã hội (0)
    • 6.4. Đối với học sinh (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................77 (91)
  • PHỤ LỤC............................................................................................................................81 (0)

Nội dung

Một số khái niệm liên quan

Giới

Thuật ngữ “Giới” hiện có nhiều khái niệm khác nhau:

Theo Luật Bình đẳng giới năm 2006: “Giới chỉ đặc điểm, vai trò, vị trí của nam và nữ trong tất các các mối quan hệ xã hội” [27]

Một định nghĩa khác cũng được sử dụng rộng rãi trong các chương trình quốc gia:

“Giới là một thuật ngữ nói đến vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ, bao gồm việc phân chia lao động, các kiếu phân chia nguồn lực và lợi ích” [33]

Hiểu biết về các vấn đề SK của phụ nữ không thể tách rời được với nhận biết về giới và vai trò của giới trong việc duy trì SK và phòng bệnh Giới là một thuật ngữ dùng để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và những kỳ vọng liên quan đến nam và nữ [34].

Khác với giới tính là các đặc điểm sinh ra đã có, các đặc điểm giới của nam và nữ được hình thành trong quá trình lớn lên của mỗi cá nhân với các môi trường văn hoá, xã hội(gia đình, nhà trường, nơi làm việc, phương tiện thông tin đại chúng ) Giới là sự mong muốn, quy định của xã hội về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của nam và nữ Trong khi các đặc điểm giới tính rất ít thay đối thì các đặc điểm về giới lại rất đa dạng tuỳ thuộc vào điều kiện địa lý, thể chế xã hội, lịch sử [33]

Giới tính

Có nhiều khái niệm về “giới tính”, cụ thể như sau:

Theo Luật Bình đẳng giới năm 2006: “Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ” [27].

Giới tính là những đặc điểm về mặt di truyền/sinh lý hoặc sinh học của con người quy định xem người đó là nữ hay nam [34],

Giới tính chỉ sự khác nhau về mặt sinh học giữa nam và nữ từ khi sinh ra đã có [31],

Những đặc điểm giới tính mang tính bẩm sinh vì nó được hình thành từ trong bào thai Mỗi cá nhân khi sinh ra đã mang các đặc điểm giới tính đặc trưng mà không phụ thuộc vào mong muốn của cá nhân ấy Các đặc điểm này của người cùng giới tính về cơ bản là giống nhau, không hoặc rất ít thay đổi theo điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, thể chế hay lịch sử Ngày nay, với tiến bộ của khoa học kỳ thuật người ta đã có thể phẫu thuật chuyển đổi giới tính Tuy nhiên các phẫu thuật này chỉ mang tính hình thể còn không thay đổi được các chức năng sinh học [33]

Tuổi vị thành niên

Khái niệm này vẫn chưa thống nhất ở nhiều quốc gia và khu vực:

Theo Tổ chức y tế thế giới vị thành niên là những người trong độ tuổi từ 10- 19 và chia làm 3 nhóm: VTN nhỏ (10-13), VTN vừa (14-16), VTN lớn (17-19). Ở Việt Nam, vị thành niên là người trong độ tuổi 10- 19, thanh niên trẻ là người trong độ tuổi 15- 24 Khái niệm VTN và TN dùng để chỉ người trong độ tuổi 10- 24 và VTN, TN được chia ra 3 giai đoạn: Giai đoạn VTN sớm (10- 13 tuổi), giai đoạn VTN giữa (14- 19 tuổi) và TN trẻ (20- 24 tuổi) [8]

Tuy nhiên, hai cuộc điều tra quốc gia về VTN/TN Việt nam SAVY 1 và SAVY 2 đều chọn ĐTNC từ 14- 25 tuổi cho khái niệm VTN/TN hay thanh thiếu niên [10], [11].

Dậy thì

Một thời điểm quan trọng đánh dấu sự phát triển về thể chất và trưởng thành của VTN, đó là thời điểm dậy thì Những thay đổi về cơ thể thường kéo theo những thay đổi về tâm lý và tình cảm, đây thực sự là một thử thách không chỉ cho bản thân VTN mà còn cho cả cha mẹ Dấu hiệu quan trọng nhất đối với người thiếu nữ là xuất hiện kinh nguyệt lần đầu, đối với nam là hiện tượng xuất tinh hoặc mộng tinh lần đầu tiên [10].

Sức khoẻ sinh sản

SKSS là sự thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hoặc tàn phế của hệ thống sinh sản, chức năng và quá trình sinh sản(Hội nghị Cairo 1994)

Sau hội nghị Cairo, SKSS bao gồm 6 nội dung chính có liên quan mật thiết với nhau, đó là: SKSS, KHHGĐ, SK phụ nữ và LMAT, vô sinh, bệnh nhiễm khuẩn vàBLTQĐTD, TD Nhưng mỗi khu vực, mỗi quốc gia lại có những vấn đề ưu tiên của riêng mình, nên các tổ chức tham gia vào việc thực hiện chương trình SKSS đã cụ thể hóa 10 nội dung như sau: (1) LMAT (2) KHHGĐ (3) NPT (giảm nạo phá thai ngoài ý muốn) (4)Bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản (5) Các BLTQĐTD (6) Giáo dục TD (7) Phát hiện sớm ung thư vú và đường SD (8) Vô sinh (giúp đỡ các cặp vô sinh, cá nhân vô sinh) (9) SKVTN (10) Giáo dục truyền thông vì SKSS, KHHGĐ.

Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

Là những nội dung về SKSS liên quan, tương ứng với lứa tuổi VTN, đó là tình trạng khỏe mạnh của VTN về thể chất, tinh thần và xã hội trong mọi vấn đề liên quan đến hệ thống sinh sản, chức năng và quá trình hoạt động của nó [13].

Một khái niệm khác: “SKSS VTN là một trạng thái hoàn toàn khoẻ mạnh và phát triển lành mạnh của bản thân mỗi VTN về thể chất, tinh thần và xã hội Đó là sự phát triển toàn diện và hoàn thiện hệ thống cơ quan sinh sản, sự phát triển năng lực TD, sự phát triển một cách hài hoà về mặt nhân các và tâm lý của dậy thì, tình bạn, tình yêu và TD” [23].

Giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên

Là giáo dục VTN về TD và SKSS cùng với những khía cạnh khác nhau của vấn đề này (như thể chất, tình cảm, quan hệ xã hội v.v ) Nó giúp nâng cao kiến thức và sự hiểu biết của VTN về các mặt khác nhau của quá trình sinh sản ở loài người và những ảnh hưởng của quá trình này Hình thức giáo dục này càng sớm càng tốt [5].

Tình dục

Tình dục không chỉ là quan hệ xác thịt như những cư dân cổ xưa ở thời kỳ Đồ đá,

TD ngụ ý tình yêu và ân ái; đó là nền tảng của hôn nhân và gia đình; nó lan toả sang các lĩnh vực nghệ thuật, lịch sử và văn hoá [35].

Tinh dục là nhu cầu sinh lý và tình cảm tự nhiên của con người TD có thế là các cử chỉ hành động đem lại cho nhau khoái cảm như âu yếm, hôn, vuốt ve và kích thích để đạt được khoái cảm Giao họp chỉ là một hình thức để thể hiện TD [39].

Tmh dục bao hàm những ý nghĩa cá nhân và xã hội cũng như là hành vi tình dục và sinh học Một cách nhìn toàn diện về tình dục bao gồm các vai trò xã hội, đặc điểm cá nhân, giới và nhân dạng tình dục, sinh học, hành vi tình dục, các mối quan hệ, suy nghĩ và cảm xúc Việc thể hiện tình dục bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm những lo ngại mang tính xã hội, đạo đức, kinh tế, tinh thần, văn hoá và phẩm hạnh [15]

Tìnhh dục bao gồm các kiến thức, niềm tin, thái độ, các giá trị và hành vi tình dục của các cá nhân và là một phần không thể thiếu trong các đặc tính cá nhân của mỗi người. Tinh dục phát triển thông qua sự tương tác giữa cá nhân và các cấu trúc xã hội, bị ảnh hưởng bởi những yếu tố đạo đức, tinh thần, văn hoá và luân lý học Những khía cạnh đa dạng của tình dục bao gồm giải phau, sinh lý học và sinh hoá học của hệ thống đáp ứng tình dục; nhân dạng, khuynh hướng, các vai trò và tính cách; suy nghĩ, tình cảm và các mối quan hệ Tinh dục bắt đầu từ trước khi chúng ta được sinh ra và kéo dài suốt cả cuộc đời Sự phát triển đầu dủ của tình dục là rất thiết yếu cho một trạng thái toàn vẹn của cá nhân, giữa các cá nhân vói nhau và xã hội [14].

Sức khoẻ tình dục

Có rất nhiều khái niệm về sức khoẻ tình dục:

Theo Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa: Sức khoẻ tình dục như là “Sự hoà họp thành một hệ thống nhất từ nhiều mặt của cơ thể cảm xúc, trí thức và xã hội của cuộc sống TD theo chiều hướng tích cực và làm tót thêm, nhằm nâng cao nhân cách, giao tiếp và tình yêu. Mỗi người có quyền tiếp nhận thông tin TD và mối quan tâm đến QHTD khoái cảm cũng như sự sinh sản”

Sức khoẻ tình dục là “Tình trạng khoẻ mạnh của cơ thể, cảm xúc, tinh thần và các quan hệ xã hội với hoạt động tình dục, nó không chỉ đơn thuần là không bệnh tật, sự khác thường của một cơ quan trong cơ thể hoặc ốm yếu Sức khoẻ tình dục yêu cầu một tiếp cận tích cực và tôn trọng với hoạt động tình dục và quan hệ tình dục cũng như khả năng có thể có mang lại niềm vui thích và các kinh nghiệm tình dục an toàn, không ép buộc, không phân biệt đối xử và bạo hành” (Hội nghị Cairo 1994).

Sức khoẻ tình dục là khả năng thể hiện tình dục của một người mà không có nguy cơ bị nhiễm các BLTQĐTD, có thai ngoài ý muốn, cưỡng bức, bạo lực và phân biệt đối xử Nó có nghĩa là khả năng có một cuộc sống tình dục an toàn, thoả mãn và có đầy đủ thông tin,dựa trên cách tiếp cận tích cực với tình dục và sự tôn trọng lẫn nhau trong QHTD Sức khoẻ tình dục nâng cao tính tự trọng và khả năng tự quyết của cá nhân và cải thiện khả năng trao đổi thông tin và mối quan hệ với những người khác [14],

Biện pháp tránh thai

Biện pháp tránh thai là các biện pháp can thiệp tác động lên cá nhân nhằm ngăn cản việc thụ thai ở người phụ nữ Các BPTT thường ápdụng là thuốc, hoá chất, thiết bị đưa vào cơ thể, các thủ thuật ngoại khoa cắt đứt đường đi, ngăn cản tinh trùng gặp trứng, hoặc các nổ lực của các cá nhân nhằm tránh thụ thai BPTT giúp cho cá nhân và các cặp vợ chồng thực hiện KHHGĐ [34].

Bệnh lây truyền qua đường tình dục

Bệnh lây truyền qua đường tình dục là những bệnh lây chủ yếu bằng cách tiếp xúc trực tiếp thân thể, đặc biệt là qua sinh hoạt TD Bệnh có thể lây truyền giữa nam với nam, nữ với nữ, nhưng chủ yếu thường gặp ở những người QHTD khác giới Vì vậy, nguyên tắc điều trị là phải điều trị cho cả hai người vợ và chồng hoặc bạn tình [7]

Bệnh lây truyền qua đường tình dục là các bệnh lây do QHTD (qua hậu môn, âm đạo hay miệng) với người nhiễm bệnh [39].

Tổng quan nghiên cứu về Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

Trên thế giới

Nghiên cứu về SKSS VTN thực sự được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm và phát triển trong những năm gần đây, đặc biệt là sau Hội nghị quốc tế về DS và phát triển tại Cairo, Ai Cập (1994); Hội nghị Bắc Kinh về Giới - Phụ nữ và Phát triển (1995); Hội nghị Quốc tế về DS và Phát triển tại The Hague, Hà Lan (1999)

Trong các nghiên cứu về SK VTN thì nghiên cứu về tuổi dậy thì của VTN là rất quan trọng vì dậy thì là giai đoạn phát triển đặc biệt trong độ tuổi VTN Không phải đến khi nam có xuất tinh hay nữ có kinh nguyệt lần đầu thì mới gọi là dậy thì, mà quá trình dậy thì gồm nhiều đặc điểm thay đổi về thể chất và tinh thần diễn ra tuần tự, kế tiếp nhau như đồng hồ sinh học, do tác động của hooc- môn tới sự phát triển cơ thể [43],

Một nghiên cứu ở Mỹ (1995) về dự báo rủi ro do các BLTQĐTD ở VTN, TN cho thấy: Kiểm soát đối với giới tính sinh học, tuổi tác, chủng tộc/sắc tộc, cơ cấu gia đình, và học vấn của các bà mẹ, VTN, TN, những người hiểu rằng cha mẹ mình hoàn toàn không thông qua việc QHTD ở tuổi VTN lại bị các BLTQĐTD sau 6 năm (tỷ lệ điều chỉnh, 0,89;

95 % khoảng tin cậy, 0,81-0,99) Những người có điểm trung bình cao hơn trong thời niên thiếu cũng ít có khả năng mắc các BLTQĐTD (tỷ lệ điều chỉnh, 0,84; 95% khoảng tin cậy, 0,71-0,99) Phân tầng phân tích khẳng định những phát hiện trên ở phụ nữ, chứ không phải ở nam VTN, TN Cảm nhận về mối liên hệ với gia đình hay trường học, tầm quan trọng của tôn giáo, học tập tại các trường dòng, và cam kết giữ gìn sự trinh trắng không dự báo được tình trạng BLTQĐTD 6 năm sau [41],

Nghiên cứu về sử dụng các BPTT và nguy cơ mang thai ngoài ý muốn của HS trung học Mỹ cho thấy từ năm 1991 - 2003, việc HS trung học Mỹ chủ động sử dụng các BPTT trong sinh hoạt TD tăng Việc nữ giới sử dụng BCS ở lần quan hệ trước tăng lên (từ 38% đến 58%) và giảm ở tỷ lệ sử dụng ở các lần sau (từ 19% đến 11%) và không dùng BPTT nào (18% đến 12%) Tỷ lệ sử dụng các biện pháp hoc- môn thay đổi rất ít, như sự giảm trong sử dụng thuốc viên (từ 25% đen 20%) đã được bù đắp bằng tỷ lệ sử dụng thuốc tiêm(5% năm 2003) Mô hình tương tự đã được tìm thấy ở nam giới Tỷ lệ phụ nữ mang thai ngoài ý muốn giảm 21% trong 12 năm Những cải tiến lớn nhất trong sử dụng các BPTT và nguy cơ mang thai ngoài ý muốn diễn ra ở HS lớp 9 và ở HS da trắng và da đen Năm 2003,46% tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn là kết quả từ việc không sử dụng bất kỳ phương pháp tránh thai nào và 54% là kết quả của việc các BPTT không có tác dụng [46].

Một tổng kết của viện Guttmacher, Mỹ đã đưa ra một số con số liên quan đến SKSS/

TD của VTN ở quốc gia phát triển như sau [44]:

QHTD: ít nhất là ba phần tư VTN/TN có quan hệ trước tuổi 20 ở quốc gia phát triển. Ở Mỹ, VTN hầu như có quan hệ trước tuổi 15 và có hơn 1 bạn tình trong vòng 1 năm;

Sử dụng BPTT: VTN Mỹ ít sử dụng các BPTT hơn nên tỉ lệ VTN mang thai, sinh con và phá thai cao hơn các quốc gia phát triển khác Những yếu tố khác biệt giữa các quốc gia trong việc sử dụng các BPTT bao gồm thái độ của xã hội về việc QHTD trong thanh thiếu niên, việc bị hạn chế trong tiếp cận và chi phí dịch vụ SKSS quá cao;

Mang thai VTN đã giảm tỉ lệ mang thai VTN so với 25 năm trước đây ở các quốc gia phát triển vì mức độ giáo dục, hướng nghiệp, giáo dục TD giúp VTN có kiến thức cao hơn về các BPTT và có sự hỗ trợ xã hội như các dịch vụ liên quan tới mang thai và dự phòng bệnh tật cho VTN Tỉ lệ mang thai tuổi VTN cũng khác nhau ở các quốc gia này: 12% (15-19 tuổi) ở Hà Lan và 10,2% ở Nga Nhật Bản và hầu hết các nước Tây Âu có tỉ lệ mang thai VTN thấp, dưới 40%o Ở úc, Canada, Niu Di- lân và một số nước Châu Âu có tỉ lệ mang thai trung bình vào khoảng 40- 69% ở VTN 15-19 tuổi Một số quốc gia có tỉ lệ VTN mang thai trên 70% như Bê- la-rut, Bun-ga-ri, Ru-ma-ni, Liên bang Nga và Mỹ.

Sinh con: trong sổ 46 quốc gia phát triển, tỉ lệ sinh con ở VTN thấp nhất ở Nhật (3,9%) và cao nhất ở Mỹ (54,4%) Tỉ lệ sinh con ở tuổi 15-17 cao nhất ở Mỹ (34%) và Gieorgia (35%), một số quốc gia có tỉ lệ thấp là Nhật Bản và Hà Lan là dưới 10%o;

Phá thai: Ở một số quốc gia như Cộng hoà Séc, Đan mạch, Anh và xứ Wales, PhầnLan, Na Yy, Slo-va-ni-a và Thuỵ điển, tỉ lệ phá thai là 10-20%o, tỉ lệ cao nhất ở Nga là56%O Một khi mang thai, các cô gái 15-17 hầu như chọn giải pháp phá thai hơn là tiếp tục mang thai và sinh con Tỉ lệ này cũng cao hơn ở lứa tuổi 18-19;

Mắc BLTQĐTD: tỉ lệ mắc của 3 bệnh lậu, giang mai và chlamydia nhìn chung là tăng trong thập kỉ qua ở các quốc gia phát triển, cả trong DS chung lẫn lứa tuổi VTN VTN

Mỹ có tỉ lệ mắc các BLTQĐTD cao hơn so với các quốc gia khác vì họ có nhiều bạn tình và sử dụng BCS cũng thấp hơn.

Tổng hợp của POLICY Project về SKSS VTN/TN ở khu vực ChâuÁ [45]:

Thiếu kiến thức về TD và SKSS: VTN có QHTD, ngay cả TD trong hôn nhân vẫn thiếu hụt kiến thức về vấn đề này,vì một số nước (như Phi-lip-pin, Cam- pu-chia, Băng-la- đét, Sri-lan-ca) quan niệm TD là một điều cấm kị và không được phép có QHTD trước hôn nhân nên các dịch vụ SKSS bao gồm cả các kênh thông tin đã loại nhóm VTN, TN chưa kết hôn ra khỏi đối tượng phục vụ của mình Chủ yếu họ nhận thông tin từ các kênh thông tin không chính thức từ bạn bè đồng trang lứa và truyền thông đại chúng với nội dung thiếu chính xác liên quan đến TD/SKSS

Tỷ lệ sử dụng BPTT thấp: Áp lực xã hội về trinh tiếp của người phụ nữ, những nữ VTN có hướng không thuyết phục bạn tình sử dụng BPTT vì muốn thể hiện sự “ngây thơ” và “trong trắng” của mình trong việc QHTD Đó là lý do tỷ lệ sử dụng BPTT rất thấp ở khá nhiều nước Châu Á.

Phá thai: Việc phá thai tuổi VTN trở nên khá phổ biến vì quan niệm mang thai ở phụ nữ chưa lập gia đình không được xã hội chấp nhận, đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á như Campuchia, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin và Việt Nam Tỷ lệ phá thai ở nữ VTN chưa kết hôn là 40% Phá thai đã gây ra nhiều hậu quả nặng nề lên SK , đặc biệt khi phá thai là bất hợp pháp ở một số nước nên họ đã phải chấp nhận các dịch vụ kém chất lượng.

BLTQĐTD và HIV/AISD: tỷ lệ mắc HIV và các BLTQĐTD đang gia tăng trongVTN/TN vì tỷ lệ QHTD trước hôn nhân ngày càng tăng 12-25% các trường hợp mắcBLTQĐTD ở khu vực Châu Á là VTN Việt Nam Ở Giooc-đan và Sri-lan- ca tỉ lệ mắc các bệnh này ở VTN/TN cũng gia tăng một cách nhanh chóng Nhìn chung TN không được giáo dục về BLTQĐTD và HIV/AISD Có lẽ vì chủ đề này bị kỳ thị ở một số nền văn hoá Hơn50% VTN/TN Băng-la-đét không biết về đường lây truyền của các BLTQĐTD, chỉ có 13 -14% biết về bệnh lậu và giang mai VTN/TN có kiến thức liên quan đến chiến lược dự phòngHIV/AISD bao gồm ABC (Abstinênc: kiêng cữ QHTD, Be-faithful:chung thuỷ trong QHTD, Condom: BCS) thấp hơn rất nhiều so với VTN/TN thế giới.

Tại Việt Nam

Kể từ năm 1994, sau Hội nghị Quốc tế về DS và Phát triển ở Cairo, Ai câp, vấn đề SKSS VTN ở Việt Nam mới được coi trọng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa các nội dung giáo dục DS vào chương trình giáo dục chính khoá thông qua phương thức tích hợp vào nội dung một số môn như: Sinh vật, Địa lí, Giáo dục công dân, Ngừ văn và hoạt động ngoài giờ liên lóp ở tất cả các cấp học Tuy nhiên, do những ràng buộc về thời gian, hình thức và nội dung, phương thức này cũng gặp phải những hạn chế nhất định Chỉ những chủ đề về giáo dục SKSS phù hợp với nội dung bài giảng mới được lựa chọn tích họp vào nội dung các bài học chính khoá [4]

Năm 1997- 1998, Ts Nguyễn Quốc Anh- Danielr Weitraud, Ths Nguyễn Mỹ Hương- Meredith Caplan đã tiến hành kháo sát, đánh giá về kiến thức, thái độ và thực hành của VTN, TN Hải phòng với các vấn đề liên quan đến SKSS cho thấy rất nhiều thanh thiếu niên bước vào cuộc sống TD với những kiến thức nghèo nàn hoặc hầu như không có về SKSS [1]

Một nghiên cứu dân tộc học và xã hội học về NPT trước hôn nhân ở bệnh viện Phụ sản Hà Nội (1998) cho thấy đối với hầu hết các cô gái, việc nạo thai là một sức ép rất lớn, cả về xã hội lẫn tình cảm và một kinh nghiệp mà họ không muốn lặp lại nếu họ có thể tránh được Hầu hết nam nữ TN đều biết đến các BPTT hiện đại nhưng còn thiếu cụ thể, tỉ mỉ và thiếu kiến thức thực tế liên quan tới việc nhận và sử dụng biện pháp tránh như thế nào [16]

Năm 1999, nghiên cứu của các tác giả Barbara s Mensch, Wesley H Clark và Đặng Nguyên Anh nhận định rằng hành vi QHTD của VTN Việt Nam chưa kết hôn cho đến thời điểm nghiên cứu chưa phải là vấn đề nghiêm trọng về SK và phúc lợi VTN như một số nghiên cứu trước đó đã đề cập [40]

Nghiên cứu của Phương thị Thu Hương (1999) về hiểu biết về SKSS của HS và sinh viên Hà Nội: Thực trạng và các giải pháp nâng cao cho thấy đa số các em có một thái độ nghiêm túc và đứng đắn về vấn đề TD, tránh thai và giải quyết hậu quả của có thai ngoài ý muốn và nhìn chung hiểu biết của các em về những vấn đề SKSS còn thấp [22]

Nghiên cứu của Nguyễn Thuý Quỳnh (2001) đề cập đến hành vi TD thiếu an toàn, khó kiểm soát và kiến thức phòng tránh thai còn nhiều bất cập của nam, nữ sinh viên chưa lập gia đình đã tìm ra có mối liên quan giữa: giới, năm hoc, nguồn gốc nơi ở, hiện sống cùng ai, thảo luận về TD và phòng tránh thai với QHTD trước hôn nhân một cách có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 [30]

Tác giả Khuất Thu Hồng (2003) đã đưa ra 5 rào cản đối với vấn đề SK VTN ở Việt Nam là: VTN thiếu kiến thức và kỹ năng; Họ ngại nói chuyện về chủ đề SKSS VTN; Giáo viên và cha mẹ thiếu kiến thức và kỹ năng; Thiếu năng lực và nguồn lực để thực hiện các chương trình về SKSS VTN; Dịch vụ về SKSS VTN chưa kết hôn còn hạn chế [47]

Nhóm tác giả Bs Trần Thị Tuyết Mai, Ts Lê Cự Linh, Ts Nguyễn Thanh Long nghiên cứu về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và các yếu tố liên quan ở gái mại dâm tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà gợi ý rằng việc tuyên truyền, vận động sử dụng BCS với khách hàng cần được đẩy mạnh, tuyên truyền và tăng khả năng tiếp cận điều trị các BLTQĐTD cũng như xét nghiệm tư vấn tự nguyện [25]

“Điều tra Quốc gia về VTN và TN Việt Nam” lần thứ nhất (SAVY1) là điều tra đầu tiên được tiến hành trên phạm vi toàn quốc về VTN và TN nhằm tìm hiểu và đánh giá các vấn đề có liên quan đến sự phát triển của thanh thiếu niên, trong đó có tình trạng SKSS và HIV/AIDS [10].

Từ năm 2000- 2005 có khoảng 221 nghiên cứu về SKSS tại Việt Nam đã đượcUNFPA rà soát, phân loại theo chủ đề nghiên cứu Chủ đề nghiên cún được quan tâm nhiều nhất là LMAT 26,8%; tiếp theo là KHHGĐ (18,2%) và chủ đề về Giới và TD (13,6%),NKĐSS/BLTQĐTD (10,5%) Các nghiên cứu về phá thai và VTN được nghiên cứu ít hơn(khoảng 10%) [19] Như vậy ở giai đoạn đầu thực hiện chiến lược DS Việt Nam giai đoạn 2001- 2010, tỷ lệ các nghiên cứu về SKSS VTN vẫn còn rất thấp [29].

Nghiên cứu của Trần Xuân Hà (2006) mô tả thực trạng nhận thức về SKSS ở HS trường trung học đường sắt năm 2006 cho thấy đa số HS trung học đường sắt biết, hiểu về các khái nghiệm và nội dung SKSS còn chưa đầy đủ, dẫn đến khả năng vận dụng vào thực tế của họ còn rất hạn chế [17].

Tiến sĩ nhân học xã hội Graham Forham đã nghiên cứu về đào tạo cho người cung cấp dịch vụ CSSKSS tại các tỉnh miền núi cho thấy tỷ lệ người cung cáp dịch vụ đã được đào tạo về CSSKSS đã tăng lên như: được đạo tạo lại về các dịch vụ CSSKSS cho VTN tăng từ 71,5% năm 2003 lên 93,3% năm 2005, về tư vấn SKSS cho VTN tăng từ 72,1% năm 2003 lên 92,7% năm 2005 [28].

Nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Hạnh, Lê Cự Linh (2008) về mối liên quan của việc xem phim ảnh và trang web khiêu dâm tới quan niệm và hành vi TD của thanh thiếu niên chưa kết hôn ở quận Gia Lâm, Hà Nội với kết quả là cần phải áp dụng những biện pháp hiệu quả để kiểm soát sự lưu hành của phim ảnh khiêu dâm trên internet và băng đĩa trái phép nhằm hạn chế tối đa những tác động xấu đến thế hệ trẻ [18]

Nghiên cứu của TS Lê Cự Linh, Ths Nguyễn Thanh Nga, Ths Nguyễn Đức Thành,

CN Đào Hoàng Bách (2008) về thực trạng SK thanh thiếu niên huyện Chí linh tỉnh Hải Dương: Các kết quả sơ bộ từ dự án nghiên cứu dọc tại Chililab cho thấy kiến thức và thực hành về phòng tránh thai cũng như phòng các BLTQĐTD và HIV nhìn chung thấp hơn số liệu quốc gia và thể hiện nhiều hạn che, nhất là tỷ lệ sử dụng BCS trong QHTD thấp [24]

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Nghị, Lê Cự Linh (2008) về đặc điểm dậy thì, kiến thức về TD và BPTT của thanh thiếu niên: Ket quả điều tra ban đầu nghiên cứu SK VTN,

TN tại huyện Chí Linh, Hà Dương [26]

Tại Hà Nội

Công tác CSSKSS VTN, TN ở Hà Nội là một trong những nội dung CSSKSS đang rất được quan tâm Từ năm 2004- 2008, Hà Nội và Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) là 2 trong 5 tỉnh, tp được lựa chọn để triển khai dự án “Mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản VTN/thanh niên” (VTN/TN) Đây là dự án do Ngân hàng Tái thiết Đức tài trợ triển khai thí điểm truyền thông và cung cấp dịch vụ SKSS VTN, TN ở 10 địa điểm ở Hà Nội gồm: Trung tâm tư vấn dịch vụ SKSS, Trường THPT, điểm văn hóa xã, phường, ký túc xá sinh viên [12], Từ năm

2009 đến nay, Chi cục DS- KHHGĐ Hà Nội đang tiếp tục triển khai và nhân rộng mô hình ra các địa bàn khác của thành phố Bên cạnh đó, từ năm 2004 đến nay, Hà Nội cũng là 1 trong 7 tỉnh, thành phố được Hội Kế hoạch hoá gia đình Việt Nam triển khai dự án “Cung cấp dịch vụ và thay đổi hành vi tiếp cận sử dụng dịch vụ SKSS cho VTN và TN Việt Nam” với sự tài trợ của Liên minh Châu Âu (EC) Các dự án này đã triển khai một số mô hình hiệu quả gồm: giáo dục đồng đẳng, CLB SKSS 'ÍRLTÒNG ĐH V TF CÔNG CỘNG

-— góc thân thiện, truyền thông qua sân khấu hóa, cung cấp thông tin, tư vấn và dịch vụ SKSS thân thiện cho VTN, TN Ngoài ra trên địa bàn Hà Nội còn có rất nhiều dự án, chương trình khác về truyền thông, tư vấn và cung cấp dịch vụ SKSS thân thiện cho VTN, TN, đặc biệt là mô hình “Tư vấn và kiểm tra SK tiền hôn nhân” Bên cạnh đó, Hà Nội cũng đang triển khai thực hiện chương trình giáo dục SKSS VTN trong các trường THPT và THCS qua hình thức tích hợp vào một số môn học và các hoạt động ngoại khoá ngoài giờ lên lớp.

Hà Nội là trung tâm của các hoạt động, các sự kiện, chiến dịch lớn tuyên truyền về CSSKSS VTN Hà Nội cũng là nơi có rất nhiều trung tâm tư vấn về SKSS VTN, TN, đặc biệt là rất nhiều đường dây tư vấn qua điện thoại về vấn đề này.

Theo kết quả khảo sát của đề tài “Nhận thức về SKSS của đối tượng tiền hôn nhân ở

Hà Nội” do Ưỷ ban DSGĐTE (nay là Chi cục DS - KHHGĐ Hà Nội) tiến hành năm 2006 cho thấy chỉ riêng nội dung KHHGĐ có chỉ báo cáo nhất là 70,9% Nhóm chỉ báo trung bình thuộc về các nội dung SKSS VTN, các BLTQĐTD (từ 52%- 55,2%) Các nội dung còn lại thuộc nhóm chỉ báo thấp là giáo dục giới tính, TD, giáo dục truyền thông và nạo hút thai an toàn, bệnh NKĐSS, LMAT, vấn đề vô sinh, phát hiện sớm ung thư vú và SD (từ 12,7%- 42,2%) Điều đó phản ánh một thực tế là nội dung DS - KHHGĐ quá quen thuộc với các em vì nó gắn liền với chính sách giảm sinh và quy mô gia đình ít con Các nội dung còn lại là những vấn đề mới mẻ, được đưa vào tuyên truyền sau khi có sự chuyển hướng tiếp cận từDS- KHHGĐ sang CSSKSS nên vấn đề SKSS VTN trong thời gian tới cần được chú trọng hơn [36].

Một số văn bản chính sách liên quan đến sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ tình dục vị thành niên

Chính phủ đã có nhiều văn bản, chính sách liên quan đến các vấn đề chăm sóc sức khỏe nói chung và SKSS VTN, TN nói riêng Chiến lược quốc gia về CSSKSS giai đoạn2001-2010 được Chính phủ phê duyệt vào tháng 11 năm 2000 Chiến lược rất quan tâm đến vấn đề nâng cao nhận thức của các cán bộ cao cấp về SKSS và các quyền, cải thiện SKSSVTN và nâng cao kiến thức về TD để thực hiện các quyền và nghĩa vụ Ba trong số bảy mục tiêu của chiến lược đã đề cập khá đầy đủ và cụ thể về những vấn đề này.

Tháng 2 năm 2001, Bộ Y tế đã ban hành qui định nhiệm vụ kỹ thuật trong lĩnh vực CSSKSS tại cảc cơ sở y tế Theo qui định này thì tuyến tỉnh có nhiệm vụ quản lý và giám sát công tác CSSKSS trong phạm vi địa phương và tư van, IEC về SKSS Tuyến huyện có trách nhiệm đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ tuyến dưới về SKSS, IEC bao gồm cả việc tư vấn SKSS cho VTN Trạm y tế xã cũng có trách nhiệm “Giáo dục, tu vấn cho VTN về QHTDAT, lành mạnh Cung cấp các dịch vụ cần thiết như thuốc tránh thai, BCS để phòng tránh thai ngoài ý muốn và các BLTQĐTD”.

Tháng 6 năm 2006, Bộ Y tế đã ban hành Ke hoạch tổng thể quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của VTN-TN Việt Nam giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 Trong mục tiêu chung của bản Kế hoạch dịch vụ CSSKSS, SKTD đã được nhấn mạnh cụ thể “ Duy trì và cải thiện tình trạng sức khỏe bao gồm cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của nhóm tuổi trẻ, cải thiện và nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng, đặc biệt là các dịch vụ liên quan đến SKSS/SKTD, phòng chống các BLTQĐTD, HIV/AIDS, phòng chống tai nạn thương tích, lạm dụng chất gây nghiện và sức khỏe tâm thần” [8]. Đe thực hiện mục tiêu của Ke hoạch tổng thể quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của VTN-TN Việt Nam giai đoạn 2006- 2010 và định hướng đen năm 2020 và góp phần thực hiện mục tiêu của Chiến lược quốc gia về CSSKSS giai đoạn 2001-2010,Hướng dẫn cung cấp dịch vụ sức khỏe thân thiện với VTN- TN được Bộ Y tế ban hành vào tháng 11 năm 2007 Trong đó phần hướng dẫn triển khai các dịch vụ CSSKSS, SKTD thân thiện với VTN-TN đã nếu rõ khái niệm, các loại dịch vụ SKSS/SKTD thân thiện và hướng dẫn dành cho các loại cơ sở dịch vụ bao gồm cơ sở cung cấp thông tin, giáo dục và truyền thông, cơ sở tư vấn và cơ sở cung cấp dịch vụ về SKSS/SKTD cho VTN-TN.

Chiến lược DS Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 được Chính phủ phê duyệt tháng 11 năm 2000 Chiến lược đề ra nhiều giải pháp để đạt được mục tiêu Liên quan đến SKSS VTN các giải pháp này tập trung vào tư vấn và giảm tỷ lệ NPT và giải pháp “Mở rộng các hình thức giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục DS, SKSS/ kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ), giới và giới tính trong và ngoài nhà trường” và “chú ý cung cấp dịch vụ cho TN và người chưa TN” [38].

Tháng 3 năm 2004, Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 Trong chiến lược này có đề cập đến hoạt động thực hiện và nâng cao chất lượng và hiệu quả tập huấn giáo dục giới tính, SKSS và kỹ năng sống tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, giáo dục dạy nghề và phổ thông.

Bên cạnh đó, Quỹ DS Liên hợp quốc đã phối họp với chính phủ Việt Nam xây dựng Chương trình hợp tác quốc gia 6 (CP6) hỗ trợ Việt Nam trong giai đoạn 2001- 2005 nhằm hỗ trợ việc thực hiện Chiến lược DS quốc gia mới giai đoạn 2001- 2010 và Chiến lược quốc gia đầu tiên về CSSKSS giai đoạn 2001- 2010 Chương trình xây dựng từ kinh nghiệm và các bài học thu được qua các chương trình trước đây, đáp ứng sự biến động DS và nhu cầuSKSS của đất nước Chương trình có mục đích góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam qua việc cải thiện SKSS, cân đối hài hoà giữa biến động DS và phát triển kinh tế xã hội bền vững, tạo ra các cơ hội bình đẳng trong phát triển xã hội Chương trình chuyển hướng trọng tâm các hoạt động DS từ giảm sinh sang vấn đề chất lượng cuộc sống và SKSS [28]

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

HS đang học các lớp 6, 7, 8 và 9 tại Trường THCS Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội năm 2010.

2 Địa điểm, thòi gian nghiên cứu

• Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại xã Tân Triều, huyện Thanh

• Thòi gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 4/2010 đen tháng

Nghiên cứu áp dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.

4 Phương pháp thu thập số liệu.

Phân tích, tổng hợp có chọn lọc các tài liệu có liên quan đén vấn đề nghiên cứu tại thực địa.

Sử dụng bộ câu hỏi đã thiết kể sẵn, tự điền và khuyết danh để thu thập thông tin từ ĐTNC (Phụ lục 2) Bộ công cụ này đã tham khảo bộ công cụ dự án nghiên cứu dọc tại Chililab, Chí Linh, tỉnh Hải Dương của Trường Đại học Y tế công cộng Để nâng cao chất lưọng bộ câu hỏi, chúng tôi điều tra thử bộ câu hỏi 5%, sau đó hiệu chỉnh bộ câu hỏi cho phù hợp với đối tượng trước khi điều tra chính thức Các điều tra viên sẽ giám sát hoạt động này, đồng thời giải thích các câu hỏi nếu HS chưa rõ mà không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

Nghiên cứu triển khai trên trường học nên phương pháp mẫu được áp dụng là chọn mẫu cụm, để đảm bảo tính đại diện cỡ mấu được tính theo công thức sau:

• n: Cỡ mẫu tối thiểu (Số HS cần phát vấn)

• Z: Hệ số tin cậy, với độ tin cậy 95%, z = 1,96.

• p: là tỷ lệ HS có kiến thức, thái độ tốt về SKSS, do không có tỷ lệ này từ trước nên chọn p = 0,5 để đảm bảo cỡ mẫu nghiên cứu lớn nhất.

Kết quả tính toán được n = 346 HS, để tránh sai số vì mất ĐTNC, cỡ mẫu có thể tăng thêm 5% Cỡ mẫu cuối cùng là 360 HS.

• Trung bình mỗi lớp học của trường có 35 - 38 HS, từ cỡ mẫu tính được nghiên cứu sẽ cần có 10 lớp tham gia.

• Để chọn 10 lớp học vào nghiên cứu, bốc thăm ngẫu nhiên chọn ra 2/4 lớp 6, 3/5 lóp

7, 3/5 lớp 8 và 2/4 lớp 9 Tổng số HS được chọn tham gia nghiên cứu là 373 HS. Tuy nhiên, có 17 cha mẹ HS không đồng ýrcho con em họ tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng bộ phiếu tự điền, vì vậy có 6 phiếu đã bị loại do thiếu thông tin hoặc thông tin không đáng tin cậy Tống cộng có 23 HS trong các lớp được chọn không tham gia nghiên cứu Như vậy cỡ mẫu nghiên cứu chỉ còn 350 phiếu được chấp nhận và đưa vào phân tích số liệu.

Số liệu được làm sạch trước và sau khi nhập vào máy tính bằng phần mềm Epi data. Để tránh sai sót trong quá trình nhập NCV kiểm tra 10% số phiếu được nhập.

Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 15.0 Kết quả được chia thành 2 phần:

- Phần mô tả: thể hiện tần số của các biến trong nghiên cứu

- Phần phân tích: đưa ra một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về SKSS VTN của

HS bằng giá trị OR và khoảng tin cậy CI 95%, sử dụng giá trị p so sánh sự khác biệt giữa hai tỷ lệ.

Kiến thức được đánh giá bằng tổng số của tất cả các sự lựa chọn đúng từ câu BI đến câu

Cl 1 Tổng điểm cao nhất HS có thể đạt là 53 điểm Cách tính điểm của từng câu như sau:

- Câu BI và B2: mỗi câu có 10 ý, câu B5 có 5 ý, HS trả lời đúng mỗi ý được 1 điểm.

- Câu B6, B7, B9, B10 HS trả lời đúng ý 1 được và câu B8 HS trả lời đúng ý 2 được 1 điểm

- Câu B11, HS trả lòi được tối đa 4 ý đúng được 4 điểm.

- Câu Cl, C2 và C6, HS trả lời được tối đa 3 ý ở mỗi câu được 3 điểm.

- Câu C4 và C4, HS trả lời đúng ý 1 được mỗi câu 1 điểm.

- Câu C8 và C9, mỗi câu có 5 ý đúng, HS trả lời được mỗi ý đúng được 1 điếm.

- Câu Cl 1, mỗi câu có 4 ý đúng, HS trả lời được mỗi ý đúng được 1 điểm.

Sử dụng Likert scale để tính điểm

- Các câu Dl, D2, D4, D6, D7, D9 và các câu El, E2, E5, E6, E15, E17, E19 Trả lời ý 1 4, ý 2 - 3 điểm, ý 3 = 2 điểm, ý 4 = 1 điểm , ý 5 = 0 điểm

- Các câu D3, D5, D8 và các câu E3, E4, E7, E81, E82, E83, E9, E10, Eli, E12,E13, E14,E16, E 18:

Trả lòi ý 1 = 1, ý 2 = 2 điểm, ý 3 = 3 điểm, ý 4 = 4 điểm , ý 5 = 0 điểm

Như vậy tống điểm của 30 câu là 120 điểm.

8 Đạo đức nghiên cứu Đây ỉà một nghiên cứu nhàm góp phần bảo vệ SKSS VTN của HS Đối tượng tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện, trước khi thực hiện phát vấn chúng

24 tôi nêu rõ mục đích của nghiên cứu Chúng tôi cũng đã xin ý kiến đồng ý của cha mẹ HS trước khi nghiên cứu bằng cách giấy “Thông tin dành cho cha mẹ của đối tượng tham gia nghiên cứu” để cha mẹ HS có ý kiến “Đồng ý” hay “Không đồng ý” cho con em của họ tham gia vào nghiên cứu Chúng tôi chỉ lựa chọn những HS được cha mẹ đồng ý để họ tham gia vào nghiên cứu. Chúng tôi cam kết không làm hại đến đối tượng tham gia nghiên cứu, đảm bảo tính bảo mật, riêng tư và sẽ dừng nếu đối tượng tham gia không muốn tiếp tục. Đề cương nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức trường Đại học YTCC thông qua và được sự đồng ý của Ban Giám hiệu Trường THCS Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội Kết quả nghiên cứu sẽ được phản hồi với nhà trường và địa phương để họ làm cơ sở cho việc tuyên truyền giáo dục về SKSS cho VTN, TN tốt hơn và hiệu quả hơn trong thời gian tới.

- Nghiên cứu chỉ tiến hành trên phạm vi 1 trường học của huyện Thanh Trì nên chưa thể khái quát và đại diện một cách chính xác cho các quận, huyện và các trường khác

- Các nội dung nghiên cứu là vấn đề nhạy cảm, do đó việc phát phiếu để HS tự điền sẽ giảm sự e ngại của các em nhưng lại gây khó khăn khi HS gặp các câu hỏi khó hiểu.

- Khi phát vấn có thể gặp sai số do người trả lời phát vấn không muốn hợp tác 10 Sai số

- Do người được phát vấn.

11 Biện pháp khắc phục sai số

- Đưa ra các câu hỏi dễ hiểu, những mốc dễ nhớ.

- Tập huấn cho điều tra viên

- Bố trí các điều tra viên hỗ trợ HS trong quá trình điền phiếu.

Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN cứu

1 Một số thông tin chung về đối tưọng nghiên cứu

Tổng số có 350 HS Trường THCS Tân Triều, huyện Thanh Trì tham gia vào nghiên cứu. Các kết quả thu được như sau: 1 Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

TT Đặc điểm NAM Nử TÒNG

5 Kinh tế hộ gia đình

Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi của ĐTNC từ 12 đến 16 tuổi (chỉ có 4 HS 16 tuổi) và học ở 4 khối là: 6,7,8 và 9 Trong số 350 HS tham gia nghiên cứu, khối 8 có tỷ lệ HS tham gia nghiên cứu cao nhất, 118 HS chiếm 33,7%; tiếp đến khối lớp 7 có 103 HS, chiếm tỷ lệ 29,4%, khối 9 có 72 HS, chiếm tỷ lệ 20,6%; khối 6 có 56 HS, chiếm tỷ lệ 16,3% về giới tính, ĐTNC gồm 171 HS nam, chiếm tỷ lệ 48,9% và 179 HS nữ, chiếm tỷ lệ 51,1% Tỷ lệ nam nhiều hơn nữ ở lớp 6 (30 nam và 27 nữ) và lớp 8 (61 nam và 57 nữ), còn lớp 7 (50 nam và 57 nữ) và lớp 9 (30 nam và 42 nữ) tỷ lệ HS nữ tham gia nghiên cứu cao hơn HS nam.

Theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo, điểm tổng kết năm học của HS lớn hơn hoặc bằng 6,5 thì được xét là học lực khá hoặc giỏi và HS có điểm tổng kết nhỏ hơn 6,5 thì được xét là học lực trung bình hoặc yếu Căn cứ vào quy định này, ĐTNC có 63 HS có học lực trung bình trở xuống, chiếm tỷ lệ 18% (nam chiếm 28,1%; nữ chiếm 8,4%) và 287 HS có học lực khá trở lên, chiếm tỷ lệ 82% (nam chiếm 71,9%; nữ chiếm 91,6%).

Phần lớn HS sống cùng cha và mẹ, chiếm tỷ lệ 91,4% và không có sự chênh lệch giữa nam và nữ Tuy nhiên những HS không sống cùng cha mẹ có 30 em chiếm tỷ lệ 8,6%, trong đó có 11 em nam (6,4%) và 19 em nữ (11,6%) Lý do các không sống cùng cha mẹ đưa ra chủ yếu là do cha mẹ li dị, bố/mẹ làm ở xa, tiếp đến là do cha mất, mẹ mất Trong nghiên cứu này, điều kiện kinh tế hộ gia đình được đánh giá dựa trên thu nhập bình quân người/tháng: nếu thu nhập của gia đình trung bình là 400.000đ/người/tháng trở xuống được coi là nghèo Tuy nhiên, để giúp các em dễ hơn trong quá trình điền thông tin, nhóm nghiên cứu đã gợi ý trong Bảng hỏi tự điền, HS tự đánh dấu vào mục gia đình “nghèo” nếu gia đình em là hộ nghèo của xã/phường Theo tiêu chuẩn này, số HS thuộc gia đình nghèo tham gia nghiên cứu là 20 em, chiếm tỷ lệ 5,7% (nam là 8 em,chiếm 4,7%; nữ là 12 em, chiếm tỷ lệ 6,7%) Đa số HS tham gia nghiên cứu thuộc gia đình không nghèo (330 HS, chiếm tỷ lệ 94,3%), trong đó có 163 HS nam chiếm 95,3% và 167 HS nữ chiếm tỷ lệ 93,3% Tỷ lệ này cao hơn một chút so với tỷ lệ HS thuộc gia đình nghèo của toàn trường là 5%.

2 Kiến thức về sức khoẻ sinh sản

2.1 Kiến thức về dậy thì và các biện pháp tránh thai

Bảng 2.1.1 Kiến thức về dậy thì nữ

3 Vú nhô lên, tròn đây 58 33,9 134 74,9 192 54,9

4 Hông nở ra, lưng thon 45 26,3 103 57,5 148 42,3

9 Có ham muốn về TD 31 18,1 26 14,5 57 16,3

10 Muốn có bạn khác giới 37 21,6 39 21,8 76 21,7

Không nhớ/không biết 91 53,2 20 11,2 ill 31,7

Nhìn chung tỷ lệ HS nữ có hiểu biết về các biểu hiện dậy thì ở nữ cao hơn HS nam, trừ tỷ lệ “có ham muốn về TD” nữ và đây cũng là đặc điểm HS biết đến ít nhất (57 HS, chiếm tỷ lệ 16,3%) Tỷ lệ HS hiểu biết về biểu hiện quan trọng nhất ở tuổi dậy thì của nữ là “có kinh nguyệt” là cao nhất, có 211 HS, chiếm tỷ lệ 60,3%; HS biết biểu hiện “vú nhô lên, tròn đầy” là 192 em, chiếm tỷ lệ 54,9%; HS biết biểu hiện chiều cao tăng nhanh” là 177 em, chiếm tỷ lệ 50,6% Có

111 HS trả lời không nhớ/không biết về bất kỳ biểu hiện dậy thì nào ở nữ, chiếm tỷ lệ 31,7%.

Bảng 2.1.2 Kiến thức về dậy thì nam

3 Sụn giáp phát triển, lộ hầu 83 48,5 77 43 160 45,7

6 Cơ quan sinh dục to ra 89 52 77 43 166 47,4

9 Có ham muốn về TD 46 26,9 37 20,7 83 23,7

Tỷ lệ HS nam có hiểu biết về ùậy thì ờ nam cao hưn HS nữ Sự biểu biết của ĐTNC về các biểu hiện dậy thì ở nam còn rất hạn chế HS biết về biểu hiện dậy thì ở nam là “chiều cao tăng nhanh” chiếm tỷ lệ cao nhất (224 HS, chiếm 64%), trong đó có 123 HS nam, chiếm 71,9% và 101 HS nữ, chiếm 56,4%; tiếp đến là biểu hiện “mọc ria mép” có 198 HS, chiếm 56,6% (113

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu áp dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.

Phương pháp thu thập số liệu

Phân tích, tổng hợp có chọn lọc các tài liệu có liên quan đén vấn đề nghiên cứu tại thực địa.

Sử dụng bộ câu hỏi đã thiết kể sẵn, tự điền và khuyết danh để thu thập thông tin từ ĐTNC (Phụ lục 2) Bộ công cụ này đã tham khảo bộ công cụ dự án nghiên cứu dọc tạiChililab, Chí Linh, tỉnh Hải Dương của Trường Đại học Y tế công cộng Để nâng cao chất lưọng bộ câu hỏi, chúng tôi điều tra thử bộ câu hỏi 5%, sau đó hiệu chỉnh bộ câu hỏi cho phù hợp với đối tượng trước khi điều tra chính thức Các điều tra viên sẽ giám sát hoạt động này, đồng thời giải thích các câu hỏi nếu HS chưa rõ mà không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

Chọn mẫu

Nghiên cứu triển khai trên trường học nên phương pháp mẫu được áp dụng là chọn mẫu cụm, để đảm bảo tính đại diện cỡ mấu được tính theo công thức sau:

• n: Cỡ mẫu tối thiểu (Số HS cần phát vấn)

• Z: Hệ số tin cậy, với độ tin cậy 95%, z = 1,96.

• p: là tỷ lệ HS có kiến thức, thái độ tốt về SKSS, do không có tỷ lệ này từ trước nên chọn p = 0,5 để đảm bảo cỡ mẫu nghiên cứu lớn nhất.

Kết quả tính toán được n = 346 HS, để tránh sai số vì mất ĐTNC, cỡ mẫu có thể tăng thêm 5% Cỡ mẫu cuối cùng là 360 HS.

• Trung bình mỗi lớp học của trường có 35 - 38 HS, từ cỡ mẫu tính được nghiên cứu sẽ cần có 10 lớp tham gia.

• Để chọn 10 lớp học vào nghiên cứu, bốc thăm ngẫu nhiên chọn ra 2/4 lớp 6, 3/5 lóp

7, 3/5 lớp 8 và 2/4 lớp 9 Tổng số HS được chọn tham gia nghiên cứu là 373 HS.Tuy nhiên, có 17 cha mẹ HS không đồng ýrcho con em họ tham gia nghiên cứu.Nghiên cứu sử dụng bộ phiếu tự điền, vì vậy có 6 phiếu đã bị loại do thiếu thông tin hoặc thông tin không đáng tin cậy Tống cộng có 23 HS trong các lớp được chọn không tham gia nghiên cứu Như vậy cỡ mẫu nghiên cứu chỉ còn 350 phiếu được chấp nhận và đưa vào phân tích số liệu.

Phân tích số liệu

Số liệu được làm sạch trước và sau khi nhập vào máy tính bằng phần mềm Epi data. Để tránh sai sót trong quá trình nhập NCV kiểm tra 10% số phiếu được nhập.

Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 15.0 Kết quả được chia thành 2 phần:

- Phần mô tả: thể hiện tần số của các biến trong nghiên cứu

- Phần phân tích: đưa ra một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về SKSS VTN của

HS bằng giá trị OR và khoảng tin cậy CI 95%, sử dụng giá trị p so sánh sự khác biệt giữa hai tỷ lệ.

Tiêu chuẩn đánh giá

Kiến thức được đánh giá bằng tổng số của tất cả các sự lựa chọn đúng từ câu BI đến câu

Cl 1 Tổng điểm cao nhất HS có thể đạt là 53 điểm Cách tính điểm của từng câu như sau:

- Câu BI và B2: mỗi câu có 10 ý, câu B5 có 5 ý, HS trả lời đúng mỗi ý được 1 điểm.

- Câu B6, B7, B9, B10 HS trả lời đúng ý 1 được và câu B8 HS trả lời đúng ý 2 được 1 điểm

- Câu B11, HS trả lòi được tối đa 4 ý đúng được 4 điểm.

- Câu Cl, C2 và C6, HS trả lời được tối đa 3 ý ở mỗi câu được 3 điểm.

- Câu C4 và C4, HS trả lời đúng ý 1 được mỗi câu 1 điểm.

- Câu C8 và C9, mỗi câu có 5 ý đúng, HS trả lời được mỗi ý đúng được 1 điếm.

- Câu Cl 1, mỗi câu có 4 ý đúng, HS trả lời được mỗi ý đúng được 1 điểm.

Sử dụng Likert scale để tính điểm

- Các câu Dl, D2, D4, D6, D7, D9 và các câu El, E2, E5, E6, E15, E17, E19 Trả lời ý 1 4, ý 2 - 3 điểm, ý 3 = 2 điểm, ý 4 = 1 điểm , ý 5 = 0 điểm

- Các câu D3, D5, D8 và các câu E3, E4, E7, E81, E82, E83, E9, E10, Eli, E12,E13, E14,E16, E 18:

Trả lòi ý 1 = 1, ý 2 = 2 điểm, ý 3 = 3 điểm, ý 4 = 4 điểm , ý 5 = 0 điểm

Như vậy tống điểm của 30 câu là 120 điểm.

Đạo đức nghiên cứu

Đây ỉà một nghiên cứu nhàm góp phần bảo vệ SKSS VTN của HS Đối tượng tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện, trước khi thực hiện phát vấn chúng

24 tôi nêu rõ mục đích của nghiên cứu Chúng tôi cũng đã xin ý kiến đồng ý của cha mẹ HS trước khi nghiên cứu bằng cách giấy “Thông tin dành cho cha mẹ của đối tượng tham gia nghiên cứu” để cha mẹ HS có ý kiến “Đồng ý” hay “Không đồng ý” cho con em của họ tham gia vào nghiên cứu Chúng tôi chỉ lựa chọn những HS được cha mẹ đồng ý để họ tham gia vào nghiên cứu. Chúng tôi cam kết không làm hại đến đối tượng tham gia nghiên cứu, đảm bảo tính bảo mật, riêng tư và sẽ dừng nếu đối tượng tham gia không muốn tiếp tục. Đề cương nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức trường Đại học YTCC thông qua và được sự đồng ý của Ban Giám hiệu Trường THCS Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội Kết quả nghiên cứu sẽ được phản hồi với nhà trường và địa phương để họ làm cơ sở cho việc tuyên truyền giáo dục về SKSS cho VTN, TN tốt hơn và hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Hạn chế nghiên cứu

- Nghiên cứu chỉ tiến hành trên phạm vi 1 trường học của huyện Thanh Trì nên chưa thể khái quát và đại diện một cách chính xác cho các quận, huyện và các trường khác

- Các nội dung nghiên cứu là vấn đề nhạy cảm, do đó việc phát phiếu để HS tự điền sẽ giảm sự e ngại của các em nhưng lại gây khó khăn khi HS gặp các câu hỏi khó hiểu.

- Khi phát vấn có thể gặp sai số do người trả lời phát vấn không muốn hợp tác 10 Sai số

- Do người được phát vấn.

11 Biện pháp khắc phục sai số

- Đưa ra các câu hỏi dễ hiểu, những mốc dễ nhớ.

- Tập huấn cho điều tra viên

- Bố trí các điều tra viên hỗ trợ HS trong quá trình điền phiếu.

Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN cứu

1 Một số thông tin chung về đối tưọng nghiên cứu

Tổng số có 350 HS Trường THCS Tân Triều, huyện Thanh Trì tham gia vào nghiên cứu. Các kết quả thu được như sau: 1 Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

TT Đặc điểm NAM Nử TÒNG

5 Kinh tế hộ gia đình

Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi của ĐTNC từ 12 đến 16 tuổi (chỉ có 4 HS 16 tuổi) và học ở 4 khối là: 6,7,8 và 9 Trong số 350 HS tham gia nghiên cứu, khối 8 có tỷ lệ HS tham gia nghiên cứu cao nhất, 118 HS chiếm 33,7%; tiếp đến khối lớp 7 có 103 HS, chiếm tỷ lệ 29,4%, khối 9 có 72 HS, chiếm tỷ lệ 20,6%; khối 6 có 56 HS, chiếm tỷ lệ 16,3% về giới tính, ĐTNC gồm 171 HS nam, chiếm tỷ lệ 48,9% và 179 HS nữ, chiếm tỷ lệ 51,1% Tỷ lệ nam nhiều hơn nữ ở lớp 6 (30 nam và 27 nữ) và lớp 8 (61 nam và 57 nữ), còn lớp 7 (50 nam và 57 nữ) và lớp 9 (30 nam và 42 nữ) tỷ lệ HS nữ tham gia nghiên cứu cao hơn HS nam.

Theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo, điểm tổng kết năm học của HS lớn hơn hoặc bằng 6,5 thì được xét là học lực khá hoặc giỏi và HS có điểm tổng kết nhỏ hơn 6,5 thì được xét là học lực trung bình hoặc yếu Căn cứ vào quy định này, ĐTNC có 63 HS có học lực trung bình trở xuống, chiếm tỷ lệ 18% (nam chiếm 28,1%; nữ chiếm 8,4%) và 287 HS có học lực khá trở lên, chiếm tỷ lệ 82% (nam chiếm 71,9%; nữ chiếm 91,6%).

Phần lớn HS sống cùng cha và mẹ, chiếm tỷ lệ 91,4% và không có sự chênh lệch giữa nam và nữ Tuy nhiên những HS không sống cùng cha mẹ có 30 em chiếm tỷ lệ 8,6%, trong đó có 11 em nam (6,4%) và 19 em nữ (11,6%) Lý do các không sống cùng cha mẹ đưa ra chủ yếu là do cha mẹ li dị, bố/mẹ làm ở xa, tiếp đến là do cha mất, mẹ mất Trong nghiên cứu này, điều kiện kinh tế hộ gia đình được đánh giá dựa trên thu nhập bình quân người/tháng: nếu thu nhập của gia đình trung bình là 400.000đ/người/tháng trở xuống được coi là nghèo Tuy nhiên, để giúp các em dễ hơn trong quá trình điền thông tin, nhóm nghiên cứu đã gợi ý trong Bảng hỏi tự điền, HS tự đánh dấu vào mục gia đình “nghèo” nếu gia đình em là hộ nghèo của xã/phường Theo tiêu chuẩn này, số HS thuộc gia đình nghèo tham gia nghiên cứu là 20 em, chiếm tỷ lệ 5,7% (nam là 8 em,chiếm 4,7%; nữ là 12 em, chiếm tỷ lệ 6,7%) Đa số HS tham gia nghiên cứu thuộc gia đình không nghèo (330 HS, chiếm tỷ lệ 94,3%), trong đó có 163 HS nam chiếm 95,3% và 167 HS nữ chiếm tỷ lệ 93,3% Tỷ lệ này cao hơn một chút so với tỷ lệ HS thuộc gia đình nghèo của toàn trường là 5%.

2 Kiến thức về sức khoẻ sinh sản

2.1 Kiến thức về dậy thì và các biện pháp tránh thai

Bảng 2.1.1 Kiến thức về dậy thì nữ

3 Vú nhô lên, tròn đây 58 33,9 134 74,9 192 54,9

4 Hông nở ra, lưng thon 45 26,3 103 57,5 148 42,3

9 Có ham muốn về TD 31 18,1 26 14,5 57 16,3

10 Muốn có bạn khác giới 37 21,6 39 21,8 76 21,7

Không nhớ/không biết 91 53,2 20 11,2 ill 31,7

Nhìn chung tỷ lệ HS nữ có hiểu biết về các biểu hiện dậy thì ở nữ cao hơn HS nam, trừ tỷ lệ “có ham muốn về TD” nữ và đây cũng là đặc điểm HS biết đến ít nhất (57 HS, chiếm tỷ lệ 16,3%) Tỷ lệ HS hiểu biết về biểu hiện quan trọng nhất ở tuổi dậy thì của nữ là “có kinh nguyệt” là cao nhất, có 211 HS, chiếm tỷ lệ 60,3%; HS biết biểu hiện “vú nhô lên, tròn đầy” là 192 em, chiếm tỷ lệ 54,9%; HS biết biểu hiện chiều cao tăng nhanh” là 177 em, chiếm tỷ lệ 50,6% Có

111 HS trả lời không nhớ/không biết về bất kỳ biểu hiện dậy thì nào ở nữ, chiếm tỷ lệ 31,7%.

Bảng 2.1.2 Kiến thức về dậy thì nam

3 Sụn giáp phát triển, lộ hầu 83 48,5 77 43 160 45,7

6 Cơ quan sinh dục to ra 89 52 77 43 166 47,4

9 Có ham muốn về TD 46 26,9 37 20,7 83 23,7

Tỷ lệ HS nam có hiểu biết về ùậy thì ờ nam cao hưn HS nữ Sự biểu biết của ĐTNC về các biểu hiện dậy thì ở nam còn rất hạn chế HS biết về biểu hiện dậy thì ở nam là “chiều cao tăng nhanh” chiếm tỷ lệ cao nhất (224 HS, chiếm 64%), trong đó có 123 HS nam, chiếm 71,9% và 101 HS nữ, chiếm 56,4%; tiếp đến là biểu hiện “mọc ria mép” có 198 HS, chiếm 56,6% (113

HS nam, chiếm 66,1% và 85 HS nữ, chiếm 47,5%; HS biết về biểu hiện “vỡ giọng, giọng Ồm” có 191 em, chiếm 54,6% (101 HS nam, chiếm 59,1% và 90 HS nữ, chiếm 50,3%) Tỷ lệ HS có hiểu biết về biểu hiện dậy thì quan trọng nhất của nam là “xuất tinh lần đầu” rất thấp, chỉ có 108

HS, chiếm 30,9% Tương tự như biểu hiện dậy thì ở nữ, tỷ lệ HS biết về biểu hiện dậy thì ở nam là “có ham muốn về TD” thấp nhất, có 83 HS, chiếm tỷ lệ 23,7% (46 HS nam, chiếm 26,9% và

37 HS nữ, chiếm 20,7%) Có 110 HS trả lời không nhớ/không biết về bất kỳ biếu hiện dậy thì nào ở nam, chiếm tỷ lệ 31,4% (43 HS nam, chiếm 25,1%; 67 HS nữ, chiếm ty lệ 37,4%).

Bảng 2.1.3 Mộng tinh lần đầu ở nam

TT Tuổi Tần số (n) Tỷ lệ (%)

7 Chưa bao giờ mộng tinh 42 24,6

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ HS nam mộng tinh lần đầu cao nhất ở lứa tuổi 14 (17

HS, chiếm 9,9%), tiếp theo là tuổi 15 (6 HS, chiếm 3,5%), tuổi 13 có 3 HS, chiếm tỷ lệ 2,3% Tỷ lệ HS không nhớ tuổi mộng tinh lần đầu khá cao (100 HS, chiếm 58,5%) Tỷ lệ HS trả lời chưa bao giờ mộng tinh là 42 HS, chiếm tỷ lệ 24,6% Tuổi mộng tinh lần trung bình của HS nam nhớ được thời điểm quan trọng này là 13, 8 tuổi.

Bảng 2.1.4 Hành kinh lần đầu ở nữ

TT Tuổi Tần số (n) Tỷ lệ (%)

7 Chưa bao giờ hành kinh 17 9,5

Ket quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ HS nữ hành kinh lần đầu cao nhất ở lứa tuổi 13 (58

HS, chiếm 32,4%), tiếp đến là tuổi 12 (33 HS, chiếm 18,4%), tuổi 13 (3HS, chiếm tỷ lệ 2,3% Tỷ lệ HS hành kinh lần đầu thấp nhất là 10 tuổi (1 HS, chiếm 0,6%) HS không nhớ tuối hành kinh lần đầu là 35 em, chiếm tỷ lệ 19,6% và HS chưa bao giờ hành kinh chỉ có 17 em, chiếm tỷ lệ 9,5% Tuổi hành kinh lần đầu của HS nữ nhớ được thời điểm quan trọng này là 13 tuổi.

Bảng 2.1.5 Ngưòi đầu tiên chia sẻ về mộng tinh hoặc hành kinh

Người đầu tiên HS chia sẻ về mộng tinh và hành kinh chiếm tỷ lệ cao nhất là bố/mẹ (108

HS, chiếm 30,9%); tiếp đến là anh/chị/em và bạn bè (23 HS, chiếm tỷ lệ 6,6%) Rất ít HS chia sẻ với hàng xóm và họ hàng (1 HS, chiếm tỷ lệ 0,3%) Không có HS nào chia sẻ chuyện này với thầy cô giáo Tỷ lệ HS không nhớ/không biết khá cao (146 HS, chiếm 41,7%), có tới 43 HS,chiếm tới 12,3% không nói với ai về mộng tinh và hành kinh lần đầu.

Bảng 2.1.6 Nói chuyên về các chủ đề SKSS

1 Tuổi dậy thì/kinh nguyệt/mộng tinh

Chủ đề tuổi dậy thì/kinh nguyệt/mộng tinh được HS nói chuyện nhiều nhất (172 HS, chiếm tỷ lệ 49,1%) và tỷ lệ nữ cao hơn nam 2 lần (nữ 69,3%, nam 28,1%); tiếp đến là chủ đề tình yêu, có 140 HS, chiếm tỷ lệ 40%; thấp nhất là chủ đề BPTT (8,9%) và TD (8%).

Bảng 2.1.7 Kiến thức về tình dục và mang thai

1 Từ khi nào một bạn nam có thể làm bạn nữ có thai

2 Từ khi nào một bạn nữ có thể có thai

3 Thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt bạn gái dễ mang thai nhất

4 Có thể mang thai hay không dù chỉ QHTD một lần

Biện pháp khắc phục sai số

- Đưa ra các câu hỏi dễ hiểu, những mốc dễ nhớ.

- Tập huấn cho điều tra viên

- Bố trí các điều tra viên hỗ trợ HS trong quá trình điền phiếu.

Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN cứu

1 Một số thông tin chung về đối tưọng nghiên cứu

Tổng số có 350 HS Trường THCS Tân Triều, huyện Thanh Trì tham gia vào nghiên cứu. Các kết quả thu được như sau: 1 Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

TT Đặc điểm NAM Nử TÒNG

5 Kinh tế hộ gia đình

Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi của ĐTNC từ 12 đến 16 tuổi (chỉ có 4 HS 16 tuổi) và học ở 4 khối là: 6,7,8 và 9 Trong số 350 HS tham gia nghiên cứu, khối 8 có tỷ lệ HS tham gia nghiên cứu cao nhất, 118 HS chiếm 33,7%; tiếp đến khối lớp 7 có 103 HS, chiếm tỷ lệ 29,4%, khối 9 có 72 HS, chiếm tỷ lệ 20,6%; khối 6 có 56 HS, chiếm tỷ lệ 16,3% về giới tính, ĐTNC gồm 171 HS nam, chiếm tỷ lệ 48,9% và 179 HS nữ, chiếm tỷ lệ 51,1% Tỷ lệ nam nhiều hơn nữ ở lớp 6 (30 nam và 27 nữ) và lớp 8 (61 nam và 57 nữ), còn lớp 7 (50 nam và 57 nữ) và lớp 9 (30 nam và 42 nữ) tỷ lệ HS nữ tham gia nghiên cứu cao hơn HS nam.

Theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo, điểm tổng kết năm học của HS lớn hơn hoặc bằng 6,5 thì được xét là học lực khá hoặc giỏi và HS có điểm tổng kết nhỏ hơn 6,5 thì được xét là học lực trung bình hoặc yếu Căn cứ vào quy định này, ĐTNC có 63 HS có học lực trung bình trở xuống, chiếm tỷ lệ 18% (nam chiếm 28,1%; nữ chiếm 8,4%) và 287 HS có học lực khá trở lên, chiếm tỷ lệ 82% (nam chiếm 71,9%; nữ chiếm 91,6%).

Phần lớn HS sống cùng cha và mẹ, chiếm tỷ lệ 91,4% và không có sự chênh lệch giữa nam và nữ Tuy nhiên những HS không sống cùng cha mẹ có 30 em chiếm tỷ lệ 8,6%, trong đó có 11 em nam (6,4%) và 19 em nữ (11,6%) Lý do các không sống cùng cha mẹ đưa ra chủ yếu là do cha mẹ li dị, bố/mẹ làm ở xa, tiếp đến là do cha mất, mẹ mất Trong nghiên cứu này, điều kiện kinh tế hộ gia đình được đánh giá dựa trên thu nhập bình quân người/tháng: nếu thu nhập của gia đình trung bình là 400.000đ/người/tháng trở xuống được coi là nghèo Tuy nhiên, để giúp các em dễ hơn trong quá trình điền thông tin, nhóm nghiên cứu đã gợi ý trong Bảng hỏi tự điền, HS tự đánh dấu vào mục gia đình “nghèo” nếu gia đình em là hộ nghèo của xã/phường Theo tiêu chuẩn này, số HS thuộc gia đình nghèo tham gia nghiên cứu là 20 em, chiếm tỷ lệ 5,7% (nam là 8 em,chiếm 4,7%; nữ là 12 em, chiếm tỷ lệ 6,7%) Đa số HS tham gia nghiên cứu thuộc gia đình không nghèo (330 HS, chiếm tỷ lệ 94,3%), trong đó có 163 HS nam chiếm 95,3% và 167 HS nữ chiếm tỷ lệ 93,3% Tỷ lệ này cao hơn một chút so với tỷ lệ HS thuộc gia đình nghèo của toàn trường là 5%.

2 Kiến thức về sức khoẻ sinh sản

2.1 Kiến thức về dậy thì và các biện pháp tránh thai

Bảng 2.1.1 Kiến thức về dậy thì nữ

3 Vú nhô lên, tròn đây 58 33,9 134 74,9 192 54,9

4 Hông nở ra, lưng thon 45 26,3 103 57,5 148 42,3

9 Có ham muốn về TD 31 18,1 26 14,5 57 16,3

10 Muốn có bạn khác giới 37 21,6 39 21,8 76 21,7

Không nhớ/không biết 91 53,2 20 11,2 ill 31,7

Nhìn chung tỷ lệ HS nữ có hiểu biết về các biểu hiện dậy thì ở nữ cao hơn HS nam, trừ tỷ lệ “có ham muốn về TD” nữ và đây cũng là đặc điểm HS biết đến ít nhất (57 HS, chiếm tỷ lệ 16,3%) Tỷ lệ HS hiểu biết về biểu hiện quan trọng nhất ở tuổi dậy thì của nữ là “có kinh nguyệt” là cao nhất, có 211 HS, chiếm tỷ lệ 60,3%; HS biết biểu hiện “vú nhô lên, tròn đầy” là 192 em, chiếm tỷ lệ 54,9%; HS biết biểu hiện chiều cao tăng nhanh” là 177 em, chiếm tỷ lệ 50,6% Có

111 HS trả lời không nhớ/không biết về bất kỳ biểu hiện dậy thì nào ở nữ, chiếm tỷ lệ 31,7%.

Bảng 2.1.2 Kiến thức về dậy thì nam

3 Sụn giáp phát triển, lộ hầu 83 48,5 77 43 160 45,7

6 Cơ quan sinh dục to ra 89 52 77 43 166 47,4

9 Có ham muốn về TD 46 26,9 37 20,7 83 23,7

Tỷ lệ HS nam có hiểu biết về ùậy thì ờ nam cao hưn HS nữ Sự biểu biết của ĐTNC về các biểu hiện dậy thì ở nam còn rất hạn chế HS biết về biểu hiện dậy thì ở nam là “chiều cao tăng nhanh” chiếm tỷ lệ cao nhất (224 HS, chiếm 64%), trong đó có 123 HS nam, chiếm 71,9% và 101 HS nữ, chiếm 56,4%; tiếp đến là biểu hiện “mọc ria mép” có 198 HS, chiếm 56,6% (113

HS nam, chiếm 66,1% và 85 HS nữ, chiếm 47,5%; HS biết về biểu hiện “vỡ giọng, giọng Ồm” có 191 em, chiếm 54,6% (101 HS nam, chiếm 59,1% và 90 HS nữ, chiếm 50,3%) Tỷ lệ HS có hiểu biết về biểu hiện dậy thì quan trọng nhất của nam là “xuất tinh lần đầu” rất thấp, chỉ có 108

HS, chiếm 30,9% Tương tự như biểu hiện dậy thì ở nữ, tỷ lệ HS biết về biểu hiện dậy thì ở nam là “có ham muốn về TD” thấp nhất, có 83 HS, chiếm tỷ lệ 23,7% (46 HS nam, chiếm 26,9% và

37 HS nữ, chiếm 20,7%) Có 110 HS trả lời không nhớ/không biết về bất kỳ biếu hiện dậy thì nào ở nam, chiếm tỷ lệ 31,4% (43 HS nam, chiếm 25,1%; 67 HS nữ, chiếm ty lệ 37,4%).

Bảng 2.1.3 Mộng tinh lần đầu ở nam

TT Tuổi Tần số (n) Tỷ lệ (%)

7 Chưa bao giờ mộng tinh 42 24,6

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ HS nam mộng tinh lần đầu cao nhất ở lứa tuổi 14 (17

HS, chiếm 9,9%), tiếp theo là tuổi 15 (6 HS, chiếm 3,5%), tuổi 13 có 3 HS, chiếm tỷ lệ 2,3% Tỷ lệ HS không nhớ tuổi mộng tinh lần đầu khá cao (100 HS, chiếm 58,5%) Tỷ lệ HS trả lời chưa bao giờ mộng tinh là 42 HS, chiếm tỷ lệ 24,6% Tuổi mộng tinh lần trung bình của HS nam nhớ được thời điểm quan trọng này là 13, 8 tuổi.

Bảng 2.1.4 Hành kinh lần đầu ở nữ

TT Tuổi Tần số (n) Tỷ lệ (%)

7 Chưa bao giờ hành kinh 17 9,5

Ket quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ HS nữ hành kinh lần đầu cao nhất ở lứa tuổi 13 (58

HS, chiếm 32,4%), tiếp đến là tuổi 12 (33 HS, chiếm 18,4%), tuổi 13 (3HS, chiếm tỷ lệ 2,3% Tỷ lệ HS hành kinh lần đầu thấp nhất là 10 tuổi (1 HS, chiếm 0,6%) HS không nhớ tuối hành kinh lần đầu là 35 em, chiếm tỷ lệ 19,6% và HS chưa bao giờ hành kinh chỉ có 17 em, chiếm tỷ lệ 9,5% Tuổi hành kinh lần đầu của HS nữ nhớ được thời điểm quan trọng này là 13 tuổi.

Bảng 2.1.5 Ngưòi đầu tiên chia sẻ về mộng tinh hoặc hành kinh

Người đầu tiên HS chia sẻ về mộng tinh và hành kinh chiếm tỷ lệ cao nhất là bố/mẹ (108

HS, chiếm 30,9%); tiếp đến là anh/chị/em và bạn bè (23 HS, chiếm tỷ lệ 6,6%) Rất ít HS chia sẻ với hàng xóm và họ hàng (1 HS, chiếm tỷ lệ 0,3%) Không có HS nào chia sẻ chuyện này với thầy cô giáo Tỷ lệ HS không nhớ/không biết khá cao (146 HS, chiếm 41,7%), có tới 43 HS,chiếm tới 12,3% không nói với ai về mộng tinh và hành kinh lần đầu.

Bảng 2.1.6 Nói chuyên về các chủ đề SKSS

1 Tuổi dậy thì/kinh nguyệt/mộng tinh

Chủ đề tuổi dậy thì/kinh nguyệt/mộng tinh được HS nói chuyện nhiều nhất (172 HS, chiếm tỷ lệ 49,1%) và tỷ lệ nữ cao hơn nam 2 lần (nữ 69,3%, nam 28,1%); tiếp đến là chủ đề tình yêu, có 140 HS, chiếm tỷ lệ 40%; thấp nhất là chủ đề BPTT (8,9%) và TD (8%).

Bảng 2.1.7 Kiến thức về tình dục và mang thai

1 Từ khi nào một bạn nam có thể làm bạn nữ có thai

2 Từ khi nào một bạn nữ có thể có thai

3 Thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt bạn gái dễ mang thai nhất

4 Có thể mang thai hay không dù chỉ QHTD một lần

Kiến thức về TD và mang thai của HS thấp, chỉ có 41,5% nam và 42,5% nữ hiểu biết đúng khi nào một bạn nam có thể làm bạn nữ có thai; 41% nam và 46,9% nữ hiểu biết đúng từ khi nào một bạn nữ có thể có thai; 48% nam và 62% nữ biết có thể mang thai dù chỉ QHTD một lần Tỷ lệ HS hiểu biết về thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt bạn gái dễ mang thai là thấp nhất (nam 29%, nữ 26,3%).

Bảng 2.1.8 Nghe về biện pháp tránh thai

Phần lớn ĐTNC đã nghe về BPTT chiếm 81,7% (nam 73,1%, nữ 89,9%) Tuy nhiên vẫn có 13 HS, chiếm tỷ lệ 3,7% trả lời là chưa nghe về BPTT; 25 HS, chiếm tỷ lệ 7,1% trả lời là không nhớ/không biết và có tới 13 HS, chiếm 3,7% từ chối trả lời câu hỏi này.

Bảng 2.1.9 Hiểu biết về các các biện pháp tránh thai

Ket quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ HS biết về BCS là cao nhất: có 221 HS, chiếm tỷ lệ 63%

KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kiến thức về sức khoẻ sinh sản

2.1 Kiến thức về dậy thì và các biện pháp tránh thai

Bảng 2.1.1 Kiến thức về dậy thì nữ

3 Vú nhô lên, tròn đây 58 33,9 134 74,9 192 54,9

4 Hông nở ra, lưng thon 45 26,3 103 57,5 148 42,3

9 Có ham muốn về TD 31 18,1 26 14,5 57 16,3

10 Muốn có bạn khác giới 37 21,6 39 21,8 76 21,7

Không nhớ/không biết 91 53,2 20 11,2 ill 31,7

Nhìn chung tỷ lệ HS nữ có hiểu biết về các biểu hiện dậy thì ở nữ cao hơn HS nam, trừ tỷ lệ “có ham muốn về TD” nữ và đây cũng là đặc điểm HS biết đến ít nhất (57 HS, chiếm tỷ lệ 16,3%) Tỷ lệ HS hiểu biết về biểu hiện quan trọng nhất ở tuổi dậy thì của nữ là “có kinh nguyệt” là cao nhất, có 211 HS, chiếm tỷ lệ 60,3%; HS biết biểu hiện “vú nhô lên, tròn đầy” là 192 em, chiếm tỷ lệ 54,9%; HS biết biểu hiện chiều cao tăng nhanh” là 177 em, chiếm tỷ lệ 50,6% Có

111 HS trả lời không nhớ/không biết về bất kỳ biểu hiện dậy thì nào ở nữ, chiếm tỷ lệ 31,7%.

Bảng 2.1.2 Kiến thức về dậy thì nam

3 Sụn giáp phát triển, lộ hầu 83 48,5 77 43 160 45,7

6 Cơ quan sinh dục to ra 89 52 77 43 166 47,4

9 Có ham muốn về TD 46 26,9 37 20,7 83 23,7

Tỷ lệ HS nam có hiểu biết về ùậy thì ờ nam cao hưn HS nữ Sự biểu biết của ĐTNC về các biểu hiện dậy thì ở nam còn rất hạn chế HS biết về biểu hiện dậy thì ở nam là “chiều cao tăng nhanh” chiếm tỷ lệ cao nhất (224 HS, chiếm 64%), trong đó có 123 HS nam, chiếm 71,9% và 101 HS nữ, chiếm 56,4%; tiếp đến là biểu hiện “mọc ria mép” có 198 HS, chiếm 56,6% (113

HS nam, chiếm 66,1% và 85 HS nữ, chiếm 47,5%; HS biết về biểu hiện “vỡ giọng, giọng Ồm” có 191 em, chiếm 54,6% (101 HS nam, chiếm 59,1% và 90 HS nữ, chiếm 50,3%) Tỷ lệ HS có hiểu biết về biểu hiện dậy thì quan trọng nhất của nam là “xuất tinh lần đầu” rất thấp, chỉ có 108

HS, chiếm 30,9% Tương tự như biểu hiện dậy thì ở nữ, tỷ lệ HS biết về biểu hiện dậy thì ở nam là “có ham muốn về TD” thấp nhất, có 83 HS, chiếm tỷ lệ 23,7% (46 HS nam, chiếm 26,9% và

37 HS nữ, chiếm 20,7%) Có 110 HS trả lời không nhớ/không biết về bất kỳ biếu hiện dậy thì nào ở nam, chiếm tỷ lệ 31,4% (43 HS nam, chiếm 25,1%; 67 HS nữ, chiếm ty lệ 37,4%).

Bảng 2.1.3 Mộng tinh lần đầu ở nam

TT Tuổi Tần số (n) Tỷ lệ (%)

7 Chưa bao giờ mộng tinh 42 24,6

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ HS nam mộng tinh lần đầu cao nhất ở lứa tuổi 14 (17

HS, chiếm 9,9%), tiếp theo là tuổi 15 (6 HS, chiếm 3,5%), tuổi 13 có 3 HS, chiếm tỷ lệ 2,3% Tỷ lệ HS không nhớ tuổi mộng tinh lần đầu khá cao (100 HS, chiếm 58,5%) Tỷ lệ HS trả lời chưa bao giờ mộng tinh là 42 HS, chiếm tỷ lệ 24,6% Tuổi mộng tinh lần trung bình của HS nam nhớ được thời điểm quan trọng này là 13, 8 tuổi.

Bảng 2.1.4 Hành kinh lần đầu ở nữ

TT Tuổi Tần số (n) Tỷ lệ (%)

7 Chưa bao giờ hành kinh 17 9,5

Ket quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ HS nữ hành kinh lần đầu cao nhất ở lứa tuổi 13 (58

HS, chiếm 32,4%), tiếp đến là tuổi 12 (33 HS, chiếm 18,4%), tuổi 13 (3HS, chiếm tỷ lệ 2,3% Tỷ lệ HS hành kinh lần đầu thấp nhất là 10 tuổi (1 HS, chiếm 0,6%) HS không nhớ tuối hành kinh lần đầu là 35 em, chiếm tỷ lệ 19,6% và HS chưa bao giờ hành kinh chỉ có 17 em, chiếm tỷ lệ 9,5% Tuổi hành kinh lần đầu của HS nữ nhớ được thời điểm quan trọng này là 13 tuổi.

Bảng 2.1.5 Ngưòi đầu tiên chia sẻ về mộng tinh hoặc hành kinh

Người đầu tiên HS chia sẻ về mộng tinh và hành kinh chiếm tỷ lệ cao nhất là bố/mẹ (108

HS, chiếm 30,9%); tiếp đến là anh/chị/em và bạn bè (23 HS, chiếm tỷ lệ 6,6%) Rất ít HS chia sẻ với hàng xóm và họ hàng (1 HS, chiếm tỷ lệ 0,3%) Không có HS nào chia sẻ chuyện này với thầy cô giáo Tỷ lệ HS không nhớ/không biết khá cao (146 HS, chiếm 41,7%), có tới 43 HS,chiếm tới 12,3% không nói với ai về mộng tinh và hành kinh lần đầu.

Bảng 2.1.6 Nói chuyên về các chủ đề SKSS

1 Tuổi dậy thì/kinh nguyệt/mộng tinh

Chủ đề tuổi dậy thì/kinh nguyệt/mộng tinh được HS nói chuyện nhiều nhất (172 HS, chiếm tỷ lệ 49,1%) và tỷ lệ nữ cao hơn nam 2 lần (nữ 69,3%, nam 28,1%); tiếp đến là chủ đề tình yêu, có 140 HS, chiếm tỷ lệ 40%; thấp nhất là chủ đề BPTT (8,9%) và TD (8%).

Bảng 2.1.7 Kiến thức về tình dục và mang thai

1 Từ khi nào một bạn nam có thể làm bạn nữ có thai

2 Từ khi nào một bạn nữ có thể có thai

3 Thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt bạn gái dễ mang thai nhất

4 Có thể mang thai hay không dù chỉ QHTD một lần

Kiến thức về TD và mang thai của HS thấp, chỉ có 41,5% nam và 42,5% nữ hiểu biết đúng khi nào một bạn nam có thể làm bạn nữ có thai; 41% nam và 46,9% nữ hiểu biết đúng từ khi nào một bạn nữ có thể có thai; 48% nam và 62% nữ biết có thể mang thai dù chỉ QHTD một lần Tỷ lệ HS hiểu biết về thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt bạn gái dễ mang thai là thấp nhất (nam 29%, nữ 26,3%).

Bảng 2.1.8 Nghe về biện pháp tránh thai

Phần lớn ĐTNC đã nghe về BPTT chiếm 81,7% (nam 73,1%, nữ 89,9%) Tuy nhiên vẫn có 13 HS, chiếm tỷ lệ 3,7% trả lời là chưa nghe về BPTT; 25 HS, chiếm tỷ lệ 7,1% trả lời là không nhớ/không biết và có tới 13 HS, chiếm 3,7% từ chối trả lời câu hỏi này.

Bảng 2.1.9 Hiểu biết về các các biện pháp tránh thai

Ket quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ HS biết về BCS là cao nhất: có 221 HS, chiếm tỷ lệ 63%

(104 HS nam chiếm 60,8% và 117 HS nữ, chiếm 65,4%), tiếp đến là thuốc tránh thai, có 204 em, chiếm 58,3%; vòng tránh thai có 148 HS biết, chiếm 42,3%, chỉ có 101 HS, chiếm tỷ lệ 28,9% biết tính vòng kinh là BPTT Tỷ lệ HS nữ hiểu biết về các BPTT đều cao hơn HS nam.

2.2 Kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Bảng 2.2.1 Nghe về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số HS đã nghe về BLTQĐTĐ (265 HS, chiếm tỷ lệ 75,7%) Tuy nhiên vẫn còn 35 em, chiếm tỷ lệ 10% trả lời chưa nghe về BLTQĐTD, 27 HS, chiếm tỷ lệ 7,7% trả lời là không nhớ/không biết và có tới 23 HS, chiếm 6,6% từ chối trả lời câu hỏi này.

Bảng 2.2.2 Biết về các bệnh lây qua đường tình dục

Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tần số (n)

34 ĐTNC chỉ trả lời được tối đa 3 loại BLTQĐTD là lậu, HIV/AIDS và giang mai Tỷ lệ HS nghe về HIV/AIDS là cao nhất (203 HS, chiếm 58%), tiếp đến là bệnh giang mai (116 HS, chiếm 33,1%) và tỷ lệ HS biết về bệnh lậu là thấp nhất (113 HS, chiếm 32,3%).

Bảng 2.2.3 Dấu hiệu bệnh lây truyền qua đường tình dục

1 Chảy dịch âm đạo bất thường 54 31,6 64 35,8 118 33,7

3 Cảm giác đau bộ phận

4 Không biết 18 10,5 52 29,1 70 20 ĐTNC chỉ trả lời được tối đa 3 dấu hiệu của BLTQĐTD là: chảy dịch âm đạo bất thường, ngứa bộ phận SD và cảm giác đau bộ phận SD Trong 3 dấu hiệu này, tỷ lệ HS biết về “ngứa bộ phận SD” chiếm tỷ lệ cao nhất, có 162 HS, chiếm 46,3% (69 HS nam, chiếm 40,4% và 93 HS nữ, chiếm 52%); tiếp đến có 118 HS, chiếm tỷ lệ 33,7% biết về dấu hiệu “chảy dịch âm đạo bất thường”, chỉ có 104 HS, chiếm tỷ lệ 29,7% biết về “dấu hiệu cảm giác đau bộ phận SD” vẫn còn

70 HS, chiếm tỷ lệ 20% mặc dù đã nghe về BLTQĐTD nhưng không biết bất cứ một dấu hiệu nào của BLTQĐTD.

Bảng 2.2.4 Hiểu biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

1 Có ai mắc BLTQĐTD mà không có dấu hiệu hay triệu chứng?

2 Một người mắc BLTQĐTD có ảnh hưởng đến khả năng có con không?

Thái độ về sức khoẻ sinh sản

3.1 Thái độ về dậy thì và các biện pháp tránh thai

Bảng 3.1.1 Thái độ về dậy thì TT

1 Khi đến tuổi dậy thì, bạn có những thay đổi về cơ thể và tâm lý, bạn thấy tự tin để thích nghi_với sự thay đổi này.

2 Bạn có đồng ý “tuổi dậy thì là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời”.

3 Bạn có đồng ý với việc yêu ở lứa tuổi của bạn là bình thường.

Kết quả nghiên cứu cho thấy với câu hỏi “Khi đến tuổi dậy thì, bạn có những thay đổi về cơ thể và tâm lý, bạn thấy tự tin để thích nghi với sự thay đổi này?” có 26,3% số người trả lời hoàn toàn ĐY, 36% số người trả lời ĐY, 7,4% số người trả lời KĐY, 1,7% trả lời hoàn toànKĐY và 28,6% trả lời KN/KB Với câu hỏi “Bạn có đồng ý “tuổi dậy thì là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời?” có 27,7% số người trả lời hoàn toàn ĐY, 46,3% số người trả lời ĐY, 5,1% số người trả lời KĐY, 1,7% trả lời hoàn toàn KĐY và 19,7% trả lời KN/KB Với câu hỏi “Bạn có đồng ý với việc yêu ở lứa tuổi của bạn là bình thường?” có 11,4% số người trả lời hoàn toàn ĐY,26,9% số người trả lời ĐY, 27,4% số người trả lời KĐY, 12,3% trả lời hoàn toàn KĐY và 22,1% trả lời KN/KB.

Bảng 3.1.2 Thái độ về biện pháp tránh thai TT

1 Bạn có đồng ý sử dụng BCS là giải pháp tốt khi có QHTD ở lứa tuổi bạn.

2 Bạn có đồng ý sử dụng

BPTT chỉ dành cho người đã kết hôn.

3 Bạn có đồng ý cần cung cấp một số BPTT như: BCS, thuốc tránh thai cho VTN nếu họ không kiềm chế được, có QHTD trước hôn nhân

Kết quả nghiên cứu cho thấy với câu hỏi “Bạn có đồng ý sử dụng BCS là giải pháp tốt khi có QHTD” ở lứa tuổi bạn?” có 17,7% số người trả lời hoàn toàn ĐY, 29,7% số người trả lời ĐY, 9,7% số người trả lời KĐY, 6,0% trả lời hoàn toàn KĐY và 36,9% trả lời KN/KB Với câu hỏi “Bạn có đồng ý sử dụng BPTT chỉ dành cho người đã kết hôn” có 6,3% số người trả lời hoàn toàn ĐY, 11,1% số người trả lời ĐY, 28,6% số người trả lời KĐ Y, 16,9% trả lời hoàn toàn KĐY và 37,1% trả lời KN/KB Với câu hỏi “Bạn có đồng ý cần cung cấp một số BPTT như: BCS,thuốc tránh thai cho VTN nếu họ không kiềm chế được, có QHTD trước hôn nhân” có 17,1% số người trả lời hoàn toàn ĐY, 34,9% số người trả lời ĐY, 7,4% số người trả lời KĐY, 4,3% trả lời hoàn toàn KĐY và 36,3% trả lời KN/KB.

Bảng 3.1.3 Truyền thông giáo dục sức khoẻ sinh sản TT

1 Bạn có đồng ý chương trình truyền thông, giáo dục về

SKSS VTN nên bắt đầu từ trước khi bạn bước vào tuổi dậy thì.

2 Bạn có đồng ý chương trình giáo dục SKSS VTN có thể khuyến khích HS có QHTD sớm hơn.

3 Bạn có đồng ý chương trình giáo dục SKSS VTN chỉ được coi là đầy đủ nếu nó chú ý đến nhu cầu của cả nam giới và phụ nữ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy với câu hỏi “Bạn có đồng ý chương trình truyền thông, giáo dục về SKSS VTN nên bắt đầu từ trước khi bạn bước vào tuổi dậy thì” có 34,3% số người trả lời hoàn toàn ĐY, 31,4% số người trả lời ĐY, 4,9% số người trả lời KĐY, 2,6% trả lời hoàn toàn KĐY và 26,9% trả lời KN/KB Với câu hỏi “Bạn có đồng ý chương trình giáo dục SKSS VTN có thể khuyến khích HS có QHTD sớm hơn” có 7,1% số người trả lời hoàn toàn ĐY, 12,6% số người trả lời ĐY, 24% số người trả lời KĐY, 26,6% trả lời hoàn toàn KĐY và 29,7% trả lời KN/

KB Với câu hỏi “Bạn có đồng ý chương trình giáo dục SKSS VTN chỉ được

43 coi là đầy đủ nếu nó chú ý đến nhu cầu của cả nam giới và phụ nữ” có 13,7% số người trả lời hoàn toàn ĐY, 26,6% số người trả lời ĐY, 10,6% số người trả lời KĐY, 4,9% trả lời hoàn toàn KĐY và 44,3% trả lời KN/KB.

3.2 Thái độ về bệnh lây truyền qua đương tình dục và tình dục an toàn Bảng 3.2.1 Thái độ về quan hệ tình dục trước hôn nhân

Quan điểm Hoàn toàn ĐY (%) ĐY (%)

3 Bạn gái thường thích những

Bạn trai có kinh nghiệm về

4 Bạn trai thường thích những Bạn gái có kinh nghiệm về TD

5 Khi kết hôn, một cô gái sẽ tự hào nếu như cô ấy còn trinh trắng (chưa QHTD) 29,4 29,1 6,6 2,9 32

6 Khi kết hôn, một chàng trai sẽ tự hào nếu như cậu ấy vẫn là trai tân (chưa bao giờ

Kết quả nghiên cứu cho thấy với câu hỏi “Bạn gái không được QHTD trước khi cưới ” có 28,3% số người trả lời hoàn toàn ĐY, 32,6% số người trả lời ĐY, 10,6% số người trả lời KĐY, 6,0% trả lời hoàn toàn KĐY và 22,6% trả lời KN/KB Với câu hỏi “Bạn trai không được QHTD trước khi cưới ” có 24% số người trả lời hoàn toàn ĐY, 34,9% số người trả lời ĐY, 10,9% số người trả lời KĐY, 5,4% trả lời hoàn toàn KĐY và 24,9% trả lời KN/KB Với câu hỏi

“Bạn gái thường thích những Bạn trai có kinh nghiệm về TD” có 5,7% số người trả lời hoàn toàn ĐY, 13,7% số người trả lời ĐY, 22,9% số người trả lời KĐY, 13,1% trả lời hoàn toàn KĐY và 44,6% trả lời KN/KB.VỚi câu hỏi “Bạn trai thường thích những Bạn gái có kinh nghiệm về TD” có 4,9% số người trả lời hoàn toàn ĐY, 18,6% số người trả lời ĐY, 20% số người trả lời KĐY, 12,3% trả lời hoàn toàn KĐY và 44,3% trả lời KN/KB Với câu hỏi “Khi kết hôn, một cô gái sẽ tự hào nếu như cô ấy còn trinh trắng (chưa QHTD)” có 29,4% số người trả lời hoàn toàn ĐY, 29,1 % số người trả lời ĐY, 6,6% số người trả lời KĐY, 2,9% trả lời hoàn toàn KĐY và 32% trả lời KN/KB Với câu hỏi “Khi kết hôn, một chàng trai sẽ tự hào nếu như cậu ấy vẫn là trai tân (chưa bao giờ QHTD)” có 29,4% số người trả lời hoàn toàn ĐY, 25,7% số người trả lời ĐY, 8% số người trả lời KĐY, 2,6% trả lời hoàn toàn KĐY và 34,3% trả lời KN/KB.

Bảng 3.2.2 Thái độ về quan hệ tình dục vói người đồng giói

1 Trong XH hiện nay có một số người có QHTD với người cùng giới và hành vi này là chấp nhận được

Kết quả nghiên cứu cho thấy với câu hỏi “Trong xã hội hiện nay có một số người có QHTD với người cùng giới (đồng tính luyến ái) và hành vi này là chấp nhận được”, có 5,1% số người trả lời hoàn toàn ĐY, 8% số người trả lời ĐY, 15,7% số người trả lời KĐY, 26,3% trả lời hoàn toàn KĐY và 44,9% trả lời KN/KB.

Bảng 3.2.3 Thái độ về quan hệ tình dục trước hôn nhân;

Nam và nữ có thể QHTD trước khi cưới:

2 Neu họ dự định đi đến hôn nhân 12,9 30,9 18 5,7 32,6

3 Neu cả hai đều muốn điều đó 10 26,3 6,9 39,1

Kết quả nghiên cứu cho thấy với câu hỏi “Nam và nữ có thể QHTD trước khi cưới”: Nếu họ yêu nhau, có 8,9% số người trả lời hoàn toàn ĐY, 17,7% số người trả lời ĐY, 30,9% số người trả lời KĐY,8,3% trả lời hoàn toàn KĐY và 34,3% trả lời KN/KB Nếu họ dự định đi đến hôn nhân, có 12,9% số người trả lời hoàn toàn ĐY, 30,9% số người trả lời ĐY, 18% số người trả lờiKĐY 5,7% trả lời hoàn toàn KĐY và 32,6% trả lời KN/KB Nếu cả hai đều muốn điều đó, có10% số người trả lời hoàn toàn ĐY, 26,3% số người trả lời ĐY, 17,7% số người trả lời KĐY,6,9% trả lời hoàn toàn KĐ Y và 39,1% trả lời KN/KB.

Bảng 3.2.4 Thái độ về bao cao su TT

1 Mang theo BCS, nghĩa là bạn chuẩn bị sẵn sàng để

2 Sử dụng BCS khi QHTD sẽ làm giảm “sự sung sướng/ khoái cảm”

Kết quả nghiên cứu cho thấy với câu hỏi “Mang theo BCS, nghĩa là bạn chuẩn bị sẵn sàng để QHTD” có 5,4% số người trả lời hoàn toàn ĐY, 19,1% số người trả lời ĐY, 22,3% số người trả lời KĐY, 9,1% trả lời hoàn toàn KĐY và 44% trả lời KN/KB Với câu hỏi “Sử dụng BCS khi QHTD sẽ làm giảm “sự sung sướng/ khoái cảm” có 4,3% số người trả lời hoàn toàn ĐY, 10,3% số người trả lời ĐY, 14,6% số người trả lời KĐY, 8,9% trả lời hoàn toàn KĐY và 62% trả lời KN/KB.

Bảng 3.2.5 Thái độ về quan hệ tình dục TT

3 Khi QHTD với người mà bạn đã quen biết thì không càn phải sử dụng BCS nữa

4 Neu bạn gái đề nghị bạn tình sử dụng BCS khi

QHTD, cô ấy sẽ không được bạn tình tôn trọng

Kết quả nghiên cứu cho thấy với câu hỏi “Khi QHTD với người mà bạn đã quen biết thì không cần phải sử dụng BCS nữa” có 0,6% số người trả lời hoàn toàn ĐY, 3,7% số người trả lời ĐY, 23,7% số người trả lời KĐY, 34% trả lời hoàn toàn KĐY và 38% trả lời KN/KB Với câu hỏi “Nếu bạn gái đề nghị bạn tình sử dụng BCS khi QHTD, cô ấy sẽ không được bạn tình tôn trọng ” có 3,1% số người trả lời hoàn toàn ĐY, 6,9% số người trả lời ĐY, 18% số người trả lời KĐY, 17,4% trả lời hoàn toàn KĐY và 54,6% trả lời KN/KB.

Bảng 3.2.6 Thái độ về bệnh lây truyền qua đường tình dục

1 BLTQĐTD là một loại bệnh thông thường dễ chữa trị

2 QHTD không an toàn rất dễ mắc BLTQĐTD 26,9 25,4 7,4 34,6

3 Nên tránh xa những người mắc các BLTQĐTD 12,3 16,3 16 11,4 44

4 BLTQĐTD có thể phòng tránh được 12,9 27,4 10 6,3 43,4

Kết quả nghiên cứu cho thấy với câu hỏi “BLTQĐTD là một loại bệnh thông thường dễ chữa trị ” có 3,1% số người trả lời hoàn toàn ĐY, 3,1% số người trả lời ĐY, 22% số người trả lời KĐY, 29,4% trả lời hoàn toàn KĐY và 42,3% trả lời KN/KB Với câu hỏi “QHTD không an toàn rất dễ mắc BLTQĐTD” có 26,9% số người trả lời hoàn toàn ĐY, 25,4% số người trả lời ĐY, 5,7% số người trả lời KĐY, 7,4% trả lời hoàn toàn KĐY và 44% trả lời KN/KB Với câu hỏi

48 xa những người mắc các BLTQĐTD” có 12,3% số người trả lời hoàn toàn ĐY, 16,3% số người trả lời ĐY, 16% số người trả lời KĐY, 11,4% trả lời hoàn toàn KĐY và 44% trả lời KN/KB Với câu hỏi “BLTQĐTD có thể phòng tránh được” có 12,9% số người trả lời hoàn toàn ĐY, 27,4% số người trả lời ĐY, 10% số người trả lời KĐY, 6,3% trả lời hoàn toàn KĐY và 43,4% trả lời KN/ KB.

Thái độ của HS về SKSS bao gồm thái độ về dậy thì, BPTT, TDAT và BLTQĐTD. Điểm thái độ chung bằng tổng số điểm từ câu DI đến câu E19 Tổng điểm cao nhất là 120 điểm. Kết quả từ biểu đồ 3 cho thấy điểm thái độ trung bình đạt 54,5 điểm, trong đó: nam đạt 49,2 điểm; nữ đạt 59,5 điểm HS có điểm cao đạt 108 điểm (1 HS, chiếm 0,3%) HS có điểm thái độ nhỏ nhất là 0 điểm (23 HS, chiếm tỷ lệ 6,6%).

Nếu chia tổng số điểm thái độ của HS thành 2 nhóm: nhóm thứ nhất là l Ă số HS có điểm thái độ cao nhất được gọi là nhóm có thái độ tích cực và nhóm thứ hai là % số HS còn lại có điểm thái độ chưa tích cực Kết quả cho thấy nhóm thứ nhất chỉ đạt khoảng 78 điểm trở lên và nhóm thứ hai có điểm kiến thức dưới 78 điểm.

Một số yếu tố gia đình và xã hội

Bảng 4.1 Người trong gia đình chủ động nói chuyện về sức khoẻ sinh sản

TT Nội dung Nam Nữ Chung n % n % n %

Kết quả nghiên cứu cho thấy với câu hỏi “Những người trong gia đình có chủ động nói chuyện với bạn về dậy thì, BPTT, TDAT, BLTQĐTD”, chỉ có 111 HS, chiếm tỷ lệ 31,7% trả lời

“có”, trong đó nam có 34 HS, chiếm 19,9%, nữ có 77 HS chiếm 43% Phần lớn HS (239HS, chiếm tỷ lệ 68,3%) trả lời “không”, trong đó nam có 137 HS, chiếm 80,1% cao hon nữ là 102

Bảng 4.2 Người hay chủ động nói chuyện về sức khoẻ sinh sản

TT Người chủ động Nam Nữ Chung n % n % n %

1 Tất cả mọi người trong gia đình 29 17 37 20,7 66 18,8

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ bố/mẹ hay nói chuyện với con về SKSS là cao nhất

(192 HS, chiếm 54,8%), tiếp đến là “tất cả mọi người trong gia đình” có 66 HS, chiếm 18,8%. Chỉ có 33 HS, chiếm tỷ lệ 9,4% trả lời anh/chị là người hay nói chuyện này và thấp nhất là ông/ bà, chỉ có 6 HS, chiếm 1,7%.

Bảng 4.3 Nói chuyện vói bạn về sức khoẻ sinh sản

TT Nội dung Nam Nữ Chung n % n % n %

Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số HS trả lời không nói chuyện với bạn bè về dậy thì,BPTT, TDAT, BLTQĐTD (232 HS, chiếm tỷ lệ 66,3%), trong đó nam có 133 HS, chiếm tỷ lệ77,8%, nữ có 99 HS, chiếm tỷ lệ 55,3% Chỉ có 118 HS, chiếm tỷ lệ 33,7% trả lời có nói chuyện với bạn bè về các chủ đề này (38 HS nam, chiếm 22,2% và 80 HS nữ, chiếm 44,7%)

Bảng 4.4 Các chủ đề học sinh nói chuyện vói bạn bè

TT Chủ đề Nam Nữ Chung n % n % n %

Trong số 33,7% HS nói chuyện với bạn về SKSS, tỷ lệ HS nói chuyện về chủ đề dậy thì là cao nhất (101 HS, chiếm 28,9%), trong đó nam có 26 HS, chiếm 15,2% và nữ có 75 HS, chiếm 41,9% Tỷ lệ HS nói chuyện về 3 chủ đề còn lại là BPTT, TDAT và BLTQĐTD rất thấp, tỷ lệ lần lượt là 0,6%; 1,7% và 2,6%

Bảng 4.5 Nguồn thông tin về học sinh tiếp cận được

TT Nguồn thông tin Nam Nữ Chung n % n % n %

1 Sách, báo, tạp chí tờ rơi 68 39,8 84 46,9 152 43,4

Kết quả nghiên cứu cho thấy, HS tiếp cận với các nguồn thông tin về SKSS cao nhất là từ sách, báo, tạp chí, tờ rơi (152 HS, chiếm 43,4%) và internet (140 HS, chiếm 40%), tiếp đến là truyền hình là 32,9%, thầy cô/nhà trường là 26,6%, cán bộ y tế/DS là 24,3%, cha mẹ là 22,3%,bạn bè là 16% và thấp nhất là phát thanh, chỉ chiếm 5,7%.

Bảng 4.6 Nội dung mong muốn đưọc cung cấp thêm thông tin

TT Nội dung Nam Nữ Chung n % n % n %

Mong muốn của HS được cung cấp thêm thông tin về chủ đề dậy thì là nhiều nhất (224HS, chiếm 64%), trong đó nam có 90HS, chiếm 52,6% và nữ có 134 HS, chiếm 74,9%, tiếp đến là chủ đề BPTT và BLTQĐTD (106 HS, chiếm 30,3%) và thấp nhất là chủ đề TD, chỉ có 79 HS, chiếm 22,6%.

Bảng 4.7 Tiêu chuẩn quan trọng để chọn bạn đòi

TT Tiêu chuẩn Nam Nữ Chung n % n % n %

1 Người đó kiêm được nhiều tiền

3 Có giáo dục, học thức cao 85 49,7 101 56,4 186 53,1

4 Có nghề nghiệp ổn định 57 33,3 73 40,8 130 37,1

8 Hợp nhau về sở thích, tính tình

9 Có tình yêu thực sự 78 45,6 113 63,1 191 54,6 về tiêu chuẩn chọn bạn đời, ĐTNC đánh giá tiêu chuẩn cao nhất là có tình yêu thực sự (191 HS, chiếm 54,6%) và có giáo dục, học thức cao (186 HS, chiếm tỷ

52 lệ 53,1%, tiếp đến là hợp nhau về sở thích, tính tình (133 HS, chiếm 38%) và có nghề nghiệp ổn định (130 HS, chiếm 37,1%), con nhà gia giáo có 73 HS lựa chọn, chiếm 20,9%, có SK có 65 HS lựa chọn chiếm 18,6%, người đó kiếm được nhiều tiền có 51 HS lựa chọn, chiếm 14,6% và thấp nhất là tiêu chuẩn ngoại hình hấp dẫn (40 HS, chiếm 11,4%) và gia đình giàu có (32 HS chiếm 9,1%).

TT Sử dụng internet Nam Nữ Chung n % n % n %

Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn HS đã từng sử dụng internet (274 HS, chiếm 78,3%), trong đó có 128 HS nam, chiếm tỷ lệ 74,9% và 146 HS nữ, chiếm tỷ lệ 81,6 %; Có 76

HS, chiếm tỷ lệ 21,7% trả lời chưa sử dụng internet, trong đó có có 43 HS nam, chiếm tỷ lệ 25,1% và 33 HS nữ, chiếm tỷ lệ 18,4 %

Bảng 4.9 Địa điểm thường sử dụng internet

TT Địa điểm thường sử dụng internet

4 Tại cửa hàng trò chơi ĐT 64 37,4 54 30,2 118 33,7

6 Tại trung tâm văn hoá 5 2,9 5 2,8 10 2,9 về địa điểm sử dụng internet, ĐTNC sử dụng internet tại nhà là cao nhất (153 HS, chiếm43,7%), tiếp đến tại cửa hang trò chơi điện tử (118 HS, chiếm

33,7%), tại trường học có 33 HS lựa chọn, chiếm 9,4%, tại nhà bạn bè có 29 HS lựa chọn chiếm 8,3%, thấp nhất là tại trung tâm văn hoá cộng đồng (10 HS, chiếm 2,9%).

Bảng 4.10 Mục đích sử dụng internet

TT Mục đích Kiến thức

3 Tìm thông tin/đọc báo 36 21,1 81 45,3 117 33,4

7 Đưa thông tin lên mạng 6 3,5 11 6,1 17 4,9

8 Khác 9 5,3 8 4,5 15 4,3 về mục đích sử dụng internet, ĐTNC sử dụng ỉntimet để chơi trò chơi là cao nhất (171 HS, chiếm 48,9%), tiếp đến là “chat” (129 HS, chiếm 36,9%), tìm đọc thông tin/đọc báo 117 HS lựa chọn, chiếm 33,4%, để sử dụng email và tạo blog có 26 HS, chiếm 7,4%, thấp nhất là để đưa thông tin lên mạng (17 HS, chiếm 4,9%).

Bảng 4.11 Thời gian sử dụng internet

TT Thời gian/tuần Nam Nữ Chung n % n % n %

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ HS sử dụng internet cao nhất là từ 7h- 13h/l tuần (105

HS, chiếm 30%), tiếp đến là sử dụng từ 14- 23h/tuần (77 HS, chiếm tỷ lệ 22%), dưới 7h/tuần có

45 HS, chiếm 12,9%, sử dụng từ 24 h - 27h/tuần (26 HS, chiếm 7,4%) và thấp nhất là sử dụng từ 28- 35h/tuần (21 HS, chiếm 6%) Thời gian sử dụng internet trung bình của HS là 12,5h/tuần, trong đó nam là 13,8h/tuần còn nữ là 11,4 h/tuần

Bảng 4.12 Xem phim hoặc hình ảnh kích dục trên internet

Xem phim hoặc hình sảnh kích dục

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ HS đã xem phim hoặc hình ảnh kích dục trên internet không cao, chỉ có 34 HS, chiếm tỷ lệ 9,7%, trong đó có 25 nam, chiếm tỷ lệ 14,6% và 9 nữ, chiếm tỷ lệ 5% và đa số HS (240 HS, chiếm tỷ lệ 68,6%) chưa xem, trong đó có 103 HS nam, chiếm 74,9% và 146 HS nữ, chiếm 81,6%.

Bảng 4.13 Bạn bè rủ xem phim hoặc hình ảnh kích dục

TT Bạn bè hay rủ Nam Nữ Chung n % n % n %

Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn HS chưa bao giờ có bạn bè hay rủ xem phim hoặc hình ảnh kích dục (312 HS, chiếm 89,1%), trong đó có 142 HS nam, chiếm 83% và 170 HS nữ, chiếm 95%), tiếp đến có 29 HS, chiếm 8,3% trả lời “thỉnh thoảng”, trong dó có 21 HS nam, chiếm 12,3% và 8 HS nữ, chiếm 4,5%; chỉ có một tỷ lệ nhỏ HS trả lời “thường xuyên” (9 HS, chiếm 2,6%), trong đó có 8 HS nam, chiếm 4,7% và 1 HS nữ, chiếm 0,6%.

Bảng 4.14 Địa điểm hay xem phim hoặc hình ảnh kích dục

TT Địa điểm Nam Nữ Chung n % n % n %

4 Tại cửa hàng trò chơi điện tử 13 7,6 1 0,6 14 4

6 Tại trung tâm văn hoá cộng đồng

Một số yếu tố liên quan

Bảng 5.1 Mối liên quan giữa kiến thức vói giới tính

Giới tính Kiến thức Tổng số

Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa kiến thức về SKSS với giới tính của HS: HS nam có kiến thức chưa tốt cao gấp 2,01 lần so với HS nữ với kiểm định /2 = 7,8; OR 2,01 01 (CI95%: 1,225 - 3,279); sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 5.2 Mối liên quan giữa kiến thức vói lóp học

Lóp Kiến thức Tổng số

Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa kiến thức về SKSS với lớp học của HS: HS lớp 6 và 7 có kiến thức chưa tốt cao gấp 12,76 lần so với HS lớp 8 và 9 với kiểm định /2

= 12,76; OR = 2,5 (CI95%: 1,5 - 4,2); sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 5.3 Mối liên quan giữa kiến thức vói học lực

Học lực Kiến thức Tổng số

Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa kiến thức về SKSS với học lực của HS: HS có lực học trung bình trở xuống có kiến thức chưa tốt cao gấp 8,84 lần so với HS có học lực khá, giỏi với kiểm định /2 = 18,01; OR - 8,84 (CI95%: 2,7 - 28,97); sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 5.4 Mối liên quan giữa kiến thức vói điều kiện kinh tế

Kinh tế Kiến thức Tổng số

Kết quả nghiên cứu cho thấy chưa tìm thấy có mối liên quan giữa kiến thức với điều kiện kinh tế của gia đình HS (P > 0,05).

Bảng 5.5 Mối liên quan giữa thái độ với giói tính

Giói tính Thái độ Tổng số

Chưa tích cực Tích cực

%2 = 5,3; OR= 1,77 (CI95%: 1,08 - 2,89); p = 0,028 Kêt quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa thái độ về SKSS với giới tính của HS: HS nam có thái độ chưa tích cực cao gấp 1,77 lần so với HS nữ với kiểm đinh %2 = 5,3; OR

= 1,77 (CI95%: 1,08 - 2,89); sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 5.6 Mối liên quan giữa thái độ vói lóp học

Lóp Thái độ Tổng số

Chưa tích cực Tích cực

Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa thái độ về SKSS với lóp học của HS:

HS lớp 6 và 7 có thái độ chưa tích cực cao gấp 1,8 lần so với HS lớp 8

58 và 9 với kiểm định %2 = 5,5; OR = 1,8 (CI95%: 1,1 - 2,95); sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Bảng 5.7 Mối liên quan giữa thái độ vói học lực

Kiến thức Thái độ về dậy thì Tổng số

Chưa tích cực Tích cực

Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa thái độ về SKSS với học lực của HS:

HS có lực học trung bình trở xuống có thái độ chưa tích cực cao gấp 3,31 lần so với HS có học lực khá, giỏi với kiểm định %2 = 8,8; OR = 3,31 (CI95%: 1,45 - 7,56); sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Bảng 5.8 Mối liên quan giữa thái độ vói điều kiện kinh tế

Kinh tế Thái độ về dậy thì Tổng số

Chưa tích cực Tích cực

Kết quả nghiên cứu cho thấy chưa tìm thấy mối liên quan giữa thái độ về SKSS với điều kiện kinh tế của gia đình HS (P > 0,05).

Bảng 5.9 Mối liên quan giữa kiến thức vói thái độ

Kiến thức Thái độ về dậy thì Tổng số

Chua tích cực Tích cực

%2 = 49,56; OR = 6,03 (CI95%: 3,6 -10,2); p < 0,001Kêt quả nghiên cứu cho thây có môi liên quan giữa kiên thức và thái độ vê SKSS của HS: HS có kiến thức chưa tót có thái độ chưa tích cực cao gấp 6,03 lần so với HS có kiến thức tổt với kiểm định /2 = 49,56; OR = 6,03 (CI95%: 3,6 - 10,2);

BÀN LUẬN

Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ về sứckhoẻ sinh sản của học

5.1 Kiến thức của học sinh về sức khoẻ sinh sản

- Tuổi dậy thì trung bình của HS nam là 13,8 tuổi, tuổi dậy thì của HS nữ là gần 13 tuổi

- Có 68,3% HS biết ít nhất một dấu hiệu dậy thì ở nữ và 60,3 % biết dấu hiệu quan trọng nhất của dậy thì ở nữ là “có kinh nguyệt lần đầu” Có 68,6 % HS biết ít nhất một dấu hiệu dậy thì ở nam và chỉ có 30,9% HS biết về dấu hiệu dậy thì quan trọng nhất của nam là “xuất tinh lần đầu” Tỷ lệ người đầu tiên HS chia sẻ về mộng tinh và hành kinh cao nhất là bố/mẹ chiếm tỷ lệ 30,9% Chủ đề tuổi dậy thì/kinh nguyệt/mộng tinh được HS nói chuyện nhiều nhất, chiếm 49,1%.

- Kiến thức về TD và mang thai của HS thấp, chỉ có 41,5% nam và 42,5% nữ hiểu biết đúng khi nào một bạn nam có thể làm bạn nữ có thai; Chỉ có 41% nam và 46,9% nữ hiểu biết đúng khi nào một bạn nữ có thể có thai.

- Tỷ lệ ĐTNC đã nghe về BPTT khá cao chiếm 81,7% (nam 73,1%, nữ 89,9%), tỷ lệ BPTT được HS nghe nhiều nhất là BCS, chiếm 63%.

- Tỷ lệ HS đã nghe về BLTQĐTD chiếm 75,7%, trong đó, tỷ lệ HS nghe về HIV/AIDS là cao nhất, chiếm 58%.

- Tỷ lệ HS biết ít nhất về một dấu hiệu của BLTQĐTD là 55,7 % và các em chỉ biết tối đa 3 dấu hiệu của BLTQĐTD là ngứa bộ phận SD, chảy dịch âm đạo bất thường và có dấu hiệu cảm giác đau bộ phận SD.

- Tỷ lệ HS nghe nói đến “QHTDAT” rất thấp, chiếm tỷ lệ 62,3% Tỷ lệ HS trả lời cao nhất về các hành vi QHTDAT là giao hợp có sử dụng BCS cũng chỉ chiếm tỷ lệ 48,9%.

- Tỷ lệ HS đã nghe nói đến NPT chiếm tỷ lệ 55,4% HS Tỷ lệ cao nhất HS biết hậu quả của NPT là vô sinh, chiếm 38,9%

5.2 Thái độ của học sinh về sức khoẻ sinh sản

- Tỷ lệ HS đồng tình với quan điểm tuổi dậy thì là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời,chiếm 74%.

KÉT LUẬN

Kiến thức của học sinh về sức khoẻ sinh sản

- Tuổi dậy thì trung bình của HS nam là 13,8 tuổi, tuổi dậy thì của HS nữ là gần 13 tuổi

- Có 68,3% HS biết ít nhất một dấu hiệu dậy thì ở nữ và 60,3 % biết dấu hiệu quan trọng nhất của dậy thì ở nữ là “có kinh nguyệt lần đầu” Có 68,6 % HS biết ít nhất một dấu hiệu dậy thì ở nam và chỉ có 30,9% HS biết về dấu hiệu dậy thì quan trọng nhất của nam là “xuất tinh lần đầu” Tỷ lệ người đầu tiên HS chia sẻ về mộng tinh và hành kinh cao nhất là bố/mẹ chiếm tỷ lệ 30,9% Chủ đề tuổi dậy thì/kinh nguyệt/mộng tinh được HS nói chuyện nhiều nhất, chiếm 49,1%.

- Kiến thức về TD và mang thai của HS thấp, chỉ có 41,5% nam và 42,5% nữ hiểu biết đúng khi nào một bạn nam có thể làm bạn nữ có thai; Chỉ có 41% nam và 46,9% nữ hiểu biết đúng khi nào một bạn nữ có thể có thai.

- Tỷ lệ ĐTNC đã nghe về BPTT khá cao chiếm 81,7% (nam 73,1%, nữ 89,9%), tỷ lệ BPTT được HS nghe nhiều nhất là BCS, chiếm 63%.

- Tỷ lệ HS đã nghe về BLTQĐTD chiếm 75,7%, trong đó, tỷ lệ HS nghe về HIV/AIDS là cao nhất, chiếm 58%.

- Tỷ lệ HS biết ít nhất về một dấu hiệu của BLTQĐTD là 55,7 % và các em chỉ biết tối đa 3 dấu hiệu của BLTQĐTD là ngứa bộ phận SD, chảy dịch âm đạo bất thường và có dấu hiệu cảm giác đau bộ phận SD.

- Tỷ lệ HS nghe nói đến “QHTDAT” rất thấp, chiếm tỷ lệ 62,3% Tỷ lệ HS trả lời cao nhất về các hành vi QHTDAT là giao hợp có sử dụng BCS cũng chỉ chiếm tỷ lệ 48,9%.

- Tỷ lệ HS đã nghe nói đến NPT chiếm tỷ lệ 55,4% HS Tỷ lệ cao nhất HS biết hậu quả của NPT là vô sinh, chiếm 38,9%

Thái độ của học sinh về sức khoẻ sinh sản

- Tỷ lệ HS đồng tình với quan điểm tuổi dậy thì là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời,chiếm 74%.

- Tỷ lệ HS đồng tình với việc sử dụng BCS là giải pháp tốt khi có QHTD ở lứa tuổi này là 47,4 %.

- Tỷ lệ HS ủng hộ chương trình truyền thông, giáo dục về SKSS VTN nên bắt đầu từ trước khi bạn bước vào tuổi dậy thì là 65,7% Tỷ lệ HS đồng ý chương trình giáo dục SKSS VTN chỉ được coi là đầy đủ nếu nó chú ý đến nhu cầu của cả nam giới và phụ nữcó 40,3 %.

- Tỷ lệ HS đồng tình với quan điểm QHTD với người cùng giới và hành vi này là chấp nhận được là rất thấp, chiếm 12,8% (nam 16,3, nữ 9,5).

- Tỷ lệ HS đồng tình với quan điểm “Nam và nữ có thể QHTD trước khi cưới”: Nếu họ yêu nhau là 26,6%; Nếu họ dự định đi đến hôn nhân là 43,8%; Nếu cả hai đều muốn điều đó là 36,3%

- Tỷ lệ HS đồng tình với quan điểm “QHTD không an toàn rất dễ mắc BLTQĐTD” là53,2% Tỷ lệ đồng tình với quan điểm “BLTQĐTD có thể phòng tránh được” là 30,4 %.

Một số yếu tố liên quan

- HS nam có kiến thức chưa tốt cao gấp 2,01 lần so với HS nữ.

- HS lớp 6 và 7 có kiến thức chưa tốt cao gấp 12,76 lần so với HS lớp 8 và 9.

- HS có lực học trung bình trở xuống có kiến thức chưa tốt cao gấp 8,84 lần so với HS có học lực khá, giỏi.

- Chưa tìm thấy có mối liên quan giữa kiến thức với điều kiện kinh tế của gia đình HS (P > 0,05).

- HS nam có thái độ chưa tích cực cao gấp 1,77 lần so với HS nữ.

- HS lớp 6 và 7 có thái độ chưa tích cực cao gấp 1,8 lần so với HS lớp 8 và 9.

- HS có lực học trung bình trở xuống có thái độ chưa tích cực cao gấp 3,31 lần so với

HS có học lực khá, giỏi.

- Chưa tìm thấy mối liên quan giữa thái độ về SKSS với điều kiện kinh tế của gia đình HS.

- HS có kiến thức chưa tốt có thái độ chưa tích cực cao gấp 6,03 lần so với HS có kiến thức tốt.

Từ các kết quả của nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị sau:

Cha mẹ cần nâng cao nhận thực về các nội dung SKSS VTN và kỹ năng nói chuyện, trao đổi, chia sẻ với con cái ngay từ khi các em còn nhỏ theo từng nội dung phù hợp với từng lứa tuổi của các em, đặc biệt là giai đoạn dậy thì của các em, kế cả các em nam và nữ Cha mẹ cũng nên dành thời gian thích hợp để quan tâm, dạy dỗ và chăm sóc con cái mình, không nên bỏ mặc các em.

Cha mẹ cần quan tâm đến môi trường sống của con em mình, đặc biệt là bạn bè của các em để có thể định hướng và trang bị cho các em các kỹ năng tự bảo vệ mình trước các trào lưu, lối sống xấu và sự thâm nhập của các ấn phấm văn hoá đồi truy Để quản lý con em mình trong việc sử dụng internet, các bậc phụ huynh cần có phương pháp giáo dục và quản lý việc sử dụng internet của các em như sử dụng dịch vụ ngăn chặn những trang web có nội dung xấu, quy định thời gian sử dụng internet và hướng dẫn con em mình cách khai thác internet một cách hữu ích và hiệu quả.

Bên cạnh việc dạy các nôị dung về SKSS được tích hợp trong một số môn học như: sinh học, địa lý, giáo dục công dân và ngữ văn, đặc biệt là môn sinh học, nhà trường nên tố chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, các buổi văn nghệ, thời trang, giao lưu về các chủ đề SKSS, đặc biệt ưu tiên các nội dung về dậy thì, cơ chế thụ thai, các BPTT, cách phòng tránh các BLTQĐTD, QHTDAT và các kỹ năng sống trong lĩnh vực SKSS Nhà trường cần đặc biệt cung cấp thông tin nhiều hơn, cụ thể và dễ hiểu hơn cho đối tượng HS từ trung bình trở xuống vì các em tiếp thu các kiến thức về SKSS kém hơn các em có lực học khá giỏi Hơn nữa, việc quan tâm đến đối tượng HS này còn vì một số các em sẽ không học lên các cấp học cao hơn nữa như THPT hoặc Trung học, Cao đăng và Đại học, do đó việc tiếp thu các kiến thức về SKSS trong trường học THCS và hành trang quan trọng để giúp các em vào đời sau này.

Các thầy cô giáo dạy các môn có tích hợp các nội dung về SKSS và các thầy cô giáo phụ trách đoàn, đội, cần nâng cao kiến thức và kỹ năng truyền đạt, trao đổi và chia sẻ với HS và các nội dung này một cách mềm dẻo, linh hoạt và phù hợp với nhu cầu và đặc điểm lứa tuổi của các em.

Các nhà hoạch định chính sách, hơn lúc nào hết cần quan tâm đến các chương trình truyền thông và cung cấp các dịch vụ CSSKSS VTN không chỉ đôi với HS THPT và VTN đã dậy thì mà cần có các chương trình, dự án nhằm nâng cao nhận thức của các em HS ở khối THCS và lớp cuối cấp tiểu học thông qua các hoạt động chính khoá, ngoại khoá, các hoạt động cả trong và ngoài trường học để công tác CSSKSS VTN ngày càng có hiệu quả nhằm nâng cao

SK của VTN cả thể chất, tinh thần và SK, góp phần nâng cao chất lượng DS, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Các nhà hoạch định chính sách cần có các giải pháp hữu hiệu hơn nữa nhằm quản lý và hạn chế HS, VTN tiếp cận với các văn hoá phẩm đồi truy đặc biệt là thông qua internet. Chương trình giáo dục bên cạnh các kiến thức văn hoá, cần trang bị cho các em các kỹ năng sống, đặc biệt là các kỹ năng sống trong CSSKSS đế các em có thể vững vàng bước vào cuộc sống đầy cạm bẫy hiện nay.

SKSS là hành trang không thể thiếu khi các em vào đời Do đó, các em cần nghiêm túc và tập trung trong các giờ học tích hợp nội dung về SKSS, tham gia nhiệt tình trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa, các buổi văn nghệ, thời trang,giao lưu về các chủ đề SKSS để thu nhận và cập nhật các nội dung về SKSS Ngoài ra các em cũng cần tự tìm hiểu thêm thông tin về SKSS ở các trang web uy tín, sách báo, tạp chí, truyền hình và sẵn sàng nói chuyện, chia sẻ với cha mẹ, thầy cô và bạn bè về các nội dung SKSS.Không chỉ nâng cao kiến thức mà các em cần có thái độ và hành vi đúng đắn về SKSS nhằm hạn che đến mức thấp nhất các hậu quả không đáng có như QHTD không an toàn, mang thai ngoài ý muốn, NPT không an toàn, kết hôn sớm, mắc các BLTQĐTD, đặc biệt là HIV/AIDS

1 Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Mỹ Hương (2005), Sức khoẻ sinh sản vị thành niên, Nhà xuất bản Lao động Hà Nội.

2 Nguyễn Thị Xuân Anh (2008), Kiến thức, thái độ, thực hành vể quan hệ tình dục và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường THPT Tây Hồ, Quận Tây Hồ, năm 2008, , Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Hà Nội

3 Ban Chỉ đạo Tổng Điều tra Dân số và nhà ở trung ương (2009), Báo cáo kết quá suy rộng mau, Hà Nội.

4 Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), Giáo dục dân so sức khoẻ sinh sản vị thành niên thông qua các hoạt động ngoại khoá trong nhà trường, Hà Nội

5 Bộ Giáo dục và đào tạo & UNICEF (2004), Giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên

Chương trình thử nghiệm: Giáo dục song khoẻ mạnh và kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở., Hà Nội.

6 Bộ Y tế (2001), Chiến ỈIĨỢC quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2001-

2010, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội

7 Bộ Y tế (2008), Sức khoẻ sinh sản (Dùng cho đào tạo chử nhân y tế công cộng), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

8 Bộ Y tế (2006), Ke hoạch tổng thể Quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ vị thành niên và thanh niên Việt Nam giai đoạn 2006-2010 và định hướng 2020, Nhà xuất bản Hồng Đức.

9 Bộ Y tế (2007), Sức khoẻ sinh sản Vị thành niên- Điều tra cơ bản tại Hà Nội, Vĩnh Phú,

Thái Bĩnh, Chương trình hợp tác Y tế Việt Nam- Thuỵ Điên, Hà Nội, Hà Nội.

10 Bộ Y tế (2005), Điều tra quốc gia về vị thành niên, thanh niên Việt Nam.

11 Bộ Y te (2009), Điều tra quổc gia về vị thành niên, thanh niên Việt Nam, lần 2.

12 Bộ y tế (2008), Báo cáo khảo sát đánh giá cuối kỳ dự án Mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, Hà Nội.

13 Bộ Y tế và Tổng cục dân số - Kế hoạch hoá gia đình (2009), Những điều cha mẹ cần biết để giáo dục kỹ năng sống và sức khoẻ sinh sản vị thành niên, Hà Nội

14 Công ty TNHH Đầu tư và Tư vấn y tế (2007), Kết nổi tình dục & Thay đổi xã hội, Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội.

15 Công ty TNHH Đầu tư và Tư vấn y tế (2006), Những điểm chung về tình dục, Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội.

16 Tine Gammeltoft và Thắng, N M (1999), Tình yêu của chúng em không giới hạn, Nhà Xuất bản Thanh Niên.

17 Trần Xuân Hà (2006), Mô tả thực trạng nhận thức về sức khoẻ sinh sản ở học sình trường trung học đường sắt năm 2006 Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Hà Nội

18 Trần Thị Mỹ Hạnh và Lê Cự Linh (2009), "Mối liên quan của việc xem phim ảnh và trang web khiêu dâm tới quan niệm và hành vi tình dục của thanh thiếu niên chưa kết hôn ở quận Gia Lâm", tạp chí Y tế Công cộng, 13(13), pp 38 -45.

19 Phạm Công Thu Hiền (2009), Nghiên cứu can thiệp thay đổi kiến thức - thái độ - thực hành về sức khoẻ sinh sản của học sinh trường THCS Câu Kiệu, Quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Mình, Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Hà Nội.

20 Hoàng Thị Hiệp & Trịnh Hữu Vách (2002), Sức khoẻ sinh sản Vị thành niên ở Việt Nam,

21 Lê Thị Cẩm Hồng (2008), Kiến thức, thái độ và nhu cầu giáo dục về giới tính của học sinh trường Ngô Tất To, Quận Phú Nhuận, thành pho HCM, Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng, Đại học Y dược Tp HCM.

22 Phương thị Thu Hương (1999), Hiểu biết về sức khoẻ sinh sản của học sinh và sinh viên

Hà Nội: Thực trạng và các giải pháp nâng cao, Đại học Quôc Gia Hà Nội, Trường Đại học

23 Nguyễn Linh Khiếu và cộng sự (2003), Gia đình trong giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

KHUYÊN NGHỊ

Đối với nhà trường

Bên cạnh việc dạy các nôị dung về SKSS được tích hợp trong một số môn học như: sinh học, địa lý, giáo dục công dân và ngữ văn, đặc biệt là môn sinh học, nhà trường nên tố chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, các buổi văn nghệ, thời trang, giao lưu về các chủ đề SKSS, đặc biệt ưu tiên các nội dung về dậy thì, cơ chế thụ thai, các BPTT, cách phòng tránh các BLTQĐTD, QHTDAT và các kỹ năng sống trong lĩnh vực SKSS Nhà trường cần đặc biệt cung cấp thông tin nhiều hơn, cụ thể và dễ hiểu hơn cho đối tượng HS từ trung bình trở xuống vì các em tiếp thu các kiến thức về SKSS kém hơn các em có lực học khá giỏi Hơn nữa, việc quan tâm đến đối tượng HS này còn vì một số các em sẽ không học lên các cấp học cao hơn nữa như THPT hoặc Trung học, Cao đăng và Đại học, do đó việc tiếp thu các kiến thức về SKSS trong trường học THCS và hành trang quan trọng để giúp các em vào đời sau này.

Các thầy cô giáo dạy các môn có tích hợp các nội dung về SKSS và các thầy cô giáo phụ trách đoàn, đội, cần nâng cao kiến thức và kỹ năng truyền đạt, trao đổi và chia sẻ với HS và các nội dung này một cách mềm dẻo, linh hoạt và phù hợp với nhu cầu và đặc điểm lứa tuổi của các em.

Các nhà hoạch định chính sách, hơn lúc nào hết cần quan tâm đến các chương trình truyền thông và cung cấp các dịch vụ CSSKSS VTN không chỉ đôi với HS THPT và VTN đã dậy thì mà cần có các chương trình, dự án nhằm nâng cao nhận thức của các em HS ở khối THCS và lớp cuối cấp tiểu học thông qua các hoạt động chính khoá, ngoại khoá, các hoạt động cả trong và ngoài trường học để công tác CSSKSS VTN ngày càng có hiệu quả nhằm nâng cao

SK của VTN cả thể chất, tinh thần và SK, góp phần nâng cao chất lượng DS, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Các nhà hoạch định chính sách cần có các giải pháp hữu hiệu hơn nữa nhằm quản lý và hạn chế HS, VTN tiếp cận với các văn hoá phẩm đồi truy đặc biệt là thông qua internet. Chương trình giáo dục bên cạnh các kiến thức văn hoá, cần trang bị cho các em các kỹ năng sống, đặc biệt là các kỹ năng sống trong CSSKSS đế các em có thể vững vàng bước vào cuộc sống đầy cạm bẫy hiện nay.

SKSS là hành trang không thể thiếu khi các em vào đời Do đó, các em cần nghiêm túc và tập trung trong các giờ học tích hợp nội dung về SKSS, tham gia nhiệt tình trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa, các buổi văn nghệ, thời trang,giao lưu về các chủ đề SKSS để thu nhận và cập nhật các nội dung về SKSS Ngoài ra các em cũng cần tự tìm hiểu thêm thông tin về SKSS ở các trang web uy tín, sách báo, tạp chí, truyền hình và sẵn sàng nói chuyện, chia sẻ với cha mẹ, thầy cô và bạn bè về các nội dung SKSS.Không chỉ nâng cao kiến thức mà các em cần có thái độ và hành vi đúng đắn về SKSS nhằm hạn che đến mức thấp nhất các hậu quả không đáng có như QHTD không an toàn, mang thai ngoài ý muốn, NPT không an toàn, kết hôn sớm, mắc các BLTQĐTD, đặc biệt là HIV/AIDS

Đối với học sinh

1 Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Mỹ Hương (2005), Sức khoẻ sinh sản vị thành niên, Nhà xuất bản Lao động Hà Nội.

2 Nguyễn Thị Xuân Anh (2008), Kiến thức, thái độ, thực hành vể quan hệ tình dục và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường THPT Tây Hồ, Quận Tây Hồ, năm 2008, , Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Hà Nội

3 Ban Chỉ đạo Tổng Điều tra Dân số và nhà ở trung ương (2009), Báo cáo kết quá suy rộng mau, Hà Nội.

4 Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), Giáo dục dân so sức khoẻ sinh sản vị thành niên thông qua các hoạt động ngoại khoá trong nhà trường, Hà Nội

5 Bộ Giáo dục và đào tạo & UNICEF (2004), Giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên

Chương trình thử nghiệm: Giáo dục song khoẻ mạnh và kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở., Hà Nội.

6 Bộ Y tế (2001), Chiến ỈIĨỢC quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2001-

2010, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội

7 Bộ Y tế (2008), Sức khoẻ sinh sản (Dùng cho đào tạo chử nhân y tế công cộng), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

8 Bộ Y tế (2006), Ke hoạch tổng thể Quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ vị thành niên và thanh niên Việt Nam giai đoạn 2006-2010 và định hướng 2020, Nhà xuất bản Hồng Đức.

9 Bộ Y tế (2007), Sức khoẻ sinh sản Vị thành niên- Điều tra cơ bản tại Hà Nội, Vĩnh Phú,

Thái Bĩnh, Chương trình hợp tác Y tế Việt Nam- Thuỵ Điên, Hà Nội, Hà Nội.

10 Bộ Y tế (2005), Điều tra quốc gia về vị thành niên, thanh niên Việt Nam.

11 Bộ Y te (2009), Điều tra quổc gia về vị thành niên, thanh niên Việt Nam, lần 2.

12 Bộ y tế (2008), Báo cáo khảo sát đánh giá cuối kỳ dự án Mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, Hà Nội.

13 Bộ Y tế và Tổng cục dân số - Kế hoạch hoá gia đình (2009), Những điều cha mẹ cần biết để giáo dục kỹ năng sống và sức khoẻ sinh sản vị thành niên, Hà Nội

Ngày đăng: 01/12/2023, 08:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Thông tin chung - Luận văn kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở tân triều, huyện thanh trì, hà nội năm 2010
Bảng 1.1. Thông tin chung (Trang 38)
Bảng 2.1.2. Kiến thức về dậy thì nam - Luận văn kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở tân triều, huyện thanh trì, hà nội năm 2010
Bảng 2.1.2. Kiến thức về dậy thì nam (Trang 41)
Bảng   2.1.4.   Hành kinh lần đầu ở nữ - Luận văn kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở tân triều, huyện thanh trì, hà nội năm 2010
ng 2.1.4. Hành kinh lần đầu ở nữ (Trang 42)
Bảng 2.1.5. Ngưòi đầu tiên chia sẻ về mộng tinh hoặc hành kinh - Luận văn kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở tân triều, huyện thanh trì, hà nội năm 2010
Bảng 2.1.5. Ngưòi đầu tiên chia sẻ về mộng tinh hoặc hành kinh (Trang 43)
Bảng 2.1.6. Nói chuyên về các chủ đề SKSS - Luận văn kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở tân triều, huyện thanh trì, hà nội năm 2010
Bảng 2.1.6. Nói chuyên về các chủ đề SKSS (Trang 44)
Bảng 2.1.8. Nghe về biện pháp tránh thai - Luận văn kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở tân triều, huyện thanh trì, hà nội năm 2010
Bảng 2.1.8. Nghe về biện pháp tránh thai (Trang 45)
Bảng 2.2.2. Biết về các bệnh lây qua đường tình dục - Luận văn kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở tân triều, huyện thanh trì, hà nội năm 2010
Bảng 2.2.2. Biết về các bệnh lây qua đường tình dục (Trang 46)
Bảng 2.2.5. Phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục - Luận văn kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở tân triều, huyện thanh trì, hà nội năm 2010
Bảng 2.2.5. Phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục (Trang 49)
Bảng 2.2.6. Nghe nói đến quan hệ tình dục an toàn - Luận văn kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở tân triều, huyện thanh trì, hà nội năm 2010
Bảng 2.2.6. Nghe nói đến quan hệ tình dục an toàn (Trang 49)
Bảng 2.2.7. Hiểu biết quan hệ tình dục an toàn - Luận văn kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở tân triều, huyện thanh trì, hà nội năm 2010
Bảng 2.2.7. Hiểu biết quan hệ tình dục an toàn (Trang 50)
Bảng 2.2.8. Hậu quả quan hệ tình dục không an toàn - Luận văn kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở tân triều, huyện thanh trì, hà nội năm 2010
Bảng 2.2.8. Hậu quả quan hệ tình dục không an toàn (Trang 50)
Bảng 2.2.10. Hậu quả nạo phá thai - Luận văn kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở tân triều, huyện thanh trì, hà nội năm 2010
Bảng 2.2.10. Hậu quả nạo phá thai (Trang 51)
Bảng 3.1.1. Thái độ về dậy thì TT - Luận văn kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở tân triều, huyện thanh trì, hà nội năm 2010
Bảng 3.1.1. Thái độ về dậy thì TT (Trang 53)
Bảng 3.2.3. Thái độ về quan hệ tình dục trước hôn nhân; - Luận văn kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở tân triều, huyện thanh trì, hà nội năm 2010
Bảng 3.2.3. Thái độ về quan hệ tình dục trước hôn nhân; (Trang 58)
Bảng 3.2.4. Thái độ về bao cao su TT - Luận văn kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở tân triều, huyện thanh trì, hà nội năm 2010
Bảng 3.2.4. Thái độ về bao cao su TT (Trang 59)
Bảng 3.2.5. Thái độ về quan hệ tình dục TT - Luận văn kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở tân triều, huyện thanh trì, hà nội năm 2010
Bảng 3.2.5. Thái độ về quan hệ tình dục TT (Trang 59)
Bảng 4.1. Người trong gia đình chủ động nói chuyện về sức khoẻ sinh sản - Luận văn kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở tân triều, huyện thanh trì, hà nội năm 2010
Bảng 4.1. Người trong gia đình chủ động nói chuyện về sức khoẻ sinh sản (Trang 61)
Bảng 4.3. Nói chuyện vói bạn về sức khoẻ sinh sản - Luận văn kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở tân triều, huyện thanh trì, hà nội năm 2010
Bảng 4.3. Nói chuyện vói bạn về sức khoẻ sinh sản (Trang 62)
Bảng 4.2. Người hay chủ động nói chuyện về sức khoẻ sinh sản - Luận văn kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở tân triều, huyện thanh trì, hà nội năm 2010
Bảng 4.2. Người hay chủ động nói chuyện về sức khoẻ sinh sản (Trang 62)
Bảng 4.4. Các chủ đề học sinh nói chuyện vói bạn bè - Luận văn kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở tân triều, huyện thanh trì, hà nội năm 2010
Bảng 4.4. Các chủ đề học sinh nói chuyện vói bạn bè (Trang 63)
Bảng 4.5. Nguồn thông tin về học sinh tiếp cận được - Luận văn kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở tân triều, huyện thanh trì, hà nội năm 2010
Bảng 4.5. Nguồn thông tin về học sinh tiếp cận được (Trang 63)
Bảng 4.6. Nội dung mong muốn đưọc cung cấp thêm thông tin - Luận văn kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở tân triều, huyện thanh trì, hà nội năm 2010
Bảng 4.6. Nội dung mong muốn đưọc cung cấp thêm thông tin (Trang 64)
Bảng 4.8. Sử dụng internet - Luận văn kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở tân triều, huyện thanh trì, hà nội năm 2010
Bảng 4.8. Sử dụng internet (Trang 65)
Bảng 4.13. Bạn bè rủ xem phim hoặc hình ảnh kích dục - Luận văn kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở tân triều, huyện thanh trì, hà nội năm 2010
Bảng 4.13. Bạn bè rủ xem phim hoặc hình ảnh kích dục (Trang 67)
Bảng 4.14. Địa điểm hay xem phim hoặc hình ảnh kích dục - Luận văn kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở tân triều, huyện thanh trì, hà nội năm 2010
Bảng 4.14. Địa điểm hay xem phim hoặc hình ảnh kích dục (Trang 68)
Bảng 5.1. Mối liên quan giữa kiến thức vói giới tính - Luận văn kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở tân triều, huyện thanh trì, hà nội năm 2010
Bảng 5.1. Mối liên quan giữa kiến thức vói giới tính (Trang 68)
Bảng 5.4. Mối liên quan giữa kiến thức vói điều kiện kinh tế - Luận văn kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở tân triều, huyện thanh trì, hà nội năm 2010
Bảng 5.4. Mối liên quan giữa kiến thức vói điều kiện kinh tế (Trang 70)
Bảng 5.7. Mối liên quan giữa thái độ vói học lực - Luận văn kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở tân triều, huyện thanh trì, hà nội năm 2010
Bảng 5.7. Mối liên quan giữa thái độ vói học lực (Trang 71)
Bảng 5.9. Mối liên quan giữa kiến thức vói thái độ - Luận văn kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở tân triều, huyện thanh trì, hà nội năm 2010
Bảng 5.9. Mối liên quan giữa kiến thức vói thái độ (Trang 72)
Hình ảnh kích dục ở đâu? 1. Tại nhà 2. Tại nhà bạn bè 3. Tại trường học - Luận văn kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở tân triều, huyện thanh trì, hà nội năm 2010
nh ảnh kích dục ở đâu? 1. Tại nhà 2. Tại nhà bạn bè 3. Tại trường học (Trang 124)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w