1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn đánh giá kết quả chương trình điều trị thuốc kháng retrovirus cho người nhiễm hivaids tại phòng khám ngoại trú huyện mai sơn, tỉnh sơn la giai đoạn 2009 2010

96 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Kết Quả Chương Trình Điều Trị Thuốc Kháng Retrovirus Cho Người Nhiễm HIV/AIDS Tại Phòng Khám Ngoại Trú Huyện Mai Sơn, Tỉnh Sơn La Giai Đoạn 2009-2010
Tác giả Tô Minh Tuệ
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thanh Long
Trường học Trường Đại Học Y Tế Công Cộng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 225,13 KB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (15)
    • 1.1. Một số khái niệm, định nghĩa, phân loại về HIV/AIDS và điều trị HIV/AIDS5 1. Một số khái niệm, định nghĩa và phân loại về HIV (15)
      • 1.1.2. Điều trị thuốc kháng virus (ARV)[1] (17)
    • 1.2. Tình hình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS trên thế giới (21)
    • 1.3. Tình hình điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam (23)
    • 1.4. Các đề tài nghiên cứu về điều trì HIV/AIDS tại Việt Nam và trên thế giới:. 14 1. Các đề tài nghiên cứu về HIV/AIDS trong nước (24)
      • 1.4.2. Các đề tài trên thế giới (26)
    • 1.5. Các mô hình điều trị HIV/AIDS đang triển khai tại tỉnh Sơn La (26)
    • 1.6. Hoạt động chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại huyện Mai Sơn (27)
    • 1.7. Câu hỏi đánh giá và phạm vi đánh giá (29)
    • 1.8. Các bên liên quan và mối quan tâm (29)
  • Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (30)
    • 2.1. Thiết kế nghiên cứu (30)
    • 2.2. Đối tượng nghiên cứu, thời gian và địa điểm nghiên cứu đánh giá (30)
      • 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu (30)
      • 2.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (30)
    • 2.3. Các biến số và chỉ số đánh giá (30)
    • 2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu (30)
      • 2.4.1. Mẫu cho nghiên cứu định lượng (31)
      • 2.4.2. Mẫu nghiên cứu định tính (31)
      • 2.4.3. Các văn bản có sẵn cần thu thập (31)
    • 2.5. Phương pháp thu thập số liệu (31)
      • 2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu định tính (31)
      • 2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu định lượng (32)
      • 2.5.3. Phương pháp thu thập số liệu sẵn có (32)
    • 2.6. Công cụ đánh giá (32)
    • 2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu (33)
      • 2.7.1. Phân tích số liệu định tính (33)
      • 2.7.2. Phân tích số liệu định lượng (33)
      • 2.7.3. Phân tích số liệu từ văn bản (33)
    • 2.8. Đánh giá kiến thức điều trị và tuân thủ điều trị (33)
    • 2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (34)
    • 2.10. Hạn chế của nghiên cứu và cách khắc phục (34)
      • 2.10.1. Hạn chế của nghiên cứu (34)
      • 2.10.2. Cách khắc phục (34)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (36)
    • 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (36)
    • 3.2. Kết quả quá trình triển khai hoạt động tại PKNT (38)
      • 3.2.1. Kết quả quá trình triển khai hoạt động điều trị ARV tại PKNT (38)
      • 3.2.2. Hoạt động nâng cao năng lực của cán bộ tham gia công tác tại PKNT (0)
    • 3.3. Kết quả điều trị cho người nhiễm HIV bằng thuốc ARV tại PKNT (42)
      • 3.3.1. Hiệu quả điều trị bằng ARV (42)
      • 3.3.2. Kiến thức tuân thủ điều trị ARV (43)
      • 3.3.3. Thực hành tuân thủ điều trị (45)
      • 3.3.4. Hiệu quả điều trị và một số yếu tố liên quan (49)
    • 3.4. Thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai điều trị HIV/AIDS tại huyện Mai Sơn 40 1. Thuận lợi (50)
      • 3.4.2. Khó khăn (53)
      • 3.4.3. Bài học kinh nghiệm (55)
  • Chương 4. BÀN LUẬN (56)
    • 4.1. Đặc tính của đối tượng nghiên cứu (56)
    • 4.2. Kết quả quá trình triển khai hoạt động tại PKNT (57)
      • 4.2.1. Quá trình triển khai hoạt động chăm sóc và điều trị ARV tại PKNT huyện (57)
      • 4.3.2. Kiến thức về tuân thủ điều trị ARV (0)
      • 4.3.3. Thực hành tuân thủ điều trị (0)
      • 4.3.4. Một số yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị ARV (0)
    • 4.4. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu (65)
      • 4.4.1. Điểm mạnh (65)
      • 4.4.2. Hạn chế (66)
  • Chương 5. KẾT LUẬN (67)
    • 5.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (67)
    • 5.2. Quá trình triển khai hoạt động điều trị ARV tại PKNT (67)
    • 5.3. Hoạt động điều trị tại PKNT (67)
      • 5.3.1. Tình hình điều trị ARV (67)
      • 5.3.2. Hiệu quả điều trị (67)
      • 5.3.3. Kiến thức về điều trị và tuân thủ điều trị ARV (68)
      • 5.3.4. Thực hành tuân thủ điều trị (68)
    • 5.4. Thuận lợi và khó khăn (69)
  • Chương 6. KHUYẾN NGHỊ (70)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................60 (71)
  • PHỤ LỤC............................................................................................................... 64 (29)

Nội dung

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang, có phân tích kết hợp điều tra định lượng và định tính Hồi cứu số liệu thứ cấp, sử dụng kết quả lâm sàng và cận lâm sàng từ bệnh án của bệnh nhân HIV/AIDS đang được điều trị bằng thuốcARV để so sánh trước và sau điều trị 6 tháng, 12 tháng.

Đối tượng nghiên cứu, thời gian và địa điểm nghiên cứu đánh giá

- Đối với nghiên cứu định lượng:

Bệnh nhân HIV/AIDS đang được điều trị ARV tại PKNT huyện Mai Sơn. Tiêu chí lựa chọn:

- Bệnh nhân HIV/AIDS có thời gian điều trị ARV trên 6 tháng tại PKNT tính từ thời điểm tháng 4/2009 đến tháng 9/2010

- Hiện đang có mặt tại địa phương tại thời điểm điều tra.

- Đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Đủ sức khoẻ để trả lời phỏng vấn.

- Đối với nghiên cứu định tính: Trưởng Phòng khám ngoại trú, bệnh nhân

HIV/AIDS đang được điều trị bằng thuốc ARV, Cán bộ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS.

- Đối với nghiên cứu hồi cứu số liệu: Văn kiện dự án, báo cáo cuối kỳ, sổ theo dõi điều trị, hồ sơ bệnh án.

2.2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Tháng 02/2011 đến 08/2011.

- Địa điểm nghiên cứu: Huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

Các biến số và chỉ số đánh giá

Xem chi tiết tại Phụ lục 8

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

2.4.1 Mẫu cho nghiên cứu định lượng:

Chọn mẫu toàn bộ các đối tượng phù hợp với tiêu chí.

Theo danh sách quản lý của PKNT tổng số người nhiễm HIV có thời gian điều trị ARV trên 6 tháng từ thời điểm tháng 04/2009 đến tháng 09/2010 còn sống là 125 người Tuy nhiên trong quá trình tiến hành điều tra chỉ phỏng vấn được 110 người

(do một số bệnh nhân tử vong, chuyển đến điểm điều trị khác, ).

Cỡ mẫu để đánh giá hiệu quả điều trị: Sử dụng số liệu lâm sàng từ hồ sơ bệnh án và sổ theo dõi điều trị Chọn những người đang điều trị ARV từ đầu chương trình đến tháng 9/2010 để đảm thời gian đủ 12 tháng tính đến thời gian tiến hành nghiên cứu Tổng mẫu là 63 người.

2.4.2 Mẫu nghiên cứu định tính

Tiến hành phỏng vấn sâu PVS

- 01 Trưởng PKNT huyện Mai Sơn.

- 01 Cán bộ trực tiếp công tác điều trị ARV.

- 01 thảo luận nhóm với 07 bệnh nhân điều trị ARV.

2.4.3 Các văn bản có sẵn cần thu thập

Văn kiện dự án qua các năm.

Báo cáo tiến độ tháng.

Sổ theo dõi điều trị.

Hồ sơ bệnh án tại PKNT

Phương pháp thu thập số liệu

Kỹ thuật thu thập số liệu:

2.5.1 Phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu định tính:

Một số kỹ thuật nghiên cứu định tính đã được sử dụng để thu thập số liệu bao gồm phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm quy trình thu thập như sau:

Nghiên cứu viên liên hệ với Trưởng PKNT trình bày lý do nghiên cứu và xin phép được tiến hành phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm.

2.5.2 Phương pháp thu thập số liệu định lượng:

Tuyển chọn 03 điều tra viên là cán bộ tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, có kinh nghiệm và kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu.

Tập huấn cho điều tra viên.

- Phối hợp cùng BVĐK huyện và PKNT huyện lên danh sách đối tượng tham gia phỏng vấn.

- Sau khi tiếp cận, thuyết phục đối tượng tham gia nghiên cứu, nếu điều kiện không cho phép tổ chức phỏng vấn tại nơi tiếp cận, điều tra viên hẹn một buổi gặp khác, tại những nơi thuận lợi để tiến hành phỏng vấn cá nhân.

- Nơi phỏng vấn đảm bảo tính riêng tư, không bị quấy rầy trong suốt thời gian phỏng vấn, người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái, dễ chịu.

- Đảm bảo không có sự can thiệp của cơ quan chức năng trong thời gian phỏng vấn.

- Giám sát viên có mặt tại mỗi buổi phỏng vấn để giám sát thu thập số liệu.

2.5.3 Phương pháp thu thập số liệu sẵn có:

Thông qua PKNT nghiên cứu viên sẽ thu thập các văn kiện, báo cáo, sổ theo dõi trong năm, ghi chép và photo lại.

Công cụ đánh giá

Phương pháp định lượng bao gồm:

- Bộ câu hỏi bán cấu trúc phỏng vấn bệnh nhân điều trị ARV phụ lục 4)

- Bảng thu thập số liệu về tình trạng sức khỏe và điều trị ARV Phụ lục 9) Phương pháp định tính bao gồm:

- Bảng hướng dẫn PVS Trưởng PKNT huyện Mai Sơn phụ lục 5).

- Bản hướng dẫn thảo luận nhóm người nhiễm HIV đang điều trị ARV tại PKNT (phụ lục 6).

- Bảng hướng dẫn PVS cán bộ trực tiếp công tác điều trị ARV Phụ lục 7).

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

2.7.1 Phân tích số liệu định tính.

Sau mỗi lần thu thập thông tin, học viên tiến hành gỡ băng ghi âm Các thông tin sau đó được phân tích và tổng hợp theo chủ đề Sau đó, thông tin trong từng chủ đề sẽ được so sánh và đối chiếu giữa các nguồn đối tượng cung cấp thông tin và phương pháp thu thập thông tin.

Phân tích định tính nhằm tìm ra được các thông tin trả lời cho các câu hỏi chính của nghiên cứu và từ đó làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu Bên cạnh đó, thông tin từ nghiên cứu đinh tính giúp lý giải thêm các thông tin thu được từ nghiên cứu định lượng.

2.7.2 Phân tích số liệu định lượng.

Làm sạch số liệu: Nhập lại 10% tổng số phiếu điều tra để đánh giá chất lượng của việc nhập số liệu Chạy thử phần mềm xử lý số liệu tìm các lỗi do nhập liệu sai, sót hoặc không hợp lệ.

Nhập số liệu bằng phần mềm EpiData và phân tích bằng phần mềm SPSS16. Phân tích số liệu theo các bước: Thống kê mô tả, xử dụng kiểm định t ghép cặp để đánh giá hiệu quả sau 6 tháng, 12 tháng, kiểm định khi bình phương xác định mối liên quan.

2.7.3 Phân tích số liệu từ văn bản.

Phân tích mô tả và so sánh với mục tiêu đề ra của từng năm, tổng hợp các số liệu thu thập vào mẫu, trình bày dưới dạng bảng, biểu đồ để so sánh và phân tích những kết quả thu được.

Đánh giá kiến thức điều trị và tuân thủ điều trị

Trong nghiên cứu đánh giá này, nghiên cứu viên có tham khảo cách chấm điểm cho phần kiến thức điều trị và tuân thủ điều trị từ các nghiên cứu khác.

Trả lời đúng ý 2 câu C2.15 được 1 điểm, ý 3 câu C2.16 được 1 điểm, ý 3 câu C2.17 được 1 điểm, ý 1 câu C2.19 được 1 điểm Tổng số điểm câu C2.15, C2.16, C2.17, C2.19 = 4 điểm bắt buộc trả lời đúng 4 câu

Tổng điểm câu C2.20 là 8 điểm, trả lời trúng mỗi ý được 1 điểm Tổng điểm đạt câu C2.22 = 3.

Tổng điểm câu C2.21 là 4 điểm, trả lời trúng mỗi ý được 1 điểm Tổng điểm đạt câu C2.23 = 3.

Tổng điểm câu C2.22 là 4 điểm, trả lời trúng mỗi ý được 1 điểm Tổng điểm đạt câu C2.24 = 1.

Kiến thức đạt khi tổng điểm của ĐTNC > 11.

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

(Tuân thủ theo quy định của hội đồng đạo đức nhà trường).

Nghiên cứu được sự đồng ý của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, BVĐK huyện và PKNT huyện Mai Sơn.

Tất cả các đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ mục đích nghiên cứu và nghiên cứu tiến hành thu thập với sự tự nguyện hoàn toàn của các đối tượng. Đối tượng nghiên cứu không muốn tham gia có thể từ chối.

Nghiên cứu không ảnh hưởng đến sức khoẻ, kinh tế, uy tín của đối tượng tham gia nghiên cứu.

Thông tin thu được đều được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu Tất cả các thông tin chỉ có người nghiên cứu mới được phép tiếp cận.

Hạn chế của nghiên cứu và cách khắc phục

2.10.1 Hạn chế của nghiên cứu.

Sai lệch thông tin do đối tượng không nói thật.

Sai lệch thông tin do chọn đối tượng phỏng vấn không chính xác, không đại diện.

Sai lệch thông tin do đối tượng không hiểu rõ câu hỏi.

Tạo không khí thân mật, thoải mái trong quá trình phỏng vấn.

Giới thiệu các thông tin, mục đích của buổi phỏng vấn rõ ràng cho đối tượng được phỏng vấn.

Trao đổi kỹ thông tin với lãnh đạo địa phương và nhóm hỗ trợ để chọn đối tượng phỏng vấn đúng phù hợp với mục tiêu.

Tham khảo ý kiến của địa phương về các bảng hỏi phỏng vấn.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm Thông tin Tần số (n0) Tỷ lệ (%)

Trung cấp, cao đẳng, đại hoc và trên đại học 02 1,8

Có vợ/chồng 83 75,5 Độc thân 23 20,9

Sống chung không kết hôn 0 0

Công nhân hoặc cán bộ có lương tháng 02 1,8

Buôn bán/Kinh doanh nhỏ 13 11,8

Lao động chân tay/phổ thông 04 3,6

Tổng số đối tượng nghiên cứu là 110, trong đó nam giới chiếm 71,8% Phần lớn người nhiễm HIV đang trong độ tuổi lao động, độ tuổi từ 20-29 là 52,7 %, độ tuổi 30-39 chiếm 40,9%, người trẻ tuổi nhất 24, người lớn tuổi nhất 51.

Về trình độ học vấn, tỷ lệ bệnh nhân có trình độ Trung học cơ sở chiếm 41,8%, tỷ lệ bệnh nhân có trình độ Tiểu học chiếm 38,2%, tỷ lệ bệnh nhân có trình độ Trung học Phổ thông chiếm 17,3%, tỷ lệ bênh nhân có trình độ từ Cao đẳng, đại học chiếm 1,8%, Tỷ lệ bệnh nhân mù chữ chiếm 0,9%.

Thành phần dân tộc, dân tộc Thái chiếm đa số chiếm tỷ lệ 85,5%, dân tộc Kinh chiếm 11,8%, các dân tộc khác Mông, Mường có tỷ lệ rất thấp chiếm 2,7%.

Nghề nghiệp của bệnh nhân chủ yếu là nông dân chiếm tỷ lệ 80,9%, bệnh nhân buôn bán và kinh doanh nhỏ chiếm tỷ lệ 11,8%, bệnh nhân là cán bộ công chức chiếm tỷ lệ 1,8%.

Tình trạng hôn nhân: Phần lớn bệnh nhân đã lập gia đình chiếm tỷ lệ 75,5%, bệnh nhân độc thân chiếm tỷ lệ 20,9%, tỷ lệ góa chồng/vợ chiếm 3,6%.

Bảng 3.2 Lý do nhiễm HIV của đối tượng nghiên cứu

Lý do nhiễm HIV Tần số (n0) Tỷ lệ (%)

Tổng 110 100 Đa phần đối tượng nghiên cứu cho rằng họ bị lây nhiễm HIV do dùng chung bơm kim tiêm 70% , lây nhiễm do quan hệ tình dục không an toàn chiếm 28,2%, có 1,8% bệnh nhân không biết lý do lây nhiễm HIV từ đâu.

Bảng 3.3 Địa điểm xét nghiệm HIV của đối tượng nghiên cứu Địa điểm xét nghiệm Tần số (n0) Tỷ lệ (%)

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh 48 43,6

Phần lớn bệnh nhân xét nghiệm tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh chiếm 43,6% ,40,5% bệnh nhân xét nghiệm tại Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện huyện MaiSơn, 15,5% bệnh nhân phát hiện nhiễm HIV tại bệnh viện.

Kết quả quá trình triển khai hoạt động tại PKNT

3.2.1 Kết quả quá trình triển khai hoạt động điều trị ARV tại PKNT.

Bảng 3.4 Tỷ lệ bệnh nhân sống sau điều trị 6 tháng, 12 tháng

Tổng số bệnh nhân điều trị 77 77

Số bệnh nhân tử vong 05 08

Số bệnh nhân chuyển đi 03 04

Số bệnh nhân bỏ trị 0 03

Số bệnh nhân chuyển đến 0 01

Số bệnh nhân còn sống và tiếp tục điều trị 70 63

Tỷ lệ bệnh nhân sống và tiếp tục điều trị 90,9% 81,8%

Tỷ lệ bệnh nhân còn sống và tiếp tục điều trị ARV tại PKNT huyện Mai Sơn sau 6 tháng điều trị là 90,9%, Tỷ lệ này giảm xuống còn 81,8% sau 12 tháng điều trị.

Bảng 3.5 Tỷ lệ bệnh nhân được xét nghiệm xét nghiệm tế bào CD4, CTM, men gan tại thời điểm 6 tháng

Nội dung Tần số (nc) Tỷ lệ (%)

Trong số 63 bệnh nhân sống và tiếp tục điều trị sau 12 tháng, tại thời điểm sau 6 tháng điều trị có 95,2% bệnh nhân được làm xét nghiệm tế bào CD4, 71,4% bệnh nhân được làm xét nghiệm Men gan (ALT), chỉ có 52,4% bệnh nhân được làm xét nghiệm Công thức máu.

Bảng 3.6 Tỷ lệ bệnh nhân được xét nghiệm xét nghiệm tế bào CD4, CTM, men gan tại thời điểm 12 tháng

Nội dung Tần số (nc) Tỷ lệ (%)

Tại thời điểm sau 12 tháng điều trị có tỷ lệ bệnh nhân được làm xét nghiệm tế bào CD4 chiếm 90,5%, 84,1% bệnh nhân được làm xét nghiệm Men gan (ALT) và Công thức máu.

Bảng 3.7 Tỷ lệ bệnh nhân được tư vấn trước khi điều trị

Trong số 110 bệnh nhân trả lời phỏng vấn có 105 bệnh nhân trả lời có được tư vấn trước điều trị chiếm tỷ lệ 95,5%.

Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Phần lớn các đối tượng được tư vấn 03 buổi trước khi điều trị (42,7%) , tỷ lệ bệnh nhân được tư vấn 02 buổi trước khi điều trị chiếm 37,3%, 15,5% bệnh nhân được tư vấn 01 buổi trước khi điều trị.

Bảng 3.8 Nội dung tư vấn trước điều trị ARV

Nội dung tư vấn Tần số (n0) Tỷ lệ (%)

Thông tin cơ bản về HIV/AIDS 68 61,8

Các tác dụng phụ của thuốc 58 52,7

Dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS 42 38,2

Cách xử trí tác dụng phụ của thuốc 22 20

Chế độ ăn uống chăm sóc 33 30

Lên kế hoạch tuân thủ điều trị 14 12,7

Nội dung tư vấn trước khi điều trị cho bệnh nhân được đề cập nhiều nhất là tuân thủ điều trị chiếm tỷ lệ 64,5%, tư vấn về thuốc điều trị chiếm tỷ lệ 63,6%, tư vấn thông tin cơ bản về HIV/AIDS chiếm tỷ lệ 61,8%, tỷ lệ bệnh nhân được tư vấn về tác dụng phụ của thuốc chiếm 52,7%, dự phòng nhiễm trùng cơ hội chiếm tỷ lệ39.1%, dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS chiếm tỷ lệ 38,2%, chế độ ăn uống chăm sóc chiếm tỷ lệ 30%, phác đồ điều trị chiếm 23,6%, tỷ lệ bệnh nhân được tư vấn về xử trí các tác dụng phụ chiếm 20%, tư vấn về lập kế hoạch tuân thủ điều trị chiếm tỷ lệ thấp nhất 12,7%.

1.1.2 Hoạt động nâng cao năng lực của cán bộ tham gia công tác tại PKNT. 1.1.2.1 Nhân lực tham gia công tác tại PKNT.

Bảng 3.9 Tình hình nhân lực của Phòng khám ngoại trú

Chức danh Số lượng Hình thức tham gia

Giám sát viên 01 Kiêm nhiệm

Trưởng phòng khám 01 Kiêm nhiệm

Bác sỹ điều trị 01 Kiêm nhiệm

Y sỹ điều trị 01 Kiêm nhiệm

Cán bộ quản lý sổ sách, báo cáo 01 Kiêm nhiệm

Tư vấn viên 02 Kiêm nhiệm

Y tá phòng khám 03 Kiêm nhiệm

Quản lý, cấp phát thuốc 01 Kiêm nhiệm

Cán bộ cấp phát thuốc 01 Kiêm nhiệm

Cán bộ Hỗ trợ điều trị 01 Chuyên trách

Các thành viên tham gia hoạt động tại PKNT huyện phần lớn là cán bộ đang công tác tại BVĐK huyện Mai Sơn, làm việc kiêm nghiệm, duy nhất chỉ có cán bộ hỗ trợ điều trị làm việc toàn thời gian.

1.1.2.2 Công tác tập huấn cho cán bộ tham gia hoạt động chăm sóc và điều trị tại PKNT.

Tất cả các thành viên tham gia công tác tại PKNT đều được tham gia các lớp tập huấn, đào tạo liên quan đến công việc mà mình đảm nhận Các bác sỹ trước khi chính thức tham gia điều trị đều được tham gia các lớp tập huấn, các modul đào tạo về chăm sóc và điều trị cho người HIV/AIDS.

“Trước khi tham gia công tác điều trị cho bệnh nhân tôi được tham gia một đợt tập huấn tại Viện các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia về điều trị và chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS” Bác sỹ diều trị

Bên cạnh đó PKNT thường xuyên được sự giám sát hỗ trợ của Dự án LIFE- GAP trung ương, Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, Ban Quản lý dự án LIFE-GAP tỉnh với nhiều hình thức như: Tổ chức hỗ trợ tại chỗ, tổ chức các buổi học tập kinh nghiệm, giám sát hỗ trợ,

“Dự án LIFE-GAP Trung ương cứ 1 quý/1 lần, lên giám sát hộ trợ tại phòng khám, những lúc gặp khó khăn trong quá trình triển khai thì Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh trực tiếp xuống hỗ trợ” Trưởng PKNT

Kết quả điều trị cho người nhiễm HIV bằng thuốc ARV tại PKNT

3.3.1 Hiệu quả điều trị bằng ARV.

Bảng 3.10 Hiệu quả điều trị sau 6 tháng

Chỉ số Tần số (nc) Tỷ lệ (%)

Số lượng tế bào CD4 tăng 59 93,7

Với tổng số 63 bệnh nhân điều trị ARV sau 6 tháng tỷ lệ bệnh nhân có cân nặng tăng chiếm 73%, 87,3% bệnh nhân không có NTCH và 93,7% có số lượng tế bào CD4 tăng, tỷ lệ bệnh nhân đạt hiệu quả điều trị sau 6 tháng là 55,6%.

Bảng 3.11 Hiệu quả điều trị sau 12 tháng

Chỉ số Tần số (nc) Tỷ lệ (%)

Số lượng tế bào CD4 tăng 56 88,9

Sau 12 tháng điều trị, số bệnh nhân có cân nặng tăng là 73%, 87,3% bệnh nhân không có NTCH và 88,9% có số lượng tế bào CD4 tăng, tỷ lệ bệnh nhân đạt hiệu quả điều trị sau 12 tháng là 57,1%.

3.3.2 Kiến thức tuân thủ điều trị ARV.

Bảng 3.12 Kiến thức về điều trị ARV của đối tượng nghiên cứu

Nội dung Trả lời Tần số (n0) Tỷ lệ (%)

ARV được kết hợp từ mấy loại thuốc

Thời gian điều trị bằng thuốc ARV Điều trị 1 thời gian 01 0,9 Điều trị cho đến khi hết triệu chứng 05 4,5 Điều trị suốt đời 100 90,9

Khi được hỏi về thuốc ARV, có 79,1% bệnh nhân biết ARV là thuốc kháng virus HIV, tuy nhiên vẫn còn 13,6% bệnh nhân không biết thuốc ARV là thuốc gì và 5,5% bệnh nhân cho rằng thuốc ARV là thuốc kháng sinh. Đa số bệnh nhân biết là thuốc ARV được phối hợp ít nhất từ 03 loại thuốc trở lên chiếm 85,5%, có 4,5% bệnh nhân không biết ARV được kết hợp từ mấy loại thuốc.

Có 90,9% số bệnh nhân biết được điều trị ARV là phải điều trị suốt đời, 4,5% bệnh nhân cho rằng chỉ điều trị cho đến khi hết triệu chứng và 3,6% bệnh nhân trả lời không biết phải điều trị đến bao giờ.

Bảng 3.13 Kiến thức của đối tượng về tác dụng phụ của thuốc ARV

Tác dụng phụ Tần số (n0) Tỷ lệ (%)

Tiêu chảy 23 20,9 Đau bụng 20 18,2 Đau đầu 50 45,5

Khác ( Chán ăn, mệt mỏi) 11 10

Tác dụng phụ được bệnh nhân có kiến thức về tác dụng phụ của thuốc là hoa mắt, chóng mặt chiếm tỷ lệ cao nhất 51,8%, bệnh nhân biết về tác dụng phụ như đau đầu 45,5%, nổi mẩn 42,7%, nôn 34,5%, tiêu chảy 20,9%, trong đó còn 6,4% bệnh nhân không biết về tác dụng phụ của thuốc.

Bảng 3.14 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về tuân thủ điều trị ARV

Nguyên tắc điều trị ARV Tần số (n0) Tỷ lệ (%)

Uống đều đặt hàng ngày 61 55,5

Khác 04 3,6 Đa số các bệnh nhân chỉ nhớ nguyên tắc đúng thời gian 93,6%, uống đều đặn hàng ngày chiếm 55,5%, uống đúng liều lượng chiếm 50,9%, uống đúng thuốc chiếm30,9%, tỷ lệ bệnh nhân không biết đến nguyên tắc điều trị là 4,5%.

Bảng 3.15 Kiến thức của đối tượng về hậu quả không tuân thủ điều trị

Hậu quả không tuân thủ điều trị Tần số (n0) Tỷ lệ (%)

Không ức chế được sự tăng sinh của virus 25 22,7

Bệnh tiếp tục phát triển 65 59,1

Gây nên sự kháng thuốc 42 38,2

Chi phí điều trị tăng cao 07 6,4

Qua bảng trên cho thấy 59,1% bệnh nhân cho rằng bện h sẽ tiếp tục phát triển nếu không tuân thủ điều trị, tiếp đến là gây nên sự kháng thuốc chiếm 38,3%, 9,1% bệnh nhân cho rằng sẽ dẫn đến tử vong nếu không tuân thủ điều trị.

Biều đồ 3.1 Tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đạt về điều trị và tuân thủ điều trị

Kết quả biểu đồ 3.1 cho thấy chỉ có 24,5% bệnh nhân có kiến thức đạt về thuốc ARV và tuân thủ điều trị, 75,5% bệnh nhân có kiến thức chưa đạt về điều trị ARV.

3.3.3 Thực hành tuân thủ điều trị hẹn

Qua biểu đồ cho thấy tỷ lệ bệnh nhân bệnh nhân tái khám đúng hẹn là 72,7%, vẫn còn 27,3% bệnh nhân không tái khám đúng hẹn.

Bảng 3.16 Lý do không tái khám đúng hẹn

Các lý do Tần số (n) Tỷ lệ % Đi lại lấy thuốc khó khăn 8 7,3 Đi làm ăn xa 6 5,5

Uống rượu, sử dụng ma túy 2 1,8

Một số lý do khiến bệnh nhân không tái khám đúng hẹn mà bệnh nhân đưa ra là do quên hoặc bận chiếm 12,7%, do đi làm ăn xa chiếm 5,5%, đi lại lấy thuốc khó khăn là 7,3%

Bảng 3.17 Thực hành về uống thuốc Đã uống đúng khoảng cách, số lần uống

Qua bảng trên ta thấy 100% bệnh nhân uống đúng 2 lần/ngày, khoảng cách

Tái khám không đúng hẹn 27,3%

Biểu 3.2 Thực hành tái khám của bệnh nhân

Tái khám đúng uống đúng là 12 giờ chiếm tỷ lệ 82,7%.

Bảng 3.18 Số lần quên uống thuốc

Số lần Tần số (n) Tỷ lệ

Số bệnh nhân quên thuốc từ 1-2 lần trong tháng chiếm tỷ ệ 10%, tỷ lệ nhân quên thuốc trên 3 lần trong tháng là 13,6% bệnh

Bảng 3.19 Lý do quên uống thuốc

Số lần Tần số (n) Tỷ lệ

Bận công việc 20 18,2 Đi công tác (đi làm xa) quên không mang theo thuốc 3 2,7

Không có ai nhắc nhở 3 2,7

Lý do quên thuốc bệnh nhân đưa ra là: Bận công việc chiếm 18,2%, đi công tác hoặc đi làm không mang theo chiếm 2,7%, không có người nhắc nhở chiếm 2,7%.

Bảng 3.20 Thực hành xử trí quên uống thuốc

Cách xử trí Tần số (n) Tỷ lệ %

Uống ngay sau khi nhớ, khoảng cách giữa 2 lần uống 0,05.

Bảng 3.23 Mối liên quan giữa hiệu quả điều trị ARV sau 12 tháng với nhóm tuổi:

Nhóm tuổi Hiệu quả điều trị sau 12 tháng

Tổng Hiệu quả Không hiệu quả

Có sự khác biệt giữa tỷ lệ đạt hiệu quả điều trị sau 12 tháng điều trị giữa những nhóm tuổi dưới 30 và nhóm tuổi trên 30, có 73,4% bệnh nhân ở nhóm tuổi dưới 30 đạt hiệu quả điều trị và có 45,9% bệnh nhân trong nhóm tuổi trên 30 đạt hiệu quả điều trị, tỷ suất chênh chỉ ra sự khác biệt này là 3,19, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p0,05.

Thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai điều trị HIV/AIDS tại huyện Mai Sơn 40 1 Thuận lợi

3.4.1.1 Sự điều phối, giám sát hỗ trợ thường xuyên của Dự án LIFE-GAP và Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh.

Trong suốt quá trình triển khai thực hiện PKNT luôn nhận được sự hỗ trợ của

Dự án LIFE-GAP và Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh về kỹ thuật chuyên môn, công tác tổ chức thực hiện, việc hỗ trợ thường xuyên, các buổi tập huấn cơ bản, tập huấn nâng cao, hỗ trợ kỹ thuật tại chỗ góp phần nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho các cán bộ tham gia hoạt động PKNT.

Ngoài việc tập huấn, giám sát hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ và tổ chức triển khai hoạt động của PKNT, tổ chức LIFE-GAP cũng đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời trang thiết bị thiết yếu trong chẩn đoán và điều trị, bao gồm cả thuốc điều trị các bệnh NTCH và ARV, thuốc tại PKNT được quản lý chặt chẽ dưới sự giám sát của Ban quản lý dự án LIFE-GAP và Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh.

“Riêng vấn đề thuốc phục vụ cho công tác điều trị bệnh nhân thì tốt rồi, luôn đảm bảo thuốc cho bệnh nhân, công tác này chịu sự giám sát của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh và Ban quản lý dự án LIFE-GAP tỉnh, phòng khám luôn báo cáo sự dụng và dự trù thuốc theo tháng, quý đảm bảo không để cho bệnh nhân đến lĩnh mà không có thuốc” Bác sỹ Trưởng PKNT

3.4.1.2 Cán bộ tham gia PKNT là các cán bộ bệnh viện đã tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động chăm sóc điều trị của PKNT.

Ngay từ khi hình thành chương trình chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân HIV/ AIDS tại huyện Mai Sơn, các cán bộ tham gia công tác tại PKNT là các cán bộ bệnh viện, cán bộ giám sát hoạt động của PKNT là Giám đốc bệnh viện Sự sắp xếp nhân sự như trên đã tạo nên sự phối kết hợp chặt chẽ giữa PKNT với các khoa, bệnh viện cung cấp đầy đủ các dịch vụ trong công tác chẩn đoán và điều trị, quản lý thuốc, hỗ trợ bệnh nhân điều trị nội trú,

Với vị trí đặt trong khoa Truyền nhiễm của BVĐK huyện Mai Sơn, PKNT nhận được sự hỗ trợ về nhân lực, cơ sở vật chất của khoa Truyền nhiễm cũng như sự hỗ trợ từ các khoa phòng khác của bệnh viện trong việc tiếp nhận, chăm sóc và điều trị toàn diện hơn cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.

“Có rất nhiều thuận lợi cho bệnh nhân điều trị ARV khi PKNT đặt tại Bệnh viện Cái thuận lợi đầu tiên của PKNT là đồng chí giám đốc bệnh viện kiêm nghiệm là cán bộ giám sát của dự án nên việc phối hợp giữa PKNT và bệnh viện luôn được quan tâm và chỉ đạo kịp thời, thuận lợi cho việc chuyển bệnh nhân từ PKNT đến các khoa trong bệnh viện, cũng như chuyển bệnh nhân có các triệu chứng nghi nhiễm HIV từ các khoa đến PKNT Thuận lợi thứ hai là khi PKNT quá tải về nhân sự thì có thể được điều động các cán bộ khác trong bệnh viện tăng cường hỗ trợ cho PKNT. Thuận lợi thứ ba là tận dụng được cơ sở vật chất của khoa Truyền nhiễm trong việc tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân” Bác sỹ Trưởng PKNT

3.4.1.3 Sự tham gia của chính người nhiễm HIV/AIDS với vai trò là cán bộ hỗ trợ điều trị tại PKNT huyện Mai Sơn.

Người nhiễm HIV/AIDS trong vai trò là người hỗ trợ điều trị góp phần là cầu nối giữa chương trình chăm sóc và điều trị của PKNT với bệnh nhân, giúp cho các hoạt động tại PKNT và ở cộng đồng thuận lợi và thực tế hơn.

“PKNT có một cô nhân viên hỗ trợ là người nhiễm HIV do lây từ chồng làm việc toàn thời gian cho dự án, có sự tham gia của cô ấy, các cô có nhiều thuận lợi hơn, họ vừa là cầu nối giữa bệnh nhân và cán bộ PKNT, vừa là cán bộ phiên dịch tiếng dân tộc, vừa hỗ trợ hướng dẫn bệnh nhân đi làm các xét nghiệm, có họ bệnh nhân đến đây có phần tự tin và thoải mái hơn” Bác sỹ Trưởng PKNT

Khi đến các cơ sở y tế tâm lý của những bệnh nhân HIV/AIDS luôn là sự e dè, tự ti, mặc cảm, với sự thân thiện, nhiệt tình của cán bộ hỗ trợ điều trị, bệnh nhân đến PKNT cảm thấy được chia sẻ, được cảm thông hơn từ đó họ lấy lại được sự tự tin khi tiếp cận với các dịch vụ của PKNT. Đối với những người nhiễm HIV/AIDS khi có người cùng cảnh ngộ chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống, cũng như các cách phòng chống các bệnh NTCH là điều rất có ích Có sự tham gia của người hỗ trợ điều trị giúp cho bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn và cảm giác không bị lẻ loi trong cuộc chiến với HIV.

“Nói thật lúc đầu mình đến Phòng khám mình cũng ngại lắm, mình đeo khẩu trang kín mặt sợ người ta nhận ra mình đi điều trị HIV không dám gần mình, nhưng đến khi gặp và nói chuyện với cô nhân viên hỗ trợ điều trị của Phòng khám mới biết cô ấy cũng có hoàn cảnh như mình, vì vậy sau khi nói chuyện với cô ấy mình cũng đỡ ngại hơn” BN nữ 25 tuổi

3.4.2.1 Nhân sự tham gia hoạt động tại PKNT.

Nhân sự tham gia PKNT như đã nêu chủ yếu là các cán bộ làm việc kiêm nhiệm, các bác sỹ tham gia điều trị phải được tập huấn về ARV theo quy định, tuy nhiên do là cán bộ kiêm nhiệm nên trong quá trình triển khai thực hiện công tác điều trị ARV cho bệnh nhân, đôi khi vì những lý do khách quan dẫn tới những biến đổi nhân sự làm ảnh hưởng đến công tác chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS.

“Các cán bộ tham gia dự án hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm nên họ vừa phải thực hiện các công việc tại khoa vừa làm công việc tại PKNT, tiếp nữa là sự biến động về nhân sự PKNT, việc thay đổi nhân sự này làm ảnh hưởng việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân, lúc trước bác sỹ Nguyệt là bác sỹ điều trị của dự án, sau đó đi học chuyên khoa, bác sỹ Hà vừa đi học về được bổ sung thay thế, còn cô cũng chỉ làm khoảng tháng nữa là cô nghỉ hưu bàn giao cho người khác” Bác sỹ Trưởng

3.4.2.2 Công tác xét nghiệm tế báo CD4.

Công tác xét nghiệm tế báo CD4 bắt đầu triển khai từ năm 2008 tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, việc lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm chỉ được tiến hành vào sáng thứ 5 hàng tuần, đôi lúc do đường xá đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa bệnh nhân không đến kịp lại phải chờ đến tuần sau, gây tốn kém về thời gian và tiền của bệnh nhân.

“Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh chỉ nhận bệnh phẩm vào thứ 5 hàng tuần, nên sáng thứ 5 chúng tôi phải lấy bệnh phẩm để chiều gửi lên trung tâm rồi, vì vậy nhiều bệnh nhân do điều kiện ở xa không đến kịp buổi sáng lại phải chờ đến tuần sau làm tốn kém cho bệnh nhân về tiền bạc đi lại cũng như thời gian của họ”

3.4.2.3 Trình độ văn hóa và nhận thức của bệnh nhân HIV/AIDS còn thấp.

Trình độ văn hóa của bệnh nhân thấp, gây ra không ít khó khăn trong hoạt động tư vấn tuân thủ điều trị, cũng như trong công tác chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân.

BÀN LUẬN

Đặc tính của đối tượng nghiên cứu

Đa số bệnh nhân nhiễm HIV trong nghiên cứu là những người trẻ tuổi, độ tuổi 20-29 chiếm tỷ lệ cao hơn so với lứa tuổi khác 52,7% kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Trần Thị Tuyết năm 2008 tại quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội[22], cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tuấn tại tỉnh Hà Giang năm 2010 (44,6%)[21], Phạm Thị Cầm Giang năm 2010 tại quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ 35,5% [11], bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS là đối tượng trong độ tuổi công hiến sức lao động nhiều nhất, làm giảm và mất khả năng lao động, tạo gánh nặng cho xã hội, ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Các trường hợp bệnh nhân đang được chăm sóc và điều trị tại PKNT huyện Mai Sơn là nam giới chiếm 71,8%, kết quả này phù hợp với nghiên các cứu khác[11], [22], tỷ lệ này cũng phù hợp với tình hình phân bố dịch HIV theo giới tại Việt Nam năm 2009 73,1% [3], hầu hết bệnh nhân nam lây nhiễm HIV qua đường tiêm chích ma túy, bệnh nhân nữ chủ yếu lây qua chồng hoặc bạn tình.

Về trình độ học vấn: Đa số bệnh nhân HIV/AIDS chỉ có trình độ từ tiểu học 38,2% đến trung học cơ sở 41,8% , tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của Phạm Thị Cầm Giang[11].

Bệnh nhân HIV/AIDS là người dân tộc thiểu số chiếm đa số 88,2% tỷ lệ này phù hợp với đặc điểm dân tộc của tỉnh, tỷ lệ người dân tộc thiểu số tại tỉnh Sơn La chiếm 82,6%, dân tộc kinh chiếm 17,4%[23].

Tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị ARV đang sống với vợ/chồng là 75,5%, tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tuấn 72% [21] và đây cũng là một yếu tố thuận lợi cho công tác chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân do có ngưỡi hỗ trợ nhắc nhở bệnh nhân tái khám cũng như nhắc nhở bệnh nhân tuân thủ điều trị.

Nghề nghiệp của bệnh nhân HIV đa phần là nông dân chiếm 80,9%, hoàn cảnh kinh tế hầu hết khó khăn, do vậy nhiều bệnh nhân không có phương tiện và tiền đi lại để tái khám, lấy thuốc dẫn đến quá trình tuân thủ điều trị của bệnh nhân không tốt.

Lý do nhiễm của đối tượng: Trong nghiên cứu này hình thái lây nhiễm chủ yếu là do dùng chung bơm kim tiêm 70% , hình thái lây nhiễm này hoàn toàn phù hợp với hình thái lây nhiễm chung của cả nước và phù hợp với báo cáo của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Là tỉnh có số lượng người nghiện ma túy đứng thứ 4 của cả nước, đứng sau thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ lây nhiễmHIV có liên quan đến sử dụng ma túy chung của toàn tỉnh chiếm 84,7%, với đặc tính như vậy chương trình dự phòng lây nhiễm của tỉnh cần được chú trọng, đặc biệt là chương trình phát bơm kim tiêm và truyền thông thay đổi hành vi đối với những người tiêm chích ma túy[19].

Kết quả quá trình triển khai hoạt động tại PKNT

4.2.1 Quá trình triển khai hoạt động chăm sóc và điều trị ARV tại PKNT huyện Mai Sơn.

PKNT huyện Mai Sơn được thành lập và triển khai chương trình điều trị ARV từ tháng 4/2009, với sự nỗ lực cố gắng tận tâm của đội ngũ cán bộ trong việc giúp người nhiễm tự tin, tăng hiểu biết về HIV/AIDS, nhằm đạt được kết quả trong hoạt động chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân HIV, nhờ vậy tính đến tháng 9/2010 đã có

186 bệnh nhân được điều trị ARV Bên cạnh đó số bệnh nhân đang điều trị tại các nơi khác dần chuyển về, các bệnh nhân mới được tiếp cận và chăm sóc theo dõi tại PKNT nhiều hơn, để đạt được kết quả này còn có sự phối hợp của các chương trình truyền thông, dự phòng và chương trình can thiệp.

Tỷ lệ bệnh nhân còn sống và tiếp tục điều trị tại thời điểm 6 tháng là 90,9% và giảm xuống còn 81,8% kết quả này phù hợp với tỷ lệ từ Báo cáo kết quả điều trị bằng thuốc ARV năm 2007 của Cục phòng, chống HIV/AIDS 85,2% sau 6 tháng và81% sau 12 tháng [6], cao hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Thị CầmGiang 73,4% sau 6 tháng và 69,8% sau 12 tháng [11] Kết quả này cho thấy phần lớn bệnh nhân tử vong trong 6 tháng đầu điều trị, tỷ lệ bệnh nhân tử vong giảm sau 12 tháng điều trị, tuy nhiên sau 12 tháng điều trị vẫn còn 03 bệnh nhân bỏ trị.

Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế, bệnh nhân trong quá trình được điều trị ARV phải được theo dõi các xét nghiệm CTM, ALT, tế bào CD4 định kỳ 6 tháng/1 lần, để theo dõi tác dụng phụ của thuốc gây thiếu máu và ngộ độc gan, nếu không được làm các xét nghiệm dẫn đến khó đánh giá được sự tiến triển của bệnh cũng như hiệu quả điều trị ARV[1] Trong số 63 bệnh nhân sống và tiếp tục điều trị sau 12 tháng tại PKNT huyện Mai Sơn, tỷ lệ bệnh nhân HIV được làm xét nghiệm ALT là 71,4% tại thời điểm sau 6 tháng điều trị và sau đó tăng lên 84,1% tại thời điểm 12 tháng, 95,2% bệnh nhân được làm xét nghiệm tế bào CD4 tại thời điểm

6 tháng, tuy nhiên tại thời điểm 12 tháng điều trị tỷ lệ bệnh nhân được làm xét nghiệm CD4 giảm xuống còn 90,5%, tỷ lệ bệnh nhân được làm xét nghiệm CTM tại thời điểm 6 tháng 52,4% và 12 tháng tăng lên 84,1% Những bệnh nhân không được làm các xét nghiệm do một phần vì đường xá đi lại khó khăn, một phần vì hoàn cảnh kinh tế của bệnh nhân khó khăn, không có tiền để đi tái khám đúng hẹn, một phần do bác sỹ quên không chỉ định cho bệnh nhân đi làm xét nghiệm.

Hoạt động tư vấn là một yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị ARV, là một tiêu chuẩn để lựa chọn bệnh nhân HIV/AIDS vào chương trình điều trị, theo quy trình điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV của Bộ Y tế trước khi điều trị ARV thì 100% bệnh nhân phải được tư vấn ít nhất 3 lần trở lên[1] Trong nghiên cứu này tỷ lệ bệnh nhân được tư vấn 3 buổi 42,7%, tỷ lệ bệnh nhân được tư vấn 2 buổi 37,5%, tỷ lệ bệnh nhân được tư vấn 1 buổi 15,5%, như vậy công tác tư vấn trước khi điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS còn nhiều hạn chế, không đạt theo quy định điều trị của

Bộ Y tế Nội dung tư vấn được bệnh nhân đề cập nhiều nhất là tuân thủ điều trị 64,5% , thuốc điều trị ARV 63,6%), thông tin cơ bản về HIV/AIDS (61,8%), nội dung được bệnh nhân đề cập ít nhất là lên kế hoạch tuân thủ điều trị (12,7% , vấn đề tư vấn trước điều trị ARV cho bệnh nhân là một vấn đề rất hữu ích, giúp cho bệnh nhân hiểu biết về lợi ích của việc điều trị, tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị,các tác dụng phụ và cách xử trí của thuốc ARV, có như vậy mới nâng cao được hiệu quả điều trị, vì vậy cần phải tăng cường tư vấn cho bệnh nhân không những là tư vấn trước điều trị mà phải tư vấn lại cho bệnh nhân trong các lần tái khám, trên thực tế các cán bộ tham gia hoạt động tại PKNT là các cán bộ của khoa Truyền nhiễm làm việc kiêm nghiệm, trong khi đó bệnh nhân điều trị tại khoa lại đông nên ít khi tư vấn được đầy đủ cho bệnh nhân HIV/AIDS được.

4.2.2 Mô hình nhân sự và hoạt động nâng cao năng lực của cán bộ tham gia công tác tại PKNT.

Nhân sự PKNT từ khi thành lập đến nay chỉ có cán bộ hỗ trợ điều trị làm việc chuyên trách, còn lại các cán bộ khác làm việc kiêm nghiệm chủ yếu được lấy từ BVĐK huyện Mai Sơn, mô hình nhân sự này cho thấy kết quả khả quan trong việc chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS khi cần phối hợp, chuyển tiếp các bệnh nhân đến các khoa khác trong bệnh viện, đặc biệt sự có mặt của người nhiễm HIV trong vai trò cán bộ hỗ trợ điều trị đã giúp bệnh nhân vượt qua sự tự ty của bản thân khi đến khám và điều trị tại PKNT, vị trí PKNT nằm khuôn viên của khoa Truyền nhiễm, vì vậy phòng khám luôn nhận được hỗ trợ thường xuyên về nhân lực cũng như cơ sở vật chất trong việc chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS khi cần, tuy nhiên vì là cán bộ làm việc kiêm nghiệm, đôi khi bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú tại khoa đông, nhất là vào các vụ dịch dẫn đến một số bệnh nhân điều trị ARV không được tư vấn trước điều trị, tư vấn lại và không được làm các xét nghiệm định kỳ theo quy định của Bộ Y tế.

Từ khi PKNT đi hoạt động, luôn nhận được sự giám sát hỗ trợ về mọi mặt từ

Tổ chức LIFE-GAP trung ương cũng như sự hỗ trợ kịp thời của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh và Ban Quản lý dự án LIFE-GAP tỉnh, với nhiều hình thức hỗ trợ như các lớp tập huấn, các buổi học tập kinh nghiệm, các cuộc hỗ trợ tại chỗ đã từng bước nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ trong việc chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân.

4.3 Kết quả điều trị ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS tại PKNT huyện Mai Sơn. 4.3.1 Hiệu quả điều trị ARV. Điều trị ARV làm ức chế sự nhân lên của virus và kìm hãm lượng virus trong máu ở mức thấp nhất, phục hồi chức năng miễn dịch, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh NTCH, cải thiện chất lượng sống và tăng khả năng sống sót cho người bệnh. Điều trị ARV là một phần trong tổng thể các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội cho bệnh nhân HIV/AIDS và chỉ được chỉ định điều trị bằng ARV khi lâm sàng ở giai doạn 3,4, trong quá trình điều trị bệnh nhân phải tuân thủ điều trị tuyệt đối để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh kháng thuốc[1].

Trong quá trình điều trị để đánh giá hiệu quả đáp ứng với điều trị ARV thì dựa vào nhiều yếu tố nhưng các yếu tố có ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả điều trị là: Cân nặng, tình trạng NTCH và số lượng tế bào CD4, thời điểm để đánh giá có hiệu quả điều trị hay thất bại điều trị là khi bệnh nhân được điều trị bằng thuốc ARV sau 6 tháng[1], kết quả điều trị của nghiên cứu này cho thấy hiệu quả điều trị của 63 bệnh nhân được điều trị từ tháng 4/2009 đến tháng 9/2010 tăng lên từ 55,6% tại thời

6 tháng và 57,1% tại thời điểm 12 tháng.

Cân nặng: Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 6 tháng điều trị có 73% bệnh nhân tăng cân, kết quả này cho thấy bệnh nhân tại PKNT huyện Mai Sơn đã đáp ứng được phần nào với thuốc ARV, tuy nhiên tại thời điểm 12 tháng điều trị thì tỷ lệ bệnh nhân có tăng cân chỉ duy trì ở tỷ lệ 73%, kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Cầm Giang 70,2% sau 6 tháng điều trị, 77,3% sau 12 tháng điều trị [11].

Về tình trạng NTCH: Tình trạng NTCH là nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân HIV/AIDS, trong quá trình điều trị cần phải theo dõi tình trạng NTCH của bệnh nhân HIV/AIDS để đánh giá hiệu quả điều trị Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 6 tháng điều trị bằng thuốc ARV có 87,3% bệnh nhân không có biểu hiện tình trạng NTCH, tỷ lệ này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tuấn 95,2% [21], tương đương với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Xuân Tuyết 86,6%

[22] và tỷ lệ này được duy trì tại thời điểm sau 12 tháng điều trị 87,3%

Số lượng tế bào CD4: Rất có giá trị trong việc đánh giá kết quả điều trị của bệnh nhân, kết quả nghiên cứu cho thấy có 93,7% bệnh nhân tại thời điểm sau 6 tháng điều trị có số lượng tế bào CD4 tăng, kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Trang 98,5% [16], tuy nhiên sau 12 tháng điều trị chỉ có 88,9% bệnh nhân có số lượng tế bào CD4 tăng

Kết quả nghiên cứu cho thấy thời điểm quan trong nhất trong quá trình điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS là giai đoạn 6 tháng đầu điều trị, các chỉ số về lâm sàng và cận lâm sàng của đa số bệnh nhân đều tăng ở giai đoạn này sau đó ổn định hơn ở thời điểm sau 12 tháng điều trị, tuy nhiên số bệnh nhân đạt hiệu quả điều trị sau 12 tháng tại PKNT huyện Mai Sơn chưa cao, lý giải cho điều này một phần là do đa số bệnh nhân có trình độ văn hóa thấp nên việc tuân thủ điều trị còn nhiều hạn chế, một phần là do đa phần làm nông nghiệp, điều kiện kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn cho nên chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân chưa được quan tâm đúng mức.

4.3.1 Kiến thức về tuân thủ điều trị ARV.

Bàn luận về phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng nhiều nguồn số liệu khác nhau như số liệu từ phỏng vấn, số liệu thứ cấp được lấy từ các báo cáo, hồ sơ bệnh án, sổ theo dõi bệnh nhân, giúp đánh giá tính xác thực của số liệu thu thập.

Nghiên cứu tìm hiểu việc tuân thủ điều trị của những bệnh nhân mới bắt đầu điều trị ARV, từ đó tìm ra những khó khăn, hạn chế giúp bệnh nhân cải thiện và duy trì việc tuân thủ điều trị để tăng cường hiệu quả điều trị, kéo dài thời gian sống, nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân HIV/AIDS.

4.4.2 Hạn chế: Đây là nghiên cứu chỉ tiến hành tại PKNT điều trị HIV/AIDS của huyện Mai Sơn, vì vậy chưa bao phủ được toàn bộ bệnh nhân tại tỉnh Sơn La và không mang tính đại diện cho tỉnh.

Do thời gian và nguồn lực có hạn, nghiên cứu chỉ tiến hành được trên cỡ mẫu nhỏ là bệnh nhân điều trị trong vòng 01 năm mà chưa đánh giá được sự tuân thủ điều trị và kết quả điều trị của tất cả bệnh nhân đang điều trị ARV, nghiên cứu cũng chưa cùng lúc đánh giá mô hình can thiệp và mô hình chứng để có thể so sánh thực tiễn hơn.

Thu thập số liệu chủ yếu dựa trên phỏng vấn và lấy thông tin qua trả lời của bệnh nhân vì vậy không tránh khỏi ảnh hưởng mang tính chủ quan của bệnh nhân và kỹ năng phỏng vấn của cán bộ y tế. Đánh giá kết quả điều trị sau 12 tháng dựa trên số liệu lâm sàng của bệnh nhân được điều trị ARV tại PKNT, tuy nhiên do cỡ mẫu thấp, nên kết quả có thể dân đến những sai số nhất định và có thể chưa đại diện cho hoạt động điều trị của PKNT MaiSơn.

KHUYẾN NGHỊ

Từ những kết quả và bàn luận trên, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV tại PKNT huyện Mai Sơn như sau:

Tập huấn, tư vấn cho bệnh nhân trước và trong khi điều trị đầy đủ theo phác đồ của Bộ Y tế, ít nhất mỗi bệnh nhân phải được tham dự 3 buổi tập huấn về tất cả các nội dung: tầm quan trọng của tuân thủ điều trị, lên kế hoạch tuân thủ điều trị, các tác dụng phụ của thuốc và cách xử trí, đặc biệt cần tìm hiểu khả năng tiếp cận thông tin của bệnh nhân từ đó có những kế hoạch tư vấn phù hợp với từng nhóm đối tượng. Tăng cường hoạt động tiếp cận công đồng trong nhóm có nguy cơ, truyền thông tại cộng đồng tập trung vào lợi ích của việc tiếp cận sớm với chương trình điều trị ARV, nhằm phát hiện sớm các trường hợp nhiễm HIV để tạo điều kiện cho người nhiễm HIV sớm được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc và điều trị.

Tăng cường và nâng cao vai trò của người nhiễm HIV tham gia vào các hoạt động chăm sóc và điều trị của PKNT.

Khuyến khích, động viên bệnh nhân nghiện chích ma túy đi cai nghiện, yêu cầu cam kết chặt chẽ với người hỗ trợ tại nhà để phối hợp cùng với gia đình giúp bệnh nhân cai nghiện, đồng thời giúp bệnh nhân tuân thủ đúng lịch tái khám và điều trị ARV.

Ngày đăng: 01/12/2023, 08:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu: - Luận văn đánh giá kết quả chương trình điều trị thuốc kháng retrovirus cho người nhiễm hivaids tại phòng khám ngoại trú huyện mai sơn, tỉnh sơn la giai đoạn 2009  2010
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu: (Trang 36)
Bảng 3.2. Lý do nhiễm HIV của đối tượng nghiên cứu. - Luận văn đánh giá kết quả chương trình điều trị thuốc kháng retrovirus cho người nhiễm hivaids tại phòng khám ngoại trú huyện mai sơn, tỉnh sơn la giai đoạn 2009  2010
Bảng 3.2. Lý do nhiễm HIV của đối tượng nghiên cứu (Trang 37)
Bảng 3.6. Tỷ lệ bệnh nhân được xét nghiệm xét nghiệm tế bào CD4, CTM, men gan tại thời điểm 12 tháng. - Luận văn đánh giá kết quả chương trình điều trị thuốc kháng retrovirus cho người nhiễm hivaids tại phòng khám ngoại trú huyện mai sơn, tỉnh sơn la giai đoạn 2009  2010
Bảng 3.6. Tỷ lệ bệnh nhân được xét nghiệm xét nghiệm tế bào CD4, CTM, men gan tại thời điểm 12 tháng (Trang 39)
Bảng 3.8. Nội dung tư vấn trước điều trị ARV. - Luận văn đánh giá kết quả chương trình điều trị thuốc kháng retrovirus cho người nhiễm hivaids tại phòng khám ngoại trú huyện mai sơn, tỉnh sơn la giai đoạn 2009  2010
Bảng 3.8. Nội dung tư vấn trước điều trị ARV (Trang 40)
Bảng 3.9. Tình hình nhân lực của Phòng khám ngoại trú - Luận văn đánh giá kết quả chương trình điều trị thuốc kháng retrovirus cho người nhiễm hivaids tại phòng khám ngoại trú huyện mai sơn, tỉnh sơn la giai đoạn 2009  2010
Bảng 3.9. Tình hình nhân lực của Phòng khám ngoại trú (Trang 41)
Bảng 3.13. Kiến thức của đối tượng về tác dụng phụ của thuốc ARV - Luận văn đánh giá kết quả chương trình điều trị thuốc kháng retrovirus cho người nhiễm hivaids tại phòng khám ngoại trú huyện mai sơn, tỉnh sơn la giai đoạn 2009  2010
Bảng 3.13. Kiến thức của đối tượng về tác dụng phụ của thuốc ARV (Trang 44)
Bảng 3.16. Lý do không tái khám đúng hẹn - Luận văn đánh giá kết quả chương trình điều trị thuốc kháng retrovirus cho người nhiễm hivaids tại phòng khám ngoại trú huyện mai sơn, tỉnh sơn la giai đoạn 2009  2010
Bảng 3.16. Lý do không tái khám đúng hẹn (Trang 46)
Bảng 3.17. Thực hành về uống thuốc - Luận văn đánh giá kết quả chương trình điều trị thuốc kháng retrovirus cho người nhiễm hivaids tại phòng khám ngoại trú huyện mai sơn, tỉnh sơn la giai đoạn 2009  2010
Bảng 3.17. Thực hành về uống thuốc (Trang 46)
Bảng 3.18. Số lần quên uống thuốc. - Luận văn đánh giá kết quả chương trình điều trị thuốc kháng retrovirus cho người nhiễm hivaids tại phòng khám ngoại trú huyện mai sơn, tỉnh sơn la giai đoạn 2009  2010
Bảng 3.18. Số lần quên uống thuốc (Trang 48)
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa hiệu quả điều trị ARV sau 12 tháng với giới tính. - Luận văn đánh giá kết quả chương trình điều trị thuốc kháng retrovirus cho người nhiễm hivaids tại phòng khám ngoại trú huyện mai sơn, tỉnh sơn la giai đoạn 2009  2010
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa hiệu quả điều trị ARV sau 12 tháng với giới tính (Trang 49)
Bảng 3.21. Thực hành về biện pháp nhắc uống thuốc. - Luận văn đánh giá kết quả chương trình điều trị thuốc kháng retrovirus cho người nhiễm hivaids tại phòng khám ngoại trú huyện mai sơn, tỉnh sơn la giai đoạn 2009  2010
Bảng 3.21. Thực hành về biện pháp nhắc uống thuốc (Trang 49)
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa hiệu quả điều trị ARV sau 12 tháng với nhóm tuổi: - Luận văn đánh giá kết quả chương trình điều trị thuốc kháng retrovirus cho người nhiễm hivaids tại phòng khám ngoại trú huyện mai sơn, tỉnh sơn la giai đoạn 2009  2010
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa hiệu quả điều trị ARV sau 12 tháng với nhóm tuổi: (Trang 50)
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa hiệu quả điều trị ARV sau 12 tháng với dân tộc: - Luận văn đánh giá kết quả chương trình điều trị thuốc kháng retrovirus cho người nhiễm hivaids tại phòng khám ngoại trú huyện mai sơn, tỉnh sơn la giai đoạn 2009  2010
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa hiệu quả điều trị ARV sau 12 tháng với dân tộc: (Trang 50)
Biểu mẫu 1: Bảng thu thập thông tin về tình hình điều trị ARV - Luận văn đánh giá kết quả chương trình điều trị thuốc kháng retrovirus cho người nhiễm hivaids tại phòng khám ngoại trú huyện mai sơn, tỉnh sơn la giai đoạn 2009  2010
i ểu mẫu 1: Bảng thu thập thông tin về tình hình điều trị ARV (Trang 96)
Biểu mẫu 2: Bảng thu thập thông tin sức khỏe trước và sau điều trị ARV. - Luận văn đánh giá kết quả chương trình điều trị thuốc kháng retrovirus cho người nhiễm hivaids tại phòng khám ngoại trú huyện mai sơn, tỉnh sơn la giai đoạn 2009  2010
i ểu mẫu 2: Bảng thu thập thông tin sức khỏe trước và sau điều trị ARV (Trang 96)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w