1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Kinh tế vĩ mô: Tìm hiểu về khoảng thời gian khủng hoảng kinh tế của Venezuela từ năm 2013 cho đến nay

16 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu về khoảng thời gian khủng hoảng kinh tế của Venezuela từ năm 2013 cho đến nay
Tác giả Lê Thương Huyền
Người hướng dẫn TS. Lê Văn Sơn
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế vĩ mô
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 520,97 KB

Nội dung

Nội dung bài tiểu luận gồm 5 phần: I. Mô tả tình huống. II. Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế/suy thoái kinh tế là gì? III. Khủng hoảng kinh tế/suy thoái kinh tế có tác động như thế nào đến các biến số vĩ mô cơ bản như sản lượng (GDP), lạm phát, thất nghiệp và xuất nhập khẩu của nền kinh tế? IV. Chính phủ đã thực hiện những chính sách kinh tế vĩ mô gì để khôi phục kinh tế? Những chính sách này có tác động như thế nào đến các biến số vĩ mô cơ bản của nền kinh tế? Hãy sử dụng mô hình lý thuyết để giải thích. V. Các chính sách kinh tế vĩ mô trên có phát huy hiệu quả không? Hiệu quả ở mức nào và tại sao?

Trang 1

0 [Date]

ĐẠI HỌC QUỐC GIA

HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế

Môn Kinh tế vĩ mô

BÀI TẬP LỚN

Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Văn Sơn

Sinh viên thực hiện: Lê Thương Huyền

Mã sinh viên: 20050839 Lớp: QH – 2020 – E KTQT CLC 6

Hà Nội – Tháng 7/2021

Trang 2

1 [Date]

Lời mở đầu

Kinh tế vĩ mô hay còn gọi là kinh tế tầm lớn (tiếng Anh là Macroeconomics) là

một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi

của cả một nền kinh tế nói chung Các phân tích kinh tế vĩ mô thường tập trung

nghiên cứu vào cơ chế hoạt động của nền kinh tế và xác định các yếu tố chiến lược

quy định thu nhập và sản lượng quốc dân, mức sử dụng lao động, giá cả và sự biến

động của các yếu tố này Hiểu một cách đơn giản nhất, kinh tế vĩ mô là một lĩnh vực

tổng quát nghiên cứu có hai khu vực điển hình gồm: Thứ nhất: ghiên cứu nguyên

nhân và hậu quả của biến động ngắn đối với thu nhập quốc gia (còn gọi là chu kỳ

kinh tế); thứ hai: nghiên cứu những yếu tố quyết định cho tăng trưởng kinh tế bền

vững của một quốc gia

Trong kinh tế vĩ mô có một khái niệm gọi là “suy thoái kinh tế” (tiếng Anh:

recession/economic downturn) được hiểu là sự suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm (nói cách khác, tốc độ

tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý) Nền kinh tế trong ngắn hạn trải qua

chu kỳ kinh doanh với những thời kỳ tăng trưởng mở rộng và những thời kỳ trì trệ suy thoái Suy thoái kinh tế có thể liên quan sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế

của toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, và lợi nhuận doanh nghiệp Các

thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại tăng nhanh

giá cả (lạm phát) trong thời kì đình lạm Một sự suy thoái trầm trọng và lâu dài được

gọi là khủng hoảng kinh tế

Hiểu được nguyên nhân và kết quả của khủng hoảng kinh tế/suy thoái kinh tế

cũng như tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô mà chính phủ áp dụng để ứng phó với khủng hoảng kinh tế/suy thoái kinh tế là việc làm rất cần thiết

Nội dung bài tập lớn của em là: “ Tìm hiểu về khoảng thời gian khủng hoảng

kinh tế của Venezuela từ năm 2013 cho đến nay” Nội dung bài tiểu luận gồm 5 phần:

I Mô tả tình huống

II Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế/suy thoái kinh tế là gì?

Trang 3

2 [Date]

III Khủng hoảng kinh tế/suy thoái kinh tế có tác động như thế nào đến các biến số vĩ

mô cơ bản như sản lượng (GDP), lạm phát, thất nghiệp và xuất nhập khẩu của nền kinh tế?

IV Chính phủ đã thực hiện những chính sách kinh tế vĩ mô gì để khôi phục kinh tế?

Những chính sách này có tác động như thế nào đến các biến số vĩ mô cơ bản của

nền kinh tế? Hãy sử dụng mô hình lý thuyết để giải thích

V Các chính sách kinh tế vĩ mô trên có phát huy hiệu quả không? Hiệu quả ở mức

nào và tại sao?

Sau đây là phần trình bày bài tập lớn kết thúc học phần môn Kinh tế học

vĩ mô của sinh viên Lê Thương Huyền Mặc dù đã có sự tìm hiểu, nghiên cứu, làm bài nghiêm túc, nhưng do trình độ kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế

nên không tránh khỏi những sơ sót Em rất mong được sự nhận xét, đánh giá,

đóng góp ý kiến từ thầy để bài tập này được hoàn thiện hơn

Trang 4

3 [Date]

Nội dung

I Mô tả tình huống

Cuộc khủng hoảng kinh tế tại Venezuela đã trải qua từ năm 2013 ngay sau khi

tổng thống Hugo Chávez qua đời và tiếp tục cho đến nay dưới thời tổng thống Nicolás Maduro

Những năm sau Thế chiến thứ 2, khi mà các cường quốc đang vật lộn để hồi

phục, thì Venezuela đã là đất nước giàu có thứ tư trên thế giới tính thep GDP đầu

người, gấp đôi Chile, gấp bốn lần Nhật Bản và mười hai lần so với Trung Quốc

Tuy nhiên sự giàu có này không tồn tại quá lâu, và việc phụ thuộc vào dầu mỏ

lại đưa nền kinh tế Venezuela tới một kịch bản không ngờ tới

Từ năm 1950 đến đầu những năm 1980, nền kinh tế nước này phát triển ổn định Thậm chí cho tới 1982, Venezuela vẫn là một trong những nước giàu có nhất khu vực

Mỹ Latin Chính phủ tận dụng nguồn dầu mỏ dường như vô tận nhằm nâng cao chất

lượng sống cho người dân Giao thông, giáo dục, chăm sóc y tế được chú trọng Công nhân ở Venezuela được trả lương cao hàng đầu trong khu vực

h.1: Thứ hạng GDP bình quân đầu người của Venezuela trên thế giới năm 1950

Trang 5

4 [Date]

Giữa thập niên 80 của thế kỉ trước, nguồn cung dầu mỏ trên thế giới trở nên đa

dạng hơn với những thế lực mới từ Trung Đông, giá dầu giảm mạnh, nền kinh tế

Venezuela nhanh chóng đi xuống

Năm 1999 bắt đầu nhiệm kì của Tổng thống Hugo Chávez , với lợi thế khi giá

dầu tăng vọt vào những năm 2000, nền kinh tế phần nào được phục hồi trong giai

đoạn đầu Chávez cầm quyền Tuy nhiên, giai đoạn thịnh vượng này của Venezuela đã diễn

ra vô cùng ngắn ngủi Vào đầu thập niên 2010, đất nước đã bắt đầu đối mặt với

những khó khăn về kinh tế gây ra bởi chính chính sách dân túy của vị Tổng thống

này

Vào năm 2014, Venezuela chính thức lâm vào suy thoái kinh tế Cuộc khủng

hoảng tăng cường theo chính phủ Maduro, ngày càng nghiêm trọng hơn khi giá dầu

sụt giảm vào đầu năm 2015

Hiện tại, Venezuela là một trong những nước nghèo nhất Mỹ Latin Khủng

hoảng kinh tế cùng với bất ổn chính trị đang đẩy lùi hy vọng phục hồi nền kinh tế của nước này

II Nguyên nhân của khủng hoảng, suy thoái kinh tế ở Venezuela

1 Phụ thuộc quá lớn vào dầu mỏ

Theo số liệu tới từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), dầu mỏ hiện

chiếm 96% lượng hàng xuất khẩu của Venezuela Do đó, chỉ cần giá dầu biến động,

nền kinh tế nước này sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng Trên thực tế, nền kinh tế

Venezuela đã nhiều lần phải đối mặt với cơn sốc giá dầu và diễn biến trở nên đặc biệt tồi tệ trong những năm gần đây

Kinh tế Venezuela chỉ duy trì được đà tăng trưởng ổn định từ thập niên 50 đến

khoảng đầu thập niên 80 của thế kỷ 20 khi quốc gia này thống trị trong việc cung ứng dầu Tuy nhiên, từ giữa thập niên 80, nguồn cung dầu mỏ trên thế giới trở nên đa dạng hơn với những thế lực mới từ Trung Đông, giá dầu giảm mạnh, nền kinh tế Venezuela

đi xuống một cách nhanh chóng

Sau cuộc khủng hoảng thừa nguồn cung dầu những năm 80, lợi nhuận từ dầu

của Venezuela giảm xuống đáng kể và cuộc chiến chống lạm phát bắt đầu Lạm phát

Trang 6

5 [Date]

chạm đỉnh năm 1989 (84,5%) và sau đó là năm 1996 (99,9%) Thiếu nguồn ngoại tệ

khi dầu mất giá, chính phủ bắt đầu phải in thêm tiền nhằm duy trì nền kinh tế

Năm 1998, ông Hugo Chavez nhậm chức Tổng thống với mục tiêu xóa bỏ nghèo đói và khôi phục lại thời kỳ hoàng kim của đất nước Kế hoạch của ông Chavez lại

được thực hiện bằng cách thúc đẩy ngành công nghiệp dầu mỏ Kế hoạch ngay lập tức

có hiệu quả khi giá dầu được phục hồi vào những năm 2000, nền kinh tế phần nào

được phục hồi cho tới lúc ông Chavez mất năm 2013

Tuy nhiên, ngay khi Tổng thống Hugo Chavez qua đời, nền kinh tế của quốc gia Nam Mỹ này nhanh chóng sụp đổ do thị trường dầu thô biến động mạnh Giá dầu thô trên thế giới đã giảm mạnh từ mức hơn 100 USD/thùng năm 2014 xuống có thời điểm đáy 26 USD/thùng và hiện cũng chỉ giao động quanh mức 70 USD/thùng

Trong khi đó, ở trong nước, các khoản đầu tư ít ỏi, trì hoãn thanh toán cho các

nhà cung cấp, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và chảy máu chất xám cũng tác động

nặng nề lên ngành dầu khí của Venezuela Kết quả là, lượng dầu thô tại quốc gia này

đã sụt giảm mạnh, kết thúc năm 2017 chỉ ở mức 2.072 triệu thùng/ngày, mức thấp

nhất từ năm 2014 đến nay

Sự sụt giảm trong sản xuất dầu mỏ đã ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu mỏ và qua

đó là cả nền kinh tế Venezuela

2 Gánh chịu hậu quả của những sai lầm trong chính sách kinh tế dưới

thời thời cố Tổng thống Hugo Chavez(1999-2013)

Bên cạnh sự phụ thuộc vào thị trường dầu mỏ, nhiều chính sách điều hành kinh

tế sai lầm đã xuất hiện từ thời cố Tổng thống Hugo Chavez cũng là nguyên nhân kéo

nền kinh tế Venezuela rơi vào khủng hoảng

Vài năm sau khi Hugo Chavez nhậm chức tổng thống năm 1999, ông sa thải

nhân viên tại công ty dầu mỏ nhà nước Petróleos de Venezuela sau một cuộc đình

công Ông loại bỏ các chuyên gia về sản xuất dầu và thay thế họ bằng những người

trung thành Giữa những năm 2000, khi giá dầu tăng cao, Chavez sử dụng doanh thu

dầu của nước này vào các chương trình phúc lợi xã hội, bao gồm cả việc áp giá xăng

dầu trong nước quá thấp khiến mức tiêu thụ tăng vọt Nền kinh tế đất nước không thể

Trang 7

6 [Date]

chống đỡ được khi giá dầu toàn cầu giảm từ mức hơn 100 USD một thùng năm 2014

xuống dưới 30 USD vào đầu năm 2016

Để thực hiện xóa bỏ nghèo đói, chính quyền của cố tổng thống đã thực hiện biện pháp kiểm soát giá cả nhằm đảm bảo các hàng hóa cơ bản có giá phải chăng hơn cho

người nghèo Tuy nhiên, điều này đã khiến các công ty trong nước không còn động

lực lợi nhuận để sản xuất các mặt hàng này, trong khi đó chính quyền thiếu ngoại tệ

để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu Kết quả đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn

cung các sản phẩm chủ lực trong nền kinh tế

Bên cạnh đó, chính quyền cố tổng thống Hugo Chavez cũng thực hiện các biện

pháp kiểm soát việc trao đổi ngoại tệ Những người dân Venezuela muốn đổi tiền nội

tệ sang đồng đôla phải thông qua một cơ quan tiền tệ do chính phủ điều hành Chỉ

những người được coi là có lý do hợp lệ để mua đôla, ví dụ như nhập khẩu hàng hóa,

mới được phép đổi đồng nội tệ theo một tỷ lệ cố định do chính phủ quy định Với việc nhiều người dân Venezuela không thể tự do mua bán đô la, thị trường chợ đen phát

triển mạnh và là nguyên nhân khiến lạm phát gia tăng

III Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Venezuela tới các biến số vĩ

mô của nước này

1 Đối với tổng sản phẩm quốc nội(GDP)

GDP của Venezuela đã sụt giảm hơn 70% trong giai đoạn 2013- 2019 Do tác

động của cuộc khủng hoảng, năm 2015 nền kinh tế Venezuela đã suy thoái ở mức

5,7%, đến năm 2016, mức suy thoái đã lên tới 18,6%, theo Ngân hàng Trung ương

Venezuela Theo dữ liệu CEIC, năm 2019 tăng trưởng GDP của Venezuela là -26,8%

và cũng là năm thứ 6 liên tục tăng trưởng âm

h.2: Tăng trưởng GDP của Venezuela từ 2014 đến 2019

Trang 8

7 [Date]

2 Lạm phát

Năm 2015, lạm phát tăng cao ở mức 180,9% theo số liệu của Ngân hàng Trung

ương Venezuela (BCV) Siêu lạm phát của Venezuela bùng phát kể từ tháng 11 năm

2016, với tỷ lệ lạm phát hàng năm cuối năm 2016 (Nguồn số liệu - BCV) là 302,6%

và liên tục tăng trong các năm tiếp theo Tuy nhiên theo số liệu của IMF thì con số

này có thể lớn hơn rất nhiều, cụ thể tỉ lệ lạm phát Venezuela năm 2018 lên tới 1,3

triệu % theo tính toán của IMF

Venezuela đã trải qua 36 tháng siêu lạm phát liên tiếp tính tới 11/2020 Ngân

hàng Trung ương Venezuela (BCV) cho biết lạm phát tích lũy trong 09 tháng đầu

năm 2020 là 844,1%, trong khi đó con số do Ủy ban Tài chính của Quốc hội (đối lập) đưa ra là 1.433,58% Cả hai con số trên đều thể hiện mức lạm phát cao nhất thế giới

IMF cho biết GDP của Venezuela đã giảm 70,1% trong giai đoạn từ năm 2013 đến

năm 2019, đây là chỉ số tồi tệ nhất châu Mỹ trong nhiều thập kỷ qua

3 Thất nghiệp

Kể từ khi nhậm chức vào năm 2013, Tổng thống Manduro đã nâng mức lương

tối thiểu tổng cộng 24 lần với hy vọng hãm phanh tốc độ xuống dốc nhanh chóng của nền kinh tế và đối phó với siêu lạm phát Tuy nhiên lạm phát vẫn tiếp tục tăng cao

trong khi các doanh nghiệp, vốn đã phải chịu đựng nền kinh tế suy thoái trầm trọng

của quốc gia này, lại thêm gánh nặng về lương buộc phải bí mật sa thải bớt nhân viên Điều naỳ càng làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp ở quốc gia này khi trong

năm 2020, tỉ lệ thất nghiệp ước tính xấp xỉ 9,14%

4 Nợ của Venezuela

Theo Ngân hàng Trung ương Venezuela, nợ nước ngoài của nhà nước

Venezuela năm 2014 được chia thành:

- Nợ công của Venezuela: chiếm 55% tổng số nợ và là khoản nợ về trái phiếu nợ trong và ngoài nước, tín phiếu kho bạc và các khoản vay ngân hàng

- Nợ tài chính của PDVSA (Công ty Dầu khí Venezuela, do nhà nước sở hữu),

chiếm 21% tổng số nợ

- Nợ nước ngoài, chiếm 15% tổng số nợ

- Nợ của CADIVI, chiếm 9% tổng số nợ

Trang 9

8 [Date]

Vào tháng 11 năm 2017, tờ The Economist ước tính tổng số các khoản nợ của

Venezuela là 105 tỷ đô la Mỹ và dự trữ của nó ở mức 10 tỷ đô la Mỹ

5 Xuất nhập khẩu của Venezuela

Như đã phân tích, dầu mỏ chiếm hơn 90% kim ngạch xuất khẩu của Venezuela

và một nửa doanh thu của nước này là từ dầu mỏ Khi giá dầu mỏ trượt dốc xuống

115 USD/thùng vào năm 2014, năm 2016 xuống còn gần nửa mức này, tổng Sản

phẩm Quốc nội (GDP) Venezuela đã giảm 10% Trình trạng nền kinh tế chỉ phụ thuộc vào dầu mỏ cũng khiến Venezuela dễ bị tổn thương trước các cú sốc về giá Mất đi

nguồn thu chính, nền kinh tế nước này lao dốc tự do Theo Báo cáo Giám sát Thương mại và Hội nhập do Ngân hàng Phát triển liên Mỹ (IDB), Venezuela có giá trị xuất

khẩu hàng hóa giảm mạnh nhất khu vực Mỹ Latinh trong nửa đầu năm 2020 với

-68,8% Các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra lý do chính là sự khủng hoảng của ngành

công nghiệp dầu mỏ Theo OPEC, sản lượng xuất khẩu dầu mỏ của Venezuela đã sụt

giảm hơn 90% từ 3,5 triệu thùng/ngày vào năm 1998 xuống mức 339.000 thùng/ngày vào năm 2020

Bên cạnh sự sụt giảm của mặt hàng xuất khẩu chính là dầu thô, các mặt hàng

xuất khẩu phi truyền thống (cà phê, ca cao, nhựa, hoa, rượu rum…) cũng bị ảnh

hưởng và không thể vực dậy nền kinh tế Việc xuất khẩu các mặt hàng này chủ yếu

phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái và bị ảnh hưởng nghiêm trọng do chính sách tỷ giá của

Chính phủ dẫn đến việc nội tệ bị định giá quá cao so với ngoại tệ; tăng chi phí và

giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp Venezuela khiến họ gặp nhiều khó khăn khi

xuất khẩu hàng hóa

Nhập khẩu sụt giảm do Venezuela dành một phần ngày càng tăng trong dự trữ

ngoại hối của mình để trả nợ Ngành công nghiệp tư nhân của đất nước đã bị rút ruột

và không có khả năng bù đắp cho sự sụt giảm nhập khẩu thực phẩm, thuốc men và

hàng tiêu dùng cơ bản

IV Chính phủ đã thực hiện những chính sách kinh tế vĩ mô gì để khôi

phục kinh tế? Những chính sách này có tác động như thế nào đến các

biến số vĩ mô cơ bản của nền kinh tế?

1 Kết hợp của tài khóa, tiền tệ và trao đổi chính sách tỷ giá

Trang 10

9 [Date]

Cuối năm 2018, các cơ quan chức năng tìm cách ổn định lạm phát thông qua sự

kết hợp của tài khóa, tiền tệ và trao đổi chính sách tỷ giá Chính sách tài khóa thắt

chặt: các khoản chi tiêu bị cắt giảm, giá trị gia tăng thuế suất (VAT) được tăng lên, tỷ

lệ dự trữ ngân hàng tăng lên và ngân hàng trung ương đã loại bỏ một số kiểm soát đối với tiếp cận ngoại tệ đồng thời tiến hành các can thiệp vào thị trường ngoại hối Phân

bổ nguồn lực được công bố trong ngân sách chính thức là không đáng tin cậy, vì thu

nhập của các bộ thường xuyên được bổ sung bằng "các khoản tín dụng bổ sung" tùy ý

từ Kho bạc mà lớn hơn nhiều lần so với ngân sách, thường không có tiết lộ cho công

chúng Tuy nhiên, nhập khẩu giảm rõ rệt, thấp hơn một nửa mức của năm 2015, như

một số báo cáo dự kiến từ các tổ chức phi chính phủ gợi ý rằng chi tiêu của chính phủ

đã giảm đi đáng kể

Chính sách tài khóa thắt chặt: Giảm

G hoặc tăng thuế thu nhập cá nhân → C

giảm → AD giảm → Y và P giảm

Khi cắt giảm chi tiêu và tăng thuế

=>Người dân có ít tiền hơn => Cầu

giảm => Thị trường sẽ sản xuất hàng

hóa ít hơn (cầu giảm thì cung giảm để

trở về trạng thái cân bằng)

=> Kiểm soát lạm phát

2 Thay đổi chế độ tỉ giá hối đoái

• Vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế Vai trò so sánh sức mua của các đồng tiền: Tỷ giá là công cụ rất hữu hiệu để tính toán và so sánh giá trị nội tệ với giá trị ngoại tệ, giá cả hàng hóa trong nước với giá

quốc tế, năng suất lao động trong nước với năng suất lao động quốc tế ; Từ đó, sẽ

giúp tính toán hiệu quả của các giao dịch ngoại thương, các hoạt động liên doanh với

nước ngoài, vay vốn nước ngoài và hiệu quả của các chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà Nước

Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu: Nếu đồng tiền nội

tệ mất giá (tỷ giá tăng) đồng nghĩa với giá cả hàng xuất khẩu của quốc gia đó trở nên

rẻ hơn dẫn đến sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế sẽ được nâng cao

Ngày đăng: 30/11/2023, 21:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w