1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN THĂNG LONG

64 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Công Tác Quản Lý Sử Dụng Vốn Lưu Động Của Công Ty TNHH Dây Và Cáp Điện Thăng Long
Tác giả Phạm Thị Thu Hoài
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,01 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG (5)
    • 1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty TNHH dây và cáp điện Thăng Long. .2 Cơ quan chủ quản (5)
    • 2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (6)
      • 2.1. Chức năng nhiệm vụ của công ty (6)
      • 2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty (7)
      • 2.3. Đặc điểm quy trình sản xuất tiêu thụ hàng hóa của công ty (8)
      • 2.4. Cơ cấu bộ máy quản trị (9)
    • 3. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (11)
      • 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh (11)
      • 3.2. Những thuận lợi và khó khăn của công ty (14)
        • 3.2.1. Thuận lợi (14)
        • 3.2.2. Khó khăn (15)
    • 4. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý sử dụng vốn lưu động (17)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN THĂNG LONG (4)
    • 1. Vốn và nguồn vốn của công ty (21)
      • 1.1. Về vốn kinh doanh (21)
      • 1.2. Nguồn vốn hình thành vốn kinh doanh (24)
    • 2. Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động (26)
      • 2.1. Quy mô và cơ cấu vốn lưu động (26)
      • 2.2. Nguồn vốn lưu động (34)
    • 3. Thực trạng công tác quản lý sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH dây và cáp điện Thăng Long (35)
      • 3.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty (35)
      • 3.2. Thực trạng công tác quản lý sử dụng vốn lưu động của công ty (41)
      • 3.3. Kết quả đạt được (44)
        • 3.3.1. Ưu điểm (44)
        • 3.3.2. Những hạn chế (44)
        • 3.3.3. Nguyên nhân hạn chế (45)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN THĂNG LONG (4)
    • 1. Định hướng phát triển của công ty trong tương lai (46)
    • 2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý sử dụng vốn lưu động của công ty (46)
      • 2.1. Chủ động xác định nhu cầu vốn lưu động làm căn cứ để huy động kịp thời, đầy đủ (46)
      • 2.2. Tăng cường quản lý các khoản phải thu, giảm thiểu tối đa tình trạng bị chiếm dụng vốn (49)
      • 2.3. Xác định chính xác lượng hàng tồn kho cần thiết trong từng thời kỳ và có các biện pháp quản lý chặt chẽ hàng tồn kho (55)
      • 2.4. Quản lý nguồn tiền mặt (58)
      • 2.5. Lập dự phòng cho các khoản nợ quá hạn (60)
      • 2.6. Chú trọng phát huy chất lượng nguồn nhân lực trong sản xuất và quản lý vốn (60)
      • 2.7. Tổ chức tốt việc tiểu thụ nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động (61)
  • KẾT LUẬN.............................................................................................................60 (63)

Nội dung

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG

Lịch sử hình thành và phát triển công ty TNHH dây và cáp điện Thăng Long .2 Cơ quan chủ quản

Công ty TNHH dây và cáp điện Thăng Long được thành lập bởi 02 sáng lập viên tại số 93 Phố Huế – Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội theo giấy phép thành lập Doanh nghiệp số: 2373/GP-UB ngày 04 tháng 04 năm 1996 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội và giấy phép đăng ký kinh doanh số: 047093 ngày 09 tháng 04 năm 1996 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp

Tên gọi đầy đủ: CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN THĂNG LONG Tên giao dịch đối ngoại: Thang Long electric wire & cable company ltd. Nhãn hiệu thương mại: Flying dragon cable.

Trụ sở: 93 Phố Huế – Hai Bà Trưng – Hà Nội.

Mã số thuế: 0100519695 Điện thoại: (84-4) 9.870886 – Fax: (84-4) 9873511

Cơ quan chủ quản: Sở Kế Hoạch và Đầu tư- TP Hà Nội

Công ty hoạt động theo ngành nghề kinh doanh như sau:

Luyện cán kéo kim loại màu.

Buôn bán hàng tư liệu sản xuất.

Sản xuất, buôn bán dây và cáp điện

Với vốn điều lệ là 1,476,994,600 đồng Đến ngày 05 tháng 04 năm 2001 Công ty TNHH Dây và cáp điện Thăng Long đã bổ sung thêm 01 thành viên, vốn điều lệ tăng thêm 1,000,000,000đồng lên thành 2,476,994,600đồng.

Công ty TNHH dây và cáp điện Thăng Long là sự kế thừa và phát triển của tổ hợp tác Thăng Long Tổ hợp tác Thăng Long được thành lập từ những năm 1960 theo giấy phép thành lập số 012/QĐ-UB của UBND Quận Hai Bà Trưng Trước đây (từ năm 1992 trở về trước) khi chưa thực hiện chỉ thị 32 CTUB, Tổ hợp tác Thăng Long chuyên sản xuất, gia công các chi tiết cơ khí Sau khi thực hiện chỉ thị 32, Công ty TNHH dây và cáp điện Thăng Long được thành lập chuyển sang sản xuất và kinh doanh các loại dây và cáp điện phục vụ cho công nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân Dù là mặt hàng mới nhưng công việc tương đối ổn định, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, đời sống công nhân viên ngày được nâng cao

Trong thời kỳ đầu mới thành lập, công ty TNHH dây và cáp điện Thăng Long cũng như hầu hết các doanh nghiệp khác đều gặp khó khăn đặc biệt là khó kăn về vốn cho sản xuất kinh doanh Để giải quyết khó khăn công ty đã phải tìm nhiều nhiều biện pháp tháo gỡ tạo thêm nguồn vốn từng bước đưa sản xuất vào ổn định.

Công ty tái cấu trúc tổ chức, củng cố sản xuất, bố trí lao động phù hợp với nhu cầu Đồng thời, công ty cũng cử người tiếp cận thị trường để tìm hướng đầu ra cho sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, đối tác làm ăn lâu dài.

Trong quá trình hoạt động, thực hiện phương châm kinh doanh có hiệu quả, có lãi để tích luỹ tái sản xuất mở rộng, đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống người lao động, công ty đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, từng bước mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, tiếp cận cái mới, học hỏi kinh nghiệm của doanh nghiệp bạn. Với cách làm này, công ty đã tìm và tạo ra cho mình một thị trường tương đối ổn định, đảm bảo đủ công ăn việc làm cho người lao động Đến nay công ty đã có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ tay nghề tương đối cao trên những dây chuyền sản xuất hiện đại với cơ sở vật chất khá vững chắc.

Những thành quả bước đầu tuy không lớn nhưng góp phần đánh giá được sự trưởng thành của công ty và có thể nói: sở dĩ công ty đạt dược thành quả này là có sự đoàn kết nhất trí của tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty Mỗi cán bộ công nhân viên đều xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, cố gắng góp phần vào sự đi lên của công ty Công ty đã xác định đúng đắn hướng đi của mình,hoàn thành kế hoạch đề ra, giữ vững sản xuất và ngày càng vươn lên.

Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

2.1 Chức năng nhiệm vụ của công ty

Công ty TNHH Dây và Cáp Điện Thăng Long tập trung vào sản xuất và cung cấp các giải pháp dây và cáp điện chất lượng cao cho các ứng dụng trong công nghiệp và nhiều ngành khác Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện, công ty luôn không ngừng đổi mới để cung cấp các sản phẩm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng.

Nắm bắt nhu cầu thị trường nhằm đáp ứng các sản phẩm dây và cáp điện đủ tiêu chuẩn chất lượng, kịp thời.

Liên tục tìm kiếm và thực hiện tốt các hợp đồng kí kết.

Mở rộng quy mô sản xuất,tạo ra nhiều loại sản phẩm để mặt hàng có khả năng vươn xa, đồng thời nâng cao đời sống công nhân viên của công ty.

2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty

Hiện tại công ty đang kinh doanh những loại ngành nghề sau:

 Luyện cán kéo kim loại màu.

 Buôn bán hàng tư liệu sản xuất.

 Sản xuất, buôn bán dây và cáp điện

 Buôn bán tư liệu tiêu dùng(chủ yếu là vật tư thiết bị điện.

 Đại lý mua, đại lý bán, lý gửi hàng hóa.

 Cáp đồng trần (C) các loại có tiết diện đến 500 mm 2

 Cáp nhôm trần (A) các loại có tiết diện đến 500 mm2.

 Cáp nhôm trần lõi thép (As) các loại có tiết diện đến 500 mm2.

 Cáp nhôm bọc PVC (AV), cáp nhôm lõi thép bọc PVC (AsV), cáp đồng bọc PVC ( CV) có điện áp danh định từ 0,6 kV đến 36kV, có tiết diện đến 400mm2.

 Các loại dây điện bọc nhựa một ruột, hai ruột tiết diện đến 2x10mm2.

 Các chủng loại cáp điều khiển

 Cáp Muller có tiết diện đến 2x25mm2

 Cáp nhôm vặn xoắn 0.6/1kV có tiết diện đến 4x240mm2

 Cáp đồng, cáp nhôm bọc 2 ruột có tiết diện đến 2x120mm2,

 Cáp nhôm 3, 4 ruột bọc XLPE hoặc PVC có hoặc không có lớp bảo vệ bằng kim loại, có điện áp danh định 0,6/1kV tiết diện đến 240mm2.

 Cáp đồng 3, 4 ruột bọc XLPE hoặc PVC có hoặc không có lớp bảo vệ bằng kim loại, có điện áp danh định 0,6/1kV tiết diện đến 240mm2.

Hàng hoá chính của Công ty

 Cáp ngầm hạ thế (có lớp bảo vệ bằng kim loại, có điện áp danh định 0,6/1kV) tiết diện 4x4mm2 đến 4x240mm2.

 Cáp ngầm cao thế có tiết diện 1x50mm2, từ 3x50mm2 đến 3x240mm2.

2.3 Đặc điểm quy trình sản xuất tiêu thụ hàng hóa của công ty

Công ty TNHH dây và cáp điện Thăng Long là một doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh dây và cáp điện theo quy trình công nghệ khép kín từ nguyên liệu là đồng, nhôm, nhựa, sợi độn, lõi thép…đảm bảo thông số kỹ thuật được nhập về sau đó gia công kéo rút thành các sợi nhỏ, bện và bọc vỏ Trong cùng là dây dẫn đồng hay nhôm, lớp thứ hai là lớp cách điện XLPE hay PVC, lớp sợi độn định hình , lớp vỏ bọc lót PVC, lớp băng kim loại, vỏ bọc PVC.

Hầu hết các công đoạn sản xuất dây và cáp điện đều được tự động hoá trên những dây chuyền công nghệ hiện đại nhập ngoại.

Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất

(Nguồn: Tài liệu nội bộ công ty TNHH dây và cáp điện Thăng Long)

Công ty gồm có 3 phân xưởng:

Tham gia vào quy trình công nghệ sản xuất của công ty là các hệ thống máy dây chuyền may móc thiết bị đã được trang bị tương đối đầy đủ, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty, bao gồm: các dây chuyền kéo rút, bện, bọc của Hàn Quốc, Đài loan, Bỉ, Đức, Nhật…

Bện các sợi đồng nhôm

Hoàn thiện và cuộn dây

Thị trường tiêu thụ KC

2.4 Cơ cấu bộ máy quản trị

Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy quản lý công ty

(Nguồn: Tài liệu nội bộ công ty TNHH dây và cáp điện Thăng Long)

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:

Giám đốc công ty : là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và là người đại diện cho công ty trước cơ quan pháp luật.

Phó giám đốc : tham mưu, thay mặt giám đốc khi Giám đốc vắng mặt Lập kế hoạch thực hiện các chiến lược sản xuất kinh doanh Đặc biệt Phó giám đốc là người quản lý và chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng sản xuất, tổ chức việc giám sát các chứng nhận đảm bảo chất lượng theo định kỳ của cơ quan quản lý chất lượng cấp trên.

Các phòng ban chức năng gồm : Phòng Tài chính – Kế toán, phòng kinh doanh, phòng Kỹ thuật cơ điện, phòng điều hành sản xuất Các phòng ban chức năng giúp Giám đốc kiểm tra, hướng dẫn thực hiện kế hoạch, tiến độ sản xuất, các quy trình, quy phạm, các têiu chuẩn avà định mức kinh tế kỹ thuật, giúp Giám đốc nắm rõ tình hình công ty và đưa ra các chỉ đạo đúng dắn nhất.

Phòng Tài chính – Kế toán : Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán, lập Báo cáo kế toán theo mẫu biểu, chế độ của Nhà nước, cung cấp thông tin và các số liệu cần thiết về hoạt động sản xuất kinh doanh cho Giám đốc và các bên liên quan, phục vụ yêu cầu công tác phân tích kế toán, tài chính của công ty, cân đối vốn và sử dụng hài hoà các nguồn vốn

Phòng kỹ thuật cơ điện

Phòng điều hành sản xuất

PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC

Phòng Tài chính Kế toán

Phòng kinh doanh : Tổ chức thực hiện công tác sản phẩm, hàng hoá của công ty Chủ động tiếp cận thị trường, tìm bạn hàng, nguồn hàng, trực tiếp ký các hợp đồng mua bán hàng hoá cụ thể với từng bạn hàng và tổ chức thực hiện hợp đồng với khách hàng Phòng kinh doanh cón tham gia xây dựng các kế hoạch đầu tư dài hạn, tham gia lập các dự án đầu tư đấu thầu các công trình, xác địch mức giá bỏ thầu và giao các định mức kinh tế Đây là bộ phận quan trọng trong việc tìm kiếm thị trường, công ăn việc làm và kế hoạch dài hạn của công ty.

Phòng Kỹ thuật cơ điện : tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức thiết kế, xây dựng các chỉ tiêu và định mức kinh tế kỹ thuật, theo dõi và quản lý về mặt kỹ thuật, giám sát quá trình sử dụng nguyên vật liệu để đạt hiệu quả sản xuất cao nhất, tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm Đo, kiểm tra và thực hiện thử nghiệm các sản phẩm cuối cùng Xem xét, triển khai và theo dõi về mặt kỹ thuật biện pháp xử lý các sản phẩm không phù hợp Xem xét về mặt kỹ thuật các biện pháp khắc phục, phòng ngừa liên quan đến sản phẩm và quy trình sản xuất Quản lý và hiệu chỉnh các thiết bị đo, kiểm tra thử nghiệm, lập kế hoạch bảo dưỡng máy móc, thiết bị sản xuất của toàn Công ty, bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo kế hoạch đã lập, đảm bảo sự hoạt động liên tục của máy móc thiết bị sản xuất

Phòng Điều hành sản xuất đảm nhiệm trọng trách lập kế hoạch sản xuất hàng hóa, theo sát và giám sát thực hiện kế hoạch tại các phân xưởng, tổng hợp báo cáo về vật tư, nhân công, trang thiết bị tại từng phân xưởng để trình Giám đốc Ngoài ra, phòng còn điều phối nguồn lực giữa các phân xưởng sao cho phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh và nhu cầu sản xuất của Phòng Kinh doanh.

Nhận xét bộ máy quản trị:

Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến nhỏ gọn là phù hợp với đặc điểm và quy mô của công ty Như vậy mọi công việc đều được thực hiện theo tuần tự và được giám sát chặt chẽ từ trên xuống dưới. Các quyết định của giám đốc nhanh chóng được chuyển tới đối tượng thực hiện

Tuy nhiên tổ chức theo mô hình này có một số bất cập khi một nhân viên phải đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau, áp lực công việc lớn.

Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 1 : Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị: 1000 đồng VN

Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Đơn vị: 1000 Đồng VN Năm 2010 167,027,142 157,806,742 9,220,399 85,107 935,714 4,273,632 4,096,160 0 0 4,096,160 1,024,040 3,072,120 Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty TNHH dây và cáp điện Thăng Long

Chỉ tiêu Doanh thu Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp Doanh thu từ hoạt động tài chính Chi phí tài chính Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh Thu nhập khác Chi phí khác Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Chi phí thuế thu nhập hiện hành Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh doanh nghiệp

Bảng 2: Các chỉ tiêu tài chính

Gía vốn hàng bán/DT 96.91% 97.37% 96.43% 93.35% 94.48%

Chi phí quản lý doanh nghiệp/

Chi phí tài chính/ DT 0.60% 0.34% 0.76% 0.73% 0.56%

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH dây và cáp điện

Bảng 3: Sự biến động các chỉ tiêu tài chính qua các năm

Chi phí quản lý doanh nghiệp 28,90% 21,81% 28,00% 39,21%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH dây và cáp điện

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy doanh thu năm 2007 tăng 52.22% so với năm 2006, doanh thu năm 2008 tăng 22.33% so với năm 2007, năm 2009 doanh thu giảm 25.83% so với năm 2008 Tuy nhiên năm 2010 doanh thu lại tiếp tục tăng 61.59% so với năm 2009.

Doanh thu của công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá thị trường, giá nguyên vật liệu và tình hình kinh tế Sự biến động của các yếu tố này ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu, thể hiện rõ nhất qua sự sụt giảm đáng kể doanh thu vào năm 2009 do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, dẫn đến lượng hàng bán ra cũng giảm so với năm 2008.

Tuy nhiên về lợi nhuận thì doanh nghiệp luôn đảm bảo làm ăn có lãi với mức tăng mạnh qua các năm từ năm 2006 đến năm 2009 tương ứng là 96.65%, 140.48%, 115.04% và 23.43% năm 2010 mức lợi nhuận có mức tăng giảm so với các năm.

Năm 2009, mặc dù doanh thu giảm so với năm 2008, tỷ lệ giá vốn hàng bán và chi phí tài chính giảm mạnh hơn khiến lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ Trong giai đoạn này, tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu vào năm 2009 là thấp nhất, cũng đóng góp vào sự gia tăng lợi nhuận của công ty.

Doanh thu năm 2010 tăng mạnh nhưng tỷ lệ gia tăng lợi nhuận thấp hơn so với các năm là do trong khi doanh thu tăng 61,59% thì giá vốn hàng bán lại tăng lên đến 63,54%, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng nhiều nhất trong giai đoạn là 39,21% Vì vậy tuy doanh số có tăng nhưng lợi nhuận lại tăng thấp nhất trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2010.

Bảng 4: Các chỉ tiêu tài chính khác

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tài sản lưu động(nghìn đồng)

Tài sản cố định(nghìn đồng)

Vốn chủ sở hữu(nghìn đồng)

Khả năng thanh toán hiện thời 0.8541 0.9851 0.9154 0.9865 1.0757

Hiệu suất xử dụng TSCĐ 6.8715 11.7448 12.851 10.1851 10.5559

(Nguồn : Báo cáo tài chính công ty TNHH dây và cáp điện Thăng Long)

Trong giai đoạn 2006-2010, tổng tài sản của công ty đã tăng trưởng mạnh từ 31002444 nghìn đồng lên mức cao hơn, minh chứng cho sự mở rộng sản xuất quy mô lớn Đáng chú ý, vào năm 2010, công ty đã đầu tư đáng kể vào việc xây dựng phân xưởng mới, đồng thời nhập thêm máy móc thiết bị hiện đại Những khoản đầu tư này góp phần đáng kể vào sự gia tăng tài sản của công ty và hỗ trợ cho mục tiêu phát triển lâu dài.

108161387 nghìn đồng Để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng gia tăng công ty đã nỗ lực gia tăng nguồn vốn, tài sản để mở rộng sản xuất.

Qua bảng số liệu cho thấy khả năng thanh toán hiện thời của công ty có sự gia tăng từ năm 2006 đến năm 2010 Tuy nhiên từ tốc độ gia tăng là chậm và chỉ số này của các năm 2006 đến 2009 là < 1, như vậy công ty có khả năng không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của mình khi tới hạn Hệ số nợ của công ty 5 năm gần đây có sự biến động nhưng đều ở mức cao Điều này chứng tỏ tình hình tài chính của công ty chưa được tốt.

Tuy nhiên nhìn vào chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty là tương đối cao, công ty đã sử dụng nguồn vốn cố định tốt.

Chỉ số doanh lợi của doanh thu bán hàng tăng đều từ các năm 2006 đến năm

Doanh thu và tỷ suất lợi nhuận gộp của Đất Viêt Cáp tiếp tục tăng trưởng mạnh trong 5 năm trở lại đây, lần lượt từ 40 tỷ đồng và 3,3% vào năm 2009 lên đến 241 tỷ đồng và 24,1% vào cuối năm 2014 Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận ròng chỉ tăng nhẹ từ 0,0033 lên 0,0241 Lý do chính là đặc điểm của ngành sản xuất dây cáp điện vốn có chi phí nguyên vật liệu cao, dẫn đến giá vốn hàng bán chiếm trên 93% doanh thu trong những năm qua.

3.2 Những thuận lợi và khó khăn của công ty

Cùng với tốc phát triển của ngành điện lực (bình quân 15%-20%/năm), ngành sản xuất dây và cáp điện Việt Nam những năm gần đây cũng có bước phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu truyền tải, thông tin liên lạc, điện khí hóa nông thôn cũng như phục vụ cho các ngành khác trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện trong nước có thể đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu trong nước, còn lại là 30% nhập khẩu từ nước ngoài.

Theo các chuyên gia, ngành sản xuất thiết bị điện đang có lộ trình và cơ hội phát triển do có tiềm năng tiêu thụ lớn trong và ngoài nước

Với thị trường trong nước, theo kế hoạch phát triển ngành sản xuất thiết bị điện đã được Chính phủ phê duyệt, giai đoạn 2015-2025 ngành thiết bị điện sẽ phải

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN THĂNG LONG

Vốn và nguồn vốn của công ty

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu sinh lời.

Tùy vào ngành nghề và quy mô mà mỗi doanh nghiệp đòi hỏi một lượng vốn kinh doanh nhất định Việc phân tích tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp cho ta thấy được cơ cấu vốn, nguồn vốn của doanh nghiệp như thế nào, xem nó đã hợp lý hay chưa, tình hình tài chính của doanh nghiệp có an toàn hay không? Qua đó ta cũng có thể đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Bảng 5: Cơ cấu tổng tài sản

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

( Nguồn: bảng cân đối kế toán công ty TNHH dây và cáp điện Thăng Long)

Biểu đồ 2: Tài sản của công ty

Xét về sự biến động cơ cấu trong tổng tài sản:

Trong giai đoạn 2006-2011, tỷ trọng tài sản lưu động luôn chiếm trên 80% tổng tài sản, riêng năm 2006 là 64,7% Trong khi đó, tỷ trọng tài sản cố định liên tục giảm từ 35,3% năm 2006 xuống còn 18,29% năm 2007 và 15,61% năm 2008.

2009 là 13.5% và năm 2010 là 14.63% Tỷ lệ của tài sản lưu động cao cũng một phần là do đặc điểm của ngành sản xuất dây cáp điện có giá nguyên vật liệu trực tiếp cao: giá đồng, nhôm, các phụ phẩm… và nguyên vật liệu lại chủ yếu là nhập khẩu còn chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái là tương đối cao.

Về quy mô tài sản:

Qua bảng số liệu và biểu đồ về cơ cấu tài sản của công ty TNHH dây và cáp điện Thăng Long ta có thể thấy tổng tài sản của công ty trong những năm qua liên tục tăng qua các năm Tài sản cố định thay đổi không đáng kể, tuy nhiên lượng tài sản lưu động tăng nhanh cả về lượng và tỷ lệ cơ cấu Điều này chứng tỏ quy mô của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, nó cũng được thể hiện ở doanh thu qua các năm đều tăng.

Trong năm 2007 quy mô tổng tài sản tăng mạnh, tổng tài sản tăng từ31,002,444 nghìn đồng lên đến 53,016,057 43,317,113 nghìn đồng gấp hơn 171% tương ứng với mức tài sản lưu động tăng từ 20,112,235 nghìn đồng lên đến do năm 2007 công ty đã đi vay một lượng tiền lớn để đầu tư cho mua sắm nguyên vật liệu mở rộng quy mô sản xuất, tận dụng tối đa công suất của máy móc nhà xưởng và nhân công nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường về các sản phẩm dây cáp điện. Đối với giai đoạn từ năm 2008 đến 2009 tuy về quy mô tổng tài sản có tăng nhưng tỷ lệ gia tăng có chậm lại đó là do nhà xưởng, máy móc thiết bị đã hoạt động với mức công suất cao và đi vào ổn định trong khi công ty chưa mở rộng quy mô nhà xưởng và máy móc Nhưng đến năm 2010 thì tổng tài sản lại tăng cao đó là do công ty đã nhập thêm dây chuyền công nghệ mới để mở rộng quy mô sản xuất chính vì vậy mà tài sản cố định và tài sản lưu động cũng gia tăng đáng kể

Biểu đồ 3: Sự biến động tài sản của công ty qua các năm

Biểu đồ tài sản công ty cho thấy biến động không ổn định phản ánh các chính sách thay đổi quy mô sản xuất Tài sản cố định tăng giảm thất thường, giảm 10,94% vào năm 2007, tăng mạnh 111,8% năm sau, rồi giảm 6,41% và tăng 55,92% vào cuối kỳ.

Trong giai đoạn từ 2006 đến 2010, mặc dù tài sản cố định biến động không ổn định, nhưng tài sản lưu động liên tục tăng qua các năm Cụ thể, lượng tài sản lưu động tăng 115,38% từ 2006 đến 2007, 35,31% từ 2007 đến 2008, 10,94% từ 2008 đến 2009 và 42% từ 2009 đến 2010 Nhờ sự gia tăng của tài sản lưu động này, tổng tài sản của công ty duy trì mức tăng trưởng trong giai đoạn này.

1.2 Nguồn vốn hình thành vốn kinh doanh

Bảng 6 : Cơ cấu tổng vốn

Năm 2006 Năm 2006 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn thì:

Vốn vay luôn đóng một vai trò quan trọng trong tổng nguồn vốn, chiếm tỷ trọng cao, qua các năm đều chiếm trên 80% Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn là tương đối thấp chỉ chiếm trên 10% đến gần 20%, đặc biệt là năm 2008 tỷ lệ này còn chỉ còn 7.82% Điều này cũng được lý giải là do công ty đã hoạt động lâu năm, chiếm được niềm tin của các ngân hàng và nhà cung ứng

Biểu đồ 4: Gía trị tổng nguồn vốn

Về quy mô nguồn vốn:

Qua bảng và biểu đồ cho thấy nguồn vốn của công ty tăng đều hàng năm vì tổng tài sản của công ty cũng tăng đều hàng năm vì để đáp ứng được sự mở rộng quy mô tài sản thì quy mô nguồn vốn cũng phải tăng tương ứng Nguồn tăng chủ yếu là từ nợ phải trả, còn vốn chủ sở hữu nhìn chung là tăng không đáng kể so với lượng tăng của nợ phải trả.

Mặc dù cơ cấu vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn thấp nhưng về quy mô luôn gia tăng theo các năm ngoại trừ năm 2008 có sự giảm, điều này được thể hiện rõ trong biểu đồ biến động của nguồn vốn.Và điều đáng mừng là sự gia tăng về vốn chủ sở hữu những năm gần đây có xu hướng tăng nhanh hơn tốc độ gia tăng vốn vay Cụ thể là năm 2007 so với năm 2006 là 7.83%, năm 2008 so với năm 2007 là - 17,14%, năm 2009 so với năm 2008 là 42.88% và đến năm 2010 tăng 78.88% so với năm 2009.

Về tổng thể nguồn vốn tăng đều qua các năm nhưng lượng tăng là không ổn định, điều này cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố thị trường trong giai đoạn từ năm

2006 đến năm 2010 có nhiều biến động: nhu cầu của thị trường, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lãi suất ngân hàng, chính sách tiền tệ của chính phủ…

Biểu đồ 5: Sự biến động nguồn vốn qua các năm

Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động

2.1 Quy mô và cơ cấu vốn lưu động

Vốn lưu động phản ánh giá trị tiền tệ của tài sản lưu động, do đó để nghiên cứu vốn lưu động cần căn cứ vào sự biến động của các tài sản lưu động Các hình thái biến động của tài sản lưu động chính là cơ sở để phân tích thực trạng vốn lưu động Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, vốn lưu động bao gồm tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và một số tài sản lưu động khác.

Bảng 7: Quy mô và cơ cấu vốn lưu động đơn vị: nghìn đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tài sản lưu động khác 0 0 0 0 642,647 1.10 0 0 1,136,695 1.23

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH dây và cáp điện Thăng Long)

Biểu đồ 6: Quy mô vốn lưu động đơn vị : nghìn đồng

Biểu đồ 7: Tỷ lệ cơ cấu vốn lưu động

Qua các năm, giá trị vốn lưu động của công ty có xu hướng tăng ổn định Về cơ cấu, hai thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong vốn lưu động là hàng tồn kho và các khoản phải thu Tỷ lệ hàng tồn kho dao động từ 42,03% năm 2010 đến 75,85% năm 2008, còn tỷ lệ các khoản phải thu giao động từ 30% đến gần 50% Ngược lại, tiền mặt và các tài sản lưu động khác chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng vốn lưu động.

Tỷ trọng các khoản phải thu có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây điều này thể hiện lượng vốn của công ty bị chiếm dụng là rất lớn, đây là một điều gây bất lợi cho quá trình kinh doanh của công ty, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.

Nhìn vào sự biến động của vốn lưu động ta thấy tiền mặt là có mức giao động mạnh nhất qua các năm, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 332.63% nhưng đến năm 2008 so với năm 2007 con số này xuống còn -67.31%, tuy nhiên lại gia tăng nhanh chóng vào năm 2009 Do lượng tiền có quy mô nhỏ nên chỉ cần biến động một lượng nhỏ cũng làm cho xu hướng biến động về sự gia tăng của tiền là cao.Tỷ lệ gia tăng các khoản phải thu còn ở mức khá cao.

Do biến động của thị trường và thay đổi chính sách quản lý của công ty, các yếu tố của vốn lưu động nói chung có xu hướng biến động mạnh.

Biểu đồ 8: Sự biến động vốn lưu động của công ty qua các năm

Tình hình biến động vốn lưu động của công ty giai đoạn từ năm 2006 đến năm

Hàng tồn kho thường chiếm tỷ lệ cao nhất chủ yếu là trên 50% trong cơ cấu vốn lưu động Hàng tồn kho lên chiếm một tỷ trọng lớn lên tới đỉnh là năm 2008 với con số lến tới 75.85% với một mức quy mô lớn tương ứng 44,458,660.

Bảng 8 : Cơ cấu hàng tồn kho

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Biểu đồ 9: Cơ cấu hàng tồn kho

Trong hàng tồn kho thì nguyên liệu chiếm một tỷ trọng lớn nhất từ gần 60% và có lúc lên đến gần 90% Cụ thể là năm 2006 nguyên liệu chiếm 55.92%, năm 2007 là 76.17%, năm 2008 là 85.15%, năm 2009 là 82.58% và năm 2010 đạt mức 88.57%

Tỷ trọng hàng hóa trong hàng tồn kho có xu hướng giảm trong giai đoạn 2006-

Trong giai đoạn từ 2006 đến 2010, tỷ trọng hàng hóa trong hàng tồn kho liên tục giảm Năm 2006, tỷ trọng này là 44,08%, nhưng đến năm 2010, con số này đã giảm xuống còn 9,86% - mức thấp nhất trong giai đoạn này Tỷ trọng hàng hóa tăng nhẹ vào năm 2009 (16,51%) nhưng lại tiếp tục giảm vào năm 2010.

Trong hầu hết các năm, tỷ lệ thành phẩm trong tổng hàng tồn kho của doanh nghiệp đều rất nhỏ Riêng năm 2006 và 2007, tỷ lệ này bằng 0 Từ năm 2008 đến năm 2010, tỷ lệ này có tăng nhưng vẫn không đáng kể, lần lượt là 2%, 0,91% và 1,57%.

Biểu đồ 10: Sự biến động hàng tồn kho qua các năm

Nhìn vào sự biến động của hàng tồn kho ta thấy hàng tồn kho biến động mạnh chủ yếu là do sự biến động mạnh của nguyên liệu tồn kho Do nguyên liệu tồn kho luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong hàng tồn kho nên sự ảnh hưởng của nó đến hàng tồn kho là lớn Cụ thể là:

Năm 2007 lượng nguyên liệu tồn kho tăng mạnh nhất trong giai đoạn với mức tăng lên tới 147.95% tương ứng với mức tăng 10,052,959 nghìn đồng.

Năm 2008 lượng nguyên liệu hàng tồn kho có mức tăng thấp hơn năm 2007 tuy nhiên con số này vẫn ở mức cao là 124.69% tương ứng với 21,008,190 nghìn đồng.Năm 2009 lượng nguyên liệu tồn kho giảm mạnh so với năm 2008 với mức giảm là24.515 tương ứng với 9,278,454 nghìn đồng.

Năm 2010 lượng nguyên liệu tồn kho lại tăng lên với mức tăng là 20.27% tương ứng với 5,793,173 nghìn đồng.

Hàng hóa tồn kho tuy chiếm một tỷ lệ nhỏ trong hàng tồn kho nhưng cũng có mức biến động mạnh Cụ thể là:

Năm 2007 lượng hàng hóa tồn kho giảm so với năm 2006 là 1.58% tương ứng với 84,757 nghìn đồng.

Năm 2008 so với năm 2007 lượng hàng hóa tồn kho tăng 441,460 nghìn đồng tương ứng với 8.38%.

Năm 2009 lượng hàng hóa tồn kho giữ nguyên không đổi so với năm 2008.

Năm 2010 lượng hàng hóa tồn kho lại giảm mạnh 33.01% so với năm 2009 tương ứng với mức giảm là 1,885,948 nghìn đồng.

Bảng 10: Cơ cấu khoản phải thu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tỷ lệ (%) Phải thu KH 6,950,784 98.06 15,256,666 87.66 11,677,939 95.11 23,194,066 88.81 37,852,138 85.80

Trả trước người bán 12,874 0.18 2,148,160 12.34 600,000 4.89 2,923,760 11.19 5,660,771 12.83 Phải thu khác 124,290 1.75 0 0.00 0 0.00 0 0.00 601,286 1.36

Bảng 11 : Sự biến động khoản phải thu qua các năm

Chỉ tiêu Năm 2007/ 2006 Năm 2008/ 2007 Năm 2009/ 2008 Năm 2010/ 2009

Gía trị (1000đ) Tỷ lệ (%) Gía trị

(1000đ) Tỷ lệ (%) Phải thu KH 8,305,882 119.50 -3,578,727 -23.46 11,516,127 98.61 14,658,072 63.20

Trả trước người bán 2,135,286 16586.03 -1,548,160 -72.07 2,323,760 387.29 2,737,011 93.61 Khoản phải thu 10,316,879 145.56 -5,126,888 -29.46 13,839,887 112.72 17,996,369 68.90

Khoản phải thu là một yếu tố chiếm tỷ lệ cũng tương đối cao trong vốn lưu động, trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010 thì khoản phải thu có xu hướng gia tăng qua các năm ngoại trừ có một mức giảm nhẹ năm 2008 Đa phần chiếm trên 40% trong cơ cấu vốn lưu động và năm 2010 con số này còn xấp xỉ 50% Điều này chứng tỏ mức độ quan trọng của khoản phải thu ngày càng gia tăng và có ảnh hưởng lớn hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.

Trong khoản phải thu thì phải thu khách hàng lại chiếm một tỷ trọng lớn chiếm đến hơn 85% Cụ thể là năm 2006 tỷ trọng khoản phải thu khách hàng chiếm đến 98.06% trong các khoản phải thu tương đương với lượng tiền là 6,950,784 nghìn đồng Đến năm 2007 thì khoản phải thu khách hàng tăng lên 119.5% so với năm 2006 tương đương với mức tăng 8,305,882 nghìn đồng, tuy về lượng thì khoản phải thu khách hàng năm 2007 tăng mạnh so với năm 2006 nhưng về tỷ trọng trong tổng các khoản phải thu thì giảm so với năm 2006, năm 2007 chỉ chiếm 87.66%. Năm 2008 tỷ trọng khoản phải thu khách hàng trong tổng các khoản phải thu lại tiếp tục tăng lên chiếm 95.11%, tuy nhiên về lượng thì khoản phải thu năm 2008 lại giảm so với năm 2007 chỉ còn 11,677,939 nghìn đồng tương ứng với mức giảm 23.46% so với năm 2007 Năm 2009 và năm 2010 khoản phải thu khách hàng tăng nhanh về lượng nhưng về tỷ trọng trong tổng các khoản phải thu thì có giảm xuống.

Cụ thể là năm 2009 tỷ trọng khoản phải thu khách hàng chiếm 88.81% và năm 2010 chiếm 85.8%

Vốn bằng tiền của công ty chiếm một tỷ trọng nhỏ trong vốn lưu động chỉ dưới 10%, 2 năm gần đây thì lượng tiền mặt có gia tăng đó là do mức lợi nhuận chưa phân phối của công ty tăng Năm 2006 lượng tiền mặt là 873,540 nghìn đồng chiếm chỉ có 4.34% trong tổng vốn lưu động Năm 2007 vốn tiền mặt là 3,779,039 nghìn đồng chiếm 8.72% như vậy đã tăng so với năm 2006 đã tăng 332.63% nhưng chỉ tương ứng với lượng tiền là 2,905,499 nghìn đồng Năm 2008 lại chứng kiến một xu hướng sụt giảm 2,543,831 nghìn đồng, tuy nhiên các năm tiếp theo lượng vốn bằng tiền lại tăng Đến năm 2010 vốn bằng tiền là 8,279,444 nghìn đồng. Đánh giá chung về vốn lưu động của công ty

Qua phân tích sơ bộ tình hình vốn lưu động của công ty có thể khái quát lên một số vấn đề như sau:

Quy mô vốn lưu động của công ty liên tục tăng qua các năm trong giai đoạn 2006-2010, điều đó chứng tỏ công ty luôn mở rộng quy mô sản xuất Tuy nhiên tốc độ gia tăng là không ổn định, điều này chịu ảnh hưởng của môi trường, khủng hoảng kinh tế, tỷ giá hối đoái và đặc biệt là tình hình nội tại và các chính sách của công ty.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN THĂNG LONG

Định hướng phát triển của công ty trong tương lai

Công ty sắp đưa khu phân xưởng mới vào sử dụng để mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng cao và nâng cao thị phần của công ty Động thái này cho thấy sự tăng trưởng và cam kết của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Mục tiêu lợi nhuận: Thực hiện cải tiến hệ thống tổ chức, quản lý, thường xuyên cập nhật và đổi mới công nghệ, mẫu mã sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao lợi nhuận;

Mục tiêu thị trường: mở rộng thị trường, tạo niềm tin với khách hàng;

Xây dựng thương hiệu ngày càng vững mạnh, đảm bảo hàng năm có tăng trưởng; Đảm bảo ổn định đời sống, thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong công ty; Đảm bảo thực hiện tốt các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước.

Các giải pháp hoàn thiện quản lý sử dụng vốn lưu động của công ty

2.1 Chủ động xác định nhu cầu vốn lưu động làm căn cứ để huy động kịp thời, đầy đủ

Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ tiền vốn đầu tư vào các hình thái khác nhau của Vốn lưu động, khiến cho các hình thái có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau Như vậy sẽ tạo điều kiện cho chuyển hóa hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động và ngược lại.

Việc xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp và rất quan trọng.

Việc xác định nhu cầu vốn lưu động đúng đắn, hợp lý sẽ là cơ sở để tổ chức tốt các nguồn tài trợ và đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, liên tục.

Xác định nhu cầu vốn quá thấp sẽ dẫn đến hàng loạt khó khăn, cụ thể là: gây cản trở cho hoạt động đảm bảo nguồn vốn, làm gián đoạn quá trình sản xuất, khiến doanh nghiệp thiếu hụt vốn để thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký, thậm chí không có khả năng trả nợ cho người lao động và nhà cung cấp khi đến hạn thanh toán.

Nếu nhu cầu vốn tính quá cao sẽ dẫn đến tình trạng thừa vốn gây ứ đọng vật tư, hàng hóa, sử dụng vốn lãng phí, vốn chậm luân chuyển và phát sinh nhiều chi phí không hợp lý, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Cần phải có kế hoạch dự tính cung – cầu vốn lưu động trong từng tháng, từng quý một cách cụ thể để có thể để có thể cân đối cung –cầu vốn lưu động trong từng giai đoạn, thời điểm khác nhau để sao cho có thể sử dụng vốn lưu động của công ty một cách hiệu quả nhất.

Quản lý vốn lưu động hiệu quả là yếu tố tối quan trọng giúp doanh nghiệp vận hành ổn định và phát triển bền vững Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động của mình Nhu cầu vốn lưu động giúp doanh nghiệp dự đoán và đáp ứng nhu cầu tài chính cần thiết trong từng giai đoạn cụ thể, đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ, không bị gián đoạn do thiếu hụt hoặc dư thừa vốn lưu động.

Từ đó có kế hoạch để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động trong giai đoạn đó.

Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động

Bước 1: Dự tính các chỉ tiêu giá trị sản xuất kinh doanh, doanh thu của công ty trong từng giai đoạn Các chỉ tiêu này được tính dựa trên các bản hợp đồng đã ký kết trước, dựa vào kế hoạch sản xuất của công ty, cùng những số liệu của các giai đoạn trước đó.

Bước 2: Dựa trên các chỉ số kinh doanh của các năm trước, triển vọng phát triển của công ty và dự đoán nhu cầu thị trường, doanh nghiệp cần xác định được nhu cầu vốn lưu động cần có để đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

Bước 3: Xác định vốn lưu động bình quân qua các công thức sau:

Vốn lưu động bình quân = Doanh thu dự kiến / Vòng quay vốn lưu động

Phương pháp xác định cung ứng vốn lưu động

Qua việc xác định cầu vốn lưu động cho kỳ kế hoạch rồi so sánh với lượng vốn lưu động bình quân hiện có công ty sẽ xác định được lượng vốn lưu động thừa hay thiếu, qua đó có các hình thức để giải quyết các vấn đề về vốn lưu động một cách có hiệu quả Việc xác định cung ứng vốn lưu động hiệu quả Việc xác định cung ứng vốn lưu động cần đảm bảo các tiêu chí sau: Thứ nhất là nguồn vốn lưu động phải huy động kịp thời với nhu cầu vốn; Thứ hai là chi phí của nguồn vốn đó phải là tối thiểu đến mức có thể Hiện nay công ty sử dụng ba hình thức huy động vốn chủ yếu là: Vốn vay; vốn chiếm dụng và vốn tự có Trong đó vốn vay của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Nguồn vốn lưu động chủ yếu đến từ tín dụng thương mại, chiếm hơn 60% trong nhiều năm Dù tỷ lệ này có xu hướng giảm, nhưng chi phí cho nguồn vốn này tương đối rẻ vì phần lớn do các nhà cung cấp ứng trước, một phần khách hàng ứng trước và vay nội bộ Nguồn vốn tín dụng thương mại phản ánh mối quan hệ giữa công ty và nhà cung cấp, khách hàng, vì vậy không nên lạm dụng quá mức Đối với nhà cung cấp, cần đặc biệt lưu ý mối quan hệ do doanh nghiệp là công ty sản xuất, rất phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu Công ty cũng cần tận dụng lợi thế của nguồn vốn này trong quá trình đàm phán mua nguyên vật liệu, dụng cụ phù hợp với tình hình thực tế và tối ưu hiệu quả Ngoài ra, nguồn vốn tín dụng thương mại còn bao gồm một phần từ khách hàng trả trước và nợ người lao động Dù lượng này không đáng kể, nhưng thể hiện sự tin tưởng của khách hàng vào doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tận dụng lợi thế của mình để chiếm được niềm tin và sự tin tưởng của khách hàng.

Nguồn vốn vay của công ty ngày càng gia tăng, nguồn vốn vay ngắn hạn thường có lãi suất cao, và công ty dùng chủ yếu để khắc phục tình trạng thiếu vốn ở những tháng khách hàng tăng cao Công ty cần tận dụng nguồn vốn vay dài hạn từ các ngân hàng, sử dụng vốn vay dài hạn từ các ngân hàng trong nhiều trường hợp là rất có lợi cho công ty Nguồn vốn vay từ các ngân hàng cũng thể hiện sự tin tưởng của giới đầu từ đối với sự phát triển của công ty, nguồn vốn này thường có lãi suất thấp do đó chi phí để sử dụng chúng là tương đối thấp và khá ổn định, do đó có thể xác định khá chính xác.

Xu hướng càng phát triển ngày nay, nhu cầu về vốn của công ty ngày càng tăng cao thì việc huy động vốn từ các nguồn trên sẽ không đảm bảo cho quá trình phát triển kinh doanh của công ty và nó cũng không đảm bảo nguyên tắc đa dạng hóa trong quản trị vốn

Trong quá trình thực tế sản xuất của công ty nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh thường thay đổi qua các thời kỳ khác nhau, do đó trong quá trình kinh doanh công ty cần thường xuyên theo dõi quá trình vận động của vốn lưu động hàng tháng, hàng quý lập báo cáo hàng tháng về tình hình sử dụng vốn lưu động,xem xét mức nhu cầu dư báo và thực tế sử dụng ra sao để có các biện pháp điều chỉnh và khắc phục nhằm sử dụng hiệu quả nhất lượng vốn lưu động Nếu lượng vốn lưu động thiếu hụt thì cần có biện pháp khắc phục đó ngay, nếu có giai đoạn

2.2 Tăng cường quản lý các khoản phải thu, giảm thiểu tối đa tình trạng bị chiếm dụng vốn

Qua đánh giá ở Chương II ta thấy tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty còn nhiều bất cập Do vậy, việc đề ra các biện pháp để quản lý các khoản phải thu trong năm tới là rất cần thiết Nó sẽ giúp đẩy nhanh quá trình luân chuyển của vốn lưu động và tránh việc bị khách hàng chiếm dụng vốn. Để hạch toán các khoản phải thu của đơn vị một cách chính xác đòi hỏi kế toán phải nắm vững tình hình hoạt động kinh tế - tài chính của công ty, theo dõi và phản ánh kịp thời các khoản phát sinh của từng đối tượng phải thu Căn cứ hợp đồng, các chứng từ, cam kết thanh toán để phải ánh các khoản phải thu trong kỳ kế toán.

Dựa trên tình hình thực tế của công ty hiện nay và trong những năm vừa qua, em xin phép đưa ra một số biện pháp quản lý các khoản phải thu như sau: Để rút ngắn thời gian trung bình từ khi bán hàng đến khi thu được nợ từ khách hàng, nhà quản lý nên đưa ra một giải pháp toàn diện từ chính sách, hệ thống, con người, công cụ hỗ trợ đến kỹ năng, quy trình thu nợ.

Ngày đăng: 28/11/2023, 16:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy quản lý công ty - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN THĂNG LONG
Sơ đồ 2 Tổ chức bộ máy quản lý công ty (Trang 9)
Bảng 1 : Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh                 Đơn vị: 1000 đồng VN - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN THĂNG LONG
Bảng 1 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị: 1000 đồng VN (Trang 11)
Bảng 3:  Sự biến động các chỉ tiêu tài chính qua các năm - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN THĂNG LONG
Bảng 3 Sự biến động các chỉ tiêu tài chính qua các năm (Trang 12)
Bảng 2: Các chỉ tiêu tài chính - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN THĂNG LONG
Bảng 2 Các chỉ tiêu tài chính (Trang 12)
Bảng 4: Các chỉ tiêu tài chính khác - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN THĂNG LONG
Bảng 4 Các chỉ tiêu tài chính khác (Trang 13)
Bảng 5: Cơ cấu tổng tài sản - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN THĂNG LONG
Bảng 5 Cơ cấu tổng tài sản (Trang 21)
Bảng 6 : Cơ cấu tổng vốn - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN THĂNG LONG
Bảng 6 Cơ cấu tổng vốn (Trang 24)
Bảng 7: Quy mô và cơ cấu vốn lưu động           đơn vị: nghìn đồng - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN THĂNG LONG
Bảng 7 Quy mô và cơ cấu vốn lưu động đơn vị: nghìn đồng (Trang 27)
Bảng 8 : Cơ cấu hàng tồn kho - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN THĂNG LONG
Bảng 8 Cơ cấu hàng tồn kho (Trang 29)
Bảng 11 : Sự biến động khoản phải thu qua các năm - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN THĂNG LONG
Bảng 11 Sự biến động khoản phải thu qua các năm (Trang 32)
Bảng 10: Cơ cấu khoản phải thu - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN THĂNG LONG
Bảng 10 Cơ cấu khoản phải thu (Trang 32)
Bảng 13: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN THĂNG LONG
Bảng 13 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (Trang 35)
Bảng 14 : Hệ số đảm nhận vốn lưu động - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN THĂNG LONG
Bảng 14 Hệ số đảm nhận vốn lưu động (Trang 38)
Bảng 15 : Các chỉ tiêu thanh toán của công ty - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN THĂNG LONG
Bảng 15 Các chỉ tiêu thanh toán của công ty (Trang 39)
Sơ đồ 3 - Mô hình nới lỏng chính sách bán chịu - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN THĂNG LONG
Sơ đồ 3 Mô hình nới lỏng chính sách bán chịu (Trang 50)
Sơ đồ 4: - Mô hình thắt chặt chính sách bán chịu - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN THĂNG LONG
Sơ đồ 4 - Mô hình thắt chặt chính sách bán chịu (Trang 50)
Sơ đồ 5 – Mô hình mở rộng thời hạn bán chịu - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN THĂNG LONG
Sơ đồ 5 – Mô hình mở rộng thời hạn bán chịu (Trang 51)
Sơ đồ 7 – Mô hình tăng tỷ lệ chiết khấu - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN THĂNG LONG
Sơ đồ 7 – Mô hình tăng tỷ lệ chiết khấu (Trang 52)
Sơ đồ 8 – Mô hình giảm tỷ lệ chiết khấu - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN THĂNG LONG
Sơ đồ 8 – Mô hình giảm tỷ lệ chiết khấu (Trang 53)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w