Sổ tay hoạt động của Ngân hàng thế giới.
Trang 1Tài liệu này là bản dịch từ phiên bản gốc bằng tiếng Anh của Chính sách hoạt động OP 4.10 về
Dân tộc thiểu số ban hành tháng 7 năm 2005 đưa ra nội dung chính sách đã được Ngân hàng
thế giới thông qua Trong trường hợp có sự khác biệt giữa nội dung của bản dịch này so với
phiên bản gốc bằng tiếng Anh của OP 4.10, tháng 7 năm 2005, phần nội dung được nêu trong
bản tiếng Anh sẽ được giữ nguyên giá trị
Ghi chú: OP và BP 4.10 sẽ thay thế bản OD 4.20 về Dân tộc Thiểu số ban hành hồi tháng 9
năm 1991 Bản OP và BP này được áp dụng cho các dự án có ngày Thảo luận Đề cương kể
từ ngày 1 tháng 7 năm 2005 Mọi thắc mắc xin được gửi về Giám Đốc Vụ phát triển Xã hội
DÂN TỘC THIỂU SỐ
1 Chính sách này1 góp phần thực hiện sứ mệnh của Ngân hàng Thế giới2 trong công
cuộc giảm nghèo và phát triển bền vững bằng việc đảm bảo quá trình phát triển phải tôn
trọng đầy đủ nhân phẩm, quyền con người, giá trị kinh tế và bản sắc văn hóa của các dân
tộc thiểu số Đối với tất cả các dự án đề xuất xin vay vốn của Ngân hàng Thế giới có ảnh
hưởng tới người dân tộc thiểu số,3 Ngân hàng yêu cầu bên vay phải thực hiện tham vấn
trước, người dân được cung cấp đầy đủ thông tin và tự do tham gia.4 Ngân hàng Thế giới
sẽ chỉ cấp vốn cho những dự án có ảnh hưởng tới dân tộc thiểu số sau khi đã tiến hành
tham vấn trước, người dân được cung cấp đầy đủ thông tin và tự do tham gia và kết quả
1 Bản chính sách tác nghiệp này nên được xem cùng với các bản chính sách tác nghiệp khác của NHTG
gồm Đánh giá Môi trường (OP 4.01), Khu cư trú Tự nhiên (OP 4.04), Quản lý dịch hại (OP 4.09), Di
sản văn hóa (OP 4.11, sắp ban hành), Tái định cư bắt buộc (OP 4.12), Rừng (OP 4.36), và An toàn
Đập (OP 4.37)
2 “Ngân hàng ” bao gồm Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế IBRD và Hiệp hội Phát triển Quốc
tế IDA; “các khoản cho vay” gồm các khoản cho vay của IBRD, các khoản tín dụng IDA, các khoản
viện trợ IDA, các khoản đảm bảo IBRD và IDA, các khoản tạm ứng chuẩn bị dự án (PPF); và các
khoản viện trợ dưới hình thức Quỹ phát triển thể chế (IDF), nhưng không bao hàm các khoản viện
trợ, cho vay hoặc tín dụng chính sách phát triển Về khía cạnh xã hội của hoạt động chính sách phát
triển, xem OP 8.60, Cho vay Chính sách Phát triển, đoạn 10 Thuật ngữ ‘bên vay’, tùy từng bối cảnh,
dùng để chỉ bên nhận khoản tín dụng IDA, người bảo lãnh khoản vay IBRD và bên thực hiện dự án,
nếu khác bên vay
3 Chính sách này được áp dụng cho tất cả các hợp phần của dự án có ảnh hưởng tới người dân tộc thiểu
số mà không kể đến nguồn vốn
4 “Tham vấn trước, người dân được cung cấp đầy đủ thông tin và tự do tham gia với cộng đồng người
dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi dự án’ là quá trình đưa ra quyết định phù hợp bản sắc văn hóa và
có sự lựa chọn từ kết quả tham vấn tham khảo ý kiến trung thực có sự tham gia của người dân trên cơ
sở được thông báo trước về việc chuẩn bị và kế hoạch thực hiện dự án Khái niệm tham vấn không
bao hàm quyền phủ quyết của cá nhân hay nhóm nào đó (xem đoạn 10)
Trang 2cho thấy phần lớn người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi dự án ủng hộ Những dự án
được tài trợ bằng nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới như vậy sẽ có những biện pháp để:
(a) tránh những ảnh hưởng bất lợi có thể xảy ra cho cộng đồng người dân tộc thiểu số;
hoặc (b) nếu không thể tránh được thì phải giảm thiểu, giảm nhẹ hoặc đền bù cho những
ảnh hưởng đó Những dự án do NHTG tài trợ phải được thiết kế làm sao để đảm bảo rằng
người dân tộc thiểu số được hưởng thụ những lợi ích kinh tế và xã hội phù hợp với bản
sắc văn hóa đồng thời có bao gồm cả vấn đề về giới và thuộc tính đa thế hệ
2 Ngân hàng Thế giới nhận thấy đặc tính và bản sắc văn hóa của người dân tộc
thiểu số có mối liên hệ chặt chẽ tới vùng đất sinh sống và nguồn tài nguyên thiên nhiên
phụ thuộc Chính những đặc tính đó khiến người dân tộc thiểu số dễ phải chịu rủi ro và
các loại tác động từ những dự án phát triển bao gồm cả việc mất đi bản sắc, văn hóa và
tập quán sinh sống cũng như nguy cơ phải đối mặt với bệnh tật Vấn đề giới và đặc tính
đa thế hệ trong cộng đồng người dân tộc thiểu số cũng là một vấn đề khá phức tạp Do
các nhóm xã hội với đặc tính riêng thường khác với nhóm đa số trong xã hội, nên thông
thường họ là những đối tượng chịu thiệt thòi nhiều nhất và cũng dễ bị tổn thương nhất so
với nhóm chiếm đại bộ phận dân cư Do vị thế kinh tế, xã hội và địa vị pháp lý như vậy,
họ thường bị hạn chế về khả năng bảo vệ quyền và lợi ích của mình liên quan đến đất đai,
lãnh thổ cũng như các nguồn sản xuất khác, và/hoặc bị giới hạn về khả năng tham gia và
hưởng lợi từ công cuộc phát triển chung của toàn xã hội Trong bối cảnh đó, Ngân hàng
Thế giới nhận thấy vai trò to lớn của người dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển
bền vững và cũng thấy rằng các đạo luật trong nước và quốc tế đang ngày càng quan tâm
hơn tới vấn đề quyền lợi của đối tượng này
từng bối cảnh cụ thể và do không có một định nghĩa nào có thể bao quát được hết sự đa
dạng của nó, bản chính sách này sẽ không đưa ra một khái niệm cụ thể nào về người dân
tộc thiểu số Người dân tộc thiểu số có thể được nhắc tới ở các quốc gia khác nhau với
những tên gọi khác nhau như ‘dân bản địa’, ‘thổ dân’, ‘bộ lạc’, ‘dân tộc thiểu số’, ‘nhóm
bộ tộc’, “bộ tộc ít người” hay “các bộ lạc du cư”
4 Để phục vụ cho mục tiêu của chính sách này, thuật ngữ ‘dân tộc thiểu số’ được sử
dụng chung nhằm để chỉ nhóm người dễ bị tổn thương, có bản sắc văn hóa xã hội khác
biệt 6 và có những đặc điểm ở các mức độ khác nhau như sau:
(a) tự xác định hoặc do người khác xác định họ là những thành viên của một
nhóm cư dân có văn hoá khác biệt;
5
Để biết thêm chi tiết về ‘hỗ trợ rộng rãi từ cộng đồng người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng tới dự án’,
xem đoạn 11
6 Bản chính sách này không đặt ra ngưỡng tối thiểu vì nhiều khi nhóm người dân tộc thiểu số chỉ bao
gồm một số lượng rất ít người và chính quy mô hạn hẹp đó cũng có thể khiến họ trở nên dễ bị tổn
thương
Trang 3(b) gắn bó với những vùng địa lý nhất định hay đất đai của tổ tiên và các
nguồn tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ thuộc khu vực dự án;7
(c) có thể chế chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa truyền thống khác biệt với
đặc tính văn hóa xã hội của nhóm đa số; và (d) có ngôn ngữ bản địa, thường là khác với ngôn ngữ phổ thông của quốc gia
hay khu vực
Nhóm dân tộc không còn ‘gắn bó với những vùng địa lý nhất định hay đất đai của tổ tiên
và các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ thuộc khu vực dự án’ (đoạn 4b) do bị
bắt buộc phải di chuyển sẽ vẫn thuộc đối tượng áp dụng của chính sách này.8 Để xác định
chắc chắn một nhóm người nào đó có phải là ‘dân tộc thiểu số’ như được áp dụng trong chính sách hoạt động này hay không thì sẽ cần phải có sự xem xét và quyết định mang
tính kỹ thuật (xem đoạn 8)
thống quốc gia để giải quyết những vấn đề liên quan đến an toàn môi trường và xã hội
trong những dự án do Ngân hàng thế giới tài trợ có yếu tố ảnh hưởng tới cộng đồng
người dân tộc thiểu số Quyết định này sẽ được đưa ra phù hơp với những yêu cầu trong
chính sách hệ thống quốc gia đang được Ngân hàng thế giới áp dụng.9
Chuẩn bị Dự án
6 Một dự án đề xuất vay vốn của Ngân hàng Thế giới có ảnh hưởng tới người dân
tộc thiểu số yêu cầu phải:
7 Khái niệm “gắn bó” ở đây được hiểu là sự hiện diện và mối quan hệ kinh tế của nhiều thế hệ trên vùng đất và lãnh thổ mang tính sở hữu truyền thống hay thường được chiếm hữu hoặc sử dụng bởi
nhóm người đó, bao gồm cả những khu vực có những đặc trưng riêng như thánh địa ‘Gắn bó’ còn
được dùng để chỉ mối quan hệ của những nhóm người di dời lên núi/du canh du cư tới lãnh thổ họ
thường sử dụng theo thời vụ hay mang tính luân canh
8 Khái niệm ‘Bị bắt buộc phải di chuyển’ dùng để chỉ nhóm đối tượng không còn được gắn bó với
vùng địa lý nhất định hay đất đai truyền thống của tổ tiên để lại từ những đời trước do có xung đột, do
chương trình tái định cư của Chính phủ, do bị di dời khỏi vùng đất của mình, do thiên tai hoặc do quy
hoạch sát nhập khu đất đó vào khu đô thị Để phục vụ cho mục đích của bản tác nghiệp này, ‘khu đô
thị’ được hiểu một cách thông thường là một thành phố hay một thị trấn lớn đồng thời có tính đến
những đặc tính sau, trong đó không có đặc tính nào mang tính tuyệt đối: (a) được quy định là khu đô
thị theo pháp luật của nước sở tại; (b) dân số đông; và (c) tỷ lệ các hoạt động kinh tế ngoài nông
nghiệp so với hoạt động nông nghiệp cao
9
Chính sách hiện nay của Ngân hàng thế giới đang được áp dụng là OP/BP 4.00, Thí điểm sử dụng hệ
thống quốc gia của bên vay trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn môi trường và xã
hội đối với các dự án do Ngân hàng thế giới tài trợ Chỉ được áp dụng cho những dự án thí điểm sử
dụng hệ thống của bên vay, chính sách cũng bao gồm những yêu cầu đảm bảo rằng những hệ thống
đó được thiết lập đáp ứng được các mục tiêu của chính sách và tuân thủ những nguyên tắc hoạt động
liên quan tới vấn đề người dân tộc thiểu số được xác định trong bản chính sách hoạt động OP 4.00
Trang 4(a) được Ngân hàng thế giới xem xét và xác định liệu có người dân tộc thiểu
số sinh sống hoặc gắn bó tới khu vực của dự án hay không (xem đoạn 8);
(b) được bên vay tiến hành đánh giá xã hội (xem đoạn 9, phụ lục A);
(c) được tham vấn trước, được cung cấp đầy đủ thông tin và tự do tham gia
với cộng đồng người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng ở từng giai đoạn của
dự án, và đặc biệt là trong giai đoạn chuẩn bị dự án nhằm nắm bắt được một cách toàn diện quan điểm của người dân cũng như đảm bảo có được
sự ủng hộ của họ đối với dự án (xem đoạn 10 và 11);
(d) chuẩn bị Kế hoạch dân tộc thiểu số (xem đoạn 12 và phụ lục B) hoặc
khung kế hoạch dân tộc thiểu số (xem đoạn 13 và phụ lục C); và (e) công bố công khai kế hoạch dân tộc thiểu số hoặc khung kế hoạch dân tộc
thiểu số (xem đoạn 15)
7 Mức độ chi tiết cần thiết để đáp ứng được những yêu cầu đề ra trong đoạn 6 (b),
(c) và (d) tỷ lệ với mức độ phức tạp của dự án được đề xuất và phù hợp với phạm vi cũng
như khả năng ảnh hưởng có thể xảy ra đối với người dân tộc thiểu số, bất kể đó là ảnh
hưởng tích cực hay bất lợi
Sàng lọc
8 Ngay từ khi bắt đầu giai đoạn chuẩn bị dự án, Ngân hàng thế giới phải tiến hành
sàng lọc để xác định liệu người dân tộc thiểu số (xem đoạn 4) có sinh sống hoặc gắn bó
với khu vực dự án hay không.10 Để tiến hành công tác này, Ngân hàng thế giới sẽ cần có
sự trợ giúp kỹ thuật của các chuyên gia xã hội giàu kinh nghiệm về các nhóm văn hóa xã
hội trong khu vực dự án Ngân hàng cũng sẽ tiến hành tham vấn cộng đồng người dân tộc
thiểu số có liên quan và bên vay Ngân hàng thế giới có thể sẽ áp dụng quy định của bên
vay trong việc xác định nhóm người dân tộc thiểu số trong suốt quá trình sàng lọc nếu
những quy định đó phù hợp với chính sách này
Đánh giá Xã hội
9 Phân tích Trên cơ sở kết quả sàng lọc, nếu Ngân hàng thế giới kết luận rằng có
người dân tộc thiểu số sinh sống hoặc gắn bó tới khu vực dự án, phía bên vay sẽ phải tiến
hành đánh giá xã hội để đánh giá những tác động tiềm năng có thể xảy ra cho người dân
tộc thiểu số kể cả tác động bất lợi và có lợi, đồng thời xem xét những khả năng thay thế
của dự án khi nhận thấy tác động bất lợi lớn có thể xảy ra Quy mô, chiều sâu và hình
thức phân tích sẽ tỷ lệ với quy mô và tính chất của những ảnh hưởng có thể xảy ra đối với
10 Việc sàng lọc có thể được thực hiện một cách độc lập hay như một phần của hoạt động đánh giá môi
trường của dự án (xem OP 4.01, Đánh giá Môi trường, đoạn 3,8)
Trang 5người dân tộc thiểu số trong khuôn khổ dự án đề xuất, không kể đó là tác động bất lợi
hay có lợi (xem phụ lục A để biết thêm chi tiết) Để tiến hành đánh giá xã hội, bên vay sẽ
sử dụng những chuyên gia xã hội có trình độ, kinh nghiệm với những điều khoản giao
việc được Ngân hàng thế giới chấp nhận
10 Tham vấn và tham gia Ở những nơi dự án có ảnh hưởng tới người dân tộc thiểu
số, bên vay sẽ phải thực hiện tham vấn trước, người dân được cung cấp đầy đủ thông tin
và tự do tham gia với những người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng Để đảm bảo cho việc
thực hiện công tác này, bên vay sẽ:
(a) thiết lập một khuôn khổ thích hợp có tính tới yếu tố giới và đa thế hệ
nhằm mang lại cơ hội tham vấn ở từng giai đoạn của việc chuẩn bị và thực hiện dự án giữa bên vay, cộng đồng người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng, các tổ chức dân tộc thiểu số (IPOs) nếu có, và các tổ chức xã hội dân sự khác (CSOs) do cộng đồng người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng xác định;
(b) sử dụng các phương pháp tham vấn11 phù hợp với giá trị văn hóa, xã hội
của cộng đồng người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng cũng như điều kiện tại địa phương, đồng thời, trong khi thiết kế những phương pháp này, phải đặc biệt chú ý tới những mối quan tâm của nhóm đối tượng là phụ nữ, thanh niên và trẻ em dân tộc thiểu số, cơ hội tiếp cận của họ và những lợi ích họ có được từ hoạt động phát triển; và
(c) cung cấp cho những người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng đầy đủ những
thông tin liên quan về dự án (bao gồm cả đánh giá về những ảnh hưởng bất lợi từ dự án có thể xảy ra cho cộng đồng người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng) theo cách phù hợp với đặc tính văn hóa của họ và ở từng giai đoạn của việc chuẩn bị và thực hiện dự án
11 Để quyết định việc liệu có triển khai dự án hay không, trên cơ sở kết quả đánh giá
xã hội (xem đoạn 9) và sau khi đã tiến hành tham vấn trước, người dân được cung cấp
đầy đủ thông tin và tự do tham gia (xem đoạn 10), bên vay phải đảm bảo khẳng định
được việc liệu cộng đồng người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng có ủng hộ dự án hay
không Nếu có sự ủng hộ của cộng đồng người dân tộc thiểu số, bên vay sẽ phải chuẩn bị
một báo cáo chi tiết trong đó có những tài liệu về:
(a) những phát hiện từ đánh giá xã hội;
11 Các phương pháp tham vấn (bao gồm cả việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc, thời gian cho phép để xây dựng sự đồng thuận, và việc lựa chọn địa điểm phù hợp) sẽ giúp nắm bắt quan điểm và nguyện vọng
của người dân tộc thiểu số Sổ tay ‘Hướng dẫn dân tộc thiểu số’ (sắp ban hành) sẽ cung cấp cách làm
tốt trong lĩnh vực này cũng như về một số vấn đề khác
Trang 6(b) quá trình tham vấn trước, người dân được cung cấp đầy đủ thông tin và tự
do tham gia với cộng đồng người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng;
(c) những biện pháp bổ sung, gồm cả sửa đổi thiết kế dự án có thể sẽ được
yêu cầu để giải quyết những ảnh hưởng bất lợi có thể xảy ra với người dân tộc thiểu số và mang lại cho họ những lợi ích văn hóa thích hợp từ dự án;
(d) những đề xuất cho việc tham vấn trước, người dân được cung cấp đầy đủ
thông tin và tự do tham gia với sự tham gia của cộng đồng người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng trong suốt giai đoạn chuẩn bị, giám sát và đánh giá
dự án, và (e) các thỏa thuận chính thức đạt được với cộng đồng người dân tộc thiểu số
và/hoặc các tổ chức dân tộc thiểu số
Ngân hàng thế giới sau đó sẽ kiểm tra kết quả và toàn bộ quá trình tham vấn do bên vay
tiến hành để chắc chắn rằng cộng đồng người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng ủng hộ rộng
rãi hoạt động của dự án Ngân hàng thế giới đặc biệt quan tâm tới mảng đánh giá xã hội,
những ghi chép và kết quả từ việc tham vấn trước, người dân được cung cấp đầy đủ
thông tin và tự do tham gia với cộng đồng người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng và lấy đó
làm cơ sở để chắc chắn rằng sự ủng hộ của người dân tộc thiểu số đối với dự án là có
thật Ngân hàng thế giới sẽ không tiếp tục triển khai dự án nếu không đảm bảo được sự
ủng hộ của người dân tộc thiểu số trong khu vực dự án
Khung kế hoạch/kế hoạch dân tộc thiểu số
đồng dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng, bên vay sẽ chuẩn bị một bản Kế hoạch dân tộc thiểu
số (IP) trong đó đưa ra các phương pháp mà theo đó bên vay sẽ đảm bảo rằng: (a) Người
dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi dự án sẽ được hưởng những lợi ích kinh tế xã hội phù
hợp với đặc tính văn hóa của họ; và (b) khi nhận thấy khả năng có ảnh hưởng bất lợi, sẽ
phải có biện pháp để tránh, hạn chế tối đa, giảm thiểu hoặc đền bù cho những ảnh hưởng
đó (xem phụ lục B để biết thêm chi tiết) Kế hoạch dân tộc thiểu số được chuẩn bị một
cách linh hoạt và căn cứ vào thực tế12 và mức độ chi tiết của kế hoạch này cũng tùy thuộc
vào từng dự án cũng như tính chất ảnh hưởng sẽ được tính đến Bên vay sẽ đưa kế hoạch
dân tộc thiểu số vào thiết kế dự án Trường hợp người dân tộc thiểu số là đối tượng
hưởng lợi trực tiếp duy nhất hoặc chiếm đại đa số, các yếu tố của một bản kế hoạch dân
tộc thiểu số cũng phải được đưa vào bản thiết kế dự án tổng thể, và sẽ không phải chuẩn
bị một bản kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số riêng biệt Trong những trường hợp như
12 Khi có cả người dân tộc thiểu số và không phải dân tộc thiểu số sinh sống trong cùng một khu vực, kế
hoạch dân tộc thiểu số nên tránh gây ra những bất bình đẳng không đáng có cho những nhóm người
nghèo và những nhóm thiệt thòi trong xã hội
Trang 7vậy, tài liệu thẩm định dự án (PAD) phải có mô tả vắn tắt về sự tuân thủ của dự án với
bản chính sách hoạt động này, đặc biệt là những yêu cầu về kế hoạch dân tộc thiểu số
hiện các chương trình đầu tư hàng năm hoặc bao gồm rất nhiều các tiểu dự án.13 Trong
những trường hợp như vậy, và khi Ngân hàng thế giới chỉ ra rằng có khả năng có người
dân tộc thiểu số sinh sống hoặc có gắn bó tới khu vực dự án nhưng sự hiện diện hoặc mối
liên quan của họ không thể được xác định cho tới khi xác định được chương trình hoặc
các tiểu dự án, bên vay chuẩn bị một Khung kế hoạch dân tộc thiểu số (IPPF) Khung kế
hoạch này đưa ra để Ngân hàng thế giới xem xét và sàng lọc các chương trình hay các
tiểu dự án theo cách phù hợp với quy định của chính sách này (xem phụ lục C để biết
thêm chi tiết) Bên vay sẽ đưa các vấn đề trong khung kế hoạch này vào thiết kế dự án
qua việc sàng lọc một chương trình cụ thể hoặc tiểu dự án trong khung kế hoạch dân tộc
thiểu số cho thấy rằng có người dân tộc thiểu số sinh sống hoặc gắn bó với khu vực của
chương trình hoặc tiểu dự án, bên vay phải đảm bảo rằng đánh giá xã hội và kế hoạch dân tộc thiểu số phải được tiến hành trước khi thực hiện chương trình hoặc tiểu dự án
theo đúng quy định của bản chính sách này Bên vay trình kế hoạch dân tộc thiểu số cho
Ngân hàng thế giới xem xét trước khi Ngân hàng cân nhắc liệu chương trình hoặc tiểu dự
án có đủ điều kiện vay vốn của Ngân hàng hay không.14
Công bố thông tin
15 Bên vay phải công bố báo cáo đánh giá xã hội và bản dự thảo khung kế hoạch/kế
hoạch dân tộc thiểu số tới cộng đồng người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng theo một cách
thức và ngôn ngữ phù hợp.15 Trước khi thẩm định dự án, bên vay nộp báo cáo đánh giá
xã hội và khung kế hoạch/kế hoạch dân tộc thiểu số cuối cùng để Ngân hàng thế giới xem
xét.16 Khi Ngân hàng thế giới chấp nhận những tài liệu này thì đồng thời đó cũng là điều
13 Những dự án này bao gồm các dự án phát triển dựa vào cộng đồng, các quỹ xã hội, các hoạt động đầu
tư ngành và, các khoản cho vay tài chính trung gian
14 Trường hợp Ngân hàng thế giới coi Khung kế hoạch dân tộc thiểu số là điều kiện tiên quyết nhưng lại
có thể thỏa thuận với phía bên vay rằng Ngân hàng không cần phải kiểm tra trước Kế hoạch phát triển
dân tộc thiểu số, Ngân hàng thế giới sẽ kiểm tra kế hoạch dân tộc thiểu số và việc thực hiện kế hoạch
đó như một phần của quá trình giám sát (xem OP 13.05, Giám sát dự án)
15 Báo cáo đánh giá xã hội và kế hoạch dân tộc thiểu số yêu cầu phải được tuyên truyền rộng rãi trong
cộng đồng người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bằng những phương pháp và địa điểm thích hợp
Trong trường hợp đó là khung kế hoạch dân tộc thiểu số, việc công bố tài liệu sẽ thông qua các tổ
chức dân tộc thiểu số, nếu không có các tổ chức DTTS thì tài liệu có thể được công bố thông qua các
tổ chức xã hội dân sự thích hợp (xem đoạn 13, 14 của chính sách này)
16 Có thể có trường hợp ngoại lệ với yêu cầu chuẩn bị kế hoạch dân tộc thiểu số (hay khung kế hoạch
DTTS) như một điều kiện thẩm định dự án nếu được ban lãnh đạo Ngân hàng thế giới thông qua
(xem BP 4.10, đoạn _) áp dụng cho những dự án đáp ứng được yêu cầu của OP 8.50, Hỗ trợ khôi
phục khẩn cấp Trong những trường hợp như vậy, phê duyệt của ban lãnh đạo sẽ quy định thời gian
Trang 8kiện căn bản cho việc thẩm định dự án, Ngân hàng thế giới sẽ công bố thông tin những
tài liệu này theo những quy định trong chính sách Công bố công khai của Ngân hàng thế
giới, đồng thời bên vay cũng phải công bố những tài liệu này tới cộng đồng người dân tộc
thiểu số bị ảnh hưởng theo đúng như cách thức đã công bố những bản dự thảo trước đó
Những vấn đề cần quan tâm đặc biệt
Đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên liên quan
16 Người dân tộc thiểu số từ đời xưa đã có mối gắn bó mật thiết tới đất, rừng, nguồn
nước, đời sống hoang dã và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và bởi thế khi dự án
có ảnh hưởng tới những mối liên hệ này thì cần phải có sự quan tâm xem xét đặc biệt
Trong bối cảnh đó, khi tiến hành đánh giá xã hội và chuẩn bị kế hoạch dân tộc thiểu
số/khung kế hoạch dân tộc thiểu số, bên vay sẽ đặc biệt quan tâm tới:
(a) các quyền lợi mang tính tập quán của người dân tôc thiểu số, cả quyền lợi
cá nhân và tập thể, gắn liền với vùng đất và lãnh thổ mà họ sở hữu từ trước tới nay, hoặc đã sử dụng và chiếm hữu từ lâu, đồng thời ở đó mối gắn bó với nguồn tài nguyên thiên nhiên là điều kiện sống còn cho việc duy trì đời sống văn hóa và vật chất của họ;
(b) sự cần thiết phải bảo vệ vùng đất và nguồn tài nguyên thiên nhiên đó khỏi
bị xâm phạm và xâm lấn bất hợp pháp;
(c) giá trị văn hóa và tinh thần tượng trưng của người dân tộc thiểu số trên
vùng đất và nguồn tài nguyên thiên nhiên đó; và (d) cách thức quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của người dân tộc thiểu số
và tính bền vững của nó
17 Nếu dự án có (a) hoạt động liên quan tới quyền lợi hợp pháp trên vùng đất và lãnh
thổ mà người dân tộc thiểu số sở hữu mang tính truyền thống hoặc sử dụng và chiếm hữu
lâu dài (như các dự án về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); hoặc (b) phải thu hồi khu
đất đó, kế hoạch dân tộc thiểu số sẽ phải đề ra được một kế hoạch hành động cho việc
công nhận hợp pháp quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc sử dụng đó Thông thường, kế hoạch
hành động phải được triển khai trước khi thực hiện dự án; tuy nhiên trong một số trường
hợp, kế hoạch hành động có thể sẽ cần phải được thực hiện song song với dự án Sự công
nhận mang tính pháp lý có thể trên hình thức:
biểu và ngân sách chuẩn bị đánh giá xã hội và kế hoạch dân tộc thiểu số (hay khung kế hoạch dân tộc
thiểu số)
Trang 9(a) công nhận pháp lý đầy đủ hệ thống hiện tại về quyền sử dụng đất truyền
thống của người dân tộc thiểu số; hoặc (b) chuyển đổi quyền sử dụng đất truyền thống thành quyền sở hữu của cộng
đồng và/hoặc cá nhân
Nếu pháp luật nước sở tại không có quy định nào phù hợp với những phương án nêu trên,
kế hoạch dân tộc thiểu số phải có các biện pháp công nhận pháp lý quyền sử dụng hoặc
chiếm hữu vĩnh viễn, lâu dài hoặc có thể gia hạn được
Phát triển thương mại các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa
18 Nếu dự án có hoạt động phát triển thương mại từ nguồn tài nguyên thiên nhiên (ví
dụ khoáng sản, nguồn hydrocarbon, lâm nghiệp, nước hoặc săn bắn/đánh bắt) trên đất đai
hoặc lãnh thổ do người dân tộc thiểu số sở hữu truyền thống hay sử dụng hoặc chiếm hữu
từ lâu, bên vay sẽ đảm bảo rằng trong quá trình tham vấn trước, người dân được cung cấp
đầy đủ thông tin và tự do tham gia, cộng đồng bị ảnh hưởng phải được thông báo về (a)
quyền lợi của họ đối với những nguồn tài nguyên này trên cơ sở pháp luật hiện hành và
luật tục; (b) phạm vi và tính chất của hoạt động phát triển kinh tế dự kiến cũng như mối
quan tâm hoặc sự tham gia của các bên vào hoạt động phát triển đó; và (c) những ảnh
hưởng có thể xảy ra đối với môi trường, đời sống của người dân tộc thiểu số từ hoạt động
phát triển này cũng như việc sử dụng các nguồn tài nguyên Trong kế hoạch dân tộc thiểu
số, bên vay sắp xếp làm sao để người dân tộc thiểu số được hưởng các quyền lợi ngang
nhau17 từ các hoạt động phát triển thương mại; ở mức tối thiểu, kế hoạch dân tộc thiểu số
phải đảm bảo được rằng người dân tộc thiểu số nhận được quyền lợi, đền bù và các lợi
ích khác đúng hạn, phù hợp với bản sắc văn hóa của họ và ít nhất cũng phải tương đương
với những gì một người sử dụng đất có đủ giấy tờ hợp lệ được hưởng trong trường hợp
có hoạt động phát triển thương mại phát sinh trên phần đất của họ
19 Nếu dự án có hoạt động phát triển thương mại về nguồn tài nguyên văn hóa và
kiến thức của người dân tộc thiểu số (ví dụ các hoạt động liên quan đến mỹ thuật hay
dược), bên vay sẽ đảm bảo trong quá trình tham vấn trước, người dân được cung cấp đầy
đủ thông tin và tự do tham gia, cộng đồng bị ảnh hưởng phải được thông báo về: (a)
quyền lợi của họ đối với những nguồn tài nguyên này trên cơ sở pháp luật hiện hành và
luật tục, (b) phạm vi và tính chất của hoạt động phát triển thương mại dự kiến cũng như
mối quan tâm hoặc sự tham gia của các bên vào hoạt động phát triển đó, và (c) những ảnh
hưởng có thể xảy ra đối với môi trường, đời sống của người dân tộc thiểu số từ hoạt động
phát triển này cũng như việc sử dụng các nguồn tài nguyên đó Hoạt động phát triển
thương mại bắt nguồn từ tài nguyên văn hóa và kiến thức của người dân tộc thiểu số có
được thực hiện hay không còn phụ thuộc vào sự đồng ý của cộng đồng người dân tộc
17
Sổ tay ‘Hướng dẫn người dân tộc thiểu số’ (sắp ban hành) sẽ đưa ra hướng dẫn thực hiện những cách
làm tốt liên quan tới vấn đề này
Trang 10thiểu số trước khi thực hiện Kế hoạch dân tộc thiểu số phải phản ánh được tính chất và
nội dung của những thỏa thuận này đồng thời có cách sắp xếp để làm sao người dân tộc
thiểu số nhận được quyền lợi và được chia sẻ lợi ích từ hoạt động phát triển một cách
bình đẳng và phù hợp với bản sắc văn hóa của họ
Di dời người dân tộc thiểu số
20 Do việc di dời người dân tộc thiểu số là một vấn đề rất phức tạp và có khả năng sẽ
mang lại những tác động bất lợi lớn tới bản sắc, văn hóa và đời sống truyền thống của
người dân tộc thiểu số, bên vay sẽ tìm các giải pháp thay thế trong thiết kế dự án để làm
sao tránh được việc di dời Trong trường hợp ngoại lệ không thể tránh khỏi việc di dời,
bên vay sẽ không được di dời người dân tộc thiểu số nếu không có sự ủng hộ rộng rãi của
cộng đồng người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng như một phần của quá trình tham vấn
trước, người dân được cung cấp đầy đủ thông tin và tự do tham gia Trong những trường
hợp như vậy, bên vay sẽ chuẩn bị một bản kế hoạch tái định cư theo đúng những quy
định của OP 4.12, Tái định cư không tự nguyện, và phù hợp với bản sắc văn hóa của
người dân tộc thiểu số trong đó có bao gồm chiến lược tái định cư dựa vào đất đai Bên
vay ghi chép lại kết quả từ hoạt động tham vấn như một phần của kế hoạch tái định cư
Khi có thể, kế hoạch tái định cư cho phép người dân tộc thiểu số quay trở lại vùng đất và
lãnh thổ do họ sở hữu truyền thống hoặc sử dụng và chiếm hữu từ lâu nếu những lý do
của việc di dời không còn tồn tại nữa
21 Ở nhiều quốc gia, đất được quy hoạch làm vườn quốc gia hay khu vực phòng hộ
có thể nằm trong vùng lãnh thổ và đất đai do người dân tộc thiểu số sở hữu truyền thống
hoặc sử dụng và chiếm hữu từ lâu Ngân hàng thế giới nhận biết được tầm quan trọng của quyền sở hữu, chiếm hữu và sử dụng đó cũng như sự cần thiết phải quản lý một cách bền
vững các khu sinh thái trọng yếu Do đó, nên tránh việc hạn chế người dân tộc thiểu số
tiếp cận khu vực phòng hộ hay vườn quốc gia được quy hoạch, đặc biệt là những khu vực
linh thiêng của họ Trong những trường hợp đặc biệt, nếu không thể tránh được việc hạn
chế người dân tộc thiểu số tiếp cận những khu vực đó, bên vay chuẩn bị một khung quy
trình, có sự tham vấn trước, người dân được cung cấp đầy đủ thông tin và tự do tham gia
với cộng đồng người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng, để đưa ra hướng dẫn cho việc chuẩn
bị, trong suốt quá trình thực hiện dự án, một kế hoạch quản lý khu bảo tồn hay vườn cụ
thể Khung quy trình cũng được thiết kế để đảm bảo rằng người dân tộc thiểu số được
tham gia vào quá trình thiết kế, thực hiện, giám sát và đánh giá kế hoạch quản lý đồng
thời được hưởng những lợi ích ngang bằng từ khu vực phòng hộ và rừng quốc gia Kế
hoạch quản lý nên ưu tiên sắp xếp phối hợp để làm sao người dân tộc thiểu số, như chủ
thể của các nguồn tài nguyên, có thể tiếp tục sử dụng các nguồn này mà vẫn đảm bảo
được tính bền vững sinh thái
Người dân tộc thiểu số và Phát triển