1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoan thien ke toan tai san co dinh huu hinh tscdhh 610211

77 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Kế Toán Tài Sản Cố Định Hữu Hình
Tác giả Nguyễn Thị Vân Phương
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa
Trường học Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Phát Triển Đầu Tư Hưng Bình
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 775 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH (TSCĐHH) TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ HƯNG BÌNH (9)
    • 1.1. Đặc điểm tài sản cố định hữu hình tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình (9)
      • 1.1.1. Danh mục và mã hóa TSCĐHH của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình (9)
      • 1.1.2. Phân loại tài sản cố định hữu hình tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình (13)
      • 1.1.3. Tính giá TSCĐHH tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình (14)
      • 1.1.4. Hiệu quả sử dụng TSCĐHH tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình (15)
    • 1.2. Tình hình tăng, giảm TSCĐHH tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình (17)
    • 1.3. Tổ chức quản lý TSCĐHH tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình (19)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐHH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ HƯNG BÌNH (22)
    • 2.1. Kế toán chi tiết tài sản cố định hữu hình tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình (22)
      • 2.1.1. Thủ tục, chứng từ (22)
        • 2.1.1.1. Thủ tục, chứng từ tăng tài sản cố định hữu hình (22)
        • 2.1.1.2. Thủ tục, chứng từ giảm tài sản cố định hữu hình (34)
        • 2.1.1.3. Phương pháp tính khấu hao TSCĐHH tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình (43)
      • 2.1.2. Quy trình ghi sổ (44)
        • 2.1.2.1. Quy trình ghi sổ tăng tài sản cố định hữu hình (46)
        • 2.1.2.2. Quy trình ghi sổ giảm TSCĐHH (48)
        • 2.1.2.3. Kế toán chi tiết khấu hao TSCĐHH tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình (51)
    • 2.2. Kế toán tổng hợp tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình (54)
      • 2.2.1. Tài khoản sử dụng (54)
      • 2.2.2. Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐHH tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình (55)
        • 2.2.2.1. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐHH tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình (55)
        • 2.2.2.2. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐHH tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình (58)
      • 2.2.3. Kế toán khấu hao TSCĐHH tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình (60)
      • 2.2.4. Kế toán sửa chữa TSCĐHH tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình (62)
        • 2.2.4.1. Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐHH (62)
        • 2.2.4.2. Kế toán sửa chữa lớn TSCĐHH (62)
    • 3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình (63)
      • 3.1.1. Ưu điểm (63)
      • 3.1.2. Nhược điểm (66)
      • 3.1.3. Phương hướng hoàn thiện (70)
    • 3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán TSCĐHH tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình (71)
      • 3.2.1. Về công tác quản lý TSCĐHH tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình (71)
      • 3.2.2. Về chứng từ và quá trình luân chuyển chứng từ TSCĐHH (71)
      • 3.2.3. Về hệ thống báo cáo kế toán (71)
      • 3.2.4. Về sổ kế toán (72)
      • 3.2.5. Về công tác đánh giá lại TSCĐ (72)
      • 3.2.6. Về công tác phân loại TSCĐHH (72)
      • 3.2.7. Về kế toán khấu hao TSCĐ (73)
      • 3.2.8. Về kế toán thanh lý TSCĐ (73)
      • 3.2.9. Về kế toán chi tiết TSCĐHH (74)
      • 3.2.10. Về kế toán tổng hợp TSCĐHH (74)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................68 (76)
    • Biểu 2.2: Quyết đinh thành lập ban mua sắm máy nâng dầu của TGĐ (0)
    • Biểu 2.17: Sổ chi tiết TSCĐ theo đơn vị sử dụng (0)
    • Biểu 2.18: Thẻ TSCĐ (0)
    • Biểu 3.1 Bảng phân tích tình hình sử dụng TSCĐHH trong năm X (0)
    • Biểu 3.2 Bảng phân loại TSCĐHH theo công dụng và tình hình sử dụng (0)
    • Biểu 3.3 Bảng phân loại TSCĐ theo bộ phận sử dụng (73)
    • Biểu 3.4: Bảng chi tiết TSCĐHH (74)
    • Biểu 3.5: Bảng kê tài sản máy móc thiết bị đã được thanh lý trong kì (74)

Nội dung

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ TSCĐ Tài sản cố định TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình DC Dây chuyền HĐQT Hội đồng quản trị XDCB Xây dựng cơ bản SXKD Sản xuất kinh doanh TKĐƯ Tài khoản đối ứng BCTC Báo cáo tài chính MMTB Máy móc thiết bị CP Cổ phần Tài liệu này dùng cho ngành kinh tế

ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH (TSCĐHH) TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ HƯNG BÌNH

Đặc điểm tài sản cố định hữu hình tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình

1.1 Đặc điểm tài sản cố định hữu hình tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình

1.1.1 Danh mục và mã hóa TSCĐHH của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình

1.1.1.1.Đặc điểm và tình hình trang bị TSCĐHH của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình thuộc loại hình doanh nghiệp thương mại, một đơn vị hoạt động kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính.

Là một công ty lớn, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là nhập các mặt hàng công ty kinh doanh từ các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và nhiều bạn hàng khác để phân phối cho các siêu thị, trung tâm điện máy, các đại lý trên thị trường toàn quốc Lợi nhuận công ty thu được là phần chênh lệch giữa giá cả đầu vào và đầu ra cộng các khoản chiết khấu thương mại được hưởng.

- Các hoạt động chính của Công ty hiện nay:

+ Mua bán hóa chất (trừ hóa chất Nhà nước cấm)

+ Sản xuất và mua bán máy móc, thiết bị công nghiệp, máy móc phục vụ ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông, thủy lợi

+ Sản xuất và mua bán thiết bị văn phòng, trường học

+ Sản xuất và mua bán hàng điện, điện tử, điện lạnh, tin học, thiết bị viễn thông, thiết bị bảo vệ, thiết bị giám sát

+ Tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực điện, điện tử, tin học, tự động hóa, đo lường

+ Sản xuất và mua bán đồ dùng cá nhân và gia đình

+ Mua bán trang thiết bị y tế

+ Tư vấn lập dự án xây dựng, tư vấn đầu tư

+ Sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành các sản phẩm công ty kinh doanh

+ Sản xuất lon nhôm, nắp nhôm, bao bì kim loại, bao bì giấy TSCĐ là một trong ba yếu tố quan trọng cơ bản của sản xuất, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty Năm 2010, TSCĐ chiếm 57% tổng TS Sang năm 2011, tỷ trọngTSCĐ/ tổng TS tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao khoảng 40% Tới năm 2012, vẫn xấp xỉ ở mức 57%, năm 2013 tỉ trọng này tuy có giảm nhẹ nhưng vẫn chiếm khoảng50% Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty chủ yếu là sản xuất vỏ lon nhôm nên các phương tiện, máy móc, trang thiết bị của công ty có tính chất, công dụng đặc thù với ngành: máy chuyển cuộn nhôm, thiết bị tời nhà, thiết bị bôi trơn, máy dập cốc, máy sấy lon, máy dập thân lon, máy xén miệng…Hiện nay, nguyên giá TSCĐHH của công ty là 356.946.833.765 đồng Trong các năm gần đây, công ty đang tiến hành nâng cấp dây chuyển DC1 và đầu tư mở rộng dây chuyền DC2 để cải tạo hệ thống thiết bị sản xuất, nâng cao năng suất của dây chuyển, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh Công ty trong mấy năm qua hầu như tập trung vốn để nâng cấp và mở rộng dây chuyền, bên canh đó vẫn không ngừng đầu tư mua sắm TSCĐHH cho sản xuất Sự tăng trưởng của TSCĐHH thể hiện qua các năm như sau:

Chỉ tiêu nguyên giá TSCĐHH:

TSCĐHH tại công ty tăng chủ yếu do mua sắm bằng nguồn vốn đầu tư và vốn vay ngân hàng

1.1.1.2.Danh mục và mã hóa TSCĐHH tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình Để tạo điều kiện cho công tác kiểm tra, giám sát, quản lý TSCĐHH trong công ty dễ dàng và thuận tiện, hiệu quả, tiết kiệm thời gian hơn, công ty tiến hành mã hóa TSCĐ Mỗi TSCĐHH được mã hóa theo kí tự riêng gồm cả chữ cái và chữ số TSCĐHH được chia làm 12 nhóm mã chung :

- AC: Air Conditioner gồm hệ thống điều hòa trong nhà, điều hòa đặt ở dây chuyền

- CA: Car gồm ô tô Nhật, ô tô Triều Tiên, ô tô khác…

- EQ: Equipment gồm thiết bị

- FU: Furniture gồm nội thất

- IT: Information Technology gồm thiết bị thông tin,điện tử Đông Nam Á, thiết bị IT chính hăng có uy tín

- MC: Machine gồm máy móc dây chuyền sản xuất chính

- QA: Quality Assurance gồm thiết bị phňng QA

- SE: Support Equipment gồm thiết bị hỗ trợ

- WA: Water Supply gồm hệ thống cấp nước

- WS: Workshop gồm máy xưởng sủa chữa

- BU: Building gồm móng máy, trần nhựa xốp cách âm …

Trong mỗi nhóm chung, công ty sẽ sử dụng 6 số bắt đầu từ 000001 để tiếp tục mã hóa cụ thể TSCĐ.

Bảng 1.1: Danh mục TSCĐ tính đến 02/2013 tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình

AC000001 Hệ thống điều hòa

CA000001 Toyota Vios màu đen, 5 chỗ BKS 99K-5024

CA000002 Toyota Vios màu ghi bạc, 5 chỗ BKS 99K-5070

CA000003 Toyota Innova G màu ghi bạc, 08 chỗ BKS 99K-5071

FU000001 Nội thất văn phòng

IT000001 Máy tính xách tay Dell Vostro V1450

IT000002 Hệ thống mạng máy tính

IT000003 Máy chủ HP ML 350 G4

IT000004 Máy chủ HP ML 350 G5

IT000005 Hệ thống điện thoại

IT000006 Máy tính xách tay Pavilion DV 2628TX

IT000007 Máy tính xách tay HP 6530S

IT000008 Máy tính xách tay Sony VGN 170

IT000009 Hệ thống Camera giám sát nhà máy

IT000010 Máy tính xách tay CQ42

IT000011 Hệ thống Camera quan sát nhà máy

IT000012 Máy tính xách tay AS X202E

BU000002 Trần nhựa xốp cách âm cho bộ phận nhà máy

EL000001 Hệ thống điện nhà máy

EL000002 Hệ thống chiếu sáng

EQ000001 Cân bàn điện tử 02 tấn

EQ000002 Bộ căn mẫu cấp 0 Mitutoyo Nhật

EQ000003 Hệ thống phòng cháy chữa cháy

EQ000004 Cân bàn điện tử 10 tấn

EQ000005 Máy photocopy Fuji Xerox Centre 186 DC Copy

MC000004 Băng tải dồn hàng đơn vào máy Decorator

MC000005 Thiết bị lật đứng

MC000006 Máy chuyển cuộn nhôm

MC000007 Thiết bị tởi nhả cuộn nhôm

MC000008 Thiết bị bôi trơn

MC000011 Máy dập thân lon

MC000014 Máy quyết phủ đáy

MC000015 Máy phun lớp phủ trong

MC000016 Lò sấy lớp phủ trong IBO

MC000019 Băng tải kiện sản phẩm hoàn chỉnh

MC000020 Máy kiểm tra lon bằng ánh sáng

MC000021 Thiết bị dồn hàng đơn vào máy KT ánh sáng

MC000022 Băng tải nâng chân không sau máy N/F

MC000023 Máy tạo cổ và vành miệng

MC000025 Hệ thống cung cấp nước nóng cho nồi hơi

MC000027 Hệ thống bơm dầu bôi trơn

MC000028 Thiết bị quần nilon Pallet sản phẩm

MC000029 Hệ thống băng tải

MC000031 Hệ thống hút và ép phế liệu

MC000032 Hệ thống đếm lon

MC000035 Hệ thống băng tải

MC000036 Xe nâng XGMA/XG530 3 tấn

MC000039 Xe nâng dầu 2.5 tấn

MC000040 Bộ nguồn thủy lực

QA000001 Thiết bị đo kiểm tra độ bền lớp phủ

QA000002 Máy kiểm tra độ dày của sơn

QA000004 Bàn để thiết bị đo phòng QA

QA000005 Máy đo các thông số lon trước DC SX

QA000006 Máy đo các thông số lon sau DC SX

QA000007 Máy đo độ chịu lực dọc của lon

QA000010 Lò nung nướng lon sau khi qua Washer

QA000012 Máy đo lực chống phồng đáy lon

QA000013 Hệ thống kiểm tra chất lượng lon SPC

QA000015 Nồi hấp tiệt trùng

QA000016 Cân điện tử HR 200

SE000001 Tháp làm mát nước

SE000002 Máy bơm chân không Nash CL 1002

SE000003 Máy bơm nước CLD 180

SE000004 Hệ thống ghi thông minh

SE000005 Máy đo biên dạng Mitutoyo

SE000006 Hệ thống tủ Toooling

SE000008 Hệ thống kiểm tra bên trong lon

SE000009 Hệ thống máy nén khí công nghiệp

SE000010 Hệ thống máy dung dịch làm mát

SE000011 Hệ thống nước khử lon

SE000012 Hệ thống bồn gas LPG

SE000013 Máy đánh bóng 1 tốc độ

SE000014 Máy đánh bóng 2 tốc độ

SE000015 Hệ thống nước thải

SE000016 Máy bơm nước thả chìm 3KW

SE000017 Máy bơm nước ly tâm 7.5KW

WA000001 Hệ thống cấp nước cho BP sản xuất

WA000002 Hệ thống xử lí nước sạch

WS000005 Máy cắt Hyundai 1600A HAS16-3FH-02

WS000006 Máy ép thủy lực

( Nguồn: Phòng kế toán- Công ty Hưng Bình ) 1.1.2 Phân loại tài sản cố định hữu hình tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình sử dụng nhiều loại TSCĐ với những công dụng, đặc tính, tiêu chuẩn kĩ thuật khác nhau Do đó, để phục vụ cho yêu cầu quản lý, hạch toán cần phải tiến hành phân loại TSCĐ Việc phân loại này cũng nhằm mục đích hạch toán chính xác TSCĐ, phân bổ đúng số khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh để thu hồi vốn đầu tư TSCĐ Việc phân loại càng chi tiết, cụ thể sẽ càng thuận lợi cho việc quản lý TSCĐ và tính giá Công ty đã tiến hành phân loại TSCĐ theo tiêu thức đặc trưng kĩ thuật.

Bảng 1.2: Bảng phân loại TSCĐ theo tiêu thức đặc trưng kĩ thuật tính đến hết ngày 31/12/2012 Đơn vị tính: Đồng

Nguyên giá Giá trị hao mòn lũy kế

Nhà cửa, vật kiến trúc 30.398.308.913 8,66% 562.931.649 29.835.377.264 Máy móc, thiết bị 318.244.818.218 90,71% 31.344.039.907 286.900.778.311 Phương tiện vận tải, truyền dẫn

Thiết bị, dụng cụ quản lý

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012)

Nhìn vào bảng trên ta thấy, máy móc thiết bị là tài sản chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp Các tài sản còn lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ, đặc biệt là phương tiện vận tải truyền dẫn và thiết bị dụng cụ quản lý chiếm tỷ trọng không đáng kể Cơ cấu tài sản của công ty như vậy là khá phù hợp với loại hình doanh nghiệp sản xuất Máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng rất lớn cho thấy năng lực sản xuất kinh doanh của công ty hiện đang ở mức cao Hiện tại, công ty còn đang tiếp tục hoàn thành nâng cấp DC1 và đầu tư DC2, cho thấy công ty đang không ngừng đầu tư mở rộng máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng và năng suất sản phẩm đầu ra

Phân loại TSCĐHH theo đặc điểm kỹ thuật cho phép doanh nghiệp xác định giá trị và thời hạn sử dụng của từng loại tài sản, từ đó lập kế hoạch sử dụng tài sản hiệu quả Quá trình này giúp doanh nghiệp tối ưu nguồn lực, đảm bảo hiệu suất tài sản và ngăn ngừa lãng phí.

1.1.3 Tính giá TSCĐHH tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình

Tài sản cố định hữu hình tăng được ghi nhận theo giá gốc, trong quá trình sử dụng TSCĐHH được ghi nhận theo nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại Đánh giá TSCĐ là điều kiện cần thiết để hạch toán TSCĐHH, trích khấu hao và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp Việc đánh giá TSCĐ cần chính xác, trung thực, tuân theo chuẩn mực kế toán TSCĐ.

 Xác định nguyên giá TSCĐHH

TSCĐHH trong Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình tăng chủ yếu là do mua sắm thanh toán ngay hoặc mua sắm trả góp.

Nguyên giá của TSCĐHH mua sắm thanh toán ngay:

= giá thanh toán theo hóa đơn

+ phí tổn mới trước khi sử dụng ( chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, hoa hồng…)

- các khoản thuế được hoàn lại

 Nguyên giá của TSCĐHH mua sắm trả góp:

= giá thanh toán theo hóa đơn(giá thu tiền 1 lần)

+ phí tổn mới trước khi sử dụng

- các khoản thuế được hoàn lại

 Xác định khấu hao TSCĐHH

Khấu hao TSCĐHH được trích lập theo phương pháp đường thẳng, số khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản Thời gian khấu hao được xác định phù hợp với quy định tại Thông tư số 203/2009/TT- BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009 của bộ tài chính, cụ thể như sau:

+ Phương tiện vận tải: 6-10 năm

+ Thiết bị văn phòng: 3.5 năm

 Xác định giá trị còn lại của TSCĐHH

Giá trị còn lại của TSCĐHH phản ánh tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định hữu hình, là số tiền cần thu hồi thông qua khấu hao Chỉ tiêu này đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch đầu tư, đổi mới, nâng cấp hoặc sửa chữa TSCĐ.

Giá trị còn lại TSCĐHH = Nguyên giá TSCĐHH - Giá trị hao mòn của TSCĐHH

Trong trường hợp nguyên giá của TSCĐHH được đánh giá lại thì giá trị còn lại của TSCĐHH cũng được xác định lại theo công thức sau:

Giá trị còn lại của TSCĐHH = Giá trị còn lại của TSCĐHH trước khi đánh giá lại x Đánh giá lại của TSCĐHH

Kế toán TSCĐ cần theo dõi cả 3 loại nguyên giá, giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại để quản lý chặt chẽ TSCĐHH trong doanh nghiệp.

1.1.4 Hiệu quả sử dụng TSCĐHH tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình

Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH) là công tác quan trọng trong mọi doanh nghiệp, nhằm tối ưu hóa lợi nhuận và bảo tồn vốn Việc sử dụng TSCĐ hiệu quả góp phần đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp thường xuyên tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ để đưa ra các quyết định tài chính hợp lý, bao gồm đầu tư mới hoặc hiện đại hóa TSCĐ, đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển trong tương lai.

Trong năm 2011, tổng TSCĐHH của công ty là 261.405.110.261 đồng trong khi đó giá trị của TSCĐHH năm 2012 là 318.754.513.470 đồng, như vậy so với năm 2011, giá trị của TSCĐHH đã tăng 57.349.403.200 đồng tương ứng với tốc độ tăng 21,9% Điều này chứng tỏ công ty đã đầu tư thêm vào TSCĐ, đổi mới máy móc trang thiết bị sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm Cụ thể, đi sâu vào sự phân tích biến động cơ cấu tài sản như sau:

Bảng 1.3: Bảng phân tích biến độngTSCĐHH năm 2011&2012 Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

Nhà cửa vật kiến trúc 28.484.341.304 29.835.377.264 1.351.035.960 4,74 Máy móc thiết bị 231.862.318.633 286.900.778.311 55.038.459.700 23,7 Phương tiện, vận tải truyền dẫn 827.831.115 789.072.306 (38.758.809) (4,68) Thiết bị dụng cụ quản lý 230.619.209 788.830.551 558.211.342 242

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011, 2012)

Nhìn vào bảng trên ta thấy, sang năm 2012 doanh nghiệp đã mở rộng đầu tư cho TSCĐHH đặc biệt là máy móc thiết bị có giá trị đầu tư tăng thêm cao nhất là55.058.459.700 đồng, chứng tỏ doanh nghiệp đã đầu tư mua sắm trang thiết bị cho sản xuất, làm mới hệ thống tài sản cố định cho lĩnh vực sản xuất – kinh doanh Việc đổi mới trang thiết bị sẽ giúp cho việc sản xuất tiến hành hiệu quả cao, giảm thiểu tình trạng máy móc hỏng hóc làm trì trệ việc sản xuất Cùng với việc tăng đầu tư mua sắm máy móc thiết bị doanh nghiệp cũng tiến hành mở rộng thêm quy mô nhà xưởng tương ứng Thiết bị dụng cụ quản lý có tốc độ tăng cao nhất lên tới 242%,doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư hơn cho thiết bị dụng cụ quản lý đồng thời giảm giá trị đầu tư cho phương tiện, vận tải truyền dẫn Cơ cấu tài sản cố định hữu hình của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình năm 2012 đã có những biến động tương đối hợp lý, phù hợp với chiến lược mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Để phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ trong mối quan hệ với kết quả kinh doanh, cần tiến hành lập bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐHH.

Bảng 1.4: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐHH năm 2011&2012

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

Tỷ suất sinh lời của

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011, 2012)

Tình hình tăng, giảm TSCĐHH tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình

Do nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình luôn đầu tư thêm TSCĐHH để phục vụ cho sản xuất TSCĐHH tăng dần qua các năm, tăng chủ yếu là do mua sắm từ bên ngoài.Trong năm,TSCĐ đã trích hết khấu hao công ty đều tiến hành thanh lý để thu hồi vốn đầu tư theo quy định Cụ thể, trong năm 2012 TSCĐHH của công ty đã có những biến đổi nhất định

Bảng 1.5: Tình hình tăng giảm TSCĐHH năm 2012

Khoản mục Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc, thiết bị Phương tiện vận tải, truyền dẫn Thiết bị, dụng cụ quản lý Tổng cộng I.Nguyên giá

-Đầu tư XDCB hoàn thành

II Giá trị hao mòn lũy kế

94.604.372.686 III Giá trị còn lại

Trong năm 2012, công ty đã mua sắm thêm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn và thiết bị quản lý, tăng giá trị TSCĐHH so với năm 2010 là 2.010.474.810 đồng Cụ thể, công ty đang đầu tư TSCĐHH nhằm mục đích nâng cấp DC1 và đầu tư DC2 Để nâng cấp DC1, công ty đã mua máy Cupper- Heilbroon, máy Light tester, máy Trimmer, máy phủ đáy lon, máy phủ trong lon còn để đầu tư cho DC2 công ty đã vay trung hạn để mua máy Canmaker, máy tở cuộn nhôm công suất 75kw, máy nạp cuộn nhôm, máy bơm thủy lực, hệ thống điều khiển điện, máy lật cuộn nhôm, máy đóng kiện tự động…Những TSCĐHH khấu hao hết cũng được tiến hành thanh lý theo quy định trong kì.Hàng ngày, kế toán TSCĐ luôn phải theo theo kịp thời những thay đổi của TSCĐ để phản ánh kịp thời vào sổ sách kế toán, thẻ TSCĐ, và báo cáo kế toán trưởng tình hình cụ thể.

Tổ chức quản lý TSCĐHH tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình

Tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH) có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất Các hoạt động kế toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình tập trung ghi chép đầy đủ, chính xác, kịp thời số hiện có cũng như biến động về số lượng, chất lượng và giá trị của TSCĐ Song song đó, công ty cũng kiểm soát chặt việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng tài sản nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng Quản lý TSCĐ được theo dõi thường xuyên để bảo vệ tài sản, sử dụng tài sản hiệu quả, đảm bảo tái sản xuất và lập kế hoạch đầu tư mới Việc sử dụng và nâng cấp chất lượng TSCĐ, đầu tư thiết bị sản xuất hiện đại sẽ giúp hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư Công ty cũng xây dựng các quy định chung về quản lý TSCĐ để đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả.

- Mỗi TSCĐHH được mã hóa bởi kí tự riêng, tránh sự trùng lặp, thuận tiện trong việc quản lý và hạch toán.Thông tin về mỗi loại TSCĐ đều được lưu trữ trong một bộ hồ sơ gốc Hồ sơ gốc TSCĐ bao gồm hồ sơ kĩ thuật và hồ sơ kế toán , lưu trữ tất cả chứng từ liên quan đến TSCĐ, là căn cứ để ghi sổ TSCĐ.

Công tác kiểm kê tài sản cố định được thực hiện theo định kỳ hoặc đột xuất Bộ phận nào sử dụng tài sản cố định đó thì bộ phận đó có trách nhiệm kiểm kê, đối chiếu sổ sách với số lượng thực tế, xác định nguyên nhân chênh lệch nếu có.

- Cuối kì TSCĐ đều được đánh giá lại theo giá thị trường do bộ phận quản trị sản xuất và chất lượng thực hiện.

- Còn đối với từng nghiệp vụ liên quan đển TSCĐ công ty có các quy định cụ thể, chi tiết cho từng phòng ban, từng cá nhân như sau:

- Đối với hoạt động mua sắm TSCĐHH: Bộ phận có nhu cầu mua sắm TSCĐ sẽ viết tờ trình lên Hội đồng quản trị xin được phép đầu tư TSCĐ Khi chủ tịch HĐQT phê duyệt, bộ phận sẽ gửi thư mời đến các nhà cung cấp đủ khả năng cung cấp TSCĐ phù hợp Khi tìm được nhà cung cấp thỏa mãn, bộ phận sẽ gửi tờ trình lên chủ tịch HĐQT để ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp phù hợp Sau đó, bộ phận có nhu cầu sẽ chịu trách nhiệm kí kết hợp đồng kinh tế với nhà cung cấp. Khi người bán giao hàng, trên cơ sở hóa đơn, doanh nghiệp lập hội đồng giao nhận, ban giao nhận thực hiện việc giao nhận tài sản và lập biên bản giao nhận TSCĐ theo mẫu Việc mua sắm TSCĐ phải được diễn ra công khai, đúng nguyên tắc, tuân thủ đúng theo kế hoạch mua sắm đề ra TSCĐHH sau khi được mua về sẽ được phân loại và giao ngay cho từng bộ phận quản lý nhằm nâng cao trách nhiệm của người lao động trong việc sử dụng và bảo quản TSCĐ Tùy theo từng đặc điểm của mỗi loại TSCĐ, mỗi bộ phận phải tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng quy trình công nghệ và tuân thủ đúng yêu cầu kĩ thuật của từng loại TSCĐ

- Đối với hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐHH: Mỗi bộ phận sẽ chủ động tiến hành việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ không cần dùng nhằm giải phóng vốn ứ đọng Quá trình thanh lý, nhượng bán cần có sự tham gia của kế toán trưởng, kế toán TSCĐ và trưởng phòng bộ phận có nhu cầu thanh lý, nhượng bán Quá trình thanh lý, nhượng bán sau đó sẽ được kế toán trưởng báo cáo lên chủ tịch HĐQT để kí duyệt

- Đối với việc bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị: Để chống lại hao mòn, nâng cao năng lực của TSCĐHH công ty tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị định kì đề phòng khi có trục trặc kĩ thuật xảy ra đối với TSCĐ có biện pháp xử lý, giảm chi phí và thời gian sửa chữa

+ Đối với hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên: máy móc thuộc phạm vi sử dụng của bộ phận nào sẽ do bộ phận đó chịu trách nhiệm bảo dưỡng, các chi phí liên quan đến hoạt đông bảo dưỡng sẽ được gửi đến phòng vật tư để xác nhận sau đó được gửi lên phòng kế toán để hạch toán.

Để sửa chữa và nâng cấp, phòng kỹ thuật lập kế hoạch nội dung gồm danh mục thiết bị cần sửa, lý do, phương pháp, kinh phí, thời gian và người chịu trách nhiệm trình phó tổng giám đốc phê duyệt Sau khi được chấp thuận, kế hoạch sẽ được triển khai theo đúng quy trình đã đề ra.

+ Trong quá trình sử dụng TSCĐ nếu có hỏng hóc cần báo ngay cho phòng kĩ thuật để được sửa chữa kịp thời.

- TSCĐHH trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu nhưng giá trị của nó giảm dần sau mỗi chu kì kinh doanh nên trong công tác quản lý TSCĐ chung, cần theo dõi TSCĐ cả mặt hiện vật và mặt giá trị.

+ Về mặt hiện vật: quản lý TSCĐ suốt thời gian sử dụng cả về số lượng và chất lượng:

Về số lượng: bộ phẩn quản lý TSCĐ phải đảm bảo đầy đủ về công suất để phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

Về chất lượng: TSCĐ phải được bảo quản để tránh hỏng hóc, mất mát.

+ Về mặt giá trị: TSCĐ phải được quản lý chặt chẽ về mặt hao mòn, tình hình phân bổ khấu hao khoa học, quản lý để thu hồi vốn đầu tư phục vụ cho tái đầu tư TSCĐ và xác định chính xác giá trị còn lại giúp cho công tác đánh giá hiện trạng TSCĐ từ đó lên kế hoạch đầu tư, đổi mới TSCĐ hợp lý.

Kế toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý tài sản cố định của công ty Họ theo dõi biến động của TSCĐ, cập nhật vào sổ sách kế toán, thẻ TSCĐ và báo cáo tình hình cho kế toán trưởng Định kỳ kiểm kê TSCĐ cùng các phòng ban liên quan Cuối tháng, cuối năm, họ lập báo cáo về tăng giảm và thanh lý TSCĐ, tính toán khấu hao để góp phần củng cố công tác quản lý TSCĐ Để tăng cường quản lý, kế toán TSCĐ cần hạch toán TSCĐ hợp lý.

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐHH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ HƯNG BÌNH

Kế toán chi tiết tài sản cố định hữu hình tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình

2.1.1.1 Thủ tục, chứng từ tăng tài sản cố định hữu hình

Là một doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn nên Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình thường xuyên mua sắm trang thiết bị dây chuyền, máy móc phục vụ cho sản xuất và quản lý Khi có nhu cầu mua sắm TSCĐHH, từng bộ phận sẽ lập giấy đề nghị chuyển cho phòng vật tư Phòng vật tư kiểm tra TSCĐ trong kho, nếu không còn thiết bị thay thế sẽ cho phép bộ phận có nhu cầu lập tờ trình gửi lên chủ tịch HĐQT phê duyệt Sau khi chủ tịch HĐQT phê duyệt,Tổ khảo giá sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp, lập ra biên bảo khảo giá gửi lên trình chủ tịch HĐQT phê duyệt, lựa chọn nhà cung cấp với giá cả và chất lượng sản phẩm thích hợp Sau đó, phòng cung ứng sẽ tiến hành kí hợp đồng kinh tế với nhà cung cấp Nhà cung cấp sẽ giao TSCĐ cần mua trong khoảng thời gian nhất định, chuyển giao công nghệ, lắp đặt chạy thử Sau khi đã kiểm tra, hai bên tiến hành nghiệm thu lập các chứng từ và viết các hóa đơn Phòng vật tư thực hiện việc giao nhận tài sản và lập biên bản giao nhận TSCĐ Với những TSCĐ cùng loại do cùng một nhà cung cấp chuyển giao, tiếp nhận cùng lúc sẽ được lập chung một biên bản. Hóa đơn, hợp đồng kinh tế, biên bản giao nhận được chuyển về phòng kế toán để làm thủ tục thanh toán và lập hồ sơ TSCĐ đồng thời làm thủ tục theo dõi TSCĐ trước khi đưa vào sử dụng Phòng kế toán thanh toán bằng tiền trên cơ sở lập ủy nhiệm chi. Phòng kế toán cũng lập hồ sơ về TSCĐ để làm căn cứ ghi sổ Hồ sơ bao gồm:

- Tờ trình về việc ghi tăng TSCĐHH

- Biên bản giao nhận TSCĐ

Sơ đồ 2.1: Trình tự lập và luân chuyển chứng từ nghiệp vụ mua sắm TSCĐHH

TGĐ lựa chọn nhà cung cấp

BP có nhu cầu trình lên TGĐ

Bảng báo giá, biên bản khảo giá

Giao nhận TS, lập biên bản giao nhận TS

Lập thẻ TSCĐ, bảng tính khấu hao TSCĐ, ghi sổ kế toán

Phiếu chi, giấy báo Nợ

Trên đây là trình tự lập và luân chuyển chứng từ nghiệp vụ mua sắm TSCĐHH tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình Trong thực tế, khi giá trị của TSCĐ nhỏ hơn 50 triệu, nếu chủ tịch HĐQT vắng mặt, phó TGĐ có thể ra quyết định mua sắm TSCĐ.Còn với những TSCĐ có giá trị lớn hơn 300 triêụ, TGĐ sẽ thành lập ban mua sắm riêng để nắm rõ hơn về tình hình mua sắm. Với những TSCĐ mua với số lượng “ Chứng từ tăng TSCĐ” Từ chứng từ tăng TSCĐ, kế toán nhấn F4 làm mới tài sản để ghi thẻ TSCĐ Theo như quy trình của phần mềm kế toán Lemontree, các thông tin sẽ được tự động nhập vào sổ nhật kí chung, sổ cái liên quan.

Biểu số 2.22: Sổ nhật kí chung Đơn vị: Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình Địa chỉ: 126-phố Chùa Láng-Đống Đa-HN

Mẫu số S03a-DN (Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

Diễn giải Đã ghi SC

Kế toán trưởng (kí, họ tên)

Chủ tịch HĐQT(kí tên,đóng dấu)

Biểu số 2.23: Sổ cái Đơn vị: Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình Địa chỉ: 126-phố Chùa Láng-Đống Đa-HN Mẫu số S03b-DN

(Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

Năm 2012 Tên tài khoản : 211300 (Phương tiện vận tải) Đơn vị tính: 1000Đ

NKC Tài khoản Số tiền nguyên tệ

SH NT Nợ Có Nợ Có

Phải trả tiền mua xe nâng dầu 2,5 tấn nâng cao 4m hiệu Toyota theo hợp đồng 028VN-2012- HBSC.JSC

Số phát sinh trong kỳ 340.000 340.000

Cộng số PS cuối kỳ 1.789.581

(kí, họ tên) Kế toán trưởng

(kí, họ tên) Chủ tịch HĐQT

2.2.2.2 Kế toán tổng hợp giảm TSCĐHH tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và

Phát triển Đầu tư Hưng Bình

TSCĐHH tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình giảm chủ yếu do thanh lý, nhượng bán Dựa trên các chứng từ gốc về quá trình thanh lý, nhượng bán TSCĐ kế toán sẽ hủy thẻ TSCĐ Từ màn hình phân hệ kế toán TSCĐ, kế toán chọn “Chứng từ tăng, giảm, đánh giá lại TSCĐ”=> “Chứng từ giảm TSCĐ”. Nhấn tổ hợp phím Ctrl+Alt tìm “xe Toyota Vios 99K-5024” Sau khi tìm ra tài sản cần ghi giảm, kế toán nhấn Enter rồi ghi :

Lý do giảm: giảm do thanh lý

Sau đó nhấn Enter kết thúc chương trình Phần mềm tự động cập nhật vào sổ nhật kí chung, sổ chi tiết ghi giảm TSCĐ Cuối tháng phần mềm máy tính sẽ tự động cập nhật lên sổ cái tài khoản 211.

Biểu số 2.24: Sổ nhật kí chung Đơn vị: Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình Địa chỉ: 126-phố Chùa Láng-Đống Đa-HN

Mẫu số S03a-DN (Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

Diễn giải Đã ghi SC

Thu nhập từ thanh lý 112120 165.000

Kế toán trưởng (kí, họ tên)

Chủ tịch HĐQT(kí tên,đóng dấu)

Biểu số 2.25: Sổ cái Đơn vị: Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình Địa chỉ: 126-phố Chùa Láng-Đống Đa-HN

Mẫu số S03b-DN (Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

Tên tài khoản : 211200 (Máy móc thiết bị) Đơn vị tính: 1000Đ

Tài khoản Số tiền nguyên tệ

Số dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ

4/2/2012 30/8 Thanh lý xe ô tô Toyota

Cộng số phát sinh cuối kỳ

(kí, họ tên) Kế toán trưởng

(kí, họ tên) Chủ tịch HĐQT

Cuối tháng, cuối năm kế toán TSCĐ sẽ lập báo cáo về tình hình tăng giảm thanh lý TSCĐ và chi phí đầu tư, tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.

2.2.3 Kế toán khấu hao TSCĐHH tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình

Xác định đúng đắn khấu hao TSCĐ là một nội dung kế toán TSCĐ rất quan trọng trong doanh nghiệp Việc tính chính xác số khấu hao phải trích và phân bổ phù hợp với đối tượng sử dụng TSCĐHH góp phần vào việc đảm bảo đủ nguồn vốn để tái đầu tư TSCĐHH, đảm bảo đúng đắn chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm

Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao, kế toán sẽ định khoản nghiệp vụ phân bổ chi phí trên sổ nhật kí chung vào cuối kì Phần mềm sẽ tự động kết chuyển số liệu sang sổ cái TK 214

Biểu số 2.28: Sổ cái TK 214 Đơn vị: Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình Địa chỉ: 126-phố Chùa Láng-Đống Đa-HN Mẫu số S03b - DN

( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ– BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trư ởng BT C)

SỔ CÁI CHI TIẾT Năm 2013 Tên tài khoản : 214130 (Khấu hao phương tiện vận tải)

Diễn giải Tài khoản Số tiền nguyên tệ

SH NT Nợ Có Nợ Có

15/02 Trích khấu hao cho máy cắt giấy

Cộng số PS cuối kỳ 19.198.142.813

Người ghi sổ (kí, họ tên)

Kế toán trưởng (kí, họ tên)

Chủ tịch HĐQT(kí tên,đóng dấu)

2.2.4 Kế toán sửa chữa TSCĐHH tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình

Trong quá trình sử dụng, TSCĐHH ở từng bộ phận sẽ bị hao mòn và hư hỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau Để nâng cao năng lực hoạt động và hiệu quả sử dụng TSCĐHH, công ty sẽ tiến hành sữa chữa TSCĐ khi cần thiết Căn cứ vào tình trạng kĩ thuật, mức độ hư hỏng của TSCĐHH và mục đích sửa chữa để xác định đó là sửa chữa nhỏ hay sửa chữa lớn

2.2.4.1 Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐHH

Việc sửa chữa thường xuyên được tiến hành đối với những TSCĐHH hỏng hóc không nhiều, mang tính bảo dưỡng nhằm duy trì hoạt động bình thường của TSCĐ Chi phí sửa chữa thường xuyên được hạch toán vào chi phí kinh doanh của bộ phận được sửa chữa TSCĐ

Nợ TK 627: Chi phí sửa chữa TSCĐ ở bộ phận sản xuất

Nợ TK 641: Chi phí sửa chữa TSCĐ ở bộ phận bán hàng

Nợ TK 642: Chi phí sửa chữa TSCĐ ở bộ phận quản lý

Có TK 111,112,331,152,334 :tổng chi phí sửa chữa phát sinh trong kì

2.2.4.2 Kế toán sửa chữa lớn TSCĐHH

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình đang trong quá trình thực hiện dự án Nâng cấp Dây chuyền 1 nhằm tăng thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ, tăng công suất sử dụng của TSCĐ, tăng chất lượng sản phẩm sản xuất ra, giảm chi phí hoạt động của TSCĐ so với hiện tại Chi phí cho dự án này được tập hợp vào TK 241300 : “Sửa chữa lớn TSCĐ” Quy trình luân chuyển chứng từ cũng giống như sửa chữa thường xuyên

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIÊN KẾ TOÁN TÀI SẢN

CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ PHÁT

TRIỂN ĐẦU TƯ HƯNG BÌNH

Đánh giá chung về thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình

Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của thị trường, các doanh nghiệp cần áp dụng các chiến lược kinh doanh hiệu quả và quản lý hiệu suất cao Trong đó, hệ thống hạch toán kế toán đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo tính minh bạch, cung cấp thông tin đáng tin cậy cho các bên liên quan, hỗ trợ quá trình ra quyết định và nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Hoàn thiện công tác kế toán là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng trưởng bền vững Đặc biệt đối với doanh nghiệp sản xuất, quản lý tài sản cố định hữu hình hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận.

Trải qua thời gian thực tập và tìm hiểu tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình, em đã có thêm nhiều hiểu biết về việc quản lý và hạch toàn TSCĐHH tại công ty, em xin trình bày những đánh giá sơ bộ về công tác hạch toán kế toán TSCĐHH tại công ty như sau :

Công tác quản lý TSCĐ tại công Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình

Bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình được xây dựng chi tiết, phân chia trách nhiệm cụ thể cho từng người phụ trách từng phần hành trong công ty để từ đó việc quản lý thông tin được chính xác, tránh nhầm lẫn trách nhiệm giữa từng người., hạn chế sự ghi chép trùng lặp Kế toán TSCĐ là người :

Ghi chép đầy đủ, kịp thời số lượng, tình hình TSCĐ-CCDC của trường Kiểm soát bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng TSCĐ-CCDC, tránh lãng phí, hư hỏng Theo dõi biến động số lượng, chất lượng, giá trị TSCĐ-CCDC; theo dõi bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng TSCĐ-CCDC hiệu quả.

 Tính toán chính xác, kịp thời số khấu hao TSCĐ đồng thời phân bổ đúng đắn chi phí khấu hao vào chi phí hoạt động

 Phản ánh và kiểm tra chặt chẽ các khoản chi phí sửa chữa TSCĐ-CCDC. Tham gia lập dự toán về chi phí sửa chữa và đôn đốc đưa TSCĐ-CCDC vào sử dụng một cách nhanh chóng

 Theo dõi, ghi chép, kiểm tra chặt chẽ quá trình thanh lí TSCĐ-CCDC nhắm bảo đảm việc quản lý, sử dụng vốn có mục đích hiệu quả

 Lập các báo cáo về TSCĐ, CCDC, tham gia phân tích tình hình trang bị, sử dụng và bảo quản các loại TSCĐ, CCDC

 Đối chiếu số liệu cấp phát xăng dầu giữa đơn vị sử dụng với đơn vị cung cấp

 Phân tích tình hình chi phí sử dụng xăng dầu hàng thàng của các đơn vị cá nhân sử dụng xe

 Kiểm tra việc tính toán công tác phí cho lái xe

Sử dụng phần mềm kế toán giúp đơn giản hóa và nâng cao hiệu quả các nghiệp vụ kế toán Toàn bộ công việc kế toán, bao gồm cả việc cập nhật thông tin liên quan, đều được thực hiện thông qua phần mềm này, giúp giảm đáng kể khối lượng công việc.

Kế toán TSCĐ luôn chịu sự phụ trách trực tiếp của kế toán trưởng Kế toán trưởng thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ đảm bảo tính thống nhất ,sự chỉ đạo của tổng giám đốc đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán được đảm bào tính thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán và các chỉ tiêu kinh tế giữa kế toán và các bộ phận mang tính trung thực, hợp lý, chính xác, dễ hiểu về các số liệu kế toán

- Công tác hạch toán kế toán TSCĐHH tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình

Nhận thức được mức độ trọng yếu của việc hạch toán TSCĐHH trong toàn bộ các phần hành của công ty nên ban lãnh đạo công ty và phòng kế toán tập trung chỉ đạo, theo dõi sát sao, bố trí nhân viên phòng kế toán có kinh nghiệm quan tâm và phụ trách phần hành quan trọng này Vì thế công tác hạch toán kế toán TSCĐHH tại công ty luôn chấp hành theo đúng quy định của chế độ kế toán nhà nước ban hành.

 Kế toán TSCĐ đã phân loại TSCĐ phù hợp với mục đích và yêu cầu sử dụngTSCĐHH Cách phân loại theo nguồn hình thành cụ thể, rõ ràng giúp cho người xem báo cáo tài chính nhận biết được điểm mạnh của công ty và công tác quản lý,hạch toán TSCĐ trở nên dễ dàng, thuận tiện đơn giản hơn Mặt khác, cách phân loại theo nguồn hình thành giúp cho người quản lý có biện pháp mở rộng và khai thác nguồn vốn, kiểm tra theo dõi tình hình chi trả các khoản đúng hạn Cách phân loại này có thể đánh giá doanh nghiệp có chủ động trong sản xuất kinh doanh hay không từ đó xây dựng phương pháp khấu hao phù hợp.

 TSCĐHH được phản ánh, theo dõi tình hình biến động một cách chặt chẽ, sát sao Kế toán tăng, giảm trích khấu hao TSCĐ trên hệ thống các sổ sách như số nhật kí chung, sổ chi tiết, sổ cái, báo cáo tăng và giảm TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao…tương đối đầy đủ, chính xác

 Kế toán chi tiết TSCĐ được thực hiện trên máy, các chỉ tiêu cơ bản về TSCĐ như nguyên giá, hao mòn, giá trị còn lại đều được nhập và lưu giữ vào phần mềm kế toán thông qua máy tính Mỗi TSCĐ được mở một thẻ để theo dõi để theo dõi tình hình biến động của TSCĐ, đảm bảo quản lý chặt chẽ tài sản cố định ở đơn vị giúp cho công việc hạch toán it sai sót, dễ kiểm tra, thuận lợi cho việc phân công chuyên môn hóa cán bộ kế toán

 Kế toán tổng hợp TSCĐ : Việc ghi sổ tăng, giảm TSCĐ đều được tiến hành tuân theo đúng quy định của công ty và chế độ kế toán quy định Mỗi nghiệp vụ liên quan tới sự biến động của TSCĐ đều được ghi sổ kịp thời, trên cơ sở đầy đủ của bộ chứng từ hợp pháp như hóa đơn GTGT, tờ trình…

 Việc mở ghi và khóa sổ đầy đủ số liệu về TSCĐHH trên thẻ TSCĐHH và sổ TSCĐHH đã góp phần cung cấp đầy đủ thông tin chính xác về từng TSCĐHH, từng loại TSCĐHH gồm nguyên giá, tình hình trích khấu hao ,khấu hao lũy kế tính đến ngày giảm TSCĐHH, lí do giảm TSCĐHH, đồng thời tăng cường trách nhiệm vật chất đối với các cá nhân, bộ phận liên quan trong việc quản lý và sử dụng TSCĐHH của doanh nghiệp Để giảm thiểu số lượng sổ, tạo điều kiện cho quá trình quản lý dễ dàng, nhưng không làm thiếu mất thông tin về TSCĐ kế toán tổng hợp tài sản cố đinh ở công ty Công ty Hưng Bình chỉ sử dụng sổ nhật kí chung và sổ cái chi tiết tài khoản Sổ chi tiết tài khoản không xuất hiện trong hệ thống sổ của kế toán TSCĐ. Xét thấy đó là điều hoàn toàn hợp lý, sổ TSCĐ của công ty quản lý TSCĐ theo mã còn sổ cái chi tiết thì quản lý TSCĐ theo tài khoản Vì thế mà thông tin về TSCĐ trên sổ TSCĐ và sổ cái chi tiết đã cung cấp đầy đủ số liệu liên quan về TSCĐ của công ty.

 Hình thức kế toán Nhật kí chung đã tạo điều kiện cho việc ứng dụng công nghê thông tin vào công tác kế toán và vận dụng linh hoạt các mẫu sổ kế toán.

Các giải pháp hoàn thiện kế toán TSCĐHH tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình

và Phát triển Đầu tư Hưng Bình

3.2.1 Về công tác quản lý TSCĐHH tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình

Để tăng hiệu quả bộ máy kế toán quản lý TSCĐ nói riêng và bộ máy kế toán nói chung, Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình cần tuyển thêm nhân sự đủ trình độ đảm nhiệm các công việc tại phòng kế toán Cụ thể, nên bổ sung 2 kế toán viên để tách phần hạch toán TSCĐ thành 2 mảng chính giao cho 2 người phụ trách Một người chuyên cung cấp các thông tin liên quan trực tiếp đến TSCĐ hữu hình, người còn lại tập hợp chi phí để kết chuyển tính giá thành sản phẩm Trước khi tuyển dụng, cần điều chỉnh năng lực của từng kế toán viên để phân công phân nhiệm phù hợp, giúp đạt hiệu quả tối ưu nhất.

 Công ty nên đổi mới hệ thống máy móc thiết bị, đầu tư thêm trang thiết bị cần thiết hiện đại cho phòng kế toán vì công ty sử dụng phần mềm kế toán máy vì thế máy tính là công cụ vô cùng quan trọng trong việc nhập và bảo quản thông tin.

3.2.2 Về chứng từ và quá trình luân chuyển chứng từ TSCĐHH

 Công ty nên ban hành một quy chế về giao nộp chứng từ theo từng đối tượng cụ thể Đối với các hóa đơn chứng từ ở xa chưa kịp về để hạch toán kịp thời thì cho phép gửi chứng từ bằng máy Fax để kế toán có cơ sở cho việc hạch toán Khi chừng từ gốc về, kế toán viên cần tiến hành so sánh kiểm tra về nội dung thông tin trên chứng từ sau đó sẽ tiến hành bảo quản, lưu trữ Công ty cần đổi mới xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ một cách khoa học và trang bị phương tiện kĩ thuật hiện đại hơn cho việc lập chứng từ

 Trong thời gian tới công ty nên đơn giản hóa nội dung chứng từ, giảm bớt số lượng chứng từ theo hướng sử dụng chứng từ liên hợp,chứng từ nhiều lần, tăng cường kiểm tra việc tuân thủ chế độ ghi chép ban đầu, làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong từng khâu luân chuyển.

3.2.3 Về hệ thống báo cáo kế toán Để hệ thống báo cáo kế toán có hiệu quả hơn, công ty cần tăng cường sự kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị Công ty nên chú ý xem trọng công tác kế toán quản trị đúng mức, nên phân công một nhóm người có năng lực chuyên môn để lập báo cáo quản trị hàng tháng, từ đó ra quyết định cần thiết và đúng lúc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ Theo quan điểm này, để thu thập cung cấp thông tin cho kế toán quản trị, kế toán cần tiến hành lập các báo cáo phân tích trên cơ sở các báo cáo kế toán

Ngoài ra, định kì công ty cần tiến hành lập bảng phân tích tình hình sử dụng TSCĐ trong năm từ đó làm cơ sở lên báo cáo phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ giúp người quản lý nắm được tình hình hoạt động của TSCĐ trong doanh nghiệp. Biểu 3.1 : Bảng phân tích tình hình sử dụng TSCĐHH trong năm X

STT Chỉ tiêu Năm N Năm N-1 Chênh lệch

1 Mức trang bị TSCĐHH cho 1 công nhân

2 Hệ số hao mòn của TSCĐHH

3 Sức sản xuất của TSCĐHH

4 Sức sinh lời của TSCĐHH

5 Suất hao phí của TSCĐHH

Kế toán cần thường xuyên đối chiếu giữa số chi tiết và sổ tổng hợp, tránh việc ghi chép trùng lặp Các trang sổ dài cần được chia ngắn thuận tiện cho lưu trữ tránh mất mát.

3.2.5 Về công tác đánh giá lại TSCĐ

Để xác định chính xác giá trị tài sản cố định thực tế vào cuối kỳ, các doanh nghiệp cần đánh giá lại giá trị TSCĐ dựa trên các yếu tố về biến động giá thị trường Trong quá trình kiểm kê, nhóm kiểm kê sẽ tập trung không chỉ vào việc kiểm tra số lượng mà còn chú ý đến giá trị của các TSCĐ cụ thể.

3.2.6 Về công tác phân loại TSCĐHH

Công ty nên tiến hành phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế và tình hình sử dụng ,phân loại TSCĐ theo cách này giúp người quản lý thấy dược kết cầu TSCĐ theo công dụng kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý TSCĐ và tính khấu hao TSCĐ chính xác Hơn nữa theo cách phân loại này, người quản lý có thể thấy rõ TSCĐHH đang hoạt động trong và ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh cơ bản để đưa ra các phương hướng đầu tư, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi trong hoạt động sản xuất kinh doanh Trong thực tế việc mua sắm TSCĐHH đều phải chi ra bằng tiền tức việc mua sắm trước hết phải có một số vốn ứng trước Thực tế nguồn vốn đầu tư của công ty là đi vay nếu công ty không đáp ứng được kịp thời nhu cầu vốn Và việc đầu tư không đúng chỗ, sai công dụng kinh tế sẽ bị lãng phí rất nhiều thậm chí mất cơ hội kinh doanh do đầu tư sai lệch Việc phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng giúp cho nhà quản lý phân tích, điều tra đánh giá tiềm lực cần khai thác thấy được tỷ lệ TSCĐHH hỏng do không dùng hoặc đang chờ thanh lý Mặt khác chúng ta có thể thấy được số lượng TSCĐ đang dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh là bao nhiêu, đã đủ chưa, năng lực hoạt động là nhiều hay ít để từ đó có phương hướng điều chỉnh và đầu tư mới

Biểu 3.2 : Bảng phân loại TSCĐHH theo công dụng và tình hình sử dụng

Loại TSCĐHH Nguyên giá Giá trị hao mòn Giá trị còn lại

Ngoài ra, để giúp ban quản lý nắm rõ được tình hình sử dụng TSCĐHH của các bộ phận, kế toán có thể tiến hành phân loại TSCĐ theo bộ phận sử dụng

Biểu 3.3 : Bảng phân loại TSCĐ theo bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng Nguyên giá Giá trị hao mòn Giá trị còn lại

3.2.7 Về kế toán khấu hao TSCĐ Để phản ánh đúng chi phí khấu hao bỏ ra trong quá trình sử dụng, có nghĩa là phản ánh đúng tỷ lệ giữa chi phí khấu hao với lợi ích kinh tế thu được, và do đặc thù của từng nhóm loại TSCĐ là khác nhau kế toán TSCĐ nên lựa chọn phương pháp tính khấu hao phù hợp với từng nhóm TSCĐ Đối với nhà cửa, vật kiến trúc, văn phòng công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng vì với loại TSCĐ này, hao mòn hữu hình cũng như hao mòn vô hình chậm có thể coi như nó hao mòn dần theo thời gian Đối với máy móc, thiết bị, phương tiện văn phòng công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh để có thể sớm thu hồi vốn đầu tư.

Công ty cần tiến hành trích lập khấu hao theo quy định của chế độ kế toán hiện hành: Việc trích và thôi trích khấu hao cần được tiến hành bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm, ngừng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.2.8 Về kế toán thanh lý TSCĐ

Thủ tục quy trình thanh lý TSCĐ còn rườm rà, công ty nên thay đổi chu trình, rút ngắn các bước không cần thiết để cho quá trình thanh lý được diễn ra nhanh hơn.

3.2.9 Về kế toán chi tiết TSCĐHH

Kế toán cần đánh số thẻ TSCĐ một cách khoa học để việc quản lý và hạch toán TSCĐHH được dễ dàng, ngoài ra trên thẻ TSCĐ nên bổ sung thêm một số thông tin về TSCĐ như phương pháp khấu hao áp dụng đối với TSCĐ, thời gian sử dụng dự kiến, phòng ban trực tiếp chịu trách nhiệm đối với TSCĐ.

Kế toán TSCĐ nên lập thêm bảng chi tiết TSCĐHH nhằm kiểm tra số liệu đối với sổ cái và dễ dàng sửa chữa sai sót theo quy định hiện hành

Biểu 3.4: Bảng chi tiết TSCĐHH

STT LOẠI TSCĐHH DƯ ĐẦU KÌ PS TRONG KÌ DƯ CUỐI KÌ

Nợ Có Nợ Có Nợ Có

1 Nhà cửa vật kiến trúc

4 Dụng cụ quản lý VP

3.2.10 Về kế toán tổng hợp TSCĐHH Định kì, kế toán TSCĐ nên lập thêm bảng kê TS MMTB đã thanh lý

Biểu 3.5: Bảng kê tài sản máy móc thiết bị đã được thanh lý trong kì

BẢNG KÊ TÀI SẢN MÁY MÓC THIẾT BỊ ĐƯỢC THANH LÝ TRONG KÌ

(Theo quyết định số 462 ngày 30 tháng 02 năm 2006)

TT Tên máy thiết bị

Nguyên giá Đã khấu hao

Ngày đăng: 26/11/2023, 20:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Danh mục TSCĐ tính đến 02/2013 tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình - Hoan thien ke toan tai san co dinh huu hinh tscdhh 610211
Bảng 1.1 Danh mục TSCĐ tính đến 02/2013 tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Phát triển Đầu tư Hưng Bình (Trang 11)
Bảng 1.2: Bảng phân loại TSCĐ theo tiêu thức đặc trưng kĩ thuật tính đến hết ngày 31/12/2012 - Hoan thien ke toan tai san co dinh huu hinh tscdhh 610211
Bảng 1.2 Bảng phân loại TSCĐ theo tiêu thức đặc trưng kĩ thuật tính đến hết ngày 31/12/2012 (Trang 14)
Bảng 1.5: Tình hình tăng giảm TSCĐHH năm 2012 Khoản mục Nhà cửa, vật - Hoan thien ke toan tai san co dinh huu hinh tscdhh 610211
Bảng 1.5 Tình hình tăng giảm TSCĐHH năm 2012 Khoản mục Nhà cửa, vật (Trang 18)
Sơ đồ 2.1: Trình tự lập và luân chuyển chứng từ nghiệp vụ mua sắm TSCĐHH - Hoan thien ke toan tai san co dinh huu hinh tscdhh 610211
Sơ đồ 2.1 Trình tự lập và luân chuyển chứng từ nghiệp vụ mua sắm TSCĐHH (Trang 23)
Hình thức thanh toán: tiền mặt  séc  C/K - Hoan thien ke toan tai san co dinh huu hinh tscdhh 610211
Hình th ức thanh toán: tiền mặt séc C/K (Trang 32)
Sơ đồ 2.2: Trình tự lập và luân chuyển chứng từ nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán TSCĐHH - Hoan thien ke toan tai san co dinh huu hinh tscdhh 610211
Sơ đồ 2.2 Trình tự lập và luân chuyển chứng từ nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán TSCĐHH (Trang 35)
Biểu số 2.27: Bảng tính và phân bổ khấu hao - Hoan thien ke toan tai san co dinh huu hinh tscdhh 610211
i ểu số 2.27: Bảng tính và phân bổ khấu hao (Trang 52)
BẢNG Kấ TÀI SẢN MÁY MểC THIẾT BỊ ĐƯỢC THANH Lí TRONG  Kè - Hoan thien ke toan tai san co dinh huu hinh tscdhh 610211
BẢNG Kấ TÀI SẢN MÁY MểC THIẾT BỊ ĐƯỢC THANH Lí TRONG Kè (Trang 74)
BẢNG CHI TIẾT TSCĐHH TK 211 - Hoan thien ke toan tai san co dinh huu hinh tscdhh 610211
211 (Trang 74)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w