Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Thăng Long
Công ty Cổ phần Thăng Long, tiền thân là Xí nghiệp Rượu - nước giải khát Hà Nội đã được thành lập từ năm 1989 theo Quyết định của UBND thành phố Hà Nội Từ đó cho đến nay, Công ty đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển Quá trình đó có thể tạm chia thành ba giai đoạn phát triển chính như sau:
Giai đoạn 1989 - 1993 Đây là giai đoạn bắt đầu thành lập, Công ty có tên là Xí nghiệp rượu - nước giải khát Thăng Long Xí nghiệp được thành lập theo quyết định số 6415/QĐUB ngày 24/3/1989 của UBND thành phố Hà Nội.
Từ những ngày đầu thành lập với quy mô nhỏ và khó khăn, Xí nghiệp Vang Thăng Long đã vượt qua thử thách để phát triển không ngừng Sản lượng tăng mạnh, kho bãi mở rộng, đời sống người lao động được cải thiện Thành quả rõ nét là mức nộp ngân sách tăng đáng kể từ 337 triệu đồng (1991) lên 1.976 triệu đồng (1993) Đáng chú ý, sản phẩm vang Thăng Long dần chiếm được vị thế trên thị trường, khẳng định thương hiệu riêng.
Giai đoạn 1994 - 2001 Đây là giai đoạn phát triển vượt bậc về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ của công ty Lúc này, Xí nghiệp rượu - nước giải khát Thăng long được đổi tên thành Công ty rượu - nước giải khát ThăngLong theo quyết định số 3021 - QĐUB ngày 16/8/1993 của TP Hà Nội.Trong giai đoạn này, công ty đã tích cực đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ; triển khai thành công mã số, mã vạch cùng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 và hệ thống phân tích xác định và kiểm soát các điểm nguy hại trọng yếu trong quá trình sản xuất Cùng với những đổi mới về Công nghệ, quy mô của Công ty cũng không ngừng tăng lên Số lượng lao động từ 50 người trong giai đoạn trước thì đến giai đoạn này đã tăng lên
292 người tức là gấp gần 6 lần Quy mô vốn cũng tăng lên rất nhiều Tổng nguồn vốn năm 2001 của Công ty là hơn 39 tỷ đồng Có thể nói đây là giai đoạn phát triển rất mạnh của Công ty, mở đầu cho những bước phát triển rất quan trọng trong giai đoạn sau của Công ty.
Công ty cổ phần Thăng Long chính thức đi vào hoạt động từ ngày 03/5/2002 Với tên chính thức là Công ty Cổ phần Thăng Long, Tên giao dịch là Thang Long joint stock company Trụ sở giao dịch chính của Công ty là Số
191 - Lạc Long Quân - Cầu Giấy - Hà Nội Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty là :
- Sản xuất nước uống có cồn và không cồn
- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn.
Trong đó, mặt hàng chủ lực và có hiệu quả là Vang hoa quả.
Từ đây, công ty đã bước sang một trang sử mới với 300 lao động, 400 cổ đông, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000, HACCP, TQM và ISO 14000
Không những làm tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, công ty còn tích cực tham gia công tác xã hội Công ty đã tổ chức và phối hợp tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao lôi cuốn đông đảo người lao động tham gia. Hiện nay công ty đang nhận phụng dưỡng 15 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 3 bà mẹ liệt sĩ Với những thành tựu đó, Công ty đã nhận được danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới và nhiều huân, huy chương các loại Sản phẩm vang của Công ty đã nhiều năm liền giành được danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” cùng nhiều cúp vàng, giải thưởng vàng Hội chợ quốc tế tạiViệt Nam.
Qua các giai đoạn, công ty ngày càng lớn mạnh và không ngừng phát triển, có mức tăng trưởng sản xuất nộp Ngân sách cao, luôn xứng đáng là một trong những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đi đầu trong ngành sản xuấtVang.
Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Thăng Long
Với những đặc điểm ngành nghề kinh doanh trên, Công ty đã quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể trong điều lệ của Công ty như sau:
Tổ chức sản xuất kinh doanh các loại đồ uống có cồn, không có cồn và các mặt hàng theo đăng ký kinh doanh, mục đích thành lập của Công ty Cổ phần Thăng Long.
Bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh.
Thực hiện các nhiệm vụ do HĐQT và Giám đốc điều hành đề ra.
Thực hiện các nghĩa vụ do HĐQT và Giám đốc điều hành đề ra.
Thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước theo luật định.
Thực hiện phân phối theo lao động, không ngừng chăm lo và cải thiện đời sống vật chất tinh thần; bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên.
Bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường và an ninh trật tự.
Công ty Cổ phần Thăng Long hoạt động theo nguyên tắc hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có tài khoản riêng, có con dấu riêng để giao dịch theo điều lệ Công ty và trong khuôn khổ pháp luật.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý có vai trò rất quan trọng đối với quá trình hoạt động của Doanh nghiệp Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận có quan hệ chặt chẽ với nhau và được phân thành các cấp quản lý với chức năng và quyền hạn nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của Công ty Để đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh, bộ máy tổ chức của Công ty không ngừng được hoàn thiện Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phầnThăng Long được thể hiện cụ thể ở sơ đồ sau:
Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng phòng, ban :
- Đại hội cổ đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất trong công ty; quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty như: điều lệ công ty, bầu các thành viên Hội đồng quản trị, quyết định phương hướng phát triển của công ty.
Hội đồng quản trị đóng vai trò then chốt trong việc điều hành doanh nghiệp với toàn quyền đại diện cho công ty Hội đồng quản trị có thẩm quyền đưa ra các quyết định quan trọng liên quan tới mục đích và lợi ích của doanh nghiệp, như xây dựng chiến lược kinh doanh, phương án đầu tư Ngoài ra, Hội đồng quản trị còn chịu trách nhiệm bổ nhiệm, miễn nhiệm, hay cách chức Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng của doanh nghiệp.
- Chủ tịch hội đồng quản trị: Là người lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị, theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
- Giám đốc điều hành: Là người trực tiếp điều hành toàn bộ mọi hoạt động của công ty.
- Phó giám đốc điều hành: Là người giúp Giám đốc quản lý các nhiệm vụ của sản xuất, chịu trách nhiệm trước Giám đốc những nhiệm vụ được giao.
Phòng Tổ chức đóng vai trò quản lý nhân sự quan trọng trong doanh nghiệp, đảm bảo nguồn lao động hợp lý, tuyển dụng nhân sự mới và lập kế hoạch tiền lương cho công nhân.
- Phòng Hành chính: Thực hiện quản lý hành chính; quản lý hồ sơ văn thư lưu trữ và các thiết bị văn phòng, nhà khách; tổ chức công tác thi đua tuyên truyền.
- Phòng Kế toán: Chịu trách nhiệm về sổ sách hành chính của công ty; thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính, tính toán chi phí, thu hồi công nợ, hạch toán lãi, thanh toán lương cho công nhân, thanh toán tiền hàng cho khách hàng, đảm bảo cho hoạt động tài chính của công ty được hoạt động thông suốt.
- Phòng Cung tiêu: Làm nhiệm vụ nghiên cứu, tiếp cận và phân tích nguồn nguyên vật liệu đầu vào; đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ cả về số lượng và chất lượng cho quá trình sản xuất; đồng thời tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm.
- Phòng Nghiên cứu - Đầu tư và Phát triển: Hoàn thiện quy trình sản xuất đồng thời nghiên cứu sản phẩm mới.
Phòng Thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Họ đảm nhận nhiệm vụ tìm kiếm và tạo ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu, đồng thời triển khai các chiến lược tiếp thị để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty.
- Phòng Quản lý chất lượng: Giám sát chất lượng sản phẩm sản xuất đảm bảo sản phẩm bán ra đạt tiêu chuẩn chất lượng, nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Phòng Công nghệ và Quản lý sản xuất : Thực hiện công tác quản lý kỹ thuật các loại máy móc thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và quỹ đất của công ty.
- Ban bảo vệ: Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tài sản của công ty; phòng chống bão lụt, cháy nổ, trộm cắp và thực hiện kiểm tra hành chính.
- Các tổ sản xuất: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm cho công ty.
- Các cửa hàng: Thực hiện nhiệm vụ bán hàng, giới thiệu sản phẩm và thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng.
Cơ cấu bộ máy quản lý được tổ chức theo cấu trúc trực tuyến Tính tập trung của cấu trúc rất cao, thể hiện ở mọi quyền lực quản lý được tập trung vào người cao nhất Công ty có rất ít cấp quản trị trung gian với rất ít đầu mối quản lý, và với một lượng nhân viên không nhiều hay tính phức tạp của cấu trúc tổ chức rất thấp Mọi thông tin đều được tập trung cho người quản lý cao nhất và mọi quyết định được đưa ra từ đó Các phòng, ban trong công ty đều có nhiệm vụ, chức năng riêng nhưng tất cả đều làm việc giúp Giám đốc, chịu sự quản lý của Giám đốc theo lĩnh vực chuyên môn được phân công và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật, Nhà nước về chức năng hoạt động và về hiệu quả của công việc được giao Mặc dù vậy, trong cơ cấu tổ chức của công ty có những bộ phận thực hiện chức năng chồng chéo nhau.
Ví dụ như chức năng tiêu thụ sản phẩm được giao cho cả hai phòng là phòngThị trường và phòng Cung - tiêu Sự chồng chéo này dẫn đến khó định rõ trách nhiệm, quyền hạn cũng như trách nhiệm của các phòng, làm ảnh hưởng tới việc thực hiện các nhiệm vụ chung của công ty.
Kết quả sản xuất kinh doanh
Kể từ khi thành lập đến nay, Công ty Cổ phần Thăng Long đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau Trong giai đoạn đầu tiên từ 1991 - 1995, tốc độ tăng trưởng của Công ty đạt mức cao nhất, trung bình khoảng 70% một năm Đến giai đoạn thứ hai 1996 - 2000, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 2,0
- 2,5%/năm Riêng năm 2001, tốc độ tăng trưởng đạt 5,7% Còn giai đoạn
2002 - 2004, kết quả kinh doanh cụ thể được thể hiện trong bảng Các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu dưới đây:
Sự phát triển vững mạnh của Công ty được phản ánh qua doanh thu tăng đều đặn từ năm 2002 đến 2004, với mức tăng 9,73% và 1,98% lần lượt giữa các năm Trong khi đó, chi phí sản xuất - kinh doanh cũng gia tăng, cụ thể là 10,94% vào năm 2003 và 1,59% vào năm 2004 Sự gia tăng chi phí là điều dễ hiểu do mức sản lượng sản xuất tăng.
- kinh doanh tăng nhưng mức lợi nhuận đạt được hàng năm của Công ty vẫn tăng Năm 2003, lợi nhuận của Công ty tăng 50 triệu đồng so với năm 2002 ( 1,05%) Lợi nhuận năm 2004 tăng 331 triệu đồng so với năm 2003 ( 6,89%) Qua việc phân tích ba chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận ta có thể thấy tình hình sản xuất - kinh doanh của Công ty năm 2004 đạt hiệu quả cao hơn so với năm 2003.
Tổng vốn kinh doanh của Công ty cũng liên tục tăng trong giai đoạn
2002 - 2004 Năm 2003, tổng vốn kinh doanh của Công ty tăng gần 1.587 triệu đồng so với năm 2002 (3,54%) Năm 2004, tổng vốn kinh doanh tăng gần 1.936 triệu đồng ( 4,18%) so với năm 2003 Trong đó, cơ cấu vốn cố định và vốn lưu động đều tăng qua các năm Đặc biệt, Vốn cố định năm 2003 tăng gần 1.074 triệu đồng so với năm 2002 ( 4,47%) Vốn cố định năm 2004 tăng gần 1.133 triệu đồng so với năm 2003 ( 4,5%) Điều đó chứng tỏ Công ty liên tục tăng cường đầu tư mua sắm tài sản cố định trong giai đoạn này
Tổng quỹ lương của Công ty qua các năm từ 2002 - 2004 cũng tăng rõ rệt Năm 2003, tổng quỹ lương tăng 318 triệu đồng so với năm 2002(10,88%) Tổng quỹ lương năm 2004 tăng 275 triệu đồng ( 8.48%) so với năm 2003 Thu nhập bình quân một tháng của người lao động cũng tăng đáng kể trong giai đoạn này Điều đó cho thấy đời sống của người lao động trong Công ty không ngừng được nâng cao Hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty trung bình ở mức 1,085>1 Nếu Công ty bỏ ra 1 đồng chi phí thì có thể thu lại được 1,085 đồng lợi nhuận Như vậy, sau khi xem xét các chỉ tiêu kinh doanh tuyệt đối ta có thể thấy các chỉ tiêu này đều tăng qua các năm Tuy vậy, nếu chỉ dừng lại ở việc xem xét các chỉ tiêu tuyệt đối thì chưa thể đáng giá được toàn diện hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty Để đánh giá chính xác hơn cần xem xét thêm một số chỉ tiêu tương đối như tỷ suất lợi nhuận/tổng vốn kinh doanh, lợi nhuận /tổng chi phí, lợi nhuận / tổng doanh thu, số vòng quay của vốn lưu động Qua bảng các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu có thể thấy các chỉ tiêu tương đối trên đây của Công ty có xu hướng giảm dần qua các năm Cụ thể, tỷ suất Lợi nhuận /Tổng vốn kinh doanh năm 2002 là 10,61%, năm 2003 giảm xuống còn 10,35% và đến năm
2004 chỉ là 9,38% Tỷ suất Lợi nhuận/Tổng chi phí năm 2002 là 8,72%, năm
2003 chỉ còn 7,97%; năm 2004 đạt 8,38%, tuy có tăng hơn so với năm 2003 nhưng vẫn thấp hơn năm 2002 Chỉ tiêu tỷ suất Lợi nhuận/Tổng doanh thu của năm 2003 và 2004 cũng thấp hơn năm 2002 Mối quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất và tốc độ tăng thu nhập của người lao động cũng giảm dần, cả 2 năm đều giảm 0,01 Điều đó cho thấy Công ty chưa sử dụng hiệu quả về mặt lao động Sau khi xem xét các chỉ tiêu trên ta có thể thấy các chỉ tiêu hiệu quả tương đối của Công ty là chưa cao so với mức tăng trưởng chung của toàn ngành Cụ thể, chỉ tiêu Lợi nhuận/Tổng doanh thu của ngành này trung bình ở mức 30 - 40% nhưng Công ty chỉ đạt trung bình ở mức 7,71% trong giai đoạn này
P hần thứ hai Thực trạng đa dạng hoá sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thăng Long
Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty ảnh hưởng đến hoạt động đa dạng hoá sản phẩm
Đặc điểm về nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu chủ yếu cho quá trình sản xuất sản phẩm Vang bao gồm: các loại quả, cồn thực phẩm, men giống, đường, chai, nhãn, nút, nắp chai, vỏ hộp.
Với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi, Việt Nam sở hữu nguồn nguyên liệu trái cây dồi dào và đa dạng Công ty đã khai thác lợi thế này để sản xuất 14 loại vang và rượu từ 7 loại quả chính: nho, vải, dứa, mơ, mận, dâu, sơn tra Nhờ vào sự đa dạng của nguồn nguyên liệu, công ty có thể sản xuất nhiều loại vang khác nhau, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Bảng 2 Danh mục nguyên liệu quả chủ yếu
STT Các loại quả Vùng nguyên liệu quả
1 Nho Ninh thuận, Phan Rang
3 Vải Hải Dương, Bắc Giang
4 Mơ Lào Cai, Bắc Cạn, Sơn La
5 Mận Lào Cai, Bắc Cạn, Sơn La
6 Dứa Ninh Bình, Thanh Hoá, Vĩnh Phúc
7 Dâu Quảng Ninh, Hà Tây
(Nguồn: Phòng thị trường - Công ty cổ phần Thăng Long, năm 2005)
Phần lớn các loại quả trên đây được công ty thu mua qua một số chủ hàng thu gom của nông dân và bán lại cho công ty Công ty chưa có phương án quy hoạch vùng nguyên liệu để ổn định số lượng, chất lượng nguyên liệu đầu vào Đây cũng là một trong những vấn đề Công ty cần có hướng giải quyết để nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và khả năng chủ động của doanh nghiệp trước những biến động không ngừng của thị trường đầu vào cũng như đầu ra
Các nguyên liệu quả có đặc điểm là dễ dập nát trong quá trình vận chuyển, không giữ được lâu nên nếu kéo dài thời gian thu hái, thu mua, vận chuyển đến chế biến sẽ ảnh hưởng xấu tới chất lượng siro quả Bên cạnh đó, nguyên liệu quả cũng có tính mùa vụ nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình dự trữ cũng như công tác tìm nguồn hàng của Công ty.
1.1.2 Các loại nguyên liệu khác
Các loại nguyên liệu chủ yếu khác bao gồm: cồn thực phẩm, đuờng, men giống, vỏ chai, nút chai.
Cồn thực phẩm đạt tiêu chuẩn cồn loại I theo TCVN được mua của Công ty Rượu Đồng Xuân có các chỉ tiêu theo công bố chất lượng của Công ty. Nguyên liệu cồn được kiểm tra trước khi nhập kho, đưa vào sản xuất và có kết quả phân tích kèm theo mỗi lô hàng (theo tiêu chuẩn Việt Nam), do đó đảm bảo được chất lượng cồn đầu vào. Đường nguyên liệu đang sử dụng là loại đường đỏ Loại đường này có nhiều hạn chế về chất lượng như hàm lượng axit tổng hợp lớn, dễ chảy vữa do đó dễ bị tạp nhiễm các vi sinh vật, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm. Loại chai được sử dụng để chứa đựng sản phẩm vang là chai thuỷ tinh, nhập từ hai nguồn khác nhau Nguồn thứ nhất là mua chai mới của một Công ty liên doanh Nguồn thứ hai là thu mua chai cũ (đã qua sử dụng) của công ty. Việc thu mua chai qua con đường thứ hai có vai trò rất quan trọng đó là tiết kiệm chi phí, giảm lượng rác thải và quan trọng nhất là tránh nạn làm hàng giả, hàng nhái.
Các loại Vang khác nhau chỉ khác nhau ở loại nguyên liệu quả được sử dụng Còn các loại phụ gia đi kèm (men, đường nguyên liệu, cồn thực phẩm ) và bao gói sử dụng đều giống nhau Như vậy, các doanh nghiệp sản xuất Vang có thể tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có để sản xuất nhiều sản phẩm Vang khác nhau Đây là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đa dạng hoá sản phẩm Vang theo dòng sản phẩm Ngoài ra, có nhiều sản phẩm khác cũng được chế biến từ hoa quả các loại như nước ép trái cây, nước hoa quả đã qua chế biến, nước hoá quả lên men, nước hoa quả có ga nhẹ Công ty có thể tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có để đa dạng hoá những sản phẩm mới hoàn toàn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng.
Đặc điểm máy móc thiết bị và công nghệ
Trước năm 1994, công nghệ sản xuất Vang của Công ty là công nghệ truyền thống nên khá lạc hậu, khả năng cơ giới hoá chỉ chiếm 20% trong khi lao động thủ công chiếm tới 80% khiến cho năng suất lao động thấp và chất lượng sản phẩm không đồng đều Nhận thức được tầm quan trọng đó, ban lãnh đạo Công ty đã quyết tâm khắc phục mọi khó khăn để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất Đến nay, Công ty đã tập trung vào công tác nghiên cứu khoa học; mạnh dạn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị; xây dựng nhà xưởng và đã làm chủ được dây chuyền sản xuất hiện đại vào bậc nhất nước ta hiện nay Thông qua Bảng cơ cấu máy móc thiết bị chủ yếu của Công ty cổ Phần Thăng Long (tiến hành vào tháng 1 năm 2004) dưới đây ta có thể thấy rõ được điều đó.
Qua đó ta có thể thấy được nhiều máy móc của Công ty được nhập từ nước ngoài như Italia, Mỹ, Nhật, Liên Xô, Anh, Pháp, Đức, Đài Loan, Trung Quốc Đa số máy móc thiết bị có giá trị còn lại tương đối lớn.
Với sản phẩm Vang truyền thống và yêu cầu chất lượng như hiện nay, nhìn chung, công nghệ sản xuất hiện tại là hợp lý Nhưng công nghệ hiện tại cũng còn nhược điểm là chưa xác định được giống quả, vùng đất trồng, tiêu chuẩn nguyên liệu đầu vào, công nghệ chế biến dịch quả (sơ chế quả, xử lý dịch quả, bảo quản) Điều kiện lên men chính và phụ chưa được kiểm soát. Công nghệ lọc cần được cải tiến theo hướng hiện đại hoá
Như vậy, máy móc thiết bị và công nghệ cho sản xuất Vang của Công ty là tương đối hiện đại Trên cơ sở máy móc thiết bị hiện đại, Công ty có thể tiến hành đa dạng hoá sản phẩm dễ dàng hơn.
Đặc điểm về lao động
Đội ngũ lao động của công ty cổ phần Thăng Long là một trong những nguồn lực quý giá của doanh nghiệp Khởi đầu, công ty chỉ có 50 lao động (1989) với trình độ tay nghề hạn chế, chủ yếu là lao động phổ thông Đến nay, lượng lao động trong công ty đã tăng gấp 6,3 lần (năm 2004 số lao động là
315 người) Từ năm 2001 đến năm 2004, số lượng lao động liên tục tăng. Điều đó thể hiện rất rõ qua Biểu đồ tổng số lao động qua các năm dưới đây:
Biểu đồ 1 Tổng số lao động qua các năm
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Công ty Cổ phần Thăng Long, năm 2004)
Với tổng số lao động tương đối đồng đều về giới tính, tỷ lệ nam - nữ tại công ty năm 2003 là 50% - 50%, năm 2004 là 50,01% - 49,99% Bên cạnh số lượng lao động gia tăng, chất lượng cũng được nâng cao, thể hiện qua Cơ cấu lao động theo trình độ của Công ty.
Bảng 4 Cơ cấu lao động theo trình độ của Công ty Cổ phần Thăng Long Chỉ tiêu
(Nguồn: Phòng Tổ chức- Công ty Cổ phần Thăng Long, năm 2004)
Như vậy, số lao động có trình độ đại học có xu hướng ngày càng tăng qua các năm từ 2001 đến 2004, số lao động phổ thông có xu hướng giảm.Công ty còn có nhiều kỹ sư giỏi chuyên môn, công nhân lành nghề cùng đội ngũ cán bộ quản lý dày dạn kinh nghiệm Với trình độ lao động ngày càng tăng, đội ngũ lao động dễ dàng hơn trong việc nắm bắt quy trình sản xuất các sản phẩm mới Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hoá sản phẩm tạiCông ty.
Đặc điểm về cơ cấu sản xuất
Cơ cấu sản xuất của Công ty được sơ đồ hoá như sau:
Sơ đồ 2.Cơ cấu sản xuất của Công ty cổ phần Thăng Long
( Nguồn: Phòng Tổ chức – Công ty cổ phần Thăng Long, năm 2005)
Công ty có hai xưởng sản xuất là xưởng Vĩnh Tuy và xưởng ngay tại trụ sở Công ty Các xưởng sản xuất của Công ty bao gồm 4 phân xưởng chính là phân xưởng đóng vang và rửa chai, phân xưởng lên men, phân xưởng lọc vang, phân xưởng thành phẩm Nhiệm vụ chủ yếu của phân xưởng thành phẩm là phụ trách khâu chiết chai, đóng nút, dán nhãn, đóng thùng Dưới các phân xưởng là các tổ sản xuất Như vậy có thể thấy cơ cấu sản xuất của Công ty được xây dựng theo kiểu trực tuyến Việc xây dựng cơ cấu sản xuất như vậy là do đặc điểm sản xuất của công ty là theo dây truyền Quản lý theo kiểu trực tuyến sẽ giúp cho quá trình sản xuất được thông suốt, tránh trồng chéo tuy vậy cũng hạn chế việc kiểm soát lần nhau giữa các bộ phận
Cơ cấu tổ chức sản xuất theo quá trình tại các xưởng sản xuất, bố trí các hoạt động sản xuất có chức năng tương tự tại các phân xưởng, là cơ sở thuận lợi cho việc thực hiện các hoạt động đa dạng hoá tại Công ty Cổ phần Thăng Long Nếu cơ cấu tổ chức theo sản phẩm, tức là lập dây chuyền khép kín để
Xư ởn g sả n x uất V ĩnh
Xư ởn g sả n x uất L ạc L on g
Phâ n x ưở ng đón g V và r ang ửa c hai xư Phâ n lên ởng me n xư Phâ n lọc ởng
Va ng xư Phâ n thà ởng phẩ m nh
Phâ n x ưở ng đón g V và r ang ửa c hai xư Phâ n lên ởng me n xư Phâ n lọc ởng
Va ng xư Phâ n ởng thà nh phẩ m
Cá c tổ sả n x uất kh o Tổ vận kh o Tổ vận chuyên môn hoá sản xuất một loại Vang sẽ làm cho số lượng Vang bị hạn chế. Thêm vào đó, nếu muốn đa dạng hoá (đổi mới, hay tạo ra sản phẩm mới ) sẽ yêu cầu thay đổi toàn bộ dây chuyền sản xuất Như vậy sẽ rất tốn kém về chi phí, thời gian và công sức Thay vì tổ chức sản xuất như vậy, Công ty Cổ phần Thăng Long bố trí sản xuất theo quá trình, cơ cấu tổ chức sản xuất này cho phép thiết lập được rất nhiều quy trình sản xuất Do đó, có thể sản xuất được rất nhiều sản phẩm khác nhau theo nhu cầu của thị trường Hầu hết các loại Vang đều có quy trình công nghệ khác nhau, sự khác biệt chỉ thể hiện ở ba công đoạn cơ bản, gồm có: Sơ chế quả, lên men và ngâm dịch Thông qua hình thức bố trí này Công ty có thể sử dụng các máy móc thiết bị, công cụ khác nhau trong 3 công đoạn trên để tạo ra các loại Vang khác nhau.
Đặc điểm về vốn
Nhìn chung tổng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Thăng Long có chiều hướng tăng lên trong những năm qua (2001-2004), từ 39.463.768 nghìn đồng năm 2001 tăng lên 49.152.315 nghìn đồng năm 2004 (tăng 124,5%). Trong đó, tỷ trọng vốn cố định có xu hướng tăng lên, từ 16.127.251 nghìn đồng lên đến 22.800.101 nghìn đồng (tăng 141,376%) Ngược lại, vốn lưu động có xu hướng giảm trong tổng số vốn của Công ty, từ 59.13% năm 2001 giảm còn 53.61% năm 2004.Có thể thấy rõ điều này thông qua bảng sau:
Bảng 5 Cơ cấu vốn của Công ty cổ phẩn Thăng Long (Đơn vị: 1000đ)
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng vốn theo cơ cấu
( Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty Cổ phần Thăng Long, năm 2004)
Như vậy có thể thấy trong những năm qua Công ty đã chú trọng đầu tư vào tài sản cố định Nguyên nhân cơ bản là do Công ty đã đầu tư vốn vào việc cải tiến dây chuyền vừa nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm vừa mua thêm nhiều thiết bị để sản xuất ra các sản phẩm Vang mới, đẩy mạnh thực hiện chính sách đa dạng hóa sản phẩm của Công ty
Khả năng hiện tại về vốn của Công ty Cổ phần Thăng Long là khá lớn. Không những thế trong những năm qua do kinh doanh có hiệu quả nên uy tín của công ty ngày càng tăng, góp phần thuận lợi trong việc huy động thêm vốn cho công ty Kết quả Công ty đã có thể huy động được rất nhiều vốn từ nhiều nguồn khác nhau: từ các cổ đông thông qua phát hành thêm trái phiếu, từ các nhà đầu tư, quỹ tín dụng, ngân hàng , thậm chí là các nhà đầu tư nước ngoài. Với nguồn vốn dồi dào như vậy, Công ty đã không gặp mấy khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách đa dạng hóa sản phẩm của mình dưới góc độ vốn
Công ty Cổ phần Thăng Long có định hướng đa dạng hóa sản phẩm, vì vậy cần nguồn vốn đầu tư lớn Giải pháp chính của công ty là phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn chủ sở hữu, đảm bảo chủ động về tài chính Tuy nhiên, công ty cũng cần cân đối hợp lý giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay, cũng như cân nhắc việc bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để tối ưu hóa nguồn vốn.
Những nhân tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động đa dạng hoá sản phẩm của Công ty Cổ phần Thăng Long
Nhu cầu thị trường tiêu dùng Vang
2.1.1 Nhu cầu thị trường nước ngoài
Nhu cầu tiêu dùng Vang trên thế giới đã xuất hiện từ lâu và trở thành nước uống quen thuộc đối với dân cư của nhiều nước như: Pháp, ý, Tây BanNha, Mỹ, Achentina Tại Pháp, mức tiêu thụ Vang bình quân đạt 60-85 lít/đầu người/năm Ngoài ra, nhiều nước đã đẩy mạnh xuất khẩu Vang ra thị trường thế giới khiến cho thị trường Vang ngày càng trở nên phong phú hơn.
Có thể nói thị trường tiêu thụ sản phẩm này hiện nay không còn chỉ bó hẹp tại một số nước phương Tây hay Châu Mỹ, mà đã phát triển rộng khắp ra nhiều nước khác, thậm chí ở Châu á và Châu Phi, với lượng tiêu thụ bình quân hàng chục tỷ lít trên một năm
2.1.2 Nhu cầu thị trường trong nước
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng Vang tại thị trường Việt Nam đã tăng lên đáng kể Điều này có thể thấy thông qua tổng số lượng Vang được tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất Vang chính ở Việt Nam và lượng Vang được nhập từ nước ngoài như bảng sau:
Bảng 6 Tổng nhu cầu tiêu dùng Vang trong thời kỳ 2001-2004
(Nguồn: Tổng Công ty Rau Quả Việt Nam)
Dân số và thu nhập của Việt Nam đang tăng nhanh, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đô thị hóa và truyền thống văn hóa dân tộc Những yếu tố này có tác động mạnh đến nhu cầu tiêu thụ rượu vang của người dân Theo dự báo, dân số Việt Nam sẽ tăng từ khoảng 80 triệu người vào năm 2005 lên 90 triệu người vào năm 2010 Trong đó, nhóm tuổi 20-50 tuổi là nhóm tiêu thụ rượu vang thường xuyên chiếm tỷ lệ 37% Như vậy, có thể thấy Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng cho các nhà sản xuất và kinh doanh rượu vang.
Nhu cầu tiêu dùng rượu vang sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế và thu nhập của người dân Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển dài với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 7-7,5% Nhờ đó, thu nhập và mức sống của dân cư được cải thiện rõ rệt Năm 2005, GDP bình quân đầu người dự kiến đạt khoảng 500 USD.
USD và tăng lên khoảng 910 USD vào năm 2010 Kinh tế phát triển, đời sống dân cư được cải thiện khiến nhu cầu tiêu dùng Vang tại Việt Nam ngày càng tăng
Từ năm 1999 đến nay, tốc độ đô thị hoá ở nước ta diễn ra nhanh chóng và trở thành những thị trường hấp dẫn đối với Vang Đô thị là những nơi tập trung đông dân cư, thu nhập cao hơn so với nông thôn và trung tâm của các hoạt động thương mại, du lịch, quan hệ ngoại giao nên nhu cầu sử dụng Vang sẽ lớn hơn rất nhiều so với vùng nông thôn Theo quyết định số 10/98- 98-QĐ-TTG ngày 7/2/1998 của Thủ Tướng Chính phủ, quy hoạch đô thị Việt Nam đến năm 2020 sẽ có 46 triệu dân Đây sẽ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ tiêu dùng Vang.
Như vậy, nhu cầu tiêu dùng Vang rất lớn cả trên thị trường thế giới và thị trường nội địa, đặc biệt là thị trường nội địa dưới sự tác động lớn của sự phát triển kinh tế, mức sống của người dân ngày càng cải thiện, dân số tăng nhanh và tốc độ đô thị hóa cao như hiện nay Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Công ty Cổ phần Thăng Long Để nắm bắt cơ hội này, Công ty
Cổ phần Thăng Long đã không ngừng nâng cao năng lực sản xuất mà còn thường xuyên cải tiến sản phẩm hiện tại và tạo ra nhiều sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng về chủng loại, hình thức và chất lượng.
Tình hình cạnh tranh
2.2.1 Tình hình cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Các quốc gia lớn về sản xuất Vang là các nước Tây Âu như Pháp, Italia, Tây Ban Nha và Đức với tổng sản lượng sản xuất Vang hàng năm bình quân là 165 triệu hectolít, chiếm khoảng 60% tổng sản lượng thế giới Trong đó,sản xuất Vang tại khu vực Châu á Thái Bình Dương vần còn rất khiêm tốn.Sản xuất Vang ở Trung Quốc và Australia chỉ khoảng 5,75 và 7,42 triệu hectolít Tuy nhiên, sản xuất Vang ở khu vực Châu Âu đã tương đối ổn định trong 10 năm qua, trong khi đó sản xuất Vang ở Mỹ, Trung Quốc và Australia đang có chiều hướng tăng rõ rệt.
2.2.2 Tình hình cạnh tranh trên thị trường nội địa
Ngành sản xuất Vang ở Việt Nam mới chỉ thực sự bắt đầu vào khoảng những năm 80 Vào năm 1984, chỉ mới có Vang Thăng Long với sản lượng khoảng 10.000 lít/năm Năm 1985 Vang Thăng Long đạt sản lượng khoảng 30.000 lít/năm Năm 1986, có thêm Vang Hồng Hà, Gia Lâm, Tổng sản lượng đạt khoảng 100.000 lít/năm Từ năm 1992 đến năm 1996 đã có thêm Vang Đông Đô, HaBa, Hà Nội, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Tổng sản lượng năm
Từ năm 1996 đến 2004, thị trường rượu vang tại Việt Nam đã tăng trưởng đáng kể, với số lượng doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh lên đến hơn 30 Bên cạnh rượu vang được sản xuất trong nước, một số doanh nghiệp đã nhập khẩu cốt rượu vang nước ngoài về đóng chai tại Việt Nam Sự cạnh tranh gay gắt đã khiến một số doanh nghiệp thành công và phát triển nhanh, một số khác lại gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh.
Bảng 7 Doanh thu và sản lượng của các đối thủ cạnh tranh năm 2003
Tên công ty Sản lượng bán ra (lít)
Thị phần theo sản lượng (%)
Thị phần theo doanh thu
Cty thực phẩm Lâm Đồng 570.000 24,25 2,48 7,45
Cty phát triển CN C.Âu 200.000 4 0,99 2,09
Cty Cổ phần Thăng Long 7.300.000 63,75 36,2 29,65
(Nguồn: Phòng Thị trường – Công ty Cổ phần Thăng Long, năm 2004)
Theo báo cáo khảo sát thị trường năm 2003, Công ty dẫn đầu về sản lượng tiêu thụ với 7.300.000 chai/năm hay 36,2%; dẫn đầu về thị phần tiêu thụ theo doanh thu là 63,75 tỷ hay 29,65% Đó là mức thị phần khá lớn cho thấy công ty chiếm lĩnh tới 1/3 thị trường rượu vang Qua đây ta còn thấy sự chênh lệch thị phần tính theo doanh thu thấp hơn khá nhiều so với thị phần tính theo sản lượng là do công ty có sản lượng sản xuất khá cao nhưng chủ yếu phục vụ cho tầng lớp người có thu nhập trung bình nên giá khá rẻ Thị phần của Công ty
Cổ phần Thăng Long theo sản lượng có thể được biểu diễn theo biểu đồ sau:
Biểu đồ 2 Thị phần của Công ty Cổ phần Thăng Long theo sản l ợng
Cty Cổ phần Thăng Long
(Nguồn: Báo cáo kết quả dự án – Viện nghiên cứu rượu bia nước giải khát,2004)
Công ty Cổ phần Thăng Long (với sản phẩm Vang Thăng Long) vẫn là doanh nghiệp đứng đầu về sản lượng sản xuất tại Việt Nam - chiếm 36% thị phần Vang trong nước
Ngoài những sản phẩm Vang được sản xuất trong nước, thị trường Vang nội địa còn chịu sự ảnh hưởng của Vang ngoại Những sản phẩm này thâm nhập vào thị trường Việt Nam bằng hai còn đường: nhập khẩu chính thức và nhập lậu Theo số liệu của Bộ Thương Mại, hiện nay có khoảng 100 triệu USD rượu ngoại đang có mặt tại thị trường Việt Nam, trong đó chỉ có khoảng 10% được nhập qua đường chính thức Tức là tại Việt Nam hiện nay, mỗi năm khoảng 15.000.000 triệu lít Vang nhập ngoại
Như vậy, thị trường Vang thế giới và trong nước đều đang diễn ra sự cạnh tranh hết sức gay gắt Công ty Cổ phần Thăng Long không chỉ cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại chính thức với chất lượng cao đáp ứng tầng lớp thu nhập cao mà còn với những sản phẩm sản xuất trong nước với chất lượng vừa phải nhưng giá hợp lý với đại đa số người tiêu dùng Việt Nam.Không những thế, cũng như các công ty sản xuất Vang nội địa, Công ty Cổ phần Thăng Long còn gặp phải bài toán khó khăn khi phải cạnh tranh với các sản phẩm Vang ngoại nhập lậu, chất lượng cao nhưng giá thành thấp do không phải đóng thuế và các chi phí khác Trước tình hình cạnh tranh như vậy, Công ty đã không ngừng cải tiến, đổi mới chất lượng sản phẩm, cũng như đa dạng hóa sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Công ty.
Thực trạng đa dạng hoá sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thăng Long
Từ khi thành lập (năm 1989), Công ty mới chỉ sản xuất một sản phẩm duy nhất là Vang Nhãn vàng truyền thống Cho đến nay, Công ty đã cung cấp ra thị trường 14 sản phẩm Vang và rượu khác nhau:
Bảng 8 Danh mục các sản phẩm hiện tại của
Công ty Cổ phần Thăng Long
STT Sản phẩm Năm sản xuất
11 Vang Nho chát xuất khẩu
(Nguồn: Phòng Thị trường – Công ty Cổ phần Thăng Long, 2004)
Mười bốn loại sản phẩm khác nhau là một con số khá lớn, chứng tỏCông ty đã rất chú trọng đến đa dạng hoá sản phẩm Trong 14 sản phẩm củaCông ty tạm chia thành bốn nhóm sản phẩm (Vang ngọt, Vang chát, Vang Nổ,rượu) Trong bốn nhóm sản phẩm này, Vang ngọt là nhóm sản phẩm ra đời sớm nhất Năm 1989, sản phẩm Vang Nhãn vàng là bước khởi đầu thuận lợi của Công ty Cùng với sản phẩm này, tốc độ tăng trưởng của Công ty đạt mức rất cao, khoảng 40% trong giai đoạn 1989 – 1990 Xác định đa dạng hoá là nhiệm vụ trọng tâm ngay từ khi thành lập, Công ty đã không ngừng nghiên cứu cải tiến và hai năm sau (năm 1991), Công ty đã đưa ra thị trường ba sản phẩm Vang ngọt là Vang Dứa, Vang Sơn Tra, Vang Nho Nếu như sản phẩm Vang Nhãn vàng được sản xuất từ trái cây tổng hợp (mơ, mận, ) thì ba sản phẩm mới này lại được chế biến từ từng loại trái cây riêng biệt là Dứa, Sơn tra, Nho Cùng với quá trình cải tiến này, tốc độ phát triển của Công ty đã đạt mức cao, trung bình khoảng 70% trong giai đoạn 1991 - 1995, tăng hơn 30% so với giai đoạn 1989 - 1990 Điều đó cho thấy định hướng đa dạng hoá ba loại sản phẩm trên là đúng đắn và có hiệu quả Trong giai đoạn này, nhóm sản phẩm Vang chát chưa xuất hiện nên các sản phẩm thuộc nhóm Vang ngọt vẫn đang chiếm ưu thế Đến năm 1999, Công ty lại tiếp tục nghiên cứu, cải tiến và đi vào sản xuất hai sản phẩm cao cấp của nhóm Vang ngọt là Vang 2 năm và Vang 5 năm Các sản phẩm Vang ngọt trước đây có thời gian lên men khoảng sáu tháng Với sản phẩm Vang, thời gian lên men càng lâu thì chất lượng Vang càng cao Hai sản phẩm Vang 2 năm và Vang 5 năm có thời gian lên men tương ứng là hai năm và năm năm đã cung cấp cho thị trường những sản phẩm Vang ngọt cao cấp Bên cạnh việc tăng thời gian lên men, mẫu mã sản phẩm Vang cũng đã được cải tiến rất nhiều Đó là những cải tiến về kiểu dáng chai, nắp chai, thiết kế nhãn mác, chất liệu nhãn mác Những cải tiến đó đã đáp ứng được nhu cầu thị trường, phù hợp với xu thế phát triển mới của ngành sản xuất Vang Về mặt giá cả, giá của hai sản phẩm này cao hơn so với các sản phẩm Vang ngọt thông thường Vang 2 năm giá khoảng 18.000 đồng, Vang 5 năm có giá lên tới 28.000 đồng Tuy giá sản phẩm tương đối cao nhưng vẫn thu hút được khách hàng do có chất lượng tốt Như vậy, đến thời điểm năm 1999, Công ty đã sản xuất sáu sản phẩm Vang ngọt các loại Năm
1997, sản phẩm Vang chát bắt đầu xuất hiện Sự xuất hiện của nhóm sản phẩm này đã tác động rất lớn đến tình hình tiêu thụ của nhóm sản phẩm Vang ngọt Người tiêu dùng ưa thích hơn với vị chát của Vang Chính vì vậy, thời kỳ sau năm 1997, sản lượng tiêu thụ và doanh thu của nhóm Vang ngọt giảm mạnh Nghiên cứu tốc độ tăng trưởng của nhóm sản phẩm có thể thấy rất rõ điều đó:
Biểu đồ 3 Tốc độ tăng tr ởng nhóm Vang ngọt của
Công ty Cổ phần Thăng Long
(Nguồn: Phòng Thị trường – Công ty Cổ phần Thăng Long, 2004)
Nhóm Vang ngọt Thăng Long phát triển cao nhất là giai đoạn 1991-
1995, tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 70%/năm Đến giai đoạn 1996-
1999, tốc độ tăng trưởng giảm mạnh, trung bình đạt 3%/năm Trong giai đoạn 2000-2003, tốc độ tăng trưởng có tăng nhưng vẫn ở mức thấp: 6,0%/năm Cho tới 04 tháng đầu năm 2004, khả năng tiêu thụ nhóm Vang ngọt Thăng Long giảm đáng kể, so với cùng kỳ các năm trước, chỉ bằng 84% năm 2003; 97,3% năm 2002 và 104,3% năm 2001 Doanh thu tháng 4 năm 2004 so với cùng kỳ các năm chỉ bằng 40% năm 2003; 45% năm 2002 và 39% năm 2001
Tình trạng đó không chỉ của riêng Công ty Cổ phần Thăng Long mà nhiều Công ty sản xuất Vang khác cũng gặp phải như Vang Gia Lâm, Vang Hữu Nghị, Vang Hà Nội, Vang Thanh Ba
Bảng 9 Kết quả tiêu thụ Vang Gia Lâm, giai đoạn 1996 - 2000
Các chỉ tiêu Đơn vị tính 1996 1997 1998 1999 2000
Doanh thu Tỷ đồng/năm 0,5 0,78 0,97 0,98 0,33
(Nguồn: Chiến lược sản phẩm – Công ty Cổ phần Thăng Long, 2004)
Bảng 10 Kết quả tiêu thụ Vang Gia Lâm, giai đoạn 2000 - 2004
Các chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2001 2002 2003 2004
Doanh thu Tỷ đồng/năm 0,33 0,2 0 0 0
(Nguồn: Chiến lược sản phẩm – Công ty Cổ phần Thăng Long, 2004)
Công ty Vang Gia Lâm từng trải qua thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ từ năm 1996 đến năm 1999 Sau đó, từ năm 2000, doanh thu bắt đầu giảm mạnh Đến năm 2002, công ty không còn hoạt động sản xuất.
Bảng 11 Kết quả tiêu thụ Vang Hữu Nghị, giai đoạn 1996 - 2000
Các chỉ tiêu Đơn vị tính 1996 1997 1998 1999 2000
Doanh thu Tỷ đồng/năm 3,2 4,4 5,3 5,4 7,1
(Nguồn: Chiến lược sản phẩm – Công ty Cổ phần Thăng Long, 2004)
Bảng 12 Kết quả tiêu thụ Vang Hữu Nghị, giai đoạn 2000 - 2004 Các chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2001 2002 2003 4 tháng
Doanh thu Tỷ đồng/năm 7,1 8,6 4,2 3,57 0,8
(Nguồn: Chiến lược sản phẩm – Công ty Cổ phần Thăng Long, 2004)
Doanh thu trong năm đầu tiên sản xuất (1996) đạt mức khá cao, với tốc độ tăng trưởng trung bình 21,0%/năm trong giai đoạn bảy năm (1996 - 2001) Tuy nhiên, kể từ năm thứ tám (2002), doanh thu giảm xuống còn khoảng một nửa và tiếp tục có xu hướng giảm trong những năm tiếp theo.
Các số liệu trên đây cho thấy xu thế tiêu dùng Vang ngọt đang giảm đáng kể, đặc biệt năm 2004 báo hiệu bước ngoặt bất lợi cho nhóm Vang ngọt. Bên cạnh sự sút giảm của nhóm Vang ngọt thì xu hướng tiêu dùng Vang chát lại đang tăng nhanh Vang chát từng bước chiếm lĩnh thị trường thành phố và đẩy các sản phẩm Vang ngọt về thị trường nông thôn Dẫn đầu trong việc sản xuất nhóm sản phẩm này là Công ty Vang Đà Lạt, Công ty Vang Pháp quốc Trước thực tế này, Công ty tiếp tục nghiên cứu hướng đa dạng hoá sản phẩm mới và đến năm 2001 đã đưa ra thị trường các sản phẩm Vang chát đầu tiên của Công ty và bước đầu có những phản hồi tốt Nhóm sản phẩm Vang chát của Công ty gồm 5 sản phẩm: Vang Vải thường, Vang Vải xuất khẩu, Vang Nho thường, Vang Nho xuất khẩu, Vang Bordeaux Năm 2003, Công ty đã sản xuất Vang Nho chát, Vang Vải mỗi loại 10.000 lít nhưng khả năng tiêu thụ còn hạn chế do có đối thủ cạnh tranh rất mạnh là Vang Đà Lạt Vang Pháp quốc và các sản phẩm Vang chát nhập ngoại khác
Nhận định rằng rượu nặng sản xuất theo phương pháp công nghệ bao giờ cũng có nhu cầu tiêu dùng bền vững, năm 2004, Công ty đã tiếp tục nghiên cứu sản xuất thêm sản phẩm Vodka các loại Hướng đa dạng hoá mới này tuy bước đầu còn gặp nhiều khó khăn do có đối thủ cạnh tranh lớn là rượu Vodka Hà Nội nhưng dự đoán sẽ là hướng đi hiệu quả của Công ty.
Như vậy, cho tới thời điểm hiện nay, Công ty Cổ phần Thăng Long đã cung cấp cho thị trường 14 sản phẩm Vang và rượu các loại Con số này cho thấy Công ty rất chú trọng đến vấn đề đa dạng hoá sản phẩm Tuy vậy, hướng đa dạng hoá này của Công ty vẫn chỉ là đa dạng hoá theo dòng sản phẩm, đó là dòng sản phẩm Vang và rượu Bên cạnh hướng đa dạng hoá này, Công ty cũng đã thực hiện đa dạng hoá theo hoạt động (nhà hàng, khách sạn, sản xuất đồ nhựa) nhưng quy mô còn nhỏ hẹp, hiệu quả kinh doanh chưa thật cao. Doanh thu chủ yếu của Công ty vẫn là từ sản xuất - kinh doanh Vang và rượu.
Những phân tích trên đây cho thấy Công ty Cổ phần Thăng Long từ khi thành lập đến nay đã rất chú trọng tới vấn đề đa dạng hoá sản phẩm Trong đó,quá trình đa dạng hoá của Công ty đã được thực hiện theo hai hướng: đa dạng hoá theo dòng sản phẩm và đa dạng hoá theo hoạt động Cùng với quá trình đa dạng hoá này, Công ty đã đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động sản xuất - kinh doanh Tuy nhiên, hướng đa dạng hoá này của Công ty cũng còn gặp phải một số tồn tại Những thành tựu và những tồn tại trong hoạt động đa dạng hoá của Công ty sẽ được phân tích cụ thể ở phần dưới đây.
Đánh giá thực trạng đa dạng hoá sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thăng Long
Thành tựu
Trong quá trình hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Thăng Long đã gặt hái nhiều thành công đáng kể Một yếu tố góp phần quan trọng vào những thành tựu này chính là chiến lược đa dạng hóa hoạt động mà công ty đã theo đuổi trong những năm qua.
Thứ nhất, Từ một Công ty đơn điệu về sản phẩm, chỉ sản xuất một sản phẩm duy nhất là Vang nhãn vàng truyền thống, đến nay số sản phẩm của Công ty đã tăng đáng kể, 14 loại Vang khác nhau Đây là một thành công đáng kể của Công ty Cổ phần Thăng Long
Thứ hai, Chính nhờ sự linh hoạt và nhạy bén trong việc nắm bắt được sự thay đổi của nhu cầu thị trường, đưa ra được nhiều sản phẩm khác nhau, sản phẩm của Công ty Cổ phần Thăng Long đến nay đã được biết rộng rãi đối với người tiêu dùng trong thị trường nội địa Nhãn hiệu về Vang Thăng Long cho đến nay đã chiếm được niềm tin trong lòng người tiêu dùng và đang trở thành một trong những nhãn hiệu có uy tín nhất ở thị trường Việt Nam với thị phần lớn nhất trong thị trường sản phẩm Vang nội địa, chiếm 40%
Thứ ba, Nhờ lựa chọn đa dạng hoá đúng hướng nên trong những năm qua doanh thu của Công ty những năm 2000 đã tăng đáng kể so với những năm thập niên 1990 Doanh thu năm 1990 chỉ có 1,7 tỷ đồng nhưng đến năm
2000 đã tăng lên 62,42 tỷ đồng và năm 2004 doanh thu là 66.290
Thứ tư, Cùng với sự phát triển sản xuất kinh doanh dưới tác động của các hoạt động đa dạng hoá hiệu quả, lượng nộp ngân sách hàng năm của Công ty cũng tăng đáng kể Những năm thập niên 90, con số nộp ngân sách dừng lại ở các mức khiêm tốn trên dưới 200 triệu đồng, tuy nhiên cho đến những năm gần đây nộp ngân sách nhà nước của Công ty đã tăng đáng kể, khoảng trên 10 tỷ đồng, gấp 50 lần so với những năm thập niên 90
Thứ năm, Thu nhập của người lao động cũng có sự cải thiện rõ rệt trong những năm qua Trước những năm 2000, thu nhập của mỗi lao động bình quân chỉ khoảng 300 nghìn đồng / tháng, đến nay đã tăng lên bình quân mỗi người có thu nhập khoảng 1 triệu / tháng.
Tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đạt được, hướng đa dạng hoá hiện tại của Công ty Cổ phần Thăng Long vẫn còn một số tồn tại, cụ thể:
Thứ nhất, Hoạt động đa dạng hoá của Công ty Cổ phần Thăng Long chỉ đơn giản là cải tiến những sản phẩm Vang truyền thống thành một số loại Vang mới Do đó, mặc dùng đã có gắng tạo ra nhiều sản phẩm Vang khác nhau, nhưng nhìn chung sự đa dạng của chính sản phẩm Vang vẫn còn thấp, nói cách khác sản phẩm Vang Thăng Long vẫn còn đơn điệu.
Thứ hai, Thêm vào đó Công ty Cổ phần Thăng Long chưa chú ý đến đa dạng hoá các dòng nước giải khát khác như nước ép trái cây Do vậy tính mùa vụ của Công ty Cổ phần Thăng Long còn khá cao Công suất thực tế sử dụng rất thấp, chỉ khoảng 1/3 công suất thiết kế Điều này khiến cho hoạt động của Công ty bị ngừng trệ Do vậy, mặc dù được đánh giá là một doanh nghiệp có uy tín trên thị trường sản phẩm Vang, những trong thực tế Công ty
Cổ phần Thăng Long vẫn hoạt động chưa hiệu quả Điều này có thấy rõ qua bảng tiêu thụ sản phẩm như sau:
Bảng 13 Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo mùa vụ
Quý Năm (ĐVT:Nghìn lít) So sánh
(Nguồn: Phòng Thị trường - Công ty cổ phần Thăng Long, năm 2004)
Bảng trên cho thấy sản lượng tiêu thụ cả năm và theo từng quý đều có xu hướng tăng trong 4 năm từ năm 2001 - 2004 Cụ thể, sản lượng tiêu thụ cả năm của năm 2002 tăng 104 nghìn lít so với năm 2001 tức là tăng 2,16%; năm
2003 so với năm 2002 tăng 580 nghìn lít tức là tăng 11,79%; năm 2004 tăng
Sản lượng tiêu thụ theo từng quý cũng thể hiện xu hướng tăng trưởng rõ rệt Quý I năm 2002 tăng 2,16% so với 2001, năm 2003 tăng 20% so với 2002, và năm 2004 tiếp tục tăng 10,65% so với 2003 Tương tự, các quý còn lại cũng đều có mức tăng trong những năm được đề cập Đặc biệt, quý I và quý IV thường ghi nhận sản lượng tiêu thụ lớn nhất trong năm.
IV Còn quý II và quý III thì tiêu thụ được rất ít sản phẩm Cụ thể hơn nữa,trong 4 năm nghiên cứu từ năm 2001 đến năm 2004, sản lượng tiêu thụ trong quý I là cao nhất, trung bình chiếm tỷ trọng khoảng 38% tổng sản lượng tiêu thụ trong cả năm Tiếp theo đó là quý IV với sản lượng tiêu thụ trung bình chiếm khoảng 29,2% cả năm Cuối cùng là hai quý II và III có sản lượng tiêu thụ tương đương nhau và mỗi quý trung bình chiếm khoảng 16.4% cả năm.Như vậy, sản lượng tiêu thụ trung bình trong quý I và quý IV gấp đôi tổng sản lượng tiêu thụ trung bình trong hai quý II và III
Nguyên nhân chính dẫn đến sự mất cân đối sản xuất - kinh doanh của công ty xuất phát từ đặc điểm sản phẩm chủ lực của công ty là vang và rượu Các sản phẩm này chỉ thích hợp tiêu thụ vào mùa lạnh hoặc các dịp lễ tết vì có chứa cồn, trong khi khí hậu Việt Nam nóng ẩm, mùa hè kéo dài Do đó, doanh số chủ yếu tập trung vào quý I và quý IV, đặc biệt là dịp Tết Sự mất cân bằng này dẫn đến việc sản xuất bị ngừng trệ, năng lực dư thừa, ảnh hưởng đến hiệu quả chung.
Nguyên nhân của những tồn tại
Những tồn tại trên là do những nguyên nhân cơ bản như sau:
Thứ nhất, Chính sách đa dạng hoá của công ty chưa được tính toán toàn diện, chỉ tập trung vào đa dạng hoá dòng sản phẩm Vang, không chú ý đến việc đa dạng hoá các sản phẩm có tính bổ sung để khắc phục tính mùa vụ hiện nay của Công ty
Thứ hai, Công ty Cổ phần Thăng Long chưa hình thành đội ngũ chuyên môn về hoạt động Marketing Do vậy, Công ty chậm nắm bắt được sự thay đổi của nhu cầu trên thị trường, thiếu thông tin cần thiết để có thể tiến hành đa dạng hoá đúng hướng, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Thứ ba, Chính sách đa dạng hoá sản phẩm của Công ty Cổ phần Thăng
Long thiếu tính đồng bộ, vì vậy thường xuyên thiếu nguyên liệu và vốn để thực hiện đa dạng hoá
Thứ tư, Chưa đầu tư thoả đáng cho đội ngũ chuyên bộ phận R&D Do đó số lượng sáng kiến về đa dạng hoá cũng như đổi mới công nghệ từ bộ phận này.
Thứ năm, Bộ phận quản lý của Công ty chưa nhạy cảm, năng động và chấp nhận mạo hiểm trong việc chuyển hướng kinh doanh thông qua đa dạng hoá hay tạo ra sản phẩm mới.
Phần Thứ ba giải pháp đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long
Định hướng đa dạng hoá sản phẩm của Công ty Cổ phần Thăng Long
Sau khi phân tích những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và thực trạng hoạt động đa dạng hoá tại Công ty Cổ phần Thăng Long, để đảm bảo sự tồn tại và phát triển sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần Thăng Long nên thực hiện hoạt động đa dạng hoá theo những hướng cơ bản sau:
Phát triển đa dạng hóa dòng sản phẩm hiện tại, đồng thời tạo ra các sản phẩm giải khát mới nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường Trong đó, ưu tiên phát triển những sản phẩm có nhu cầu cao.
- Những sản phẩm mới phải khắc phục được tính mùa vụ hiện có để có thể tối đa hoá công suất sản xuất của Công ty.
- Phát triển những sản phẩm có thể tận dụng được dây chuyền sản xuất và cơ sở vật chất hiện có của Công ty để tối thiểu hoá được chi phí đầu tư.
- ưu tiên phát triển những sản phẩm có thể sử dụng những nguồn nguyên liệu sẵn có của Công ty, hạn chế việc đầu tư phát triển các nguồn nguyên liệu mới.
Căn cứ lựa chọn sản phẩm nước ép trái cây
Đặc điểm kinh tế kỹ thuật, thực trạng và định hướng đa dạng hoá của Công ty Cổ phần Thăng Long
Dựa vào kết quả nghiên cứu các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, thực trạng hoạt động đa dạng hoá của Công ty Cổ phần Thăng Long và những định hướng được đề xuất trên, nước ép trái cây là sản phẩm thích hợp nhất bởi các lý do cơ bản sau:
- Nước ép trái cây có thể bù đắp tính mùa vụ của Vang Vang thường chỉ được tiêu thụ vào những thời điểm mùa đông, mùa thu hoặc dịp tết Trong khi đó, nước ép trái cây có thể tiêu thụ tốt vào mùa hè và mùa xuân
- Theo một số nghiên cứu thấy rằng nhu cầu tiêu dùng nước ép trái cây đang phát triển khá mạnh mẽ ở Việt nam Bình quân mỗi người chi tiêu khoảng 10-15% thu nhập của họ cho loại sản phẩm này, vào thời điểm mùa hè mức tiêu dùng này có thể tăng cao hơn
- Công nghệ sản xuất nước ép trái cây tương tự với công nghệ sản xuất Vang Như vậy, nếu sản xuất nước ép trái cây Công ty Cổ phần Thăng Long sẽ tận dụng được nhiều máy móc thiết bị hiện có, không phải đầu tư toàn bộ dây chuyền mới mà chỉ cần đầu tư bổ sung nhỏ, do đó có thể tiết kiệm được chi phí đầu tư Kết quả của việc đầu tư này sẽ đem lại lợi nhuận cao cho Công ty
Bên cạnh mặt công nghệ, nguyên liệu dùng để sản xuất rượu vang và nước ép trái cây có nhiều điểm tương đồng như nho, vải, dứa, ổi, Điều này tạo thuận lợi cho công ty trong việc phát triển vùng nguyên liệu và thu mua nguyên liệu.
- Chính phủ đã và đang ban hành nhiều chính sách ưu đãi để phát triển ngành nước giải khát nói chung và nước ép trái cây nói riêng Chính vì thế Công ty càng nên tận dụng cơ hội thuận lợi này.
Những căn cứ này sẽ được làm rõ hơn trong các giải pháp cơ bản thực hiện đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây được đề xuất đối với Công ty Cổ phần Thăng Long ở phần dưới đây.
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nước ép trái cây
2.2.1 Nhu cầu sản phẩm nước ép trái cây
Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nước ép trái cây ngày càng tăng ở thị trường Việt nam Theo một cuộc điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên do chính tác giả thực hiện đối với gần 300 người dân sống ở Hà Nội thấy răng tỷ lệ có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nước ép trái cây khá cao, khoảng 80% Nếu tỷ lệ này là mẫu lý tưởng thì tương ứng với khoảng 64 triệu dân cư cả nước Việt Nam đang sử dụng sản phẩm nước ép trái cây (Dân số Việt Nam hiện nay ước tính khoảng 80 triệu dân) Thêm vào đó, nếu sản xuất ra sản phẩm thích hợp sẽ tăng số lượng người sử dụng lên 50% trong số những người đang chưa sử dụng loại sản phẩm này Không những thế, tỷ lệ chi tiêu cho đồ uống nói chung và nước ép trái cây có xu hướng tăng lên đáng kể trong tổng chi tiêu.
Cụ thể như các bảng như sau:
Bảng 14 Tỷ trọng chi tiêu đồ uống và các khoản khác
(Nguồn: Kết quả điều tra thị trường, 2004)
Bảng 15 Tỷ trọng chi tiêu cho sản phẩm nước ép trái cây và các loại đồ uống khác
2 Nước hoa quả đã chế biến 12,0% 15,5% 16,7% 18,3%
(Nguồn: Kết quả điều tra thị trường, 2004)
Nhu cầu tiêu thụ nước ép trái cây tại thị trường Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung rất lớn và tiềm năng, đặc biệt là tại thị trường miền Nam quanh năm nắng nóng Mức chi bình quân cho nước ép trái cây chiếm khoảng 21% tổng chi cho đồ uống, trong khi tổng chi cho đồ uống lại chiếm 23% tổng chi tiêu Mức chi cho cả nước ép trái cây và đồ uống chung đều tăng trong những năm qua Năm 2001, nước ép trái cây chiếm 18,5% trong tổng chi cho đồ uống và đồ uống chiếm 18,4% trong tổng chi tiêu chung; đến năm 2004, con số này đã tăng lần lượt lên 24,9% và 26,7%.
Nguyên nhân cơ bản khiến cho cầu đối với sản phẩm nước ép trái cây tăng trong những năm qua là do: (1) Kinh tế của Việt Nam phát triển nhanh trong những năm qua, thu nhập dân cư tăng cao, mức sống được cải thiện đáng kể, do đó chi tiêu cho đồ uống cũng tăng nhanh; (2) Sản phẩm nước ép trái cây ngày càng đa dạng và phong phú về mẫu mã và tiện lợi cho việc tiêu dung, đặc biệt là những sản phẩm nhập ngoại, mà xu hướng tiêu dung hiện nay là đang đi vào những sản phẩm có tính tiện lợi.
2.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sản phẩm nước ép trái cây
Kết quả điều tra cũng cho thấy rằng: giá cả, sự tiện lợi trong sử dụng và hương vị tự nhiên là những yếu tố quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng trước khi quyết định mua sản phẩm; tiếp theo là những yếu tố như mức độ phân phối rộng rãi và sự hợp khẩu vị; cuối cùng là những yếu tố như tính độc đáo, mới lạ, đa dạng và bao gói của sản phẩm
Tuy nhiên, thứ tự quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng lại khác nhau giữa các nhóm người tiêu dùng có mức thu nhập khác nhau Cụ thể, đối với nhóm có thu nhập từ năm triệu đồng trở lên, thứ tự quan trọng của các yếu tố được thể hiện theo bảng dưới đây.
Bảng 16 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng
(nhóm thu nhập trên 5 triệu đồng)
Thứ tự Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua Điểm số
2 Tiện lợi trong sử dụng 6.3
4 Sản phẩm được bán rộng rãi 5.3
5 Vị ngọt/mặn/chua hợp khẩu vị 5.2
6 Sản phẩm độc đáo, mới lạ 4.4
8 Kích cỡ bao gói đa dạng 4.1
(Nguồn: Kết quả điều tra thị trường, 2004) Đối với nhóm tiêu dùng này, thứ tự của 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyêt định mua không có sự thay đổi, tuy nhiên vị trí của 3 yếu tố đầu thể hiện rằng: đặc điểm cơ bản của nhóm này là thu nhập tương đối cao nên giá không phải là yếu tố quan trọng hàng đầu, thay vào đó yếu tố hương vị tự nhiên và tính tiện trong sử dụng mới là những là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sản phẩm của họ.
Ngược lại, đối với nhóm có thu nhập dưới 2 triệu đồng, vị trí quan trọng của các nhóm trên không thay đổi nhưng vị trí của từng yếu tố trong từng nhóm có sự thay đổi khác so với nhóm có thu nhập trên 5 triệu đồng, đặc biệt là vị trí của 3 yếu tố trong nhóm quan trọng đầu tiên, cụ thể giá là yếu tố quan trọng hàng đầu của họ, sau đó mới đến các yếu tố là hương vị tự nhiên và tính tiện lợi trong sử dụng Nhóm này được xem là nhóm có thu nhập trung bình và thấp, nên giá luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu đối với họ, sau đó mới tính đến các yếu tố quan trọng khác Một số vị trí quan trọng của các yếu tố cũng có sự thay đổi trong các nhóm yếu tố khác Điều này có thể thấy rõ trong bảng sau:
Bảng 17 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng
(nhóm thu nhập dưới 2 triệu đồng)
Thứ tự Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua Điểm số
3 Tiện lợi trong sử dụng 6.1
4 Vị ngọt/mặn/chua hợp khẩu vị 5.4
5 Sản phẩm được bán rộng rãi 5.0
7 Sản phẩm độc đáo, mới lạ 4.1
8 Kích cỡ bao gói đa dạng 4.0
(Nguồn: Kết quả điều tra thị trường, 2004)
2.2.3 Tình hình cạnh tranh sản phẩm nước ép trái cây.
Mặc dù dung lượng thị trướng đối với sản phẩm nước ép trái cây là khá lớn nhưng khả năng sản xuất và cung ứng loại sản phẩm này trên thị trườngViệt Nam vẫn chưa đáp ứng thoả đáng nhu cầu của người tiêu dùng Cũng theo kết quả nghiên cứu này, tổng cung của loại sản phẩm này chỉ mới đáp ứng khoảng 40% tổng cầu của ngưòi tiêu dùng Trong đó, hầu hết là các sản phẩm là nhập khẩu từ nước ngoài, chiếm 65% thị phần, điển hình là các sản phẩm như: Casino (Pháp), Wesergold (Đức), Donsimon (Tây Ban Nha), JustJuice (Australia), Krings (Đức), Queens (Bungaria), Berri (Australia)… Đặc điểm chung của những loại sản phẩm này là chất lượng và giá thành sản phẩm cao, trung bình từ 25 - 50 nghìn đồng/lít Bên cạnh những sản phẩm nhập ngoại, một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đang tham gia sản xuất sản phẩm nước ép trái cây, chiếm khoảng 35% thị phần, cụ thể là các doanh nghiệp như:Tổng công ty rau quả, nông sản, Nhà máy đồ hộp rau quả Mỹ Luông Chợ Mới tỉnh An Giang của Antesco, Nhà máy đông lạnh rau quả Duy Hải tại ĐồngNai của Vegetexco - HCM, Xưởng chế biến trái cây ở Vĩnh Long, Cần Thơ,Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty Mr Drink - khu công nghiệp Phú Diễn, Từ Liêm, Hà nội Hầu hết các doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực này đều theo chiến lược sản xuất ra sản phẩm có chất lượng và giá cả phù hợp với mức thu nhập trung bình của người Việt Nam, từ 10-20 nghìn đồng/ lít Điều này càng khẳng định thêm rằng: thị trường sản phẩm nước ép trái cây ở Việt Nam là khá tiềm năng Nếu Công ty có những chính sách sản phẩm phù hợp thì sẽ thâm nhập và phát triển được ở thị trường này,nhất là đối với phần thị trường của những người có thu nhập trung bình và cao.
Nghiên cứu chính sách nhà nước liên quan đến nước ép trái cây
Chính sách khuyến khích phát triển rau, quả của Nhà nước bao gồm miễn giảm thuế và hỗ trợ tín dụng ưu đãi Đề án phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh giai đoạn 1999-2010 nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng đến mục tiêu xuất khẩu đạt 1 tỷ USD vào năm 2010 Doanh nghiệp sản xuất, chế biến rau quả được hưởng ưu đãi về công nghệ, xúc tiến thương mại và thuế.
Trong 10 năm trở lại đây, đặc biệt là từ năm 2000 đến nay, chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thúc đẩy ngành Nông nghiệp nói chung và rau quả nói riêng, gồm các chính sách thuế, tài chính, tín dụng.
- Về chính sách thuế: đối với thuế thu nhập doanh nghiệp được thực hiện theo thông tư số 18/2002/thị trường-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 30/1998/NĐ-CP và Nghị định số 26/2001/NĐ-CP của Chính phủ về luật thuế thu nhập doanh nghiệp Nội dung quy định được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp với các xí nghiệp được ưu đãi đầu tư thuộc ngành rau quả.
- Về chính sách tín dụng và tài chính khác được thực hiện theo các văn bản: Nghị định số 43/1999NĐ-CP ngày 26/6/1999; quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại thực hiện theo thông tư số 61 ngày 01/01/2001, thưởng kim ngạch xuất khẩu theo quyết định số 65 ngày 29/6/2001, quyết định số 63/QĐ-BTC ngày 21/5/2002, quyết định số 1116/2003/QĐ-BTM ngày 09/9/2003.
Bên cạnh đó, Bộ Thương mại có quyết định 0271/2003 về việc dành khoản hỗ trợ tín dụng xuất khẩu cho 18 mặt hàng chủ yếu có sức cạnh tranh nhằm tăng cường hỗ trợ đầu vào và giảm chi phí sản xuất Một trong những mặt hàng được hỗ trợ tín dụng có mặt hàng rau quả bao gồm cả đóng hộp, tươi, sơ chế và nước quả Đây cũng là một cơ hội để phát triển ngành rau quả Việt Nam nói chung, ngành sản xuất nước ép trái cây nói riêng.
Trong đề án công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2000-2020 do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khởi thảo, có
12 lĩnh vực được ưu tiên phát triển trong đó bao gồm cả lĩnh vực rau quả Đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến công suất 10.000 - 50.000 tấn/năm đối với các vùng sản xuất lớn; phát triển các nhà máy công suất 1000 -2000 tấn / năm với thiết bị chủ yếu do trong nước chế tạo, đa dạng hoá các sản phẩm chế biến như: nước ép trái cây, nước quả cô đặc, quả ngâm đường, sấy khô nhằm tăng tỷ lệ chế biến rau quả từ 10% hiện nay lên 20% vào năm 2020 Đó là những thuận lợi về mặt chính sách Nhà nước đối với ngành chế biến rau quả nói chung và ngành sản xuất nước ép trái cây nói riêng.
Các giải pháp cơ bản nhằm đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long
Giải pháp về sản phẩm
Chính sách sản phẩm là một trong những chính sách quan trọng đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào Xác định đúng sản phẩm mà thị trường yêu cầu là quyết định sống còn, có thể đưa doanh nghiệp phát triển nhưng cũng có thể dẫn doanh nghiệp đến con đường phá sản. Không những thế, cần kịp thời xác định được những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật sao cho luôn có thể thoả mãn được nhu cầu của khách hàng nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm Để có được chính sách sản phẩm thích hợp với sản phẩm nước ép trái cây, Công ty Cổ phần Thăng Long nên xác định rõ các vấn đề như sau:
Qua nghiên cứu thị trường sản phẩm nước ép trái cây cho thấy công ty nên phân đoạn thị trường dựa vào các chỉ tiêu cơ bản như: thu nhập của nhóm tiêu dùng và vùng địa lý dân cư sinh sống Nếu dựa vào thu nhập, có thể phân người tiêu dùng thành hai nhóm, nhóm có thu nhập cao (khoảng từ 5 triệu trở lên) và nhóm có thu nhập thấp (có thu nhập từ 2 triệu trở xuống) Đối với nhóm có thu nhập từ 2-5 triệu, vì không có quan niệm tiêu dùng rõ rệt nên tự họ sẽ quyết định họ thuộc nhóm nào trong hai nhóm đặc trưng trên Khách hàng mục tiêu của công ty là cả hai nhóm cơ bản trên Ngoài ra, nếu dựa vào địa lý sinh sống, chính sách sản phẩm đối với các vùng địa lý cũng khác nhau, nhu cầu tiêu dùng ở các vùng nông thôn cũng sẽ thấp hơn so với các vùng đô thị, thành phố Khách hàng mục tiêu của công ty tập trung vào khách hàng sinh sống tại các vùng đô thị, thành phố lớn
Nếu dựa vào sự phân đoạn thị trường tiêu dùng mục tiêu như vậy, Công ty nên sản xuất hai dòng sản phẩm khác nhau Trong đó, dòng sản phẩm thứ nhất (Dòng sản phẩm A) gồm các sản phẩm có chất lượng cao và giá thành cao; dòng sản phẩm thứ hai (dòng sản phẩm B) có chất lượng trung bình và giá thành trung bình Chất lượng và giá của nước ép trái cây phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản: (1) loại nguyên liệu dùng để chế biến ra nước ép đó; (2) nồng độ dịch quả, nghĩa là tỷ lệ dịch quả và các loại nguyên liệu khác trong nước, nếu nồng độ dịch quả càng cao và tỷ lệ các loại hoá chất khác thấp thì chất lượng loại nước đó càng cao; ngược lại, nếu nồng độ dịch quả càng thấp, tỷ lệ hoá chất nhiều sẽ làm chất lượng nước ép đó giảm Từ kết quả nghiên cứu thị trường cho thấy, đối với khách hàng có thu nhập cao, yếu tố hương vị tự nhiên có vị trí quan trọng hàng đầu, điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng nồng độ lượng dịch quả, giảm hoá chất và mức độ chế biến Những loại sản phẩm này bao gồm: nước ép cam, dâu tây, nước hoa quả ép tổng hợp Đối với dòng sản phẩm A chủ yếu là phục vụ cho khách hàng ở các vùng thành phố lớn.Ngược lại, đối với nhóm tiêu dùng có thu nhập dưới 2 triệu thì nên sản xuất các sản phẩm (Dòng sản phẩm B) có nồng độ dịch quả thấp, hay nồng độ pha chế từ các loại hoá chất khác cao và chế biến từ những nguyên liệu có giá rẻ như: dưa hấu, ổi, bí đao, mẳng cầu, xoài, Dòng sản phẩm B phục vụ cho những người tiêu dùng có thu nhập thấp ở thành phố lớn hoặc người tiêu dùng ở các tỉnh Danh mục các sản phẩm này được cụ thể như bảng sau:
Bảng 18 Các sản phẩm nước ép trái cây được sản xuất để đa dạng hoá
STT Tên sản phẩm Nguyên liệu Đối tượng khách hàng
(Nước cam ép chứa nhiều xơ, dâu tây ép, nước táo ép, nước mãng cầu ép, nước ép tổng hợp )
Cam, dâu tây, táo.mãng cầu và các loại nguyên liệu khác
Khách hàng có thu nhập từ
5 triệu trở lên và một số khách hàng có thu nhập từ 2-5 triệu.
(Nước dưa hấu, bí đao, ổi, xoài, chanh, táo, nước cam thường, chanh leo, cà rốt, cà chua, rau má )
Dưa hấu, bí đao, ổi, xoài, chanh, táo, chanh leo, cà rốt, cà chua, rau má
Khách hàng có thu nhập từ
2 triệu trở xuống và một số khách hàng có thu nhập từ 2-5 triệu.
(Nguồn: Kết quả điều tra thị trường, 2004) 3.1.2 Mẫu mã sản phẩm nước ép trái cây a, Về bao gói sản phẩm
Trên thị trường hiện tại xuất hiện các loại bao gói sản phẩm là chai thuỷ tinh, chai nhựa, bao bì giấy phức hợp Trong đó, bao gói bằng giấy phức hợp được xem là tiết kiệm và được khách hàng ưa chuộng nhất bởi tính tiện lợi của nó Công ty Cổ phần Thăng Long nên lựa chọn loại bao gói này làm loại bao gói chủ yếu cho sản phẩm nước ép trái cây của mình b, Về kích cỡ sản phẩm
Từ kết quả nghiên cứu thị trường về nước ép trái cây, yếu tố kích cỡ bao gói đa dạng chỉ được xếp ở vị trí gần cuối cùng trong số các yếu tố người tiêu dùng quan tâm khi quyết định mua sản phẩm nước ép trái cây Do vậy, Công ty không cần thiết phải tạo ra nhiều kích thước bao bì sản phẩm khác nhau mà chỉ nên tập trung vào các loại cơ bản như sau:
- Bao bì giấy phức hợp với kích thước 12,5 x 4,5 x 3 (tương đương với kích thước của hộp sữa bao bì giấy phức hợp loại nhỏ), dung tích khoảng 200 ml ưu điểm của loại kích thước này là gọn nhẹ, thuận tiện cho quá trình sử dụng trong quá trình đi lại, như đi giã ngoại, picnic hay đang đi trên đường…
Bao bì sản phẩm là bao bì giấy phức hợp với kích thước 23 x 11 x 5,5 cm, thuộc loại to có nắp và dung tích thường là 1 lít Kích thước này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trực tiếp tại nhà hoặc tại các điểm cố định, đáp ứng mục đích sử dụng của nhiều đối tượng khách hàng.
Ba loại bao gói sản phẩm trên sẽ có kiểu dáng sản phẩm khác nhau:
- Loại thứ nhất và loại thứ hai sử dụng giâý phức hợp với dung tích 200 ml và 1 lít, Công ty sẽ vẫn lựa chọn sản xuất kiểu dáng hình hộp chữ nhật truyền thống như các sản phẩm nước ép trái cây thông thường khác Tuy nhiên, Công ty sẽ chú trọng về mẫu mã sao cho tạo ra được sự khác biệt từ tính độc đáo và bắt mắt
3.1.3 Chất lượng sản phẩm nước ép trái cây a, Về hương vị:
Theo khách hàng đánh giá, hương vị tự nhiên của sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng mà người tiêu dùng rất quan tâm khi quyết định mua sản phẩm nước ép trái cây Các sản phẩm nước ép trên thị trường hiện tại chưa giữ được hương vị tự nhiên của sản phẩm Vì vậy, Công ty nên chú trọng sản xuất sản phẩm với hương vị tự nhiên, làm khách hàng cảm nhận khi tiêu dùng sản phẩm như tiêu dùng chính loại trái cây đó Ngoài ra, theo nghiên cứu thị trường, yếu tố: vị ngọt/mặn/chua hợp khẩu vị cũng được người tiêu dùng đánh giá tương đối quan trọng Do đó, khi sản xuất sản phẩm nước ép trái cây Công ty cũng nên nghiên cứu để điều chế hương vị sản phẩm sao cho phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng. b, Về màu sắc
Màu sắc sản phẩm là một yếu tố rất quan trọng, làm tăng độ hấp dẫn của sản phẩm Tuy nhiên đối với những sản phẩm đồ uống, thực phẩm thì ta không nên quá lạm dụng yếu tố này mà làm ảnh hưởng đến cảm quan của người tiêu dùng Sản phẩm nước ép trái cây do Công ty sản xuất với tiêu chí
Để đảm bảo vẻ tự nhiên, nước ép trái cây phải giữ được cả hương vị và màu sắc đặc trưng của từng loại quả, như nước cam vàng da cam, nước chanh trắng trong, nước dâu đỏ hồng Tuy nhiên, để tăng thêm hấp dẫn, có thể pha chế một chút để màu sắc vẫn tự nhiên nhưng bắt mắt hơn.
Xã hội ngày càng phát triển, con người càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề sức khoẻ Nước ép trái cây là sản phẩm bổ dưỡng do được chiết xuất từ trái cây thiên nhiên Trái cây rất bổ dưỡng, tốt cho sức khoẻ, đẹp da, chống lão hoá và chưa nhiều chất dinh dưỡng như Vitamin A, C, E Do vậy, bên cạnh các yếu tố về hương vị tự nhiên sản phẩm của Công ty phải thể hiện được tính bổ dưỡng Công ty có thể kết hợp dịch quả nguyên chất với các chất dinh dưỡng khác như: Canxi, chất khoáng để tăng tính bổ dưỡng của sản phẩm.
3.2 Giải pháp về công nghệ
Cơ sở lý luận Công nghệ và máy móc thiết bị là một yếu tố quyết định của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công nghệ không chỉ ảnh hưởng đến giá thành, chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm.Cuối cùng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Vì vậy xem xét, phân tích và lựa chọn công nghệ phù hợp là công việc quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt khi quyết định sản xuất sản phẩm mới Đối với những doanh nghiệp mới thành lập, lựa chọn công nghệ phù hợp là việc mua sắm đồng bộ dây chuyền công nghệ mới Với những doanh nghiệp đã đi vào hoạt động thì lựa chọn công nghệ phù hợp là việc đầu tư bổ sung máy móc thiết bị sao cho phù hợp và tận dụng tối đa dây truyền công nghệ hiện tại Như vậy, để đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây, Công ty cần tận dụng triệt để máy móc thiết bị hiện có, kết hợp đầu tư thiết bị, công nghệ mới.
Cơ sở thực tiễn Đa dạng hoá nước ép trái cây được thực hiện dựa trên cơ sở tận dụng năng lực dư thừa của dây chuyền sản xuất Vang Do vậy, Công ty Vang Thăng Long cần phải đánh giá lại dây chuyền sản xuất hiện tại làm căn cứ xác định công nghệ đầu tư bổ sung mới sao cho kết hợp hiệu quả với công nghệ hiện tại Quy trình công nghệ sản xuất nước ép trái cây tuy có một số điểm khác nhưng cũng có nhiều điểm tương đồng so với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Vang.
S ơ đồ 3 Quy trình công nghệ sản xuất Vang và nước ép trái cây
Lên men chính i u ch nh ch t Điều chỉnh chất ều chỉnh chất ỉnh chất ất l ượng dịch lên ng d ch lên ịch lên men
Sơ chế Nguyên liệu quả các loại
Dịch i u ch nh cân Điều chỉnh chất ều chỉnh chất ỉnh chất để cân i v cho t ng lo i đối vị cho từng loại ịch lên ừng loại ại s n ph m ản phẩm ẩm
Giải pháp lựa chọn và ổn định nguồn ngyên liệu
Nguyên liệu cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại đối với nhiều công ty Không ít doanh nghiệp do không xác định rõ nguồn nguyên liệu nên sau khi xây dựng doanh nghiệp hoặc đầu tư dây chuyền sản xuất đã gặp phải các tình trạng như không đủ nguyên liệu để sản xuất hoặc phải mua nguyên liệu từ những nơi khác với chi phí cao (Cụ thể như nhiều nhà máy sản xuất đường hiện nay của Việt Nam), làm cho quá trình sản xuất kinh doanh kém hiệu quả vì không đủ nguyên liệu, công suất máy móc thiết bị không được khai thác hiệu quả; hoặc sản phẩm có khả năng cạnh tranh thấp do chất lượng sản phẩm thấp và giá thành cao.
Nguyên liệu của Vang Thăng Long chủ yếu được mua thông qua các đại lý thu mua Do đó, Công ty luôn phải mua nguyên liệu với giá khá cao so với giá gốc Điều này ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm Ngoài ra, Công ty không chủ động trong việc đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu cho sản xuất Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Công ty cần chú trọng đến nguồn nguyên liệu Đặc biệt, sản xuất nước ép trái cây đòi hỏi phải sử dụng nhiều loại nguyên liệu nông nghiệp Những sản phẩm này phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên, không dự trữ được trong thời gian dài, do vậy xây dựng vùng nguyên liệu là một trong những giải pháp quan trọng đảm bảo tính chủ động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, nhất là khi thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây
3.3.3.Biện pháp thực hiện a, Giai đoạn 1: Lựa chọn vùng nguyên liệu
Theo định hướng về chủng loại sản phẩm trên đây, các nguyên liệu quả chính cho quá trình sản xuất nước ép trái cây là cam, chanh, chanh leo, táo, dâu tây, vải, ổi, nho, dứa, mãng cầu, cà chua Hiện tại, quá trình sản xuất Vang của Công ty đang sử dụng những loại nguyên liệu như dứa, táo mèo, nho, vải, mơ, mận, dâu Như vậy, trước mắt, Công ty có thể tận các kênh nguyên liệu dứa, nho, vải, dâu để sản xuất nước ép trái cây Lựa chọn được vùng nguyên liệu thích hợp là một vấn đề hết sức quan trọng với hoạt động đa dạng hoá của Công ty.
Bước 1: Các tiêu chí lựa chọn vùng nguyên
- Chất lượng nguyên liệu tốt
- Giá mua nguyên liệu thấp
- Chi phí thu mua thấp
- Tiết kiệm chi phí vận chuyển
Vùng nguyên liệu được lựa chọn cần thoả mẫn tốt nhất các tiêu chí lựa chọn nêu trên.
Bước 2: Các phương án lựa chọn vùng nguyên liệu
Bảng 23 Các vùng nguyên liệu chính
Loại quả Vùng nguyên liệu
1 Dứa Thanh Hoá, Ninh Bình
2 Vải Hải Dương, Nam Hà
3 Nho Phan Rang, Ninh Thuận
6 Táo Lạng Sơn, Trung Quốc
7 Dâu tây Đà Lạt, nhập khẩu
Bước 3: Đánh giá các phương án lựa chọn vùng nguyên liệu
Bảng 24 Đánh giá các phương án lựa chọn vùng nguyên liệu
Vùng nguyên liệu Đánh giá
Sản lượng cung cấp bình quân/năm
Giá mua Chi phí thu mua
1 Dứa Thanh Hoá Tốt ngang nhau
Ninh Bình Lớn hơn Thấp hơn Thấp hơn
2 Vải Hải Dương Tốt hơn Lớn hơn Cao hơn Thấp hơn Thấp hơn
Nam Hà Kém hơn Thấp hơn Thấp hơn Cao hơn Cao hơn
3 Nho Phan Rang Tốt ngang nhau
Lớn hơn Thâp hơn Thấp hơn Thấp hơn
Ninh Thuận Thấp hơn Cao hơn Cao hơn Cao hơn
4 Cam Vinh Tốt hơn Lớn hơn Cao hơn Thấp hơn Thấp hơn
Hà Giang Thấp hơn Thấp hơn Thấp hơn Cao hơn Cao hơn
6 Táo Lạng Sơn Tốt hơn Thấp hơn Thấp hơn Thấp hơn Thấp hơn
Trung Quốc Thấp hơn Lớn hơn Cao hơn Cao hơn Cao hơn
7 Dâu tây Đà Lạt Thấp hơn Thấp hơn Thấp hơn Thấp hơn Thấp hơn Nhập khẩu Cao hơn Lớn hơn Cao hơn Cao hơn Cao hơn
(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005) Bước 4: Lựa chọn vùng nguyên liệu
Thông qua việc đáng giá các phương án lựa chọn vùng nguyên liệu, phương án được lựa chọn cần thỏa mãn tốt nhất các tiêu chí lựa chọn đã đưa ra Phương án vùng nguyên liệu tối ưu nhất cho hoạt động đa dạng hoá của Công ty là:
Bảng 25 Phương án vùng nguyên liệu được lựa chọn
TT Loại quả Vùng nguyên liệu Sản lượng cung cấp bình quân năm (ĐV: Tấn) Giá mua bình quân
Giai đoạn 2: ổn định vùng nguyên liệu
Sau khi đã lựa chọn được vùng nguyên liệu thích hợp cho quá trình đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây, Công ty cũng cần chú ý đến việc bảo đảm ổn định vùng nguyên liệu Để ổn định vùng nguyên liệu, Công ty cần xây dựng mối liên kết chặt chẽ với vùng nguyên liệu hoặc có thể xây dựng vùng nguyên liệu riêng cho Công ty Đó là việc xây dựng mối liên kết ngành theo chiều dọc Liên kết ngành theo chiều dọc giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian của quá trình sản xuất và đặc biệt là tăng cường tính chủ động của doanh nghiệp Trên thực tế, công ty chưa xây dựng được vùng nguyên liệu riêng cho mình, mối liên kết của Công ty với các vùng nguyên liệu cũng chưa chặt chẽ Hình thức thu mua nguyên liệu chủ yếu của Công ty là qua các nhà buôn Hình thức này sẽ gây ra nhiều bất lợi cho Công ty như nguy cơ bị ép giá, tính chủ động trong sản xuất kinh doanh kém do bị phụ thuộc vào các nhà buôn Như vậy biện pháp quan trọng nhất về mặt nguyên vật liệu để Công ty có thể đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây là phải xây dựng được vùng nguyên liệu riêng cho Công ty Để xây dựng được vùng nguyên liệu riêng, trước hết Công ty cần thiết lập một bộ phận riêng chuyên đảm trách công tác phát triển vùng nguyên liệu Tiếp đó, Công ty cần đảm bảo đủ nguồn lực về tài chính, thiết bị cho công tác phát triển vùng nguyên liệu.
Và cuối cùng, biện pháp quan trọng nhất là Công ty cần xây dựng các chính sách ưu đãi hợp lý cho vùng nguyên liệu để đảm bảo ổn định vùng nguyên liệu Các vùng nguyên liệu của Công ty chủ yếu sẽ tập trung trong nước doViệt Nam có nguồn trái cây rất phong phú, đa dạng với khối lượng lớn.
Giải pháp về lao động
Lao động là một trong những yếu tố quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh bởi vì lao động sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất và các khía cạnh khác Do đó, sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận và cuối cùng là hiệu quả sản xuất kinh doanh
3.4.2 Cơ sở thực tiễn Đa dạng hoá sản phẩm có yêu cầu đổi mới công nghệ luôn đòi hỏi phải có giải pháp lao động để vận hành hiệu quả dây chuyền mới Mặc dù công nghệ sản xuất nước ép trái cây và sản xuất Vang có những sự tương đồng rất lớn, tuy nhiên cũng có nhiều công đoạn khác nhau thể hiện ở những máy móc thiết bị cần được đầu tư bổ sung Do vậy, để thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây, bổ sung tính mùa vụ cho sản phẩm Vang, Công ty
Cổ phần Thăng Long nên có kế hoạch về lao động hợp lý.
3.4.3 Phương thức tiến hành Để có được giải pháp lao động hiệu quả, Công ty Cổ phần Thăng Long nên thực hiện theo những bước cụ thể như sau:
Bước 1 : Xác định yêu cầu về lao động cả về mặt chất lượng lẫn số lượng ước tính yêu cầu này đối với dây chuyền sản xuất mới là khoảng 200 lao động trực tiếp và khoảng 15 lao động quản lý Những người quản lý yêu cầu phải có trình độ đại học trở lên và những người lao động phải có bằng trung học phổ thông trở lên
Bước 2 : Đánh giá khả năng về lực lượng lao động hiện có của Công ty.
Hiện tại Công ty có một lực lượng lao động trực tiếp và quản lý khá lớn, số lượng lao động trực tiếp chính thức của công ty khoảng 210 người, còn số lao động trực tiếp tuyển dụng theo mùa vụ khoảng gần 100 người và số lao động quản lý tại các phân xưởng khoảng 20 người
Bước 3 : Tuyển chọn lao động cho dây chuyền mới Có hai nguồn lựa chọn lao động cơ bản: nguồn bên trong và bên ngoài Công ty Tuy nhiên, so sánh giữa hai công nghệ sản xuất Vang và nước ép trái cây có rât nhiều điểm tương đồng, do vậy công nhân sản xuất Vang có thể nhanh chóng tiếp cận với công nghệ sản xuất nước ép trái cây qua một số lớp đào tạo ngắn hạn Ngoài ra, số lượng và chất lượng lao động hiện có của Công ty Cổ phần Thăng Long đều đáp ứng những yêu cầu dây chuyền mới về sản xuất nước ép trái cây Do vậy, trước mắt Công ty không cần tuyển dụng thêm lực lượng lao động từ bên ngoài mà có thể chọn ngay lao động hiện có của Công ty
Bước 4: Đào tạo lao động để vận hành dây chuyền sản xuất nước ép trái cây Theo nghiên cứu của các chuyên gia về sản xuất Vang và nước ép trái cây, để công nhân có kinh nghiệm vận hành dây chuyền sản xuất Vang sang sản xuất nước ép trái cây cần phải đào tạo thêm như sau: (1) đối với lực lượng lao động quản lý cần tổ chức năm khoá đào tạo, mỗi khoá kéo dài năm ngày; (2) đối với lực lượng lao động trực tiếp cần đào tạo thêm 3 khoá, mỗi khoá cũng kéo dài 5 ngày Giảng viên đào tạo có thể mời các giáo sư tại các trường lớn như Đại học Bách khoa Hà nội và Đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội
Bước 5 : Tính toán chi phí đào tạo Cụ thể như bảng sau:
Bảng 26 Chi phí đào tạo lao động cho dây chuyền sản xuất nước ép trái cây
STT Đối tượng đào tạo
Số lượng khoá học Độ dài mỗi khoá (ngày) Đơn giá (triệu/ngày)
Một số giải pháp Marketing
Giá là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh Dưới gốc độ Marketing có chín phương án chiến lược xác định giá dựa trên mối tương quan cơ bản giữa giá và chất lượng sản phẩm.
Từ kết quả nghiên cứu thị trường về nước ép trái cây cho thấy giá là một trong những yếu tố quan trọng hàng đấu đối với người tiêu dùng trước khi quyết định mua, cả nhóm thu nhập thấp và nhóm thu nhập cao Do vậy, Công ty Cổ phần Thăng Long nên cẩn thận khi xác định giá sản phẩm nước ép trái cây Phương pháp xác định giá được đề xuất là nên dựa vào giá thành sản xuất ra từng loại sản phẩm và tình hình giá trên thị trường của các đối thủ cạnh tranh Tuy nhiên, về cơ bản giá của sản phẩm của Công ty nên theo chiến lược giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh để tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm của Công ty, vì đây là lần đầu tiên Công ty thâm nhập vào thị trường này, nói cách khác sản phẩm của công ty đang ở giai đoạn giới thiệu của chu kỳ sống sản phẩm Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý hệ thống giá, Công ty nên xác định giá bằng nhau cho các sản phẩm trong cùng nhóm. Nghĩa là tính giá trung bình cho từng nhóm và lấy giá đó làm chuẩn cho tất cả các sản phẩm trong cùng một nhóm
Để xác định giá cụ thể của từng nhóm loại sản phẩm, trước hết phải tính chi phí sản xuất hay giá thành trung bình Bởi vì giá thành trung bình sẽ bao gồm các khoản chi phí như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp Giá thành trung bình được tính toán dựa trên tổng số chi phí liên quan đến sản xuất chia cho tổng số sản phẩm được sản xuất Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định được giá thành cụ thể của từng loại sản phẩm.
Cụ thể tính toán cho từng nhóm như sau:
Nhóm thứ nhất (nhóm A), nhóm sản phẩm có chất lượng và giá cao, bao gồm các sản phẩm như: Cam, dâu tây và hoa quả tổng hợp Đối với loại có dung tích là 1 lít, giá thành sản xuất của nó bao gồm các yếu tố cấu thành như sau:
Bảng 27 Giá thành trung bình các sản phẩm nhóm A (loại 1 lít)
STT Loại chi phí Giá thành
Thông qua nghiên cứu thị trường và một số công ty sản xuất nước ép trái cây cả trong và ngoài nước thấy rằng: tỷ suất lợi nhuận trên giá thành là
30-40% Do đó chính sách giá của công ty nên là dựa vào tính toán giá thành và cộng thêm phần loại nhuận khoảng 30% so với giá thành, như vậy giá bán bình quân đối với các sản phẩm trong nhóm 1 là 19,5 nghìn đồng/ lít (một sản phẩm)
Với sản phẩm cũng trong nhóm 1, nhưng với dung tích 200 ml sẽ có bảng tính chi phí sản xuất như sau:
Bảng 28 Giá thành trung bình các sản phẩm nhóm A (loại 200 ml)
STT Loại chi phí Giá thành
Cách định giá sản phẩm này cũng căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận trên giá thành như với sản phẩm trên (30%), nghĩa là giá bán sẽ khoảng 6,5 nghìn/ 200ml (một sản phẩm).
Nếu dựa vào hai yếu tố cơ bản là chất lượng và giá sản phẩm, thị trường nhóm sản phẩm A có thể được biểu diễn như hình vẽ dưới đây:
Hình 1 Phương án chiến lược giá của sản phẩm nhóm A
Giá Chất lượng hàng hoá
Cao Chiến lược giá trung bình
Nói cách khác, chiến lược giá về sản phẩm nước ép trái cây thuộc nhóm
A của Công ty Cổ phần Thăng Long sẽ là giá trung bình nhưng chất lượng cao, nhóm sản phẩm này nhằm cạnh tranh với những sản phẩm nhập ngoại chất lượng cao và giá cao
Nhóm thứ hai (nhóm B), cách tính toán cho các sản phẩm nhóm B đối với hai loại sản phẩm có dung tích khác nhau cũng tương tự như các sản phẩm nhóm A, cụ thể: đối với loại sản phẩm một lít, các chi phí được tính toán như sau:
Bảng 29 Giá thành trung bình các sản phẩm nhóm B (loại 1 lít)
STT Loại chi phí Giá thành
Với các sản phẩm nhóm B chỉ có chi phí cho nguyên vật liệu là thay đổi đáng kể vì có sự thay đổi về dung tích dịch quả trong từng đơn vị sản phẩm, cụ thể là giảm nồng độ dịch quả, do vậy chi phí nguyên liệu sẽ giảm đi trong loại sản phẩm này Ngoài ra, các loại chi phí khác hầu như không có sự thay đổi nhiều Do đó, giá thành cụ thể đối với loại sản phẩm này là 10 nghìn đồng, và giá bán sẽ là 12 nghìn đồng / lít (một sản phẩm), dựa vào chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên giá thành là 20% đối với nhóm B.
Với sản phẩm cũng trong nhóm B, nhưng với dung tích 200 ml sẽ có bảng tính chi phí sản xuất như sau:
Bảng 30 Giá thành trung bình các sản phẩm nhóm B (loại 200 ml)
STT Loại chi phí Giá thành
Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành của sản phẩm này cũng được áp dụng tương tự như sản phẩm trên (20%) Do đó, giá bán ước tính khoảng 4,8 nghìn/200ml (một sản phẩm).
Hình 2 Phương án chiến lược giá của sản phẩm nhóm B
Giá Chất lượng hàng hoá
Trung bình Chiến lược giá thấp
Phương án chiến lược giá của nhóm B là giá thấp và chất lượng cũng thấp Nhóm B được sản xuất để cạnh tranh với các sản phẩm tại các doanh nghiệp trong nước, những sản phẩm giá thấp và chất lượng cũng thấp.
3.5.2 Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm
Thị trường tiêu thụ và kênh phân phối sản phẩm là những yếu tố rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Sản phẩm của doanh nghiệp dù có tốt đến mấy nhưng không lựa chọn được kênh phân phối và thị trường tiêu thụ phù hợp thì cũng không thể tiêu thụ được với hiệu quả cao Thị trường tiêu thụ và kênh phân phối không phải được xác định theo doanh nghiệp mà là xác định theo từng sản phẩm của doanh nghiệp đó Chính vì vậy, khi doanh nghiệp sản xuất sản phẩm mới thì việc xác định, xây dựng và hoàn thiện hệ thống kênh phân phối và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm là rất cần thiết.
Thị trường tiêu thụ chính của công ty bao gồm các tỉnh phía Bắc đến Quảng Ngãi, thông qua các đại lý, cửa hàng và siêu thị Trong khi đó, thị trường nước ép trái cây chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn do nhu cầu tiêu dùng cao Dải thị trường nước ép trái cây còn mở rộng ra các quốc gia như Nhật Bản, châu Á - Thái Bình Dương, Tây Bắc Âu, Mỹ La-tinh, Trung Quốc Công ty có thể tận dụng thị trường rượu vang hiện tại để tiêu thụ thêm nước ép trái cây và mở rộng xuất khẩu, tuy nhiên, thị trường này cũng cạnh tranh khá gay gắt Để thành công, công ty cần khắc phục những tồn tại của các đối thủ trong ngành.
Giải pháp về vốn
Cơ sở lý luận Đầu tư đổi mới luôn yêu cầu phải có vốn Nói cách khác, thiếu vốn sẽ không thể thực hiện được các hoạt động đầu tư, thậm chí là toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh Vốn có thể huy động từ nhiều nguồn, nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài Nguồn vốn bên trong có thể lấy từ lợi nhuận trích lại cho đầu tư hoặc phát hành thêm cổ phiếu (Đối với công ty cổ phần) Nguồn vốn bên ngoài có thể vay từ các quỹ tín dụng đầu tư, từ ngân hàng hoặc từ các tổ chức khác
Trên cơ sở nghiên cứu nguồn vốn hiện có của Công ty Cổ phần Thăng Long cho thấy Công ty không đủ vốn để đầu tư cho dây chuyền mới Vì vậy, Công ty phải tính toán phương án huy động thêm vốn Phương án huy động thêm vốn quen thuộc của Công ty là phát hành thêm cổ phiếu và vay từ ngân hàng Tuy nhiên, trong trường hợp này lượng vốn đầu tư bổ sung không lớn nên Công ty chỉ nên phát hành thêm cổ phiếu là đủ
Bước 1 : Tính toán cụ thể nhu cầu vốn cho đầu tư bổ sung dây chuyền sản xuất nước ép trái cây
Bảng 32 Nhu cầu vốn đầu tư bổ sung sản xuất nước ép trái cây
STT Loại vốn Lượng vốn (triệu Đ)
(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005) Bước 2 : Xác định số cổ phiếu cần phát hành Mệnh giá quy định của
Công ty Cổ phần Thăng Long là 50 nghìn đồng/ cổ phiếu Vậy công ty cần phát hành thêm 42.800 cổ phiếu.
Bước 3 : Xác định phương thức bán cổ phiếu ưu tiên bán cổ phiếu cho những người lao động của Công ty (khoảng 40% tổng số phiếu), sau đó phần còn lại bán tự do trên thị trường chứng khoán (khoảng 60% tổng số phiếu).
Đánh giá hiệu quả chiến lược đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây
Vấn đề cơ bản không thể thiếu đối với bất kỳ chiến lược, phương án hay giải pháp nào cũng phải đánh giá tính hiệu quả Để quyết định xem liệu có nên thực hiện chiến lược đa dạng hoá nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long hay không cần phải đánh giá tính hiệu quả của chiến lược này cả vê mặt định lượng lẫn định tính Tính hiệu quả của chiến lược đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây được tính toán cụ thể như sau:
- Công suất dự kiến : Công suất dự kiến phải thoả mãn ba ràng buộc: (1) Không vượt quá công suất tối đa cho phép; (2) Không vượt quá nhu cầu thị trường và (3) Không thấp hơn điểm hoà vốn
Công suất sản xuất thiết kế của dây chuyền hiện tại là 15 triệu lít / năm, nhưng hiện nay chỉ mới khai thác được 1/3 công suất, tức là công suất thực tế hiện nay chỉ ở mức là 5 triệu lít / năm; công suất dư thừa hiện tại là 10 triệu lít/ năm, là công suất tối đa cho sản xuất nước ép trái cây.
Nhu cầu thị trường về sản phẩm nước ép trái cây rất lớn, với riêng thị trường nội địa Công ty dự kiến chiếm thị phần 10%, tương ứng với 6 triệu khách hàng, mỗi khách trung bình dự kiến tiêu dùng 1 lít / tháng, vậy nhu cầu thị trường đối với Công ty là 7,2 triệu lít / năm (6 triệu người x 12 tháng x1 lít x 10% thị phần = 7,2 triệu lít).
Sản lượng hoà vốn của công ty là:
FC là chi phí cố đinh hàng năm
V chi phí biến đổi trung bình cho một lít sản phẩm
P giá trung bình cho một lít sản phẩm
Chi phí cố định hàng năm bằng tổng chi phí đầu tư bổ sung khấu hao đều trong 5 năm
Chi phí biến đổi trung bình
Suy ra: Q HV = 104/ (1-8,5/15) = 240.184 lít / năm
Như vậy, công suất hiệu quá đối với sản phẩm nước ép trái cây là khoảng 7,2 triệu lít Trong đó, công suất dòng sản phẩm loại A là 2,5 triệu lít; công suất loại B là 4,7 triệu lít
- Doanh thu hàng năm đối với sản phẩm nước ép trái cây tại Công ty
Cổ phần Thăng Long là:
Doanh thu = Sản lượng x giá bán
TRA= 2,5 triệu lít x 19,5 nghìn đồng = 48,75 tỷ đồng
Doanh thu = Sản lượng x giá bán
TRB= 4,7 triệu lít x 12 nghìn đồng = 56,4 tỷ đồng
Tổng doanh thu TRt= TRA + TRB = 48,75 + 56,4 = 105,15 tỷ đồng (1)
- Tổng chi phí hàng năm đối vơi sản phẩm nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long:
Tổng chi phí biến đổi:
Tổng chi phí biến đổi = Sản lượng x chi phí biến đổi trung bình cho sản phẩm A
VCA= 2,5 triệu lít x 11 nghìn đồng = 27,5 tỷ đồng
Tổng chi phí biến đổi = Sản lượng x chi phí biến đổi trung bình cho sản phẩm A
VCB= 4,7 triệu lít x 6 nghìn đồng = 28,2 tỷ đồng
Tổng chi phí biến đổi trung bình trong một năm:
Tổng chi phí cố định
Tổng chi phí đầu tư bổ sung là 520 triệu đồng, dự kiến khấu hao trong 5 năm, do vậy mỗi năm sẽ khấu hao là 104 triệu / năm (3)
Các loại chi phí khác
Chi phí quảng cáo: 520 triệu / năm
Chi phí đào tạo: 50 triệu /năm
Chi phí khác: 50 triệu /năm
Tổng chi phí khác: 620 triệu/ năm (4)
Như vậy, Tổng chi phí hàng năm là:
TC (hàng năm) = (2) + (3) + (4) = 55700 triệu đồng + 104 triệu + 620 triệu
- Lợi nhuận hàng năm sẽ là:
* LN thô (hàng năm) = Tổng doanh thu – tổng chi phí
* Thuế thu nhập doanh nghiệp = 30% x 48,726 tỷ đồng = 14,617 tỷ đồng (7)
* Lợi nhuận ròng = (6) - (7) = 34,109 tỷ đồng / năm
* Tỷ suất lợi nhuận = lợi nhuận ròng/ doanh thu
Bảng 33 Lợi nhuận của chiến lược đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long
Khoản mục Đơn vị Giá trị
2 Chi phí chi phí cố đinh Triệu đồng 104
3 Chi phí biến đổi Triệu đồng 55700
-Chi phí quảng cáo Triệu đồng
5 Lợi nhuận thô Triệu đồng 48,726
7 Lợi nhuận ròng Triệu đồng 34,109
- Tạo thêm công việc cho người lao động của Công ty Cổ phần Thăng Long
- Tạo thêm công việc cho người lao động tại các vùng nguyên liệu mà công ty mua.
- Góp phần tăng ngân sách nhà nước hàng năm với con số không nhỏ.
Một số kiến nghị với nhà nước .72 Kết luận
- Có chính sách thông thoáng hơn đối với ngành nước giải khát nói chung và nước ép trái cây nói riêng.
- Có nhiều biện pháp tích cực hơn đối với những sản phẩm nước ép trái cây nhập lậu vào Việt Nam.
1 PGS TS Lê Văn Tâm “Giáo trình Quản trị doanh nghiệp”, 2003, NXB Thống Kê.
2 GS TS Nguyễn Đình Phan “Giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp”, 1999, NXB Giáo dục.
3 PGS TS Lê Văn Tâm “Giáo trình Kinh tế tổ chức sản xuất”, 2000, NXB Giáo dục.
4 Công ty Cổ phần Thăng Long “Chiến lược sản phẩm đến năm 2010”, 2004.
5 Công ty Cổ phần Thăng Long “Báo cáo kết quả dự án”,2004
Phần thứ nhất: Tổng quan về Công ty Cổ phần Thăng Long 1
1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Thăng Long 1
2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Thăng Long 3
3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 3
4 Kết quả sản xuất kinh doanh 7
Phần thứ hai: Thực trạng đa dạng hoá sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thăng Long 11
1 Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty ảnh hưởng đến hoạt động đa dạng hoá sản phẩm 11
1.1 Đặc điểm về nguyên vật liệu 11
1.1.2 Các loại nguyên liệu khác 12
1.2.Đặc điểm máy móc thiết bị và công nghệ 13
1.3.Đặc điểm về lao động 16
1.4 Đặc điểm về cơ cấu sản xuất 17
2 Những nhân tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động đa dạng hoá sản phẩm của Công ty Cổ phần Thăng Long 20
2.1.Nhu cầu thị trường tiêu dùng Vang 20
2.1.1 Nhu cầu thị trường nước ngoài 20
2.1.2 Nhu cầu thị trường trong nước 21
2.2.1 Tình hình cạnh tranh trên thị trường quốc tế 22
2.2.2 Tình hình cạnh tranh trên thị trường nội địa 23
3 Thực trạng đa dạng hoá sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thăng Long 25
4 Đánh giá thực trạng đa dạng hoá sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thăng Long 31
4.3 Nguyên nhân của những tồn tại 34
Phần Thứ ba : giải pháp đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long 36
1 Định hướng đa dạng hoá sản phẩm của Công ty Cổ phần Thăng Long 36
2 Căn cứ lựa chọn sản phẩm nước ép trái cây 36
2.1 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật, thực trạng và định hướng đa dạng hoá của Công ty Cổ phần Thăng Long 36
2.2 Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nước ép trái cây 37
2.2.1 Nhu cầu sản phẩm nước ép trái cây 37
2.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sản phẩm nước ép trái cây 39
2.2.3 Tình hình cạnh tranh sản phẩm nước ép trái cây 41
2.3 Nghiên cứu chính sách nhà nước liên quan đến nước ép trái cây 41
3 Các giải pháp cơ bản nhằm đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long 43
3.1.Giải pháp về sản phẩm 43
3.1.2 Mẫu mã sản phẩm nước ép trái cây 45
3.1.3 Chất lượng sản phẩm nước ép trái cây 46
3.2 Giải pháp về công nghệ 47
3.3.Giải pháp lựa chọn và ổn định nguồn ngyên liệu 53
3.4 Giải pháp về lao động 56
3.5 Một số giải pháp Marketing 58
3.5.2 Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm 63
3.7 Đánh giá hiệu quả chiến lược đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây 68
4 Một số kiến nghị với nhà nước 72 Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Bảng 3 Cơ cấu thiết bị bố trí ở các công đoạn sản xuất
TT Danh mục thiết bị ở các công đoạn sản xuất ĐVT Số lượng
I Khâu sơ chế nguyên liệu
1 Máy thái quả C 2 1993 Trung Quốc 1993 11 5,9
5 Bể bã Inox C 1 1998 Việt nam 1998 32 16
6 Bể bã Inox C 1 1995 Việt nam 1995 53,8 27,1
7 Đường ống Inox Hệ thống
8 Bộ rửa tay Inox Bộ 1 2001 Việt nam 2001 11,5 7,5
9 Bàn trược Inox C 1 2001 Việt nam 2001 9,4 5,4
10 Máy bơm Inox C 3 Liên Xô
II Khâu bảo quản dịch quả cho sản xuất
1 Tank Inox 5m 3 kiểu nằm C 1 1994 Việt nam 1994 18 10
2 Tank Inox 10m 3 kiểu nằm C 4 1994 Việt nam 1994 69,2 39
3 Tank sắt nằm 25m 3 C 53 1996 Việt nam 1996 Đã hết khấu hao
4 Tank sơn Epoxi dung tích 9m 3 C 2 Mỹ Đã hết khấu hao
5 Tank sắt 10m 3 C 12 Việt nam Đã hết khấu hao
7 Tank Inox 33,3m3 có khuáy C 4 1990 Mỹ 1990 28 19,53
Khâu giữ giống và nhân giống nắm men, phân tích và đảm bảo chất lượng sản phẩm
3 Nồi hấp 50lít C 1 Liên xô
7 Bộ chưng cất thuỷ tinh C 1 Anh
(Nguồn: Báo cáo kết quả dự án- Viện nghiên cứu rươu bia nước giải khát, năm 2004)
Bảng 6: Các chỉ tiêu sử dụng vốn
Các chỉ tiêu Đơn vị tính
Chênh lệch Tỷ lệ % Chênh lệch Tỷ lệ %
1 Doanh thu thuần triệu đồng
3 Tổng vốn bình quân a.Vốn cố định b.Vốn lưu động nghìn đồng
4 Sức sản xuất của vốn
5 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cố định (2) : (3a)
6 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động (3b) : (1) hệ số 0.4 0.41 0.39 0.01 2.50 - 0.02 - 4.80
7 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn lưu động (2) : (3b)
8 Số lần chu chuyển vốn lưu động / năm (1) : (3b) lần 2.50 2.46 2.58 - 0.04 -1.6 0.12 4.88
9 Số ngày chu chuyển vốn lưu động / năm = 360 :
10 Số lần chu chuyển tiền vốn (1) : (3) lần 1.48 1.32 1.40 -0.16 - 10.81 0.08 6.06
(Nguồn: Phòng Kế toán - Công ty Cổ phần Thăng Long)
Bảng : Tình hình thực hiện doanh thu theo mặt hàng kinh doanh
So sánh 2002/2001 So sánh 2003/2002 Chênh lệch
(Nguồn: Phòng Kế toán - Công ty cổ phần Thăng Long)
Bảng : Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo hình thức tiêu thụ
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 So sánh 2003/2002
(Nguồn: Phòng Kế toán - Công ty cổ phần Thăng Long)
Bảng : kết quả tiêu thụ sản phẩm theo thời gian
So sánh 2002/2001 So sánh 2003/2002 Chênh lệch
(Nguồn: Phòng Thị trường - Công ty cổ phần Thăng Long)
Bảng 1: Các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu
STT Các chỉ tiêu Đơn vị tính 2002 2003 2004 So sánh 20032002 So sánh 2004/2003
Chênh lệch Tỷ lệ % Chênh lệch Tỷ lệ %
1 Tổng doanh thu triệu đồng 59235 65000 66.290 5765 9.73 1290 1.98
2 Tổng chi phí triệu đồng 54485 60200 61.159 5715 10.49 959 1.59
4 Nộp ngân sách NN triệu đồng 10178 10657 11594 479 4.71 937 8.7
5 Tổng vốn KD: a Vốn cố định b Vốn lưu động
6 Hiệu quả sử dụng đồng 1.09 1.08 1.084 -0.01 -0.92 0.004 0.37
7 Tổng quỹ lương triệu đồng 2924 3.242 3517 318 10.88 275 8.48
8 Tổng số lao động người 295 310 315 15 5.08 5 1.61
9 Thu nhập bình quân 1000/người/ tháng
10 Tổng số lao động triệu đồng 200.8 209.68 210.44 8.88 4.42 0.76 0.36
11 Năng suất lao động bình quân/người
13 Tỷ suất LN trên tổng doanh thu % 8.02 7.38 7.74 -0.64
14 Số vòng quay VLĐ vòng 2.46 2.58 2.53 0.12 4.88 -0.05 -1.94
15 Mối quan hệ giữa tốc độ tăng W và V chỉ số 0.14 0.13 0.12 -0.01 -7.14 -0.01 -7.69
Nguồn: Phòng Kế toán - Công ty cổ phần Thăng Long, 2004
Sơ đồ 1 Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Thăng long
Phó giám đốc sản xuất
Phòng Công nghệ và Quản lý SX
Tổ xử lý nớc thải